Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mot so kinh nghiem su dung ban do giao khoa trongday hoc dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.48 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> ĐỀ TÀI</b>



<b>MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BẢN ĐỒ </b>
<b>GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ.</b>
<b>I.Đặt vấn đề:</b>


Mỗi một mơn học đều có nét đặc trưng riêng: Mơn ngữ văn có ngơn từ, mơn lịch sử có sự
kiện, mơn địa lý có bản đồ.


Bản đồ giáo khoa là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ địa lí; bởi vậy ngồi các
tính chất đặc trưng của bản đồ địa lý ra,bản đồ giáo khoa còn có các tính chất riêng mà bản đồ
khác khơng có. Để xác định mục đích sử dụng, người giáo viên cần coi bản đồ giáo khoa là
nguồn tư liệu khoa học. Vì vậy tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa là tính khoa học, biểu
thị độ chính xác tương ứng về mặt địa lí. Ngồi tính khoa học cịn có tính sư phạm trong dạy
học địa lý, những học sinh trong lứa tuổi nhỏ, quá trình nhận thức cảm tính cịn chiếm ưu thế,
cho nên bản đồ cho lứa tuổi này là yếu tố trực quan cần được đề cao như: màu sắc, kí hiệu
tượng hình… cần được rõ và thích hợp. Bảng chú giải bản đồ ngồi tác dụng giúp nhận biết
nội dung bản đồ, còn nêu được phương pháp tác dụng , chất lượng, số lượng cấu trúc của hiện
tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ. Tuy nhiên khi sử dụng bản đồ giáo khoa cịn gặp
những khó khăn mà người sử dụng bản đồ cần tìm hiểu :


- Tính khách quan: Bản đồ giáo khoa như cuốn sách thứ 2 trong dạy học địa lí, nhưng khơng
được học riêng mà phải lồng vào trong quá trình dạy một bài học, cho nên yếu tố hiểu bản đồ
giáo khoa, kỹ năng bản đồ là những vấn đề mà không phải học sinh nào cũng làm được. Từ đó
khơng tạo nên sự đam mê trong việc học tập mơn địa lý.


- Tính chủ quan: Bên cạnh việc học sinh chưa hiểu bản đồ giáo khoa, chưa có kỹ năng bản đồ,
thì cịn hạn chế nữa là năng lực của người giáo viên, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy
trong thời kì mới, giáo viên “<i>dạy chay</i>” khi lên lớp dẫn đến hiệu quả thấp.


Trên cơ sở những khó khăn nêu trên, đó là lí do tơi chọn đề tài “<i>Một số kinh nghiệm sử</i>


<i>dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lí</i>” để nhằm tìm ra những biện pháp tốt trong giảng
dạy môn địa lý.


<b>II.Những biện pháp giải quyết vấn đề:</b>


<i><b>1.Cơ sở đề ra biện pháp:</b></i>


<i><b>1.1- Cơ sở lý luận:</b></i> “<i>Bản đồ giống như khung cốt mà các tri thức địa lý đều dựa vào</i>
<i>đấy. Đem những tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lý</i>
<i>có thể dẫn đến sự liên hệ có hệ thống</i>” (theo Buđanôp nhà địa lý Nga). Nhiều nhà nghiên cứu
và giảng dạy địa lý đã coi bản đồ giáo khoa như là “<i>cuốn sách giáo khoa thứ hai</i>”.


Bản đồ sách giáo khoa là bản đồ dùng để minh họa cho bài giảng của thầy ở trên lớp và
soạn giảng các nội dung trong sách giáo khoa. Bản đồ giáo khoa còn để học sinh đối chiếu với
bài giảng của thầy phục vụ cho học tập một bài địa lý cụ thể. Nó có tác dụng trực tiếp khi thầy
giảng dạy trên lớp, học sinh học tập đối chiếu với bài học. Bởi vậy cho nên chúng ta phải biết
sử dụng bản đồ giáo khoa trong suốt quá trình dạy học địa lý như thế nào cho tốt.


<i><b>1.2- Cơ sở thực tiễn:</b></i> Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm ở trường cho thấy: đa số giáo
viên thiếu chuẩn bị bản đồ cho tiết dạy, phần lớn do ngại khó sợ tốn thời gian, mất nhiều cơng
sức. Hơn nữa nhận thức của giáo viên chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc dùng bản đồ
cho tiết dạy. Dẫn đến việc sử dụng bản đồ phục vụ cho tiết dạy còn kém hiệu quả, chất lượng
dạy học địa lí và học tập của học sinh chưa được như mong muốn.


<i><b>2. Thực trạng về cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong trường đã qua:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

viên có tích cực đầu tư vào tiết dạy khá kỉ lưỡng. Các đồ dùng trong thư viện của trường cũng
được giáo viên sử dụng khá tích cực.



<i><b>2.2- Mặt hạn chế:</b></i> Mặt dù các thiết bị được nhà trường đầu tư nhưng khơng thể đầy đủ vì
số lượng biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa thì có rất nhiều. Đa số giáo viên khi giảng dạy
đều sử dụng biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa mà khơng phóng to ra. Một bộ phận giáo
viên khác nhận thức về việc dùng biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa chưa đúng. Từ đó thư
viện có gì thì dạy nấy mà không chú ý đến việc làm đồ dùng thêm trong q trình giảng dạy.
Có giáo viên dùng ngun biểu đồ, lược đồ trong sách giáo khoa để dạy mà không quan tâm
đến việc học sinh có nhìn thấy hây khơng? Một số khác ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng
bản đồ cho học sinh dẫn đến kết quả học tập của học sinh ở bộ mơn cịn hạn chế.


Từ những lí do như trên, tơi quyết định tìm các biện pháp sử dụng bản đồ giáo khoa có hiệu
quả.




<i><b>3.Các biện pháp đã ứng dụng. </b></i>


<i><b>3.1- Đối với thiết bị :</b></i>


- Trường hợp thiết bị (bản đồ, lược đồ ) phục vụ giảng dạy địa lý thiếu, thì cần tổ chức cho
học sinh vẽ để phục vụ giảng dạy. Phân cơng cho lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm vẽ một bản
đồ cho bài học. Cách vẽ là chọn giấy lớn, sau đó vẽ hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến trước, tuy
nhiên cần tính xem phần cần vẽ phóng to bao nhiêu lần so với bản đồ cần vẽ, sau đó giáo viên
chấm điểm để tăng tính thích thú chuẩn bị trong học sinh. Cuối cùng giáo viên chọn bản đồ
đúng, đẹp để dạy trên lớp. Đối với học sinh ở nơng thơn thì phương pháp này hiệu quả không
cao, điều kiện để các em vẽ là rất khó khăn. Cách khác là giáo viên tự vẽ để phục vụ việc
giảng dạy, cách này nhìn chung là hiệu quả nhất và từ đó khắc phục tối đa việc dạy khơng có
bản đồ trực quan trên lớp.


<i>Thí vụ:</i> Ở bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, lớp 7 có lược đồ khí hậu Trung và Nam
Mĩ, nếu chỉ dùng kích cở lược đồ như trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ khơng nhìn thấy,


trong khi đó thiết bị trong trường khơng có lược đồ này phóng to. Nên khi dạy bài này giáo
viên phải vẽ để phục vụ cho tiết dạy, bởi vì học sinh quan sát bản đồ mới nhận ra sự phân hóa
các kiểu khí hậu và sự phân hóa các mơi trường tự nhiên.


- Trong trường hợp ở thiết bị có bản đồ đầy đủ thì trước tiên giáo viên cần luyện cho học
sinh thói quen làm việc với bản đồ, theo các bước:


<i><b>3.2- Hiểu bản đồ:</b></i> Vì trong chương trình giảng dạy địa lý khơng có giờ giảng bản đồ như
một khoa học độc lập riêng cho nên phải kết hợp truyền thụ kiến thức bản đồ cho học sinh
lồng vào các bài giảng địa lý cụ thể. Hiểu bản đồ địa lý phải trên cơ sở định nghĩa của nó. Trên
cơ sở định nghĩa này mà học sinh hiểu được tính chất, đặc điểm của bản đồ địa lý và bản đồ
giáo khoa, hiểu được các yếu tố cấu thành một bản đồ. Từ tính chất và yếu tố cấu thành mà
tiến hành khai thác các kiến thức địa lý được hình thành trên bản đồ.


<i>Thí dụ:</i> Từ yếu tố tốn học trên bản đồ: đó là việc sử dụng phép chiếu hình bản đồ, từ phép
chiếu hình bản đồ mà ta có hệ thống kinh, vĩ tuyến khác nhau trên bản đồ. Nhờ có hệ thống
kinh, vĩ tuyến mà ta xác định được vị trí sự phân bố các lãnh thổ trên Trái Đất. Hệ thống kinh,
vĩ tuyến là cơ sở để xác định tọa độ của các hiện tượng địa lý, thông qua đó ta có thể thấy nó
chịu chi phối của những quy luật địa lý, xác định được những quy luật phổ biến và những hiện
tượng cá biệt. Bên cạnh hệ thống kinh, vĩ tuyến ta cần phải chú ý đến tỷ lệ bản đồ, bởi vì tỷ lệ
bản đồ ngồi ý nghĩa là một chỉ số tốn học, nó cịn ý nghĩa là chỉ số giới hạn của nội dung
trên mỗi bản đồ, các nội dung và phương pháp đều tương ứng với tỷ lệ bản đồ. Mỗi khi thay
đổi tỷ lệ phải thay đổi nội dung cho phù hợp với tỷ lệ mới. Nhờ hệ thống kinh, vĩ tuyến và tỷ
lệ bản đồ mà hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ: phân tích tổng hợp, hình thành
những biểu tượng, khái niệm và nắm được các quy luật vốn có trong tự nhiên, kinh tế-xã hội
được biểu hiện trên bản đồ thông qua ngôn ngữ bản đồ (hay cịn gọi là kí hiệu và phương pháp
biểu hiện).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>3.3- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ:</b></i> Việc rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cũng phải trên cơ sở
hiểu bản đồ, khơng hiểu bản đồ thì khơng đọc được bản đồ.



<i>Thí dụ:</i> Khơng hiểu được ngơn ngữ bản đồ, hay nói cách khác là khơng hiểu được các đối
tượng địa lý được hình thành trên bản đồ thông qua (ngôn ngữ) các ký hiệu và phương pháp
biểu hiện trên bản đồ thì khó có thể khai thác, phân tích, tổng hợp khi đọc bản đồ để giảng bài
cho học sinh, làm cho bài giảng sâu hơn, có chất lượng cao.


Muốn đọc được bản đồ phải trên cơ sở các yếu tố hình thành bản đồ: yếu tố tốn học, yếu
tố nội dung và yếu tố hổ trợ, bổ sung (bảng chú giải) là chìa khóa để đọc được các yếu tố địa
lý hay nội dung của chủ đề bản đồ được thể hiện trên đó. Bảng chú giải của bản đồ là tất cả
những nội dung địa lý của bản đồ được thể hiện bằng các kí hiệu và phương pháp biểu hiện địa
lý của bản đồ.


Đọc bản đồ không chỉ đơn thuần là kỹ năng cách đọc một đối tượng cụ thể mà phải biết
khai thác, phân tích tổng hợp những kiến thức tiềm ẩn trong đó.


<i>Thí dụ:</i> Đọc một con sơng trên bản đồ thì phải biết con sông bắt đầu ở đâu và kết thúc ở đâu,
gồm có những phụ lưu, chi lưu nào, chiều dài, hướng chảy của sông. Đồng thời phải biết được
những bản chất bên trong như: ở thượng nguồn (độ dốc, ghền thác), ở hạ lưu của sơng
(thuyền, bè lớn có qua được khơng và có tác dụng bồi đắp phù sa hay khơng…)của một dịng
sơng. Chẳng hạn như xác định sông Amadôn ở Nam Mĩ. Giáo viên chỉ bản đồ cho học sinh
thấy đây là con sơng có diện tích lưu vực và lượng nước lớn nhất thế giới, với hơn 500 phụ
lưu lớn nhỏ, nằm ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Chỉ cho học sinh thấy nơi bắt nguồn là
các vùng núi cao An đét và trên các sơn nguyên Guy-a-na, Braxin, đồng thời cho học sinh
thấy lượng phù sa bồi tụ ở cửa sông là rất lớn…


Có như thế khi dạy một bài học địa lý cụ thể mới làm cho học sinh hiểu sâu hơn, nắm chắc
hơn, nhớ kỹ và lâu hơn một hiện tượng địa lý được học.


Đọc bản đồ giáo khoa địa lý cũng phải được tiến hành tuần tự theo các nội dung được đề
cập trong bảng chú giải của bản đồ giống như đọc một cuốn sách vậy (cũng phải đọc hết


chương mục này sang chương mục khác) trên cơ sở mà hiểu sâu số lượng, chất lượng, cấu trúc
và động lực của hiện tượng địa lý được trình bày trên bản đồ. Từ đó mà phân tích tổng hợp,
khái qt các đối tượng, hình thành những khái niệm và nắm các quy luật vốn có của các đối
tượng được thể hiện trên bản đồ.




<b> 4. Kết quả ứng dụng và thực tiễn:</b>


Qua một thời gian thực hiện “<i>cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý</i>” tôi
nhận thấy rằng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

học sôi nổi, mức độ hứng thú trong học tập sẽ được nâng cao. Từ đó học sinh nhận định đúng
đắn về các đối tượng địa lý, kiến thức bộ môn sẽ được nắm chắc, những kỹ năng cần thiết của
phân môn được học sinh tiếp nhận một cách chắc chắn, từ đó chất lượng học tập của học sinh
được nâng cao. Qua các năm học sự tiến bộ trong học tập của học ngày một rõ nét hơn. Trong
bốn năm có 13 học sinh đạt giải học sinh giỏi vòng huyện và 6 học sinh đạt giải học sinh giỏi
vòng tỉnh. Trong thời gian tới tăng cường hơn nữa biện pháp này để đạt kết quả cao hơn.
<b>III. Kết luận:</b>


<b> </b>Qua thời gian thực hiện đề tài “<i>cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý</i>”
tơi nhận thấy có những kết quả khả quan, học sinh rất tích cực học tập địa lý, biết vẽ bản đồ
giáo khoa, hiểu được bản đồ giáo khoa, đọc được bản đồ địa lý, nhận định đúng đắn về các đối
tượng địa lý, giải quyết tốt các bài tập địa lý, từ đó tạo ra niềm say mê học tập địa lý trong học
sinh. Từ những kết quả như vậy, tôi nhận thấy bản đồ giáo khoa vô cùng quan trọng trong việc
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong thời kì mới.


Với kết qua sau ba năm thực hiện đề tài “<i>cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng</i>
<i>dạy địa lý</i>” tôi rút ra một số kinh nghiệm nêu trên. Nhìn chung về kinh nghiệm trình bày sáng
kiến khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp nhằm


hoàn chỉnh hơn để đề tài được ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy.


<i>Ngày… tháng..năm 2009.</i>
<i>Người viết.</i>


<b> </b>


<b> Nguyễn Quốc Cường</b>


</div>

<!--links-->

×