Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bao cao NTM huyen Hung Nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>HUYỆN HƯNG NGUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


Số: /BC-UBND <i>Hưng Nguyên, ngày tháng năm 2010 </i>
<b>BÁO CÁO</b>


<b> Kết quả điều tra hiện trạng và kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp</b>
<b>huyện giai đoạn 2010 -2015, định hướng đến năm 2020</b>


Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQCP ngày 28/10/2009 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của
Ban chấp hành TW Đảng khóa X về nơng nghiêp, nơng dân, nông thôn; Quyết định số
491QĐ/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM; Quyết định số 800/QĐ.TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 3875/QĐ.UBND.NN ngày 31/8/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020.


Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khóa 27 và Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2010 – 2015; UBND Huyện ban hành kế
hoạch thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới huyện Hưng Nguyên giai đoan
2010 – 2020.


<b>I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG CỦA HUYỆN:</b>
<b>1. Điều kiện tự nhiên:</b>


- Huyện Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thuộc vùng Đông Nam của tỉnh Nghệ
An. Vị trí địa lý: 18o<sub>33'45’’ - 18</sub>o<sub>48’14’’' vĩ độ Bắc, 105</sub>o<sub>33'09’’ - 105</sub>o<sub>42'19’’ kinh độ</sub>
Đơng.



+Phía Đơng giáp thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An.
+Phía Tây Bắc giáp huyện Nam Đàn của tỉnh Nghệ An
+ Phía Nam giáp huyện Đức Thọ tỉnh Hà TĨnh.


+ Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc của Tỉnh Nghệ An.


- Có 23 xã thị trấn và có 27.768 hộ với 112.028 nhân khẩu.


- Diện tích đất tự nhiên tồn huyện : 15.914,71 ha. Chiếm ...% diện tích tự
nhiên tồn Tỉnh Nghệ An


<b>2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết:</b>


- Hưng Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp đới gió mùa Đơng Bắc và gió Tây Nam,
có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đơng Bắc thổi từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét và mưa phùn. Gió Tây
Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 có lúc gây khơ hạn. Hàng năm phải chịu ảnh hưởng từ
3 đến 5 cơn bão, gây lũ lụt, sạt lở đê điều, kênh mương. Mùa nóng: từ tháng 4 đến
tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ lên tơi 400<sub>C. Mùa lạnh nhiệt độ thấp</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trung vào tháng 3,8,9,10 thường gây ngập úng. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến
tháng 3 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thường gây khô hạn cho vụ Đông Xuân.
<b> 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội:</b>


Về giao thông:


Đặc thù là huyện đồng bằng do đó khá thuận lợi cho việc đi lại phục vụ đời sống
dân sinh. Bao gồm Quốc lộ 46 dài 5 km, đường tránh Vinh dài 18 km, đường tỉnh lộ
dài 25 km, qua 11 xã. Đây là tuyến đường huyết mạch rất quan trọng của huyện nó
phục vụ cho nhu cầu vận tải đi lại của người dân huyện Hưng Nguyên, nhân dân cấc xã


vùng Chín Nam huyện Nam Đàn và một phần của huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.


- Đường trục xã, liên xã: 123 km, trong đó số km đã cứng hố 65.12 km
- Đường trục thôn bản: 328.809 km


- Đường ngõ xóm: 370.316 km


- Đường trục chính nội đồng 682.365 km
Đường huyện lộ:


1. Đường Nguyễn Văn Trỗi : dài 27 km, điểm đầu nối với 558, điểm cuối làng
Thanh Phong, xã Hưng Trung và nối với đường 34 huyện Nghi Lộc. Đường có 20 km
đường nhựa, đường BTXM, còn lại 7 km đường cấp phối đá dăm, nhiều đoạn đã bong
bật xuống cấp cần được đầu nâng cấp .


2. Đường Lê Xuân Đào: Tuyến có chiều dài 7 km, điểm đầu tại chợ Cần, Hưng
Thông nối với tỉnh lộ tại Hưng Phúc. Tuyến đi qua 5 xã Hưng Thông, Hưng Phúc,
Hưng Thắng, Hưng Tiến, Hưng Tân. Tuyến đường này nối với nối với tuyến đường A
của xã Hưng Thông đi xã Nam Cát, Nam Đàn thành Trục đường ngang giao thông rất
thuận lợi cho các vùng giữa. Hiện tại một số đoạn mặt đá dăm bị bong baatj cần được
nâng cấp sửa chữa


3. Đường 8B: điểm đầu Km0 nối với tỉnh lộ 558 tại Đông Hưng, Vinh Tân, Vinh,
điểm cuối nối tỉnh lộ 558 tại cầu Yên Xuân. Tuyến này đi qua 4 xã là Hưng Mĩ, Hưng
Thắng, Hưng Tiến, Hưng Xuân sang Nam Cát huyện Nam Đàn. Từ km3 đến km 9
đoạn đường chủ yếu bám đường sắt Bắc Nam.


4. Đường Mĩ- Chính -Tây: Tuyến có chiều dài 16 km, điểm đầu km0 xuất phát từ
đường 8B, Hưng Mĩ đi qua 7 km của đất Hưng Chính, TpVinh và điểm cuối xã Hưng
Tây, trong đó có 11 km đường nhựa, đường BTXM, 2 cầu khổ 4/48m, có đoạn xuống


cấp cần nâng cấp sửa chữa


5. Tuyến đường Phúc-Thịnh-Lợi, dài 8 km, điểm đầu nối với 558 tại trtung tâm
xã Hưng Phúc qua trung tâm xã Hưng Lợi, về đền Quan Hoàng Mười, điểm cuối xã
Hưng Thịnh tại đường tỉnh lộ 558. Từ km0 đến km4 đi qua khu dân cư nối 2 trung tâm
xã Phúc Lợi. Nền đường rộng 5 m, mặt rộng 3m.


6 Đường vào khu di tích Lê Hồng Phong: đường dài 2 km, rộng 5m mặt đường
nhựa bán thâm nhập rộng 3m.


7. Đường vào Xứ ủy Trung kỳ: dài 2.5 km nối từ tỉnh lộ 558 vào khu di tích làng
Châu Sơn, Hưng Châu.


8. Đường vào đài tưởng niệm Liệt sỹ Phạm Hồng Thái: Dài 3km, điểm đầu nối
tỉnh lộ 558 tại Hưng Châu, điểm cuối giáp với sông Lam, Hưng Nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

10. Đường Hưng Tây đi Quán Bánh: dài 4 km, từ cầu Chợ Già đến Eo Gió nối với
đường Đặng Thai Mai, Tp Vinh.


11. Đường Hưng Yên – Truông Hến: dài 5 km


12. Đường vào khu di tích Nguyễn Trường Tộ: đường nối trung tâm xã Hưng Yên
Bắc qua Tu Viện, Hưng Trung nối với Xã Đoài.


13. Đường Phúc- Phú: đường dài 6 km , nối với đường Lê Xuân Đào tại ngã ba
Hưng Thắng- Hưng Phúc đi qua đài Liệt sỹ về Hưng Châu qua Hưng Phú tại đê 42,
km9 tỉnh lộ 558.


14. đường Tiến-Phú:tuyến đường dài 4km nối từ đường Lê Xuân Đào vê Hưng
Phú.



15. Đường Hưng Xá- Hưng Lĩnh: đường dai 6 km, điểm đầu nối với đường 8b,
điểm cuối Hưng Lĩnh giáp Nam Lâm, Nam Đàn.


16. Đường quốc lộ 46 – Nam Cát: dài 4km chạy dọc từ Đông sang tây xã Hưng
Đạo.


17. Đường Mĩ- Tân- Thông: tuyến đường dài 5 km đi qua 3 xã Mĩ, Tân, Thông,
nối tỉnh lộ 558.


<b>Về đường thủy:</b>


- Có con sơng Lam chảy qua về phía Nam đổ ra biển dài 25 km. Tàu nhỏ có sức
chứa 20-30 tấn phương tiện qua lại dễ dàng, suốt dọc chiều dài của 10 xã có 3 bến đị
(Hưng Lĩnh, Hưng Phú, Hưng Long).


-Chia nguồn với kênh thấp tại ngã Ba cầu Đước xã Hưng Chính- Vinh, chảy về
Hưng Tây, Hưng Yên và cuối cùng chảy về xã Hưng Trung nối với cầu Cấm kênh nhà
Lê. Sông này về mùa kiệt nước tối đa từ 2-3 m, chỉ có thuyền có trọng tải từ 10 đến 15
tấn qua lại trên sơng. Sơng này khơng có bến đị ngang dọc, nhân dân địa phương dùng
thuyền nhỏ để qua lại lúc cần thiết.


-Sơng Hồng Cần dài 21 km, gồm 2 nhánh: Một nhánh từ Cầu Mượu xã Hưng
Đạo về Câu Mưng, Thị Trấn, Hưng Mĩ, Hưng Chính nối với sông Vinh tại ngã ba Cầu
Đước. Một nhánh từ Cầu Mượu xã Hưng Đạo chảy về ba ra Hưng Tân về Cầu Gãy
Hưng Thịnh đến ba ra Bến Thủy. Hai nhánh sông này luôn luôn thuyền bè qua lại
chuyên chở vật liệu xây dựng. Mực nước trung bình về mùa kiệt từ 2-3 m. Tuyến gắn
máy, bè vật liệu qua lại dễ dàng. Tuyến sơng này có các bãi tập kết vật liệu như: Bãi
vật liệu Cầu Mưng, Thị Trấn, Hưng Tân



-Sơng Vinh: có chiều dài 9.5 km. Bắt nguồn từ ngã ba Cầu Đước ra cầu Cửa Tiền,
Hưng Thịnh về Trung Đô ba ra Bến Thủy. Sơng này chảy qua 2 xã Hưng Chính và
Hưng Thịnh, thuyền thường qua lại nhưng khơng có bế bãi tập kết vật liệu.


Về đường sắt:


Huyện Hưng Nguyên có 11 km đường sắt chạy qua 4 xã, đó là: Hưng Mĩ, Hưng
Thắng, Hưng Tiến, Hưng Xuân , có ga n Xn. Hoạt động trên tuyến an tồn. Riêng
ga Yên Xuân chưa được nâng cấp. Các tuyến giao nhau giữa đường sắt và đường bộ
khơng an tồn cho người và phương tiện như: điểm giao giữa đường sắt và huyện lộ Lê
Xuân Đào tại Hưng Tiến, giữa đường sắt và đường xã Hưng Mỹ, Hưng Tiến, Hưng
Xuân.


<i><b>Về mạng lưới chợ nông thôn:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Lam, chợ Trung xã Hưng Thắng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 10 xã chưa có chợ
gồm Hưng Xuân, Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Lợi, Hưng Phúc, Hưng
Thịnh, Hưng Mĩ, Hưng Tiến, Hưng Yên Nam. Trong thời gian qua huyện đã đầu tư
nâng cấp, mở rộng được 8 chợ, đó là chợ Liễu, chợ Vực, chợ Thông, chợ Mý, chợ Cần,
chợ Lị và chợ Thị Trấn. Hình thức đầu tư mang tính tự phát, nguồn vốn xây dựng chợ
chủ yếu huy động từ các hộ kinh doanh trong chợ chiếm 60-70%, 20-30% là ngân sách
xã, huyện hỗ trợ 10%. Tổng thu các phí năm 2009 là 340 triệu đồng, năm 2010 là 360
triệu đồng. Vệ sinh môi trường các chợ cịn nhiều bất cập, khơng có bãi chứa rác thải
và thu gom rác đúng quy định. Các chợ khơng có tổ thu gom xử lí rác thải.


<i><b>Về hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện: </b></i>


Hưng Nguyên đang triển khai Đề án cải tạo và phát triển lưới điện giai đoạn đến năm
2010 có xét đến năm 2015, do Trung tâm tư vấn thiết kế công nghiệp và điện, thuộc Sở
công nghiệp Nghệ An. Đề án này thực hiện dựa theo quy hoạch tổng thể phát triển


kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên. Nội dung của đề án giải quyết các mục tiêu sau:
đánh giá cơ bản về hiện trạng lưới điện hiện có để có phương án quy hoạch, qua đó
tính tốn và dự báo nhu cầu phụ tải. Đề xuất phương án xây dựng trạm trung gian, thiết
kế xây dựng mới và cải tạo lưới trung thế phục vụ dân sinh, dự kiến vốn đầu tư và tiến
độ xây dựng lưới điện.


Hiện trạng


Tồn huyện có 80 trạm hạ thế


Với tổng công suất: 3555 KVA; Tổng đường dây hạ thế: 51160.Km. Tỷ lệ hộ dùng
điện: 99,84%


Số KW điện tiêu dùng trong năm: 3.997.829KW
<b>4. Tài nguyên thiên nhiên:</b>


<i>- Tài nguyên đất : Tổng diện tích huyện Hưng Nguyên là 15.506,28 ha, nếu khơng</i>
tính diện tích đất Thị Trấn Hưng Nguyên thì diện tích đất tự nhiên còn lại là:
14.753,45 có 14 loại đất trên tổng số 32 loại đất tồn tỉnh. Trong đó có 9.199,76 ha là
đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62.3% đất tự nhiên, đất phi nơng nghiệp 4.399,39 ha
chiểm tỉ lệ 29.8%%, cịn lại là 1.995,28 đất chưa sử dụng chiếm 7.9 %


<i>- Tài nguyên nước: Nguồn nước Mặt: chủ yếu lấy từ các sơng chảy qua địa bàn</i>
của huyện. Hưng Ngun có 4 con sông và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài
76km, sông Lam chảy qua 10 xã, từ Hưng Lĩnh đến Hưng Lợi dài 25 km; Kênh đào
Hoàng Cần dài 21 km, được chia thành 2 nhánh qua vùng giữa huyện đổ ra sông Vinh,
kênh Gai dài 21 km từ Cầu Đước xã Hưng Chính qua Hưng Tây đến Hưng Trung,
sơng Vinh dài 9,5 km từ Hưng Chính(TP Vinh) qua Hưng Thịnh đế cổng Ba ra Bến
Thủy



Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm cao khoảng 3-5 mét, chất lượng nước khá
tốt, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân huyện Hưng Nguyên.


Ngoài ra huyện đã xây dựng nhà máy nước với công suất 5.000m3/ngày phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cho người dân


- Tài nguyên rừng: Hưng Ngun có tổng diện tích đất rừng tồn huyện 1.418
ha, trong đó trồng mới 305 ha, chủ yếu Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam.


<b>5.Tài nguyên khoáng sản:</b><i><b> </b></i>


- Hưng Ngun có các loại khống sản:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Đá xây dựng Rú Mượu thuộc xã Hưng Đạo có trữ lượng khá lớn và đang được
khai thác sử dụng có hiệu quả tốt, khu cơng nghiệp nhỏ Hưng Tây phát huy khá tốt.


+ Mỏ quặng magan ở Hưng Phú .
<b> 6. Nhân lực:</b>


- Hưng Nguyên có số hộ: 27.514 hộ với 112.028 nhân khẩu.;


- Lao động trong độ tuổi 63.000 người; trong đó: Nam 35.610. người; nữ 27.390
người.


- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56.62% dân số.


- Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân: 62.000 người; trong đó lĩnh
vực Nơng-Lâm-Thủy sản là 39.200 người, CNXD là 9.300 người, dịch vụ là 13.500
người,



- Lao động được đào tạo nghề là: 16147 tỷ lệ 32,13 %


<b>7. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế , nâng cao thu nhập:</b>


<b>- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11.45%, cao hơn mức bình quân</b>
của tỉnh 9.5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 13.2 triệu
đồng/người/năm, xấp xỉ bằng bình quân chung của tỉnh là 13.84 triệu đồng/người/năm


- Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: Nông nghiệp chịu ảnh hưởng thiên tai dịch bệnh,
nhưng vẫn có bước phát triển khá, chuyển đổi cơ cấu giống ngắn ngày đạt 80%, năng
suất bình quân đạt 10.7 tấn/ha/năm, tổng sản lượng đạt 63 nghìn tấn. Đã xây dựng 62
cánh đồng có thu nhập cao, chuyển 416.3 ha trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản
. Kinh tế trang trại phát triển khá, có 339 trang trại và gia trại, trong đó có 12 trang trại
chăn ni trâu bò, 327 trang trại, gia trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tổng đàn gia
cầm 730.000 con, sản lượng thịt đạt 3.680 tấn. Tổng diện tích ni trồng thủy sản là
1.600 ha, trong đó cá chuyên canh 800 ha, nuôi cá vụ ba là 400 ha, cá lúa là 400 ha,
sản lượng cá kể cả nuôi trồng và đánh bắt là 4.030 tấn.


- Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp: tổng giá trị sản xuất bình qn đạt 126 tỷ
đồng, trong đó huyện quản lí là 50.2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 36,7%. Một
số sản phẩm chủ yếu đạt khá như: gạch, ngói 65 triệu viên; đá xây dựng 150.000 m3;
cát sỏi 432.000 m3; đất san lấp 500.000 m3; lương thực chế biến 62.000 tấn; nước
sạch 350.000 m3; giấy 5.500 tấn… . Một số làng nghề truyền thống tiếp tục được khơi
phục như gị hàn, mộc, nề, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nơng sản, làm bún,
bánh, nấu kẹo, rượu; có 5 làng nghề được tỉnh công nhận và sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Dự án cơng nghiệp nhỏ ở Hưng Tây đã được phê duyệt đang kêu gọi các nhà
đầu tư. Giá trị ngành dịch vụ đạt 202 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là
9.2%, tổng mức luân chuyển hàng hóa đạt gần 1.000 tỷ đồng


<b> 8. Về văn hóa xã hội, thể thao, vệ sinh mơi trường:</b>


- Văn hóa thơng tin, thể dục thể thao:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

có điểm truy cập innternet phục vụ nhu cầu thơng tin cũng như nâng cao nhận thức cho
người dân. Toàn huyện có 20 xã có điểm bưu điện văn hóa xã và 2 bưu cục. Tồn
huyện có 23 TTHTCĐ thành lập năm 2005 hoạt động có hiệu quả phục vụ nhu cầu học
tập nâng cao trình độ nhận thức người dân, trung tâm học tập cộng đồng xã vẫn là đơn
vị mạnh so với mặt bằng chung của tỉnh. Văn hóa phi vật thể như hát dân ca, trị chơi
dân gian được khơi phục trở lại. Các cơng trình di tích lịch sử văn hóa được khai thác
giá trị tinh thần tốt. Hầu hết số hộ gia đình đều có xe máy, ti vi,. ANTT được giữ
vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi; số nhà tranh tre dột nát 149.


- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo:


Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, số phòng học kiên cố là 369, số phòng học bán kiên
cố là 219, tỷ lệ số phòng học kiên cố so với số phòng học là 35.26%, tỷ lệ số phòng
học bán kiên cố so với số phòng học là 47.28 %. Tồn huyện có 63 trường, trong đó
có 5 trường THPT, 1 trung tâm bồi dưỡng thường xuyên, 12 trường THCS, 23 trường
tiểu học, 23 trường mầm non. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS là 95%; tỷ lệ học tốt
nghiệp THPT là 81%; 100% xã thị đạt phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS tiếp tục học lên đạt 87.8%.; Tỷ lệ học nghề 25.2 %; số trường đạt chuẩn
quốc gia là 25 đạt tỷ lệ 40%; trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia mức I là 22, mức
II là 3.


- Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:


Có một bệnh viên đa khoa huyện và 23 trạm y tế các xã, thị. Bệnh viện đa khoa có 100
giường bệnh và nâng cấp phịng khám khu vực Hưng Yên. Đến nay có 16/23 trạm xá
xã thị có bác sỹ, 17/23 trạm xá xã thị đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tiêm chủng mở rộng
hàng năm đạt 98.2%. Tỷ lệ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 88.5%. Tỷ lệ thu gom
rác thải là 65%, tuy nhiên tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm, nhất là rác thải chưa được


thu gom xử lí kịp thời; tỷ lệ che phủ rừng 8.91%. Hiện có 116 xóm khơng có người
sinh con thứ 3, tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên là 17.73%, tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên năm 2010 là 0.74%.


<b>9. Đánh giá tiềm năng của huyện:</b>


+Tiềm năng về đất: Chủ yếu là đất nông nghiệp, thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung, tăng cường
nuôi trồng thủy sản. Sử dụng tốt gần 1.000 ha ven sông Lam để tập trung các cây con
có giá trị kinh tế cao. Quy hoạch các vùng rau sạch chuyên canh 150 ha bố trí các xã
Hưng Lợi, Hưng Nhân, Hưng Khánh, Hưng Long, Hưng Tây. Một số diện tích trồng
lúa khơng hiệu quả chuyển sang trồng hoa, cây cảnh. Xây dựng các vùng sản xuất
giống lúa đạt chất lượng cao ở một xã như Hưng Tây, Hưng Tân, Hưng Tiến, Hưng
Đạo, Hưng Thắng, Hưng Phú, Thị Trấn.


+Tiềm năng về nước: Hưng Nguyên có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước
chủ yếu lấy từ nguồn nước mặt các nhánh sông


+Tiềm năng về thuỷ sản: Với điều kiện địa hình đồng bằng, Hưng Ngun rất có
điều kiện phát triển ni trồng thuỷ sản nước ngọt.


+Tiềm năng về khí hậu, thời tiết: Hưng Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+Tiềm năng về lao động: Con người nơi đây cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao
động. Hàng năm có trên 400 em đậu vào các trường đại học. Số lao động của huyện là
56 % trên tổng dân số. Đây là nguồn lao động tại chỗ tham gia lao động trực tiếp vào
các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, đồng thời có thể xuất khẩu lao động sang nước
ngoài làm việc.



<b>10. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh: Các tổ chức trong hệ thống chính</b>
trị căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ đều chủ động xây dựng chương trình
hành động phù hợp với tổ chức mình, phấn đấu đạt TSVM, như xây dựng phương án
về dồn điền đổi thửa; về xây dựng NSVH trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng
làng văn hóa, GĐVH; xây dựng đường làng ngõ xóm sạch đẹp; tự quản VSMT; áp
dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất.... Về công tác đào tạo từ huyện đến cơ sở được
quan tâm, đã mở được 219 lớp với 12.203 lượt người tham gia góp phần nâng cao
năng lực cho cán bộ đảng viên.


<b> Vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân tiếp tục được phát huy. Chăm</b>
lo xây dựng và củng cố tổ chức hội vững mạnh toàn diện. Đội ngũ cán bộ MTTQ và
các đồn thể từng bước trẻ hố, trình độ được nâng lên; vai trị phản biện xã hội được
quan tâm, góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng, chính quyền và khối đồn kết tồn
dân. Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể đã hướng về cơ sở, từng bước đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, kịp thời động viên hội viên tích cực phát triển kinh tế,
xây dựng nông thôn mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống,
thực hiện tiết kiệm, giúp nhau xố đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng và hạnh phúc.


11.Tình hình Quốc phòng an ninh và trật tự xã hội an ninh:


-Trong những năm qua quốc phòng an ninh được tăng cường; An ninh chính trị, trật
tự an tồn được giữ vững. Huyện đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng khu vực phịng
thủ, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân. Phong trào xây
dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu đã tạo được thế chủ động về chiến
lược, không để xảy ra các điểm nóng, các tình huống bất ngờ.


-Cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm được triển khai tích cực. Chất lượng các
cuộc điều tra phá án, truy tố, xét xử và thi hành án được nâng cao. Công tác tuyên


truyền phổ biến giáo dục pháp luật có nhiều tiến bộ, quy chế dân chủ cơ sở được mở
rộng.


<b>12. Đánh giá thực trạng các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên</b>
<b>địa bàn huyện.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Việc tổ chức triển khai thực hiện được Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các
phịng ban chun mơn và các cơ sở xã tổ chức thực hiện rất tốt và đã đạt được những
kết quả nhất định. Đặc biệt là trong việc lồng ghép các Chương trình dự án. Tuy vậy
trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn cịn một số khó khăn hạn


- Năng lực điều hành một số xã còn yếu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng
việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hố trên địa bàn chưa rõ nét, đang
phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Ý thức tự vươn lên của người dân còn hạn chế, đã
chú trọng đến việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp nhưng. Các
mô hình khuyến nơng, khuyến ngư và mơ hình nơng nghiệp đạt hiệu quả nhưng còn
chậm nhân rộng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa rõ nét.


<b>13. Khái quát chung. </b>


<i><b>13.1.Tình hình xây dựng nơng thơn trên địa bàn huyện:</b></i>


-Trong những năm gần đây được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đời sống nhân
dân đã có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng đã dần được hồn thiện, trình độ dân trí đã
được cải thiện.


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,
tăng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhất là giao
thơng có bước củng cố và phát triển khá mạnh, từng bước đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân ngày càng được nâng


cao. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ rõ rệt. Quốc phịng an ninh được giữ vững, chính
trị ổn định. Cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền có nhiều tiến bộ. Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân từng bước hoạt động thiết thực và hiệu quả.


<i><b>13.2 Những tồn tại, hạn chế: </b></i>


+ Đa số các lĩnh vực chưa được quy hoạch.


+ Trình độ dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn cịn thấp. Thu nhập bình quân
đầu người trên địa bàn huyện chưa đạt so với bình quân của tỉnh.


+ Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm hàng năm nhưng vẫn cịn cao và chưa bền vững.
+ Hệ thống giao thơng nội thơn xóm ở các xã hầu hết được bê tơng hóa, nhiều
đoạn đã xuống cấp cần được nâng cấp sửa chữa. Giao thông nội đồng chủ yếu là
đường đất, khó khăn cho việc đi lại và lao động sản xuất cho người dân.


+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11.45% là kết quả đạt khá nhưng chưa đạt mục
tiêu đề ra là 14-15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng, nhưng chưa
mạnh, chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản vẫn cao; tỷ
trọng dịch vụ thương mại tăng chậm.


+ Sản xuất vụ đơng chưa trở thành vụ sản xuất chính. Bình qn giá trị thu nhập trên
đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Tổng đàn gia súc chưa đạt kế hoạch đề ra. Chưa có
trang trại có quy mơ lớn. Một số đề án triển khai có hiệu quả chưa cao như đề án đưa
giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất, đề án sản xuất rau an toàn, dự án xây dựng
cánh đồng có thu nhập cao....Một số cơng trình đầu tư xây dựng thực hiện chậm so với
tiến độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Chất lượng giáo dục đào tạo đạt khá cao nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia chưa đạt mục tiêu đề ra(mới đạt 40% mục tiêu 70%).



+ Nhận thức về chính sách dân số KHHGĐ của một số người dân còn hạn chế, tỷ
lệ người sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng là 17,73%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
còn khá cao là 21.4%.


+ Cơ sở khám chữa bệnh của huyện và các trạm y tế xã đã được nâng cấp nhưng
chưa đáp ứng nhu cầu. Việc hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm
chưa được kiểm tra thường xuyên, chỉ tiêu 100% các trạm y tế xã có bác sỹ chưa đạt.
Sự tham gia BHYT của người dân cịn gặp nhiều khó khăn.


+ Số khối xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa chưa nhiều. Tỷ lệ gia đình văn hóa mới đạt
80% mục tiêu đề ra 85%. Tiến độ xây dựng xã có thiết chế văn hóa, thơng tin, thể thao
đạt chuẩn quốc gia cịn chậm.


+ Tình trạng mơi trường bị ô nhiễm, rác thải phần lớn chưa được thu gom. Tai nạn ,
tệ nạn buôn bán ma túy, rượu chè cờ bạc, mê tín dị đoan vã diễn biến phức tạp, khó
kiểm sốt.


<i><b> 13.3. Nguyên nhân: </b></i>


Tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế huyện. Bên cạnh đó thời tiết, dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng sản
xuất và đời sống nhân dân. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong
việc triển khai nhiệm vụ chính trị, các chương trình, đề án có lúc chưa tập trung, kiên
quyết, dứt điểm, còn dàn đều, chưa tạo ra đột phá mạnh, nhất là trong sản xuất nơng
nghiệp.


<b>II. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 2020 </b>
<b> A. NỘI DUNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ.</b>



<b>1. Hồn chỉnh quy hoạch nơng thơn mới:</b>


Trong năm 2010: Xây dựng cơ bản hoàn thành quy hoạch nông thôn mới ở 10 xã (Hưng
Xá, Hưng Phú, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Tân, Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Trung,
Hưng Phúc, ). Theo chỉ tiêu bắt buộc của tỉnh trong năm 2010 tổ chức thẩm định phê duyệt
được 2 xã (Hưng Thắng, Hưng Tây) để xúc tiến đầu tư bắt đầu từ năm 2011.


Đến hết năm 2011: Hoàn thành quy hoạch nơng thơn mới ở 14 xã cịn lại theo quyết
định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


Tổ chức thực hiện quy hoạch phấn đấu đạt mức trên trung bình của tỉnh:


Đến năm 2015: Có từ 6 đến 8 xã (từ 27% – 36%) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo
tiêu chí tại Quyết định số 491/QĐ-TTg.


Đến năm 2020: Có từ 12 đến 15 xã (từ 54 - 68%) đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới theo
tiêu chí tại Quyết định 491/QĐ-TTg.


<b>2. Phát triển hạ tầng Kinh tế - Xã hội nông thôn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3. Phát triển sản xuất hàng hố và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả</b>
<b>để tăng thu nhập cho người dân:</b>


Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế và quy hoạch của từng địa phương, xác định nội dung,
các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập, giảm hộ nghèo ở địa phương đạt các tiêu chí từ 10 đến 12. Lựa chọn những hình
thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để thúc đẩy phát triển sản xuất.


<b>- Phát triển trang trại: Mỗi xã quy hoạch vùng đất cho công nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi</b>
tập trung.



- Đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động cho HTX theo hướng HTX kinh doanh, dịch vụ
tổng hợp bao gồm: hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; sản xuất giống; cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ sản xuất và đời sống. Củng cố các tổ dịch vụ kỹ
thuật cho sản xuất, chế biến nơng sản, sửa chữa điện, cơ khí để có thể làm dịch vụ,
thuận tiện, hiệu quả theo yêu cầu của các hộ.


- Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham
gia của HTX, nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nơng
sản. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác trong nơng thơn.


<b>4. Phát triển văn hố, xã hội và mơi trường. </b>


<i><b>Về giáo dục:</b></i>


- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, Đề
án quy hoạch mạng lưới trường lớp, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục; huy động sức
mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội chăm lo, cho công
tác giáo dục và đào tạo


- Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú
trọng chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.


- Tăng cường quản lí nhà nước về giáo dục, thực hiện tốt quản lí đội ngũ và đánh
giá giáo viên, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm.


<i><b>Về đào tạo:</b></i>


- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Kiến thức tổ chức sản xuất và thị trường cho cán bộ HTX, các chủ trang trại.



- Xây dựng kế hoạch để đào tạo nghề cho nông dân để chuyển lao động nông
nghiệp sang phi nông nghiệp.


- Đào tạo kiến thức phát triển nơng thơn cho cán bộ đảng, chính quyền, các đồn
thể từ xã đến các thơn, đặc biệt là HĐND xã.


<i><b> Về bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn:</b></i>


Bàn các biện pháp nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh;
tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động thu gom xử lý chất thải, tiêu thoát nước,
quản lý nghĩa trang, trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thơn xóm...


<i><b> Về y tế:</b></i>


- Xây dựng hạ tầng về y tế đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.Tổ chức xây dựng mạng
lưới y tế ở xã.


- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung cán bộ y tế đủ và đạt chất lượng
- Tổ chức khuyến cáo người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế


- Thường xuyên tổ chức các đợt tiêm phòng, phòng chống dịch trong cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch; Xây dựng các cơ chế, chính sách để xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể
thao, du lịch, dịch vụ. Phát động và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá.


<b>B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:</b>
<b> 1. Các bước chuẩn bị.</b>



<i><b> a. Ở huyện:</b></i>


1. Thành lập Ban chỉ đạo do Đ/c Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, một đồng
chí Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế làm Phó ban trực, Trưởng Phịng NN – PTNT làm
Phó ban kiêm Tổ trưởng tổ giúp việc, các thành viên là Trưởng các Phòng, ban ,
ngành, đồn thể (có quyết định kèm theo).


2. Thành lập Tổ giúp việc do đồng chí Trưởng Phịng NN – PTNT phó BCĐ làm
Tổ trưởng, Phó Phịng TN – MT là Tổ phó kiểm Tổ trưởng Tổ chuyên trách; các thành
viên là Phó hoặc chun viên của các Phịng, ban, ngành đồn thể.


3. Phân cơng quản lý các Phịng, ban ngành.


4. Ban hành quy chế hoạt động của BCĐ, Tổ giúp việc.


<i><b> b. Ở xã:</b></i>


1. Thành lập Ban Chỉ đạo: Tùy điều kiện từng địa phương để thành lập, nếu thành
lập thì đ/c Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, đ/c Chủ tịch UBM|ND xã làm phó ban, Chủ
tịch UBMTTQ làm phó ban, thành viên gồm Trưởng hoặc phó các tổ chức đồn thể
gồm: Mặt trận, Thanh niên, Nông dân, Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh
và một số ngành liên quan; Ban quản lý chương trình Nơng thơn mới (gọi tắt là ban
quản lý) thành phần gồm: Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Trưởng Ban NN xã làm
phó ban; Các thành viên gồm: Mời một đồng chí trong ban thường vụ Đảng ủy tham
gia; Trưởng các ngành chức năng (Tài chính – kế tốn, Địa chính, Giao thồng thủy lợi,
Ban nơng nghiệp, Tư pháp, Văn Phịng, cơng an, xã đội...) một số các tổ chức đoàn
thể.


2. Thành lập Ban giám sát cộng đồng:



Thành phần: Do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBMTTQ làm Trưởng ban.
Các thành viên: Đại diện thường trực HĐND, đại diện một số tổ chức chính trị xã
hội và cơng dân tại các xóm được nhân dân tín nhiệm bầu ra.


3.Thành lập Ban phát triển thơn (tại các xóm)


Thành phần: Do Đ/c xóm trưởng làm trưởng ban; Xóm phó và trưởng các tổ chức
đồn thể và đại diện một số cơng dân có tín nhiệm làm thành viên.


4. Thành lập Ban điều tra hiện trạng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Theo 39
chỉ tiêu trong 19 tiêu chí tại Quyết đinh 491/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ)


Thành phần: các cán bộ có nghiệp vụ chun mơn về các lĩnh vực: tài chính – kế
tốn, thống kê, địa chính, nơng nghiệp, giao thơng – thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục
(mỗi xã từ 7 đến 9 người)


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>a. Ở huyện:</b></i>


- Cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan về xây dựng Nông thôn mới cho các
thành viên của các ban, các ngành, các đoàn thể...


- Hội nghị ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ chuyên trách.
- Tổ chức hội nghị triển khai đến lãnh đạo các xã.


- Tổ chức nghiên cứu, học tập mơ hình Nơng thơn mới tại các tỉnh Nam Định, Thái
Bình.


- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra hiện trạng cho tất cả các thành viên ban điều
tra ở xã.



- Lựa chọn, giới thiệu danh sách các nhà thầu tư vấn đủ năng lực để cho xã lựa chọn
hợp đồng quy hoạch nông thôn mới.


- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch ở 8 xã trong năm 2010 và 14 xã trong năm 2011.
Lưu ý trong năm 2010 bắt buộc phải hoàn thành quy hoạch của 2 xã (Hưng Thắng,
Hưng Tây) để xây dựng kế hoạch đầu tư trong năm 2011.


- Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2011 gắn với việc xây dựng các tiêu chí
Nơng thơn mới.


- Tổng hợp điều tra, báo cáo điều tra và các báo cáo khác theo quy định gửi về Ban
chỉ đạo tỉnh.


<i><b>b. Ở xã:</b></i>


- Cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan về xây dựng Nông thôn mới cho các
thành viên của các ban, các ngành, các đồn thể, các xóm.


- Hội nghị Ban quản lý, Ban giám sát cộng đồng, Ban điều tra hiện trạng.
- Hội nghị triển khai chương trình Nơng thơn mới.


- Tổ chức điều tra hiện trạng.


- Hợp đồng với đơn vị tư vấn về quy hoạch Nông thôn mới.


- (Đối với 8 xã: Hưng Xá, Hưng Phú, Hưng Thắng, Hưng Tiến, Hưng Tân, Hưng
Đạo, Hưng Tây, Hưng Trung) khẩn trương thực hiện trong năm 2010. Đặc biệt lưu ý 2
xã: Hưng Thắng và Hưng Tây. Các xã còn lại triển khai thực hiện để hoàn thành trong
năm 2011.



- Xây dựng kế hoạch kinh tế xã - hội năm 2011 gắn với việc xây dựng các tiêu chí
Nơng thơn mới. Kế hoạch Xây dựng nông thôn mới từng xã phải thực hiện đủ 19 tiêu
chí theo Quyết định số 491/QĐ- TTg, do đó kế hoạch Xây dựng nơng thơn mới phải
nối tiếp các năm về khối lượng chỉ tiêu phải hoàn thành các nguồn lực và được ghi rõ
phân kỳ đầu tư từng năm kế hoạch. Sau mỗi năm địa phương phải tổ chức nghiệm thu
đánh giá kết quả để làm căn cứ ghi kế hoạch về nguồn lực cho năm sau một cách sát
đủ.


- Đối với các xã có quyết định phê duyệt quy hoạch nông thôn mới trong năm 2010
sẽ là địa phương được xem xét ghi kế hoạch từ năm 2011 trở đi. Đối với các xã có
quyết định phê duyệt quy hoạch nơng thơn mới trong năm 2011 sẽ được xem xét ghi
kế hoạch từ năm 2012 trở đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Đôn đốc kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình: Tổng hợp
và báo cáo BCĐ huyện theo quy định.


<b>C. NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BAN, NGÀNH, ĐỒN THỂ:</b>


<b> 1. Phịng Nông nghiệp - PTNT là cơ quan thường trực chương trình có nhiệm vụ:</b>
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, phòng trong việc tổ chức tập huấn điều tra
đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợp đánh giá kết quả điều tra.


- Phối hợp với Phịng Cơng thương, Phịng Tài ngun & Mơi trường hướng dẫn,
chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.


- Hướng dẫn, chỉ đạo cơng tác cải tạo, xây dựng các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn các xã: mục tiêu đến năm 2015 đạt 45% số xã đạt chuẩn.



- Hướng dẫn, chỉ đạo: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp
theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường cơng tác
khuyến nông; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp; Đẩy mạnh việc áp dụng các máy móc để cơ giới hóa nơng nghiệp;
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một sản
phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.


- Hướng dẫn, chỉ đạo các xã phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác;
Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết giữa các loại hình kinh tế ở nơng thơn
theo Quyết định số 80/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.


- Hướng dẫn, chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thơn;


- Phối hợp với Phịng Tài chính – Kế hoạch lập dự tốn kinh phí hoạt động hàng
năm của BCĐ, Tổ giúp việc và Tổ chuyên trách, trình UBND huyện phê duyệt.


<b>2. Phịng Tài ngun – Mơi trường:</b>


- Phối hợp với các ngành liên quan, hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở lập quy hoạch nông
thôn gắn với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020.


- Có kế hoạch thật cụ thể và chi tiết về dồn điền đổi thửa.


- Cung cấp các tài liệu liên quan phục vụ quy hoạch Nông thôn mới .


- Tham mưu xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nơng thôn trên địa bàn xã
theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong nơng
xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Cải tạo, xây dựng các ao
hồ, sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình cơng cộng...



<b>3. Phịng Tài chính – Kế hoạch:</b>


- Chủ trì, phối hợp với Phịng Nơng nghiệp, các phòng, ban ngành liên quan tổng
hợp, tham mưu trình UBND Huyện kế hoạch chương trình xây dựng nơng thơn mới
hàng năm, qua đó cân đối và phân bổ ngân sách cho chương trình thuộc nguồn vốn
ngân sách để thực hiện kế hoạch hàng năm.


- Tham mưu lồng nghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn cho địa phương đang thực hiện kế
hoạch xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng chính sách theo Qyết định số
800/QĐ/TTg.


- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban ngành liên quan tham mưu cơ chế, chính
sách nhằm khuyến khích huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Chủ trì phối hợp với các Phịng NN – PTNT Huyện tham mưu trình UBND
Huyện bố trí nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai
thực hiện chương trình theo quy định của luật ngân sách để tham mưu phân bổ theo kế
hoạch hàng năm cho xã đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;


- Thẩm định và giao dự toán các nguồn kinh phí sự nghiệp về xây dựng NTM và
kinh phí hoạt động hàng năm của BCĐ và Tổ giúp việc, Tổ chun trách, tổng hợp
quyết tốn kinh phí chương trình.


- Hướng dẫn cho UBND xã thực hiện cơ chế đầu tư các dự án xây dựng cơng trình
cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.


<b>4. Phịng Cơng thương:</b>



- Hướng dẫn UBND các xã thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển hạ tầng,
kinh tế, xã hội, môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có trên địa bàn xã.


- Chủ trì phối hợp với Phòng NN – PTNT Huyện xây dựng điều kiện của đơn vị
chuyên trách, hỗ trợ các xã lập quy hoạch xây dựng NTM cấp xã, thẩm định quy hoạch
để tham mưu cho UBND Huyện lựa chọn quyết định phương án tối ưu về quy hoạch
NTM; tham mưu cho UBND Huyện lập tổ chuyên trách giúp UBND Huyện thẩm định
đồ án quy hoạch xây dựng NTM để Chủ tịch UBND Huyện ký quyết định phê duyệt.


- Chủ trì, phối hợp với Phòng NN – PTNT Huyện để tổ chức việc đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực về công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch NTM cho cán bộ
quản lý nhà nước về quy hoạch.


- Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ nâng cấp đường giao thông đến trụ
sở UBND xã và hệ thống trên địa bàn xã (bao gồm cả giao thông nội đồng)


- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ thương mại trên địa bàn xã.


- Chỉ đạo xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới chợ trên địa bàn xã.


- Thẩm định nhiệm vụ công tác quy hoạch; đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới cho UBND các xã.


<b>5. Phịng Văn hóa - thể thao - du lịch:</b>


- Hướng dẫn, chỉ đạo hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao trên địa bàn xã.



- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu
Bộ tiêu chí quốc gia NTM.


<b>6. Phịng Y tế:</b>


- Hướng dẫn, chỉ đạo hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa
về y tế trên địa bàn xã.


- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng
yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.


<b>7. Phịng Giáo dục và đào tạo:</b>


- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về
giáo dục trên địa bàn xã.


- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.


<b>8. Phịng Nội vụ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Tổ chức đào tậo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Sở Nội vụ, đáp ứng yêu cầu
xây dựng NTM.


- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật về cơng tác
ở các xã.


9. Phịng Lao động – TBXH:


- Chủ trì cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch lao động


sang sản xuất phí nơng nghiệp, thúc đẩy đưa cơng nghiệp chế biến, tiểu thủ công
nghiệp, du nhập nghề mới vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ
cấu lao động nông thôn theo hướng “ly nông không ly hương”.


- Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.


<b>10. Đài phát thanh – truyền hình:</b>


- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước về xây dựng NTM; Thơng tin các mơ hình, các kinh nghiệm, các
vương mắc của người dân và tổ chức trong quá trình xây dựng NTM.


<b>11. Công an huyện:</b>


- Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng nội quy, quy ước làng (xóm) về trật tự, an ninh,
phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.


- Tăng cường xây dựng đội ngũ tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, xóm hồn
thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng
NTM.


<b>12. Ngân hàng NN – PTNT, Ngân hàng chính sách.</b>


- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia
thực hiện chương trình; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn tín dụng của chương trình.


<b>13. Đề nghị Các ban của Đảng:</b>
- Ban tổ chức Huyện ủy:



Tham mưu cho Ban thường vụ Huyện ủy ban hành các chỉ thị, Nghị quyết về công
tác cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng cơ sở để thực hiện chương trình xây dựng NTM có
hiệu quả, đạt u cầu tiêu chí.


- Ban tuyên giáo Huyện ủy: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện công
tác tuyên truyền, đưa tin kết quả thực hiện chương trình NTM theo kế hoạch được giao
của từng lĩnh vực, từng địa phương đồng thời phổ biến chủ trương, chính sách, giải
pháp xây dựng NTM; các điển hình tiên tiến, các mơ hình xây dựng nông thôn mới.


- Ban dân vận Huyện ủy: Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện xây dựng,
phát động các phong trào thi đua trong thực hiện xây dựng NTM. Qua đó tạo động lực
để các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia phong trào xây dựng
NTM.


- Văn Phịng Huyện ủy: Căn cứ báo cáo định kỳ, đột xuất của BCĐ huyện, xã để có
báo cáo cho cấp ủy về kết quả, tồn tại và các giải pháp, chủ trương cần bổ sung, chỉ
đạo để đẩy nhanh chương trình.


<b>14. Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện: </b>


- Đề nghị Mặt trận tổ quốc huyện, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Huyện đoàn, Hội cựu
chiến binh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

chủ động, quyết liệt. Qua đó cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt, hiệu quả, sáng tạo
chương trình xây dựng NTM cấp xã ở đạt chất lượng tốt.


- Tham gia giám sát quá trình thực hiện xây dựng NTM theo 19 tiêu chí của quyết
định 491/QĐ.TTg



<b>D. KINH PHÍ:</b>


1. Về nguồn lực: Xác định rõ yêu cầu về vốn theo nguồn và hàng năm để đạt các
tiêu chí đến 2015 và 2020, gồm:


1.1. Vốn vay: Để hỗ trợ sản xuất, giải quyết các nhu cầu cải tạo sửa chữa nhà ở
của hộ gia đình.


1.2. Vốn đóng góp của dân.


1.3. Vốn tích luỹ tại chỗ (ngân sách xã).
1.4. Các Chương trình dự án hiện có.


1.5. Các nguồn tài trợ bổ sung từ bên ngồi: Chủ yếu đề xây dựng các cơng trình
hạ tầng cơng cộng.


2. Về cơ chế chính sách:


Cơ chế chính sách tài trợ vốn từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ được ban hành sau
khi Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới được phê duyệt. Các
địa phương chủ động lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn và đề ra cơ chế,
chính sách đặc thù, gồm cả hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá,
giáo dục, y tế, văn hố, mơi trường…. đặc biệt lưu ý chủ động thực hiện các chính
sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.


<i><b>Nơi nhận:</b></i> TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
- Ban Chỉ đạo PTNTM tỉnh; CHỦ TỊCH


- TT. Huyện uỷ;
- TT HĐND;



- CT, các PCT huyên;
- Ban Chỉ đạo PTNTM;


- Các phòng ban liên quan;
- Lưu VP.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×