Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

MỘT số vấn đề về PHÊ BÌNH SINH THÁI TRONG THƠ THƠ và gửi HƯƠNG CHO GIÓ của XUÂN DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 38 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI
TRONG THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ CỦA
XUÂN DIỆU

Tư tưởng sinh thái trong văn học – Một số vấn đề lý
thuyết
Khái niệm sinh thái
Sự phản ánh của nghệ thuật từ lâu đã khơng cịn nằm
trong khn khổ của hiện thực “thấy được” mà nó cịn
truyền đạt những giấc mơ, những niềm tin và cả viễn cảnh
tương lai của nhân loại (cũng là tương lai của một cá thể).
Một trong những viễn cảnh đã từng được văn học, điện ảnh
và hội họa truyền tải là ngày tận thế - không phải bằng một
vụ nổ trong chớp mắt hay cơn đại hồng thủy tái hiện tiền sử,
nó là một hành trình con người tiến đến cái chết bởi sự cạn
kiệt nguồn sống. Xuyên suốt bề dày của lịch sử, nhân loại
không ngừng tiến hóa để tồn tại, xác lập những giá trị sống.
Nhưng sự sống là một điều bất khả nếu loài người bị đẩy ra
khỏi hệ sinh thái, ra khỏi “đại tự nhiên” – ngôi nhà bao bọc
cả về thể xác và tinh thần. Ý thức về vị trí và mối quan hệ


giữa con người và sinh thái là một vấn đề cần đặt ra của thế
kỉ XXI, khi những tổn thương mà con người gây ra cho tự
nhiên đang trở nên đáng báo động. Nghệ thuật có thể cho
phép con người của thời hiện đại vin vào điều lớn lao để
sống, nhưng nó cũng có thể cất lên tiếng nói cảnh tỉnh để
chính nhân loại nhận ra sự khuyết rỗng của ý thức sinh thái
trong đời sống đô thị, trong tốc độ phát triển của văn minh
cơng nghiệp. Phê bình sinh thái trong văn học ra đời như
một bước chuyển đầy tính thích ứng trong bối cảnh khủng


hoảng mơi trường tồn cầu, với nỗ lực nâng cao tình cảm,
quan niệm về sinh thái của con người.
Với sự hình thành và phát triển rộng rãi ở phương Tây,
hệ thống lí thuyết về phê bình sinh thái thường bắt đầu từ
việc định nghĩa những thuật ngữ tiền đề trong tiếng Anh.
“Sinh thái” (ecological) có nguồn gốc từ “okos” (tiếng Hy
Lạp, mang nghĩa là “nhà, nơi ở”). Về nghĩa gốc, nó là trạng
thái sinh tồn của tất cả sinh vật trong mối quan hệ mật thiết
giữa chúng và mơi trường, trong đó khơng loại trừ con
người. Như vậy, xét về mặt từ nguyên, “sinh thái” đã chứa
đựng ý nghĩa tự nhiên là nơi chứa đựng, bao bọc và là một
hệ thống những mối quan hệ phức tạp, chặt chẽ. Bản thân
thuật ngữ cũng có một hành trình phát triển theo khuynh


hướng mở rộng, phong phú hơn về ý nghĩa, đi từ giới hạn
của khoa học tự nhiên tới những lĩnh vực của khoa học xã
hội.
Ban đầu, “sinh thái” gắn liền với lĩnh vực khoa học tự
nhiên. “Sinh thái học” (ecology) với gốc hậu tố “logos”môn học, được hiểu là ngành nghiên cứu về mối quan hệ
của các sinh vật trong “nhà, nơi ở” của chúng. Cho tới nay,
sinh thái học vẫn là một ngành khoa học trẻ, chỉ thực sự trở
nên phổ biến từ nửa cuối thế kỉ XX. Cụ thể hơn, thuật ngữ
“sinh thái học” được công nhận như một môn học riêng biệt
vào đầu thế kỷ 20, nhưng chỉ được biết đến nhiều từ những
năm 1960 do mối quan tâm tới mơi trường có xu hướng
tăng cao. Trong khi đó, những dấu mốc quan trọng trong
việc hình thành ngành khoa học này đã bắt đầu từ những thế
kỉ trước, với khám phá của nhà hóa học Antoine Lavoisier
(1743 – 1794) về Oxy và Carbon – tầm quan trọng của

chúng tới đời sống các sinh thể. Tuy nhiên, tư duy sinh thái
ở một mức độ nào đó đã có từ lâu, đan xen chặt chẽ với sự
phát triển của các ngành sinh học khác. Một trong những
nhà sinh thái học đầu tiên có thể là Aristotle hoặc học trị
của ông, Theophrastus, cả hai đều quan tâm đến đời sống
của nhiều lồi động vật. Theophrastus đã mơ tả mối quan hệ


tương quan giữa động vật và môi trường của chúng sớm
nhất vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên (Ramalay, 1940).
Vào thời điểm đó, sinh thái học chưa trở thành một ngành
khoa học độc lập bởi thiếu đi đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, đây là những
mốc quan trọng khẳng định tiền đề của tư tưởng sinh thái
sau này.
Sự xuất hiện về mặt học thuật được ghi nhận đầu tiên
của thuật ngữ gắn với công trình “Hình thái sinh vật học đại
cương” của nhà sinh vật học, nhà giải phẫu học so sánh
người Đức Ernst Haekel (1834 - 1919). Ông định nghĩa sinh
thái học là sự nghiên cứu về điều kiện vô cơ và hữu cơ mà
các sinh mệnh sống dựa vào đó. Nó được hiểu như là “môn
học về tương quan giữa thế giới bên ngoài và các sinh vật”.
Những kiến thức của sinh thái học đã và đang đóng góp to
lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh, lý
luận và thực tiễn. Sinh thái học giúp chúng ta ngày càng
hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác
với các yếu tố của môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong
đó bao gồm cuộc sống và sự tiến hố của lồi người. Sinh
thái học còn tạo nên những nguyên tắc và định hướng cho
hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền



văn minh ngày một hiện đại, không làm huỷ hoại đến đời
sống của sinh giới và chất lượng của môi trường.
Tần suất sử dụng của từ “sinh thái” khởi điểm từ những
năm 1800 tương đối thấp và chỉ thật sự phổ biến trong giai
đoạn 1980 - 2000 trở đi. Đây cũng là thời điểm “sinh thái”
không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học từ nhiên mà mở
rộng về mặt ý nghĩa. Nửa sau thế kỉ 20, danh từ được hiểu
là việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường trong tiến trình phát
triển kinh tế. Như vậy, cho tới nay, sinh thái học được hiểu
theo cả nghĩa rộng là thái độ sống và hành động bảo vệ mơi
trường.
Có thể nói, xét về mặt lịch sử của thuật ngữ, “sinh thái”
khởi đầu được nhìn nhận chủ yếu dưới ống kính của khoa
học, gắn với các con số chính xác, những tri thức về các
nguyên tố tự nhiên. Những thành quả của sinh thái học có vai
trị quan trọng trong việc chứng minh những tư tưởng sinh
thái cổ đại về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mối
quan hệ ấy không còn là đối tượng giới hạn trong sinh thái
học, mà tiến vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn qua
Mỹ học sinh thái, Triết học sinh thái, Xã hội học sinh thái,
Chủ nghĩa nhân văn sinh thái, Tâm lý học sinh thái, Văn học
sinh thái,…


“Chỉ khi cái cây cuối cùng chết đi
Và khi dòng sông cuối cùng bị đầu độc
Con cá cuối cùng bị đánh bắt
Chúng ta mới nhận ra mình khơng thể ăn được tiền”.

(Cách ngôn của người da đỏ Cree)
Những nền tảng của tư tưởng sinh thái đã xuất hiện
trong những hình thái triết học cổ đại, tuy nhiên, quan niệm
về nó chỉ thực sự được hình thành khi con người đối mặt
với những tổn hại của tự nhiên do sự tác động của chính
mình. Thuật ngữ tư tưởng sinh thái vừa có nội hàm là
nhân tố tình cảm, vừa bao gồm quan niệm về sinh thái.
Đời sống hiện đại với những phát minh tân tiến, thời đại
ngợi ca tốc độ, sự tiện nghi trong không gian đô thị đã củng
cố thêm niềm tin của con người vào sự ưu việt và vị thế
trung tâm của mình. Tự nhiên trở thành đối tượng tiêu dùng
của con người và cũng vì lẽ đó, việc khai thác mang tính
cưỡng đoạt, tận diệt ngày càng làm lệch cán cân giữa sự
phát triển của tự nhiên với đời sống con người. Sau cuộc
phục hưng văn hóa, con người nhận thức được sự mê tín
thần thánh, song lại mê tín chính sức mạnh của mình. Trong
q trình cải tạo thiên nhiên, con người khiến môi trường


kiệt quệ, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái mà quên rằng,
mình cũng chỉ là một yếu tố tồn tại trong đó, khơng phải
trung tâm, càng khơng thể ngồi lề. Vì là một nhân tố trong
sinh thái, con người cũng phải chịu hậu quả do những biến
đổi tiêu cực với tự nhiên. Thế kỉ XXI được dự báo rằng con
người sẽ biết sống hòa điệu hơn với tự nhiên trong đời sống
vật chất cũng như tinh thần.
Sự phát triển của hệ thống lí thuyết và thực tiễn sinh
thái đã dẫn tới sự quan tâm đến các tư tưởng sinh thái trong
tác phẩm văn học, gắn liền với các vấn đề sinh thái. Vấn đề
sinh thái ở mỗi tác phẩm văn học, ở mỗi thời kì lại có

những điểm khác biệt. Trong văn học hiện đại, vấn đề sinh
thái được biểu hiện qua sự đổi thay môi trường sống, vấn đề
thương tổn của tự nhiên sau chiến tranh, do sự khai thác
khơng kiểm sốt của con người,… Ở những tác phẩm trong
quá khứ, bao gồm cả Thơ mới, tư tưởng sinh thái chưa trở
thành ý thức mãnh liệt như dòng văn học sinh thái sau này.
Ở những phương diện cụ thể, nó biểu đạt những cảm quan
sinh thái của tác giả, trong đó nổi bật là ý thức gắn bó, hài
hịa với tự nhiên như một giá trị thẩm mỹ, một khía cạnh
biểu đạt cái tơi cá nhân.
Con người - một “động vật cấp cao” như thường tự gọi


cũng khơng nằm ngồi thế giới tự nhiên, tác động và chịu
tác động từ môi trường xung quanh. “Con người không dệt
nên mạng lưới cuộc sống. Chúng ta chỉ là một sợi dây trong
đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với mạng lưới ấy đều tác
động tới chính chúng ta. Tất cả mọi thứ đều được buộc chặt
vào nhau. Tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau” (Tù trưởng
Seattle, 1786 - 1866). Tư tưởng sinh thái đã được hình
thành từ khá sớm trong cả phương Đơng và phương Tây cổ
đại. Triết học Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại đều đề cao tư
tưởng “thiên nhân hợp nhất”, nhấn mạnh con người là một
phần của “đại vũ trụ”. Dù “giá trị cao quý” của con người là
một tiếng nói quan trọng trong văn minh phương Tây,
nhưng từ thời cổ đại, một số triết gia Hi La đã đề cao sinh
mệnh và sự bình đẳng của con người với các loài vật khác,
phản đối quan điểm vạn vật tồn tại vì con người. Theo
những nhà nghiên cứu văn hóa, tự nhiên là cái có trước.
Con người tồn tại trong tự nhiên và mối quan hệ với nó là

một mặt cơ bản trong đời sống văn hóa. Theo Trần Quốc
Vượng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”: “Con người tồn
tại trong tự nhiên, bởi vậy, mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa. Tự
nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn,
hiểu biết, và sáng tạo của con người… Điều quan trọng


nhất trong tự nhiên là những mối tương tác (thống nhất,
mâu thuẫn) giữa các quần xã sinh vật tạo thành hệ sinh
thái”. Friedrich Engels (1820 – 1895) cho rằng, con người
cũng là sản phẩm của tự nhiên hay là sản phẩm của chuỗi
diễn hóa tự nhiên. Nói cách khác, con người vốn sinh ra từ
tự nhiên, cần có tự nhiên để tồn tại, nhưng khác với động
vật, tự nhiên với con người khơng chỉ là nguồn tư liệu sống,
mà cịn là nguồn tư liệu lao động. Loài người xuất hiện
muộn trên trái đất, tuy vậy, bàn tay, khối óc của con người
đã gây ra những biến đổi rộng khắp trong khơng khí, nước
và đất, trong các giới sinh vật khác,…
Sự dẫn dắt một số quan điểm củng cố cho góc nhìn sinh
thái về mặt lí luận nhằm nhấn mạnh rằng, tư tưởng sinh thái
không chỉ nằm trong thời hiện đại, là sản phẩm của nhận
thức trong nền văn minh công nghiệp. Nó đã được định
hình từ những tư tưởng cổ đại, tuy nhiên chỉ được nhìn
nhận như một giá trị tư tưởng trong thực trạng mất cân bằng
sinh thái và sự củng cố của những thành tựu khoa học - tự
nhiên. Đi vào trong nghệ thuật ngơn từ, dù cịn nhiều trở
ngại, nhưng các tư tưởng sinh thái vẫn cần được khám phá,
nhìn nhận một cách sâu sắc, bởi văn học – dù có những đổi
thay ra sao, cũng khơng thể bàng quan với những vấn đề



cấp thiết trong đời sống đương đại.
Phê bình sinh thái - con đường tìm hiểu tư tưởng sinh
thái trong văn học
Ngơn ngữ con người đóng vai trị quan trọng trong việc
truyền đạt những góc nhìn khác nhau về hệ sinh thái. Nó đã
được sử dụng để chế ngự hay tơn vinh môi trường, làm
chệch hướng và tác động tới cách con người ứng xử với tự
nhiên. Các văn bản truyền miệng và văn bản viết đã khám
phá những ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới con
người và những tác động ngược lại. Văn học – nghệ thuật
ngôn từ từ cổ xưa, đã góp phần khơng nhỏ trong việc định
hình cảm quan sinh thái của con người. Tuy nhiên, so với
các lĩnh vực khác như sử học, nhân loại học, tâm lí học,…
nghiên cứu văn học vẫn được đánh giá là “phản ứng chậm”
với các vấn đề sinh thái. Tới những năm 1990, nghiên cứu
mối quan hệ giữa văn học và sinh thái mới trở thành một
trào lưu tri thức được xác định rõ ràng. Mặc dù khởi điểm
chỉ thực sự được tính từ gần đây, nhưng với tư tưởng nòng
cốt mới, nguyên tắc mỹ học riêng và đối tượng nghiên cứu
riêng, phê bình sinh thái đã trở thành một hướng nghiên cứu
văn học mới mẻ, nhanh chóng phát triển thành một lĩnh vực
đa dạng, liên ngành. Theo Karen Laura Thornber trong


“Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học” (Trần
Ngọc Hiếu dịch): “Sức mạnh tiềm tàng của phê bình sinh
thái khơng phải ở chỗ nó chỉ như một nhánh phê bình văn
học khác, được đặt bên trong những biên giới thiết chế đã

có sẵn mà ở chỗ nó là một cách tiếp cận mang tính khiêu
khích cả trong phân tích văn học lẫn những vấn đề vừa
đồng hiện, vừa che khuất lẫn nhau của khoa học, đạo đức,
chính trị và thẩm mỹ”. Như vậy, xét về vị trí học thuật, phê
bình sinh thái chứa đựng nhiều tiềm năng với tư cách một
hướng nghiên cứu liên ngành trong văn học.
Về mặt thuật ngữ, “Phê bình sinh thái” (Ecocriticism)
xuất hiện lần đầu trong bài viết “Văn học và sinh thái - một
thử nghiệm của phê bình sinh thái” của William Rueckert
vào năm 1978, được định nghĩa như sự áp dụng của sinh
thái học và tư tưởng sinh thái vào nghiên cứu văn học. Bên
cạnh đó, nhiều thuật ngữ được sử dụng cùng với “phê bình
sinh thái” trong các nghiên cứu liên quan như “Nghiên cứu
văn học và môi trường”, “Thi pháp sinh thái”, “Phê bình
xanh”, “Phê bình văn hóa xanh”… Từ đó tới nay, đã có rất
nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm và phạm vi của thuật
ngữ này. Trong cơng trình tổng hợp nghiên cứu về phê bình
sinh thái “Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn chương”


của Nguyễn Thị Tịnh Thy, tác giả đã đưa ra các khái niệm
khác nhau về phê bình sinh thái của những học giả trên thế
giới. Đồng thời, người nghiên cứu phân tích sự khác biệt,
chú trọng vào những khiếm khuyết trong các định nghĩa
khác nhau, đặc biệt là quan niệm mỹ học và tiêu chí mỹ học
của phê bình sinh thái. Từ đó, người nghiên cứu đề xuất
định nghĩa về phê bình sinh thái một cách tương đối đầy đủ
về phạm vi, đối tượng và quan niệm thẩm mỹ: “Phê bình
sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa

sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua
việc khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật
của nó trong tác phẩm”. Ở đây, khóa luận tiếp nhận định
nghĩa mang tính khái quát của một trong những nhà nghiên
cứu đã khởi xướng và phát triển phê bình sinh thái Mĩ –
Cheryll Glotfelty: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về
mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên”.
Với sự đa dạng trong các cách định nghĩa, phê bình
sinh thái có một lịch sử phát triển tuy ngắn nhưng tương đối
phong phú, đặc biệt trong giai đoạn 20 năm gần đây. Về
hành trình phát triển của phê bình sinh thái, tác giả Đỗ Văn
Hiểu trong “Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển”


đã đề cập các dấu mốc quan trọng của phê bình sinh thái từ
giai đoạn manh nha tới phát triển thành một hiện tượng
mang tính tồn cầu, trên quy mơ các chuyên luận, tạp chí và
hội nghị học thuật quốc tế về phê bình sinh thái. Trong
“Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học”, Karen
Laura Thornber đã chia quá trình phát triển của phê bình
sinh thái thành hai giai đoạn chính, trước và sau thế kỉ XXI.
Ở giai đoạn đầu tiên, các nhà phê bình sinh thái thường tập
trung chủ yếu vào những sáng tác về đề tài thiên nhiên,
quan tâm đến khả năng của văn chương trong việc tạo nên
những khuôn mẫu về các giá trị mà ở đó, mơi trường là
trung tâm (ecocentric values). Đồng thời, họ chú ý tới
những cách miêu tả văn chương về những mối quan hệ trên
bình diện sinh học, tâm lý học và tâm lý giữa con người và
thế giới tự nhiên. Bước sang giai đoạn sau, giới nghiên cứu
tập trung hơn vào mảng văn học viết về thành phố, q trình

cơng nghiệp hóa cũng như vấn đề cơng bằng/bất công môi
trường cũng như những vấn đề xã hội liên đới. Như vậy,
phê bình sinh thái đã dịch chuyển mối quan tâm về nơi chốn
từ phạm vi địa phương sang phạm vi quốc gia hay toàn cầu.
Khuynh hướng phát triển của phê bình sinh thái gắn bó chặt
chẽ với những biến động của tình trạng của mơi trường tự
nhiên trước những đổi thay của đời sống công nghiệp hiện


đại.
Trong tiến trình phát triển, nếu như William Ruekert
được xem là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ một cách
hoàn chỉnh thì Rachel Carson với tác phẩm “Mùa xuân im
lặng” (Silent Spring) xuất bản vào năm 1962 đã tác động
mạnh mẽ tới danh tiếng của phê bình sinh thái. Cuốn sách
đã ghi lại tỉ mỉ những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường
của thuốc trừ sâu DDT. Dù phải đối mặt với những ý kiến
trái chiều, khơng ít sự chỉ trích nặng nề từ các cơng ty sản
xuất, nhưng cơng trình của Rachel đã trở thành tiếng nói
phản đối sự tác động thô bạo của con người tới tự nhiên. Bà
đã đặt ra những vấn đề cấp thiết về tác động của con người
tới thiên nhiên và những nguy cơ con người phải hứng chịu
cho chính hành động của mình. Ở chương đầu tiên của cuốn
sách, Rachel đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chim chóc lại lặng
im khơng cất tiếng hót vào mùa xn? Cái gì đã làm cho
lồi chim im lặng?”. Không chỉ tác động cụ thể tới việc đưa
ra lệnh cấm DDT chính thức ở Anh và Mỹ, cuốn sách của
Rachel đã góp phần củng cố tư tưởng nền tảng của phê bình
sinh thái, đằng sau “mùa xuân im lặng” của tự nhiên, là
những nguy cơ sinh thái trong ý thức, tinh thần của con

người. Cho tới nay, điều này vẫn gắn liền với nhiệm vụ chủ


yếu mang giá trị đặc thù của phê bình sinh thái: thơng qua
văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê
phán – nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mơ hình phát triển xã
hội của lồi người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và
hành vi của nhân loại đối với tự nhiên, đã dẫn đến tình trạng
xấu đi của mơi trường và nguy cơ sinh thái ra sao.
Qua khảo sát và phân tích các cơng trình nghiên cứu,
người viết tổng hợp một số đặc điểm nổi bật về phê bình
sinh thái trên phương diện cơ sở lí luận, nhiệm vụ định
hướng, bản chất tư tưởng và đối tượng, phạm vi nghiên cứu
như sau:
Về nền tảng lí luận, phê bình sinh thái có cội nguồn tư
tưởng sâu xa với những luận bàn về triết học sinh thái. Nhìn
chung, phê bình sinh thái tiếp thu những tư tưởng cơ bản
của sinh thái học chứ không phải những thành quả nghiên
cứu cụ thể của khoa học tự nhiên. Các mốc tư tưởng nền
tảng của phê bình sinh thái bắt đầu từ thời cổ đại Hi La, sự
đề xướng của các trào lưu triết học hướng về tự nhiên ở thế
kỉ 18 – 19, sự cống hiến của các nhà sinh vật học với các
thuyết về quan hệ tương hỗ giữa vạn vật tự nhiên. Nguồn
gốc tinh thần trực tiếp nhất của phê bình sinh thái là tư
tưởng luân lí sinh thái nửa đầu thế kỉ XX, với đóng góp của


Schweitzer - luân lí “kính trọng sinh mệnh” và Leopold với
“luân lí địa cầu”. Như vậy, xét ở phương diện nền tảng, phê
bình sinh thái có cội nguồn từ những ý niệm về con người

và tự nhiên thời cổ đại, tới thế kỉ XX đã định hình tương đối
rõ những tiêu chí, nguyên tắc mỹ học sinh thái.
Về định hướng và nhiệm vụ, phê bình sinh thái nghiên
cứu sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần trong văn học,
hướng tới phạm trù cái hài hòa. Theo Dương Hiểu Huy
trong “Nhật Bản đương đại sinh thái văn học nghiên cứu”,
nhà phê bình sinh thái chú ý “xây dựng ý thức sinh thái và
đặc biệt là tinh thần sinh thái của nhân loại trong bối cảnh
nguy cơ môi trường ngày một nghiêm trọng”. Định hướng
về sứ mệnh của phê bình sinh thái đã tạo nên sự khác biệt
giữa phê bình sinh thái và các hướng phê bình nghiên cứu
đề tài tự nhiên trong văn học. Phê bình sinh thái khơng chỉ
đưa người đọc tiếp cận với tự nhiên mà còn kêu gọi họ có ý
thức về “tính mơi trường”. Được xem như một phản ứng
tích cực trước tình trạng mơi trường tồn cầu ngày một xấu
đi, phạm trù mà phê bình sinh thái hướng đến là sự hài hòa.
Phạm trù cái hài hịa của phê bình sinh thái phản đối chủ
nghĩa sinh thái trung tâm cực đoan trong giai đoạn đầu phát
triển. Thực chất, trong cơng cuộc cất lên tiếng nói về sinh


mệnh của tự nhiên, không bao giờ ta đạt đến một sự cơng
bằng tuyệt đối. Sự hài hịa tránh việc lí luận sinh thái rơi
vào khơng tưởng, nó hướng tới việc bảo vệ tự nhiên nhưng
đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích của nhân loại, để có thể
sinh tồn và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Về bản chất, phê bình sinh thái mang bản chất của phê
bình văn hóa và là một con đường nghiên cứu mang tính
liên ngành. Sứ mệnh của phê bình sinh thái là nhìn nhận lại
văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa, chỉ ra căn

nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái. Các
nhà phê bình sinh thái cho rằng, trong những vấn đề sinh
thái, điều khó khăn nhất là việc đổi thay mơ hình văn hóa tư
tưởng đã tồn tại lâu dài dẫn đến những nguy cơ sinh thái.
Gốc của vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nằm ở ý thức
của mỗi cá nhân, và văn học với sứ mệnh của riêng nó, có
thể tác động tới ý thức, tình cảm, lí tưởng của con người về
tự nhiên. Vì thế, phê bình sinh thái đặt đối tượng nghiên
cứu vào những vấn đề gốc rễ của văn hóa nhân loại, đánh
giá giá trị văn học trong cái nhìn rộng lớn hơn phạm vi nội
tại của văn bản. Theo Đỗ Văn Hiểu trong “Tính khả dụng
của phê bình sinh thái”, khi xác định phê bình sinh thái là
một loại phê bình văn hóa, chúng ta có thể vận dụng


phương pháp nghiên cứu của phê bình văn hóa. Tức là “tiến
hành phân tích văn hóa đối với các văn bản văn học và hiện
tượng văn học, từ đó khám phá, phát hiện văn hóa tinh thần
ẩn sâu bên trong”. Cũng bởi vậy, tầm nhìn lí luận của phê
bình sinh thái đặt ra yêu cầu cần tích hợp lí luận văn học và
tri thức khoa học của nhiều ngành, bao gồm cả tự nhiên và
xã hội nhân văn.
Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phê bình sinh
thái khi chọn những tác phẩm văn học sinh thái theo đúng
nghĩa là lí tưởng, tuy nhiên sẽ bó hẹp về phạm vi nghiên
cứu. Tư tưởng triết học sinh thái đã để lại dấu ấn trong
nhiều sáng tác văn học cổ kim đông tây, tuy nhiên hàm ý
sinh thái chưa được chú ý nhiều trong các hướng nghiên
cứu trước đó. Trong thơ ca trung đại đã có những tác phẩm
mà ở đó, thiên nhiên được tái hiện như một đối tượng thẩm

mỹ độc lập, được chiêm nghiệm với vẻ đẹp tự nhiên của nó.
Đồng thời, mối quan hệ hài hịa, gắn bó giữa con người và
thiên nhiên, tìm về thiên nhiên như một nơi chốn của tinh
thần đã đi vào nhiều sáng tác của các nhà Nho. Như vậy,
nếu như không xa rời việc phân tích văn bản văn học, phê
bình sinh thái có thể tìm ra những nhân tố thể hiện tư tưởng
sinh thái trong những tác phẩm khơng thuộc về nhóm văn


học sinh thái, mở rộng phạm vi khảo sát và nghiên cứu.
Kể từ lần đầu xuất hiện, phê bình sinh thái đã tiếp tục
được phát triển. Hiện nay, từ khóa “phê bình sinh thái” tại
thư mục điện tử MLA đã cho ra hơn 400 kết quả, ba phần tư
trong số chúng được ra đời vào giai đoạn 1900. Như vậy,
trải qua hơn ba thập kỷ, phê bình sinh thái đã được chú
trọng quan tâm, xuất hiện trong chương trình học thuật tại
nhiều nơi trên thế giới, cùng với những khoa tổng hợp
nghiên cứu về khuynh hướng này. Tuy nhiên, những thông
tin ấy chưa thể khẳng định một tương lai rực rỡ cho hướng
tiếp cận, bởi vẫn tồn tại nhiều hạn chế chưa được giải quyết
thỏa đáng. Văn học sinh thái nếu chỉ dừng ở việc phản ánh
sự phá hủy của con người với môi trường tự nhiên, sẽ vấp
phải câu hỏi về việc lựa chọn giữa lợi ích thực tế của nhân
loại với lợi ích của sinh thái. Những nhà nghiên cứu tìm tới
tiếng nói về “sự hài hịa” (harmony), nhịp điệu giữa con
người và tự nhiên, nhằm điều chỉnh lại về văn hóa ứng xử
của con người với mơi trường sinh thái. Phê bình sinh thái
truy nguyên những nguy cơ sinh thái trong ý thức của con
người, đồng thời là con đường quan trọng trong việc tìm
hiểu tư tưởng sinh thái trong các tác phẩm văn học.

Phê bình sinh thái và hướng vận dụng trong nghiên


cứu văn học ở Việt Nam
Với những cách tân về tư tưởng nòng cốt cũng như sứ
mệnh, nguyên tắc mỹ học riêng, phê bình sinh thái khi đi
vào thực tiễn nghiên cứu và sáng tác ở Việt Nam vẫn còn
đang ở những bước đầu phát triển. Với tính thời sự cao,
khuynh hướng nghiên cứu này có lợi thế trong việc tiếp cận
với đời sống, gây chú ý không chỉ trong giới học thuật.
Trong q trình định hình và hồn thiện, ranh giới của phê
bình sinh thái khơng dừng lại ở những tác phẩm văn học ra
đời trong bối cảnh môi trường bị tàn phá. Nó cịn tìm tới
những tài ngun tinh thần của văn minh cổ đại, những tác
phẩm trong q khứ. Ở những khía cạnh khác nhau, phê
bình sinh thái vẫn dựa theo những nguyên tắc thẩm mỹ sinh
thái: thẩm mỹ mang tính tự nhiên, đề cao tính chỉnh thể, đề
cao nguyên tắc dung nhập. Những nguyên tắc này phù hợp
với tiền đề xã hội, văn hóa Việt Nam. Tư tưởng sinh thái
của một khu vực phụ thuộc phần nào vào những đặc điểm
lịch sử đặc thù. Ở Việt Nam, những vấn đề sinh thái nổi bật
là sự thương tổn của thiên nhiên hậu chiến tranh, sự bào
mòn, nhiễm độc của môi trường sau những năm tháng bom
đạn dai dẳng. Cùng với đó, sự biến đổi của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, sự lạm dụng của tiến bộ khoa học đã đẩy


mơi trường tự nhiên vào tình trạng ơ nhiễm và cạn kiệt nặng
nề. Sự mất dần của thiên nhiên dẫn tới cảm thức bất an
trong thời kì “đương đại dang dở”. Những con người thành

thị bị ném vào guồng quay của đời sống hiện đại, những giá
trị định lượng sự thành công hay hạnh phúc là tiền bạc, xa
xỉ phẩm, cuộc sống tiện nghi, sự ngợi ca, ghi nhận. Mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên có được nhận thức cũng
chỉ là yếu tố phụ, hiếm khi trở thành giá trị để theo đuổi,
đặc biệt với những người trẻ tuổi. Điều ấy cũng phần nào lí
giải phản ứng của người đọc trước những tác phẩm văn
chương viết trên tinh thần sinh thái, hay những nghiên cứu
luận bàn về tư tưởng sinh thái. Đó là thực trạng mà phê bình
sinh thái trong văn học Việt Nam phải đối mặt, khám phá và
lí giải.
Trên cơ sở tiền đề về xã hội, phê bình sinh thái trước hết
khám phá những cảm quan của con người về tự nhiên,
những mơ thức văn hóa tinh thần trong văn học theo dòng
chảy lịch sử. Cũng như quy luật của các dân tộc khác trong
vùng văn hóa Á Đơng cổ đại và các luồng tư tưởng Nho,
Phật, Đạo, những sáng tác văn học cổ đại, trung đại là
những đối tượng nghiên cứu hàm chứa nhiều thông điệp về
quan niệm sinh thái. Người nghiên cứu khám phá những


cảm thức khác nhau giữa con người và tự nhiên qua những
thời kì lịch sử. Trong văn học cổ đại, tín ngưỡng vật tổ và
sự hạn chế trong nhận thức đã sinh ra cảm thức kính sợ, tơn
sùng tự nhiên. Ở văn học dân gian, mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên được thể hiện qua một loạt các biểu
tượng, những hình ảnh thiên nhiên trở thành cơng thức
trong việc gửi gắm các cung bậc tình cảm, đặc biệt ở ca
dao, dân ca.
Tới văn học trung đại, tư tưởng sinh thái hướng tới cảm

thức hòa điệu, ca tụng thiên nhiên, xem thiên nhiên là nơi di
dưỡng, trú ẩn của tâm hồn. Đặc biệt, trong văn học trung
đại, cảm thức về tự nhiên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với niềm tin tôn giáo (Phật, Đạo) và học thuyết Nho gia.
Trong hành trình tìm về tam giáo, các nhà sinh thái học đều
thừa nhận Phật giáo là một cội nguồn tư tưởng quý báu, một
xu thế quan trọng của ln lí sinh thái phương Tây. Việc
nhìn nhận những tác phẩm mang màu sắc tôn giáo là một
cách khám phá những điểm gặp gỡ của phê bình sinh thái
với truyền thống tư tưởng quen thuộc. Con người trong các
mối quan hệ với thiên nhiên đã được quan tâm trong thơ
Thiền thời Lý – Trần, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…


Văn học hiện đại đặt ra nhiều vấn đề sinh thái phong
phú và phức tạp hơn, do đó tư tưởng sinh thái cũng được
phản ánh và lí giải gắn liền với thực tiễn. Các nhà phê bình
sinh thái khám phá cảm quan sinh thái trong văn học lãng
mạn, đặc biệt trong những tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tự nhiên
trong mối quan hệ hài hịa, gắn bó với chủ thể trữ tình, nét
đẹp cổ truyền đang có nguy cơ mai một trước sự phát triển
mạnh mẽ của đô thị. Trong văn xuôi giai đoạn cuối thế kỉ
XX cho tới nay, những vấn đề về tư tưởng sinh thái được
phản ánh sâu sắc qua các chủ đề “chấn thương sinh thái”
sau chiến tranh, sự méo mó trong đời sống tinh thần của con
người ở môi trường đô thị, sự dịch chuyển vùng văn hóa
nơng thơn – thành thị ....
Với lĩnh vực lí luận văn học, phê bình sinh thái đã
được quan tâm hơn trong một số phong trào mang tính hàn

lâm như các hội thảo khoa học, các luận văn, luận án ở
trường đại học. Tính khả dụng của phê bình sinh thái còn
gợi mở những hướng nghiên cứu liên ngành, kết nối văn
học với điện ảnh, hội họa, âm nhạc trong hành trình truyền
tải thơng điệp về ý thức, cảm quan sinh thái. Giá trị của
hướng phê bình sẽ cần một thời gian dài để thẩm định,
chứng minh, nhưng những bước đi đầu tiên cũng cần được


lắng nghe và quan tâm một cách đúng mức. Trong tương lai
gần, tư tưởng sinh thái với phạm vi nghiên cứu phong phú,
có thể trở thành một vấn đề cần đặt ra trong giáo dục.
Phê bình sinh thái bao chứa nhiều nhánh nghiên cứu nội tại,
nhưng tư tưởng sinh thái là định hướng mang tính phổ quát,
bền vững trong các thực hành nghiên cứu và thể nghiệm
liên quan tới văn học. Xem xét các cơng trình nghiên cứu
trong về các tác phẩm văn học từ cổ đại tới hiện đại, có thể
thấy sự đổi thay của tư tưởng sinh thái trong cách nhìn
nhận, thái độ, cảm xúc của con người với tự nhiên. Đồng
thời, ở mỗi thời kì văn học lại có những đặc thù riêng trong
hồn cảnh xã hội - lịch sử, chi phối tới những mô thức tư
tưởng, tác động tới tình cảm, thái độ với sinh thái. Với văn
học, tư tưởng sinh thái vừa là nền tảng để nghiên cứu, đánh
giá giá trị của một tác phẩm, vừa là đích đến của con đường
phê bình sinh thái, truy tìm những nguy cơ sinh thái tinh
thần, những vấn đề trong văn hóa, tư tưởng. Đồng thời, phê
bình sinh thái cũng mở ra nhiều hướng đi triển vọng trong
nghiên cứu liên ngành….
Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tư
tưởng sinh thái trong thơ Xuân Diệu



Bối cảnh gia đình, xã hội, văn hóa
Xn Diệu là một tác giả lớn, có vị trí quan trọng trong
nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong hơn nửa thế kỉ cầm
bút, ông đã để lại di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại
khác nhau,….Từ nửa sau thế kỉ XX cho tới nay đã có nhiều
cơng trình tổng hợp những hồi ức, cảm nhận và những
nghiên cứu mang tính học thuật về Xuân Diệu và sự nghiệp
sáng tác phong phú của ông. Những cảm nhận, đánh giá về
Xuân Diệu trên phương diện thẩm bình và nghiên cứu
chuyên sâu không phải luôn theo chiều hướng ngợi ca. Từ
buổi đầu xuất hiện trên thi đàn, người khen Xuân Diệu
nhiều và người chê cũng khơng ít. Sự mâu thuẫn ấy tạo ra
tính đối thoại trong những nghiên cứu về thơ ơng. Khi
những sáng tác được nhìn nhận ở nhiều chiều hướng, nó sẽ
có sức thúc đẩy các hướng tiếp cận mới, trong đó có phê
bình sinh thái. Từ góc nhìn sinh thái về thơ Xuân Diệu,
người viết chú ý tới những yếu tố nổi bật về cuộc đời và nền
tảng văn hóa ảnh hưởng tới các tư tưởng sinh thái trong tác
phẩm của ông.
Xuân Diệu (1916 – 1985) xuất thân trong gia đình Nho
học, với cha là một tú tài kép Hán học. Ngay từ nhỏ, ông đã
bộc lộ sở trường về thơ phú, ảnh hưởng từ văn học Trung


×