Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HIỆN TẠI HÓA LỢI NHUẬN THUẦN ĐỂ ĐỊNH GIÁ TỔNG CÔNG TY MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.64 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP..............................2
1.1. Tổng quan về định giá doanh nghiệp........................................................................2
1.1.1. Khái niệm và mục đích định giá doanh nghiệp.......................................................2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.....................................................3
1.1.3. Các nguyên tắc định giá doanh nghiệp...................................................................8
1.2.

Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần trong định giá doanh nghiệp..........9

1.2.1. Cơ sở của phương pháp..........................................................................................9
1.2.2. Nội dung phương pháp...........................................................................................9
1.2.3. Ưu điểm và hạn chế..............................................................................................10
PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HIỆN TẠI HÓA LỢI NHUẬN THUẦN
ĐỂ ĐỊNH GIÁ TỔNG CÔNG TY MAY 10..................................................................12
2.1.

Giới thiệu về Tổng cơng ty May 10......................................................................12

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển.......................................................................12
2.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.........................................................................12
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty..............................................................................13
2.2. Vận dụng phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần để định giá Tổng công ty
May 10……….................................................................................................................15
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2017- 2019..................15
2.2.2. Định giá Công ty Cổ phần May 10.......................................................................20
2.2.3. Ưu điểm và hạn chế khi vận dụng phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận để đánh
giá Công ty CP May 10....................................................................................................27
2.3.

Phương hướng và giải pháp hồn thiện khi định giá Cơng ty CP May 10 theo



phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận..............................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................31

1


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về định giá doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và mục đích định giá doanh nghiệp
a) Khái niệm
Định giá doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp phù hợp để ước tính giá trị
doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó theo một mục đích nhất định. Nói cách khác, định
giá doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp có thể tạo ra trong q trình hoạt động, làm cơ sở cho các giao dịch thông thường
của thị trường.
b) Mục đích của định giá doanh nghiệp
Hoạt động định giá doanh nghiệp được xuất phát từ các nhu cầu của các tổ chức, cá
nhân trong nền kinh tế và nhằm thực hiện các mục đích của chủ thể này. Thông thường,
hoạt động định giá doanh nghiệp hướng tới các mục đích cơ bản sau:
- Phục vụ cho giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, cổ phần hóa, giải
thể, thanh lý doanh nghiệp,... Đây là các giao dịch có tính chất thơng thường và phổ biến
trong nền kinh tế thị trường. Việc định giá doanh nghiệp sẽ cung cấp các căn cứ cần thiết
để có thể tiến hành thương lượng, thỏa thuận và đảm bảo sự thành công các giao dịch kể
trên.
- Đề ra các quyết định đầu tư và quản lý: Trong quá trình đầu tư vào doanh nghiệp,
giá trị doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để nhà đầu tư có thể phân tích,
đánh giá các cơ hội đầu tư. Giá trị doanh nghiệp được xem là thông tin đầu vào vô cùng
quan trọng để các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Trong quản trị tài chính,
mục tiêu của quản trị là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, trong khi đó, giá trị doanh nghiệp

là sự phản ánh tổng hợp năng lực nội tại, khả năng tồn tại và tương lai phát triển của
doanh nghiệp. Cho nên, giá trị doanh nghiệp là một trong những cơ sở để các nhà quản trị
có thể đưa ra quyết định quản lí đúng đắn nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Do
vậy, việc định giá doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý có thể đề ra các
quyết định của mình.
- Đánh giá uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế của doanh nghiệp: Giá trị
doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến uy tín kinh doanh,
2


khả năng tài chính và vị thế của doanh nghiệp. Ngược lại, khi xác định được giá trị doanh
nghiệp, nhìn vào giá trị doanh nghiệp, người ta cũng có thể đánh giá được uy tín, năng lực
tài chính và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế vĩ mơ: Trên TTCK,
giá cả chứng khốn có thể có khoảng cách khá xa so với giá trị thực của chúng. Khi đó,
TTCK được xem là rơi vào trạng thái hoạt động thiếu ổn định, không lành mạnh, có thể
dẫn đến hiện tượng “bong bóng” giá chứng khốn, từ đó xuất hiện các nguy cơ đổ vỡ thị
trường, gây khủng hoảng tài chính. Do đó, các thơng tin về giá trị doanh nghiệp được xem
là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý TTCK có thể
đánh giá tính ổn định, lành mạnh của TTCK, nhận dạng các dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị
trường,... Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các biện pháp can thiệp, điều tiết phù hợp nhằm tạo
ra sự ổn định, lành mạnh và phát triển thị trường tốt hơn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng
đến giá trị doanh nghiệp. Việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếu
tố bên trong và bên ngoài.
a) Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp


Các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế vĩ mơ (mơi trường tổng qt):


- Tình hình kinh tế vĩ mô: Một doanh nghiệp luôn tồn tại và hoạt động trong một
môi trường kinh tế vĩ mô nhất định và chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc mơi trường
đó. Trạng thái của nền kinh tế vĩ mơ được phản ánh qua diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ
mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất tín dụng, tỷ giá
hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế,... Khi các chỉ số này biến động sẽ có tác động đến
quá trình hoạt động cũng như kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Diễn biến của kinh tế vĩ mơ có thể tạo những điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp,
mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá hợp lý,...) từ đó tác động tích cực, làm gia tăng giá trị doanh
nghiệp. Ngược lại, tình hình kinh tế vĩ mơ cũng có thể đưa lại những khó khăn và bất lợi
cho doanh nghiệp (chẳng hạn như lạm phát cao, suy thoái kinh tế, thâm hụt cán cân
thương mại gia tăng,...) từ đó làm cho giá trị doanh nghiệp bị giảm sút.
3


- Tình hình chính trị, pháp luật: Chính trị và pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt
động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tình hình chính trị ổn định, an ninh
được đảm bảo, pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
có thể thu hút đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng hiệu quả hoạt động, từ đó tác
động tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu pháp luật yếu kém, tình hình chính
trị bất ổn như xảy ra đảo chính, biểu tình, khủng bố,... sẽ làm cho doanh nghiệp khó thu
hút đầu tư, hoạt động thiếu an tồn, kém hiệu quả, từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động
đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, nhất quán của hệ thống pháp luật. Đây là yếu tố tạo
ra “luật chơi”, ràng buộc trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể nói
chung và của doanh nghiệp nói riêng.
+ Quan điểm, chủ trương của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh
thông qua các văn bản pháp quy theo chiều hướng tơn trọng, khuyến khích tự do kinh

doanh hay hạn chế.
+ Năng lực pháp luật của Nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng.
Đây là yếu tố tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mọi chủ thể, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận, tiêu cực. Nếu pháp luật đã ban
hành song không trở thành hiện thực, không được thực thi một cách nghiêm minh sẽ
không thể ngăn chặn và loại trừ được các hành vi tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, làm
hàng giả,... ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tình hình văn hóa, xã hội: Mơi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến cách tiếp
cận về hình thức, phương thức kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp. Các
yếu tố thuộc môi trường văn hóa xã hội bao gồm:
+ Lối sống, tư tưởng, đạo đức, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,... Đây là những yếu
tố thuộc mơi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, kinh
doanh của doanh nghiệp. Khi mà doanh nghiệp nắm bắt được tình hình văn hóa, xã hội, tổ
chức các hình thức kinh doanh, phương thức phục vụ khách hàng, các hoạt động
marketing,... phù hợp với văn hóa, lối sống, phong tục tập qn thì mới có cơ sở để đảm
bảo sự thành cơng, từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp.
4


+ Quy mô, cơ cấu, mật độ dân cư, sự gia tăng dân số, giới tính, độ tuổi, mức thu
nhập của dân cư,... Đây là các căn cứ để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động
nghiên cứu, dự báo nhu cầu, xác định phân khúc thị trường mục tiêu,..., thiết kế sản phẩm,
dịch vụ phù hợp để tiến hành sản xuất, cung ứng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị
trường, qua đó thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Tình hình ơ nhiễm mơi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,... Những yếu tố
này chi phối đến các quyết định lựa chọn công nghệ kinh doanh, tìm kiếm nguyên vật liệu
đầu vào,... nhằm giảm thiểu chi phí SXKD, đáp ứng những địi hỏi về bảo vệ mơi trường,
từ đó góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học – cơng nghệ: Đây là yếu tố có tác động làm thay đổi
căn bản sự lựa chọn về quy trình cơng nghệ và phương thức tổ chức SXKD. Nếu doanh

nghiệp nắm bắt và ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học – cơng nghệ vào q trình
quản lý và kinh doanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả quản lý, từ đó góp phần làm gia tăng giá
trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không ứng dụng kịp thời những tiến bộ
khoa học – cơng nghệ thì sẽ bị tụt hậu, giảm sức cạnh tranh, khơng cải thiện được hiệu
quả, từ đó giá trị doanh nghiệp bị giảm sút.


Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vi mô (môi trường đặc thù của ngành):

- Khách hàng: Thị trường của doanh nghiệp chính là tập khách hàng của doanh
nghiệp, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, từ đó cho
thấy giá trị doanh nghiệp. Thơng thường, khách hàng của doanh nghiệp sẽ chi phối các
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khách hàng lại bị lệ
thuộc vào khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Khi xem xét yếu tố khách hàng ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp nói riêng, người ta thường nghiên cứu các khía cạnh khác nhau như: sự
trung thành và thái độ của khách hàng; số lượng và chất lượng khách hàng; uy tín, các
mối quan hệ và khả năng phát triển các mối quan hệ; thị phần hiện tại và tương lai; quy
mô và sự cải thiện của doanh số tiêu thụ;...
- Nhà cung cấp: Tính ổn định và giá cả của nguồn cung đầu vào có ý nghĩa quan
trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn ra liên tục, giảm được giá
5


thành, từ đó góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn cung đầu vào có
giá cao và thiếu ổn định thì sẽ làm gia tăng giá thành đầu vào, gián đoạn hoạt động
SXKD, gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị
doanh nghiệp. Khi đánh giá nhà cung cấp, người ta thường xem xét các khía cạnh khác
nhau như: sự phong phú của các nguồn cung cấp; khối lượng, chủng loại, danh mục

nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau; khả năng cung cấp ổn định, kịp thời; chất lượng,
giá cả nguồn cung và khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.
- Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh
hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ
đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Khi đánh giá về tình hình cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh, người ta thường xem xét các khía cạnh: giá cả, chất
lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm; các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm;
số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ; các yếu tố và mầm
mống có thể làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới; khả năng giải quyết các áp lực
cạnh tranh.
- Cơ quan quản lý Nhà nước: Đây là những chủ thể thực hiện những hoạt động quản
lý, giám sát hành chính nhà nước đối với quá trình ra đời và hoạt động của doanh nghiệp
dưới các hình thức như kiểm tra, giám sát sự tuân thủ luật pháp, bảo đảm các điều kiện an
ninh, an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt các
nghĩa vụ của mình theo luật định như đăng ký kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ, kịp
thời, chấp hành tốt luật lao động, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường sinh thái,...
thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh, khẳng định được uy tín
của mình đối với xã hội và cơ quan nhà nước, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến giá trị
doanh nghiệp.
b) Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Đây là các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp, doanh nghiệp hồn tồn có thể
kiểm sốt và chi phối chúng, bao gồm:
- Tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ
các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là yếu tố cơ sở vật chất
cần thiết, là điều kiện không thể thiếu được để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Quy
6


mô, cơ cấu và hiện trạng tài sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng có tính chất quyết định
đến khối lượng, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, đồng thời phản ánh năng

lực cạnh tranh và khả năng tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Trong công tác định giá, giá
trị tài sản được coi là một căn cứ rõ ràng nhất để định giá doanh nghiệp và giá trị tài sản là
cơ sở đảm bảo giá trị tối thiểu của doanh nghiệp, bởi lẽ nếu doanh nghiệp khơng tạo ra
được thu nhập thì người ta có thể bán các tài sản của doanh nghiệp để nhận về một khoản
thu nhập nhất định. Do đó, tình hình tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị
của doanh nghiệp và khi sử dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp, người ta
thường coi trọng các phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản
của doanh nghiệp.
- Vị trí kinh doanh: Đây là yếu tố có thể tạo ra lợi thế thương mại cho doanh nghiệp,
từ đó góp phần đem lại thu nhập vượt trội cho doanh nghiệp. Khi đánh giá vị trí kinh
doanh của doanh nghiệp, người ta thường xem xét các khía cạnh về địa điểm, địa hình,
hình dáng, diện tích, khả năng tiếp xúc với mơi trường xung quanh, cơ sở hạ tầng... của
doanh nghiệp và các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, (chẳng hạn
doanh nghiệp kinh doanh thương mại) có vị trí kinh doanh thuận lợi như ở trung tâm đô
thị, nơi đông dân cư, có đường giao thơng thuận tiện,... sẽ có được những lợi thế thương
mại như có thể tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí vận
chuyển, chi phí giao dịch,... đồng thời có thể tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng một
cách dễ dàng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng thuận lợi,... Mặc dù, với vị trí thuận lợi,
doanh nghiệp có thể phải chấp nhận một số khoản chi phí cao như chi phí th văn phịng,
th cửa hàng, th lao động, chi phí dịch vụ mua ngồi,... Song nhìn chung, lợi thế về vị
trí sẽ góp phần quan trọng tạo ra doanh thu và lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng tích cực đến giá
trị doanh nghiệp. Do đó, khi định giá doanh nghiệp, vị trí kinh doanh được xem là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
- Uy tín kinh doanh: Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã được khách hàng
chấp nhận sử dụng, được đánh giá cao và tin cậy thì doanh nghiệp đã khẳng định được uy
tín kinh doanh của mình. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp trở thành một tài sản có
giá trị thực sự và người ta có thể mua bán quyền sử dụng thương hiệu (nhãn hiệu thương
mại). Do đó, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên giá trị doanh nghiệp.
7



- Trình độ cơng nghệ và tay nghề người lao động: Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ kinh
doanh và sự thành thạo tay nghề của người lao động là một trong những yếu tố góp phần
quan trọng tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, khi định giá doanh nghiệp, trình độ cơng
nghệ và tay nghề của người lao động được xem là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến giá
trị doanh nghiệp.
- Năng lực quản trị kinh doanh: Năng lực quản trị kinh doanh phản ánh khả năng tổ
chức, quản lý, giám sát và vận hành các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh
khả năng sử dụng các nguồn lực, nắm bắt cơ hội kinh doanh, ứng phó linh hoạt với những
biến động của thị trường để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, năng lực
quản trị kinh doanh được xem là một yếu tố đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị
doanh nghiệp. Khi đánh giá năng lực quản trị kinh doanh, người ta thường xem xét các
khía cạnh khác nhau như: khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật; trình độ tổ chức
bộ máy quản lý doanh nghiệp; năng lực quản trị các yếu tố đầu vào, đầu ra; khả năng
quản trị nhân lực; khả năng tiếp cận và xử lý thông tin quản lý;... Trong đó, nhiều tiêu chí
đánh giá mang tính định tính; do đó, cần phải đặt dưới sự tác động của môi trường kinh
doanh.
1.1.3. Các nguyên tắc định giá doanh nghiệp


Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất

Để ước tính được giá trị thị trường của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp phải
được định giá trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra hiệu
quả sử dụng cao nhất và tốt nhất, chứ không dựa trên sự sử dụng hiện tại nếu sự sử dụng
hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất.



Nguyên tắc lợi ích dự kiến tương lai

Khi định giá doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thu nhập dự kiến trong tương lai
kèm theo quan điểm tăng trưởng kỳ vọng, rủi ro liên quan và giá trị thời gian của dịng
tiền.
Thu nhập được chuyển hóa thành giá trị bằng cách vốn hóa trực tiếp thu nhập rịng
hoặc phân tích theo dịng tiền chiết khấu, hay phương pháp cổ tức, trong đó dịng tiền ước

8


tính nhận được trong tương lai được chuyển hóa thành giá trị hiện tại bằng cách áp dụng
tỷ suất chiết khấu.


Nguyên tắc cung cầu

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu của tài sản đó trên
thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung – cầu của tài sản. Giá
trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung của tài sản.


Nguyên tắc đóng góp

Giá trị của doanh nghiệp ln có sự đóng góp bởi các yếu tố hình thành bao gồm cơ
sở vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người cũng như môi trường hoạt động của
nó. Do vậy, khi định giá doanh nghiệp cần xem xét đánh giá toàn diện các yếu tố này;
phải ước tính đầy đủ giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vơ hình của doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần trong định giá doanh nghiệp
1.2.1. Cơ sở của phương pháp

Theo nguyên tắc phân phối thu nhập của doanh nghiệp, trên cơ sở doanh thu đạt
được trong kỳ, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chi phí, thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước, phần còn lại là lợi nhuận thuần (lợi nhuận ròng) thược về chủ sở
hữu doanh nghiệp. Do đó, giá trị của doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản lợi
nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại
và hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung phương pháp
Dựa trên nguyên tắc chiết khấu dòng tiền, trong phương pháp này, giá trị doanh
nghiệp là giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận thuần trong tương lai, được tính bằng
cơng thức:
(*)
Trong đó:
Giá trị DN
Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm thứ t
Tỷ suất hiện tại hóa
n: Số năm nhận được lợi nhuận

9


Cơng thức (*) được đơn giản hóa bằng cách coi lợi nhuận thuần hàng năm của
doanh nghiệp là bằng nhau: và khi , tức là giả định doanh nghiệp có thể tồn tại mãi mãi
khi đó, cơng thức (*) có thể được viết lại như sau:
(**)
Đẳng thức (**) là tổng cộng các số hạng của một cấp số nhân có cơng bội bằng:
, do đó:
Với giả định doanh nghiệp tồn tại và hoạt động mãi mãi, tức là , khi đó
và ta có:
1.2.3. Ưu điểm và hạn chế



Ưu điểm:

-

Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần được xây dựng trên quan điểm cho

rằng giá trị doanh nghiệp là giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận thuần, nó bao gồm cả
phần lợi nhuận giữ lại và cổ tức được chia. Phương pháp này thường được sử dụng cho
các doanh nghiệp khơng có nhiều tài sản để khấu hao, khả năng tích lũy vốn từ khấu hao
và lợi nhuận để lại là khơng đáng kể, những doanh nghiệp khơng tìm thấy các cơ hội đầu
tư bổ sung trong tương lai nên phần lớn lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng để chi trả cổ tức
cho các nhà đầu tư.
-

Theo phương pháp này, việc dự báo tham số Pr (lợi nhuận thuần) bao giờ cũng

dễ dàng hơn so với khi phải dự báo dòng thu nhập cổ tức, bởi lẽ người ta khơng cần phải
tính đến sự chi phối cả chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
-

Đối với những doanh nghiệp khó tìm thấy cơ hội đầu tư mới, việc sử dụng

phương pháp này sẽ càng giúp cho các chuyên gia đánh giá, lượng định với độ chính xác
cao chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bằng cách dựa vào thời gian khấu hao trung
bình của TSCĐ, thay cho giả định n.


Hạn chế:


-

Phương pháp này có thể khơng phù hợp với nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu tư đa

số khi các điều kiện áp dụng không được thỏa mãn đầy đủ. Thu nhập thực tế của nhà đầu
tư thiểu số là cổ tức chứ khơng phải là tồn bộ lợi nhuận thuần. Lợi nhuận thuần tính theo
phương pháp này là lợi nhuận kế toán đã được điều chỉnh lại. Phương pháp này cũng

10


khơng chỉ ra chính xác thời điểm phát sinh khoản thu nhập. Do đó, nó cũng khơng phù
hợp với quan điểm nhìn nhận về dịng tiền của nhà đầu tư đa số.
-

Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra quy luật của lợi nhuận trong tương lai

cũng không phù hợp với cách nhìn chiến lược về doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với doanh
nghiệp với thành lập, số liệu quá khứ chưa đủ để đánh giá.
-

Tương tự như phương pháp định giá chứng khoán, việc giả định n là không phù

hợp trong thực tế.

11


PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HIỆN TẠI HÓA LỢI NHUẬN
THUẦN ĐỂ ĐỊNH GIÁ TỔNG CÔNG TY MAY 10

2.1. Giới thiệu về Tổng công ty May 10
Tên công ty:

Tổng Công ty May 10 – Công ty cổ phần

Tên giao dịch quốc tế:

Garment 10 Corporation – Joint Stock Company

Tên viết tắt:

GARCO 10

Trụ sở chính:

765 Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên,

Website:

Hà Nội
www.graco10.com.vn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần tiền thân là các công xưởng sản xuất quân
trang đặt tại chiến khu Việt Bắc. Các xưởng may ra đời từ năm 1946 để phục vụ bộ đội
kháng chiến chống Pháp.
Năm 1956, sau ngày miền Bắc hồn tồn giải phóng, Bộ Quốc Phòng quyết định
chuyển xưởng may quân trang từ chiến khu Việt Bắc, khu Ba, khu Bốn và liên khu Năm
tập hợp tại Gia Lâm, Hà Nội và sáp nhập lại thành xưởng May 10. Năm 1961, Xưởng
may 10 được chuyển cơ quan chủ quản từ Tổng cục hậu cần sang Bộ Cơng nghiệp nhẹ và

được đổi tên thành Xí nghiệp May 10.
Năm 1992, để phù hợp với cơ chế thị trường và tăng quyền chủ động cho doanh
nghiệp, Xí nghiệp may 10 được chuyển đổi tổ chức hoạt động thành Công ty May 10.
Năm 2005, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Cơng ty May
10 đã được chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 05/10/2004 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp với tên gọi “Công ty Cổ phần May 10” và số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng.
Năm 2010, Cơng ty cổ phần May 10 chính thức chuyển sang mơ hình Tổng cơng ty
và đổi tên thành “Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần”.
2.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay, cái tên May 10 đã trở lên rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt
Nam. Cơng ty có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng ưa chuộng như
áo sơ mi nam, veston, jacket, váy, quần áo trẻ em… với phương châm là mang lại sự
thanh lịch và sang trọng cho khách hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
12


may mặc, công ty cổ phần May 10 đã trải qua một q trình hình thành lâu dài để có thể
phát triển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty không chỉ được
tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngồi đem lại nhiều lợi
nhuận cho cơng ty.
Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, các sản phẩm thời trang do May 10 sản xuất đã
xuất khẩu sang thị trường thời trang EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… với rất nhiều tên tuổi
thương hiệu lớn của ngành thời trang thế giới như: GAP, Old Navy, Brandtex, John
Lewis, Pierre Cardin, Camel, Tommy Hilfiger, Express, ...
Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đến
nay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần 300
cửa hàng và đại lý. Đẳng cấp May 10 còn được khẳng định khi luôn đứng trop top thương
hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất
lượng Châu Á Thái Bình Dương”, “Sao vàng đất Việt”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”,
được Chính phủ vinh danh là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Tổng công ty May 10 được chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần.
Hiện cổ đơng Nhà nước – Tập đồn Dệt May Việt Nam nắm giữ 33,821% vốn điều lệ. Mơ
hình quản trị của Tổng Công ty như sau: Đại hội đồng cổ đơng, Ban kiểm sốt, Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các chi nhánh tại các địa phương.

13


Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty May 10

Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty May 10

14


2.2. Vận dụng phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần để định giá Tổng công
ty May 10
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2017- 2019
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp

Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động
tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí vay
lãi
Chí phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Kết quả từ hoạt động
khác
Lợi nhuận kế toán
trước thuế

2017 (VND)

2018 (VND)

2019 (VND)

3.028.554.884

2.980.317.712.375

3.351.258.398.956


548.107.703

293.930.947

422.152.742

3.028.006.776.330

2.980.023.781.428

3.350.836.246.214

2.584.207.163.784

2.513.676.608.682

2.838.517.462.897

443.799.612.546

466.347.172.746

512.318.783.317

16.545.756.632

18.180.152.372

17.151.754.731


20.160.462.259

37.514.386.789

33.896.410.013

12.090.445.671

18.449.202.088

24.111.707.010

175.181.742.609

172.275.201.381

197.967.444.027

202.503.575.270

213.202.018.186

218.763.618.580

62.499.589.040

61.535.718.762

78.843.065.428


1.079.912.899

7.571.657.864

4.372.116.513

1.698.895.566

2.748.913.119

1.123.495.856

11.017.333

4.822.744.745

3.248.620.657

62.510.606.373

66.358.463.507

82.091.686.085

15


Chi phí thuế TNDN
hiện hành
Lợi nhuận sau thuế

TNDN
Phân bổ cho:
Cổ đơng của cơng ty
mẹ
Cổ đơng khơng kiểm
sốt
Lãi trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

10.020.446.821

10.632.550.352

13.665.083.136

52.490.159.552

55.725.913.155

68.426.602.949

52.052.203.442

55.327.374.594

67.948.854.398

437.956.110


398.538.561

477.748.551

2.863

1.830

1.744

16


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản phải thu ngắn
hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài
hạn
Tài sản cố định
Tài sản dở dang dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản

NỢ PHẢI TRẢ

Nợ ngắn hạn
Phải trả người bán
ngắn hạn
Người mua trả tiền
trước ngắn hạn
Thuế & các khoản phải
nộp Nhà nước
Phải trả người lao
động
Chi phí phải trả ngắn

2017
1.003.635.355.698

2018
1.101.996.062.031

2019
1.160.803.427.772

149.159.664.397

64.102.403.357

72.169.339.248

381.792.892.914

419.806.200.135


374.552.481.114

452.738.682.158
19.944.116.229
360.893.822.873
36.914.670.215

588.845.140.397
29.242.318.142
467 .496.305.696

697.166.779.208
16.964.828.202
427.217.349.527

44.928.848.451

24.218.378.029

289.380.348.407
6.387.971.110
28.210.833.141
1.364.529.178.571

364.697 .313.285
29.095.295.903
28. 77 4.848.057
1.569 .492.367. 727

332.843.549.591

40.046.921.393
30.108.500.514
1.588.020.777.299

2017
995.396.405.625
805.089.672.601

2018
1.194.869.493.652
956.106.542. 7 42

2019
1.196.951.982.977
1.031.331.925.136

250.990.969.441

343.167.191.881

461.656.876.362

36.161.584.788

34.723.681.960

29.127.594.203

3.839.832.328


5.379.083.302

9.129.165.326

149.706.814.240

170.905 .662.363

182.628.109.742

hạn
Phải trả ngắn hạn khác
Vay ngắn hạn
Quỹ khe thưởng phúc

-

43 .160.701

-

2.516.841.727
358.848.468.425

1.887.033.933
394.680.902.914

3.759.993.155
330.581.956.234


lợi
NỢ DÀI HẠN
Phải trả cho người bán

3.025.161.625

5.319.825.688

14.448.230.114

109.306.733.024

238.762.950.910

165.620.057.814

208.571.000

208.571 .000

-

46.829462.331

59.664.776.096

36.443.105.501

dài hạn
Người mua trả tiền


17


trước dài hạn
Phải trả dài hạn khác

12.142.634.310

10.812.510.000

11.558.705.000

Vay dài hạn
Quỹ phát triển khoa

120.445.161.583

159.377.976.285

110.521.379.820

10.680.903.800

8.699.117.529

7.106.867.520

369.132.772.946
189.000.000.000

46.268.000.000
76.276.819.147

374.622.874.075
302.400.000.000
(2.440.000)
14.316.819.147 57

391.068.794.322
302.400.000.000
2.440.000
19.819.981.447

56.885.594.269

57 .206.135 .398

68.149.055.645

702.359.530

702.359.530

702.359.530

1.364.529.178.571

1.569.492.367.727

1.588.020.777.299


học và công nghệ
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ đầu tư phát triển
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
Lợi ích cổ đơng khơng
kiểm sốt
TỔNG NGUỒN VỐN

Từ báo cáo thường niên ở trên, ta thấy được:
-

Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản cố định của công ty đạt 365 tỉ, tăng 26% từ

289 tỉ đồng so với ngày 31/7/2017. Tài sản cố định thay đổi tương đối nhiều. Năm 2018
tổng công ty đã đầu tư ảo tạo siêu thị Hưng Hà tại Thái Bình diện tích 1200m 2 và xây
dựng khách sạn mới nâng tổng số phòng lên 50 phòng ở đạt tiêu chuẩn 3 sao với nhiều
trang thiết bị hiện đại. Năm 2019, tổng giá trị tài sản cố định đạt 333 tỷ đồng, giảm 8% so
với năm 2018. Trong năm 2019 đã khai trương được nhà hàng Cầu Bây – quán ngon thiên
nhiên thu hút khách hàng trong và ngoài khu vực.
- Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản đạt 1569 tỷ đồng, tăng 15% so với thời
điểm 31/12/2017 (1364 tỉ đồng). Năm 2019, tổng tài sản đạt 1588 tỉ đồng tăng 1% so với
năm 2018.
- Các khoản vay ngắn và dài hạn năm 2018 giảm 5% so với năm 2017, chủ yếu là
do giảm khoản vay ngắn hạn để phục vụ vốn lưu động. Năm 2019 đạt mức 5.239 tỷ đồng,
tăng so với năm 2018, chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn để phục vụ vốn lưu động.

- Năm 2018, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đạt mức 1195 tỉ
đồng, tăng 20% so với năm 2017 (995 tỉ đồng), chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn để
phục vụ vốn lưu động. Năm 2019 đạt mức 1196 tỉ đồng, tăng không đáng kể so với năm
2018.
18


Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp giai đoạn
2017 – 2019.
-

Năm 2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2980 tỷ đồng giảm

1,5% so với năm 2017. Năm 2019 doanh thu thuần đạt 3.351 tỷ đồng, tăng 12,4% so với
năm 2018.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 55.726 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2017
nhờ tăng trưởng doanh thu thuần và cải thiện biên lợi nhuận. Năm 2019, lợi nhuận sau
thuế đạt 68.426 tỷ đồng, tăng 22,8 % so với năm 2018.
- Giá trị nợ phải trả của công ty năm 2018 và 2019 tăng so với 2017 (năm 2019
tăng hơn 2 tỷ so với năm 2018 và tăng hơn 201 tỷ so với năm 2017). Giá trị vốn chủ sở
hữu tăng theo các năm (năm 2019 tăng hơn 16 tỷ so với 2018, tăng gần 22 tỷ so với
2017). Cơ cấu nợ phải trả trong 3 năm cao (chiếm trên 70%) so với tổng nguồn vốn, trong
khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ dao động từ 24% - 27%.
- Nhìn chung, tổng tài sản của cơng ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm
2019, tổng tài sản của công ty tăng hơn 18,5 tỷ so với 2018 và tăng gần 225 tỷ so với năm
2017. Tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng theo các năm. TSNH tăng từ 1003 tỷ
(2017) lên 1160 tỷ (2019). Tổng TSDH tăng 65 tỷ trong 3 năm. Tuy nhiên, TSNH vẫn
19



chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản qua các năm (chiếm trên 70% cơ cấu
tổng tài sản).
- Tổng nợ phải trả tăng dần theo các năm (từ 2017 – 2019 tăng 225 tỷ đồng).
Trong khi đó, tổng nợ phải thu năm 2018 tăng gần 40 tỷ đồng nhưng năm 2019 lại giảm
45 tỷ đồng so với năm 2018. Khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu công nợ phải thu ngắn hạn. Khoản phải trả người bán cũng chiếm tỉ trọng
cao nhất trong cơ cấu khoản nợ phải trả ngắn hạn.Khoản phải trả ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn (80% - 88%), và tăng dần trong 3 năm, còn lại là
các khoản phải thu ngắn hạn.
2.2.2. Định giá Công ty Cổ phần May 10
2.2.2.1. Điều chỉnh một số chỉ số


Khấu hao TSCĐ

TSCĐ được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hoặc khi xây dựng cơ bản bàn
giao. Đây là bước khởi đầu quan trọng để cơng ty hạch tốn chính xác TSCĐ theo đúng
giá trị của nó. Sau đó mọi TSCĐ được quản lý theo hồ sơ ghi chép trên số sách cả về số
lượng và giá trị. TSCĐ không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn được theo dõi riêng từng
loại, khơng những thế mà cịn được quản lý theo địa điểm sử dụng, thậm chí giao trực tiếp
cho nhóm đội sản xuất. TSCĐ khi có sự điều chuyển trong nội bộ đều có biên bản giao
nhận rõ ràng. Để sản xuất tốt hơn công ty luôn kịp thời tu bổ sửa chữa những tài sản đã
xuống cấp.
Trong thời gian sử dụng, một mặt TSCĐ được tính và trích khấu hao đưa vào giá
thành theo tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được theo dõi xác định mức hao mịn
giá trị cịn lại thực tế để có kế hoạch đổi mới. Hàng năm công ty đều tổ chức kiểm kê vào
cuối năm, vừa để kiểm tra TSCĐ, vừa để xử lý trách nhiệm vật chất với trách nhiệm mất,
hư hỏng một cách kịp thời. Định kỳ công ty có tổ chức đánh giá lại TSCĐ.
Cơng ty cổ phần May 10 đã sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính
khấu hao TSCĐ. Khấu hao 3 năm 2017-2019 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ
Đơn vị: Triệu đồng
Loại tài sản

Nguyên giá

2017
20

2018

2019


Nhà cửa

310.245

20.683

20.683

20.683

Phương tiện vận tải

49.318

19.727,2


19.727,2

19.727,2

Máy móc thiết bị

770.248

128.374,6

128.374,6

128.374,6

Dụng cụ quản lý

101.404

28.972,57

28.972,57

28.972,57

1.168.215

197.757,37

197.757,37


197.757,37

Cộng

Năm 2017 xuất hiện khoản xóa sổ tài sản cố định, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lí
hoặc thay đổi phương thức khấu hao làm giảm chi phí khấu hao tăng lợi nhuận trong kỳ.
Khoản mục này được thấy trên báo cáo tài chính của Cơng Ty CP May 10 năm 2017 với
giá trị tài sản bị giải tỏa là 2,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ghi nhận những thay đổi trong ước tính kế tốn về thời gian khấu hao
của Công ty CP May 10 từ 6 năm lên 10 năm làm chi phí khấu hao giảm 1,15 tỷ đồng.
 Chi phí khấu hao năm 2017 trên thực tế giảm đi 3,55 tỷ đồng => Lợi nhuận
thuần sẽ phải điều chỉnh cộng thêm 3,55 tỷ đồng.
Tương tự, cũng trong năm 2018, thay đổi thời gian khấu hao từ 7 năm lên10 năm
làm giảm chi phí khấu hao khoảng 3,2 tỷ đồng

Lợi nhuận thuần
Chi phí khấu hao
thay đổi
Lợi nhuận thuần

2017

2018

2019

62.499.589.040

61.535.718.762


78.843.065.428

3.550.000.000

3.200.000.000

66.049.589.040

64.735.718.762

sau điều chỉnh(1)

78.843.065.428



Các khoản chi phí vượt trội bất thường:

-

Năm 2017, với thực trạng các tổ chức chỉ tự động hóa 25 - 40% quy trình làm

việc. Trong khi đó, nhân viên dành đến 22% thời gian cho các tác vụ tay chân, lặp đi lặp
21


lại một cách nhàm chán và lãng phí mà cơng ty vẫn phải chịu gánh nặng về mặt chi phí
khấu hao và bảo trì cho các thiết bị. Cơng ty CP May 10 đã đầu tư cho việc nghiên cứu cải
thiện dây chuyền sản xuất để có được năng suất tốt hơn là 7,14 tỷ, khoản chi này vượt quá
so với khoản đầu tư cho nghiên cứu bình thường. Vượt quá tính chất như khoản chi phí,

cần được coi như 1 khoản thu nhập tính vào lợi nhuận thuần. Như vậy, lợi nhuần thuần
của năm 2017 cần điều chỉnh cộng thêm khoản chi trên vào sẽ tăng thêm gần 7.14 tỷ.
Với cương vị là một doanh nghiệp hàng đầu trong kĩnh vực may mặc. Công ty CP
May 10 không chỉ chú trọng đến việc bán sản phẩm trong nước mà mở rộng ra thị trường
xuất khẩu cũng chiếm doanh thu không nhỏ trong lợi nhuận công ty.
-

Năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, công ty CP May 10 phụ

thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về
ngoại thương. Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động
xuất nhập khẩu của. Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và đổ
về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty. Công ty lúc
này phải chi thêm số tiền về hàng lưu kho do chưa xuát khẩu ngay được cộng với đầu tư
vào quảng cáo thu hút đối tác. Mục này vượt quá so với quỹ hàng năm số tiền là 395 triệu
đồng.
-

Năm 2019, đồng nhân dân tệ (NDT) xuống giá thấp nhất trong 11 năm, khiến

cho giá xuất khẩu mặt hàng từ Việt Nam tăng lên, khó cạnh tranh. Vì sản xuất quần áo
nên hầu hết nguyên phụ liệu dệt may mua từ Trung Quốc và giao dịch bằng NDT mà hợp
đồng ký kết theo q nên cơng ty đã thát thốt 1 phần từ sự chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh
đó, chiến tranh Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, để đảm bảo hợp đồng khi doanh nghiệp Trung
Quốc phá giá đồng tiền, công ty tích cực chủ động đàm phán và giảm giá một số mặt
hàng.
 Lợi nhuận thuần sau điều chỉnh (Đơn vị: VNĐ)
Lợi nhuận thuần sau

2017

66.049.589.040

điều chỉnh(1)
Chi đầu tư cho nghiên
cứu cải tiến dây chuyền

7.140.000.000

sản xuất
22

2018
64.735.718.762

2019
78.843.065.428


Phát sinh thêm quỹ lưu
kho hàng hóa vàđàu tư

395.000.000

vào quảng cáo.
Lỗ tỷ giá và giảm giá
một số mặt hàng
Lợi nhuận thuần sau
điều chỉnh(2)

298.000.000

58.909.589.040

23

64.340.718.762

78.545.065.428




Các khoản phí và thu nhập bất thường:

Lợi nhuận thuần sau điều
chỉnh(2)
Các khoản phí thu nhập bất
thường
Cho thuê tài sản
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định và khoản khác
Lợi nhuận thuần sau điều

2017

2018

2019

58.909.589.040


64.340.718.762

78.545.065.428

1.324.000
7.570.000
58.908.265.040

64.333.148.762

chỉnh(3)

78.545.065.428

 Điều chỉnh:
-

Năm 2017, công ty cải tiến dây chuyền sản xuất đã cho thuê 1 phần đất lớn bên

ngồi cơng xưởng để doanh nghiệp khác làm kho tạm thời và 1 phần máy móc sơ chế
nguyên vật liệu trong vòng 1 năm. Thu nhập từ việc này là 1,324 tỷ đồng
-

Năm 2018, lãi ròng May 10 tăng trưởng 6,8% đạt 66,7 tỷ đồng nhờ thu nhập

khác.
So với chỉ tiêu đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2018, May 10 đã vượt chỉ tiêu đề ra
4,2%.
Tìm hiểu cho thấy, khoản thu nhập khác trong năm 2018 (7,57 tỷ đồng) thu được
nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 4,5 tỷ đồng và các khoản khác 3,07 tỷ đồng.

 Vì vậy lợi nhuận của cơng ty cần trừ đi khoản tiền cho thuê tài sản năm 2017 là
1,324 tỷ và thanh lý nhượng bán TSCĐ ( năm 2018) là 7,57 tỷ đồng để biết đúng hơn về
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cần điều chỉnh lại chỉ số lợi nhuận sau khi có
thêm khoản thu nhập bất thường lớn phát sinh ra của công ty.

24




Phân bổ chi phí
2017

2018

2019

588.845.140.397

697.166.779.208

Theo số liệu cơng ty
Hàng tồn kho
Lợi nhuận thuần điều

452.738.682.15
8
58.908.265.040

64.333.148.762


chỉnh (3)
Điều chỉnh

78.545.065.428

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho tiêu

Giảm giá cuối năm

tiêu thụ thêm:

thụ thêm:

( giảm thiểu số hàng

2.024.000.000

570.000.000

Lợi nhuận thêm:

Lợi nhuận thêm:

496.289.000

496.289.000


tồn kho )
Áp dụng hình thức
khuyến mại

Hàng tồn kho tiêu
thụ thêm:

Tạm thời ghim hàng và

(641.000.000)

đầu tư vào quảng cáo

Lợi nhuận thuần sau

Lợi nhuận thêm:
59.404.554.040

(34.000.000)
64.299.148.762

78.641.065.428

điều chỉnh(4)
-

Tính đến ngày 31/12/2018, hàng tồn kho tăng thêm so với cùng kỳ năm 2017 ở

mức 641 triệu đồng (Hàng tồn kho 31/12/2018 : 7.564 triệu đồng ; hàng tồn kho
31/12/2017 : 6.923 triệu đồng) . Tồn kho của công ty tăng lên 15 ngày do sự đổ bộ ồ ạt

với giá rẻ của hàng Trung Quốc ảnh hưởng đến tiêu thụ thị trường nội địa.
- Đến cuối năm 2019, hàng tồn kho giảm còn 6.994 triệu đồng so với mức 7.564
triệu đồng năm 2018, chủ yếu do tác động tích cự của việc đầu tư vào quảng cáo ở giữa
năm 2018, cộng với việc triển khai kế hoạch maketing và giảm giá sản phẩm đã khiến cho
lượng hàng tồn kho giảm.

 Điều chỉnh

25


×