Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(BÀI THẢO LUẠN môn THUẾ) HẠCH TOÁN THUẾ NHÀ THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.89 KB, 33 trang )

NHÓM 1 – LỚP K11TK1-

TRƯỜNG Đ


Danh sách nhóm 1 – lớp K11TK1.
STT

HỌ TÊN

ĐIỂM

1

Ngơ thị Thúy An

9

2

Trần thị Hồi An

10

3

Hồng thị Mai Anh (nhóm trưởng)

10

4



Mai Quỳnh Anh

9

5

Nguyễn thị Vân Anh

9

6

Nguyễn văn Biên

10

7

Phạm Thanh Đào

9

8

Nguyễn thị Hiền

9

9


Trần thị Hiền

10

2


MỤC LỤC

3


Mơn Kế Tốn THUẾ
Đề tài thảo luận
Nhóm 1 lớp K11TK1

Đề tài 1.
THUẾ NHÀ THẦU
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới,
chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của dịng vốn đầu tư trực tiếp và khơng trực tiếp nước
ngồi (FDI & FII), dịng vốn viện trợ (ODA). Gắn liền với dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất
hiện hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài (NTNN). Nhằm đảm bảo việc thực
hiện quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nhà thầu, nhà thầu phụ
nước ngoài, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thuế trong lĩnh vực này. Số thuế
thu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngồi cũng đã góp phần khơng nhỏ trong tổng số thu
ngân sách Nhà nước tại các địa phương nói riêng cũng như trong tổng thu ngân sách Nhà nước
tồn quốc nói chung.
Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài về cơ bản cũng dựa trên các quy định

chung của Pháp luật thuế như đối với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do hoạt động của
các Nhà thầu nước ngồi khơng theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có nhiều điểm đặc
thù, khác biệt với các doanh nghiệp hoạt động theo nội luật, cần có nghiên cứu xây dựng chính
sách thuế cho phù hợp với đối tượng này. Do vậy việc nghiên cứu về thuế nhà thầu và kế toán
thuế nhà thầu là cần thiết.

4


PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ NHÀ THẦU
1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế nhà thầu
1.2.1. Khái niệm
Tính cho đến hiện nay, các hệ thống thuế của các nước trên thế giới vẫn chưa có một
khái niệm chính thức về thuế nhà thầu là gì. Tuy nhiên, có nhiều tác giả đã có đề cập đến định
nghĩa của thuế này dưới nhiều hình thức và khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:
Theo Luật quản lý thuế của Australia năm 2004 (Taxation Administration Amendment
Regulations 2004) thì có xem thuế nhà thầu là loại thuế đánh vào các khoản chi trả cho các tổ
chức nước ngoài thường trú tại nước này được hình thành từ các hợp đồng thầu xây dựng.
Còn đối với tổ chức kinh doanh và tư vấn chứng khốn London South East thì thuế nhà
thầu là khoản thuế được khấu trừ khoản cổ tức chi trả cho nhà đầu tư nước ngoài và khoản này
sẽ được trả lại nếu có ký kết hiệp định song phương giữa các quốc gia.Trang 6
Đối với Tạp chí Tax Tips non-resident contractors business tại Bang Delaware của Hoa
Kỳ thì thuế nhà thầu là loại thuế đánh vào các nhà thầu có hoạt động sử dụng nguồn nguyên
vật liệu, nhân công để thực hiện tồn bộ hay một phần của q trình xây dựng, sửa chữa, phá
hủy tòa nhà, đường xá, cầu cống, xây nhà, sửa điện…
Theo Hội đồng doanh nghiệp của Singapore Enterprise One thì thuế nhà thầu là một
khoản thuế đánh trên khoản chi trả cho một đối tượng không thường trú bao gồm nhân viên,
đối tác của công ty, các đại lý nước ngồi… Khi thanh tốn thì đối tượng chi trả phải khấu trừ
một tỷ lệ phần trăm cố định từ số tiền đó.
Từ một số định nghĩa trên, chúng ta có thể ghi nhận một số thơng tin chính của thuế nhà

thầu, đó chính là:
- Là một khoản được giữ lại và được tính tốn thơng qua các hình thức thuế khác của
quốc gia đó;
- Được tính trên số tiền trả cho phía nước ngồi hoặc khoản thu nhập mà tổ chức, cá
nhân đó nhận được khi hoạt động kinh doanh; và
- Nộp trực tiếp hoặc tạm thu trước để cho cơ quan thuế có thẩm quyền.
Với những thơng tin chính được rút ra như trên, nên có một định nghĩa mà được chấp
nhận nhiều nhất do tính đầy đủ và dễ hiểu chính là khái niệm của Tổ chức Vụ thu thuế IRS của
Hoa Kỳ, theo tổ chức này thì thuế nhà thầu (có từ gốc tiếng Anh là “Foreign Contractors’ Tax
– FCT”) được hiểu là số tiền thuế mà một quốc gia tác động vào khoản thu nhập chi trả cho
phía bên ngồi và đó là khoản mà một doanh nghiệp sẽ giữ lại khi có phát sinh việc thanh tốn
5


tiền cho một bên khác, và số tiền giữ lại này sẽ được nộp cho cơ quan thuế thông qua các hoạt
động mà nhà thầu hay nhà thầu phụ thực hiện kinh doanh của mình. Số tiền mà tổ chức chi trả
giữ lại được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau và nó phụ thuộc vào bản chất của chính sản
phẩm hoặc dịch vụ mà một tổ chức đã thực hiện cung cấp cho chính doanh nghiệp này. Tổ
chức được nhận tiền thanh toán sẽ được tổ chức thanh toán đánh giá tổng số tiền chi trả và số
thuế giữ lại sẽ được tính tốn căn cứ trên số tiền gộp này.
Ngày nay, trên sự phát triển và thực tiễn của hệ thống thuế cũng như quá trình cải cách
đang xảy ra, thuế nhà thầu sẽ được lý giải và có một khái niệm chính thức để nó có thể phát
huy tính tích cực, chủ động trong q trình xây dựng hệ thống thuế đồng bộ và khoa học nhất
của mỗi quốc gia. Và do vậy, nên có thể nhận thức rằng, trên khn khổ của lý thuyết trị chơi
thì thuế nhà thầu sẽ là loại thuế chủ yếu phát triển ở khía cạnh các quy định, quy tắc hay cơ
chế chi phối quá trình hoạt động kinh doanh của các đối tượng tại các quốc gia (Rules).
1.2.2. Đặc điểm
Xuất phát từ một phạm vi lớn với quy mơ tồn cầu nên các quốc gia có thể thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ của mình tạicác nước khác. Từ
nguyên nhân này nên các quốc gia đã bắt đầu đưa ra các quy định về việc thu thuế đối với các

tổ chức hoặc cá nhân khơng có tư cách pháp nhân tại nước mình, đánh thuế như là một nguồn
thu đối với các khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh tại chính quốc gia ấy. Tuy nhiên, do sự
quản lý các đối tượng khơng cư trú tại nước đó sẽ khó nên các quốc gia đã đưa ra quy định về
pháp luật thuế nhà thầu như là một công cụ tạo ra giá trị gia tăng cho nền luật pháp của bản
thân nước sở tại.
Do đó, với quy định đưa ra về thuế nhà thầu thì các quốc gia mong rằng thuế này sẽ là
một cơng cụ giúp mở rộng đối tượng tính thuế trong hệ thống thuế của quốc gia mà việc xác
định rõ đối tượng nộp thuế hay đối tượng chịu thuế được xem là khơng quan trọng vì nó là
thuế dựa trên sự quản lý của các loại thuế khác. Thứ hai, loại thuế này sẽ giúp cho quốc gia
giảm bớt hiện tượng trốn thuế bởi các tổ chức kinh doanh, từ đó sẽ tạo ra một dịng thu hay
nguồn thu thuế ổn định và đảm bảo tương đối chắc chắn cho Chính phủ qua các năm. Thứ ba,
bên cạnh những lợi ích trên thì luật pháp về thuế nhà thầu cịn mong mang lại lợi ích cho việc
phát triển kinh tế, qua đó tạo ra sự cơng bằng giữa các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.
Với những thuận lợi trên, chúng ta có thể khái quát thành những đặc điểm như sau:
· Mục đích chính của loại thuế này là tạo ra nguồn thu thuế ngay từ gốc, tránh tình trạng
bị thất thu thuế cũng như việc khó khăn cho các đối tượng nộp thuế.
6


· Thuế nhà thầu là vừa mang tính chất của loại thuế trực thu và vừa mang tính chất của
loại thuế gián thu theo quy định của pháp luật từng quốc gia cụ thể.
· Đối tượng chịu thuế của thuế nhà thầu rất đa dạng, có thể là các sản phẩm hay dịch vụ
mà cá nhân hoặc tổ chức cung cấp, hoặc là phần thu nhập được tạo ra từ quá trình hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
· Thuế nhà thầu là không là một loại luật thuế độc lập, mà hầu hết các quốc gia đều là
các quy định thuế nhà thầu dựa trên sự tính thuế hay chi phối bởi các luật thuế khác.
Do đó, với các đặc điểm khái quát trên, chúng ta có thể hiểu thuế nhà thầu được xem là
cơng cụ để Chính phủ điều chỉnh hành vi của các nhà đầu tư khơng có tư cách pháp nhân tại
nước đó, cũng như từ sự tham gia va thay đổi liên tục của các nhà thầu sẽ làm nền tảng để
nước này có sự thay thế các quy định và thể chế một cách phù hợp hơn. Bên cạnh những thuận

lợi trên thì loại thuế nhà thầu này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Dù rằng thuế này
thu ngay từ chính các doanh nghiệp có phát sinh nguồn thu từ quốc gia, tuy nhiên việc khó
chính là xác định các đối tượng nhà thầu nói riêng hay các bên tham gia vào cơng việc thực
hiện tại nước đó, đồng thời các bên tham gia thường không tự kê khai tự nguyện khi phát sinh
các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế, dẫn đến cơng tác quản lý tương đối khó khăn.
1.2.3. Các yếu tố cơ bản của thuế nhà thầu
Khi nói đến việc áp dụng thuế nhà thầu, chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố cơ bản
có tác động đến việc đánh giá và tính giá trị của khoản thuế này. Cụ thể gồm các yếu tố cơ bản
như sau:
· Quốc gia nơi ban hành thuế này
Các quốc gia khác nhau sẽ có các định nghĩa hay quy ước khác nhau như thế nào là một
đối tượng cư trú và khơng cư trú, từ đây thì các khoản thu nhập của các tổ chức và cá nhân sẽ
được tính vào hoặc loại khỏi thu nhập chịu thuế nhà thầu. Bên cạnh đó, việc xem xét về mặt
quốc gia cũng được xem là cần thiết vì chúng ta có thể xác định được các quy định có liên
quan đến các nước trong nhóm thuộc hiện định tránh đánh thuế hai lần mà nước đó đã cam
kết.
· Đối tượng chịu thuế
Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các quy tắc khác nhau trong việc xác định khoản
nào sẽ là đối tượng chịu thuế nhà thầu. Nó có thể phụ thuộc vào quốc gia có thu nhập đó, tổ
chức có thu nhập đó, bản chất của thu nhập đó…
· Mã số thuế
7


Đây được xem là một vấn đề quan trọng trong bất kỳ một hệ thống nào vì mã số được
xem là đại diện của tổ chức đó khi kê khai cũng như khi nộp thuế vào ngân sách của quốc gia.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy tắc cho riêng mình để tạo một giá trị riêng trong
việc quản lý các đối tượng nộp thuế cụ thể.
· Công thức tính thuế
Vì thuế nhà thầu có những đặc điểm khơng giống với các loại thuế khác nên cách tính

thuế này cũng có nhiều điểm khác biệt. Chúng ta có thể nhận thấy khác nhau ngay từ đối
tượng tính thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế…
· Thuế suất
Trong hệ thống thuế của một quốc gia thì thuế suất chính là chỉ tiêu thể hiện mức độ
gánh nặng của một sắc thuế mà một cá nhân hay một tổ chức phải chịu. Do đó, thuế suất được
xem là công cụ lợi thế của mỗi quốc gia để qua đó có thể tăng hay giảm các tác động của mình
đến các đối tượng tham gia, từ đó sẽ có các chiến lược mở rộng hay thu hẹp các hoạt động của
các tổ chức tại nước đó.
· Quốc gia có thuộc diện ký kết của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Do q trình quốc tế hóa nên các quốc gia ngày càng trở nên gần nhau hơn và thường
cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,
thương mại, đầu tư… và từ đó việc phát sinh các hiệp định là điều tất yếu, trong đó có các hiệp
định liên quan đến chính sách thuế giữa các quốc gia với nhau.
1.3. Các dạng của thuế nhà thầu
Ở góc độ đối tượng tác động, hiện nay tại các quốc gia, thuế nhà thầu đang được phân
chia theo dạng mà nó tác động, tùy thuộc vào loại hình hợp đồng thầu mà hai bên cùng ký kết.
Hiện nay, thuế nhà thầu được chia thành bốn nhóm chính như sau:
· Thuế nhà thầu đánh vào hoạt động hợp đồng (Contract Activity)
Loại thuế này tác động đến các hoạt động được ký kết thông qua hình thức các hợp
đồng, mà chủ yếu là các việc cung cấp các sản phẩm hữu hình. Để được phân vào
loại này thì nó phải thỏa mãn các điều kiện như:
-

Thực hiện bất kỳ công việc nào tại quốc gia đó,
đảm bảo các dịch vụ hay bất kỳ hình thức nào khác tại nước đó và
cung cấp quyền sử dụng hay mức sử dụng các đối tượng cho các đối tượng thuộc quốc
gia đó.
· Thuế nhà thầu đánh vào các dự án hợp đồng (Contract Project)

8



Một dự án dạng hợp đồng được hiểu là việc thực hiện các dự án hay các chương trình
và được hồn thành tại quốc gia đó. Các tổ chức khi tham gia vào một trong hai bên của dự án
sẽ chịu tác động của thuế nhà thầu tại quốc gia đó.
· Thuế nhà thầu đánh vào dịch vụ hợp đồng (Contract Service)
Một dịch vụ hợp đồng được hiểu là bất kỳ hình thức dịch vụ nào hoặc các sản phẩm vơ
hình khác, được thực hiện bởi một nhà thầu hay nhà thầu phụ nước ngoài hoặc họ tham gia
liên kết với các tổ chức hay các cá nhân thuộc quốc gia đó. Thường các dịch vụ theo dạng này
bao gồm: tư vấn, phân tích kỹ thuật, kiến trúc, thiết kế mỹ thuật, kỹ sư, quản lý, chuyên viên,
chuyên gia, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, khảo sát và bất kỳ dịch vụ nào khác có liên quan
đến cơ sở hay kiến trúc hạ tầng, nghiên cứu và đánh giá về tài chính, tiếp thị…
· Thuế nhà thầu đánh vào khoản chi trả theo hợp đồng (Contract Payment)
Khoản chi trả theo hợp đồng được hiểu chính là các khoản thanh tốn cho các nhà thầu
hay nhà thầu phụ theo hợp đồng, có thể là các khoản tiền bản quyền, khoản chi
trả cải thiện doanh nghiệp, khoản thanh toán tiền cung ứng nhân cơng hoặc tiền thanh tốn
việc duy trì bộ máy hoạt động, thanh toán tiền lãi vay…
Với những dạng thuế được phân loại như trên, có thể nhận thấy rằng điều quan trọng
trong thuế nhà thầu chính là hợp đồng cam kết giữa hai bên, nó được xem là yếu tố chi phối
trong quá trình thực hiện kinh doanh hay dịch vụ tại nước đó, và cũng là nền tảng để quản lý
các người chơi cùng tham gia vào hoạt động, qua đó có thể tính tốn một cách chính xác các
loại thuế có liên quan phát sinh trong quá trình đầu tư của các bên liên quan.
1.4. Vai trị của thuế nhà thầu trong nền kinh tế
Bên cạnh các doanh nghiệp thành lập tư cách pháp nhân trong nền kinh tế tại các quốc
gia (hình thành theo luật kinh doanh hay luật đầu tư) thì một lượng lớn đơn vị tổ chức hoặc cá
nhân khơng có tư cách pháp nhân cũng đang hoạt động sản xuất kinh doanh song hành với các
doanh nghiệp trên. Do vậy, lượng tổ chức tham gia là một tổng thể đầy đủ các ‘người chơi’ đa
dạng trong nền kinh tế. Chính vì lý do này, thuế nhà thầu đã phát huy đúng vai trò vốn có của
nó:
Thứ nhất, mục đích cũng như vai trị quan trọng của thuế nhà thầu chính là tạo nên sự

thuận tiện và nhanh chóng trong việc thu thuế của các cơ quan thuế bằng cách thực hiện công
việc là sẽ thu thuế ngay từ gốc. Tức là các cơ quan này sẽ không thu thuế của doanh nghiệp
nhận thanh toán mà sẽ thu ngay ở doanh nghiệp chi trả.

9


Thứ hai, thuế nhà thầu được xem là một công cụ hữu hiệu của nhà nước nhằm làm giảm
bớt hoặc hạn chế việc trốn thuế hay tránh các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, thuế nhà thầu sẽ giúp cho các cơ quan thuế hạn chế được việc ghi nhận các
nghiệp vụ phát sinh. Cụ thể là, nếu có những trường hợp cá nhân hoặc tổ chức mà tổng thu
nhập của họ chưa vượt qua một ngưỡng nhất định để có thể tiến hành thu thuế trực tiếp, thì lúc
này họ sẽ được giữ lại một phần bởi chính cơng ty chi trả thu nhập cho họ, tránh tình trạng họ
phải làm tờ khai thuế trực tiếp cũng như các báo cáo thuế khác, nhằm hạn chế khối lượng công
việc của dân chúng và các cơ quan có thẩm quyền.
1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về thuế nhà thầu
1.5.1. Đối tượng chịu thuế
Theo Thông tư 103/2014/TT-BTC:
a) Tổ chức nước ngồi kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc khơng có cơ
sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam
hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với
tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để
thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất
nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức,
cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia cơng và xuất trả
hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam
hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam. Theo

hệ thống Incoterms 2000 thì nhập khẩu hàng hóa điều kiện giao hàng loại D là đói tượng chịu
thuế nhà thầu (phát sinh dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam).
Ví dụ 1:
- Trường hợp 1: doanh nghiệp PJM ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt
Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo
10


hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp PJM có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp PJM với doanh nghiệp B
(doanh nghiệp PJM bán vải cho doanh nghiệp B).
Trong trường hợp này, doanh nghiệp PJM là đối tượng chịu thuế nhà thầu và doanh nghiệp B
có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp PJM
- Trường hợp 2: doanh nghiệp PJM ở nước ngồi ký hợp đồng gia cơng vải với doanh nghiệp
Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam D để
tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh
nghiệp PJM có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp
PJM với doanh nghiệp D (doanh nghiệp PJM bán hàng cho doanh nghiệp D).
Trong trường hợp này, doanh nghiệp PJM là đối tượng chịu thuế nhà thầu và doanh nghiệp D
có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp PJM.
- Trường hợp 3: doanh nghiệp PJM ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với
doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp PJM cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E
để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục
gia cơng (theo hình thức gia cơng xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi
gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp PJM và Doanh nghiệp
PJM phải thanh tốn tiền gia cơng cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp PJM không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh
doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước
ngồi vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về

chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ
chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường
hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch
vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
Ví dụ 2:

11


Doanh nghiệp PJM ở nước ngồi giao hàng hóa hoặc uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ liên
quan (như vận chuyển, phân phối, tiếp thị, quảng cáo...) cho Doanh nghiệp Việt Nam B trong
đó Doanh nghiệp PJM là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh
nghiệp PJM chịu trách nhiệm về chi phí, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho
Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp PJM ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
thì Doanh nghiệp PJM là đối tượng chịu thuế nhà thầu.
d) Tổ chức, cá nhân nước ngồi thơng qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện
việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân
phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân
Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
1.5.2. Đối tượng khơng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu
tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân
Việt Nam khơng kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
- Giao hàng tại cửa khẩu nước ngồi: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro
liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu
mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu
nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngồi có kèm
điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

- Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro
liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi
trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt
Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là
trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
Ví dụ 3:
12


Công ty C ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng máy xúc, máy ủi với Công ty PJM ở
nước ngoài, việc giao hàng được thực hiện tại cửa khẩu Việt Nam. Công ty PJM chịu mọi
trách nhiệm, chi phí liên quan đến lơ hàng cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;
Công ty C chịu trách nhiệm, chi phí liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa
khẩu Việt Nam. Hợp đồng có thỏa thuận lô hàng trên được Công ty PJM bảo hành trong 1
năm, ngồi ra Cơng ty PJM khơng thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác tại Việt Nam liên quan
đến lô hàng trên. Trường hợp này, hoạt động cung cấp hàng hóa của Cơng ty PJM thuộc đối
tượng khơng áp dụng.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngồi có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng
ngoài Việt Nam.
d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá
nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
- Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển),
máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc khơng bao
gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
Ví dụ 4:
Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi
giới để bán sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Thái Lan hoặc thị trường thế
giới thì dịch vụ mơi giới này của doanh nghiệp Thái Lan không thuộc đối tượng áp dụng của
Thông tư; trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan

thực hiện dịch vụ môi giới để chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam tại
Việt Nam thì dịch vụ môi giới này thuộc đối tượng áp dụng.
e) Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho
hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc
để cho doanh nghiệp khác gia công.
Các loại thuế áp dụng
13


Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa
vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại
Thơng tư 103/2014/TT-BTC.
Nhà thầu nước ngồi, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh
thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014/TT-BTC, thuế thu
nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngồi, Nhà thầu phụ nước
ngồi thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
1.5.3. Tính thuế nhà thầu
TRƯỜNG HỢP 1: NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ, NỘP
THUẾ TNDN TRÊN CƠ SỞ KÊ KHAI DOANH THU, CHI PHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH THU
NHẬP CHỊU THUẾ
 Đối tượng áp dụng

Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183
ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
Áp dụng chế độ kế tốn Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã
số thuế.
Thuế GTGT: Thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn
thi hành.

Thuế TNDN Thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
TRƯỜNG HỢP 2: NỘP THUẾ GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ
LỆ TÍNH TRÊN DOANH THU
(sau đây gọi tắt là phương pháp trực tiếp)
14


Đối tượng và điều kiện áp dụng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngồi khơng đáp ứng được một trong các
điều kiện thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
Thứ nhất, Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT
trên doanh thu.
Số

thuế

GTGT

phải nộp

Doanh thu tính
=

thuế Giá trị gia x

Tỷ lệ % để tính thuế

GTGT trên doanh thu

tăng
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo

phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khơng được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa,
dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
* Doanh thu tính thuế GTGT
a) Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT là tồn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận
được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay
Nhà thầu nước ngồi, Nhà thầu phụ nước ngồi (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Trường hợp theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được khơng bao gồm thuế GTGT phải
nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được
xác định theo cơng thức sau:
Doanh thu tính
thuế GTGT
Ví dụ 5:

=

Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT
1 - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Nhà thầu JAPAN cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà
máy xi măng HOÀNG LONG, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm
thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân
viên quản lý của Nhà thầu JAPAN với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo
Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài.

Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngồi JAPAN như sau:
15


Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính

=

300.000 + 40.000
(1- 5%)

=
357.894,73 USD
thuế GTGT
b.2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà
thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước
ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng
mục cho nhà thầu phụ được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh
sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngồi thực hiện phần cơng việc hoặc
hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT
của Nhà thầu nước ngồi khơng bao gồm giá trị cơng việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc
Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật
tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để
phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà
thầu nước ngồi thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này khơng
được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngồi.
Ví dụ 6:
Nhà thầu nước ngồi JAPAN ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng HOÀNG LONG với

Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo
Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu JAPAN sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp
đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam Xuân Thành với giá trị là
01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngồi ra, trong q trình xây dựng Nhà máy xi
măng HOÀNG LONG để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu JAPAN mua vật tư nguyên
vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê
xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài JAPAN trong trường hợp này được xác
định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD - 1 triệu USD = 9 triệu USD
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngồi JAPAN không được trừ các khoản vật
tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn
phòng phẩm...
b.3) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngồi thực hiện
nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế GTGT thay cho Nhà
16


thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngồi đó thực
hiện theo hợp đồng thầu, hợp đồng thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngồi khơng phải khai nộp
thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại
Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã khai nộp thay.
b.4) Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải là tồn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện,
bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận
chuyển máy móc thiết bị từ nước ngồi đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT khơng
bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
b.5) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngồi (khơng phân biệt

người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là tồn bộ doanh thu
Nhà thầu nước ngồi nhận được khơng bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng
vận chuyển (hàng không, đường biển).
b.6) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngồi (khơng phân biệt người
gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là tồn bộ doanh thu Nhà
thầu nước ngồi nhận được.
Ví dụ 7:
Cơng ty PJM ở nước ngồi cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt
Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Cơng ty PJM được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngồi về Việt Nam (khơng phân biệt người gửi ở nước
ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT;
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngồi (khơng phân biệt người gửi tại Việt
Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là tồn bộ
doanh thu Cơng ty PJM nhận được.
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:
STT
1
2
3

Ngành kinh doanh
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây d
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây d
Hoạt động kinh doanh khác

17


Thứ hai, Thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu
tính thuế.

Số

thuế

Doanh thu tính thuế

TNDN phải =

TNDN

nộp

x

Tỷ lệ thuế TNDN tính trên
doanh thu tính thuế

* Doanh thu tính thuế TNDN
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là tồn bộ doanh thu khơng bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu
nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh
thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà
thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Trường hợp, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngồi nhận được khơng bao gồm thuế TNDN phải
nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo cơng thức sau:


Doanh
tính
TNDN

thu
thuế

Doanh thu khơng bao gồm thuế TNDN
=
1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

18


Ví dụ 8:
Nhà thầu nước ngồi PJM cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng
nhà máy xi măng HOÀNG LONG, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là
285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của
Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo
Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu
nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:

Doanh thu tính
thuế TNDN

=

285.000 + 38.000


=

340.000 USD

(1- 5%)

b.2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà
thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước
ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng
mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu
phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngồi thực hiện phần cơng việc hoặc hạng mục tương ứng
được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước
ngồi khơng bao gồm giá trị cơng việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước
ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật
tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hóa, dịch vụ để
phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản khơng thuộc hạng mục, cơng việc mà Nhà
thầu nước ngồi thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hóa, dịch vụ này khơng
được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngồi.

Ví dụ 9:
19


Nhà thầu nước ngoài JAPAN ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng HOÀNG LONG với
Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo
Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu JAPAN sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp
đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam NAM ANH với giá trị là
01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngồi ra, trong q trình xây dựng Nhà máy xi

măng HOÀNG LONG để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu JAPAN mua vật tư nguyên
vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê
xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài JAPAN trong trường hợp này được xác
định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD - 1 triệu USD = 8 triệu USD
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu JAPAN không được trừ các khoản vật tư nguyên
vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phịng
phẩm...
b.3) Trường hợp Nhà thầu nước ngồi ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện
nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì Bên Việt Nam khai nộp thuế TNDN thay cho Nhà
thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngồi theo tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính
thuế tương ứng với ngành kinh doanh mà Nhà thầu nước ngồi, Nhà thầu phụ nước ngồi đó
thực hiện theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ nước ngồi khơng
phải khai nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện
theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài mà Bên Việt Nam đã
khai nộp thay.
b.4) Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện,
bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận
chuyển máy móc thiết bị từ nước ngồi đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN khơng
bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.

20


b.5) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng khơng nước ngoài là doanh thu bán vé hành
khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc
tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa

và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng
khơng hoặc liên danh.
Ví dụ 10:
Hãng hàng khơng nước ngồi A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD,
trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hóa là
10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD; đồng thời phát sinh
khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hồn do khách trả lại vé 2.000 USD.
Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng khơng nước ngồi A được xác
định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
b.6) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu
được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa và các khoản phụ thu khác
mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ
hàng hóa đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian)
và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hóa giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN khơng bao gồm tiền cước đã tính thuế
TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải
Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ 11:
Cơng ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý
vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn,
thu tiền cước vận chuyển...
Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam
sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.
21


Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ
Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ
được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.

Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
b.7) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngồi, (khơng phân biệt
người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là tồn bộ doanh thu
Nhà thầu nước ngồi nhận được khơng bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng
vận chuyển (hàng không, đường biển).
b.8) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngồi (khơng phân biệt người
gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là tồn bộ doanh thu Nhà
thầu nước ngồi nhận được.
Ví dụ 12:
Cơng ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngồi về Việt Nam
và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (khơng phân biệt người gửi ở
nước ngồi hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế
TNDN;
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngồi (khơng phân biệt người gửi tại Việt
Nam hay người nhận ở nước ngồi trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là tồn bộ
doanh thu Cơng ty A nhận được.
b.9) Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau:
- Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngồi, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền
phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngồi mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa
hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hồn cho khách hàng theo thỏa thuận).

22


- Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngồi, doanh thu tính thuế TNDN là khoản
hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được.
b.10) Đối với chuyển nhượng chứng khốn, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như
sau:

Đối với chuyển nhượng chứng khốn, chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh
nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.
b.11) Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hốn đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa
lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc
xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế
TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
b.12) Đối với tín phiếu kho bạc:
Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với tín phiếu kho bạc được áp dụng đối với từng
loại tín phiếu kho bạc do nhà đầu tư nắm giữ tại thời điểm tín phiếu đáo hạn.
Doanh thu tính thuế TNDN đối với tín phiếu kho bạc được xác định như sau:

Doanh thu tính thuế TNDN

=

Việc tính giá mua bình qn gia quyền của số tín phiếu kho bạc mà nhà đầu tư nắm giữ tại thời
điểm đáo hạn được thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: Xác định số lượng tín phiếu nắm giữ tại thời điểm đáo hạn.
Bước 2: Xác định số lượng, thời điểm mua và giá mua tương ứng của các tín phiếu nắm giữ tại
thời điểm đáo hạn (xác định ở bước 1) theo nguyên tắc tín phiếu nào mua trước thì được bán
trước (ngun tắc FIFO).
Bước 3: Tính giá mua bình qn gia quyền theo cơng thức:
=∑( số lượng tín phiếu nắm giữ tại thời điểm đáo hạn tại các thời điểm mua x giá mua tương
ứng tại các thời điểm mua vào) ÷ Số lượng tín phiếu nắm giữ tại thời điểm đáo hạn.
23


Ví dụ 13: Ngày 1/1/2019, Tín phiếu kho bạc X mệnh giá phát hành 100.000 đồng, kỳ hạn 06
tháng được phát hành với giá 89.000 đồng/ tín phiếu. Ngay sau khi phát hành, Tín phiếu được
niêm yết và giao dịch trên HNX. Nhà đầu tư A thực hiện một số giao dịch sau từ ngày 2/1 đến

ngày 1/7/2019 (ngày đáo hạn):

Ngày giao dịch

Mua/ Bán

Khối lượng

Giá

2/1/2019

Mua

100

90.000

1/2/2019

Mua

100

92.000

1/3/2019

Bán


70

93.000

1/4/2019

Mua

40

94.000

1/5/2019

Bán

20

95.000

Bước 1: Xác định số lượng tín phiếu nắm giữ tại thời điểm đáo hạn:
= (100 + 100 + 40) – (70 +20) = 150 tín phiếu
Bước 2: Xác định số lượng, thời điểm mua và giá mua tương ứng của các tín phiếu nắm giữ tại
thời điểm đáo hạn sau khi trừ đi số lượng tín phiếu tại các đợt bán tín phiếu theo nguyên tắc tín
phiếu nào mua trước thì được bán trước (ngun tắc FIFO): 150 tín phiếu nắm giữ tại thời
điểm đáo hạn bao gồm:
+ 10 tín phiếu tại mức giá 90.000 mua vào ngày 2/1/2019.
+ 100 tín phiếu tại mức giá 92.000 mua vào ngày 1/2/2019.
+ 40 tín phiếu tại mức giá 94.000 mua vào ngày 1/4/2019.
Bước 3: Tính giá mua bình qn gia quyền theo cơng thức:

Bình qn gia quyền giá mua tín phiếu:
24


= [(40 x 94.000 + 100 x 92.000 + 10 x 90.000)/ 150] = 92.400 (đồng)
Doanh thu tính thuế TNDN đối với số tín phiếu mà nhà đầu tư nhận được vào thời điểm đáo
hạn: = (100.000 – 92.400) x 150 = 1.140.000 (đồng).

25


×