Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến sinh trưởng của lợn rừng lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại chi nhánh công ty ncpt động thực vật bản địa tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN LUÂN

Tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CAI SỮA ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN
RỪNG LAI GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA NUÔI TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ PHAT TRIỂN ĐỘNG THỰC VẬT BẢN
ĐỊA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chun ngành : Chăn ni thú y
Khoa
: Chăn ni thú y
Khố học
: 2010 - 2014

THÁI NGUN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN LUÂN

Tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CAI SỮA ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN


RỪNG LAI GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA NUÔI TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ PHAT TRIỂN ĐỘNG THỰC VẬT BẢN
ĐỊA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khố học:
Giảng viên hướng dẫn:

Chính quy
Chăn ni thú y
Chăn nuôi thú y
2010 - 2014
ThS. Hà Thị Hảo

PGS.TS. Trần Văn Phùng
Giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2014


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT................................................... 1
1.1. Điều tra cơ bản ............................................................................................... 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập tốt nghiệp........................................ 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai ........................................................................................ 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ...................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 4
1.1.3. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi
nhánh công ty nghiên cứu & phát triển động thực vật bản địa (NC&PT động
thực vật bản địa) .................................................................................................... 6
1.1.3.1. Tổ chức quản lí cơ sở của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã........... 6
1.1.3.2. Ngành trồng trọt ....................................................................................... 6
1.1.3.3. Đối với ngành chăn nuôi .......................................................................... 7
1.1.3.4. Công tác thú y của trại ............................................................................. 7
1.1.4. Đánh giá chung............................................................................................ 8
1.1.4.1. Thuận lợi .................................................................................................. 8
1.1.4.2. Khó khăn .................................................................................................. 8
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất .................................... 8
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ........................................................... 8
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi đàn lợn ...................................................................... 8
1.2.1.2. Công tác sản xuất và chế biến thức ăn ..................................................... 9
1.2.1.3. Công tác thú y .......................................................................................... 9
1.2.2. Biện pháp thực hiện..................................................................................... 9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ............................................................................ 9
1.2.3.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng đàn lợn ................................................... 9
1.2.3.2. Công tác sản xuất và chế biến thức ăn cho đàn lợn ............................... 14


1.2.3.3. Công tác thú y ........................................................................................ 14
1.3. Kết luận ........................................................................................................ 17
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................... 18
2.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 18

2.2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 19
2.2.1. Cơ sở khoa học của việc lai tạo lợn rừng và lợn địa phương miền núi .... 19
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa ....... 21
2.2.3. Cơ sở khoa học của việc cai sữa cho lợn con. .......................................... 25
2.2.4. Đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái. ....................................................... 25
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái ......................................... 27
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ........................ 31
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................... 32
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 32
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 32
2.3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 33
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 33
2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 33
2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 34
2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................ 35
2.3.5.1. Các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống của lợn con ........................................... 35
2.3.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con ................................................. 35
2.3.5.3. Sản lượng sữa của lợn mẹ: ..................................................................... 36
2.3.5.4. Tình hình mắc bệnh của lợn con: Theo dõi tất cả các bệnh xảy ra trên
lợn mẹ và lợn con. ............................................................................................... 36
2.3.5.5 .Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái: .......................................... 36
2.3.5.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ............................................................. 36
2.3.6. Phương pháp xử lý thống kê ..................................................................... 37
2.4. Kết quả và phân tích kết quả ........................................................................ 38
2.4.1. Tỷ lệ ni sống lợn con thí nghiệm .......................................................... 38


2.4.2.. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn con thí nghiệm .................... 40
2.4.2.1. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm .......... 40
2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối.............................................................................. 42

2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm ...................................... 44
2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con thí nghiệm .................................................... 45
2.4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái .................. 46
2.4.5. Hiệu quả kinh tế của chăn ni lợn thí nghiệm ........................................ 48
2.4.5.1. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con thí nghiệm ................................................. 48
2.4.5.2. Chi phí thức ăn/ kg lợn con thí nghiệm.................................................. 50
2.5. Kết luận và đề nghị....................................................................................... 51
2.5.1. Kết luận ..................................................................................................... 51
2.5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 53
I. Tiếng Việt ........................................................................................................ 53
II. Tiếng Anh ....................................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính

ĐP

: Địa phương

kg

: kilogam

Nxb

: Nhà xuất bản




: Thức ăn

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

CS

: Cai sữa

VN

: Việt Nam

g

: gam

đ

: đồng

NC

: Nghiên cứu

PT


: Phát triển

TN

: Thí nghiệm

STT

: Số thứ tự

LMLM

: Lở mồm long móng

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Diện tích đất đai của xã Tức Tranh ...................................................... 2
Bảng 1.2. Kết quả công tác tiêm phịng .............................................................. 15
Bảng 1.3. Kết quả cơng tác điều trị bệnh ............................................................ 17
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................... 33
Bảng 2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ ni sống lợn con thí nghiệm.......................... 39
Bảng 2.3: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (X ± mx) ..................................... 40
Bảng 2.4 .Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua các kỳ cân (g/con/ngày) ........ 43

Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con qua các kỳ cân (%) ..................... 44
Bảng 2.6. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn con thí nghiệm ............ 46
Bảng 2.7. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái ............ 47
Bảng 2.8. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa .................................................... 48
Bảng 2.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con đến 90 ngày tuổi .......... 49
Bảng 2.10. Chi phí thức ăn/ kg lợn con cai sữa .................................................. 50
Bảng 2.11. Chi phí thức ăn/ kg lợn con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi .................. 51


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ................................... 42
Hình 2.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm......................... 43
Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn con ............................ 45


1
Phần 1

CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập tốt nghiệp
Trại chăn nuôi động vật hoang dã của Chi nhánh nghiên cứu & Phát triển
động thực vật bản địa được xây dựng trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã thuộc phía nam của huyện Phú Lương có
các điều kiện tự nhiên như sau:
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của
tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km,

với tổng diện tích là 2559,35 ha. Vị trí địa lí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Đơ và xã n Lạc
- Phía Đơng giáp xã Minh Lập và Phú Đơ
- Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ
- Phía Nam giáp xã Vơ Tranh
Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.
- Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh
Hợp, Đập Tràn.
- Vùng phía đơng bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc
Gạo, Ngồi Tranh, Đồng Lịng.
- Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sơng Găng, Đồng Danh,
Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.
- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng Tâm,
Đồng Tiến.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35 ha, trong đó diện tích đất sử
dụng là 2254,35 ha, chiếm 99,8% đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm 0,2% tổng


2
diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó
là những vùng đất ven đường, ven sơng.
Bảng 1.1. Diện tích đất đai của xã Tức Tranh
Diện tích đất

Tỷ lệ

(ha)

(%)


Tổng diện tích đất tự nhiên

2559,35

100

Đất nông nghiệp

1211,3

47,33

Đất lâm nghiệp

766,67

29,96

Đất ở

423,3

16,54

Đất xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội

153,08

5,98


5

0,2

Loại đất

Đất chưa sử dụng
(Nguồn số liệu: UBND xã Tức Tranh)

Mặc dù là xã sản xuất nơng nghiệp, tuy nhiên diện tích đất bình quân đầu
người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ có 0,03 ha/
người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/ người.
Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sơng, suối, ao, đầm.
Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng ni trồng thuỷ sản vừa phục
vụ cho sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dịng sơng Cầu chảy
qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu.
Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát
pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại
đất khác nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng
lâu năm đặc biệt là cây chè. Tồn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình quân đạt
0,111 ha chè/ người.
Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh
đồng xen kẽ, địa hình cịn bị chia cắt bởi các dịng suối nhỏ, đất đai thường
xuyên bị rửa trôi.


3
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động về

nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rõ ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 25oC buổi
trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 - 38o C. Độ ẩm từ 75 - 82 %, trời nắng gắt, thường
xun có mưa giơng và gió lốc. Mùa Đơng kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2
năm sau, với những đợt gió mùa đơng bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm khơng khí thấp,
lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại gây nhiều
khó khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân.
Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện
cho các vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây trồng và vật ni. Khí hậu mùa thu ơn
hịa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển
cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn khơng nhỏ cho sản xuất
nơng nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
* Về nguồn nước
Xã Tức Tranh có sơng Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km, chỉ chảy qua
vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhỏ nhưng phân bố không đều, làm cho công tác
thủy lợi khơng thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng nước tưới của xã
phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất
nông nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước
cho mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.
* Về giao thơng
Huyện Phú Lương có quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái Nguyên
- Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thơng đang được phát
triển mở rộng, có đường huyện lộ rải nhựa dài 3,6km chạy qua trung tâm xã,
100% các xã có đường ơ tơ đến trung tâm, ngồi ra cịn có 5 km đường bê tơng,
5 km đường cấp phối, còn lại là đường đất.


4

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
− Tình hình kinh tế
Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành phần
kinh tế cùng hoạt động.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn,
đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham gia
sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi đã
nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây
lâm nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện.
Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới đây
mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem
lại bộ mặt mới cho xã.
Nhìn chung nền kinh tế của xã cịn kém phát triển, vẫn mang tính tự phát
quy mơ nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả cịn thấp, đời sống
nhân dân cịn chưa cao.
− Tình hình văn hóa xã hội
Xã Tức Tranh có 2.050 hộ gia đình và 8.905 nhân khẩu trong đó có hơn
80% số hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp cịn lại là sản xuất cơng nghiệp và
dịch vụ.
Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Tất cả các trẻ
em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2013 - 2014 tổng số học
sinh trong trường mầm non là 503 em, tổng số học sinh tiểu học là 780 em, tổng
số học sinh trung học cơ sở 656 em . Kết quả học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 là
160/165 em đạt 96.7%.
Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Năm
2012 xã đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, góp phần phục vụ tốt hơn cho
người dân.



5
- Về trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng
vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có năng
suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.
Diện tích trồng lúa là 161,42 ha, rau màu là 39,58 ha, đất trồng cây hàng
năm là 200 ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất
trồng trọt như sau:
- Cây lương thực và cây hoa màu.
Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân là 197 ha đạt 101,02% kế
hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản là 143 ha đạt 102,14%; Năng suất lúa xuân
đạt 53,87 tạ/ha x 161,3 ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngơ đạt 35,5 tạ/ha, với diện
tích 4,6 ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như
đỗ, lạc, mía....phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.
- Cây chè: Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã, đem lại thu nhập chính cho
người dân. Tổng diện tích trồng chè là 101,3 ha. Trong đó 6 tháng đầu năm do
cây chè vừa trải qua thời kì lạnh kéo dài nên khả năng sinh trưởng còn thấp,
năng suất chưa cao. Giá chè cao hơn năm trước nhưng giá phân bón vẫn cao nên
lợi nhuận mà người dân thu được cịn ít.
- Cây lâm nghiệp: Cơng tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được
quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt năm 2008 dự án 661 đã được
nghiệm thu, góp phần cung cấp cây giống cho địa phương.
- Về chăn nuôi
Trong mấy năm gần đây đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng
và chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào ni thử nghiệm và cho khả
năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số
liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng cuối năm 2013 như sau:
Tổng đàn trâu bị có 338 con, nhìn chung đàn trâu bị được chăm sóc khá
tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức

ăn nên sau vụ đơng đàn trâu bị gầy hơn trước đó.


6
Tổng đàn lợn là 1.970 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận dụng,
chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật ni theo phương thức bán
cơng nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngồi các giống lợn địa phương thì các
giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi tại đây.
Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa
phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được ni ít hơn.
1.1.3. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc
Chi nhánh công ty nghiên cứu & phát triển động thực vật bản địa (NC&PT
động thực vật bản địa)
1.1.3.1. Tổ chức quản lí cơ sở của Trại chăn ni động vật bán hoang dã
Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã nằm trên địa bàn xã Tức Tranh, thuộc
sự quan lí của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa - cơng ty Cổ phần khai
khống miền núi. Trại được xây dựng từ năm 2006 trên diện tích 6 ha trong đó
bao gồm:
- Diện tích dành cho xây dựng nhà ở và nhà kho:

0,05 ha

- Diện tích trồng cây ăn quả:

2 ha

- Diện tích dành cho chăn ni lợn:

0,35 ha


- Diện tích trồng cỏ:

2,5 ha

- Diện tích dành cho chăn ni hươu nai:

0,1 ha

- Diện tích dành cho chăn ni ngựa:

1,0 ha

Các ngành sản xuất chính của trại bao gồm:
1.1.3.2. Ngành trồng trọt
- Trồng trọt một số cây ăn quả chủ yếu là bưởi và ổi, ngồi ra cịn trồng
thêm lê, mận, mít.
- Trồng và sản xuất các loại cỏ để phục vụ chăn nuôi và cung cấp giống ra
thị trường.
- Cung cấp sản phẩm của trại cho thị trường.


7
1.1.3.3. Đối với ngành chăn nuôi
Chăn nuôi một số động vật như: Hươu Sao, lợn rừng, ngựa Bạch.
- Chăn nuôi hươu: Đây là hai đối tượng được nuôi sớm ở trại, hiện trại có
10 con hươu. Đàn hươu được ni nhốt trong chuồng có sân vận động, mục đích
sản xuất con giống và lấy nhung.
- Hiện trại có 182 con lợn, có 3 đực giống, 25 lợn nái sinh sản, 8 lợn nái
hậu bị, còn lại là lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa và lợn choai. Mục đích nuôi
đàn lợn chủ yếu là nghiên cứu, sản xuất con giống và bán lợn thịt ra thị trường.

- Chăn nuôi ngựa Bạch: Hiện tại trại đang nuôi 30 con ngựa Bạch với
mục đích sinh sản, tạo sản phẩm ngựa bạch giống và cao Ngựa Bạch cung cấp
cho thị trường.
1.1.3.4. Công tác thú y của trại
Trại chú ý cơng tác phịng bệnh bao gồm các nội dung:
− Hạn chế không cho người ngồi vào trong khu vực chăn ni, cơng
nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động.
− Chuồng trại được quét dọn sạch sẽ: dọn phân ngày 1 lần, máng ăn
được rửa sau khi cho ăn, cống rãnh được khơi thông.
− Thường xuyên phun thuốc sát trùng Haniodine 10% với tần suất
1lần/tuần. Khi xung quanh có dịch bệnh xảy ra thì phun thuốc sát trùng
Haniodine 10%, Navet-iodine hoặc Benkocid với tần suất 2 ngày/lần.
− Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phịng cho tồn bộ
đàn lợn trong trại. Đàn lợn con được tiêm phòng định kỳ theo quy định, đàn lợn
nái sinh sản được tiêm vaccine vào vụ đông xuân và hè thu.
− Đối với ngựa và hươu chưa chú trọng đến cơng tác tiêm phịng vaccine
do khơng có vaccine.
Nhờ tiến hành tốt cơng tác phịng bệnh cho đàn lợn, cho nên trong quá
trình sản xuất đã phịng ngừa tốt, khơng để xảy ra những dịch bệnh trong trại.
Đàn gia súc phát triển tốt.


8
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
− Địa bàn thực tập tốt nghiệp là một xã thuần nơng với diện tích rộng, đất
đai phong phú, khí hậu thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi đặc biệt
là phát triển trồng trọt trong đó có cây chè là chủ yếu.
− Cơ sở vật chất của trại chăn nuôi khá đầy đủ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật
nhiệt tình, có kinh nghiệm trong điều hành sản xuất và hướng dẫn khoa học

kỹ thuật.
− Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cho nơng nghiệp đã
đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.
1.1.4.2. Khó khăn
− Tức Tranh là một xã trung du miền núi có địa hình phức tạp, dân cư
thưa, phân bố khơng đều gây khó khăn cho cơng tác quản lí và sản xuất, cùng
với đó q trình bê tơng hóa đường giao thơng cịn chậm ảnh hưởng một phần
khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất và đi lại của người dân.
− Phong tục tập quán sản xuất của người dân cịn lạc hậu, bảo thủ, trình
độ dân trí cịn thấp nên việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn gặp nhiều
khó khăn. Là một xã nghèo, cơ sở hạ tầng cịn khó khăn, đời sống nhân dân cịn
khó khăn chưa có vốn để đầu tư kinh doanh sản xuất trên quy mơ lớn.
− Cơng tác tiêm phịng trên đàn vật nuôi trong nông hộ chưa được triệt để,
vệ sinh phịng dịch chưa tốt, cơng tác tun truyền cho người dân còn hạn chế.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi đàn lợn
Trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái và lợn con giai đoạn sau cai sữa của cơ sở.
Bao gồm các cơng đoạn như vệ sinh chuồng trại và chăm sóc nuôi dưỡng, đỡ đẻ
cho lợn nái, hộ lý cho lợn con sơ sinh, tập ăn sớm và cai sữa sớm cho lợn con…


9
1.2.1.2. Công tác sản xuất và chế biến thức ăn
Trực tiếp tham gia chế biến thức ăn tinh và thức ăn xanh cho đàn lợn của
trại. Tham gia trồng cây thức ăn xanh như ngô dày, cỏ voi, chuối…
1.2.1.3. Công tác thú y
- Cơng tác tiêm phịng:
Tham gia cơng tác tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn (Lợn nái, lợn đực, lợn

con và lợn nuôi thịt) cùng các cán bộ, nhân viên và các bạn sinh viên của đợt
thực tập tại trại.
- Công tác điều trị bệnh:
Tham gia cùng công nhân trại điều trị bệnh cho đàn lợn trong trại. Trong
quá trình điều trị, thực hiện phương châm quan sát thường xuyên, phát hiện sớm
để điều trị, điều trị đúng quy trình quy định cho từng loại bệnh.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thu được kết quả tốt trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những
nội dung đã đề ra, bản thân tôi đưa ra một số biện pháp thực hiện sau:
+ Tuân thủ nội quy của trường, của khoa, của trại và của giáo viên
hướng dẫn.
+ Tích cực tham gia học hỏi kiến thức kinh nghiệm của cán bộ chuyên
ngành chăn nuôi thú y cơ sở và ở những người chăn nuôi.
+ Vận dụng những kiến thức lý thuyết mà bản thân tôi đã được học ở
trường để đưa vào thực tế sản xuất.
+ Thực hiện đúng kỹ thuật, bám sát địa bàn, đi sâu kiểm tra tìm hiểu
nguyện vọng của quần chúng nhân dân về lĩnh vực chăn nuôi thú y.
+ Phỏng vấn, điều tra, theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi chun
mơn mà mình quan tâm.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăm sóc ni dưỡng đàn lợn
a. Chăn ni lợn nái sinh sản
- Chăn nuôi lợn nái chửa: Số lượng 16 con


10
Trong thời gian có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, hợp tử bám
và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường, các cơ quan bộ phận liên
quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời
gian này. Do vậy việc chăm sóc ni dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để

có số con sơ sinh cao; khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao; lợn con
sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ
đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, khơng bị hao mịn lớn.
Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt vào chuồng,
hạn chế thả ra sân để dễ chăm sóc và quản lý.
Chế độ ăn cho lợn như sau: Trong giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát
triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,8 kg tinh/con, 0,08 kg đậm đặc/con, 1- 2,0
kg thức ăn thô xanh/con. Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất
nhanh vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn
cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này cho ăn
tăng 20% khẩu phần so với lợn nái chửa kỳ I như vậy giai đoạn này khẩu phần
ăn là 1,0 kg thức ăn tinh/con, 0,10 kg đậm đặc/con và 1-1,5 kg thức ăn thô xanh.
Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần
chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức
khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn
bình thường, mùa đơng khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh.
Lợn nái sau khi tách con 2 ngày đầu cho ăn 0,2 kg thức ăn tinh từ ngày
thứ 3 trở đi cho ăn 1,0kg thức ăn tinh + 0,10 kg đậm đặc/con/ngày đến khi động
dục thì chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kì I, tùy thuộc vào thể trạng của lợn
nái, lợn gầy cho ăn nhiều hơn 20% thức ăn tinh. Thức ăn được nấu chín, trộn
cùng thân cây chuối hoặc cây ngô non băm nhỏ.
Đảm bảo chuồng trại luôn khơ ráo sạch sẽ và thống mát về mùa hè, ấm
áp về mùa đơng. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát
chăm sóc.


11
Mỗi ơ chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ
dàng cho công tác quản lý và chăm sóc nhất là cơng tác đỡ đẻ khi lợn đẻ.
-


Ni dưỡng lợn nái đẻ: 16 con
Mục đích nuôi dưỡng lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an tồn, lợn

con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt đủ khả năng tiết sữa ni con sau
này. Những nội dung chính của cơng tác này gồm:
+ Trực và đỡ đẻ cho lợn: Trực đẻ rất cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn nái
trong những trường hợp bất thường. Quan sát được những biểu hiện của lợn nái
khi có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn nái. Do lợn nái
rừng thường dữ khi đẻ, không phải con nái nào cũng vào được chuồng để làm
công tác đỡ đẻ được do vậy cần lưu ý khi đỡ đẻ cho lợn nái.
Một tuần trước khi lợn nái đẻ có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn tùy
thuộc vào thể trạng lợn nái, lợn nái khỏe một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng
thức ăn, trước đẻ 2 -3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Lợn nái yếu thì khơng giảm
mà cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
Ngày lợn nái cắn ổ đẻ dừng cho ăn, cho uống nước tự do. Ngày lợn
nái đẻ cho ăn cháo loãng, số lượng bằng 1/4 ngày thường, tăng dần sau 3
ngày cho ăn theo chế độ lợn nái nuôi con, vào ngày nái đẻ cần chuẩn bị một
số dụng cụ và thiết bị cần thiết như: hộp xốp, kìm bấm nanh, kìm bám tai,
thuốc sát trùng, oxytoxin...
-

Ni dưỡng chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con: 16 con
Chăn nuôi lợn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là khâu

cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định chất lượng
lợn con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi lợn nái. Vì vậy trong
chăn ni lợn nái ni con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều
sữa với chất lượng tốt; Cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số
con và trọng lượng cai sữa cao; Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao; Lợn mẹ ít

bị hao mịn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa.


12
Thức ăn cho lợn nái nuôi con không được thối mốc, biến chất hư hỏng,
thức ăn được nấu chín sau đó trộn cùng cây chuối, rau xanh đã phay nhỏ cho ăn.
Khối lượng thức ăn được tính tùy theo khối lượng lợn mẹ và số lượng con sinh
ra. Lợn nái đẻ từ 4 - 5 con, khối lượng lợn từ 40 kg - 50 kg cho ăn 0,6 kg chất
tinh + 0,06 kg đậm đặc + 1,5 - 2,0 kg thô xanh. Khối lượng lợn mẹ 51 -70 kg
cho ăn 0,8 kg chất tinh + 0,08 đậm đặc + 2 - 2,5 kg thô xanh.
Lợn nái khối lượng 40 -50 kg, đẻ 6 - 8 con cho ăn 0,8 kg thức ăn tinh,
0,08 kg đậm đặc, 2-2,5 kg thô xanh. Lợn nái khối lượng 51 - 70kg cho ăn kg
1,0kg chất tinh, 0,1kg đậm đặc, 2 - 3 kg thô xanh.
Đối với những lợn nái tiết sữa kém thì cho ăn thêm đu đủ nấu chín trong
khoảng 3-5 ngày để kích thích tiết sữa.
-

Ni dưỡng chăm sóc quản lý lợn nái sau cai sữa: 16 con
Lợn nái sau khi tách con được đưa về khu nuôi lợn chờ phối. Chế độ ăn

cho loại lợn này như sau:
Ngày đầu tách con: Không cho ăn, uống.
Ngày thứ 2: Cho ăn một lượng thức ăn ít: 0,2 kg thức ăn tinh/con/ngày.
Từ ngày thứ 3: Cho ăn tăng (1,0 kg thức ăn tinh/con/ngày) cho đến khi
lợn nái động dục trở lại.
Khi lợn nái động dục: Giảm lượng thức ăn (0,5 kg thức ăn tinh/con/ngày).
Trong q trình chăn ni lợn nái sau cai sữa con, cần chú ý theo dõi
động dục để phối giống kịp thời.
Trong quá trình thực tập em đã tiến hành chăm sóc, ni dưỡng và cho
phối giống được 10 lợn nái cai sữa, đạt tỷ lệ phối giống thụ thai lần 1 là 100%.

b. Chăn nuôi lợn con sau cai sữa:
Lợn con khi đạt độ tuổi từ 35 - 42 ngày, ăn thạo thức ăn tập ăn có thể tiến
hành cai sữa. Cụ thể như sau:
+ Thời gian cai sữa: 28-35 ngày tuổi
+ Trước khi cai sữa giảm thức ăn của lợn mẹ.


13
+ Kỹ thuật cai sữa: Đuổi lợn mẹ sang chuồng chờ phối. Để lợn con ở lại
chuồng cũ.
Nếu ghép các đàn lại với nhau, cần sử dụng dầu gió để làm lẫn mùi lợn
con, tránh lợn đánh nhau.
Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con sau khi tách mẹ như sau:
− Ngày cai sữa: Giảm thức ăn của lợn con (Chỉ cho ăn khoảng 50% lượng
thức ăn chúng có thể ăn ngày trước đó).
− Sau đó tăng dần lượng thức ăn, tùy theo tình hình tiêu chảy của đàn để
quyết định (g/con/ngày): 5,0 - 7,5 - 10 - 12,5 - 15,0 - 17,5 - 20,0 - 22,5…
− Hàng ngày cho lợn con ăn thêm các loại lá non như lá chuối, lá sung…
với lượng vừa phải, không để thừa lại trong chuồng.
− Bổ sung các loại kháng sinh vào thức ăn:
Colistin:

1 g/con/ngày (Trong 5 ngày đầu liên tục)

HanFor:

1 g/con/ngày (Trong 5 ngày tiếp theo)

Bcomplex: 0,5 g/con/ngày (Liên tục 10 ngày)
Trong thời gian thực tập, em đã cùng với các cán bộ, công nhân của trại

tiến hành cai sữa và chăn nuôi cho 16 đàn lợn con với số lượng là 93 con.
c. Chăn nuôi lợn thịt
Những con lợn trong quá trình ni dưỡng khơng để làm giống thì chuyển
sang ni thịt, lợn thịt được thả tự do trong sân chơi, có hàng rào ngăn cách với
bên ngồi, có mái che để trú mưa trú nắng, có máng ăn máng uống đầy đủ. Tẩy
giun sán, ký sinh trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn thịt.
Khi lợn còn nhỏ, mỗi ngày cho lợn ăn 4 bữa (sáng, trưa và chiều tối). Lợn
lớn hơn giảm số bữa ăn, lợn trưởng thành cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn được ăn theo
khẩu phần như sau: 0,4-0,5 kg thức ăn tinh; 0,04-0,05 kg đậm đặc; 0;5 - 1 kg rau
xanh/con/ngày. Đối với lợn từ 8 tháng tuổi trở lên cho ăn 0,6-0,7kg thức ăn tinh,
0,06-0,07kg đậm đặc/con/ngày. Khẩu phần ăn thường tăng thêm các loại rau, cỏ
tươi, thân chuối thái mỏng… để hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn
và cung cấp thêm sinh tố cho lợn, đồng thời giảm chi phí.


14
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã tham gia chăm sóc được 7 đàn
lợn thịt các loại với tổng số lợn là 170 con.
1.2.3.2. Công tác sản xuất và chế biến thức ăn cho đàn lợn
Thức ăn đóng vai trị quan trọng trong chăn ni lợn, là thành tố ảnh
hưởng đến năng suất chăn nuôi. Trong quá trình thực tập, em đã tham gia cơng
tác sản xuất và chế biến thức ăn cho đàn lợn của trại, bao gồm sản xuất thức ăn
xanh (chuối, cỏ voi, ngô dày…), chế biến thức ăn tinh dưới hình thức xử lý
nhiệt. Qua việc thực hiện các nội dung này, em đã nắm chắc và hiểu biết quy
trình sản xuất cây thức ăn xanh cung cấp cho đàn lợn, quy trình chế biến thức ăn
tinh góp phần đảm bảo sản xuất của cơ sở chăn nuôi.
1.2.3.3. Công tác thú y
- Công tác tiêm phịng.
Trong q trình thực tập, em đã tham gia thực hiện tiêm phòng cho đàn
lợn như sau:

Trại chăn ni đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phịng cho tồn bộ đàn
lợn trong trại. Quy trình tiêm phịng cho từng loại lợn được quy định như sau:
Đối với lợn nái:
− Vaccine dịch tả:

Ngày chửa thứ 70.

− Vaccine FMD:

Ngày chửa thứ 84

− Vaccine PRRS:

Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (Tháng 4 và tháng 10)

Đối tượng: Lợn nái chửa tuần 1 - 11; Lợn nái đẻ, cai sữa. Lợn nái chửa
tuần 12-16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở ra.
− Vaccine Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì tiêm lúc
chửa 90 ngày.
− Phịng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 105.
Đối với lợn con:
− Tiêm vaccine dịch tả mũi 1:

21 ngày tuổi

− Tiêm vaccine PRRS:

35 ngày tuổi



15
− Vaccine FMD:

42 ngày tuổi

− Vaccin lepto:

49 ngày (Mũi 1);
56 ngày (mũi 2)

− Vaccine dịch tả mũi 2:

62 ngày tuổi

− Tẩy giun sán:

65 ngày tuổi (Trộn thức ăn)

− Vaccine FMD:

70 ngày tuổi (mũi 2)

Trong q trình thực tập, chúng tơi đã tiến hành tiêm vaccine cho đàn lợn
nái số lượng 24 con, 3 lợn đực giống và 170 lợn con và lợn thịt
Bảng 1.2. Kết quả cơng tác tiêm phịng
Số con tiêm được Lợn đực Lợn nái

STT

Loại vaccine


Lợn thịt

1

Dịch tả

197

3

24

170

2

Lở mồm long

197

3

24

170

3

24


170

móng
3

Tai xanh

197

4

Xoắn khuẩn

170

5

Farowsure

27

170
3

24

- Cơng tác điều trị bệnh
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã tham gia công tác điều trị
bệnh như sau:

+ Bệnh lợn con phân trắng:
Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, xảy ra ở hầu
hết tất cả các đàn. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại không tốt, thời
tiết thay đổi thất thường, hay do kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng lợn mẹ.
Triệu chứng: Lợn con ỉa phân lỏng hoặc nhão có màu trắng, màu xanh
hoặc màu vàng, đi và hậu mơn dính phân, phân tanh mùi thối khắm, nếu
không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh chóng, xù lơng bú kém.
Điều trị: Sử dụng một trong hai phác đồ điều trị như sau:


16
Phác đồ 1: Chlorocid-100: Pha vào nước uống hoặc trộn với thức ăn, dùng
liên tục 4-5 ngày, liều 400-500mg/kg thể trọng.
Phác đồ 2: Biotycoson 1ml/10kg TT, 1lần/ngày, điều trị từ 3-5 ngày.
Điều trị cho 49 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 93,87%.
+ Bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết,
kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng…
Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một
số còn ỉa vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơi.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Norfacoli tiêm 1ml cho 10 - 15 kg thể trọng, dùng liên
tục 2 - 3 ngày.
Phác đồ 2: Dùng Berberin hydrochloride hòa với nước sơi để nguội cho
uống, liệu trình 3 -5 ngày. Kết hợp tiêm Norfacoli.
Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung
men tiêu hóa sau khi lợn khỏi.
Điều trị cho 56 con; số con khỏi là 33 con đạt 58,93%. Nguyên nhân do
lợn chăn thả tự do, khó kiểm sóat từ đầu, nhiều con bị nặng, mắc lại nhiều lần,
điều trị không khỏi.

+ Hội chứng đường hô hấp
Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc,
ni dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh.
Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn
uống giảm dần, sốt cao. Tần số hơ hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó
thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi,
ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên.
Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10kg thể
trọng/lần. Dùng 3-5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1.


17
Phác đồ 2: Dùng Hanflo LA, trong thành phần chủ yếu là kháng sinh
Flophenicon. Tiêm bắp thịt 1ml/10kg TT/lần, 2 ngày tiêm một lần. Dùng 3-5
ngày kết hợp tiêm vitamin B1.
Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn
nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá
no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến trèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật.
Điều trị cho 4 con khỏi. Tỷ lệ khỏi 100 %
Bảng 1.3. Kết quả công tác điều trị bệnh
Kết quả đạt được
STT

Loại bệnh

Số con điều trị

Số con


Tỷ lệ %

khỏi
1

Phân trắng lợn con

49

46

93,87

2

Hội chứng tiêu chảy

56

33

58,93

3

Hội chứng đường hô hấp

4

4


100

1.3. Kết luận
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy,cơ giáo hướng dẫn trong quá trình thực
tập đề tài với sự cố gắng học hỏi, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đã
giúp em nắm rõ hơn những kiến thức đã học trên giảng đường, trong sách vở.
Học hỏi thêm nhiều kiến thức ngoài thực tiễn, nắm tốt kỹ thuật chăn nuôi lợn,
đặc biệt là chăn nuôi lợn rừng lai. Biết và thực hành thành thạo các quy trình chế
biến thức ăn cho lợn, quy trình tiêm phịng vaccine cho đàn lợn, cách phịng và
chẩn đốn một số bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời cũng nắm rõ hơn cách xây
dựng, tổ chức và quản lý trang trại. Hoàn thành tốt quá trình thực tập đề tài.


×