Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Buoc ngoac lon trong cuoc khang chien chong Mycuu nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.64 KB, 134 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bước ngoặt lớn</b>


<b>của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


<b>Tác giả: Đại tướng Văn Tiến Dũng</b>
<b>Số hoá: Thanh Long</b>
<b>Nhà xuất bản: Sự Thật</b>
<b>Năm xuất bản: 1989</b>


Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến
tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là một trong những tranh chói lọi
trong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc thời đại ngày
nay. Trong 21 năm chống Mỹ bền bỉ dẻo dai, kiên cường dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của
cả dân tộc, có thể nói những năm tháng nhân dân ta đánh thắng cuộc “chiến tranh cục bộ”
của Mỹ là giai đoạn chiến lược then chốt mở ra một bước ngoặt lớn cho toàn bộ cuộc
kháng chiến thần thánh đến toàn thắng.


Chiến tranh cục bộ là nấc thang của Mỹ ở Việt Nam. Họ đã có những nỗ lực quân sự lớn
nhất mà đặc trưng nổi bật là ồ ạt đưa trên nửa triẹu quân chiến đấu Mỹ vào trực tiếp tham
chiến. Đã kết hợp đẩy mạnh cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam với phát động cuộc
chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam, đánh phá quyết liệt
tuyến đường vận tải chiến lược Trường sơn, bằng không quân và lục quân Mỹ. Chiến
lược chiến tranh “chống nổi dậy” nhằm đè bẹp các lực lượng cách mạng ở Việt Nam, một
nước được coi là ngọn cờ tiêu biểu của phong trào chống Mỹ, giải phóng dân tộc, đã
được bộ máy chiến tranh của Nhà trắng và Lầu năm góc thực hiện bằng một cuộc chiến
tranh huỷ diệt.


- Huỷ diệt con người.


- Huỷ diệt mùa màng, cây cỏ.
- Huỷ diệt môi trường sinh thái.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tranh quan trọng nhất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lại ý chí xâm
lược của giới cầm quyền ở Mỹ. Nó đánh dấu một bước thụt lùi về chiến lược, một bước
ngoặt đi xuống dẫn tới thất bại hoàn toàn của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, sự
phá sản của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ ở Việt Nam.
Cuốn sách này góp phần luận giải nội dung và thực chất sự kiện nhaâ dân ta đánh thắng
chiến tranh cục bộ làm chuyển biến cục diện cuộc kháng chống Mỹ, cứu nước.


Chúng ta đã đánh thắng một triệu hai mươi vạn quân định trong đó có trên nửa triệu quân
chiến đấu Mỹ và 6 vạn quân chư hầu ra sao? Ta đã phá chiến lược chiến tranh cục bộ của
Mỹ trên cả hai miền đất nước như thế nào? Vì sao nhân dâ ta , một nước nghèo, đất
không rrộng, người không đông đã thắng; đế quốc Mỹ, với lực lượng quân sự và kinh tế
khổng lồ, đã thua trong cuộc đọ sức và đấu trí này?


Đối với chúng ta, đây là đề tài gây ấn tượng mạnh mẽ và đặt ra bao điều cần suy ngẫm để
có thể rút ra những bài học bổ ích góp phần và cơng cuộc xây dựng nền quốc phịng toàn
dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau. Mãi đến thời gian gần
đây, chúng tơi mới có điều kiện bắt tay vào việc biên soạn. Trong quá trình viết, tác giả
nhận được sự cộng tác tích cực và giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan và cán bộ nghiên
cứu trong và ngồi qn đội. Cho phép tơi được bày tỏ lời chân thành và trân trọng cảm
ơn tới các cơ quan và đồng chí nói trên.


Với một đề tài rộng lớn, cần có sự đầu tư thích đáng cả cơng sức, lực lượng và thời gian,
tiến hành rât cơng phu mới có thể đạt chất lượng tốt. Trong lúc đó, điều kiện sưu tầm tài
liệu và khả năng thể hiện trong khuôn khổ một cuốn sách chỉ có hạn, khơng thể nào phản
ánh đầy đủ hết tầm cao sự kiện lịch sử trọng đại này như bạn đọc gần xa cần tìm hiểu và
hằng mong mỏi.


Chắc chắn cuốn sách này có nhiều thiếu sót. rất mong bạn đọc cho ý kiến phê bình.



<i><b>Đại tướng Văn Tiến Dũng</b></i>


<b>Chương một</b>


<b>Chiến tranh cục bộ: Nấc thang cao nhất</b>


Bước vào năm 1965, nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đặt đế quốc
Mỹ trước một tình thế khó khẳn cả ở Việt Nam và trong nước Mỹ. Giới cầm quyền Mỹ
đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tác chiến ở Bên Cát - Thủ Dầu Một). Tháng 7 năm 1965, bộ tư lệnh lục quân Mỹ được
thành lập ở căn cứ Long Bình... Bị vong lục số 328 ngày 1 tháng 4 năm 1965 quyết định
triển khai thêm 18.000 đến 20.000 quân Mỹ chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Nhưng ngày 27
tháng 7 năm 1965, tổng thống Mỹ Lin-đơn Giôn-xơn đã quyết định tăng ngay tức khắc
quân Mỹ lên 125.000, triển khai tổng số 44 tiểu đoàn chiến đấu và chuyển quân Mỹ sang
làm nhiệm vụ trực tiếp tác chiến. Cũng vào ngày đó, Giơn-xơn tun bố “ thế là chúng ta
(Mỹ) đã tham gia một cuộc chiến tranh lớn ở miền Nam Việt Nam”.


Như vậy, từ giữa năm 1965 một, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền
nam Việt Nam đã leo lên thang mới. Đây khơng phải là một bước chuyển bình thường mà
là sự thay đổi chiến lược chiến tranh: chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặt biệt” sáng
chiến lược “chiến tranh cục bộ”.


Đối với nhà cầm quyền Mỹ, quyết định chuyển chiến lược như trên không phải là đơn
giản. Trong tập hồi ký của mình sau này, Giơn-xơn coi đó là một quyết định “ quyết liệt”
nhưng “ day dứt nhất và đau đớn nhất” của một đời tổng thống.


Ba phương án do Bộ quốc phịng Mỹ đệ trình đều khó lựa chọn cả: “một là rút lui mà
chắc chắn đó là điều nhục nhã đối với nước Mỹ, hai là tiếp tục chiến tranh như mức độ


hiện có mà đây là đường lối sẽ làm cho


_____________


1. Lúc này, ở miền Nam Việt Nam đã có sư đồn lính thuỷ đánh bộ số 3 và lữ đoàn dù số
173 của Mỹ.


nước Mỹ ngày càng yếu đi, ba là mở rộng nhanh chóng và đẩy mạnh sức ép quân sự của
Mỹ cả ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam mà từ đó sẽ tránh được thất bại nhưng sẽ phí
tổn lớn lao và bất kỳ quyết định rút quân nào sau này sẽ rất khó khăn”.


Sau nhiều ngày đêm trăn trở, và trải qua nhiều cuộc họp với các cố vấn thân cận và với
hội đồng an ninh quốc gia, ttổng thống Giơn-xơn đã lựa chọn phương án 3, cho đó là
phương án khó khăn nhưng đúng nhất: “Quyết tâm không để Nam Việt Nam rơi vào tay
cộng sản”.




Ngay trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chúng ta đã nhìn
thấu dã tâm của đế quốc Mỹ đối với đất nước ta. Đối với đế quốc ơm mộng bá chủ hồn
cầu, Việt Nam và đơng Dương cũng như tồn bộ khu vực Đông – Nam Châu á là một
miếng mồi béo bở, với nguồn nguyên liệu chiến lược giàu có và nguồn nhân côcng rẻ
tiền, đồng thời cũng là một địa bàn chiến lược quan trọng, án ngữn đường giao thơng
xung yếu trên biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đặc biệt, đây lại là nơi đang
diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phong trào cách mạng với chủ nghĩa đế quốc thế giới,
trong đó Việt Nam nổi bật lên như ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách
mạng của thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quyền Ngơ Đình Diệm, với mục đích nhanh chóng biến miền nam thành thuộc địa kiểu
mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống


vùng Đông – Nam châu á, lấy miền nam làm căn cứ tiến lên thơn tính miền bắc, đẩy lùi
chủ nghĩa xã hội ở vúng này.


Thế chân thực dân Pháp ở miền nam Việt Nam, , đế quốc Mỹ không dụng bộ máy cai
trị trực tiếp và qn đội chiếm đóng theo chính sách thực dân kiểu cũ mà thông qua hệ
thống cố vấn Mỹ từ trên xuống bằng quyền lực của viện trợ quân sự và kinh tế. Mỹ sử
dụng chính quyền và quân đội nguỵ để khống chế và nô dịch nhân dân miền Nam về mọi
mặt. dựa và tập đoàn Ngơ Đình Diệm, đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản
mại bản, bọn phục thù giai cấp khốc áo “ dân tơc, dân chủ”, Mỹ trực tiếp xây dựng và
chỉ huy quân đội tay sai, đồng thời giúp nguỵ quyền tổ chức hệ thống kìm kẹp ở cơ sở để
đán áp các đảng phái cùng lực lượng đối lập và ráo riết đánh phá phong trào cách mạng ở
miền nam nước ta.


Ngay từ đầu, Mỹ - Diệm áp dụng một chính sách độc tài phát xít nhằm tiêu diệt tổ chức
lãnh đạo, nhổ bật các cơ sở cách mạng, bẻ gãy tính thần phản kháng của nhân dân. từ
năm 1954 đến năm 1959, chính quyền Ngơ Đình Diệm điên cng thực hiện chính sách
“tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền nam. Chúng ra sức dồn dân vào các trại tập trung vứi
chiêu bài “khu trù mật” “khu dinh điền”, kết hợp với sử dụng các lực lượng quân đội,
cảnh sát, dùng những thủ đoạn khủng bố hết sứcdã man: “đốt sạch, giết sạch, phá sạch”,
đàn áp khốc liệt phong trào đáu tranh chính trị của nhân dân. Ròng rã suốt 4,5 năm, với
thủ đoạn tàn bạo, hiểm độc, kết hợp dùng bạo lực tối đa với lừa mị và lôi kéo chúng hy
vọng sẽ đánh bật được gốc rễ của cách mạng là đảng cộng sản và nhanh chóng “bình
định” được miền Nam. Thế nhưng, chúng vẫn không sao dập tắt nổi tinh thần yêu nước
của nhân dân ta, ngược lại, đã gây nên sự công phẫn cao độ của toàn thể dân tộc Việt
Nam, nhất là trong mọi tầng lớp đồng bào ta ở miền nam.


Tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị trung ương đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết xác định
nhiệm vụ cách mạng miền nam lúc bấy giờ là: chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang
đấu tranh chính trị địi thực hiện Giơ-ne-vơ, củng cố hồ bình, thực hiện tự do dân chủ,
cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập.



Tháng 6 năm 1956, Bộ chính trị Trung ương đảng ta lại ra nghị quyết nêu rõ: Tuy hình
thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đáu tranh chính trị, nhưng như thế
khơng có nghĩa là khơng dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định. đảng ta
đã chỉ rõ rằng: đứng trước chính sách cực kỳ phản động và tàn bạo của Mỹ - Diệm, nhân
dân miền Nam khơng có con đường nào kháng là đứng lên làm cách mạng để cứu nước,
cứu mình. Do đó, mục đích cách mạng miền nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài
phát xít Ngơ Đình Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chấm dứt khủng bố trả thù những người kháng chiến, chống “ tố cộng, diệt cộng”, chống
cướp đất, đuổi nhà. Cuộc đấu tranh sôi động đã lôi cuốn hàng triệu người từ Quảng Trị
đến Cà Mau, hình thành sự phối hợp giữa đồng bào thành thị và đồng bào nông thôn, với
những hình thức đấu tranh rất phong phú và linh hoạt.




Trong 5 năm đấu tranh chính trị gay go và quyết liệt, đồng bào miền nam đã chịu đựng
biết bao đau thương và tổn thất, hàng ngàn xóm làng bị địch đốt phá, hàng chục vạn cán
bộ, đảng viên bị giam cầm, tra tấn và bắt giết1. Nhưng lòng yêu nước và ý chiến chiến
đấu của đồng bào ta không hề bị giám sút, phong trào phát triển ngày càng mạnh. Năm
1957, có hai triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, đến năm 1958 có 3,7 triệu và
sáng năm 1959, đã lên tới gần 5 triệu. Trong khi đó, cuộc đấu tranh vũ tranh tự vệ, trừ
gian, diệt ác cũng được đảy mạnh và nhiều đơn vị vũ trang cách mạng đã ra đời. Trải
quan đấu tranh, cácn cán bộ, đảng viên và đồng bào ta được tô luyện ngày càng già dặn,
ngày càng thấy rỗ bản chất phản động cũng như những chỗ yếu cơ bản của đế quốc Mỹ
và bọn tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh, khiến chúng ngày càng bị cơ lập về chính trị.
Cịn phong trào cách mạng, tuy phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vẫn
giữ được và phát triển. Lúc này, chế độ thống trị của địch lâm vào một cuộc khủng hoảng


sâu sắc. Đông đảo nhân dân ta ở miền nam ngày càng thấy rỗ không thể nào kéo dài cuộc
sôngs dưới chế độ Mỹ - Diệm được nữa, đã quyết tâm vùng lên đấu tranh một còn, một
mất với chúng. Điều kiện đã chín muồi để chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến cơng.




Bắt mạnh được tình hình đó, tháng 1 năm 1959, Ban chấp hành Trung ương đảng ta họp
Hội nghị lần thứ 15 (khoá II) dưới sự chủ toạ của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xác định
đường lối cách mạng miền nam trong


_____________


1.Theo tài liệu tổng kết của quân khu 5, tính đến cuối năm 1957, lực lượng của đảng ở
các tỉnh đồng bằng khu 5 bị tổn thất nặng nề, 70% đảng uỷ viên xã , 60% huyện uỷ viên,
40% tỉnh uỷ viên bị bắt và giết . Tỉnh có phong trào khá nhất, chỉ còn 10 chi bộ, mỗi chi
bộ 3 đảng viên, tỉnh yếu còn 2,3 chi bộ, 12 huyện đồng đồng bằng mất hết cơ sở đảng.
(Quân khu 5: Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981, tr.30).


giai đoạn mới. Hội nghị vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền nam là giải
phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập,
và người cày có ruộng, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây
dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ
trước mắt là : đánh đổ tập đồn thống trị Ngơ Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập
một chính phủ liện hợp dân tộc, dân chủ ở miền nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng
nhất định về ta.





Các đồng chí và đồng bào ở miền nam đã gọi Nghị quyết 15 là bố đuốc soi đường giữa
đêm đen tối.




Được nghị quyết chỉ đạo, ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành
cuộc đồng khởi trên quy mơ rộng, tạo nên một bước chuyển mới có tính chất nhảy vọt
của cách mạng miền nam. Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, đồng bào ta đã dùng bạo
lực cách mạng bất ngờ tiến công dồn dập và mãnh liệt vào khâu yếu nhất của địch là
chính quyền cơ sở ở nơng thơn. Một số cuộc nổi dậy nổ ra ở vùng rừng núi miền trung
Trung Bộ. Đặc biệt, làn sóng nổi dậy đồng loạt nhanh chóng lan rộng và dâng cao ở các
tỉnh Nam Bộ. Nhân dân vùng lên diệt ác ôn, đánh đồn bốt, cướp súng địch, làm tan rã
từng mảng nguỵ quyền cùng bộ máy kìm kẹp ở thơn, xã, làm chủ được nhiều khu vực ở
rừng núi và nơng thơn nằm sâu phía sau lưng địch. Đồng bào ở những nơi đó nơ nức
thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang chống lại
các cuộc phản kích của địch, tạo nên một hình thức căn cứ địa, có nơi hình thành thế liên
hồn bao gồm các vùng giải phóng và vùng du kích. Phong trào đấu tranh chính trị bền bỉ
từ những năm trước được đấu tranh phối hợp càng trở nên mạnh mẽ: năm 1960, có hơn
10 triệu lượt người và năm 1961 đã lên tới 33 triệu lượt người tham gia các cuộc đấu
tranh.




Trong cao trào cách mạng đồng bào miền nam, ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân
tộc giải phóng miền nam ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ cách mạng miền nam
chuyển hẳn sáng thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắc và liên tục. Phong trào đồng khởi,
thực chất là những cuộc khởi nghĩa từng phần của nhân dân để giành quyền làm chủ ở
từng địa phương thuộc vùng nông thôn miền núi và đồng bằng đã giáng cho Mỹ - Diệm


một đòn nặng, đẩy chúng vào một thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng và triền miên.


Đến đây, âm mưu của đế quốc Mỹ muốn nhanh chóng “bình định” miền nam bằng quốc
sách “tố cộng, diệt cộng” đã bị thất bại. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu
lâu dài. Tháng 11 năm 1961, ở nước Mỹ, Giôn Ken-nơ-đi lên thay Đoai-tơ Ai-xen-hao
làm tổng thống đã tuyên bố: “...sẽ trả bất cứ giá nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào
để giữ bằng được miền nam Việt Nam”. Và ỷ vào sức mạnh quân sự của mình, đế quốc
Mỹ đã ngang nghiên tăng cường can thiệp vũ trang, lấy miền nam làm nơi thí đỉêm cho
cái gọi là “chiến tranh đặc biệt”, một bộ phận quan trọng của chiến lược “ phản ứng linh
hoạt”, chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ trong những năm 1960.




Có thể nói, cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đã phát động ở miền nam nước ta là cuộc
phản công lớn nhất của đế quốc chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai.




</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

độc quyền vũ khí hạt nhân, rồi mất luân cả ưu thế về tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt
nhân.


Trước sự phát triển nhanh chóng của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên mọi
lĩnh vực, trước những thất bại liên tếp của Mỹ trong việc ngăn chặn phong trào giải
phóng dân tộc, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam, giới cấm quyền Mỹ ngày càng nhận
thấy họ không thể đua con chủ bài vũ khí hạt nhân ra để răn đe, ngăng chặn, đẩy lùi và
tiêu diệt đối pưhơng được nữa. Vì nếu Mỹ định “ chặn đứng cộng sản tại chỗ”, chống lại
các cuộc chiến tranh cách mạng bằng cách “ trả đũa ồ ạt”, dùng vũ khí hạt nhân đánh
thẳng vào “nguồn gốc” của các cuộc chiến tranh ấy, nghĩa là đánh vào Liên Xô và các


nước xã hội chủ nghĩa khác, thì chắc chắn đó sẽ là hành động tự sát đối với Mỹ và chủ
nghĩa đé quốc trên thế giới.Cho nên, ngay từ đầu năm 1957, ngoại trưởng Mỹ Phô-xtơ
Đa-lét đã phải xác nhận rằng “trả đũa ồ ạt” là một chiến lược không hiện thực và thấy đế
quốc Mỹ cùng các nước đồng minh với Mỹ phải có những biện pháp cần thiết trong
trường hợp xảy ra các cuộc xung đột cục bộ1 , nhằm tránh cho Mỹ một cuộc chiến tranh
hạt nhân tổng lực. và vấn đề trước mắt đặt cho Ken-nơ-đi ngày khi lên làm tổng thống
Mỹ là phải thay thế đường lối “chặn đứng cộng sản tại chỗ”, với chính sách “trên miệng
hố chiến tranh” và chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của chính quyền Ai-xen-hao, bằng
một chính sách và một chiến lược quan sự mới.


_____________


1. Tức là các cuộc vũ trang can thiệp vào các nước đang đấu tranh giành quyền độc lập
dân tộc, hoặc có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Về chính trị, tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi đề ra cái gọi là “chiến lược hồ bình”, hay là “
chính sách diễn biến hồ bình”. Thực hiện chiến lược này, giới cầm quyền Mỹ một mặt tỏ
ra “hồ hỗn” với Liên Xơ, đồng thời vẫn khơng ngững tăng cường bộ máy chiến tranh.
Mặt khác, lại ráo riết dùng các thủ đoạn chính trị, ngoại giao, kinh tế, gián điệp để chia
rẽ, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại mặt trận thế giới đoàn kết lực lượng xã
hội chủ nghĩa và lực lượng độc lập dân tộc.




Về quân sự , Ken-nơ-đi chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” do tướng Mỹ
Mắc-xoen Tay-lơ đề xuất, được áp dụng thánh chính sách quốc phịng của nước Mỹ từ năm
1961. Cái tên “phản ứng linh hoạt” nói lên rằng Mỹ cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ
một thách thức nào và Mỹ phải hành động “thành cơng” trong bất kỳ tình huống nào. Nếu
trong chiến lược “trả đũa ồ ạt”, vũ khí hạt nhân là thanh kiểm dùng vào những địn cơng
kích huỷ diệt, cịn lục quân Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông chỉ là chiếc lá chắn, thì ngược


lại, trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vũ khí hạt nhân đã trở thành chiếc lá chắn
phòng ngự, còn quân đội tiến hành chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thơng thường mới là
thanh kiểm linh hoạt dùng để thực hiện địn tiến cơng hiệu lực.




</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nghĩa khác.


Cho nên, chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” có nghĩa là ttổng thống Mỹ
Ken-nơ-đi đã khẳng định nhiệm vụ trung tâm cấp bách của Mỹ trong những năm 60 là ngăn chặn,
đẩy lùi và đánh phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giứoi, bằng chiến tranh hạn
chế với lực lượng thông thường, có cái lá chắn hạt nhân che chở. Và chính Ken-nơ-đi đã
đem thử nghiệm ở miền nam Việt Nam, một “điểm nóng” đối với Mỹ lúc bấy giờ. cái gọi
là “ chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh được Mỹ xếp thứ ba trong chiến lược
quân sự toàn cầu “ phản ứng linh hoạt” sau loại hình “chiến tranh cục bộ” và “ chiến
tranh hạt nhân thế giới”.


Chính quyền Ken-nơ-đi coi “ chiến tranh đặc biệt” là một sáng tạo của Mỹ. Đố là loại
hình chiến tranh xâm lược bằng quân đội tay sai trong đó có Mỹ đóng vai trị ơng chủ và
“ cố vấn”. Theo cách tính của những bộ óc thực dụng Mỹ, đố là cách tiến hành chiến
tranh “rẻ” nhất, tiết kiệm được tốt đa tiền của và máu thanh niên Mỹ.Quan trọng hơn nữa
là che dấu được bộ mặt xâm lược trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Nếu thử
nghiệm thành công ở miền nam Việt Nam, đế quốc Mỹ có thể từ đó rút ra những kinh
nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tơc, đe doạ và ép buộc các nước mới giành
được độc lập phải chấp nhận chính sách thực dân mới của họ.




Để tiến hành “ chiến tranh đặc biệt” ở miền nam nước ta, đế quốc Mỹ đưa ra “ kế hoạch
Xt-lây-Tay-lo”1 với ba biện pháp chiến lược:





Một là, tăng cường quân nguỵ về số lượng, trang bị và tính cơ động, mở nhiều cuộc hành
quân, dùng nhiều máy bay lên thẳng và xe thiết giáp để nhanh chóng tiêu diệt các lực
lượng vũ trang cách mạng mới thành lập chưa được bao lâu.


__________


1.Ngày 19 tháng 6 năm 1961, Ken-nơ-đi cử một phá đoàn do tiến sữ Xta lây cầm đầu
cùng tướng Tay-lơ đến miền nam Việt Nam một tháng để nghiên cứu tại chỗ và soạn thảo
kế hoạch “bình định miền nam trong 18 tháng”. Kế hoạch này được Ken-nơ-đ chấp nhận,
lấy tên là “Kế hoạch Xta-lây-lay-lơ”.


Hai là, xây dựng nguỵ quyền mạnh và ngăn chặn đấu tranh chính trị ở thành thị, ra sức “
bình định” lập “ấp chiến lược” để dập tắt phịng trào cách mạng ở nơng thơn.


Ba là, ra sức ngăn chặn biên giới, kiểm sốt ven biển cắt đứt nguồn chi viện từ miền bắc
vào để cô lập cách mạng miền nam.


Chấp nhận “kế hoạch Xta-lây- Tay-lo”, tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi hy vọng rằng: tới cuối
năm 1962, lực lượng của chế độ tay sai được tăng cường vượt bậc chắc chắn sẽ giành lại
thế chủ động và tiêuu diệt được các lực lượng chính trị và vũ trang cách mạng. Trong khi
đó đồng bào ta ở nơng thơng miền nam bị tập trung vào các “ấp chiến lược”, bị kiểm soát
chặt chẽ, và mối quan hệ giữa cách mạng với nhân dân sẽ bị cắt đứt. Như thế là miền
Nam Việt nam sẽ được củng cố trong vòng 18 tháng, như các tác giả của bản kế hoạch đã
xác định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

sóng cách mạng miền nam, khơng bịt nổi con đe đã vỡ. Cuộc Đồng khởi vĩ đại của đồng
bào miền nam phát triển thành chiến tranh cách mạng. Quân và dân ta đẩy mạnh chiến


tranh chính trị, đồng tời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên sơng sơng với đấu tranh chính
trị, tiến cơng đẩy mạnh mẽ bằng cả hai mặt chính trị và quân sự với phạm vi ngày càng
rộng lớn trên cả ba vùng chiến lược. Chiến tranh nhân dân miền nam đã đánh thắng kế
hoạch chiến lược Xta-lây-Tay-lơ của Mỹ - Diệm.


Đầu tháng 11 năm 1963, Ngơ Đình Diệm bị lật đổ và giết chết. Cuối tháng 12 năm 1963,
tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi bị ám sát. Ỷ vào sức mạnh quân sự và kinh tế, đế quốc Mỹ vẫn
tỏ ra rất hung hăng. Nhưng dưới con mắt người Mỹ, giới cầm quyền ở Nhà trắng vẫn
ngày càng lún sâu vào “ con đường hầm không lối tháo” ở miền nam Việt Nam.


Nhân cơ hội Diệm bị đổ, địch thêm rối ren, lúng túng, Bộ chính trị Trung ương Đảng chỉ
thị phải có những cố gắng mới “đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống bình định”. Cao
trào cách mạng ở miền nam tiếp tục dâng lên. Phong trào đánh phá “ấp chiến lược” càng
thêm quyết liệt, sự vùng dậy của đồng bào ven biển khu 5, phá vỡ từng mảng lớn “ấp
chiến lược”, mở rộng them vùng giải phóng, tạo thế và lực phát triển chiến tranh cách
mạng lên một bước mới. Nhìn chung tồn miền Nam, đến cuối năm 1964, “quốc sách ấp
chiến lược” của Mỹ - nguỵ đã thất bại về cơ bản. Ở thành thị, các tầng lớp nhân dân đứng
lên đấu tranh quyết liệt với những hình thức rất phong phú, tiêu biểu là Sài Gòn, Đà
Nẵng, Huế... Ở Sài Gòn, ngày 28 tháng 1 năm 1964, 20 vạn người bao vây dinh Độc lập
đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi Mỹ cút khỏi miền nam Việt Nam. Ngày 21 tháng 9 năm
1964, hơn 10 vạn cơng nhân bãi cơng, biểu tình tuần hành phản đối chế độ độc tài quân
sự Mỹ - Khánh... Ở Đà Nẵng, ngày 21 tháng 8 năm 1964, ba vạn người bãi chợ, bãi khóa,
tuần hành phản đối nguỵ quyền Nguyễn Khánh, đến ngày 25 tháng 8 năm 1964, nhân dân
thành phố đã chiếm tồ thị chính, làm rối loạn thành phố liền chín ngày. Ở Huế, sinh
viên, học sinh cũng rầm rộ xuống đường biểu tình


Hậu phương địch bị xáo động, lung lay. Nội bộ chúng mâu thuẫn với nhau gay gắt. Đế
quốc mỹ buộc phải liên tiếp thay ngựa giữa dịng. từ lúc Ngơ Đình Diệm chết vào đầu
tháng 11 năm 1963 đến tháng 6 năm 1965, đã diễn ra 14 lần đảo chính và phản đảo chính
giữa bọn tay sai Mỹ cấu xé nhau. Tinh thần nguỵ quân, nguỵ quyền rệu rã. Theo hãng tin


Mỹ UPI, riêng tong 2 năm 1963-1964 đac có tới 16 vạn quân nguỵ đào ngũ, riêng 6 tháng
đầu năm 1965, thêm 87 ngàn tên nữa bỏ hàng ngũ.


Trong lúc đó, lực lượng vũ trang miền nam ta lớn mạnh vượt bậc, đã đánh những trận
quy mơ nhiều tiểu đồan, trung đồn, đẩy mạnh tiến cơng liên tục, vừa đánh bại những
cuộc hành quân càn quét của địch với hiệu suất ngày càng cao, vừa xây dựng, phát triển
mạnh mẽ lực lượng, nhất là bộ đội chủ lực.


Trên chiến trường, sau Ấp Bắc (Cai Lậy-Mỹ Tho), ngày 2 tháng 1 năm 1963) đánh dấu
sự phá sản của chiến thuật “ trực thăng vận”, “ thiết xa vận”, đã có những trận đánh tốt
tiếp theo như chiến thanứg An lão ở bắc Bình Định1 . Đáng chú ý là chiến dịch Bình Giã
ở Bà Rịa (từ ngày 5 tháng 12 năm 1964 đến ngày 8 tháng 1 năm 1965) liên tục đánh địch,
tiến tới bao vây thị xã bà Rịa, giúp quần chúng nổ dậy, giành thắng lợi lớn2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

trên chiến trường, đánh dấu sự trưởng thành về tác chiến tập trung của quân chủ lực ta ở
miền nam trong những chiến dịch tiến công quy mô nhỏ và vừa. Sau thất bại ở Ấp Bắc,
địch thấy khó thắng ta, đến sau trận Bìng Giã, Mỹ thấy là nguỵ sẽ thua. Tài liệu mật Bộ
quốc phòng Mỹ xác nhận “ Nỗi thất vọng của Oa-sinh-tơn đối với tình hình quân sự ngày
càng tăng lên khi quân đội Sài Gịn bị một cú thất bại trơng thấy trong trận ác liệt Bình
Giã ở đơng-nam Sài Gịn”.


_____________


1. Tiêu diệt gần 700 tên địch, thu 300 súng các loại, phá 18 ấp chiến lược, giải phóng
quận lỵ An Lão và vùng chung quanh với 15.000 dân.


2. Quân ta đã tiêu diệt 1.731 tên địch, bắt 300 tên (có 3 Mỹ), diệt và tiêu hao nặng 4 tiểu
đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp, 12 đại hội bảo an, bắn rơi 35 máy bay, phá hỏng 29
xe tăng, xe bọc thép... Địch phải bỏ 3 quận lỵ.



Miền nam thắng lớn, miền bắc cũng phối hợp giáng trả khơng qn và hải qn Mỹ
những địn đích đáng,. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, 8 máy bay Mỹ bị hạ và tên lái máy bay
Mỹ đầu tiên bước vào trại giam. Bốn tháng đầu năm 1965, hơn 440 máy bay Mỹ bị hạ,
trong đó có 12 chiếc bị hạ bằng súng trường của dân quân tự vệ.


Cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân của đế quốc Mỹ được đẩy mạnh, miền Bắc tiếp tục những bước tiến lên. Con đường
vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn được mở rộng và kéo dài vào khu 5 và Tây Nguyên. ý
chí và quyết tâm chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam của nhân dân ta chẳng những
không hề bị giảm sút mà càng được củng cố vững chắc.


Ở Lào, đế quốc Mỹ và tay sai phá hội nghị ba phái (ngày 17 tháng 4 năm 1964), dùng
bọn Cu Pra-xít và Xi-hổ làm đảo chính ở Viêng Chăn, buộc chính phủ Phu-ma giao
quyền cho phái hữu. Chúng mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm đường số 9, đường số
12, Cánh Đồng Chum, đặc biệt chúng sử dụng không quân Mỹ ném bom vùng giải phóng
Lào. Nhưng chúng đã bị lực lượng vũ trang cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt
Nam đánh bại, phải chạy khỏi Cánh Đồng Chum, Tha Thơm.


Tháng 3 năm 1965, sau khi cho tiểu đồn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà
Nẵng, chính phủ tiếp tục gửi nhiều tiểu đồn chiến đấu khác vào trực tiếp tham chiến ở
miền nam Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh không quân đánh phá miền
bắc và dọc đường hành lang chiến lược Trường Sơn của ta hòng ngăn sự chi viện của hậu
phương lớn đối với tiền tuyến lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

“ Quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - nguỵ đã bị phá sản. Chính quyền nguỵ suy yếu.
Quân đội nguỵ đang bị tiêu diệt từng tiểu đoàn, chiến đoàn, trung đoàn, kể cả lực lượng
tổng dự bị, đã đứng trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi.


Cuộc “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền nam Việt Nam được đẩy đến mức cao nhất
bị thất bại.



Trong bối cảnh trên, đế quốc Mỹ bị động leo thang, thi hành chiến lược “chiến tranh cụ
bộ”.


Nhà trắng đắn đo trên nhiều mặt, rốt cuộc , phải đi đến một quyết định mạng nhiều hậu
quả.


Họ cũng tính toán rằng quân nguỵ tay sai vẫn tồn tại, chương trình bình định bị đình đốn,
nhưng chính quyền vẫn cịn kiểm sốt được nhiều khu vực đơng dân và các thành phố, thị
trấn, còn khống chế được các đường giao thông chiến lược... các nước đồng minh và
chư hầu của Mỹ như Nhật Bản, Thái Lan, Nam Triều Tiên... bị mỹ thao túng, tiếp tục ủng
hộ chính sách xâm lược của Mỹ. Những phản ứng của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy
giờ được Mỹ đánh giá là có “mức độ”, chưa có gì đáng lo ngại đối với chiến lược của Mỹ
ở Việt Nam. Vả lại, Mỹ cho rằng có thể lợi dụng sự bất hồ trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa, khơng sợ gây ra xung đột quốc tế mở rộng.


___________


1. Chiến dịch diễn ra từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 22 tháng 7 năm 1965, tiêu diệt hơn
4.000 tên địch, gồm 4 tiểu đoàn, 24 đại đội, 6 chi đội xe bọc thép, 4 phân đội công binh,
pháo binh, bắn rơi 34 máy bay, thu hơn 1.000 súng các loại.


Đế quốc Mỹ chắc mẩm một cường quốc quân sự được xếp hàng đầu trên thế giới, có
trong tay một đội quân chiến đấu to lớn và hiện đại, sẽ có khả năng xoay chuyển tình thế.
Lý thuyết về “chiến tranh cục bộ” của Mỹ xác định rằng khi các “hoạt đổng lật đổ” ở
nước đối phương phát triển đến mức độ cao và “ lực lượng lật đổ” đã có những đơn vị
chủ lực mạnh thì phải dùng đến sức mạnh quân sự của Mỹ (dùng quân chiến đấu Mỹ trực
tiếp xâm lược) ở mức độ hạn chế. Họ cho rằng, như thế là có thể đè bẹp và tiêu diệt được
khối chủ lực của cách mạng trong thời gian ngắn nhất. tiến hành chiến tranh cục bộ, rõ
rằng đế quốc Mỹ hy vọng xuất con bài quân viễn chinh Mỹ sẽ ngăn chặn được thế thua,


từng bước phản công giành lại quyền chủ động, sẽ mau chóng chuyển bại thành thắng.
Như vậy, đưa quân viễn chinh vào tham chiến trên quy mơ lớn, tính tốn của Mỹ khơng
chỉ giới hạn ở việc gỡ thế thua, cứu nguy sự sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền mà chủ
yếu là giành thắng lợi quyết định về chiến lược, nhanh chóng đảo lộn thế cờ.


Chính quyền Mỹ đánh giá rất cao chiến lược trực tiếp dùng quân viễn chinh, đội quân đã
từng làm xoay chuyển tình hình ở Triều Tiên (năm 1950) và ở Đô-mi-ni-ca (năm 1965).
Họ đánh giá cao chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến lược then chốt và quan trọng nhất
trong chiến lược quân sự toàn cầu “ phản ứng linh hoạt”. Các nhà chiến lược Mỹ tin chắc
rằng giáng một đòn mạnh bằng quân chiến đấu mỹ ở miền nam và không lực Mỹ ở miền
Bắc, sẽ có thể đè bẹp cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam, kết thúc chiến tranh và rút
quân Mỹ về nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

từ Mỹ sang, dùng “phản công” tiêu diệt bộ đội chủ lực ta ở miền nam, kết hợp đẩy mạnh
chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền bắc, buộc nhân dân ta phải thương
lượng theo điều kiện của Mỹ. Tổng thống mỹ Giôn-xơn cho rằng “đánh bại hành động
xâm lược, xây dựng một quốc gia và tìm kiếm hồ bình” là ba mục tiêu liên kết chặt chẽ
với nhau mà Mỹ phải quyết tâm hoàn thành.


Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ đề ra kế hoạch 3 giai đoạn dự định giành thắng lợi trong
vòng hai năm rưỡi:


- Giai đoạn 1: phá kế hoạch mùa mưa của ta “chặn chiều hướng thua”, bảo đảm triển khai
nhanh lực lượng quân viễn chinh Mỹ.


-Giai đoạn 2:mở phản cơng chiến lược diệt chủ lực ta và kiểm sốt nơng thơn.
- Giai đoạn 3: hồn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của ta, phá căn cứ, tiếp tục bình định
miền nam, rút quân Mỹ vào cuối năm 1967.


Kế hoạch 3 giai đoạn nói trên khá rõ tham vọng của Mỹ tập trung lực lượng diệt bộ đội


chủ lực ta, bình định nơng thơn, diệt cơ sở chính trị ta, leo tháng ném bom miền bắc,
ngăn chặn mọi nguồn chi viện, cơ lập miền nam. Từ đó “chặn chiều hướng thua”, dồn đối
phương vào thế phòng ngự bị động, xoay chuyển cục diện chiến tranh, giành thắng lợi
cho chiến tranh trong thời gian ngắn bằng lực lượng Mỹ.


Với mục tiêu, kế hoạch, biện pháp trên, chiến lược “ chiến tranh cục bộ” có một số đặc
điểm khác với chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”.


Đặc biệt chủ yếu là đế quốc Mỹ không phải chỉ lấy lực lượng vũ trang phản động tay sai
làm công cụ để thống trị nhân dân và tiến hành chiến tranh, mà các tung đội quân viễn
chinh Mỹ vào trực tiếp tác chiến chống lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. quân
viễn chinh Mỹ được huy động với quy mô lớn trong thời gian ngắn, kèm theo là một khối
lượng khổng lồ binh khí kỹ thuật, vật tư, bom đạn1 .


_____________


1. Tháng 11 năm1965, Mỹ đã có ở Việt Nam 184.000 quân và dự tính sẽ tăng lên
395.000 quân


Mỹ đã tung vào miền nam hầu hết các sư đoàn tinh nhuệ nổi tiếng, sử dụng cả lực lượng
không quân chiến lược, mở rộng chiến tranh banừg không quân ra miền bắc Việt Nam,
Lào, Cam-pu-chia.... .Những nỗ lực chiến tranh cao nhất mà đế quốc Mỹ huy động cho
một cuộc chiên stranh cục bộ đã được sử dụng tập trung trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam.




</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

gãy xương sống”, đánh tan khối chủ lực ta, hoặc nếu còn cũng chỉ là những đơn vị phân
tán hoạt động lẻ tẻ, khó làm thay đổi cục diện chiến tranh.



Mục tiêu quân sự của cuộc chién tranh cục bộ là nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang đối
phương, nhất là quân chủ lực tập trung. tư tưởng chiến lược là tấn cơng “tìm diệt”, phẩn
công nhanh, giành thanứg lợi trong thời gian ngắn.




Tuy nhiên, một đặc điểm đáng chú ý là do bối cảnh chung mà mục đích cuối cùng của
cuộc chiến tranh xâm lược vẫn là củng cố cho được chính quyền và quân đội tay sai làm
công cụ cho sự thống trị, nô dịch của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ. Đó là một
cuộc chiến tranh thật sự của Mỹ nhưng lại có sự hạn chế về số lượng quân Mỹ, hạn chế
về mục tiêu chiến lược, hạn chế về quy mô và phạm vi chiến tranh.




Kể từ nhiều năm trước đó, lý luận chiến lược Mỹ đánh giá cao tác dụng của “chiến tranh
hạn chế” (limited war).Mỹ cho rằng chiến tranh hạn chế giải quyết được những nhiệm vụ
chính trị bộ phanạ và vì thế ít có khả năng lơi kéo các nước khác, nhất là các nước lớn
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tham gia.Nhờ vậy, nước Mỹ có thể tạo được cái mà họ
gọi là ưu thế trong từng cuộc chiến tranh đó để giành thắng lợi về quân sự một cách
nhanh chóng và đạt được mục tiêu chính trị bộ phận, thực hiện những địn phản cơng có
hiệu lực từng mới một trước thế tiến công chúng của cách mạng thế giới. đặc biệt Mỹ có
thể đảy lùi được phong trào giải phóng dân tộc, trước hết ở những nơi họ cho là “nguy
hại nhất” đối với sự sống còn của chính sách thực dân mới của Mỹ. Từ đó có thể dần dần
cải biến được một cách có ý nghĩa cán cân chiến lược đang phát triển theo chiều hướng
ngày càng không lợi cho Mỹ.




Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ sự dụng một bộ phận lực lượng quân
sự nhất định của lục quân, không quân, hải quân để không trở ngại đến chiến lược tồn


cầu, khơng gây nên khó khăn nhiều đến tình hhình bản thân nước Mỹ, khơng phải động
viên lớn hoặc làm ảnh hưởng quyết định đến chương trình kinh tế, xã hội của Mỹ, mà vẫn
đúng sức giành thắng lợi.Vì hạn chế lực lượng quân Mỹ, cho nên đế quốc Mỹ rất chú
trọng củng cố quân đội tay sai. Họ cho rằng với lực lượng quân Mỹ làm nòng cốt cùng
với quân nguỵ được trang bị hiện đại, lại tiến hành chiến tranh xâm lược ở một nước kinh
tế chậm phát triển, thì sẽ có ưu thế về binh lực, hoả lực, sức cơ động để áp đảo đối
phương, và chúng sẽ thắng trong thời gian ngắn.


Hạn chế về mục tiêu chiến lược cũng tức là hạn chế mục tiêu chính trị của cuộc chiến
tranh. về quân sự thì tập trung vào việc nhanh chóng tiêu diệt lực lượng quân sự đối
phương, nhất là tiêu diệt quân chủ lực. Làm như vậy để không bị phân tán lực lượng vào
nhiều mục tiêu, và có thể nhanh chóng dứt điểm. Các nhà vạch chiến lược của Nhà trắng
và lầu năm góc cho rằng “ xương sống” của đối phương là lực lượng vũ trang mà nòng
cốt là bộ đội chủ lực, nếu “đánh ngục” được thì sẽ giải quyết xong chiến tranh, giữ miền
nam trong khuôn khổ chế độ thực dân kiểu mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>



Nói chung, chiến tranh cục bộ với nỗ lực quân sự cao nhất mà Mỹ có thể và cần phải chủ
động vẫn là một loại “ chiến tranh hạn chế” trong chiến lược tồn cầu “phản ứng linh
hoạt”. Quy mơ của chiến tranh tuy lớn, nhưng vẫn mang tính chất “ chống nổi dậy”
(counter insurgency) nhằm thực hiện mục tiêu chính trị là áp đặt chủ nghĩa thực dân mới
ở miền nam nước ta. Nội dung của cuộc chiến tranh bao gồm ba bộ phận: tiêu diệt bộ đội
chủ lực ta, “bình định nơng thơn”, nhằm phá hết cơ sở hạ tầng của cách mạng và phá
hoại miền bắc chủ yếu banừg không quân nhằm đánhvào cái gọi là nguồn gốc của sự nổi
dậy. Đồng thời, tiến hành thương lượng hồ bình để buộc ta chấp nhận những điều kiện
phái Mỹ đưa ra.


Chiến lược của Mỹ cho thấy một mặt họ rất liên quyết đạt mục tiêu chính trị bằng biện
pháp quân sự, dùng quân viễn chinh Mỹ để giành một thắng lợi quân sự; mặt khác, vẫn


phải che dấu bộ mặt xâm lược bằng chiêu bài “ chống cộng”, “bảo vệ tự do”. Nhiều nhà
chiến lược Mỹ cũng đã nhận thức thấy cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một cuộc
chiến tranh quân sự và chính trị, và mục tiêu cuối cùng phải là giành được dân, ổn định
được hệ thống chính quyền và quân đội tay sai, giữ được miền nam trong quỹ đạo của
chủ nghĩa thực dân mới.




Đế quốc Mỹ đã tính tốn mọi điều nhưng có mặt điều cơ bản lại chưa tính đến đầy đủ, đó
là đối phương của họ. Họ đã không lường hết hậu quả khi lao vào một cuộc chiến tranh
trên bộ trong thế thua, thế bị dộng để chống lại cả một dân tộc có truyền thống yêu nước,
bất khuất, đã từng chiến đấu và chiến thắng oanh liệt dưới ngọn cờ của đảng Mác-Lênin
dầy dạn, kiên cường và sáng tạo.




Với quyết định tháng 7 của tổng thống Mỹ Giôn-xơn, cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ trở thành một cuộc “chiến tranh cục bộ” quy mô ngày càng lớn. Giới cầm quyền
Mỹ đua cuộc chién tranh xâm lược thực dân mới lên đỉnh cao của nó. Đây mới là cuộc
chiến tranh thực sự của Mỹ, do quân đội Mỹ trực tiếp tiếp tham chiên và giữ vai trò nòng
cốt chủ yếu, đồng thời, nó trở thành một cuộc chiến tranh hao người tốn của và mất lòng
người nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kẻ thù sử dụng sức mạnh quân sự đến mức cao nhất
mà chúng có thể huy động được, ôm ấp tham vọng lớn nhưng trong một tình thế bị động
về chiến lược sau bước phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.


Với việc thay đổi chiến lược chiến tranh của Mỹ cách mạng Việt Nam trước một tình thế
hiểm nghèo. Lần này, cuộc đụng đầu diễn ra với nước có tièm lực kinh tế và quân sự
mạnh nhất phe đế quốc, có một quân đội trang bị rất hiện đại vốn vẫn khoe khoang chưa
từng nếm mùi thất bại.





Nhân dân ta sẽ đối phó vớ sự thách thức ấy như thê nào đây? Không nghi ngờ gì nữa, vận
mệnh của dân tộc., chiều hướng phát triển của sự nghiệp cách mạng thế giới, phụ thuộc
vào câu trả lời và cách thức chúng ta xử lý tình huống đột biến này.


<b>Chương hai</b>


<b>Quyết tâm thắng Mỹ - chiến lược tiến công</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

sức mạnh của Mỹ đe bẹp, có người cịn sợ chiến tranh mở rộng, không muốn ta đánh,
ngại bị lôi kéo vào lị lửa nguy hiểm. Hồ bấy giờ, cũng có người lại nghĩ rằng tiếp nhận
sự giao chiến với quân Mỹ là chúng ta “cưỡi lên lưng hổ”. Trong một số cán bộ cũng có
những băn khoăn, thắc mắc liệu chúng ta có đứng vững nổi hay khơng, có đương đầu nơi
hay khơng, đừng nói đến có thể đánh thanứg được lục quân Mỹ và chiến lược “chiến
tranh cục bộ”.




Nhưng Trung ương Đảng ta đã hạ quyết tâm động viên cả nước kiên quyết đánh thắng
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc mỹ trong bất kỳ tình huống nào.




Quyết tâm chiến lược của ta được xác định, khơng phải chỉ theo khí thế cách mạng
chung, mà dựa trên cơ sở thực tiễn và khoa học.




Qua hội nghị lần thứ 9, lần thứ 11, và lần thứ 12 diễn ra suốt mấy năm 1963-1965, Trung


ương đã đi sâu vào phân tích, đánh giá tình thế chung và so sánh lực lượng giữa ta và
địch lúc bấy giowf. Quá trình xem xét đánh giá chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh
xâm lược nước ta cũng đã tính đến khả năng quân chiến đấu Mỹ trực tiếp tham chiến và
những hậu quả có thể có của tình huống này. Trong một phiên họp của Bộ chính trị sau
ngày5-8-1964, Bác Hồ đã nhắc phải đề phịng địch có hành động điên cuồng, khi cần
thiết phải đánh lâu dài 10 năm đến 20 năm và phải có kế hoạch phịng khi đột biến.
Tháng 2 năm 1965, bác lại dạy rằng phải đặt vấn đề Mỹ nhất định nhảy vào để tính tốn,
khơng sợ nhưng khơng khinh địch. Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải bồi dưỡng sức
dân để giành thắng lợi.




Giờ đây, khi khả bnăng đó trở thành hiện thực, thì vấn đề quan trọng và bức thiết đặt ra
cho toàn đảng và toàn dân ta là phải phân tích tồn diện những vấn đề mới nảy sinh do
việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào trực tiếp xâm lược miền nam, dùng
không quân và hải quân để đánh phá miền bắc. Cần đánh giá đúng lực lưọng và khả năng
của địch cũng như của nhân dân ta ở cả hai miền, đặt so sánh thế và lực hai bên trong bối
cảnh thời đại. Trên cơ sở đó mà xác định quyết tâm chiến lược.




Trong lĩnh vực quân sự, lực là cơ sở của thế, thế là phản ánh của lực – bao giờ cũng là thế
của một lực nhất định. Thế nói lên trạng thái, khả năng và xu thế vận động của lực trong
thực tiễn. Thế phản ánh hết quả sự thi đua về nỗ lực chủ quan của hai bên trong việc chỉ
đạo và sử dụng, điều động mọi lực lượng hình thành thế lợi về mình, hẫm đối phương
vào thế bất lợi. Thế lợi thì lực ít thành nhiều, kém hoá hon, yếu thành mạnh. cho nên, khi
so sánh lực lượng giữa nhân dan ta với đế quốc Mỹ khơng phải chỉ thấy lực mà cịn phải
thấy cả thế. Phân tích về thế chiến lược lúc đầu chiến tranh rất quan trọng và trong quá
trình lại càng quan trọng.





</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

cản được sự sụp đổ của chế độ nguỵ, mà lại cịn có thể tiêu hao và tiêu diệt lực lượng của
ta, nhất là lực lượng vũ trang tập trung. Do đó mà tạo nên những điều kiện thuận lợi để
từng bước ổn định tình hình quân sự và chính trị, thực hiện thành cơng chính sách thực
dân mới của Mỹ ở miền nam.


Tuy nhiên, đã rõ ràng là tình hình chung trên thế giới cũng như tình hình riêng của nước
Mỹ khơng cho phép Mỹ sử dụng được hết sức mạnh về kinh tế và quân sự của mình trong
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Họ không thể tăng quân vào miền nam với số
lượng bất kỳ nào mà khơng tính đến những khó khăn và hậu quả về mọi mặt trên chiến
trường, trên thế giới, cũng như về chính trị do một cuộc chiến tranh xâm lược lớn kéo dài
ở xa nước nước Mỹ gây ra , không thể không ảnh hưởng đến chủ trương và hành động
đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam nước ta.


Đối với miền bắc nước ta: vì nhiều nguyên nhân sâu xa từ mối quan hệ quốc tế phức tạp
và tế nhị giữa Mỹ và các nướ lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Mỹ phải tự hạn chế
trong cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân và hải quân, chưa dám mạo
hiểm mở rộng chiến tranh bằng lục quân. Tuy vậy, ngay từ đầu ta vẫn cảnh giác tính tốn
và chuẩn bị đề phịng. Có thể vì họ ngại phải đương đầu với cả hệ thống các nướ xã hội
chủ nghĩa, sợ sẽ bị cô lập hơn và thất bại lớn hơn. Cho nên sức mạnh mà Mỹ có thể sự
dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là sức mạnh có giới hạn. Cịn chỗ yếu lại là
những mặt cơ bản không thể nào khắc phục được.


Chỗ yếu cơ bản nhất của đối phương vẫn là về chính trị. Quân đội viễn chính Mỹ càng
được tăng cường trên quy mô lớn để trực tiếp tham gia chiến tranh thì bộ mặt xâm lược
của đế quốc Mỹ và bộ mặt bán nước của quân đội và chính quyền tay sai càng bị bóc
trần. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai càng gay
gắt hơn. Nhân dân ta càng đoàn kết chặt chẽ, kiên quết chiến đấu để tập trung sức đánh
bại đế quốc Mỹ và bọn bù nhìn, giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc. Mâu thuẫn giữa


quân đội Mỹ và quân nguỵ cũng ngày càng trở nên sâu sắc, hàng ngũ của chúng thêm
lủng củng.


Do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, khơng phải vì mục đích bảo vệ thế
giới tự do như giới cầm quyền Mỹ tuyên bố khi động viên quân sĩ từ nước Mỹ sáng đánh
nhau ở Việt Nam, quân đội viễn chính Mỹ chiến đấu khơng có lý tưởng rõ ràng, chính
đáng để sẵn sàng hy sinh,thì tinh thần chiến đâu của họ ắt sẽ khơng cao. Dù có trang bị
hiện đại đến đâu, và dù lực lượng có tăng cường cao đến bao nhiêu đi nữa, chúng không
thể đương đầu nổi với sức mạnh đoàn kết chiến đấu của qn và dân cả nước ta. Chúng
khó lịng đối phó với chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân của ta. Chúng cịn
gặp nhiều khó khăn vì khơng hiểu được truyền thống, văn hố của người Việt Nam,
khơng thuộc địa hình, khơng quen khí hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

mọi mặt. Đặc biệt, trong mấy tháng đầu năm 1965, kể từ ngày các tiểu đồn lính thuỷ
đánh bộ Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, chúng đã liên tiếp bị đánh thiệt hại. Trong khi đó
cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc bị giáng trả những địn đau.
Vì vậy, dù đế quốc Mỹ đưa vào mấy chục vạn quân, về chiến lược chúng vẫn buộc phải
phân tán lực lượng trên các chién trường và ngày càng lâm vào thế bị động.


Đế quốc Mỹ đưa quân và trực tiếp xâm lược miền nam và dùng không quân mở rộng
chiến tranh phá hoại ở miền Bắc thì càng bị cơ lập trên thế giới và ngay trong nước Mỹ.
Phong trào nhân dân thế giứoi chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ phát triển
mạnh mẽ. Phong trào của nhân dân mỹ chống chiến tranh ngày càng lên cao. Các nước đế
quốc khác lợi dụng lúc đế quốc Mỹ bị giam chân và gặp khó khăn ở Việt Nam để vươn
lên làm giàu, ra sức tranh giành thị trường và khu vực ảnh hưởng với Mỹ. Cho nên, càng
kéo dài chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, đế quốc Mỹ càng gặp thêm những khó khăn
mới, không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới và trong nước.


Chiến tranh càng phát triển , do những những cố gắng chủ quan của ta, những chỗ mạnh
của Mỹ sẽ giảm dần, những chỗ yếu của chúng bị khoét sâu, cán cân thế và lực sẽ biến


chuyển ngày càng bất lợi đối với Mỹ.


Về phía ta, trải qua quá trình tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân ta đã sáng tạo nhưng lực lượng to lớn về mọi mặt và đang ở vào thế
thuận lợi.


Ở miền Nam: Mặt trận dân tộc giải phóng nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập và
dân chủ đã có cơ sở rộng rãi và vững chắc trong công nhân, nông dân, tập hợp ngày càng
đông đảo các tầng lớp nhân dân. Mặt trận dân tộc giải phóng là lực lượng chính trị chủ
yếu ở miền nam, ngày càng có uy tín trong nước và cả trên thế giới. Lực lượng vũ trang
cách mạng ở miền nam đã vững mạnh vượt bậc, có tinh thần chiến đấu cao, được rèn
luyện về chiến thuật và kỹ thuật.. Đánh du kích giỏi, đánh vận động tiến bộ, đã triển khai
và đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng ở nông thôn và rừng núi. Phong
trào cách mạng ở các đô thị ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tục tiến cơng địch bằng
đấu tranh chính trị và có nơi đã bắt đầu kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang, khiến hậu phương địch mất dần sự ổn định. Vùng giải phóng, tuy chưa hoàn chỉnh,
nhưng đã bao gồm phần lớn số dân, ngày càng được củng cố và phát huy ưu thế của chế
độ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng
miền nam, bảo vệ miền bắc, góp phần ngày càng to lớn vào thắng lợi chúng của cả nước,
tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. ađế quốc Mỹ ngày càng mở rộng và đẩy mạnh
chiến tranh xâm lược thì lịng u nước chống ngoại xâm, lòng yêu nước xã hội chủ
nghĩa càng phát triển mạnh mẽ. Tinh thần kiến quyết chiến đấu và ý chí chiến thắng của
nhân dân trong cả nước ngày càng củng cố và nâng cao, khối đoàn kết dân tộc ngày càng
vững chắc và rộng rãi.


Trên thế giới: cuộc chiến tranh cứu nước chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ở cả hai
miền càng được sự ủng hộ tích cực, sự giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của các nước xã hội


chủ nghĩa, được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước dân tộc chủ nghĩa, của nhân
dân yêu chuông hồ bình và cơng lý, kể cả nhân dân Mỹ.


Phân tích cả hai mặt thuận nghịch, chúng ta đi đến kết luận: Do những thất bại nặng nề
của địch, do những thắng lợi to lớn của ta, mặc dầu đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam
hàng chục vạn quân viễn chinh, rõ ràng so sánh thế và lực, nhất là thế, giữa ta và địch vẫn
khơng có sự thay đổi căn bản. Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt,
chắc chắn cách mạng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tăng tóc sẽ tăng lên, phải chịu nhứng
tổn thất lớn hơn, nhưng phải địch muốn làm gì cũng được. Nhân dân ta dã có cơ sở vững
chắc để giữ vững và tiếp tục giữ vững chiến lược tiến công, phát huy thế thắng và quyền
chủ động trên chiến trường,có lực lượng và điều kiện để làm thất bại âm mưu trước mắt
và lâu dài của địch.


Tình thế và so sánh lực lượng mới trong chiến tranh là như vậy, nhưng căn cứ vào đau để
nói rằng nhân dân và lực lượng vũ tranh ta có thể đánh thắng Mỹ về mặt quân sự, trong
khi đếnlúc này lại chưa diễn ra những trận đọ sức lớn giữa quân dân ta với quân chiến
đấu Mỹ. Vấn đề này được đặt ra nghiên cứu rất nghiêm túc. Bộ chính trị Trung ương
Đảng đã phải bàn đi tính lại kỹ lưỡng và sự đánh giá chiến lược của ta ở thời điểm lịch
sử này đã xuất phát từ sự phân tíc cặn kẽ một vấn đề:


Một là, chúng ta thấy rằng đế quốc Mỹ đưa quân chiên đấu vào miền Nam trong lúc ở
trong tình thế đã bị thất bại trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, trung lúc nguỵ quân
và nguỵ quyền đang có nguy cơ tan rã và sụp đổ. Còn cách mạng và chiến tranh cách
mạng miền nam thì đang ở trong thế tiến cơng cả về hai mặt chính trị và quân sự, phát
triển mạnh mẽ thê thắng, thế chủ động trên toàn cục.. Đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược
chiến tranhm tiến hành một bước leo thang mới với một sức mạnh mới nhưng là leo
thang trên thế thua và thế bị động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Ba là, đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam trong lúc lực lượng vũ trang nhân
dân ta với ba thứ quân đã được bố trí hợp lý trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam.


Quân ta đã chiếm lĩnh các địa thế có lợi, đứng chân vững chắc ở địa bàn rừng núi, nông
thôn, đồng bằng chung quanh và có bộ phận ở ngay trong một số đô thị. Quân chủ lực ta
đã làm chủ các vùng chiến lược quan trọng : ở Tây Nguyên, miền núi và giáp ranh đồng
bằng trung Trung Bộ, ở miền đơng Nam Bộ. đó là một thế trận tiến công lợi hại làm cho
quân và dân miền nam có điều kiện giữ vững và phát triển mạnh mẽ quyền chủ động
chiến trường để thực hành tích cực phản cơng lại qn Mỹ khi chúng ra quân “tìm diệt”
chủ lực ta, đồng thời, chủ động tiến công quân Mỹ trên các hướng khác.


Người ta đều biết, trong chiến tranh, làm chủ được các địa bàn chiến lược quan trọng, bố
trí lực lượng một cách hợp lý trên chiến trường trong một thế trận tiến cơng có lợi là đã
thắng được một nửa. Sức mạnh quân sự chỉ có thể phát huy đến mức cao nhất khi có chỗ
đứng chân vững chắc và giữ được thế chủ động. Rõ ràng, ta thấy ở quân Mỹ thiếu cả hai
yếu tố này. Vì các đơn vị chiến đấu Mỹ từ các tiểu đồn đầu tiên của 2 sư đồn lính thuỷ
đánh bộ đổ quân lên vùng ven biển khu 5, đến các đơn vị bộ binh và lính dù Mỹ vào miền
đông Nam Bộ đều đang phải gấp rút triển khai thiết lập căn cứ và lo tổ chức bảo vệ cho
được hệ thống căn cứ đó. Tiếp theo mới có thể từng bước tổ chức các cuộc hành quân tìm
diệt chủ lực ta hồng giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.


Vì lẽ đó mà qn đội Mỹ vào miền nam ngay từ bước đầu đã lâm vào thế bao vây, chia
cắt, bộc lộ những sơ hở và chỗ yếu, bị uy hiếp bởi thế trận chiến lược của chiến tranh
nhân dân miền nam vừa chiến thắng cuộc “chiến tranh đặc biệt” và đang trong tư thế sẵn
sàng đón đánh quân viễn chinh Mỹ.


Bốn là, quân Mỹ và tay sai không phải bị động về mặt chiến lược mà gặp nhiều khó
khăn , cả về kỹ thuật và chiến thuật. Chúng định phát huy mặt mạnh quan trọng nhất là
hoả lực rất lớn và sức cơ động rất cao, ra sức tận dụng cái mạnh về chiến thuật, sự dồi
dào về vật chất - kỹ thuật và tiếp tế hậu cần, đi từ quyền chủ động về chiến thuật và giành
thanứg lợi về chiến thuật tiến lên giành lại chính quyền chủ động chiến lược. Trên thực
tế, qua một trận đánh thắng của ta ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi),
Bầu Bàng (Thủ Dầu Một), I-a-đrăng (Plây-me-Gia Lai)... đã cho thấy rằng bộ binh của


Mỹ hung hăng trong những trận đầu nhưng không mạnh như người ta tưởng, tinh thần
binh lính khơng cao. Cịn chiến thuật của qn Mỹ khơng thích hợp với điều kiện chiến
trường và cách đánh của quân dân ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

tình huống biến động bất thường cịn kháo khăn, trình độ tác chiến chưa đồng đều giữa
các thứ quân, các chiến trường,....


Giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn về số quân, về trang bị kỹ thuật cũng như về tiềm
lực kinh tế và quân sự. Nhưng, do sự cố gắng chủ quan của ta, với thời gian, ta có thể hạn
chế chỗ mạnh, khơi sâu chỗ yếu của địch, từng bước bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta,
làm cho ta càng đánh càng mạnh.


Nhất định chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều lực lượng quân sự của cả quân Mỹ và quân
nguỵ, có thể đánh bại các chiến thuật quân sự và biện pháp chiến lược mới của cuộc“
chiến tranh cục bộ”. Nhất định chúng ta sẽ đánh thắng Mỹ về mặt quân sự, đập tan ý chí
xâm lược của chúng.


Với việc phân tích đánh giá đúng đắn tình hình như trên, Đảng và nhân dân ta đã chủ
động và kiên quyết chấp nhận cuộc giao tranh quyết liệt với lục quân và cả không quân,
hải quân Mỹ, với chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.


Thi hành chiến lược chiến tranh cục bộ cuộc chiến tranh của Mỹ đã chuyển sang một giai
đoạn mới, nhưng bản chất cuộc chiến tranh vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Để đánh bại cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ, Trung ương Đảng ta chủ trương tiếp tục
phát huy chiến tranh nhân dân với những kinh nghiệm ngày càng sáng tạo hơn. Toàn dân
ta đồn kết chặt chẽ, nam bắc một lịng, lại có kinh nghiệm 20 năm khơng ngừng chiến
đấu chống các kẻ thù dân tộc từ năm 1945 đến 1965, có miền bắc xã hội chủ nghĩa, có
hậu phương lớn các nước xã hội chủ nghĩa anh em, có lực lượng vũ tranh nhân dân được
tôi luyện và trường thành, nhất định tạo được thành sức mạnh to lớn để giành từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.



Đế quốc Mỹ là nước đế quốc có sức mạnh lớn về kinh tế và quân sự, đã bỏ nhiều công
sức, tiền của vào miền nam cho nên vẫn cố bán giư. chúng ta có chính nghĩa, có sức
mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, tồn diện, nhưng về lực lượng vật chất thì
vẫn phải ở trong điều kiện lấy yếu đánh manh, lấy ít địch nhiều... nhất thiết phải trải qua
một qúa trình chiến đấu nhiều năm mới đủ sức đánh bại địch. Vì vậy, phương châm chiến
lược là đánh lâu dài, dựa vào sức mnàh là chính, đồng thơi hết sức tranh thủ sự giúp đỡ
của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã
hội.


Trong qúa trình đánh lâu dài, chúng ta phải phát huy cao nhất cố gắng chủ quan làm cho
so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho mình, thực hiện càng đánh càng mạnh cả về thế
và lực. Từ đó, từng bước làm lung lay tiến tới đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Tất nhiên ta phải luôn luôn nắm chắc sự phát triển của tình hình, tạo ra được thời cơ thì
tạp trung nỗ lực giành ngay lấy thắng lợi lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

tế chiến trường chứng tỏ nhận thức đó là khơng đúng, khơng phản ánh thực chất của tình
hình. Đế quốc Mỹ trực tiếp xâm lược nước ta, lòng căm thù của nhân dân ta càng được
nung nấu, mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngày càng phát triển, nội bộ nguỵ
quân, nguỵ quyền thêm phân hoá. Hơn nữa, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục chính sách xâm lược
thực dân mới, vẫn phải duy trì vai trị của chế độ tay sai, phải dùng chính sách mị dân để
lừa gạt quần chúng. Để đánh thắng ta phải huy động sức mạnh tổng hợp cuả cuộc chiến
tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại.


Đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ vị trí ngày càng quan trọng.
Nhưng đấu tranh quân sự chỉ đạt được kết quả lớn nhất nếu được kết hợp chặt chẽ với
đấu tranh chính trị. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị là một quá trình
phát triển ở trình độ ngày càng cao, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đảy địch vào thế
lúng túng bị động thất bại.



Miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ đại cách mạng cả nước, miền Nam là tiền tuyến
lớn, lực lượng vũ trang miền bắc phải được phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất
lượng để bảo vệ miền Bắc, không ngừng bổ sung, chi viện và tăng cường sức mạnh chiến
đấu cho chiến tranh cách mạng miền Nam. Phát động rộng rãi chiến tranh nhân dân và
thực hiện nền quốc phịng tồn dân để đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân của Mỹ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các đường giao thông chiến lược, bảo vệ các
vùng công nghiệp tập trung. Đồng thời, chuển bị mọi mặt sẵn sàng đánh thắng địch nếu
chúng liều lĩnh đưa lục quân Mỹ đánh ra miền Bắc, mở rộng chiến tranh trên bộ ra cả
nước ta. Chúng ta sắn sàng nhưng ln ln kiên trì phương châm giới hạn cuộc chiến
tranh xâm lược của địch trên chiến trường chính là miền Nam Việt Nam.


Với đường lối, quan diểm quân sự và phương châm chiến lược như trên, cùng với nỗ lực
tranh thủ đến cao độ sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc
Á-Phi-Mỹ la tinh và của nhân dân thế giới u chuộng hồ bình và cơng lý, kể cả nhân
dân tiến bộ Mỹ, đặc biệt là phát triển sự liên minh chặt chẽ với quân và dân Lào,
Cam-pu-chia luôn luôn nắm vững và phất cao ngọn cờ độc lập, hồ bình, qn dân ta tin tưởng
một cách có cơ sở rằng nhất định sẽ đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.


Như vậy là trước tình hình đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược, trước những khó khăn, gay
cấn của tình huống quân viễn chinh Mỹ vào ồ ạt tham chiếm, Đảng ta và nhân dân ta
khơng hề có sự ngập ngừng, do dự hoặc chựng lại cả về tư tưởng và tổ chức, cả về chính
trị và chiến lược. Quân và dân ta triệu người như một, cả nước đồng lịng, quyết đánh Mỹ
và thắng Mỹ, sẵn sàng đón đánh quân Mỹ ngay khi chúng mới đổ quân vào thiết lập chỗ
đứng chân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tiếp đánh thẳng vào khối quân chiến đấu Mỹ mà đánh vào quân nguỵ trước.... Kết cục
quân và dân ta đã thực hiện theo phương hướng đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược chính
xác sựa trên sự phân tích, đánh giá chiến lược phù hợp với sự vận động phát triển của
thực tiễn chiến tranh lúc đó.



Song chúng ta cũng hiểu rằng việc tìm hiểu đánh giá địch và ngay cả ta nữa không phải
một lần là xong. Đây là lần đầu tiên chúng ta chạm chán với quân sự Mỹ. Chủ trương của
ta là vừa đón đánh quân Mỹ vừa tìm hiểu, phát hiện và đánh giá cụ thể khả năng và hành
động có thể của chúng. Sau này, trong phần tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do đồng chí
Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV, có nêu rõ: “Trong một cuộc
chiến tranh của nước Mỹ vừa đánh vừa dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiến lược,
chiến thuật của chúng, một cuộc chiến tranh leo thang từng bứớc, không có tiền lệ trong
lịch sử thì việc hiểu địch, hiểu ta là một quấ trình nhận thức ngày càng sâu hơn, sát hơn,
rõ ràng hơn, chắc chắn hơn thông qua thực tế chiến đấu và những diễn biến cụ thể của
cuộc đọ sức trên chiến trường. Trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi rồi
thực tiễn sẽ cho pháp ta hiểu rõ sự vật hơn nữa”. Đây cũng là một trong những bài học
lớn của chúng ta ở những năm tháng đấu đánh Mỹ.


Trên cơ sở thực hiện chiến lược tiến công của chiến tranh nhân dân và huy động sức
mạnh tổng hợp của chiến tranh toàn dân phát triển cao, lấy nghệ thuật quân sự của chiến
tranh nhân dân đối chọi với nghệ thuật quân sự của đế quốc Mỹ, Bộ chính trị Trung ương
Đảng ta xác định chiến lược quân sự của chiến tranh cách mạng vẫn là chiến lược tiến
công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

giành thắng lợi.


Nội dung của chiến lược tiến công là: trong điều kiện lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu đánh
mạnh về vật chất- kỹ thuật, trước hết phải biết thắng từng bước. Trên cơ sở đánh lâu dài,
biết kiềm chế và tập trung nỗ lực của cả nước đánh thắng địch trên chiến trường miền
nam càng sớm càng tốt. Quá trình lâu dài là q trình liên tục tiến cơng, phát triển thế tiến
công từ thấp lên cao, giành thắng lưọi từng bước, đánh thắng từng kế hoạch chiến lược,
từng chiến lược chiến tranh, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.


Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của chiến lược tiến công của chiến tranh nhân dân ta trong


kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết hợp tiêu diệt địch và làm chủ, làm chủ để tiêu
diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ ngày càng vững chắc hơn. Chiến tranh cách mạng là
phương thức đấu tranh để giành và giữ chính quyền. Địch đánh ta “kìm kẹp, bình định”
và “tìm diệt” chủ lực ta. Nhân dân ta phải nổi dậy giành quyền làm chủ để tiêu địch, tức
là làm thất bại mục tiêu chính trị của địch, đồng thời, làm thất bại chiến lược quân sự của
chúng. Tiêu diệt địch chú trọng cả lực lượng vũ trang, cơ sở hậu cần, phương tiện chiến
tranh và cả lực lượng chính trị, lực lượng kìm kẹp của chúng. Tiêu diệt và làm chủ thể
hiện sự thống nhất giữa yêu cầu của quy luật cách mạng (giành chính quyền) và yêu cầu
của quy luật chiến tranh và đấu tranh vũ trang (tiêu diệt địch), tạo nên điều kiện căng địch
ra mà đánhtrên mọi chiến trường hẹp nhưng với mật độ địch dày đặc.


Đối tượng tác chiến của quân và dân ta là quân Mỹ và quân đội tay sai. Tiếp tục tiêu diệt
địch và làm tan rã các đơn vị quân đội nguỵ, coi đó là một nhân tố cơ bản để đánh sập
chinh quyền tay sai, loại bỏ chỗ dựa quan trọng của Mỹ. Tuy nhiên, phải trực tiếp đánh
thắng quân viễn chinh Mỹ mới bẻ gãy được lực lượng nòng cốt của chiến tranh xâm lược
cục bộ. Đánh quân Mỹ là đánh đúng vào chỗ dựa của quân nguỵ để tiêu diệt và làm tam
rã chúng, ngược lại, tiêu diệt và tan rã quân nguỵ để tạo điều kiện đánh thắng quân Mỹ.
Mục tiêu nhằm đánh thắng lực lượng quân sự của địch. Đương nhiên, khơng có nghĩa và
chưa có khả năng để tiêu diệt hầu hết số lượng lớn quân Mỹ và quân Nguỵ, mà là tiêu
diệt một bộ phận quan trọng buộc chúng phải sa lầy trong đường hầm và làm tan rã tinh
thần của chúng. Từ đó, từng bước đập tan ý chí chiến đấu của chúng. Đánh thắng Mỹ là
làm cho quân Mỹ không thực hiện được mục đích quân sự và chính trị, buộc phải từ bỏ
chí xâm lược, và cuối cùng phải chịu rút quân khỏi miền nam nước ta. Đó là cách thắng
có lợi nhất, là tính tốn chiến lược sáng suốt của ta dựa trên cơ sở phân tích đúng đắn so
sánh thế và lực địch ta và hình thái trên chiến trường chiến lược chung của cả hai bên và
các mối quan hệ quốc tế phức tạp của thời đại ở thời điểm đó.


Trong chỉ đạo tác chiến, chúng ta chủ trương xây dựng một thế trận vững chắc và liên
hoàn của chiến tranh nhân dân để luôn hãm địch vào thế trận xen kẽ, bảo đảm lực lượng
ta khơng nhiều mà vẫn có thể chủ động đánh địch ngày càng mạnh. Từ đó, chú trọng vận


dụng một cách sáng tạo và kết hợp khôn khéo các phương thức và hình thức tác chiến để
đánh địch và thắng chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa tiến công quân sự với tiến cơng chính trị trong chiến lược
tiến cơng tạo nên hiệu lực tiến công tổng hợp rất to lớn của chiến tranh cách mạng. Quân
và dân miền nam cùng một lúc tiến công vào cả lực lượng quân sự (cả quân Mỹ, quân
chư hầu và quân nguỵ) và lực lượng chính trị của địch, tiêu diệt lực lượng quân sự của
chúng và giành quyền làm chủ ở khắp nơi, làm cho thế và lực của chiến tranh cách mạnh
ln ,n pháp triển, có những bước phát triển nhảy vọt làm chuyển cục diện chiến tranh.
2. Tiến công trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, nông thơn đồng bằng và thành thị. Đây
chính là thể hiện sự kết hợp nông thôn với thành thị của phương pháp cách mạng miền
nam. Trong cuộc chiến tranh cách mạng miền nam, mỗi vùng có một vị trí, tác dụng của
nó đối với sự phát triển của tồn cuộc chiến tranh. Các cuộc tiến cơng bằng cả qn sự và
chính trị ở cả nơng thơn và thành thị phối hợp chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy
lẫn nhau rất sâu sắc và mạnh mẽ. Q trình tiến cơng địch trên cả ba vùng cũng là q
trình làm cho thế và lực tiến cơng của chiến tranh cách mạng không ngừng lớn mạnh
nhân chóng, tạo thế chiến lược mới ngày càng có lợi để có thể tiến cơng tổng tiến cơng
trên cả ba vùng, giành thắng lợi chiến lược to lớn.


3. Tiến công kiên quyết, liên tục từ nhỏ bé, cục bộ lên to lớn, tồn bộ. Chiến lược tiến
cơng của ta là chiến lược của một cuộc chiến tranh cachs mạng lâu dài. Lực lượng tổng
hợp về chính trị và quân sự của chiến tranh cách mạng ngay từ đầu đã có sức mạnh để
tiến cơng địch nhưng chưa thể đủ mạnh để đè bẹp chúng trong một vài keo. Chúng ta
phải tấn công địch bằng nhiều keo, nhiều đợt và hồn tồn có khả năng giành thắng lợi
trong từng keo, từng đợt đó. Phải tiến công từ nhỏ bé, cục bộ, đánh thắng quân địch từng
bước, đánh gục chúng từng bộ phận tiến lên tiến cơng to lớn, tồn bộ, đánh thắng chúng
hồn tồn. Đó là đường đi, nước bước của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền
nam nhằm đánh thắng kẻ thù lớn mạnh là đế quốc Mỹ, cũng như trực tiếp đánh thắng
quân đội viễn chính Mỹ hung hãn có số qn đơng, binh khí kỹ thuật nhiều và hiện đại
hơn ta. đó là q trình tiến công liên tục từ thấp đến cao, với quy mô sử dụng lực lượng


từ nhỏ, vừa đến lớn và kết hợp các quy mơ đó, với sự kết hợp chặt chẽ các phương thức
tiến công của cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị gây càng rộng và phong phú,
lần lượt đánh thắng quân địch trong từng keo đọ sức.


4. Đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng khắp, làm cơ sở để phát triển chiến tranh chính quy
và kết hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

lược Trường Sơn gắn với việc tổ chức bố trí mạng lưới hậu cần tiếp tế cho các chiến
trường.


Cho đến thời điểm trực tiếp đọ sức với quân viễn chính mỹ và bộ máy quân sự đổ sộ,
hiện đại hoá đến mức cao của chiến lược chiến tranh cục bộ vào giữa năm 1965, quân đội
ta đã thực hiện một bước quan trọng cuộc cách mạng về tổ chức và kỹ thuật, đã trở thành
một quân đội gồm ba quân chủng: lục qn, hải qn, phịng khơng – khơng qn xây
dựng theo phương hướng chính quy, hiện đại, đã thực hiện một cuộc cải tiến lớn về vũ
khí, kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có trình độ tác chiến hiệp đồng binh
chủng phát triển nhanh. Lực lượng hậu bị được xây dựng khá hùng hậu.


Về xây dựng lực lượng, ta chủ trương nhanh chóng phát triển số lượng, đặc biệt chủ trọng
nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang thứ ba quân mà nòng cốt là bộ đội chủ lực.
Dành ưu tiên đưa bộ đội tập trung ở chiến trường miền nam lên số lượng cao hơn hẳn
trước đó. Thu – đơng năm 1965, Quân uỷ trung ương và Bộ quốc phòng quyết định thành
lập tại chiến trường miền nam năm sư đoàn bộ binh, một đơn vị pháo tương đương cấp sư
đoàn. Nhiều trung đoàn bộ binh với đầy đủ biên chế, trang bị và một số đơn vị binh
chủng: pháo binh, đặc công, công binh, thông tin.... được điều động từ miền bắc vào
chiến trường. Trên miền bắc, ta phát triển lực lượng phịng khơng, pháo cao xạ, không
quân, tên lửa, ra đa, thông tin, công binh và vận tải làm nòng cốt chi chiến tranh nhân dân
đát đối không nhằm đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ. Các lực lượng này phát huy
tác dụng tích cực trong cuộc chiến đấu quyết liệt với không quân mỹ, giữ vững các đường
giao thông chiến lược, thực hiện tốt kế hoạch chi viện người và vật chất - kỹ thuật cho


miền nam, chuẩn bị tốt cho các đơn vị hành quân đường dài vào chiến trương chiến đấu
và động viên mở rộng lực lượng khi cần thiết.


Công tác động viên lực lượng được thực hiện trên quy mô lớn do dựa vào lực lượng hậu
bị tổ chức tốt và mạng lưới dân quân tự vệ phát triển rộng. Các trung tâm huấn luyện
quân bổ sung cho các chiến trường mở rộng từ một đoàn (338) thành nhiều đoàn trong
toàn quân. Các binh đoàn dự bị chiến lược được xây dựng sẵn ở miền bắc lần lượt ra mặt
trận tăng cường cho các chiến trường. Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội được xây
dựng vững mạnh lãnh đạo chiến đấu tốt. Cơng tác đảng, cơng tác chính trị tiến hành với
lực lượng cao.


Vào nửa năm 1965, quân đội ta đã xây dựng và bố trí khối chủ lực cơ động đứng chân
vững chắc ở các địa bàn chiến lược Tây Nguyên, miền đông Nam Bộ và đồng bằng khu
5.1


Để góp phần tăng cường bộ máy lãnh đạo, chỉ huy quân sự ở các chiến trường miền
nam, Bộ chính trị, Qn uỷ trung ương, Bộ quốc phịng đã cử thêm nhiều cán bộ cao cấp
vào miền nam. 9 trung đoàn bộ binh, 3 trung đoàn pháo mặt đát cùng một số đơn vị binh
chủng pháo,


__________


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

phịng qn, cơng binh, thơng tin với đầy đủ số quân, vũ khí, trang bị, được lệnh hành
quân gấp vào chiến trường, tăng cường cho các khối chủ lực cơ động ở Tây Nguyên, khu
5 và miền đông Nam Bộ.


Đi đôi với xây dựng phát triển lực lượng, hoàn thiện bộ máy tổ chức lãnh đạo, chỉ huy
quân sự, chúng ta chú trọng đặc biệt đến việc tổ chức chiến trường tác chiến. Tổ chức
chiến trường mới có mặt trận Tây Nguyên, mặt trận đường số 9 bắc quảng trị. ta phân
chia lại các chiến trường đã có cho phù hợp với yêu cầu đặc biệt đánh thanứg chiến lược


mới của Mỹ, như tách phân khu nam của khu 5 thành chiến trường khu 6 gồm 4 tỉnh:
Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm đồng, tách Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc
phân khu bắc của khu 5 thành quân khu Trị Thiên....


Về vị trí nhiệm vụ của từng chiến trường, ta xác định miền đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
mặt trận đường số 9 bắc Quảng Trị (thành lập tháng 6 năm 1966) là chiến trường trọng
điểm tiêu diệt địch. Ở đây cần xây dựng từng bức và có trọng điểm hệ thống giao thơng
vận tải và kho tàng dự trữ, chuẩn bị cho bộ đội chủ lực vào đứng chân và cơ động tác
chiến . Ở đồng bằng Nam Bộ và Trung Bộ, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển
cách đánh du kích và đánh vận động quy mơ nhỏ. Bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào có
nhiệm vụ phối hợp với bạn đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt và bảo vệ hành lang chiến
lược ở Cam-pu-chia, giữ vững và tận dụng những khả năng thuận lợi về kinh tế và chính
trị đối với cuộc chiến đấu chống mỹ của nhân dân ta, đẩy mạnh cuộc chiến tranh cách
mạng của ba nước Đông Dương.


Như vậy, đối sách của chúng ta là dùng chiến lược chiến tranh nhân dân và lấy sức mạnh
tổng hợp của cuộc chiến tranh toàn dân phát triển cao đánh thắng chiến lựựơc “chiến
tranh cục bộ”, tạo mọt bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
Trước tình hình đế quốc Mỹ đua hàng chục vạn quân viễn chinh vào tham chiến ở miền
nam và tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, đất nước ta phải trải qua một cuộc thử
thách cự kỳ nghiêm trọng. Ngay những ngày đầu của cuộc đụng đầu lịch sử này. Đảng ta
đã kịp thời và kiên quyết đề ra được quyết tâm đánh thắng Mỹ, trên cơ sở phân tích cách
mạng và khoa học. Mười lăm năm đã qua từ khi nhân dân ta đánh thắng hoàn toàn cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Thời gian càng làm nổ bật ý nghĩa và tầm vóc của quyết tâm đó,
khẳng định đây là một quyết tâm chiến lược vĩ đại.


Với quyết tâm đó, nhân dân ta tự giác chấp nhận mọi hy sinh, quyết đánh và quyết thắng,
vì sự nghiệp sống cịn của dân tộc ta, của tồn thể nhân dân nước ta, vì lợi ích của phong
trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.



Với quyết tâm đó, chúng ta đã xác định một chủ trương chiến lược duy nhất đúng trong
tình hình so sáng lực lượng đương thời. Quyết tâm đó và chủ trương đó được khắc hoạ
tập trung trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương Đảng ta - một
nghị quyết lịch sử.


Nó mang sức nặng và chiều sâu của tinh hoa truyền thống 4.000 năm.
Nó kết tinh ý chí, trí tuệ, sức sáng tạo của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Chương ba</b>


<b>Những trận đầu đọ sức với quân viễn chinh Mỹ</b>


Thất bại trong “ chiến tranh đặc biệt”, giới cầm quyền nước Mỹ cũng đã thấy quân và dân
Việt Nam là một đối thủ không thể coi thường. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng nguyên nhân
chủ yếu của thất bại không phải là do đối phương, mà do quân nguỵ quá kém, không phát
huy được hết ưu thế về vũ khí và phương tiện Mỹ đã trang bị cho nó. Với kinh nghiệm
của cuộc chiến tranh triều Tiên, nhất là cuộc vũ trang can thiệp vào Đô-mi-ni-ca hồi đầu
năm 1965, họ vẫn tin rằng Việt Nam dù sao cũng không thể đương đầu nổi với các lực
lượng viễn chính Mỹ, được trang bị hiện đại bậc nhất và có truyền thống “chỉ thắng,
khơng thua, thậm chí khơng biết đến cả hoà”.


Tháng 8 năm 1965, các lực lượng vũ trang quân sự Mỹ, chư hầu và tay sai đã bước vào
giai đoạn 1 kế hoạch chiến lược Oét-mo-len. Như chương 1 đã trình bày, trong giai đoạn
này tướng Oét-mo-len muốn hướng mọi cố gắng của Mỹ vào việc “ngăn chặn nhiều
hướng thua” và tích cực chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn vào cuối năm 1965, đầu
năm 1966.


Theo quan điểm của bộ chỉ huy quân sự Mỹ, ngăn chặn chiều hướng thua khơng có nghĩa
là “đứng chặn tại chỗ” một cách bị động, mà phải chủ động đánh trước để đẩy đối



phương ra xa. Đó là vì nhiều lẽ. Trước hết, có vậy mới bảo vệ được các đầu mối giao
thông chiến lược và bàn đạp quan trọng, bảo đảm an toàn cho quân chiến đấu Mỹ và chư
hầu nhanh chóng triển khai lực lượng. hai là, có vậy mới củng cố được hậu phương,
nhanh chóng thiết lập và mở rộng hệ thống căn cứ hậu cần, khắc phục những khó khăn do
bị động về chiến lược1 .


__________


<i>1. Khả năng hậu cần của Mỹ ở miền nam hồi đầu năm 1965 mới đủ bảo đảm cho hai vạn</i>
<i>người Mỹ chiến đấu.</i>


Ba là, cũng chỉ như vậy mới tạo ra được một sự phân tuyến, phân vùng nhất định giữa hai
bên chiến đấu nhằm chuẩn bị chiến trường cho cuộc phản công lớn cuối năm, đáp ứng
được yêu cầu của một cuộc “chiến tranh quy ước có giới hạn” mà giới cầm quyền nước
Mỹ muốn vận dụng vào điều kiện thực tế ở miền nam Việt Nam.


Tướng Oét-mo-len cũng không muốn bó hẹp hoạt động trong khn khổ một biện pháp,
mà có ý định cùng phối hợp thực hiện hai biện pháp chiến lược cơ bản là “tìm diệt” và
“bình định”. Sự phối hopự này được trướng Oét-mo-len trình bày trong cái gọi là


“chương trình hợp nhất”gồm ba nội dung: Tảo thanh, bảo đảm an ninh và “tìm diệt”.Cho
nên, đi đơi với “tìm diệt”, Mỹ vẫn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh “bình định” nhằm trọng
điểm là những vùng ưu tiên quốc gia rồi đến những vùng ưu tiên chiến thuật. Lúc đó,
vùng đồng bằng sông Cửu Long, kho người kho của ở miền nam được coi là chủ điểm
của chương trình “bình định nơng thơn”, tiếp đó khu vực đồng bằng ven biển miền trung
Trung Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

diệt”.



Kế hoạch “ ngăn chặn chiều hướng thua” được thực hiện bằng một đợt hành binh “tìm
diệt” và những tháng cuối năm 1965. Hơn chục vạn quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vừa
ồ ạt đổ bộ vào miền nam Việt Nam liền gấp rút triển khai chiến đấu trên các địa bàn chiến
lược trọng yếu 1 .


_____________


<i>1. Đến cuối tháng 12 năm 1965, tổng số quân địch ở miền nam Việt Nam có hơn 72 vạn:</i>
<i>- 184.300 lính Mỹ, gồm 3 sư đoàn + 3 lữ đoàn (33 tiểu đồn)</i>


<i>- 22.150 lính chư hầu,gồm 1 sư đồn,1 lữ đồn Nam Triều Tiên và 1 tiểu đồn lính Úc.</i>
<i>- 520.000 lính nguỵ, gồm 10 sư đồn, 3 trung đồn, 10 tiểu đoàn (161 tiểu đoàn) mới </i>
<i>được củng cố lại.</i>


Từ những bàn đạp xuất phát đã chiếm lĩnh, đại bộ phận lực lượng cơ động Mỹ, gồm
những sư đoàn và lữ đoàn tinh nhuệ, được ném ngay vào hành trăm cuộc hành quân “tìm
diệt”, hoặc tiến hành riêng biệt, hoặc phối hợp với quân nguỵ. Mở đầu là cuộc hành quân
“Ánh sao” (Star light) từ căn cứ Chu Lai đánh ra vùng Vạn Tường (huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi) ngày 18 tháng 8 năm 1965. Kế đó là một loạt cuộc hành quân đánh phá
Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Tín vùng chiến thuật I quân nguỵ), Bình Định, Plây-cu
(vùng chiến thuật II), Biên hồ, Bình Dương, Phước Tuy 9vùng chiến thuật III),....


Với ý định “đẩy lùi đối phương ra xa” của bộ chỉ huy Mỹ, những cuộc hành qn nói trên
đều nhằm mục đích “ khu trục lực lượng và giải toả sức ép của đối phương, khôi phục
các tuyến giao thông trọng yếu và chiếm lại những vùng đã mất”. Những cuộc hành quân
lớn cỡ 5 –7 đoàn trở lên đều tập trung cao độ không quân, pháo binh và ưu thế tuyệt đối
về binh lực so với đối phương. Cuộc nào cũng đều ra quân rầm rộ, hình thành những
gọng kìm bao vây, với quy mơ hiệp đồng binh chủng, quân chủng rộng lớn và mức độ ác
liệt cao hơn hẳn thời gian trước đó. Quy mô lớn và ác liệt nhất là cuộc hành quân “giải
toả” vùng thung lũng Plây-me-I-a-đrăng (Tây Nguyên) kéo dài hàng tháng.



Về hình thức, đó là những trận phản cơng theo đúng bài bản, với tham vọng tìm diệt sẽ đè
hẹp được ta và đẩy đối phương ra xa để giành quyền chủ động trên chiến trường. Mở
rộng trận phản cơng này, Lầu năm góc và bộ chỉ huy qn Mỹ đã tính tốn kỹ và tin rằng
qn ta ở mienè nam tất phải bị động co về thế thủ . Nhưng rõ ràng Mỹ đã sai lầm.


Trước hành động leo thang mới của đế quốc Mỹ, Bộ chính trị trung ương Đảng ta đã một
lần nữa khẳng định quyết tâm chiến lược không hề kay chuyển là tiến công, kiên quyết
tiến công, liên tục tiến cơng, đè ra chủ trương tồn diện về phương châm chiến lược
phương thức tác chiến chiến lược và chỉ rõ: Quân viễn chinh Mỹ là lực lượng nòng cốt, là
sức mạnh mới của địch ở miền nam. Vì vậy, ta phải tìm cách thương vong nặng và mất
uy thế ngay từ đầu, gây ảnh hưởng lớn đối với tình hình chính trị nước Mỹ và tinh thần
qn nguỵ đang sa sút. Đồng thời, qua những trận thử sức đó mà phát hiện những chỗ
mạnh và nhược điểm của quân viễn chinh Mỹ, tìm cách đánh thắng chúng một cách thích
hợp với đặc điểm chiến trường và nhất là hợp với sức của ta lúc đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Quyết tâm đó của Đảng đã nhanh chóng biến thành quyết tâm chung của quân và dân cả
nước. Cho nên, khi quân Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền nam và không quân Mỹ đánh phá dữ
dội miền bắc, quân và dân ta đã không bị động co về thế chủ động tiến công quân địch ở
các hướng chiến lược.. Nay thắng Mỹ rồi, ngẫm lại càng thấy rõ hồi đó chỉ cần chập
chững một chút, do dự một chút, chưa nói đến về thế thủ, tránh Mỹ đánh nguỵ như có
người chủ trương “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, thì tình thế khó khăn phức tạp đến
chừng nào.


Có quyết tâm chiến lược đúng đắn, chúng ta lại có thế chiến lược vững chắc và có lực
lượng để biến quyết tâm thành thắng lợi hiện thực.


Quân và dân ta ở miền Nam đã dày công tạo ra một thế trận lợi hại. Đó là thế trận chiến
tranh nhân dân, hình thành từ thế bố trí chiến lược của các lực lượng vũ trang cách mạng
(gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, nhân dân du kích) và lực lượng chính trị, được


triển khai và phối hợp chặt chẽ với nhau ở các chiến trường, nhất là ở các địa bàn chiến
lược xung yếu.


Trước đông – xuân 1964-1965, chiến tranh nhân dân của ta ở miền nam tuy đã mạnh,
song vẫn còn phát triển chưa đều giữa các chiến trường Trung Bộ, tây Nguyên và Nam
Bộ, giữa đô thị với vùng nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng rừng núi. Qua đông –
xuân 1965 thắng lợi, đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của địch, tình hình phát triển khơng
đều nói trên đã được khắc phục về cơ bản. Sự hoạt đông đều khắp của các chiến trường
đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa chiến trường này với
chiến trường khác, cũng như kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của các lực lượng vũ trang
với lực lượng chính trị trong tiến cơng địch.


Cũng trước đông- xuân 1964-1965, việc xây dựng bộ đội chủ lực của ta ở miền nam cịn
chậm, trình độ tác chiến tập trung đánh tiêu diệt của các đơn vị chưa tiến kịp yêu cầu phát
triển của chiến tranh. Do yêu cầu của tình thế khẩn trương, đầu năm 1965, ta đã nhận
thấy vấn đề và ra sức khắc phục. Chỉ trong một thời gian ngắn, vừa tác chiến tiến công
địch, vừa tạo thế và tạo lực, từ 10 trung đoàn hồi cuối namư 1964, đến cuối namư 1965,
ta đã xây dựng được mấy khối chủ lực tập trung, gồm nhiều sư đoàn và trung đoàn độc
lập ở cả Nam Bộ và Trung Bộ, hình thành những quả đấm ở những địa bàn quan trọng, có
điều kiện nâng mức đánh tiêu diệt. Ba thứ quân của lực lượng vũ trang cách mạng đã
được phân bố một cách tương đối hợp lý và đứng chân vững chắc ở nhiều nơi: vùng rừng
núi, nông thôn đồng bằng, xung quanh và trong các đơ thị. Vì vậy, quân Mỹ vừa đặt chân
vào miền nam là bị hãm ngay vào thế bị chia cắt, bao vây, bị tiến công và phản công khắp
mọi nơi.


Trong thế trận chiến tranh nhân dân đã phát triển đến trình độ mới đó, các lực lưọng vvũ
trang ta có thể giữ vững và phát huy quyền chủ động đánh địch. Nó cho phép ta vừa có
thể tiến cơng địch ở nhiều nơi bằng lực lượng tại chỗ, lại vừa có khả năng tập trung lực
lượng cơ động đánh những đòn tiêu diệt từng đơn vị của địch trên những địa bàn lựa
chọn. Nó cũng cho phép ta vận dụng nhiều cách đánh sở trường phong phú, thích hợp với


điều kiện chiến trường của ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

các tiểu đoàn Mỹ đầu tiên vừa đổ bộ vào Đà Nẵng và Chu Lai, còn đứng chân chưa vững,
đã bị đánh ngay tại căn cứ của chúng. Dân quân du kích địa phương kết hợp với lực
lượng chính đã dựa chắc vào hệ thống làng xã chiến đấu, bao vây tiến công các căn cứ
của Mỹ bằng cả ba mũi: Qn sự, chính trị, và binh vận. Từ đó, đã lần lượt ra đời các
“vành đai diệt Mỹ” nổi tiếng như Hoà Vang, Chu Lai(đồng bằng khu 5), An Khê, Plây-cu
(Tây Nguyên), Củ Chi, Lát Thiêu, Bến Cát (Đơng Nam Bộ), vv.... Đây là hình thức tổ
chức đánh Mỹ đầy sáng tạo của chiến tranh nhân dân địa phương. Thế trận vành đai đai
du kích diệt Mỹ là kết quả của việc giải phóng nhiều làng xã, nhiều vùng rộng lớn liên
hoàn trong những tháng cuối thời kỳ đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”. Trên thế trận đó,
các “vành đai diệt Mỹ” đã thực sự có sức mạnh ghìm chân từng đơn vị qn Mỹ, đánh
địch dài ngày, tiêu hao, tiêu diệt địch và giữ vững quyền làm làm chủ, giữ vững thế trận
chiến tranh nhân dân, tạo thời cơ và địa bàn thuận lợi cho các đơn vị bộ đội chủ lực lớn
tiến công, phản công địch 1 .


_____________


<i>1. Năm 1965, du kích vành đai diệt Mỹ Hồ Vang đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 4.000</i>
<i>tên Mỹ, vành đai Chu Lai loại hơn 2.000 tên.</i>


<i>Năm 1965, du kích vành đai Củ Chi trong 250 ngày đã diệt 4.4384 tên Mỹ, phá huỷ 105 </i>
<i>xe quân sự, bắn rơi 12 máy hay địch.</i>


Trong thời gian đó, bộ đội đại phương cũng nêu khẩu hiệu: đưa lực lượng ra phía trước
để “ tìm Mỹ mà diệt”. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 5, hai tiểu đoàn thuộc qn khu 5, có
một bộ phận đặc cơng phối hợp, tổ chức tiến cơng tiểu đồn lính thuỷ đánh bộ Mỹ chiếm
đóng vùng An Tân (Tam Kỳ - Quảng Nam).


Trong trận này, ở cao điểm núi Thành1 quân ta đã tập kích diệt gần hết một đại đội lính


thuỷ đánh bộ Mỹ ở phía tây-bắc căn cứ Chu Lai. Chiến thắng Núi Thành là trận đầu lực
lượng vũ tranh cách mạng của ta tiêu diệt quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường miền
nam. ở các nơi khác, các đơn vị đặc cộng, biệt động cũng tiến công các sân bay, kho tàng,
khách sạn, các khu nhà ở của sĩ quan Mỹ.


Như vậy là, trong điều kiện quân Mỹ vào đông và chiến tranh càng ác liệt, khẩn trương,
các lực lượng vũ trang địa phương đã có cách đánh mỹ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt các
vành đai du kích Mỹ là một nét phát triển sáng tạo của chiến tranh du kích Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Riêng bộ đội chủ lực thì lúc này cịn ít kinh nghiệm đánh Mỹ. Nhiều vấn đề được đặt ra :
bộ đội chủ lực nên đánh Mỹ như thế nào? Liệu có phải phân tán để đánh nhỏ như các lực
lượng địa phương khơng? Có thể đánh tiêu diệt quân Mỹ và mở rộng chiến dịch được
không?...v...v..


Chiến thắng Vạn tường đã bước đầu giải đáp cho các đơn vị chủ lực của ta những băn
khoăn đó.


Trận Vạn Tường diễn ra trên một khu vực ven biển, rộng khoảng 70 Km vuông, cách căn
cứ Chu Lai 17 Km. Ở đây, ta có một trung đồn chủ lực đang củng cố và huấn luyện, một
đơn vị độ đội địa phương


___________


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>vòng ngaòi cho căn cứ Chu Lai và khống chế sâu vào vùng giải phóng của ta.</i>


và lực lượng dân quân du kích tại chỗ, lại dựa được vào thế trận của vành đai du kích
Chu Lai và huyện Bình Sơn (bắc Quảng Ngãi). Phát hiện trung đoàn chủ lực ta trú quân ở
đây, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã quyết tâm mở cuộc hành quân mang tên “Ánh sao” (Star
light) nhằm mục đích diệt gọn đơn vị chủ lực của ta, tìm kiếm một thắng lợi quân sự để


gây uy thế cho lính thuỷ đánh bộ Mỹ lấm chiếm vùng giải phóng và mở rộng vùng an
tồn cho căn cứ Chu Lai.


Đối với Mỹ, đây là vùng có địa hình thuận lợi cho việc đổ bộ đường biển, đổ bộ đường
khơng, hành qn đường bộ, có thể dùngcơ giới để thực hành bao vây và chia cắt đối
phương.


Về phía ta, khu vực Vạn Tường và lân cận là nơi có cơ sở chính trị mạnh, có phong trào
tồn dân đánh giặc, có hệ thống làng xã chiến đấu vững chắc. Trung đoàn chủ lực, đơn vị
bộ đội địa phương và dân quân du kích đã bám sát và có phương án tác chiến hiệp đồng
chặt chẽ đánh địch càn quét, bảo đảm bám trụ giữ vững các trận địa đồng thời có khả
năng cơ động lực lượng để tiêu hao, tiêu diệt địch.


Mờ sáng ngay 18 tháng 8 năm 1965, quân Mỹ bắt đầu thực hành tiến công: một cách đổ
bộ bằng tàu chiến vào ven biển, hai cánh đổ bộ bằng máy bay lên thẳng và một cánh theo
đường bộ từ Chu Lai tới bằng xe lội nước. Nhưng trước thế trận đã chuẩn bị sẵn của ta,
chúng vừa là tới là bị đánh ngay. Chúng đến chỗ nào cũng bị chặn đánh, tiếp theo hướng
nào cũng bị phản kích mãnh liệt. Nhiều tốp địch đổ bộ, chưa kịp triển khai đã bị đánh từ
bên sườn hoặc sau lưng.


Đối với quân Mỹ, trận Vạn Tường là một cuộc hành quân “tìm diệt” dùng chiến thuật
hiệp đồng quân, binh chủng hiện đại.


Đối với ta, đây là một trận phản công rất kiên quyết và chủ động1 .


Sau một ngày đánh trả nhiều đợt tiến công liên tục của địch, quân và dân ta ở Vạn Tường
đã giữ vững thế trận, diệt hơn 900 tên Mỹ, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 13
máy bay. Trận ra quân đầu tiên của quân Mỹ, với quy mô tương đối lớn, hiệp đồng hải
lục quân, đã bị đánh bại.



Đối với ta, thua này khơng chỉ có nghĩa chiến thuật, mà cịn có ý nghĩa lớn hơn. Nó
chứng tỏ: quân viễn chinh Mỹ dù có ưu thế tuyệt đối với vũ khí, kỹ thuật cũng vẫn có thể
bị đánh bại ngay tại vùng đồng bằng ven biển, nơi có lợi thế cho chúng phát huy sức
mạnh của binh khí kỹ thuật hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

____________


<i>1. Cuộc hành quân “tìm diệt” này có khoảng 9.000 qn, gồm: 4 tiểu đồn thuộc sư </i>
<i>đồn 1 lính thuỷ đánh bộ Mỹ, hai tiểu đoàn bộ binh nguỵ, 1 tiểu đoàn xe tăng và xe lội </i>
<i>nước với 105 xe tăng, xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo 105, 6 tào đổ bộ, 5 tàu chi viện chiến</i>
<i>đấu, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu.</i>


Dự kiến quân Mỹ sẽ tổ chức phản công lớn vào mùa khô 1965-1966, ta mở đợt hoạt động
đông – xuân sớm hơn mọi năm để giữ thế chủ động chiến trường và hạn chế sự chuẩn bị
phản công của địch. Phát huy truyền thống trưởng thành trong chiến đấu trước đây, các
sư đoàn và trung đoàn chủ lực của ta trên chiến trường miền nam đã vừa tích cực xúc tiến
việc xây dựng đơn vị vừa ráo riết chuẩn bị tác chiến.


Đợt hoạt động đông – xuân của ta bắt đầu vào cuối tháng 10 năm 1965 trên toàn miền
nam. Đặc biệt nổi bật là trong đợt hoạt dodọng này, ta thường mở bằng những trận đánh
tiêu diệt một số đơn vị quân nguỵ, thu hút quân cơ động Mỹ đến ứng cứu. Với quyết tâm
rất cao, các đơn vị bộ đội ta đã tiếp tục tìm hiểu quy luật tác chiến của quân Mỹ để đối
phó ngày càng có hiệu quả. Kết quả thật khả quan: trong các chiến dịch hoặc trận đánh
lớn như Plây-me, Đất Cuốc, Bầu Bàng.... ta đã tiến lên đánh tiêu diệt được gần hết hoặc
đánh thiệt hại nặng từng tiểu đoàn quân Mỹ. Sự kiện này làm cho bộ chỉ huy Mỹ bất ngờ,
lúng túng.


Chiến dịch Plây-me diễn ra trên một không gian rộng khoảng 1.600 ki-lô-mét vuông - từ
Bầu Cạn, Plây-me đến Đức cơ, I-a-đrăng (Tây Nguyên) - với thời gian kéo dài 30 ngày
đêm liên tục.



Lực lượng địch có lữ đồn thuộc sự đồn 1 khơng vận Mỹ (kỵ binh bay) luân phiên tác
chiến, 1 chiếc đoàn dù và chiếc đoàn thiết giáp nguỵ, một trung đoàn quân Nam Triều
Tiên. Lực lượng ta đã đứng sẵn tại chiến trường có 3 trong đồn bộ binh, 1 tiểu đồn đặc
cơng, 1 tiểu đồn pháo binh và 1 tiểu đoàn súng máy cao xạ 12 ly 7.


Đêm 19 tháng 10 năm 1965, quân ta tiến cơng cơng đồn me (phía nam thị xã
Plây-cu khoảng 30 Ki-lô-mét) thực hiện chiến thuật vây điểm, buộc quân nguỵ pải đến giải
vây. Quân ứng cứu nguỵ lọt vào trận địa phục kích, bị ta tiêu diệt, buộc quân cứu viện
Mỹ phải vào cứu nguy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

bị đánh ta ở Tây Nguyên.


Vạn Tường là một trận phản công lại quân Mỹ đã tiến công, Plây-me là một chiến dịch
tiến công của ta đánh vào quân nguỵ, buộc quân Mỹ đến ứng cứu, giải vây. I-a-đrăng là
một trận chủ động tiến công của bộ dodọi chủ lực ta tiêu diệt gần hết 1 tiểu đoàn lính kỵ
binh khơng vận của Mỹ trên địa hình rừng núi Tây Nguyên. Phối hợp với chiến dịch
Plây-me lực lượng vũ trang miền trung Trung Bộ cũng chủ động đánh địch càn quét, phát
động quần chúng nổi dậy phá “ấp chiến lược”.


Ở Tuy Hoà – Phú yên, từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 10, ta đã tiêu diệt gần hết chiến
đoàn 47 nguỵ, phá 53 “ấp chiến lược” và giải phóng 6 vạn đồng bào.




Ở Quảng Nam, ngày 17 tháng 11, ta tiêu diệt chi khu quân sự Hiệp Đức. Ngày 18 tháng
11, quân nguỵ đổ bộ bằng máy bay lên thẳng chiếm lại quận lỵ. Ta bao vây Hiệp Đức và
Việt An, buộc Mỹ phải đưa 8.500 quân đến cứu nguy. Từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 12,
bằng nhiều trận phục kích, tập kích đánh quân đổ bộ đường không, ta đã tiêu diệt nhiều
sinh lực địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh.



Ở Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 12 ta diệt chi khu quân sự Minh Long kết hợp với phát
động quần chúng nổi dậy, bức rút đồn bốt, mở rộng vùng làm chủ, giải phóng một vạn
dân.




Trên chiến trường đồng bằng trung và tây Nam Bộ khu vực trọng điểm bình định của Mỹ
- nguỵ, quân và dân các địa phương đẩy mạnh tiến công và nổi dậy bao vây uy hiếp hệ
thống đồn bốt địch, địch phát triển chiến tranh du kích, phá hệ thống kìm kẹp của địch
tích cực chống phá các kế hoạch bình địch nơng thơn. Ở miền đơng Nam bộ, qn và dân
ta nêu cao quyết tâm tiếp tục đánh lớn, để tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của
quân nguỵ, đồng thời đánh những đòn phủ đầu vào quân Mỹ khi chúng mới đặt chân tới.


Đất Cuốc là trận diệt Mỹ lớn đầu tiên của quân và dân Nam Bộ. Đất Cuốc cách thị xã
Biên Hồ 30 ki-lơ-mét về phía bắc, thuộc phạm vi của chiến khu Đ, miền đông Nam Bộ.
Lữ đoàn dù 173 của Mỹ sang miền nam Việt Nam đóng ở Biên Hồ từ tháng 5 năm 1965,
muốn tìm một thanứg lợi bằng cách đi “tìm diệt”, sục vào chiến khu Đ ngày 6 tháng 11,
chúng đổ bộ quân xuống Hiếu Liêm. Sau hai ngày càn quét không gặt ta, chúng bắt đầu
mệt mỏi thì lọt vào trận địa phục kích của ta ở Đất Cuốc. Cuộc chiến đấu kéo dài hết
ngày 8 tháng 11, lữ đoàn 173 của Mỹ bị ta đánh thiệt hại nặng, 1 tiểu đoàn bị tiêu diệt
gần hết.




Tiếp đó, từ ngày 12 đến ngay 27 thnág 11, ta mở chiến dịch Dầu Tiếng (thuộc tỉnh Thủ
Dầu Một). Địch có sư đồn 1 bộ binh Mỹ “anh cả đỏ” và trung đoàn 7, sư đoàn 5 nguỵ, ta
có một sư đồn chủ lực và 1 tiểu đồn bộ đội địa phương. Qua 15 ngày mở chiến dịch ta
đánh nhiều trận, trong đó nổi lên 2 trận lớn là Bầu Bàng và Dầu Tiếng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Chiến thắng Bầu Bàng: ngày 11 tháng 11, một chiến đoàn quân Mỹ hành quân từ Lai Khê
đến Bầu Bàng và dừng lại ở đây. Bộ đội ta áp sát địch từ đêm và hình thành bao vây
quanh khu vực đóng quân của Mỹ, 5 giờ 30 phút ngày 12 tháng 11 thì bất ngờ nổ súng
vào đội hình trú quân của chúng. Sau 3 giờ chiến đấu , ta hoàn toàn làm chủ trận địa, khi
ta đã chuyển quân ra xa. B.52 mới đến ném bom xuống trận địa. Ta đánh thiệt bại nặng 2
tiểu đoàn bộ binh Mỹ, 1 chi đoàn cơ giới, phá huỷ 39 xe tăng, xe bọc thép cùng nhiều
súng, pháo. Đây là trận tập kích giữa ban ngày, đánh cá bộ binh và thiết giáp.




Chiến thắng Dầu Tiếng: đến ngày 27 tháng 11, quân ta lại tập kích sở chỉ huy chiến đồn
7 sư dồn 5 quân nguỵ và hai tiểu đoàn thuộc chiến đoàn này, ở đồn điền cao su
Mi-sơ-lanh. Trong trận này ta đã bắt sống hơn 700 tên, có tên trung tá trung đoàn trưởng.


Phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch ở vịng ngồi, các lực lượng đặc công và biệt động
cũng liên tiếp đánh phá các căn cứ, kho tàng, sân bay, cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ.
Trận đánh sân bay Chu Lai và sân bay Nước Mặn, ta phá huỷ 107 máy bay lên thẳng và
46 máy bay phản lực Mỹ. Trận đánh san bay Biên Hoà lần thứ hai, ta pha huỷ 68 máy
bay; gây chấn động lớn hơn cả là trận kích táo bao đêm 14 tháng 12 vào khách sạn
Mê-tơ-rơ-pơn Sài Gịn, khiến giới cần quyền Mỹ bàng hoàng khiếp sợ.




Tất cả những địn tấn cơng liên tục và phản cơng kiên quyết, dũng mãnh của các ực lượng
vũ trang miền nam trong thu – dông năm 1965 làm cho quân viễn chinh Mỹ bớt hung
hăng.





Đợt ra quân ào ạt đầu tiên giành lại quyền chủ động chiến trường vẫn không giúp quân
Mỹ, quân nguỵ và chư hầu thoát khỏi thế bị dộng đối phố. Ngay từ lúc triển khai chiến
đấu, bộ chỉ huy Mỹ đã buộc phải phân tán lực lượng vào vùng rừng núi là nơi quân Mỹ
dễ bộc lộ những sơ hở và khó phát huy sở trường. Các đơn vị cơ động tinh nhuệ Mỹ
không thể sử dụng tập trung mà buộc phải phân tán đi 3 hướng: Tây Nguyên, đồng bằng
trung Trung Bộ và mièn đông Nam Bộ là những địa bàn chiến lược đang bị quân ta uy
hiếp1 .


Quân viễn chinh Mỹ chẳng những không thực hiện được ý định đẩy các lực lượng vũ
trang của ta ra xa nhằm giành lại quyền kiểm sốt của chúng mà có nơi cịn bị thu hẹp
quanh các tỉnh lỵ, quận lỵ hoặc dọc theo một số đường giao thông trọng yếu, bị đánh
khắp nơi, bị đánh bằng nhiều cách.




</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

____________


<i>1. Sư đồn 3 lính thuỷ đánh bộ bị kìm chân ở vùng đồng bằng trung Trung Bộ.</i>


<i> Sư đoàn 1 bộ binh “anh cả đỏ” phải thường xun đối phó với qn ta ở miền đơng </i>
<i>Nam Bộ. Sư đoàn 1 “kỵ binh bay” một đơn vị khơng vận mới được xây dựng để thí </i>
<i>nghiệm trên chiến trương miền nam vừa tới nơi đã phải vội vàng lên tây Nguyên.</i>




Quân Mỹ ra quân ào ạt tuy không tạo được biến chuyển lớn đối với cục diện chiến
trường, song có điểm mới nổi bật là tính chất ác liệt, khẩn trương của cuộc chiến tăng lên
rõ rệt so với thời kỳ tác chiến với quân nguỵ. ta gặp khó khăn trong việc giữ quyền chủ
động từ đầu đến cuối chiến dịch hoặc ngay trong một trận chiến đấu. Tỷ lệ thương vong


của ta cao hơn, không phải trong lúc giáp chiến và do hoả khí bộ binh, mà chủ yếu do
hoả lực không quân và pháo binh địch gây ra trong quá trình lui quân, tập kết. Nhiều
trường hợp quân Mỹ dùng máy bay lên thẳng đổ quân đánh chặn ta trên các mũi rút quân,
ở các tuyến hậu cần chiến dịch, chiến thuật, thậm chí đánh phá việc vận chuyển thương
binh của ta.


Sau đợt hành dinh thu – đông năm 1965, tướng Oét-mo-len và bộ tham mưu của ông ta
phải công nhận rằng lực lượng vũ trang giải phóng miền nam đã phát triển nhanh, vẫn
chủ động tiến công ngay cả khi quân chiến đấu Mỹ vào tham chiến. Nhưng họ lại đánh
giá là quân ta đã thất bại về chiến thuật sau những thiệt hại nặng nề, chủ yếu do quân Mỹ
gây ra trong các trận Vạn Tường, Plây-me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng. Họ biết ta đã mở
đường hành lang mới qua vĩ tuyến 17 để chuẩn bị đánh lớn trong mùa khô, nhưng vẫn
không tin rằng ta có thể vượt qua được những khó khăn về mặt hậu cần. Cho nên, họ dự
kiến là trong năm 1966, qn ta chỉ có khả năng tiến cơng ở một vài khu vực để cầm chân
lực lượng tổng dự bị của họ và tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích. Thậm chí họ cịn
cho rằng chủ lực ta cũng có thể rút hẳn sang Lào và Cam-phu-chia để tránh bị tiêu diệt và
để củng cố, chờ thời cơ hoạt động trở lại.


Căn cứ vào những nhận định chủ quan như vậy, bộ chỉ huy quân Mỹ đã ráo riết chuyển
mọi hoạt động sang giai đoạn 2 của kế hoạch Oét-mo-len, dồn sức mở cuộc phản công
chiến lược lần thứ nhất để lật lại thế cờ.


Theo tướng Oét-mo-len, năm 1966 sẽ là năm quân Mỹ và quân nguỵ phát triển lực lượng
và bắt đầu tiến công lớn, cũng là năm thử thách quan trọng ở miền nam Việt Nam, sau
khi quân nguỵ đã từng bước phục hồi. Vì vậy mục tiêu của cuộc phản cơng chiến lược
màu khơ cũng có tính chất tồn diện, cụ thể hố thành 5 điểm:


1. Tiêu diệt một bộ phận chủ lực của ta, giành quỳen chủ động chiến trường, buộc ta phải
phân tán đánh du kích.



2. Bình định có trọng điểm (quanh các căn cứ Mỹ), bước đầu giành lại mốt số vùng tập
trung sức người, sức của quan trọng, đồn thời đánh phá cơ sở hậu cần dự trữ của ta.
3. Ổn định tình hình chính trị, củng cố nguỵ quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Đề ra những mục tiêu đó, giới chiến lược Mỹ và Lầu năm góc muốn đạt tới một tham
vọng: quyết giành lại


thế mạnh về quân sự để hỗ trợ cho kế hoạch bình định, hịng lấy đó làm áp lực buộc ta
phải đến bàn thương lượng với thế yếu.


Sau một thời gian ráo riết chuẩn bị, bị chỉ huy mỹ mở đầu cuộc phản công chiến lược lần
thứ nhất vào ngày 25 tháng 12 năm 1965, và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 1966.
Với lực lượng tham chiến gồm 4 sư đoàn, 7 lữ đoàn Mỹ và quân chư hầu, kết hợp với
quân chủ lực nguỵ trên từng chiến trường. Bộ chỉ huy Mỹ đã mở 450 cuộc hành quân lớn
nhỏ, có nhưngc cuộc sử dụng từ 3 đến 21 tiểu đoàn, được sự yểm trợ rát cao của pháo
binh, không quân chiến thuật và không chiến lược B.52, ở vùng ven biển, có hải quân Mỹ
chi viện. Thực hiện phản cơng trên hai hướng chiến lược chính là miền đông Nam Bộ và
trung Trung Bộ.


Trên hướng phản công miền đông Nam Bộ, chúng sử dụng hơn hai sư đoàn bịi binh Mỹ
(sư đoàn 1, sư đoàn 25 và lữ đoàn dù số 173) cùng bộ phận quân chủ lực nguỵ ở hướng
này. Bắt đầu phản công, chúng mở nhiều cuộc hành quân giải toả trên các địa bàn ven Sài
Gòn - Chợ Lớn và khu vực từ Hậu Nghĩa đến Long An. Tiếp đó, trong tâm hoạt động của
chúng dồn vào những cuộc hành qn quy mơ lớn, lấy ư đồn 1 bộ binh “anh cả đỏ” làm
nịng cốt kết hợp với khơng quân chiến lược B.52, liên tục đánh phá các khu căn cứ của
ta như Hố Bò, chiến khu Đ (Biên Hoà), chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), Bời lời
... nhằm tìm diệt cơ quan đầu não Sài Gịn - Chợ Lớn và các đơn vị chủ lực ta ở đó. Trên
hướng này, có hai cuộc hành quân then chôat: một đánh vào trọng điểm Củ Chi (18 tiểu
đoàn) và một đánh vào Bến cát (13 tiểu đoàn).



Trên hướng khu 5, là hướng địch tập trung trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần
thứ nhất, lực lượng sử dụng khoảng 40 tiểu đồn (trong đó có những đơn vị thuộc sư
đồn 3 lính thuỷ đánh bộ, sư đồn 1 kỵ binh khơng vận và lữ đoàn 101 dù Mỹ), chiếm
khoảng 36% lực lượng Mỹ, nguỵ, chư hầu ở khu 5 cùng 30% lực lượng tổng dự bị quân
nguỵ. Chúng liên tục mở nhiều cuộc hành quân quy mô lớn đánh vào ba địa bàn nam
Quảng Ngãi, nam Phú Yên và bắc Bình Định. Mỗi cuộc hành quân đều có mục tiêu cụ
thể: chiếm lại một số quận lỵ (Minh Long, Tam Quan, An Lão.... thiết lập chỗ đóng quân
ở bắc Bình Định), lập lại một số trục đường giao thơng, đồng thời tìm diệt các đơn vị bộ
đội chủ lực và địa phương của ta đang hoạt động trên các địa bàn này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

ta, bắt đầu bằng các kho dầu Hà Nội, Hải Phòng. Nghĩa là thực hành bước leo thang quan
trọng của cuộc chiến tranh bằng khơng qn phá hoại miền bắc.


Những hoạt động đó của địch chứng tỏ kế hoạch phản công của Mỹ đã được thực hiện
một các kiến quyết, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các mục tiêu cũng như có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa chiến tranh trên bộ ở miền nam và chiến tranh không quân phá hoại
miền bắc.


Trong các cuộc hành quân, chúng đều sử dụng bom, pháo với mật độ tập trung, dọn
đường cho lực lượng bộ binh chia làm nhiều cánh, vừa tiến cơng phía trước, vừa bao vây
phía sau. Nếu gặp lực lượng mạnh của ta, chúng thường cho quân đổ bộ bằng máy bay
lên thẳng, rồi chia cắt khu vực ra nhiều mảnh, càn đi quét lại, quân Mỹ càn xong đến đâu
lại giao cho quân nguỵ chiếm đóng đến đó. Tuy nhiên, di tinh thần bộ binh địch kém nên
gặp lực lượng nào của ta, dủ nhỏ, chúng cũng dừng lại gọi không quân, pháo binh đánh
phá rồi mới tiếp tục đến. Vì vậy, hoả lực dọn đường của địch đã giúp ta phná đoán hướng
tiến cơng chính của chúng, khiến hcúng bất ngờ. Chẳng những thế cịn bị ta phản cơng
vào những nơi, những lúc chúng sơ hở.


Về phái ta và dân Nam Bộ và khu 5 đã có kế họch chủ động bước vào đợt tiến công đông
– xuân 1965-1966. Những nội dung chủ yếu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ


12 (tháng 12 năm 1965) về quyết tâm chiến lược và phương châm tác chiến kết hợp tích
cực phản công với chủ động và kiến quyết tiến cơng đã có đã có tác dụng lớn, kịp thời
giúp cho quân và dân miền nam triển khai mọi hoạt động chiến đấu, quyết thắng và từng
bước biết cách đánh thắng quân viễn chinh Mỹ, đánh bại cuộc phản công chiến lược của
chúng.


Sau những chiến thắng cuối năm 1965, các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền
nam đều gấp rút chấn chỉnh tổ chức và chuẩn bị sẵn sàng. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa
phương được bố trí trên các trọng điểm, đều có kế hoạch đánh địch tại chỗ, hoặc sẵn sàng
cơ động tác chiến. Dân quân du kích và nhân dân trong vùng giải phóng tích cực xây
dựng và củng cố làng xa chiến đấu, bố trí các bãi chơng mìn, trận đại bắn máy bay, trận
địa phục kích, lập ra những tổ chuyên đánh xe thiết giáp và trận địa pháo địch... Các
“vành đai diệt Mỹ”, thực hành ba mũi giáp công một cách sáng tạo. Du kích vừa bám
đánh Mỹ, vừa làm cơng tác vận động, đấu tranh chính trị, ngăn cản quân Mỹ băn pháo, ủi
phá ruộng đát, mùa mang. Các đội đặc công, biệt động vùng ven và nội thành thường
xuyên bám sát mục tiêu được phân công để sẵn sàng phối hợp tác chiến với bân ngoài.
Trên các hướng dự kiến qn địch có thể tiến cơng, mỗi bộ phận lực lượng tuy có chức
năng và vị trí khác nhau, song đều có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, tạo nên một
thế trận liên hoàn, nhiều tầng, nhiều lớp, khiến quân địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh và
bị thiệt hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

được các lực lượng vũ trang và nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực vận
dụng.


Giữa lúc các lực lượng tại chỗ tích cực hoạt động làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi thì
đêm 23 tháng 2 năm 1966, bộ dodọi chủ lực miền xuất trận đúng lúc, tập kích một chiến
đồn thuộc sư đồn 1 bộ binh Mỹ tại Bơng Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một)1 . Tiếp đó,
ngày 5 tháng 3 năm 1966, cũng đơn vị trên đã tập kích diệt gần hết một tiểu đồn Mỹ tại
đông - bắc Bến Cát, rồi ngày 12 tháng 3 năm 1966 đánh thiệt hại nặng thêm 1 tiểu đoàn
khác trên đường 16 (Thủ Dầu Một). Đến tháng 5 năm 1966, bộ đội chủ lực miền tập kích,


loại khỏi vịng chiến một chiến đồn Mỹ tại Bầu Sáng (chiến khu Dương Minh Châu –
Tây Ninh).


Đón đánh trả mãnh liệt của các lực lượng vũ trang và nhân dân miền đông Nam Bộ đánh
bại các cuộc hành quân của chiến đấu Mỹ, trong đó có cuộc hành quân lớn như


“Rollingstone”, “ Silver city”, “ Birmingham”, làm phá sản âm mưu đẩy lùi và chọc
thủng vành đai bao vây tiến công của ta quanh vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.


Trên chiến trường khu 5, bộ đội chủ lực quân khu kết hợp với lực lượng địa phương và
đồng bào tại chỗ vùng bắc Bình Định đã bẻ gãy cuộc tiến công lớn nhất của địch, gồm ba
cuộc hành quân liên tiếp (“ cái chày”, “ cánh trắng 1”, “cánh trắng 2”). Bức tranh hào
hùng về toàn dân quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Mỹ thể hiện đạm nét trong cuộc
đấnh trả kiến quyết này. Bộ đội và du kích bám đánh quân Mỹ, giữ vững xóm làng, bảo
vệ nhân dân, các tầng lớp nhân dân phối hợp cùng lực lượng vũ trang làm mọi công tác
phục vụ chiến đấu, từ đào công sự, tiếp tế hậu cần, đến vận chuyển và cất dấu chum vại
lớn để chuyển thương binh xen qua cả khu vực bố trí của quân Mỹ.


____________


<i>1. Diệt hơn 1.300 tên, 2 tiểu đoàn bộ binh và 1 cho đoàn thiết giáp bị đánh thiệt hại </i>
<i>nặng.</i>


Ta đánh nhiều trận, có trận chủ lực ta tiến công bao vây quân địch vừa từ máy bay lên
thẳng đổ xuống, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ ( Chợ Cát, Tam
Quan ngày 28 tháng 3). Có những trận chặn đánh các cách qn vây. Có những trận đánh
mạnh vào phía sau đội hình địch, phá 60 máy bay lên thẳng ở căn cứ Hồ Hội, tập kích
trận địa pháo ở Đèo Nhơng, tập kích sở chỉ huy ở Bồng Sơn, có những trận phản kích liên
tiếp vào đội hình địch.



Ở Quảng Ngãi, bộ đội địa phương à dân quân dựa vào các làng xã chiến đấu đã tiến công
địch rộng khắp, diệt hơn 1.000 lính Mỹ và lính nguỵ, buộc chúng phải chuyển cuộc hành
quân “Diều hâu đôi” đang càn quét vùng Đức Phổ, Ba Tơ, ra phía Tam Kỳ (Quảng Nam).
Đến đây, chúng vẫn không phát hiện được bộ đội chủ lực ta mà còn bị lực lượng tại chỗ
của ta diệt thêm một số. Cuộc hành quân bị tổn thất nặng phải bỏ dở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Giữa lúc quân địch bị căng kéo, ghìm cặt và dàn mỏng trên ba địa bàn trọng điểm bởi thế
trận của lực lượng vũ trang tại chỗ thì bộ đội chủ lực khu 5 và bộ đội địa phương tỉnh
Quảng Ngãi mở chiến dịch tiến công ở tây Sơn Tịnh. Quân ta liên tiếp đánh địch trên
đoạn đường số 1 từ Chu Lai đến thị xã Quảng Ngãi, đánh quân đến giải toả, làm thiệt hại
nặng hai tiểu đồn lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Sau đó đánh điểm, diệt viện ở Hội Đức, Phú
Sơn, Phú Thành (24-3), Phước Lộc (22-3), Lâm Lộc (28-3).


Nhìn rộng ra tồn miền Nam, trên các hướng chiến lược khơng năm trong trọng điểm
phản công của địch, các lực lượng vũ trang và nhana dân địa phương cũng phối hợp với
hướng chiến lược chính, tích cực tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, phân tán căng kéo và
ghìm chân chúng tại căn cứ, đánh bại kế hoạch càn quét “bình định” của chúng.


Ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long, và khu 5, quân và dân ta đánh bại nhiều cuộc hành
quân càn quét của quân nguỵ, phá thế kìm kẹp của chúng và mở rộng vùng giải phóng
của ta. Tính đến hết tháng 6 năm 1966, quân và dân Nam Bộ đã phá 2.668 “ấp chiến
lược”. Địch chỉ còn khống chế chặt chẽ được chừng 300 ấp. Ngay cả vùng ven Sài Gòn -
Chợ Lớn, dù địch đánh phá ác liệt, các lực lượng vũ trang ta vẫn đứng vững, liên tiếp
đánh thọc vào nội thnàh, phối hợp với lực lượng biệt động tại chỗ diệt được nhiều sinh
lực, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Từ 30 tháng 1 năm 1966, ta tập
kích sân bay Phú Lợi, căn cứ sư đoàn 1 Mỹ. Ngày 1 tháng 4 năm 1966, ta tiến cơng
khách sạn Vích-tơ-ri-a, tập kích sân bay Tân Sơn Nhất.


Phối hợp với quân và dân đồng bằng, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã dùng bộ đội
tinh nhuệ tập kích căn cứ của sư đồn 1 “ Kỵ binh bay” Mỹ. Tập kích sân bay Plây-cu lần


thứ hai, phá huỷ 40 máy bay (23-4). Bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng atị chỗ mở
hai đợt hoạt động: đợt mùa xuân từ ngày 15 tháng 2 đến 26 tháng 3 trên hướng tây - bắc
Buôn Ma Thuột và đợt mùa hè từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 ở Plây-cu, Plây
Gi-răng.


Ở chiến trường Trị Thiên, các lực lượng vũ trang ta, sau khi đập tan cuộc hành quân “
Lam Sơn 324” của quân nguỵ, ta đã diệt căn cứ biệt kích A Sầu (tháng 3 năm 1966), giải
phóng miền tây Trị Thiên. Chiến thắng này tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng vũ trang
ta từ rừng núi tiến xuống mở thế làm chủ đồng bằng, đồng thời cũng qua đó mà mở rộng
hành lang vận chuyển của ta từ bắc vào nam.


Đi đôi với địn tiến cơng địch về qn sự, đồng bào các vùng nông thôn và thành thị đã
đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị, với khí thế và sức mạnh mới.


Từ ngày quân Mỹ và miền nam, đời sống của các tầng lớp nhân dân ta đã đảo lộn về
nhiều mặt. Quân viễn chinh Mỹ hành binh tàn sát nhân dân ta, làm cho mâu thuẫn giữa đế
quốc Mỹ cùng bọn tay sai với dân tộc ta vốn đã gay gắt, lại gay gắt thêm. Mâu thuẫn giữa
bọn tay sai tranh ăn với nhau cũng nổi lên ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, những
thắng lợi quân sự liên tiếp của ta, những thất bại ngay từ những trận đầu ra quân của
quân viễn chinh Mỹ, lại càng cổ vũ khích lệ lịng u nước và tinh thần đấu tranh của
đông đảo nhân dân ta, kể cả những người trước đây còn dừng chừng, do dự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

sát trâu bị, có nơi buộc chúng phải bồi thường. Ngồi trở ngại chính là sự bất đồng về
ngôn ngữ, ta vẫn giữ được thế và vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh chính trị với
qn Mỹ ở cả nơng thôn và thành thị.


Từ tháng 8 năm 1965, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đã diễn ra rộng
khắp, có những cuộc đơng tới 2-3 vạn người từ nông thôn kéo vào các thị xã, thị trấn và
căn cứ địa quân sự Mỹ. Từ tháng 12 năm 1965 đến đầu năm 1966 lại nổi lên phong trào
đấu tranh chống Mỹ rải hố chất độc, có cuộc lên tới 15 vạn người, lôi cuốn cả binh lính


nguỵ vầ gia đình họ tham gia. Đặc biệt, nhiều cuộc đấu tranh trực diện chống quân đội
Mỹ đi càn quét đã giành được thanứg lợi rõ rệt. Nhiều phụ nữ tay không đã dũng cảm
chặn xe thiết giáp M.113 của Mỹ, không cho chúng dầy xéo mùa màng, thơn xóm.
Cùng với phong trào đấu tranh của đồng bào nông thôn, đồng bào đô thị cũng từ đấu
tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ phát triển thành chống “lệ thuộc ngoại lang”, thực chất
là chống sự nô dịch của đế quốc Mỹ.


Đặc biệt, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1966 đã nổi lên cuộc đấu tranh của nhân dân hai
thành phố Đà Nẵng và Huế. Lúc đầu, đây chỉ là một cuộc khủng hoảng chính trị do bọn
cầm đầu nguỵ quân và một số người lãnh đạo trong giới phật giáo vùng chiến thuật 1
khuấy lên để chống bọn Thiệu - Kỳ, với mục đích tranh ảnh hưởng và giành địa vị. Lợi
dụng sự xung đột trong nội bộ địch, Đảng bộ địa phương Trị Thiên và Quảng Nam – Đà
Nẵng đã tập hợp các lực lượng tích cực, phát động quần chúng yêu nước và hướng phong
trào vào mục tiêu chống Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi tự do dân chủ.


Cuộc đấu tranh bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 năm 1966 ở Đà nẵng, nổ ra bằng cuộc biểu
tình sau đó lan nhân ra Huế, tác động vào các đơn vị chủ lực thuộc quân đoàn 1, thành cái
gọi là “ phong trào ly khai”, “ quân ly khai” chống Thiệu - Kỳ. Quần chúng và binh lính
chiếm các đài phát thanh Huế, Đà Nẵng, Hội An, đốt tòa lãnh sự Mỹ ở Huế, phá nhà tỉnh
trưởng Thừa Thiên. Đên tháng 5 năm 1966, cuộc đấu tranh trở thành một cao trào lan
rộng ra trên 21 thnàh phố, thị xã, kể cả Sài Gòn. Theo lệnh Mỹ, Thiệu - Kỳ phải đưa lực
lượng tổng dự bị bị ra vùng chiến thuật I đề đán áp, gây ra những cuộc chạm súng trong
hàng ngũ quân nguỵ.


Quần chúng lao động nhân đó lấy được vũ khí, chiến đấu tự vệ và trừng trị bọn tề điệp, ác
ôn. Những tên cơ hội trong giới phật giáo thấy phong trào đã bị cách mạng tận dụng và
tìm cách chi phối, vội vàng đưa ra giải pháp thoả hiệp với bọn Thiệu - Kỳ. Do cơ sở cách
mạng trong nội thành còn yếu và ta cũng chưa tập trung được lực lượng lãnh đạo đầy đủ
nên phong trào không duy trì được lâu và bị dập tắt. Tuy nhiên, duy thắng lợi còn những
hạn chế, cuộc đấu tranh cũng khiến cho bộ máy chính quền tay sai ở Trị Thiên - Huế, Đà


Nẵng bị tê liệt một thời gian và khả năng hoạt động của quân nguỵ chủ yếu ở vùng chiến
thuật I đã bị suy giảm từ 50% đến 70% ( như dư luận chính giới Mỹ đã đánh giá) góp
phần hạn chế việc thực hiện kế hoạch phản công của đế quốc Mỹ và bọn tay sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

cũng bị đánh trả quyết liệt. Quân và dân ta đã ngày càng có kinh nghiệm, bắn rơi nhiều
máy bay Mỹ hơn trước, tổ chức phòng chống tốt hơn và đặc biệt là vẫn bảo đảm nguồn
chi viện vào nam ngày càng tăng một cách vững chắc.


Rõ ràng, từ khi thực hiện kế hoạch chiến lược của Oét-mo-len, đối với Mỹ tình hình
chẳng những khơng tốt lên, mà cịn có nhiều hướng xấu đi. Trên chiến trường miền nam,
biện pháp chiến lược “tìm để diệt” của Oet-mo-len tổ ra ít hiệu quả. Mục tiêu của cuộc
phản công chiến lược lần thứ nhất là chuyển bại thành thắng không đạt. Muốn tiếp tục
phản cơng theo kế hoạch thì lực lượng đã bị tiêu hao, phân tán, khơng cịn ưu thế so với
đối phương. Bộ chỉ huy Mỹ chẳng còn cách nào hơn là đành thu quân, quay về giữ thế
trong mùa mưa, chờ tăng thêm quân mới để tổ chức cuộc phản công lần thứ hai.


Thế là kế hoạch phản công quy mô đầu tien của bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã bị thất bại.
Theo Ca-bơt- Lốt, đại sứ Mỹ ở Sài Gịn báo cáo về nước ngày 5 tháng 5 năm 1966, cuộc
phản công của Mỹ hầu như chẳng đạt được một mục tiêu nào gọi là quan trọng 1 .


Trước hết quân mỹ định tiêu diệt chủ lực ta và buộc ta phải phân tán đánh du kích.
Nhưng, sau bốn tháng mở cuộc phản công, quân Mỹ, chư hầu và nguỵ đã bị thiệt hại lớn
cả về quân và phương tiện chiến tranh 2 .Các sư đoàn tinh nhuệ của Mỹ lại là những đơn
vị bị đánh đau. Bất ngờ hơn cả là quân Mỹ đã bị diệt và bị thiệt hai nặng từng tiểu đoàn,
ngược lại, trong cả mùa khơ, hành sư đồn , lữ đồn Mỹ chẳng diệt nổi gọn một đại đội
nào của ta. Các lực lượng vũ trang giải phóng vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh.
Tính từ cuối năm 1964 tới cuối năm 1966, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương ở miền
nam đã tăng gấp rưỡi và lực lượng dân quân du kíhc tăng gấp đơi. Qn giải phóng miền
nam chẳng những khơng phải phân tán đánh du kích, mà cịn đưa tác chiến tập trung lên
quy mơ trung đồn, sư đồn.



Qn Mỹ định cố gắng giành quyền chủ động trên chiến trường và rồn ta về thế thủ,
nhưng chúng lại bị tiến công ở nhiều nơi và ngày càng lúng túng, bị động, ngày càng suy
giảm sức chiến đấu.


____________


<i>1. Theo Ca-bốt lốt, cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ đã không làm hao </i>
<i>tổn được Việt cộng, khơng tiêu diệt được đơn vị chính quy nào của cộng sản, khơng ngăn</i>
<i>chặn được du kích phát triển, hậu phương của Mỹ và chính quyền nguỵ lại khơng ổn </i>
<i>định, Mỹ và nguỵ vẫn bị động, quân đội nguỵ giảm chất nhanh, lực lượng Mỹ tăng cường</i>
<i>không khắc phục được tình hình ngày càng xấu đi.</i>


<i>2. Gần 42,5 nghìn quân Mỹ và 35 nghìn quân chư hầu bị loại khỏi chiến đấu, trong đó có</i>
<i>14 tiểu đồn, 22 đại đội bộ binh và 3 tiểu đoàn xe bọc thép bị diệt hoặc bị thiệt hại nặng. </i>
<i>Hơn 70 nghìn quân nguỵ bị loại khỏi chiến đấu hoặc ta rã, trong đó có 10 tiểu đồn, 126</i>
<i>đại đội bị diệt, 2 trung đoàn bị loại ra khỏi chiến đấu. 1.730 máy bay bị phá huỷ hoặc bị </i>
<i>bắn rơi ( riêng chiến trường miền nam), 1.310 xe quân sự ( có 600 M. 113, M. 48), 80 </i>
<i>khẩu pháo, 27 tàu xuồng bị cháy phá huỷ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

nam đẩy mạnh tiến công quân sự và mở rộng đấu tranh chính trị, làm cho Mỹ càng khó
khăn them và chính quyền nguỵ dấn sâu hơn vào cuộ khủng hoảng chính trị triền miên
(nhất là ở đơ thị) , khiến chúng không sao thực hiện nổi mục tiêu “ổn định hậu phương”.
Tóm lại, cả hai mục tiêu chủ yếu mà bộ chỉ huy Mỹ đề ra trong kế hoach phẩn cơng đều
khơng đạt, trong đó mục tiêu “đánh gãy xương sống Việt cộng” được coi là quyết định
nhất lại không thực hiện được. Qua hiệp đầu đọ sức giữa đôi bên, đế quốc Mỹ đã thua,
quân và dân ta đã thắng.


Đối với chúng ta, đây là thắng lợi tồn diện cả về qn sự và chính trị, mà trước hết và
chủ yếu là thắng lợi về quân sự. Quân và dân miền nam đã giáng cho qn đội viễn chinh


Mỹ một địn chống váng. Đối với ta, đánh thắng đế quốc Mỹ về quân sự khơng cịn là
khả năng nữa mà đã trở thành hiện thực sống động trên chiến trường.


Song có một điều cần xác nhận là đương đầu và đánh thắng một kẻ địch có qn đơng,
hoả lực mạnh, sức cơ động cao, hậu cần tiếp tế dồi dào, đối với ta không phải là một việc
suôn se, một chiều trơi chảy. Tính chất cuộc chiến đấu bội phần ác liệt, tình huống chiến
tranh biến động khác thường. Quân Mỹ lại luôn thay đổi thủ đoạn tác chiến, trong lúc đó
các lực lượng quân sự ta có những mặt chưa kịp yêu cầu phát triển của chiến tranh. Nhân
dân và lực lượng vũ trang ta trên cả hai miền nam bắc phải trải qua những tháng ngày
chịu đựng căng thẳng, chịu nhiều hy sinh tổn thất, vượt biết bao khó khăn, thử thách.
Chúng ta phải dốc lực lớn cả cơng sức và trí tuệ của lãnh đạo và quần chúng, xương máu
của đồng bào và chiến sĩ để đứng vững và vươn lên mạnh mẽ giành chiến thắng oanh liệt
này.


Qua mùa khô năm 1965-1966, chúng ta cnàng nhận rõ chỗ mạnh của ta để ra sức phát
huy và những khó khăn, nhược điểm để từng bước khắc phục. Đồng thời, chúng ta cũng
có đầy đủ căn cứ thực tế để khảo nghiệm nhừng điều đánh giá trước đây về đội quân viễn
chính mỹ.


Diễn biến cực kỳ ác liệt của cộc chiến đã giúp ta hình dung một cách cụ thể những chỗ
mạnh của Mỹ, có tính chất thuần t vật chất - kỹ thuật đó đã bị hạn chế nhiều và không
phát huy được hết hiệu lực trước quyết tâm chiến lược, thế trận vững chắc và nghệ thuật
tác chiến của quân và dân ta. Ngược lại, sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân Việt
nam đã buộc đội quân viễn chinh Mỹ bộc lộ những chỗ yếu cơ bản của chúng mà ta có
khoét sâu.


Một là, quân Mỹ vào miền nam càng nhiều thì mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ và tay sai càng
tăng, cuộc khủng hoảng chính trị vào đầu năm 1966 cộng với những thất bại trên chiến
trường đã tác động mạnh đến binh lính Mỹ và quân chư hầu, khiến tinh thần chúng vốn
đã kém lại càng giảm sút thêm. Thử thách mùa khô 1965-1966 càng chứng tỏ sự suy yếu


về chính trị - tinh thần quả là chỗ yếu chí mạnh, chi phối mọi hoạt động chiến đấu của
quân viễn chinh Mỹ. Quân Mỹ bớt hung hăng. Lính chư hầu Nam Triều Tiên khét tiếng
hung ác , bị đánh đau cũng phải cùn tay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

vừa tiến cơng để cứu vãn tình hình. Cũng vì bị động nên chúng thường để lộ những sơ hở
và nhược điểm ngay từ đầu. Rốt cuộc, chúng phản cơng cũng khó đạt mực tiêu đề ra, dẫn
đến tình trậng thường xuyên bị động trên chiến trường cho đến khi thất bại.


Ba là, Mỹ càng mở rộng chiến tranh thì càng khủng hoảng về lực lượng, bế tắc về cách
đánh. Giới cầm đầu quân sự Mỹ muốn phát huy các yếu tố sức mạnh của chúng để buộc
ta phải đánh theo cách đánh của chiến tranh quy ước mà chúng vận dụng vào điều kiện
chiến trường miền nam. Thế nhưng, chúng đã sa vào thế trận xen kẽ, cài răng lược phát
triển đến trình độ cao của chiến tranh nhân dân ta. Bộ chỉ huy quân Mỹ đã bỏ ra biết bao
công sức “tìm diệt” và “bình định” song vẫn khơng tạo ra được một sự phân tuyến, phân
vùng đáng kể nào để dễ dàng “đè bẹp” quân ta bằng ưu thế tuyệt đối về hoả lực trong
những khu vực đã chuẩn bị sẵn. Trái lại, từ khi bắt đầu triển khai chiến đấu chô đến hết
mùa khô 1965-1966, các lực lượng cơ động Mỹ không lúc nào là không bị căng kéo,
phân tán trong thế trận bao vây, chia cắt và tiến công liên tục của ta. Quân đội Mỹ vốn
được tổ chức và huấn luyện theo một cách, nhưng lại phải đánh theo cách khác, nên cách
đánh của hộ bị trái khốy. Vì vậy, dù Mỹ có đqa thêm qn nữa cũng vẫn khơng đủ ứng
phố, có muốn tập trung lực lượng để tự do hành động cũng chẳng dễ dàng.


Từ cuộc chiến mùa khơ 1965-1966, ta có thể khẳng định là: ta tuy có chỗ yếu về vật chất
- kỹ thuật, cịn khó khăn về tiếp tế hậu cần, nhưng lại có nhiều chỗ mạnh rất cơ bản về
chính trị - tinh thần, về nguồn bổ sung lực lượng, về thế trận, về cách đánh hiệu suất cao.
Mỹ tuy mạnh về vật chất - kỹ thuật, nhưng lại có nhiều chỗ yếu cơ bản không sao khắc
phục được. Ta biết hình thành thế mạnh của ta để đánh vào những chỗ yếu của đối
phương, nên ta đã giành được thắng lợi lớn.


Ý nghĩa và nội dung chủ yếu của keo đầu đọ sức quyết liệt năm 1965-1966 là : quân và


dân ta đã đánh thắng hiệp đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, cả cuộc chiến
tranh trên bộ ở miền nam và bướ leo tháng mới của chiến tranh không quân đánh phá
miền bắc. Chúng ta hiểu quân Mỹ một bước, khơng chỉ dám đánh và quyết thắng mà cịn
bắt đầu biết cách đánh thắng chúng trên chiến trường ta.


Điều có thể rút ra được là nhân dân và các lực lượng vũ trang khơng chỉ có quyết tâm cao
mà cịn có sức sáng tạo phi thường. Ba tứ qn của lực lượng vũ trang ta đều đánh được
quân Mỹ và có cách đánh thích hợp để chiến thắng. Và trên cơ sở đó chúng ta đã bước
đầu rút ra được những kinh nghiệm quá báu, nâng


cao chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân và càng nhận rõ hơn nữa những quy
luật của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền nam, làm cho toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân càng thêm tin tưởng vào khả năng to lớn của mình và càng quyết tâmm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược.


<b>Chương bốn</b>


<b>Nỗ lực qn sự cao nhất của chính quyền Giơn – Xơn</b>


Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời chúc mừng năm mới đồng bào
và chiến sĩ cả nước:


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi</i>
<i>Tin mừng thắng trận nở như hoa”.</i>




Đông xuân 1966-1967 và suốt cả năm 1967 là thời kỳ mà quân và dân ta trên cả hai miền
tiến cơng mạnh mẽ, chiến thắng giịn giã, mở ra một cục diện chiến lược mới khẳng định
thế tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân Việt Nam.





Qua cuộc phản công lần thứ nhất ( tháng 1 năm 1966 đến tháng 4 năm 1966) những
nhược điểm của quân đội viễn chinh Mỹ đã dần dần bộ lộ. Tuy vẫn cịn rất chủ quan, phía
Mỹ khơng thể khơng bắt đầu cảm thấy rằng việc đưa chiến lược “ chiến trạnh cụ bộ” từ
lĩnh vực lý thuyết vào hoạt động thực tiễn tại miền nam Việt Nam, sẽ không diễn ra trơn
tru như họ tính tốn. Sau khi bị qn và dân tại miền nam giáng cho địn chống váng
trong mùa khơ 1965-1966, tiếp đó lại bị thua ở cả hai miền nước ta trong mùa mưa 1966,
Oa-sinh-tơn vừa lúng túng vừa cay cú.


Dư luận trong nước Mỹ đã bắt đầu xôn xao và nhắc đến những bài học thất bại của quân
đội viễn chinh Pháp trước đây. Càng mở rộng hoạt động trên chiến trường miền nam,
quân Mỹ lại buộc phải phân tán lực lượng và bị sa vào mâu thuẫn cố hữu của chiến tranh
xâm lược thực dân giữa tập trung và phân tán mà quân đội viễn chinh Pháp trước đây đã
không giải quyết nổi. Mỗi ngày trôi qua càng làm tăng thêm mối lo lắng của Oa-sinh-tơn
về khả năng chiến tranh có thể kéo dài, tình thế lại không cho phép Mỹ kéo dài chiến
tranh. Đánh nhanh, thắng nhanh càng trở nên yêu cầu khẩn thiết, buộc Mỹ phải có những
cố gắng mới, tăng gấp đơi qn số, vũ khí, trang bị mở một số cuộc hành quân lớn có ý
nghĩa quyết định trong đông – xuân 1966-1967. Vậy là nỗ lực quân sự cao nhất của
Giôn-xơn và Oét-mo-len diễn ra trong thế bị động chiến lược của Mỹ trên chiến trường miền
nam.




Phía Mỹ cịn bị thúc đánh bởi một nhân tố chính trị quan trọng trong nước đối với chính
bản thân tổng thống Mỹ Giơn-xơn. Sau mùa khô 1966-1967, Oa-sinh-tơn đã bắt đầu tỏ ra
lo lắng về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng không thuận
lợi cho tập đồn cầm quyền Giơn-xơn trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 1968.



Ngay từ đầu năm 1966, ta đã nhận định rằng sang năm 1967, Mỹ sẽ rốc sức thực hiện
đánh nhân, thắng nhanh. Ta dự kiến trong mùa mưa năm 1966, địch sẽ hoạt động bình
thường để tập trung cố gắng mở một cuộc phản công vào mùa khô năm 1966-1967 trên
quy mô lớn, với lực lượng gồm đến 1 triệu quân cả Mỹ - nguỵ và quân chư hầu, trong đó
quân Mỹ có thể lên đến trên dưới 40 vạn.


Từ nhận định đó, ta đã quyết định kế hoạch tăng cường lực lượng cho miền nam, củng
cố thế trận đã xây dựng được, đẩy quân đội viễn chinh Mỹ lún sâu hơn nữa trong thế bị
động chiến lược.




Tháng 4 năm 1966, Bộ chính trị Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương quyết định
thành lập khu Trị Thiên. Khu uỷ Trị Thiên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương
Đảng, quân khu uỷ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của khu uỷ đồng thời có nhiệm vụ báo
cáo xin chỉ thị Quân uỷ Trung ương về mọi công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Quân khu này chỉ đạo thống nhất mọi lực lượng của hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên
Huế, nhanh chóng mở rộng thực lực quân sự, phát triển cơ sở chính trị ở đồng bằng và đô
thị, đánh địch và chuẩn bị phối hợp công kích và nổi dậy với các chiến trường khác nhằm
tạo nên tình thế mới trong cuộc chiến chống Mỹ. Đó là cách thực hiện phương châm
“kiềm chế địch để thắng chúng ở miền nam” tích cực nhất.




Tháng 6 năm 1966, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng lại quyết định mở mặt trận đường
số 9 - bắc Quảng Trị, lúc này trao cho Bộ tư lệnh quân khu 4 chỉ huy. Đây là một quyết
định chiến lược kịp thời, táo bạo và khoa học dựa trên cơ sở đánh giá chính xác về khả
năng của ta và của địch.





Mặt trận đường số 9 là một hướng tiến công mới của ta vào một nới yếu của địch trên
chiến trường miền nam, buộc lực lượng địch vốn đã phân tán, nay lại phải phân tán thêm
nữa lên miền rừng núi để đối phó với lực lượng chủ lực mạnh của miền bắc. Mặt trận này
tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác hoạt động, nhất là đồng bằng Trị Thiên,
ngăn chặn âm mưu địch mở rộng chiến tranh mặt đất ra miền Bắc, trước hết là ra quân
khu 4. Đạo quân lính thuỷ đánh bộ Mỹ vốn được tổ chức và huấn luyện để chiến đấu tại
các vùng ven biển dưới sự yểm hộ trực tiếp của tàu chiến phải điều lên vùng rừng núi,
phải đánh trong thế trận mà chúng ta đã bố trí. Như vậy, chúng ta có thể hạn chế những
chỗ mạnh và khơi sâu những chỗ yếu của chúng cả về chiến dịch lẫn chiến thuật, tách lục
quân Mỹ ra xã tầm chi viện của hải quân. Mặt khác đây là một đòn hiểm giáng mạnh vào
tinh thần, tâm lý của bọn lính “ cổ da” Mỹ. Ta đẩy mạnh tiến công trên chiến trường Trị
Thiên và mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị là điếu hết sức bất ngờ đối với đế quốc
Mỹ. Chúng phải đảo lộn cả thế bố trí chiến lược. Sư đồn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đưa sang
có dự kiến làm nhiệm vụ “bình định” đồng bằng sông Cửu Long, lại phải đưa ra vùng
rừng núi. Như vậy là muốn tập trung lực lượng tiến công ta ở Nam Bộ, nhưng chúng lại
phân tán phòng nự đối với lực lượng chủ lực miền bắc của ta. Rõ ràng quân đội viễn
chinh Mỹ Mỹ khi được đưa lên số lượng rất cao mà chúng có thể đưa vào được, vẫn
khơng thốt khỏi thế bị phân tán trước những quyết định chiến lược đúng đắn và táo bạo
của ta.




Mặt trận đường số 9 trở thành mặt trận thường xuyên thu hút và giam chân quân chủ lực
cơ động của Mỹ và quân đội nguỵ. Đây là nơi các sư đoàn cơ động, các đơn vị pháo mặt
đất, pháo cao xạ, thiết giáp của ta luân phiên đến tác chiến. ta vừa rèn luyện được bộ đội,
vừa rút kinh nghiệm, xây dựng nên những cách đánh thích hợp, nâng cao từng bước trình
độ tác chiến hiệp đồng binh chủng của các đơn vị quân đội ta lên quy mơ ngày càng lớn.


Dựa vào địa hình thiên hiểm của dãy núi Trường sơn và do ở vị trí địa lý tiếp giáp hậu
phương lớn miền bắc nên mặt trận đường số 9 trở thành một địa danh thuận loịư để ta chủ
động tiến hành những hoạt động tác chiến quy mô lớn, vừa và nhỏ, tập trung, phân tán
linh hoạt phối hợp với các chiến trường khác, phát triển quyền chủ động chiến lược của ta
trên toàn miền. Mặt trận này hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kháng chiến của ta trên toàn
miền nam và trước hết cho những hoạt động tác chiến, xây dựng căn cứ miền núi và xây
dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, mở rộng vùng giải phóng
của ta ở Trị Thiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

ngày 15 đến ngày 26 tháng 7 năm 1966 và cuộc hành quân “ Pơ-re-ri” vào tây Do Linh từ
ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1966.




Tình hình Trị Thiên lúc này chuyển biến quan trọng. Chúng ta đã giải phóng hơn 100
thơn ở đồng bằng với trên một vạn năm nghìn dân.




Như vậy là ta đã tạo nên một hướng tiến công mới làm đảo lộn ý định chiến lược trên
chiến trường miền nam, có tác động ngăn chặn âm mưu địch mở rộng chiến tranh trên
mặt đất ra miền bắc và phá kế hoạch đưa lục quân Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu
Long.




Thế trận bố trí chiến lược của địch trên chiến trường miền nam bị xáo trộn. Tuy địch vẫn
còn hung hăng, nhưng lòng tự tin của chúng đã bị bắt đầu dao động.





Mối đe doạ đối với địch tại khu này tiếp tục tăng thêm trong năm 1967 và tiếp đó trong
cả năm 1968 cho đến năm 1972. Cảm thấy bị gài chặt vào thế trận tiến công chiến lược
của ta trêm phạm vi tồn miền nam, phía địch muốn tìm cách gỡ ra nhưng bất lực.


Chúng ta đã xây dựng một thế trận vững chắc, phát huy cao độ sức mạnh của quân và dân
ta tại miền nam, gắn liền tiền tuyến lớn miền nam với hậu phương lớn miền bắc qua con
đường hành lang chiến lược nối hai miền.


Quân và dân ta đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, nhưng chúng ta tiến công quân địch
ở mỗi vùng, vào mỗi thời điểm với sức huy dodọng lực lượng và hình thức đấu tranh
khác nhau.


Trong thế trận tồn mền của ta, miền đông Nam Bộ bao gồm Sài Gịn – Gia Định là chiến
trường có ý nghĩa chiến lược quan trọng đặc biệt cả về quân sự lẫn chính trị. Thắng lợi
của hai bên trên chiến trường miền đơng Nam Bộ có ảnh hưởng trực tiếp về mọi mặt đến
tình hình ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long , đến tình hình Sài Gịn và những đơ thị khác
ở miền nam và có tiếng vang lớn ra thế giới. Nhận rõ tầm quan trọng của chiến trường
miền đông Nam Bộ, quân địch đã tập trung tại đây 3 sư đoàn Mỹ, 3 sư đoàn nguỵ và trên
một sư đoàn lực lượng tổng dự bị chiến lược nguỵ. Trên chiến trường này, ta có 3 sư
đồn chủ lực, các lực lượng đặc cơng cùng nhiều đơn vị bộ đội địa phương, quân biệt
động và dân quân du kích, tự vệ đã dày dạn trong chiến đấu. Hệ thống bảo đảm hậu cần
của ta được tổ chức khá chu đáo với những kho dự trữ quan trọng được phân tán, cất giấu
bí mật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Đây cũng là địa hình bất lợi cho các hoạt động tác chiến của quân Mỹ khi chúng triển
khai trên quy mô lớn những phương tiện vũ khí trang bị nặng.


Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ hiểu rõ những khó khăn mà quân Mỹ có thể vấp phải
khi đặt chân vào chiến khu Dương Minh Châu (thuộc tỉnh Tây Ninh). Thế nhưng, các


tướng lĩnh Mỹ cho rằng với khối lượng phương tiện chiến tranh đồ sộ có trong tay, họ có
thể san bằng mọi chướng ngại trước bước tiến của các đơn vị quân Mỹ. Theo họ địa hình
rừng rậm nhưng lại tương đối bằng phẳng của miền đông Nam Bộ không gây cản trở
nhiều hoạt dodọng của xe tăng thiếp giáp. Họ cho rằng với số lượng lớn máy bay lên
thẳng chở quân, có thể đưa những đơn vị cỡ tiểu đoàn cơ động nhanh chóng đến những
bãi chống trong các khu rừng. Họ còn cho rằng nhều hoả lực của pháo binh và của máy
bay lên thẳng, bom rải thảm của B.52 đủ sức huỷ diệt mọi tổ chức đề kháng của đối
phương tại những khu vực , mà lục quân Mỹ dự tính tiến đến.


Lực lượng bộ đội chủ lực của ta ở trung và tây Nam Bộ có khả năng phối hợp tác chiến
chặt chẽ với bộ đội địa phương và dân quân du kích, phát triển chiến tranh nhân dân địa
phương, tiến hành những trận đánh giao thơng, đánh đồn, chống phá “bình định”. Biết rõ
tinh thần quân nguỵ thấp kém, tổ chức lỏng lẻo, tình trạng tham nhũng bê bối trong các
tướng chỉ huy, những mâu thuẫn gay gắt diễn ra liên tiếp trong nội bộ quân nguỵ, nên chỉ
huy quân đội viễn chinh Mỹ vẫn lo lắng, đã tính đến phương án đưa quân Mỹ vào “ khu
vực đồng bằng sông Cửu Long” khi cần thiết.


Chúng ta đã khẩn trương tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cho các lực lượng
vũ trang và chính trị của ta ở miền nam. Vào những tháng cuối năm 1966 và trong
năm 1967, một trung đoàn, sư đoàn, các đơn vị pháo binh, công binh, đặc công được
huấn luyện công phu tại miền bắc đã được đưa vào chiến trường. Các lực lượng bộ đội
địa phương, quân biệt động và du kích đã được phát triển ở nhiều nơi.


Trong nghị quyết tháng 2 năm 1967, Quân uỷ Trung ương đã nêu ra là phải xây dựng lực
lượng vũ trang với “số lượng thích hợp nhưng chất lượng rất cao”. Các đơn vị bộ đội chủ
lực quân khu nhờ quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt và phương hướng tiến lên, đã vừa
đánh địch để hỗ trợ cho phong trào địa phương vừa rèn luyện xây dựng bản lĩnh chiến
đấu và khanả trương nâng cao trình độ đánh vận động và đánh cơng sự vững chắc, bám
sát yêu cầu phát triển của tình hình.



Chất lượng bộ đội địa phương cũng đã được nâng cao thêm. Do nhận thức rõ vai trò,
chức năng của mình, có phương thức hoạt động thích hợp, do có mối quan hệ chặt chẽ
với dân quân du kích và phong trào địa phương phối hợp tác chiến tốt với bộ đội chủ lực,
phối hợp ba mũi giáp cơng, nên một số tiểu đồn địa phương của miền và quân khu đã
đánh giỏi, đặt hiệu suất chiến đấu cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

địch, gom dân, phát triển “vành đai diệt Mỹ” của chiến tranh du kích bao vây các căn cứ
quân sự của địch, chủ yếu là những căn cứ Mỹ.


Chính trong bối cảnh chuẩn bị tích cực đó, nhằm thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, vào tháng 2 năm 1966, Quân uỷ trung
ương đã đề ra 6 phương thức tác chiến và đem thể nghiệm trên các chiến trường ở miền
nam trong mùa hè – thu 1966. Sáu phương thức tác chiến đó1 được vận dụng phối hợp
với nhau trong quy mô chiến lược toàn miền và trên từng chiến trường của cuộc chiến
giải phóng để đạt các mục tiêu chiến lược tiến đến tổng cơng kích tổng khởi nghĩa. Sáu
phương thức tác chiến chiến lược được xây dựng trên cơ sở hiểu địch, hiểu ta sâu sắc,
nắm vững những nhược điểm cơ bản, những sơ hở trong thế trận của địch, nắm vững khả
năng, sở trường của ba thứ quân tác chiến trong thế trận chiến tranh nhân dân. Sáu
phương thức tác chiến chiến lược biểu hiện nội dung chiến lược tiến công của ta. Những
cách đánh phong phú, linh hoạt nhằm kiên quyết chủ động liên tục tiến cơng qn địch
với mọi hình thức, mọi quy mô của quân và dân ta tại miền nam xuất phát từ những
phương thức tác chiến lược. Nó sẽ như hàng trăm sợi dây thừng trói chặt qn địch,
khơng cho chúng thốt ra khỏi thế bị bị động chiến lược và làm suy yếu từng bước cả lực
lượng lẫn ý chí chiến đấu của chúng.


__________


<i>1. Nội dung của sau phương thức tác chiến chiến lược là:</i>


<i>- Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội tập trung, mở những chiến dịch tiến công </i>


<i>hoặc phản công vừa và lớn, tiến tới đánh những trận có tác động chiến lược nhằm tranh </i>
<i>thủ thế quân sự trên một số hướng...</i>


<i>- Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao, tiêu hao rộng rãi qn địch.</i>
<i>- Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não địch.</i>
<i>- Triệt phá đường giao thông, thuỷ bộ quan trọng tạo thế chia cắt, bao vây địch, làm </i>
<i>giảm khả năng chi viện lẫn nhau của chúng.</i>


<i>- Đẩy mạnh hoạt động qn sự ở các đơ thị từ hình thức tác chiến nhỏ kết hợp với đấu </i>
<i>tranh chính trị đến tác chiến lớn, kết hợp tiến công và khởi nghĩa.</i>


<i>- Tác chiến kết hợp với binh biến, đẩy mạnh công tác binh vận, nguỵ vận, tạo điều kiện </i>
<i>làm tan rã, ly khai, gây binh biến.</i>


Bước vào đông – xuân 1966-1967, các đơn vị bộ đội tập trung của ta vẫn cịn nhiều khó
khăn, về qn số, vũ khí, đạn dược, lương thực. Tuy chưa được bổ sung kịp thời và đầy
đủ, song chúng ta đã tranh thủ được một thời gian để củng cố. Qua những cuộc chỉnh
huấn và hội nghị cán bộ quân chính, chúng ta tạo được sự nhất trí về tư tưởng, quan điểm
quân sự của Đảng, về nghệ thuật tác chiến chiến dịch, tư tưởng chiến thuật và giải quyết
tốt việc huấn luyện quân sự cho bộ đội, xây dựng hệ thống tiếp tế hậu cần.


Như vậy trên cả hai miền nam cả bắc nước ta, chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để
bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với những nỗ lực quân sự cao nhất của địch trong đông –
xuân 1966-1967.


Trên chiến trường miền nam ngay từ đầu mùa khô, quân và dân ta đã xác định một quyết
tâm chiến lược với những ý định cơ bản là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

“chiến lược hai gọng kìm”, kiên quyết đạp tan cuộc phản cơng chiến lược lần thứ hai của
chúng.



- Đẩy quân Mỹ và quân đội nguỵ từ các thế chính trị và chiến lược vốn đã bị động, phải
chịu đựng thêm sự thất bại lớn lao.


- Sáng tạo cho ta một cục diện chiến lược mới, có tiền đề để xốc lên giành thắng lợi to
lớn hơn.


Về phía quân địch, sau thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất,
giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vẫn tỏ ra chưa từng bỏ mục tiêu chuyển bại thành thắng.
Theo đề nghị của Mắc Na-ma-ra, quân Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch thiết lập hàng rào
điện tử ở nam giới tuyến và tiến hành “ khai quang” một số khu vực. Không quân Mỹ leo
thang đánh phá miền bắc với số lược xuất kích tăng từ 4.000 lần/chiếc/tháng cuối năm
1965 lên 6.000 lần/chiếc/tháng vào đầu năm 1966. Cuộc ném bom bắn phá tập trung vào
tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm ngăn chặn nguồn chi viện lực lượng cho chiến
trường miền nam. Tổng thống Giôn-xơn ra lệnh tăng thêm mức độ ném bom của máy bay
chiến lược B.52, đưa số phi xuất lên 800 lần/chiếc/tháng đánh vào đường hành lang vận
chuyển từ bắc vào nam.


Trên mặt trận ngoại giao, chính quyền Giơn-xơn tỏ ra “cứng rắn”, không thừa nhận Mặt
trận dân tộc giải phóng, chủ trương tạo thế mạnh đặt những điều kiện quyết cho việc
thương lượng. Để làm hậu thuẫn cho cố gắng về quân sự, Mỹ tìm cách dàn xếp các mâu
thuẫn gay gắt trong nội bộ nguỵ quân, nguỵ quyền, ra sức củng cố chính quyền Thiệu –
Kì.


Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành dân, cùng với cuộc phản công mùa khô lần thứ
hai và cả trong năm 1967, tổng thống mỹ Giôn-xơn giao cho Cơ-mơ, trợ lý đắc trách vấn
đề “bình định” đưa gọng kìm “bình định” lên ngang với “tìm diệt” nhằm thiết lập một hệ
thơng an ninh liên hồn nối liền các căn cứ chốt, các hệ thống giao thông chiến lược,
vùng đồng bằng đông dân. Mỹ - nguỵ ra sức biến “ chương trình bình định” thành một
cuộc chiến tranh phản cách mạng tàn khốc, dự định lập thêm trên 1.000 ấp và đồn khoảng


trên một triệu dân vào trong các ấp đó.


Song song với các biện pháp trên đây, so với cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, bộ
chỉ huy quân viễn chinh Mỹ đã tập trung lực lượng gấp 1,5 lần, phương tiện chiến tranh
gấp 2 đến 3 lần với phạm vi hành quân thu hẹp vào một hướng trọng điểm: miền đơng
Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

thuật đó, phải học cách phát hiện và đánh bại những trận tiến công và phục kích của họ” (
Báo cáo Oét-mo-len gửi tổng thống Giơn-xơn).


Nói thì dễ, nhưng khi hành động thì các đơn vị quân Mỹ vẫn phải đánh theo các bài bản
đã học, theo các điều lệnh của quân đội Mỹ. Máy bay lên thẳng chỉ có thể đổ quân xuống
những bãi trống nhất định, xe tăng, thiết giáp, cơ giới của chúng chỉ có thể tiến theo
những con đường nhất định. Tiến quân vào khu vực căn cứ của đối phương, chúng phải
cụm lại tại những chốt nhất định. Chúng không nắm được ý định hành động của quân ta
trong khi chúng dự kiến khá chính xác đường đi, nước bước của chúng.


Từ bị động chiến lược, các đơn vị Mỹ hành quân đi tiến công đã bị động cả về chiến dịch,
chiến đấu. Chúng đã không tác chiến được theo cách chúng muốn, mà bị buộc phải chuẩn
bị đối phó với những địn đánh trả của ta. Phía Mỹ đã phải xác nhận rằng chúng bị bắt
buộc phải đánh trong thế trận của ta. Ở Oa-sinh-tơn, các nghị sĩ đảng cộng hoà chê trách
sai lầm của Giôn-xơn và các tướng Mỹ là “đã đánh theo cách đánh mà kẻ thù lựa chọn,
chứ không phải theo cách đánh của ta ( Mỹ)” ( New York times - Thời báo Niu – Yóoc,
ngày 20 và 21 tháng 11 năm 1965).


Tuy nhiên, bước vào đông – xuân 1966-1967, quân Mỹ và quân nguỵ đã có một lực
lượng rất lớn 1 . Hàng tháng đế quốc Mỹ chi cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
khoảng 2 tỷ đô-la.


____________



<i>1. Gồm 983.000 tên ( trong đó có 385.000 quân Mỹ và 52.000 quân chư hầu), gồm 19 sư </i>
<i>đoàn, 9 trung đoàn và 20 tiểu đồn ( trong đó có 6 sư đồn, 3 trung đoàn quân Mỹ và 2 </i>
<i>sư đoàn, 2 trung đoàn quân chư hầu). 3.702 máy bay, 2.676 xe tăng, xe thiết giáp, 1.805 </i>
<i>khẩu pháo. lực lượng này tiếp tục được tăng thêm để đến cuối tháng 4 năm 1967 đã lên </i>
<i>đến một triệu năm vạn, bao gồm 44 vạn quân viễn chinh Mỹ, 54 vạn quân chư hầu và </i>
<i>hơn nửa triệu quân nguỵ. Nếu tính cả số lính Mỹ ở hạm đội 7, Thái Lan, Phi-líp-pin, </i>
<i>Gu-am, Nhật Bản,.... tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam thì tổng số quân tham chiến </i>
<i>của chúng lên đến 1 triệu 20 vạn tên. Trong đó có khoảng 60 vạn quân Mỹ, phương tiện </i>
<i>chiến tranh được huy động lên đến 4.300 máy bay, với khoảng trên 3.000 khẩu đại bác, </i>
<i>hơn 3.300 xe bọc thép, 230 tàu chiến các loại, hàng vạn tấn hoá chất độc, gần 80.000 tấn</i>
<i>bom.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Vạch ra kế hoạch chiến lược như thế, nhưng chính bản thân bộ chỉ huy quân Mỹ cũng tỏ
ra lúng túng. Khi thực hiện, có thể tướng Oét-mo-len đã thấy được phần nào “ những yêu
cầu trái ngược nhau” được đề ra cho lực lượng Mỹ. Nhưng do bị lọt vào thế trận chiến
tranh nhân dân của quân và dân ta, bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ đã không giải
quyết nổi hàng loạt mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán mà họ vấp
phải.


__________


<i>1. Không quân Mỹ đã thực hiện 440.363 phi xuất yểm trợ hành quân và tiếp vận. Máy </i>
<i>bay B.52: 4.894 phi xuất yểm trợ hành quân và ném bom căn cứ, đường hành lang.</i>


Mùa mưa vừa chấm dứt, phái địch khẩn trương hoạt động. Theo số liệu thống kê của
địch, từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 6 năm 1967, chúng đã mở tất cả 2.732 cuộc hành
quân từ cấp tiểu đoàn trở lên trên toàn chiến trường miền nam ( khoảng 45% số cuộc
hành quân này địch đã vấp phải sự đánh trả của quân và dân ta), trong đó có 496 cuộc
hành quân của quân đội Mỹ và quân chư hầu 1. Tướng Oét-mo-len tập trung lực lượng


quân Mỹ mở 3 cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não
của ta: các cuộc hành quân “At-ton-bo-rơ”, “Xi-da-phôn”, và Gian-xơn xi-ty.


Cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ diễn ra từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 24 tháng 10 năm
1966 đánh vào chiến khu Dương Minh Châu 1 .


Quân và dân Tây Ninh đã bẻ gẫy cuộc hành quân của địch2 . Thất bại của cuộc hành
quân mở đầu này có ảnh hưởng đến tồn bộ kế hoạch phản cơng mùa khơ 1966-1967 của
bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ trên chiến trường miền đông Nam Bộ.


Vừa bước sang năm 1967, từ ngày 8 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967, bộ chỉ huy quân Mỹ
huy động hơn 3 vạn quân trong đó có 3 lữ đồn Mỹ, 3 chiến đồn nguỵ ( 18 tiểu đoàn)
mở tiếp cuộc hành quân “Xidaphôn” đánh vào khu tam giác sắt Trảng Bàng bến Xúc
-Củ Chi cũng nhằm những mục tiêu đã đề ra trong cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ. Lần
này chúng chĩa mũi nhọn vào khu vực bắc Sài Gòn và ven đường số 15. Các lực lượng vũ
trang nhân dân Thủ Dầu Một, Gia Định đã liên tiếp đánh địch và đã chiến thắng giòn dã.
Sử dụng một lực lượng quân sự lớn đánh vào một vùng sát Sài Gòn - Chợ Lớn, nhưng
Mỹ đã khơng thực hiện được cả hai mục tiêu “tìm diệt” và “ bình định” mà bị thiệt hại
nặng. Thất bại của cuộc hành quân “Xi-da-phôn” là dấu hiệu báo trước thất bại nặng nề
____________


<i>1. Lực lượng địch huy động gồm khoảng 30 ngàn quân Mỹ, nguỵ trong đó có ư đồn bộ </i>
<i>binh Mỹ số 1, lữ đồn bộ binh nhẹ Mỹ số 196, lữ đồn lính dù số 173 và một số đơn vị </i>
<i>thuộc hai sư đoàn bộ binh Mỹ số 4 và số 25, được trang bị 300 xe tăng và xe bọc thép </i>
<i> M.113, 100 khẩu đại bác và được nhiều máy bay chiến đấu yểm trợ.</i>


<i>2. Loại khỏi vòng chiến trên 3.000 tên địch ( hầu hết là Mỹ), phá huỷ và đánh hỏng 204 </i>
<i>xe quân sự, bắn rơi 28 máy bay.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Điều ấy đã xảy ra trong cuộc hành quân lớn của quân đội viễn chinh trong mùa khô năm


1966-1967 vào chiến khu Dương Minh Châu từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến ngày 19
tháng 4 năm 1967, mang tên cuộc hành Gian-xơn Xi-ty. Sau nhiều tháng chuẩn bị khẩn
trương, bộ chỉ huy quân Mỹ đã tung vào cuộc hành quân này 45.000 quân, hơn 800 xe
tăng và xe bọc thép, hơn 200 khẩu pháo, hàng trăm máy bay chiến lược B.52 cùng hàng
trăm máy bay chiến đấu gồm cả máy bay ném bom chiến lược B.52 cùng hàng trăm máy
bay vận tải và hàng nghìn xe vận tải quân sự1 .


Nỗ lực quân sự cao nhất của bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ nhằm thực hiện những mục
tiêu đầy tham vọng là:


1. Đánh phá và chia cắt căn cứ kháng chiến chủ yếu của ta, phá hoại kho tàng và cơ sở
vật chất tại đây.


2. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
3. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng chủ lực.


4. Tạo một lá chắn an ninh ở vùng vịng ngồi để yểm trợ cho quân nguỵ tiến vào “bình
định”, kìm kẹp nhân dân ở vịng trong thuộc miền đơng Nam Bộ và chung quanh Sài Gòn
- Chợ Lớn.


5. Cố giành một thắng lợi quân sự để ổn định tinh thần nguỵ quân, nguỵ quyền và quân
đội Mỹ đang ngày càng sa sút.


____________


<i>1. Toàn bộ lực lượng cơ động của Mỹ ở miền đông Nam Bộ gồm 7 lữ đoàn bộ binh, 4 </i>
<i>trung đoàn xe bọc thép, 11 tiểu đoàn pháo binh, 1 trung đoàn và 4 trung đồn cơng binh</i>
<i>cùng với 1 chiến đồn lính thuỷ đánh bộ và một số đơn vị biệt kích nguỵ ( tất cả 26 tiểu </i>
<i>đoàn) đã tham gia hành qn này.</i>



Khơng những thế, chúng cịn muốn từ cuộc hành quân này gây nên một tiếng vang trên
thế giới về khả năng của Mỹ bóp nghẹt những cuộc “chiến tranh nổi dẩy”, xoa dịu “
phong trào chống chiến tranh Việt Nam” đang ngày càng phát triển trong nhân dân Mỹ.
Đây còn là một cuộc hành quân có ảnh hưởng đến sự nghiệp quân sự và cả sự nghiệp
chính trị của bản thân tướng Oét-mo-len. Vì tại Oa-sinh-tơn lúc này đã có những người
trong đảng cộng hồ phát hiện tướng t-mo-len có triển vọng trở thành một “ứng cử
viên tổng thống” của đảng này trong tương lai.


Như vậy bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam đã huy động lực lượng
có sẵn trong tay đến mức cao nhất với hy vọng tạo nên một bước ngoặt chiến lược trong
tình hình quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam nhằm giành lại quyền chủ động
chiến lược về tay quân Mỹ. Nắm được âm mưu địch đánh vào căn cứ khánh chiến chính
của ta ở miền nam, chúng ta đã nhận định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

gọng kìm “tìm diệt” tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại gọng kìm “bình định” của chúng,
giành thắng lợi trong cả năm 1967.


Từ nhận định trên đây, về chỉ đạo chiến lược trên toàn quốc, ta hướng nỗ lực các ciến
trường miền nam hoạt động tích cực phối hợp với chiến trường chính, đồng thời đẩy
mạnh cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không ở miền bắc, kiên quyết đánh thắng không
quân Mỹ, bảo đảm nguồn chi viện kịp thời cho chiến trường miền nam. Trung ương cục
và Bộ chỉ huy miền đã triển khai kế hoạch đánh địch trên toàn miền nam để phối hợp với
miền đông Nam Bộ đánh bại cuộc hành quân của địch. Đặc biệt với khu căn cứ, là tập
trung mọi khả năng tổ chức và động viên lực lượng chuẩn bị chu đáo mọi mặt, sẵn sàng
đánh thắng địch. Bộ chỉ huy miền đã vạch kế hoạch tác chiến, giao nhiệm vụ cho:
a) Tự vệ cơ quan và các phân đội bảo vệ củng cố tổ chức, bổ sung đạn dược, kiên quyết
đánh trụ tại căn cứ, bám sát kìm chế tiêu hao địch rộng rãi và thực hành đánh tiêu diệt
nhỏ để bảo vệ căn cứ và tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực tập trung lực lượng tiêu diệt
từng bộ phận quân địch.



b) Lực lượng chủ lực kiên quyết đánh một số trận tiêu diệt từng cụm tiểu đoàn hoặc chiến
đồn địch trong khu vực căn cư, đồng thời tích cực kìm chế, tiêu hao địch rộng rãi và tiêu
diệt nhỏ nhằm bảo vệ cơ quan đầu não và tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh tiêu diệt
từng bộ phận địch.


c) Lực lượng địa phương bám sát liên tục tiêu hao địch và tiêu diệt nhỏ từng trung đội,
đại đội địch phối hợp với bộ đội chủ lực.


d) Lực lượng vũ trang ở các tỉnh Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh đẩy mạnh hoạt động
phối hợp chiến trường, nhân lúc địch tập trung lực lượng đi càn quét để lộ nhiều cơ sở, ta
tiêu diệt bọn “bình định” và đánh phá các hậu cứ, thị xã trong vùng địch kiểm soát.
Cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch đã diễn ra liên tục trong thời gian 53 ngày, được
chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967.
Quân địch đã tiến công vào căn cứ chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
quân và dân ta tại miền nam Việt Nam. Trong căn cứ, ta đã thành lập một hệ thống tổ
chức chỉ huy thống nhất, phân chia căn cứ thành từng “ huyện, xã, ấp” và thống nhất đầu
mối vào ban chỉ huy “ xã đội”, “ huyện đội”. Mỗi cơ quan 20-30 người thì lập một “ấp”,
có 1 tiểu đội tự vệ. Cơ quan 60-70 người thì lập 2-3 “ấp” phân tán 2-3 nơi. Các “ấp” gần
nhau liên kết thành “xã”. Mỗi “xã” đều xây dựng 2-3 “ấp chiến đấu” tức là xây dựng 2-3
trận đánh địch trong phạm vi quy định. Nhờ tổ chức như vậy, các đơn vị tự vệ cơ quan có
thể chi viện lẫn nhau nâng cao được hiệu suất chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Về bộ đội chủ lực, khu căn cứ có một sư đồn gồm 4 trung đoàn bộ binh. Đây là những
đơn vị mạnh ở miền đơng Nam Bộ, có nhiều kinh nghiệm đánh Mỹ. Trong quá trình cuộc
hành quân Gian - xơn Xi - ty , các đơn vị bộ đội chủ lực của ta đã đánh địch cả ở vòng
trong và đặc biệt cả ở vịng ngồi cuộc hành qn, đánh trước mặt, vào hai sườn và cả
vào sau lưng địch. Nét sáng tạo độc đáo ở đây là trong khu vực căn cứ rừng rậm hầu như
khơng có dân cư, vẫn hình thnàh về phía ta ba thứ quân chiến đấu phối hợp chặt chẽ.
Phía Mỹ đã chiếm ưu thế về cả số quân tập trung lẫn trang bị vũ khí hiện đại. Thế nhưng,
chúng đã phải đánh trong thế trận ta đã bố trí sẵn nên không phát huy được hiệu quả của


sức mạnh đông quân và các loại vũ khí dồi dào, hiện đại. Phía ta, qn triệt tư tưởng tiến
cơng, liên tục đánh địch không kể ngày đêm tại bất cứ nơi nào địch đặt chân đến khu vực
căn cứ.


Ta đã đánh địch với nhiều hình thức và quy mơ: đánh nhỏ, đánh vừa, đánh tương đối lớn.
Tron khi tự vệ cơ quan cùng bộ đội địa phương bám sát đánh địch, thì những đơn vị chủ
lực đã đánh nhiều trận tập kích và phục kích như trận kích diệt cứ điểm Đồng Pan, trận
phục kích Bầu Cỏ - Đồng Pan, các trận kích tập kích Bầu Bàng, Đồng Rùm, Sóc Con
Trăng.... gây thiệt hại nặng cho quân Mỹ. Ngày 20 tháng 3 năm 1967 quân Mỹ bị lực
lượng tự vệ cơ quan và bộ đội địa phương ta chặn đánh liên tục trên từng bước đi trong
vùng căn cứ của tâ và bị thiệt hại nặng theo kiểu “ góp nhỏ thành lớn”. Bị uy hiếp mạnh,
khi nhận thấy lực lượng chủ lực ta xuất hiện ở phía sau và đánh mạnh đúng vào lúc quân
của chúng đang mệt mỏi, bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ đã buộc phải kết thúc cuộc hành
quân Gian-xơ Xi-ty vào ngày 19 tháng 4 năm 1967.


Thế là, cuộc hành quân lớn nhất, đầy tham vọng của quân đội viễn chinh Mỹ kể từ ngày
chúng đặt chân lên miền nam Việt Nam chấm dứt. quân địch đã không đặt được những
mục tiêu tự chúng đề ra cho cuộc hành quân mà còn bị thiệt hại nặng, nhất là về bộ binh.
Phát huy chiến thắng to lớn này, ngày 12 tháng 5 năm 1967, qn ta tiến cơng sân bay
Biên Hồ và căn cứ Phước Vĩnh, phá huy trên 100 máy bay và gây nhiều thiệt hại nặng
khác cho địch. Đây là loạt pháo bắn mừng chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta tại
chiến khu Dương Minh Châu, chứng tỏ rằng quân và dân ta vẫn giữ được thế đứng chân
vững chắc ngay sát Sài Gòn - Chợ Lớn và liên tục tiến cơng địch.


Chính trong thời gian địch triển khai cuộc phản công chiến lược này, quân và dân ta đã
nắm vững quyền chủ động chiến trường của mình, chặn đánh và tiến cơng địch ở những
nơi chúng hành quân đến, đồng thời tiến công địch ở các nơi khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Cùng với việc đánh địch ở vịng ngồi, lực lượng vũ trang cách mạng và đồng bào miền
nam còn liên tiếp tiến công các hậu sự, các cơ quan đầu não của địch như đánh phá kho


Long Bình, bắn pháo vào cuộc diễu binh của Mỹ -nguỵ ở Sài Gòn, tiến cơng các căn cứ
địch ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, tập kích các sân bay Tân Sơn Nhất, Plây-cu, Đà
Nẵng....


Trên hậu phương lớn miền bắc, quân và dan ta đánh trả có hiệu quả cuộc chiến tranh
không quân của Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ tốt các mục tiêu, giữ vững giao thông
thông suốt. Đường vận tải chiến lược Trường Sơn dù bị máy bay địch đánh phá rất ác
liệt, đã phát huy nỗ lực lớn thực hiện “đánh địch mà đi”, “mở đường mà tiến”, giữ vững
hành lang vận chuyển, bảo đảm kế hoạch đưa người và hàng ra tiền tuyến. Ngày 5 tháng
6 năm 1967, quân và dân tỉnh Thanh Hoá băn rơi chiến máy bay Mỹ thứ 2.000 trên miền
bắc.


Quân Mỹ định dùng cái mạnh về chiến thuật, để từng bước giành lại quyền chủ động
chiến trường. Nhưng qua cuộc đọ sức trong hai mùa khô phản công, chiến thuật của quân
Mỹ đã tỏ ra không đạt hiệu quả dự tính. Bộ chỉ huy xác nhận: “khó khăn lớn nhất của bộ
binh Mỹ trong khi đánh nhau với Việt cộng là việc khám phá ra họ ở đâu, cho tới khi
đang thấy mình ở dưới làn hoả lực” ( Báo Bưu điện chủ nhật, tháng 10 năm 1966). Họ đã
công khai thú nhận “ thực tế các đơn vị Mỹ ở Việt nam đang trong qúa trình viết lại điều
lệnh chiến đấu” ( AP, ngày 2 tháng 2 năm 1967). Về mặt chién thuật, các lực lượng vũ
trang Việt Nam đã sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo. Dựa vào thế chiến lược có lợi, quân
ta có thể vận dụng nhiều hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu phong phú của
chiến tranh nhân dân Việt Nam theo ý định và sở trường của mình, hợp với những điều
kiện chiến trường của mình có cả thiên thời, địa lợi và nhân hồ.


Có điểm mới cần nêu là mật độ hoả lực rất cao của không quân, pháo binh, việc sử dụng
nhiều xe tăng thiết giáp và máy bay lên thắng của quân Mỹ tuy không làm xoay chuyển
được cục diện cuộc chiến và không giúp Mỹ đạt mục tiêu các cuộc tổn thất của ta tăng
lên, đặc biệt đã có ảnh hưởng đến phương pháp tác chiến của quân ta.


Tình huống chiến dịch, chiến đấu chuyển biến mau lẹ. Do khả năng tăng cường, bổ sung


lực lượng và tiếp tế hậu cần của Mỹ bằng máy bay lên thẳng, so sánh lực lượng cụ thể hai
bên cũng thay đổi rất nhânh trong quá trình diễn biến chiến dịch, có khi ngay cả trong
từng trận đánh. Địch ra sức đánh chặn lực lượng phía sau của ta chuyển lên. Vì thế qn
ta có gặp khó khăn trong việc giữ quyền chủ động tác chiến từ đầu đến cuối, cả trong
chiến dịch và chiến đấu.


Vấn đề đánh tiêu diệt gọn quân Mỹ và nâng mức đánh tiêu diệt ra sao, giải quyết thương
binh tử sĩ của ta thế nào cho tốt, bắt và giải tù binh Mỹ thế nào cho an toàn...v...v.., vẫn là
những điều phải mất rất nhiều công sức để khắc phục trước thử thách mới ác liệt hơn. tư
tưởng ngại thương vong, ngại giáp chiến với xe tăng, với máy bay lên thẳng vũ trang và
B-52 đã xuất hiện trong số đơn vị. Đó là những vấn đề đặt ra cần được giải đáp để tiến
lên giành thắng lợi mới trong cuộc đọ sức tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

của chúng bị đảo lộn. Đây là thất bại cả về chiến lược, chiến thuật, cả hai lĩnh vực chính
trị, qn sự và ngoại giao. Nó đã đẩy chính quyền Oa-sinh-tơn vào thế bị tiến cơng từ mọi
phía: trên chiến trường, ngay trong nước Mỹ và trên thế giới.


Nếu như sau cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, một số người trong giới cầm quyền
Oa-sinh-tơn cảm thấy khó thắng được ta, thì sau cuộc phản công lần thứ hai này của quân
viên chinh Mỹ, họ bắt đầu cảm thấy rằng Mỹ sẽ có thể bị thua trận tại Việt Nam.


Ngay vào giữa mùa khô thứ hai, năm 1966-1967 bản thân tướng Oét-mo-len đã phải thi
hành một số biện pháp lùi về chiến lược phòng ngự nhằm chuẩn bị đối phó với những
trận đánh lớn của ta có thể xẩy ra trong mùa mưa năm 1967, trong đó có việc quyết định
rút lữ đoàn Mỹ 196 ra khỏi chiến khu Dương Minh Châu vào tháng 4 năm 1967.


Trong cuộc đọ sức mùa khô 1966 đến năm 1967, sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta
tại miền nam Việt Nam đã đánh thắng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ với nỗ lực cao của họ.
Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến Việt Nam lại một lần nữa tỏ rõ tính ưu việt so với nghệ thuật
chỉ huy quân sự Mỹ.



<b>Chương năm</b>


<b>Phá kế hoạch “bình định nơng thơn”.</b>


Nhiều người trong giới cầm quyền nước Mỹ sau này thú nhận: cũng như Pháp trước đây,
khi phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã vấp phải sự chống trả
quyết liệt của cả một dân tộc. Vì đương đầu với họ, khơng chỉ đơn thuần có các lực lượng
vũ trang mà là cả một phong trào kháng chiến sâu rộng và có tổ chức của tồn dân trên
mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hố, xã hội... Đây là một cuộc
chiến tranh khơng có trận tuyến cố định, mà diễn ra theo kiểu xen kẽ chặt chẽ giữa hai
bên đối chiến. Kẻ đi xâm lược buộc phải đánh với một đối phương có truyền thống đồn
kết đấu tranh kiên cường, bất khuất, biết kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính
trị, tiến cơng với nổi dậy, chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, trên cơ sở một
thế trận hoàn chỉnh của cuộc chiến tranh nhân dân tồn dân, tồn diện.


Để đối phó với một cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao như thế, đế
quốc Mỹ từ khi mưu toan áp đặt chế độ thực dân mới ở miền nam nước ta, đã luôn luôn
phải giải quyết hai vấn đề cốt tử:


- Một là, tập trung sử dụng quân đội nhà nghề để tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng.
- Hai là, củng cố hệ thống chính quyền tay sai bản xứ, có quân nguỵ mạnh làm chỗ dựa,
ra sức “bình định” để giành giật và kiểm soát dân, khống chế quần chúng bằng mọi thủ
đoạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

cách đặt vấn đề có lúc khác nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể từng lúc. Ngay từ khi thay thế
thực dân Pháp và mưu toán áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam nước ta, đế quốc
Mỹ đã thơng qua chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm tiến hành “bình định nơng thơn”
bằng các hình thức “ tố cộng, diệt cộng”, lê máy chém khắp nơi và lập các “khu trù mật”,
“khu đinh điền” để kiểm sốt, kìm kẹp quần chúng. Thủ đoạn thâm độc này có gây tổn


thất nghiêm trọng cho cách mạng. Song phong trào đấu tranh của nhân dân miền nam vẫn
giữ vững và nâng cao, dẫn đến cao trào Đồng Khởi 1959-1960, mà nhiều nhà chiến lược
Mỹ gọi là “vỡ đê”. Mỹ Diệm phải mở các cuộc hành quân hòng dập tắt các cuộc nổi dậy
giành chính quyền làm chủ của nhân dân và những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang
giải phóng mới hình thành, nhưng vẫn bị thất bại, chúng buộc phải chuyển sang chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”. Trong giai đoạn này, chúng tiếp tục huy động quân nguỵ mở
các cuộc hành quân càn quét dự dội hơn trước, với các chiến thuật “ trực thăng vận”,
“thiết xa vận” để chụp bắt quân giải phóng và hù doạ nhân dân, gây nhiều tội ác với đồng
bào miền nam. Đặc biệt chúng đã tập trung sức người, sức của, xây dựng hệ thông “ấp
chiến lươc” để dễ bề kiểm sốt, kìm kẹp nhân dân hòng cắt đứt mọi quan hệ giữa nhân
dân với lực lượng cách mạng. Thế nhưng, sức mạnh đoàn kết chiến đấu của hàn triệu
nhân dân ta ở miền nam đã làm cho cả một hệ thống luỹ cao, hào sâu của các “ấp chiến
lược”, mà đồng bào nhiều địa phương thường gọi là “ba sông, bốn núi”, về sau cũng trở
thành vô hiệu. Để phá ấp chiến lược có nơi đã dùng bộ đội chủ lực chẳng những ít hiệu
quả mà cịn bị tổn thất.


Đồng bào ta đã đưa thành ca dao, hò vè “ dân làm dân phá mới song”. Thật vậy, bản thân
nhân dân qua đấu tranh đã tự mình nổi dậy phá hành nghìn “ấp chiến lược” kiên cố và
nhiều nơi biến thành làng chiến đấu của mình. Thế tiến cơng mạnh mẽ của chiến tranh
cách mạng miền nam, kết hopự chặt chẽ chưa từng thấy cuộc đấu tranh hai chân ( quân
sự và chính trị), ba mũi ( quân sự, chính trị, binh vận) trên cả ba vùng chiến lược rừng
núi, đồng bằng và đô thị, đã làm phá sản “quốc sách ấp chiến lược” và chương trình
“bình định nơng thơn” của Mỹ - nguỵ. Chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân
miền nam đã đánh thắng “ chiến tranh đặc biệt” khi nó phát triển tới mức cao nhất.
Chương trình bình định miền nam với hai kế hoạch quy mô lớn: kế hoạch Sta-lây -Tay-lơ
bình định miền nam trong 18 tháng, tiếp đó kế hoạch Giơn-xơn - Mắc Na-ma-ra bình
định miền nam trong 2 năm đã sụp đổ mặc dù Mỹ - nguỵ vẫn cịn hầu như nguyện vẹn 11
sư đồn qn nguỵ với trên 2 vạn cố vấn Mỹ.


Vì vậy, khi quyết định đưa quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh


trên bộ ở miền nam Việt Nam, tổng thống Mỹ Giơn-xơn hồn tồn khơng coi “ bình định
nơng thơn” là một hành động thuần tuý quân sự, mà xác định rằng đó là “ một cuộc chiến
tranh chính trị, một cuộc chiến tranh kinh tế và một cuộc chiến tranh bằng súng đạn, tất
cả đều diễn ra cùng một lúc”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

ổn định, mà ổn định thì mới phát triển tốt hơn. Mới nghe dễ tưởng lầm chương trình “
phát triển nông thôn” chỉ đơn thuần là một chủ trương xây dựng kinh tế - xã hội ở nông
thôn miền Nam.


Đế quốc Mỹ dày công nghiên cứu, đầu tư công sức của cải và kỹ thuật tiên tiến vào
“chương trình phát triển cách mạng” ở nơng thơn miền nam. Hàng Rand Corporation
th soạn thảo một loạt cơng trình khoa học nghiên cứu nhân chủng học và dân tộc học
về các đề tài “đặc điểm sinh sống của dân tộc” như Pa Cô( tây Thừa Thiên), Ê Đê, Mơ
nông (Đắc Lắc – Tây Nguyên), Chăm Pa (Thuận Hải).... Họ triển khai các biện pháp văn
hoá, xã hội dưới nhiều hình thức để xúc tiến thực hiện cơng cuộc bình định nơng thơn, kể
cả việc phái những nhóm nhạc sĩ đi cùng bọn nhân viên bình định của nguỵ quyền sưu
tầm, khai thác những làn điệu dân ca Tây Nguyên, Thuận Hải. Họ dựng cả những cuốn
phim tài liệu tuyên truyền với tiêu đề “ Một ngày của người bạn Mỹ”nhằm lừa bịp đồng
bào, quảng cáo cho chương trình “ phát triển cách mạng nông thôn”. Qua cuốn phim họ
muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ điện ảnh người Mỹ là “bạn” chứ không phải là thù, việc
làm của hộ đưa đến sự đổi mới cuộc sống kinh tế nông thôn. Cuộc đấu tranh của nhân
dân miền nam chống phá kế hoạch “bình định” nơng thơn vì thế diễn ra gay go, quyết
liệt, vô cùng phức tạp. Phong trào cách mạng không phải lúc nào cũng thẳng tắp, đi lên
mà có những lúc, những nơi thật gian trn, chìm nổi. Mỗi một thắng lợi trong chống
bình định hầu như đều phải trả giá, đều thấm máu và nước mắt đồng bào ta.


Trong khi dùng quân viễn chinh Mỹ trên quy mô lớn vào tham chiến, đế quốc Mỹ cịn
đầu tư thêm nhiều cơng sức, của cải vào cơng cuộc bình định. Bởi lẽ họ cho rằng “bình
định” được nơng thơn miền nam cũng có nghĩa là cắt đứt được nguồn sống của cộng sản,
là tiến công vào nền tảng của chiến tranh nhân dân và “ biến cộng sản thành một lực


lượng xâm lăng thuần tuý(!) không dựa đựa được vào nông thôn, nên dễ bị tiêu diệt”.
Vì vấn đề “bình định” vào vị trí quan trong như thế, vả lại cũng khơng tin ở khả năng
điều hành của bộ máy chính quyền tay sai, nên trong giai đoạn chiến lược “chiến tranh
cục bộ” giới cầm quyền Mỹ trực tiếp nắm luôn cả cơng tác “bình định” giành dân. Mọi
chương trình “bình định” như kiện tồn hệ thống tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ bình
định cho nguỵ quyền, vạch kế hoạch và điều hành các hoạt động tảo thanh, xúc tát bom
dân, bảo đảm an ninh và “ kiến thiết nông thôn”.... tất cả đều thống nhất vào một mối
trong tay đại sứ Mỹ.


Khi tiến hành cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa khô 1965-1966), bộ chỉ huy
Mỹ đã có ý định phối hợp cùng thực hiện hai biện pháp chiến lược cơ bản là “tìm diệt” là
“bình định” có trọng điểm. Tuy nhiên, do phải đối phố với nguy cơ sụp đổ trông thấy của
nguỵ quyền tay sai, đồng thời cũng chưa kịp củng cố hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ
“bình định”, nên đế quốc Mỹ chỉ có thể tập trung sức vào việc “tìm diệt”, đúng với cái
tên của biện pháp chiến lược quân sự mà tướng Oét-mo-len đã soạn thảo được Giôn-xơn
chấp nhận: “chiến lược tìm diệt”. Trong thực tiễn, vấn đề “bình định” khơng đạt được
như ý định ban đầu của Mỹ. Vả lại, Nhà trắng và Lầu năm góc cịn dự tính rằng nếu tiêu
diệt được chủ lực quân giải phóng, tức “bẻ gãy được xương sống của Việt cộng”, thì cơng
cuộc “ bình định nơng thơn” sẽ tiến triển rất thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

bằng biện pháp chiến lược “ hai gọng kìm” (tìm diệt và bình định). Thực ra, đó khơng
phải là hai biện pháp chiến lược hoàn toàn khác nhau mà chỉ là một sự điều chính trong
chỉ đạo chiến lược. Vì xét cho cùng, các biện pháp chiến lược quân sự của Mỹ trong cuộc
“chiến tranh cục bộ” 1. trước sau đều chỉ nhằm hai mục tiêu cơ bản: tiêu diệt lực lượng
vũ trang cách mạng và giành dân chiếm đất. Sự khác nhâu giữa các biện pháp chiến lược
đó chỉ biểu hiện thứ tự ưu tiên của yêu cầu tiêu diệt lực lượng vũ trang đối phương và
bình định giành dân tuỳ theo những điều kiện cụ thể.


Nếu như trong cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966, bộ chỉ huy Mỹ dùng
quân phân tán đánh ra nhiều hướng thì đến cuộc phản cơng chiến lược mùa khô


1966-1967, họ chỉ dồn sức mở những cuộc hành quân lớn trên một hướng, chủ yếu là miền
đông Nam Bộ. Nếu như trong cuộc phản công chiến lược mùa khơ 1965-1966, họ cịn
chưa tập trung được đúng mức vào cơng tác “bình định” thì đến cuộc phản công chiến
lược sau họ đã coi trọng cả hai. Như vậy, rõ ràng phía Mỹ khơng hề giảm bớt mà vẫn tiếp
tục đẩy mạnh các hoạt động “tìm diệt” mặt khác lại cố gắng đưa cơng tác “bình định” lên
ngang hàng với “tìm diệt”, khiến hai gọng kìm có thể cùng lúc xiết chặt và tiêu diệt đối
phương. sự phân công giữa hai lực lượng chiến lược cũng rõ rệt hơn trước: phần lớn quân
Mỹ được dùng vào “tìm diệt”, quân nguỵ được tập trung dùng vào “bình định”.


Dưới sự chỉ đạo của tồ đại sứ Mỹ, các hoạt động “ bình định” trong thời kỳ này được
quy hoạch thành một chương trình thống nhất, gọi là “chương trình bình định kiểu mới”.
Quy vào một kế hoạch tổng hợp quát được gọi là “chương trình phát triển cách mạng”
nhằm các mục đích:


___________


<i>1. Biện pháp chiến lược “tìm và diệt” ( từ khởi đầu chiến tranh cục bộ đến hết cuộc phản</i>
<i>công chiến lược thứ nhất), biện pháp chiến lược “hai gọng kìm” ( từ cuộc phản công </i>
<i>chiến lược lần thứ hai đến xuân năm 1968), biện pháp chiến lược “quét và giữ” do </i>
<i>tướng A-bram, thay Oét-mo-len đề xướng ( sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân </i>
<i>1968 của ta)</i>


- Một là , lấn đất và kiểm soát lâu dài dân chúng, khiến du kích mất cơ sở quần chúng
nơng thơn, đi đến tàn lụi dần rồi bị tiêu diệt. Theo cách nói của chính quyền nguỵ đó là “
tất hết nước để bắt cá”.


- Hai là, cố gắng tạo ra sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền nguỵ thơng qua các
chương trình “cải cách” mị dân như chi ngân sách mua lại ruộng đất chia cho một số gia
đình có quan hệ với chúng, đưa máy móc nơng nghiệp về các vùng nơng thơn, đưa nhiều
phân bón, giống lúa mới vào sản xuất,... cố gắng gắn bó các vùng nơng thơn với nguỵ


quyền trung ương về chính trị và hành chính.


- Ba là, truy đuổi và tiêu diệt “bộ máy nổi dậy” gồm hệ thống tổ chức đảng, các cán bộ
cách mạng, dân quân du kích và cơ sở quần chúng ở địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

nguỵ. Còn lực lượng “an ninh tại chỗ” là bọn cảnh sát, bảo an, dân vệ được tích cực củng
cố nhằm xây dựng làm hệ thống kìm kẹp tại chỗ trong kế hoạch “bình định” lâu dài.
Xét về mục đích và quan điểm, cái gọi là “ chương trình bình định kiểu mới” này thực
chất khơng có gì là mới hẳn so với các chương trình trước đó. Song điều đáng chú ý là nó
được đặt ra một cách tồn diện hơn, quỷ quyệt hơn dưới sự điều hành trực tiếp của quân
Mỹ, với nhiều laọi chương trình dân sự, quân sự hợp nhất trên quy mô lớn.


Ý định của Mỹ và bọn tay sai là như vậy. Nhưng trong thực tế, chúng vẫn không thể cùng
lúc tiến hành một cách toàn diện mọi biện pháp mà vẫn phải đặt biện pháp quân sự lên
trên hết và trước hết. các nhà chiến lược Mỹ thống nhất nhận xét rằng chưa lúc nào
Oa-sinh-tơn nghĩ đến việc không nhân mạnh vũ lực. Theo cách suy nghĩa chủ quan vốn có về
hình thái của cuộc chiến, các cố vấn “bình định” Mỹ phân chia miền nam thành 3 vùng:
vùng do Mỹ và nguỵ kiểm soát, vùng cách mạng kiểm soát và vùng tranh chấp giữa hai
bên để có đối sách quân sự khác nhau. Ở vùng kiểm soat của Mỹ - nguỵ, chúng “bình
định” tại chỗ bằng hệ thống đồn bốt và mạng lưới an ninh, mật vụ. Đối với vùng tranh
chấp chúng dùng các cuộc hành binh càn quét quy mô nhỏ và vừa, ra sức lấn chiếm để
mở rộng vùng kiểm sốt, nếu khơng được thì bốc dân về các “khu tập trung” và “ấp chiến
lược”. Đối với vùng giải phóng, chúng dùng bom đạn; hoá chất độc và mở các cuộc hành
quân càn quét quy mô nhỏ và vừa để xúc tát dân. Như vậy, lực lượng mũi nhọn thực sự
trong “ bình định” khơng phải là các đội” bình định” mà lại là các đơn vị chủ lực và địa
phương của nguỵ và phải điều cả một đơn vị quân viễn chinh Mỹ hoặc quân các nước
chư hầu tham gia. Đó là vì phong trào kháng chiến ở miền nam được sự chỉ đạo kịp thời
của Đảngvà sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương lớn miền bắc, đã có ba thứ quân
lớn mạnh, có khối chủ lực đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng, có vùng
giải phóng lớn ở nông thôn miền núi và đồng bằng1 . Muốn đưa các đội” bình định” về


hoạt động ở nơng thơn và muốn cho chúng tồn tại thì bộ chỉ huy Mỹ và chính quyền nguỵ
khơng thể khơng mở những cuộc càn quét lấn chiếm liên tục, quy mô cỡ tiểu đoàn trở lên
tuỳ theo số lượng các đơn vị vũ trang cách mạng hoạt động ở địa phương.


Tổng cộng qua hai cuộc phản công chiến lược, quân Mỹ và nguỵ đã mở hàng nghìn cuộc
hành quân lớn nhỏ, trong đó gần nửa tổng số là các


___________


<i>1. Trong bị vong lục giử tổng thống Giôn-xơn, ngày 30 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng </i>
<i>quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra ước lượng chính quyền nguỵ chỉ kiểm sốt được khoảng </i>
<i>25% số dân toàn miền nam và hy vọng các kế hoạch “bình định” hai năm sau sẽ nâng tỷ </i>
<i>lệ lên 50%. Ngày 4 tháng 5 năm 1966, đại sứ Mỹ Ca-bốt lốt báo cáo về Nhà trắng 78% </i>
<i>đất đai hiện nằm trong tay cộng sản.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

địa bàn nhiều tỉnh.


Chúng đã chuyển hẳn 90% quân chủ lực nguỵ và trên 10% quân Mỹ, quân chư hầu sang
làm nhiệm vụ “bình định”. Lực lượng cảnh sát được tăng thêm. Số lượng “cán bộ bình
định” từ hơn hai vạn năm 1966, tăng lên 4 vạn.




Đi đôi với các cuộc hành quân càn quét đẫm máu, Mỹ - nguỵ còn tung vào các chiến dịch
“bình định” hơn 700 “đội bình định” gồm hơn 4 vạn tên. Chúng đã ném vào đó hàng tỷ
đơ la hịng tiêu diệt “bộ máy nổi dậy” ở các địa phương và giành giật nhân dân bằng các
“chương trình cải cách” bịp bợm như: phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, xã hội....





Nhiều trung tâm nghiên cứu chiến lược của nước Mỹ triển khai hàng loạt chương trình về
chiến tranh “chống nổi dậy” trong đó có “bình định nơng thơn”. Có luận án tiến sĩ “cơng
tác bình định các vùng nơng thơn ở Việt Nam”1 . Mỹ cịn áp dụng các kỹ thuật xử lý số
liệu tự động vào việc phân loại đánh giá mức kiểm soát của nguỵ quyền đối với các thôn
ấp ở nam Việt Nam.


__________


<i>1. Luận án tiến sĩ của Willia A. Nighswenger, Praeger, New York, 1966.</i>


Năm 1967, bộ máy bình định được giao hẳn cho quân đội Mỹ kiểm soát và trở thành một
bộ phận của cơ sở chi huy MACV. Quân Mỹ gánh lấy


công việc gọi là “tảo thanh vùng có Việt cộng”, dựng chiếc lá chắn quân sự mở đường
cho đội quân bình định theo sau. Các sư đoàn quân nguỵ phải xé lẻ tới cỡ tiểu đoàn làm
cơng việc chống phá chiến tranh du kích gọi là giữ an ninh ở nông thôn. Bọn nhân viên
bình định với tên là “cán bộ phát triển cách mạng” biên chế thành từng đội đến nằm
trong các thơn ấp để đặc trách kìm kẹp. Ở một số vùng quan trọng quanh Sài Gòn, Chu
Lai, Đà Nẵng, đường số 9, quân Mỹ tự làm cả cơng việc “tìm diệt” và “bình định”. Qn
Nam Triều Tiên, quân Úc cũng bình định.




Tất cả những công sức đầu tư và tội ác ấy của đế quốc Mỹ và nguỵ quyền trong công
cuộc bình định nơng thơn làm cho đồng bào miền nam điêu đứng khổ cực, làm đảo lộn
tình hình mọi mặt ở nông thôn, phá huỷ nhiều mối quan hệ tình cảm, cùng tập tục xã hội,
gây những đau thương tổn thất khơng gì đền bù được. Nó đã để lại những hậu quả lâu dài
mà sau chiến tranh ta phải tốn nhiều thời gian và công sức mới có thể khắc phục được.
Với kinh nghiệm dày dạn qua mấy lần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của bọn


xâm lược từ tực dân Pháp đế đế quốc Mỹ, chúng ta ngày càng nắm chắc mối quan hệ
giữa “tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng” với “ bình định giành dân” là quy luật
thường xuyên chi phối các cuộc chiến tranh xâm lược của địch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

đến đập tan các kế hoạch “bình định nông thôn”, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng là
một nhiệm vụ chiến lược cơ bản cả về chính trị và quân sự nhằm đánh thắng “chiến tranh
cục bộ” của đế quốc Mỹ”.


Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn chung của cả nước khi đế quốc Mỹ thay
đổi chiến lược chiến tranh, ta đã lường trước tính chất cực kỳ gay go quyết liệt của cuộc
đấu tranh chống lại chính sách “bình định nơng thơn” của Mỹ - nguỵ ở miền nam. Đồng
thời cũng chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản vốn có trong chính sách “bình định” của địch
trước tình mới nay càng bộ lộ rõ rệt và gay gắt hơn. Đó là mâu thuẫn giữa mục đích của
chính sách “bình định” với bản chất với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, biểu hiện trong hành
động chiến tranh xâm lược; mâu thuẫn giữa mục đích của chính sách “bình định” với các
biện pháp, thủ đoạn mà chúng để thực hiện chính sách ấy. Như ta biết, mục đích của
chính sách “bình định” là giành giật dân, nhưng bản chất của đế quốc Mỹ, kẻ đưa nó ra
thực hiện,lại là phản động. Cuộc chiến tranh mà Mỹ trực tiếp tiến hành trên đất nước ta là
một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩ. Nếu như trước đây chúng đã phô ra mọi thứ
chiêu bài, ra sức tơ vẽ cho chính quyền tay sai để ch giấu mưu toan áp đặt chủ nghĩa thực
dân mới ở miền nam nước ta mà vẫn bị nhân dân ta vạch tràn chân tướng thì nay chúng
lại càng khó lừa bịp được ai, khi mà đạo quân viễn chinh Mỹ đang trực tiếp dày xéo non
sông đất nước ta.


Theo Mỹ, mục đích của chính sách “ bình định” là “ tranh thủ trái tim và khối óc của dân
chúng”. Thế nhưng biện pháp thực hiện trên hết và trước hết của Mỹ - nguỵ lại là dùng
sức mạnh quân sự, là bom đạn, giết chóc, đốt phá và cưỡng bức. Cho nên, trong các chiến
dịch “bình định” dù chúng có tung ra những luận điệu lừa bịp xảo quyệt, có ném bao
nhiêu đơ la và dùng đủ các thủ đoạn mị dân thì cũng khó mà che lấp được những tội ác
“trời không dung, đất không tha”. Những tội ác chồng chất đó ngày càng như đổ thêm


dầu vào ngọn lửa căm thù của các tầng lớp nhân dân yêu nước, thúc đẩy đồng bào ta kiên
quyết đứng lên tiến công địch và giành quyền làm chủ ở khắp mọi nơi.


Rõ ràng, mặt trận “bình định” - mặt trận thứ hai của Mỹ - nguỵ ở mièn nam, với những
mâu thuẫn không sao giải quyết nổi, quả là chỗ yếu rất cơ bản của chúng. Ngược lại, về
phía chúng ta, mặt trận “chống bình định” lại là chỗ mạnh rất cơ bản của qn và dân ta ở
mièn nam. Chúng ta có chính nghĩa, dựa vào nhân dân một lòng hướng về cách mạng và
kháng chiến, có phương pháp đúng đắn và sáng tạo.


Mỹ và chính quyền tay sai chủ trương dùng nhiều biện pháp và lực lượng để tiến hành
“bình định” nhưng trước hết chúng vẫn dùng đại bộ phận quân đội mở những cuộc hành
quân càn quét lấn chiếm nhằm che chở cho các “đội bình định” và bọn bảo an, cảnh sát,
an ninh...hoạt động. Vì vậy, trên mặt trận “chống bình định”thời kỳ này, chúng ta đã coi
việc kiên quyết phản công, đánh bại các cuộc hành quân càn quét lấn chiếm của địch là
một phương hướng tác chiếnlược có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

tìm mọi cách tieu hao, tiêu diệt sinh lực địch, kịp thời trừng trị những tên “ cán bộ bình
định” và những phần tử phản động tay sai của giặc ở từng thôn xã . Các lực lượng vũ
tranh cách mạng tỉnh, huyện tranh thủ thời cơ địch đi càn quét đánh tiêu diệt nhiều sinh
lực của chúng. Vì đó là lúc địch rời công sự, rời hệ thống đồn bốt, rời căn cứ, bộc lộ
nhiều sơ hở. Nắm vững thời cơ đó, kiên quyết tập trung lực lượng và hành động tích cực,
các đơn vị chủ lực ta có thể tiêu diệt từng bộ phận lớn của địch và chuyển từ thế phản
công sang thế tiến công liên tục trên nhiều hướng. Như Nghị quyết hội nghị Ban chấp
Trung ương lần thứ 12 chỉ rõ, tất cả những hoạt động tích cực phản cơng và tiến cơng,
tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch nói trên đều “có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt đấu
tranh chính trị, binh vận, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng” đập tan mọi kế hoạt
“bình định” của Mỹ - nguỵ.


Trải qua hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, quân và dân miền nam ta đã giành được
nhiều thắng lợi to lớn trên mặt trận “chống bình định”, trước hết là đánh bại nhiều cuộc


càn quét, tlấn chiếm của địch.


Mọi hướng trọng điểm như miền đông Nam Bộ, đồng bằng liên khu 5 là nơi Mỹ mở rộng
những cuộc hành qn “tìm diệt” lớn, có kết hợp hỗ trợ cho những cuộc hành quân “bình
định” của quân đội nguỵ. Các lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân địa phương trên các
hướng đó đã tích cực phối hợp với các địn tiến cơng, phẩn cơng của bộ đội chủ lực, dùng
nhiều cách đánh sáng tạo để tiêu diệt, tiêu hao, căn kéo, phân tán, ngăn chặn và ghìm địch
tại vịng ngồi, đồng thời lợi dụng thời cơ địch đang lúng túng để nổi dậy từ bên trong,
phá ách kìm kẹp, phá ấp chiến lược và giành quyền làm chủ. Vì vậy, trừ một số vùng
thiếu dự kiên, thiếu kế hoạch sơ tán chu đáo nên bị địch xúc tát gom dân và phá kho thóc
lúa, kho tàng, nhìn chung lực lượng ta ở các địa phương nhiều nơi đã đứng vững, hạn
chế thiệt hại về người, về của, bảo vệ được vùng giải phóng và có nơi cịn mở rộng thêm.
Ngay cả vùng xung quanh Sài Gòn – Gia Định, dù địch đánh phá ác liệt, lực lượng vũ
trang ta vẫn liên tiếp tổ chức được những trận đánh bất ngờ, thọc sâu vào nội thành cùng
với lực lượng biệt động tại chỗ diệt nhiều sinh lực , trong đó có sinh lực cao cấp là sĩ
quan chỉ huy và lái máy bay Mỹ, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh.


Trên các hướng không nằm trọng trọng điểm phản công của địch như đồng bằng sông
Cửu Long, khu 6... các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương cũng phối hợp với
hướng chính đánh chặn nhiều cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm của quân nguỵ, tiêu
hao và tiêu diệt địch, đồng thơi ra sức mở mang, mở vùng, phá ấp chiến lược và giải
phóng nhiều khu vực. Ở những vùng mà địch càn quét, “bình định” qua lại nhều lần, cơ
sở chính trị trong nhân dân ta tuy có bọ tổn thất và xáo trộn nhưng vẫn tiếp tục phát triển.
Các lực lượng vũ trang và chính quyền cách mạng ở địa phương vẫn tồn tại và phát huy
tác dụng. Chẳng những ta phá được các kế hoạch “bình định” của địch, bảo vệ được dân,
giữ được đất mà còn xây dựng được quyền làm chủ ở địa phương, lấy đó làm bàn đạp mở
rộng vùng giải phóng, tiếp tục tạo ra địa bàn mới, lực lượng mới và thế tiến công mới,
khiến địch đã bị động lại càng sa lầy sâu hơn trong thế trận bao vây tiến công của ta.
Đi đôi với các hoạt động tích cực chống càn quét, lấn chiếm, các đảng bộ địa phương còn
lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh chiến tranh chính trị, phá âm mưu “bình định” của địch ở


cả nông thôn và thành thị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn. Vì vậy, khi đề ra các kế hoạch hành quân “bình điịnh”,
chúng thường chủ trương “không đánh vào dân thường, mà chỉ tiêu diệt hoặc đuổi quân
du kích ra xã vùng dân cư, khiến học mất cơ sở quần chúng”. Thế nhưng, do thất bại
nặng trước sức chống trả mạnh mẽ của quân và dân ta, chúng đã điên cuồng ném xuống
các vùng tranh chấp và vùng giải phóng của ta hàng vạn tấn bom đạn và hố chất độc, tàn
sát dân thường, phá trụi hết nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn, mùa màng cây cổ.... rồi mới
đổ quân vào. Làm như vậy, không chỉ là để đuổi du kích, mà chủ yếu để xúc tát và dồn
đồng bào ta vào các “trại tị nạn” ở quanh đô thị hoặc ven đường giao thông lớn trong
vùng chúng kiểm soát. Rõ ràng, đây là hiện tượng hoàn toàn trái ngược với lý thuyết
“chống nổi dậy” của các chuyên gia “bình định” Mỹ. Vì, đáng lẽ phải đuổi du kích ra
xa dân chúng thì dân chúng lại bị đuổi ra khỏi những khu vực mà du kích đã trú ngụ, tức
là bị đuổi ra khỏi quê hương, làng xóm của mình.


Trong các giai đoạn chiến lược trước, dân vùng chính quyền nguỵ kiểm sốt thường bị
chúng kìm kẹp trong các “ấp chiến lược” ở ngay nền nhà cũ hoặc ít nhất cũng ở thơn xóm
cũ của mình. Nhưng đến giai đoạn “chiến tranh cục bộ” hàng triệu động bào ta đã bị Mỹ
-nguỵ cưỡng bức rời khỏi quê hương một cách hết sức tàn bạo, cha mất con, vợ mất
chồng, gia đình tiêu điều, phiêu tán. Ở những địa phương diễn ra cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa “bình định” và “chống bình định” có những gia định bị giặc giết hết và đốt trụi
nhà cửa. Dân kiên cường bám trụ, địch đốt phá, đồng bào làm lại nhà, địch lại đốt phá và
ủi sạch. Cứ thế địch chà đi xát lại, việc làm ăn sinh sống, sản xuất của người dân cực kỳ
căng thẳng, gian nan. Biết bao nhiêu người mất hết của cải hàng ngày phải sống nhờ vào
gạo cứu tế, rồi dần dần bị đẩy vào đội ngũ binh lính đánh th hoặc làm những cơng việc
dịch vị cho quân đội Mỹ. Số người bị cưỡng bức “tị nạn” ngày càng đông: một phần định
cư trong các trại tập trung, phần lớn tràn vào các thị xã, thành phố tạm lánh và kiếm cơ ăn
việc làm, tạo thêm gánh nặng cho Mỹ - nguỵ. Và quan trọng hơn là đã ngày càng khơi
sâu trong đồng bào ta tâm trạng phản kháng, căm thù bọn cướp nước, cùng bọn bán nước,
tạo ra lực lượng chống đối nằm ngay trong khu vực địch kiểm soát, làm tiền đề bùng nổ


các cuộc đấu tranh chống Mỹ và chế độ tay sai.


Về mặt kinh tế, viện trợ Mỹ tăng lên gấp bội và sự có mặt hành chục vạn quân viễn
chinh Mỹ ở miền nam đã thúc đẩy sự phát triển chưa từng thấy của các hoạt động thương
nghiệp và dịch vụ ở các đô thị, chủ yếu để phục vụ bộ máy chiến tranh xâm lược của Mỹ.
Hiện tượng khơng bình thường này đã tạo ra một bộ mặt kinh tế phồn vinh, nhộn nhịp ở
những trung tâm tiêu thụ lớn và đô thị, với tầng lớp tư sản mại bản ngày càng giàu có và
đội ngũ ngày càng đơng những người sống bằng buôn bán, dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

độc của “lối sống Mỹ” đồi truỵ. Nó huỷ hoại nền tảng văn hoá dân tộc, hạ thấp phẩm giá
con người và gây ra những tệ nạn xã hội trầm trọng, khiến những người yêu nước và có
lương tri khơng thể khơng lo lắng, bất bình.


__________


<i>1. Theo thống kê của chính quyền nguỵ:</i>


<i> - Mỹ đã viện trợ cho chế độ nguỵ 5 tỷ 981 triệu đô la trong chiến tranh cục bộ so với 2 </i>
<i>tỷ 181 triệu đô la trong chiến tranh đặc biệt.</i>


<i> - Từ năm 1964-1969, tỷ lệ thành phần kinh tế thương nghiệp lên tới 59% ( chủ yếu là </i>
<i>tiêu thụ hàng hố Mỹ, Nhật). Nơng nghiệp 30% và cơng nghiệp chỉ có 11%.</i>


<i> - Năm 1964, diện tích canh tác ở miền nam là 3.042.420 héc –ta đến năm 1966-1967 </i>
<i>chỉ còn 2.028.700 héc-ta. Năm 1963 miền nam xuất khẩu gần 30 vạn tấn đến năm 1967 </i>
<i>đã phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo và bột mì.</i>


<i>2. Năm 1965 ngân sách chính quyền nguỵ thiếu hụt 22 tỷ tiền miền nam, năm 1968 thiếu </i>
<i>hụt đến 47 tỷ.</i>



<i> - Khối lượng tiền tệ năm 1964 có 27 tỷ 143 triệu, năm 1968 lạm phát vọt lên 124 tỷ </i>
<i>đồng.</i>


<i> - Giá cả năm 1968 so với năm 1963 tăng hơn 3 lần ( 309,7%).</i>


Có thể nói, những hoạt động kinh tế và văn hoá, xã hội của Mỹ một bộ mặt đã tạo ra cơ
sở xã hội cho chủ nghĩa thực dân mới, bao gồm những kẻ ủng hộ hoặc trực tiếp tham gia
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ như bọn tư sản mại bản, bọn địa chủ tư sản
hoá, bọn quân phiệt và chính sách xơi thịt, bọn bồi bút, lưu manh,.... sống bám và làm
giàu nhờ Mỹ và chiến tranh xâm lược. Đồng thời mặt khác, nó cũng lại tạo ra lực lượng
chống đối đông đảo trong các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức và học sinh u nước.
Trong đó có một số bộ phận chính quyền và quân đội nguỵ sẵn sàng tham gia hoặc hưởng
ứng các phong trào đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ chủ quyền, đòi chấm dứt chiến
tranh xâm lược, bảo vệ hồ bình.


Trong bối cảnh chính trị mà tâm trạng chống đối đế quốc Mỹ ngày càng phát triển rộng
rãi và sâu sức như thế, Những thắng lợi quân sự vang đội của cách mạng trên chiến
trường và ngay tại các trung tâm đầu não của Mỹ, nguỵ, đã có sức mạnh rất lớn. Nó cổ vũ
và tổ chức quần chúng nhân dân ta ở cả nơng thơn và thành thị đồn kết đấu tranh phối
hợp với các hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang cách mạng tiến công và chống
địch càn qt, bình định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

tranh của đồng bào đơ thị bắt từ những hoạt động bảo vệ văn hoá dân tộc, bảo vệ nhân
phẩm, đòi quyền dân sinh dân chủ, dần dần phát triển thành phong trào đấu tranh mạnh
mẽ chống “lệ thuộc ngoại bang”. Đây thực chất là cuộc đấu tranh chống sự xâm lược và
nô dịch của đế quốc Mỹ. Nhất là phong trào học sinh và sinh viên chống Mỹ liên tục diễn
ra trong suốt năm 1967, khi âm ỉ, lúc sôi sục dưới nhiều hình thức cùng với phong trào
đấu tranh của đồng bào nông thôn đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các cuộc tiến công quân sự,
làm nên nhnữg thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên hai mặt trận, đánh bại kế hoạch
chiến lược “tiêu diệt” và “bình định” của địch.



Trải qua hai mùa khô năm 1965-1966 và 1966-1967 đế quốc Mỹ đã dùng tới 90% quân nguỵ, có lúc tăng
thêm một số đơn vị quân viễn chinh Mỹ để thực hiện các kế hoạch “bình định” nơng thơn đầy tham vọng
đó. Âm mưu của chúng thật thâm độc và lực lượng chúng ném bom vào đó cũng khơng phải ít. Thế nhưng,
chúng dùng đội quân tay sai đã bị suy yếu sau “chiến tranh đặc biệt” vào công tác “bình định”, tức là lấy
cái yếu của chúng đương đầu với cái mạnh của ta. Do những mâu thuẫn cơ bản trong chính sách “bình
định”, đế quốc Mỹ đã không thể thực hiện được những mong muốn chủ quan của chúng.


Chúng muốn lấn đất giành dân, song do ta kiên quyết bám đất, giữ đất, giữ dân thực hiện khẩu hiệu “một
tấc không đi, một ly không rời”, bất chấp khủng bố và đàn áp nên chúng tuy dốc sức lớn mà chỉ lấn chiếm
được một số nơi. Mỹ - nguỵ muốn dịnh định nông thôn, phát triển cách mạng, xây dựng nơng thơn, song
“bình định”không được, lại quay ra điên cuồng tàn phá nông thơn. Chúng định dùng chính sách “đơ thị hố
cưỡng bức” tập trung dân về đô thị để dễ bề kiểm soát và lừa bịp nhân dân. Song càng làm như vậy chúng
càng làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn đã tích tụ ở các dodo thị, thúc đẩy đồng bào ta đứng lên đấu
tranh ngày càng quyết liệt, khiến chương trình “bình định” khơng thực hiện được mà tình hình chính trị các
đơ thị lại càng rối ren thêm. Chẳng những chúng không ổn định nổi bộ máy chính quền ở cơ sở đã suy yếu
trước đây mà ngay tại các vùng chúng cho là đã “bình định”, những thủ đoạn mua chuộc bịp bợm của
chúng đều bị vạch trần và bị chống lại.


Qua đấu tranh chính trị, cơ sở cách mạng trong các thành phố, thị xã và thị trấn ngày càng phát triển và
củng cố. Số “ấp chiến lược” mà chúng cố gắng dựng lại thường xuyên bị phá đi, phá lại. Trong khi đó hệ
thống làng xã chiến đấu của ta vẫn phát triển, làm hạt nhân cho phong trào nổi dậy giành quyền làm chủ
thôn xã và phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Tuy nhiên, cần ghi nhận một điều là trong cuộc đấu tranh toàn diện nhằm ngăn chặn, đẩy lùi từng bước
chương trình bình định của Mỹ - nguỵ, phong trào cách mạng đã phải vượt nhiều thử thách gay go và chịu
những tổn thất không lường. Tổn thất không chỉ về lực lượng. của cải, mạng sống cùng nhân phẩm con
người mà việc phân bố lực lượng cách mạng ở các vùng nông thôn thường xuyên bị địch xáo trộn. Có
những lúc, những nơi bị mất dân, mất đất, thực lực hao mòn, thế tiến công tạm thời lắng xuống phải mất
thời gian mới hồi phục lại được . Còn những người, những gia đình yêu nước, trung thành tận cùng với


cách mạng, với kháng chiến lại phải chịu những mất mát khơng gì bù đắp được.


_________


<i>1. Theo thống kê của chính quyền nguỵ, năm 1965 quân đội chúng chỉ đóng ở 2.900 đồn bốt, đến năm 1967</i>
<i>phải rải quân ra đến 4.900 đồn bốt để “bình định nơng thơn”.</i>


« <i>Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2008, 08:42:48 pm gửi bởi thanhlong</i> » Logged


Tóm lại, quân dân miền Nam, với quyết tâm rất cao, với tinh thần đấu tranh bền bỉ kiên
cường, không quản hy sinh, tổn thất, với thế trận tiến công và phản công của chiến tranh
nhân dân, đã liên tiếp bẻ gãy các cuộc hành qn “bình định nơng thơn” của đế quốc Mỹ.
Trong chiến tranh xâm lược cục bộ ở miền Nam nước ta, nếu đế quốc Mỹ đã thua trong
các kế hoạch “tìm diệt” thì chúng cũng thiệt hại nặng trong các kế hoạch “bình định nơng
thơn”. Thất bại cay đáng này đã buộc tổng thống Giôn-xơn phải triệu đại xứ Mỹ Ca- bốt
Lốt cùng phụ tá “bình định” là viên tướng CIA lão luyện Lên-xđên về nước. Ngày 27
tháng 4 năm 1967, Bân-cơ được cử làm đại xứ Mỹ thay Lốt và tồn bộ chương trình
“bình định” được chuyển giao cho tướng Oét-mo-len, với người phụ tá “bình định” là
Cơ-mơ cũng là quan chức CIA cao cấp.


“ Lịch sử bình định ở miền Nam Việt Nam là một bảng kê những kế hoạch to lớn bị sụp
đổ, những nghị lực vô hạn của các cố vấn có tài năng tan thành mây khói”1 . Tướng tổng
chỉ huy quân viễn chinh Mỹ Oét-mo-len dù có thâu tóm ln cả quyền trực tiếp điều hnàh
các kế hoạch “bình định” cũng khơng thay đổi được tình thế ngày càng bất lợi cho Mỹ.
Chương trình “bình định” do nhiều trung tâm nghiên cứu chiến lược của Mỹ hoạch định,
dù được các cố vấn Mỹ thường xuyên rút kinh nghiệm và điều chỉnh vấn dẫm chấn tại
chỗ và ngày càng có xu thế thụt lùi.


____________



<i>1. Pi-tơ Át-nét, phóng viên hãng Thơng tấn Mỹ AP, xác nhận ngày 8-1-1967.</i>


Về hình thức bề ngồi, miền nam Việt Nam có vẻ bị phân chia làm ba vùng như phương
án của các cố vấn Mỹ đã vạch1 . Nhưng về thực chất, ngay cả trong vùng được Mỹ coi là
đã kiểm soát chặn chẽ, cũng phát triển những cơ sở cách mạng và cũng là địa bàn mà các
lực lượng cách mạng có thể tiến hành đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, hoặc kết
hợp cả hai mặt đấu tranh vào bất cứ lúc nào. Điều đó đã được chứng minh rất rõ rằng
bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

hão huyền cho đến cuối năm 1968 khi mà các hậu quả quân sự, chính trị và kinh tế của
chiến tranh đã phá huỷ mọi hy vọng mang manh cịn sót lại của những cố gắng yếu đuối
đó. Bình định ít nhất là về mặt kết hợp chính trị và chiến tranh là nạn nhân của chiến
tranh cục bộ của Mỹ”. Họ còn cho rằng “nguyên nhân quan trọng nhất của thất bại trong
cố gắng bình định của Mỹ là phương pháp tiến hành chiến tranh và tác động kinh khủng
của nó đối với con người. Sự ủng hộ của Mỹ đối với cơ cấu chính trị của Sài Gòn cũng là
một vấn đề nghiêm trọng”2 . Điều này đúng nhưng mới chỉ từ phía Mỹ.


__________


<i>1. Theo thống kê của nguỵ:</i>


<i> - Năm 1965 số dân vùng chúng kiểm sốt là 8.791.000, vùng giải phóng là 6.575.000, </i>
<i>vùng tranh chấp là 1.349.000.</i>


<i> - Năm 1967: số dân vùng chúng kiểm soát là 8.877.000, vùng giải phóng là 5.300.000, </i>
<i>vùng tranh chấp là 2.800.000.</i>


<i> Đó là những con số phản ánh phần nào tính chất quyết liệt của mặt trận “bình định” </i>
<i>và “chống bình định”. Dù đã thổi phồng, Mỹ và chính quyền nguỵ cũng chỉ dám cơng bố</i>
<i>kết quả cơng tác “bình định” trong thời kỳ này là 13%.</i>



<i>2. Gabriel Kolkô: Anatomy of a war (Giải phẫu một cuộc chiến tranh), Pantheon booke, </i>
<i>New York, 1985.</i>


Cần phải nói rõ rằng, chính sức mạnh sáng tạo của trận địa lịng dân có tổ chức là cội
nguồn cuộc chiến tranh tồn dân, toàn diện của ta, đã trực tiếp đẩy lùi và phá vỡ các kế
hoạch bình định nơng thơn trong chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.


<b>Chương sáu</b>


<b>Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc Việt Nam</b>
<b> của không quân Mỹ.</b>


Đi đôi với việc tăng cường và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở
nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dùng các hình thức liên tiếp chống phá miền bắc xã hội
chủ nghĩa. Cuối cùng, chúng phát động cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không
quân.


Trong bảng tổng kết thất bại của Mỹ ở Việt Nam 1, tướng Mỹ Mác-xoen Tay-lơ xác
định: “chưa có vấn đề nào trong tình hình Việt Nam đã gây nên cuộc tranh cãi và thảo
luận dài hơn” trong giới cầm quyền Mỹ là việc dùng không quân đánh phá miền bắc.
Trong tập hồi ký viết về cuộc chiến tranh Việt Nam trong nhiệm kỳ tổng thống của mình,
Giơn-xơn đã để nhiều tâm sức và một phần quan trọng cuốn sách trình bày những sự
kiện, những tình huống gay cấn phải xử lý khi chính quyền Mỹ điều hành cuộc hiến tranh
không quân đánh phá miền bắc Việt Nam.


Từ năm 1961, khi bắt đầu cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở miền nam, đế quốc Mỹ chủ
trương tiến hành một chiến dịch bí mật phá hoại miền bắc. Ý đồ của Mỹ là muốn gây “
một cuộc chiến tranh du kích”



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>1. Maxwell D. Taylor: Resposability and Response, ( Trách nhiệm và sự phản ứng), </i>
<i>4-1967.</i>


ngay trong nội địa miền bắc dưới hình thức phá hoại vũ trang kết hợp với đẩy phong trào
phản cách mạng địa phương. Biện pháp là tung gián điệp, dùng máy bay thả truyền đơn,
mở những hoạt động biệt kích.... riêng từ năm 1961 đến 1963, đã có 38 vụ thả biệt kích
(những bọn được thả xuống đều bị bắt gọn).




Năm 1964, ở miền nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đưa cuộc “chiến tranh đặc biệt” lên
mức cao nhất, nhưng vẫn thấy thất bại. Họ nhận định nguyên nhân chính làm cho cách
mạng miền nam đứng vững và mạnh lên được là do có sự chỉ đạo và tổ chức chi viện
người, trang bị của miền Bắc. Bộ trưởng quốc phóng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã trực tiếp
nghiên cứu các kế hoạch chống bắc Việt Nam. Họ đã quyết định đẩy cao mức độ phá
hoại miền bắc, vạch ra và triển khai “kế hoạch tác chiến 34A” ( Plan – 34A) bắt đầu từ
ngày 1 tháng 2 năm 1964, nhằm phá hoại kinh tế, chính trị ở nội địa miền bắc với nhịp độ
và quy mô nâng dần lên. Với kế hoạch Đê-xô-tô, Mỹ cho các tàu khu trục xâm nhập vịnh
Bắc Bộ, đe doạ, uy hiếp miền bắc. Họ cho máy bay U-2 trinh sát, gây các vụ biệt kích
phá hoại như phá cầu Hang ở Tĩnh Gia, Thanh Hố ( ngày 12-6-1964), tập kích nhà máy
điện Đồng Hới ( ngày 30-61964), tập kích đảo Hòn Mê – Hòn Ngư (30-7-1964).




Ngày 31 tháng 7, tàu khu trục Ma-đốc vào khu vực phái nam đảo Cồn Cỏ, bắt đầu “hải
trình” do thám và uy hiếp dọc bờ biển của ta. Máy bay Mỹ từ phía Lào sang bắn phá đồn
biên phịng Nậm Cắn và làng Nọng Dẻ ( Nghệ Tĩnh).





Trước tình hình đó, ngày 2 tháng 8 năm 1964, lực lượng hải quân ta thuộc phân đội 3
gồm 3 tàu phóng lơi xuất kích tiến cơng tàu khu trục Ma-đốc đang vào sâu hải phận của
ta ở vùng biển giữa đảo Hòn mê và Lạch Trường ( Thanh Hoá).




Tàu Ma-đốc hoảng sợ, phải quay mũi vừa dùng súng đại bác trên tàu bắn chặn, vừa gọi
máy tay đến yểm trợ và cuối cùng đã phải tháo chạy khỏi vùng biển nước ta.




Nhưng đến đêm ngày 4 tháng 8 năm 1964, chính quyền Giơn-xơn lại dựng lên vụ ta tấn
cơng tàu Ma-đốc lần thứ hai ở ngồi khơi vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lấy cớ
ném bom 4 căn cứ hải quân của ta và một kho dầu ngày 5 tháng 8 năm 1964. Không quân
Mỹ đã bị đánh trả quyết liệt, những máy bay và người lái Mỹ đầu tiên đã bị bắn rơi và bị
bắt ở miền bắc nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Nam và việc triển khai lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ ở miền Nam. Hành động gồm
hai yếu tố liên quan với nhau này nằm trong chiến lược rộng rãi nhằm đẩy lùi bước tiến
ngày càng thuận lợi của cộng sản ở nam Việt Nam, giành lại quyền chủ động từ tay đối
phương” (Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ).




Học thuyết quân sự Mỹ coi việc đánh phá hậu phương của đối phương là một mục tiêu
chiến lược có tầm quân trọng quyết định, vì đó nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực quân sự,
kinh tế, loại bỏ khả năng duy trì chiến tranh. Mục tiêu này cảng quan trọng khi quy mơ
chiến tranh mở rộng, tính chất chiến tranh ngày càng hiện đại, sự tiêu hao và yêu cầu bổ
sung của tiền tuyến miền nam ngày càng lớn. Đế quốc Mỹ coi miền bắc là nguồn gốc sức
mạnh của cuộc “chiến tranh nổi dậy” của miền nam và là “hiểm hoạ số 1”. Từ năm 1961,


khi tướng Tay-lơ cầm đầu một phái đồn của ơng đã nhắc nhở mọi người chú ý tới một
thực tế là nguồn gốc sức mạnh thực sự của quân du kích ở miền nam Việt Nam không
phải chỉ là ở phạm vi nam Việt Nam mà là ở bắc Việt Nam. Theo họ, việc chỉ đạo, tiếp tế,
tăng viện trợ đều từ miền bắc vào. Vì vậy, cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không
quân ở miền bắc là một bộ phận không thể tách rời của cuộc chiến tranh trên bộ. Đế quốc
Mỹ coi việc đánh phá miền bắc là đánh phá hậu phương của chiến tranh cách mạng miền
nam và cũng là hậu phương của cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Chiến tranh phá hoại
chủ yếu bằng không quân dối với miền bắc là biện pháp phải có, chứ khơng phải thay thế
cho chiến tranh trên bộ ở nam Việt Nam. Do đó, nó gắn liền với nhịp độ tiến triển của
cuộc chiến tranh ở nam Việt Nam.




Đế quốc Mỹ coi đây là một cuộc thí nghiệm quan điểm mới về chiến tranh hạn chế. Nó
thực hiện ở khu vực nhỏ, không cần dùng đến lực lượng hậu bị, không nguỵ hiểm dẫn
đến đại chiến, không đảo lộn quốc sách,khơng trở ngại đến chính trị. Đó là bước thực
nghiệm lý luận về chiến tranh phá hoại bằng khơng qn đánh vào một nước có chủ
quyền lại nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng “ chiến
tranh từ trên không thật dễ trông thấy đối với người Mỹ bình thường và cuộc chiến tranh
khơng qn ở Đơng Dương là rẻ về mặt sinh mạng người Mỹ”1 .




Đế quốc Mỹ cho rằng: không quân là quyết định, không quân là công cụ chiến thắng.
Bằng khơng qn, họ có thể đạt bất cứ mục tiêu nào


__________


<i>1. Raphael Littauer – Narman Uphoff: The air war in Indochina, ( Cuộc chiến tranh </i>
<i>không quân ở Đông Dương), Beacon Press Boston, 1972.</i>



trên thế giới này. Tướng tham mưu trưởng không quân Mỹ Lơ-may tuyên bố là phải
“đánh vào tất cả cơ sở do con người xây dựng ở Việt Nam, phá hoại lớn nhất và tốt nhất,
và khơng bao giờ ngừng lại khi cịn hai viên gạch dính vào nhau, nhằm kéo lùi miền Bắc
trở lại thời kỳ đồ đá”. Giới cầm quân sự Mỹ đánh giá “ dưới bom đạn Mỹ, Bắc Việt Nam
không chịu nổi vài tuần”. “ Các cuộc ném bom đầu tiên bắt đầu với hy vọng là nó sẽ làm
cho Hà Nội phải quỳ gối trong vòng 2 đến 6 tháng”1 .


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Mỹ và chế độ nguỵ ở miền nam, hỗ trợ giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh thực dân
kiểu mới của Mỹ. Để đạt được mục đích cơ bản đó, mục tiêu cụ thể của cuộc chiến tranh
phá hoại là làm lung lay quyết tâm giải phóng miền nam của quân và dân ta ở cả hai miền
( theo tướng Tây-lơ, đây là điểm quan trọng nhất), ngăn chặn sự chi viện của miền bắc
đối với miền nam, nhằm cô lập và tiêu diệt cách mạng miền nam, củng cố tinh thần nguỵ
quyền và quân nguỵ đang suy sụp, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm
suy yếu tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền bắc. Với những mục đích đó, đế quốc Mỹ
dự tính sẽ buộc nhân dân ta phải tiếp nhận thương lượng giải quyết cuộc chiến tranh ở
miền nam theo những điều kiện có lợi cho Mỹ. Ngồi ra dùng không quân đánh phá miền
bắc, đế quốc Mỹ còn nhằm đánh một đòn ngăn đe vào hệ thống xã hội chủ nghĩa, hòng
uy hiếp tinh thần chống đế quốc của các nước trung lập và phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới.




Biện pháp tiến hành của Mỹ là leo thang từng bước với quy mơ tăng dần và tính chất
ngày càng ác liệt.


Đế quốc Mỹ cho rằng, với lực lượng không quân và hải quân hiện đại, với khối lượng
bom đại khổng lồ, khơng một sức mạnh nào có thể chống lại được, họ nhất định có thể
đạt được dễ dàng những mục tiêu chiến lược mà họ mong muốn, cuối cùng là buộc nhân
dân ta phải khuất phục và Mỹ sẽ thực hiện được chính sách thực dân mới ở miền nam


nước ta.


Mỹ cho rằng, với sức mạnh bom đạn, chỉ trong một thời gian ngắn, có thể triệt phá mọi
đường giao thơng thuỷ bộ của ta, chia cắt hẳn hai miền nam bắc, thực hiện ý đồ ngăn cản
đồng bào miền bắc làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với đồng bào miền nam ruột thịt.
Các nhà chiến lược Mỹ tính rằng, với sức mạnh công phá của không quân và hải quân
hiện đại, chỉ trong một thời gian ngắn, có thể làm tê liệt đời sống kinh tế và văn hoá của
nhân dân ta, phá hoại tiềm lực quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hôi ở
miền bắc Việt Nam.


Đó là Mỹ ý vào sức mạnh quân sự của mình với một lực lượng nhiều, đồng bộ, nhiều
kiểu loại. Máy bay của Mỹ có tốc độ nhanh, bán kinh hoạt động rộng, thời gian hoạt động
lâu, có thể bay ở nhiều độ cao và thời tiết khác nhau, mang được nhiều vũ khí, bom đạn,
có độ chính xác cao, uy lực lớn. Mỹ lại có một hệ thống căn cứ không quân và hải quân
gần nước ta, có khả năng điều động và triển khai lực lượng nhanh.Đồng thời, có đội ngũ
lái máy bay có kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ phương tiện.


Nếu đánh với một nước công nghiệp hiện đại với những mục tieu tập trung cao thì khơng
qn Mỹ ắt có thể phát huy tác dụng chiến lược lớn hơn nhiều. Đặt trong điều kiện không
gian hơi đặc biệt của chiến tranh Việt Nam, nước ta là nước sản xuất nông nghiệm, lạc
hậu, mục tiêu nhỏ và rất phân tán. Nhân dân ta có quyết tâm cao, tổ chức phịng thủ tích
cực, biết phịng tránh và sơ tán tốt, lại biết cách đánh trả hết sức kiên quyết nên đã hạn
chế được hiệu lực thực tế của không quân Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Chỗ yếu cơ bản nhất vần là bản chất phi nghĩa và tính chất hạn chế của cuộc chiến tranh.
Không quân Mỹ càng tăng cường đánh phá, đế quốc Mỹ càng bị cơ lập về chính trị trên
thế giới và ngay trong nước. Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lại bị hạn chế trong
khuôn khổ của chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền nam, hình thành và phát triển phụ
thuộc vào diễn biến chiến tranh ở miền nam. Mỹ phải vừa đánh vừa thăm dò, leo thang
từng bước từ thấp tới cao. Do đó, cuộc chiến tranh manh tính chất bị động, mất yếu tố bất


ngờ.


* *


Trong giai đoạn “chiến tranh cục bộ” từ năm 1965 đến năm 1968, không quân Mỹ đã
đánh phá miền bắc thành hai thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhịp độ của cuộc chiến tranh xâm
lược trên bộ ở miền nam Việt Nam: thời leo thang ( từ ngày 7 tháng 2 năm 1965 đến ngày
31 tháng 3 năm 1968), thời kỳ tụt thang (từ ngày 1 tháng 4 năm 1968 đến ngày 1 tháng
11 năm 1968). Thời kỳ leo lang, không quân Mỹ đánh theo ba bước:


Bước một: từ ngày 7 tháng 2 năm 1965 đến ngày 13 tháng 6 năm 1965, khi cuộc “chiến
tranh đặc biệt” ở miền nam lên đỉnh cao, thực hiện kế hoạch “sấm rền” đánh phá vĩ tuyến
17 ra vĩ tuyến 20. Mục tiêu đánh phá là các doanh trại quân đội, các kho tàng quân sự,
hậu cần, các trục giao thơng, một số nơng trường, cơng trường, xí nghiệp trong khu vực
từ Vĩnh Linh đến Thanh Hoá. Có những trận lớn như đánh xóm Bang - Nghệ Tĩnh ( ngày
2 tháng 3 năm 1965 với 123 lần/chiếc máy bay), Đô Lương ( ngày 19 tháng 3 năm 1965,
với 120 lần/ chiếc), cầu Hàm Rồng và Đò Lèn ( ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 với hơn
100 lần/chiếc máy bay),...


Bước hai: từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, khi bị ta đánh
mạnh ở miền nam, nhất là từ Tết Mậu Thân, không quân Mỹ leo thang lúc lên cao, đánh
phá cả Hà Nội, Hải Phòng ( từ ngày 19 tháng 5 năm 1967 đánh sâu vào nội thành Hà
Nội). Đồng thời Mỹ sử dụng pháo binh bắn sang bắc giới tuyến quân sự tạm thời ( ngày
22 tháng 2 năm 1967). Cuộc đánh phá quyết liệt tập trung vào cán xoong, nơi yết hầu của
tuyến đường Trường Sơn và toàn bộ 6 hệ thống mục tiêu then chốt: đường giao thông,
kho nhiên liệu, điện lực, công nghiệp, một số cơ sở qn sự và hệ thống phịng khơng.


<i>Ngày 1 tháng 11 năm 1968, đế quốc Mỹ ngừn ném bom miền bắc. Như vậy, từ bắt đầu </i>
<i>chiến tranh phá hoại, sau hai tháng, khơng qn Mỹ mới đánh ra Thanh Hố, sau 5 </i>
<i>tháng ra đường giao thông Hà Nội – Lào Cai, sau 8 tháng ra đường giao thông Hà Nội </i>


<i>-Lạng sơn, sau 17 tháng ra khu vực ngoại vi Hà Nội - Hải Phòng. Sau hơn 2 năm mới </i>
<i>đánh thẳng vào nội thành Hà nội, Hải Phòng và các khu vực công nghiệp. Mục tiêu cơ </i>
<i>bản chủ yếu là đánh giao thông, phá các kho hàng. Nhưng là cuộc chiến tranh leo thang </i>
<i>nên Mỹ tổ chức đánh từ ngoài vào trong , từ xã đến gần.</i>


<i>Quy luật đánh phá là xen kẽ, đánh phá rộng rãi với tổ chức những đợt đánh lớn vào các </i>
<i>mục tiêu có tầm quan trọng về chiến lược để gây sức ép với ta. Cũng có những lúc ngừng</i>
<i>ném bom trong thời gian ngắn để thăm dò.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i>chiến thuật, xuất kích trung bình một ngày 90 - 100 lần/chiếc, ngày cao, hơn 400 </i>
<i>lần/chiếc. Về máy bay ném bom chiến lược B-52, ngày cao nhất, sử dụng trên 100 </i>
<i>lần/chiếc. Hơn 40 loại máy bay hiện đại của không quân và hải quân Mỹ đã được sử </i>
<i>dụng được1 .Lực lượng hải quân lúc cao huy động bộ phận chủ yếu của Hạm đội 72 .</i>
<i>___________</i>


<i>1. Như F4, A-7,B-52, máy bay tiếp dầu KC-35, máy bay trinh sát và nhiễu điện tử EC, </i>
<i>RB-6,...</i>


<i>2. Gồm hơn 190 tàu, có 86 hạm tàu chiến đấu, riêng ở Vịnh Bắc Bộ, thường xun có </i>
<i>2-3 hàng khơng mẫu hạm. 12-22 khu trục hạm, 1 đến 2-3 tuần dương hạm, 2-4 tầu ngầm...</i>
<i>Nói chung, Mỹ đã huy động khoảng 31% tồn bộ lực lượng khơng qn chiến thuật </i>
<i>thường trực của không quân Mỹ. 30% máy bay B-52, 43% tàu chở máy bay chiến đấu </i>
<i>của hải quân Mỹ, gần 60% tàu tác chiến hạm đội 7.</i>


<i>Mỹ đã dùng một khối lượng rất lớn bom đạn và nhiều chủng loại máy bay, tàu chiến </i>
<i>đánh phá miền Bắc1. </i>


<i>Về tính chất hiện đại của chiến tranh, giới quân sự Mỹ xác định nhận rằng trong lịch sử </i>
<i>hàng không Mỹ, chưa bao giờ xuất hiện những loại máy bay mới, nhiều vũ khí mới và </i>
<i>nhiều chiến thuật mới đến như vậy.</i>



<i>* *</i>


<i>Ngày 5 tháng 8 năm 1964, sau khi dựng lên vụ vịnh Bắc Bộ, tổng thống Mỹ giôn-xơn đã </i>
<i>ra lệnh sử dụng máy bay chiến đấu cất cánh từ 2 hàng không mẫu hạm Ticonđơrega và </i>
<i>Constellation đánh phá nhiều nơi trên miền bắc như Vinh, Bến Thuỷ, cửa sông Giang, </i>
<i>Lạch Trường (Thanh Hố), thị xã Hịn Gai. Do đã dự kiến trước đế quốc Mỹ có thể dùng </i>
<i>khơng qn đánh miền bắc, quân và dân ta đã được chuẩn bị trước, nên không bị bất </i>
<i>ngờ. Cuộc đánh trả dũng cảm, mưu trí, bắn rơi 8 máy bay, nhiều phi công Mỹ bị chết. ta </i>
<i>bắt sống trung uý lái máy bay Mỹ đầu tiên E-vơ-rét An-va-rê ở Hòn Gai.</i>


<i>___________</i>


1. Chỉ tính trong giai đoạn chiến tranh cục bộ 1965-1968, đã ném bom 700


ngàng tấm bom đạn, năm cao nhất là 270 ngàn tấn (1967), trung bình 20


ngàn tấn/tháng, vượt tổng số bom dùng trong chiến tranh Triều Tiên


(635.000 tấn), gấp 4 lần bom Mỹ ném xuống Nhật bản trong đại chiến thế


giới lần thứ 2 (168.000 tấn). Cũng chỉ mới tính đến năm 1968, mỗi ki-lô-mét


vuông ở miền bắc phải chịu đựng hơn 2 tấn bom, và mỗi đầu người 35kg


bom. Mỹ đã sử dụng tới 29 kiểu bom phá, 13 kiểu bm sát thương, 8 kiểu tên


lửa không đối đất và đối khơng, trong đó có bom bi, bom na-pan, bom từ


trường, bom vô tuyến walleye 2, tên lửa Shrike, Bun-púp,...



</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, trong buổi lễ tuyên dương công trạng các lực lượng vũ tranh đã lập cơng xuất
sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và căn dặn: “Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang, nhưng chớ về thắng
lợi mà tư mãn, chủ quan, khinh địch. Chúng ta phải biết rằng đế quốc Mỹ và tay sai “chết thì chết, nết
khơng chừa” chúng cịn nhiều âm mưu hung ác”.


Ngày 18 tháng 11 năm 1964, đế quốc Mỹ lại cho máy bay đánh phá vùng phía tây tỉnh Quảng Bình. Tại
đây đại đội 3 pháo cao xạ đã bắn rơi các máy bay F101, T-28. Trong trận chiến đấu này, giữa trận địa,


chính trị viên đại đội Nguyễn Viết Xuân đã hô to khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Chính trị viên
Xuân hy sinh, nhưng khẩu lệnh đó vừa thể hiện tư tưởng tiến cơng, khí phách cách mạng, cổ vũ mọi người
quyết đánh và quyết thắng không quân Mỹ, vừa là sự khái quát cách đánh máy bay địch có hiệu quả, mở
đầu cao trào thi đua hạ máy bay Mỹ.


Như vậy là từ ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ quyết định mở rộng các hoạt động đánh phá thành
cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân đối với miền bắc.


Chiến tranh đã lan rộng ra cả nước. Cuối tháng 3 năm 1965, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (đặc
biệt) họp bàn về tình hình và nhiệm vụ cấp bách của cả nước. Riêng về miền bắc, hội nghị nhận định, chiến
tranh đã vượt khỏi phạm vi miền nam lan đến miền bắc, tình hình nửa nước có chiến tranh, nửa nước có
hồ bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau. Trung ương Đảng xác định,
miền nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền bắc vẫn là hậu phương lớn, và đề ra nhiệm vụ cho miền Bắc là:
“Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo
vệ miền bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch,
chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một
trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả hai miền nam lần miền bắc.
ra sức động viên lực lượng của miền bắc chi viện cho miền nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào”1 .
Hội nghị quyết định nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng
và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình
mới. Miền bắc phải có đủ sức mạnh, kịp thời với yêu cầu tự bảo vệ, chống lại các cuộc ném bom bắn phá
và phong toả của địch. Sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở
miền nam, miền bắc, cũng như ở Lào nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền nam trong
tình hình mới. Đồng thời vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu
chung của miền Bắc là :xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Chấp hành nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, quân và dân mièn bắc đã nhanh chóng tăng cường
lực lượng phịng thủ đất nước, lực lượng vũ trang được mở rộng và được tăng cường về chất lượng.
____________



<i>1. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, t.I, tr 218.</i>


Nhiều đơn vị phịng khơng được xây dựng và điều chỉnh bố trí để bảo vệ những khu vực mục tiêu quan
trọng. Các tổ, đội bắn máy bay tầm thấp của dân quân tự vệ được tổ chức và triển khai rộng khắp. Không
quân chiến đấu được quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt tận dụng yếu tố bất ngờ, đánh thật mưu trí và đánh
thắng ngay trận đầu. Một lưới lửa đối không với nhiều loại lực lượng đã được triển khai, hình thành thế trận
sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch.


Mặc dù lực lượng không quân Mỹ có ưu thế hơn ta về số lượng cũng như về trình độ hiện
đại, nhưng quân và dân miền bắc đã anh dũng ra quân, đánh địch những đòn nặng và bất
ngờ ngay từ đầu ở các độ cao khác nhau. Chỉ trong bốn tháng đầu kể từ khi không quân
Mỹ đánh phá liên tục miền bắc ( tháng 2 – 1965), hơn 400 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi,
nhiều lái máy bay bị chết và bị bắt sống. Ngày 15 tháng 3 năm 1965, dân quân xã Diễn
Hưng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã dùng súng bộ binh băn rơi một máy bay
A-4D, mở đầu chiến công dùng súng trường, trung liên, và đại diện bắn rơi máy bay hiện
đại ở tầm thấp. Ngày 3 và ngày 4 tháng 4 năm 1965, lực lượng phịng khơng bảo vệ cầu
Hàm Rồng và Đò Lèn thắng lợi, bắn rơi trên 40 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều người lái,
làm thất bại chiến thuật đánh phá ồ ạt ở độ cao trung bình của khơng qn Mỹ. Trong
trận này, khơng quân ta lần đầu tiên xuatá trận, máy bay Mig-17 của ta đã bắn rơi 2 máy
bay tiêm kích F-8U, mở ra lối đánh lấy ít thắng đơng, lấy trang bị kém hiện đại thắng
trang bị hiện đại hơn, đánh máy bay địch rơi tại chỗ, đặt cơ sở cho việc xây dựng truyền
thống đơn vị, tạo được thế bất ngờ trong việc sử dụng binh chủng mới.


Không quân Mỹ thường thay đổi thủ đoạn, tình hình lưới lửa phịng khơng quanh mục
tiêu và cách đánh của ta. Một số thủ đoạn thường dùng của chúng là:


- Luôn luôn thay đổi đường bay.


- Luôn luôn thay đổi hướng tiếp cận mục tiêu.
- Thay đổi thời gian đánh.



- Cùng một lúc đánh nhiều mục tiêu khác nhau trong một khu vực để phân tán hoả lực
phỏng không của ta.


- Dùng nhiều loại máy bay khác nhau.


- Áp dụng nhiều kỹ thuật gây nhiễu và gây nhiễu giả để lừa ta, ....


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

nặng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, bộ đội tên lửa thực hiện đánh phục kích ở Bất Bạt (Sơn
Tây), hạ một tốp 3 máy bay F-4, mở đầu truyền thống vẻ vang của binh chủng. Các hoạt
động của quân và dân ta trên mặt trận giao thông vận tải, chuyển hướng sản xuất, phòng
tránh, sơ tán, chi viện cho miền nam và bạn Lào cùng đều giành thắng lợi.


Tháng 6 năm 1965, Chính phủ quyết định lập “Đội thanh niên xung phong chống Mỹ,
cứu nước”, huy động hàng vạn thanh niên nam nữ lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu và
phục vụ chiến đấu. Hàng hoá vận chuyển vào khu 4, đi chiến trường miền nam và Lào
đạt hàng chục vạn tấn. Kinh tế miền bắc đã chuyển hướng tích cực, cơng nghiệp được bố
trí phân tán và tiếp tục cố gắng sản xuất. Riêng năm 1965, sản xuất nông nghiệp đạt 4
triệu rưỡi tấn lương thực. Trong khi đó, quân và dân miền nam tiếp tục giành thắng lợi
ngày càng lớn.


Để khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta và nêu cao tính chất chính nghĩa của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 24 tháng 1 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi
thư cho các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước khác, tố cáo tội ác
chiến tranh của Mỹ và trình bày lập trường đúng đắn của Chính phủ ta.


Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Người đã ra lời kêu gọi lịch sử toàn dân chống Mỹ, cứu nước
: <i>“Giơn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân, hoặc </i>
<i>nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam Việt Nam. Chúng có thể </i>
<i>dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền bắc. Nhưng chúng quyết khơng thể</i>


<i>lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh</i>
<i>hùng. Chúng càng hung hăng thì tội ác của chúng càng thên nặng. Chiến tranh có thể </i>
<i>kéo dài 5 năm, 10 năm,20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phịng và một số thành </i>
<i>phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân ta quyết không sợ! khơng có gì q hơn </i>
<i>độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng </i>
<i>hơn, to đẹp hơn!”.</i>


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh động viên cục bộ để tăng cường lực lượng quốc
phòng.


Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo việc tập trung lực lượng đánh bại bước leo thang mới của
không quân Mỹ và xác định: phải kết hợp chặt chẽ ba mặt là bảo vệ, bảo đảm giao thông
và tổ chức vận tải, nhằm bảo đảm vững chắc và liên tục trên các tuyến đường từ ngoài
vào nội địa, kể cả trường hợp địch phong toả đường biển, cũng như các tuyến đường vào
phía nam quân khu 4, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. quân uỷ Trung ương nhấn
mạnh: việc bảo vệ các tuyến giao thông phải được coi là một trong những nhiệm vụ chủ
yếu trong việc đánh thắng chiến tranh phá hoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

đánh vào thủ đô ta. Đối với ta, đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng tốt của bộ đội
phịng khơng – khơng qn. Trong một ngày bắn rơi trên 10 máy bay Mỹ, bắt sống một
số tên lái, hạ nhiều chiếc tại chỗ, có những chiếc rơi ngay trong khu vực Hà Nội, trên
đường phố.


Gắn liền với tác chiến là việc xây dựng lực lượng theo phương châm vừa chiến đấu vừa
xây dựng, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, luôn luôn coi trong
việc nâng cao chất lượng, lấy số lượng ít mà chất lượng cao để đánh thắng kẻ địch có số
lượng đơng. Chúng ta rất chủ trọng đến việc tổng kết kinh nghiệm, không ngừng hoàn
thiện chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu chống phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch, kịp
thời đổi mới cách đánh khi địch dùng các thủ đoạn xảo quyệt. Ta đã coi trọng các lực
lượng phịng khơng của ba thứ quân, xây dựng công binh, pháo binh ven biển, lực lượng


vận tải quân sự....


Sang năm 1968, so với lúc đầu chống chiến tranh phá hoại, số tiểu đoàn và trung đoàn
cao xạ các loại tăng từ 2,2 đến 4,7 lần, số trung đoàn ra-đa cảnh giới tăng 2 lần,..v...v.
Lực lượng phịng khơng của dân quân tự vệ đã được trang bị các súng máy cao xạ và
súng máy bộ binh. Việc xây dựng lực lượng để chi viện cho miền Nam được tiến hành rất
tích cực. Khối lượng hàng tiếp tế vận chuyển về chiến trường miền Nam tăng gấp bội.
Trong khói lửa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã trở nên ngày càng
vững mạnh. Nông nghiệp và công nghiệp được giữ vững và phát triển. Giao thông vận tải
bị địck tập trung lực lượng đánh phá cực kỳ ác liệt nhưng vẫn thông suốt. Các hoạt động
văn hố, giáo dục, ý tế đều duy trì tốt. Lực lượng quốc phòng được củng cố và lớn mạnh
vượt bậc. Đời sống thời chiến của nhân dân căn bản được ổn định. Yêu cầu chiến đấu của
bộ đội được bảo đảm. Sự nhất trí về tinh thần và chính trị của toàn dân được củng cố hơn
bao giờ hết. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tỏ rõ tính hơn hẳn và sức mạnh to lớn của mình.
Miền bắc đã phát huy mạnh mẽ tác dụng hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền
nam. Miền bắc thực sự là một luỹ thép kiên cường.


Chẳng những nó đương đầu và đứng vững trước hàng triệu tấn bom đạn của Mỹ, mà cịn
khơng ngừng cung cấp sức người, sức của cùng đồng bào miền nam đánh giặc cứu nước,
đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Vượt quan thử thách nghiêm trọng, bằng sức mạnh căn cứ địa cách mạng của cả nước,
hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền nam.


*
* *


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

thắng những đội quân xâm lược nhà nghề lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc.


Vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong điều kiện chiến đấu chống chiến tranh


phá hoại, Đảng ta đề ra nội dung cụ thể là: Toàn dân đánh máy bay và tàu chiến dịch,
tồn dân làm cơng tác phịng tránh, tồn dân bảo đảm giao thơng vận tải. kết hợp chặt chẽ
giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế để phục vụ quốc phòng, bảo
đảm đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm
vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế


Cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại được tiến hành trên hậu phương
lớn của cả nước. Một mặt về nhiệm vụ và tính chất, có là một cuộc chiến tranh giải
phóng, mặt khác nó cịn có nhiệm vụ và mang tính chất của một cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc, là cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nhằm bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa, một nước độc lập, có chủ quyền, là thành viên của hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta vì vậy nhằm cùng một lúc hồn thành
thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong một thời điểm cực kỳ quan trọng, trong những
hồn cảnh hết sức khó khăn và ác liệt.


Thực hiện đường lối và nhiệm vụ trên, Đảng ta đã phát động một cuộc chiến tranh toàn
dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đối đầu một cách
thắng lợi với lực lượng không quân và hải quân Mỹ.


Về cách đánh, quân và dân miền Bắc đã kết hợp chặt chẽ phương thức tác chiến tại chỗ,
rộng khắp của lực lượng phịng khơng ba thứ qn với phương thức tác chiến tập trung
hiệp đồng binh chủng của lực lượng phịng khơng chủ lực, chủ yếu là của qn chủng
phịng khơng, khơng qn. Nét phát triển sáng tạo của nghệ thuật tổ chức và tác chiến
phòng không của ta chống không quân hiện đại của Mỹ là cách đánh độc đáo của Việt
Nam, thích hợp với điều kiện Việt Nam. Cách đánh của ta mưu trí, linh hoạt, đánh máy
bay địch cả bằng lối đánh phân tán và tập trung, đánh với mọi quy mô, đánh từ xa và
đánh gần, đánh bằng lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động ở tầm thấp và tầm cao trên
mọi hướng.


Việc kết hợp tác chiến tại chỗ với rộng khắp của lực lượng phịng khơng ba thứ qn, chủ


yếu là của dân quân tự vệ và bộ đội địa phương, là để thu hút đông đảo quần chúng tham
gia đánh máy bay, thực hiện toàn dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất, nhất là tạo nên một
lưới lửa phịng khơng dày đặc, làm cho bộ máy địch bay đến đâu cũng bị đánh quyết liệt.
bên cạnh các vũ khí hiện đại của bộ đội thường trực, súng trường, súng máy của dân quân
tự vệ Việt Nam có thể bắn rơi được máy bay phản lực hiện đại của đế quốc Mỹ ở tầm
thấp.


Từ năm 1965 đến năm 1968, gần 300 máy bay Mỹ đã bị dân quân bắn rơi bằng súng bộ
binh. Nhiều lái máy bay Mỹ sừng sỏ đã thú nhận sự sợ hãi trước lưới lửa dày đặc ở khắp
nơi. Họ rất sợ hoả lực tầm thấp của dân quân tự vệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

động, kết hợp rộng khắp với có trọng điểm, giành thắng lợi trong từng trận đánh, từng
chiến dịch phòng không. Càng đánh thắng, chúng ta càng khẳng định vai trò chiến lược
của hai phương thức tác chiến trên, càng thấy rõ chiến tranh càng hiện đại thì càng phải
phát triển hai phương thức đến trình độ ngày càng cao. Chúng ta kết hợp chặt chẽ hai
phương thức, trong đó phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô
ngày càng lớn là xu thế phát triển tất yếu của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện
đại, giữ vai trò chủ yếu quyết định thắng lợi trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại.


Tư tưởng chỉ đạo tác chiến phịng khơng được từng bước xác định đúng đắn, phù hợp với
đường lối tư tưởng quân sự của Đảng.


Trước hết, đó là tư tưởng tiến công, luôn luôn tiến công địch một cách chủ động, kiên
quyết và liên tục. Mặc dù đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng không quân lớn và hiện
đại, nhưng trên cơ sở nắm vững âm mưu, quy luật hành động của địch, chúng ta phán
đoán đúng các bước leo thang của chúng. Quân và dân ta đã khong bị động chờ địch đến,
mà chủ động nắm địch trong từng trận đánh cụ thể nhờ vào hệ thống tình báo, ra-đa, hệ
thống thôn tin và các cơ sở vật chất - kỹ thuật nên đón đúng hướng địch đến.



Hầu hết những trận đánh của không quân Mỹ vào miền bắc, chúng ta đều phát hiện lúc
địch bắt đầu xuất kích nên sớm chỉ đạo đánh trả và tổ chức phòng tránh kịp thời. Dù kẻ
địch xuất kích từ hướng đơng hay hướng tây, từ Gu-am hay từ U-ta-pao, ta cũng đều nắm
được.


Chính vì thế, chúng ta ln tạo cho mình một thế trận có lợi nhất để tiêu diệt địch. Chúng
ta đã kiên quyết đánh trả máy bay Mỹ ngay từ trận đầu, đợt đầu, đánh từ xa, ở mọi tầng,
mọi hướng, một cách bình tĩnh, chủ động bằng tất cả các lực lượng mọi thứ vũ khí có
trong tay. Chúng ta đánh máy bay địch ở mọi tình huống, tìm ra chỗ mạnh yếu của từng
biện pháp, thủ đoạn của địch để đánh thắng chúng. Quán triệt tư tưởng tiến công, lực
lượng khơng qn, tên lửa, pháo phịng khơng đến dân quân tự vệ gái và trai đều hạ được
máy bay phản lực, bắt được người lái. Mỗi loại vũ khí, từ thơng thường đến hiện đại, đều
phát huy tác dụng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Giữa tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu với giữ gìn và phát triển lực lượng ta có mối quan hệ
chặt chẽ. Phải diệt được nhiều địch, bảo vệ mục tiêu, hạn chế tổn thất của ta về người và
vũ khí, càng đánh càng mạnh, càng phát triển lực lượng để bảo đảm đánh liên tục lâu dài.
Trong mối quan hệ trên, tiêu diệt địch là quyết định nhất vì có tiêu diệt nhiều máy bay
địch mới làm chúng suy yếu, ý chí dao động, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và việc vận
dụng các biên pháp, thủ đoạn tác chiến của chúng.


Bộ đội cao xạ, đặc biệt là bộ đội tên lửa, đã khắc phục khó khăn đẻ động cơ trận địa, thay
đổi chiến thuật, thay đổi địa hình, làm trận địa giả, tích cực nghi binh, phóng lệnh giả để
làm địch bất ngờ, nên lực lượng ta ít mà hạ được nhiều máy bay. Nhiều đơn vị không
quân đã chiên sđấu linh hoạt, tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ, kết hợp đánh xa và đánh
gần; khi cần, đánh ngay trên đỉnh khu vực mục tiêu phải bảo vệ.Nhiều trận lực lượng ta ít
hơn địch mà vẫn thắng giịn giã. Có chiến sĩ lái của ta mới bay 170 giờ đã bắn rơi lái máy
bay Mỹ sừng sỏ 7.300 giờ bay. Bộ đội ra-đa có biện pháp tích cực và sáng tạo để bắt mục
tiêu trong nhiễu, bị địch phóng 17 tên lửa Xrai-cơ mà vẫn bảo đảm an toàn, vẫn dẫn
đường cho không quân ta hoạt động và chiến đấu.



Chiến thuật của lực lượng phịng khơng và khơng qn đã có những bước phát triển mới,
kể cả chiến thuật của từng binh chủng và hiệp đồng binh chủng. Ta đã đi sâu rút kinh
nghiệm cách đánh B-52, đánh trong nhiễu, đánh đêm, nghệ thuật tác chiến phịng khơng
từng bước hình thành với nội dung phong phú và sáng tạo.


Quân và dân miền bắc cũng đã phát huy sức mạnh của pháo binh ba thứ quân và hải
quân, kết hợp với lực lượng khơng qn khi có điều kiện, chống lại thủ đoạn địch dùng
tàu chiến khống chế giao thông và đánh phá vùng ven biển của ta. Ta đã thành công trong
việc sử dụng không quân đánh tàu chiến dịch khống chế trục đường huyết mạch vào
Nam.


Tàu chiến Niu Giơ-xi đậu cánh bờ biển ta 10 ki-lô-mét. Với tầm pháo bắn 35 ki-lô-mét,
thường xuyên bắn vào Xuân Sơn, một hướng đi làng Mo, bắn vào đường 20 qua Lùm
Bùm. Pháo của ta lúc ấy bấy giờ chưa bắn tới, phóng lơi khơng đến, đặc cơng chưa ra
đưa. Chỉ cịn một cách dùng khơng quân đánh. Lực lượng công binh và bà con Quảng
Bình, Nghệ An đã bí mật làm sân bay dã chiến Khe Gát và Anh Sơn. Không quân ta tập
luyện ở một nơi khác, bất ngờ đến sân bay này và xuất kích bay sát mặt biển thả bom thia
lia đánh. Chỉ đánh một lần, tàu chiến Niu Giơ-xi của Mỹ không dám lai vãng nơi này
nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Trong 4 năm tiến hành chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ đã rút xuống miền bắc nước ta
hàng triệu tấn bom đạn ( của không quân, hải quân và pháo binh). Chúng dùng đủ các
loại vũ khí hiện đại và các thủ đoạn đánh phá tàn bạo nhất1 .


Để đối phó và làm thất bại hành động tàn ác đó của địch, nhân dân ta khơng những đã
đánh địch một cách kiên quyết, sáng tạo mà cịn biết tiến hành cơng tác phịng tránh một
cách tích cực, chủ động, bền bỉ . Cơng tác phịng tránh cịn được gọi là cơng tác phịng
khơng nhân dân, là một bộ phận của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại. Cơng tác phịng khơng nhân dân có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến


hoạt động sản xuất, công tác, học tập và tập quán sinh hoạt của các cơ quan nhà nước và
của toàn dân. Đây là một cuộc vận động rộng lớn để chuyển hướng mọi hoạt động của xã
hội miền bắc cho phù hợp hồn cảnh chiến tranh.


Cơng tác phịng tránh gồm nhiều việc lớn:
- Làm hầm hào trú ẩn, che phòng, nguỵ trang.


- Tổ chức sơ tán, phân tán nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học, kho tàng, bệnh viện
và nhân dân ở các khu vực bị uy hiếp.


- Tổ chức quan sát máy bay, tàu chiến địch và thông báo, báo động.
- Tổ chức cấp cứu và kắc phục hậu quả bắn phá.


- Tổ chức lại các hoạt động sản xuất, làm việc, học tập và mọi mặt sinh hoạt sao cho phù
hợp với thời chiến.


Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp bộ đảng, chính quyền, đơng đảo nhân dân ta mà
nịng cốt là lực lượng dân quân tự vệ đã tiến hành công tác phịng tránh khẩn trương, bền
bỉ và có hiệu lực. Nhân dân miền bắc đã tổ chức tốt việc sơ tán, đã bỏ hàng trăm triệu
ngày công xây dựng một hệ thống hầm hào phịng khơng, phịng pháo rất lớn1 .


Các địa phương đã tổ chức khá hoàn thiện mạng lưới quan sát máy bay, tàu chiến địch,
giải quyết hợp lý việc thơng báo tình hình địch và báo động. Công tác cấp cứu và khắc
phục hậu quả đánh phá của địch cũng đã góp phần to lớn làm giảm bớt các thiệt hại về
người, về của, nhanh chóng khơi phục sản xuất và mọi sinh hoạt bình thường của nhân
dân.


___________


<i>1. Có những khu vực nhỏ hẹp như xã Quảng Thuận ( Quảng Bình) với diện tích 2 </i>


<i>ki-lơ-mét vng đã bị đánh 1.500 lần, gồm trên 5.000 quả bom các loại. Khu vực Vĩnh Linh </i>
<i>với diện tích 680 mét vng , đã chịu trên 10 vạn tấn bom (tính trung bình 1 </i>
<i>ki-lơ-mét vng chịu trên 140 tấn bom), trung bình mỗi người dân phải chịu 1.160kg bom.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Riêng trong thời kỳ tụt thang từ ngày 1 tháng 4 năm 1968, khi thu hẹp diện đánh phá từ
vĩ tuyến 19 trở vào, địch đã dùng trên 60% lực lượng máy bay để đánh các mục tiêu giao
thông. Đặc biệt, đối với đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, chúng tập trung luân
phiên đánh suốt ngày đêm vào 60 mút đường hiểm yêu, hòng làm tê liệt, tắc nghẽn hoàn
toàn tuyến đường vận tải vào miền nam, lào và Cam-pu-chia.


___________


<i>1. Đã có trên 28 triệu hố cá nhân, 12 triệu hầm tập thể, 43.000 ki-lô-mét hàng giao </i>
<i>thông, 44 ki-lô-mét địa đạo, 30.000 hầm bảo vệ máy móc, trên 700.000 hầm bảo vệ gia </i>
<i>súc, và của cải, hơn 44.000 hầm lưu động, xây đắp hàng vạn bức tường che chắn cho </i>
<i>máy móc, cải tạo hàng nghìn hang động cất giấu tài sản.... </i>


Bởi vậy giao thông vận tải trở thành một mặt trận chiến đấu ác liệt; bảo đảm giao thông
vận tải là một nhiệm vụ chiến lược trọng tâm trong quá trình cuộc chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại. Việc chỉ đạo công tác giao thông vận tải được tiến hành như
chỉ đạo chiến đấu ở mặt trận.


Quân và dân ta đã chiến thắng rất vẻ vang trên mặt trận giao thông vận tải. Trong bon đạn
ác liệt, các đường giao thông chiến lược thuỷ, bộ vẫn thông suốt. Đặc biệt hoạt động vận
chuyển trên tuyến hành lang xuyên Trường Sơn 1 đã nêu bật bao sự tích anh hùng “mở
đường mà tiến, đánh địch mà đi”, trở thành câu chuyện thần kỳ của chiến tranh nhân dân
Việt Nam trong kế kỷ XX. Các chiến trường miền nam đã nhận được những khối lượng
vũ khí trang bị và hàng tiếp tế lớn bảo đảm cho chiến đấu lâu dài. Hệ thống đường sá của
ta trong chiến tranh không những khơng thu hẹp mà cịn phát triển mạnh mẽ, với nhịp độ
nhanh hơn cả thời bình. Các phương tiện giao thông vận tải tăng lên nhiều, một hệ thống


các xửa sửa chữa đã được hình thành.


Tổng kết về cuộc chiến tranh không quân chống Bắc Việt Nam, nhà sử học Mỹ Ga-bri-en
Côn-cô đánh giá: “Mỹ không thể chặn được luồng tiếp tế hậu cần trên đường Hồ Chí
Minh, đường mịn là sản phẩm kỳ diệu của tài năng, sự kiên nhẫn và sự hy sinh không bờ
bến của con người.


_____________


<i>1. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, riêng trên tuyến đường vận tải Trường Sơn trong </i>
<i>những năm 1966-1968, Mỹ đã dùng 134.965 lần chiếc phản lực, 1.230 lần chiếc B-52, </i>
<i>502 vụ thả biệt kích và 10 cuộc hành qn quy mơ lực lượng từ 4 đại đội đến 24 tiểu </i>
<i>đoàn (từ 13-4 đến 10-5-1968 đánh ra A Lưới, Binh trạm 42).</i>


<i> </i>


<i>Những cửa khẩu quan trọng, trọng điểm địch tập trung đánh phá là những túi hứng bom </i>
<i>của không quân Mỹ, trở thành những địa danh quen thuộc và nổi tiếng, về tính chất ác </i>
<i>liệt và kỳ tích của chiến tranh nhân dân ta chống chiến tranh ngăn chặn của Mỹ như đèo </i>
<i>Mụ Giạ, thung lũng Song Phan (đường 12), ngầm Ta Lê (đường 20), phà Long Đại </i>
<i>(đường 15A), ngã ba Đồng Lộc (đường 15B).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

năng của quân đội nhân dân Việt Nam sửa đường nhanh chóng đã vượt xa khả năng tiến
cơng phá hoại có hiệu quả của khơng qn Mỹ.”1 .




Trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, chúng ta thực hiện toàn dân
đánh giặc, tồn dân phịng tránh và tồn dân làm cơng tác giao thông vận tải.





Nhân dân là lực lượng hùng mạnh ở ngay tại chỗ tiến hành sửa chữa đường và khắc phục
mọi hậu quả do bom đạn địch và thiên nhiên gây ra một cách kịp thời nhất, nhânh nhất.
Nhân dân không chỉ làm những việc đơn giản như đào đất, san đường, bốc dỡ hàng, mà
còn làm những việc phức tạp, nguy hiểm như trụ lại trên các trọng điểm quan sát, đánh
dấu và rà phá bom nổ chậm để đảm bảo cho xe qua lại. Có những trọng điểm đánh phá
của máy bay địch như ngã ba Đồng Lộc2 (Hà Tĩnh) trong 7 tháng liền địch đánh hàng
nghìn lần, các đội dân quân phá bom mở đường đã cùng với nam nữ thanh niên xung
phong hình thành các lực lượng xung kích ngày đêm chiến đấu vật lộn với không quân
hiện đại Mỹ để bảo đảm giao thông vận tải thông suốt.


___________


<i>1. Gabriel Kolko: Sách đã dẫn.</i>


<i> 2. Địa danh chung chỉ một vùng đất hẹp 0,6 ki-lô-mét vuông nằm giữa 3 ngọn núi thấp </i>
<i>cách thị trấn Nghẽn (huyện Can lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh) 10 ki-lô-mét về phái tây-nam, trên </i>
<i>đường 15B, tuyến hành lang vận chuyển bắc – nam.</i>


<i> Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 năm 1968, mảnh đất này đã phải chịu 2.000 trận </i>
<i>ném bom với 42.000 trái bom và đạn, có ngày chịu 14 trận bom của 160 máy bay Mỹ </i>
<i>các loại. Mỗi mét vuông mặt đất quanh ngã ba chịu 3 – 4 quả bom.</i>


Ngã ba Đồng Lộc thực sự là một ngã ba lửa. Ở đây đã diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa
ý chí, trí tuệ con người Việt Nam và bom đạn máy bay Mỹ. Nó đã thấm máu và mồ hôi
của bao nhiêu chiến sĩ và đồng bào ta, ghi tạc nhiều tấm gương sáng chói chủ nghĩa anh
hùng cách mạng.Tiêu biểu và nổi bật là những chiến công bất diệt của 10 cô gái Đồng
Lộc san lấp hố bom thuộc tiểu đội Võ Thị Tần, của tổ quan sát bom La Thị Tám, tổ rà
phá bom Vương Đình Nhỏ, tổ máy gạt đất ng Xuân Lý, tổ cảnh sát giao thông Nguyễn


Tiến Tuấn1 .


Hầu hết các thôn xã, các hợp tác xã dọc đường đã có những đội ứng cứu sẵn sàng cứu xe,
cứu hàng, rà phá bom nổ chậm. Nêu cao khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc”, ở
nhiều nơi, trong tình hình khẩn trương, nhân dân tự nguyện dỡ nhà, phá tường phản lát
đệm, sửa chữa mặt đường bảo đảm xe qua, pháo chuyển.... Nhân dân còn là lực lượng
chủ yếu phát triển mạng lưới đường sa địa phương, bảo đảm vận chuyển thông suốt đến
tận xã, thơn và dùng làm đường vịng tránh đi khi cần thiết. Nhân dân cũng là lực lượng
vận chuyển bằng phương tiện thô sơ để chuyển tải trên những quãng đường bị đánh phá
ác liệt chưa từng được cơ giới và chuyển tiếp hàng tới tận các nơi có đường lớn. Nhân
dân là lực lượng bốc dỡ, sơ tán cất giấu hàng hoá và bảo vệ các phương tiện vận chuyển.
Nhân dân bảo vệ cầu đường và chân hàng, chống các hành động phá hoại của địch trên
mặt đất và giữ gìn trận tự giao thơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

thành phổ biến. Cao trào toàn dân làm công tác giao thông vận tải đã tạo nên một lực
lượng hùng hậu gồm hàng triệu chiến sĩ gái, trai, già, trẻ có tinh thần chiến đấu kiên
cường, ngày đêm sát cánh cùng các lực lượng của Bộ giao thông vận tải và công binh
chiến đấu quên mình với tinh thần “Tất cả cho người và hàng hoá ra tiền tuyến đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”.


___________


<i>1. Tiểu đội Võ Thị Tần, cùng anh dũng hy sinh trong một ngày cả 10 cô gái trẻ, tuổi đời </i>
<i>chưa quá 22 (ngày 24 tháng 7 năm 1968), đã được truy điệu tặng danh hiệu đơn vị anh </i>
<i>hùng, La Thị Tám được tặng danh hiệu anh hùng. Tổ của Vương Đình Nhỏ - đơn vị anh </i>
<i>hùng. Tổ và cá nhân cảnh sát giao thông Nguyễn Tiến Tuấn được tặng danh hiệu anh </i>
<i>hùng lực lượng vũ trang nhân dân.</i>


<i>Sức mạnh của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bắt nguồn hết từ sự nhất</i>


<i>trí cao độ về chính trị và tinh thần của toàn thể nhân dân miền bắc, gắn với nhau trong </i>
<i>quan hệ sản xuất tiên tiến, với hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong khói </i>
<i>lửa chiến tranh, nhân dân ta đã đồn kết nhất trí, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của</i>
<i>Đảng, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước, một lòng một dạ làm tròn nhiệm vụ bảo </i>
<i>vệ miền bắc, giải phóng miền nam, bất chấp mọi sự đe doạ và hành động tàn bạo của kẻ </i>
<i>thù. Đó chính là sức mạnh của truyền thống bất khuất của dân tộc, của lòng yêu nước </i>
<i>nồng nàn kết hợp với lòng yêu nước chủ nghĩa xã hội và với tinh thần quốc tế xã hội chủ </i>
<i>nghĩa chân chính.</i>


<i>Sức mạnh của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại khơng chỉ là sức mạnh </i>
<i>chính trị, tinh thần, mà còn là sức mạnh vật chất - kỹ thuật của miền bắc đã được tăng </i>
<i>cường qua nhiều năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại được sự giúp đỡ rất to lớn và có </i>
<i>hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Chính trên cơ sở đó ta mới bảo đảm </i>
<i>được nhu cầu thiết yếu về chiến đấu, xây dựng và ổn định đời sống nhân dân, mới bảo </i>
<i>đảm phát triển lực lượng vũ trang càng đánh càng mạnh, đặc biệt là qn đội chính quy </i>
<i>có nhiều binh chủng kỹ thuật ngày càng hiện đại, mới có điều kiện cần thiết để đánh </i>
<i>thắng không quân và hải quân hiện đại của Mỹ.</i>


<i> </i>


<i>Vấn đề mấu chốt tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân cách mạng là đường lối </i>
<i>chính trị, đường lối quân sự và đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng ta. được sự chỉ đạo</i>
<i>của đường lối đó, ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, </i>
<i>xây dựng và bảo vệ miền bắc đi đôi với đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng miền nam, đã </i>
<i>kiên quyết dựa vào sức mạnh của toàn dân được giác ngộ, được động viên và tổ chức lại </i>
<i>để đánh thắng địch. Ta cũng đã tranh thủ được sự viện trợ to lớn của các nước xã hội </i>
<i>chủ nghĩa trong tình hình có nhiều vấn đề tế nhị và phức tạp.</i>


<i> </i>



<i>Trong bốn năm (1965-1968) của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đế quốc Mỹ đã </i>
<i>huy động một lực lượng không quân và hải quân to lớn đánh phá miền bắc gây cho nhân </i>
<i>dân ta rất nhiều khó khăn, tổn thất. Nhưng nhân dân miền bắc đã kiên cường vượt qua </i>
<i>mọi thử thách ác liệt, đánh thắng rất oanh liệt cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn của</i>
<i>kẻ thù.</i>


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i>tiêu hàng đầu trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Chúng muốn “bóp nghẹt” </i>
<i>cách mạng miền nam bằng cách đánh phá toàn bộ hệ thống đường sá, bến cảng, kho </i>
<i>tàng 1 .... Trăm phần trăm cầu đường sắt và đường bộ bị hư hại, hàng vạn phương iện </i>
<i>giao thông vận tải bị phá huỷ, nhiều kho tàng bị đánh phá và san bằng. Nhưng với sức </i>
<i>mạnh tồn dân làm giao thơng vận tải, với trí thơng minh, lịng dũng cảm,ngàng giao </i>
<i>thông vận tải và công binh vẫn hoạt động thông suốt trong chiến tranh, ngày đêm đưa </i>
<i>người và hàng ra tiền tuyến với khối lượng ngày càng lớn. Hàng triệu tấn vũ khí, đạn </i>
<i>dược, nhiên liệu, lương thực đã được chuyển cho các chiến trường. Từ những cơ sở vật </i>
<i>chất đó, quân dân miền nam cũng như qn và dân Lào có đủ sức mạnh duy trì và phát </i>
<i>triển thế trận và lực lượng để tiến công liên tục, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi </i>
<i>khác. Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, kẻ đề xướng chủ trương đánh phá miền</i>
<i>bắc, sau này đã thú nhận: “tôi không tin là cuộc ném bom từ trước đến nay đã làm giảm</i>
<i>một cách có ý nghĩa các cuộc xâm nhập về người và dụng cụ vào miền nam, và tôi cũng </i>
<i>không tin là các cuộc ném bom sau này nữa có thể làm giảm một cách có ý nghĩa các </i>
<i>hoạt động ấy”.</i>


<i>___________</i>
<i> </i>


1. Huy động gần 60% số trận đánh và lần xuất kích vào yêu cầu này. Trong


4 năm 1965-1968 của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, không quân


Mỹ đánh phá 191.286 trận với 292.000 lần chiếc xuất kích của các máy bay



chiến đấu và ném bom.



Nhân dân ta đã chống lại có hiệu quả âm mưu phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng hòng làm suy kiệt sức
mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta. Bằng hàng vạn các trận ném bom bắn phá, đế quốc Mỹ đã
đánh vào toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật, các khu công nghiệp, các thành phố, thị trấn 1. Kẻ thù địch đẩy
lùi “về thời kỳ đồ đá”, nhưng ta đã kiên quyết chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, xây dựng và phát
triển kinh tế địa phương, tổ chức phịng tránh tích cực và có hiệu quả. Do đó hạn chế sự tổn thất về người
và vật tư, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tích cực sơ tán và bảo vệ các thiết bị máy móc, duy trì
sản xuất cơng nghiệp với quy mơ thích hợp... Nền kinh tế của ta vẫn được duy trì, có mặt phát triển để bảo
đảm những yêu cầu của quốc phòng và đời sống nhân dân. Viện trợ của các nước anh em được tận dụng có
hiệu quả, đã làm tăng thêm sức mạnh vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa miền bắc
phát huy tính ưu việt của nó trong thử thách nặng nề của chiến tranh, phát huy vai trò căn cứ địa của cách
mạng cả nước.


Chúng ta còn đánh bại âm mưu dùng bom đạn uy hiếp tinh thần hòng làm lung lay ý chí của nhân dân ta.
Máy bay Mỹ đánh phá rất dã man, đánh vào khu đông dân,dùng các loại vũ khí sát thương lớn như bom bi,
bom rơi, bom na-pan...., dùng cả máy bay chiến lược B-52,


____________


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

sát hại hàng chục vạn dân thường. Nhân dân ta đã phát huy cao độ tinh thần “Khơng có gì q hơn độc lập,
tự do”, đồn kết chiến đấu dũng cảm mưu trí, đã đánh thắng rất vẻ vang không quân Mỹ. Trong cuộc chiến
tranh phá hoại của chính quyền Giơn-xơn, hơn 3.000 chiếc máy bay hiện đại của không quân và hải quân
Mỹ đã bị bắn rơi. Thêm vào đó, trên trăm tàu chiến, tàu biệt kích bị bắn cháy, bắn hỏng, bắn đắm. Hàng
nghìn người lái máy bay trong đó có nhiều người lái sững sỏ đã chết, bị thương hoặc bị bắt. Chưa có cuộc
chiến tranh khơng qn nào mà lực lượng lái máy bay “của quý” của Mỹ lại bị đối phương bắt sống nhiều
đến thế. Đế quốc Mỹ đã mất một bộ phận quan trọng có tính chất chiến lược cả về số lượng máy bay,
người lái, khối lượng bom đạn và kỹ thuật tinh xảo làm cho lực lượng không quân Mỹ bị suy yếu đi.



Trong nhiệm vụ đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, quân và dân miền nam đã
hành động nhịp nhàng và góp phần rất tích cực. Sục sôi căm thù giặc Mỹ đụng đến miền bắc xã hội chủ
nghĩa, quân và dân miền nam đã nêu cao khẩu hiệu “giặc Mỹ đánh miền bắc một, miền nam đánh trả
mười”.




Quân và dân miền nam đã tiêu diệt những lực lượng quân sự lớn của Mỹ - nguỵ, trong đó có nhiều máy
bay, kho xăng, bom đạn, người lái, nhân viên kỹ thuật, kìm giữ và phá huỷ lực lượng khơng qn Mỹ tại
chiến trường miền nam. Quân và dân miền nam đã phối hợp cjiến trường chặt chẽ với miền bắc đẩy đế
quốc Mỹ càng thất bại nặng hơn và bị động hơn trên cả hai miền.




Cái giá đắt nhất mà Mỹ phải trả không phải là ở số máy bay và người lái bị tiêu diệt, mà ở chỗ cái gọi là
“thần tượng” và uy thế “không lực Hoa Kỳ” bị sụp đổ. Quan điểm quân sự của Mỹ “không quân quyết định
thắng lợi trong chiến tranh” đã bị phá sản. Sức mạnh của khơng qn Mỹ cịn bị giáng một địn đau chưa
từng thấy. Đây không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề mà còn là một thất bại chính trị sâu cay, khơng
chỉ ở Việt Nam mà còn là sự mất mặt của họ trên thế giới và trong lòng nước Mỹ.




Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ 13
(kháo III) và ra nghị quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao... Đồng thời với các mũi tiến công quân sự và
chính trị, cần mở thêm mặt trận tấn công ngoại giao và phối hợp các mặt đấu tranh để giành thắng lợi to lớn
hơn....




Trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cần vận dụng sách lược


ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo.


Trước mắt, chúng ta vẫn tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc
ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hồ thì ta mới có thể bắt
đầu nói chuyện chính thức với Mỹ được.




</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.


Rõ ràng, thất bại của Mỹ không phải chỉ là thất bại về chiến thuật, bất lực của các loại kỹ
thuật tinh xảo, tối tân của không lực Hoa Kỳ, không phải là thất bại bộ phận của chính là
thất bại trên toàn bộ các mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân, một thất bại căn bản về chiến lược trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.




“Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ, bằng sự tàn bạo
nhiều mặt của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước giàu nhất và mạnh nhất trên quả đất này
(ý nói đế quốc Mỹ) cuối cùng có thể đã tự thấy mình bị những người cộng sản Việt Nam
đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương.... Thắng lợi của người Việt Nam là một thí dụ vơ song
về sự tồn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”1.




Ngày 31 tháng 11 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt không điều
kiện việc ném bom miền bắc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến
sĩ cả nước:





“Chúng ta đã thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, song đó chỉ
mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ cịn rất ngoan cố và xảo quyệt, do đó nhiệm vụ
thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng,
quyết tâm giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới hồ bình thống nhất Tổ quốc.
Hễ cịn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta cịn tiếp tục chiến đấu qt sạch nó đi”.
Ngay từ hồi đó, từ thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại, chúng ta đã rút ra một kết luận quan trọng, và cũng là một bài học lớn: phát
động được toàn dân tham gia chống chiến tranh phá hoại một cách toàn diện và lâu dài,
dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế thì
chẳng những chúng ta đánh thắng được cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giành
thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ miền bắc, mà còn nhất định cùng với nhân dân
miền nam, thống nhất đất nước. Sức mạnh của nhân dân ta là vô địch, đường lối chiến
tranh nhân dân của Đảng ta là đường lối tất thắng.


____________


<i>1. Raphael Littauer – Norman Uphoff: The air war in Indochina (Cuộc chiến tranh </i>
<i>không quân ở Đông Dương), Beacon Press Boston, Washington, 1972.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

đến Hải Phịng, Hà Nội.


Song, kết cục thì cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Ních-xơn đến lượt nó
cũng đã chịu chung số phận, kết thúc bằng những cuộc đánh phá ác liệt của không quân
chiến lược B-52 suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 đánh vào Hà Nội, Hải Phịng. Có thể
nói đây là đỉnh cao thất bại của không lực Hoa Kỳ ở Việt Nam.





Thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta hồi đó đánh dấu một bước phát triển cao và sáng tạo
của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của
địch. Nó chứng minh hùng hồn sức chiến thắng của chiến tranh nhân dân đất đối không,
biểu thị nghị lực phi thường của quân và dân mièn bắc trên cơ sở kế thừa phát triển kinh
nghiệm thắng lợi lịch sử của mình, đã được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt lực lượng và thế
trận, tư tưởng, tổ chức và cách đánh, kể cả cách đánh máy bay chiến lược B-52.


Một số nhà báo Mỹ và phương tây có mặt ở Hà Nội, trong những ngày lịch sử cuối năm
1972 được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân thủ đô đã khơng
giấu nổi sự kinh ngạc và lịng khâm phục. Họ quay phim và viết bài ghi lại quang cảnh
hùng tráng của cuộc chiến đấu ngay và quanh nơi họ ở. Khi có cịi báo động máy bay,
một số nữ chiêu đãi viên vào các vị trí chỉ dẫn khách nước ngoài đến nơi cư trú ẩn. Trong
khi đó các nhân viên khác số đơng là nữ, đầu đội mũ sắt, súng khoác vai, theo thứ tự từng
đơn vị nhỏ, hối hả chạy lên tầng thượng của khách sạn, nhanh chóng chiếm lính các trận
địa súng máy cao xạ, súng bộ binh sẵn sàng đón đánh máy bay Mỹ bay thấp. Trong tiếng
gầm rít của máy bay Mỹ, tiếng súng phịng khơng của thủ đơ nổ vang; ngồi các đường
phố, nhân dân vẫn bình thản thực hiện việc phòng tránh theo nếp quen thuộc, sành sỏi
nhận dạng từng loại máy bay đang hoạt động trên bầu trời. Tất cả biển lộ một sức sống
mãnh liệt, sơi động, khí phách hiên ngang của một dân tộc sinh hoạt và chiến đấu một
cách có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bình tĩnh và tự tin cao độ.


<b>Chương bảy</b>


<b>Trận quyết chiến lịch sử Xuân Mậu Thân</b>


Chiến thắng lớn của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước trong đông – xuân
1966-1967 tạo cho phía ta nhiều thuận lợi mới. Ta đứng vững trên thế chủ động, địch lún sâu
trong thế bị động và vấp phải nhiều khó khăn mới.





Ở Mỹ, năm 1968 là năm bầu cử tổng thống. Vì thế triển vọng cuộc chién tranh Việt Nam
kéo dài và có nguy cơ thất bại, đang trở thành mối lo âu đè nặng giới cầm quyền Mỹ.


Nội bộ chính quyền Oa-sinh-tơn phân hố thành ba phái rõ rệt;


Phái quân sự hiếu chiến làm áp lực đòi tăng thêm quân và mở rộng chiến tranh. Ngày 18
tháng 3 năm 1967, tướng Oét-mo-len địi tăng qn từ 10 vạn đến 20 vạn. Có những
người đòi mở rộng chiến tranh ra miền bắc sang Lào và Cam-pu-chia.




</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Phái tập hợp quanh tổng thống Giôn-xơn đôi lúc tỏ ra ngập ngừng do dự, nhưng chủ yếu
vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phái quân sự hiếu chiến.Giôn-xơn quyết định mở rộng
chiến tranh không quân đánh miền bắc, tăng thêm 55 ngàn quân, dự định đưa tổng số
quân Mỹ tại miền nam Việt Nam vào tháng 8 năm 1967 lên 525 ngàn.




Cuối năm 1967, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã tiến hành một cuộc kiểm điểm về tình
hình tại miền nam Việt Nam sau thất bại của cuộc phản công lần thứ hai. Bộ trưởng quốc
phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã đề ra phương án “ổn định lực lượng quân sự Mỹ” tại miền
nam Việt Nam bằng cách duy trì số quân cao nhất vào lúc đó. Sau đấy, Mỹ sẽ chuyển dần
gánh nặng chiến đấu sang cho quân nguỵ. Cuộc chiến tranh bằng không quân chống miền
bắc cũng sẽ không thay đổi trong một thời gian nhất định. Phương án trên đây của Mắc
Na-ma-ra là một phương án tạm thời nhằm duy trì một “nguyên trạng” ở miền nam Việt
Nam. Nó có tác dụng làm giảm bớt thương vong của quân Mỹ để xoa dịu phong trào


chống chiến tranh trong nhân dân Mỹ. Mặt khác làm áp lực buộc phía ta thương lượng
theo những điều kiện của Mỹ. Tướng Tây-Lơ, với tư cách làm cố vấn đặc biệt của tổng
thống Mỹ Giôn-Xơn cũng đề xuất “bốn phương án cơ bản” được nêu nên dưới những
danh từ <i>“tung ra tất cả”, “rút ra khỏi cuộc”, “thốt lui”, và “bám chặt đến cùng”.</i>


Chính nội dung “bốn phương án cơ bản” đó phản ánh tình trạng bế tắc về chiến lược của
Mỹ tại miền nam Việt Nam vào cuối năm 1967.


<i><b>“Tung ra tất cả”</b></i> có nghĩa là mở rộng chiến tranh không giới hạn tại cả khu vực bán đảo
Đông Dương. Để thực hiện phương án này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn phải chính thức
“tuyên chiến” trong cuộc chiến tranh Việt Nam và áp đặt những sự kiểm soát thời chiến
trên nước Mỹ. Đây là điều vượt xa khả năng thực hiện của chính quyền Giơn-xơn.


<i><b>“Rút ra khỏi cuộc”</b></i> có nghĩa là Mỹ phải nhanh chóng rút ngay quân đội viên chinh Mỹ
về nước, để mặc cho nguỵ quyền và nguỵ quân tự xoay xở lấy. Tuy đã bị thua đau, nhưng
vào thời điểm này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn tỏ ra “khơng bỏ cuộc”.




<i><b>“Thối lui”</b></i> là xuống thang từng bước, bao gồm việc chấm dứt ném bom miền bắc, giảm
dần những cuộc hành quân trên mặt đất, rời bỏ một số khu vực tiền tiêu và có thể dẫn đến
rút các đơn vị quân đội viễn chinh Mỹ về cố thủ tại một số khu vực trọng yếu, dùng
những bàn đạp đứng chân đó làm điều kiện đê mặc cả một giải pháp có lợi cho Mỹ. Đến
cuối năm 1967, phương án này vẫn bị tổng thống Giôn-xơn và những cố vấn thân cận của
ông phê phán là “tiêu cực”, thực chất là “chịu thua”. Trong khi đó giới quân sự Mỹ từ
Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, Bộ tư lệnh các lực lượng Mỹ tại tây Thái Bình
Dương và tướng tổng chỉ huy Oét-mo-len vẫn tiếp tục nêu khả năng tất thắng của phía
Mỹ tại miền nam Việt Nam.



<i><b>“Bám chặt đến cùng”</b></i> là phương án giữ nguyên trạng, tiếp tục thực hiện chiến lược hai
gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” kết hợp chặt chẽ các cuộc hành quân đánh vào các
khu vực căn cứ của ta để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động ở những vùng nông thôn, tiếp tục
cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc Việt Nam. Đây là phương
án nhằm mục tiêu làm suy mòn lực lượng của ta ở cả hai miền, tạo áp lực buộc ta phải
chấp nhận thương lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Tướng Tay-lơ đã kiến nghị với tổng thống Mỹ Giôn-xơn tiếp tục “chiến lược hiện hành”,
tức là phương án <i><b>“bám chặt đến cùng”.</b></i>


Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra, người được giới chiến lược phương Tây đánh
giá là “bộ óc điện tử” của nước Mỹ lại là một trong những người có chức quyền cao trong
chính phủ Giơn-xơn tỏ ra dao động trước tiên trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam.


Tháng 11 năm 1967, chán nản và bế tắc trước những thất bại liên tiếp của quân đội viễn
chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam, ông ta xin từ chức Bộ trưởng quốc phịng. Tổng thống
Giơn-xơn cử Cơ-lác Cơ-líp-phớt thay Mắc Na-ma-ra.


Trong khi đó phong trào chống chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng trên khắp nước
Mỹ, dẫn đến những cuộc xô xát đẫm máu giữa thanh niên, sinh viên Mỹ chống chiến
tranh và lực lượng đàn áp của giới cầm quyền trên đường phố và trên nhiều khu vực học
đường ở nhiều thành phố lớn và ngay tại thủ đô Oa-sinh-tơn. Trong giới nghị sĩ, nhất là
trong thượng nghị sĩ, những cuộc tranh cãi về cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng gay
gắt. Trên thực tế, năm 1967 đã mở đầu cho sự “rạn nứt” của xã hội Mỹ bắt nguồn từ cuộc
chiến tranh Việt Nam và sẽ kéo dài cho đến thời kỳ “sau Việt Nam”.


Trên thế giới, phong trào chống Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân
Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Sự thất bại trên chiến trường, sự phân hố trong
chính giới Mỹ và chính sách sự dụng tay sai của đế quốc Mỹ, càng làm cho bọn việt gian


thêm mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau giữa các phe phái.


Ngụy quân, nguỵ quyền tiếp tục suy yếu thêm một bước, gặp nhiều khó khăn lúng túng
cả về qn sự, chính trị, kinh tế, xã hội...


Lực lượng phản động nhất đang thống trị miền nam là tập đoàn quan liêu, quân phiệt bao
gồm cả bọn quân sự và dân sự, gắn liền với bộ máy chiến tranh của Mỹ.


Toàn dân Việt Nam căm phẫn lên án cuộc chiến tranh xâm lược hết sức tàn bạo của đế
quốc Mỹ đe doạ sự sống cịn của Tổ quốc mình. Đại đa số nhân dân đã nhận rõ bộ mặt
cướp nước của đế quốc Mỹ, bộ mặt bán nước của bọn tay sai, nhân dân lao động phải
chịu những hậu qủa nặng nề hơn hết. Thanh niên càng bị đe doạ nghiêm trọng do bị địch
săn đuổi để bắt đi làm bia đỡ đạn. Tinh thần dân tộc của tri thức được thức tỉnh, các tầng
lớp tư sản ngày càng lép vế về chính trị, bị chép ép về kinh tế, cũng tìm mọi cách chống
lại tập đoàn thống trị. Các phe phái trong nguỵ quân, nguỵ quyền mâu thuẫn gay gắt, chia
năm xẻ bảy, trở nên bất lực trước phong trào đấu tranh ngày càng lên cao của quần chúng
cách mạng. Mặt trận dân tộc giải phóng cịn tạo ra khả năng liên hiệp hành động với các
tầng lớp trung gian, với cánh tả trong các phe phái, các tổ chức tôn giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

quy mô nhất định, ngăn chặn đánh phá hành lang tiếp vận hòng làm suy yếu lực lượng ta,
đồng thời xúc tiến đường lối ngoại giao xảo quyệt nhăm cô lập Việt Nam, cuộc phản
công lần thứ ba với mục tiêu giữ thế giằng co giữa hai bên và cố gắng cải thiện một phần
tình hình có lợi cho phía Mỹ, nhằm gieo rắt ảo tưởng vẫn có thể thu được thắng lợi
chung, ngăn chặn mọi đảo lộn bất ngờ trong tình hình chính trị, qn sự ở miền nam Việt
Nam cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vào tháng 11 năm 1968. Sau đó
sẽ tính tốn những bước đi mới.


<i>Trong kế hoạch phản công lần thứ ba, bộ chỉ huy Mỹ trù tính triển khai một bộ phận của </i>
<i>sư đoàn 9 bộ binh Mỹ và một chiến đồn kỵ binh bay xuống vùng đồng bằng sơng Cửu </i>
<i>Long để tăng cường lực lượng tuần tra trên sông của Mỹ ở vùng này. Họ đã vạch kế </i>


<i>hoạch di chuyển sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ đến vùng biên giới Cam-pu-chia để hoạt động </i>
<i>càn quét tại đây trong mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Sau đó sẽ đưa sư đồn này lên</i>
<i>phía bắc đến vùng I chiến thuậthành quân đánh phá các căn cứ và hành lang củata trong</i>
<i>mùa khô tại những tỉnh phía bắc miền Nam Việt Nam (từ tháng 5 đến tháng 9). Tướng </i>
<i>t-mo-len trù tính cịn thực hiện một cuộc hành quân lớn “thọc sâu” vào thung lũng A </i>
<i>Sầu.</i>


<i>Thế nhưng, tướng tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam đã xác </i>
<i>nhận: “đến tháng 12 năm 1967, tin tức về những cuộc chuyển quân lớn của phái địch đã </i>
<i>bắt buộc tôi phải huỷ bỏ những kế hoạch đó” (Báo cáo Oét-mo-len gửi Giôn-xơn).</i>
<i>Kế hoạch phản công của Mỹ được vạch ra theo phương hướng kết hợp chặt chẽ hai gọng</i>
<i>kìm “tìm diệt” và “bình định” trên tồn lãnh thổ miền nam Việt Nam, tuần tự tập trung </i>
<i>lực lượng đánh vào trọng điểm, trước hết vào các căn cứ của ta tại miền đông Nam Bộ </i>
<i>nhằm mở rộng vành đai an ninh chung quanh Sài Gòn - Gia Định, rồi chuyển sang đánh </i>
<i>phá những khu vực đầu mối giao thông trên hành lang của ta đi vào miền nam tại vùng I </i>
<i>chiến thuật. đồng thời bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ chủ trọng tăng cường yểm trợ </i>
<i>cho qn nguỵ “bình định” tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long và nhấn mạnh đến sự </i>
<i>cần thiết phối hợp hành động chặt chẽ giữa các đơn vị cơ động Mỹ với những đơn vị </i>
<i>quân Mỹ và quân nguỵ đóng tại các địa phương.</i>


<i>Lần này bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tỏ ra dè dặt, không dám dấn thân vào những </i>
<i>cuộc hành quân phiêu lưu lớn mà đã phần nào cảm thấy khó có thể nắm chắc được phần</i>
<i>thắng. Họ tính rằng vào thời điểm năm 1968, năm bầu tổng thống ở Mỹ, một thất bại </i>
<i>quân sự nặng nề của quân Mỹ tại miền nam Việt Nam tất sẽ gây nên chấn động lớn trong</i>
<i>nền chính trị nước Mỹ.</i>


<i>Tuy nhiên, với bộ chỉ huy quân Mỹ, điều quan trọng hơn hết là tình hình tương quan lực </i>
<i>lượng giữa hai bên trên chiến trường.</i>


<i>Số đơn vị cơ động trong tay Lầu năm góc phương đơng (Bộ chỉ huy (MACV) chỉ có hạn, </i>


<i>nên việc tướng Oét-mo-len dự định điều động liên tục sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ từ nơi này</i>
<i>đến nơi khác bộc lộ mâu thuẫn nan giải giữa phân tán và tập trung 1 .</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>số 25 Mỹ ở một cuộc hành quân đánh vào Cà Tum (chiến khu C-Tây Ninh), chưa kịp điều</i>
<i>động sư đoàn kỵ binh không vận số 1 từ vùng I chiến thuật vào vùng III chiến thuật thì </i>
<i>phát hiện những cuộc chuyển quân lớn của ta vào các hướng quan trọng trên chiến </i>
<i>trường miền Nam, đặc biệt là hướng Bắc vùng chiến thuật I.</i>


<i>Bộ chỉ huy báo cáo về Oa-sinh-tơn: vào cuối tháng 12 năm 1967, đầu tháng 1 năm 1968,</i>
<i>tại miền Nam Việt Nam, phía ta tăng mạnh áp lực tại mặt trận đường số 9, pháo kích </i>
<i>mạnh vào một số đơ thị ở miền nam và có những cuộc chuyển quân lớn về hướng Khe </i>
<i>Sanh,Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.</i>


<i>____________</i>
<i> </i>


<i>1</i>

. Dù rằng đến tháng 12 năm 1967, quân số Mỹ lên đến 497.498 tên, gồm 9


sư đoàn + 3 lữ đoàn, cùng 60.276 quân chư hầu và 64 vạn quân nguỵ



Từ một số biểu hiện trên đây, tướng Oét-mo-len cho rằng trước hoặc sau Tết, phía ta có
thể mở một cuộc tiến cơng lớn, nhưng lại khơng xác định được tính chất, quy mô, các
mục tiêu trọng điểm cũng như thời điểm chính xác của cuộc tiến cơng. Phía Mỹ chỉ dự
đoán trên cơ sở những hoạt động trinh sát thương lẹ và một số tin tức tình báo lẻ tẻ,
khơng nắm chắc được tình hình, khơng phán đốn được chắc chắn được tình hình, khơng
phán đốn được chắc chắn ý định chiến lược của ta. Bộ chỉ huy quân Mỹ đã tỏ ra lo lắng
và lúng túng. Nhà trắng và Lầu năm góc thúc tin từng buổi, chờ đón tín hiệu và sự phán
đốn của sứ quán Mỹ cùng bộ chỉ huy MACV ở Sài Gòn. Lúc này, nếu lại tung một số
đơn vị qn Mỹ ra phản cơng một lần nữa thì các căn cứ quan trọng sẽ bị bỏ trống hoặc
khơng đủ lực lượng phịng thủ. Bộ chỉ huy qn Mỹ bị đẩy vào thế phải bị động huỷ bỏ
kế hoạch phản công lần thứ ba, huy bỏ kế hoạch điều động sư đoàn kỵ binh số 1 đến miền


đơng Nam Bộ và ra lệnh cho sư đồn này từ vùng chiến thuật II di chuyển ra vùng chiến
thuật I. Ơng ra lệnh cho sư đồn dù 101, sư đoàn bộ binh 25, sư đoàn bộ binh 1 đang
được triển khai nhằm đánh vào các chiến khu Đ (Biên Hoà) và chiến khu C (Tây Ninh)
phải lập tức chuyển sang bố trí lực lượng để phịng thủ khu vực chung quanh Sài Gòn.
Thế là đúng giữa lúc quân Mỹ đang triển khai lực lượng chuẩn bị tiến hành cuộc phản
cơng mới thì lại vội vàng phải bỏ kế hoạch đã vạch ra, quay trở về phịng ngự, nhằm bảo
vệ những căn cứ chính của chúng, đặc biệt là Sài Gòn.


Vào tháng 5 năm 1967, sau thắng lợi phá cuộc phán công chiến lược mùa khô lần thứ hai
ở miền Nam và đánh bại bước leo thang chiến tranh phá hoại vào thủ đô Hà Nội và miền
Bắc, Bộ chính trị ta đã họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá tồn bộ
tình hình và đề ra nhiệm vụ chiến lược của ta đến cuối năm 1968.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

tục đứng vững.


Vậy, vấn đề đặt ra là ta phải có nỗ lự rất lớn giáng cho địch một đòn mạnh kết hợp với sự
khéo léo về sách lược và biết thắng với múc độ thích hợp khiến địch từ chỗ ngập ngừng
muốn ra đến chỗ buộc phải rút ra và có lối ra có thể chấp nhận được. Ta đề ra mục tiêu
“Độc lập, dân chủ, hồ bình, trung lập” ở miền nam, tiến tới hồ bình thống nhất nước
nhà. Đại diện của Trung ương Cục miền Nam ra báo cáo, đề nghị khẩu hiệu 7 điểm của
chính sách hồ bình, trung lập, hồ hợp dân tộc là: Độc lập dân tộc, hồ bình, trung lập,
tự do dân chủ, cơm áo ruộng đất, Mỹ rút quân (điểm then chốt), chính phủ liên hiệp ba
thành phần tiến tới thống nhất nước nhà. Sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc,
dân chủ và hoà bình trong q trình cuộc tiến cơng Tết Mậu Thân thể hiện mục tiêu và
mức độ giành thắng lợi cũng là có giới hạn. Nó dù hợp với bước đi của ta, với cái thế của
Mỹ lúc này. Phân tích lực lượng so sánh hai bên và thời cơ chiến lược lúc đó, Bộ Chính
trị Đảng ta quyết định : “toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên cơ sở phương trâm
đánh lâu dài, cần phải phát huy mạnh mẽ chiến thắng to lớn trong mùa khô vừa qua, ra
sức đẩy mạn những cố gắng chủ quan của ta đến mức cao nhất nhằm giành thắng lợi


quyết định trong thời gian tương đối ngắn”.




Đến tháng 6 năm đo, Hội nghị Trung ương Đảng nhất trí với nhận định và chủ trương của
Bộ Chính trị nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, nhân lúc nước
Mỹ bước vào cuộc vận động bầu cử tổng thống, nộ bộ giới cầm quyền Mỹ phân hoá, ta
cần và có khả năng thực tế dồn nỗ lực cao nhất của cả nước giáng cho chúng những đòn
tiến công mạnh mẽ làm thay đổi cục diện chiến tranh, làm lung lay hơn nữa ý chí xâm
lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải xuống thang chiến tranh.
Quyết tâm chiến lược như vậy đã được xác định. Nhưng làm thế nào thực hiện quyết tâm ấy?.




Ngay từ đầu năm 1967, khi được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch chiến lược cho chiến cuộc đông – xuân
1967 - 1968, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã thấy rằng những thắng lợi của ta trong đông – xuân
1966-1967 đã tạo ra một tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Và nếu ta vươn lên thực hiện được một
đòn quyết chiến chiến lược thật hiểm và mạnh thì buộc đế quốc Mỹ phải chịu thua theo ý định chiến lược
của ta, sớm muộn phải rút quân viễn chinh Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.




Vấn đề đặt ra đối với ta là phải tiến lên tiêu diệt địch về chiến lược kết hợp với nổi dậy rộng khắp của quần
chúng để làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Có đồng chí nói một cách hình ảnh là phải có cú sut quân
sự thật mạnh và sự vùng lên khắp nơi của quần chúng cách mạng thì mới dứt điểm được theo mục tiêu đã
đề ra.




</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Đây cũng là một cách, nhưng phương án tác chiến này không phù hợp với mục đích chính trị của cuộc tổng


tiến cơng và cách đánh của ta là kếp hợp với cả quân sự và chính trị. Cịn nếu chỉ tiếp tục chủ động đẩy
mạnh tiến hành các cuộc tiến công với các chỉ tiêu: diệt bao nhiêu sinh lực, đánh phá bao nhiêu kho tàng,
sân bay, triệt phá những đường giao thơng, giành bao nhiêu dân, giải phóng bao nhiêu vùng, phát triển bao
nhiêu lực lượng, thì chắc chắn sẽ khơng gây được chuyển biến gì lớn về chiến lược. Chiến tranh sẽ tiếp tục
kéo dài trong thế nhùng nhằng. Như vậy, sẽ không tranh thủ được thời cơ có lợi, khơng đáp ứng kịp với
tình thế cách mạng đã mở ra.




Cuối cùng đã đi đến thống nhất ý kiến cho rằng không thể tiếp tục theo các biện pháp kể trên. Qua thực
tiẽn cuụoc chiến tranh phải sáng tạo tìm ra biện pháp chiến lược mới nhằm phát huy được mọi sức mạnh
tấn công, sức mạnh tổng hopự lớn nhất của cách mạng với sưk bất ngờ cao nhất, với những địn tiến cơng
quyết liệt táo bạo nhất, khiến đối phương không thể nào nghĩ tới, không kịp chở tay. Như vậy, chắc chắn
bảo đảm cho ta nhanh chóng giành thắng lợi với hiệu lực chiến lược chưa từng có.


Trải qua nhiều tháng tìm hiểu, bàn bạc, trao đổi tình hình và các phương án hành động với các chiến
trường, các đồng chí lãnh đạo Đảng và chỉ huy quân sự cấp cao, Quân uỷ Trung ương nhất trí và báo cáo
với Bộ chính trị và Bác Hồ phương hướng, mục tiêu, cách sử dụng lực lượng ttổng tiến công và nổi dậy.
Đặc biệt đã chọn được cách đánh nhằm giánh cho địch một đòn thật hiểm, thật đau, một địn có thể đạt tới
hiệu lực chiến lược buộc địch càng mau chóng sa sút ý chí xâm lược. Từ đó, có thể làm chuyển biến cục
diện chiến tranh có lợi cho ta. Phương án đó là: Hướng sức mạnh chủ yếu của chiến tranh cách mạng vào
các thành thị, nhất loạt đánh vào thành phố, thị xã, thị trấn, vào trung tâm đầu não của địch và kết hợp cơng
kích qn sự với khởi nghĩa quần chúng.




Cái mà bộ máy chiến tranh của địch cậy là quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động, cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại và dồi dào. Trần Hưng Đạo nói: <i>“ Phàm địch, tất có nhằm chỗ cậy mà hành động. Trước hết ta </i>
<i>phải xem có nhằm vào đâu mà cướp mất chỗ cậy ấy đi”</i>1. Phải có cách đánh làm cho địch không phát huy
được chỗ cậy đó mới làm nhụt được ý chí của chúng.





Thành thị là căn cứ, là hậu phương trọng yếu, là hang ổ và đầu não của nguỵ quân, nguỵ quyền. Phải đánh
một cách rất bất ngờ như sét đánh vào những chỗ hiểm yếu nhất của địch. Phải đánh thẳng vào sào huyệt
của chúng, vào đầu não, vào trung tâm chỉ huy cuộc chiến tranh ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng... các thị xã, thị
trấn khác.


Chúng ta đánh vào các nơi có dự trữ nhiều tranh bị kỹ thuật của địch, triệt phá phương
tiện chiến tranh, đánh các sân bay, căn cứ hải quân, cơ sở vật chất hậu cần của chúng.
Đây là sức mạnh, là “chỗ cậy” của những đội quân đi xâm lược, nhất là đối với đội quân
viễn chinh Mỹ ở nam Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

kích với những cuộc nổi dậy của quần chúng tại chỗ, vùng kế cận và những vùng nông
thôn đông dân.


Đồng thời phải phân tán kéo chủ lực địch ra các chiến trường ta có chuẩn bị, thu hút giam
chân và tiêu hao, tiêu diệt chúng. Chúng ta đã thành công trong việc kéo địch ra Khe
Sang và đường số 9, hình thành một mặt trận đánh tiêu diệt lớn quân Mỹ. Làm như vậy
để kẻ địch khơng phán đốn được ý định chiến lược của ta và tạo điều kiện cho các chiến
trường khác nhất là các thành thị thực hành tiến công và nổi dậy. Đây cũng là một địn
tổng cơng kích, một hướng tiến cơng có lựa chọn của bộ đội chủ lực.


_____________


<i>1. Binh thư yếu lược, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr. 171</i>.
Phải giữ được bí mật tới cùng và chọn thời điểm hết sức bất ngờ đối với địch.


Thực tế gần hai năm đọ sức với quân viễn chinh Mỹ cho ta thấy: chúng thường luôn luôn


bị bất ngờ với ta. Nhưng ta tạo bât ngờ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy lần này là điều
rất mới và khó hơn nhiều.


Phải kết hợp ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao trong điều kiện lực lượng quân sự,
chính trị của ta và đối sách lực lượng quân sự hai bên lúc đó, cách đánh này mới đạt hiệu
quả chiến lược cao, tác động đến ý chí quân địch nhanh hơn, mạnh hơn tại chiến trường
miền Nam và ngay cả trên nước Mỹ.




Phải nói rằng so với trước đây, cách suy nghĩ chiến lược này thực sự là một sáng tạo lớn
trong tư duy quân sự. Đó là tư duy quân sự mới trong chỉ đạo chiến lược.




Nhưng muốn làm được điều đó, phải nghiên cứu giải quyết một loạt vấn đề rất phức tạp.
Làm sao đưa được lực lượng người và vũ khí với quy mơ lớn như vậy ém sẵn, lót sâu
ngay sát sào huyệt địch, nơi được bảo vệ vịng trong, vịng ngồi dày đặc. Làm sao phát
động được nhân dân kịp thời nổi dậy kết hợp với tiến công quân sự để nhanh chóng đè
bẹp sức phản kháng của địch. Làm thế nào giữ được bí mật hàng loạt địa bàn hoạt động
trong khi cùng một lúc phải triển khai dồn dập, khẩn trương mọi công tác chuẩn bị cho
một cuộc tổng tiến công và nổi dậy quy mô rộng lớn khắp miền Nam.




Trước hết la phải dựa vào nền móng vững chắc nhất của cách mạng và kháng chiến là
nhân dân . Ta làm được, vì có thế làm chủ ở ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn
đồng bằng và thành thị. Mà có được như vậy là phải trải qua một q trình vận động cách
mạng nhiều năm từ trước đó. Đảng ta đã dày công xây dựng cơ sở cách mạng, cơ sở quần
chúng đứng trong vùng sâu của địch kể cả trong những gia đình có quan hệ với chính


quyền và qn đội nguỵ. Ta có vùng làm chủ sát nách địa bàn đóng quân và xen kẽ trong
hệ thống căn cứ dày đặc của quân viễn chinh Mỹ. Đó là trận địa mạnh của chiến tranh
nhân dân: trận địa lịng dân có tổ chức. Đó cũng chính là chỗ nhờ cậy của ta. Bí quyết
“lấy dân làm gốc” là đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

đường số 9 lần lượt ra báo cáo tình hình, thảo luận bổ sung kế hoạch chiến


lược ở chiến trường mình. Đặc biệt, đại diện của Trung ương Cục miền


Nam đã ra làm việc ba lần. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí bí thư thứ


nhất Lê Duẩn tham gia trực tiếp và cho nhiều ý kiến chỉ đạo quan trọng


trong những cuộc họp nghe báo cáo và bàn bạc với cấp chỉ đạo các chiến


trường.





Đầu tháng 12 năm 1967, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta họp ra nghị


quyết “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ


mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”, đề ra nhiệm vụ trọng đại và cấp


bách là: “động viên những nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân


ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát


triển cao nhất, dùng phương pháp tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa để giành


thắng lợi quyết định”. Đó là nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 khoá


III (tháng 1-1968) của Trung ương Đảng ta.





Cho tới ngày 21 tháng 1 năm 1968, mới chính thức quyết định thời gian bắt


đầu khởi sự vào đúng đêm giao thừa Tết Mậu thân 1968.



<b>*</b>
<b>* *</b>





Theo chỉ thị của Bộ chính trị, Quân uỷ Trung ương, cấp lãnh đạo và bộ tư lệnh các chiến trường khẩn
trương tiến hành các công tác chuẩn bị để tạo lực, tạo thế cho cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy, trong đó
đặc biệt coi trọng công tác vận tải, bổ sung quân số và tăng cường trang bị vật chất, bảo đảm cho các lực
lượng vũ trang, nhất là các đơn vị chủ lực và binh chủng đặc biệt.




Từ cuối tháng 7 đến hết tháng 11 năm 1967, cán bộ cao cấp và trung cấp và trung cấp toàn quân lần lượt
dự tập huấn. Qua học tập, cán bộ đã quán triệt tình hình nhiệm vụ, nhất trí và tin tưởng vào quyết tâm
chiến lược của Trung ương Đảng, thống nhất cả về tư tưởng và cách đánh.




Tháng 8 năm 1967, cuộc vận động “ nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực
lượng vũ trang nhân dân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, được triển khai trong toàn quân.
Các sư đoàn thuộc lực lượng cơ động chiến lược được kiện toàn tổ chức, huấn luyện “chiến đấu hiệp
đồng binh chủng và học tập chính trị, sẵn sàng lên đường tác chiến.




</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>



Trên tuyến vận tải hậu phương miền bắc, ta mở chiến dịch vận tải mùa mưa năm 1967 nhằm chủ động
chuẩn bị sớm chân hàng cho đoàn vận tải chiến lược vào nam. Mặc dù máy bay, tàu chiến địch đánh phá
ráo riết, thời tiết không thuận, chiến dịch đã hoàn thành vượt mức về tiếp nhận hàng viện trợ từ ngoài
vào, về vận chuyển hàng vào tuyến tền phương, chuyển quân và chuyển thương binh, bệnh binh.



Tháng 9 năm 1967, Chính phủ triệu tập hội nghị phịng khơng nhân dân miền Bắc, Hội nghị đã kiểm
điểm rút kinh nghiệm các mặt công tác tổ chức, báo động, đào hầm hố, che phòng, sơ tán, cứu chữa và
khắc phục hậu quả địch đánh phá bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, giữ gìn lực lượng sẵn sàng đối phó
với các bước leo tháng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.




Các địa phương còn chuẩn bị sẵn sàng cả về tư tưởng và tổ chức đề phịng tình huống khơng qn Mỹ
có thể đánh phá hệ thống đê điều của ta.




Quán triệt ý định và nhiệm vụ phải thực hiện, không để lỡ thời cơ, ngay sau thắng lợi mùa khô
1966-1967, quân và dân miền Nam đã khẩn trương làm những bước chuẩn bị cần thiết cả lực lượng và thế trận
để tiến lên giành thắng lợi lớn lao.


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #82 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:20:20 pm »


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

thường xuyên.




Các quân khu tại miền Nam đã khẩn trương thực hiện việc tổ chức lực
lượng, chuẩn bị chiến trường để đấp ứng những yêu cầu mới của trận
quyết chiến lịch sử sắp đến. Quân khu Trị Thiên tổ chức lại để khu trực
tiếp chỉ đạo các huyện, điều cán bộ bổ sung các huyện, nơ phong trào
quần chúng còn yếu, phát triển mạnh cơ sở chính trị ở nội thành, ngoại
thành Huế. Ngồi trung đoàn 6 chủ lực, quân khu Trị Thiên được tăng
cường thêm trung đoàn 9 (sư đoàn 304) và sau ngày nổ súng tổng tiến
công được tăng thêm trung đoàn 3 (sư đoàn 324) và trung đoàn 18 (sư
đoàn 325).




Thành nội Huế thành lập đoàn đặc công K.1, K.2 củng cố và phát triển 14
đội biệt động.




Quân khu 5 tổ chức rút kinh nghiệm về chỉ đạo chỉ huy kết hợp cơng kích
với khởi nghĩa đơ thị, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tác chiến tập
trung đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực, hiệu suất chiến đấu của bộ đội địa
phương và dân quân tự vệ. Các địa phương tổ chức dân quân, tự vệ thành
từng đại đội đưa ra phái trước hình thành khối 2-3 đại đội, nhằm tiến đánh
các quận lỵ, thị trấn.




Quân khu 7 và quân khu Sài Gòn - Gia Định hợp nhất và phân chia bàn
thành 6 phân khu 1 . Bố trí lực lượng, kể cả chủ lực miền thành 5 mũi tiến


công vào nội đơ Sài Gịn. Phân khu 6 (các quận nội thành) có 11 đội đặc
cơng, biệt động tổ chức thành 3 cụm: đông, nam và bắc. Các phân khu
khác có 4-6 tiểu đồn mũi nhọn hướng vào nội đô để phối hopự và tiếp
ứng cho các đội đặc công, biệt động. Bộ đội chủ lực miền được tăng thêm
lực lượng 1 làm nhiệm vụ tién cơng và ngăn chặn các sư đồn Mỹ và qn
nguỵ ở hướng bắc, tây - bắc và đơng Sài Gịn bảo đảm phía sau cho các
lực lượng biệt động tổ chức thành cụm được phân công đánh vào một số
mục tiêu cơ quan đầu não của Mỹ và nguỵ quyền.


____________


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Các quân khu 6,8 và quân khu 9 tổ chức thêm nhiều tiểu đoàn và đại đội
tỉnh, huyện bằng cách tập trung lực lượng dân quân tự vệ, động viên thêm
tân binh và bố trí hướng vào các mục tiêu trọng điểm của quân khu.
Hướng hoạt động của các chiến trường này là thực hiện tiến công quân sự
kết hợp chặt chẽ với nổi dậy của đồng bào ở các thành phố, thị xã, thị trấn,
kết hợp hai chân, ba mũi cùng tiến công địch, mở rộng quyền làm chủ ở
nơng thơn.




Trên tồn miền diễn ra một khí thế phấn khởi, sơi nổi chuẩn bị cho cuộc
tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, nhằm tạo nên một bước ngoặt mới
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân vùng tạm chiếm
chuyển gạo lên căn cứ và nhận vũ khí, thuốc nổ về cất dấu ở vùng ven sát
thành phố, thị xã và ngay trong các thị xã, thị trấn bằng các con đường
hợp nhất và bí mật cùng cán bộ và cơ sở nội thnàh tiến thành các mặt công
tác tổ chức, chuẩn bị, cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa.



____________


<i>1. Bộ đội chủ lực miền được tăng cường thêm trung đoàn 88 của mặt </i>
<i>trận Tây Nguyên, Trung đoàn 568 và 6 tiểu đoàn bộ binh, 2 trung đoàn </i>
<i>pháo, 4 tiểu đoàn súng cối 82 ly, 2 tiểu đoàn cơng binh, 1 tiểu đồn và 1 </i>
<i>đại đội thơng tin, 2 đồn đặc cơng, 1 đại đội súng phun lửa....</i>


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #83 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:26:18 pm »


Tháng 9 năm 1967, đại hội anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải
phóng lần thứ hai họp, tuyên dương 47 anh hùng, cổ vũ toàn dân toàn
quân thừa thắng xông lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa, kiên quyết đánh
bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.




Quy mơ chuẩn bị tồn miền, tồn diện rộng lớn trên nhiều hướng. Thế
nhưng chúng ta đã giữ được bí mật, khiến cho Bộ chỉ huy quân viễn chinh
Mỹ không phát hiện, không nghĩ tới và đánh giá đúng được ý định chiến


lược và kế hoạch hành động của ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

dân cả nước trong mùa xuân 1968 qua lời chúc mừng năm mới của Người
gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước ngày 1 tháng 1 năm 1968:





<i>“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua</i>
<i> Thắng trận tin vui kắp nước nhà</i>


<i> Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ</i>
<i> Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!”.</i>





* *
*


Ta chủ trương mở hoạt động lớn ở mặt trận đường số 9, Khe Sanh, xem
đó là một trong những mặt trận của cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy xn
1968, là một địn chính của bộ đội chủ lực ta nhằm thu hút quân cơ đông
của Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân tiêu hao chúng tạo
thế cho các chiến trường khác, nhất là Sài Gòn - Huế - Đà Nẵng tiến công
và nổi dậy thắng lợi.


Ngày 6 tháng 12 năm 1967, bộ tư lệnh và đảng uỷ mặt trận đướng số 9,
được đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ tổng tư lệnh và Quân
uỷ Trung ương. Đây là lần đầu tiên mặt trận đường số 9 tập trung một lực


lượng lớn, có nhiều binh chủng tham gia 1.


Để thu hút và giữ chân lực lượng địch, ta nổ súng tiến công trước và Khe
Sanh, và hầu hết các vị trí địch trên đường số 9 trong đêm 20 rạng ngày 21
tháng 1 năm 1968. tướng Mỹ Oét-mo-len vội vã tăng cường lực lượng
chống giữ và cho không quân ném bom dữ dội Khe Sanh và khu vực giới
tuyến. Bộ chỉ huy Mỹ ở nam Việt Nam và cả Nhà trắng, Lầu năm góc Mỹ
hết sức chăm chú theo dõi diễn biến của mặt trận Khe Sanh. Giới nghiên
cứu chiến lược Mỹ và Bộ quốc phịng Mỹ tính tới khả năng ta có thể tập
trung lực lượng tạo ra “một cái giống như Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh.
Cách đánh ở đây rất quyết liệt giống như cách đánh ở Điện Biên Phủ làm
cho địch cho rằng ta sẽ tiêu diệt Khe Sanh, dứt điểm ở Khe Sanh như Điện
Biên Phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

dấu và uy hiếp mạnh mẽ Khe Sanh, khiến cho sau 170 ngày đêm bị vây
hãm, lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị tiêu hao nặng, đã buộc phải bỏ Khe Sanh
rút chạy trong ngày 9 tháng 7 năm 1968.


Trong suốt một thời gian dài nhiều tháng, mặt trận đường số 9 đã giam
chân một nửa lực lượng của Mỹ (17/33 lữ đoàn) thu hút sự chú ý của địch
ra vùng giới tuyến, buộc chúng phản phân tán lực lượng trên nhiều khu
vực chiến trường. Hành động này của ta đã góp phần tạo nên yếu tố bất
ngờ và điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta ở các mặt trận khác trên
tồn miền tiến cơng qn địch, đặc biệt trong q trình diễn ra cuộc Tổng
tiến cơng và nổi dậy Tết Mậu Thân.


_____________


<i>1. Gồm 4 sư đoàn và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đồn và 5 đội đặc cơng, 4 </i>


<i>trung đồn và 1 tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo cao xạ, 1 trung </i>
<i>đồn và 2 tiểu đồn cơng binh, 4 đại đội xe tăng, 1 đại đội súng phun lửa.</i>


« <i>Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2008, 08:38:21 pm gửi bởi thanhlong</i> » Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #84 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:31:32 pm »


Trên chiến trường nước bạn Lào, từ ngày 12 đến ngày 27 tháng 1 năm
1968, quân đội Pa-thét Lào và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch
Nậm Bạc thắng lợi 1. Chiến thăng Nậm Bạc có ý nghĩa to lớn, toàn diện
cả về quân sự và chính trị đối với cách mạng Lào cũng như đối với thời
gian ngắn, địch bị mất 1/3 lực lượng cơ động chiến dịch, chiến lược, làm
cho lực lượng so sánh thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng Lào,
giải phóng một vùng chiến lược quan trọng. Chiến thắng này đi trước và
phối hợp nhịp nhàng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường
miền nam.


Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, các lực lượng vũ trang và nhân
dân miền Nam đã mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đặc
biệt là ở sài Gòn, Huế và các đô thị khác ở miền Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Ngãi....) bắt đầu cuộc tiến công và nổ dậy cùng với các thành phố Sài


Gòn, Huế và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, cực nam Trung Bộ.


____________


<i>1. Nậm Bạc là một huyện thuộc tỉnh Luông Pra-bang, vùng Tây - Bắc </i>
<i>thượng Lào, tiếp giáp với hậu phương Tây Bắc nước ta . Kết quả của </i>
<i>chiến dịch : loại khỏi chiến đấu 3.189 tên địch, tiêu diệt 6 tiểu đoàn, đánh</i>
<i>thiệt hai 5 tiểu đoàn khác, thu 1.349 súng các loại, phá 9 pháo 105mm, 2 </i>
<i>sơn pháo 75,12 máy bay, bắn rơi 1 máy bay T-28 và 1 máy bay lên thẳng, </i>
<i>giải phóng khu vực Nậm Bạc có trên 1 vạn dân, quét sạch các ổ phỉ, thu </i>
<i>hồi toàn bộ vùng bị địch lấn chiếm từ giữa năm 1966.</i>


Hầu hết các mục tiêu quan trong của địch đều bị quân và dân ta tiến cơng.
Bốn tư lệnh qn đồn, 11/11 bộ tư lệnh sư đoàn, hầu hết các ban chỉ huy
tiểu khu, lữ đoàn Mỹ, 45 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần địch bị đánh.
Nhiều nơi bị đánh đi đánh lại nhiều lần, trong đó có những sân bay lớn
như Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Đà Nẵng, Chu Lai và nhiều tổng kho lớn
như Long Bình, Nhà Bè, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Huế,
Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Sóc Trăng....


Ta đã đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã lớn ở miền Nam, làm chủ
nhiều nơi trong nhiều ngày, nhiều giờ. Tại thành phố Đà Nẵng, một đơn vị
của ta tiến công đánh thẳng vào bộ tư lệnh quân đoàn . Quân ta bị chặn lại
ở hàng rào ngoài của sở chỉ huy quân đoàn địch, không thực hiện được kế
hoạch như đã định. Ở Huế, ta đã đồng loạt tiến công nhiều mục tiêu trong
thành phố, chiếm khu Đại Nội, làm chủ thành phố 25 ngày đêm, tổ chức
đánh hàng trăm trận phản kích của địch, đạt mục tiêu và hồn thành thắng
lợi lớn nhiệm vụ của địa phương trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân.



Đặc biệt là tại Sài Gòn, ta đã đồng loạt tiến công nhiều cơ quan đầu não
của Mỹ và chế độ nguỵ gây chấn động lớn trong giới cầm quyền
Oa-sinh-tơn và tạo nên tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

“Cổ Loa” phá huỷ nhiều pháo và xe cơ giới, xưởng quân cụ, chiếm trung
tâm huấn luyện Quang Trung, một vài khu vực phía tây sân bay Tân Sơn
Nhất, phá một số máy bay, làm chủ nhiều ngày khu Bình Hồ, ngã ba
Cây Thị, trường nữ quân nhân Sài Gòn.... Ta làm chủ khu vực giáp ranh
giữa các quận 5, 6, 10 và 11,8, khu Minh Mạng, Ấn Quang, khu chợ
Thiếc, khu cầu chữ Y, Cầu Muối, Bầu Sen, Hàng Xanh, Thị Nghè, Trương
Minh Giảng.... Nhân dân nổi dậy ở nhièu nơi như quận 7,8, ngã ba Hàng
Xanh, ngã năm Bình Hồ, chợ Trần Quốc Toản, khu vực trường đua Phú
Thọ, Gò Vấp, Cầu Tre, Phú Lâm....


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #85 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:41:58 pm »


Sát nách Sài Gòn, các tỉnh lỵ Biên Hồ, Tây Ninh đều bị qn ta tiến cơng
dồn dập.


Ở đồng bằng Nam Bộ, các mũi tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của


quần chúng trên quy mô lớn đã phá rã phần lớn bộ máy kìm kẹp của địch,
giải phóng hầu hết vùng nơng thôn cho tới sát thị xã, thị trấn. Ta đã làm
chủ một số ngày các thị xã Cà Mau, Trà Vinh, Mỹ Tho, Bến Tre, An
Giang, chiếm một số mục tiêu trong các thị xã khác như Kiến Phong, Kiến
Tường, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiến Giang...


Trong cuộc tiến công vào thành phố, thị xã, thị trấn, bộ đội ta đã được sự
ủng hộ và đón tiếp nồng hậu của nhân dân. Những anh em bị lạc đơn vị
hoặc bị thương được nhân dân che chở, ni dưỡng tận tình và tổ chức
đưa về căn cứ.


Phối hợp với cuộc tiến công vào đô thị của lực lượng vũ trang nhân dân và
du kích, đồng bào nổi dậy diệt ác, trừ gian, giải tán dân vệ, giành quyền
làm chủ xã, buôn, làng. Ở nhiều nơi, lực lượng chính trị quần chúng tổ
chức thành đội ngũ, kéo vào thị xã, thị trấn, sẵn sàng cùng nhân dân tại
chỗ nổi dậy giành chính quyền (Quảng Ngãi, Buôn Ma Thuột, Bến Tre,
Mỹ Tho).


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

và ra sức đối phố quyết liệt, đẩy lùi các cuộc tiến công, dùng bom đạt
thẳng tay đàn áp quần chúng tay không . Chiến sĩ và đồng bào ta tổn thất
lớn. Đặc biệt nhiều đơn vị, tổ, đội đặc công, biệt động, mũi nhọn của cuộc
tiến công vào hệ thống đô thị đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm kiên cường,
hy sinh đến người cuối cùng, vì thắng lợi của trận quyết chiến lịch sử này.
Mục tiêu khởi nghĩa ở các địa phương khơng đạt. Trên thực tế khơng có
tổng khởi nghĩa. Sau này, dư luận Mỹ và phương Tây phân tích đánh giá
nói rõ thêm rằng cuộc khởi nghĩa đơ thị khơng thành cơng, khơng chỉ vì
hoả lực điên cuồng của Mỹ, mà cịn vì những điều kiện tiến quyết về
chính trị chưa xuất hiện và vì những người cảm tình với cách mạng, tuy
rất nhiều, nhưng chưa sẵn sàng.



Tuy nhiên, trong lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trừ
cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa xn 1975 tồn thắng sau này, chưa
có cuộc động binh và huy động lực lượng quần chúng nào có quy mơ lớn
và khí thế cao như những ngày Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.
Ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực Mỹ và quân nguỵ, làm tan
dã từng mảng lớn quân đội tay sai 1 .


Ta đã giải phóng được nhiều thơn, ấp, phường, đường phố gồm 120 vạn
dân 2 .


_____________


<i>1. Gần 15 vạn quân nguỵ và 4 vạn ba nghìn binh lính Mỹ bị loại khỏi </i>
<i>vịng chiến đấu, 20 vạn quân nguỵ đào rã ngũ trong những ngày Tết, một </i>
<i>khối lượng rất lớn phương tiện chiến tranh của chúng bị phá huỷ, trong </i>
<i>số đó có đến 1.368.000 tấn vật tư chiến tranh, chiếm 34% dự trữ vật tư </i>
<i>chiến tranh của địch.</i>


<i> </i>


<i>2. Chỉ trong vòng 20 ngày đầu tháng 2 năm 1968, ta phá thêm được 1.500</i>
<i>ấp/ 2.300, giành quyền làm chủ xây dựng chính quyền cách mạng, mở </i>
<i>rộng và củng cố hậu phương của ta.</i>


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>



Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:46:31 pm »


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

quân1, nắm trong tay những phương tiện chiến tranh hiện đại, đứng chân
trên những căn cứ được phịng thủ vững chắc, thì qn và dân miền nam
ta tiến công vào tận những căn cứ đầu não của chúng trên toàn miền,
giành được thắng lợi to lớn vẻ vang chưa từng có.




Chúng ta đã tiến hành các bước chuẩn bị rất công phu, đã chọn thời điểm
Tết Nguyên đán là lúc địch có nhiều sơ hở, đã giữ được bí mật trong suốt
q trình chuẩn bị, nên đã tận dụng được và phát huy cao độ yếu tố bất
ngờ. Dư luận chính giới Mỹ đã xác nhận, “trong cuộc chiến tranh đó tạo ra
quá nhiều sự bất ngờ, khơng có sự bất ngờ nào làm cho mọi người sửng
sốt nhiều hơn cuộc tiến công Tết, đặc biệt là cuộc tiến công tiêu biểu
nhằm vào đại sứ Hoa Kỳ, một cơ quan đã từng tuyên bố quá nhiều lần tình
hình tồi tệ nhất đã qua rồi”2 .




Và tướng Mỹ Oét-mo-len đã nghĩ rằng trận Điện Biên Phủ của Hoa Kỳ là
căn cứ Khe Sanh... nhưng trận Điện Biên Phủ thật sự lại là cuộc tiến
công vào Tết Mậu Thân 3 .





Chỉ trong vòng vài tuần lễ, chúng ta đã thắng lớn buộc địch phải co lực
lượng về giữ các thành phố, thị xã, bảo vệ các căn cứ chủ yếu của chúng
và tổ chức phản kích quyết liệt để giành lại những mục tiêu bị quân cách
mạng đánh chiếm.


______________


<i>1. Chưa tính 12 vạn quân Mỹ gián tiếp tham chiến, gồm 22 sư đoàn,</i>
<i>18 trung đoàn, 278 tiểu đoàn.</i>


<i> 2. Michael Maclear: “Việt Nam: The ten thousand day war (Cuộc </i>
<i>chiến tranh nười ngàn ngày”, Thames Methuen, New York, 1981, tr. 427.</i>
<i> 3. Leslie Gelb, Richard Betts: Một trường hợp mỉa mai trong chiến </i>
<i>tranh Việt Nam: Guồng máy điều hành cơng việc của Mỹ đã có hiệu quả.</i>




Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chứng tỏ rằng quân
và dân miền Nam chẳng những có thế trận vững chắc ở rừng núi, nơng
thơn, đồng bằng, mà cịn có khả năng đưa chiến tranh vào tận những cơ
quan đầu não quan trọng nhất của Mỹ - nguỵ tại các thành thị, gồm cả Sài
Gòn - Chợ Lớn.




</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

đã kinh ngạc trước sức mạnh tiềm tàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam.





Sau đó, chiến sự tạm lắng xuống. Chúng ta tranh thủ thời gian chấn chỉnh,
củng cố lực lượng để chuẩn bị tiến hành những đợt hoạt động tiến cơng
mới.


Ngày 24 tháng 4 năm 1968, Bộ chính trị Đảng ta đã họp và nhận định rằng
bước đầu thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy, ta đã thu được thắng
lợi to lớn và toàn diện tạo nên một bước ngoặt mới để tiến lên giành thắng
lợi quyết định cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Bộ chính trị đề
ra phương hướng nỗ lực nhằm động viên tồn Đảng, tồn dân, phát triển
tiến cơng toàn diện, đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp.


Trong khi đó, quân địch vẫn tiếp tục bị hãm trong tình trạng lúng túng, bị
động đối phó. Tổng thống Mỹ Giơn-xơn thừa nhậ rằng sau “địn chống
váng”, phía Mỹ bị “bối rối trong một thời gian”.


Sau khi đến miền nam Việt Nam để đánh giá tình hình tại chỗ rồi về Mỹ,
ngày 27 tháng 2 năm 1968, tướng Uy-lơ, chủ tịch Hội đồng tham mưu
trưởng liên quân Mỹ xác nhận rằng phía Mỹ và chế độ nguỵ bị tổn thất
nặng phải tiếp tục ở vào thế thủ, nằm phòng giữ các thành phố và thị trấn,
trong khi “chương trình bình định nơng thơn bị đẩy lùi nghiêm trọng”.


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198



<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #87 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:49:51 pm »


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

quán Mỹ, dinh thủ tướng nguỵ, đài phát thành, đài vơ tuyến truyền hình,
bám trụ đánh phản kích, tiếp tục gây cho địch nhiều thiệt hại.


Phối hợp chặt chẽ với Nam Bộ, quân và dân khu 5, Tây Nguyên tiến công
vào các thành phố, thị xã như Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Đà Lạt,
Phan Thiết, trong những ngày 4 và 5 tháng 5 năm 1968. Quân và dân
Quảng Nam đánh bại cuộc hành quân giải toả của địch ven sông Thu Bồn
từ ngày 5 đến ngày 24 tháng 5 năm 1968.


Trên chiến trường Trị Thiên, đường số 9, sau khi rút khỏi Huế, ta vừa tiếp
tục vây hãm thành phố Huế và cụm quân Mỹ ở Khe Sanh vừa đánh chặn
các cuộc hành quân của Mỹ và quân nguỵ do sư đờn 1 kỵ binh bay của
Mỹ làm nòng cốt tại vùng đồng bằng và rừng núi, đặc biệt ở khu vực
đường số 9 và thung lũng A Sầu.


Cuộc tiến công đợt hai đã gây cho địch thêm một số thiệt hại và chứng
minh rằng quân và dân ta có khả năng tiến cơng vào những nơi cố thủ chủ
yếu của Mỹ - nguỵ trên toàn lãnh thổ miền Nam ngay trong những điều
kiện chúng đã tập trung lực lượng về bảo vệ và đối phó.


Tại nước Mỹ, nội bộ chính quyền Gion-xơn càng thêm phân hoá, chia rẽ
sâu sắc hơn. Luận điệu “thua chỉ vì bất ngờ” và lực lượng phía ta “đã bị
kiệt quệ” mà giới cầm quyền Mỹ đưa ra nhằm bào chưa cho thất bại của
họ trong dịp Tết Mậu Thân và nhằm thúc giục tổng thống Giôn-xơn “kiên
nhẫn hơn nữa” đã bị bác bỏ.



Từ giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đến công chúng Mỹ đều được đặt trước
một thực tế: tiềm lực kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của qn và dân ta
dồi dào, phía ta có thể liên tục bổ sung cho những tổn thất, khôi phục sức
chiến đấu để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi lớn hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Lớn, Tum, đài truyền tin của Mỹ ở núi Bà Đen, căn cứ Mỹ ở Chà Là, Bến
Củi, vị trí sư đồn 1 bộ binh Mỹ ở Lộc Ninh,....


Ở Nam Bộ, ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phá huỷ nhiều phương tiện
chiến tranh. Ở khu 5, tại Đà Nẵng ta đánh bộ chỉ huy đặc khu, đại phát
thanh, sân bay, căn cứ địch ở núi Non Nước, bán đảo Sơn Trà, loại khỏi
vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, đánh thiệt hại 2 trung đoàn cơ động
nguỵ, một bộ phận sinh lực của sư đoàn A-mê-ri-cơn Mỹ. Ở mặt trận
đường số 9, bắc Quảng Trị, trong hơn 5 tháng, ta đã tiến công Khe Sanh 4
đợt liên tục: từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1968: tiêu diệt
chi khu quân sự Hương Hoá và cứ điểm Làng Vây; từ ngày 8 tháng 2 đến
ngày 31 tháng 3: vây hãm cụm cứ điểm Tà Cơn; tháng tư, đánh bại cuộc
hành quân giải vây mang tên “ngựa bay” của sư đồn kỵ binh khơng vận
Mỹ ; từ tháng 5 đến ngày 9 tháng 7 năm 1968 tiếp tục vây hãm và đánh
quân địch rút chạy.


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>



« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 01:41:40 pm »


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

tồn giải phóng Khe Sanh1 .


Tại mặt trận đướng số 9 bắc Quảng Trị, chúng ta đã điều địch đến một khu
vực chiến trường mà ta đã chuẩn bị sẵn chỗ đứng chân vững chãi dựa vào
hậu phương miền bắc. Ta đã đưa vào đây những lực lượng cần thiết để
vây hãm và đánh cho quân địch bọ tổn thất nặng.


Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong một cuộc đọ sức diện
đối diện giữa một bộ phận quân chủ lực ta và một phần chủ lực thuộc
quân đội viễn chinh Mỹ, tại một địa điểm do phía Mỹ tự dấn thân vào, họ
đã phải công khai chịu thua và rút chạy. Viễn cảnh bị đánh bại về quân sự
tại Việt Nam đã hiện ra rõ nét trước mắt giới cầm quyền Oa-sinh-tơn và
giới quân sự Mỹ.


Phải rút chạy khỏi Khe Sanh, tuyến phòng thủ đường số 9 của Mỹ và quân
đội nguỵ đã bị vỡ trên một mảng lớn từ Lao Bảo đến Cà Lu khoảng 40
ki-lô-mét. Sáng kiến “căn cứ hoả lực” mà tướng Oét-mo-len đề xuất đã
không vượt được qua bước thử nghiệm thực tiễn, đã làm lung lay tận nền
móng chiến lược phòng ngự của Mỹ tại miền nam Việt Nam. Đặc biệt thất
bại của quân viễn chinh Mỹ tại Khe sang đã diễn ra trong bối cảnh thất bại
chung của Mỹ và nguỵ quyền trên lãnh thổ miền nam trước những đòn
liên tiếp của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968 và các đợt tiến công tiếp theo.


_____________



<i>1. Kết quả sau 170 ngày tiến công vây hãm và đánh quân địch rút chạy </i>
<i>khỏi Ke Sanh, ta đã tiêu diệt 17.000 tên địch (có 13.000 tên Mỹ), bắn rơi </i>
<i>và phá huỷ 480 máy bay, 120 xe quân sự, 65 đại bác và súng cối cỡ lớn, </i>
<i>55 kho, thu hành ngàn súng các loại, hàng trăm tấn đồ dùng quân sự và </i>
<i>lương thực, giải phóng hồn tồn quận Hương Hố với 1 vạn dân.</i>


Tình hình chiến sự tại miền nam đến ngày 30 tháng 9 năm 1968 đã đạp tan
ảo tưởng chuyển bại thành thắng của Oa-sinh-tơn, từ Giôn-xơn đến những
cố vấn “diều hâu” của tổng thống Mỹ, đẩy họ phải đi đến một chuyển
hướng chiến lược đối với cuộc chiến tranh Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Sác-pơ (tư lệnh quân đội Mỹ ở vùng Thái Bình Dương) tán thành, kiến
nghị: “tiến hành một đường lối kết hợp quân sự, chính trị một cách tích
đánh, đúng mức, để đạt một kết quả có thể chấp nhận được trong thời gian
hợp lý ở nam Việt Nam”. Thời gian hợp lý đó là thời gian đã được tính
tốn trong kế hoạch ba giai đoạn mà tướng Oét-mo-len đã thảo ra, tức là
từ hai đến hai năm rưỡi (từ giữa năm 1965 đến giữa hoặc cuối năm 1967)
để vào cuối giai đoạn ba, sau khi đánh bại lực lượng kháng chiến của ta,
quân viễn chinh Mỹ và chư hầu sẽ bắt đầu rút khỏi miền nam Việt Nam.
Thế nhưng, đúng vào lúc thời hạn được dự kiến cho chiến thắng đó đã kết
thúc thì cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta bùng nổ. Điều
đó đã chứng minh rằng sau “thời gian hợp lý” từ hai năm đến hai năm rưỡi
mà Oa-sinh-tơn đã tính tốn đó, sức mạnh qn sự và chính trị của quân
và dân ta tại miền nam Việt Nam chẳng những không bị đè bẹp mà trái lại
đã phát triển đến một trình độ mới trên tồn miền.


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay


<b>thanhlong</b>



Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 01:47:23 pm »


Thời gian chiến lược đã khơng nghiêng về phía qn đội viễn chinh Mỹ.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã gây nên cơn choáng váng
đột ngột trong giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đẫn đến cuộc đảo lộn nghiêm
trong trên sân khấu chính trị nước Mỹ vào giữa năm 1968 và tạo ra một
bước ngoặt, một cục diện mới của chiến tranh tại Việt Nam. Khả năng của
quân và dân ta vạch kế hoạch chuẩn bị và thực hiện đến những chi tiết cụ
thể cuộc tiến công và nổi dậy trên quy mơ rộng lớn tồn miền và với sức
mạnh như thế đã làm cho giới cầm quyền nước Mỹ bàng hồng kinh ngạc.
Trong nội bộ chính quyền Giơn-xơn mâu thuẫn giữa nhóm chủ trương tiến
hành chiến tranh đến cùng và nhóm chủ trương tìm lối thốt quan thương
lượng hoặc qua một biện pháp dung hoà nào đó càng trở nên gay gắt hơn.
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong nhân dân Mỹ có thêm
điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn lãnh thổ
nước Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

vào thế phòng ngự bị động. cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và
dân miền nam ta đã đồng thời gây nên một cơn chấn động trong giới cầm
quyền Oa-sinh-tơn làm lung lay ý chí của những người cầm đầu Nhà trắng
và Lầu năm góc. Thắng lợi chiến lược rất cơ bản của chúng ta thu được
trên chiến trường miền Nam đã tác động mạnh mẽ đến quyết tâm của
những cơ quan đầu não của đế quốc Mỹ tại Oa-sinh-tơn chỉ đạo cuộc
chiến xâm lược Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng quan trọng đến sự


chuyển biến thái độ của một số người trong chính quyền Giơn-xơn và đến
những quyết định của họ.


Nhà sử học Mỹ Ga-bơ-ri-en Côn-cô đánh giá: “ cuộc tiến công của cách
mạng đã thành công với mức độ trọng yếu trong tất cả các mục tiêu lớn
ban đầu của mình, trừ cuộc khởi nghĩa đô thị không thành công” và “tác
động quyết định nhất của cuộc tiến công Tết cho thấy rõ rằng thực tế Mỹ
đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tiềm tàng và nghiêm trọng”1. Sâu
xa hơn, ơng cịn ghi nhận: “Việt Nam đã trở thành cuộc chiến ngoài nước
đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1882, đã gây ra cuộc khủng hoảng xã hội, nội
bộ sâu sắc và một sự phân hố về chính trị.... Việt Nam làm trầm trọng
thêm nhiều vấn đề của chủ nghĩa tư bản Mỹ chứ không phải làm cho
chúng nhẹ bớt. Trong cơn chấn thương kéo dài của mối quan hệ chủng
tộc, cuộc chiến tranh này càng trở nên tiêu điểm của sự phản đối và bất
đồng của hàng triệu người”2.


Để đưa cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi
cuối cùng, trước hết chúng ta phải chứng minh bằng thực tiễn chiến
trường cho đế quốc Mỹ thấy rằng “sức mạnh quân sự Hoa Kỳ” là có hạn
và khơng phát huy được hết hiện thực trước sức mạnh tổng hợp của quân
và dân cả nước ta.


Trong bối cảnh tình hình thế giới và tình hình nước Mỹ vào cuối thập kỷ
60, trước những yêu cầu của chiến lược toàn cầu của Mỹ, giới cầm quyền
Oa-sinh-tơn phải tính tốn từng ngày, từng tháng về thời gian kéo là của
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1968 của quân và dân miền nam đã chấm dứt ảo tưởng “đánh nhanh,
thắng nhanh” của chính quyền Giơn-xơn và đặt ra trước qn đội viễn
chính Mỹ triển vọng” một cuộc chiến tranh kéo dài không bao giờ dứt”,
điều mà phái Mỹ không thể nào chịu đựng nổi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

những đạo quân xâm lược nói chung và của đội quân viễn chinh Mỹ nói
riêng. Đồng thơi, đây cũng là kết quả của nghệ thuật quân sự của ta nắm
quyền chủ động trong việc sử dụng nhân tố “ không gian chiến lược”.Thế
trận chiến tranh nhân dân Việt Nam đã tạo cho chúng ta khả năng đánh
thắng quân địch tại bất cứ nơi nào, bất ngờ thọc sâu vào cả những nơi
được địch xem là được bảo vệ vững chắc trong vùng chúng “kiểm soát”.
Ta đã đánh với cách mà địch không thể nghĩ rằng đối phương lại có thể
làm được.


___________


<i>1,2 . Gabriel Kolko: Sách đã dẫn.</i>


Chúng ta đã khéo sử dụng thời gian và không gian chiến lược trên cơ sở sức mạnh của cả nước và đặc
biệt của lực lượng vũ tranh và lực lượng chính trị của đã được xây dựng tại miền nam trong quá trình lâu
dài, bắt rễ từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Chúng ta đã đưa hàng loạt đơn vị chủ
lực được xây dựng hoàn chỉnh từ hậu phương lớn miền bắc vào làm nòng cốt tại chiến trường miền
Nam.


Chúng ta đã xây dựng được ba thứ quân tuy có mặt chưa cân đối nhưng khu căn cứ vững chắc, nơi đứng
chân của những binh đòn chủ lực cơ động được tranh bị khá đầy đủ. Đây là một quả đấm đánh tập trung,
được thế trận chiến tranh nhân dân của ta tăng thêm hiệu lực mà chúng ta sử dụng để giáng vào những
mắt xích xung yếu trong thế trận của địch, khiến chúng lúc nào cũng phải đối phó. Lực lượng chiến lược
của chúng ta có sức mạnh tiềm tàng được bổ sung thường xuyên và đầy đủ khả năng để đọ sức và đánh
thắng kẻ thù dù thời gian chiến tranh kéo dài đến đâu, dù lực lượng của kẻ thù đông, mạnh đến mấy.
Trong mùa xuân 1968, phía Mỹ đã bàng hồng trước cách đánh mạnh, hiểm , rộng khắp, bất ngờ của
quân và dân miền Nam ta.



Trong cuộc phản công lần thứ hai, các đơn vị quân Mỹ đã phải tiến sâu vào những khu vực căn cứ của
ta được xây dựng vững chắc từ nhiều năm mà Oét-mo-len gọi là những “khu vực đất thánh từ trước đến
nay chưa hề bị thách thức”. Giới qn sự Mỹ cịn có đôi lý do để bào chữa cho những thất bại của các
đơn vị quân Mỹ trong các cuộc hành qn mùa khơ 1967 bằng cách nêu lên những khó khăn nhiều mặt
mà phái Mỹ khơng lường tính hết trước được như: tình tình bố phịng của ta, địa hình... Đây là trường
hợp địch sa vào thế trận của ta bố trí sẵn, khơng phát huy được cách đánh sở trường của chúng và bị bắt
buộc phải đánh theo cách đánh mà chúng ta ghép chúng vào, khiến cho chúng bộc lộ những nhược điểm
cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Khi tiếng súng mở đầu cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy vừa nổ thì khu vực do Mỹ và nguỵ quyền “kiểm
sốt” trên tồn miền đã bỗng chốc biến thành cả khu vực thế trận do phía ta chủ động điều hành. Đây là
kết quả của thế trận chiến tranh nhân dân xen kẽ cài răng lược mà quân và dân ta đã tạo nên trong suốt
quá trình tiến hành chiến tranh chống quân thù từ nhiều năm, kế thừa, phát triển những kinh nghiệm đã
thu được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trước hết và chủ yếu, quân và dân ta đã đánh thắng
Mỹ và nguỵ quyền về mặt quân sự.


Đòn đánh hiểm và bất ngờ của ta, tiến cơng qn sự có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng dưới
những hình thức và mức độ khác nhau trong dịp Tết Mậu Thân và sau tết đã làm cho trên nửa triệu quân
Mỹ và lính chư hầu sa vào cảnh “ con cá voi mắc cạn” như báo chí Mỹ và phương Tây đã mơ tả và đưa
tin.


Thăng lợi của chúng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã đánh dấu thất
bại của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn trên lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo chiến lược trong cuộc
chiến tranh Việt Nam. Giới chiến lược Mỹ khi đề xuất học thuyết “chiến tranh chống nổi dậy” đa đưa ra
nhận xét rằng: trong loại chiến tranh này, phía “chống nổi dậy”, nếu “khơng thắng được” thì có thể xem
là “bị thua”.


« <i>Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2008, 01:52:01 pm gửi bởi thanhlong</i> » Logged



Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198


<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 01:54:57 pm »


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Có thể nói địn Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn 1968 của quân và dân ta
đã làm “rung chuyển” cả Nhà trắng và Lầu năm góc, làm nổi bật lên trước
mắt chính quyền Giơn-xơn triển vọng lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ,
quân đội Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh. Tương Mác –xoen
Tay-lơ, sau khi từ chức đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, ngày 30 tháng 6 năm 1965,
trở về Mỹ giữ chức cố vấn đặc biệt của tổng thống Giôn-xơn đã viết trong
cuốn hồi ký “Thanh gương và lưỡi cày” (xuất bản tại Niu Yoóc năm 1972)
như sau: “ngày 31-1-1968 quân địch tiến công với khẩu hiệu “tiến công,
nổi dậy”.... chỉ trong vòng 2 ngày, họ đã tiến vào 5 đô thị lớn, 39 tỉnh lỵ
và nhiều thành phố. Những trận tiến công của họ đã được chiến trên các
màn ảnh vơ tuyến truyền hình và đã làm cho phần lớn dân chúng Mỹ và
một số quan chức kinh hoàng. Phải rất lâu họ mới hoàn hồn và trong một
số trường hợp sự hoàn hồn đó mãi mãi khơng bao giờ được khơi phục lại
hồn tồn”.


Theo tướng Mỹ Tây-lơ, sở dĩ phía Mỹ bị bất ngờ hồn tồn về quy mơ
tồn miền của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của qn và dân
miền Nam là vì chính bản thân ông cũng đã từng kết luận rằng phía ta


không đủ khả năng giải quyết nổi những khó khăn về hậu cần. Cụ thể là
khả năng phối hợp hành động nhằm tập trung, bằng những phương tiện
chủ yếu là thô sơ, những tiếp liệu cần thiết để phục vụ cho hàng loạt cuộc
tiến công diễn ra đồng thời trên nhiều chiến trường rộng lớn xa cách nhau.
Tay-lơ đã xác định: “những điều bất ngờ thực sự mà cuộc tiến công Tết
1968 đã gây cho tôi không phải là việc đối phương đã mở được một cuộc
tiến lớn, mà chính là việc họ đã mở được cùng một lúc nhiều trận tiến
công mãnh liệt đến như thế”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

diệt được lực lượng họ” và “nếu tiếp tục leo thang hơn nữa sẽ làm nổ ra
một cuộc khủng hoảng trong nước với quy mô chưa từng có”.


Chính quyền Giơn-xơn bị đặt trước một tình trạng khó xử: quân đội viễn
chinh Mỹ bị thua đau trên chiến trường miền Nam Việt Nam, nội bộ
những người cộng sự thân cận nhất của tổng thống Mỹ chia rẽ sâu sắc về
chủ trương và tranh luận gay gắt. Phong trào phản đối chiến tranh Việt
Nam trong nhân dân Mỹ được cổ vũ bưởi sự kiện Tết 1968 phát triển
những bước mới và trở thành sức ép nặng nề đối với chính quyền
Oa-sinh-tơn, đặc biệt đúng vào năm bầu cử tổng thống mới ở Mỹ. Cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân miền nam ta đã đẩy chính
quyền Giơn-xơn phải xét duyệt lại phương án chiến lược cũ và tìm
phương án tác chiến lược mới.


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


<b>thanhlong</b>


Thành viên
Bài viết: 198



<b>Re: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ</b>


« Trả lời #92 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 02:01:35 pm »


Tháng 3 năm 1968 là thời kỳ chính quyền Giơn-xơn lâm vào cảnh rối
chưa từng thấy. Trên hầu hết lãnh thổ nước Mỹ rộ lên hàng loạt những
cuộc biểu tình của các tầng lớp nhân dân Mỹ chống chiến tranh Việt Nam,
đặc biệt là của sinh viên trong các khu vực học đường. Đây là lúc mà các
thanh niên, sinh viên Mỹ phất cao lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền
nam trên các đường phố Oa-sinh-tơn, ngay trước Nhà trắng và nhà quốc
hội Mỹ. Nhiều người trong giới nghị sĩ Mỹ lớn tiếng địi kiểm điểm lại
chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong nội bộ các
cố vấn thận cận của Giôn-xơn diễn ra những cuộc cãi vã gay gắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Theo Tay-lơ, rõ ràng nước Mỹ đanh bước vào một “thời kỳ khủng hoảng
mới” và những triệu chứng mở đầu chẳng tốt đẹp chút nào. Cái “thời kỳ
khủng hoảng mới” mà Tay-lơ cảm thấy đó là thời kỳ “chiến lược toàn cầu
của Mỹ bị đảo lộn”, thời kỳ mà đế quốc Mỹ ngấm địn Việt Nam khơng
chỉ trên chiến trường, mà ngay cả trên lãnh thổ liên bang Mỹ.


Ngày 27 tháng 3 năm 1968, cực tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã phải than
thở: “... chưa bao giờ gặp phải tình trạng đáng buồn như tình cảnh hiện
nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh”. mặt khác theo hồi ký
một số nhân vật đã tham gia hội nghị này, phần lớn thành viên hội nghị,
trong đó có nhiều người thuộc phái “diều hâu” đã kiến nghị với Giôn-xơn
nên xuống thang chiến tranh.


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân miền Nam ta
đã cho những nhân vật chủ chốt thuộc chính quyền Giơn-xơn thấy được


một điều: số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1968 đạt
trên 50 vạn đã ở vào mức giới hạn có thể gây nên một sự bùng nổ với hậu
quả không lường trước được trong tình hình chính trị nước Mỹ. Mặt khác
dù chính quyền Oa-sinh-tơn có mạo hiểm dấn sâu hơn vào cuộc phiêu liêu
Việt Nam bằng cách chấp thuận yêu cầu khẩn thiết của Oét-mo-len tăng
thêm 20 vạn quân cho quân đội viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam thì
cái qn số trên 70 vạn qn Mỹ đó chắc chắn cũng không làm thay đổi
cục diện cuộc chiến tranh mà còn đẩy họ càng lún sâu hơn vào bãi lầy thất
bại ở Việt Nam.


Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã chán nản, dao động sâu sắc. Ngay từ ngày 22
tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn ra lệnh triệu hồi tướng Oét-mo-len về Mỹ bổ
nhiệm làm tham mưu trưởng lục quân Mỹ.Giôn-xơn cũng bắc bỏ yêu cầu
tăng thêm 20 vạn quân Mỹ do Oét-mo-len đưa ra mà chỉ quyết định đưa
thêm một số qn có tính tượng trưng. Sau đó số quân Mỹ tại miền Nam
Việt Nam còn được tăng dần để đạt đến 535 ngàn vào tháng 12 năm 1968
và đây là số quân chiến đấu Mỹ cao nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

“Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân, ta đã thắng rất
to, địch đã thua nặng. Rõ ràng trận này đã mở ra bước ngoặt chiến lược
đánh dấu thời kỳ Mỹ phải xuống thang chiến tranh do bị thất bại ngay
trong “Chiến lược chiến tranh cục bộ”1.


Ngay từ khi mở đầu và trong quá trình tiến hành chiến tranh cục bộ ở
miền nam Việt Nam, chính quyền Giơn-xơn liên tục đưa ra vấn đề
“thương lượng” nhằm lừa bịp, xoa dịu, tranh thủ dư luận, đồng thời làm
áp lực buộc phía ta phải thương lượng theo những điều kiện do Mỹ đưa ra.
Người ta nhớ lại, ngày 7 tháng 4 năm 1965, đọc diễn văn tại thành phố Mỹ
Ban-ti-mo, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố “sẵn sàng thương lượng


không điều kiện với miền Bắc Việt Nam” và “sẽ viện trợ cho bắc Việt
Nam sau chiến tranh Việt Nam một tỷ đôla”. thế nhưng, trong hành động
Giơn-xơn đã ra lệnhđưa một lữ đồn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến Đà Nẵng
vào ngày 8 tháng 3 năm 1965 và ngày 27 tháng 7 năm 1965 đã hạ lệnh
cho các đôưn vị quân Mỹ trực tiếp vào tham chiến ồ ạt, quyết định chuyển
từ “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ” tại miền Nam Việt
Nam.


_____________


<i>1. Lê Duẩn: Thư vào nam, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, tr.214.</i>


Logged
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay


Ngày 16 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra
tuyên bố chính thức: “ chúng ta (Mỹ) phải dùng tất cả mọi khả năng để
tìm ra giải pháp hoà binh cho vấn đề Việt Nam”. Thế nhưng, phía sau sân
khấu chính trị Mỹ, trong thư gửi tổng thống Mỹ Giôn-xơn ngày 30 tháng
11 năm 1965, Mắc a-ma-ra viết: “ theo tôi, nên ngừn trong 3 hay 4 tuần
lễ.... việc ném bom miền bắc, trước khi chúng ta hoặc là tăng hẳn số quân
ở Việt Nam, hoặc là tăng cường các địn tiến cơng miền bắc” (Tài liệu mật
bộ quốc phòng Mỹ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Nhà cầm quyền Oa-sinh-tơn thường đưa ra thủ đoạn xen kẽ trước hoặc sau
những hành động quân sự lớn, xem đấy là những hoạt động chính trị,
ngoại giao hỗ trợ cho những hoạt động quân sự. Những đợt “ngừng ném
bom miền bắc Việt Nam” kèm theo đề nghị thương lượng của chính
quyền Giơn-xơn đưa ra chẳng qua chỉ nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh
ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn lãnh thổ liên bang Mỹ đồng thời


đánh lạc hướng dư luận thế giới. Mặt khác, những người trong chính
quyền Giơn-xơn cũng xem đây là thủ đoạn nhằm thăm dò, thử thách quyết
tâm của phía ta. Đây cũng là chuẩn bị về mặt tâm lý cho những hành
động leo thang chiến tranh nghiêm trọng hơn nữa của Mỹ, đổ cho phía ta
trách nhiệm”khước từ” những “đề nghị thương lượng” của họ.


Đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn tuyên bố hạn chế ném bom bác
Việt Nam với dự kiến lúc đầu từ vĩ tuyến 20 trở xuống, nhưng trên thực tế
đã lặng lẽ tụt xuống dưới vĩ tuyến 19 từ ngỳa 4 tháng 4 năm 1968.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Hai bên giằng co, tranh chấp về địa điểm hội nghị, đến ngày 3 tháng 5
năm 1968, Mỹ phải chịu chấp nhận lấy Pa-ri làm nơi họp. Phiên họp đầu
tiên diễn ra ngày 13 tháng 5 năm 1968 tại Pa-ri. Phái đồn Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hồ do Bộ trưởng Xuân Thuỷ dẫn đầu, phái đoàn Mỹ
do đại sứ lưu động Ha-ri-man cầm đầu.


Hội nghị hai bên ở Pa-ri sau nhiều phiên họp trong năm 1968 chưa giải
quyết được vấn đề gì cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ ta tiến
công địch trực tiếp về ngoại giao trên bàn hội nghị. Hội nghị là một diễn
đàn thuận lợi để chúng ta tố cáo trước dư luận thế giới đường lối chiến
tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, bản chất của đế quốc Mỹ và những
tội ác dã man mà Mỹ gây ra trên cả hai miền nam bắc Việt Nam. Bị ta dồn
ngay từ đầu vào thế phải trả lời địi hỏi rất hợp lý do phía ta đưa ra, đế
quốc Mỹ đã bị đặt đúng vào địa vị của họ là kẻ gây chiến, kẻ xâm lược ở
Việt Nam. Bị buộc phải ngồi nói chuyện kéo dài với ta tại bàn hội nghị,
phía mỹ đã mặc nhiên thừa nhận sự bất lực của sức mạnh quân sự Hoa
Kỳ.


Cuộc đấu tranh ngoại giao tại bàn hội nghị và các hoạt động quân sự,
chính trị trên chiến trường đã được phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành


một sức mạnh tổng hợp đẩy phía Mỹ bước sâu thêm nữa vào thế bị động
toàn diện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc đấu tranh
ngoại giao trong hội nghị hai bên năm 1968 là bước đi cần thiết, là một
trong những tiền đề dẫn đến hội nghị bốn bên sau này tại Pa-ri kết thúc
bằng Hiệp định Pa-ri được ký kết tháng 1 năm 1973, giữa đại diện của
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, đồng chí Lê Đức Thọ và
Hen-ri Kít-xin-giơ, đại diện của Chính phủ Mỹ.


Trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường tại cả hai miền nam bắc,
trước thái độ biết điều và kiên quyết của ta tại hội nghị, tranh thủ được sự
đồng tình của dư luận rộng rãi trên thế giới, trước áp lực của dư luận nhân
dân tiến bộ Mỹ và trong nội bộ đảng dân chủ Mỹ lúc đó, ngày 1 tháng 11
năm 1968, tổng thống Giôn-xơn buộc phải nhượng bộ. Ông uyên bố chấm
dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, chấp nhận hội nghị Pa-ri với thành phần mở
rộng gồm 4 bên: Mỹ, Việt Nam dân chủ cộng hoà,


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Âm mưu “đàm phán trên thế mạnh”, “đàm phán với sức ép qn sự Mỹ”
của chính quyền Giơn-xơn đã phá sản. Thất bại trên chiến trường, thất bại
tại bàn hội nghị, đế quốc Mỹ vẫn tỏ ra ngoan cố. Trong những tháng còn
lại ở Nhà trắng, trước khi chuyển giao chính quyền nước Mỹ cho Ri-xớt
Ních-xơn, Giơn-xơn chủ trương “phí Mỹ hố” chiến tranh. Ở miền nam
Việt Nam, tướng Mỹ A-bram lên thay Oét-mo-le làm tổng chỉ huy quân
Mỹ từ tháng 3 năm 1968, thực hiện biện pháp chiến lược quân sự mới
“quét và giữ”.


Cuộc tổng tiến cơng và nổi dậy là địn chiến lược với quy mô lớn bất ngờ
và đạt hiệu lực chiến lược cao làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Nó
làm cho Mỹ - nguỵ hoang mang dao động mạnh, buộc chính quyền
Giơn-xơn phải từ bỏ chiến lược “chiến tranh cục bộ”, xuống thang chiến tranh


và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. sau đó, ta cịn mở tiếp hai đợt
tiến cơng và nổi dậy vào tháng 5 và tháng 8, tháng 9 năm 1968, tiếp tục
đưa chiến tranh cách mạng sâu vào vùng thành thị, tiêu hao, tiêu diệt thêm
nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, kết hợp với đấu tranh
ngoại giao.


Do lực lượng ta không được bổ sung kịp thời, đặc biệt do có khuyết điểm
trong chỉ đạo ở trên và cả chiến trường mà chủ yếu là việc đánh giá tình
hình địch cịn có mặt chủ quan, nên ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
quân sự vào các đô thị, lơi lỏng các vùng nông thôn.


Tuy vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh hùng hồn: cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1968 đã giành được thắng lợi chiến lược vo cùng to lớn,
làm thay đổi cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ như khẳng định của
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (khoá III), khẳng định của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thức IV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

trọng nhất trong lịch sử của toàn bộ cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt
Nam”1 .


Đối với nhân dân ta, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 khẳng
định ý chí, tái tuệ, tài năng tổ chức và quyết tâm sắt đá của cả dân tộc Việt
Nam và chiễn sĩ miền nam, của quân và dân cả nước ta trên dới một lòng,
chung sức quyết đánh thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do của Tổ quốc
và thống nhất đất nước. Trong trận quyết chiến lịch sử này, chiến sĩ và
đồng bào ta ở miền nam cùng với lực lượng miền bắc xã hội chủ nghĩa đã
chiến đấu với tinh thần dũng cảm tuyệt vời, với ý thức tổ chức kỷ luật rất
cao, bất chấp mọi hy sinh gian khổ nhằm thực hiện bằng được quyết tâm
chiến lược của Đảng.



Lịch sử là một quan tồ cơng minh. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Lịch sử và thực tiễn đã khẳng định tầm vóc thắng lợi của sự kiện trọng đại
này đúng như nó có. Đồng thời lịch sử và thực tiễn cũng rọi sáng vào
những sai lầm, khuyết điểm đã hạn chế thắng lợi như sự kiểm điểm tự phê
bình nghiêm khắc của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 21
(khoá III).


_____________


<i>1. Gabriel Kolko:Sách đã dẫn.</i>


Chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã phá sản, đế quốc Mỹ dưới chính
quyền Ních-xơn chuyển sang thi hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”. Thất bại thảm hại trên đỉnh cao của sức mạnh quân sự Mỹ được
dốc vào cuộc chiến tranh Việt nam, đã trở thành tất yêu. Tuy nhiên, để
giải phóng hoàn toàn miền nam thân yêu, quân và dân cả nước ta còn phải
trải qua những chặng đường gian lao thử thách mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới
hồ bình thống nhất Tổ quốc”.


Sang năm 1969, nhân dịp đầu năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc
mừng đồng bào và chiến sĩ cả nước:


<i>Năm qua thắng lợi vẻ vang.</i>


<i> Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.</i>
<i> Vì độc lập, vì tự do</i>


<i> Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.</i>


<i> Tiến lên chiến sĩ đồng bào</i>


<i> Bắc nam sum họp xuân nào vui hơn.</i>


Những lời trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương hướng chỉ đạo
sáng suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trong
giai đoạn chiến lược tiếp theo. Chiến thắng lịch sử vẻ vang của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền nam đưa
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại vào một bước ngoặt lớn. nó
là điều kiện và cơ sở thanứg lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972
và chiến thanứg oanh liệt đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không
bằng máy bay B.52 “đánh cho Mỹ cút”. Nó là tiền đề tạo nên đại thắng
mùa xuân 1975 “đánh cho nguỵ nhào”, kết thúc toàn thắng cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn mièn nam thân yêu, thu
giang sơn về một mối, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.


*
* *


<b>Chương Tám</b>
<b>Mấy suy nghĩ về thắng lợi</b>


Để thực hiện mục tiêu chiến lược của cuộc “chiến tranh cục bộ” ở Việt
Nam, đế quốc Mỹ đã dốc cố gắng quân sự rất cao. Lực lượng quân sự và
các biện pháp chiến lược mà ho dùng trong cuộc chiến tranh xâm lược ở
thời điểm từ năm 1968 đến tháng 11 năm 1968, là đỉnh cao của sức mạnh
quân sự mà giới cầm quyền Mỹ có thể huy động vào một cuộc chiến tranh
cục bộ quy mô lớn nhất và tàn bạo nhất từ trước tới nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

một quy mô lớn như chiến tranh xâm lược Việt Nam trong chiến lược “


chiến tranh cục bộ”. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vì thế đã vượt
các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử về mức độ dùng bom đạn, máy
bay, nhất là máy bay lên thẳng, về tính chất ác liệt và sự huy diệt tàn bạo.
Thế nhưng, như chúng ta đã thấy ở các chương trên, những cố gắng lớn
nhất của Mỹ trong mấy năm chiến tranh cục bộ đã không giúp Mỹ đạt
mục tiêu chiến lược như họ đề ra. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi cực kỳ to
lớn. sau chiến thắng oanh liệt đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa
khô 1965-1966 và 1966-1967, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân là đòn chiến lược quyết định đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ.
Đứng vừng trên tuyến đầu chống đế quốc Mỹ của nhân dân thế giới nhân
dân ta đã giánh cho Mỹ một đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử chiến
tranh xâm lược thuộc địa của chúng. Những thất bại có ý nghĩa chiến lược
của Mỹ trong cuộc “chiến tranh cụ bộ” là:


1. Các kế hoạch phản công chiến lược đầy tham vọng của Mỹ đề không
đạt mục tiêu. Đặc biệt từ sau thắng lợi của đòn Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu thân của quân và dân ta, đế quốc Mỹ đã buộc phải từ bỏ chiến
lược phản công, chuyển hẳn vào chiến lược phòng ngự, từ bỏ biện pháp
chiến lược “tìm và diệt” chủ lực ta, chuyển sang chủ trương “quét và giữ”;
tiếp đó từ bỏ chiến lược “chiến tranh cục bộ” và buộc phải xuống thang
chiến tranh, “phi Mỹ hoá” chiến tranh, rút bớt quân Mỹ về nước.


2. Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc chủ yếu bằng không quân và hải
quân, một bộ phận của cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã thất bại nặng
nề. Trên 3.000 máy bay hiện đại các loại của Mỹ bị bắn rơi cùng số lượng
lớn lái máy bay nhà nghề bị tiêu diệt hoặc bắt sống ở miền bắc; các chiến
thuật và kỹ thuật mới của không quân Mỹ đều không phát huy được hiệu
lực như dự tính của Mỹ trước cuộc chiến tranh nhân dân đất đối khơng
anh dũng và tài trí của nhân dân miền bắc Việt Nam anh hùng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

mạnh theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.


4. Về thế chiến lược của chiến tranh, khi đưa quân viễn chinh vào tham
chiến, phái mỹ muốn giành lại quyền chủ động và nhan chóng chuyển bại
thành thắng, nhưng chúng lại càng lún sâu vào tình trạng bị động, bị đẩy
hẳn vào bước ngoặt đi xuống thất bại hoàn toàn. Trên một triệu quân Mỹ
-nguỵ và lính chư hầu đã mất quyền tự do hành động, ngày càng bị hãm
sâu hơn vào thế chiến bị động, không thể nào gỡ ra được.


5. Nguỵ quân, nguỵ quyền, công cụ của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ,
và là chỗ dựa chính trị của quân Mỹ ngày càng suy yếu, bất lực. Một loạt
kế hoạch “bình định nơng thơn” đặt dưới quyền chỉ huy của bộ tư lệnh
MACV dưới chiêu bài chương trình “phát triển cách mạng” mà Mỹ dầy
công đầu tư tiền của và công sức hòng thiết lập cơ sở hạ tầng ổ định cho
chính quyền tay sai, đều bị ngặn chặn và đẩy lùi. đây là chỗ yếu chí mnạg
của cuộc chiến tranh cục bộ và cũng là thất bại chiến lược sâu cay của
chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ đối với miền nam nước ta.


Đến đây, nhân dân Việt Nam anh dũng đã kiên cường chiến đấu và chiến
thắng, làm phá sản liên tiếp hai chiến lược chiến tranh là chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong hệ thống
lý luận chiến tranh quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ, giáng
một đòn quyết định, mở đường làm phá sản tồn bộ chiến lược đó. Dư
luận Mỹ và thế giới đánh giá rằng thất bại của đạo quân viễn chinh Mỹ và
cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã vượt ra ngoài phạm vi Việt Nam và
nước Mỹ cũng trên ý nghĩa đó. Chính giới Mỹ hồi đó còn cho rằng, phải
mất nhiều thập kỷ nữa, nước Mỹ đế quốc chủ nghĩa mới lấy lại được
“trạng thái cân bằng”. Và cũng từ cái mốc lịch sử này, các nhà chiến lược
Mỹ đã tự rút ra bài học về việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào tham chiến ở


chiến trường xã như Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cho đến ngày tồn thắng giải
phóng hồn tồn miền nam, thu giang sơn về một mối, chúng ta mới càng
thấy rõ thêm được ý nghĩa trọng đại của bước đánh thắng nỗ lực quân sự
cao nhất của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”
đánh thắng “chiến tranh cục bộ”.


Sự kiện Việt Nam thanứg Mỹ về quân sự ở bước leo thang chiến tranh cao
nhất của chúng, chứng minh rằng: đế quốc Mỹ đang ở thế yếu, thế bị
động. Chúng có tiềm lực kinh tế, qn sự mạnh, nhưng khơng phải lúc nào
cũng sử dụng được hết để thực hiện mưu đồ đè bẹp cuộc đấu tranh giành
giải phóng của các dân tộc, làm bá chủ thế giới. Quân đội Mỹ tuy đông và
trang bị hiện đại vào bậc nhất trong các quân đội của thế giới tư bản,
nhưng không phải là bất khả chiến thắng.


*
* *


Từ đó đến nay, dư luận Mỹ và phương Tây đua nhau tìm hiểu và giải thích
sự thất bại quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà họ đã dồn những cố gắng được
đánh giá là cao nhất về mặt quân sự trong một cuộc “chiến tranh cục bộ”.
Nhiều nhà chiến lược Mỹ đã nói đến một cuộc “rút lui chiến lược” đầu
tiên trong lịch sử viễn chinh của quân đội Mỹ. Sau này, thời điểm phá sản
của chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã được chính giới Mỹ và nhiều nước
phương Tây cho là “cái mốc” đánh dấu “thời kỳ sau Việt Nam” của Mỹ.
Ta nhớ lại là lúc này ở Mỹ và nhiều nước phương Tây đã có khơng ít
người bàng hồng, thậm chí kinh ngạc, bởi khơng thể giải thích nổi vì sao
bộ máy chiến tranh đồ sộ của Mỹ đã bị sa lầy và thất bại ở Việt Nam.
quản thật là một điều hiếm thấy trong lịch sử các cuộc chiến tranh từ xưa


tới nay. Thế nhưng, như Lê-nin đã nói: “ trong lịch sử cũng như trong tự
nhiên khơng hề có phép lạ, song mỗi bước ngoặt đột ngột của lịch sử, mỗi
cuộc cách mạng đều biểu hiện một nội dung rất phong phú, đều phát triển
những sự phối hợp các hình thức đấu tranh một cách rất bất ngờ, rất độc
đáo và nhưng tương quan giữa các lực lượng đối diện, khiến cho có nhiều
việc xem chừng như là kỳ lạ đối với một trí não tầm thường” 1 .


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

tranh không quân đối với miền bắc,
____________


<i>1. V.I.Lê-nin : Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1959 quyển 1, </i>
<i>phần II, tr.548.</i>


Tổng thống Giôn-xơn không dám ồ ạt, mạnh mẽ ngay từ đầu, mà dè dặt
“leo từng nấc thang” nên đã tạo cho đối phương có điều kiện chuẩn bị lực
lượng và phương sánh đối phó. Nhiều người khác lại cho rằng, Mỹ đã
thua vì chính quyền và quân đội nguỵ ươn hèn, bất lực...v.. .v. Những ý
kiến này có thể đúng trên từng mặt, nhưng rõ ràng là chưa đủ, chưa chỉ ra
cái chủ yếu và cũng chỉ mới phản ánh được một phần từ phía Mỹ.


Chúng ta nên tìm hiểu ngun nhân từ cả hai phía, phía Mỹ và phía nhân
dân ta.


Về phía Mỹ, điều trước tiên cần khẳng định là thất bại quân sự của đế
quốc Mỹ ở Việt Nam trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” không thể
tách khỏi thất bại chung trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược thực dân
mới của họ. Vì vấn đề quân sự không bao giờ tách khỏi các vấn đề chung
của cuộc chiến tranh. Nguyên nhân thất bại về quân sự của Mỹ, xét riêng
về phía Mỹ, là nằm ngay trong nguyên nhân nội tại của cuộc chiến tranh
phi đạo lý của Mỹ ở Việt Nam.



Theo cách xem xét đó, ta hiểu vì sao bộ máy qn sự được Mỹ thừa nhận
là đỉnh cao sức mạnh của Mỹ được huy động vào Việt Nam lại tỏ ra chỉ là
một sức mạnh có hạn và co những chỗ yếu rất cơ bản. Mỹ lại tiến hành
một cuộc chiến tranh mất lòng người nhất từ xưa tới nay. Đó là do đường
lối và chín sách xâm lược thực dân kiểu mới, đi ngược trào lưu tiến hoá
của lịch sử, bị cả loài người và nhân dân Mỹ lên án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

bị khơi sâu và phát triển.


Còn các nguyên nhân trực tiếp về mặt quân sự, có thể nêu những vấn đề
lớn như: thế chiến lược ngày càng bất lợi, lực lượng quân sự Mỹ và nguỵ
trên chiến trường miền nam không phát huy được hiệu quả như sức mạnh
của mình vì thiếu “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”; chiến lược, chiến thuật bị
khủng hoảng, chỉ đạo chiến tranh chủ quan và sai lầm.


Ai cũng biết là trong chiến tranh, thế chiến lược là một trong những nhân
tố có tầm quân trọng quyết định đối với việc phát huy hiệu lực của các
quân đội tham chiến và giành thắng lợi trên chiến trường. Mỹ thua về
quân sự vì quân viễn chinh Mỹ vào tham chiến ngay từ đầu đã bị hãm vào
một thế chiến lược bị động và bất lợi ở miền nam Việt Nam. từ lúc phát
động “chiến tranh đặc biệt” để hòng đẩy lùi cuộc đồng khởi của đồng bào
miền nam đang phát triển thnàh chiến tranh cách mạng, phía Mỹ và tay sai
đã ở vào thế thua, thế bị động về chiến lược. Cái thế bất lợi đó lại bị chiến
tranh nhana dân miền nam khoét sâu thêm sau thắng lợi của xuân – hè
năm 1965, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Các đơn vị quân
chiến đấu Mỹ và quân chư hầu vào chiến trường, hung hăng ra quân đã bị
lọt vào thế trận làm chủ và tiến công đã triển khia sẵn của chiến tranh
nhân dân miền nam. Đó là thế trận đấu tranh vũ trang kết hợp rất chặt chẽ
với đấu tranh chính trị, chiến tranh cách mạng kết hopự với khởi nghĩa vũ


trang, là thế trận tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công trên cả ba vùng
chiến lược, thế tiến công địch bằng “ ba mũi giáp công”, thế tiến cơng của
chiến tranh du kích rộng khắp ở ngay các địa phương kết hợp với chiến
tranh chính quy của các đơn vị chủ lực cơ động.


Hơn một triệu quân mỹ - nguỵ và chư hầu đã không phát huy được hiệu
lực chiến lược như người Mỹ dự tính. Trong cả hai cuộc phản cơng chiến
lược quy mô lớn, đạo quân viễn chinh to lớn của Mỹ không tiêu diệt gọn
được một đại đội nào của quân ta. Nhiều nhà chiến lược Mỹ lấy làm kinh
ngạc, khơng thể ngờ rằng từ sự tính toán trên lý thuyết sức mạnh của hàng
chục vạn quân Mỹ với những sư đoàn mạnh nhất của quân đội Hoa kỳ
đến hiệu quả thực tế của chúng tại chiến trường, lại có khoảng cách xa
đến thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

của một đội quân được trang bị dịi dào nhất, ni dưỡng sung túc nhất.
Các phương tiện chiến tranh và vũ khí Mỹ có uy lực lớn. Nhưng trong
cuộc chiến tranh này, uy lực của nó bị hạn chế khá nhiều và trên thực tế ít
phát huy được tác dụng cao như các cấp chỉ huy và các nhà sáng chế kỹ
thuật Mỹ tính tốn. Lẽ chủ yếu là nó vấp phải và khó nghĩ tới cách đánh
sáng tạo của nhân dân và lực lượng vũ trang ta trong một cuộc chiến tranh
nhân dân khơng có trận tuyến cố định, rõ rệt, lại phần nào cịn bị điều kiện
địa hình và đặc điểm chiến trường chi phối.


Mỹ thua vì chiến lược, chiến thuật quân sự của Mỹ không phù hợp. Chiến
lược của Mỹ sai lầm ngay từ đầu nên thua lại càng bị động. Nó là cho
chiến thuật quân sự của Mỹ tréo giờ và bế tắc, mất dần cả quyền chủ
động tại chiến trường. Sau này nhiều nhà nghiên cứu quân sự Mỹ đã thừa
nhận là cuộc chiến đấu ở Việt Nam đã đặt ra vấn đề phải viết lại điều lệnh
chiến đấu của quân đội Mỹ trong “ một quy mô cơ bản”.



Mỹ đã thua về quân sự còn là do sự chỉ đạo chiến tranh của Mỹ chủ quan,
do đường lối chiến tranh và chiến lược của họ sai lầm, lại gặp phải một
đối thủ quyết chiến dũng cảm thông minh và dày dạn kinh nghiệm. Mỹ tự
đánh giá mình quá cao, nhất là đối với cái gọi là “ sức mạnh quân sự vạn
năng” của Mỹ. Trong lúc đó, họ đánh giá thấp đối phương, đặc biệt đánh
giá thấp lực lượng vũ trang tại chỗ trên các chiến trường miền nam và sức
mạng mà họ không thể lường nổi của chiến tranh nhân dân Việt Nam đã
phát triển đến độ rất phong phú.


Trên đây đã phân tích mấy nhân tố thất bại về quân sự xét về phía Mỹ.
Song, trong chiến tranh, nhưng chỗ yếu của Mỹ về quân sự, chính trị và cả
những sai lầm về chỉ đạo chiến tranh cũng khơng tự nó đưa Mỹ đến thất
bại. Mà thất bại của Mỹ chính là do họ đã vấp, phải cuộc kháng chiến
thần thánh của nhân dân ta của dân tộc ta. Đến đây, một câu hỏi lớn được
đặt ra là: Vì sai Việt Nam ta là một nước nhỏ và nghèo, lại có được sức
mạnh lớn tới mức có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược của nước đế
quốc giàu mạnh nhất.


Có thể một câu hỏi trả lời tổng qt: đó là vì nhân dân ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng đầu, đã dám đánh,
biết đánh và biết thắng.


Bất ngờ lớn nhất - bất ngờ tổng quát - đối với Mỹ là điều đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

bộ”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành trung ương Đảng ta
(khoá III), phần về miền nam, đã nêu rõ: “ chiến tranh đặc biệt” là hình
thức chiến tranh thích ứng nhất với chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tuy
nhiên nêu dùng “chiến tranh đặc biệt” mà không thể thắng thì trong điều
kiện nhất định, chúng cũng có thể dùng “chiến tranh cục bộ”. Xuát phát từ
nhận định đó, chúng ta đã nêu ra chủ trương kiềm chế và thắng địch trong


“ chiến tranh đặc biệt”, đồng thời sẵn sàng đối phó với khả năng địch tiến
hành “chiến tranh cục bộ”.


Lựa chọn con đường leo thang chiến tranh cục bộ, chính quyền Giơn-xơn
đã vấp phải ý chí sắt đá của một dân tộc khơng hề hoảng hốt trước sức
mạnh của khối sắt thép khổng lồ, coi việc quân đội viễn chinh Mỹ hùng
hổ nhảy vào là chuyện khó tránh khỏi. Do bọn tay sai bị thất bại thảm hại,
chủ phải ngảy vào cứu nguy là tự đâm vào thế kẹt rõ ràng. Trên cơ sở
nhận định đó, ta đã bày thế trận, chuẩn bị lực lượng cả về tinh thần và vật
chất, tính trước đường đi nước bước trong tồn bộ cuộc chiến tranh cũng
như trong thời kỳ trước mắt. Chúng ta nắm được quy luật tổng thể của
cuộc chiến tranh, xác định trúng phương hướng chiến lược chung, ý định
chiến lược cụ thể và đặt mục tiêu chiến lược vừa mức hợp lý. Đảng ta
nói, chúng ta biết mở đầu thì chúng ta biết kết thúc cuộc chiến tranh.
Chúng ta biết đế quốc Mỹ khơng thể chiếm đóng lâu dài đất nước ta, càng
khơng thể sa lầy hồi trong một cuộc chiến tranh hao người, tốn của và
thất nhân tâm đến cùng cực. Đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ là buộc chúng phải chịu thua nhưng vẫn giữ được thể diện. Ta đuổi
quân thù ra khỏi bờ cõi bằng cách không ngừng làm lung lay ý chí xâm
lược của chúng, đi tới đập tan ý chí đó, buộc chúng phải xuống thang
chiến tranh, phải điều đình với ta để rút đội quân xâm lược ra khỏi miền
nam Việt Nam. Mặc dù họ biết rằng quá trình rút quân này sẽ diễn ra với
nhiều đau đớn và để lại những chấn thương về sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

Trước hoạ xâm lăng, ngay từ trong lịng địch, nổi lên một cao trào đấu tranh vì dân tộc, dân sinh ngày càng
phát triển dưới mọi hình thức. Chính những người hằng ngày tiếp xúc với Mỹ, kể cả những người cộng tác
với chúng cũng sinh lòng căm ghét Mỹ ngày càng sâu sắc. Chính sách bắt lính, gom dân và xúc tát dân
cùng với bom đạn bắn giết, đốt phá bừa bãi khiến họ càng ghi ngờ đi đến căm Mỹ, thù Mỹ. Chính sách đàn
áp phát xít trắng trợn cùng với những thủ đoạn buôn dân bán nước của bọn tay sai càng bóc trần bản chất
phản động, xấu xa của chế độ thực dân kiểu mới. Những hành động trâng tráo, ngang ngược của quân viễn


chinh Mỹ hằng ngày xúc phạm đến những giá trị văn hoá, tinh thần và nhân phẩm của đồng bào ta.
Trên cơ sở hào khí đang dâng cao của một dân tộc đã thắng “chiến tranh đặc biệt”, việc Mỹ đưa quân ồ ạt
vào miền nam và dùng lực lượng không quân đánh phá miền bắc đã đã động đến tình cảm dân tộc sâu xa,
tạo nên nghĩa khí lớn của tình đồng bào son sắt, máu chảy, ruột mềm nam sắn bó keo sơn hậu phương lớn
với tiền tuyến lớn. Đồng bào miền bắc, vì sự nghiệp giải phóng miền nam sẵn sang hy sinh tất cả. đồng bào
miền nam trong cuộc chiến đấu để tự giải phóng còn sự nghiệp bảo vệ miền bắc, càng quyết liệt chiến đấu
và quyết thắng. Mỗi người chúng ta chiến đấu để cứu mình cứu nhà, cứu lấy những người thân, cứu đồng
bào ruột thịt, cứu lấy dân tộc. Mọi tình cảm của con người đều thống nhất trong một mục tiêu đánh thắng
đế quốc Mỹ xâm lược. Sức mạnh của cao trào chính trị và tinh thần đó đã làm sống lại những trang sử hào
hùng nhất của dân tộc.


Chính khí thế bền vững của một dân tộc bất khuất trước một kẻ thù xâm lược mạnh nhất trong lịch sử đã
làm lay động lương tri toàn thế giới, khiến trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều điều phức tạp, tế nhị,
cộng đồng xã hội chủ nghĩa có sự bất hồ mà vẫn làm trịn trách nhiệm chi viện tận tình, tron nghĩa cho
cuộc chiến đấu của ta vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hồ bình thế giới.


Chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của tất cả các lực lượng xã hội chủ nghĩa, dân
tộc chủ nghĩa, u chuộng tự do, dân chủ, hồ bình tiêu biểu cho tinh thần nhân văn và công lý của thời đại.
Cả lồi người tiến bộ đều đứng về phía chính nghĩa Việt Nam.


Cuộc chiến đấu của nhân dân ta mang ý nghĩa một cuộc đọ sức quyết liệt có tính thời đại.


Vì sao nhân dân ta có thể vận dụng và phát huy tất cả các nhân tố dân tộc và thời đại để
thắng Mỹ ngày càng giòn giã? Đó là vai trị tổ chức và sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa
Mác-Lênin, kế thừa và phát triển truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, trải qua
thử thách trường kỳ thành nhuần nhuyễn về nghệ thuật chỉ đạo chiến trang, xứng đáng là
đội tiên phong và bộ tham mưu của dân tộc anh hùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

quân đội viễn chinh Mỹ khi chúng vào chiến trường nước ta. Chúng ta xác định quyết


tâm chiến lược chính xác, có tư duy qn sự sáng tạo, nhất là trong những tình huống lớn,
phức tạp, như khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào tham chiến, khi chúng liều lĩnh dùng không quân
và hải quân đánh phá miền bắc xã hội chủ nghĩa. ta đã giải quyết đúng đắn và kịp thời các
vấn đề tư tưởng, tổ chức và cách đánh, và bảo đảm hậu cần để liên tiếp đánh bại hai cuộc
phản công chiến lược mùa khô, đặc biệt khi ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1968 tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta đã nắm
vững và vận dụng đúng quy định đánh lùi Mỹ từng bước, giành thắng lợi từng phần tiến
đến toàn thắng, tập trung nỗ lực cao để đánh thắng quân viễn chinh Mỹ và chiến lựơc
“chiến tranh cục bộ”, cho đây là một bước đi chiến lược then chốt của cuộc kháng chiến:
“đánh cho Mỹ cút” . Chúng ta đã kiên trì và phát triển chiến lược tiến công, giành thắng
lợi chiến lược tiến công, giành thắng lợi chiến lược quyết định, làm chuyển biến cục diện
cuộc chiến chống mỹ, cứu nước.


“Thành công nổi bật nhất trong việc chỉ đạo chiến lược ở miền nam là đã buộc phải bị
động đối phó với thế chiến lược tiến cơng tồn diện và với cách đánh sáng tạo của các lực
lượng vũ trang cách mạng. ln ln hãm địch vào một thế chính trị bị dộng, trong một
thế chiến lược khốn quẫn, lúng túng, mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa “bình
định” và “tìm diệt”, giữa phịng ngự và tiến cơng. Do đó, đội qn xâm lược khổng lồ của
địch đơng mà hố ít, mạnh mà hố yếu, có vũ khío hiện đại và phương tiện cơ động nhiều
nhưng khơng phát huy được tác động” 1.


Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật quân sự của chúng ta còn là ở nghệ thuật phát
huy nhân tố cong người. Chúng ta đã đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một thế hệ đánh Mỹ
bao gồm các lứa tuổi, các dân tộc, các ngành, các cấp từ bắc chí nam - những con người
có ý chí quyết chiến quyết thắng, có bản lĩnh vững vàng, thơng minh, tài trí, sẵn sàng hy
sinh vì đại nghĩa.


____________


<i>1. Lê Duẩn: Về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở Việt Nam, Nhà xuất </i>


<i>bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, trang 70-71</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

khi ngủ trước 2 giờ sáng”. Hội đồng an ninh quốc gia và cả Quốc hội Mỹ thường phải mở
những cuộc họp khẩn cấp bất thường để đối phó với những tình huống đột xuất của cuộc
chiến tranh, cả chiến tranh trên bộ ở miền nam và chiến tranh không quân đánh phá miền
bắc Việt Nam.


Cịn phía ta, từ trên xuống dưới lúc nào cũng bình tĩnh, tự tin, nhưng rất năng động và
thực tiễn. Bộ chính trị Trung ương Đảng ta, Quân uỷ trung ương, Bộ quốc phòng, Bộ
Tổng tham mưu..., các cấp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường, các đơn vị, các địa
phương đã trải qua những tháng ngày làm việc sôi động, rất căng thẳng, khẩn trương,
nhất là ở những thời điểm gay cấn. Với tinh thần “khơng có gì q hơn độc lập, tự do”,
quên mình vì Tổ quốc, chúng ta đem hết trí tuệ, nghị lực và tài năng cống hiến cho công
cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước.Từ những giờ phút nghĩa suy trăn trở của cá nhân,
đến những buổi tranh luận sôi nổi trong các cuộc họp bàn tập thể, chúng ta tìm hướng đi
và biện pháp hiệu quả nhất để đánh thắng quân Mỹ trong “chiến tranh cục bộ”, bằng
phương sắch nào để rút ngắn được thời gian chiến tranh, giảm được tổn thất cho cách
mạng. Đặc biệt các đồng chí trong Bộ chính trị và Qn uỷ Trung ương có những việc đã
phải bàn thảo liên tục để đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, hình thái địch,ta, xác
định chủ trương, quyết sách rồi ai nấy năng nổ đi vào chỉ đạo tổ chức thực hiện. Chúng ta
đã phải giải quyết đúng đắn, kịp thời hàng loạt vấn đề về chiến lược, chiến dịch, có khi cả
những vấn đề chiến thuật quan trọng. Chúng ta lo toan chu đáo cho quân và dân ta bao
công việc để bảo đảm giành thắng lợi vững chắc trong từng trận đánh then chốt, từng
chiến dịch, từng cuộc tiến công chiến lược, giảm đến mức thấp nhất tổn thất về xương
máu và tài sản. Với tư duy năng động, khi tình hình đã thay đổi, chúng ta biết thay thế
hình thức và phương pháp đấu tranh thích hợp dựa trên việc tổng kết những sáng tạo mới
của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Đây là tháng lợi của trí tuệ Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh mà đại diện tập trung và tiêu biểu là Bộ Tổng tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam đã luôn thể hiện trung thành với sự chỉ đạo vô cùng sắc bén và
tồn diện của Bộ chính trị Trung ương Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.



Kết quả của sự đấu trí nói trên được ghi trong lịch sử quân sự của dân tộc ta như một
thành công của nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy,nghệ thuật đã gây hết bất ngờ này đến bất ngờ
khác cho kẻ địch cả về chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật này đưa cuộc đấu tranh vũ
trang cách mạng tiến lên từng bước vững chắc, xen kẽ với những bước nhảy vọt cơ bản
then chốt giành thắng lợi cho mục tiêu đã định.


Trí tuệ của lãnh đạo được nhân lên gấp bội, được bồi bổ khơng ngừng bởi trí tuệ của quần
chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Những cán bộ làm công tác ở cơ quan trên bộ được theo dõi và nghiên cứu q trình vận
dụng cách đánh tồn diện của các cấp, các chiến trường từ chiến lược đến chiến thuật
phản ánh lên thực tế vô cùng phong phú làm mới lên và khơng ngừng bồi bổ cho trí tuệ
chung. Sự sáng tạo đầy năng động của quần chúng nhân dân là nguồn trí thức vơ tận.
Trăm nghìn sáng kiến mn màu, mn vẻ của nhân dân và các lực lượng vũ trang là
động lực sáng tạo ra thế mới, lực mới, thời cơ mới, khả năng mới.


Chính thực tiễn đấu tranh có hiệu quả của tồn dân đồng lịng đánh giặc theo phương
hướng và phương châm của Đảng đã tạo nên một niềm tin lớn cho tồn xã hội, trong đó
có cả tập thể các cơ quan lãnh đạo. Lịng dân ln thơng suốt và kết quả đâu stranh đã
củng cố sự đồn kết nhất trí của Đảng từ trên xuống dưới và khắp các chiến trường . Đó
là một cơ sở rất quan trọng để biến cả nước thành một trận địa khổng lồ, nam bắc hiệp
đồng chiến đấu cùng nhau phối hợp, cùng nhau chia lửa. Do điều kiện thơng thin liên lạc
của chúng ta lúc đó còn hạn chế, nhiều sáng kiến của quần chúng chưa được nắm bắt và
khái quát kịp thời như mong muốn. Song rất nhiều trường hợp, công việc chỉ đạo đã rất
nhạy bén với thông tin phản hồi, coi như một nhiệm vụ hàng đầu của mình là phát hiện
các nhân tố mới để tranh thủ hướng dẫn lại chiến trường và cơ sở cả về công tác tư tưởng,
công tác tổ chức và xây dựng cách đánh kiểu Việt Nam để đánh Mỹ và thắng “chiến
tranh cục bộ”.



Dựa vào tinh thần và trí tuệ sáng tạo của nhân dân, ta đã chú trọng xây dựng và phát triển
lực lượng để bảo đảm càng đánh càng mạnh. Ngay khi Mỹ vào, ta đã kịp thời củng cố cơ
sở chính trị ở cả nơng thơn và thành thị, đẩy mạnh phát triển thực lực, công tác đô thị, lôi
kéo vào hàng ngũ cách mạng nhiều giới thanh niên trí thức và tư sản dân tộc. Vào thời
điểm đánh bại “chiến tranh cục bộ”, ta đã mở mặt trận đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho
lực lượng nhân sĩ và trí thức ở các đơ thị miền nam thành lập Liên minh các lực lượng
dân tộc, dân chủ và hồ bình. Chính trong những giờ phút quyết liệt nhất của quá trình
đánh thắng “chiến tranh cục bộ”, ta dã thành lập những quân chủng mới và cho xuất trận
những binh chủng đặc biệt của quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới bom đạn ác liệt của
chiến tranh, ta đã kéo dài, mở rộng và nâng cấp hệ thống đường Hồ Chí Minh lịch sử,
hoàn thiện thế trận cả nước thành một chiến trường, và liên minh ba nước Đông Dương.
Thế trận vững vàng, lực lượng mạnh mẽ được triển khai hầu khắp các địa bàn và càng
đánh càng mạnh tiềm năng chiến đấu và sự trữ chiến lược phong phú cua ta được dồn vào
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã buộc kẻ thù hàng mạnh phải xuống thang
chiến tranh, thay đổi chiến lược.


Biết triển khai công tác đối ngoại rộng lớn để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ
nhất của nhân dân thế giới, biết mở ra


đúng lúc một mặt trận tiến công mới, mặt trận ngoại giao, buộc địch đi vào cục diện mới,
vừa đánh vừa phải đàm phán trực tiếp với ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

thần tuyệt đối mà không hề củ quan khinh địch. Chiến sĩ cũng như đồng bào ta bình tĩnh
quan sát kẻ thù, nhìn ra chỗ yếu, chỗ sơ hở của chúng, sẵn sàng bám thắt lưng địch mà
đánh, nhằm thẳng quân thù mà bắn. Mưa bom, thác đạn của địch ồ ạt dội xuống đầu mà
tinh thần mọi người đều thanh thản, vững vàng. Toàn dân tự giác chấp nhận mọi sự hy
sinh, chuyển sang cách sống thích nghi với mọi tình hng ác liệt. Sự thăng bằng của
thần trí thật là vơ biên.


Ai cũng cảm thấy mình có thể và cần phải có sự cống hiến cao nhất cho sự nghiệp chống


Mỹ, cứu nước, sẵn sàng hiến thân làm những việc phi thường một cách bình dị, khiêm
tốn, thật thà trước sự nghiệp cao cả của tồn dân ta ai cũng biết mình chỉ là một bộ phận
nhỏ. Mỗi người quyết xứng đánh với đồng đội, với đồng bào, với nhân dân vĩ đại, nâng
cao những chuẩn mực của sự sống được gợi dậy ở mình những tiềm năng sâu xa về trí tuệ
và tinh thần. Có thể nói những năm tháng chiến đấu đó đã phát huy đến độ cao chưa từng
thấy những đức tính tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Đây là king nghiệm vô cùng quý
giá trong đời sống và chiến đấu của một dân tộc.


Về mặt tổ chức, bất chấp khó khăn khách quan do cả nước ngập tràn bom đạn và các
chiến trường bị địch ngăn cắt, chúng ta vẫn duy trì được mạch máu liên lạc từ bắc vào
nam, từ trên xuống dưới đến mọi chiến trường kể cả những nơi sâu nhất trong vùng địch
kiểm soát. ta đã giải quyết hợp lý những vấn đề tổ chức của cuộc chiến đấu trên phạm vi
cả nước cũng như ở từng địa phương, cấp trên hoàn toàn tin ở cấp dưới, và nhất là ở đồng
chí, đồng bào và người chiến sĩ của mình. Chiến trường và đơn vị ở cơ sở cũng như
những người cán bộ, chiến sĩ đều phát huy tinh thần năng động sáng tạo rất cao, đồng
thời nêu cao tinh thần tự giác chấp hành mệnh lệnh, tự mình kiểm tra mình hết sức
nghiêm túc. Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu để phát huy sức mạnh của dân tộc trên
con đường xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài.


Đánh thắng “chiến tranh cục bộ” đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cục diện chiến tranh.
Sau hơn ba năm chiến đấu hy sinh căng thẳng nhất, nhân dân ta khơng một phút chùn
gân, kiên trì chấp nhận mọi hy sinh thử thách, kiên quyết đẩy mạnh thế mạnh tiến công
đánh cho tới lúc buộc đế quốc Mỹ phải cút, đánh cho tới lúc nguỵ nhào. Thắng không
kiêu căng, tổn thất đâu thương không nản, chỉ quyết đánh, biết đánh và biết thắng. Bài
học lớn đó có giá trị đời đời.


</div>

<!--links-->
Luận văn đường hồ chí minh tuyến đường chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước (1959 1975)
  • 51
  • 769
  • 3
  • ×