Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng anh và tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN BÁ TIẾN

NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TỪ BÌNH DIỆN NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 2012

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN BÁ TIẾN

NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TỪ BÌNH DIỆN NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. Nguyễn Văn Khang


2. PGS. TS. Lê Đình Tường

NGHỆ AN, 2012
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận án tiến sỹ nhan đề “Nghiên cứu thành ngữ biểu
thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngơn ngữ học tri
nhận” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào
khác.

Tác giả luận án

Trần Bá Tiến

3


LỜI CẢM ƠN
Luận án này ñược thực hiện tại Trường Đại học Vinh với sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, tổ chức và cá nhân. Tơi xin gửi lời tri ân và
trân trọng:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai người thầy của
tôi, GS. TS. Nguyễn Văn Khang và PGS. TS. Lê Đình Tường, đã tận tình chỉ
giáo và truyền nhiệt huyết cho tơi trong suốt q trình hình thành, hồn thiện
luận án và trưởng thành trong khoa học.
Tôi trân trọng cám ơn các thầy cơ giáo đã trang bị cho tơi kiến thức để
hồn thành chương trình nghiên cứu sinh và luận án.

Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện học tâp và nghiên
cứu của Bộ mơn Ngơn ngữ - Khoa Ngữ Văn, Phịng Đào tạo Sau đại học, các
phịng ban liên quan và Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh.
Trong quá trình thực hiện luận án, tơi cũng đã nhận được sự ủng hộ,
động viên và chia sẻ cơng việc của các đồng nghiệp Khoa Ngoại Ngữ - Trường
Đại học Vinh. Tôi xin trân trọng cám ơn!
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè,
những người ln khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghệ An, ngày

tháng

Tác giả luận án

Trần Bá Tiến

4

năm 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài

1

2. Lịch sử vấn đề


2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

5. Phương pháp nghiên cứu

12

6. Cái mới của luận án

13

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

13

8. Cấu trúc của luận án

14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Một số vấn đề về ngơn ngữ học tri nhận


15

1.1.1. Những vấn đề chung về ngơn ngữ học tri nhận

15

1. 1. 2. Những vấn ñề cơ bản của ngữ nghĩa học tri nhận

23

1.2. Những vấn ñề cơ bản về thành ngữ

38

1.2.1. Khái niệm thành ngữ

38

1.2.2. Thành ngữ tâm lý-tình cảm

46

1.3. Tiểu kết

50
CHƯƠNG 2

51


ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TRI NHẬN CỦA THÀNH NGỮ BIỂU THỊ
TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1 Dẫn nhập

51

2.2. Ẩn dụ về tức giận trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

52

2.3. Ẩn dụ về niềm vui trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

83

2.4. Ẩn dụ về nỗi buồn trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

92

5


2.5. Ẩn dụ về sợ hãi trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

102

2.6. Ẩn dụ về xấu hổ trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

109

2.7. Tiểu kết


113
CHƯƠNG 3

115

ĐẶC ĐIỂM HOÁN DỤ TRI NHẬN CỦA THÀNH NGỮ
BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Dẫn nhập

115

3.2. Hoán dụ về sự giận dữ trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

116

3.3. Hoán dụ về niềm vui trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

122

3.4. Hoán dụ về nỗi buồn trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

126

3.5. Hoán dụ về sự xấu hổ trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

130

3.6. Hoán dụ về sự sợ hãi trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt


131

3.7. Sự chồng lấp giữa ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận trong thành 135
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
3.8. Cơ sở tri nhận của hoán dụ biểu thị tâm lý tình cảm trong thành 137
ngữ tiếng Anh và tiến Việt
3.9. So sánh ñối chiếu sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ tri 141
nhận trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
3.10. Tiểu kết

148
CHƯƠNG 4

149

ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG DẠY THÀNH
NGỮ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
4.1. Đặt vấn ñề

149

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng học thành ngữ

150

4.3. Một số nghiên cứu gần ñây về dạy thành ngữ theo quan điểm ngơn 151
ngữ học tri nhận

6



4.4. Đề xuất ñường hướng dạy thành ngữ theo quan ñiểm ngôn ngữ 156
học tri nhận
4.3. Tiểu kết

166
KẾT LUẬN

167

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

170

TÀI LIỆU THAM KHẢO

171

PHỤ LỤC 1: Các thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Anh và

185

tiếng Việt xếp theo phạm trù (Tức, vui, buồn, sợ, xấu hổ)
PHỤ LỤC 2: Các thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Anh xếp

206

theo thứ tự bảng chữ cái (Tức, vui, buồn, sợ, xấu hổ)
PHỤ LỤC 3: Các thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Việt xếp

theo thứ tự bảng chữ cái (Tức, vui, buồn, sợ, xấu hổ)

7

219


MỞ ĐẦU
9. Lý do chọn ñề tài
Xu thế nghiên cứu ngơn ngữ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI ñã chuyển
từ khảo sát ngữ liệu quan sát trực tiếp sang nghiên cứu cả những vấn đề khơng
quan sát được của con người như trí tuệ, văn hóa, ý niệm, tri thức, niềm tin, tín
ngưỡng, v.v. Đây là khuynh hướng thu hút sự tham gia đơng đảo của giới ngơn
ngữ học hiện nay - Ngôn ngữ học tri nhận. Trên thế giới đã có nhiều chun
khảo mang tính mở đường của các tác giả như Lakoff & Johnson [129], Lakoff
[130], Talmy [161] và cả những nghiên cứu trên từng thể loại diễn ngôn như
Lakoff và Turner [131]. Ngôn ngữ học tri nhận được đón nhận ở Việt Nam
mới khoảng 10 năm trở lại ñây, do vậy mới chỉ xuất hiện một số cơng trình
tiên phong như Lý Tồn Thắng [59; 60], Trần Văn Cơ [14] và một số luận án,
luận văn như Lê Thị Ánh Hiền [28], Phan Thế Hưng [35], Võ Kim Hà [24].
Vốn giương cao ngọn cờ “Dĩ nhân vi trung”, lấy con người làm tâm ñiểm
nghiên cứu nên phạm trù tâm lý tình cảm được xem là một trong những đích
quan trọng ngơn ngữ học tri nhận cần hướng tới. Cứ liệu ngôn ngữ của phạm
trù này là nguồn tài liệu sống giúp chúng ta hiểu sâu hơn về ngơn ngữ và văn
hóa của người sử dụng.
Trong số các đơn vị ngơn ngữ, thành ngữ là tinh hoa của mỗi ngơn ngữ
được đúc kết qua nhiều thế hệ, nó phản ánh những đặc điểm văn hố của mi
dõn tc. Vic nghiờn cu thnh ng không những góp phần vào nghiên cứu đặc
trng ngụn ng ca ủn v này mà cịn góp phần làm sáng tỏ nhiều nét văn hố
tiêu biểu cho cộng đồng sử dụng, thơng qua đó giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn

về bản sắc dân tộc, quan niệm và tư duy về sự vật, hiện tượng cả về mặt ñồng
ñại và lịch ñại. Trong thời đại cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay,
sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa đang làm mờ ñi nhiều giá trị truyền thống.

1


Nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể dần dần biến mất khỏi ñời sống xã
hội. Việc nghiên cứu thành ngữ sẽ giúp tái hiện và bảo tồn những giá trị đó.
Mặc dù thành ngữ thể hiện rất phong phú và đa dạng trong ngơn ngữ đời
sống nhưng hiện nay chưa có một cơng trình nào chun sâu về nó từ góc độ
ngơn ngữ học tri nhận. Việc nghiên cứu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình
cảm tiếng Anh và tiếng Việt là một việc làm hữu ích, khơng những làm giàu
nguồn ngữ liệu cho cơng tác biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Anh và tiếng
Việt mà cịn phục vụ nghiên cứu ngơn ngữ-văn hố, dịch thuật, giao tiếp và
bảo tồn văn hóa dân tộc.
10.Lịch sử vấn ñề
Thành ngữ là ñối tượng ñược nghiên cứu rất sâu rộng từ nhiều bình diện
khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khuôn khổ của luận án, chúng
tơi điểm lại những nghiên cứu quan trọng về thành ngữ nhằm đưa ra một bức
tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trong tiếng Anh, có khá nhiều nghiên cứu về thành ngữ. Makkai [140],
chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ lập mã (encoding idioms) và thành
ngữ giải mã (decoding idioms). Thành ngữ lập mã bao gồm các cụm từ cố ñịnh
như get married to someone (kết hơn tới người nào, thay vì với (with) như
tiếng Việt). Thành ngữ giải mã gồm các cụm từ cố định mang nghĩa bóng như
red tape (cái thước dây màu đỏ/quan liêu), kick the bucket (đá cái xơ/chết, toi
đời), v.v. Các thành ngữ giải mã cịn được chia ra thành các tiểu nhóm như
động từ kép (phrasal verbs), thành ngữ ngữ đoạn (tournures – ví dụ: rain cats
and dogs - mưa như chó và mèo/mưa như trút), các cặp từ bất khả đảo nghịch

(irreversible binomials – ví dụ: odds and ends – đầu thừa đi thẹo), cụm từ
ghép (phrasal compounds: blackmail – thư ñen/thư tống tiền), v.v.
Weinreich [171], sử dụng lý thuyết, mơ hình và thuật ngữ của ngữ pháp
tạo sinh – chuyển đổi để phân tích thành ngữ. Ông cho rằng, một trong những

2


ñặc ñiểm của thành ngữ là sự tối nghĩa tiềm năng xuất hiện từ các thành tố
mang nghĩa ñen trong diễn ngôn. Các cụm từ như spick and span (gọn gàng
sạch sẽ) khơng được xếp vào nhóm thành ngữ như by and large (bên cạnh và
rộng/nhìn chung) vì cụm từ spick and span khơng có phiên bản theo nghĩa đen
như by and large. Ơng chia các cụm từ cố định thành nhóm có tính thành ngữ
và nhóm có tính ổn ñịnh của kết hợp từ (collocations). Như vậy, những ñơn vị
mà Makkai xem là thành ngữ lập mã ở trên khơng được Weinreich xem là
thành ngữ.
Strassler [160], nghiên cứu thành ngữ từ góc độ dụng học. Ơng cho
rằng, khi sử dụng thành ngữ, người nói chuyển tải thơng tin nhiều hơn nội
dung ngữ nghĩa của thành ngữ đó. Thành ngữ ñược sử dụng như ñơn vị chỉ
xuất (deitic use) bao gồm: chỉ xuất nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và
ngôi thứ ba. Khảo sát số liệu ngôn ngữ tự nhiên của ông cho thấy chỉ xuất
nhân xưng ngôi thứ ba ñược sử dụng rộng rãi nhất. Chỉ xuất ngơi thứ hai chỉ
hạn chế với đối tác giao tiếp có địa vị cao hơn, trong khi đó chỉ xuất ngơi thứ
hai thường dùng với người có địa vị thấp hơn.
Dựa trên lý thuyết ngữ pháp chức năng của Halliday, Fernado [107]
chia thành ngữ thành ba nhóm. Thành ngữ biểu ý (ideational idioms) chuyển
tải nội dung thơng điệp hoặc bản chất của thơng điệp (ví dụ: spill the beans:
bóc vỏ ñậu/tiết lộ bí mật). Thành ngữ liên nhân (interpersonal idioms) thực
hiện chức năng tương tác nhằm bắt đầu, duy trì hoặc kết thúc một mẫu trao đổi
và có quan hệ chặt chẽ với quy tắc lịch sự trong giao tiếp (ví dụ: I wasn’t born

yesterday: tơi khơng phải sinh ngày hơm qua/tơi đâu có ngớ ngẩn; by the way:
à này/tiện thể). Thành ngữ liên kết (relational idioms) có chức năng liên kết
ngôn bản và do vậy làm gia tăng sự mạch lạc của diễn ngơn (ví dụ: on the
contrary: trái lại).

3


Điểm qua những cơng trình lớn về thành ngữ ở trên cho thấy, ñến gần
cuối thế kỷ XX các nghiên cứu đã khảo sát thành ngữ từ các bình diện cấu
trúc, ngữ dụng và ngữ pháp chức năng. Khi ngôn ngữ học tri nhận phát triển,
nghiên cứu thành ngữ cũng bắt ñầu chuyển hướng. Lakoff [130] nghiên cứu ẩn
dụ và hốn dụ chỉ tức giận trong tiếng Anh. Ơng phát hiện ra rằng các ẩn dụ và
hoán dụ ý niệm sử dụng ñể hiểu sự tức giận dựa trên tri thức dân gian về sinh
lý của tình cảm này; nghĩa là, tức giận luôn kèm theo những hiệu ứng sinh lý
nhất định như mạch đập và thân nhiệt tăng. Ngồi ra mơ hình văn hóa của mỗi
cộng đồng sử dụng ngơn ngữ cũng góp phần hình thành nên ẩn dụ chỉ sự tức
giận.
Cùng hướng nghiên cứu này, Yu [177] ñã khảo sát thành ngữ tức giận
và niềm vui tiếng Anh so sánh với tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, phạm vi khảo
sát khá hạn hẹp. Ông phát hiện ra rằng, cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc đều
ẩn dụ hóa tức giận thơng qua hình ảnh nhiệt (TỨC GIẬN LÀ NHIỆT, TỨC
GIẬN LÀ LỬA). Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc sử dụng ẩn dụ chất khí (TỨC
GIẬN LÀ KHÍ NĨNG TRONG VẬT CHỨA) cịn tiếng Anh lại ẩn dụ hóa với
chất lỏng (TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG NÓNG TRONG VẬT CHỨA). Cả
hai ngơn ngữ đều có ẩn dụ VUI LÀ HƯỚNG LÊN, VUI LÀ ÁNH SÁNG,
nhưng tiếng Trung Quốc có thêm ẩn dụ VUI LÀ HOA NỞ TRONG TIM thể
hiện tính hướng nội của người Trung Quốc (177: 66).
Dựa trên những phát hiện thú vị về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, gần ñây ñã
xuất hiện nhiều tài liệu giảng dạy sắp xếp thành ngữ dựa trên ý niệm hình

thành nên thành ngữ đó. Tiêu biểu cho đường hướng này là cơng trình của
Wright [176], sắp xếp thành ngữ theo từng miền ý niệm như THỜI GIAN LÀ
TIỀN BẠC, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, TÂM TRẠNG LÀ
THỜI TIẾT, v.v. McCarthy và O’Dell [143] cấu trúc thành ngữ dựa trên hoán
dụ bộ phận cơ thể, v.v.

4


Trong Việt ngữ học truyền thống, người ta chủ yếu nghiên cứu thành
ngữ từ bình diện cấu trúc và hình thái. Chuyên khảo của cố giáo sư Hoàng Văn
Hành [26] ñã khái quát ñặc ñiểm của thành ngữ tiếng Việt trên hai bình diện
này, có tính đến đặc trưng tư duy văn hóa dân tộc. Khảo sát các thành ngữ, tục
ngữ cụ thể trên bình diện ngơn ngữ và văn hóa phải kể đến cơng trình “Kể
chuyện thành ngữ, tục ngữ” của cố giáo sư Hoàng Văn Hành và cộng sự [25].
Trên 300 thành ngữ, tục ngữ khó hiểu và khó dùng được chọn lọc và giải thích
dựa trên các ñiển tích, ñiển cố, phong tục tập quán, nghi lễ, tơn giáo, truyền
thống văn hóa và tư tưởng dân tộc xuất hiện trong các thời kỳ văn hóa và ngơn
ngữ khác nhau. Các cơng trình chun sâu về thành ngữ trong những năm gần
ñây chủ yếu là các luận án của nghiên cứu sinh.
Luận án của Nguyễn Công Đức [21] nghiên cứu “Bình diện cấu trúc
hình thái-ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt”. Tác giả chia thành ngữ tiếng
Việt thành ba loại dựa trên bình diện cấu trúc-hình thái: thành ngữ ñối, thành
ngữ so sánh và thành ngữ thường. Đặc ñiểm quan trọng nhất của thành ngữ ñối
là là sự ñối ứng hoặc tương phản nghĩa hai vế của thành ngữ, tức là có quan hệ
đối ý. Từ quan hệ ñối ý, thành ngữ ñối xây dựng các quan hệ khác, như quan
hệ ñối lời, tức là ñối hoặc ñiệp giữa các thành tố cấu tạo. Trong quan hệ ñối
lời, thành ngữ ñối khai thác triệt ñể các ñặc ñiểm gần nghĩa, ñồng nghĩa, trái
nghĩa, ñiệp nghĩa trong các ñơn vị từ ngữ tiếng Việt, cũng như các quy luật về
ngữ pháp, hài hòa về ngữ âm. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt được cấu tạo

theo cơng thức tổng qt A như B, trong đó A là đối tượng so sánh, B là ñối
chứng so sánh, như là quan hệ so sánh. Trong mơ thức này, đối tượng so sánh
(A), quan hệ so sánh (như) có thể có mặt hoặc tiềm ẩn. Trong quan hệ so sánh
giữa A và B thì A bao giờ cũng hiển ngơn cịn B bao giờ cũng hàm ngơn, tức
là đối chứng so sánh chỉ là đặc tính điển hình được biểu trưng qua sự vật B.
Thành ngữ thường ñược so sánh bằng ñoản ngữ, trong đó chủ yếu là động ngữ,
hoặc kết cấu chủ - vị. Đây là loại thành ngữ ñược ñịnh hình nhờ sự khái quát

5


hóa từ những hiện tượng khá điển hình trong cuộc sống nên phải nhờ ñến một
dung lượng từ ngữ ở những mức ñộ cần thiết mới diễn ñạt ñược nội dung ngữ
nghĩa của nó. Chính vì vậy, thành ngữ loại này có những giáp ranh nhất định
với tục ngữ. Vì phạm vi nghiên cứu của ñề tài là thành ngữ tiếng Việt nói
chung, nên tác giả khơng thể khảo sát ngữ nghĩa cụ thể của từng phạm trù
thành ngữ mà chỉ khái quát cơ chế tạo nghĩa nói chung gồm ba cơng đoạn: xác
lập các yếu tố, lập ý từ sự tạo lập các quan hệ giữa các yếu tố và ñồng nhất
những hiện tượng riêng lẻ trong nội dung vừa xác lập của thành ngữ với sự
vật, khái niệm vốn có trong cuộc sống. Ngồi ra tác giả cũng ñã chỉ ra một số
nét văn hoá trong thành ngữ và nhấn mạnh rằng thành ngữ cũng thuộc phạm vi
quan tâm của nhiều ngành văn hố học lân cận, đặc biệt là văn hoá dân gian.
Luận án của Phan Văn Quế [54] “Ngữ nghĩa của thành ngữ - tục ngữ có
thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh” đã giải quyết một phần thành ngữ tiếng
Anh có xét đến yếu tố văn hố trong nghĩa của từ có thành tố chỉ ñộng vật. Tác
giả chỉ ra rằng, trường thành tố ñộng vật gồm 85 ñơn vị, trong ñó có 19 thành
tố ñặc trưng nhất và phân xuất ñược 207 nghĩa, gọi là nghĩa văn hóa riêng đặc
thù tộc người. Nghĩa này cùng với hai thành tố khác (là nghĩa khái niệm phổ
qt tồn nhân loại và nghĩa văn hóa cung liên tộc người) hợp thành nghĩa của
từ. Về phương diện cơ cấu ngữ nghĩa, theo sự ñánh giá tốt xấu, trường thành tố

động vật tiếng Anh có ba mảng nghĩa: mảng tích cực, mảng tiêu cực, và mảng
trung hịa. Trong ba mảng này, mảng ñánh giá tiêu cực chiếm ưu thế (46%).
Theo phạm trù văn hóa, trường thành tố động vật tiếng Anh có hai mảng là sự
vật và phẩm chất, trong đó mảng sự vật chiếm đa số (93%). Vận dụng phép
miêu tả tương phản ñối với ngữ nghĩa của các thành tố ñộng vật tiếng Anh trên
nền của các thành tố tương ứng trong tiếng Việt, tác giả ñã làm bộc lộ những
giá trị văn hóa của ngữ nghĩa các thành tố ñộng vật tiếng Anh vốn khác biệt
với các thành tố tương ứng của tiếng Việt và gây khó khăn cho việc lĩnh hội
nội dung cũng như cách sử dụng các thành tố tiếng Anh của học viên Việt

6


Nam. Từ đó, tác giả nêu ra những kiến giải cụ thể về mặt giáo học pháp ñối
với việc dạy và học dịch thành ngữ có yếu tố động vật tiếng Anh cho người
Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm vững cách cảm nhận của
người Anh ñối với các con vật. Mặc dù luận án ñã nêu ñược một số ñặc ñiểm
văn hóa dân tộc thể hiện trong thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng
Anh và tiếng Việt, nhưng chưa làm rõ cơ chế tri nhận thể hiện trong ngôn ngữ.
Phần ứng dụng sư phạm chưa khái qt hóa được đường hướng giảng dạy
thành ngữ theo cách nhìn mới của ngơn ngữ học tri nhận, tìm nét phổ qt và
nét dị biệt có tính quy luật ñể giúp việc dạy học hiệu quả hơn.
Luận án của Nguyễn Thị Tân [56] “Thành ngữ gốc Hán trong tiếng
Việt” ñã chỉ ra sự biến ñổi của các thành ngữ mượn Hán khi ñược sử dụng
trong tiếng Việt dưới tác tác ñộng của bối cảnh xã hội Việt Nam. Trên cơ sở
đó, chỉ ra sự hình thành các biến thể khác nhau của cùng thành ngữ Hán trong
tiếng Việt. Cũng tương tự như luận án của Nguyễn Công Đức, phạm vi khảo
sát của luận án này mang nét bao quát chung của thành ngữ tiếng Việt có
nguồn gốc từ tiếng Hán. Tác giả chưa khai thác bình diện tri nhận của thành
ngữ.

Ngô Minh Thuỷ [65], với luận án “Đặc ñiểm của thành ngữ tiếng Nhật
trong sự liên hệ với tiếng Việt”, ñã phác thảo một bức tranh chung về thành
ngữ tiếng Nhật trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt. Luận án khảo sát
1019 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Nhật, trong khi đó tiếng
Việt có 883 thành ngữ loại này. Tác giả chỉ ra rằng, mặc dù số lượng thống kê
ñược nhiều hơn nhưng tiếng Nhật dùng ít từ chỉ bộ phận cơ thể hơn thành ngữ
tiếng Việt. Từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ của hai ngôn ngữ ñều ñược
dùng dựa theo chức năng sẵn có của bộ phận cơ thể, những phong tục tập quán
liên quan ñến bộ phận cơ thể, những đặc điểm sẵn có của bộ phận cơ thể hay
những ñặc ñiểm do con người hình dung hoặc quan niệm về bộ phận cơ thể đó.
Một trong những đặc điểm khác nhau chính đó là các thành ngữ tiếng Việt chỉ

7


trạng thái tâm lý và tính cách của con người có sử dụng từ chỉ các bộ phận
thuộc cơ quan nội tạng với tỷ lệ rất cao nhưng tiếng Nhật sử dụng với tỷ lệ
thấp hơn nhiều. Do luận án lấy thành ngữ tiếng Nhật làm tâm ñiểm nghiên
cứu, nên phần khảo sát thành ngữ tiếng Việt chỉ mang tính ñối sánh trong
những trường hợp nhất ñịnh nên chưa làm rõ ñặc trưng của thành ngữ tiếng
Việt. Khi so sánh, tác giả chủ yếu liệt kê mà không kiến giải cơ chế tri nhận
dẫn ñến sự liên tưởng khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
Luận án của Phạm Minh Tiến [70] “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng
Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)” lấy tiếng Hán làm tâm ñiểm nghiên cứu có
đối chiếu với tiếng Việt. Tác giả khảo sát trường nghĩa của các yếu tố cấu tạo
nên thành ngữ so sánh và phác thảo nên hình ảnh văn hóa và nét tư duy của hai
dân tộc. Trong khi hình ảnh Nho giáo xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng
Hán thì hình ảnh Phật giáo lại chiếm đa số trong thành ngữ tiếng Việt. Những
hình ảnh xã hội, con người xuất hiện trong thành ngữ so sánh tiếng Hán chủ
yếu là hình ảnh của tầng lớp Nho gia. Hình ảnh ñộng thực vật hiện lên trong

thành ngữ so sánh tiếng Hán khá chung chung, không sử dụng từ ngữ miêu tả
những nhóm đối tượng cụ thể. Hình ảnh về tầng lớp lao động, sinh hoạt xã hội
làng xã, cơng cụ lao động của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước thường
xuyên xuất hiện trong thành ngữ so sánh tiếng Việt. Điểm khá thú vị phát hiện
trong luận án là cấu trúc so sánh tiếng Hán hoàn toàn trùng khớp với thành ngữ
so sánh trong tiếng Việt. Tác giả cho rằng, cấu trúc mang tính tổng quát nhất
của thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt là: A - (t) – R – B, trong đó A là
yếu tố so sánh, (t) là yếu tố nét tương ñồng, R là từ ngữ so sánh, và B là yếu tố
tham chiếu. Từ những kết quả khảo sát thực tế, tác giả nêu ra một số kiến nghị
cho việc dạy học thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt.
Về phương diện Ngơn ngữ học tri nhận, gần đây có luận án của Phan
Thế Hưng [35] “Ẩn dụ dưới góc độ ngơn ngữ học tri nhận trên cứ liệu tiếng

8


Anh và tiếng Việt”. Tác giả chỉ ra rằng, ẩn dụ ý niệm bao hàm các ñặc ñiểm
sau:
1) Ẩn dụ là hiện tượng ý niệm, không chỉ là hiện tượng của ngôn từ
2) Chức năng của ẩn dụ là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn các ý niệm,
không chỉ là các biện pháp tu từ
3) Ẩn dụ không chỉ căn cứ sự giống nhau
4) Ẩn dụ ñược sử dụng tự nhiên trong ñời sống hàng ngày từ những con
người bình thường nhất, chứ khơng chỉ những con người có khả năng
đặc biệt
5) Ẩn dụ khơng chỉ là phương thức tu từ của ngơn ngữ, mà cịn là quy
trình tự nhiên của nhận thức về tư duy.
Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, trải nghiệm của cơ thể con
người trong ẩn dụ hóa là những trải nghiệm mang tính phổ qt và từ đó chúng
ta có ẩn dụ ý niệm cơ bản và phổ quát. Đáng chú ý ở luận án này, tác giả ñã ñề

cập sự tương tác giữa ẩn dụ và hốn dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận. Yếu tố kinh nghiệm cơ thể phản ánh trong ngơn ngữ được thảo luận khá
kỹ. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tổng hợp kết quả nghiên cứu và luận điểm của
Lakoff và cộng sự có bổ sung một số ví dụ tiếng Việt. Có rất ít phát hiện riêng
của luận án, do đó tính “độc đáo” khơng cao.
Cơng trình mới nhất thuộc lĩnh vực ngơn ngữ học tri nhận phải kể ñến
luận án của Võ Kim Hà [24] “Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu
(so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)”. Đề tài khảo sát cấu trúc và tính hệ
thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phân loại của lý thuyết nguyên mẫu.
Tác giả tập trung phân tích miền nguồn “Dịng chảy” và miền đích “Suy nghĩ”
trong tiếng Việt vì cho rằng ñây là những miền ý niệm thường ñược sử dụng
trong tiếng Việt. Phần so sánh ñối chiếu, tác giả chọn yếu tố tay trong tiếng
Việt ñể so sánh với hand của tiếng Anh và main trong tiếng Pháp. Điểm mạnh
của luận án này là tác giả ñã vận dụng lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận để phân

9


tích và kiến giải cơ chế tri nhận của một số ẩn dụ và hoán dụ khá chi tiết. Kết
hợp được kiến thức liên ngành ngơn ngữ, văn hóa và khoa học tri nhận ñể giải
quyết vấn ñề. Tuy nhiên, như tác giả thừa nhận, luận án bao quát quá nhiều
vấn đề nên kết quả của luận án mang tính chất chung chung, khơng chun sâu
một vấn đề cụ thể.
Nhìn nhận một cách tổng qt, một số cơng trình đã nghiên cứu thành
ngữ từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu theo quan ñiểm truyền thống.
Những luận án nghiên cứu ngữ nghĩa thì phạm vi quá rộng, chưa làm nổi bật
ñược ñặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị tâm
lý tính cảm. Hơn nữa, hầu hết các luận án khảo sát ở trên không dựa trên nền
lý thuyết mới của ngôn ngữ học tri nhận nên hướng đi khơng cịn tính mới mẻ.
Luận án của Phan Thế Hưng và Võ Kim Hà khảo sát những vấn đề chung từ

bình diện ẩn dụ tri nhận, nhưng chưa ñi sâu vào một vấn ñề cụ thể nên chưa
xác ñịnh một cách rõ ràng cơ chế của ẩn dụ trong việc phản ánh nhận thức, trải
nghiệm của cộng đồng sử dụng ngơn ngữ. Thành ngữ là phương thức ngơn
ngữ biểu đạt, phản ánh một cách cơ ñọng tư duy, nhận thức và trải nghiệm của
cộng ñồng ñối với từng mặt ñời sống cụ thể của con người. Do vậy, việc tập
trung nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm tiếng Anh và tiếng Việt từ
bình diện ngơn ngữ học tri nhận là hướng đi hồn tồn mới, khơng trùng lặp
với bất kỳ đề tài nào trước đó.
11.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Việc khảo sát thành ngữ biểu thị trạng thái tâm lý tình cảm tiếng Anh và
tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa học tri nhận nhằm:
- Góp phần soi sáng lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận từ góc độ xun ngơn;
- Góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hố, làm nổi
bật đặc trưng ngữ nghĩa, tư duy văn hoá dân tộc thể hiện trong thành ngữ;
- Góp phần định hướng xây dựng giáo trình dạy học tiếng và phương pháp
dạy học theo trường nghĩa tri nhận.

10


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và ñịnh vị khái niệm thành ngữ, ñưa ra ñược danh sách các
thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt;
- Xác ñịnh cơ chế biểu hiện (representation) một số bình diện tâm lý tình
cảm của con người ñược biểu ñạt trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận;
- Tìm ra nét phổ quát và đặc thù ngơn ngữ, văn hóa của thành ngữ chỉ trạng
thái tâm lý-tình cảm thể hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt;
- Chỉ ra những tương ñồng và khác biệt của các yếu tố tri thức, ngơn ngữ và

văn hố tác động đến việc hình thành và sử dụng thành ngữ;
- Trên cơ sở lý thuyết và số liệu cụ thể, luận án ñề xuất một số phương pháp
dạy thành ngữ với tư cách là một ngoại ngữ.
12.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung khảo sát các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: Tức giận, vui, buồn,
sợ, xấu hổ. Mặc dù có thể nghiên cứu thành ngữ từ ba bình diện ngữ pháp, ngữ
nghĩa và ngữ dụng, nhưng trong khuôn khổ luận án, chúng tơi chỉ đi sâu phân
tích bình diện ngữ nghĩa, cụ thể là ẩn dụ và hoán dụ. Đây là những vấn ñề
quan trọng nhất, phản ánh ñặc trưng tư duy, ngơn ngữ và văn hóa của cộng
đồng sử dụng chúng.
Các thành ngữ nghiên cứu ñược lấy trong từ ñiển tiếng Anh Mỹ và tiếng
Việt bao gồm: McGraw-Hill’s American Idioms Dictionary [158], A
Dictionary of American Idioms [141], American Heritage Dictionary - Idioms
[85]; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt [82], Thành ngữ tiếng Việt [44],
Từ ñiển thành ngữ tiếng Việt phổ thơng [84].
Ví dụ ngơn ngữ hoạt động dùng ñể minh họa của tiếng Anh ñược lấy từ
các nguồn diễn ngôn tiếng Anh Mỹ bao gồm các tờ báo lớn như New York

11


Times, USA Today, Washington Post, v.v. Ưu ñiểm của các tờ báo này là ñược
lưu trữ tất cả các số từ trước đến nay, có thể tiếp cận các số ra từ thế kỷ 19 đến
nay rất nhanh qua cơng cụ hỗ trợ tìm kiếm Google. Những số liệu mang tính
lịch đại có thể giúp chứng minh nguồn gốc một số thành ngữ cịn gây tranh cãi.
Số liệu ngơn ngữ hoạt ñộng trong tiếng Việt ñược lấy từ các tiểu thuyết và các
tờ báo có số lượng độc giả lớn hiện nay như Quân Đội Nhân Dân, Công An
Nhân Dân, Dân Trí, VN Express, Vietnam Net, v.v.
13.Phương pháp nghiên cứu

Để ñạt ñược mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng một số
phương pháp và thủ pháp như thống kê, miêu tả, phân tích định tính, định
lượng, quy nạp, diễn dịch, so sánh, ñối chiếu, v.v.
Phương pháp diễn dịch (Deductive method) thừa kế và vận dụng các
thành tựu đã đạt được, các nhận định có tính tiền đề ñể kiến giải ñối tượng
nghiên cứu của luận án.
Phương pháp quy nạp (Inductive method) nghiên cứu khái quát hóa một
vấn ñề dựa trên tổng hợp ñịnh lượng các trường hợp cụ thể; nghĩa là, các nhận
ñịnh và ñánh giá ñược dựa vào số liệu thống kê. Số liệu thành ngữ được phân
tích và tổng hợp thành hệ thống nhằm tìm ra ẩn dụ và hoán dụ ý niệm làm cơ
sở cho các thành ngữ đó.
Phương pháp so sánh đối chiếu ñược sử dụng nhằm tìm ra những nét
tương ñồng và dị biệt giữa hai ngơn ngữ, từ đó, có thể tìm ra những nét phổ
qt và đặc thù văn hóa thể hiện qua thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm.
Phương pháp thống kê ñịnh lượng ñược sử dụng ñể hỗ trợ phương pháp
quy nạp. Ưu ñiểm của số liệu ñịnh lượng là cho kết quả rõ ràng, không mập
mờ nhưng phương pháp này trong một số trường hợp không kiến giải ñược
nguồn gốc của vấn ñề. Do vậy, phương pháp định tính như phỏng vấn được bổ

12


sung nhằm khắc phục những khoảng trống của phương pháp định lượng như
chúng tơi sử dụng ở chương 4.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu Ngơn ngữ học
khối liệu (Corpus linguistics), dùng cứ liệu ngôn ngữ hiện thực (samples of
real world text) ñể xác ñịnh nguồn gốc của một số thành ngữ còn gây tranh cãi.
14.Cái mới của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về thành ngữ biểu thị tâm lý
tình cảm tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ bình diện ngơn ngữ học tri nhận. Về

mặt lý thuyết, luận án tổng hợp những quan điểm mới nhất về ngơn ngữ học tri
nhận của các học giả hàng ñầu trên thế giới trong mối liên quan với tâm lý học
tri nhận, ngôn ngữ học thần kinh, ngôn ngữ học nhân học, v.v…Trên cơ sở đó,
phân tích và tổng hợp những đặc điểm hoán dụ và ẩn dụ tri nhận thể hiện trong
thành ngữ.
Luận án chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm
tiếng Anh và tiếng Việt xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tương tác với
văn hóa và mơi trường. Các nghiên cứu trước ñây chủ yếu tập trung ở bề mặt
ký hiệu ngơn ngữ, có tính đến yếu tố văn hóa nhưng chưa làm rõ được cơ chế
hiện thân của ngơn ngữ.
Dựa trên những phát hiện về cơ chế nghĩa của thành ngữ và vận dụng
những thành quả mới nhất của ngôn ngữ học tri nhận, luận án ñề xuất ñường
hướng mới về dạy thành ngữ cho người nước ngoài.
15.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
15.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý thuyết ngơn ngữ học
đặc biệt là Việt ngữ học tri nhận và ứng dụng của nó trong việc biên soạn
chương trình, dạy-học ngoại ngữ.
- Thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm là yếu tố văn hố của dân tộc kể
cả quá khứ, hiện tại và sự vận ñộng của xã hội qua từng thời kỳ khác nhau.

13



×