Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhung ngoi nha o Tan Bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.62 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những ngôi nhà ở Tân Biên</b>



Trên những nẻo đường tới Tân Biên- huyện căn cứ kháng chiến của toàn miền trong kháng


chiến chống Mỹ cứu nước: quốc lộ 22B từ Thị xã lên; đường 788 từ Châu Thành tới, qua ngả


Lò Gò Xa Mát, hay đường 795 từ thị trấn qua huyện Tân Châu… giờ đây đã có nhiều nhà cao


cửa rộng.



Nhà ở xã Trà Vong



Nhà mặt phố cũng ba hoặc bốn tầng cao, kiểu kiến trúc đa dạng và lạ mắt. Biệt thự ung dung ngự giữa
vườn cây thênh thang với thảm cỏ xanh rờn, đá xếp giả sơn, đất đắp thành đồi như kiểu đồi Cù Đà Lạt,
nghiêng nghiêng thiên tuế…Nhà ốp lát đá đen, đá đỏ xen vào tường bóng mịn, cửa kính sáng choang.
Nhà mái ngói đen, nâu hoặc đỏ… nghĩa là khơng khác gì nhiều với nhà cửa vùng đơ thị ở Thị xã, Hồ
Thành hay các thị trấn Gò Dầu, Trảng Bàng ven đường Xuyên Á… Nhưng mà đến Tân Biên rồi, người
ta lại chỉ nghĩ, hay nhớ về những ngôi nhà kiểu cũ, nằm lúp xúp giữa vườn cây ven những con đường
mới đi qua.


Khơng có nhà cổ đâu, thưa bạn! Ngay cái tên huyện Tân Biên đủ tự giới thiệu đó là huyện mới đó thơi.
Dù bây giờ đã có thêm Tân Châu, được tách ra từ đất Tân Biên cũ là chủ yếu, nhưng đã chết danh
rồi:-Vùng đất biên cương mới. Cái tên này, mới có đâu đó trong thập niên 60 thế kỷ trước, khi Trung ương
Cục, rồi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời và chọn nơi đây làm căn cứ địa. Nghĩa là trước
kia hầu như chỉ có rừng thôi, ngoại trừ mấy xã giáp ranh với các trung tâm Châu Thành, Thị xã. Vậy
nên nhà ở Tân Biên nói trong bài này chỉ là những ngơi nhà ở của người dân được xây dựng sau ngày
giải phóng miền Nam năm 1975. Những mái ngói thẫm nâu, loang vài vệt vàng tươi của vài tấm ngói
mới chủ nhà vừa giặm lại. Hay là những vách gỗ ván lâu ngày giờ cũng đã cong vênh và nhuốm màu
bàng bạc rêu phong…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phong, Trà Vong, Mỏ Công đủ cho ta thấy chân dung những ngôi nhà Tân Biên. Có lẽ chúng cũng gần
gũi và thân yêu như những con người Tân Biên mà ta đã gặp.


Nhà Tân Biên cũng có đủ bốn kiểu truyền thống của nhà dân gian Nam bộ. Đấy là: nhà ba gian, nhà ba


gian có chái (một hoặc hai chái), nhà chữ đinh với ngơi chính trải ra phía mặt tiền, ngơi phụ ở đầu hồi
trái và vng góc với trục nhà chính, làm nên một mặt bằng hình chữ L. Rồi nhà ba gian, nhưng có
thêm một dãy nhà phụ phía sau, có thể cách ra để tạo nên khoảng sân trời chan hồ nắng, gió. Cấu
trúc nhà cơ bản giống như ở các huyện phía Nam tỉnh. Nhưng, ba gian vẫn là cái hồn cốt chính. Mỗi
gian thường nhỏ, chỉ 2,5 mét trở lại mà thôi nên nhà dài nhất cũng chỉ 7,5 đến 8,0 mét là cùng. Lòng
nhà cũng hẹp, sau hành lang trước thường chỉ có từ 2 đến 3 nhịp nhà, rộng nhất cũng chỉ là 6 mét.
Trong ấy, thế nào ở gian giữa cũng có chiếc tủ thờ kê nghiêm ngắn chính giữa. Trước đó là bộ xa lông
hoặc bàn ghế vuông hoặc chữ nhật dùng cho chủ nhà tiếp khách. Hai gian bên thường kê bộ ván gỗ
dày cả tấc làm nơi cho các chị, các bà hàn huyên trò chuyện và thường cũng là nơi cho người cao tuổi
nghỉ ngơi. Sau cái không gian mực thước và thường rộng rãi nhất này, có thể có thêm hai buồng ngủ
nhỏ dành cho vợ chồng, con cái… Trong trường hợp nhà chữ đinh, thì ngơi nhà phụ ở bên chính là
khơng gian đa năng: nơi tiếp khách của phụ nữ, kho chứa nông sản và vật dụng… Vào ngày giỗ chạp
thì đấy chính là nơi cả nhà xúm xít chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn.


Nhà ở Tân Biên cho tới nay vẫn trung thành với các vật liệu truyền thống: Nền tôn cao 3- 4 tấc, lót
gạch tàu ong óng đỏ. Cột gỗ trịn khơng cần lớn, cũng không trau chuốt quá. Chúng liên kết với những
cây xiên, trính làm thành bộ khung cột vững vàng, chỉ cần kê lên một mặt bằng là không thể đổ. Sau
đấy hệ khung sườn gỗ sẽ được đóng lên các cột biên để thưng ván gỗ làm vách tường bao và các
tường ngăn. Rồi trên hệ vì kèo được ngàm chắc chắn với bộ khung cột, người ta sẽ đóng rui, mè để
lợp ngói, thường nhất là ngói móc hình vẩy cá.


Vậy có gì đặc biệt? Vâng, thưa có. Đấy là những chái nhà Tân Biên thường để mở ra thành một không
gian trống, tha hồ cho hoa lá và trăng gió ghé vào. Có nhà lại cải biên một bên chái thành cái nhà <i>“cao</i>
<i>cẳng”</i>, làm nơi để chiếc xe máy cày cao ngất nghểu. Bà con Tân Biên có nhiều người từng là Việt kiều
Campuchia về nước, nên họ mang theo đôi nét kiểu cọ của ngôi nhà nước bạn. Đấy là kiểu mái xoè ra
thêm hai mái vẩy phía đầu hồi nên tồn mái trơng hao hao chiếc nón tai bèo của Giải phóng quân ngày
trước. Đấy còn là những hoa văn hoạ tiết kiểu Khmer diềm mái, bờ nóc mái hay lỗ gió trên các cửa đi.
Vườn tược thênh thang, nên chẳng rào giậu làm chi cho tốn kém. Giới hạn chủ quyền thường khi chỉ là
một vài cây bất kỳ như bồ đề, thốt nốt như trên Hoà Hiệp; hoặc cây me, cây xoài như ở ngả Tân Bình.
Sung sướng nhất có lẽ là những nhà vườn ở Trà Vong với những trụ rào là cả hàng dừa chênh chao


trong gió. Liệu đấy đã phải là tính cách những ngơi nhà Tân Biên?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×