Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá sinh trưởng và khả năng nhân giống bằng hom của các dòng vô tính bạch đàn e urophylla và bạch đàn lai e urophylla x e pellita tại ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 72 trang )

B GIO DC V O TO
Bộ giáo dục đào tạo

B NễNG NGHIP V PTNT

Bộ nông nghiệp và PTnt

TRNG AI HOC LM NGHIấP
-------------------Tr-ờng đại học lâm nghiệp

HONG TH NH HOA
Ngô Thế Long

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CỦA CÁC DỊNG VƠ TÍNH BẠCH ĐÀN E. UROPHYLLA
VÀ BẠCH N LAI E. UROPHYLLA x E. PELLITA
xây dựng các mô hình
trúc,
sinh tr-ởng
TIcấu
BA Vè
- H NI
và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các ph-ơng
pháp xác định trữ l-ợng, sản l-ợng cho lâm phần keo
tai t-ợng (Acacia

mangium) tại khu vực

hàm yênLUN
- tuyên
VNquang


THC S KHOA HC LM NGHIP

H NI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

HOÀNG THỊ NHƯ HOA

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CỦA CÁC DỊNG VƠ TÍNH BẠCH ĐÀN E. UROPHYLLA
VÀ BẠCH ĐÀN LAI E. UROPHYLLA x E. PELLITA
TẠI BA VÌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HÀ HUY THỊNH

HÀ NỘI - 2010



Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ HUY THỊNH

Phản biện 1:…………………………………………
Phản biện 2:…………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
Khoa học lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Vào hồi: ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2010

Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

HOÀNG THỊ NHƯ HOA

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CỦA CÁC DỊNG VƠ TÍNH BẠCH ĐÀN E.

UROPHYLLA VÀ BẠCH ĐÀN LAI E. UROPHYLLA x E. PELLITA
TẠI BA VÌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

HOÀNG THỊ NHƯ HOA

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CỦA CÁC DỊNG VƠ TÍNH BẠCH ĐÀN E. UROPHYLLA
VÀ BẠCH ĐÀN LAI E. UROPHYLLA x E. PELLITA
TẠI BA VÌ - HÀ NỘI

SỐ LIỆU GỐC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2010



1

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, độ che phủ của rừng trong vịng 45 năm qua đã giảm đi
một cách nhanh chóng, từ 43% (năm 1945) xuống chỉ còn 27,2% (năm 1990).
Tuy nhiên, nhờ sự đầu tư của chương trình 327 giai đoạn 1992 - 1998 và hiện
nay là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2010, đến năm 2004,
diện tích rừng đã tăng lên 12,3 triệu ha với độ che phủ 36,7% (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 2005).
Song song với diện tích rừng trồng ngày một tăng, nhu cầu về giống có
chất lượng được cải thiện ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó, công tác chọn
giống và tạo giống là một khâu không thể thiếu trong sản xuất lâm nghiệp. Vì
vậy, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng ở Việt Nam đã nêu rõ: Tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển
chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu
quả cao... để phổ biến nhanh ra trong trồng rừng đại trà.
Ở nước ta những năm trước đây, bạch đàn được đưa vào trồng rừng
một cách ồ ạt, chưa chú ý đúng mức tới điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật
học của lồi cây... Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của rừng
trồng, đồng thời vơ tình làm cho đất đai trở nên nghèo nàn, khơ cằn sau một
số ln kỳ. Chính vì vậy, đã có những nghi ngại trong việc gây trồng và phát
triển loài cây này ở một số địa phương trong một khoảng thời gian dài. Những
năm gần đây, bạch đàn đã và đang được gây trồng trở lại với một số giống
được nhập nội mang lại hiệu quả cao. Ở trong nước, một số dòng bạch đàn lai
được nghiên cứu và lai tạo để thích hợp với từng vùng sinh thái riêng biệt như
dòng Bạch đàn lai UE35 cho vùng Trung tâm, Bắc Trung Bộ và Nam Trung
Bộ; dòng EU89 cho vùng Tây Bắc; dòng GU94 cho vùng Tây Nam Bộ. Thực
tế cho thấy việc chọn loài, xuất xứ, chọn lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâm



2

sinh đều có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng (FAO, 1979). Mặt khác,
muốn trồng bạch đàn có hiệu quả cao phải tiến hành công tác chọn giống và
lai giống để có giống năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa ở từng
vùng sinh thái. Tuy nhiên để làm được điều đó địi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ
các đặc điểm của cây lai về khả năng sinh trưởng cũng như khả năng nhân
giống của nó. Lai giống bạch đàn cũng đã được thực hiện trong nhiều năm
gần đây và đem lại kết quả cao cho trồng rừng với mục tiêu kinh tế. Với mục
tiêu đáp ứng các yêu cầu như trên, hiện nay Trung tâm nghiên cứu Giống cây
rừng đã tiến hành lai tạo giữa các loài Bạch đàn pellita với loài Bạch đàn
urophylla và lai trong lồi Bạch đàn urophylla. Các dịng bạch đàn lai được
chọn lọc từ các tổ hợp lai này đang được tiến hành trồng khảo nghiệm tại Ba
Vì - Hà Nội nhằm chọn ra những dịng thích nghi nhất với các điều kiện sinh
thái và mang lại năng suất cao.
Việc đánh giá và xác định được những dòng bạch đàn lai có sinh
trưởng tốt và khả năng nhân giống cao ở giai đoạn đầu của khảo nghiệm để
đưa vào sản xuất là việc làm cần thiết. Vì lí do đó đề tài “Đánh giá sinh
trưởng và khả năng nhân giống bằng hom của các dịng vơ tính Bạch đàn
E. urophylla và Bạch đàn lai E. urophylla x E. pellita tại Ba Vì - Hà Nội”
được thực hiện.
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là sự kế thừa
một số hiện trường và kết quả về chọn lọc cây trội của khảo nghiệm tổ hợp
Bạch đàn lai về “Cải thiện giống Bạch đàn lai” của Trung tâm Nghiên cứu
giống cây rừng do TS. Hà Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài.
Các phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc đánh giá sinh
trưởng và khả năng nhân giống bằng hom của một số giống Bạch đàn lai ở Ba
Vì - Hà Nội nhằm chọn lọc được một số giống có năng suất cao.



3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm
canh, khơng có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì khơng thể đưa
năng suất rừng lên cao. Giống lai là giống được tạo ra do lai tự nhiên hay lai
nhân tạo giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của giống lai là thường có ưu thế lai ở đời F1, đó là
ưu thế lai về sinh trưởng làm cây lai vượt trội hơn bố mẹ (Shull, 1911;
Gyozfey, 1960) [22], [34] hoặc cái gì đó hơn bố mẹ (Snyder, 1972) [36].
Ưu thế lai thường liên quan đến các tính trạng về kích thước của cây
như đường kính, chiều cao, thể tích thân cây, kích thước lá, v.v... Song ưu thế
lai cũng có thể là sự ưu trội của bất cứ một tính trạng nào khác như chất lượng
gỗ, sản lượng và chất lượng của một sản phẩm mong muốn, tính chịu đựng
với điều kiện bất lợi, tính chống chịu sâu bệnh, tính chín sớm, v.v... (Zobel B.
and J. Talbert, 1984) [37].
Cây lai là kết quả của sự tổ hợp các kiểu gen (genotype) khác nhau để
tạo ra một sinh vật mới nên kiểu hình được thể hiện mang tính trạng trội, hoặc
mang các đặc tính trung gian của bố mẹ hoặc kiểu hình mới mà bố mẹ khơng
thể hiện. Khi lai các bố mẹ thuần chủng thì cây lai F1 thường có biểu hiện
đồng nhất về kiểu hình và có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng. Từ đời F2 ưu thế
lai giảm dần, giống bị thối hóa và phân ly. Để có giống lai mong muốn phải
tiến hành chọn lọc cây trội và khảo nghiệm giống. Tuy vậy, các cây trội được
chọn cũng chỉ là kiểu hình (phenotype) khác nhau, muốn biết chúng có di
truyền cho đời sau hay không phải qua khảo nghiệm giống bởi kiểu hình được



4

thể hiện là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa kiểu gen với điều kiện hoàn
cảnh. Một kiểu hình tốt có thể do mang kiểu gen tốt, cũng có thể do mang
kiểu gen bình thường, song mọc trên đất tốt. Kiểu hình (P) là kết quả tác động
tổng hợp của kiểu gen (G) và điều kiện hoàn cảnh (E).
P=G+E
Song nếu dùng cây hạt thì đời sau khơng thể tránh khỏi hiện tượng
phân ly và thối hóa. Vì thế để đánh giá đúng khả năng di truyền của cây trội
được chọn lọc qua các giống lai đời F1 phải dùng nhân giống sinh dưỡng
bằng nuôi cấy mô phân sinh hoặc nhân giống bằng hom và qua khảo nghiệm
dịng vơ tính (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998) [12].
Đối với cây rừng có đời sống dài ngày khó có thể tạo các dòng thuần để
làm cây bố mẹ mà phải lai trực tiếp các bố mẹ có kiểu gen dị hợp tử
(heterozygote). Do vậy, các cây lai được tạo ra cũng có kiểu gen khơng đồng
nhất, vì thế bên cạnh ưu thế lai được thể hiện ở cả tổ hợp lai và cũng có cả
hiện tượng ưu thế lai cá thể (Turbin và cộng sự, 1982, dẫn từ Lê Đình Khả,
1999) [14]. Ưu thế lai cá thể là trường hợp hay gặp ở các giống lai tự nhiên.
Đây là các cây lai được xuất hiện do sự kết hợp một cách ngẫu nhiên của
những bố mẹ khác nhau, những bố mẹ này bao gồm cả những cây tốt nhất lẫn
những cây xấu nhất, bao gồm cả cây sinh trưởng nhanh, hình dáng thân đẹp
lẫn những cây sinh trưởng chậm, hình dáng thân xấu. Do vậy, cây lai F1 được
tạo ra cũng hết sức đa dạng về tính trạng. Đây là nguồn vật liệu khởi đầu với
nhiều kiểu biến dị hết sức phong phú cho chọn giống cây rừng (Lê Đình Khả,
1999) [14].
Một số nhà nghiên cứu về chọn giống cho rằng chỉ những tính trạng tốt
nhất và mong muốn nhất của bố mẹ mới thể hiện rõ ràng trong cây lai, nhưng
thực tế thì cũng có trường hợp những tính trạng xấu nhất của mỗi lồi bố mẹ
cũng có thể xuất hiện trong cây lai (Zobel & Talbert, 1984) [37]. Bên cạnh hệ



5

gen nhân, ưu thế lai cũng chịu ảnh hưởng của tế bào chất, điều kiện hoàn cảnh
và thay đổi theo các giai đoạn phát triển cá thể (Lobasev, 1970, dẫn từ Lê
Đình Khả, 1999) [14].
Năm 1993, Glori nghiên cứu về lai giống thuận nghịch giữa các loài
bạch đàn đã cho thấy thể tích viên trụ ở cây 4 năm tuổi của tổ hợp lai thuận E.
pellita x E. urophylla là 180,9 dm3/cây thì tổ hợp lai nghịch E. urophylla x E.
pellita là 145,7 dm3/cây, trong khi E. pellita là 35 dm3/cây và E. urophylla là
25, 8 dm3/cây. Như vậy, chuyển đổi vị trí của cây bố mẹ trong phép lai thuận
nghịch đã làm thay đổi sinh trưởng của cây lai, nói cách khác là ưu thế lai
chịu ảnh hưởng của tế bào chất [31].
Một thí dụ về sự biểu hiện ưu thế lai thay đổi trong từng giai đoạn khác
nhau là giống lai Pinus sondereggeri. Đây là giống lai giữa P. taeda và P.
palustris. Trong giai đoạn vườn ươm, cây lai thường sinh trưởng nhanh và
mập hơn bố mẹ. Sau khi đem trồng ở rừng thì P.taeda lại sinh trưởng nhanh
hơn cây lai và P. palustris, nhưng đến 40 tuổi P. palustris lại có kích thước
lớn nhất (dẫn từ Lê Đình Khả, 1999) [14].
Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh và giâm
hom cho phép sử dụng ưu thế lai đời thứ nhất trực tiếp vào sản xuất. Lai
giống và giống lai cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp.
Đến nay, các giống lai được sử dụng chủ yếu trong lâm nghiệp phần lớn thuộc
các loài dễ nhân giống bằng hom và ni cấy mơ phân sinh như các lồi
dương (Populus sp.), liễu (Salix sp.) và những năm gần đây là bạch đàn
(Eucalyptus sp.) và keo (Acacia sp.) (Hunziker, 1958; Schreiner, 1963; Zobel
và Talbert, 1984) (Dẫn từ Trần Thị Thu Hằng) [7]. Trong các giống đó phải
kể đến một số giống nổi tiếng là giống Dương lai I - 214 ở Châu Âu (lai giữa
P. nigna với P. deltoides của Mỹ) (Zobel và Talbert, 1984) [37] và giống bạch

đàn lai E. urophylla x E. grandis ở Brazil (Davidson, 1998) [29]. Các cây


6

nhân giống sinh dưỡng lấy từ một cây lai đã chọn ban đầu được gọi là một
dịng vơ tính. Để có được giống lai tốt nhất cần tiến hành khảo nghiệm so
sánh các dịng vơ tính này với các lồi bố mẹ, sau đó tiếp tục chọn lọc những
dịng cây lai tốt, có năng suất cao nhất và hình dáng thân đẹp nhất làm nguồn
giống để đưa vào sản xuất. Do đó việc chọn tạo và sử dụng giống lai trong
lâm nghiệp là rất có triển vọng.
Sau khi tạo ra giống lai có ưu thế lai thì phương thức để duy trì ưu thế
lai và đưa giống lai vào sản xuất là phải nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy
mô phân sinh và giâm hom. Đó là sự nhân giống từ chồi non hoặc hom cành
của cây lai đời F1. Phương pháp này dựa trên cơ sở của phân bào nguyên
phân. Đây là dạng phân bào mà từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con có
số lượng và cấu trúc thể nhiễm sắc giữ nguyên như tế bào mẹ ban đầu. Nhân
giống sinh dưỡng là phương thức nhân giống tốt nhất để truyền đạt các vật
chất di truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau. Nhờ đó mà cây sinh ra từ ni
cấy mơ phân sinh hoặc hom vẫn giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ lấy hom.
Vì vậy, nhân giống sinh dưỡng là phương thức thích hợp để duy trì ưu thế lai
và các tính chất khác của cây lai đời F1. Nhân giống sinh dưỡng là biện pháp
duy trì các kiểu gen mong muốn, là sự giữ lại tối đa các tăng thu di truyền
(Zobel & Talbert, 1984) [37].
Nhờ nghiên cứu theo hướng chọn lọc cây trội, nhân giống và khảo
nghiệm giống mà trong thời gian qua một số giống có năng suất cao đã được
trồng ở nhiều vùng sinh thái nước ta. Trong đó có bạch đàn lai giữa bạch đàn
camal và bạch đàn urô, giữa bạch đàn urô và bạch đàn liễu, các dòng bạch đàn
U6, W6 nhập từ Trung Quốc (Xí nghiệp giống Thành phố Hồ Chí Minh), các
dịng bạch đàn uro, PN2, PN14 (Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy

Phù Ninh)... Đây là những giống ưu việt có năng suất cao gấp 2 - 3 lần các
giống sản xuất đại trà hiện có, đồng thời có hình dáng đẹp, thân thẳng, cành


7

nhánh nhỏ. Những giống này rất có triển vọng cho các chương trình trồng
rừng ở nước ta trong thời gian tới.
Theo Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (1998) [12] quá trình nâng
cao năng suất và chất lượng rừng trên cơ sở cải thiện giống cây rừng được
tiến hành theo các bước trong sơ đồ sau:

Khảo nghiệm loài

Khảo nghiệm xuất xứ

Chọn loài

Chọn xuất xứ

Chọn cây trội

(Lai giống)
Khảo nghiệm
giống

Vườn giống

Rừng giống


Vật liệu giống

Rừng trồng mới

Hình 1.1. Sơ đồ chung của cải thiện giống cây rừng


8

1.2. Những nghiên cứu về cải thiện giống bạch đàn
1.2.1. Trên thế giới
Lai giống để tạo ra giống lai có ưu thế lai là hướng đi mà các nhà chọn
giống từ lâu đã rất quan tâm. Năm 1963, Danks đã tạo ra được tổ hợp lai giữa
E. grandis với E. tereticornis, E. torelliana với E. pellita và E. urophylla ở
Philippin (Shelbourne và Danks, 1963) (Dẫn từ Nguyễn Việt Cường) [4].
Năm 1976, Pryor lai ba cho (E. delgatensis x E. bicostata) x E. ficifolia đã
không thành công [32].
Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Dehra Dun ở Ấn Độ đã tạo được hai
giống bạch đàn lai ký hiệu là F.R.I - 4 và F.R.I - 5, có sức sinh trưởng nhanh
và có tính thích nghi rộng hơn lồi thuần. Ở tuổi 4 cây lai có khối lượng thể
tích gấp 3 lần E. tereticornis cùng tuổi. Tổ hợp lai E. tereticornis x E. grandis
có khả năng sinh trưởng tốt trên đất khô và nghèo dinh dưỡng mà chính ở đó
E. grandis lại sinh trưởng rất kém. Chứng tỏ ưu thế lai thể hiện mạnh nhất ở
nơi trồng khơng thuận lợi cho lồi thuần (Jacobs, 1981; Eldridge và cộng sự,
1993). Nhận định này cũng phù hợp nghiên cứu của Martin (1989). Tiếp theo
là một loạt tổ hợp lai giữa các loài E. alba, E. camaldulensis, E. microtheca,
E. terericornis, E. polycarpa và E. torelliana cũng được tạo ra trong các năm
1991 - 1999. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, một số tổ hợp lai đã có ưu thế lai khá
rõ so với bố mẹ (Paramathma, Surendran, 2000) (Dẫn từ Nguyễn Ngọc Đích,
Lê Minh Cường) [6].

Chương trình cải thiện giống bạch đàn dựa trên phép lai đôi và lai ba
cũng được thực hiện tại Brazil. Sinh trưởng tính theo thể tích ở tuổi 7 của
những cá thể lai ba E. urophylla x (E. camaldulensis x E. grandis) là
0,331m3/cây đã vượt các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E. grandis x


9

E. urophylla, E. grandis x E. camaldulensis, E. urophylla x E. camaldulensis)
có các trị số tương ứng là 0,290 m3/cây; 0,253 m3/cây; 0,234 m3/cây, cịn lồi
thuần E. urophylla, E. grandis với các trị số tương ứng là 0,229 m3/cây và
0,247 m3/cây (Assis, 2000) [28].
Năm 1960, ở Zambia đã phát hiện giống lai tự nhiên giữa E.
tereticornis x E. grandis và E. grandis x E. tereticornis. Những giống lai này
đều tỏ ra rất có triển vọng, sức sinh trưởng tốt hơn bố hoặc mẹ và hình dáng
đẹp hơn E. grandis, chịu được khô hạn hơn E. grandis nhưng lại kém E.
tereticornis. Tính chất gỗ cũng trung gian giữa bố và mẹ (Shelbourne và
Danks, 1963; FAO, 1979) (dẫn từ Nguyễn Việt Cường) [4].
Ở Conggo trong thập niên 1960 đã phát hiện được 3 giống bạch đàn lai
tự nhiên là E. torelliana x E. citriodora, E. tereticornis x E. grandis, E. alba
với giống chưa xác định. Những giống lai này đều có sinh trưởng nhanh và
thích nghi tốt hơn lồi bố mẹ. Từ năm 1978 cho đến nay, bạch đàn lai đã được
sử dụng rộng rãi trong rừng trồng cơng nghiệp đó là các giống lai tự nhiên E.
alba x giống lai chưa xác định, 12ABL x E. saligna, E. tereticornis x E.
grandis, và các giống lai nhân tạo là E. urophylla x E. grandis, E. urophylla x
E. pellita (Vigneron và cộng sự, 2000). Giống lai nhân tạo giữa 12ABL x E.
saligna đạt năng suất 35m3/ha/năm ở tuổi 6. Trong khi đó cũng ở tuổi này
12ABL chỉ đạt 12m3 và E. saligna là 6m3 (Chaperon, 1978) (dẫn từ FAO,
1979) [30].
Năm 1975, Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) đã

lai giữa E. saligna với E. exserta tạo ra được một số tổ hợp lai có khả năng
vượt trội hơn so với lồi E. exserta tới 82% về thể tích thân cây, trong đó tổ
hợp lai nghịch E. exserta x E. saligna có sinh trưởng nhanh hơn tổ hợp lai
thuận E. saligna x E. exserta (Shuxiong, 1989).


10

Từ năm 1989, Viện Lâm nghiệp nhiệt đới của Trung Quốc cũng tạo ra
204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các loài E. tereticornis, E.
camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna và E. pellita. Trong đó một
số cá thể cây lai từ các tổ hợp E. urophylla x E. tereticornis và E. urophylla x
E. camaldulensis đã có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với bố mẹ của
chúng, cây lai có thể tích vượt bố mẹ với các trị số tương ứng là 120,7% và
89,4% (Xiang & Wang, 1996; Shen, 2000). Các tổ hợp lai thuận nghịch giữa
E. urophylla và E. grandis cũng đã được tạo ra ở Trung Quốc (Wang and
Yang, 1996; Rezende, G. và Rezende, M., 2000; Bouvet và Combes, 1997), ở
Brazil và ở Indonesia (Hardlyanto & Tridasa, 2000). (Dẫn từ Nguyễn Việt
Cường) [4].
Theo Martin (1989), đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài
được tạo ra ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E.
urophylla được dùng làm cây mẹ. Đó là cây mẹ E. grandis lai với các loài E.
robusta, E. camaldulensis, E. tereticornis, E. saligna và E. pellita, và cây mẹ
E. urophylla lai với E. grandis, E. pellita và E. resinifera [33].
Chương trình cải thiện giống cho E. pellita dựa trên phép lai thuận
nghịch cũng được thực hiện ở Congo. Sinh trưởng của những cá thể tốt nhất
của các tổ hợp lai xa khác loài đã vượt các xuất xứ tốt của các loài bố mẹ
(Harwood, 1998).
Theo nghiên cứu của Harbard và các tác giả khác (2000), thụ phấn có
kiểm soát thường làm tăng khả năng kết hạt so với bố mẹ của chúng, như tổ

hợp E. grandis (G1) x E. dunnii (D1) có tỉ lệ kết hạt là 24,9 hạt/quả, trong khi
đó tỉ lệ ở G1 là 19,2 hạt/quả, cịn ở D1 là 5,6 hạt/quả. Nhưng cũng có trường
hợp thụ phấn có kiểm sốt đã làm giảm khả năng kết hạt so với bố mẹ chúng
như ở tổ hợp lai E. dunnii (D1) x E. grandis (G3). Tỉ lệ kết hạt của tổ hợp này
là 3,5 hạt/quả, trong khi bố mẹ của chúng là 5,6 hạt/quả và 6,2 hạt/quả. Như


11

vậy, tuỳ lồi cây làm mẹ mà có thể làm tăng hoặc giảm tỉ lệ kết hạt trong thụ
phấn có kiểm sốt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi đổi vị trí bố mẹ cho
nhau đã khơng đậu quả và kết hạt như khi lai E. globulus x E. camldulensis.
Trong tổ hợp lai này, E. globulus chỉ làm được bố, có nghĩa là khi E.
camaldulensis làm mẹ thì lai thành cơng (Potts và cộng sự, 1992). Tính khơng
tương hợp về một phía cũng thường xuất hiện khi lai khác lồi. Tổ hợp lai E.
nitens x E. globulus chỉ thành công khi E. nitens làm mẹ, nói một cách khác là
trong cặp lai này E. globulus chỉ được làm được bố. Gore và cộng sự (1990)
nghiên cứu tính khơng tương hợp một phía giữa vịi nhụy và ống phấn ở hai
lồi này cho thấy: ống phấn ở E. nitens sinh trưởng tối đa chỉ đạt 6 mm, trong
khi chiều dài vòi nhụy của E. globulus lại dài tới 9 - 10 mm. Như vậy, trong
trường hợp này chiều dài của ống phấn ngắn hơn nhiều so với chiều dài của
vòi nhụy, vì vậy ống phấn của E. nitens khơng thể xâm nhập tới noãn của E.
globulus và hiện tượng thụ tinh sẽ không thể xảy ra được.
Bằng phương pháp chọn tạo giống kết hợp với các biện pháp kỹ thuật
thâm canh như: làm đất, bón phân, chăm sóc,... miền Đơng và Tây Châu Phi,
Brazin và Papua New Ginea đã trồng được rừng bạch đàn thâm canh cho năng
suất gỗ cao tới 70 - 90 m3/ha/năm với luân kỳ kinh doanh 6 - 8 năm (Nguồn
Eldirige et al, 1993). Tại công ty Aracrug ở Brazin, nhờ sử dụng giống lai
giữa loài E. grandis x E. urophylla trồng bằng cây hom, áp dụng các biện
pháp thâm canh đã đưa năng suất rừng trồng bạch đàn lên 100m 3/ha/năm

(Nguồn Zobel và Eldridge et al, 1993) (Dẫn từ Ngyễn Ngọc Đích, Lê Minh
Cường) [6].
Thơng thường ưu thế lai thể hiện rõ hơn trong những điều kiện mơi
trường sống bất lợi và chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình
thường. Nghiên cứu của Verryn (2000) cho thấy những tổ hợp lai có sức
chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi là E. grandis x E. camaldulensis,


12

E. grandis x E. tereticornis, E. grandis x E. urophylla, còn ưu thế lai về sinh
trưởng và chống chịu bệnh loét thân (stem canker) thể hiện ở tổ hợp lai E.
grandis x E. urophylla (Verryn, 2000).
1.2.2. Ở Việt Nam
Bạch đàn được du nhập vào nước ta từ năm 1945 nhưng chưa trồng
thành rừng kinh tế. Riêng các tỉnh phía Bắc, từ năm 1959, bạch đàn đã trở
thành cây chủ lực để lục hóa đồi trọc và cây trồng phân tán. Theo thống kê
của Tổng cục Lâm nghiệp, đến năm 1971, khu vực quốc doanh đã trồng được
40.000ha rừng bạch đàn. Trong số đó, bạch đàn liễu (E. exserta) chiếm tuyệt
đại bộ phận. Ngồi ra cịn có bạch đàn trắng (E. camaldulensis), bạch đàn đỏ
(E. rubosta) và bạch đàn chanh (E. citriodora) (Lê Đình Khả, 1970) [13].
Tính đến tháng 12 năm 1999, Việt Nam đã có diện tích trồng rừng bạch đàn là
398.000ha trong tổng số 1,5 triệu ha rừng trồng. Nhìn chung, rừng trồng bạch
đàn ở nước ta năng suất thấp, đạt bình quân dưới 10m3/ha/năm. Gần đây, Việt
Nam đã nhập một số dòng bạch đàn cao sản và bạch đàn lai, bước đầu chứng
tỏ có triển vọng. Hiện nay, nhờ chọn giống và nhập giống mới nên bạch đàn
đã đem lại năng suất cao hơn.
Chọn giống bạch đàn có thể được bắt đầu từ những năm 1930, khi các
nhà lâm nghiệp người Pháp là những người đầu tiên đã xây dựng các khu
khảo nghiệm loài bạch đàn trắng (E. tereticornis), bạch đàn đỏ (E. robusta),

v.v... ở một số vùng sinh thái chính trong cả nước (Hồng Chương, 1996; Lê
Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 1998) [3], [12]. Trong những năm 1950,
nước ta đã xây dựng được các khu khảo nghiệm cho 18 loài bạch đàn ở vùng
Đà Lạt như E. saligna, E. microcorys, E. camaldulensis, E. robusta, E.
citriodora, E. globulus, E. botroides, E. maideni, E. resinifera v.v... Trong đó
các lồi E. microcorys, E. saligna có khả năng thích ứng khá và sinh trưởng


13

nhanh nhất ở vùng Đà Lạt. Sau 40 năm các lồi này có chiều cao 35 - 40m với
đường kính ngang ngực 50 - 60cm (Lê Đình Khả và ctv, 1996) [11].
Từ những năm 1970, đã có các khảo nghiệm lồi và xuất xứ ở một số
lập địa chính trong cả nước. Trong số các loài được khảo nghiệm là E.
camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla, E. grandis, E. pellita, E.
cloeziana,... đã xác định được một số lồi có triển vọng là E. camaldulensis,
E. tereticornis, E. urophylla (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Đồn Thị Bích,
1996) [15]. Đây cũng chính là cơ sở ban đầu cho việc xây dựng các chương
trình trồng rừng bạch đàn ở Việt Nam.
Trong các năm 1975 - 1995, hàng trăm xuất xứ của 16 loài bạch đàn đã
được đưa vào khảo nghiệm ở nhiều nơi trong nước. Trong đó E.
camaldulensis có 64 xuất xứ, E. tereticornis có 18 xuất xứ và E. brassiana có
8 xuất xứ (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1995) [20]. Kết quả cho thấy chỉ có một số
ít xuất xứ là có triển vọng và được đưa trồng trên diện rộng. Chẳng hạn với E.
camaldulensis, có thể chọn các xuất xứ Kennedy River, Morehead River cho
nhiều vùng trên cả nước (Hoàng Chương, 1994; Phạm Văn Tuấn, 1997) [2],
[26] và Gibb River (cho các tỉnh Miền Nam), Burdedin (cho các tỉnh Bắc
Trung Bộ và Nam Bộ). Trong 3 xuất xứ của E. urophylla thì xuất xứ Lembata
phù hợp với Bắc Trung Bộ, còn Lewotobi và Egon Flores cho các tỉnh miền
Bắc (Lê Đình Khả 1996, 2001; Nguyễn Dương Tài, 1993; Phạm Văn Tuấn,

1997) [11], [23], [26]. Các lồi có triển vọng cho vùng cao ở Đà Lạt là E.
microcorys (xuất xứ Đà Lạt), E. grandis (Lê Đình Khả và ctv, 1996) [15].
Từ năm 1980 - 1984 một khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn đã
được xây dựng trên đất phèn Tân Tạo của huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ
Chí Minh). Trong đó có 20 xuất xứ của 6 loài bạch đàn là E. alba, E.
brassiana, E. camaldulesis, E. citriodora, E. grandis, E. tereticornis đã tham
gia khảo nghiệm. Kết quả cho thấy 3 lồi có khả năng thích ứng được ở lập


14

địa này theo thứ tự là E. tereticornis với các xuất xứ Oro Bay (PNG) và xuất
xứ Sirinumu (PNG), sau đến E. brassiana và cuối cùng là E. camaldulensis
(Hoàng Chương, 1994) [2].
Năm 1992 đã có 8 xuất xứ của E. pellita được tham gia khảo nghiệm
tại vùng Trung tâm nguyên liệu giấy Vĩnh Phú. Kết quả khảo nghiệm sau 2
năm cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ khơng có sự khác biệt rõ rệt, trong
8 xuất xứ của E. pellita thì có 2 xuất xứ có sinh trưởng tương đương với E.
urophylla (Cấn Văn Thơ, 1996) [24].
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000) [21] khi nghiên cứu chọn giống bạch đàn
theo sinh trưởng và kháng bệnh cho thấy: 2 loài bạch đàn E. camaldulensis và
E. tereticornis có nhiều xuất xứ sinh trưởng khá, có khả năng thích ứng và
khả năng kháng bệnh hại cao, lồi E. brassiana có triển vọng trên đất phèn và
khơng bị bệnh hại đe doạ.
Xác định được lồi và xuất xứ tốt, đáp ứng mục tiêu kinh tế và phù hợp
với mỗi vùng cần chọn lọc cây trội là bước đi quan trọng nhất của bất kỳ một
chương trình nào trong cải thiện giống cây rừng. Theo Eldridge (1976), cây
trội là nền tảng của một chương trình chọn giống. Các cây trội đã được chọn
về thực chất mới chỉ là kiểu hình, chưa hẳn đã phản ánh đúng bản chất di
truyền của cây đó. Vì thế, khơng phải cây trội nào cũng cho cây đời sau có

kiểu hình tốt như các cây bố mẹ. Để có thể đánh giá kiểu gen và khả năng di
truyền của chúng về các tính trạng cần được cải thiện, phải tiến hành xây
dựng các khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vơ tính. (Dẫn từ Nguyễn
Việt Cường) [4].
Năm 1993, một khảo nghiệm cho bộ giống 38 dịng vơ tính nhân lên từ
các cây trội được chọn lọc của bạch đàn trắng đã được xây dựng ở Cẩm Quỳ.
Kết quả cho thấy, sau 7 năm thì có 8 dịng có thể tích thân cây vượt trội bạch
đàn urơ, 11 dịng có thể tích vượt trội bạch đàn liễu lai tốt nhất tham gia khảo


15

nghiệm, 26 dòng vượt giống đối chứng và 12 dòng kém giống đối chứng.
Trong đó, dịng 22 và dịng 7 có sinh trưởng nhanh nhất. Điều đặc biệt là sau
2 năm khảo nghiệm trong các dịng có sinh trưởng nhanh về đường kính có
dịng 22, song theo sinh trưởng chiều cao lại khơng có dịng 22 và dịng 7
trong 10 dòng đầu tiên. Số liệu được đo ở giai đoạn 5 tuổi lại cho thấy dòng
22 đứng đầu bảng cả về đường kính và chiều cao. Cịn dịng 7 chỉ thuộc nhóm
mọc nhanh, và đến năm 7 tuổi mới đứng hàng thứ 2. Mặt khác, những dịng
có sinh trưởng nhanh trong 2 năm đầu như 35, 48, 56,... thì đến giai đoạn 7
tuổi lại có sinh trưởng kém giống đối chứng, Trong lúc đó, số liệu đo được ở
giai đoạn 5 tuổi lại khá gần với giai đoạn 7 tuổi. Điều đó cho thấy, để khảo
nghiệm giống đảm bảo độ tin cậy thì cần phải có thời gian ít nhất là sau 3, 4
năm (Lê Đình Khả, 2003) [10].
Tại Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi đã chọn lọc được cây trội, nhân
giống bằng hom và tạo được 19 dịng vơ tính, kết quả thu được sau 6 tháng
khảo nghiệm chỉ có 3 dịng vượt cây hạt đối chứng, 10 dịng vượt cây hom đối
chứng (Lê Đình Khả và cộng sự, 1996) [15].
Chọn lọc cây trội bạch đàn uro phối hợp với nhân giống và khảo
nghiệm dịng vơ tính đã được Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy

Phù Ninh thực hiện từ năm 1995 đến nay nhằm tạo ra các dịng vơ tính có
năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất nguyên liệu giấy. Kết quả khảo
nghiệm ở Sóc Đăng và Gia Thanh cho thấy, sau hơn 3 năm, 2 dịng bạch đàn
urơ có năng suất và chất lượng cao nhất là PN2 và PN4. Có thể tích thân cây
đạt 19,6 - 22,5 dm3/cây (tại Sóc Đăng) và 22,0 - 22,6 dm3/cây (tại Gia Thanh).
Hai dòng này cũng đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ
thuật tại QĐ số 3645/KHCN - NNNT ngày 28 tháng 12 năm 1998. Sau này
PN2 có hiện tượng cháy lá nên không được phát triển [22].


16

Đến năm 2000, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã đề nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho một số loài và
xuất xứ bạch đàn là E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla, E. exserta,
E. cloeziana, E. brassiana, E. microcorys và E. grandis (Phạm Văn Tuấn và
công sự, 2000) [27].
Trong sản xuất lâm nghiệp, mặc dù biết việc nhân giống vơ tính sẽ rút
ngắn thời gian khảo nghiệm xuất xứ đến sản xuất đại trà nhưng phải đến
những năm 1990, nhân giống vô tính cho bạch đàn ở Việt Nam mới thực sự
được quan tâm. Lê Đình Khả và cộng sự (1990) [16] đã công bố kết quả
nghiên cứu về nhân giống bằng hom cho bạch đàn. Các tác giả nhận thấy: Hai
loại thuốc kích thích ra rễ có hiệu quả tốt nhất với bạch đàn là IBA nồng độ
50ppm (xử lí trong 3 giờ) và AIA nồng độ 75ppm (xử lí trong 3 giờ) hoặc
nồng độ 50ppm (xử lí trong 5 giờ). Hom bạch đàn nửa hóa gỗ lấy từ cây hom
non hoặc cây ươm có kích thước nhỏ thì tỷ lệ ra rễ cao hơn hom đã hóa gỗ và
lấy từ các cây có kích thước lớn. Mặt khác, các lồi và xuất xứ bạch đàn khác
nhau thì khả năng ra rễ cũng khác nhau.
Năm 1995, Dương Mộng Hùng đã nghiên cứu nhân giống bạch đàn
bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Theo tác giả thì mơi trường nhân chồi

có kết quả tốt là MS có bổ sung 0,1 mg/lít 2,4D và 0,1 mg/lít K hoặc 0,1
mg/lít K và 0.2 mg/lít BAP [9].
Năm 1997, khi nghiên cứu tạo chồi, mơi trường và giá thể giâm hom
bạch đàn trắng, Lê Đình Khả và Đồn Thị Bích đã đi đến kết luận về công
nghệ giâm hom bạch đàn trắng là: giâm hom trong lều nilon đặt dưới dàn che
có độ che 60% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất [17].
Sử dụng giống lai và lai giống ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm
1970 khi có những phát hiện và nghiên cứu về bạch đàn lẫn của Lê Đình Khả
(1990). Sau này qua nghiên cứu, người ta mới biết đó chính là bạch đàn lai


17

giữa E. camadulensis và E. robusta. Nhưng thành công rực rỡ nhất về giống
lai bạch đàn là từ năm 1990 trở lại đây.
Từ năm 1991, Trung tâm Giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc cây trội
cho một số loài bạch đàn E. urophylla, E. camadulensis, E. exserta và tiến
hành lai giống cho 3 loài trên. Bằng phương pháp thụ phấn có kiểm sốt đã
tiến hành lai thuận nghịch và tạo ra hơn 100 tổ hợp lai, gồm các cây lai khác
loài và cây lai trong loài (Nguyễn Việt Cường, 2005) [5]. Các tổ hợp lai này
đã được trồng khảo nghiệm so sánh với các giống bố mẹ và giống sản xuất ở
giai đoạn vườn ươm, giai đoạn rừng trồng trong những nơi có điều kiện sinh
thái khác nhau. Qua theo dõi các khảo nghiệm trên trong 3 năm đầu, các tác
giả đã có nhận xét rằng: Mặc dù khuynh hướng chung là các cây lai ngày
càng có sinh trưởng vượt trội so với bố mẹ của chúng song thứ tự cụ thể của
các tổ hợp lai và các loài bố mẹ có những thay đổi nhất định theo diễn biến
của năm.
Tóm lại, các lồi bạch đàn là những lồi cây quan trọng được nhiều
nước trên thế giới nhập nội để trồng rừng kinh tế. Vì thế, các lồi bạch đàn
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu

giải quyết nhiều nội dung cơ bản. Thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm
các tác giả cũng đã chỉ ra một số tổ hợp lai có ưu thế lai về sinh trưởng, tính
chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường bất lợi. Do đó, để có thể khẳng
định và phát triển các giống bạch đàn lai này vào sản xuất cần phải tiến hành
đánh giá các giống lai vì theo Davidson, yếu tố giống chỉ đóng góp 10 - 15%
năng suất trong 1 - 2 năm đầu, nhưng đến 5 - 6 tuổi yếu tố giống đóng góp
đến 50 - 60% năng suất rừng trồng (Dẫn từ Lê Đình Khả và Dương Mộng
Hùng, 1998) [12]. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu đánh giá về mối
tương quan giữa chiều cao và đường kính của bạch đàn lai ít được đề cập. Đặc
biệt là nghiên cứu về nhân giống vơ tính các giống bạch đàn lai chưa được các


18

tác giả quan tâm để giải quyết một cách đồng bộ. Vì vậy việc đánh giá sinh
trưởng và khả năng nhân giống bằng hom của một số dòng bạch đàn lai là cần
thiết, nhằm chọn được một số dòng lai đem lại năng suất cao vượt các giống
sản xuất đại trà, đáp ứng được chỉ tiêu về sinh trưởng cũng như khả năng
nhân giống của các giống lai đó trên vùng khảo nghiệm. Đề tài cố gắng đi sâu
giải quyết một số vấn đề nói trên.


×