Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

on tap TV5 Cuoi KHII TC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT</b>
<b>CON ĐƯỜNG QUÊ EM</b>


Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt
đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, nó chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt
đường vào làng em khơng rộng lắm, nó chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng
bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà cửa
san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất,
nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng
ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hốn dạy em năm ngối. Cịn kia là phiến
đá vng màu xanh quen thuộc. Đó chính là lối đi vào nhà em.


Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng
cơm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy
tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như
chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em vui đùa, chạy
nhảy trên con đường thật là vui.


( Theo Hồng Lan)


<b>* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu</b>
<b>hỏi dưới đây.</b>


<b>Câu1. Bài văn tả cảnh gì?</b>
A. Làng quê


B. Phiến đá
C. Con đường
D. Đêm trăng đẹp


<b>Câu 2 : Tác giả tả hai bên đường như thế nào? :</b>


A. Có nhiều phiến đá to.


B. Có nhiều phiến đá màu.
C. Nhà cửa san sát nhau.
D. Bị đổ dốc xuống.


<b>Câu 3 : Con đường vui nhất là lúc nào?</b>
A. Vào buổi sáng.


B. Vào buổi trưa.
C. Vào buổi chiều.
D. Vào buổi tối.


<b>Câu 4: Tác giả đã lấy sự vật gì so sánh với con đường vào những đêm trăng sáng?</b>
A. Chiếc khăn sọc trắng.


B. Phiến đá màu trắng ngà.
C. Phiến đá vng màu xanh.
D. Lịng mâm.


<b>Câu 5: Câu: “Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, nó chạy qua giữa làng làm ranh giới</b>
<i><b>cho hai xóm.” Là:</b></i>


A. Câu đơn.
B. Câu ghép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 6:Hai câu: “Kia là phiến đá vng màu xanh quen thuộc. Đó chính là lối đi vào nhà</b>
<i><b>em.” Được liên kết với nhau bằng cách:</b></i>


A. Lặp từ ngữ.


B. Thay thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối.


D. Vừa lặp từ ngữ vừa dùng từ ngữ nối.


<b>Câu 7: Trong câu: “Mặt đường vào làng em khơng rộng lắm, nó chỉ vừa một xe trâu đi.” </b>
Vế 1 của câu có vị ngữ là :


A. vào làng em không rộng lắm
B. chỉ vừa một xe trâu đi.
C. không rộng lắm


D. vừa một xe trâu đi


<b>Câu 8 : Câu nào không phải là câu ghép?</b>
A. Hai bên đường, nhà cửa san sát.


B. Trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng cơm cốp trên mặt đường.
C. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng.


D. Ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường thật là
vui.


<b>Câu 9 : Trong câu : “Ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con</b>
<i><b>đường thật là vui.” Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?</b></i>


A. Trực tiếp


B. Dùng cặp từ nối
C. Dùng cặp QHT nối


D. Dùng 1 QHT nối.
<b>Câu 10 : Đặt câu:</b>


a. 1 câu ghép với quan hệ : “ Tăng tiến”


………
……….


b. 1 câu ghép với cặp từ: “ vừa….đã”


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×