Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------NGUYỄN BẢO TRÂM

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
GIỮA KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Văn Tiếng

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


1

MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................. 6

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7

3.



Nội dung và mục đích nghiên cứu ................................................................... 8

4.

Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................ 8

5.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................... 12

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 14

7.

Bố cục luận văn............................................................................................. 15
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1.

Sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói ................................................... 17

1.1.1.

Ngơn ngữ........................................................................................ 17

1.1.2.


Lời nói............................................................................................ 18

1.1.3.

Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói ............................................ 18

1.2.

Vấn đề phương ngữ và phương ngữ học xã hội ..................................... 20

1.2.1.

Phương ngữ .................................................................................... 20

1.2.2.

Phương ngữ học xã hội (khu vực TP. HCM)................................... 23

1.3.

Ngữ dụng học........................................................................................ 25

1.3.1.

Hành vi ngôn ngữ ........................................................................... 26

1.3.2.

Lý thuyết hội thoại ......................................................................... 30


1.4.

Tiểu kết ................................................................................................. 38

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ GIỮA KHÁCH HÀNG
VÀ NHÂN VIÊN TRONG NGÂN HÀNG
2.1.

Khái lược hoạt động giao tiếp giữa KH và NV trong ngân hàng…. ....... 40

2.2.

Một số tình huống giao tiếp giữa KH và NV trong ngân hàng…. .......... 41

2.2.1.

Tình huống mở sổ gửi tiết kiệm ...................................................... 41

2.2.2.

Những tình huống liên quan đến dịch vụ ATM ............................... 50

2.2.3.

Những tình huống giao tiếp khác .................................................... 61


2


2.3.

Tính chất chung của các tình huống giao tiếp ở ngân hàng .................... 65

2.3.1.

Tình huống giao tiếp mang sắc thái trang trọng .............................. 65

2.3.2.

Tình huống giao tiếp mang sắc thái trung hịa ................................. 66

2.3.3.

Tình huống giao tiếp mang sắc thái thân mật .................................. 68

2.4.

Cấu trúc của các cuộc thoại diễn ra ở ngân hàng ................................... 69

2.4.1.

Mở đầu cuộc thoại .......................................................................... 69

2.4.2.

Diễn tiến cuộc thoại ........................................................................ 72

2.4.3.


Kết thúc cuộc thoại ......................................................................... 72

2.5.

Tiểu kết ................................................................................................. 73

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ GIAO TIẾP GIỮA
KHÁCH HÀNG VÀ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
3.1

. Chiến lược giao tiếp (CLGT) giữa KH và NV ngân hàng ...................... .75

3.1.1.

Sử dụng từ xưng hô ........................................................................ 75

3.1.2.

Sử dụng các trợ từ tình thái (TTTT) để biểu thị mục đích phát

ngơn…………………………………………………………………………..81
3.2

. Một số nghi thức giao tiếp giữa KH và NV trong ngân hàng................... 84

3.2.1.

Nghi thức chào, mời ....................................................................... 87

3.2.2.


Nghi thức yêu cầu, từ chối .............................................................. 89

3.2.3.

Nghi thức khiếu nại, giải quyết ....................................................... 90

3.2.4.

Nghi thức cảm ơn ........................................................................... 92

3.2.5.

CLGT giữa NV và KH xét trên bình diện ngữ dụng…… ................ 93

3.3

. Một số đặc điểm từ vựng của phát ngôn trong giao tiếp ở ngân

hàng…………………………………………………………………………….102
3.3.1.

Sử dụng từ ngữ nghề nghiệp ......................................................... 102

3.3.2.

Từ ngữ địa phương trong các hoạt động giao tiếp ......................... 103

3.4


. Tiểu kết ................................................................................................ 106

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...1


3

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa Văn học và Ngơn ngữ (khóa 2008-2011),
chúng tơi đã được các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ phụ trách các chuyên đề tận
tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và gợi mở những đường hướng nghiên cứu mở
để chúng tôi thực hiện nghiên cứu chun đề. Qua đó, chúng tơi chân thành cảm ơn
nhà trường, khoa, quý thầy cô đã giúp đỡ chúng tơi trong q trình học tập và thực
hiện luận văn.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh 5 TP. HCM đã tạo
điều kiện cho chúng tơi có được những buổi ghi âm trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng
và khách hàng. Chúng tôi xin cảm ơn Ban giám đốc đã tạo điều kiện để chúng tôi
thu thập tư liệu, cảm ơn cán bộ công nhân viên ngân hàng đã hợp tác tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi.
Đặc biệt, chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Trần Văn
Tiếng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, gợi mở chúng tơi thực hiện đề tài này.
Sau cùng xin được cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài luận
văn này được hoàn thành.

TP. HCM, tháng 12 năm 2011
Nguyễn Bảo Trâm


5

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số từ ngữ viết tắt sau:
CLGT:

Chiến lược giao tiếp

ĐHKHXH & NV:

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

ĐHQG:

Đại học Quốc gia

ĐHSP:

Đại học Sư phạm

ĐHTH:

Đại học Tổng hợp

GD:


Giáo dục

GTNN:

Giao tiếp ngôn ngữ

KH:

Khách hàng

KHXH:

Khoa học xã hội

HN:

Hà Nội

NNGT:

Ngôn ngữ giao tiếp

NV:

Nhân viên

Nxb:

Nhà xuất bản


PNNB:

Phương ngữ Nam bộ

T/c:

Tạp chí

TMCP:

Thương mại cổ phần

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTT:

Trợ từ tình thái

(…):

Biểu thị cuộc thoại bị gián đoạn hoặc tạm dừng một thời
gian ngắn


6

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

TP. HCM là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật lớn nhất nước. Từ lâu, TP.
HCM đã là trung tâm giao dịch thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật trong và
ngồi nước. Cùng với sự mở rộng đô thị và ngày càng hiện đại hóa như hiện nay,
TP. HCM đã tiếp nhận nhiều cư dân từ khắp mọi miền trong nước đến sinh sống và
làm việc. Ngoài ra, TP. HCM cũng có một số lượng lớn người nước ngồi đến sinh
sống và làm việc. Vì thế, vị thế của TP. HCM ngày càng phát triển rộng lớn từ kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục… đến sinh hoạt ngôn ngữ. Từ những lý do
này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề GTNN ở TP. HCM trong lĩnh vực ngân
hàng.
Trong thời kỳ bao cấp, ngân hàng là một lĩnh vực độc quyền của nhà nước và
có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau đó, ngân hàng được tách ra thành
hai lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh doanh. Ngân hàng thương mại quốc doanh
được thành lập thành bốn hệ thống: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng
Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Việt
Nam. Do nhu cầu xã hội, một số ngân hàng cổ phần quốc doanh ra đời như Ngân
hàng Sài Gịn Cơng thương, Ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Việt Nam. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển mình hịa nhập vào nền
kinh tế thế giới, Việt Nam lại cho ra đời nhiều hình thức ngân hàng khác như ngân
hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh với ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100%
vốn nước ngoài… [dẫn theo www.sbv.gov.vn].
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tốc độ phát triển kinh tế
Việt Nam trên tất cả các mặt đang bùng phát mạnh mẽ. Trao đổi phát minh, trao đổi
thơng tin đã mang tính chất tồn cầu. Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam
đang thúc đẩy các mặt phát triển để có thể hội nhập khu vực và tiến tới hòa nhập
vào sự phát triển khoa học, kinh tế, văn hóa, thương mại… của thế giới. Trong sự
phát triển các ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay, ngôn ngữ học cũng


7


đang trên đà phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của thực tế đời sống xã
hội và của con người, trong đó ngành ngữ dụng học đã được các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam quan tâm. Ngữ dụng học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp hằng ngày của con người với những ngữ cảnh cụ thể mà người ta muốn biểu đạt
những vấn đề mà họ quan tâm. Và qua đó, ngữ dụng học cũng đang từng bước
khẳng định vị trí và vai trị của mình đối với ngành ngơn ngữ học nói chung.
Ngơn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người và khi ngơn
ngữ lồi người phát triển thì nó khơng chỉ là cơng cụ để trao đổi thơng tin thuần túy
mà nó cịn là sự phản ảnh những thói quen, tập quán, những đặc trưng thẩm mỹ của
mỗi cộng đồng người cùng những cách thức giao tiếp ở những hồn cảnh nhất định.
Tham gia chương trình cao học ngôn ngữ, được tiếp thu nhiều chuyên đề
giảng dạy từ các nhà nghiên cứu ngành ngôn ngữ học, chúng tôi mong muốn có sự
đóng góp nhỏ bé trong việc nghiên cứu hội thoại giữa NV ngân hàng và KH thông
qua các hoạt động nghiệp vụ. Chúng tôi hy vọng, từ cứ liệu này có thể giúp cho các
nhà nghiên cứu soạn thảo giáo trình NNGT trong ngân hàng một cách có hệ thống.
Từ những mong muốn trên, chúng tơi chọn đề tài Tìm hiểu ngơn ngữ giao
tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng tại TP. HCM làm đề tài nghiên
cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi chọn nghiên cứu là NNGT giữa NV ngân hàng và
KH ở ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh 5. NNGT ở đây diễn ra giữa hai
đối tượng chủ yếu: NV ngân hàng và KH.
Đối với NV ngân hàng, người viết có thể dễ dàng tiếp cận để có được những
thơng tin cơ bản về nhân thân, trong khi đối với KH, điều này rất khó thực hiện do
đây là đối tượng rộng lớn đến từ nhiều vùng miền.
Trong khả năng của mình, chúng tơi xác định phạm vi nghiên cứu của luận
văn là khảo sát NNGT diễn ra ở các phịng ban thuộc ngân hàng Cơng thương, chi


8


nhánh 5 (từ ngày 08 tháng 7 năm 2009 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, chi nhánh 5).
3. Nội dung và mục đích nghiên cứu
Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh chuyên ngành đồng thời có những hoạt
động mang tính hành chính. Vì thế, giao tiếp trong ngân hàng vừa mang tính chất
chung của ngơn ngữ xã hội lại có những đặc thù riêng mang tính chuyên ngành.
Qua ngữ liệu thu thập được, chúng tôi thấy các khách thể tham gia giao tiếp
trong ngân hàng gồm nhiều đối tượng từ các vùng miền khác nhau vì thế giao tiếp
trong ngân hàng cũng có những đặc trưng của phương ngữ.
Từ những nền tảng kiến thức đã học về ngôn ngữ học như ngữ dụng học,
ngôn ngữ học xã hội và phương ngữ học... chúng tôi muốn áp dụng những lý thuyết
trên vào việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trong ngân hàng. Cụ thể là nghiên cứu
các tình huống giao tiếp thơng qua các cuộc thoại gồm bối cảnh giao tiếp, cấu trúc
hội thoại và các nghi thức giao tiếp. Đồng thời xem xét cấu trúc phát ngôn cũng như
những từ ngữ được dùng trong hội thoại để thấy được đặc điểm của NNGT trong
ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam TP. HCM nói
riêng.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Liên quan đến GTNN trong xã hội, chúng tơi thấy có nhiều đề tài thuộc các
lĩnh vực như dưới đây.
Trước hết nói về ngành ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học xã hội là một bộ
phận nghiên cứu của ngôn ngữ học, nghiên cứu hoạt động của ngôn ngữ trong mối
quan hệ với xã hội. Đây là một ngành khoa học được thực sự biết đến từ những năm
cuối của thập niên 60. Thuật ngữ “ngôn ngữ học xã hội” đầu tiên xuất hiện ở Mỹ,
nó bao quát nhiều phương hướng nghiên cứu khác nhau từ ngôn ngữ học nhân
chủng đến dân tộc ngôn ngữ học, xã hội học ngôn ngữ và sau đó ngơn ngữ học Xơ
Viết cũng sử dụng hai thuật ngữ này [dẫn theo J.B.Marcellesi Encycl. Larousse
1977, 46, tr.4].



9

Ở Pháp, ngôn ngữ học xã hội chú ý đến mặt xã hội và mặt lịch sử của hoạt
động ngôn ngữ. J.Dupois quan tâm tới việc biến đổi từ vựng trong lịch sử phát triển
của xã hội và ông cho rằng lịch sử xã hội đối với ngôn ngữ đã góp phần giải thích
sự biến đổi của ngơn ngữ ở cấp độ từ vựng. Marcellesi nghiên cứu nhiều hiện tượng
ngôn ngữ tiêu biểu trong lời nói cũng như cách dùng từ thể hiện vị trí của người nói
và người nghe, cách dùng các đại từ, cách xưng hơ, cách nói tắt, xem xét các mối
liên hệ giữa các sự kiện xã hội-chính trị và các sự kiện ngơn ngữ để giải thích được
các sự kiện lịch sử [46, tr.5].
Ở Việt Nam, ngôn ngữ học xã hội là một ngành khoa học mới được nói đến
trong hơn hai thập kỷ qua. Bắt đầu từ cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học xã hội
tại bốn tỉnh thành ở Việt Nam là Hà Nội, Hà Bắc, TP. HCM và Long An kết hợp
với trường đại học Toronto (Canada) [46, tr.7]. Sau đó, nhiều bài viết về lĩnh vực
này đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên ngành chẳng hạn như bài viết của tác giả
Như Ý “Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp”, T/c Ngôn ngữ, Số 3, 1990.
“Chiến lược liên tưởng so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam”, tác giả
Nguyễn Đức Tồn, T/c Ngôn ngữ, Số 3, 1990. “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối
với việc nghiên cứu ứng xử trong ngôn ngữ” của tác giả Vũ Thị Thanh Hương, T/c
Ngôn ngữ, Số 1, 2002…
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên
cứu tập trung sâu vào lĩnh vực này như: Mấy nhận xét về ngôn ngữ hội thoại ở
thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Văn Tiếng (luận văn thạc sĩ, 1994),
Nguyễn Văn Khang với Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản (1999), Ngôn
ngữ giao tiếp trong lễ tiệc cưới hỏi ở TP. HCM của Nguyễn Thị Tịnh (2011). Sau
khi các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ xã hội ngày càng được đầu tư cả về
lượng và chất thì ngơn ngữ học xã hội chính thức là một mơn học được đưa vào
giảng dạy tại các trường đại học cho sinh viên và học viên cao học và ngày càng
được giới ngữ học quan tâm nghiên cứu sâu rộng hơn.

Ở phạm vi ngôn ngữ học xã hội, đề tài đi vào nghiên cứu cách xưng hô giữa
giữa NV ngân hàng với KH trong nhiều tình huống.


10

Ở phạm vi ngữ dụng học, đề tài đi vào nghiên cứu các cuộc thoại dựa trên lý
thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, phép lịch sự, thể diện...
Về lý thuyết hành vi ngôn ngữ, J.L.Austin là người có cơng xây dựng nền
móng lý thuyết ngữ dụng học. Cơng trình đã được cơng bố sau khi ơng qua đời là
How to do things with words. Ở bản tiếng Pháp đầu đề cuốn sách được dịch là:
Quand dire, c’est faire. Với cơng trình này, ơng đã góp phần điều chỉnh mối quan
hệ giữa ngơn ngữ và lời nói theo quan niệm và sự phân biệt của F.de Saussure [8,
tr.15].
Phát triển lý thuyết này, trước hết phải kể đến J.Searle với cơng trình Speech
Acts (Các hành vi ngơn ngữ, J.Searle, 1969). Khi thực hiện một phát ngơn trong một
tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người nói
đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được điều
này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngơn ngữ mang tính xã hội, được ước chế
bởi xã hội [17, tr.8, 9].
Thể diện trong giao tiếp và tiếp nhận phép lịch sự được đề cập đầu tiên bởi
E.Goffman (1972). Những đối tác đều thể hiện mong muốn được giữ thể diện qua
lời nói hội thoại. Hoạt động thể diện là “tất cả những điều mà một người phải làm
để nhằm làm sao cho hành động của anh ta không làm mất thể diện cho ai kể cả thể
diện của chính mình” [3, tr.268].
Lý thuyết về lịch sự cũng đã được một số tác giả quan tâm. Chúng ta có thể
kể đến quan điểm về lịch sự của một số tác giả R.Lakoff (1973), G.Leech (1983),
P.Brown và S.Levinson (1978, 1987) [7, tr.142]. Trong đó R.Lakoff là người mở
đầu cho việc nghiên cứu phép lịch sự. Tác giả cho rằng lịch sự là tôn trọng nhau,
được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giữa các cá thể [41, tr.13].

Phép lịch sự của G.Leech (1983) dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích. Theo
ơng, lịch sự là có những hành động mang bản chất cố hữu như khen, tặng, và mục
đích của mọi ứng xử ngơn ngữ là “tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa
hóa những lối nói lịch sự”. Trên cơ sở này tác giả đề xuất 6 phương châm lịch sự
như sau: phương châm khéo léo (tact maxim), phương châm hào hiệp (generosity


11

maxim), phương châm tán thưởng (approbation maxim), phương châm tán đồng
(agreement maxim), phương châm khiêm tốn (modesty maxim), phương châm thiện
cảm (sympathy maxim) [41, tr.14].
P.Brown và S.Levinson (1978) xây dựng nên lý thuyết về lịch sự của mình
năm 1978 trong cuốn Politeness – Some Universals in language Usage. Lý thuyết
này được hai tác giả sửa chữa hoàn chỉnh lại trong lần xuất bản thứ hai năm 1987.
Brown và Levinson đã mở rộng từ nguyên tắc tôn trọng thể diện mà E.Goffman đề
xướng. Hai tác giả đã phân biệt hai phương diện của thể diện, đó là thể diện dương
tính và thể diện âm tính hay cịn gọi là thể diện tích cực và thể diện tiêu cực. Đây là
lý thuyết hiện nay được xem là nhất quán nhất, có hiệu quả nhất đối với việc nghiên
cứu về phép lịch sự này [3, tr.263, 264].
George Yule (1996) với Pragmatics cũng đề cập đến vấn đề lịch sự và tương
tác. Tác giả xem xét lịch sự như một khái niệm cố định trong khái niệm “hành động
xã hội lịch sự” hay nghi thức xã giao bên trong một nền văn hóa. Theo ông, lịch sự
trong một cuộc tương tác được xem như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận
thức được thể diện của người khác. Tuy nhiên, lý thuyết của ông đưa ra cũng gần
như lý thuyết của P.Brown và S.Levinson đã đề cập trước đó. Cịn tác giả Maria
Sifianou (1999) trong cuốn Politeness phenomena in England and Greece đã tập
trung mở rộng đối tượng nghiên cứu, xem tất cả các vấn đề liên quan đến phép lịch
sự: ngôn ngữ, văn hóa, sự nhận thức, cách ứng xử… Xét về mặt tiếp cận liên ngành
có thể coi đây là một cơng trình nghiên cứu về phép lịch sự một cách đầy đủ và qui

mô nhất cho đến nay [41, tr.15, 16].
Trong nước, các tác giả như Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu
Châu đã đặt tiền đề và mở đường cho việc nghiên cứu về ngữ dụng học.
Nguyễn Đức Dân (1998) với cơng trình Ngữ dụng học (tập 1) đã giới thiệu
đến nguyên lý lịch sự và giao tiếp về quan điểm thể diện của P.Brown và
S.Levinson. Ngoài ra, tác giả còn bàn luận về những vấn đề chưa thỏa đáng trong
quan niệm của G.N.Leech. Với “Lịch sự và giao tiếp” trong Dụng học Việt ngữ của
Nguyễn Thiện Giáp (2000), lý thuyết về GTNN được giới thiệu đến người đọc một


12

cách nhẹ nhàng thông qua việc kết hợp lý thuyết với các ví dụ cụ thể lấy từ thực tế
giao tiếp của các tác phẩm văn học. Phần đề cập đến lịch sự ngôn ngữ là sự tập hợp
những bài viết của ơng được đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Đỗ Hữu Châu
(2001) với Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Ngữ dụng học đã giới thiệu khá đầy đủ
và cụ thể các quan điểm và lý thuyết hội thoại trong giao tiếp. Ngồi ra, ơng cịn
nghiên cứu bổ sung phép lịch sự của R.Lakoff, G.N.Leech, P.Brown và S.Levinson.
Có thể coi tác phẩm này là một tài liệu tham khảo chính bằng những cứ liệu tiếng
Việt về ngữ dụng học. Nguyễn Quang (2002) với cơng trình “Trực tiếp – gián tiếp
– lịch sự” bước đầu mở đường cho cách tiếp cận các vấn đề về lịch sự dưới cái nhìn
dụng học đã đề cập đến một số quan điểm của các nhà nghiên cứu châu Âu và đặc
biệt khảo luận về sơ đồ “Các khả năng phản ứng đối với hành động đe dọa thể diện
(FTA)” của P.Brown và S.Lenvinson (1978) [17, tr.11, 12].
Các tình huống hội thoại được chọn để nghiên cứu và đưa vào phụ lục gồm
hai phần:
- Phần phụ lục 1 gồm lý lịch của các NV thuộc các bộ phận: phòng Giao dịch
(tiết kiệm, ATM, ngoại tệ), phịng Kế tốn, phịng KH doanh nghiệp (vay vốn),
phòng Kho quỹ (nộp tiền), phòng Quản lý rủi ro, phịng Tổ chức - Hành chính (chỉ
dẫn giao dịch) tại ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh 5.

- Phần phụ lục 2 là phần văn bản hóa nội dung ghi âm những cuộc thoại
được trích trong các hoạt động giao dịch tại các phòng ban của ngân hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 . Phương pháp nghiên cứu
Theo quan điểm của lý thuyết ngữ dụng học, quá trình giao tiếp là một quá
trình tương tác và chịu tác động của nhiều nhân tố. Chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống (case studies), phương pháp phân tích ngữ dụng học và
phương pháp phân tích tổng hợp là chủ yếu. Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng một số
phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp...
a. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case studies)


13

Đầu tiên, chúng tơi chọn lọc các phịng ban có các hoạt động có thể tiến hành
thực hiện các cuộc thoại làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sau đó chúng tơi
tiến hành ghi âm các cuộc thoại giữa NV ngân hàng với KH ở nhiều phòng ban
khác nhau để có được sự đánh giá tổng quát hơn. Việc ghi âm không được báo
trước cho các khách thể nhằm đảm bảo tính tự nhiên, chân thực của cuộc thoại.
b. Phương pháp phân tích ngữ dụng học
Ngân hàng là mơi trường văn hóa chi phối các cuộc hội thoại mà chúng tôi
nghiên cứu. Dùng các thủ pháp ngữ dụng học để phân tích các vai giao tiếp, ngữ
cảnh và hiệu quả giao tiếp, trong quá trình giao tiếp dựa vào các yếu tố trong và
ngồi ngơn ngữ, hành động ứng xử phù hợp và hành động ứng xử không phù hợp.
c. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Với những nguồn tư liệu thu thập được, chúng tơi tiến hành phân tích tổng
hợp theo lơ gích của q trình hội thoại để xem xét bối cảnh giao tiếp, phân tích cấu
trúc cuộc thoại, các nghi thức giao tiếp trong lĩnh vực ngân hàng.
5.2 . Nguồn tư liệu và phương pháp thực hiện
Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,

chi nhánh 5 cho phép thu thập ngữ liệu thực hiện luận văn, chúng tôi đã chọn được
các phịng ban có những tiêu chí đáp ứng được nhu cầu ghi âm các cuộc thoại. Sau
đó, chúng tơi đã dùng hai phương pháp chính để xử lý ngữ liệu như sau:
 Văn bản hóa cuộc thoại: Sau khi hồn tất việc ghi âm các cuộc thoại tại ngân
hàng, chúng tơi đã tiến hành nghe, văn bản hóa cuộc thoại và chọn lọc được
54 cuộc thoại tiêu biểu để làm ngữ liệu nghiên cứu. Những cuộc thoại chúng
tôi chọn là những cuộc thoại đạt các tiêu chí như: phải có lý lịch rõ ràng, chất
lượng âm thanh cuộc thoại tốt, nội dung cuộc thoại đáp ứng được tiêu chí của
nội dung lý thuyết đã đề cập đến trong luận văn.
 Qui ước đặt tên các cuộc thoại diễn ra trong các hoạt động giao tiếp: Sau khi
hoàn tất việc văn bản hóa nội dung các cuộc thoại ghi âm được, chúng tôi
tiến hành chọn lọc các cuộc thoại tiêu biểu, có nội dung liên quan đến chủ đề
nghiên cứu trong luận văn cụ thể như sau: Hoạt động gửi, rút tiền - lãi tiết


14

kiệm và tất toán tài khoản; mở, nhận, nộp tiền và hướng dẫn sử dụng thẻ
ATM. Bên cạnh đó, ở các phịng ban mà các hoạt động giao dịch ít hơn ở hai
phịng ban trên thì chúng tơi tiến hành gộp chung các cuộc thoại thu âm được
làm thành một tiểu mục gồm: các cuộc thoại diễn ra ở giao dịch ngoại tệ, vay
vốn, nộp tiền kho quỹ, chỉ dẫn giao dịch. Chúng tôi quy ước các cuộc thoại
theo thứ tự cho từng hoạt động giao tiếp. Cụ thể như sau:
+ Từ cuộc thoại 1 đến cuộc thoại 29 là các cuộc thoại diễn ra ở các hoạt động
gửi, rút tiền - lãi tiết kiệm và tất toán tài khoản, ký hiệu là [TK1, CT1- CT12, PL2,
tr.11-18], [TK2, CT1- CT10, PL2, tr.19-26], [TK3, CT1- CT7, PL2, tr.26- 31].
+ Từ cuộc thoại 30 đến cuộc thoại 46 là các cuộc thoại diễn ra ở các hoạt
động thẻ ATM, ký hiệu là [ATM1, CT1-CT2, PL2, tr.31- 32], [ATM2, CT1, PL2,
tr.37-33], [ATM3, CT1-CT4, PL2, tr.33-36], [ATM4, CT1-CT8, PL2, tr.36- 42],
[ATM5, CT1-CT2, PL2, tr.43- 44].

+ Từ cuộc thoại 47 đến cuộc thoại 54 là các cuộc thoại diễn ra ở các hoạt
động giao dịch vay vốn, ký hiệu là [VV, CT, PL2, tr.44]; nộp tiền kho quỹ, ký hiệu
là [NTKQ, CT1-CT2, PL2, tr.45]; chỉ dẫn giao dịch ký hiệu là [CDGD, CT1-CT3,
PL2, tr.45- 46], hoạt động ngoại tệ [HĐNT, CT1- CT2, PL2, tr.47-48].
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 . Ý nghĩa khoa học
Một trong những nhiệm vụ của ngôn ngữ học là nghiên cứu sự phát triển
những tri thức về ngôn ngữ nhằm nâng cao năng lực GTNN trong xã hội. Ngôn ngữ
học xã hội nghiên cứu những quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội từ góc độ
ngơn ngữ học. Ngơn ngữ khơng thể tồn tại ngồi xã hội và hình thức giao tiếp chủ
yếu của xã hội là lời nói và chữ viết. Ngơn ngữ học phải giải thích được sự hoạt
động của ngơn ngữ trong xã hội và trong mối quan hệ qua lại giữa xã hội và ngơn
ngữ thì xã hội đóng vai trị tiên quyết. Một số cơng trình trước đây thường tập trung
nghiên cứu sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa. Việc xem xét khẩu ngữ
trong sự liên quan với hoạt động xã hội của một số ngành ít được quan tâm.


15

Trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả của các cơng trình đi trước, đề tài
này là sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn để xem xét khả năng hoạt động của
ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
6.2 . Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm hệ thống hóa NNGT của NV ngân hàng, chúng tơi muốn góp phần
nghiên cứu thực tế GTNN trong lĩnh vực ngân hàng dựa trên ngữ liệu thu thập được
là các tình huống giao tiếp thực tế diễn ra tại ngân hàng để đóng góp thêm vào phần
ngữ liệu khi nghiên cứu ngơn ngữ hội thoại nói chung và NNGT trong lĩnh vực
ngân hàng nói riêng.
Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng địi hỏi cán bộ và NV phải có trình độ
học vấn nhất định. Do đó, hoạt động giao tiếp thể hiện được tính văn minh và văn

hóa cao. Điều đó vừa thể hiện được năng lực chuyên môn của người NV ngân hàng
vừa là một lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ là nguồn tư liệu có giá trị thiết thực trong
việc biên soạn, đối dịch hội thoại giao tiếp trong các ngôn ngữ, là tư liệu tham khảo
trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi cũng
mong luận văn sẽ đi tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ ở lĩnh vực ngân hàng
một cách có hệ thống. Trong mỗi tình huống giao tiếp nào đó, người nói và người
nghe phải tính đến vai trị của mình, phải có thao tác lựa chọn ngơn từ tương ứng,
phù hợp với người nói và người nghe, phù hợp với tình huống diễn tiến cuộc thoại.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết
Trình bày những vấn đề lý thuyết cơ sở ngôn ngữ học làm tiền đề gồm: ngơn
ngữ và lời nói, phương ngữ học và phương ngữ học xã hội, ngữ dụng học (hành vi
ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, lịch sự và giao tiếp). Trong quá trình ứng dụng về
mặt lý thuyết của các học giả, nhằm làm sáng tỏ hơn cho nội dung lý thuyết, luận


16

văn đã nêu các dẫn chứng, các ví dụ thực tiễn để minh họa cho những vấn đề lý
thuyết đó.
Chương 2: Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ giữa KH và NV trong ngân
hàng
Ở chương này, luận văn khái lược hoạt động giao tiếp giữa KH và NV ngân
hàng. Qua đó tập trung tìm hiểu cách mở đầu cuộc thoại theo hình thức nào, diễn
biến cuộc thoại và kết thúc cuộc thoại có đạt được tính lịch sự hay khơng. Tiếp
theo, luận văn tiến hành nghiên cứu và phân tích bối cảnh giao tiếp thể hiện trên
cuộc thoại mà cụ thể là các tình huống giao tiếp giữa NV và KH diễn ra tại các hoạt

động ở ngân hàng để tìm ra những phong cách giao tiếp đặc trưng nhất như giao
tiếp mang sắc thái trang trọng, thân mật, trung hòa qua cấu trúc cuộc thoại.
Chương 3: Một số đặc điểm của ngôn ngữ giao tiếp giữa KH và NV
trong ngân hàng
Trong chương này, luận văn tập trung vào ba nội dung chính:
Ở tiểu mục CLGT giữa KH và NV ngân hàng, đề tài tìm hiểu về từ xưng hơ
giữa NV ngân hàng với KH theo độ tuổi, theo tính chất thân mật và theo nguyên tắc
xưng khiêm hô tôn, TTTT biểu thị mục đích phát ngơn.
Tiểu mục đặc điểm về nghi thức, đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các nghi
thức giao tiếp như: chào - mời; yêu cầu - từ chối; khiếu nại - giải quyết; cảm ơn
diễn ra ở phạm vi ngân hàng.
Ở tiểu mục đặc điểm về từ vựng, luận văn tìm hiểu các cấu trúc phát ngôn
như từ ngữ địa phương, từ ngữ nghề nghiệp.


17

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
Để tìm hiểu NNGT giữa KH và NV ngân hàng ở TP. HCM, chúng tôi muốn
đề cập đến một số vấn đề lý thuyết mang tính cơ sở nhằm làm sáng tỏ cho mục đích
nghiên cứu của luận văn. Vấn đề lý thuyết bao gồm các nội dung sau:
1.1. Sự phân biệt giữa ngơn ngữ và lời nói
1.1.1. Ngơn ngữ
Ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người
sống với nhau khơng thể khơng giao tiếp vì thế ngôn ngữ là cầu nối giữa con người
với cộng đồng xã hội.
Trong đời sống hàng ngày, NNGT phát sinh thường xuyên trên phương diện
lời nói, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại.

Theo F.de Saussure, ngôn ngữ là bộ phận nhất định của hoạt động ngơn ngữ.
Nó vừa là một sản phẩm xã hội của năng lực ngôn ngữ, vừa là một hợp thể gồm
những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, cho phép các cá nhân vận
dụng năng lực này. Hoạt động ngôn ngữ rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
vừa vật lý, vừa sinh lý, vừa tâm lý, lại còn liên quan đến lĩnh vực cá nhân, lĩnh vực
xã hội nữa. Ngơn ngữ là một thể hồn chỉnh và một nguyên lý phân loại [36, tr.44].
Còn tác giả Đỗ Hữu Châu [3, tr.27] cho rằng “Ngôn ngữ là một hệ thống tín
hiệu chỉ tồn tại và hành chức trong những biến thể nhất định. Ngôn ngữ chuẩn mực
là một biến thể của những biến thể đó. Ngơn ngữ chuẩn mực bao gồm những đơn vị
từ vựng, kể cả các ngữ cố định, các kết cấu cú pháp, các cách phát âm được tồn
thể một cộng đồng ngơn ngữ chấp nhận, cho là đúng, được xem là cơ sở để đánh
giá ngôn ngữ của từng cá nhân, của các cộng đồng – các tiểu xã hội – trong lòng
xã hội vĩ mơ”. Qua những điều trên, chúng ta có thể rút ra nhận định: Ngôn ngữ là
hệ thống của những phù hiệu âm thanh, hệ thống vận động, là một phương tiện và
một đòn bẩy để gây nên một tri giác, thính giác cả ở người nói lẫn người nghe; ngôn


18

ngữ bao gồm những yếu tố hữu hạn, trừu tượng, khát quát và làm hệ thống, làm cơ
sở để cho lời nói được thực hiện.
1.1.2. Lời nói
Theo F. de Saussure, lời nói là hoạt động sinh lý của cá nhân người nói, là
hiện tượng có tính chất cá nhân, dị chất, ngẫu nhiên. Lời nói cần đến ngơn ngữ để
cho người ta lý giải và sản sinh tất cả thành quả của nó. Vì thế lời nói mới thực hiện
được chức năng giao tiếp [36, tr.51].
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng lời nói khơng chỉ bao gồm sản phẩm của sự
nói năng mà cịn bao gồm các cơ chế (sinh lý, tâm lý), những quy tắc điều khiển sự
sản sinh ra các sản phẩm đó [3, tr.13].
Cịn theo Edward Sapir thì cho rằng: Lời nói là một hệ thống âm thanh của

những phù hiệu ngôn ngữ học, là một dịng từ được nói ra, là một chức năng có ý
nghĩa [37, tr.40].
Như vậy, lời nói là một hệ thống âm thanh, thể hiện cụ thể hiện thực của
ngôn ngữ. Vì thế bên cạnh những đặc điểm của ngơn ngữ, lời nói cịn mang đặc tính
của sự kiện khác, của tính địa phương, ngành nghề chi phối nó.
1.1.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói
Theo F.de Saussure, nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu trên hai bộ phận: bộ
phận chủ yếu và bộ phận thứ yếu. Bộ phận chủ yếu, đối tượng để nghiên cứu là
ngơn ngữ. Nó mang tính chất xã hội tự bản chất và vốn độc lập đối với cá nhân,
mang tính thuần túy tâm lý. Bộ phận thứ yếu, đối tượng để nghiên cứu là lời nói bao
hàm cả q trình phát âm, là phần cá nhân trong hoạt động ngơn ngữ. Nó có tính
chất tâm lý - vật lý [36, tr.58, 59].
Ngơn ngữ là cần thiết cho lời nói, có thể hiểu được và gây được tất cả những
hiệu quả của nó, cịn lời nói lại cần thiết để cho ngơn ngữ được xác lập. Về phương
diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước, làm cho ngơn ngữ biến hóa
và chính những ấn tượng nhận được trong khi nghe người khác nói làm thay đổi
những tập qn ngơn ngữ của chúng ta. Qua đó chúng ta có thể thấy giữa lời nói và


19

ngơn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, giả định lẫn nhau và có sự lệ thuộc lẫn nhau.
Ngơn ngữ vừa là công cụ lại vừa là sản phẩm của lời nói. Mặc dù có những mối liên
hệ như trên đã trình bày, nhưng ngơn ngữ và lời nói vẫn là hai sự vật hoàn toàn tách
biệt đối với nhau. Ngơn ngữ có thể hình tượng như một pho tự điển mà tất cả các
bản in được in ra từ một loại bản kẽm vốn giống hệt nhau, được phân phối cho từng
cá nhân khác nhau. Ngôn ngữ tồn tại trong tập thể dưới dạng thức tổng thể những
dấu vết đọng lại trong mỗi bộ óc, là một cái gì có mặt trong mỗi cá nhân trong khi
vẫn là cái chung cho mọi người ngồi ý chí của những người bảo quản nó [36, tr.59,
60].

Theo F. de Saussure, trong lời nói khơng có gì là tập thể mà chỉ là cái tổng
thể của những điều mà người ta nói, tổng thể những điều cá biệt, bao gồm những
cách kết hợp của cá nhân tùy theo ý của người nói và những hành động phát âm
cũng tùy ý như vậy cần thiết cho việc thực hiện những cách kết hợp này. Những
biểu hiện của lời nói đều có tính chất cá nhân và nhất thời. Vì thế, nếu gộp ngơn
ngữ và lời nói vào một quan điểm duy nhất thì thật là khơng tưởng. Tồn thể hoạt
động ngơn ngữ khơng đồng chất nên khi gộp chung lại là một cái gì khơng thể biết
được. Cịn cách phân biệt và sự phụ thuộc giữa ngơn ngữ và lời nói theo đánh giá ở
trên làm cho mọi sự trở nên sáng sủa ở hai lĩnh vực đó [36, tr.60].
Theo Đái Xn Ninh, ngơn ngữ có khái qt thì lời nói mới cụ thể được, và
lời nói có cụ thể được là bởi ngơn ngữ có tính khái qt cao. Đó là mâu thuẫn của
tiếng nói, nhưng mà là mâu thuẫn thống nhất, động lực nội tại làm cho ngôn ngữ
phát triển không ngừng. Cịn lời nói là phương diện tồn tại của ngơn ngữ. Khơng
những lời nói cần thiết cho ngơn ngữ xác lập mà cịn cần thiết cho nó phát triển.
Khơng có tính tự do sáng tạo, tính đa dạng của lời nói thì ngơn ngữ khơng trở thành
một cơng cụ tinh vi, tế nhị để diễn đạt mọi tư tưởng, tình cảm của con người trong
những hoàn cảnh khác nhau. Để đảm bảo chức năng thông báo, ngôn ngữ phải được
ổn định trong một thời gian tương đối dài. Lời nói là hành động cá nhân, có tính
chất nhất thời và luôn luôn đổi mới [29, tr.239, 240].


20

Nếu như F. de Saussure chủ trương loại bỏ lời nói ra khỏi sự kiện nghiên cứu
ngơn ngữ học thì đối tượng với ngữ dụng học, nó lại nằm ở vị trí trung tâm bởi
chính ở lời nói mà ngơn ngữ hành chức giao tiếp; chính ở đây quan hệ giữa ngôn
ngữ và xã hội, với người dùng mới diễn ra, đồng thời những quan hệ này mới tác
động trở lại đối với ngôn ngữ, chi phối cấu trúc của ngôn ngữ, tức chi phối mặt nội
tại của ngôn ngữ [3, tr.12].
Toàn bộ quan điểm về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói của F. de

Saussure đã được các nhà ngôn ngữ học sau này khai thác theo cách nhìn nhận riêng
của mỗi người và tạo nên các khuynh hướng nghiên cứu [20, tr.169].
1.2. Vấn đề phương ngữ và phương ngữ học xã hội
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Trong đó, phương
ngữ biểu hiện rõ nét trong giao tiếp hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và cả ở cơ quan hành chính.
1.2.1. Phương ngữ
Theo tác giả Hồng Thị Châu, “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học
để chỉ sự biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét
khác biệt của nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác” [4,
tr.29].
Một số tác giả khác cho rằng “Phương ngữ là hình thức ngơn ngữ có hệ
thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ
hay xã hội hẹp hơn là ngơn ngữ” [29, tr.275].
Bên cạnh đó, Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học nhận định về
phương ngữ như sau: “Phương ngữ là biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng
với tư cách là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau
trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, hoàn cảnh xã hội hay về nghề nghiệp,
còn gọi là tiếng địa phương. Phương ngữ được chia ra phương ngữ lãnh thổ (hoặc
phương ngữ vùng) và phương ngữ xã hội” [59, tr.231].


21

Phương ngữ được hình thành, tồn tại và phát triển là khách quan. Có hai
ngun nhân dẫn đến sự hình thành phương ngữ là nguyên nhân mang tính địa lý và
nguyên nhân mang tính lịch sử xã hội.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng phương ngữ mang tính phổ qt đối với
mọi ngơn ngữ. Nó tạo nên sự đa dạng, phong phú giữa cái riêng và cái chung trong
ngôn ngữ toàn dân.

Với 54 dân tộc sống trải dọc trên đất nước Việt Nam, sự hình thành và phân
vùng phương ngữ là một tất yếu khách quan. Mỗi phương ngữ giữ một vai trị văn
hóa – xã hội đặc biệt trong sự phát triển của tiếng Việt toàn dân.
Thứ nhất, con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều hình thức, nhưng
ngơn ngữ là phương tiện quan trọng nhất và chủ yếu nhất. Sự giao tiếp này được bắt
đầu từ một nơi cụ thể, ở phạm vi hẹp, rồi mở rộng dần để tiếp xúc với các vùng
khác. Trong xu hướng chung ấy, phương ngữ đóng vai trị là công cụ giao tiếp tối
quan trọng trong một cộng đồng dân cư cụ thể. Khi mới bắt đầu ở một phạm vi hẹp,
con người giao tiếp với nhau trong cùng phương ngữ. Sự giao tiếp mở rộng cả về
mặt địa lí lẫn văn hóa xã hội khiến cho phương ngữ cũng thay đổi, điều chỉnh ít
nhiều, tạo nên các bán phương ngữ, như tình trạng ở các đơ thị lớn như TP. HCM,
Hà Nội, Đà Nẵng…
Có ý kiến chủ quan cho rằng cùng với sự phát triển và hội nhập đó của xã
hội, phương ngữ sẽ bị triệt tiêu hồn tồn để nhường cho vị trí độc tơn của ngơn
ngữ tồn dân. Tuy nhiên, đó là một việc làm khơng bao giờ có kết quả như mong
muốn, thậm chí đi ngược lại xu hướng xích lại gần nhau của các phương ngữ Việt
Nam để giao tiếp thuận lợi hơn nhưng vẫn giữ được nét riêng của vùng miền. Sự có
mặt của các phương ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp đơn thuần của mỗi vùng
mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của người dân mỗi địa phương. Chúng ta dễ
dàng nhận ra giọng người Hà Nội qua cách phát âm bật hơi mạnh, nhấn nhá âm gió,
người miền Nam phát âm [r] như một xát mặt lưỡi – hữu thanh [j] hoặc với một yếu
tố môi ở đầu [bj], …


22

Thứ hai, vai trò của phương ngữ thể hiện trong lĩnh vực giáo dục. Dễ nhận
thấy một điều, phương ngữ được sử dụng như là một phương tiện giảng dạy và học
tập ở một vùng cụ thể. Giáo viên dùng phương ngữ Bình Trị Thiên sẽ lập tức tạo sự
ngạc nhiên, khác biệt cho học sinh khi dạy ở khu vực Nam bộ. Vì vậy, là giáo viên

thì phải điều chỉnh giọng hoặc giảm bớt yếu tố vùng miền trong phát âm để phù hợp
với phương ngữ nơi mình cơng tác tạo sự thuận lợi trong hoạt động giảng dạy.
Thứ ba, phương ngữ còn được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng ở các tỉnh. Bởi lẽ xét cho
cùng thì các phương tiện thơng tin đại chúng ấy cũng hướng đến trước nhất và chủ
yếu nhất là phục vụ cho dân địa phương. Ngay cả các tờ báo lớn, phát hành với số
lượng lớn trên phạm vi toàn quốc, ngoại trừ mảng tin tức hay xã luận đòi hỏi phải
chuẩn hóa ngơn ngữ theo tiếng Việt tồn dân, các mục cịn lại: tiểu phẩm, phóng –
kí sự … hầu như đều xuất hiện phương ngữ. Ta dễ dàng nhận ra xuất xứ tờ báo là ở
Nam bộ với sự có mặt của các từ: ổng, bả, cổ, chỉ….
Thứ tư, phương ngữ còn là phương tiện sáng tác văn học, cả văn học dân
gian và văn học viết, làm cho tác phẩm ấy dù là hư cấu cũng trở nên gần gũi hơn
với cuộc sống. Trong văn học viết, sử dụng phương ngữ là một phong cách đặc biệt
của các nhà văn, nhà thơ. Nó khơng chỉ thơng báo cho người đọc xuất xứ của tác
phẩm mà còn làm cho tác phẩm ấy “thực” hơn, sinh động hơn.
Ngoài ra, phương ngữ còn xuất hiện khá nhiều trong các ngành nghề tạo sự
thân mật và gần gũi hơn giữa các NV với nhau cũng như giữa NV các ban ngành
với KH.
Như vậy, sự đa dạng của phương ngữ chính là nét độc đáo của văn hóa dân
tộc, góp phần làm phong phú vốn từ toàn dân. Phương ngữ đã chiếm một địa vị khá
đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, nhất là phương ngữ ở các đô thị lớn. Các phương ngữ
thường tụ tập, quây quần quanh một trung tâm kinh tế, văn hóa nào đó, thường là
các trung tâm hành chánh, thương nghiệp. Đó cũng là ngun nhân hình thành nên
phương ngữ. Ngồi ra phương ngữ cịn chịu sự tác động của xã hội và chính trị.
Những người cùng nghề nghiệp cũng có những lối nói, những lớp từ vựng đặc thù.


23

Những điều này là nguyên nhân làm hình thành các phương ngữ mang tính xã hội.

[23, tr.20]
Phương ngữ có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Giúp cho việc giảng dạy
và học tập tiếng Việt. Học sinh cần hiểu mối quan hệ giữa phương ngữ và ngơn ngữ
tồn dân. Khi biên soạn sách giáo khoa, biên soạn từ điển chú ý đúng mức việc giải
thích các đặc điểm của phương ngữ so với ngơn ngữ tồn dân [23, tr.30].
1.2.2. Phương ngữ học xã hội (khu vực TP. HCM)
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học, Nguyễn Như Ý định nghĩa
về phương ngữ xã hội như sau: “Phương ngữ xã hội thường được hiểu là ngôn ngữ
của một nhóm xã hội nhất định. Những ngơn ngữ của nhóm xã hội như thế khác với
ngơn ngữ tồn dân ở vốn từ ngữ” [59, tr.231].
Còn tác giả Bùi Khánh Thế [24, tr.14] cho rằng: Phương ngữ xã hội là ngôn
ngữ của một nhóm xã hội nhất định. Những phương ngữ xã hội như vậy chỉ khác
với ngơn ngữ chung tồn dân về đôi cách phát âm, về mặt từ vựng nghề nghiệp, như
từ ngữ của phường thợ săn, ngư dân, thợ gốm, thợ giày… Đó cịn là cách nói năng
được dùng trong các nhóm hoặc các phường hội, những tiếng lóng hoặc biệt ngữ
của giới học sinh, sinh viên, vận động viên thể thao, binh lính và những nhóm người
nhất định trong xã hội ấy. Đó cịn là những ẩn ngữ của các hạng người buôn bán,
môi giới dịch vụ, các tầng lớp xã hội biến chất. Những biến thể như vậy của ngơn
ngữ chung tồn dân là cách nói năng tiêu biểu của các nhóm cư dân cùng hoạt động
trong một lĩnh vực kinh tế, thuộc cùng một giai tầng xã hội, cùng thế hệ tuổi tác,
đẳng cấp, tôn giáo.
Cịn theo R.I. Mc David, Jr. thì phương ngữ xã hội là tiểu biến thể về ngôn từ
được dùng trong một cộng đồng xã hội cụ thể, trong hoạt động của những lực lượng
xã hội nhất định [dẫn theo 24, tr.14].
Cũng bàn về phương ngữ xã hội, có tác giả cho rằng “Phương ngữ xã hội là
hệ thống ký hiệu và quy tắc cú pháp được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội
nhất định” [29, tr.276, 277].


24


Còn theo Đỗ Hữu Châu, “Phương ngữ xã hội là những biến thể chủ yếu bao
gồm các đơn vị từ vựng và một số quán ngữ, một số kiểu kết cấu được sử dụng
trong một cộng đồng xã hội theo nghề nghiệp, theo hoạt động khoa học, nghệ thuật,
tôn giáo, tín ngưỡng… thậm chí trong cộng đồng của những người sinh sống ngồi
vịng pháp luật” [3, tr.27].
Hay như tác giả Nguyễn Văn Khang đã nói ngơn ngữ sinh ra với một chức
năng quan trọng nhất là để giao tiếp. Khi sử dụng để giao tiếp, ngôn ngữ chủ yếu
được thể hiện bằng phương ngữ địa lý. Từ phương ngữ địa lý đó cộng thêm “giá trị
xã hội”, sẽ trở thành phương ngữ xã hội. Vì vậy, tác giả Nguyễn Văn Khang cho
rằng sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội
của người giao tiếp. Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng
xã hội khác nhau trên cơ sở của hàng loạt các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề
nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa. Các đặc điểm về giai tầng xã hội có
tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng. Nên phương
ngữ trong các điều kiện xã hội khác nhau sẽ có tác dụng xã hội khác nhau. Theo
ông, tiếng Việt những năm gần đây đã thay đổi đáng kể. Một trong những thay đổi
đáng chú ý là sự xích lại gần nhau và có “sự hịa trộn” trong sử dụng giữa các
phương ngữ tiếng Việt. Vì cuộc sống, mà có sự di chuyển qua lại của người dân
giữa các vùng miền của tổ quốc: người miền Bắc vào miền Trung, miền Nam;
người miền Nam ra miền Trung, miền Bắc; người miền xuôi lên miền ngược, người
miền ngược xuống miền xuôi… Đặc biệt là số người vào thành phố, khu công
nghiệp thương mại ngày càng nhiều. Đó chính là ngun nhân của sự hịa trộn, giao
thoa giữa các phương ngữ. Từ đó tạo nên sự nổi trội của các phương ngữ mạnh nhờ
các tác nhân xã hội. Trong sự hòa trộn và giao thoa đó, hàng loạt các từ mà truyền
thống Việt ngữ học gọi là phương ngữ Nam bộ như trễ, dô, bông, trái (cây)… đã trở
thành quen thuộc được dùng rộng rãi không chỉ trong giao tiếp hằng ngày trên khắp
đất nước Việt Nam mà trong cả các bài báo, các tác phẩm văn học, phát thanh,
truyền hình. Các từ ngữ, cách nói Nam bộ đi vào đời sống ngơn ngữ chung của



×