Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(Bài thảo luận) Phân tích quy trình thủ tục hải quan điện tử. Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.68 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

,

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích quy trình thủ tục hải quan điện tử. Nhận xét
tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay ở Việt Nam

Nhóm thực hiện: Nhóm 12
Mã lớp học phần: 2101ITOM0511
Giảng viên: Nguyễn Vi Lê

Hà Nội -2021


Bản phân công và đánh giá công việc
STT

Họ và tên

Công Việc
Chỉnh sửa nội dung,
hoàn thiện Word

1

Phùng Thị Trang

2


Nguyễn Thành Trung

2.2

3

Trần Đan Trường

2.3

4

Lê Xuân Tưởng

2.1

5

Phạm Hoàng Việt

6

Vũ Quang Vinh

7

Hà Vũ

Chương I
powerpoint

Thuyết trình
Chương IV

8

Nguyễn Văn Vũ

9

Vũ Minh Vương

10

Đàm Thị Hải Yến

11

Chu Quang Chung

3.2.2
3.1+3.2.1
Chương IV

Điểm (NT
đánh giá)

Chữ ký


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Vi Lê
Đề tài thảo luận: Phân tích quy trình thủ tục hải quan điện tử. Nhận xét tình hình thực
hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay ở Việt Nam
Nhóm: 12
Địa điểm: Phịng học G204
Thời gian: 02/04/2021
Thành viên trong nhóm: Tham gia đầy đủ
1. Phùng Thị Trang
2. Nguyễn Thành Trung
3. Trần Đan Trường
4. Lê Xuân Tưởng
5. Phạm Hoàng Việt

6. Vũ Quang Vinh
7. Hà Vũ
8. Nguyễn Văn Vũ
9. Vũ Minh Vương
10. Đàm Thị Hải Yến
11. Chu Quang Chung

Nội dung thảo luận:
Các thành viên đóng góp ý kiến, lên nội dung các ý chính của bài, giao nhiệm vụ
tìm hiểu từng phần cho mỗi thành viên. Các thành viên tham gia đầy đủ, cùng nhau
đóng góp ý kiến để hồn thành bài thảo luận.
Nhóm trưởng
Phùng Thị Trang



MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta khơng ngừng gia
tăng. Thực tế đó, địi hỏi Việt Nam cần có nhiều cải cách trong quy trình thủ tục hải
quan, đặc biệt với quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong
những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện
tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng
yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam thủ tục hải quan chỉ mới được bắt đầu áp dụng thí điểm từ năm
2005. Và đến nay, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh những ưu điểm nêu
trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế cần
phải khắc phục. Để tìm hiểu một cách cụ thể, chi tiết về quy trình thủ tục hải quan điện
tử cũng như có cái nhìn khái q về tình hình triển khai thủ tục hải quan điện tử ở Việt
Nam, Nhóm 12 đã thực hiện đề tài: “ Phân tích quy trình thủ tục hải quan điện tử.
Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay ở Việt Nam.”

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Thủ tục HQĐT

1.1.1


Khái niệm
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ

quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện từ đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định: “Thủ tục hải quan điện tử là thủ
tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thơng tin khai hải quan, trao đổi các
thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hai quan giữa các bên có liên
quan thực hiện thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Như vậy, Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục Hải quan trong đó việc khai bảo,
tiếp nhận, ra quyết định, xử lý thông tin khai hải quan được thực hiện bằng các phương
tiện điện tử thông qua hệ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan. Nhằm
hồn thành các thủ tục hải quan cần thiết thơng qua phương tiện điện tử để cho phép
hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước hay được xuất khẩu ra nước ngồi.
1.1.2


Đặc điểm

Áp dụng cơng nghê thơng tin một cách tối đa, phù hợp với trình độ phát triển cơng

nghệ thông tin của ngành và mọi quốc gia
− Cung cấp các dịch vụ thông quan điện tử cho người hải quan như dịch vụ khai hải
quan điện tử, dịch vụ thanh tốn điện tử, dịch vụ thơng quan điện tử,..
− Việc chia sẻ thông tin dữ liệu với các bên liên quan được thực hiện qua các hệ thống
trao đổi dữ liệu điện tử
− Có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như: Máy soi container, hệ thống camera quan
sát, giám sát, cân điện tử,... trong việc kiểm tra, kiểm sốt hải quan.
1.2 Vai trị và lợi ích của thủ tục hải quan điện tử



Vai trò
Cải cách hiện đại hóa là xu hướng hoạt động tất yếu của quản lý nhà nước nói
chung và quản lý nhà nước về hải quan nói riêng, phù hợp với định hướng phát triển
của Hải quan thế giới và khu vực. Trong thời gian vừa qua, ngành Hải quan đã đẩy
mạnh nỗ lực cải cách hiện đại hóa, thực hiện thơng quan điện tử chính là thực hiện
mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời cũng là bước
chuẩn bị quan trọng cho hàng loạt các hoạt động hiện đại hóa ngành Hải quan sau này.
Thực hiện thông quan điện tử là bước chuẩn bị nguồn nhân lực và kinh nghiệm thực
tế, từ đó góp phần bảo đảm tính hiệu quả của q trình thực hiện kết quả đầu ra của Dự
6


án Hiện đại hóa Hài quan do Ngân hàng Thế giới (Dự án WB) tài trợ. Như vậy, việc
triển khai thực hiện thông quan điện tử không mẫu thuẫn với việc triển khai Dự án
WB. Mục đích cơ bản của thực hiện thí điểm thơng quan điện tử là nhằm giúp tổng kết
kinh nghiệm, tìm tịi, thử nghiệm mơ hình phù hợp, giúp cho việc triển khai chính thức
của Dự án WB đỡ mất thời gian và kinh phí thử nghiệm.
Ngồi ra, việc thực hiện thí điểm thơng quan điện tử cùng cịn tạo cơ sở để tiếp
tục hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý hải quan nhằm tiến đến ứng dụng những
phương thức quản lý hải quan hiện đại, là tiền đề để triển khai cơ chế một cửa quốc gia



và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Lợi ích
Đối với cơ quan Hải quan
Việc khai bảo dữ liệu điện tử cho phép cơ quan hải quan sử dụng công cụ quản lý rủi
ro để đánh giá tính chất của từng lơ hàng, qua đó đưa ra các quyết định kiểm tra phù
hợp (Luổng xanh: chấp nhận thông quan theo khai báo của người khai hải quan, Luổng


vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, Luồng để kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hỏa).
• Quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với chuẩn
mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thời gian thơng quan, chi phí
và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp, đồng thời tăng sức cạnh tranh và tạo


lập mơi trường đầu tư thơng thống, thống nhất và hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ hải quan với trình độ chun
mơn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn minh, lịch sự, có kỷ cương,
kỷ luật và trung thực, … Việc này sẽ làm giảm phiền hà, sách nhiễu đối với doanh

nghiệp.
• Nhờ thực hiện thủ tục hải quan hiện đại, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ
dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Đây là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp có quan hệ hợp tác làm ăn với nước
ngoài và mở rộng thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh kinh tế


trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn như hiện nay
Đối với doanh nghiệp
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nhân lực
cho doanh nghiệp do doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử và gửi đến cơ
quan hải quan, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ
khai hải quan (khai báo hải quan).

7





Các quy định, chính sách liên quan được cơng bố trên webiste Hải quan. Việc này giúp
cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, trong đó

làm thủ tục hải quan.
• Đối với những doanh nghiệp là thương nhân ưu tiên đặc biệt còn được hưởng những
lợi ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng; được hồn thành
thủ tục thông quan trên cơ sở sử dụng tờ khai điện tử một lần/01 tháng cho tất cả hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên với cùng một đối tác, cùng một loại hình xuất
khẩu, nhập khẩu, đã được giải phóng hàng theo các tờ khai tạm; được kiểm tra hồ sơ
hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá tại trụ sở của thương nhân ưu tiên đặc biệt hoặc tại địa
điểm khác do thương nhân ưu tiên đặc biệt đăng ký, được cơ quan hải quan chấp
nhận; được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7
ngày trong tuần.

8


CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam
( XK hoặc nhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan
cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính
sau:
2.1 Khai và nộp tờ khai hải quan

Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong
thời hạn quy định
Khai thủ công là người khai hải quan trực tiếp đến cơ quan hải quan để thực hiện
khai trên tờ khai hải quan, đây là hình thức khai truyền thống nhưng tốn kém thời gian

và làm thủ tục hải quan bị kéo dài.
Khai điện tử là doanh nghiệp tiến hành khai trên tờ khai hải quan và truyền đến
cho cơ quan hải quan quan Internet. Đây là hình thức khai tiến bộ được nhiều nước
trên thế giới áp dụng. Nếu hệ thống thông tin của cơ quan hải quan hiện đại và được
tích hợp, đồng thời chấp nhận chứng từ điện tử, áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tự
động sẽ hiện đại hóa được thủ tục hải quan và rút ngắn được thời gian thông quan.
Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:


Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các
tiêu chí, định dạng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã

khai.
− Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử


hải quan
Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp một số chứng từ cho đến trước
thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa của hải quan.
Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân
luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hồ sơ luồng đỏ phải kiểm tra thực tế hàng
hóa.
Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần chú ý:

9





Bắt buộc phải đăng ký trước các thông tin về hàng hóa XK, NK với cơ quan Hải quan,

các thơng tin này có giá trị tối đa 07 ngày.
− Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, trường hợp một lơ hàng có trên
50 dịng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai; 01 tờ khai hải


quan chỉ khai báo cho một hóa đơn.
Trường hợp hàng hóa áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đã khai thông tin trị giá
trên tờ khai hàng hóa NK và hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì khơng phải khai
và nộp tờ khai trị giá.
Những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, khi làm thủ tục hải quan
hồ sơ hải quan được tự động phân vào luồng xanh hoặc luồng vàng khơng phải kiểm
tra thực tế hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải phóng nhanh hàng
hóa khi làm thủ tục hải quan.

2.2 Xuất trình hàng hóa

Sau khi khai bảo hải quan điện tử thì các tờ khai đăng ký được phân làm 3
luồng: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.



Luồng xanh: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin hải quan điện tử
Luồng vàng:(Là hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, giấy phép miễn thuế;
hàng thuộc diện quản lý chuyên ngàn: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, hàng nộp thuế




ngay): Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
Luồng đỏ( là hàng dán tem, hàng có nghi ngờ về thuế suất, hàng kiểm tra ngẫu nhiên
theo xác suất): Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng
hóa trước khi thơng quan hàng hóa.

10


Quy trình thực hiện


Luồng xanh
Khai hải quan được phân vào luồng xanh khi đáp ứng một trong các trường hợp
sau:




Luật quy định miễn kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa
Những hàng hóa có điểm rủi ro trong khoảng phân luồng xanh theo cách tính của tiêu






chí tính điểm
Các trường hợp khác theo quy định của tổng cục hải quan theo luồng xanh
Trên cơ sở xem xét để xuất phân luồng vàng của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành
Đối với các thương nhân đặc biệt

Đối với lô hàng của các doanh nhân tuân thủ pháp luật hải quan
Nếu đáp ứng được một trong các trường hợp trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành:
Bước 1: Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của cơ quan hải quan,
gửi thông tin đến Chi cục hải quan điện tử nơi đăng kí tham gia
Bước 2: Cơ quan hải quan điện tử kiểm tra, gửi thông báo hướng dẫn làm thủ tục
hải quan cho doanh nghiệp, cụ thể:



Sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin khai điện tử theo yêu cầu của cơ quan hải



quan (nếu có)
In tờ khai báo (02 bản) dựa trên thông tin khai điện tử đã được cơ quan hải quan chấp
nhận ký, đóng dấu vào tờ khai HQ/2005-TKĐ, phụ lục tờ khai HQ/2005-PL TKĐT
nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có từ 04 mặt hàng trở lên
Bước 3: doanh nghiệp mang tờ khai in đến bộ phận giám sát của Chi cục hải
quan của khẩu để thơng quan hàng hóa



Luồng vàng
Khai hải quan phân vào luồng vàng khi đáp ứng một trong các trường hợp:




Luật quy định phải kiểm tra hồ sơ hải quan
Các khai hải quan bị đánh giá có mức độ rủi ro trung bình trên cơ sở kết hợp giữa tiếu




chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn
Các trường hợp do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan và Chi cục trưởng quyết định

phân luồng vàng
− Trên cơ sở xem xét đề xuất phân luồng vàng của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành
− Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên phân luồng vàng
Như vậy, nếu đáp ứng được một trong những trường hợp này, doanh nghiệp sẽ
phải tiến hành khai báo hải quan:
11


Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành khái báo các thông tin theo yêu cầu của cơ quan
hải quan, gửi thông tin đến Chi cục hải quan điện tử nơi đăng kí tham gia
Bước 2: Cơ quan hải quan điện tử kiểm tra, gửi thông báo làm thủ tục hải quan
cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình tờ khai in và chứng từ giấy thuộc
bộ hồ sơ hải quan (chứng từ Hàng hóa, chứng từ điện tử, giấy phép ...)
Bước 3: Cơ quan hải quan điện tử kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ do doanh
nghiệp nộp, xuất trình tùy theo trường hợp về chính sách mặt hàng, chính sách thuế, trị
giá hải quan, mã số hàng hóa, ... và quyết định cho thông quan nếu thấy hợp lệ, hoặc
chuyển sang kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ)
Bước 4: Doanh nghiệp mang tờ khai in đến bộ phận giám sát của Chi cục hải
quan cửa khẩu để thơng quan hàng hóa.


Luồng đỏ
Khai hải quan của doanh nghiệp sẽ bị phân vào luồng đỏ khi là một trong các
trường hợp sau:


-

Luật, quy định phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Các khai báo Hải quan bị đánh giá có mức độ rủi ro cao trên cơ sở kết hợp giữa các

-

tiêu chí tính điểm và tiêu chí lựa chọn:
Căn cứ tính điểm rủi ro của khai báo Hải quan là:
Mức độ rủi ro của doanh nghiệp (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro hàng hóa (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro xuất xứ (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro loại hình (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro phương thức thanh tốn (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro tuyến đường vận chuyển (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro của nước đi, nước đến (Cao, Thấp, Trung bình)
Mức độ rủi ro cảng đi, cảng đến (Cao, Thấp, Trung bình)
Các trường hợp khác theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cụ Hải quan và Chi

-

cụ trưởng phải phân luồng đỏ.
Trên cơ sở xem xét đề xuất phân luồng đỏ của các đơn vị nghiệp vụ trong Ngành.
Theo tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên phân luồng đỏ.
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành theo 05 bước sau nếu bị phân vào luồng đỏ:
Bước 1: Doanh nghiệp khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan Hải quan, gửi
thông tin đến Chi cục Hải quan điện tử nơi đăng ký tham gia.
Bước 2: Cơ quan Hải quan điện tử kiểm tra, gửi thông báo hướng dẫn làm thủ tục
hải quan cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp xuất trình tờ khai in và chứng từ

giấy thuộc bộ hồ sơ Hải quan (chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, giấy phép, ...)

12


Bước 3: Cơ quan Hải quan điện tử kiểm tra các chứng từ giấy thuộc hồ sơ Hải
quan do doanh nghiệp nộp, xuất trình, tùy theo từng trường hợp về chính sách mặt
hàng, chính sách thuế, trị giá Hải quan, mã số hàng hóa, ... và ghi nhận kết quả kiểm
tra vào hệ thống.
Bước 4: Doanh nghiệp xuất trình hàng hóa cho Chi cục Hải quan cửa khẩu để
kiểm tra thực tế theo yêu cầu về hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi
cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử quyết định trên hệ thống và ghi nhận kết quả
kiểm tra thực tế vào hệ thống. Chi cục Hải quan điện tử kiểm tra, thông báo quyết định
đồng ý thông quan và thông tin điều chỉnh nếu có cho doanh nghiệp.
Bước 5: Doanh nghiệp mang tờ khai in đến bộ phận giám sát của Chi cục Hải
quan cửa khẩu để thơng quan hàng hóa.
Khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, doanh nghiệp mang tờ khai in tới Chi cục
Hải quan cửa khẩu để thông quan. Tại đây, Bộ phận giám sát của Chi cục Hải quan cửa
khẩu thực hiện:



Tiếp nhận tờ khai in do doanh nghiệp xuất trình.
Kiểm tra tiêu chi đã được thong quan của hàng hóa trên hệ thống xử lý dữ liệu Hải

quan điện tử.
− Đối chiếu tờ khai in do doanh nghiệp xuất trình với thơng tin khai điện tử trên hệ
thống.
− Xác nhận đã thông quan điện tử đối với hàng nhập khẩu; hoặc đã xác nhận đã thông
quan điện tử và thực xuất (đối với hàng xuất khẩu) trên tờ khai in; đóng dấu nghiệp vụ

“Đã thơng quan điện tử” vào ô 32 của tờ khai in, giao cho người khai Hải quan 01 bản,
chuyển 01 bản cho Chi cục Hải quan điện tử lưu.
2.3 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Chương trình nộp thuế điện tử Doanh nghiệp nhờ thu được Tổng cục Hải quan
nâng cấp mở rộng trên nền tảng Hệ thống nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 nhằm
tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu có số
lượng lớn tờ khai phải nộp tiền thuế, có đủ năng lực tài chính. Để thực hiện thanh tốn
thuế qua Chương trình nộp này, doanh nghiệp đáp ứng ba điều kiện sau:
− Một là doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình doanh nghiệp Nhờ thu với Hải
quan tại Chức năng trên Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7.
− Hai là doanh nghiệp đã ký Ủy quyền trích nợ tài khoản với ngân hàng đã triển khai
nộp thuế điện tử 24/7 giữ tài khoản của mình. Doanh nghiệp chỉ được đăng ký ủy
quyền trích nợ tại 01 tài khoản của 01 ngân hàng.

13




Ba là trên tài khoản đăng ký ủy quyền trích nợ của doanh nghiệp có đủ tiền để thanh
tốn khi phát sinh nợ thuế và thu khác.
Quy trình đăng ký
Để đăng ký tham gia Chương trình doanh nghiệp Nhờ thu với Hải quan, doanh

nghiệp thực hiện theo các bước sau:
− Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website Cổng thanh tốn điện tử và thơng quan 24/7,
đăng nhập và ký tham gia Chương trình Doanh nghiệp nhờ thu với cơ quan hải quan
tại Chức năng trên Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7.
− Bước 2: Đăng ký thông tin ủy quyền trích nợ tài khoản khi NNT đăng ký thơng tin

trực tiếp tại Cổng thanh tốn điện tử hải quan hoặc đăng ký tại ngân hàng phối hợp thu
đã triển khai nộp thuế điện tử 24/7.
− Bước 3: Làm thủ tục Ủy quyền trích nợ tài khoản với ngân hàng giữ tài khoản của
doanh nghiệp đã triển khai nộp thuế điện tử 24/7.
− Bước 4: Ngân hàng giữ tài khoản của doanh nghiệp gửi lại thông tin doanh nghiệp đã
đăng ký Ủy quyền trích nợ tài khoản với ngân hàng sang Tổng cục Hải quan.
− Bước 5: Cổng thanh tốn điện tử và thơng quan 24/7 của Hải quan cập nhật thông tin
vào hệ thống và doanh nghiệp hoàn tất việc đăng ký tham gia và đăng ký ủy quyền
trích nợ tại Chương trình Doanh nghiệp nhờ thu.
− Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp được phép sửa đổi các thông tin đã đăng
ký hoặc hủy việc đã đăng ký ủy quyền trích nợ tại 01 ngân hàng để đăng ký ủy quyền
trích nợ tại ngân hàng khác. Trình tự thực thực hiện đăng ký ủy quyền trích nợ được
thực hiện theo các bước từ bước 1 đến bước 5 đã nêu.
Quy trình nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
Ngay sau khi hồn tất việc đăng ký ủy quyền trích nợ với ngân hàng, Hệ thống
của Hải quan sẽ căn cứ số tiền còn nợ thuế và thu khác trên hệ thống kế toán thuế để
chuyển thơng tin cịn phải thu sang ngân hàng để ngân hàng thực hiện trích nợ tài
khoản nộp tiền thuế và thu khác cho doanh nghiệp. Trình tự thanh toán trừ nợ đối với
các phát sinh mới được thực hiện theo các bước như sau:
− Bước 1: Doanh nghiệp khai báo làm thủ tục hải quan, ngay sau khi khai báo chính thức
(đối với tờ khai luồng xanh) hoặc sau khi hoàn thành thủ tục hải quan sẽ xác định
chính xác số thuế phải nộp cho tờ khai đang chờ thơng quan cập nhật vào hệ thống kế


tốn tập trung (KTTT).
Bước 2: Căn cứ số thuế phải nộp trên hệ thống KTTT, trên cơ sở danh sách doanh
nghiệp tham gia Chương trình nhờ thu, Hệ thống của Hải quan sẽ tự động chuyển
thông tin số thuế phát sinh nợ thuế theo từng tờ khai đến ngân hàng mà doanh nghiệp
đã ủy quyền trích nợ tài khoản nộp thuế.
14





Bước 3: Ngân hàng căn cứ số dư tài khoản của doanh nghiệp và danh sách doanh
nghiệp đã đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản, nếu phù hợp thơng tin đăng ký và đủ
số dư trích nợ tài khoản thì thực hiện trích nợ tài khoản của doanh nghiệp và chuyển
thơng tin số tiền đã trích nợ tài khoản nộp thuế sang Tổng cục Hải quan để thanh toán
trừ nợ theo từng tờ khai, chi tiết sắc thuế và chuyển tiền vào thông tin nộp tiền tài
khoản của cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước.
Trường hợp tài khoản của doanh nghiệp không đủ số dư, ngân hàng sẽ phản hồi
cho doanh nghiệp biết thông qua Cổng thanh tốn điện tử và thơng quan 24/7.
Doanh nghiệp có thể nộp bổ sung tiền vào tài khoản để đủ số dư thanh tốn các
khoản cịn nợ và thơng báo cho cơ quan hải quan biết qua Cổng thanh toán điện tử và
thông quan 24/7 để tiếp tục xử lý tự động trừ nợ các tờ khai còn phải thu theo tứ tự tờ
khai phát sinh nợ từ xa tới gần.
Hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển sang nộp thuế điện tử 24/7 hoặc nộp
trực tiếp tại ngân hàng thương mại/Kho bạc Nhà nước để kịp thời thơng quan hàng



hóa.
Bước 4: Căn cứ thông tin đã nộp thuế và thu khác, Hệ thống KTTT cập nhật thơng tin
và hạch tốn trừ nợ chi tiết theo từng tờ khai, sắc thuế, chuyển thơng tin xác nhận đã
hồn thành nghĩa vụ thuế sang VNACCS để thơng quan hàng hóa.

15


CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ

TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Nhận xét tình hình thực hiện hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Trong những năm vừa qua, cơng nghệ thơng tin hải quan đã có những chuyển đổi
mạnh mẽ, góp phần tạo nên diện mạo mới của Hải quan Việt Nam theo hướng hiện
đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Công nghệ thông tin hải quan cũng góp
phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi
thương mại, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, giảm
thời gian thông quan và hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.
Kết quả là đến nay, Cơng nghệ thông tin đã được đẩy mạnh ứng dụng trong tất cả
các khâu quản lý nhà nước về hải quan, các nghiệp vụ cốt lõi của ngành hải quan đều
đã được tin học hóa và thực hiện bằng phương pháp điện tử. Trong đó, nổi bật là thực
hiện thủ tục hải quan bằng phương pháp điện tử thông qua Hệ thống thơng quan tự
động VNACCS/VCIS; thực hiện thanh tốn bằng phương thức điện tử với phương
châm mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; thực hiện giám sát quản lý hải quan tự động
tại các cảng biển và cảng hàng không; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN…
Hiện nay, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương
thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS ở mức độ rất cao tại 100% các đơn
vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn
99,6% tờ khai và thời gian thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây.
Từ năm 2012, cơ quan hải quan đã kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin
của các Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử
(E-payment). Để tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, từ năm 2017,
cơ quan Hải quan đã triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thơng quan 24/7. Theo đó,
doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; đảm bảo
thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế,
đồng thời thơng quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hồn
thành thủ tục hải quan.
Việc triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 là bước đột phá trong

công tác thu nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất

16


nhập khẩu hàng hóa. Tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thực hiện nộp thuế, phí và lệ phí mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối
đa việc thanh toán bằng tiền mặt và thay bằng đó là thực hiện giao dịch trên môi
trường điện tử; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác
từ đó giúp giảm thời gian nộp thuế, giảm thời gian thông quan hàng hóa ngay sau khi
doanhg nghiệp hồn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác với 43 ngân
hàng thương mại nhằm trao đổi thông tin nộp tiền bằng phương thức điện tử cho người
nộp thuế có mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trong đó có 30 ngân hàng thương
mại tham gia thanh toán điện tử 24/7. Đến nay, số thu ngân sách bằng phương thức
điện tử đạt 97,1% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan.
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo thuận lợi thương mại theo chủ trương
của Chính phủ, từ năm 2017, Tổng cục Hải quan đã triển khai Hệ thống quản lý hải
quan tự động (VASSCM) thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp
kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan.
Việc triển khai hệ thống VASSCM góp phần làm cho hồ sơ, thủ tục để đưa hàng
ra khỏi kho bãi cảng đơn giản; giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp; giảm thời
gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắc phục được tình trạng ùn
tắc tại cổng cảng/kho bãi; tạo ra sự thuận lợi, minh bạch trong quản lý điều hành công
việc của doanh nghiệp. Đến nay, Hệ thống VASSCM đã được triển khai tại 33/35 Cục
Hải quan tỉnh và thành phố.
Bên cạnh đó, tổng cục Hải quan đã cung cấp 171/192 dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 và 4, chiếm 89,1% tổng số thủ tục hành chính triển khai tại 100% Chi cục
Hải quan và Cục Hải quan tỉnh thành phố. Trong số đó có 162 dịch vụ cơng trực tuyến
mức độ 4 cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thanh tốn thuế, phí, lệ phí và trả kết quả

hồn tồn thơng qua mạng internet. Các thủ tục hành chính cốt lõi như thơng quan
hàng hóa, thu thuế XNK đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là mức
độ cáo nhất theo phân loại của Bộ Thơng tin truyền thơng. Ngồi ra, Cổng thơng tin
điện tử Hải quan cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến khác để hỗ trợ người dân
và doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ
tục hải quan.

17


Hơn vây, đến nay đã có 13 Bộ, ngành tham gia với 188 thủ tục hành chính được
đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên
Cổng thơng tin một cửa quốc gia trên 2,9 triệu bộ hồ sơ và trên 36 nghìn doanh nghiệp
tham gia. Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản
điện tử (e-C/O form D) với 8 nước ASEAN gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore,
Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar và Lào. Đồng thời việc triển khai Cơ chế một
cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã giúp giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian,
giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, làm thay
đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đồng thời đẩy mạnh phát
triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà
nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
3.2 Đánh giá tình hình thực hiện hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay.

3.2.1

Ưu điểm
Từ mơ hình quản lý hải quan truyền thống, đến nay Hải quan Việt Nam đã có

những đổi thay căn bản trong quản lý, áp dụng các mơ hình xử lý thông quan tự động,
các thiết bị hải quan hiện đại đến các kỹ thuật nghiệp vụ hải quan tiên tiến, tiếp cận tri

thức của thế giới về hải quan… Kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của tồn ngành Hải quan
mà công tác hợp tác và hội nhập quốc tế đóng vai trị cầu nối quan trọng. Một số thành
tựu nổi bật, mang tính đột phá như:


Thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức thủ công
sang phương thức điện tử. Thủ tục hải quan ngày càng đơn giản, hài hòa, theo chuẩn
mực của Hải quan thế giới, tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong quản lý nhà nước về Hải quan.
− Ngày 30/10/2015, Tổng cục Hải quan tổ chức sơ kết 1 năm triển khai Hệ thống
VNACCS/VCIS. Đánh giá chung cho thấy hệ thống đã được thực hiện thành cơng,
hồn thành cơ bản những mục tiêu đề ra ban đầu, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
về hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trở thành công cụ hữu hiệu không chỉ của
cơ quan Hải quan mà các cơ quan nhà nước khác. Tỷ lệ tờ khai XNK được xử lý qua
Hệ thống VNACCS/VCIS tại Việt Nam thậm chí cịn cao hơn Nhật Bản khi đạt trên
99%, trong khi đó hệ thống NACCS/CIS ở Nhật Bản xử lý khoảng 98%. Điều nhận
thấy rõ nhất là cơ quan hải quan đã giải tỏa được áp lực giải quyết thủ tục từ 11 đến 12
triệu tờ khai hàng hóa XNK, với kim ngạch tăng đến hơn 10%/năm (năm 2017, kim

18


ngạch XNK hơn 423 tỷ USD/năm; 11 tháng của năm 2018, kim ngạch XNK đã đạt
hơn 440 tỷ USD).
− Việc triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động đã làm thay đổi căn bản
phương thức giám sát từ thủ công sang điện tử, tăng cường vai trò, trách nhiệm của
doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan.
Đến năm 2019, thời gian thơng quan hàng hóa qua biên giới đối với hàng xuất khẩu
chỉ còn 105 giờ, giảm 35 giờ so với năm 2015 và Việt Nam đứng vào nhóm 5 quốc gia

hàng đầu ASEAN về thời gian thơng quan hàng hóa.
− Ngành Hải quan đã triển khai hệ thống thơng quan hàng hố tự động tại 100% Chi cục
Hải quan, đảm bảo vận hành ổn định 24/7, an ninh, an toàn, tạo thuận lợi cho cả doanh
nghiệp và Hải quan, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hải quan. Nộp và kiểm
tra chứng từ điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan giúp giảm bớt số
lượng hồ sơ giấy, giảm thời gian thực hiện thủ tục và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
− Với việc thanh tốn thuế và lệ phí cơ bản bằng phương thức điện tử, doanh nghiệp có
thể áp dụng ba phương thức nộp thuế: Thanh toán qua ngân hàng, nộp thuế điện tử
24/7, tham gia chương trình Nộp thuế điện tử doanh nghiệp ủy quyền trích nợ. Đến
nay, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt gần 100%
với tổng số thu ngân sách qua cổng thanh toán điện tử đạt trên 97% tổng số thu ngân
sách ngành Hải quan.
− Kể từ ngày 23/11/2020, Hệ thống miễn, giảm, hồn, khơng thu thuế, xử lý tiền thuế
nộp thừa điện tử (gọi tắt là Hệ thống MGH) sẽ chính thức được ngành Hải quan triển
khai trên toàn quốc. Việc triển khai Hệ thống miễn, giảm, hồn, khơng thu thuế, xử lý
tiền thuế nộp thừa điện tử trên tồn quốc sẽ góp phần đẩy nhanh cơng tác xử lý miễn,
giảm, hồn thuế chính xác tại các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. Hệ thống cũng
giảm thời gian xử lý nghiệp vụ hải quan, theo hướng tự động xác định tờ khai có hàng
hóa tạm nhập tái xuất, có cơ chế kiểm tra và đưa ra cảnh báo cho cán bộ hải quan đối
với những tờ khai sắp hết thời gian ân hạn, hoặc quá thời gian ân hạn mà chưa làm thủ


tục liên quan...
Nhanh hơn, đặc biệt là khâu truyền số liệu, tiếp nhận, và phân luồng tờ khai. Từ đầu
năm 2013, với việc áp dụng phiên bản ECUS mới, những công việc này hoàn toàn tự

động. Tờ khai được phần luồng chỉ sau 1 vài phút.
− Tiện lợi hơn khi việc khai báo hải quan có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm nào có
máy tính kết nối internet, và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính như trước đây.

19


Tất nhiên, nếu lô hàng phải kiểm tra chứng từ giấy, hoặc kiểm tra thực tế, thì người
khai vẫn phải làm việc với công chức hải quan vào giờ hành chính, nhưng thời gian
cũng rút ngắn đi đáng kể.
− Giảm đi lại tiếp xúc giữa doanh nghiệp và hải quan. Điều này có lợi cho cả doanh
nghiệp, khi việc đi lại tiêu tốn thời gian và chi phí. Cũng có lợi cho hải quan, vì họ
giảm bớt áp lực giải quyết công việc trực tiếp với quá nhiều nhân viên thủ tục của các


doanh nghiệp.
TTO-hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển (VASSCM) được vận hành đã
tiết kiệm chi phí cả về tiền bạc cũng như thời gian cho doanh nghiệp.

3.2.2


Nhược điểm

Tại Việt Nam hải quan điện tử được thực hiên với hải quan truyền thống , điều này làm
giảm đi những ưu điểm của hải quan điện tử , nó khơng mang ý nghĩa hồn tồn điện

tử.
− Những quy định về tờ khai , sửa tờ khai , in tờ khai cịn nhiều thiếu sót và chưa phù


hợp , gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo.
Nhân viên hải quan phải cùng một lúc xử lý nhiều hệ thống , thời gian xử lý chậm ,


khó kiểu sốt và điều hành
− Những thay đổi trong chính sách mặt hàng , tính thuế , xuất xứ hàng hóa , áp dụng các
tiêu chí quản lí rủi ro, lỗi chương trình,.. gây khó khăn cho việc thực hiện hải quan
điện tử.
− Thiếu sót các phần mềm chương trình, sự khơng đồng bộ giữa các hệ thống gây khó
khăn cho cơng tác quản lý , theo dõi việc nộp thuế, lệ phí, quán lý giá tính thuế...
− Những bất cập do việc áp dụng không đồng bộ hệ thống quản lý rủi ro thủ công và hệ
thống rủi ro điện tử làm ảnh hưởng đến kết quả xử lý hồ sơ.
− Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin viễn thông của nước ta hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế. Điều này dẫm đến hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử còn chậm.
Hệ thống đường truyền báo lỗi, tỷ lệ các tờ khai phân luồng vàng, luồng đỏ còn rất
cao; các phần mềm vừa chạy vừa xây dựng nên vẫn còn nhiều trục trặc.
− Lượng hàng hóa, doanh nghiệp tham gia thủ tục Hải quan điện tử còn hạn chế, điều
kiện triển khai quản lý rủi ro còn nhiều bất cập.
− Một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin, nên thực hiện thủ tục Hải quan điện tử cịn


nhiều sai sót và chưa chính xác.
Khung pháp lý về thủ tục hải quan điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung vẫn
đang trong giai đoạn hồn thiện cũng gây những khó khăn khơng nhỏ cho việc triển
khai thủ tục hải quan điện tử.
20




Hải quan cũng cần cảnh giác cao hơn với các loại tội phạm do thương mại điện tử
mang lại và các biện pháp để đối phó với các loại tội phạm này. Việc phát triển cơng
nghệ mới địi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật để đối phó với các hành vi vi phạm

ngày càng tăng, đồng thời đáp ứng các thoả thuận hỗ trợ lẫn nhau để xử lý giao dịch
thương mại điện tử và cải thiện nội dung đào tạo nhằm kiểm soát các loại tội phạm liên
quan đến máy tính và nhân viên thực thi pháp luật.

21


CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HỒN THIỆN QUY TRÌNH THỦ
TỤC HQĐT TẠI VIỆT NAM
4.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng


Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ để áp dụng hải quan điện tử theo chuẩn mực hải quan
hiện đại mà cụ thể là bộ dữ liệu WVO 3.0 của hội đồng tổ chức hải quan thế gới để

triển khai hiệu quả thủ tục hải quan điện tử.
− Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động triển khai thủ tục hải quan
điện tử, nâng cấp hệ thống thông tin để kiểm soát việc khai báo và cập nhật tờ khai
hàng hóa xuất nhập khẩu và tránh xảy ra tình trạng trục trặc gây ra ảnh hưởng đến toàn
bộ hệ thống kiểm tra, giám sát thông tin.
− Phần mềm khai báo hải quan vẫn cịn bất cập vì người viết phần mềm khơng ranh thủ
tục hải quan cịn nhân viên hải quan thì khơng viết được phần mềm. Chẳng hạn như là
trong trường hơph DN nợ chứng từ. Bởi vì, trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện
tử hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, các chứng từ khác DN không
khai báo nợ được. Bên cạnh đó, hệ thống cũng khơng cho phép theo dõi và tự động
cảnh báo trong trường hợp hết thời hạn cho nợ chứng từ nhưng DN chưa bổ sung. Bên
cạnh đó một số vướng mắc khác về kỹ thuật của hệ thống thử tục hải quan điện tử
cũng đang được nghiên cứu giải quyết như: việc quản lý tài khoản người dùng; duyệt
dề nghị chuyển của khẩu; xác nhận thực xuất; quy trinh lấy mẫu , lưu mẫu ; quản lý
cấp phép xuất nhập khẩu hàng hóa , phúc tập hồ sơ hải quan…

− Đẩy mạnh tuyên truyền về thủ tục hải quan điện tử để giúp cho doanh nghiệp hiểu
được đầy đủ lợi ích và giúp doanh nghiệp không nhầm lẫn giữa khai báo điện tử và
khai báo từ xa qua mạng.
− Tuy triển khai thủ tục hải quan điện tử nhưng những thủ tục hành chinh liên quan như
thủ tục thuế , kiểm toan,… vẫn chưa được tinh giảm tương ứng. Nhiều chứng từ được
miễn tại cơ quan hải quan nhưng doanh nghiệp vẫn phải xin bản gốc để xuất trình cơ
quan thuế hay đơn vị kiểm toan . Thêm vào đó là việc cập nhật thông tin giữa cơ quan
thuế và và cơ quan hải quan vẫn phải thực hiện bằng tay nên mất nhiều thời gian gây
cản trở cho việc mở tờ khai của doanh nghiệp vì thế cần kết nối các chi cục hải quan
với hệ thống thanh toan của ngân hàng, hệ thống trao đổi thông tin qua kho bạc…
− Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số và việc bảo vệ dữ liệu cá nhân để giúp các doanh
nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện hải quan điện tử.
4.2 Đối với doanh nghiệp.

22




Trang bị hồn thiện trang thiết bị máy móc để doanh nghiệp có thể tiến hanh được thủ
tục hải quan một cách nhanh chông và tiện lợi nhất như hệ thống máy tính cấu hình
cao, đường truyền internet tốc độ cao, tiến hành tập huấn nhân viên làm quen với việc
khai báo thủ tục hải quan bằng điện tử để tránh những sai sót khơng đáng có trong q

trình khai báo : khai báo không đúng với yêu cầu, mất dữ liệu khi gửi.
− Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về khai báo thủ tục hải quan truyền thống, nhận
thưucs được lợi ích của hải quan điẹn tử: Thuận tiện về thời gian , địa điểm , giảm chi
phí, công sức, giảm thiểu thủ tục, giấy tờ không cần thiết, nhân lực,… Phân biệt giữa
khai báo hải quan từ xa và khai báo hải quan điển tử để tiến hanh thủ tục một cách



chín xác và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Tích cực đóng góp ý kiến cũng như các giải pháp cho các cơ quan ban nhanh, cùng với
chính phủ, cục hải quan hoan hiện hơn việc triển khai hải quan điện tử để có thể tận
dụng được những tiện ích của hải quan điện tử. Doanh nghiệp có đóng góp thì cơ

quan hải quan mới nhận ra được bất cập từ đó có giải pháp và điểu chỉnh hợp lý.
− Phối hợp với cơ quan hải quan hoan thiện việc khai báo hải quan điện tử, làm theo
quy trình đã định sẵn, lưu giữ chứng từ hải quan theo thời gian quy định của hải quan,
xuất trinh chứng từ , giấy tờ khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.

23


KẾT LUẬN
Xu thế của thế giới hiện nay là hội nhập toàn cầu, bản thân mỗi quốc gia đã và
đang cố gắng hòa nhập cùng với xu thế của thế giới. Tuân theo quy luật tất yếu đó,
Việt Nam cũng đang tích cực mở cửa và cải cách các thủ tục hành chính theo hướng
hiện đại, thơng thống, phù hợp với các chuẩn mực của thế giới. Một trong những nỗ
lực đó chính là hiện đại hóa Hải quan, thực hiện thí điểm Hải quan điện tử Hiện đại
hóa Hải quan với những ưu điểm vượt trội không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt
chi phí thời gian và tiền bạc mà cịn phục vụ nhu cầu hiện đại hố ngành Hải quan,
giúp công tác quản lý và xử lý cơng việc của Hải quan được chặt chẽ hơn, nhanh
chóng hơn, hiệu quả hơn, từ đó, từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu của Hải
quan trong khu vực và trên thế giới. Sau nhiều năm thực hiện, Hải quan điện tử đã đạt
được một số thành công, được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội hoan
nghênh, tạo ra động lực mở rộng, phát triển cho hải quan điện tử. Tuy nhiên, qua nhiều
năm triển khai thí điểm, thủ tục hải quan điện tử vẫn cịn nhiều hạn chế và tồn tại. Vì
thế, trong thời gian tới cần có những nỗ lực từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng
và cả phía doanh nghiệp để hoàn thiện và triển khai rộng rãi hơn nữa thủ tục hải quan

điện tử.

24



×