Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thuật ngữ tiếng anh và tiếng việt trong văn bản hợp đồng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.7 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN LÊ TÂM LINH

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN LÊ TÂM LINH

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐINH ĐIỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2010



i

M ỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Phạm vi nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THUẬT NGỮ
VÀ CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU

1.1.


Một số vấn đề lý thuyết về thuật ngữ

6

1.1.1. Khái niệm thuật ngữ

6

1.1.2. Nguồn gốc của thuật ngữ

7

1.1.3. Cách sử dụng thuật ngữ

11

1.1.4. Tiêu chí chọn thuật ngữ

11

1.1.5. Nghĩa của từ và nghĩa của thuật ngữ

14

Cơ sở ngôn ngữ học ngữ liệu

18

1.2.


1.2.1. Khái niệm về ngữ liệu

18

1.2.2. Khái niệm về ngữ liệu

18

1.2.3. Các dạng ngữ liệu

19

1.2.4. Khái niệm về ngôn ngữ học ngữ liệu

20

1.2.5. Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học ngữ liệu

22

1.2.6. Đối tượng nghiên cứu là ngữ liệu thực tế

22


ii
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG
TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ

2.1.

Khái niệm hợp đồng kinh tế

24

2.2.

Phân loại hợp đồng kinh tế

25

2.3.

Cơ cấu của văn bản hợp đồng kinh tế

27

2.4.

Ký kết hợp đồng

34

2.5.

Thực hiện hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường

39


2.6.

Thay đổi đình chỉ, thanh lý hợp đồng kinh tế

44

2.7.

Hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu

46

2.8.

Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế

47

2.9.

Ngôn ngữ và văn phạm trong hợp đồng kinh tế

51

CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT THUẬT NGỮ HỢP ĐỐNG KINH TẾ
DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU
3.1.

Khảo sát thuật ngữ Việt-Anh và thuật ngữ Anh-Việt trong văn bản

hợp đồng kinh tế

3.1.1. Khảo sát thuật ngữ Việt-Anh trong văn bản hợp đồng kinh tế

56
56

3.1.1.1.

Các loại từ trong tiếng Việt

56

3.1.1.2.

Các thuật ngữ Việt-Anh trong văn bản hợp đồng kinh tế

60

3.1.2. Khảo sát các thuật ngữ Anh-Việt trong văn bản hợp đồng kinh tế

70

3.1.2.1.

Các loại từ tiếng Anh

70

3.1.2.2.


Các thuật ngữ Anh-Việt trong văn bản hợp đồng kinh tế

71

3.2.

Khảo sát các thuật ngữ tiếng Anh trong văn bản hợp đồng kinh tế

79

3.3.

Khảo sát các thuật ngữ tiếng Việt trong văn bản hợp đồng kinh tế

85


iii
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả mới

90

2. Hạn chế

91

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo


92

4. Lời kết

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Anh

94

2. Tiếng Việt

96

CHƯƠNG 4
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục các bảng

99

1. Bảng 3.1. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Việt-Anh là danh từ

99

2. Bảng 3.2. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Việt-Anh là động từ-tính từ

116

3. Bảng 3.3. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Việt-Anh là từ kèm


138

4. Bảng 3.4. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Việt-Anh là từ nối

139

5. Bảng 3.5. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Anh-Việt là danh từ

140

6. Bảng 3.6. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Anh-Việt là động từ

159

7. Bảng 3.7. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Anh-Việt là tính từ

171

8. Bảng 3.8. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Anh-Việt là trạng từ

178

9. Bảng 3.9. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Tiếng Anh

180

10. Bảng 3.10. Các dạng từ pháp của thuật ngữ tiếng Anh

244


11. Bảng 3.11. Thuật ngữ hợp đồng kinh tế Tiếng Việt

245

Phụ lục 2: Danh mục các hình vẽ

298

1. Hình 3.1. Tỉ lệ từ pháp của thuật ngữ Việt-Anh.

298

2. Hình 3.2. Số lượng thuật ngữ Việt-Anh theo loại từ tiếng Việt.

298

3. Hình 3.3. Tỉ lệ phần trăm thuật ngữ Việt-Anh theo loại từ tiếng Việt.

299

4. Hình 3. 4. Tỉ lệ từ pháp của thuật ngữ Anh-Việt.

299


iv
5. Hình 3.5. Số lượng thuật ngữ Anh-Việt theo loại từ tiếng Anh.

300


6. Hình 3.6. Tỉ lệ phần trăm thuật ngữ Anh-Việt theo loại từ tiếng Anh.

300

7. Hình 3.7. Tỉ lệ từ pháp của thuật ngữ tiếng Anh.

301

8. Hình 3.8. Số lượng thuật ngữ tiếng Anh theo loại từ tiếng Anh.

301

9. Hình 3.9. Tỉ lệ phần trăm thuật ngữ tiếng Anh theo loại từ tiếng Anh.

302

10. Hình 3.10. Số lượng thuật ngữ tiếng Anh theo mẫu tự.

302

11. Hình 3.11. Tỉ lệ thuật ngữ tiếng Anh theo mẫu tự.

303

12. Hình 3.12. Tỉ lệ từ pháp của thuật ngữ tiếng Việt.

303

13. Hình 3.13. Số lượng thuật ngữ tiếng Việt theo loại từ tiếng Việt.


304

14. Hình 3.14. Tỉ lệ phần trăm thuật ngữ tiếng Việt theo loại từ tiếng Việt. 304


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI TIẾNG ANH

DIỄN GIẢI TIẾNG VIỆT

1.

(n)

Noun

Danh từ

2.

(v)

Verb


Động từ

3.

(adj)

Adjective

Tính từ

4.

(adv)

Adverb

Trạng từ

5.

(G)

Gerund

Danh động từ

6.

(prep)


Preposition

Giới từ

7.

(conj)

Conjunction

Liên từ

8.

(phr)

Phrase

Cụm từ

9.

XHCN

SỐ

Xã hội Chủ nghĩa


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập WTO,việc làm ăn quan trọng nhất là hợp đồng. Vì vậy
cơng việc soạn thảo văn bản hợp đồng kinh tế được xem như ưu tiên hàng đầu.Trên
tinh thần đó, những nghiên cứu về hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng song ngữ
hợp tác quốc tế cũng được nhiều người quan tâm. Một số phương pháp nghiên cứu
thuộc về ngôn ngữ học nổi trội cho đối tượng này là phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp thống kê, mơ tả, v.v… Mục đích của luận văn này là so sánh
đối chiếu thuật ngữ hợp đồng kinh tế dựa trên cách tiếp cận kho ngữ liệu song ngữ.
Đồng thời nghiên cứu những từ / ngữ thuộc thuật ngữ dùng trong hợp đồng kinh tế
và so sánh đối chiếu chúng giữa tiếng Anh với tiếng Việt. Vì dựa trên cách tiếp cận
ngơn ngữ học ngữ liệu nên chúng tôi phải thu thập thật nhiều loại hợp đồng kinh tế
từ nhiều nguồn ngữ liệu khác nhau.

6. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong văn
bản hợp đồng kinh tế” là do nhiều năm giảng dạy Anh văn chuyên ngành khoa học
cũng như Anh văn chuyên ngành kinh tế thương mại ở một số trường Đại học (như
Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hoa
Sen, Đại học Griggs,…) sự tìm tịi và năng động của sinh viên làm động cơ thôi
thúc chúng tôi nghĩ tới đề tài thiết thực này. Ngoài ra, qua những lớp dạy thêm và
tập huấn cho một vài công ty (như Công ty Cát Tiên Sa, công ty dược phẩm Dr.
Reddy, Bệnh viện Từ Dũ, Công ty Tư Vấn Thiết kế và Xây dựng Kiến Hào,…)
Chúng tôi đã ngộ ra được một điều: mọi vướng mắt của đa số các doanh nghiệp
đều là hợp đồng!


2


Trong hơn hai năm qua kể từ khi quyết định lựa chọn đề tài này, chúng tôi đã dùng
mọi cách để tiếp cận với các doanh nghiệp nhằm hy vọng sau này sẽ thu thập được
những hợp đồng “sống” (là hợp đồng đang vận hành ở các công ty). Cụ thể như
luôn sẵn sàng nhận dạy các lớp học tại các cơng ty, thậm chí cịn đăng ký học
những lớp ngoại khóa (học phí rất cao) ở trường doanh nhân PACE để thiết lập mối
quan hệ thuận tiện cho việc nghiên cứu sau này. Thế nhưng thời gian đầu đã gặp
nhiều khó khăn bởi vì hợp đồng là bí mật của công ty nên ai cũng ngại cung cấp,
ngoại trừ những người rất thân. Nếu chỉ thu thập dữ liệu từ những người thân thì
khơng thể nào đủ dữ liệu được. Có lúc chúng tơi gần như tuyệt vọng vì khơng sao
tìm được đủ số liệu để thực hiện đề tài. Nhưng rồi mọi nổ lực cũng được đền bù,
cộng với nhiều sự may mắn mà chúng tôi cũng không ngờ rằng chẳng những một
số công ty và bạn bè đã tin tưởng giao những hợp đồng của họ cho mình nghiên
cứu mà họ cịn đặt hàng nếu nghiên cứu thành công!

7. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Với tựa đề của luận văn “Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong văn bản hợp
đồng kinh tế”, nên mục tiêu nghiên cứu chính trong luận văn này là tiếp cận
ngôn ngữ học ngữ liệu để phân tích khảo sát thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
về phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong văn bản hợp đồng kinh tế. Ngoài
ra, nghiên cứu và xây dựng kho ngữ liệu song ngữ Anh-Việt nhằm thống kê để
tìm ra những thuật ngữ về hợp đồng kinh tế có thể phục vụ cho cơng việc
nghiên cứu và soạn thảo văn bản hợp đồng kinh tế sau này.

8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3

Luận văn này nghiên cứu một số vấn đề về thuật ngữ hợp đồng kinh tế tiếng

Anh và tiếng Việt trong văn bản dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ học ngữ liệu.
Do đó cần thu thập và nghiên cứu những vấn đề sau:
-

Thu thập và xây dựng kho ngữ liệu về hợp đồng kinh tế từ nhiều nguồn tư liệu
khác nhau như: hợp đồng kinh tế đang sử dụng tại các công ty, hợp đồng kinh
tế mẫu trên mạng Internet, hợp đồng kinh tế trích từ các sách giáo khoa
chun ngành kinh tế và luật,…Sau đó, thơng qua kho ngữ liệu này tìm ra
những thuật ngữ hợp đồng kinh tế . Việc thu thập ngữ liệu ở đây bao gồm việc
xác định những tiêu chí nhất quán trong việc chọn mẫu ngữ liệu cũng như xác
định tỉ lệ và khối lượng của các mẫu ngữ liệu. Việc xử lý ngữ liệu ở đây sẽ
giới hạn ở mức chuẩn hóa ngữ pháp và ngữ nghĩa.

-

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc khai thác kho ngữ liệu song ngữ ,
bao gồm: tìm kiếm, thống kê theo hình thái của từ / ngữ , từ pháp của từ và
ngữ nghĩa của từ. Khai thác đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt ở cấp độ từ /
ngữ trên phương diện hình thái, từ pháp và ngữ nghĩa.

-

Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực ngơn ngữ học hay các ngành có liên
quan đến ngôn ngữ học như ngôn ngữ học ngữ liệu , ngữ nghĩa từ vựng.

-

Nghiên cứu các ngữ liệu chỉ có trong văn bản hợp đồng kinh tế. Vì văn phong
trong văn bản hợp đồng kinh tế đơn giản, rõ ràng, ít mơ hồ, khơng giàu ngơn
ngữ tượng hình. Do đó, trong việc liên kết từ cho ngữ liệu song ngữ, chúng tôi

chỉ xét đến trật tự từ trên phương diện bình thường và khơng xét các trường
hợp đặc biệt như: các biện pháp tu từ, nhấn mạnh, ẩn dụ, hốn dụ, nhân cách
hóa,…

-

Nghiên cứu các yếu tố thuộc về hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa ở cấp độ từ
/ngữ không xét các yếu tố về ngữ âm hay các yếu tố ngữ dụng, tâm lý, giới
tính, xã hội ,…

-

Chỉ xét đến ngôn ngữ đồng đại, không xét ngôn ngữ lịch đại.


4

Tuy phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các văn bản thuộc lĩnh
vực hợp đồng kinh tế , nhưng việc mở rộng ra cho các văn bản thuộc lĩnh vực
kinh tế là điều hoàn toàn khả thi mà không phải thay đổi về nguyên tắc xây
dựng.

9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu việc
xây dựng và khai thác ngữ liệu song ngữ Anh-Việt về hợp đồng kinh tế:
-

Phương pháp so sánh đối chiếu hai chiều trong ngôn ngữ học so sánh đối
chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Việt. Việc so sánh đối chiếu được thực hiện
trên nhiều mặt khác nhau (hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa) ở cấp độ từ/ngữ.


-

Phương pháp thống kê để xác định một số thơng số cần thiết trong q trình
xây dựng và khai thác ngữ liệu để tìm ra thuật ngữ hợp đồng kinh tế.

-

Phương pháp dựa trên ngữ liệu: tất cả các giá trị, các thông số đều được rút ra
từ những nguồn ngữ liệu. Đối tượng xử lý chính cũng là ngữ liệu.

10. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

10.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC

Đề tài có ý nghĩa khoa học:
-

Góp phần vào việc xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
trong văn bản hợp đồng kinh tế.

-

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tiến hành làm từ điển chuyên ngành hợp
đồng .

10.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN


5


-

Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, văn bản hợp đồng kinh tế là
một trong những yếu tố quan trọng nhất khi các quốc gia, các công ty
hợp tác với nhau.

-

Hệ thống thuật ngữ là đặc trưng quan trọng trong văn bản chuyên ngành,
đặc biệt là hợp đồng kinh tế. Nếu hiểu không trọn vẹn sẽ dẫn tới tổn thất
rất lớn cho doanh nghiệp.

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích trong công
tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế-thương mại tại các trường
đại học.

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hỗ trợ cho công tác dịch thuật, soạn
thảo văn bản hợp đồng hữu hiệu hơn.

-

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất việc biên soạn “từ điển giải thích
thuật ngữ học trong hợp đồng kinh tế” góp phần vào công tác giảng dạy
và nghiên cứu.



6

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THUẬT NGỮ
VÀ CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU
1.3.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THUẬT NGỮ

1.3.1. KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ
- Trong cuốn Ngữ Pháp Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh phát
biểu:“Thuật ngữ khoa học là một từ, cụm từ biểu thị một khái niệm trong
chuyên ngành khoa học (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật). Thông thường một thuật ngữ có vỏ âm thanh nhất định và biểu đạt một
khái niệm đơn nhất không trùng lặp với thuật ngữ khác”. [33]

-

Theo Nguyễn Thiện Giáp khi viết về phương pháp so sánh-đối chiếu với dịch
thuật và biên soạn từ điển, tác giả có nêu : “ Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc
biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các ngôn
ngữ khác nhau . Nếu chú ý đến mặt nội dung của thuật ngữ thì phải thừa nhận
rằng , tính quốc tế của thuật ngữ là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật
ngữ với những bộ phận từ vựng khác: thuật ngữ biểu hiện những khái niệm
khoa học chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau, trong khi đó,
phạm vi biểu hiện của các lớp từ khác nằm trong khn khổ của từng dân tộc.
Vì thế, khi biên soạn từ điển đối chiếu thuật ngữ , người ta khơng cần phải giải
thích gì thêm ngồi việc nêu ra những thuật ngữ tương ứng trong mỗi ngôn ngữ.
Những thuật ngữ tương ứng trong các ngôn ngữ là sự hiện thực hóa của một

khái niệm chung có trong các ngôn ngữ. [26]


7

-

Ngồi ra trong cuốn Giáo trình ngơn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Thuật
ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngơn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ
cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các
lĩnh vực chun mơn của con người. Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở
các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít
nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng”.

-

Nhìn chung các tác giả đều quan niệm rằng thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị
khái niệm khoa học công nghệ, chủ yếu để dùng trong các văn bản khoa học
công nghệ. Thuật ngữ khác với từ ngữ phổ thông, mỗi thuật ngữ thuộc một lĩnh
vực khoa học công nghệ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm
trong lĩnh vực đó chỉ được biểu hiện bằng một thuật ngữ.

1..2.

NGUỒN GỐC CỦA THUẬT NGỮ
Ngơn ngữ nào trên thế giới, ngồi nguồn thuật ngữ bản địa, cũng có hiện tượng
vay mượn từ để mở rộng và làm giàu vốn từ vựng của mình, cũng như đáp ứng
tính chính xác và tính quốc tế trong thuật ngữ. Ví dụ, trong tiếng Anh, ngồi
nguồn thuật ngữ bản địa, thuật ngữ tiếng Anh được vay mượn từ nhiều nguồn
khác nhau như từ tiếng Latinh, Hi Lạp, Pháp, Sanskrit, Bồ Đào Nha,

Scandinavia, Tây Ấn Độ, Arập…, ví dụ:

1..2.1.

 nguồn gốc tiếng Latinh:

Alluvium (bồi phù sa)

 nguồn gốc tiếng Hy lạp:

Meteor ( sao băng, thiên thạch)

 nguồn gốc tiếng Pháp:

Motion (sự chuyển động)

 nguồn gốc tiếng Ả rập:

Moonson (gió mùa )

Nguồn gốc thuật ngữ tiếng Việt:


8

Trong tiếng Việt, thuật ngữ cũng khơng nằm ngồi quy luật nói trên. Nguồn gốc
thuật ngữ tiếng Việt rất đa dạng, chúng ta có thể nhận ra những thuật ngữ với
nguồn gốc thuần Việt, Hán Việt, Ấn Âu…

1..2.2.


Thuật ngữ thuần Việt
Thuật ngữ được tận dụng vốn từ của tiếng Việt, những từ thơng dụng nhưng
vẫn đảm bảo tính khoa học.

1..2.3.

Thuật ngữ là từ Hán Việt
Khi những tiếng thông thường trong tiếng Việt khơng đủ đảm bảo mức chính
xác và ngắn gọn của thuật ngữ thì ta có thể mượn yếu tố của ngôn ngữ khác.
Trước tiên là mượn yếu tố Hán Việt, ví dụ: Hydraulic gradient: gradien thuỷ
lực/ độ chênh lệch thuỷ lực. Ta không thể dịch thuật ngữ trên thành sự khác
nhau về mức độ sức nước từ vùng này tới vùng khác. Điều này khiến cho thuật
ngữ rườm rà, không ngắn gọn, không dễ hiểu. Việc mượn yếu tố Hán Việt cũng
là một cách góp phần làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc ta, tránh được các
hiện tượng đơn điệu nghèo nàn, biết vận dụng linh hoạt các yếu tố bên ngoài để
đặt thuật ngữ. Hơn nữa tiếng Hán cũng giống tiếng Việt nên khi đưa vào tiếng
Việt được phát âm theo âm Hán Việt. Trong vốn từ tiếng Việt chung hiện nay
có một tỷ lệ lớn là từ Hán Việt mà chủ yếu là các thuật ngữ khoa học (Theo số
liệu thống kê của Lưu Vân Lăng). Những thuật ngữ mang yếu tố Hán Việt
thường ngắn gọn, có độ chính xác cao. Thuật ngữ là từ Hán Việt như : lũ mùa
thu , nhiệt độ lạnh…; thuật ngữ là từ Hán Hán: giản đồ nhiệt, thuỷ lực…; thuật
ngữ là từ Việt Hán: gió lục địa, mưa đối lưu…; thuật ngữ là từ Ấn Âu Hán/ Hán
Ấn Âu: biểu đồ syno, khí ơzơn…

1..2.4.

Thuật ngữ gốc Ấn Âu



9

Việc mượn thuật ngữ Ấn Âu là để đảm bảo mức độ chính xác khoa học cần
thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề khoa học. Chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để
tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên
cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú các hệ
thuật ngữ tiếng Việt.
- Phiên âm Ấn Âu:
Những thuật ngữ tiếng Việt mô phỏng Ấn Âu thường mượn vỏ ngữ âm của
ngôn ngữ Ấn Âu. Những thuật ngữ loại này thường là tên của những chất hoá
học hoặc các thuật ngữ chuyên sâu, ví dụ:
Acid:

axit

Acidity:

độ axit

Argon:

agơng

Hydrogen:

hiđrơ

Oxygen:

ơxy


Theo Hồng Xn Hãn, hiện nay người ta biết đến hơn 400.000 chất hố học.
Nếu phải tìm kiếm tên riêng thuần Việt hoặc Hán Việt cho tất cả những chất ấy
thì khơng thể nào tìm đủ. Do đó, đối với các chất hố học và các chất khí trong
bầu khí quyển đều dùng lối phiên âm để gọi.

- Mượn nguyên dạng âm và chữ viết
Ngoài cách dùng những yếu tố Ấn Âu đặt thuật ngữ, để đảm bảo mức chính xác
tuyệt đối trong khoa học, các hệ thuật ngữ tiếng Việt không tránh khỏi việc vay
mượn nguyên một số thuật ngữ châu Âu vốn gốc Hi lạp, La tinh đã được nhiều
nước trên thế giới dùng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật
ngữ loại này thường là các hiện tượng được mang tên các nhà bác học tìm ra
hoặc các đơn vị đo áp suất, các đơn vị đo kích cỡ... ví dụ:


10

Atmosphere: atmosphere
Newton:

newton

Bar:

bar

Centimeter: cm
1..2.5.

So sánh về nguồn gốc thuật ngữ tiếng Việt và nguồn gốc thuật ngữ tiếng

Anh:
-

Giống nhau:

Cả hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều có thuật ngữ vay mượn. Hiện
tượng này bắt nguồn từ mối tương quan giữa các ngôn ngữ Ấn Âu với tiếng
Latinh và Hi Lạp, các ngôn ngữ Đông Á với tiếng Hán, các ngôn ngữ Bắc Phi
với tiếng Ả Rập. Thuật ngữ tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ
và từ phái sinh chủ yếu là từ tiếng La tinh và Hi Lạp. Thuật ngữ tiếng Việt vay
mượn các yếu tố từ vựng chủ yếu từ tiếng Hán để tạo tương đương như: phi, vơ,
hố. lực, bất, hạt, hố, kế…. ví dụ: lực quay của Trái Đất (corriolis),lực hút
(gravity)
Về cấu tạo, thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều đuợc cấu tạo bởi từ hoặc cụm
từ.
-

Khác nhau:

Do sự khác biệt về loại hình ngơn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt nên thuật
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức. Thuật ngữ
tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái cịn thuật ngữ tiếng Việt là thuật ngữ
khơng biến đổi hình thái. Tiếng Việt khơng vay mượn căn tố và phụ tố nhưng
vay mượn các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo nghĩa tương đương. Chính do
đặc điểm này mà phương thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ tiếng Anh ngắn gọn
và thuận lợi hơn tiếng Việt. Trong thuật ngữ tiếng Việt nhiều khi chưa phải là
thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ý, có những ngữ đoạn
chưa đảm bảo độ thuật ngữ. Hệ thống của thuật ngữ tiếng Việt chưa hoàn chỉnh.



11

Các thuật ngữ đa số là dịch, trực dịch, dịch ý (giải thích), chưa bảo đảm tính hệ
thống ngắn gọn, tính cố định, tính thuật ngữ cịn yếu. Ví dụ:
. liên quan đến kỹ thuật (tiếng Việt)= technical (tiếng Anh) (trích bảng
3.2., số thứ tự là 226)
. tin tức được đưa ra (tiếng Việt)= coverage (tiếng Anh) (trích bảng 3.1.,
số thứ tự là 365)
Thuật ngữ tiếng Anh là hệ thuật ngữ có hệ thống và kết cấu chính xác với các
đơn vị thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, đảm bảo chính xác về nghĩa.Về nguồn gốc,
thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La tinh, Hi Lạp
sau đó là Pháp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt
chủ yếu mang yếu tố Hán Việt và một số mang yếu tố Ấn Âu.

1..3.
-

CÁCH SỬ DỤNG THUẬT NGỮ

Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa
hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ tương ứng và có lưu ý
đến văn cảnh sử dụng thích hợp.

-

Trong văn bản bên ngồi lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhập
nhằng (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý
bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

-


Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn về giới
tính, sắc tộc, tơn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác...

-

Khác với từ ngữ văn chương, việc cơng nhận thuật ngữ cần có cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và ban hành.

1..4.

TIÊU CHÍ CHỌN THUẬT NGỮ

Mỗi thuật ngữ cần đạt được một số tiêu chí dưới đây:


12

-

Tính khoa học: Thuật ngữ là phải chính xác, khách quan. Mức chính xác khoa
học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một
cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho
người nghe hiểu sai hoặc nhầm từ khái niệm này qua khái niệm khác. Do đó,
muốn bảo đảm mức độ chính xác thì khi đặt một hệ thống thuật ngữ , trong
cùng một lĩnh vực chuyên môn, nên cố gắng tránh những hiện tượng đồng âm
đồng nghĩa. Muốn thế trong mỗi hệ thống thuật ngữ khoa học, trong những
trường hợp có thể và cần thiết ; phải cố gắng tiến tới nguyên tắc: Mỗi khái niệm
có một thuật ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ một khái niệm . [31]


-

Tính chính xác: Nói chung, mọi từ trong ngơn ngữ đều liên hệ với khái niệm,
nhưng các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các
khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ. Các khái niệm được biểu hiện trong
các từ thông thường chỉ là các khái niệm thơng thường, cịn các khái niệm được
biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một khoa học nào đó.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu người ta không áp dụng khái niệm “ý nghĩa
từ vựng” cho các thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung của các thuật ngữ” mà thôi.
Do sự tác động lẫn nhau ý nghĩa từ vựng của các từ thông thường có thể thay
đổi trong những trường hợp sử dụng khác nhau, còn nội dung của thuật ngữ là
thuộc vào một lĩnh vực thuần túy về trí tuệ, chúng khơng bị thay đổi như thế.
Trong ngữ cảnh khác nhau cũng như khi đứng một mình, thuật ngữ khơng thay
đổi về nội dung. Số phận của thuật ngữ phụ thuộc vào sự phát triển của bản
thân khoa học . Nó chỉ thay đổi khi nào xuất hiện những biểu tượng mới, những
quan niệm mới, chỉ thay đổi khi nào các khái niệm mà nó diễn đạt được xác lập
lại.

-

Tính hệ thống: Mỗi thuật ngữ đều bị quy định bởi hai trường: trường từ vựng và
trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các từ
khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ khơng phải thuật ngữ cũng nằm


13

trong cái trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ trường khái niệm có tính
chất tất yếu hơn và cũng chỉ thuật ngữ mới quy định bởi cái trường này. Mỗi
lĩnh vực khoa học đều có tính hệ thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, được

thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy, mỗi thuật ngữ đều
chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong hệ thống thuật ngữ
nhất định. Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của nó với
những thuật ngữ khác cùng hệ thống. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống
thì nội dung thuật ngữ của nó khơng cịn nữa. Trường đối với thuật ngữ , đó
chính là hệ thống thuật ngữ trong ngành khoa học nào đó.Các thuật ngữ khơng
thể đứng biệt lập một mình mà bao giờ cũng là yếu tố của một hệ thống thuật
ngữ nhất định. Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ kéo theo tính hệ thống
về hình thức của nó. Muốn thuật ngữ khơng cản trở đối với cách hiểu , lại thể
hiện được vị trí của nó trong hệ thống thuật ngữ thì qua hình thức của thuật ngữ
phải có thể khu biệt nó về chất với các thuật ngữ khác loạt, đồng thời có thể khu
biệt nó về mặt quan hệ so với những khái niệm khác cùng loạt.
-

Tính quốc tế: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ đặc biệt biểu hiện những khái
niệm khoa học chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự
thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này
đã tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ. Thơng thường, nói tới tính quốc tế của
thuật ngữ , người ta chỉ chú ý tới biểu hiện hình thức cấu tạo của chúng: các
ngơn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát một gốc
chung. Ví dụ: các thuật ngữ điện thoại, điện tín, radio, điện khí học,… nhiều
ngơn ngữ tương tự nhau. Thực ra, về hình thức cấu tạo tính quốc tế của thuật
ngữ chỉ có tính tương đối. Dường như khơng có thuật ngữ nào có sự thống nhất
ở tất cả các ngôn ngữ. Mức độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau, có
thuật ngữ thống nhất trên một phạm vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trên một
phạm vi hẹp hơn. Do truyền thống hình thành các khu vực văn hóa khác nhau.


14


Tính thống nhất của thuật ngữ thể hiện trước hết ở sự thống nhất trong phạm vi
các khu vực như vậy. Các ngôn ngữ Ấn-Âu chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hi
La cho nên thuật ngữ của chúng thường bắt nguồn từ tiếng Latin và Hi Lạp.
Các dân tộc Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các ngôn ngữ Á Phi khác có truyền thống văn
hóa chung là nền văn hóa Ả Rập. Cho nên, tiếng Ả Rập cũng có vai trò nhất
định trong việc cấu tạo thuật ngữ ở những ngôn ngữ này. Tiếng Việt và nhiều
tiếng khác ở Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên,… xây dựng thuật ngữ
phần lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán cũng là do các dân tộc này cũng có
quan hệ lâu đời với Trung Quốc. Có lẽ sự thống nhất tương đối trong hình thức
cấu tạo của thuật ngữ giữa các ngôn ngữ mà nhiều người đã coi nhẹ tính quốc tế
của thuật ngữ. Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ , thì phải thừa nhận
rằng tính quốc tế của thuật ngữ là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ
với những bộ phận từ vựng khác: thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa
học chung cho những người nói những thứ tiếng khác nhau , trong khi đó phạm
vi biểu hiện của lớp từ vựng khác nằm trong khuôn khổ của từng dân tộc. Nếu
hiểu tính quốc tế của thuật ngữ chỉ ở khía cạnh hình thức biểu hiện thì nó sẽ
mâu thuẫn với u cầu về tính dân tộc, dễ hiểu trong hình thức cấu tạo của thuật
ngữ . Cần phân biệt những tính chất với tư cách là đặc trưng phân biệt thuật ngữ
với những lớp từ vựng khác và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ . Tính
dân tộc, tính dễ hiểu, tính ngắn gọn,… khơng phải là đặc trưng riêng của thuật
ngữ mà những từ ngữ thông thường cũng phải có , càng phải có. Khi xây dựng
thuật ngữ chẳng những phải đảm bảo tính chất riêng của thuật ngữ mà cịn phải
đảm bảo cả những tính chất chung của thuật ngữ với những lớp từ vựng
khác.[25]

1..5.
1..5.1.

NGHĨA CỦA TỪ VÀ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ
Nghĩa của từ:



15

Hiện tượng chuyển hóa chức năng trong ngơn bản là cơ sở để tìm hiểu những
vấn đề ngữ nghĩa trong lời nói. Hiện nay, ngữ nghĩa học cho rằng cái gọi là ý
nghĩa của từ không phải là một khối phân hóa mà là một tập hợp một số thành
phần nhất định. Tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý
nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa từ vựng gồm có:
. Ý nghĩa biểu vật ứng với các chức năng biểu vật
. Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm
. Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.

1..5.1.1. Ý nghĩa biểu vật:
Sự vật, hiện tượng, đặc điểm…ngồi ngơn ngữ được từ biểu thị, tạo nên ý nghĩa
biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng… y như
chúng có trên thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thơi. Ý nghĩa biểu vật là
sự phản ánh sự vật, hiện tượng… trong thực tế vào ngơn ngữ. Đó là những phần
của thực tế nhưng khơng hồn tồn trùng với thực tế. Ý nghĩa biểu vật tuy bắt
nguồn từ sự vật, hiện tượng khách quan, song do chịu sự tác động qua lại của
các từ khác, do chịu sự khái quát hóa và chịu tác động của những quy tắc cấu
tạo từ, cho nên trở thành sự kiện ngơn ngữ, chứ khơng cịn là sự kiện ngồi
ngơn ngữ.

1..5.1.2. Ý nghĩa biểu niệm:
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào tư duy thành
các khái niệm, được phản ánh vào ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật và từ
các ý nghĩa biểu vật có các ý nghĩa biểu niệm tương ứng.



16

Các ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với
thực tế khách quan, mặt khác lại có liên hệ với khái niệm, qua khái niệm mà
liên hệ với sự vật, hiện tượng ngồi ngơn ngữ. Các ý nghĩa biểu niệm của
những từ trong một từ loại có tổ chức giống nhau. Những nét nghĩa trong ý
nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ khơng chỉ có tính từ vựng mà cũng có tính
ngữ pháp. Để xác định các ý nghĩa biểu niệm thực của từ, không thể không chú
ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu.Ý nghĩa
biểu niệm và khái niệm vừa thống nhất, vừa độc lập tương đối với nhau.

1..5.1.3. Ý nghĩa biểu thái:
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái là những nhân tố đánh giá (to, nhỏ, mạnh,
yếu…), nhân tố cảm xúc (dễ chịu, khó chịu, sợ hãi…), nhân tố thái độ (trọng,
khinh, yêu, ghét…) mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.

Tiểu kết:
Nghĩa của từ, nói chung phản ánh thực tế khách quan và có khả năng mang
nghĩa biểu cảm. Từ là thể thống nhất, nên mỗi thành phần ý nghĩa của nó chỉ là
những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về
ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sự
hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.

1..5.2.

Nghĩa của thuật ngữ:
Nghĩa của thuật ngữ là các khái niệm khoa học khơng có tính biểu cảm. Thuật
ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hịan tịan với sự vật, hiện tượng… có thực trong

thực tế, đối tượng của ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của thuật
ngữ cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn


17

tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực
thể khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ.
Nằm trong các đặc điểm chung của thuật ngữ. Ngữ nghĩa của thuật ngữ cũng
mang tính chính xác, tính quốc tế, tính hệ thống. Thuật ngữ mang tính chính
xác về mặt ngữ nghĩa. Nhờ đó, thuật ngữ khơng mang nghĩa biểu thái, ngoại trừ
hiện tượng đồng nghĩa. Bên cạnh đó, tính quốc tế về ngữ nghĩa của các thuật
ngữ cũng là điều hiển nhiên bởi vì các khái niệm khoa học mà chúng hiển thị là
tài sản chung của toàn thể nhân loại. Thuật ngữ cũng mang tính hệ thống về mặt
ngữ nghĩa vì nó cũng là tính hệ thống (hoặc phản ánh tính hệ thống) của bản
thân sự vật, hiện tượng, đối tượng của khoa học. Tính hệ thống về mặt ngữ
nghĩa của thuật ngữ là do tính hệ thống của bản thân đối tượng và khái niệm
trong ngành khoa học đó quyết định.

1..5.3.

Phân biệt thuật ngữ và các từ thường:
Như đã trình bày ở phần khái niệm về thuật ngữ, thuật ngữ có khi là một từ, ngữ
làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định. Như vậy, thuật
ngữ, về mặt cấu tạo nó hồn tồn giống như các từ thường, nó có đầy đủ tiêu
chuẩn của một đơn vị ngôn ngữ. Cả thuật ngữ và các từ thường đều có hệ thống
ký hiệu để biểu đạt và các khái niệm được biểu đạt. Thuật ngữ không phải là
những từ vựng biệt lập mà cũng như các từ thường khác chúng là những bộ
phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. Giống với từ thường,
thuật ngữ không làm thành một ngôn ngữ riêng mà cũng tuân theo những quy

luật ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ nhất định. Thuật ngữ cũng nằm trong một
lớp từ trong hệ thống từ vựng. Nói một cách khác, về mặt hình thức, thuật ngữ
và các từ thường hồn tồn giống nhau.
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung thì thuật ngữ và các từ thường có nhiều điểm
khác nhau. Thuật ngữ, tuy về mặt cấu trúc cũng là những từ thường nhưng nó


18

địi hỏi sự biểu đạt khái niệm mang tính chính xác cao vì nó buộc phải mang
tính khoa học, biểu hiện đúng khái niệm khoa học. Đặc trưng của thuật ngữ là
tính đơn nghĩa trong giới hạn một lĩnh vực khoa học nhất định. Thuật ngữ có ý
nghĩa biểu vật trùng hồn tồn với sự vật, hiện tượng… có thực trong thực tế,
đối tượng của ngành khoa học tương ứng. Đặc điểm của thuật ngữ là từ chỉ có
một nghĩa, khơng có từ đồng nghĩa, khơng có sắc thái tình cảm, có thể có tính
chất quốc tế theo từng ngành.[40]
Như vậy, khác với từ thường, mỗi thuật ngữ dùng để chỉ một khái niệm, gọi tên
khái niệm và khơng có yếu tố biểu thái. Bên cạnh đó, về mặt biểu đạt, thuật ngữ
cũng khơng giống như các từ thường, nó thường bị bó buộc theo tiêu chuẩn
nhất định. Ý nghĩa biểu niệm của chúng là những khái niệm về các sự vật, hiện
tượng… đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ
không xảy ra sự chia cắt thực thể khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ.
Khác với các từ thường, thuật ngữ ln đảm bảo ngắn gọn, súc tích nhưng phải
dễ hiểu, dễ sử dụng. Tính quốc tế trong thuật ngữ khoa học cũng được chú
trọng, trong khi các từ thường chỉ được “quốc tế hóa” khi có nhu cầu diễn đạt
cần thiết. Nói chung, các từ thường ít bị bó buộc trong cách biểu đạt cịn thuật
ngữ ln lệ thuộc vào các đặc tính của nó.
Tóm lại: Thuật ngữ trong văn bản hợp đồng kinh tế có thể được phát biểu một
cách giản dị như sau:
Thuật ngữ trong văn bản hợp đồng kinh tế là những từ và những cụm từ cố

định, là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc
lĩnh vực chuyên môn về hợp đồng kinh tế.

1.2.

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC NGỮ LIỆU

1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ NGỮ LIỆU


×