Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu nhân giống một số giòng keo tai tượng (acacia mangium willd) ưu trội bằng phương pháp giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.08 KB, 67 trang )

Bộ giáo dục & đào tạo

bộ nông nghiệp & ptnt

Trường đại học lâm nghgiệp

Nguyễn Tuấn dũng

Nghiên cứu nhân giống một số dòng keo tai
tượng (acacia mangium willd) ưu trội
bằng phương pháp giâm hom

Chuyên ngành: lâm học
MÃ số : 60. 62. 60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà tây, 2006


1

Mở đầu
Trong dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng ë n­íc ta hiƯn nay, cã 2 triƯu
hecta lµ rõng sản xuất và 1 triệu hecta là rừng phòng hộ. ĐÃ nói đến trồng
rừng thì dù là rừng kinh doanh hay rừng phòng hộ đều phải có giống được cải
thiện, nếu giống không được cải thiện thì không thể đưa năng suất rừng trồng
lên cao, đặc biệt là đối với rừng sản xuất.
Vì vậy, nghiên cứu chọn tạo, cải thiện giống cây rừng là khâu quan
trọng không thể thiếu được trong sản suất Lâm nghịêp giai đoạn hiện nay [12].
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây thuộc họ đậu mọc


nhanh có nhiều triển vọng. Năm 1966 một nhà Lâm nghiệp người australia,
ông D.I.Nicholson đà đưa cây này từ rõng m­a nhiƯt ®íi Queensland
(australia) sang Sabah (Malaixia). Trong thêi gian đó

Acacia

auriculiformis (keo lá tràm) đà được trồng rộng rÃi ở Sabah như là một loài
cây ở thành phố và ông Nicholson cho rằng cây keo Tai tượng với hình
dạng thân thẳng và tăng trưởng cao hơn keo Lá tràm.
Nhân giống bằng phương pháp giâm hom là một trong những khâu rất
quan trọng trong các chương trình cải thiện giống cây rừng. Từ một số lượng
cây đà qua chọn lọc, cải thiện được nhân lên với số lượng lớn trong khoảng
thời gian ngắn, đồng thời rút ngắn giai đoạn cải thiện giống cây rừng. Cây con
được nhân giống bằng giâm hom sẽ mang đầy đủ các đặc tính di truyền ưu
việt của cây bố, mẹ đà chọn như tốc độ sinh trưởng, hình dạng thân cây, chất
lượng gỗ, sức chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện khắc nghiệt [6].
Trong những năm gần đây một số kết quả đáng kể là áp dụng phương
pháp giâm hom vào nhân giống các loài cây phục vụ trồng rừng nguyên liệu
giấy như các loài keo (Acacia), bạch đàn ( Eucaluptus), hông ( Paulownia),
tếch ( Tectona gandis).
1


2

Keo Tai tượng (Acacia mangium Willd) hiện nay đà được xác định là
loài cây ưu tiên trong danh sách 57 loài cây được ưu tiên trồng rừng nguyên
liệu giấy trên toàn quốc, chúng thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau,
phù hợp với mục tiêu kinh tế của ngành công nghiệp, đồng thời có khả năng
phòng hộ và cải tạo đất. Hiện nay, diện tích rừng trồng keo Tai tượng trên

toàn quốc là khá lớn, nhiều nhất là vùng trung tâm Bắc Bộ cung cấp nguyên
liệu cho nhà máy giấy BÃi Bằng. Nhân giống cây keo Tai tượng bằng phương
pháp giâm hom là rất cần thiết cho trồng rừng.
Trong giai đoạn 1990 - 2000 đà có 9 xuất xứ keo Tai tượng được đưa
vào nước ta trồng khảo nghiệm, nhưng chỉ có một số xuất xứ cho năng suất
cao: Coen River, Elizabeth river, Pongaki và Ingham. Qua khảo nghiệm cho
thấy rừng trồng keo Tai tượng ở một số nơi cho kết quả rất tốt, song nguồn hạt
giống lại có hạn, chất lượng hạt còn chưa cao. Vì vậy, cần sớm tạo ra cây
giống đồng đều năng suất chất lượng ( Báo cáo nội bộ của Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy)
Để góp phần hoàn thiện công nghệ nhân giống hom keo Tai tượng,
đồng thời tăng năng suất rừng trồng và hạn chế bệnh hại cho trồng rừng, đề
tài; Nghiên cứu nhân giống một số dòng Keo Tai tượng (Acacia mangium
Willd ) ưu trội bằng phương pháp giâm hom được thực hiện.
Đề tài nghiên cứu được bắt đầu triển khai dưới sự kế thừa những dòng
ưu trội 5, 8 và 9 của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phï Ninh.

2


3

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu

Giống là một trong những khâu quan trọng của trồng rừng thâm canh.
Nếu không có giống được cải thiện thì không thể đưa năng suất rừng tăng lên
( Dương Mộng Hùng, Nguyễn Hữu Huy, Lê Đình Khả, 1992). Trong lâm
nghiệp, diện tích kinh doanh rừng rất lớn, nhưng nguồn lao động lại ít, cây

rừng có đời sống dài ngày, việc tác động vào điều kiện hoàn cảnh chỉ có thể
thực hiện tốt ở giai đoạn vườn ươm và một số năm đầu sau khi trồng rừng, mà
ít có điều kiện chăm sóc cho đến lúc thu hoạch như đối với cây nông nghiệp
( trừ một số loài cá biệt mọc nhanh như keo ( Acacia), bạch đàn ( Eucaluptus)
có chu kỳ khai thác ngắn, nên vai trò của chọn giống và cải thiện giống lại
càng quan trọng hơn. Trên thực tế cho thấy trước đây năng suất rừng tự nhiên
của nước ta chỉ đạt khoảng từ 2- 3m3/ha/năm, năng suất rừng trồng từ giống
chưa được cải thiện đạt từ 5- 10m3/ha/năm, thì một số nước trên thế giới có
nền lâm nghiệp phát triển đà tạo ra năng suất rừng trồng từ 40- 50m3/ha/năm
(như Dương lai I- 214 ở Italia và Bạch đàn ở Công Gô) hoặc cao hơn nữa [6].
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học người ta có thể tạo
ra các dạng cây trồng bằng nhiều con đường khác nhau như gây đột biến, đa
bội hoá, biến nạp gen... Muốn có được những vật liệu để nhân giống cần khảo
nghiệm và chọn lọc cây trội trước tiên, cây trội là nền tảng của chọn giống
(Eldrige, 1977).
Cây trội ( Plus tree) là những cây có sinh trưởng nhanh nhất trong rừng,
có chất lượng gỗ cũng như các sản phẩm khác theo mục đích kinh tế đạt yêu
cầu cao nhất của các nhà chọn giống. Đây là những biến dị di truyền về sinh
trưởng, về hình dạng thân cây và các phẩm chất mong muốn khác đà suất hiện
một cách tự phát trong nhiều năm và được chọn lọc tự nhiên giữ lại, là những

3


4

cá thể thích ứng nhất với các điều kiện khí hậu, đất đai, thực bì của mỗi vùng,
do đó có sức sống cao nhất [12].
Cây rừng có thể sinh sản bằng hạt hoặc bằng hom. Sinh sản bằng hạt
dựa trên cơ sở của sự phân bào giảm nhiễm, lối phân bào có sự phối đôi và tái

tổ hợp một cách ngẫu nhiên của cá thể nhiễm sắc cùng nguồn ( từ cá thể bố và
cá thể mẹ) từ một tế bào mẹ, qua hai lần phân chia tạo thành 4 tế bào con có
số lượng thể nhiễm sắc bằng một nửa tế bào mẹ ban đầu với kết cấu thể nhiễm
sắc đà bị thay đổi.
Sinh sản bằng hom là dựa trên cơ sở của sự phân bào nguyên nhiễm, lối
phân bào từ một tế bào mẹ, qua một lần phân chia, tạo thành hai tế bào con có
số lượng và kết cấu của thể nhiễm sắc giữ nguyên như tế bào mẹ ban đầu. Đây
là lối phân bào chuyền đạt được khá chính xác các tính chất di truyền của cây
lấy giống ( ortet) cho đời cây hom ( ramet).
Các dòng vô tính lấy từ cây trội thật sự do kiểu gen quy định thì mới giữ
được các đặc tính tốt của nó và có thể phát triển giống vào sản xuất. Mặt khác
do điều kiện hoàn cảnh ở các vùng sinh thái khác nhau, nên có thể một dòng
vô tính tốt ở điều kiện sinh thái này chưa hẳn ®· tèt ë ®iỊu kiƯn sinh th¸i kh¸c.
Do ®ã, mn đưa giống vào sản suất thì phải qua khảo nghiệm dòng vô tính,
thực hiện ở một số lập địa đại diện trên một số vùng sinh thái nhất định để
theo dõi và đánh giá kết quả. Nhân giống là bước cuối cùng của chương trình
cải thiện giống, xây dựng rừng giống, vườn giống để cung cấp hạt và hom cho
trồng rừng.
Phương pháp giâm hom có hệ số nhân giống cao, nhưng lại khó vượt
qua được giới hạn của tuổi non. Vì vậy, muốn nhân giống hàng loạt thường
phải dùng phương pháp trẻ hoá cho cây mẹ bằng cách chặt ngang thân hoặc
chặt cành để tạo các chồi mới. Đây là phương thức đang được dùng rộng rÃi
để nhân giống cho các loài cây như bạch đàn (Eucaluptus), keo (Acacia),
dương (Populus) và một số loài cây khác. Nhân giống bằng giâm hom chØ
4


5

phát huy tác dụng tốt khi làm một công cụ cho chọn giống để nhân các giống

được chọn lọc hoặc các giống quý hiếm, khó sinh sản bằng hạt hoặc không thể
sinh sản bằng hạt [12].
1. 2. Những nghiên cứu về keo tai tượng
1. 2. 1. Đặc điểm chung
Keo Tai tượng ( Acacia mangium Willd) là loài cây gỗ nhỏ, cã thĨ cao
®Õn 20 m, ®­êng kÝnh tõ 25 – 35 cm. Vỏ màu xám nâu, nứt dọc. Tán hình
trứng hoặc hình tháp, thường phân cành thấp. Cành nhỏ có cạnh nhẵn, màu
xanh lục. Trên cây mầm dưới 1 tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống thường
bẹt. Trên cây trưởng thành có dạng lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan
dài, đầu có mũi lồi tù, đuôi men cuèng, dµi 14- 25 cm, réng 6- 9 cm, khá dày,
2 mặt xanh đậm. Có 4 gân dọc song song nổi rõ.
Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc mọc tập trung 2- 4 hoa
tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính mẫu 4, tràng hoa màu vàng, nhị nhiều vươn
dài ra ngoài hoa.
Quả đậu, xoắn. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen. Rễ cây phát triển
rộng, có nhiều nốt xần cố định đạm [1].
1. 2. 2. Đặc điểm hình thái
Keo Tai tượng là loài cây sinh trưởng, phát triển nhanh, mọc từng đám
hoặc hỗn giao với các loài cây như bạch đàn ở nhiều tỉnh. Keo Tai tượng là
loài cây ưa sáng. ở tỉnh Vĩnh Phú (cũ) cây 4 tuổi cao trung bình 6, 8 m, đường
kính 8 cm. Cây này tỏ ra mọc rất tốt ở nơi đất sâu ẩm và có nhiều ánh sáng. ở
nơi đất cằn cỗi mọc chậm hơn và phân cành sớm. Sinh trưởng và phát triển
được ở nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 29- 300c, lượng mưa khoảng 10001450 mm. A. mangium có thể mọc trên đất có độ pH = 4, 2. Đây là vấn ®Ò

5


6

quan trọng bởi vì đất chua có rất nhiều ở miền nhiệt đới. Đây cũng là điều để

phân biệt với các cây họ đậu khác như keo dậu đòi hỏi độ PH trên 5, 5.
Gỗ A. mangium rất nặng, cứng, sử dụng được nhiều mục đích, có màu
nâu và được ưa chuộng [1].
Đặc điểm của 3 dòng keo Tai tượng ưu trội 5, 8 và 9, từ những năm
1990 hàng chục ngàn ha đà được trồng trong vùng nguyên liệu giấy, 28 cây
trội được chọn trong rừng trồng keo Tai tượng 6 tuổi tại hàm Yên - Tuyên
Quang. Hạt của từng cây được chọn lọc thu hái, gieo trồng theo thiết kế theo
khối ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại tại Phú Thọ, sau đó nhân giống và khảo
nghiệm dòng vô tính tại Hàm Yên- Tuyên Quang ( Tài liệu nội bộ chưa thông
báo của Viện nghiên cứu cây nguyên liÖu giÊy).

6


7

Bảng 1. Các cây trội keo Tai tượng đà được chän läc
TT

Hvn (m)

Hdc (m)

D1.3 (cm)

Dt¸n (m)

V (m3)

C ST


1
2

16.5

8

17.35

3.5

8
8

16.7
17.6

3.5
3.5

0.195
0.192

1

17.5
16.5
16.5


10

17.4

3.5

17.3

8

18.45

3.25

16.8

8

20.95

3.5

16.5

8

19.45

3.2


16.5

10

18.85

3.5

16.5

8

15

2.5

16.5

8

16.35

3

16.5

8

16.55


3.75

15.3

8

16.25

3.75

15.5

8

15.65

3

15.5

8

16.85

3

15.5

8


17.7

3.5

16

8

17.2

3.3

14.8

7

20.95

3.2

15.8

7

16.55

4

16


7

17.1

3

16

8

18.7

3

15.5

8

17.65

2.5

15

7

16.6

3.2


16

7

18.1

3

16.5

8

16.25

3.5

15

6.5

17.9

3.5

17

8

20.35


3.5

16.5

9

19.65

3

14.5

8

14.3

2.5

TB

16.1

7.9

17.6

3.3

0.197


S

0.7

0.8

1.6

0.4

% ST c1 =

93

2

S

0.6

0.6

2.7

0.1

% ST c2 =

7


W%

4.7

9.7

9.4

11.6

% ST c3 =

0

N
S%
V(m3)

28
77.8
0.225

291

3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

7

0.201
0.196
0.231
0.289
0.245
0.230
0.146

0.173
0.177
0.159
0.149
0.173
0.191
0.186
0.255
0.170
0.184
0.220
0.190
0.162
0.206
0.171
0.189
0.276
0.250
0.116

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
1
1
2


8

Trong đó:
N: Số cây trội
W%: Hệ số biến động
S%: Tỷ lƯ sèng
V(m3): ThĨ tÝch
1. 2. 3. Sù ph©n bè
C©y mäc tự nhiên ở Bắc úc, mới được đưa vào trồng ë ViƯt nam. Qua
nghiªn cøu trong n­íc cho thÊy keo Tai tượng được trồng hầu ở tất cả các tỉnh
trong cả nước từ các tỉnh Tây Bắc, Vùng Trung Tâm, vùng Đông Bắc, vùng

Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Tây
Nam Bộ, ( Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9
vùng sinh thái Lâm nghiệp. Quyết định số 16..2005/QĐ- BNN ngày 15 tháng
3 năm 2005), của Bộ NN&PTNT).
1. 2. 4. Giá trị kinh tế
Đây là loài cây dễ gây trồng, mọc nhanh sớm khép tán, có tác dụng che
phủ và cải tạo đất. Gỗ có chất lượng cao và có đặc tính giống như gỗ cây óc
chó màu đen. Gỗ có thể cưa xẻ, đục đẽo, đóng đồ, làm gỗ dán, làm củi và đốt
than, cũng có thể xẻ làm ván nhỏ và chủ yếu làm nguyên liệu giấy.
A. mangium được trồng để lấy bóng mát, tạo phong cảnh, làm đường
ranh giới, chắn gió, trồng nông lâm kết hợp và chống xói mòn. Lá có thể làm
thức ăn cho gia súc. Số cành khô lá rụng lớn dùng làm chất đốt rất tốt [1].

8


9

1. 3. Lịch sử nghiên cứu
1. 3. 1. Những nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay có khoảng 1.100 loài trong Acacia, phần lớn là cây bụi, cây
cỡ nhỏ ở miền Savan khô và miền khô australia, châu Phi, ấn Độ và châu Mỹ.
Một số ít cây như Acacia mearnsii (keo lõi đen) là nguồn ta nanh cho công
nghiệp thuộc da của thế giới loài cây này mọc ở vùng mát, ẩm, miền ôn hoà và
miền cao nhiệt đới. Tuy nhiên, có một nhóm cây mọc tự nhiên ở vùng nhiệt
đới có độ cao thấp và ẩm. Có thể trồng thuần loại mà không sợ sâu bệnh gây
ra.
A. mangium thuộc loài cây gỗ, thường có sự phát triển bất ngờ khi trồng
ở vùng sinh thái mới. Năm 1966, cây này được ®­a vµo Sabah cã xt xø tõ
vïng nhiƯt ®íi Èm ở Queesland của nước úc. Cây mọc tốt và đà được thử

nghiệm trong trồng rừng. A. mangium mọc nhanh hơn cả cây Lõi thọ và Bạch
đàn deglupta. Sau 14 năm, A. mangium mọc cao khoảng 30 m, đường kính
thân 40 cm ở Sabah.
Các nhà lâm nghiệp ở Sabah hiện nay đà biến trên 15.000 ha đất thoái
hoá thành rừng trồng sản xuất A. mangium. Đến nay Sabah là nơi thực hiện
chương trình trồng rừng chủ yếu với cây A. mangium và được xây dựng ở
những nơi khác của Malaixia, một số nước khác như ở Papua New Guinea
năm 1969, Nepan năm 1976, Philippin năm 1977, Bangladesh năm 1978, ở
Hawaii năm 1979, Camorun và Costa Rica năm 1980, Indonesia năm 1980,
1981.
Trồng rừng A. mangium không quá khó. Làm vườn ươm để gây
giống không phức tạp , cũng giống như các loài Acacia khác , có thể gieo
hạt trực tiếp trên nhiều loại đất khác nhau.
Tóm lại, A. mangium là loài cây đa mục đích cần được thử nghiệm
rộng rÃi trên miền nhiệt đới, đặc biệt là trên đất cằn cỗi.
9


10

Trên thế giới đà có nhiều nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng cho cây
lâm nghiệp. Năm 1840, Marrier de boysdyver ( người Pháp) đà ghép 10.000
cây thông đen. Năm 1983, Venlinski A. H đà nhân giống cho một số loài
cây lá kim và cây lá rộng bằng hom. Tại Pháp năm 1969, Trung tâm lâm
nghiệp nhiệt đới đà nhân giống cho các loài bạch đàn ( Eucaluptus), năm
1973 mới chỉ có 1 ha rừng trồng bằng cây hom thì đến năm 1986 đà có
khoảng 24.000 ha rừng trồng bằng cây hom, đạt tăng trưởng
35m3/ha/năm[28].
Theo các tài liệu của Trung tâm giống cây rừng Asean Canada
(gọi tắt là ACFTSC) những năm gần đây, sản xuất cây hom được tiến hành

liên tục ở các nước Đông Nam á.
Việc nghiên cứu nhân giống keo Tai tượng bằng phương pháp giâm
hom bởi một số nhà khoa học trên thế giới như C. Y. Wong và R.J.Haines
(1991) cho cây non ở vườn ươm thấy rằng tỷ lệ ra rễ đạt 54% ở công thức đối
chứng và 71- 79% ở các công thức sử lý IBA và Trihormone. Theo tác giả thì
IBA là một trong những loại thuốc có tỷ lệ ra rễ cao nhất, song họ vẫn chưa
chỉ ra được nồng độ bao nhiêu là thích hợp. Năm 1988, Trung tâm giống cây
rừng Asean Canada ở Thái lan đà nhân giống hom cho loài keo Tai tượng
với tỷ lệ thành công khá cao [9].
1. 3. 2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Người ta ®· biÕt sư dơng ®Ĩ trång c©y b»ng hom cho các loài tre, trúc,
mía, sắn,.. nhưng với cây rừng nhân giống bằng hom thì mới chỉ được chú ý và
quan tâm từ những năm 1979 trở lại đây.
Keo Tai tượng (A. mangium) là một trong những loài cây trồng rừng
chủ u ë n­íc ta. Thêi gian tíi diƯn tÝch trång loài này có thể rất lớn, đà có
khoảng hàng chục ngàn hecta được gây trồng trong cả nước mà nguồn gièng

10


11

chủ yếu được nhập từ Australia và từ các rừng keo Tai tượng ở miền nam Việt
Nam.
Những năm 1990 trở lại đây, Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy đà giâm hom cho loài keo Tai tượng và một số loài
khác, đà đạt được kết quả đáng kể. Các thí nghiệm về loại nhà giâm hom, môi
trường cắm hom, thời vụ và phương pháp sử lý chồi cũng đồng thời được thực
hiện.
Hiện nay, keo Tai tượng (Acacia mangium) là một trong những loài cây

trồng rừng chủ lực ở nước ta. Có thể trong tương lai loài keo này sẽ được trồng
với số lượng lớn trên cả nước, để phục vụ nhu cầu cần thiết cho xà hội.
Kết quả khảo nghiệm về keo Tai tượng gần đây của viện khoa học Lâm
nghiệp trên một số vùng sinh thái như Ba Vì ( Hà Tây), Trung tâm nghiên cứu
Đông Bắc Bộ (Vĩnh Phú), Trạm Hoá Thượng ( Bắc Thái), Trung tâm nghiên
cứu Bắc Trung Bộ (Quảng Trị), Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Bộ ( Đồng
Nai), Đại Lải ( Vĩnh Phúc)Nhìn chung, keo Tai tượng có mức tăng trưởng
khá tốt trên các lập địa như Pongaki và Ingham của A. mangium nhưng nguồn
hạt giống từ các cây trội còn hạn chế .
Từ năm 1981, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh
(nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) đà triển khai bước khảo nghiệm
loài đối với keo (tổng số đà khảo nghiệm hơn 100 loài/ 30 điểm/ lập địa) đÃ
chọn được một số loài sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao. Đó là A.
mangium, A. crassicarpa, A. aulacocarpa và cây lai A. mangium x A.
auriculiformis và cây lai ngược lại (Tài liệu báo cáo nội bộ Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy).
Những năm 1990 trở lại đây, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đÃ
giâm hom keo Tai tượng từ hom chồi của cây non 1 tuổi, hom cành của cây 2
tuổi và 4 tuổi với chất IBA dạng bột nồng độ 50ppm, 100ppm và 150ppm, bố
trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp . kết quả cho thấy sử dụng chất điều hoµ
11


12

sinh trưởng IBA ở nồng độ 150ppm cho hiệu quả cao đạt tỷ lệ ra rễ tới hơn
80%. Viện khoa học Lâm nghiệp năm 1992 giâm hom tháng 7, 8 sau 27 ngày
công thức đối chứng đạt tỷ lệ ra rễ 95%, các công thức sử lý thuốc có tỷ lƯ ra
rƠ cao nhÊt cịng chØ tíi møc 95%. Sù khác biệt chủ yếu là số lượng rễ trên
mỗi hom và chiều dài của rễ. Trong lúc công thức đối chứng có số lượng rễ là

2,3 rễ/ hom và chiều dài của rễ là 5,3 cm thì các công thức sử lý chất điều hoà
sinh trưởng có số lượng rễ là 4,2- 7,3 rễ/ hom. Các công thức có tỷ lệ ra rễ cao
cũng đồng thời có chiều dài rễ tương đương hoặc dài hơn so với công thức đối
chứng [9]. Hiện nay, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy chọn lọc các cây
ưu trội và đang nhân giống phục vụ trồng rừng.
Đặc điểm ra rễ ở các đoạn hom khác nhau, xét khả năng ra rễ các đoạn
hom đối với keo Tai tượng thì đoạn 1 có tỷ lệ ra rễ cao nhất ( 100%), đoạn 4 lệ
kém hơn (66,7%), nhưng đoạn 2 và 3 lại có chỉ số ra rễ cao nhất (32,9 và
42,1). ảnh hưởng nồng độ thuốc đến tỷ lệ ra rễ các đoạn hom đều có tỷ lệ ra
rễ cao ở đoạn 1 và đoạn 2 [9]. hfKÕt qu¶ kh¶o nghiƯm cđa ViƯn
Xư lý chÊt điều hoà sinh trưởng IBA có tác dụng tăng số lượng rễ,
chiều dài rễ trong các trường hợp. Những nghiên cứu của Lê Đình Khả, Phí
Quang Điện, Chirs Harwood (1997) về khả năng chịu hạn của keo Tai tượng
đà được gây trồng thành công ở nhiều vùng nước ta. Song keo Tai tượng là
loài cây đòi hỏi lượng mưa lớn (trên 1500 mm/ năm). Nghiên cứu nốt sần và
khả năng cải tạo đất keo Tai tượng chứa vi khuẩn cố định nitơ tự do có tính
chất chuyên hoá.
Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm Rhizobium cho keo Tai tượng
ở vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Khi nhiễm, bón
chế phẩm vi khuẩn cố định đạm Rhizobium có thể tăng sinh trưởng về đường
kính và chiều cao khoảng (18%) ở vườn ươm. Rừng trồng từ cây con được
nhiễm bón chế phẩm vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sau 10 đến 24 tháng
tuổi tăng hơn 12- 13% so với đối chứng không bón. Những thành công b­íc
12


13

đầu đà đạt được, đồng thời với nhu cầu hiện nay của ngành giấy nước ta, cho
thấy việc nhân giống keo Tai tượng bằng giâm hom cho một số dòng ưu trội

như dòng là cần thiết.
1. 3. 3. Một số nhận sét chung
Qua các kết quả đà được giới thiệu ở phần trên, Lê Đình Khả (1996)
Khi nhân giống cho keo Tai tượng và keo Lá tràm đà nghiên cứu ra các nồng
độ thuốc kích thích ra rễ khác nhau, thời gian sử lý khác nhau, điều kiện ánh
sáng của cây mẹ, tuổi của cây mẹ...
Hiện nay, chưa tìm ra được loại giá thể nào tốt nhất, nồng độ tốt nhất,
chưa nghiên cứu ra một quy trình cụ thể cho loài keo Tai tượng đà thành thục.
Những công bố về nhân giống cho keo Tai tượng ở cây nhiều tuổi còn ít nên
cần phải được thí nghiệm nhiều hơn nữa. Cũng theo Lê Đình Khả ( 1996) đÃ
tìm ra được một số các nồng độ cho các đoạn hom khác nhau, các tháng giâm
hom thích hợp và sử lý ABI có tác dụng tốt hơn so với các chất điều hoà sinh
trưởng khác
Đồng thời nghiên cứu quy trình giâm hom cho một số loài cây gỗ lớn
bản địa có giá trị kinh tế cao, để phục vụ cho các chương trình trồng rừng và
phục hồi rừng, làm giàu rừng và phòng hộ.
1. 4. Cơ sở khoa học của phương pháp giâm hom
Nhân giống sinh dưỡng theo nghĩa rộng được hiểu là tất cả các phương
pháp nhân giống bằng giâm hom, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô tế bào,
v.v..[12].
Nhân giống bằng phương pháp giâm hom là dùng một phần lá hay một
đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo cây mới gọi là cây hom. Đây là
phương pháp với một số lượng cây mẹ được nhân với hệ số nhân lớn, phương
pháp này vừa nhanh lại rẻ tiền, rút ngắn được thời gian cải thiện giống cây
13


14

rừng nên được áp dụng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây ăn quả và cây

cảnh [9].
Những yếu tố quyết định trong giâm hom là làm sao cho hom ra rễ tỷ lệ
cao, thân cây được hình thành từ chồi bên hoặc chồi bất định, khả năng hình
thành rễ và thân còn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng loài cây, bộ
phận của cây lấy làm giống cũng như loại tế bào và phân hoá của cây, cho nên
người ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho chúng ra rễ. Sự thành công
của phương pháp gi©m hom phơ thc nhiỊu u tè nh­ ti c©y mẹ, ánh
sáng, giá thể, nhiệt độ, độ ẩm
1. 4. 1. Cơ sở của sự hình thành rễ bất định
Rễ bất định được sinh ra từ bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
nó, tuỳ theo từng loài cây khác nhau mà rễ phát triển (như: Cây đa, cây si rễ
mọc từ cành, cau, dừa rễ lại mọc từ các đốt trên thân) [4].
Rễ bất định được chia làm 2 loại: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh
Rễ tiềm ẩn: là rễ tự nhiên từ trong thân, cành chúng phát triển khi mà đoạn
thân hoặc cành đó tách rời khỏi cây. Rễ mới sinh là rễ được hình thành khi cắt
hom và là hậu quả của phản ứng vết cắt, khi hom bị cắt các tế bào sống ở vết
cắt bị tổn thương, các tế bào dẫn chuyền đà chết của mô gỗ được mở ra và
gián đoạn sau đó quá trình tái sinh xẩy ra theo 3 bước; Các tế bào bị thương ở
mặt ngoài chết và hình thành một lớp tế bào bị thối trên bề mặt, vết thương
được bọc một lớp bần, mặt gỗ được đậy lại bằng keo, lớp bảo vệ này giúp mặt
cắt khỏi sự thoát hơi nước.
- Các tế bào sống ở dưới lớp bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi bị cắt vài
ngày, có thể hình thành nên một lớp mô mềm, các tế bào ở vùng lân cận tượng
tầng mạch và libe bắt đầu hình thành rễ bất định.
- Cây thân gỗ có một hay nhiều lớp mô gỗ thứ cấp và libe thì rễ bất định
thường phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom, bắt nguồn từ phần libe
14


15


thứ cấp còn non. Nhưng đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch rây, tượng
tầng, libe, bì khổng và tuỷ.
Rễ bất định thường được hình thành bên cạnh và sát ngoài lõi trung tâm
của mô mạch và ăn sâu vào thân (cành) tới gần ống mạch sát bên ngoài tượng
tầng.
Tóm lại, giâm hom cành hoặc hom thân để hình thành một bộ rễ mới là
rất quan trọng, sau đó là số lượng rễ và chiều dài của rễ.
1. 4. 2. Cơ sở hình thành chồi
Sự hình thành chồi và rễ bất định có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ ra rễ của quá trình giâm hom , cơ bản có thể chia ra hai nhóm chính đó là
các nhân tố nội sinh và ngoại sinh [26].
1. 4. 3. Các nhân tố nội sinh
Đặc điểm di truyền
Kết quả nghiên cứu của ( D.A. Komixarop, 1964; B. Martin, 1974 và
Nanda, 1970) đà đi đến một kết luận chung là các loài cây khác nhau thì
cho tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ, các đặc điểm khác nhau. Tác giả dựa vào khả
năng ra rễ của các loài cây để phân chia thành các nhóm:
+ Nhóm dễ ra rễ: Bao gồm các loài cây không cần sử lý thc nh­ng vÉn
cã tû lƯ ra rƠ cao, nh­ mét số loài điển hình Tre, nứa, đa, sung, liễu
+ Nhóm khó ra rễ: Bao gồm những loài hầu như không ra rễ hoặc là phải
dùng các chất kích thích ra rễ nồng độ cao mà ra rễ vẫn thấp.
+ Nhóm ra rễ trung bình: Gồm các loài chỉ cần sử lý các chất kích thích ra
rễ nồng độ thấp cũng cã thĨ ra rƠ víi tû lƯ cao, nhãm nµy có rất nhiều loài,
trong đó có các chi; Eucaluptus sp, Taxus sp nhưng sự phân chia này chỉ
mang ý nghĩa tương đối, vì vậy khả năng giâm hom có thể chia thµnh 2
nhãm chÝnh:
15



16

Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành, gồm các loài cây thuộc họ dâu
tằm, một số loài khác thuộc họ liễu, một số loài thuộc họ đậu các loài này khi
giâm hom không cần sử lý thuốc, hoặc sử lý với nồng độ thấp vẫn cho ra rễ
bình thường.
Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt, thì khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn
chế ở các mức độ khác nhau. Những loài như thông đỏ mặc dù cây nhiỊu ti
nh­ng vÉn cho tû lƯ ra rƠ cao tõ 80 90% [11]. Có những loài cây rất khó ra
rƠ nh­ Mì 5 ti chØ cho tû lƯ ra rễ khoảng 13 14% [11]. Đối với nhóm khó
ra rƠ, mn cho tû lƯ ra rƠ cao nªn dïng cây non hoặc cây đà trẻ hoá, sử lý
nồng độ thc sao cho phï hỵp.
TÝnh di trun cđa tõng xt xứ và cá thể
Trong một chi, các loài khác nhau cho tỷ lệ ra rễ khác nhau và các đặc
điểm ra rễ cũng khác nhau ( ví dụ: Giâm hom bạch đàn trắng và bạch đàn
urophylla cho tỷ lệ ra rễ khác nhau là 50 90% và 15 35%). C¸c xt xø
kh¸c nhau tû lƯ ra rƠ cịng kh¸c nhau; (vÝ dô nh­ E. camaldulensis xuÊt xø
Victroria River tû lƯ ra rƠ lµ 60%, E. camaldulensis xt xø Gibb River là
85% và E. camaldulensis xuất xứ Nghĩa Bình cho tỷ lệ ra rễ là 35%( Lê Đình
Khả, Phạm Văn Tuấn, Đoàn Thị Bích, 1997).
Từ kết quả trên thấy rằng trong cùng một loài có các xuất xứ, dòng khác
nhau, c¸ thĨ kh¸c nhau cịng cho tû lƯ ra rƠ, các chỉ số khác nhau.
Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom
Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quy định mà còn phụ
thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Cây non có tỷ lệ ra rễ lớn hơn và thời
gian ra rễ cũng ngắn hơn. Một số trường hợp khả năng ra rễ giảm suống ở
hom giâm cây nhiều tuổi được giải thích là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm
tổng số cao ở thân cây, hay nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân giảm
16



17

suống như trường hợp ở Quercusrobur ( Liubinkii, 1957), Cây nhiều tuổi ra rễ
kém là do tính mềm dẻo bị giảm đi (Komisarov, 1994).
Khả năng ra rễ của hom giâm không những do tính di truyền quyết định
mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ và tuổi cành ®Ĩ lÊy hom, nã ¶nh
h­ëng rÊt lín ®Õn tû lƯ ra rễ của hom giâm, đặc biệt là đối với các loài cây
khó ra rễ. Qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trước đây đà nhận xét,
khi giâm hom cây mẹ càng già ( tuổi cao) thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm,
cây chưa sinh sản bằng hạt dễ nhân giống bằng hom hơn là khi cây đà sinh
sản bằng hạt; như giâm hom cho loài cây mỡ 1 tuổi thì tỷ lệ ra rễ là 98%, cây
3 tuổi là 47%, cây 20 tuổi không ra rễ (Lê Đình Khả và cộng sự, 1990).
Cây mẹ càng thành thục thì càng khó khăn cho việc giâm hom, để khắc
phục người ta đà dùng các biện pháp trẻ hoá như; ghép, triết, giâm hom, nuôi
cấy mô tế bào, hoặc các biện pháp cơ giới chặt, khoanh vỏ, hoặc các biện pháp
lâm sinh như bón phân, tưới nước... Tuổi cành cũng vậy ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm . Hom ở giai đoạn bánh tẻ nửa hoá gỗ tỷ lệ ra rễ
cao. Hom quá non khi giâm sẽ bị đen và thối rũa, ngược lại nếu hom quá già
sẽ khó ra rễ. Hom cành hoá gỗ có thể không ra rễ, chưa hoá gỗ chỉ thành công
khi mà lấy hom ở các cành non và cành được lấy phía gốc tương đối non. Từ
đó dẫn đến khái niệm hom cành hoá gỗ và trẻ hoá cây mẹ bằng các phương
pháp khác nhau.
Vị trí lấy hom trên cây mẹ và trên cành
Hom được lấy từ các cành ở vị trí khác nhau của cây mẹ cho tû lƯ ra rƠ
kh¸c nhau. Cã thĨ cïng mét cành ở các vị trí khác nhau tỷ lệ ra rễ cũng khác
nhau. Với mỗi loài cây và các vị trí lấy hom khác nhau thì tỷ lệ ra rễ khác
nhau, quan trọng là ta phải xác định được vị trÝ lÊy hom tèt nhÊt.
Nghiªn cøu cđa Hartney (1980) cho rằng hom ở gần gốc dễ ra rễ hơn
phần ngọn, có thể do gốc của cây con là nơi tích tụ các chất cần thiết cho sự ra

17


18

rễ hay là tồn tại sự chênh lệch về các chÊt kÝch thÝch vµ øc chÕ sù ra rƠ cđa các
phần khác nhau của cây. Trong thuyết phát triển giai đoạn thì gốc là phần non
nhất của một cây , vì vậy lấy hom phần gốc cho tỷ lệ ra rễ rất cao . Chứng tỏ
khi trẻ hoá một cây thành thục người ta thường chặt sát mặt đất để tạo ra
những chồi bất định có sức sống tốt.
Sự tồn tại của lá trên hom
Khi giâm hom cho bất cứ một loài cây nào thì ánh sáng là nhân tố
không thể thiếu được trong quá trình hình thành rễ, lá là bộ phận quang hợp
hấp thụ ánh sáng, tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây hom, đồng thời
đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mô phân sinh của rễ ở
các hom cành chưa hoá gỗ, là cơ quan thoát hơi nước để khuếch tán tác dụng
các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom, lá là cơ quan điều tiết các
chất điều hoà sinh trưởng ở hom gâm. Nếu ta để quá nhiều lá hoặc diện tích lá
lớn thì sẽ hạn chế số lượng hom trên đơn vị diện tích, nhưng không có lá hoặc
diện tích lá quá ít thì hom không quang hợp được và không ra rễ hoặc bộ rễ ít,
không khoẻ mạnh. Lê Đình Khả và cộng sự thí nghiệm cho bạch đàn và keo,
đà kết luận là nên để lại từ 1/2 1/3 diện tích phiến lá thì tỷ lệ ra rễ rất cao.
Thí nghiệm cho Bạch đàn deglupta thấy rằng để nguyên lá hoặc cắt một phần
phiến lá thì hom có tỷ lệ ra rễ 100%, cắt bỏ lá hom hoàn toàn không ra rễ
( Martin và Quillet, 1974)
Với hom cành đà hoá gỗ trong quá trình giâm hom xẩy ra 2 giai đoạn:
Có thể chồi nách phát triển trước dựa vào các chất dự trữ trong thân. Sự hình
thành rễ diễn ra ở giai đoạn 2 khi quang hợp đầy đủ với các hom cành chưa
hoá gỗ, ngược lại: Rễ hình thành trước råi tråi n¸ch míi cã thĨ mäc ra. Nh­
vËy, vai trò của lá đặc biệt quan trọng trong quá trình quang hợp ở giai đoạn

đầu giâm hom.

18


19

ảnh hưởng kích thước của đoạn hom
Đường kính và chiều dài của hom ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Kết
quả nghiên cứu, D. A Komixarop (1964) với nhiều loài cây cho thấy hom của
cành có thích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ và hom cắt từ cây có
đường kính nhỏ khả năng phát sinh rễ thấp, nhưng hom cắt từ cây lớn ra rễ
chưa hẳn đà là tốt. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đà chứng minh chiều
dài của hom bạch đàn, keo tõ 7 – 10 cm, phi lao tõ 10 – 12 cm là thích hợp.
ảnh hưởng của tuổi chồi đến khả năng ra rễ
Tuổi chồi ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra rễ của hom. Thí nghiệm giâm
hom cho bạch đàn, keo tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy:
Sau khi chặt gốc khoảng 2 tháng lấy hom th× hom cho tû lƯ ra rƠ rÊt cao. Đối
với keo người ta thường chỉ chặt cây dưới 5 tuổi để thu chồi lấy hom. Như vậy,
tuổi ảnh hưởng ®Õn tû lƯ ra rƠ cđa hom. Chóng ta thÊy rằng quá trình phát
triển của cây được thể hiện ở giai đoạn non trẻ, chuyển tiếp, thành thục có thể
nhận biết qua các cách sau:
- Mô phân sinh đầu ngọn kiểm soát có khả năng chuyển từ sinh trưởng
sinh dưỡng sang thành thục sinh sản.
- Trong các giai đoạn thành thục khác nhau có đặc trưng về hình thái, sinh
lý khác nhau.
- Khả năng hình thành chồi, ra rễ của các bộ phận khác nhau là rất khác
nhau.
- Khả năng này ở bộ phận giai đoạn non trẻ lớn hơn rất nhiều ở giai đoạn
thành thục.

Khả năng tái sinh cũng là một dấu hiệu quan trọng sự chuyển giai đoạn từ
tuổi non sang thành thục. Các cành được lấy ở bộ phận non của cây ra chồi và
rễ bất định tốt hơn là lấy ở bộ phận thành thục. Do đó, trẻ hóa cây thành thục
là khâu rất quan trọng trong việc nhân giống bằng hom ở những loài cây ra rÔ
19


20

trung bình và khó ra rễ. Biện pháp tốt nhất là tạo chồi bất định từ gốc đà chặt
để dùng giâm hom.
Các chất điều hoà sinh trưởng
Các chất điều hoà sinh trưởng auxin là những chất quan trọng trong quá
trình kích thích ra rễ của cây hom. Bên cạnh đó cũng có nhiều các chất khác
cùng tác động với auxin và thay đổi hoạt tính của auxin tồn tại một cách tự
nhiên trong các mô của hom giâm, tác động đến quá trình hình thành rễ. Chất
quan trọng khác là Rhizocalin, đồng nhân tố ra rễ và các chất kích thích, kìm
hÃm ra rễ ( Tewari, 1993).
- Chất Rhizocalin được coi là rất cần thiết cho sự hình thành rễ. Builena,
1964 cho rằng Rhizocalin là chất được kết hợp từ 3 nhân tố: Nhân tố đặc thù
có khả năng chuyển dịch, có nhóm dephenol được sản sinh từ lá dưới ánh
sáng; Thứ hai là nhân tố không đặc thù và linh hoạt ( auxin) tồn tại ở các nồng
độ theo giới hạn sinh lý; Thứ 3 là các enzym đặc thù có thể ở dạng Phenol
Oxydaza ở trụ bì, Phloem và tượng tầng. Kết hợp hai chất đầu với chất thứ ba
để tạo thành Rhizocalin kích thích sự ra rễ của hom.
- Đồng nhân tố ra rễ: Hess, 1961 cho rằng có một số chất nội sinh điều
phối hoạt tính của IAA gây nên sự khởi động ra rễ gọi là đồng nhân tố, và
một số chất khác thuộc loại này về sau đà được xác định là axit Chlozogenic,
axit isoChlozogenic và chất kích thích khác chưa rõ tên. Về sau các tác giả
khác cũng ủng hộ quan điểm đồng nhân tố.

- Chất kích thích và chất kìm hÃm ra rễ; đà nói lên sự tồn tại của chất kích
thích ra rễ trong các mô của một số loài cây dễ ra rễ có thể tồn tại hầu hết trên
cơ thể thực vật.

20


21

1. 4. 4. Các nhân tố ngoại sinh
Điều kiện của cây mẹ ấy cành
Điều kiện sống của cây mẹ và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ
của hom. Thí nghiệm của Komisrov, 1964 thì hom được lấy từ cây trồng ở nơi
ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao hơn , trong lúc hom
cắt từ cây trồng ở nơi có ánh sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp
cho tỷ lệ ra rễ thấp hơn. Tác giả nhận định là các điều kiện gây trồng có ảnh
hưởng ®Õn tû lƯ ra rƠ cđa hom gi©m tõ c©y non, nhưng không có ảnh hưởng
đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây lớn tuổi.
Thời vụ giâm hom
Đây là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ¶nh h­ëng ®Õn sù ra
rƠ cđa hom. Tû lƯ ra rƠ phơ thc vµo thêi vơ lÊy cµnh vµ thêi vụ giâm hom ,
có một số loài cây giâm hom được quanh năm, một số loài khác lại mang tính
thời vụ rõ rệt.
Các thí nghiệm cho thấy mùa mưa là mùa giâm hom đạt tỷ lệ cao nhất ở
nhiều loài cây, nhưng một số loài cây cho tỷ lệ ra rễ cao nhất vào mùa xuân.
Khi lấy hom vào thời kỳ cây mẹ có hoạt động sinh trưởng mạnh nhất thường
có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các giai đoạn khác.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả cao hay thấp gắn liền với các yếu tố cơ
bản là diễn biến của khí hậu, thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và
trạng thái sinh lý của cành. Hầu hết các loài cây đều sinh trưởng mạnh trong

vụ xuân hè ( mùa mưa) và sinh trưởng chậm dần vào vụ cuối thu và mùa đông
( mùa khô). Vì vËy, thêi kú gi©m hom tèt, cho tû lƯ ra rễ cao của đa số các loài
cây là vào các tháng xuân hè và đầu mùa thu ( mùa mưa và nóng ẩm). Hiện
nay, có hai quan điểm:
Một số tác giả cho rằng nhân giống bằng hom bắt đầu khi chồi bước
vào thời kỳ hoá gỗ ( tức là hom cành ở trạng thái hoá gỗ yếu). Một số khác l¹i
21


22

đưa ra quan điểm là lấy hom ở trạng thái hoá gỗ hoàn toàn mà ở nhiều loài
biểu hiện ở pha sinh trưởng giảm dần hoặc kết thúc sinh trưởng chồi. Nhưng
đối với cây ở vùng ôn đới thì thời kỳ giâm hom tốt nhất là lúc hoa đang nở rộ,
còn cây ở vùng á nhiệt đới ẩm thì thời kỳ giâm hom của nhiều loài không
trùng với thời kỳ nở hoa.
Từ những kết quả đà nghiên cứu các tác giả đà đi đến kết luận: Một số
loài có thể giâm hom trong thời kỳ sinh trưởng mạnh của cành, một số khác
trong thời kỳ sinh trưởng giảm dần và mét sè loµi sau khi kÕt thóc sinh tr­ëng
cµnh. Thêi kỳ giâm hom tốt nhất cho mỗi loài cây ở từng vùng khác nhau chỉ
có thể xác định bằng thí nghiệm, nhưng ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, thời kỳ
giâm hom còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu trong năm.
Những tháng mùa hè ở nước ta nhiệt độ không khí ngoài trời rất cao
khoảng từ 35 360c ( trong nhà kính và nhà giâm hom có lúc còn tăng cao
hơn), lúc đó độ ẩm không khí lại quá thấp sẽ không thuận lợi cho sự ra rễ cđa
hom. Qua mét sè thÝ nghiƯm gi©m hom keo Tai tượng và keo Lá tràm của
Trung tâm nghiên cứu giống c©y rõng cho thÊy víi c©y 1 ti gi©m hom vào
tháng 7 có tỷ lệ ra rễ đạt hơn 90% [9].
ảnh hưởng của ánh sáng
ánh sáng rất quan trọng trong quá trình ra rễ của hom giâm, nếu không

có ánh sáng và không có lá thì hom giâm không thể quang hợp được, sẽ dẫn
đến quá trình khó trao đổi chất, do đó không có hoạt động ra rễ, hoặc chỉ có
một số loài cá biệt cho tỷ lệ ra rễ nhưng không cao. Hầu như tất cả các loài
cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn, cho dù đó là cây ưa
sáng hay cây chịu bóng.
Chất lượng ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom. Theo
Komisarov, 1964 thì ánh sáng tự nhiên rất cần thiết cho sự ra rễ, còn ánh sáng
đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của một số loài cây ưa sáng.
22


23

Tewry (1993) đà cho rằng khoảng thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến
tỷ lệ ra rễ. ánh sáng tán xạ rất cần thiết cho hom và độ sáng thích hợp vào
khoảng từ 40 50% ánh sáng toàn phần, khi giâm hom nếu ánh sáng đầy đủ,
thời gian ra rễ ngắn và tỷ lệ ra rễ cao hơn.
Mỗi loài cây rừng nhu cầu ánh sáng khác nhau, cây ưa sáng yêu cầu
ánh sáng cao hơn so với cây chịu bóng, nếu ta giâm hom các loài ưa sáng
trong bóng tối thì hoàn toàn hom không ra rễ. Đối với các loài cây nhu cầu
ánh sáng còn phụ thuộc vào mức độ hoá gỗ và chất dự trữ ở trong hom. Hom
hoá gỗ yếu chất dự trữ ít cần cường độ ánh sáng tán xạ cao hơn so với hoá gỗ
hoàn toàn. Từ đó có thể trả lời tại sao các nhà kính được sử dụng để giâm hom
hoặc các nhà giâm hom cố định hay giâm hom tạm thời thường được lợp bằng
các màng Polyetylen màu trắng trong suốt mà không phải các vật liệu khác.
Thực tế, ảnh hưởng của ¸nh s¸ng ®Õn tû lƯ ra rƠ th­êng mang tÝnh chất
tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng, nhiệt và độ ẩm chứ không phải tách
riêng từng nhân tố riêng lẻ, do đó khi giâm hom phải quan tâm đầy đủ các yếu
tố này.
ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và giá thể

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định sự ra rễ và tốc độ ra rễ
của hom, ở nhiệt độ quá thấp hom sẽ nằm ở trạng thái tiềm ẩn có thể ra rễ ít
hoặc không ra rễ, ở nhiệt độ quá cao sẽ tăng cường độ hô hấp và làm hom bị
hỏng giảm tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của hom.
Đối với các loài cây vùng nhiệt đới nhiệt độ không khí trong nhà giâm
hom cần thiết cho sự ra rễ khoảng từ 28 320c và nhiệt độ thích hợp của giá
thể khoảng 25 300c (Longman, 1993). Các loài cây ở vùng lạnh cần nhiệt độ
không khí trong nhà giâm hom lại thấp hơn, khoảng từ 23 270c và nhiệt độ
giá thể là 22 240c (Dansin, 1983). Theo D. A Komixarov thì nhiệt độ không
khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể khoảng từ 2 – 30c nhu
23


24

cÇu vỊ nhiƯt cho kÝch thÝch ra rƠ cđa hom biến động trong phạm vi rộng và
phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của chúng. Nhiệt độ không khí thích hợp
cho sự ra rễ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ hoá gỗ của hom, tuổi
của cây mẹ...
ảnh hưởng độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể
Là hai nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra rễ của hom. Sự quang
hợp hô hấp phân chia tế bào, chuyển hoá chất trong cây đều cần đến nước, nếu
cung cấp nước không đầy đủ hom sẽ bị héo và chết, nếu nhiều nước quá thì
hoạt động của men thuỷ giải tăng lên, quá trình quang hợp sẽ ngưng trệ. Mỗi
loài cây cần một độ ẩm thích hợp khác nhau, làm mất độ ẩm của hom từ 15
20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Với một số loài cây rừng độ ẩm
thích hợp cho giá thể là 50 70%.
Độ ẩm không khí và giá thể rất quan trọng không thể thiếu cho sự hình
thành rễ của hom giâm. Độ ẩm giữ cho hom không bị khô héo và cung cấp
nước để cho hom quang hợp, ta luôn phải duy trì độ ẩm không khí bằng cách

tạo ra một lớp mù trong nhà kính hoặc nhà giâm hom, khi độ ẩm giá thể quá
thấp sẽ làm cho hom bị khô héo lá và chết trước khi hom ra rễ, nếu độ ẩm giá
thể quá cao làm cho phần hom cắm trong giá thể bị thối rũa, nhất là đối với
hom non. Như vậy, nên chọn vật liệu phù hợp cho từng loài cây cụ thể.
Giá thể giâm hom
Giá thể là nơi để cắm hom sau khi cắt từ cây mẹ và đà được sư lý qua
thc chèng nÊm vµ chÊt kÝch thÝch ra rễ. Hiện nay, giá thể chủ yếu được
dùng là mùn cưa, cát tinh, sơ dừa băm nhỏ, đất ở vườn ươm. Giá thể tốt nhất là
thoát khí tốt, duy trì được độ ẩm trong khoảng thời gian dài mà không bị ứ
đọng nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển thuận lợi, đồng thời phải sạch
không gây nhiễm nấm bệnh.
24


×