Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

So sánh cách biểu thị ý niệm thời gian giữa tiếng việt và tiếng anh dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.43 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUỲNH THANH THÊM

SO SÁNH CÁCH BIỂU THỊ Ý NIỆM THỜI GIAN
GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
DƯỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ : 60.31.60

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN VĂN HUỆ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Huệ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa
học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2012
Huỳnh Thanh Thêm


3



LỜI CÁM ƠN
Xín chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Giáo dục –
Đào tạo tỉnh Kiên Giang, BGH trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc – Gò Quao,
tỉnh Kiên Giang, đã tạo mọi điều kiện tốt đẹp để tơi hồn thành khố học và hồn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn Thành phố - ĐHQG Hồ Chí Minh, Phịng sau Đại học, Ban chủ nhiệm
Khoa Việt Nam học đã giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt khóa học tại trường.
Xin trân trọng ghi ân TS. Hà Thiên Sơn, ThS. Trần Thị Thanh Diệu đã giúp
đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, người đã có
nhiều cơng sức, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2012

HUỲNH THANH THÊM


4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................................................... 5
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................................. 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................................................... 6
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ............................................................................................................................................ 6
2.1. Nhóm quan điểm xem tiếng Việt có phạm trù Thì ............................................................................................ 7
2.2. Nhóm quan điểm xem tiếng Việt khơng có phạm trù Thì, chỉ có phạm trù THỂ................................................. 7
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 9
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................... 9
3.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................................................... 9

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU .............................................................................. 10
4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................. 10
4.2. Nguồn ngữ liệu ............................................................................................................................................ 10
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN........................................................................................................................ 11
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: .......................................................................................................................................................... 13
PHẠM TRÙ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ ................................................................................................. 13
VÀ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ....................................................................................................................... 13
1.1. Phạm trù thời gian....................................................................................................................................... 14
1.1.1. Phạm trù THÌ ...................................................................................................................................... 15
1.1.2. Phạm trù THỂ ..................................................................................................................................... 17
1.2. Ngôn ngữ học Tri nhận và ý niệm thời gian trong Ngôn ngữ học Tri nhận ..................................................... 18
1.2.1. Ngôn ngữ học Tri nhận........................................................................................................................ 18
1.2.2. Ý niệm thời gian trong Ngôn ngữ học Tri nhận..................................................................................... 21
Tiểu kết.............................................................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: .......................................................................................................................................................... 24
CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT Ý NIỆM THỜI GIAN................................................................................................. 24
TRONG TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................................... 24
2.1 Dùng khung đề thời gian ( trạng ngữ ) hay từ chỉ thời gian ở vị trí khung đề để xác định mối quan hệ giữa các
thời điểm, thời đoạn. .......................................................................................................................................... 24
2.1.1. Dùng danh từ, danh ngữ ...................................................................................................................... 25
2.1.2. Kết hợp giữa các danh từ với các giới ngữ không chỉ thời gian (trước/ sau, trong/ ngoài, đầu/ cuối) để
biểu thị ý niệm thời gian. .............................................................................................................................. 40
2.2. Dùng các cặp từ quan hệ như từ .... đến, từ ... tới, từ ... về… để biểu thị khoảng cách giữa các thời đoạn, thời
điểm. ................................................................................................................................................................. 43
2.3. Dùng các danh ngữ được dẫn nhập bằng trong, trong vòng, vào để chỉ ra giới hạn (phạm vi) của một sự tình có
chiều dài, sự tình diễn tiến ở một khoảng thời gian xác định nào đó. .................................................................... 48
2.4. Dùng các danh ngữ được dẫn nhập bằng các từ nhất: qua, sang (bước sang), ở, đến, tới ... để chỉ một sự tình
có chiều dài, chưa kết thúc, vẫn còn đang tiếp diễn, đang tồn tại. ........................................................................ 48
2.5. Dùng các từ khơng ở vị trí khung đề và trạng ngữ: các vị từ tình thái đã, đang, sẽ biểu thị ý nghĩa THÌ, THỂ. 49

2.5.1. Về ý nghĩa và cách dùng của đã ........................................................................................................... 50
2.5.2. Về ý nghĩa và cách dùng của đang ....................................................................................................... 53
2.5.3. Về ý nghĩa và cách dùng của sẽ............................................................................................................ 55
Tiểu kết.............................................................................................................................................................. 60
CHƯƠNG 3: .......................................................................................................................................................... 62
SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT Ý NIỆM THỜI GIAN GIỮA TIẾNG VIỆT VỚI TIẾNG
ANH ....................................................................................................................................................................... 62
3.1 Đối chiếu về đặc điểm loại hình .................................................................................................................... 62
3.2. Đối chiếu về đặc điểm tri nhận thời gian trong tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................... 64
3.2.1. Đối chiếu về đặc điểm tri nhận quá khứ................................................................................................ 64
3.2.2. Đối chiếu về đặc điểm tri nhận hiện tại................................................................................................. 67
3.2.3. Đối chiếu về đặc điểm tri nhận tương lai .............................................................................................. 68
3.3. Những đối chiếu cụ thể ................................................................................................................................ 69
3.3.1. Những điểm tương đồng ...................................................................................................................... 69
3.3.2. Những điểm khác biệt.......................................................................................................................... 73
Tiểu kết ........................................................................................................................................................ 81
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 84


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
VT: Vị từ
VTT: Vị từ tình thái
TGĐ: Tiền giả định
CTCG: Cuốn theo chiều gió
NBCT: Nỗi buồn chiến tranh
TVH: Tướng về hưu
Tr: Trang ….



6

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam, từ sau Đổi Mới, đã có những chuyển biến tích cực theo
xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới; cùng với sự phát triển nhanh chóng về
kinh tế, xã hội, vị thế của đất nước Việt Nam nói chung và tiếng Việt nói riêng
ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập đó,
việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ đã và đang thu hút sự quan tâm
của nhiều người.
Để có thể dạy và học tiếng Việt một cách có hiệu quả, rất cần những cơng
trình nghiên cứu theo hướng so sánh - đối chiếu, nhằm xác định và phân loại
những nét tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt với các ngơn ngữ khác; trên cơ
sở đó những người làm cơng tác giảng dạy, biên soạn giáo trình tiếng Việt sẽ có
kế hoạch giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy thích hợp.
Như chúng ta đều biết, các ngơn ngữ dù đa dạng, dù khác nhau đến đâu
cũng đều dựa trên cái “nền chung”, từ chức năng chung, đó là làm công cụ nhận
thức thế giới và phản ánh cách tư duy về thế giới, làm phương tiện giao tiếp
trong mối quan hệ tương tác giữa người với người trong một cộng đồng xã hội.
Đó cũng là lý do chúng tơi chọn đề tài “So sánh cách biểu thị ý niệm thời gian
giữa tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc nhìn Ngơn ngữ học Tri nhận”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tính đến nay đã có khá nhiều cơng trình ngơn ngữ học đề cập vấn đề thời
gian trong tiếng Việt, xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau (ngữ pháp, ngữ
nghĩa, logic, hoặc ngữ pháp tri nhận).


7


Về vấn đề cách biểu thị ý niệm thời gian trong tiếng Việt, có hai quan
điểm chính: một số nhà ngơn ngữ học người Việt và người nước ngồi theo
hướng truyền thống, cho rằng thời gian trong tiếng Việt có liên quan đến phạm
trù ngữ pháp THÌ, tương tự như phạm trù THÌ trong các ngơn ngữ Ấn Âu. Bên
cạnh đó, có một số nhà ngơn ngữ khác phủ nhận phạm trù THÌ trong tiếng Việt.
2.1. Nhóm quan điểm xem tiếng Việt có phạm trù Thì
Tiêu biểu cho quan điểm này có thể kể đến các tác giả như Bùi Đức Tịnh
(1952), Nguyễn Bạt Tụy (1953), Phan Khôi (1954), Lê Văn Lý (1972) Trương
Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Nguyễn Đình Hịa (1963), I.X.Bystrov
(1961), N.V.Xtankêvic (1961); Diệp Quang Ban (1992).
Việc xếp tiếng Việt vào các ngơn ngữ có THÌ như các ngôn ngữ châu Âu,
theo quan niệm truyền thống, có những tiện lợi nhất định. Người ta có thể thấy
mối quan hệ tương ứng “một đối một” của đã với nghĩa quá khứ, của đang với
nghĩa hiện tại, của sẽ với nghĩa tương lai, tương tự như các chỉ tố hình thái học
đánh dấu ba THÌ trong các ngơn ngữ châu Âu. Nhưng thực tế, nếu quan sát kỹ
hơn cách dùng của đã, đang, sẽ, ta sẽ thấy vấn đề khơng đơn giản như vậy. (Dẫn
theo cuốn giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại” của NXB Giáo dục (dùng
cho sinh viên Cao Đẳng Sư phạm và giáo viên phổ thơng - 1980)).
2.2. Nhóm quan điểm xem tiếng Việt khơng có phạm trù Thì, chỉ có phạm
trù THỂ.
Một số tác giả cho rằng tiếng Việt khơng có phạm trù Thì, chỉ có phạm trù
Thể, tuy thái độ và cách giải quyết vấn đề ở mỗi người một khác.
Cùng thời với Bùi Đức Tịnh (1952), Nguyễn Bạt Tụy (1953), Phan Khôi
(1954) nhưng các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm (1940)
đã xử lý vấn đề THÌ và THỂ theo một hướng khác. Cụ thể, theo họ:


8


- Về cách xác định thời gian: để nói rõ thời gian diễn ra sự việc so với lúc
nói, người ta thêm từ chỉ thời gian làm trạng ngữ (ví dụ: Bây giờ Nam viết; Hôm
qua cô ta gặp ông ấy; Mai tôi viết thư cho bố ...). Như vậy ý nghĩa này được diễn
đạt bằng phương tiện từ vựng, không phải bằng phương tiện ngữ pháp.
- Về cách diễn đạt một số ý nghĩa THỂ của động từ: khi muốn nói một sự
việc đang tiếp diễn (dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai), người ta dùng
phó từ đang hay đương đặt trước động từ.
Ở giai đoạn sau, người đầu tiên đi theo hướng này là giáo sư Hoàng Tuệ
(1962), tiếp theo là Nguyễn Kim Thản (1977), Đái Xuân Ninh (1986), Nguyễn
Đức Dân (1996), Cao Xuân Hạo (1998), ... Với tính chất phân tích tính và đặc
điểm khái quát cao, từ tiếng Việt không bắt buộc phải gắn bó chặt chẽ với một
hay một số phạm trù nhất định như vẫn thấy trong các ngôn ngữ châu Âu. Các
tác giả đưa ra nhận xét:
- “Trong Việt ngữ khơng có hình thức đặc biệt để biểu thị phạm trù thời
gian” (Hồng Tuệ, (1962).
- Từ góc độ tìm hiểu mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của động từ tiếng Việt, có
thể thấy “khơng nên cho riêng những phụ từ như đã, đang, sẽ biểu thị phạm trù
THÌ của động từ. Phạm trù THÌ khơng phải là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của
động từ tiếng Việt ...” (Nguyễn Kim Thản, (1977).
- Tiếng Việt khơng có phạm trù THÌ ... Để diễn đạt ý nghĩa THÌ, tiếng
Việt dùng phương tiện từ vựng (Đái Xuân Ninh, (1986).
Một số tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cũng có
những quan điểm như vậy. M.Grammont (1961) và M.B. Emeneau (1951) đều
cho rằng: THÌ khơng phải là phạm trù của động từ tiếng Việt.


9

Từ góc độ tiếp xúc ngơn ngữ, Phan Ngọc (1983) thấy đã không đơn thuần
chỉ quá khứ và không chỉ là THỂ hồn thành tiêu biểu nhất. [56; 2003, tr.19].

Có thể nói, mặc dù đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu về cách diễn dạt ý
nghĩa thời gian trong tiếng Việt, nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, đến nay
chưa có cơng trình tập trung so sánh cách biểu thị ý niệm thời gian giữa tiếng
Việt và tiếng Anh dưới góc nhìn của Ngơn ngữ học Tri nhận.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các phương tiện biểu đạt ý
niệm thời gian trong tiếng Việt và quy tắc sử dụng chúng trong những văn cảnh
khác nhau.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến các mục đích sau đây:
- Tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, xem xét sự
biểu hiện của nó qua các phương tiện biểu đạt (các chỉ tố dùng để diễn đạt) và
quy tắc sử dụng nó trong những văn cảnh khác nhau.
- Đối chiếu phương tiện diễn đạt ý nghĩa thời gian giữa tiếng Việt và tiếng
Anh, xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngơn ngữ; tìm hiểu
cách biểu đạt tương đương về nghĩa, nhằm thấy được sự khác nhau về loại hình
của hai thứ tiếng.
- Đưa ra những chỉ dẫn mang tính chất sư phạm về cách giảng dạy ý nghĩa
thời gian trong tiếng Việt cho các học viên sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ
hay ngôn ngữ thứ nhất.


10

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp phân tích, miêu tả,
phương pháp so sánh – đối chiếu.
Trên cơ sở phân tích các tư liệu được tập hợp trong tiếng Việt và một số

văn bản song ngữ có những phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian, luận văn phân
tích, miêu tả cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt.
Trong quá trình so sánh - đối chiếu hai ngôn ngữ, luận văn lấy tiếng Việt
làm ngôn ngữ cơ sở, là ngôn ngữ cần được phân tích và miêu tả; cịn tiếng Anh
là ngơn ngữ được dùng làm phương tiện so sánh – đối chiếu.
Ngoài ra, để có thể hiểu rõ cách thức diễn đạt ý niệm thời gian trong tiếng
Việt và tiếng Anh, luận văn cố gắng miêu tả, giải thích các hiện tượng ngơn ngữ
liên quan đến đối tượng nghiên cứu dưới góc nhìn của Ngơn ngữ học Tri nhận –
“đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu
ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới
khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hố các sự
vật và sự tình của thế giới khách quan đó” [29, 2005, tr.22].
4.2. Nguồn ngữ liệu
Với mục đích so sánh - đối chiếu và tìm hiểu kỹ hơn về cách biểu đạt ý
nghĩa thời gian trong tiếng Việt, chúng tôi đã cố gắng tối đa để thu thập, lựa
chọn ngữ liệu sao cho đủ mức bao quát được các câu có ý nghĩa thời gian ở dạng
biểu hiện tự nhiên, sinh động, trong nhiều ngữ cảnh sử dụng thuộc các phong
cách khác nhau.
Trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi chọn một số loại văn bản sau
đây:


11

1. Tướng về hưu, của Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1988.
2. Cuốn theo chiều gió, của Margaret Mitchell, Dịch giả Dương Tường, Nxb Văn
học, Hà Nội, 1987.
3. Nỗi buồn chiến tranh, của Bảo Ninh, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1991.
Trong nguồn ngữ liệu tiếng Anh chúng tôi chọn các tác phẩm văn học đã
được dịch ra tiếng Việt, do các dịch giả có tên tuổi, có kinh nghiệm phiên dịch,

đã được xuất bản chính thức.
2. Gone With The Wind by Margaret Mitchell, eBooks@Adelaide, 2011.
3. The Sorrow of War (Nỗi buồn chiến tranh), của Bảo Ninh. Cuốn sách được
dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, Nxb Văn học, Hà
Nội, 1994.
Ngoài ra chúng tơi cịn sử dụng thêm khoảng hơn 200 dẫn chứng trích từ
sách ngữ pháp viết về tiếng Anh. Những ngữ liệu này được dùng cho việc so
sánh đối chiếu giữa hai ngơn ngữ về mặt loại hình.
5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
- Trong một chứng mực nhất định, luận văn góp phần trả lời cho câu hỏi có hay
khơng có phạm trù THÌ trong tiếng Việt - một câu hỏi trước nay vẫn chưa có
được câu trả lời thống nhất, thỏa đáng.
- Trên cơ sở của việc so sánh và đối chiếu cách biểu hiện ý nghĩa thời gian giữa
tiếng Việt và tiếng Anh, luận văn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
trong cách thức diễn đạt ý niệm thời gian giữa hai ngơn ngữ Việt và Anh.
- Luận văn cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho công tác
dịch thuật (Anh Việt, Việt Anh), và cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ.


12

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được bố trí thành ba chương
như sau:
CHƯƠNG 1: PHẠM TRÙ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ VÀ NGƠN NGỮ HỌC TRI
NHẬN

Chương này có mục đích hệ thống và điểm lược các khái niệm về thời gian theo

quan điểm của Ngôn ngữ học Tri nhận.
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT Ý NIỆM THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT

Chương này tập trung vào tìm hiểu cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng
Việt, căn cứ vào cấu trúc hình thức và cấu trúc nghĩa của các câu biểu thị ý nghĩa
thời gian.
CHƯƠNG 3: SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU CÁCH THỨC BIỂU THỊ Ý NIỆM THỜI GIAN GIỮA
TIẾNG VIỆT VỚI TIẾNG ANH

Chương này tiến hành so sánh - đối chiếu, tìm ra những nét tương đồng, khác
biệt trong cách tri nhận và biểu thị ý nghĩa thời gian của hai ngôn ngữ Việt và
Anh.


13

CHƯƠNG 1:
PHẠM TRÙ THỜI GIAN TRONG NGÔN NGỮ
VÀ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Ngay từ thời khởi nguyên, thời gian vốn đã là đề tài ln kích thích mạnh
mẽ óc suy tưởng của các triết gia và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian
không những là tác nhân liên hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một
nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng
của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những
yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên.
Phạm trù thời gian có thể tiếp cận từ góc độ triết học, tâm lý học, riêng đối
với ngôn ngữ, thời gian là một phạm trù ngữ nghĩa phổ quát của ngôn ngữ. Như
vậy, thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố
và khoảng kéo dài của chúng... Thời gian được xác định bằng số lượng các

chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hố các chuyển động lặp
lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ
quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật
chất từ vi mô đến vĩ mô (và kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí
(xét theo quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi.
Chúng ln có những quan hệ tương hỗ với nhau và vì thế "vị trí và trật tự" của
chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó
chính là trình tự của thời gian. [3].


14

1.1. Phạm trù thời gian
+ Thời gian là một phạm trù tư duy, phạm trù nhận thức:
Trong vô vàn những điều tri nhận của con người về tự nhiên và xã hội,
thời gian được tri nhận như một phạm trù tư duy, phạm trù ý niệm, phản ánh
nhận thức của con người về sự tồn tại của sự vật trong thế giới khách quan, một
thế giới vật chất vận động, biến đổi và phát triển liên tục không ngừng theo dịng
thời gian. Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, phạm trù thời gian
rất rộng, được tri nhận qua các khía cạnh sau:


Trục thời gian được chia thành những thời đoạn tách biệt với nhau: quá
khứ, hiện tại tương lai ( cách xác định thời điểm).



Cách đo khoảng cách, chiều dài thời gian, các định lượng thời gian, biểu
thị mối quan hệ giữa các thời điểm cần định vị nằm ở bên ngồi thời gian.




Cách nhìn nhận sự việc, tình huống trong tính tổng thể, trọn vẹn của nó,
biểu thị mối quan hệ bên trong thời gian.



Ý niệm thời gian, cách đánh giá về thời gian từ phía chủ thể để phát ngơn,
ở các mặt: lâu/mau, nhanh/chậm, sớm/muộn, xa/gần
Các ý nghĩa của các khía cạnh trên có quan hệ quy định lẫn nhau tuy đối

lập với nhau, nhưng chúng đều là ý nghĩa về “số”; thời quá khứ đối lập với nhau
thời hiện tại và tương lai, nhưng cả ba đều là ý nghĩa về “thời”. Có thể coi “số”
hay “thời” là những ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên nhưng ít nhất hai ý
nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy chính là phạm trù ngữ đối lập
nhau, cũng chính là phạm trù ngữ pháp, là phạm trù bao gồm GIỐNG - SỐ CÁCH của danh từ và phạm trù NGÔI - THỜI - THỂ của động từ [56, 2003,
tr.33].


15

1.1.1. Phạm trù THÌ
THÌ (tense) [50, tr .272-373] là phạm trù ngữ pháp liên quan đến thời gian.
Mỗi ngôn ngữ đều có thể biểu hiện sự phân biệt đa dạng về thời gian.
Chẳng hạn, trong tiếng Việt, có thể phân biệt: hiện nay, ngày mai, ba hôm nữa,
hai hôm sau. Nhưng phạm trù THÌ là sự ngữ pháp hóa thời gian, tức là phạm trù
THÌ liên quan đến những mơi quan hệ về thời gian trong chừng mực chúng được
thể hiện bằng những đối lập có tính hệ thống về mặt ngữ pháp. Có ngơn ngữ có
phạm trù THÌ, có ngơn ngữ khơng có phạm trù THÌ. Trong hầu hết các ngơn ngữ

có phạm trù THÌ, phạm trù này được xem xét ở vị từ. Vì thế, người ta nói THÌ là
phạm trù ngữ pháp của vị từ. Các ngơn ngữ có phạm trù THÌ thường phân biệt
ba thời, đó là: thời hiện tại, thời quá khứ và thời tương lai. Thời hiện tại (present
tense) chỉ hành động xảy ra ở thời điểm phát ngôn hoặc một thực tế tồn tại không
phụ thuộc vào thời gian. Thời quá khứ (past tense) chỉ hành động xảy ra trước
thời điểm phát ngôn. Thời tương lai (future tense) chỉ hành động xảy ra sau thời
điểm phát ngôn.
Theo quan niệm của một vài trường phái, tiếng Anh chỉ có hai phạm trù
THÌ: phạm trù THÌ non-past “phi quá khứ” chủ yếu được dùng để nói về thời
gian hiện tại và tương lai và phạm trù THÌ past “q khứ”, chủ yếu được dùng để
nói về thời gian quá khứ [50, tr .272-273] Do đó, các hình thức của vị từ tiếng
Anh nói chung tạo thành cặp:
She lives in London. / She lived in London.
She is living in London. / She was living in London.
She has lived in London. / She had lived in London.
She has been living in London. / She had been living in London.
She is going to live in London. / She was going to live in London.


16

She will live in London. / She would live in London.
She can live in London. / She could live in London.
Thời của vị từ trong tiếng Anh được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng trợ vị từ:
I study every day. (Tôi nghiên cứu hàng ngày).
I studied last night. (Tối qua tôi đã nghiên cứu).
I will study tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ nghiên cứu).
Hệ thống các thời trong các ngôn ngữ khác nhau rất lớn, cụ thể là tiếng
Việt không có phạm trù THÌ theo nghĩa THÌ là ý nghĩa có chức năng định vị một
biến cố, một trạng thái hay một quá trình được tiếp nhận tương ứng với một thời

điểm hay một thời đoạn được chọn làm mốc.
THÌ (tense) cần được hiểu là hiện tượng "ngữ pháp hóa" các ý nghĩa về
thời gian liên quan đến sự tình trong câu, chứ không phải là vấn đề thời gian
thuần túy. Đương nhiên câu chuyện thời gian của sự tình ln ln có mặt trong
các ngơn ngữ, nhưng khơng phải ngơn ngữ nào cũng "ngữ pháp hóa" nó thành
những quy tắc ngữ pháp. THÌ là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình
trong thời gian [51, tr. 538].
Cách diễn đạt của các ngơn ngữ có THÌ là cách diễn đạt trực chỉ (deictic),
nghĩa là lúc nào cũng cần lấy một điểm hay thời điểm nào đó để làm điểm mốc
hay căn cứ để định vị sự tình [56, tr.37]. Thơng thường các ngơn ngữ có THÌ lấy
thời điểm phát ngôn để làm điểm mốc, tức là lấy điểm quy chiếu cố định trong
thời gian (tuy nhiên cũng có những ngơn ngữ lấy thời điểm khác làm điểm mốc
nhưng điểm mốc này lại được quy chiếu vào thời điểm phát ngơn). THÌ được
thực hiện việc định vị một số sự tình so với một số điểm quy chiếu cố định trong
thời gian đó bằng cách chỉ ra một cái hướng và một khoảng cách nào đó [56, tr.
37].


17

Chúng ta có thể xác định thời điểm diễn ra sự kiện theo mối quan hệ tương
quan giữa các sự kiện, căn cứ vào tiêu điểm hay điểm mốc được dùng để định vị.
Ví dụ lấy thời điểm phát ngơn (hiện tại) làm tiêu điểm cho việc định vị thời gian
các sự kiện, THÌ sẽ có ba ý nghĩa:
1. Ý nghĩa về một hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn, được gọi là ý
nghĩa quá khứ (biểu thị qua thời quá khứ).
2. Ý nghĩa về một hành động diễn ra ngay tại thời điểm phát ngôn được gọi là ý
nghĩa hiện tại (biểu thị qua thời hiện tại).
3. Ý nghĩa về một hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn được gọi là ý nghĩa
tương lai (biểu thị qua thời tương lai).

Các ý nghĩa quá khứ, hiện tại, tương lai thường được ngữ pháp truyền thống
châu Âu diễn bằng ba thời (quá khứ, hiện tại, tương lai). Do đó, có thể nói xác
định tiêu điểm thời gian chính là xác định thời gian diễn ra sự kiện, xác định thời
điểm phát ngôn cũng như xác định mối quan hệ giữa thời gian diễn ra sự kiện và
thời điểm phát ngôn.
1.1.2. Phạm trù THỂ
THỂ (aspect) là một phạm trù ngữ pháp biểu hiện sự phân biệt trong cấu
trúc thời gian của một sự kiện. Hoàn toàn độc lập với sự định vị của nó trong
thời gian, mỗi sự kiện có thể được coi là một sự cố riêng biệt hay như một loạt
sự cố được lập lại và cũng có thể được coi như bắt đầu, tiếp diễn hay kết thúc.
Tất cả những cái đó là những kiểu của THỂ. Trong tiếng Anh, người ta phân biệt
thể hoàn thành (perfective aspect) với thể chưa hoàn thành (imperfective
aspect). Phạm trù THỂ phải được phân biệt cẩn thận với phạm trù THÌ, mặt dù
biểu hiện hình thức của hai phạm trù này quyện vào nhau sâu sắc. [50, tr .276]


18

Ý nghĩa THỂ là ý nghĩa về sự vận động, sự tiến triển bên trong của sự tình
trong một khoảng thời gian. Như vậy, THỂ là hình thức diễn đạt ngữ pháp hóa
của cấu trúc thời gian bên trong một sự tình hay một trạng thái (kết thúc hay
đang tiếp diễn, diễn ra một lần hay nhiều lần hoặc diễn thường xuyên hay chỉ
trong một khoảng khắc), bất kể sự tình hay trạng thái đó được xác định như thế
nào trong thời gian cũng như không cần quy chiếu thời gian (time reference)
trong phát ngôn [56, tr.35].
Những luận điểm trên là nền tảng để chúng tơi có thể tiến hành việc phân
tích, miêu tả, cũng như so sánh - đối chiếu phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời
gian trong tiếng Việt và tiếng Anh.
1.2. Ngôn ngữ học Tri nhận và ý niệm thời gian trong Ngôn ngữ học Tri
nhận

1.2.1. Ngôn ngữ học Tri nhận
Ngôn ngữ học Tri nhận (Cognitive Linguistics) là một khuynh hướng
ngôn ngữ học ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX với nhiệm vụ trung tâm là
nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu
cách con người nhận thức thế giới (thế giới thực tại, thế giới phi thực tại) qua
lăng kính ngơn ngữ và văn hóa. Do đó đối tượng nghiên cứu chính của Ngơn ngữ
học Tri nhận khơng chỉ là những hiện tượng có thể quan sát trực tiếp được, mà
cịn cả những hiện tượng khơng thể quan sát trực tiếp được như tri thức, ý thức,
tinh thần, ý chí v.v., những cái được gọi là những biểu tượng tinh thần. Trong
các cơ chế của ngôn ngữ có phản ánh những cấu trúc của tư duy và sự thể hiện
chúng bằng vật chất dưới dạng những kí hiệu (Armstrong, Stokoe, Wilcox,
1950). Kết quả của những nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học Tri nhận
cung cấp chìa khóa để khám phá những cơ chế tri nhận của con người nói chung


19

(Deane, 1992), đặc biệt là những cơ chế phạm trù hóa và ý niệm hóa thế giới
(Smith, 1993). Ngơn ngữ học Tri nhận không thừa nhận quan điểm truyền thống
về sự tự trị của ngôn ngữ của Ngôn ngữ học truyền thống, vốn cho rằng hệ thống
ngơn ngữ có thể được miêu tả và thuyết giải trong phạm vi chính bản thân mình,
như F. de. Saussure khẳng định trong “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương”
(“Cours de linguistique générale”): "Ngơn ngữ học có đối tượng chân chính và
duy nhất là ngơn ngữ xét trong bản thân nó và vì bản thân nó" mà khơng cần
phải quan tâm đến những hiện tượng khác như là tâm lí, tư duy, bộ não, giải
phẫu và sinh lí học con người, xã hội, tộc người v.v. [29, tr.17].
Ngôn ngữ học Tri nhận thiết lập mối liên hệ mật thiết với tất cả các khoa
học tri nhận: Tâm lí học Tri nhận, Văn hóa học, Thần kinh học, Nhận thức luận,
Triết học, Trí tuệ nhân tạo v.v., đưa vào phạm vi nghiên cứu của mình cả những
hiện tượng ngồi ngơn ngữ. Chính vì vậy Ngơn ngữ học Tri nhận được xem là

môn khoa học liên ngành. Ngôn ngữ học Tri nhận, một mặt, liên hệ chặt chẽ với
việc nghiên cứu hiện tượng tri nhận trong tất cả các bình diện ngơn ngữ học: từ
vựng, ngữ pháp, âm vị, mặt khác, nghiên cứu sự hiểu biết, tri thức trong đầu của
con người, tạo ta những phương thức miêu tả thế giới, truyền đạt thông tin về thế
giới (Soames, 1988, Schwarz, 1992) [51, tr. 217-219].
Khi đối chiếu các ngôn ngữ, cần lưu ý đến một khái niệm có ảnh hưởng
rất sâu sắc vào ngữ nghĩa của ngơn từ, đó là Ẩn dụ tri nhận, một trong những
hình thức ý niệm hố, một q trình tri nhận, biểu hiện và hình thành những khái
niệm mới mà khơng có nó thì con người khơng thể nhận được tri thức mới [66,
tr.22].
Như vậy, nếu phải nói thật vắn tắt về Ngơn ngữ học Tri nhận thì có thể nói
rằng: đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên


20

cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế
giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các
sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó [56, tr.30]. Tuy nhiên, để có một số
hình dung đầy đủ hơn, chúng ta phải đi vào những quan niệm và nguyên lí cơ
bản của ngữ học tri nhận.
Trước hết, cần thấy rằng trên thực tế đã hình thành hai cách nhìn nhận về
phạm vi nghiên cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận: theo nghĩa hẹp thì Ngơn ngữ
học Tri nhận chủ yếu là Ngữ nghĩa học Tri nhận Mỹ (của Lakoff và Johnson) và
Ngữ pháp học Tri nhận Mỹ (của Langacker) cộng với một số nghiên cứu khác
của các học giả châu Âu như Rudzka Ostyn, Taylor, Geeraerts, Haiman; theo
nghĩa rộng, Ngôn ngữ học Tri nhận bao gồm rất nhiều đường hướng nghiên cứu
khác nhau : từ Ngữ nghĩa học Khung và Ngữ pháp Kết cấu (Construction
Grammar) của Fillmore, đến Loại hình học Tri nhận của Talmy, Hawkins, Croft
đến lý thuyết ngữ nghĩa của Wierzbicka, lí luận khơng gian tinh thần của

Fauconnier, và những vấn đề như “ngữ pháp hố” (grammaticahzation), tính
phỏng hình (iconicity) ...
Vì vậy, Lý Tồn Thắng [29, tr.22], đã đưa ra nhận định rằng tuy cùng xuất
phát từ một số quan điểm, tư tưởng chung, nhưng trong Ngôn ngữ học Tri nhận
phân ra những xu hướng chính, với những trọng tâm trọng điểm khác nhau, trong
cách tiếp cận nghiên cứu những vấn đề trên:
1. Trong cách tiếp cận thứ nhất, thường dược coi là có tính “kinh nghiêm”
(experiential), người ta chủ yếu tìm hiểu xem khi người nói tạo sinh (và nghe
hiểu) các từ và câu thì cái gì xảy ra trong trí óc anh ta, anh ta sẽ miêu tả ra sao
các thuộc tính của sự vật và những liên tưởng, những ấn tượng của anh ta về sự
vật ấy. Người ta nhận thấy rằng những thuộc tính được người nói miêu tả dường


21

như có phản ánh cái cách thức mà anh ta tri nhận về thế giới xung quanh và
tương tác với thế giới ấy; những kinh nghiệm tích lũy được của chúng ta về thế
giới cũng được tàng trữ trong ngôn ngữ hằng ngày và do vậy những kinh nghiệm
ấy có thể thu lượm được từ cái cách thức mà chúng ta diễn đạt các tư tưởng của
mình. Với cách tiếp nhận này, nhà ngôn ngữ học tri nhận sẽ khảo sát những vấn
đề như các phạm trù tri nhận (thí dụ: màu sắc), các sơ đồ hình ảnh, các mơ hình
điển dạng khi phạm trù hóa các sự vật (thí dụ: chim, cây) trong đó có một vấn đề
rất thú vị là nội dung và cấu trúc tri nhận của các ẩn dụ (rất khác với cách quan
niệm lâu nay của từ vựng học truyền thống).
2. Cách tiếp cận thứ hai, chủ yếu quan tâm đến mức độ “nổi trội” (prominence)
của các cấu trúc ngôn ngữ... Với cách tiếp cận này, nhà Ngôn ngữ học Tri nhận
tập trung khảo sát khái niệm “khung” tức là một tập hợp tri thức mà người nói có
được về một sự tình nào đó (chẳng hạn, sự tình mua và bán, một ví dụ rất nổi
tiếng của Fillmore); khảo sát việc người nói lựa chọn và nhấn mạnh những
phương tiện nhất định của các “khung” này và ứng với nó là những biểu đạt

ngơn ngừ khác nhau trong một ngôn ngữ (và không giống nhau giữa các ngôn
ngữ, mặc dù các kiểu “khung” cơ bản về ngun tắc là có tính phổ qt)...
Ngơn ngữ học Tri nhận xuất hiện cách đây ba mươi năm như một cách
tiếp cận đặc biệt đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu những hệ thống ý
niệm của con người và những phương thức tri nhận. Đơn vị tối thiểu của ngôn
ngữ học tri nhận không phải là từ, cũng không phải là câu, mà là ý niệm
(concept).
1.2.2. Ý niệm thời gian trong Ngôn ngữ học Tri nhận
Hầu như tất cả các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt từ xưa
đến nay đều có đề cập phạm trù thời gian với hai quan niệm đối lập nhau: trong


22

tiếng Việt có hoặc khơng có phạm trù THÌ. Những người quan niệm tiếng Việt
có phạm trù THÌ: Bùi Đức Tịnh (1952), Nguyễn Bạt Tụy (1953), Phan Khôi
(1955), Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963), Lê Văn Lý (1972), Lê
Cận, Phan Thiều (1983) , Nguyễn Anh Quế (1988), Diệp Quang Ban Hoàng
Văn Thung (1992), Nguyễn Văn Thành (1992), Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn
Văn Hiệp (1998), Panfilov (2002).
Những người quan niệm tiếng Việt khơng có phạm trù THÌ: Trần Trọng
Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm (1940), M.B. Emeneau (1951), M. Grammont
(1961), Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1977), Đái Xuân Ninh (1986),
Nguyễn Đức Dân (1996), Phan Thị Minh Thúy (2003). Đặc biệt, Cao Xuân Hạo
(1998) đã nghiên cứu rất sâu và chứng minh rằng trong tiếng Việt khơng có
phạm trù THÌ, chỉ có phạm trù thể, và trong trường hợp vắng hình thức ngữ pháp
thể hiện phạm trù này thì sẽ có những hình thức ngữ pháp khác và những phương
tiện từ vựng để thay thế.
Thêm nữa, trong tri nhận về thời gian, người Việt có phân biệt sự tình ở
những thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai. Người Việt cũng phân biệt thời

gian gần và thời gian xa. Nghĩa là, trong tiếng Việt có những cách nói phản ánh
ý nghĩa quá khứ gần, quá khứ xa, tương lai gần và tương lai xa và cũng có các
đơn vị thời gian, có phân biệt thời gian xác định và thời gian khơng xác định.
Ngồi ra, người Việt cũng nhận thức được những hiện tượng có chu kì, tính liên
tiếp, tính tức thì của sự tình, có mối quan hệ giữa thời điểm nói, sự tình và thời
điểm xảy ra sự tình. Để diễn đạt những mối quan hệ này trong quá khứ, hiện tại
và tương lai, người Việt ý thức được về “điểm nhìn” hay là “khơng gian thời
điểm nhìn”.


23

Tiểu kết
Nhìn chung, thời gian là đối tượng chuyển động có định hướng trước sau,
do vậy quan hệ thời gian đặc trưng bằng khoảng cách gần xa hữu hướng.
Vì tính phức tạp của các khái niệm về thời gian theo quan điểm của Ngôn
ngữ học Tri nhận và trong phạm vi hạn hẹp của chương này cũng như trong
khuôn khổ chung của luận văn, chúng tôi không thể giới thiệu hết những vấn đề
về thời gian dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học Tri nhận mà chỉ lựa chọn một số
vấn đề mà chúng tơi thấy là có giá trị lí thuyết và ứng dụng cao, phù hợp hơn với
tình hình nghiên cứu ngơn ngữ học ở Việt Nam chúng ta.


24

CHƯƠNG 2:

CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT Ý NIỆM THỜI GIAN
TRONG TIẾNG VIỆT


Các phương tiện biểu hiện ý niệm thời gian trong tiếng Việt rất phong phú
và đa dạng, số lượng các chỉ tố dùng để diễn đạt ý niệm này được nêu ra rất khác
nhau, tính chất và cách dùng nó cũng không đồng nhất. Trong các văn bản lịch
sử, văn bản hành chính, văn bản pháp luật, báo chí, ngơn ngữ do các nội dung
thông tin, cần phải ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong đại, hoặc cần chỉ rõ
thời hạn có hiệu lực của một điều khoản, một quy chế nào đó, hay cần trình bày
một diễn tiến của sự việc, nên ý niệm thời gian rất quan trọng. Nhưng trong văn
bản nghệ thuật, văn bản mang tính khẩu ngữ. Do đó ý niệm thời gian cần làm rõ
ngữ cảnh mà khơng phải cần thiết xác định chính xác bằng niên đại hoặc thời
khắc cụ thể. Thời điểm được chọn làm mốc chỉ cần thiết khi ngôn cảnh khơng
cho biết gì về nó [56, tr.45].
2.1 Dùng khung đề thời gian ( trạng ngữ ) hay từ chỉ thời gian ở vị trí khung
đề để xác định mối quan hệ giữa các thời điểm, thời đoạn.
Thuộc tính về lương hay về chất của thời gian, ta thấy các loại ý nghĩa
như: thời điểm, thời đoạn
- Thời điểm là khoảng gian ngắn hoặc rất ngắn, được hạn định một cách chính
xác. Là là một điểm trên trục thời gian ( như: hôm qua, ngày mai, sáng nay, 7 giờ
sáng, 2 giờ trưa nay, 2 giờ chiều nay, 27 phút nữa).
- Thời đoạn là một khoảng thời gian nào đó được phân chia về mặt khối lượng
(nhiều/ ít), về độ dài (dài/ ngắn), là cách phân định các thời khoảng trong quá


25

khứ - hiện tại tương lai. Thời đoạn có thể khơng xác định, có thể xác định khi nó
gắn với thuộc tính của sự việc, của q trình, của một hoạt động nào đó hoặc là
chiều dài của một sự kiện từ khi nó bắt đầu cho đến khi nó kết thúc.
Các phương tiện dùng để diễn đạt những ý niệm ở trong tiếng Việt, trong
đó có ý niệm liên hệ về thời gian với những điểm quy chiếu ở bên ngồi tình
huống (tương tự như ý nghĩa thời của các ngôn ngữ châu Âu).

2.1.1. Dùng danh từ, danh ngữ
Trong khi thời điểm diễn ra sự kiện và thời điểm phát ngôn không trùng
nhau mà lệch nhau ở mức độ đủ lớn, cách nhau một thời khoảng đáng kể, tiếng
Việt dùng danh từ chỉ đơn vị bao gồm các từ sau đây: thuở, dạo, hồi, lúc, tháng,
đời, khi, mùa, sáng, chiều, tối, mai, mốt, liên kết với một số từ loại khác để đánh
dấu thời gian, biểu thị các mối quan hệ về thời gian ở những thời khoảng khác
nhau[56, tr.46]. Các từ này được phân biệt với nhau về phạm vi biểu hiện nghĩa,
về vị trí của nó trên trục thời gian, về quan hệ tổng hợp mạng tính hạn định của
nó với các từ khác, có thể chia thành các nhóm sau đây:
2.1.1.1. Nhóm 1 gồm các danh từ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại.
Gồm các từ như: bấy nay, bấy chầy, xưa nay, trước nay ... hoặc nối hiện
tại với tương lai, như: từ nay hoặc có ý nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại, như: ngày
nay, hiện nay, bây giờ, giờ, giờ đây…, hoặc nêu một nhận định tổng quát về thời
gian, như: bao giờ, bao giờ cũng ... [56, 47].
+ Bao giờ biểu thị ý nghĩa không xác định, không cụ thể, có thể ứng với mọi thời
điểm (trong quá khứ, hiện tại, tương lai). Bao giờ có thể dùng để nói về thời gian
với hai ý nghĩa khác nhau tùy ơ vị trí của nó trong câu:
+ Đứng đầu câu, bao giờ có ý nghĩa tương lai (chỉ một việc xảy ra ở sau thời
điểm nói, kèm theo điều kiện - giả định) . Ví dụ:


×