Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

(Thảo luận Kinh tê Vĩ mô) Thực trạng lạm phát và một số biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.54 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN
Kinh tế vĩ mô
ĐỀ TÀI:

Thực trạng lạm phát và một số biện pháp kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam
GVHD: NGUYỄN THỊ LỆ
MHP: 2125MAEC0111
NHÓM THỰC HIỆN: 6

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................3
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT............................5
1.1. Khái niệm lạm phát.............................................................................5
1.2. Đo lường lạm phát...............................................................................5
1.3. Phân loại lạm phát...............................................................................5
1.3.1. Căn cứ theo quy mô của lạm phát.................................................5
1.3.2. Căn cứ theo nguyên nhân của lạm phát.........................................6
1.3.3. Căn cứ vào định tính.....................................................................7
1.4. Tác động của lạm phát ........................................................................7
1.4.1. Tác động đến lĩnh vực sản xuất.....................................................7
1.4.2. Tác động đến lĩnh vực lưu thông...................................................7
1.4.3. Đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải................................8
1.4.4. Đối với cán cân ngân sách- chính sách nhà nước..........................8
1.5. Nguyên nhân lạm phát.........................................................................8


1.5.1. Lạm phát do cầu kéo.....................................................................8
1.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy................................................................8
1.5.3. Lạm phát dự kiến...........................................................................9
1.5.4. Lạm phát do tiền tệ........................................................................9
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM...............................10
2.1. Thực trạng lạm phát trong thời gian qua.............................................10
2.1.1. Lạm phát năm 2019.......................................................................10
2.1.1.1. Thực trạng lạm phát Quý I/2019.............................................10
2.1.1.2. Thực trạng lạm phát Quý II/2019............................................11
2.1.1.3. Thực trạng lạm phát Quý III/2019...........................................12
2.1.1.4. Thực trạng lạm phát Quý IV/2019..........................................12
2.1.2. Lạm phát năm 2020.......................................................................14
2.1.2.1. Thực trạng lạm phát Quý I/2020.............................................14
2.1.2.2. Thực trạng lạm phát Quý II/2020............................................15
2.1.2.3. Thực trạng lạm phát Quý III/2020...........................................15
2.1.2.4. Thực trạng lạm phát Quý IV/2020..........................................16
2.2. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam..............................17
2.2.1. Nguyên nhân cung tiền tăng quá mức ..........................................17
2.2.2. Nguyên nhân cung cầu hàng hóa...................................................18
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ........................................18
2.3. Dự báo lạm phát năm 2021.................................................................20
PHẦN 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM..............................................................................................................21
3.1. Một số biện pháp kiểm soát lạm phát ,bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
trong thời gian ngắn hạn và dài hạn..............................................................21
3.2. Các biện pháp hỗ trợ khác...................................................................22
2


KẾT LUẬN...................................................................................................23

PHỤ LỤC......................................................................................................24

LỜI MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia. Là một trong số
chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát
cũng chính là cơng cụ gây trở ngại trong cơng cuộc và đổi mới đất nước.
Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của đất nước chính là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, đến đời sống xã hội. Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt
Nam cũng đang tìm kiếm giải pháp phù hợp với nền kinh tế đất nước để kìm
hãm sự lạm phát giúp phát triển tồn diện nước nhà.
Là sinh viên, chúng em thông qua các phương tiện truyền thơng để tìm
hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lí để giảm tỉ lệ lạm phát. Vì vậy nhóm em
đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thảo luận.
Do kiến thức cịn hạn chế nên khơng thể tránh có sai sót. Chúng em
mong nhận được những đóng góp của cơ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về kinh tế vĩ mơ nói chung và lạm phát nói
riêng
- Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
- Căn cứ vào cơ sở lí luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát,
đề xuất giải pháp khắc phục
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài cần giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về lạm phát
Thứ hai: Phân tích thực trạng và nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam
năm 2019-2020

3


Thứ ba: Đưa ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát cho thích hợp
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra, phân tích
4. Kết cấu đề tài
Gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận của lạm phát
Phần 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 2019-2020
Phần 3: Các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.

4


PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm lạm phát:
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng lên tục trong mức giá chung.
Điều này khơng nhất thiết có nghĩa giá cả mọi loại hàng hóa và dịch vụ đồng
thời tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng
tiền. Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn
vị hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, chúng ta sẽ phải chi ngày
càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.
Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ
đơn thuần là sự gia tăng của mức giá chung mà đó phải là sự gia tăng liên tục
của mức giá chung. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá

chung, thì dường như mức giá chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức
ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy khơng được gọi là
lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh hưởng kéo dài
đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá
chung liên tục giảm.
1.2. Đo lường lạm phát:
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì
nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chi tiêu tỉ lệ lạm phát được tính
bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỉ lệ lạm phát cho thời kì t được
tính theo cơng thức sau:
Trong đó:
Πt: tỉ lệ lạm phát của thời kì t ( có thể là tháng, quý, năm)
Pt: mức giá của thời kì t
Pt-1: mức giá của thời kì trước đó.
5


Rõ ràng là để tính được tỉ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải
quyết định sử dụng chỉ số nào để phản ánh mức giá chung. Người ta thường
sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường
mức giá chung. Tuy nhiên nếu mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát
đến mức sống, thì rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng tỏ ra thích hợp hơn. Trong thực
tế, các số liệu cơng bố chính thức về lạm phát trên tồn thế giới đều được tính
trên cơ sở CPI.
1.3. Phân loại lạm phát
1.3.1. Căn cứ theo quy mô của lạm phát
Lạm phát vừa phải (hay lạm phát một con số): là lạm phát với tỷ lệ lạm
phát dưới 10℅. Lạm phát vừa phải không gây ra những tác động nhiều với
nền kinh tế, nó cịn có khả năng kích thích sản xuất vì giá tăng nhẹ làm tăng

lợi nhuận sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lượng.
Lạm phát phi mã: là loại lạm phát với tỷ lệ lạm phát lên đến hai hoặc ba
con số trong một năm. Như vậy, tốc độ tăng giá ở mức khá nhanh. Nếu lạm
phát này kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng, triệt tiêu
các động lực phát triển kinh tế.
Siêu lạm phát: là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát đột biến tăng lên với
tốc độ và tỷ lệ cao vượt xa lạm phát phi mã, từ ba đến bốn con số trở lên. Siêu
lạm phát như một căn bệnh chết người, tốc dọ do lưu thông tiền tệ tăng kinh
khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền tệ mất giá nhanh chóng. Tuy
nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra.
1.3.2. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản
lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo, người ta
thường nhận thấy lượng tiền khơng lưu thơng và khối lượng tín dụng tăng
đáng kể, vượt qua khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa.
Lạm phát chi phí đẩy: chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương,
giá cả ngun liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân,
6


thuế,....Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản
xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế xí nghiệp sẽ tăng giá
thành sản phẩm.
Lạm phát dự kiến (hay lạm phát ỳ, lạm phát qn tính): là lạm phát có
mức giá cả chung tăng lên theo tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp trong một
thời gian dài. Đây là loại lạm phát hồn tồn dự tính được và được mọi người
tính đến trong các hợp đồng lao động, cho thuê, cho vay,... (lạm phát kỳ
vọng). Bản chất là sự kết hợp giữa lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.
Lạm phát tiền tệ: là lạm phát do lượng tiền được phát hành quá nhiều ở
trong lưu thông. Khi lạm phát tiền tệ xảy ra sẽ làm đồng tiền bị mất giá, mất

cân đối giữa cung và cầu. Chi tiêu chính phủ gia tăng được bù đắp bằng cách
in tiền - lạm phát cầu kéo.
1.3.3. Căn cứ vào định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát khơng cân bằng:
-Lạm phát cân bằng: tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
-Lạm phát không cân bằng: tăng không tương ứng với thu nhập của
người lao động.
Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường:
-Lạm phát dự đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một
thời kỳ tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có
thể dự đốn trước tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo, do đó khơng gây ảnh
hưởng đến đời sống, đến kinh tế.
-Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện
gây ra những biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào
chính quyền có phần giảm sút.
Ngồi ra cịn một số loại lạm phát khác như lạm phát nhập khẩu, lạm
phát cơ cấu,...

7


1.4. Tác động của lạm phát
1.4.1. Tác động đến lĩnh vực sản xuất
Ở vị trí các nhà sản xuất, khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào
và đầu ra biến động không ngừng gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản
xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho vơ hiệu hố hoạt động hoạch toán
kinh doanh. Hiệu quả sản xuất – kinh doanh ở một vài doanh nghiệp có thể
thay đổi gây ra những biến động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có
tỷ xuất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.

Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó, khi tỷ lệ lạm phát thấp, khơng gây ảnh
hưởng đến kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng
lên.
1.4.2. Tác động đến lĩnh vực lưu thông
Lạm phát tăng lên cao thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan
hiếm hàng hố. Lúc này những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình
để vơ vét và thu gom hàng hố, tài sản, tình trạng này càng làm mất cân đối
nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường giá cả hàng hố
tăng lên nhiều hơn .
Ngồi ra khi tỷ lệ lạm phát khó phán đốn thì việc đầu tư vốn vào lĩnh
vực sản xuất sẽ gặp phải những rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào
lĩnh vực lưu thông lên lĩnh vực này trở lên hỗn loạn. Tiền vừa ở trong tay
người bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thơng, tốc độ lưu
thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng .
1.4.3. Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động của lạm phát đối với sự phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào
kết quả dự tính tỉ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về
tốc độ tăng giá giữa các loại hàng hóa, dịch vụ.

8


Thứ nhất, đối với người cho vay và người đi vay: khi nền kinh tế có lạm
phát thì mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được xem xét theo
lãi xuất thực :
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Trong đó: Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất cho vay được ấn định theo
thị trường.
Khi đó thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay và

ngược lại khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát phát dự kiến. Chênh
lệch giữa 2 loại lạm phát này càng cao thì mức độ phân phối lại càng nhiều.
Để tránh hiện tượng phân phối lại thu nhập, có thể cho vay theo lãi suất
thả nổi:
Lãi suất thả nổi = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Thứ hai, đối với người lao động và người thuê lao động: nếu tiền lương
được chỉ số hóa theo giá cả, nghĩa là giá tăng bao nhiêu thì tiền lương cũng
tăng bấy nhiêu thì khơng có phân phối lại thu nhập, cịn nếu tốc độ tăng
trưởng chậm hơn tỉ lệ lạm phát thì người hưởng lương sẽ bị thiệt, người trả
lương sẽ được lợi và ngược lại.
Thứ ba, đối với người mua và người bán tài sản tài chính: các loại tài sản
tài chính như: trái phiếu chính phủ, chứng khốn của cơng ti ... đa số có mức
lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy trước khi có lạm phát xảy ra, nếu ta mua
chúng thì sau lạm phát sẽ bị thiệt hại. Phần thiệt hại đó cũng chính là phần lợi
của người bán.
Thứ tư, với người mua và người bán tài sản thực: nếu lạm phát xảy ra
người mua tài sản hiện vật sẽ hưởng lợi, người bán sẽ bị thiệt, phần thiệt của
người bán sẽ trở thành phần lợi của người mua
Thứ năm, đối với chính phủ và dân chúng: trong đa số các trường hợp có
lạm phát thì chính phủ thường được lợi, dân chúng bị thiệt do:
- Chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng tài sản chính
- Các khoản chi trả lương, trợ cấp hưu trí...
9


- Các loại thuế lũy tiền như thuế nhập sẽ tăng lên nhanh chóng vì lạm phát đã
đẩy thu nhập của dân chúng lên mức cao
1.4.4. Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của
nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hố,

khi lạm phát xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động
của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn. Khi đó người ta khó phân biệt
được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời làm cho nhà nước
thiếu vốn, các khoản thu cho ngân sách nhà nước khơng tăng. Do đó, nhà
nước khơng cịn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội,
các nghành, các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư hỗ trợ vốn bị thu hẹp
lại hoặc khơng có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục
tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ khơng có điều kiện để
thực hiện.
1.5. Nguyên nhân lạm phát
1.5.1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chỉ tiêu gia tăng
khiến cho tổng cầu tăng tác động làm cho sản lượng và mức giá chung tăng
lên gây ra lạm phát, điều này đặc biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc
vượt quá mức tự nhiên. Các nguyên nhân cụ thể:


Sự tăng lên đột biến trong tiêu dùng của hộ gia đình



Sự tăng lên trong đầu tư



Sự tăng lên trong chi tiêu chính phủ



Sự tăng lên trong xuất khẩu rịng

1.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy
10


Lạm phát xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ
nền kinh tế. Các cơn sốt giá của thị trường đầu vào là nguyên nhân chủ yếu
đẩy chi phí lên cao, tổng cung trong ngắn hạn giảm, đường ASs dịch chuyển
lên trên và sang trái. Bên cạnh đó, tổng cung có thể giảm và dịch chuyển sang
trái khi có sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn lao động,… làm cho
đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn đều giảm và dịch chuyển sang
trái. Kết quả sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng.
Khi tổng cầu tăng dịch sang phải nhưng với mức độ ảnh hưởng thấp hơn
sự suy giảm của tổng cung, nền kinh tế sẽ rơi vào thời kì vừa lạm phát cao,
vừa sản lượng thấp.
1.5.3. Lạm phát dự kiến
Là tỉ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến là nó sẽ tiếp tục xảy ra
trong tương lai. Tỉ lệ lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế.
Lạm phát dự kiến được thể hiện bằng sự dịch chuyển của các đường AS
và AD lên trên. Mức giá chung tăng đều trong khi hoạt động sản xuất vẫn như
cũ.
1.5.4. Lạm phát do tiền tệ
Các nhà tiền tệ cho rằng, lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với
tổng cung và nguyên nhân của sự dư thừa này là do có quá nhiều tiền ở trong
lưu thông, gây ra sự mất cân đối giữa cung tiền và cầu tiền. Cung tiền tăng sẽ
làm cho đồng tiền bị mất giá.
Trong mơ hình tổng cung – tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn
đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá
chung trong nền kinh tế.

11



Khi giả định mức độ lưu thông tiền tệ không đổi, phương trình biểu diễn
mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng và GDP danh nghĩa được biểu diễn:
M.= P.V

12


PHẦN 2 : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT
NAM
2.1. Thực trạng.
Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với
mức sụt giá của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993,
lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số.
Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt
Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và
0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đơng Á
năm 1997 – 1998.
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn
bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm
2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mơ cũng như tình hình lạm phát
ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, chỉ số CPI ở mức cao tăng
19,9%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá
nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống
chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm trước.
Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,7%, con số này vượt gần 5% so

với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm 2010 (khoảng 8%).
Bước sang năm 2011 với tỷ lệ lạm phát 18,58%, nếu khơng tính năm
2008, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992 .Như vậy,
từ năm 2007, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu
kỳ. Chu kỳ này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào
tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%).
13


Bắt đầu từ năm 2012 , Chỉ số CPI giảm mạnh sau khi Chính phủ thực
hiện quyết liệt chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô , trong đó
chủ chốt là chính sách tiền tệ thắt chặt và tài khóa chặt chẽ . Nhờ đó, chỉ số
CPI đã giảm từ 18,1% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012; 6,04% năm 2013;
4,09% năm 2014 và 0,63% năm 2015.
Năm 2016, với việc kinh tế Việt Nam dần phục hồi, lạm phát đã có xu
hướng tăng trở lại CPI bình quân tăng 4,74%.
Năm 2017 và năm 2018 là năm thành cơng trong việc kiểm sốt lạm
phát , chỉ số CPI lần lượt là 3,53% và 3,54% đều hoàn thành mục tiêu dưới
4% Quốc Hội đề ra.
2.1.1 . Thực trạng lạm phát năm 2019 .
2.1.1.1. Thực trạng Quý I:
- Tháng 1:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2019 tăng 0,10% so với tháng
12/2018 và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước.
+ Lạm phát cơ bản tháng 1/2019 tăng 0,3% so với tháng 12/2018 và
tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 2:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2019 tăng 0,8% so với tháng
trước, và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.
+ Lạm phát cơ bản tháng 2/2019 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng

1,82% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 3 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng
trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018.
+Lạm phát cơ bản tháng 3/2019 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng
1,84% so với cùng kỳ năm trước.
CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018,
đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. chủ yếu do
14


tác động của quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán, ảnh hưởng của dịch tả
lợn châu Phi đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc biệt là nhờ sự
chủ động điều hành giá xăng dầu, kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ
vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ.
Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng
kỳ năm trước.
2.1.1.2. Thực trạng Quý II.
- Tháng 4 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước và
tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước.
+ Lạm phát cơ bản tháng 4/2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng
1,88% so với cùng kỳ năm trước
- Tháng 5 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng
trước, và tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu
năm 2019 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
+ Lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng
1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm
nay tăng 1,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018

- Tháng 6 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng
trước, và tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu
năm 2019 tăng 2,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
+Lạm phát cơ bản tháng 6/2019 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng
1,96% so với cùng kỳ năm trước.
CPI bình quân quý II tăng 0,74% so với quý trước và tăng 2,65% so với
cùng kỳ năm 2018. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với

15


cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 6 tháng đầu năm thấp nhất
trong 3 năm trở lại đây.
Năm
CPI bình quân 6 tháng đầu năm(%)
2017
4,15
2018
3,29
2019
2,64
Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,87% so với
bình quân cùng kỳ năm 2018
2.1.1.3. Thực trạng Quý III:
- Tháng 7 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2019 tăng 0,18% so với tháng
trước và tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng năm
2019 tăng 2,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2018
+ Lạm phát cơ bản tháng 7/2019 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng

2,04% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm
2019 tăng 1,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
- Tháng 8:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2019 tăng 0,28% so với tháng trước
và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2019
tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2018
+ Lạm phát cơ bản tháng 8/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng
1,95% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm
2019 tăng 1,9% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
- Tháng 9 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước
và tăng 1,98% so với cùng kỳ năm 2018.
-Lạm phát cơ bản tháng 9/2019 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng
1,96% so với cùng kỳ năm trước.
CPI bình quân quý III/2019 tăng 0,48% so với quý trước và tăng 2,23% so
với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 2,5% so với
16


bình quân cùng kỳ năm 2018.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 1,91% so với bình quân
cùng kỳ năm 2018.
2.1.1.4. Thực trạng Quý IV:
- Tháng 10:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2019 tăng 0,59% so với tháng trước là
mức tăng cao nhất của tháng 10 trong 3 năm gần đây. CPI tháng 10/2019 tăng
2,24% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng
2,48% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
+ Lạm phát cơ bản tháng 10/2019 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng
1,99% so với cùng kỳ năm trước.

- Tháng 11:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước –
mức tăng cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 trong 9 năm trở lại đây
(Tốc độ tăng CPI tháng 11 so với tháng trước giai đoạn 2011-2019 lần lượt là:
0,39%; 0,47%; 0,34%; -0,27%; 0,07%; 0,48%; 0,13%; -0,29%; 0,96%) . CPI
tháng 11/2019 tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 11 tháng
năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
+Lạm phát cơ bản tháng 11/2019 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng
2,18% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 12 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước,
đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua (Tốc độ tăng CPI bình quân năm so
với năm trước một số năm như sau: năm 2017 tăng 3,53%; năm 2018 tăng
3,54%; năm 2019 tăng 2,79%) .CPI tháng 12/2019 tăng 5,23% so với tháng
12/2018.
+ Lạm phát cơ bản tháng 12/2019 tăng 0,68% so với tháng trước và tăng
2,78% so với cùng kỳ năm trước.

17


Tính chung quý IV/2019, CPI tăng 2,01% so với quý trước và tăng
3,66% so với quý IV/2018.
CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới
mục tiêu Quốc hội đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong
3 năm qua.

18



Năm
2017
2018
2019

Tốc độ tăng CPI bình quân (%)
3,53
3,54
2,79

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018.
2.1.2. Thực trạng lạm phát năm 2020
2.1.2.1 .Thực trạng Quý I:
- Tháng 1 :
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng 1,23% so với tháng 12/2019 và
tăng 6,43% so với tháng 1/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng Một
trong 7 năm gần đây (Tốc độ tăng CPI tháng Một so với tháng trước giai đoạn
2014-2020 lần lượt là: 0,69%; –0,2%; 0%; 0,46%; 0,51%; 0,1%; 1,23%. Tốc
độ tăng CPI tháng Một so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 2014-2020 lần
lượt là: 5,45%; 0,94%; 0,8%; 5,22%; 2,65%; 2,56%; 6,43% ) .
+Lạm phát cơ bản tháng 1/2020 tăng 0,76% so với tháng 12/2019 và ’inh
3,25% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 2 :
+Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước , chỉ số
giá tiêu dùng tháng 2 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2
tháng đầu năm 2020 tăng 5,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
+ Lạm phát cơ bản tháng 2/2020 tăng 0,17% so với tháng trước và dùng
2,94% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu
năm nay ’inh 3,1% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
- Tháng 3 :

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng
trước . Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 so với cùng kỳ năm trước ở mức cao tăng
4,87%

19


+ Lạm phát cơ bản tháng 3/2020 giảm 0,06% so với tháng trước và
tăng 2,95% so với cùng kỳ năm trước
CPI bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019 ở mức cao nhất trong
giai đoạn 2016-2020.
Năm
Tốc độ tăng CPI Quý I (%)
2016
1,25
2017
4,96
2018
2,28
2019
2,63
2020
5,56
CPI bình quân Quý I/2020 tăng cao do một số nguyên nhân chủ yếu như:
Nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực,
thực phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm trước; Ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19 làm giá các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt
tăng cao.Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhu cầu đi lại, du
lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm; giá
cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm...

Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng
kỳ năm trước.
2.1.2.2. Thực trạng quý II
- Tháng 4:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước, mức
thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 ( Tốc độ tăng/giảm CPI tháng Tư so với
tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,33%; không
thay đổi; tăng 0,08%; tăng 0,31%; giảm 1,54%.) . CPI tháng 4/2020 tăng
2,93% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng
4,9% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
+ Lạm phát cơ bản tháng 4/2020 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng
2,71% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 5:
+Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước. CPI
20


tháng 5/2020 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu
năm 2020 tăng 4,39% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
+Lạm phát cơ bản tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước và tăng
2,54% so với cùng kỳ năm trước.
-Tháng 6:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước và
tăng 3,17 so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020
tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019
+ Lạm phát cơ bản tháng 6/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng
2,45% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý II/2020 , CPI tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2019 và
giảm 1,87% so với quý trước nhờ động thái kiểm soát của Chính phủ và chính
sách tiền tệ sẽ nới lỏng thận trọng sau dịch Covid-19.

Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với
bình quân cùng kỳ năm 2019.
2.1.2.3. Thực trạng quý III
- Tháng 7:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng trước và
tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng năm 2020 tăng
4,07% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
+ Lạm phát cơ bản tháng 7/2020 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng
2,31% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 8:

21


+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 tăng 0,07% so với tháng và tăng
3,18% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng
3,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
+ Lạm phát cơ bản tháng 8/2020 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng
2,16% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 9:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước và
tăng 2,98% so với cùng kỳ năm 2019.
+ Lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và tăng
1,97% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý III/2020, CPI tăng 0,92% so với quý trước và tăng
3,18% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng
3,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình
quân cùng kỳ năm 2019.
2.1.2.4. Thực trạng quý IV:

- Tháng 10:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2020 tăng 0,09% so với tháng trước và
tăng 2,47% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2020 tăng
3,71% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
+ Lạm phát cơ bản tháng 10/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng
1,88% so với cùng kỳ năm trước.

22


- Tháng 11:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước và
tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11
tháng năm 2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.
+ Lạm phát cơ bản tháng 11/2020 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng
1,61% so với cùng kỳ năm trước.
- Tháng 12:
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước và
tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước.
+ Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng
0,99% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung quý IV/2020, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng
1,38% so với quý IV/2019.
Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2019. Lạm
phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%)

Nhìn chung, mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm
trước, ngay từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý,
điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự
chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp
của các Bộ, ngành, địa phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua
từng tháng với xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020
tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm sốt lạm phát, giữ CPI bình
qn năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với
nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng
12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
23


2.2 Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam
2.2.1 Cung tiền tăng quá mức
Thời gian qua nhiều người đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là
nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Tín dụng trong nền kinh tế
tính đến 21/12/2020 tăng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62%
so với cùng kỳ 2019, cung tiền M2 đã tăng 13,26% so với cuối năm 2019,
trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng 2.91%. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền
bị mất giá. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất
nhiều so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung
cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới.
Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy?
Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao,
nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng.
Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu
tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ
nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí
năm 2019 và 2020 chỉ lần lượt đạt mức 5.32% và 2.91%. Điều này cho thấy
chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục
cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát ln ở trong tình

trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
2.2.2 Nguyên nhân cung cầu hàng hố
Ngồi ngun nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân
còn lại xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa: lạm phát chi phí đẩy
(cost push) và cầu kéo (demand pull). Đây là những nguyên nhân trực tiếp và
dễ thấy nhất.
Trong năm đầu 2020, vì dịch bệnh covid khiến sự bùng nổ của nhu cầu
tiêu dùng trong nước đã góp phần làm lạm phát tăng tốc. Cũng trong khoảng
thời gian đó, giá cả của hàng loạt mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay, thực
phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết… đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng
24


giá mạnh mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Theo Tổng cục
Thống kê, bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát tăng 3,96% so với cùng kỳ
năm 2019. Đây là mức tăng bình quân 8 tháng năm cao nhất trong 5 năm gần
đây, trong đó, chỉ số CPI khu vực thành thị tăng 3,51%, khu vực nông thôn
tăng 4,41%. Cuối năm 2020, với sự kiểm sốt được dịch bệnh thành cơng,
lạm phát trong nước cũng được chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp
hơn chỉ còn 3.23% vào tháng 12/2020.
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát
Chúng ta vừa xem xét thực tế lạm phát ở Việt Nam và một số nguyên
nhân chủ yếu. Sau đây chúng ta phân tích các yếu tố có thể tác động đến lạm
phát trong dưới ba nhóm chính:
i.
ii.
iii.

Ngun nhân chi phí đẩy (tăng giá xăng dầu, điện nước, điều chỉnh tỷ giá...).
Nguyên nhân cầu kéo (kích cầu, thâm hụt ngân sách…).

Nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng…).
a. Nguyên nhân chi phí đẩy
Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác
Sau dịp Tết Nguyên đán, giá nhiều mặt hàng cơ bản đã được điều chỉnh
tăng. Giá điện tăng 8.36 % từ 20/3/2019, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 7 - 8%,
than bán cho ngành điện tăng 2,61-7,67%. Phần lớn ý kiến đều quan ngại việc
tăng giá điện và các hàng hóa cơ bản này sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng
hóa trong tồn bộ nền kinh tế và mức tăng trưởng GDP.
Tuy vậy, theo tính tốn của Bộ Cơng thương việc tăng giá điện tác động
trực tiếp chỉ làm CPI tăng 0.26 - 0.31%. Một số ngành công nghiệp với chi
phí tiền điện cao (chiếm 30 - 35% giá thành) như cấp nước, điện phân… giá
đầu ra sản phẩm sẽ phải tăng hơn mức trung bình 2 – 3%. Những ngành sản
xuất thâm dụng năng lượng khác như thép, dệt, xi măng,… giá thành tăng
thêm khoảng 0.20 – 0.69%. Tổng hợp chi phí tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng từ
0.19 – 0.27%.
Thực tế, ước lượng mức độ tác động thực sự của việc tăng giá hàng hóa
cơ bản này đến CPI là việc làm khó khăn. Việc tăng giá điện, xăng dầu ngoài
25


×