Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Gi8aos an Mi thuat lop 2 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 95 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 1</b>



<i>Ngày soạn:20/8/2011</i> <i>Ngày dạy :2A thứ ba 23/8/2011</i>
<i> 2H thứ tư 24/8/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 25/8/2011</i>
<b>BÀI 1:Vẽ trang trí.</b>


<b>VẼ ĐẬM,VẼ NHẠT</b>
<b>A.Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính:đậm,đậm vừa,nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.


- HS khá giỏi: Tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.


<b>B.Đồ dùng dạy-học:</b>


<i><b>1.Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm một số tranh ảnh,bài vẽ trang trí có các độ đậm độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm,đậm vừa và nhạt.


- Phấn màu.


- Bộ đồ dùng dạy học.
<i><b>2.Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy và màu vẽ.


<b>C.Các hoạt động dạy- </b>học:



<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1- 2'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số


<b>II.Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1- 2'<sub>)</sub>


GV kiểm tra đồ dùng học của HS.
Nhận xét sự chuẩn bị của HS.


<b>III.Bài mới:</b>


<i><b>1.Giới thiệu bài: (1- 2</b></i>'<sub>)</sub>


GV treo một số bài vẽ trang trí đẹp cho HS
quan sát.


Để vẽ được bài đẹp chúng ta cần phải biết
sắp xếp độ đậm nhạt trong bài vẽ . Vậy vẽ
đậm, vẽ nhạt như thế nào, hôm nay cô sẽ
cùng các em tìm hiểu bài 1 (vẽ đậm, vẽ
nhạt).


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i>a<b>.Hoạt động 1:</b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>(4'<sub>- 5</sub>'<sub>)</sub>



- GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS
nhận biết:


+ Độ đậm;
+ Độ đậm vừa;
+ Độ nhạt.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát tranh.
- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- GV tóm tắt:


+Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm, nhạt
khác nhau


+ Có ba sắc độ chính: <b>ĐẬM- ĐẬM </b>
<b>VỪA-NHẠT</b>


+ Ba độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh
động hơn.


+ Em hãy tìm các độ đậm nhạt ở hình 1, 2,
3, 4 trong vở tập vẽ 2 (trang 4)?


+ Ngồi ba độ đậm nhạt chính cịn có các
mức độ đậm nhạt nào khác nữa khơng?


- GV kết luận: ngồi ba độ đậm nhạt chính
ta cịn thấy nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
Chính các độ đậm nhạt đó làm cho bài vẽ
thêm sinh động.


<i><b>b. Hoạt động 2</b>:Hướng dẫn cách vẽ đậm, vẽ</i>
<i>nhạt. </i>(5'<sub>- 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS mở <i>Vở tập vẽ 2</i> xem hình
5 để các em nhận ra cách làm bài:


+ Ở phần thực hành vẽ ba hình 3 bơng hoa
giống nhau.


+ u cầu của bài tập:


* Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa , nhị , lá.
* Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau
(theo thứ tự :đậm, đậm vừa, nhạt của ba
màu).


* Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như
hình 2, 3, 4.


- GV cho HS xem minh hoạ vẽ lên bảng
để HS biết cách vẽ.


+ Các độ đậm nhạt:
* Độ đậm;



* Độ đậm vừa;
* Độ nhạt.


-HS nghe.


- HS tìm ba độ đậm nhạt ở hình 1,
2, 3, 4.


- HS tìm thêm các độ đậm nhạt
khác ở các hình minh hoạ.


- Nghe.


-HS xem hình 5.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Cách vẽ:


* Vẽ đậm: đưa nét mạnh, nét đan dày;


* Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan
thưa;


Có thể vẽ bằng màu; bằng chì đen.


<i>c<b>. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(17'<sub>- 18</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở tập vẽ
(hình 5, trang 4 ). HS nào khơng có thì vẽ
vào vở ơ li.



- GV đi từng bàn quan sát và hướng dẫn cụ
thể cho HS.


- Đối với HS khá giỏi: GV hướng dẫn, gợi ý
để các em vẽ đúng ba độ đậm nhạt chính.
-Động viên để HS hồn thành bài tập.


<i><b>d. Hoạt động 4:</b></i><b> Nhận xét đánh giá. </b>( 3'<sub>- 4</sub>'<sub> )</sub>


- GV tìm ra một số bài vẽ có các mức độ:
tốt, khá, trung bình...dán lên bảng.


- Gợi ý để HS nhận xét về mức độ đậm nhạt
của bài vẽ .


-Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài vẽ mà
mình thích nhất.


- GV nhận xét bổ sung. Đánh giá cho điểm.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub>- 2</sub>'<sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Qua bài học hôm nay các em đã nhận biết
ba độ đậm nhạt: Đậm; đậm vừa và nhạt,
biết cách vẽ đậm, vẽ nhạt vào các bông hoa.
- Về nhà các em sưu tầm thêm tranh, ảnh và
tìm ra chỗ đậm chỗ nhạt khác nhau .


- Sưu tầm tranh thiếu nhi (chuẩn bị cho bài


2).


- Chuẩn bị vở tập vẽ 2.
- Nhận xét tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ 2, trang
4 hoặc vở ơ li.


- HS chọn màu làm bài (có thể là
chì đen, bút mực, màu vẽ ).


- Vẽ các độ đậm nhạt theo gợi ý
của GV.


- HS cùng GV dán bài lên bảng.


- HS nhận xét theo cảm nhận
riêng, tìm ra bài thích nhất.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TUẦN 2</b>



<i>Ngày soạn:26/8/2011 </i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>30/8/2011</i>


<i> 2H thứ tư 31/8/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 1/9/2011</i>
<b>BÀI 2: Thường thức mĩ thuật</b>



<b>XEM TRANH THIẾU NHI</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
- Biết mô tả các hình ảnh,các hoạt động và màu sắc trên tranh.


- Bước đầu có cảm nhận vẻ đẹp của tranh.


- HS khá giỏi mơ tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có
cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.


- Có ý thức học hỏi lẫn nhau thơng qua hoạt động vẽ tranh.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>
<i>1<b>. Giáo viên:</b></i>


- Tranh in trong vở tập vẽ 2, bộ đồ dùng dạy học.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Vở tập vẽ 2.


- Sưu tầm thêm tranh của thiếu nhi Việt Nam (nếu có điều kiện).
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài Trái đất
<i><b>này là của chúng mình.</b></i>



<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập</b>:(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi
Việt Nam để HS nhận biết : Thiếu nhi Việt
Nam cũng như thiếu nhi thế giới rất thích
vẽ tranh và vẽ những bức tranh đẹp. Hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vài bức tranh
của các bạn thiếu nhi.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1</b>:Xem tranh. </i>(27'<sub> - 30</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu tranh" Đôi bạn" của Thảo
My- tranh sáp màu (yêu cầu HS xem trong
vở tập vẽ).


- Gợi ý để học sinh tìm hiểu tranh:
+ Trong tranh vẽ những gì?


-HS hát.



- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát và nghe.


- HS quan sát tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?


+ Em hãy kể những màu được sử dụng
trong bức tranh?


+ Em có thích bức tranh này khơng, Vì sao?
- GV bổ xung ý kiến trả lời của HS và hệ
thống lại nội dung:


+ Tranh vẽ bằng sáp màu. Nhân vật chính
là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh.
Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và
hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động,
hấp dẫn hơn.


+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.


+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu
nhạt (như: cỏ, cây màu xanh; áo, mũ màu
vàng cam...). Tranh của bạn Thảo My là
bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.


<i><b>b. Hoạt động 2</b>:Nhận xét, đánh giá</i>: (1'<sub>- 2</sub>'<sub>)</sub>



GV nhận xét:


- Tinh thần thái độ học tập của lớp.


- Khen ngợi một số HS có ý kiến phát biểu.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


-Vừa rồi chúng ta học bài gì?


- Bài học hơm nay chúng ta làm quen với
tranh của thiếu nhi Việt Nam. Biết mơ tả
các hình ảnh,các hoạt động và màu sắc trên
tranh. Bước đầu có cảm nhận vẻ đẹp của
tranh.


- Về nhà sưu tầm thêm tranh và tập nhận
xét về nội dung, cách vẽ tranh.


- Quan sát hình dáng màu sắc lá cây trong
thiên nhiên.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc
sách.


+ Màu đỏ, màu vàng, màu xanh...
- HS phát biểu theo cảm nhận


riêng.


- HS nghe.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TUẦN 3</b>



<i>Ngày soạn:3/9/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 6/9/2011</i>
<i> 2H thứ tư 7/9/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 8/9/2011</i>
<b>BÀI 3: Vẽ theo mẫu</b>


<b>VẼ LÁ CÂY</b>
<b>A.Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá
cây.


- Biết cách vẽ lá cây.


- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.


- HS khá giỏi biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- HS có ý thức tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>



- Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây.
- Một số loại lá cây đẹp.


<i>2<b>. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.
- Một số lá cây.


- Bút chì, màu vẽ.


C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên
bàn.


- Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài</b>: </i>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


Trong thiên nhiên có rất nhiều lá cây có hình


dáng đẹp, màu sắc của chúng cũng phong
phú. Hôm nay chúng ta vẽ theo mẫu lá cây.
<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1</b>:</i> <i>Hướng dẫn học sinh quan</i>
<i>sát nhận xét. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số hình ảnh các loại lá
cây (tranh, ảnh, lá thật) để HS thấy vẻ đẹp
của chúng qua hình dáng và màu sắc . Đồng
thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại
lá cây đó.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- GV gợi ý để HS nói lên đặc điểm của một
vài loại lá cây. Ví dụ:


+ Lá bưởi;
+ Lá bàng;


+ Lá cây hoa hồng, lá trầu...


- GV kết luận: Lá cây có hình dáng và màu
sắc khác nhau.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ lá</i>
<i>cây. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>



- GV giới thiệu vẽ lên bảng để HS thấy cách
vẽ cái lá cây:


+ Vẽ hình dáng chung của cái lá cây trước;
+ Vẽ phác nét chính;


+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho giống cái lá;
+ Vẽ màu theo ý thích (có thể vẽ lá màu
xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ,...)


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành</i>. (16'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ trang 7,
nếu HS khơng có vở tập vẽ thì làm vào vở ô
li.


- GV gợi ý HS làm bài:


+ Để lá cây lên bàn nhìn và vẽ.


+ Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị
hoặc vở tập vẽ 2.


+ Vẽ hình dáng của chiếc lá;


+ Vẽ màu theo ý thích: có màu đậm, có màu
nhạt.


- GV cho 2 hoặc 3 HS lên bảng vẽ .



- GV gợi ý cho HS khá giỏi vẽ hình và vẽ
màu gần giống mẫu, sắp xếp bố cục cân đối.
<i><b>d. Hoạt động 4</b>: Nhận xét đánh giá. </i>(4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


+ Lá bưởi có dáng hình bầu dục;
+ Lá trầu hình trái tim;


+ Lá hoa hồng có răng cưa...


- Màu sắc của mỗi loại lá cũng
khác nhau.


- Nghe.


- HS quan sát GV vẽ trên bảng.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang 7
hoặc vở ô li.


- HS làm bài theo gợi ý của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đã hoàn
thành và chưa hoàn thành, bài vẽ trên bảng
để nhận xét:


+ Hình dáng ( rõ đặc điểm) ;
+ Màu sắc ( phong phú ).


- GV cho HS tự xếp loại bài vẽ theo ý thích
(bài vẽ đẹp, bài vẽ chưa đẹp ).



- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ.


<b>IV. Củng cố dặn dò</b><i><b>: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Bài học giúp ta nhận biết được hình dáng,
đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài
loại lá cây. Biết cách vẽ lá cây. Qua đó mỗi
người phải có ý thức tham gia bảo vệ cảnh
quan mơi trường.


- Quan sát hình dáng và màu sắc của một vài
loại cây.


- Sưu tầm tranh ảnh về cây.
- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- HS cùng GV chọn bài . Nhận xét
xếp loại bài vẽ theo ý thích.


- Nghe.
- Vẽ lá cây.
- Nghe.


<b>TUẦN 4</b>



<i>Ngày soạn:10/9/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 13/9/2011</i>
<i> 2H thứ tư 14/9/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 15/9/2011</i>


<i><b>BÀI 4: Vẽ tranh</b></i>


<b>ĐỀ TÀI </b><i><b>VƯỜN CÂY</b></i>


<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết một số loại cây,hình dáng màu sắc và vẻ đẹp của một số loại cây
trong vườn.


- Biết cách vẽ hai hoặc ba loại cây đơn giản.


- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.


<b>B. Đồ dùng dạy - học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Một số tranh, ảnh về các loại cây.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.
- Bút chì, màu vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Hoạt đơng của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>



<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV giới thiệu một số tranh , ảnh vườn cây đẹp
cho HS quan sát để vào bài.


<b>2. Nội dung:</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b> <i>Hướng dẫn HS tìm chọn nội</i>
<i>dung đề tài. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu tranh, ảnh vườn cây và đặt các
câu hỏi gợi ý để HS trả lời:


+ Trong tranh, ảnh này có những cây gì?


+ Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên
cây, hình dáng, đặc điểm.


- GV tóm tắt:



+ Vườn có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại
cây (dừa, na, mít,..)


+ Loại cây có hoa, có quả,...


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.</i>


(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV gợi ý để HS nhớ lại hình dáng đặc điểm
loại cây định vẽ.


- GV hướng dẫn HS cách vẽ:


+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau;


+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh
động như: hoa, quả, thúng, sọt đựng quả,
người hái quả,...


+ Vẽ màu theo ý thích.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.



- HS quan sát.


+ Cây dừa, xoài, mít, chuối, na,...
+ một số loại cây em biết: ổi,
nhãn, cà phê,... có cây to, cao,
thấp...


- Nghe.


- HS nhớ lại đặc điểm cây định
vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy
quy định trong vở tập vẽ 2, trang 8, hoặc làm
vào giấy vẽ.


- Trong khi HS làm bài GV quan sát hướng
dẫn thêm để các em hoàn thành bài ở lớp.
- Giúp đỡ HS yếu để các em vẽ được một vườn
cây đơn giản.


- Động viên khuyến khích HS khá, giỏi vẽ
thêm hình ảnh khác cho tranh sinh động.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4- 5'<sub>)</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài vẽ vườn cây đã
hoàn thành dán lên bảng.


- Gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố


cục, cách vẽ màu, sự sáng tạo.


- GV gợi ý để các em tìm ra bài vẽ đẹp.


- GV bổ sung, động viên khích lệ những HS có
bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.


- Bài học cho ta nhận biết một số loại cây, hình
dáng màu sắc và vẻ đẹp của một số loại cây
trong vườn. Biết cách vẽ hai hoặc ba loại cây
đơn giản. Yêu mến thiên nhiên, cần biết chăm
sóc, bảo vệ cây trồng.


- Về nhà quan sát hình dáng, màu sắc một số
con vật.


- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.


- Chuẩn bị đất nặn, bút chì, tẩy, giấy màu cho
bài học sau.


- Đánh giá tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang
8 hoặc giấy vẽ.



- HS làm bài theo hướng dẫn của
GV.


- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét, xếp loại bài vẽ theo
cảm nhận riêng.


- Nghe.


- Vẽ tranh vườn cây.
- HS nghe.


<b>TUẦN 5</b>



<i>Ngày soạn:17/9/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 20/9/2011</i>
<i> 2H thứ tư 21/9/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 22/9/2011</i>


<i><b>BÀI 5: Tập nặn tạo dáng </b></i>


<b>NẶN HOẶC XÉ DÁN, VẼ CON VẬT</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.


- Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật theo ý thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- u q các con vật. Có ý thức chăm sóc các con vật.



<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.
- Đất nặn, giấy màu, màu vẽ.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Tranh, ảnh về các con vật.


- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán hay màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I.Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên
bàn. Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài</b>. </i>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>



Các con vật quen thuộc là một đề tài hết
sức hấp dẫn. Hôm nay chúng ta sẽ nặn hoặc
vẽ, xé dán con vật.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát</i>
<i>nhận xét. </i>(4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số bài tập nặn, tranh
vẽ, tranh xé dán về các con vật và gợi ý để
HS nhận biết:


+ Tên các con vật?
+ Hình dáng đặc điểm?


+ Các phần chính của con vật?
+ Màu sắc của con vật?


+ Em hãy kể tên một vài con vật quen
thuộc?


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách nặn,</i>
<i>cách xé dán, cách vẽ con vật. </i>(6'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS chọn con vật mà các em định
nặn, vẽ hoặc xé dán;


Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm và


các bộ phận chính của con vật.


- GV hướng dẫn HS cách nặn, xé dán, vẽ:


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Các con vật: Mèo, chó, gà, ...
+ Mỗi con vật có hình dáng đặc
điểm riêng ( gà có mào, chó có đi
dài,..).


+ Các phần chính của con vật: Đầu,
thân, chân, đi.


+ Gà trống có màu đỏ, mèo màu
vàng, chó màu đen,..


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>* Cách nặn:</b> Có 2 cách nặn:


+ Nặn đầu, thân, chân,...rồi ghép dính lại
thành hình con vật;


+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo
thành hình con vật.



- GV lưu ý HS:


+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay
nhiều màu.


+ Nên dùng dao trong hộp đất hoặc tự làm
bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm
con vật;


+ Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều
chỉnh, thêm bớt các chi tiết và tạo dáng cho
con vật sinh động hơn.


<b>* Cách xé dán:</b>
<i> Chọn giấy màu</i>


- Chọn giấy màu làm nền;


- Chọn giấy màu để xé hình con vật (sao
cho hình rõ, nổi bật trên nền giấy)


<i>Cách xé dán</i>


- Xé hình con vật:


+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau;
+ Xé hình các chi tiết;


+ Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao
cho phù hợp với khổ giấy. Chú ý tạo dáng


cho con vật sinh động hơn.


+ Dùng hồ dán từng phàn của con vật;
( khơng xê dịch các vị trí đã xếp).
Lưu ý :


- Có thể xé dán con vật nhiều màu hoặc


- HS quan sát GV HD cách nặn con
vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

một màu theo ý thích.


- Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé
giấy cho kín hình vẽ (có thể hai, ba hay
nhiều màu). Nên xé thêm cỏ, cây, hoa, mặt
trời...cho tranh sinh động hơn.


<b>* Cách vẽ :</b>


- Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với
phần giấy quy định, chú ý tạo dáng con vật
cho sinh động. Có thể vẽ thêm cỏ, cây, hoa,
lá, người,..để bài vẽ hấp dẫn hơn.


- Vẽ màu theo ý thích (chú ý vẽ màu có
đậm, có nhạt).


GV nhắc HS: Từ cách hướng dẫn trên có
thể năn, vẽ hoặc xé dán được các con vật.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS chọn một trong các cách làm
trên để làm bài.


- Quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng
túng chưa biết cách làm bài.


-Gợi ý HS khá giỏi tạo dáng con vật sao
cho giống.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub>- 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV cùng HS bày các bài tập nặn thành
các đề tài (ví dụ: chọi trâu, đàn voi, đàn
gà,..) hoặc các bài vẽ, xé dán con vật.


- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài tập hoàn
thành tốt.


- GV bổ sung, xếp loại bài .


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub>- 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Vừa rồi chúng ta học bài gì?


- Hơm nay chúng ta đã tìm hiểu, nhận biết
được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của
một số con vật. Biết cách nặn hoặc vẽ, xé



- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ
con vật.


- HS chọn một trong các cách trên
làm bài.


- HS cùng GV bày bài .


- HS tự giới thiệu bài tập nặn, tranh
vẽ hoặc xé dán con vật. Nhận xét
xếp loại theo cảm nhận riêng.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

dán con vật. Qua bài học các em cần yêu
quý các con vật. Có ý thức chăm sóc các
con vật.


- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
- Tìm và xem tranh dân gian.


- Chuẩn bị màu vẽ cho bài học sau.
- Đánh giá tiết học.


<b>TUÂN 6</b>



<i>Ngày soạn: 23/9/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 27/9/2011</i>
<i> 2H thứ tư 28/9/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 29/9/2011</i>



<i><b>BÀI 6: Vẽ trang trí</b></i>


<b>MÀU SẮC, VẼ MÀU VÀO HÌNH CĨ SẴN</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS biết thêm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam,
xanh lá cây, tím.


- Biết cách sử dụng các màu đã học.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn.


- HS khá giỏi: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Bảng màu cơ bản và ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn (phóng to để
HS quan sát, nhận xét).


- Một số tranh, ảnh có hoa, quả, đồ vật với các màu: Đỏ, vàng, xanh lam, da cam,
tím, xanh lá cây,...


<i><b>2. Học sinh: </b></i>


- Giấy vẽ hoặc <i>Vở tập vẽ.</i>


- Màu vẽ.


C. Các hoạt động dạy- học:



<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số tranh, ảnh để HS nhận
biết:


+ Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và
phong phú. Hoa quả, cây, đất, trời, mây, núi,
các con vật,...đều có màu sắc đẹp.


- Cả lớp hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra
cũng có nhiều màu như: quyển sách, cái bút,
cặp sách, quần áo,...



- GV tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống tươi
đẹp hơn.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b></i> <i>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV treo tranh, ảnh, bảng màu lên bảng, gợi ý
để HS nhận ra các màu:


+ Màu đỏ, màu vàng, màu lam;


+ Màu da cam, màu tím, màu xanh lá cây.
- GV yêu cầu HS tìm các màu trên ở hộp sáp
màu (chì màu).


- GV chỉ vào hình minh hoạ cho HS thấy:
+ Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng;
+ Màu tím do màu đỏ pha với màu lam;


+ Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu
vàng.


- GV kết luân: Như vậy từ ba màu cơ bản
người ta có thể pha ra nhiều màu khác nhau
theo ý . Nhờ vậy mà cuộc sống của chúng ta
thêm vui tươi, đẹp mắt.



<i><b>b. Hoạt động 2:</b> Hướng dẫn HS cách vẽ màu.</i>


(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS xem hình trong vở tập vẽ 2,
trang 10 và gợi ý để các em nhận ra các hình:
Em bé, gà trống, bơng hoa cúc...Đây là bức
tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ
(Bắc Ninh). Tranh có tên là: Vinh hoa.


- GV gợi ý HS cách vẽ màu: Em bé, con gà,
hoa cúc và nền tranh.


- GV nhắc HS chọn màu khác nhau để vẽ vào
các hình, vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm, có
nhạt.


- HS quan sát.


- HS tìm các màu như đã giới
thiệu trong hộp màu của mình.
- HS quan sát GV chỉ trên hình
minh hoạ.


- HS nghe.


- HS xem hình trong vở tập vẽ
trang 10.


- HS quan sát GV hướng dẫn


cách vẽ màu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS vẽ màu vào hình có sẵn ở
Vở tập vẽ 2 trang 10. Nếu HS nào khơng có
Vở tập vẽ thì vẽ một tranh theo ý thích vào
giấy.


- Đối với HS có vở tập vẽ , GV gợi ý cho HS
vẽ màu vào đúng hình ở tranh.


- Gợi ý HS khá giỏi tìm màu, vẽ màu gọn
trong hình, phối hợp các màu hợp lí, đẹp.
<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub>- 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài đã hoàn thành treo lên
bảng. Hướng dẫn HS nhận xét về:


+ Màu sắc;
+ Cách vẽ màu.


- Gợi ý HS tìm ra bài vẽ màu đẹp.


- GV bổ sung, động viên khuyến khích HS.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Giờ học hơm nay các em đã biết thêm ba
màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với


nhau: Da cam, xanh lá cây, tím. Biết cách sử
dụng các màu đã học. Vẽ được màu vào hình
có sẵn.


- Về nhà quan sát và gọi tên các màu ở hoa, lá,
quả.


- Sưu tầm tranh thiếu nhi.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS quan sát bài và nhận xét
theo gợi ý của GV. Tìm ra bài vẽ
màu đẹp.


- HS nghe.
- HS nghe.


<b>TUẦN 7</b>



<i>Ngày soạn:1/10/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 4/10/2011</i>
<i> 2H thứ tư </i>



<i>5/10/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>6/10/2011</i>


<b>BÀI 7: Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI </b><i><b>EM ĐI HỌC</b></i>


<b>A. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Vẽ được tranh đề tài em đi học.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Thêm yêu cuộc sống, bạn bè, thầy cô.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài em đi học.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ, vở tập vẽ.
- Bút chì, màu vẽ.


C. Các hoạt động dạy-học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>



<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


Hàng ngày các em vẫn thường đến trường
học. Trên đường đi có rất nhiều cảnh đẹp
(con đường, hàng cây, bạn bè cùng đi ,...). Có
lúc trời mưa, lúc trời nắng,...Những hình ảnh
thân quen đó đã đi vào kí ức của chúng ta.
Vậy hơm nay các em hãy vẽ về cảnh các em
đi học nhé.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1:</b></i><b> Hướng dẫn HS tìm, chọn nội</b>
<i>dung đề tài. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu tranh, ảnh, cho HS quan sát,
cùng các câu hỏi để HS nhớ lại hình ảnh lúc
đến trường:



+ Hằng ngày, em thường đi học cùng ai?
+ Khi đi học, em mặc quần áo như thế nào và
mang theo những gì?


+ Phong cảnh hai bên đường như thế nào?
+ Màu sắc cây cối , nhà cửa,đồng ruộng hoặc
phố xá như thế nào?


- GV bổ sung: Khi đi học các em thường đi
cùng các bạn, mang theo cặp sách, mũ, ô,
phong cảnh xung quanh có cây, đồng ruộng,
nhà cửa, đồi núi,...Các em hãy nhớ lại hình
ảnh lúc mình đi học để vẽ một bức tranh theo
ý thích.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Em thường đi học cùng các
bạn.


+ Mặc quần áo đẹp, mang theo
cặp sách.


+ Hai bên đường có cây.



+ Đồng ruộng xanh mát, nhà cửa
xa xa, nhấp nhô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>b. Hoạt động 2: </b></i> <i>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV gợi ý HS cách vẽ lên bảng.


<b>*Vẽ hình:</b>


+ Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài em đi
học;


+ Sắp xếp hình vẽ trong tranh;


+ Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến
trường;


+ Mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau
(hoặc mặc đồng phục);


+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh thêm
sinh động.


<b>* Vẽ màu:</b>


Vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt sao cho tranh
rõ nội dung.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>



- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ 2
trang 11, HS nào khơng có thì làm vào giấy
vẽ đã chuẩn bị.


- GV nhắc HS vẽ vừa phần giấy đã chuẩn bị
hoặc vở tập vẽ.


- Trong khi HS làm bài, GV quan sát hướng
dân cụ thể cho những HS còn lúng túng.
- Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ thêm nhiều hình
ảnh, vẽ màu thay đổi để bài vẽ sinh động hơn.
<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài vẽ dán lên bảng, gợi ý
HS nhận xét, đánh giá về:


+ Cách sắp xếp hình vẽ (người, nhà, cây,...)
trong tranh;


+ Cách vẽ màu (có đậm, có nhạt, màu tươi
sáng, sinh động,...).


- GV khen ngợi và khích lệ những HS có bài
vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.



- HS quan sát GV vẽ trên bảng.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang
11 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.
- HS làm bài theo gợi ý của GV.


- HS nhận xét theo gợi ý của GV.
Đánh giá xếp loại theo cảm nhận
riêng.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Chúng ta vừa tìm hiểu nội dung đề tài em đi
học. Biết cách vẽ tranh đề tài em đi học. Vẽ
được tranh đề tài em đi học. Qua bài học
thêm yêu cuộc sống, bạn bè, thầy cơ.


- Hồn thành bài (nếu chưa xong).
- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.


- Chuẩn bị vở tập vẽ để xem tranh <i>Tiếng đàn</i>
<i>bầu.</i>


- Đánh giá tiết học.


- HS nghe.


<b>TUẦN 8</b>



<i>Ngày soạn7/10/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 11/10/2011</i>


<i> 2H thứ tư 12/10/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm13/10/2011</i>


<i><b>BÀI 8: Thường thức mĩ thuật</b></i>


<b>XEM TRANH </b><i><b>TIẾNG ĐÀN BẦU</b></i>
<i><b>(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)</b></i>


<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ.
- Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.


- HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Chuẩn bị một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân
dung,...bằng các chất liệu khác nhau (khắc gỗ, tranh lụa sơn dầu,...).


- Tranh của thiếu nhi.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Vở tập vẽ 2.


- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi.
C. Các hoạt động dạy- học:



<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV cho HS hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận sét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


GV giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và
tranh tiếng đàn bầu để HS nhận biết thêm về
các loại tranh: tranh phong cảnh, tranh sinh
hoạt, và các chất liệu (màu bột, sơn dầu,...).


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Xem tranh. </i>(29'<sub> - 30</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS quan sát tranh <i>Tiếng đàn</i>
<i>bầu </i>ở vở tập vẽ 2 và nêu các câu hỏi:



+ Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ?
+ Tranh vẽ mấy người?


+ Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
+ Em có thích bức tranh <i>Tiếng đàn bầu</i> của
hoạ sĩ Sỹ Tốt không?


+ Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng những màu
nào?


- GV bổ sung:


+ Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đơ, huyện
Ba Vì, tỉnh Hà Tây.


+ Ngồi bức tranh <i>Tiếng đàn bầu</i> ơng cịn
có nhiều tác phẩm hội hoạ khác như: Em
nào cũng được học cả, Ơ! bố,...


+ Bức tranh <i>Tiếng đàn bầu</i> của ông vẽ về đề
tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội
ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy
đàn. Trước mặt là hai em bé, một em quỳ
bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì
vào má chăm chú lắng nghe. Màu sắc ở bức
tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho
hình ảnh chính của tranh rất sinh động.


<i>Tiếng đàn bầu</i> là bức tranh đẹp, nói lên tình


cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
- GV chỉ ra cho HS thấy trong bức tranh
còn có hình ảnh cơ thơn nữ đang đứng bên
cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe
tiếng đàn bầu. Hình ảnh này khiến ta cảm
thấy tiếng đàn hay hơn và khơng khí thêm
ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái
treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm
chặt chẽ và nội dung phong phú hơn.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


- GV nhận xét, đánh giá giờ học.


- Khen ngợi những HS có ý kiến phát biểu
xây dựng bài.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub>


- Bức tranh <i>Tiếng đàn bầu</i> của hoạ sĩ nào?


- HS quan sát tranh Tiếng đàn bầu
trong vở tập vẽ.


+ Bức tranh <i>Tiếng đàn bầu</i> của
hoạ sĩ Sỹ Tốt.


+ Tranh vẽ ba người (anh bộ đội
và hai em bé).



+ Anh bộ đội đang đánh đàn, hai
em bé nghe.


- HS phát biểu theo cảm nhận
riêng.


+ Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng
màu xanh, màu trắng, màu vàng,...
- HS nghe.


- Nghe và quan sát tranh.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Chúng ta vừa được làm quen, tiếp xúc tìm
hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ. Mơ tả
được các hình ảnh, các hoạt động và màu
sắc trên tranh.


- Về nhà sưu tầm thêm tranh in trên sách
báo. Tập nhận xét tranh.


- Quan sát các loại mũ (nón).


- Chuẩn bị bút chì, tẩy màu vẽ cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


- Nghe.



TUẦN 9


<i>Ngày soạn:15/10/2011</i> <i>Ngày dạy: 2A thứ ba 18/10/2011</i>
<i> 2H thứ tư 19/10/2011</i>
<i>2Mòng, 2Hịa thứ năm 20/10/2011</i>


<i><b>BÀI 9: Vẽ theo mẫu</b></i>


<b>VẼ CÁI MŨ (NĨN)</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón).


- Tập vẽ cái mũ (nón). (Theo cơng văn điều chỉnh nội dung dạy học).
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, tập vẽ hình vẽ gần với mẫu.
- Biết giữ gìn đồ dùng.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Tranh, ảnh các loại mũ.


- Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.
- Bút chì, tẩy màu vẽ các loại.
C. Các hoạt động dạy-học:



<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


Hàng ngày các em đi học thường đội mũ để
tránh nắng. Có rất nhiều loại mũ (có lưỡi
trai, mũ bộ đội, mũ trẻ sơ sinh, mũ cát,...).
Mỗi loại mũ lại có màu sắc khác nhau. Giờ
học hơm nay chúng ta vẽ cái mũ (nón).


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>



- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu về
cái mũ:


+ Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết?
+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau
khơng?


+ Mũ thường có màu gì?


- GV giới thiệu tranh, ảnh, một số mũ thật
để HS quan sát và yêu cầu HS gọi tên của
chúng.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ cái</i>
<i>mũ. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV bày một số cái mũ để HS chọn vẽ.
- GV gợi ý HS nhận xét hình dáng cái mũ
và hướng dẫn HS cách vẽ, đồng thời vẽ
nhanh lên bảng để HS quan sát:


+ Phác bố cục trong trang giấy.
+ Vẽ phác phần chính của cái mũ.
+ Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ.
+ Trang trí và vẽ màu theo ý thích.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(15'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ 2,


trang13. Nếu HS nào không có thì làm vào
vở ơ li.


- GV gợi ý HS vẽ hình vừa với phần giấy
quy định.


- Vẽ các bộ phận của cái mũ và trang trí , vẽ
màu theo ý thích.


+ Mũ vải, mũ trẻ sơ sinh, mũ bộ
đội...


+ Hình dáng các loại mũ khác
nhau.


+ Mũ có rất nhiều màu: đỏ, xanh,
trắng, tím, đen...


- HS quan sát và gọi tên các loại
mũ.


- HS chọn mẫu cái mũ để vẽ.


- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ
trên bảng.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
vở ô li.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ hình gần giống


mẫu, bố cục cân đối.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài treo lên bảng, hướng
dẫn HS nhận xét về:


+ Hình vẽ (đúng, đẹp);
+ Trang trí (có nét riêng).


- GV yêu cầu HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo
ý thích của mình.


- Bổ sung, tổng kết bài học.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Bài học vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu đặc
điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón).
Tập vẽ cái mũ (nón). Biết giữ gìn đồ dùng.
- Sưu tầm tranh chân dung.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- HS nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng.


- Tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích.


- Nghe.


- Vẽ cái mũ (nón).
- Nghe.


<b>TUẦN </b>

10


<i>Ngày soạn:22/10/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 25/10/2011</i>
<i> 2H thứ tư 26/10/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 27/10/2011</i>


<i><b>BÀI 10: Vẽ tranh</b></i>


<b>ĐỀ TÀI </b><i><b>TRANH CHÂN DUNG</b></i>


<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung đơn giản.


- Tập vẽ một tranh chân dung theo ý thích.(Theo cơng văn điều chỉnh nội dung
dạy học).


- HS khá giỏi: Tập vẽ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc
phù hợp.


- HS có ý thức muốn làm bạn với tất cả mọi người.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>



<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Một số tranh chân dung khác nhau.
<i><b>2. Học sinh: </b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.
- Bút chì, màu vẽ các loại.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức : </b>(1'<sub>- 1,5</sub>'<sub>)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub>- 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub>- 1,5</sub>'<sub>)</sub>


Mỗi người đều có khn mặt với những đặc
điểm riêng: Khn mặt trịn, trái xoan,
dài,...mắt to, nhỏ, lông mày đen, đậm,..; tóc:
có kiểu tóc ngắn, kiểu tóc dài, tóc búi, tóc
xoăn,...Các em hãy quan sát hoặc nhớ lại
khn mặt của người thân để vẽ thành một
bức tranh.



<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Tìm hiểu về tranh chân</i>
<i>dung. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét một
số tranh chân dung của thiếu nhi:


+ Các bức tranh này vẽ khn mặt, vẽ nửa
người hay tồn thân?


+ Tranh chân dung vẽ những gì? Các khn
mặt có giống nhau khơng?


+ Ngồi khn mặt cịn có thể vẽ gì nữa?
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các
chi tiết?


+ Nét mặt người trong tranh như thế nào?
+ Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà, cha,
mẹ và bạn bè?


+ Trong các bức tranh trên, em thích bức
tranh nào?


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>chân dung. </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu cách vẽ để HS nhận thấy:
+ Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc


nhớ lại để vẽ. Cố gắng nhận xét và tìm ra
những đặc điểm, hình dáng riêng của người
mình định vẽ hoặc vẽ theo ý thích.


+ Dự định vẽ khn mặt, nửa người hay
tồn thân để có bố cục cho hợp lí;


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Tranh chân dung thường vẽ
khuôn mặt là chủ yếu, có thể vẽ
nửa người hoặc tồn thân.


+ Hình dáng khn mặt, các chi
tiết: mắt, mũi, miệng, tóc, tai,...
Mỗi người có khn mặt khác
nhau (hình trái xoan, hình trịn,
vng chữ điền,...)


+ Cổ, vai, thân.


+ Màu sắc nổi rõ khuôn mặt.


+ Người già, trẻ, vui, buồn, hiền
hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm
tư,...



- HS tả hình dáng khn mặt của
ơng, bà, cha, mẹ và bạn bè.


- HS lựa chọn và phát biểu về bức
tranh mà mình thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

+ Vẽ khn mặt chính diện hoặc nghiêng;
+ Vẽ hình khn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ,
vai sau;


+ Sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, miệng,
tai,...


- GV giới thiệu cách vẽ màu:


+ Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn
mặt, áo, tóc, nền xung quanh);


+ Sau đó vẽ màu các chi tiết (mắt, mơi, tóc,
tai,...).


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'<sub>- 17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở tập vẽ
2, trang14. Em nào khơng có thì làm vào vở
ô li.


- Gợi ý HS làm bài: Chọn người thân như
(ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc bạn


bè, cơ giáo,...) hoặc vẽ theo ý thích.


- Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho
sinh động.


- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn,
động viên, nhắc nhở, góp ý cho các em. Đối
với những em còn lúng túng, GV hướng
dẫn cụ thể để các em hoàn thành bài vẽ.
<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub>- 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS
nhận xét.


- Khen ngợi những HS hoàn thành bài vẽ ở
lớp và gợi ý cho một số HS vẽ chưa xong
về nhà làm tiếp.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'<sub>- 1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
vở ô li.


- Làm bài theo gợi ý của GV.
- HS chọn cách vẽ (vẽ khuôn mặt
hoặc bán thân, vẽ trong khổ giấy
dọc hay ngang).



- HS nhận xét theo cảm nhận
riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Tiết học này các em đã biết tập quan sát,
nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn
mặt người.Tập vẽ chân dung theo ý thích.
Qua đó giúp ta có ý thức muốn làm bạn với
tất cả mọi người.


- Về nhà vẽ tiếp bài (nếu chưa xong).
- Chuẩn bị bài 11.


- Đánh giá tiết học.


- Nghe.


TUẦN 11


<i>Ngày soạn:29/10/2011</i> <i> Ngày dạy:2A thứ ba 1/11/2011</i>
<i> 2H thứ tư 2/11/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 3/11/2011</i>


<i><b>BÀI 11: Vẽ trang trí</b></i>


<b>VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.



- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
- Thấy được vẻ đẹp của đường diềm.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.


- Thước, bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra vở vẽ, bút chì, màu vẽ. GV nhận
xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub> - 1,5</sub>'<sub>)</sub>



- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đẹp.
Để có những sản phẩm đẹp như vậy người
sản xuất phải nghiên cứu và tìm những hoạ
tiết , màu sắc sao cho hợp lí về màu cũng như
đậm nhạt. Bài hơm nay chúng ta sẽ vẽ tiếp
hoạ tiết và màu vào đường diềm.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1</b>:</i> <i>Hướng dẫn HS quan sát,</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>nhận xét </i>(5'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS xem một số đường diềm và nói
về tác dụng của chúng: (Những hoạ tiết hình
hoa lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, xen
kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp nhau kéo dài thành
một đường diềm. Đường diềm làm cho các
sản phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn).


- GV yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về đường
diềm.


- GV cho HS quan sát đường diềm đã chuẩn
bị.


+ Hãy nhận xét hoạ tiết ở đường diềm?



- GV: Bài học hôm nay chúng ta vẽ tiếp hoạ
tiết vào đường diềm và vẽ màu , do vậy mà
các em cần vẽ cho giống với hoạ tiết mẫu rồi
vẽ màu.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ hoạ</i>
<i>tiết vào đường diềm và vẽ màu. </i>(5'<sub>-6</sub>'<sub>)</sub>


-GV yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ 2,
trang15 và chỉ cho các em những hoạ tiết đã
có ở đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp ở phần
thực hành.


- GV hướng dẫn vẽ lên bảng cách vẽ tiếp hoạ
tiết để HS quan sát.


- GV lưu ý các em:


+ Hình 1 vẽ theo các nét chấm.


+ Hình 2 dựa vào đường trục để vẽ hoạ tiết
cho đều và cân đối;


+ Khi vẽ cần phác nhẹ trước để có thể tẩy
sửa hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh hoạ tiết;


+ Chọn màu vẽ vào hoạ tiết (những hoạ tiết
giống nhau tô màu giống nhau). Khơng vẽ
màu ra ngồi hoạ tiết. (nên dùng 2- 3 màu).


+ Nên vẽ thêm màu nền (màu nền khác với


- HS quan sát. nghe gv nói về tác
dụng của đường diềm.


- HS tìm đường diềm được trang
trí trên các sản phẩm.(Giấy khen,
gấu áo, túi, khăn,...)


- Quan sát.


- Các hoạ tiết giống nhau thường
vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
- HS nghe.


- HS quan sát hình vẽ đường
diềm ở vở tập vẽ 2 trang 15.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

màu của hoạ tiết).


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>(16'-17')
- GV yêu cầu HS:


+ Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm phần thực
hành ở vở tập vẽ 2( trang 15), hình 1.


+ Vẽ hoạ tiết đều cân đối, theo nét chấm.
+ Chọn màu thích hợp, hoạ tiết giống nhau vẽ
cùng màu. Màu ở đường diềm có đậm, có
nhạt.



- Khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát
và hướng dẫn bổ sung cho những HS còn
lúng túng .


- Nếu HS khơng có <i>Vở tập vẽ</i> thì GV gợi ý để
các em vẽ một đường diềm đơn giản vào giấy
trắng .


- GV hướng dẫn cho HS khá giỏi vẽ đúng
theo nét chấm, vẽ màu có đậm, có nhạt, màu
khơng ra ngồi hình.


<i><b>d. Hoạt động 4:</b> Nhận xét, đánh giá. </i>(4'-5')
- GV chọn một số bài dán lên bảng - gợi ý để
HS nhận xét, xếp loại.


- Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ mình thích nhất.
- GV khen ngợi, động viên những HS có bài
vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Hơm nay chúng ta học bài gì?


- Chúng ta đã nhận biết cách trang trí đường
diềm đơn giản. Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ
màu vào đường diềm. Thấy được vẻ đẹp của
đường diềm trong ứng dụng cuộc sống.



- Về nhà vẽ tiếp hình 2 trong vở tập vẽ.


- Chuẩn bị cho bài học sau: Quan sát các loại
cờ.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang
15.


- HS làm bài cá nhân.


- HS cùng GV chọn bài.


- HS nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng. Tìm ra bài vẽ thích
nhất.


- Nghe.


- Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường
diềm và vẽ màu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>TUẦN 12</b>



<i>Ngày soạn:5/11/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 8/11/2011</i>
<i> 2H thứ tư 9/11/20 11</i>
<i> 2Mòng,2Hịa thứ năm 10/11/2011</i>
<b>BÀI 12: Vẽ theo mẫu</b>



<b>VẼ LÁ CỜ (CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI)</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- Biết cách vẽ lá cờ.


- Tập vẽ lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.(Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học).
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.


- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm một số loại cờ như: Tổ quốc, cờ lễ hội,...
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ có trong sách báo.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Bút chì, màu vẽ.


C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub>-1,5</sub>'<sub> )</sub>



GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub>-1,5</sub>'<sub> )</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài</b></i><b>: </b>(1'-1,5'<sub>)</sub>


Trong năm có rất nhiều ngày hội, để tăng
thêm khí thế người ta thường treo cờ, có thể
là cờ tổ quốc, cờ lễ hội với nhiều hình dáng
và màu sắc khác nhau. Hơm nay chúng ta
sẽ vẽ lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét . </i>(5'<sub>-6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số loại cờ để HS nhận
biết:


+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có
ngơi sao màu vàng năm cánh ở giữa;


+ Cờ lễ hội có nhiều hình dáng và màu sắc
khác nhau.



<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ lá</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>cờ. </i>(5'-6')
- Cờ Tổ quốc:


+ GV vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để
HS nhận ra tỉ lệ nào là vừa.


<i>a) Hình dài và hẹp.</i> <i>b) Hình gần vng</i>


<i>c)Hình có tỉ lệ d) Vẽ hoàn chỉnh</i>
<i>vừa với lá cờ</i>


+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy;


+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ (cố gắng vẽ 5
cánh đều nhau);


+ Vẽ màu:


* Nền màu đỏ tươi;
* Ngôi sao màu vàng.
- Cờ lễ hội:



+ Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.


Cờ lễ hội có hai cách vẽ;


- Vẽ hình bao qt, vẽ tua trước, vẽ hình
vng trong lá cờ sau.


- Vẽ hình bao qt trước, vẽ hình vng, vẽ
tua sau.


<i><b>c. Hoạt động 3:</b></i><b> Thực hành. </b>(16'<sub>-17</sub>'<sub>)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ
hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Gợi ý để HS làm bài:


+ Vẽ những lá cờ khác nhau vừa với phần
giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ;


+ Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có
thể vẽ cờ đang bay).


+ Vẽ màu đều, tươi sáng.


- GV quan sát và động viên HS hoàn thành
bài vẽ.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub>-5</sub>'<sub>)</sub>



- GV chọn một số bài dán lên bảng, gợi ý
để HS nhận xét và tự xếp loại bài vẽ.


- GV nhận xét giờ học và động viên HS.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>(1'-1,5' <sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Qua bài học ta nhận biết được hình dáng,
màu sắc của một số loại cờ. Biết cách vẽ lá
cờ. Tập vẽ một lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.
- Quan sát vườn hoa, cơng viên.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- Nhận xét và xếp loại theo ý thích.
- Nghe.


- Vẽ lá cờ (cờ tổ quốc hoặc cờ lễ
hội).



- Nghe.


<b>TUẦN 13</b>



<i>Ngày soạn:12/11/2011</i> <i> Ngày dạy:2A thứ ba 15/11/2011</i>
<i> 2H thứ tư </i>


<i>16/11/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>17/11/2011</i>


<b>BÀI 13: Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đề tài vườn hoa và công viên. Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
- Biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.


- Biết một số biện pháp BVMT thiên nhiên.


- Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay công viên.


- Tập vẽ tranh đề tài vườn hoa hoặc công viên (Theo công văn điều chỉnh nội dung
dạy học).


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi, trường. Yêu mến quê hương.
- Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.



<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tâm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên.
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc của HS.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, màu vẽ.


C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'-1,5'<sub> )</sub>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'-1,5'<sub> )</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài</b>: </i>(1'-1,5'<sub> )</sub>



Cuộc sống con người ngoài đời sống vật chất,
thì đời sống tinh thần rất quan trọng. Ở xung
quanh nơi ta sinh sống có rất nhiều cảnh quan
đẹp như: Vườn hoa, công viên, danh lam
thắng cảnh, môi trường trong lành...đã làm
cho cuộc sống của chúng ta thêm vui tươi.
Bài học hôm nay chúng ta vẽ về vườn hoa
hoặc công viên.


<i><b>2. Nôi dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS tìm, chọn nội</i>
<i>dung đề tài. </i>(5'<sub>- 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để các em
nhận biết:


+ Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh
phong cảnh với nhiều loại hoa, cây,...có sắc
màu rực rõ.


+ Ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây
cảnh với nhiều loại hoa đẹp.


- GV gợi ý để HS kể tên một vài vườn hoa,
công viên mà các em biết.


- GV gợi ý để HS kể thêm những hình ảnh
khác có trong vườn hoa, cơng viên.



+ Em đã làm gì để bảo vệ cảnh đẹp đó?


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát tranh, ảnh. Nghe
GV giới thiệu.


- Vườn hoa ở gia đình, ở trường,
cơng viên Đầm Sen, công viên
Lê- nin,...


- Ngồi ra cịn có hình ảnh khác
như: Chuồng ni chim, thú quý
hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng
đài, đài phun nước,....


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>b. Hoạt động 2: </b></i> <i>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh vườn hoa hoặc công viên. </i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub>


- GV gợi ý cho HS nhớ lại và xác định sẽ vẽ
hình ảnh nào trong bài học (Tranh vườn hoa
hoặc cơng viên có thể vẽ thêm người, chim,
thú, hoặc cảnh vật cho bức tranh thêm sinh
động).


- GV minh hoạ cách vẽ hướng dẫn HS vẽ


theo các bước sau:


+ Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ;
+ Vẽ hình;


+ Vẽ màu (tươi sáng, vẽ kín mặt tranh).


- GV cho HS quan sát một số tranh vẽ của HS
năm trước, để các em tự tin hơn trước khi làm
bài.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ, trang
17 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- GV nhắc HS vẽ hình vừa với phần giấy.
+ Vẽ hình ảnh chính trước;


+ Hình ảnh phụ sau;
+ Vẽ màu theo ý thích.


- GV gợi ý cụ thể cho những em cịn lúng
túng, để các em hồn thành bài vẽ.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub>- 5</sub>'<sub> )</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài dán lên bảng,
gợi ý để HS nhận xét về:



không phá các đồ chơi ở công
viên,...


- HS chọn nội dung yêu thích nhất
để vẽ.


- Quan sát hình hướng dẫn cách
vẽ.


- Tham khảo bài của các bạn năm
trước.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS chọn bài cùng GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

+ Đề tài (đúng hay chưa đúng);
+ Bố cục;


+ Màu sắc.


- GV yêu cầu HS tìm ra bài vẽ đẹp.


- GV bổ sung, xếp loại bài vẽ, động viên,
khuyến khích các em có bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>



? Hơm nay chúng ta học bài gì?


- Chúng ta vừa tìm hiểu đề tài vườn hoa và
công viên. Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt
Nam. Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay
công viên. Qua đó ta có ý thức bảo vệ thiên
nhiên môi, trường. Yêu mến quê hương.
Tham gia bảo vệ cảnh quan mơi trường.


- Về nhà các em có thể vẽ thêm tranh theo ý
thích vào khổ giấy to hơn về các việc làm tốt
bảo vệ vườn hoa và công viên.


- Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
- Chuẩn bị màu vẽ cho bài học sau.
- Đánh giá tiết học.


- Tìm ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận
riêng.


- Nghe.


- Vẽ vườn hoa hoặc công viên.
- Nghe.


<b>TUẦN 14</b>



<i><b> </b></i>



<i>Ngày soạn: 20/11/2011</i>


<i> BÀI 14:</i>
<b>Vẽ trang trí</b>


<b>VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH</b>
<b>VNG VÀ VẼ MÀU</b>


<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào hình vng và vẽ màu. Biết cách vẽ hoạ
tiết vào hình vng.


- Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vng và vẽ màu. HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết
cân đối, tô màu đều, phù hợp.


- Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vng. Có ý
thức cẩn thận trong học tập.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Một số bài trang trí hình vng.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


<i> Ngày dạy:2A thứ ba </i>
<i>22/11/2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra vở vẽ, bút chì, màu vẽ. GV
nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 1</b></i>'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số bài trang trí đẹp. Để
có những sản phẩm đẹp như vậy người sáng
tạo phải nghiên cứu và tìm những hoạ tiết ,
màu sắc sao cho hợp lí về màu cũng như
đậm nhạt. Bài hôm nay chúng ta sẽ vẽ tiếp
hoạ tiết và màu vào hình vng.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1</b>:</i> <i>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>(5'<sub>- 6</sub>'<sub> )</sub>



- GV cho HS xem một bài trang trí hình
vng và nói về tác dụng của chúng:
(Những hoạ tiết hình hoa lá cách điệu được
sắp xếp cân đối. Hoạ tiết trang trí làm cho
các sản phẩm đẹp hơn, hấp dẫn hơn).


- GV u cầu HS tìm thêm ví dụ về trang trí
hình vng.


- GV cho HS quan sát trang trí hình vng
đã chuẩn bị.


+ Hãy nhận xét hoạ tiết ở hình vng?


- GV cho HS quan sát 2 mẫu trang trí hình
vng đã chuẩn bị (hình vng đã hoàn
chỉnh và chưa hoàn chỉnh) và đặt câu hỏi
gợi ý:


+ Em có nhận xét gì về hai hình vng này?
+ Có những hoạ tiết nào ở hình vng?
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát. nghe GV nói về tác
dụng của trang trí hình vng.


- Một số đồ vật: cái khăn vuông,
cái khay,...


- Quan sát.


- Các hoạ tiết giống nhau thường
vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.


- Một hình vng vẽ chưa xong,
một hình vng vẽ đã hoàn chỉnh.
- Hoa, lá...


- Các hoạ tiết được sắp xếp đối
xứng nhau:


+ Hình mảng chính thường ở giữa;
+ Hình mảng phụ ở các góc và ở
xung quanh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

+ Hình vng chưa hồn chỉnh cịn thiếu
hoạ tiết gì?


- GV: Bài học hơm nay chúng ta vẽ tiếp hoạ
tiết vào hình vng và vẽ màu , do vậy mà
các em cần vẽ cho giống với hoạ tiết mẫu
rồi vẽ màu.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ hoạ</i>
<i>tiết vào hình vng và vẽ màu. </i>( 5' <sub> -6</sub>'<sub>)</sub>



-GV yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ
2, trang18 và chỉ cho các em những hoạ tiết
đã có ở hình vng để ghi nhớ và vẽ tiếp ở
phần thực hành.


- GV hướng dẫn vẽ lên bảng cách vẽ tiếp
hoạ tiết để HS quan sát.


- GV lưu ý các em:


+ Hoạ tiết ở giữa vẽ theo các nét chấm.
+ Hoạ tiết ở xung quanh và các góc vẽ cho
cân với các góc có sẵn.


+ Khi vẽ cần phác nhẹ trước để có thể tẩy
sửa hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh hoạ tiết;
+ Chọn màu vẽ vào hoạ tiết (những hoạ tiết
giống nhau tô màu giống nhau). Khơng vẽ
màu ra ngồi hoạ tiết. (nên dùng 3 - 4 màu).
+ Nên vẽ thêm màu nền (màu nền khác với
màu của hoạ tiết).


- GV cho HS xem một số bài trang trí hình
vng của HS năm trước.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS:


+ Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vng phần thực


hành ở vở tập vẽ 2 (trang 18).


+ Vẽ hoạ tiết đều cân đối, theo nét chấm.
+ Chọn màu thích hợp, hoạ tiết giống nhau
vẽ cùng màu. Màu ở đường diềm có đậm, có
nhạt.


- Khi HS làm bài, GV đến từng bàn quan sát
và hướng dẫn bổ sung cho những HS cịn


nhau và vẽ cùng màu.


- Hình vng cịn thiếu hoạ tiết
hoa, lá và các hình cong.


- HS nghe.


- HS quan sát hình vẽ trang trí
hình vng ở vở tập vẽ 2 trang 18.
- Quan sát GV vẽ trên bảng.


- HS quan sát.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang
18.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

lúng túng .


- Nếu HS khơng có <i>Vở tập vẽ</i> thì GV gợi ý
để các em vẽ một hình vng đơn giản vào


giấy trắng .


- GV hướng dẫn cho HS khá giỏi vẽ đúng
theo nét chấm, hoạ tiết cân đối, vẽ màu có
đậm, có nhạt, màu khơng ra ngồi hình.
<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá</i>. (4'<sub>- 5</sub>'<i><sub> )</sub></i>


- GV chọn một số bài dán lên bảng - gợi ý
để HS nhận xét, xếp loại.


- Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ mình thích nhất,
khen ngợi, động viên những HS có bài vẽ
đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị</b>: ( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Hơm nay chúng ta học bài gì?


- Chúng ta đã tìm hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn
giản vào hình vng và vẽ màu. Biết cách
vẽ hoạ tiết vào hình vng. Vẽ tiếp được
hoạ tiết vào hình vng và vẽ màu. Bước
đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết
cân đối trong hình vng.


- Về nhà vẽ tiếp (nếu chưa xong).


- Chuẩn bị cho bài học sau: Quan sát các
loại cốc.



- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- HS cùng GV chọn bài.


- HS nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng. Tìm ra bài vẽ đẹp.


- Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vng
và vẽ màu.


- HS lắng nghe.


<b>TUẦN 15</b>



<i>Ngày soạn:26/11/2011</i> <i> Ngày dạy:2A thứ ba 29/11/2011</i>
<i> 2H thứ tư 30/11/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 1/12/2011</i>
<b>BÀI 15:Vẽ theo mẫu</b>


<b>VẼ CÁI CỐC</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc. Biết cách vẽ cái cốc.


- Tập vẽ cái cốc theo mẫu (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá
giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.


- HS cảm nhận vẻ đẹp của bài vẽ qua cách bố cục, hình vẽ.



<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV cho HS hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 1</b></i>'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV hỏi HS: Hàng ngày các em thường uống
nước bằng đồ vật nào?


Có rất nhiều đồ vật trong gia đình, những đồ
vật đó rất gần gũi thân quen, như cái ca, cái
cốc, cái chén,...Giờ học hôm nay cô cùng các
em sẽ vẽ theo mẫu cái cốc.



<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số loại cốc đã chuẩn bị
cho HS quan sát và gợi ý để HS nhận biết:
+ Em hãy cho cô biết về hình dáng của các
loại cốc?


+ Cốc được trang trí như thế nào?


+ Em có nhận xét gì về chất liệu của cốc?
- GV chỉ vào mẫu cái cốc để HS nhận thấy
hình dáng của cái cốc được tạo bởi nét thẳng
(thân cốc), nét cong (miệng và đáy cốc).


<i><b>b. Hoạt động 2:</b></i> <i>Hướng dẫn HS cách vẽ cái</i>
<i>cốc. </i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một mẫu cái cốc và vẽ nhanh lên
bảng các bước vẽ cho HS quan sát:


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS trả lời: Cái ca, cái cốc, cái
chén,...



- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Cốc có nhiều loại: To, nhỏ
khác nhau. Loại nào cũng có
miệng, thân, đáy. Có loại miệng
rộng hơn đáy; có loại miệng và
đáy bằng nhau; loại có đế, tay
cầm.


+ Cốc được trang trí khác nhau:
Trang trí đường diềm trên miệng,
thân cốc, đáy cốc,...bằng nhiều
hoạ tiết khác nhau như: hoa lá,
các con vật,...


+ Cốc được làm bằng nhiều chất
liệu khác nhau: Thuỷ tinh,
nhựa,...


- HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

+ Phác khung hình;
+ Vẽ nét thẳng, nét cong;
+ Hồn chỉnh hình vẽ;


+ Trang trí và vẽ màu theo ý thích.



- GV lưu ý HS cách bố cục bài vẽ trọng trang
giấy sao cho hợp lí, khơng q to, khơng q
nhỏ hay lệch sang một bên.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ trang
19 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- GV cho những HS có mẫu cái cốc mang theo
vẽ theo mẫu có đó. Những HS khơng có thì vẽ
theo trí nhớ hoặc một loại cốc mà mình thích.
- GV quan sát và gợi ý cho những HS còn lúng
túng về cách vẽ hình, vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
- Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ hình giống mẫu
hơn, trang trí và vẽ màu phù hợp.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>( 4'<sub> -5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài vẽ treo lên bảng. Gợi ý
HS nhận xét:


+ Hình dáng cái cốc nào giống mẫu hơn? Cách
trang trí (hoạ tiết, vẽ màu).


- GV cho HS tự tìm ra bài vẽ mình u thích
nhất.


- GV nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.



<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV hỏi: Để vẽ được một cái cốc đẹp ta làm
thế nào?


- Về nhà quan sát các con vật quen thuộc.
Chuẩn bị : Đất nặn, bút chì, màu vẽ, giấy màu.
- Đánh giá tiết học.


- HS nghe.


- HS làm bài vào vở tập vẽ 2,
trang 19 hoặc giấy vẽ đã chuẩn
bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS nhận xét theo gợi ý của GV.


- HS chọn bài vẽ mình yêu thích.
- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

TUẦN 16


<i>Ngày soạn:3/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 6/12/2011</i>
<i> 2H thứ tư </i>


<i>7/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 8/12/2011</i>


<b>BÀI 16: Tập nặn tạo dáng</b>


<b>NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật. Biết cách nặn hoặc vẽ, xé
dán con vật


- Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích. HS khá giỏi: Hình vẽ, xé dán
hoặc nặn cân đối, biết chọn màu vẽ, vẽ màu phù hợp (nếu xé dán và vẽ).


- HS yêu q các con vật có ích. Có ý thức cham sóc bảo vệ con vật. Có ý thức tiết
kiệm vật liệu và có ý thức vệ sinh nơi cơng cộng.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Đất nặn, giấy màu.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Đất nặn hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán,...
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>



<b>I.Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên
bàn. Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài. ( 1</b></i>'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


Các con vật quen thuộc là một đề tài hết
sức hấp dẫn. Hôm nay chúng ta sẽ nặn hoặc
vẽ, xé dán con vật.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát</i>
<i>nhận xét. </i>( 5'-6' )


- GV giới thiệu một số bài tranh vẽ, tranh
xé dán về các con vật và gợi ý để HS nhận
biết:


+ Tên các con vật?
+ Hình dáng đặc điểm?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

+ Các phần chính của con vật?
+ Màu sắc của con vật?


+ Em hãy kể tên một vài con vật quen
thuộc?


+ Em cần phải làm gì để chăm sóc bảo vệ
con vật?


- GV nhấn mạnh: Để vẽ hoặc xé dán, nặn
được con vật các em cần phải quan sát ,
nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc con
vật mình sẽ chọn để vẽ hoặc nặn.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách nặn,</i>
<i>cách xé dán, cách vẽ con vật. </i>(5'-6' )


- GV cho HS chọn con vật mà các em định
nặn, vẽ hoặc xé dán;


Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm và
các bộ phận chính của con vật.


- GV hướng dẫn HS cách nặn, xé dán, vẽ:



<b>* Cách nặn:</b> Có 2 cách nặn:


+ Nặn đầu, thân, chân,...rồi ghép dính lại
thành hình con vật;


+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo
thành hình con vật.


- GV lưu ý HS:


+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay
nhiều màu.


+ Nên dùng dao trong hộp đất hoặc tự làm
bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm
con vật;


+ Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều
chỉnh, thêm bớt các chi tiết và tạo dáng cho
con vật sinh động hơn.


<b>* Cách xé dán:</b>
<i> Chọn giấy màu</i>


+ Các phần chính của con vật: Đầu,
thân, chân, đuôi.


+ Gà trống có màu đỏ, mèo màu
vàng, chó màu đen,..



+ Một số con vật quen thuộc: Mèo,
gà, bò, trâu, ngựa,chim, thỏ,...


- HS nêu ý kiến.
- Nghe.


- HS chọn con vật thích nhất để nặn,
vẽ hoặc xé dán. Nhớ lại hình dáng,
đặc điểm của con vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Chọn giấy màu làm nền;


- Chọn giấy màu để xé hình con vật (sao
cho hình rõ, nổi bật trên nền giấy)


<i>Cách xé dán:</i>


- Xé hình con vật:


+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau;
+ Xé hình các chi tiết;


+ Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao
cho phù hợp với khổ giấy. Chú ý tạo dáng
cho con vật sinh động hơn.


+ Dùng hồ dán từng phàn của con vật;
( không xê dịch các vị trí đã xếp).
Lưu ý :



- Có thể xé dán con vật nhiều màu hoặc
một màu theo ý thích.


- Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé
giấy cho kín hình vẽ (có thể hai, ba hay
nhiều màu). Nên xé thêm cỏ, cây, hoa, mặt
trời...cho tranh sinh động hơn.


<b>* Cách vẽ :</b>


- Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với
phần giấy quy định, chú ý tạo dáng con vật
cho sinh động. Có thể vẽ thêm cỏ, cây, hoa,
lá, người,..để bài vẽ hấp dẫn hơn.


- Vẽ màu theo ý thích (chú ý vẽ màu có
đậm, có nhạt).


GV nhắc HS: Từ cách hướng dẫn trên có
thể năn, vẽ hoặc xé dán được các con vật.
<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS chọn một trong các cách làm


- Quan sát GV hướng dẫn cách xé
dán con vật.


- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ
con vật.



- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

trên để làm bài.


- Quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng
túng chưa biết cách làm bài.


-Gợi ý HS khá giỏi tạo dáng con vật sao
cho giống.


- Nhắc HS tiết kiệm giấy để xé dán, giữ vệ
sinh khi làm bài.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(4'<sub> -5</sub>'<sub>)</sub>


- GV cùng HS bày các bài tập nặn thành
các đề tài (ví dụ: chọi trâu, đàn voi, đàn
gà,..) hoặc các bài vẽ, xé dán con vật.


- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài tập hoàn
thành tốt.


- GV bổ sung, xếp loại bài .


<b>IV. Củng cố, dặn dò: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Vừa rồi chúng ta học bài gì?


- Qua bài học các em đã hiểu cách nặn


hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật. Biết
cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật. Nặn hoặc
vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích.
- Qua đó ta thêm u q các con vật có
ích. Có ý thức chăm sóc bảo vệ con vật, tiết
kiệm vật liệu và có ý thức vệ sinh nơi cơng
cộng.


- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật, tận dụng
các vật liệu cũ để xé dán con vật mà em
thích.


- Tìm và xem tranh dân gian.
- Đánh giá tiết học.


làm bài.


- HS cùng GV bày bài .


- HS tự giới thiệu bài tập nặn, tranh
vẽ hoặc xé dán con vật. Nhận xét
xếp loại theo cảm nhận riêng.


- Nghe.


- Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
- HS nghe.


TUẦN 17



<i>Ngày soạn:10/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 13/12/2011</i>
<i> 2H thứ tư 14/12/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 15/12/2011</i>
<b>BÀI 17: Thường thức mĩ thuật</b>


<b>XEM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam (Theo công văn điều chỉnh
nội dung dạy học).


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Tranh Phú quý, Gà mái (phóng to). Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ
to.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách, báo). Sưu tầm tranh vẽ của các bạn năm trước.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>



GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới: </b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 3</b></i>'<sub> -3,5</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu một số tranh dân gian đã
chuẩn bị và gợi ý để HS nhận biết:


+ Tên tranh; Các hình ảnh trong tranh;
Những màu sắc chính trong tranh.


- GV tóm tắt:


+ Tranh dân gian Đơng Hồ có từ lâu đời,
thường được treo vào dịp tết nên còn gọi là
tranh Tết.


+ Tranh do các nghệ nhân làng Đơng Hồ
sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ trên mặt
gỗ rồi mới in bằng phương pháp thủ công.
+ Tranh dân gian đẹp ở bố cục, ở màu sắc
và đường nét.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS xem tranh.</i>



(27'<sub>- 29</sub>'<sub> )</sub>


<b>* Tranh Phú quý.</b>


- GV cho HS xem tranh đã chuẩn bị và đặt
câu hỏi gợi ý:


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS xem tranh.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>



+ Tranh có những hình ảnh nào?


+ Hình ảnh chính trong bức tranh là hình
ảnh nào?


+ Hình em bé được vẽ như thế nào?


- GV gợi ý để các em thấy được những hình
ảnh khác như vịng cổ, vịng tay, phía trước
ngực mặc một chiếc yếm đẹp,...


- GV phân tích: Những hình ảnh trên cho
thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khoẻ
mạnh.



+ Ngồi hình ảnh em bé, trong tranh cịn có
hình ảnh nào khác?


+ Hình con vịt được vẽ như thế nào?


+ Các nghệ nhận đã sử dụng những màu
nào để vẽ vào bức tranh?


- GV nhấn mạnh: Tranh phú quý nói lên
ước vọng của người dân lao động về cuộc
sống : Mong cho con cái khoẻ mạnh, gia
đình no đủ, giàu sang, phú quý.


<b>* Tranh Gà mái.</b>


- GV cho HS xem tranh. Đặt câu hỏi gợi ý:




+ Tranh có hình em bé và con vịt.
+ Hình ảnh chính trong bức tranh
là em bé.


+ Hình em bé được vẽ to rõ ràng,
nét mặt tươi vui, màu sắc đẹp.
- HS xem tranh để tìm ra các chi
tiết vẽ trên tranh.


- Nghe.



+ Con vịt, hoa sen, chữ,...


+ Con vịt to béo, đang vươn cổ lên.
+ Màu đỏ, màu vàng, màu xanh,
màu đen,...


- HS nghe.


- HS xem tranh.


+ Gà mẹ và đàn gà con.


+ Gà mẹ to khoẻ, vừa bắt được mồi
cho con. Đàn gà con mỗi con một
dáng vẻ: con chạy, con đứng, con
trên lưng mẹ,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh?
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào?


+ Những màu nào có trong tranh?


- GV nhấn mạnh: Tranh Gà mái vẽ cảnh
đàn gà con đang quây quần quanh gà mẹ.
Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói
lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng
là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ
của người nông dân.



- GV nhấn mạnh: vẻ đẹp của tranh dân gian
chính là ở đường nét, hình vẽ, màu sắc và
cách lựa chọn đề tài thể hiện. Muốn hiểu
nội dung bức tranh, các em cần quan sát và
trả lời các câu hỏi, đồng thời nêu lên nhận
xét của mình.


- GV cho HS xem thêm một số tranh đã
chuẩn bị.






<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>(2'<sub>-3</sub>'<sub> )</sub>


GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS
tích cực phát biểu xây dựng bài.


- Nghe.


- Xem tranh.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Bài học hơm nay chúng ta xem hai bức
tranh dân gian nào?



- Chúng ta vừa tìm hiểu một vài nét về đặc
điểm của tranh dân gian Việt Nam. Qua đó
ta cần có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
- Vẽ một bức tranh theo ý thích vào vở tập
vẽ trang 22. Chuẩn bị màu vẽ cho bài học
sau (Bút chì, tẩy, màu vẽ, vở tập vẽ 2).


TUẦN 18


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 20/12/2011</i>
<i> 2H thứ tư 21/12/2011</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 22/12/2011</i>
<b>BÀI 18: Vẽ trang trí</b>


<b>VẼ MÀU VÀO HÌNH CĨ SẴN</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.


- Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. HS khá giỏi: Tơ màu đều, gọn trong hình, màu
sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh chính.


- Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Tranh dân gian Gà mái. Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, Chăn trâu...


Phóng to hình vẽ Gà mái. Màu vẽ.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Màu vẽ các loại.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


III<b>. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 1</b></i>'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


Trong những dịp lễ tết, nhân dân ta thường
mua sắm, trang trí nhà cửa, một trong các
hình thức trang trí đó có tranh vẽ, tranh dân
gian Đơng Hồ là một dịng tranh được đơng
đảo nhân dân u thích. Ngồi việc trang trí
nó cịn có tác dụng để làm tranh thờ. Bài


- HS hát.



- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

học hôm nay chúng ta sẽ vẽ màu vào hình
tranh dân gian.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét. </i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub>


- GV giới thiệu hình vẽ nét Gà mái (vẽ bằng
nét đen) để HS nhận ra:


+ Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con;
+ Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi;
+ Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với
nhiều dáng khác nhau.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>màu. </i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub>


- GV gợi ý HS nhớ lại màu của gà con như:
Màu nâu, màu vàng, màu trắng, màu hoa
mơ, màu đen...


- GV hướng dẫn HS cách vẽ màu:
+ Tìm màu vẽ hình gà mẹ, gà con...
+ Tìm màu nền.



+ Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa
chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của tồn bộ
bức tranh.


+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.




<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành. </i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ,
trang 23.


- GV quan sát từng HS làm bài, đưa ra
những gợi ý cần thiết.


- Khuyến khích HS sử dụng màu theo cách
cảm nhận của tuổi thơ để bài vẽ sinh động,
có màu sắc đẹp.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá. </i>( 4'<sub> -5</sub>'<sub>)</sub>


- GV chọn một số bài treo lên bảng.


- HS quan sát.


- HS quan sát GV hướng dẫn cách
vẽ màu.


- HS làm bài vào vở tập vẽ, trang


23.


- Làm bài cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Gợi ý HS nhận xét và chọn ra những bài
vẽ đẹp theo ý mình.


- GV bổ sung và xếp loại bài vẽ.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>( 1'<sub> -1,5</sub>'<sub>)</sub>


- Vừa rồi chúng ta tìm hiểu thêm về nội
dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt
Nam. Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.
Qua bài học ta thấy biết vẻ đẹp và yêu thích
tranh dân gian.


- Chuẩn bị cho bài học sau: Bút chì, tẩy,
màu vẽ các loại.


theo ý thích.
- Nghe.
- Nghe.


TUẦN 19


<i>Ngày soạn:1/1/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 3/1/2012</i>
<i> 2H thứ tư 4/1/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>



<i>5/1/2012</i>


<b>BÀI 19: Vẽ tranh</b>


<b>ĐÈ TÀI </b><i><b>SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI</b></i>


<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.


- Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi. Tập vẽ sân trường trong
giờ ra chơi (theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp
hình vẽ cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp.


- HS yêu mến trường lớp.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi ở sân trường.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Sưu tầm tranh, ảnh vui chơi của HS.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>



<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> -1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> -1.5</sub>’<sub>)</sub>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập- nhận
xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 1</b></i>'<sub> -1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV cho HS hát bài " em yêu trường em ".
<i><b>2. Nội dung:</b></i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i><b>a. Hoạt động 1</b>:</i> <i>Hướng dẫn HS tìm chọn nội</i>
<i>dung đề tài.</i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub> )</sub>


- GV giới thiệu tranh, ảnh về nhà trường, gợi
ý để HS nhớ về các hình ảnh nhà trường. Ví
dụ:


+ Khung cảnh chung của trường;


+ Hình dáng của cổng trường; sân trường;


các dãy nhà; hàng cây...


+ Kể tên một số hoạt động ở trường giờ ra
chơi?


+ Quang cảnh sân trường như thế nào?
+ Chọn một hoạt động cụ thể để vẽ tranh?
- GV bổ sung: Đề tài sân trường em giờ ra
chơi rất phong phú, có nhiều nội dung như:
Múa hát, nhẩy dây, kéo co, chơi bi, đọc
báo,...Em hãy chọn một nội dung yêu thích
và nhớ lại các hình ảnh, màu sắc đặc trưng
để vẽ tranh về sân trường em giờ ra chơi.
<i><b>b. Hoạt động 2</b>:</i> <i>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh. </i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV gợi ý cách vẽ lên bảng:


+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu phù hợp với
nội dung đề tài;


+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho
cân đối;


+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động ( hình dáng,
tư thế, trang phục...).


+ Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt).


Lưu ý: Khơng nên vẽ quá nhiều màu.



- HS quan sát và nhớ lại hình ảnh
về nhà trường.


- Nhẩy dây, kéo co, đá cầu, xem
báo, chơi bi,...


- Cây, hoa, cây cảnh, vườn sinh
vật,... với nhiều màu sắc khác
nhau.


- HS chọn nội dung cụ thể mình
thích.


- HS nghe.


- HS quan sát GV vẽ trên bảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Hình vẽ cần đơn giản, khơng nhiều chi tiết
rườm rà. Cần phối hợp màu sắc chung cho
cả bức tranh.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.</i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub> )</sub>


- GV nêu yêu cầu : vẽ một tranh về sân
trường em giờ ra chơi. Có thể vẽ vào giấy
hoặc vở tập vẽ 2 trang 24.


- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan
sát, hướng dẫn thêm. Luôn nhắc HS chú ý


sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có
chính, có phụ.


- Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn
lúng túng trong cách vẽ hình, vẽ màu để các
em hồn thành bài.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.</i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub> )</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp, chưa
đẹp, nhận xét cụ thể về:


+ Cách chọn nội dung


+ Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, chưa cân
đối);


+ Cách vẽ màu (đậm nhạt rõ trọng tâm hay
chưa rõ trọng tâm...).


- GV bổ sung, xếp loại, khen ngợi những HS
có bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dò</b>:( 1'<sub> -1.5</sub>'<sub> )</sub>


- Vừa rồi chúng ta đã vẽ về sân trường giờ ra
chơi, vậy giờ ra chơi các em phải làm gì để
sân trường sạch đẹp?


- Quan sát một số loại túi xách.



- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


- HS làm bài vào vở tập vẽ 2 trang
24 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.
- HS làm bài theo hướng dẫn của
GV.


- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét xếp loại theo cảm nhận
riêng.


- HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- HS nghe.


TUẦN 20


<i>Ngày soạn:7/1/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 10/1/2012</i>
<i> 2H thứ tư 11/1/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 12/1/2012</i>
<b>BÀI 20: Vẽ theo mẫu</b>


<b>VẼ CÁI TÚI XÁCH</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Biết cách vẽ cái túi xách. Tập vẽ cái túi xách theo mẫu (Theo công văn điều


chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với
mẫu.


- Biết yêu quý, giữ gìn các đồ vật.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm một số túi xách có hình dáng, trang trí khác nhau (túi thật và ảnh).
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>( 1'<sub> )</sub>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>( 1'<sub> )</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: ( 1</b></i>'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub>



GV giới thiệu ảnh chụp một số túi xách cho HS
quan sát để vào bài.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát, nhận</i>
<i>xét.</i>( 5'<sub> -7</sub>'<sub> )</sub>


- GV giới thiệu một số túi xách đã chuẩn bị,
gợi ý để HS nhận biết theo các câu hỏi:


+ Em hãy nhận xét về hình dáng của túi xách?
+ Túi xách được trang trí như thế nào? Có
những hình trang trí nào?


+ Túi xách có những bộ phận nào?
+ Màu sắc ra sao?


- GV giới thiệu chất liệu của một số loại túi: Có
túi được làm bằng da, vải, nhựa,...


+ Em hãy cho biết tác dụng của túi xách?


- GV tóm tắt: Túi xách có nhiều loại, có nhiều
hình dáng khác nhau, được làm bằng các chất


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.


- HS quan sát.


+ Túi xách có nhiều hình dáng
khác nhau.


+ Túi xách được trang trí rất
phong phú. Có hình hoa lá, các
con vật, phong cảnh,..


+ Túi xách gồm có thân túi, quai
túi (hoặc dây đeo), nắp túi, khoá
kéo,...


+ Màu sắc phong phú.
- HS nghe.


+ Túi dùng để đựng các đồ như:
sắch vở, quần áo,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

liệu khác nhau, được trang trí rất phong phú.
Khi làm bài ta có thể sử dụng các hoạ tiết để
trang trí cho túi xách.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ cái túi</i>
<i>xách.</i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub> )</sub>


- GV chọn một cái túi xách, treo lên bảng vừa
tầm mắt, dễ quan sát.



- Vẽ phác lên bảng để HS nhìn thấy hình cái túi
xách vẽ vào phần giấy như thế nào là vừa.
- Gợi ý để HS nhận ra cách vẽ:


+ Phác nét phần chính của cái túi xách và tay
xách.


+ Vẽ tay xách.
+ Vẽ nét đáy túi.


- GV gợi ý HS cách trang trí:


+ Có thể trang trí kín mặt túi bằng hình hoa lá,
quả, phong cảnh,...


+ Trang trí đường diềm.
+ Vẽ màu tự do.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ cái túi xách của
HS năm trước.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.</i>( 16'<sub> -17</sub>'<sub> )</sub>


- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
trang 25.


- Nhắc HS vẽ vừa phần giấy quy định. Vẽ theo
các bước như đã hướng dẫn.



- GV quan sát HS gợi ý động viên những em có
ý tưởng hay.


- HS quan sát GV hướng dẫn
cách vẽ.


- Tham khảo bài vẽ của HS năm
trước.


- HS làm bài vào giấy vẽ hoặc
vở tập vẽ trang 25.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.</i>( 5'<sub> -6</sub>'<sub> )</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài vẽ, treo lên
bảng, gợi ý HS nhận xét bài tập.


- GV cho HS tự xếp loại bài.


- GV nhận xét bổ sung, khen ngợi những HS có
bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub> -2</sub>'<sub> )</sub>


- Em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng?


- Về nhà hoàn thành bài vẽ ( nếu chưa xong).
- Quan sát dáng đứng, đi, chạy, nhẩy,...của bạn
để chuẩn bị cho bài sau.Chuẩn bị đất nặn hoặc
bút chì.



- HS cùng GV chọn bài.


- Nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng.


- Sử dụng cẩn thận, giữ vệ sinh
đò dùng...


- Nghe.


<b>TUẦN 21</b>



<i>Ngày soạn:14/1/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 17/1/2012</i>
<i> 2H thứ tư 18/1/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>


<i>19/1/2012</i>


<b>BÀI 21: Tập nặn tạo dáng</b>


<b>NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người.


- Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người. Tập nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản (Theo
công văn điều chỉnh nội dung dạy học). HS khá giỏi: Vẽ được dáng người cân đối,
thể hiện rõ hoạt động.



- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người qua các tác phẩm nghệ thuật.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Chuẩn bị ảnh các hình dáng người.
- Đất nặn.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Đât nặn.


- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập: </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>



<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b> </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Tập nặn là một môn nghệ thuật hết sức hấp
dẫn, thơng qua hình nặn người sáng tạo ra
những sản phẩm gửi gắm vào trong đó tình
cảm của mình, làm cho hình nặn sống động
hơn. Giờ học hơm nay chúng ta sẽ tập nặn
hoặc vẽ dáng người.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.</i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV giới thiệu tranh, ảnh về các dáng
người, yêu cầu HS quan sát, nhận xét về:
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người?
+ Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng
hình gì?


+ Nêu một số dáng hoạt động của con
người?


+ Em hãy nhận xét về tư thế của các bộ
phận cơ thể con người ở một số dáng hoạt
động?


- GV tóm tắt: Con người khi hoạt động thì
các bộ phận trên cơ thể cũng thay đổi theo,
khi nặn chúng ta cần lưu ý để nặn, vẽ cho


đúng với dáng người đang hoạt động.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách nặn,</i>
<i>cách vẽ.</i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


<b>* Cách nặn:</b>


- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS
quan sát theo các bước sau:


+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi
tiết sau rồi ghép dính lại, chỉnh sửa lại cho
cân đối.


+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và
nặn thêm các chi tiết như: tóc, mắt, áo,...rồi
tạo dáng theo ý thích.


+ Có thể chọn màu đất khác nhau cho các
bộ phận (đầu màu vàng, thân màu xanh,
chân tay màu đỏ,...), hoặc tất cả các bộ phận
cùng một màu.


- Sau khi nặn xong có thể sắp xếp các hình
nặn theo đề tài.


* Cách vẽ:


- GV vẽ phác hình người lên bảng: Đầu,
mình, tay, chân thành các dáng: Đi, đứng,


chạy, nhảy,...


- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Đầu, thân, chân, tay,...


+ Đầu dạng trịn, thân, chân, tay có
dạng hình trụ.


+ Đi, đứng, chạy, nhẩy, ngồi,...
+ Mỗi một tư thế, một hoạt động
thì dáng người và các bộ phận trên
cơ thể thay đổi khác nhau.


- HS nghe.


- HS quan sát GV nặn mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- GV vẽ thêm một số chi tiết khác cho phù
hợp với các dáng hoạt động cụ thể như: Đá
bóng, nhảy dây,..


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.</i>( 16'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub>


- GV yêu cầu HS lấy đất nặn, dụng cụ để
nặn (dao, miếng lót, khăn lau tay) để lên
bàn.



- Gợi ý HS, có thể vẽ phác hình dáng người
trước khi nặn. Ví dụ:


+ Dáng người cõng em hoặc bế em;
+ Dáng người ngồi đọc sách;


+ Dáng người đá cầu, chạy, nhẩy,...


- GV cho một số HS khá nặn theo nhóm:
cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn
hơn: người đứng, ngồi,...


- Đối với HS khơng có đất nặn, GV yêu cầu
vẽ hai hay ba dáng người vào vở tập vẽ 2,
trang 26.


- Trong khi HS thực hành, GV góp ý hướng
dẫn thêm cho từng HS, khuyến khích các
em tìm dáng người và cách nặn khác nhau
để bài của lớp phong phú và sinh động hơn.
- GV nhắc HS trong khi làm bài cần giữ vệ
sinh lớp học, làm bài xong rửa tay, lau tay
sạch sẽ.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.</i>( 4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV cho HS bầy sản phẩm và giới thiệu
sản phẩm.


- Gợi ý HS xếp loại bài nặn, vẽ về:



+ Tỉ lệ của hình nặn (hài hồ, thuận mắt).
+ Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh).
- Yêu cầu HS xếp loại theo cảm nhận riêng,
nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp.


- GV tổng kết và bổ sung, khen ngợi những
HS có bài đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Qua bài học các em đã hiểu các bộ phận


- HS lấy đồ dùng học tập để lên
bàn.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS khá nặn theo nhóm.


- HS khơng có đất nặn vẽ dáng
người.


- HS làm bài và cùng nhau xếp bài
thành đề tài.


- HS bầy sản phẩm.


- Nhận xét theo gợi ý của GV.


- Xếp loại theo cảm nhận riêng,
nêu lí do tại sao đẹp và chưa đẹp.
- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

chính và hình dáng hoạt động của con
người.


- Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người. Tập
nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản. Cảm
nhận được vẻ đẹp của con người qua các tác
phẩm nghệ thuật.


- Sưu tầm tranh, ảnh trên sách báo về trang
trí đường diềm.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


TUẦN 22


<i>Ngày soạn:27/1/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 31/1/2012</i>
<i> 2H thứ tư 1/2/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 2/2/2012</i>
<b>BÀI 22: Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>



- HS hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết cách trang trí đường diềm đơn giản. Trang trí được đường diềm và vẽ màu
theo ý thích. HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tơ màu đều, phù hợp.


- HS có ý thức làm đẹp cho cuộc sống.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Chuẩn bị một số đồ vật (hoặc ảnh) có trang trí đường diềm (giấy khen, đĩa, áo,...).
- Một số bài vẽ đường diềm của HS năm trước.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Bút chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập</b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.



<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài: (1</b></i>'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

diềm để vào bài.
<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát, nhận</i>
<i>xét.</i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV cho HS quan sát một số đồ vật có trang trí
đường diềm, gợi ý bằng các câu hỏi:


+ Em thấy đường diềm được trang trí ở những
đồ vật nào?


+ Em hãy tìm thêm các đồ vật có trang trí
đường diềm?


+ Đồ vật khi được trang trí có gì khác so với đồ
vật khơng được trang trí?


+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để
trang trí đường diềm?


+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế
nào?



+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường
diềm ở hình trên?


- GV tóm tắt và bổ sung:


+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn,
áo, bát, đĩa, ấm, chén,...


+ Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ
vật đẹp hơn;


+ Hoạ tiết trang trí đường diềm rất phong phú:
Hoa, lá, chim, thú, hình vng, hình trịn,...;
+ Có nhiều cách sắp xếp hoạ tiết thành đường
diềm: sắp xếp nhắc lại, sắp xếp xen kẽ, đối
xứng, xoay chiều,...;


+ Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng
nhau và vẽ cùng màu;


+ Màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp.
<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách trang trí</i>
<i>đường diềm.</i>( 6'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub>


- GV giới thiệu cách vẽ để HS nhận ra cách
làm bài:


+ Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm
cho vừa với phần giấy và kẻ hai đường thẳng


hoặc đường cong cách đều nhau.


+ Chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các
đường trục.


+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho
cân đối, hài hồ.


+ Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết


- HS quan sát.


+ Đường diềm được trang trí
trên quần áo, chén, đĩa, khăn,
túi, giấy khen,...


+ Cổ áo, tà áo, gối,...


+ Đồ vật khi được trang trí đẹp
hơn.


+ Hoa, lá, chim thú, hình vng,
hình trịn, tam giác,...


+ Nhắc lại, xen kẽ, đối xứng.
+ Hình giống nhau vẽ màu
giống nhau.


- HS nghe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

theo cách nhắc lại hoặc hai hoạ tiết xen kẽ
nhau;


+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử
dụng từ 3 đến 5 màu.


- GV vẽ nhanh lên bảng một hoạ tiết và vẽ màu
khác nhau để gợi ý cho HS (vẽ hoạ tiết nhắc
lại, xen kẽ, đăng đối).


- GV cho HS quan sát một số bài vẽ trang trí
đường diềm của HS năm trước, để các em tự
tin hơn khi làm bài.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.</i>( 15'<sub> - 16</sub>'<sub> )</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ, trang
27 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Trong khi HS làm bài, GV quan sát gợi ý
cách tìm hoạ tiết, sắp xếp cho cân đối, vẽ màu
phù hợp.


- Đối với những HS còn lúng túng, GV vẽ sẵn
một số hoạ tiết để các em tự sắp xếp hoạ tiết
vào thành đường diềm.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.</i>( 4'<sub> - 5</sub>'<sub>)</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài trang trí đường


diềm và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo lên
bảng để HS nhận xét và xếp loại về:


+ Hoạ tiết (đẹp hay chưa đẹp);


+ Cách sắp xếp (đúng hay chưa đúng);
+ Màu sắc.


- Cho HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV bổ sung động viên, khích lệ những HS
hồn thành bài vẽ; khen ngợi những HS có bài
vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị: </b>(1'<sub>-1.5</sub>’<sub>)</sub>


? Có mấy cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí
đường diềm?


- Qua bài học các em đã hiểu cách trang trí
đường diềm và cách sử dụng đường diềm để
trang trí. Biết cách trang trí đường diềm đơn
giản. Trang trí được đường diềm và vẽ màu


- HS quan sát GV HD trên bảng.
- HS tham khảo bài.


- HS làm bài vào vở tập vẽ,
trang 27 hoặc giấy vẽ đã chuẩn
bị.



- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS chon bài cùng GV.


- Nhận xét theo gợi ý của GV.
- Xếp loại bài theo cảm nhận
riêng.


- Nghe.


- Có các cách sắp xếp: xen kẽ,
đối xứng, đăng đối,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

theo ý thích. Qua đó có ý thức làm đẹp cho
cuộc sống.


- Chuẩn bị cho bài học sau (bút chì, tẩy, màu
vẽ).


- Đánh giá tiết học.


TUẦN 23


<i>Ngày soạn:4/2/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 7/2/2012</i>
<i> 2H thứ tư 8/2/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 9/2/2012</i>
<b>BÀI 23: Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI MẸ HOẶC CÔ GIÁO</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>



- HS hiểu nội dung đề tài về mẹ và cơ go.
- Biết cách vẽ tranh đề tài về mẹ hoặc cô giáo.


- Tập vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo (Theo công văn điều chỉnh nội dung dạy học).
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.


- HS thêm yêu quý mẹ và cô giáo.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm tranh, ảnh về mẹ và cô giáo.


- Tranh vẽ về mẹ và cô giáo của HS năm trước.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: </b>(1'<sub>–1.5</sub>'<sub> )</sub>


- GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập</b>(1'<sub>–1.5</sub>'<sub> )</sub>



GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài(1</b></i>'<sub>–1.5</sub>'<sub> )</sub>


GV cho HS hát bài "Ngày đầu tiên đi học".


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Liên hệ tới chủ đề bài học.
<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS tìm, chọn</i>
<i>nội dung đề tài </i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV yêu cầu HS kể lại những hình ảnh đẹp
về mẹ và cô giáo.


- GV cho HS xem tranh, ảnh và gợi ý , dẫn
dắt các em vào chủ đề qua các câu hỏi:
+ Những bức tranh này vẽ về nội dung gì?
+ Hình ảnh chính trong tranh là ai?


+ Em thích bức tranh nào nhất?


- GV nhấn mạnh: Mẹ và cô giáo là những
người thân rất gần gũi với chúng ta. Em hãy


nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ một
bức tranh đẹp.


- GV yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh.
<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh </i>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub>


- GV minh hoạ cách vẽ và vẽ lên bảng cho
HS quan sát nhận ra cách vẽ tranh:


+ Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với đặc
điểm: khuôn mặt, màu da, tóc, quần áo,…
mà mẹ và cơ giáo thường mặc.


+ Nhớ lại những công việc mà mẹ và cô
giáo thường làm (đọc sách, bế em, cho gà
ăn, giảng bài,…).


+ Vẽ hình ảnhchính trước (mẹ và cơ giáo).
+ Vẽ hình ảnh phụ sau (cho tranh sinh
động).


+ Vẽ màu tươi sáng.


- HS kể những hình ảnh về mẹ và
cô giáo.


- HS xem tranh.


+ Vẽ về mẹ và cơ giáo.



+ Hình ảnh chính là mẹ và cô
giáo.


- HS nêu cảm nhận.
- HS nghe.


- HS chọn nội dung mình u
thích nhất để vẽ tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- GV cho HS nhận xét các bức tranh ở vở
tập vẽ để các em nhận ra các hình ảnh chính,
hình ảnh phụ và cách sử dụng màu sắc để
tranh sinh động, vui tươi.


- GV nhắc HS khơng nên vẽ q nhiều hình
ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố
cục tranh rườm rà, vụn vặt.


- GV cho HS xem một số tranh của HS năm
trước.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành </i>( 16'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ. HS
nào khơng có vở tập vẽ thì vẽ vào giấy vẽ đã
chuẩn bị.


- GV gợi ý HS tìm chọn nội dung khác nhau
về đề tài này.



- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn
gợi ý thêm cho HS về cách sắp xếp các hình
ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu. Động viên HS
khá tìm các hình ảnh phong phú và độc đáo
cho bức tranh, góp ý cụ thể hơn để những
HS cịn lúng túng hồn thành được bài vẽ.


- HS quan sát tranh.


- HS nghe.


- HS tham khảo tranh.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá </i>( 4'<sub> - 5</sub>'<sub> )</sub>


- GV cùng HS chọn một số bài dán lên
bảng, gợi ý HS nhận xét , xếp loại.


- GV nhận xét chung và khen ngợi những


HS làm bài tốt.


<b>IV. Củng cố, dặn dò </b>(1'<sub>–1.5</sub>'<sub> )</sub>


- Vừa rồi chúng ta đã vẽ về mẹ và cơ giáo,
để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ và
cơ giáo các em có thể làm nhiều việc tốt như
ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập...


- Về nhà quan sát các con vật.
- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


TUẦN 24


<i>Ngày soạn:11/2/2012</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba 14/2/2012</i>
<i> 2H thứ tư 15/2/2012</i>
<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm 16/2/2012</i>
<b>BÀI 24: Vẽ theo mẫu</b>


<b>VẼ CON VẬT</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đặc điểm. hình dáng của một số con vật quen thuộc.


- Biết cách vẽ con vật. Vẽ được con vật theo trí nhớ. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ
cân đối, hình vẽ gần với mẫu.


- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật ni.



<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Ảnh một số con vật (con voi, con trâu, con mèo, con chó,…).
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> )</sub></b>


GV giới thiệu tranh, ảnh một số con vật quen
thuộc để vào bài.


- HS hát.



- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 6</i><b>'<sub> - 8</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cho HS xem tranh, ảnh đồng thời đặt
các câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời:


+ Hãy nói tên các con vật?


+ Hình dáng màu sắc của chúng ra sao?
+ Đặc điểm nổi bật của con vật?


+ Các bộ phận chính của con vật?


+ Ngồi các con vật trong tranh, ảnh em
cịn biết những con vật nào nữa? Em thích
con vật nào nhất? Vì sao?


+ Em sẽ vẽ con vật nào?


+ Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc
con vật em định vẽ.


+ Em cần phải làm gì để bảo vệ con vật?
- GV xung quanh ta có rất nhiều con vật gần
gũi và quen thuộc như: Mèo, chó, lợn gà,


thỏ...mỗi con vật đều có hình dáng, màu sắc
khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Khi các con vật
đi, đứng, ăn, nằm,...đều có hình dáng khác
nhau.


- Muốn vẽ được bức tranh đẹp về con vật cần
quan sát kĩ và ghi nhớ màu sắc, đặc điểm,
hình dáng (khi hoạt động) của nó cùng với
quang cảnh xung quanh như cây, núi,...


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ con</i>
<i>vật.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV giới thiệu hình minh hoạ hoặc vẽ lên
bảng gợi ý HS cách vẽ theo các bước:


+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật;
+ Vẽ các bộ phận chính: Đầu, mình.
+ Vẽ các chi tiết: Đi, tai. cánh, mào,...
+ Sửa chữa hồn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho
đẹp.


- HS xem tranh, ảnh.


- Các con vật: Gà, mèo, trâu, voi,
thỏ...


- Mỗi con có hình dáng, màu sắc
khác nhau.



- Gà có mào màu đỏ, mèo có bộ
lơng vàng mượt bóng, mèo tam
thể, thỏ có đơi tai dài...


- Các bộ phận chính: Đầu, thân,
chân,...


- Chim, cá, lợn,chó...


- HS phát biểu theo cảm nhận.
- HS chọn con vật định vẽ, miêu
tả hình dáng bề ngồi, màu sắc,...
- HS phát biểu ý kiến.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- GV lưu ý HS: Để vẽ được bức tranh đẹp và
sinh động về con vật, có thể vẽ thêm những
hình ảnh khác như: mèo mẹ, mèo con; gà mẹ,
gà con hoặc cảnh vật như nhà, cây,...


<i><b>c. Hoạt động 3</b>:Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cho HS xem một số tranh vẽ về con vật
của HS năm trước trước khi làm bài.


- Yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ , nếu
không có vở tập vẽ thì làm vào giấy vẽ đã
chuẩn bị.



- Nêu yêu cầu:


+ Nhớ lại đặc điểm, màu sắc, hình dáng của
con vật định vẽ;


+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối
với tờ giấy;


+ Vẽ theo cách đã được hướng dẫn;


+ Có thể vẽ một con vật hoặc nhiều con vật
và vẽ thêm cảnh xung quanh cho tranh thêm


- Nghe.


- HS xem tranh.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

vui tươi, sinh động hơn;


+ Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội
dung.


- Trong khi HS làm bài, GV quan sát chung
và gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng em,
nhất là những em còn lúng túng.


- Đối với HS khá giỏi, GV gợi ý thêm để các


em sắp xếp hình vẽ cân đối hơn, biết chọn
màu, vẽ màu phù hợp cho tranh sinh động
hơn.


- GV nhắc HS trong quá trình làm bài cần giữ
vệ sinh lớp học, tiết kiệm giấy, màu vẽ,...
<i><b>d. Hoạt động 4</b>:Nhận xét, đánh giá</i>.<b>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm,
nhược điểm rõ nét dán lên bảng gợi ý HS
nhận xét về:


+ Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng );
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục);


+ Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động);
+ Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung);
+Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có
nhạt).


- GV bổ sung, khen ngợi, động viên những
HS có bài vẽ tốt.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub></b>


- Quan sát thêm các con vật trong cuộc sống
hằng ngày, tìm ra đặc điểm về hình dáng,
màu sắc của chúng.


- Quan sát các đồ vật được trang trí đẹp.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài sau.
- Đánh giá tiết học.


- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng.


- Nghe.
- HS nghe.


<b>TUẦN 25</b>



<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 25: Vẽ trang trí</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- HS hiểu hoạ tiết dạng hình trịn, hình vng.
- Biết cách vẽ hoạ tiết.


- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.


- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.


- HS ham thích sáng tạo.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Vẽ to hoa tiết dạng hình vng, hình trịn.


- Sưu tầm thêm hoạ tiết dạng hình vng, hình trịn.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới :</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1' <sub>)</sub></b>



GV giới thiệu một số đồ vật được trang trí
đẹp, có hoạ tiết dạng hình vng, hình trịn
để vào bài.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 6</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV giới thiệu một số hoạ tiết và gợi ý để
HS nhận thấy:


+ Hoạ tiết là hình vẽ để trang trí (ở đĩa, bát,
ở túi, khăn,…).


+ Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình
dáng và màu sắc:


. Hoạ tiết dạng hình tam giác;
. Hoạ tiết dạng hình vng;
. Hoạ tiết dạng hình bầu dục;
. Hoạ tiết dạng hình trịn,…


- GV gợi ý cho HS nhận xét hoạ tiết dạng
hình vng, hình trịn (GV chuẩn bị):


+ Em có nhận xét gì về các cánh hoa?
+ Màu ở các hoạ tiết vẽ như thế nào?


+ Hai hoạ tiết hình vng và hoạ tiết hình



- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.


- HS quan sát và nghe GV giới
thiệu.


- Quan sát nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

tròn được vẽ như thế nào?


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>hoạ tiết dạng hình vng, hình trịn.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV hướng dẫn cách vẽ trên bảng:


+ Vẽ hình vng, hình trịn (to, nhỏ tuỳ ý).
+ Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều
phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều.
+ Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở
hình vng, hình trịn.


- GV vẽ lên bảng một số hoạ tiết hình
vng, hình trịn khác với hình hướng dẫn
để các em tự tìm ra hoạ tiết theo ý mình.
- GV gợi ý cách vẽ màu:



+ Các hình giống nhau vẽ màu giống nhau
và cùng độ đậm nhạt;


+ Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở một hoạ
tiết.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV nêu yêu cầu bài tập:


+ Vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào cái túi
xách và vẽ màu theo ý thích.


+ Vẽ hoạ tiết vào hình vng và vẽ màu
theo ý thích.


+ Có thể vẽ hoạ tiết khác với hoạ tiết đã
hướng dẫn.


+ Vẽ một hoạ tiết ở lớp, một hoạ tiết ở nhà
(tuỳ chọn).


- GV giúp HS làm bài:
+ Tìm hoạ tiết;


+ Cách vẽ (nhìn trục vẽ cho đều);
+ Vẽ màu.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub></b>



- GV chọn một số bài treo lên bảng, gợi ý
để HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý
thích.


- GV bổ sung và chỉ ra một vài bài đẹp về


+ Hai hoạ tiết khác nhau về hình và
màu.


- HS quan sát GV hướng dẫn cách
vẽ.


- HS quan sát GV vẽ trên bảng.
- Quan sát cách vẽ màu.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- Quan sát, nhận xét, tìm ra bài vẽ
đẹp theo ý thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

hình và màu.


- Đánh giá xếp loại bài vẽ.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub></b>


- Về nhà làm bài còn lại.


- Quan sát các con vật.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- Nghe.


<b>TUẦN 26</b>



<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 26: Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NI)</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đặc điểm. hình dáng của một số con vật nuôi quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.


- Vẽ được con vật theo ý thích.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật ni.



<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Ảnh một số con vật (con voi, con trâu, con mèo, con chó,…).
- Tranh vẽ các con vật của hoạ sĩ và của HS.


- Một số bài vẽ của HS năm trước.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub></b>


GV giới thiệu tranh, ảnh một số con vật quen
thuộc để vào bài.



<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS tìm, chọn nội</i>
<i>dung đề tài.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cho HS xem tranh, ảnh đồng thời đặt
các câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời:


+ Hãy nói tên các con vật?


+ Hình dáng màu sắc của chúng ra sao?
+ Đặc điểm nổi bật của con vật?


+ Các bộ phận chính của con vật?


+ Ngồi các con vật trong tranh, ảnh em
cịn biết những con vật nào nữa? Em thích
con vật nào nhất? Vì sao?


+ Em sẽ vẽ con vật nào?


+ Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc
con vật em định vẽ.


+ Em cần phải làm gì để bảo vệ con vật?
- GV xung quanh ta có rất nhiều con vật gần
gũi và quen thuộc như: Mèo, chó, lợn gà,
thỏ...mỗi con vật đều có hình dáng, màu sắc
khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Khi các con vật


đi, đứng, ăn, nằm,...đều có hình dáng khác
nhau.


- Muốn vẽ được bức tranh đẹp về con vật cần
quan sát kĩ và ghi nhớ màu sắc, đặc điểm,
hình dáng (khi hoạt động) của nó cùng với
quang cảnh xung quanh như cây, núi,...


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ con</i>
<i>vật.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV giới thiệu cách vẽ lên bảng gợi ý HS
cách vẽ theo các bước:


+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật;


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.


- HS xem tranh, ảnh.


- Các con vật: Gà, mèo, trâu, voi,
thỏ...


- Mỗi con có hình dáng, màu sắc
khác nhau.



- Gà có mào màu đỏ, mèo có bộ
lơng vàng mượt bóng, mèo tam
thể, thỏ có đơi tai dài...


- Các bộ phận chính: Đầu, thân,
chân,...


- Chim, cá, lợn,chó...


- HS phát biểu theo cảm nhận.
- HS chọn con vật định vẽ, miêu
tả hình dáng bề ngồi, màu sắc,...
- HS phát biểu ý kiến.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

+ Vẽ các bộ phận chính: Đầu, mình.
+ Vẽ các chi tiết: Đi, tai. cánh, mào,...
+ Sửa chữa hồn chỉnh hình vẽ và vẽ màu cho
đẹp.


- GV lưu ý HS: Để vẽ được bức tranh đẹp và
sinh động về con vật, có thể vẽ thêm những
hình ảnh khác như: mèo mẹ, mèo con; gà mẹ,
gà con hoặc cảnh vật như nhà, cây,...


<i><b>c. Hoạt động 3</b>:Thực hành.( 16</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cho HS xem một số tranh vẽ về con vật
của HS năm trước trước khi làm bài.



- Yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ , nếu
khơng có vở tập vẽ thì làm vào giấy vẽ đã
chuẩn bị.


- Nêu yêu cầu:


+ Nhớ lại đặc điểm, màu sắc, hình dáng của
con vật định vẽ;


+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối


- Nghe.


- HS xem tranh.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

với tờ giấy;


+ Vẽ theo cách đã được hướng dẫn;


+ Có thể vẽ một con vật hoặc nhiều con vật
và vẽ thêm cảnh xung quanh cho tranh thêm
vui tươi, sinh động hơn;


+ Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội
dung.



- Trong khi HS làm bài, GV quan sát chung
và gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng em,
nhất là những em còn lúng túng.


- Đối với HS khá giỏi, GV gợi ý thêm để các
em sắp xếp hình vẽ cân đối hơn, biết chọn
màu, vẽ màu phù hợp cho tranh sinh động
hơn.


- GV nhắc HS trong quá trình làm bài cần giữ
vệ sinh lớp học, tiết kiệm giấy, màu vẽ,...
<i><b>d. Hoạt động 4</b>:Nhận xét, đánh giá</i>.<b>( 5'<sub> - 6</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm,
nhược điểm rõ nét dán lên bảng gợi ý HS
nhận xét về:


+ Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng );
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục);


+ Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động);
+ Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung);
+Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có
nhạt).


- GV bổ sung, khen ngợi, động viên những
HS có bài vẽ tốt.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub>- 2</sub>'<sub> )</sub></b>



- Quan sát thêm các con vật trong cuộc sống
hằng ngày, tìm ra đặc điểm về hình dáng,
màu sắc của chúng.


- Quan sát các cặp sách được trang trí đẹp.
- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho bài học
sau.


- Đánh giá tiết học.


- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét, xếp loại theo cảm
nhận riêng.


- Nghe.
- HS nghe.


<b>TUẦN 27</b>



<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>BÀI 27: Vẽ theo mẫu</b>
<b>VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>



- HS nhận biết được cấu tạo, hình dáng cảu một số cặp sách.
- Biết cách vẽ cái cặp sách.


- Vẽ được cái cặp sách theo mẫu.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.


<b>B. Đồ dùng học tập:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Chuẩn bị một vài cặp sách học sinh có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một số bài vẽ cái cặp sách của HS năm trước.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Cái cặp sách học sinh.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>



GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub></b>


Mọi đồ vật trong cuộc sống của chúng ta
nếu được trang trí thì sẽ đẹp thêm, tăng
thêm giá trị cho sản phẩm đó. Để các em
phát huy khả năng sáng tạo trang trí của
mình, hơm nay các em hãy trang trí cho đồ
vật rất gần gũi với chúng ta, đó là cái cặp
sách.


<i><b>2. Nơi dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 6</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV giới thiệu một số cái cặp sách, gợi ý
HS nhận biết với các câu hỏi:


+ Hãy nhận xét hình dáng các loại cặp
sách?


+ Các bộ phận của cặp?


+ Cách trang trí trên cặp sách (hoạ tiết, màu
sắc, cách sắp xếp hoạ tiết).



- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


+ Có nhiều hình dáng khác nhau
(hình chữ nhật ngang, hình chữ
nhật đứng, hình vng,…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

+ Hoạ tiết sử dụng để trang trí cái cặp sách
là những họa tiết nào?


- GV cho HS quan sát và so sánh hai cái cặp
(một cái có trang trí đẹp, một cái không
được trang trí).


- Yêu cầu HS tìm ra cái cặp đẹp theo ý
thích.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn cách vẽ cái</i>
<i>cặp sách.( 5</i><b>'<sub> -6</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV minh hoạ cách trang trí cái cặp sách,
chỉ cho HS thấy cần phải vẽ theo các bước
sau:



+ Vẽ hình cái cặp sách (chiều dài, chiều
cao) cho vừa với phần giấy.


+ Tìm phần nắp, quai,…


+ Vẽ nét chi tiết cho giống với cái cặp mẫu.
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.


+ Vẽ màu: Màu thân cặp, màu hoạ tiết.
Lưu ý: Các em có thể chọn hình dáng cặp
theo ý thích, chọn hoạ tiết và vẽ màu cho
phù hợp với hình dáng của cặp.


- GV cho HS xem một số bài trang trí cái
cặp sách của HS năm trước.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV yâu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ
hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị (đối với HS vẽ ra
giấy, GV gợi ý để các em vẽ hình dáng cái
cặp sách, vẽ trang trí theo ý thích).


- Nhắc HS làm bài như đã hướng dẫn.
- GV gợi ý giúp HS:


+ Chọn cách trang trí;
+ Vẽ hoạ tiết;


+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân cặp hoặc



nhã nhặn.


+ Hoạ tiết là hoa, lá, các con vật,...
- So sánh hai cái cặp sách.


- HS tìm ra cái cặp đẹp theo ý
thích.


- HS quan sát GV minh hoạ cách
trang trí cái cặp sách.


- HS tham khảo bài vẽ của các bạn
năm trước.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

để trắng).


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình
trước lớp.


- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp
(cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu).


- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài
vẽ, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.



<b>IV. Củng cố, dặn dị:( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Quan sát các con vật quen thuộc về hình
dáng và màu sắc.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy màu vẽ.
- Đánh giá tiết học.


- HS tự dán bài lên bảng.


- Nhận xét theo gợi ý của GV, tìm
ra bài vẽ đẹp.


- Nghe.


- Vẽ cặp sách học sinh.
- Nghe.


<b>TUẦN 28</b>



<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>



<b>BÀI 28: Vẽ trang trí</b>


<b>VẼ THÊM VÀO HÌNH CĨ SẴN (VẼ GÀ) VÀ VẼ MÀU</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS biết cách vẽ thêm hình và vẽ màu vào các hình có sẵn của bài trang trí.
- Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài.


- HS khá giỏi: Vẽ tiếp được hình, tơ màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Tranh, ảnh về các loại gà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


- GV kiểm tra sĩ số.



<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


- GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên
bàn. Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<b>1. Giới thiệu bài:( 1'<sub> )</sub></b>


Từ đầu năm học chúng ta đã vẽ nhiều về
con vật, giờ học hơm nay có bài vẽ sẵn
hình gà, các em hãy vẽ tiếp và vẽ màu cho
bài vẽ đó.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 5</i><b>'<sub> -7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV cho HS xem hình vẽ gà ở vở tập vẽ
2, trang 33 và gợi ý để các em nhận biết:
+ Trong bài đã vẽ hình gì?


+ Bài vẽ cịn có thể vẽ thêm các hình ảnh
khác khơng?


- GV gợi ý để HS :


+ Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức
tranh sinh động (gà mái, gà con, cây, cỏ,


…).


+ Nhớ lại và tưởng tượng ra màu sắc con
gà và các hình ảnh khác.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>thêm hình và vẽ màu.( 5</i><b>'<sub> - 8</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV minh hoạ các bước vẽ.


<b>* Gợi ý cách vẽ hình:</b>


+ Quan sát hình vẽ ở vở tập vẽ 2 để nhận
ra các hình đã có và tìm cách vẽ tiếp;
+ Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà,…).
+ Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp để
hồn thành bài vẽ .


<b>* Gợi ý cách vẽ màu:</b>


+ Trước khi vẽ màu nên có sự lựa chọn
màu: Chọn màu cho hình ảnh chính, hình
ảnh phụ và màu nền.


+ Nên vẽ các màu đã chọn vào hình chính


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.



- HS quan sát.


+ Hình con gà trống.


+ Có thể vẽ thêm gà mái, gà con,
cây, hoa, lá,…


- HS nghe.


- HS quan sát.


- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ
tiếp hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

trước hoặc nền trước, vẽ màu các hình phụ
sau.


+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt


<i>Lưu ý:</i>


- Có thể để một vài chi tiết là màu giấy
nếu thấy đẹp.


- Vẽ màu đều, khơng ra ngồi hình.


- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của
HS năm trước.



<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành</i>.<b>( 16'<sub> - 17</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ 2,
bài 28, trang 33. Nếu khơng có vở tập vẽ
thì làm vào giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Trong quá trình HS làm bài, GV gợi ý
cho HS cách tìm hình và vẽ màu.


- Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ hình cân đối,
gọn nét, vẽ màu đều, có đậm, có nhạt,
hồn thành bài vẽ.


- Với HS khơng có vở tập vẽ, GV u cầu
HS vẽ ra giấy bài vẽ các con vật theo ý
thích.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.(5</i><b>'<sub>-6</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV treo một số bài vẽ lên bảng, hướng
dẫn HS nhận xét về:


+ Vẽ hình (rõ nội dung);


+ Vẽ màu có đậm, có nhạt khơng? Vẽ màu
nền có hài hồ với màu của hình khơng?
Vẽ màu cả bài có ra ngồi hình khơng?
- u câu HS tìm ra bài vẽ đẹp theo ý
mình và xếp loại.



- GV bổ sung, xếp loại bài vẽ. khuyến
khích những HS có bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dị:( 1'<sub> - 2</sub>'<sub> )</sub></b>


- Hơm nay chúng ta học bài gì?


- Nhắc những HS chưa làm bài xong về
nhà làm cho hoàn chỉnh.


- Quan sát hình dáng một số con vật.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ, đất nặn,
giấy màu, hồ dán cho bài học sau.


- Đánh giá tiết học.


- Nghe.


- HS tham khảo bài.


- HS làm bài vào vở tập vẽ trang 33
hoặc giấy vẽ.


- HS làm bài theo gợi ý của GV.


- HS nhận xét theo gợi ý của GV.
- Tìm bài vẽ đẹp theo ý thích, xếp
loại theo cảm nhận riêng.



- Nghe.


- Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình
có sẵn.


- Nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 29: Tập nặn tạo dáng</b>


<b>NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CÁC CON VẬT</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm của con vật.
- Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.


- HS khá giỏi: Hình vẽ, xé dán hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật ni.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>



- Hình ảnh các con vật có hình dáng khác nhau.
- Một số bài tập nặn các con vật của HS.


- Đất nặn, giấy màu, hồ dán.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Đất nặn, bút chì, màu vẽ, giấy màu, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I.Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên
bàn. Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài.</b></i><b>( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


Các con vật quen thuộc là một đề tài hết
sức hấp dẫn. Hôm nay chúng ta sẽ nặn
hoặc vẽ, xé dán hình con vật.



<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát</i>
<i>nhận xét.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub> )</sub></b>


- GV giới thiệu một số bài tập nặn, tranh
vẽ, tranh xé dán về các con vật và gợi ý để
HS nhận biết:


+ Tên các con vật?
+ Hình dáng đặc điểm?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

+ Các phần chính của con vật?
+ Màu sắc của con vật?


+ Em hãy kể tên một vài con vật quen
thuộc?


+ Em cần phải làm gì để chăm sóc bảo vệ
con vật?


- GV nhấn mạnh: Để vẽ hoặc xé dán, nặn


được con vật các em cần phải quan sát ,
nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc con
vật mình sẽ chọn để vẽ hoặc nặn.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách nặn,</i>
<i>cách xé dán, cách vẽ con vật.( 5</i><b>'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cho HS chọn con vật mà các em định
nặn, vẽ hoặc xé dán;


Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm
và các bộ phận chính của con vật.


- GV hướng dẫn HS cách nặn, xé dán, vẽ:


<b>* Cách nặn:</b> Có 2 cách nặn:


+ Nặn đầu, thân, chân,...rồi ghép dính lại
thành hình con vật;


+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo
thành hình con vật.


- GV lưu ý HS:


+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu
hay nhiều màu.


+ Nên dùng dao trong hộp đất hoặc tự làm
bằng tre, nứa để cắt, gọt đất theo đặc điểm


con vật;


+ Sau khi đã có hình con vật, tiếp tục điều
chỉnh, thêm bớt các chi tiết và tạo dáng
cho con vật sinh động hơn.


<b>* Cách xé dán:</b>
<i> Chọn giấy màu</i>


- Chọn giấy màu làm nền;


- Chọn giấy màu để xé hình con vật (sao
cho hình rõ, nổi bật trên nền giấy)


<i>Cách xé dán</i>


- Xé hình con vật:


+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau;
+ Xé hình các chi tiết;


+ Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao


dài,..).


+ Các phần chính của con vật: Đầu,
thân, chân, đuôi.


+ Gà trống có màu đỏ, mèo màu
vàng, chó màu đen,..



+ Một số con vật quen thuộc: Mèo,
gà, bò, trâu, ngựa,chim, thỏ,...


- HS nêu ý kiến.
- Nghe.


- HS chọn con vật thích nhất để nặn,
vẽ hoặc xé dán. Nhớ lại hình dáng,
đặc điểm của con vật.


- HS quan sát GV thị phạm cách
nặn con vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

cho phù hợp với khổ giấy. Chú ý tạo dáng
cho con vật sinh động hơn.


+ Dùng hồ dán từng phàn của con vật;
( không xê dịch các vị trí đã xếp).
Lưu ý :


- Có thể xé dán con vật nhiều màu hoặc
một màu theo ý thích.


- Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi
xé giấy cho kín hình vẽ (có thể hai, ba hay
nhiều màu). Nên xé thêm cỏ, cây, hoa, mặt
trời...cho tranh sinh động hơn.


<b>* Cách vẽ </b>



- Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với
phần giấy quy định, chú ý tạo dáng con vật
cho sinh động. Có thể vẽ thêm cỏ, cây,
hoa, lá, người,..để bài vẽ hấp dẫn hơn.
- Vẽ màu theo ý thích (chú ý vẽ màu có
đậm, có nhạt).


GV nhắc HS: Từ cách hướng dẫn trên có
thể năn, vẽ hoặc xé dán được các con vật.
<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 16</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cho HS chọn một trong các cách làm
trên để làm bài.


- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ
con vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

- Quan sát, gợi ý cho những HS còn lúng
túng chưa biết cách làm bài.


-Gợi ý HS khá giỏi tạo dáng con vật sao
cho giống.


- Nhắc HS tiết kiệm giấy để xé dán, giữ vệ
sinh khi làm bài.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.(5</i><b>'<sub>- 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cùng HS bày các bài tập nặn thành


các đề tài (ví dụ: chọi trâu, đàn voi, đàn
gà,..) hoặc các bài vẽ, xé dán con vật.
- Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài tập hoàn
thành tốt.


- GV bổ sung, xếp loại bài .


<b>IV. Củng cố, dặn dò: ( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Vừa rồi chúng ta học bài gì?


- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. tận dụng
các vật liệu cũ để xé dán con vật mà em
thích.


- Tìm và xem tranh về mơi trường.
- Đánh giá tiết học.


làm bài.


- HS cùng GV bày bài .


- HS tự giới thiệu bài tập nặn, tranh
vẽ hoặc xé dán con vật. Nhận xét
xếp loại theo cảm nhận riêng.


- Nặn hoặc vẽ, xé dán các con vật.
- HS nghe.


<b>TUẦN 30</b>




<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 30: Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu về đề tài vệ sinh môi trường.


- Biết cách vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường.


- Vẽ được tranh đề tài đơn giản về vệ sinh môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Một số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường.
- Một số tranh vẽ của HS năm trước.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.


<i><b>2. Học sinh:</b></i>



- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức:( 1'<sub> )</sub></b>


GV kiểm tra sĩ số.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có
rất nhiều hoạt động khác nhau như: lao
động, học tập, vui chơi,quang cảnh môi
trường...Đây là những hoạt động có thể tìm
chọn nội dung để vẽ tranh.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS tìm chọn</i>
<i>nội dung đề tài.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub></b>



- GV treo một số tranh, ảnh đã chuẩn bị cho
HS quan sát, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu:
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao
em biết?


+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?


- GV tóm tắt: Khơng gian sống xung quanh
ta có đồi núi, ao, hồ, kênh rạch, sông nước,
cây cối, đường sá, bầu trời,…Môi trường
xanh- sạch- đẹp rất cần cho cuộc sống con
người. Bảo về mơi trường là nhiệm vụ của
mọi người. Có nhiều cách để bảo vệ môi
trường như thu gom rác, làm sạch nguồn
nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắt
động vật quý hiếm,…


+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của
em ở nhà, ở trường về bảo vệ môi trường?
- GV yêu cầu HS xem tranh trong vở tập vẽ


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


- HS quan sát tranh.


+ Các bức tranh vẽ về đề tài mơi


trường. Vì các hoạt động trong
tranh thương diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày như: trồng cây,
quét dọn, vệ sinh môi trường...
- HS nêu cảm nhận.


- HS nghe.


- HS kể một số hoạt động bảo vệ
môi trường hàng ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

trang 36,nêu tên các bức tranh.


- GV tóm tắt và bổ sung: Để vẽ tranh về
mơi trường, có thể chọn một trong các nội
dung nêu trên hoặc vẽ về cảnh đẹp thiên
nhiên, phong cảnh quê hương,…


- GV yêu cầu HS chọn nội dung đề tài để vẽ
tranh.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV treo hình hướng dẫn cách vẽ tranh,
đồng thời vẽ nhanh lên bảng để HS nhận
biết cách vẽ tranh:


+ Vẽ phác bố cục;



+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ
sau (vẽ các dáng người hoạt động sao cho
sinh động);


+ Vẽ màu (tươi sáng, có đậm, có nhạt).
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS
năm trước, để các em tự tin hơn trước khi
làm bài.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ,
trang 47, hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- GV quan sát lớp đồng thời gợi ý, động
viên HS làm bài theo cách đã hướng dẫn ở
trên.


- Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng
túng về cách vẽ hình và vẽ màu.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cùng HS lựa chọn tranh đã hoàn thành
treo lên bảng.


- Gợi ý HS nhận xét xếp loại theo các tiêu
chí:


+ Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ


nội dung);


+ Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt
động);


+ Màu sắc (tươi vui).


- Yêu cầu HS xếp loại tranh theo ý thích.
- GV bổ sung, đánh giá tiết học.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Về nhà vẽ tiếp bài (nếu chưa xong).
- Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?


nêu tên các bức tranh.
- HS nghe.


- Chọn nội dung để vẽ tranh.


- HS quan sát hình minh hoạ hoặc
GV thị phạm cách vẽ trên bảng.


- Tham khảo bài.


- HS làm bài vào vở tập vẽ hoặc
giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.



- HS lựa chọn bài cùng GV, nhận
xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

- Quan sát một số đồ vật có trang trí đẹp.
- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.


- HS lắng nghe.


---TUẦN 31


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 31: Vẽ trang trí</b>
<b>TRANG TRÍ HÌNH VNG</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu cách trang trí hình vng.
- Biết cách trang trí hình vng đơn giản.


- Trang trí được hình vng và vẽ màu theo ý thích.



- HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.


- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Một số bài trang trí hình vng.


- Một số hoạ tiết rời để sắp xếp vào hình vng.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.


- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


GV cho lớp hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.



<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


GV cho HS xem một số đồ vật dạng hình
vng có trang trí (khăn vng, khăn trải
bàn, tấm thảm,...) để vào bài.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 6</i><b>'<sub> -7</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cho HS xem một số bài trang trí hình
vng để HS thấy có nhiều cách trang trí qua
cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.


+ Em hãy cho biết cách sắp xếp hoạ tiết ở


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

các bài trang trí hình vng?


+ Hoạ tiết để trang trí hình vng là những
hoạ tiết nào?



+ Hình vng được vẽ màu như thế nào?
- GV tóm tắt và chỉ cho HS thấy: Hình vng
thường được trang trí cân đối, sử dụng các
hoạ tiết là hoa, lá, các con vật,... hoạ tiết to
thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở xung quanh và
bốn góc. Những hoạ tiết giống nhau được vẽ
bằng nhau và vẽ cùng màu.Khi vẽ màu các
em cân vẽ có đậm, có nhạt, làm rõ trọng tâm.
<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách trang</i>
<i>trí hình vng.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV vẽ nhanh lên bảng cho HS quan sát
cách trang trí hình vng.


+ Vẽ hình vng;
+ Kẻ các đường trục;


+ Vẽ hình mảng (GV vẽ hai hoặc ba cách bố
cục mảng hình khác nhau);


+ Vẽ hoạ tiết vào các hình mảng cho phù
hợp.


- GV treo hình minh hoạ cách vẽ để cho HS
quan sát cách vẽ màu vào hình vng.


- GV cho HS tham khảo một số bài trang trí
hình vng của các bạn năm trước.


<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub></b>



- GV cho HS làm bài vào vở tập vẽ, trang 37
hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- GV gợi ý HS vẽ như đã hướng dẫn:


+ Vẽ hình vuông vừa với phần giấy quy
định;


+ Hoạ tiết lớn thường được vẽ ở
giữa (làm rõ trọng tâm); Hoạ tiết
nhỏ ở bốn góc và xung quanh; ...
+ Hoạ tiết là hoa, lá, các con vật,


+ Hoạ tiết giống nhau được vẽ
bằng nhau và vẽ cùng màu.


- HS nghe.


- HS quan sát GV minh hoạ cách
vẽ trên bảng.


- HS quan sát hình minh hoạ cách
vẽ màu.


- HS tham khảo bài vẽ của các
bạn năm trước để tự tin hơn khi
làm bài.



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

+ Kẻ các đường trục bằng bút chì;
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích;
+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng;


+ Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có
nhạt.


- GV gợi ý HS cách vẽ màu: Không nên
dùng quá nhiều màu, vẽ màu hoạ tiết chính
trước, hoạ tiết phụ sau, màu cần có đậm, có
nhạt cho rõ trọng tâm.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> - 6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cùng HS chọn một số bài treo lên bảng,
gợi ý để HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận
riêng.


- GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ.
Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Đọc trước bài 32.


- Đánh giá tiết học.


- HS cùng GV chọn bài.



- Nhận xét xếp loại theo cảm nhận
riêng.


- HS nghe.


- Vẽ trang trí hình vng.
- Nghe.



---TUẦN 32


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 32: Thường thức mĩ thuật</b>
<b>TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- Bước đầu tiếp xúc tìm hiểu các thể loại tượng.


- HS khá giỏi: Chỉ ra những bức tượng mà mình u thích.
- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những tác phẩm điêu khắc.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<b>1. Giáo viên:</b>


- Sưu tầm một số ảnh tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung.
- Một vài tượng thật (người, các con vật).


<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Sưu tầm ảnh chụp các loại tượng.
- Vở tập vẽ 2.


C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức: ( 1'<sub> )</sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV kiểm tra vở tập vẽ của HS.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


GV giới thiệu một vài bức tượng nhỏ đã
chuẩn bị và gợi ý để HS quan sát nhận biết:
+ Tượng có nhiều trong đời sống xã hội (ở
chùa, ở các cơng trình kiến trúc, cơng viên,
bảo tàng và các gia đình);



+ Tượng làm đẹp cuộc sống;
+ Tượng khác với tranh là:


* Tranh vẽ trên giấy, trên nền vải, trên
tường bằng bút lông, bút chì và bằng nhiều
chất liệu khác nhau như: Màu nước, màu
bột,…Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn
thấy mặt trước.


* Tượng được tạc, đắp, đúc,…bằng đất, đá,
thạch cao, xi măng,…có thể nhìn thấy các
mặt xung quanh (mặt trước, mặt sau, mặt
nghiêng).


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Tìm hiểu về tượng.( 27</i><b>'</b>


<b>-29'<sub>)</sub></b>


- GV yêu cầu HS quan sát một số pho
tượng ở vở tập vẽ 2 và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Hãy kể tên các pho tượng?


* Tượng vua <i>"Quang Trung"</i>:


+ Hình dáng tượng vua Quang Trung như
thế nào?


- GV tóm tắt: Tượng vua Quang Trung là


tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi,
Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng
trưng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam
chống quân xâm lược nhà Thanh.


* Tượng phật "<i>Hiếp-tôn- giả</i>"
- GV gợi ý:


+ Phật đứng ung dung, thư thái;
+ Nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ;
+ Hai tay đặt lên nhau.


- GV tóm tắt: Tượng phật thường có ở chùa,


- HS để vở tập vẽ lên bàn.


- HS quan sát và nghe GV giới
thiệu.


- HS quan sát ảnh chụp tượng ở vở
tập vẽ.


+ Tượng đài Quang Trung, tượng
Hiếp tôn giả, tượng Võ Thị Sáu.
+ Vua Quang Trung trong tư thế
hướng về phía trước, dáng hiên
ngang, mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng,
tay trái cầm đốc kiếm, tượng đặt
trên bệ cao, trông rất oai phong.
- HS nghe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

được tạc bằng gỗ (gỗ mít) và được sơn son
thếp vàng. Tượng "Hiếp- tôn- giả" Là pho
tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan
dung của nhà phật.


* Tượng <i>Võ Thị Sáu</i>:


+ Dáng tượng như thế nào?


- G tóm tắt: Tượng mơ tả hình ảnh chị Sáu
trước kẻ thù (bình tĩnh, hiên ngang trong tư
thế của người chiến thắng).


- GV bổ sung ý kiến trả lời của HS và nhấn
mạnh:


+ Tượng rất phong phú về kiểu dáng: Có
tượng trong tư thế ngồi, có tượng đứng,
tượng chân dung.


+ Tượng cổ thường đặt ở những nơi tơn
nghiêm như đình, chùa, miếu mạo.


+ Tượng mới thường đặt công viên, cơ
quan, bảo tàng, quảng trường.


+ Tượng cổ thờng khơng có tên tác giả,
tượng mới có tên tác giả.



- GV cho HS xem thêm một số ảnh chụp về
tượng.


<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> -7</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV nhận xét tiết học. Động viên khuyến
khích, khen ngợi các em tích cực phát biểu
ý kiến xây dựng bài.


<b>IV. Củng cố, dặn dò:( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài vừa học.
- Quan sát các pho tượng thường gặp. Về
nhà vẽ một tranh theo ý thích vào vở tập vẽ
trang 39.


- Quan sát các loại bình đựng nước.


- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ cho tiết học
sau.


+ Dáng hiên ngang, mắt nhìn
thẳng, tay nắm chặt, biểu hiện sự
kiên quyết.


- HS nghe.


- HS quan sát.
- HS nghe.



- Tìm hiểu về tượng.
- Nghe.


TUẦN 33


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC </b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
- Biết cách vẽ bình dựng nước theo mẫu.


- Vẽ được cái bình đựng nước.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
- Có ya thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Cái bình đựng nước.


- Hình minh hoạ cách vẽ.


- Một số bài vẽ của HS năm trước.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức:( 1'<sub> )</sub></b>


GV cho HS hát.


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


GV giới thiệu cái bình đựng nước để HS
nhận biết:


+ Bình đựng nước là đồ dùng rất cần thiết
của mỗi gia đình;



+ Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác
nhau và cách trang trí.


- Giờ học hôm nay cô cùng các em sẽ vẽ
theo mẫu cái bình đựng nước.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS quan sát,</i>
<i>nhận xét.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV giới thiệu một số bình đựng nước đã
chuẩn bị cho HS quan sát và gợi ý để HS
nhận biết:


+ Em hãy cho cơ biết về hình dáng, cấu tạo
của các loại bình đựng nước?


- HS hát.


- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS quan sát.


- HS nghe.


- HS quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

+ Bình đựng nước được làm bằng chất liệu
gì?



+ Bình đựng nước được trang trí như thế
nào?


- GV chỉ vào mẫu cái bình để HS nhận thấy
hình dáng của cái bình được tạo bởi nét
thẳng, nét cong. Cấu trúc chung của bình
đựng nước gồm có miệng, thân, đáy, tay
cầm.


<i><b>b. Hoạt động 2:</b></i><b> Hướng dẫn HS cách vẽ cái</b>
<i>bình đựng nước.( 5</i><b>'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV chọn một mẫu cái bình đựng nước và
vẽ nhanh lên bảng các bước vẽ cho HS
quan sát:


+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang, phác
khung hình;


+ Vẽ đường trục giữa;


+ Tìm tỉ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm;
+ Vẽ nét chính;


+ Hồn chỉnh hình vẽ;


+ Trang trí và vẽ màu theo ý thích.


- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ cái


bình lên bảng cho HS quan sát cách vẽ một
vài loại bình khác nhau (có tay cầm, có
miệng bằng đáy, có miệng to hơn đáy).
- GV lưu ý HS cách bố cục bài vẽ trọng


bằng nhau; loại có đế, tay cầm, có
nắp.


+ Bình đựng nước được làm bằng
nhiều chất liệu khác nhau như:
Thuỷ tinh, sứ, nhựa,…


+ Bình được trang trí khác nhau:
Trang trí đường diềm trên miệng,
thân , đáy ,...bằng nhiều hoạ tiết
khác nhau như: hoa lá, các con
vật,...


- HS quan sát.


- HS quan sát GV thị phạm cách vẽ
cái bình đựng nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

trang giấy sao cho hợp lí, không quá to,
không quá nhỏ hay lệch sang một bên.
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ cái
bình đựng nước của các bạn năm trước.
<i><b>c. Hoạt động 3: </b>Thực hành.( 16</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ


trang 40 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- GV cho những HS có mẫu cái bình mang
theo vẽ theo mẫu có đó. Những HS khơng
có thì vẽ theo trí nhớ hoặc một loại bình mà
mình thích.


- GV quan sát và gợi ý cho những HS cịn
lúng túng về cách vẽ hình, vẽ hoạ tiết và vẽ
màu.


- Gợi ý cho HS khá giỏi vẽ hình giống mẫu
hơn, trang trí và vẽ màu phù hợp.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> - 6)</sub></b>


- GV chọn một số bài vẽ treo lên bảng. Gợi
ý HS nhận xét:


+ Hình dáng cái bình nào giống mẫu hơn?
+ Cách trang trí (hoạ tiết, vẽ màu).


- GV cho HS tự tìm ra bài vẽ mình yêu
thích nhất.


- GV nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: ( 1'<sub> -2</sub>’<sub>)</sub></b>


- GV hỏi: Để vẽ được một cái bình đựng


nước đẹp ta làm thế nào?


- Về nhà quan sát các hoạt động, phong
cảnh xung quanh cuộc sống của chúng ta.
- Chuẩn bị cho bài học sau: Bút chì, màu
vẽ.


- Đánh giá tiết học.


- HS tham khảo bài vẽ của các bạn
năm trước.


- HS làm bài vào vở tập vẽ , trang
40 hoặc giấy vẽ đã chuẩn bị.


- Làm bài theo gợi ý của GV.


- HS nhận xét theo gợi ý của GV.


- HS chọn bài vẽ mình u thích.
- Nghe.


- HS trả lời: vẽ theo các bước (vẽ
phác hình: vẽ nét thẳng, nét cong;
trang trí và vẽ màu theo ý thích).
- HS nghe.


TUẦN 34


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>


<i>20/12/2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>BÀI 34: Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI PHONG CẢNH</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>


- HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh.


- Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản.


- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
- u mến thiên nhiên, có ý thức giữ gìn mơi trường.


<b>B. Đồ dùng dạy- học:</b>


<i><b>1. Giáo viên:</b></i>


- Sưu tầm tranh phong cảnh và một vài bức tranh đề tài khác.
- Ảnh phong cảnh.


- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
<i><b>2. Học sinh:</b></i>


- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy- học:



<i><b>Hoạt động của thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của trò</b></i>


<b>I. Ổn định tổ chức:( 1'<sub> )</sub></b>


gv kiểm tra sĩ số .


<b>II. Kiểm tra đồ dùng học tập:( 1'<sub> )</sub></b>


GV yêu cầu HS để đồ dùng học tập lên bàn.
Nhận xét sự chuẩn bị.


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài:</b></i><b>( 1'<sub> -2</sub>'<sub>)</sub></b>


Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều cảnh
đẹp, ngay quê hương miền núi chúng ta
cũng có nhiều cảnh đẹp. Dịng suối, ngơi
nhà sàn, đồi núi,...Để thể hiện tình cảm của
mình đối với q hương, hơm nay các em
hãy vẽ một bức tranh về quê hương của
mình nhé.


<i><b>2. Nội dung:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: </b>Hướng dẫn HS tìm, chọn</i>
<i>nội dung đề tài.( 5</i><b>'<sub> - 7</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV giới thiệu tranh, ảnh để HS nhận biết:


+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp
quê hương đất nước;


+ Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính;
+ Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa,


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

cây, phố phường, cánh đồng, đồi núi, biển
cả,...


+ Tranh phong cảnh không phải là sự sao
chụp lại y nguyên phong cảnh thực mà được
sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc
của người vẽ.


- GV đặt câu hỏi gợi ý:


+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào
khơng?


+ Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu?
Phong cảnh ở đó như thế nào?


+ Ngồi khu vực em ở và nơi đã đi tham
quan, em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?
+ Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?


+ Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh?
- GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh
chính của cảnh đẹp là: Cây, nhà, con đường,
bầu trời,...và phong cảnh cịn đẹp bởi màu
sắc của khơng gian chung. Nên chọn cảnh
vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả
năng, tránh chọn cảnh phức tạp khó vẽ.
<i><b>b. Hoạt động 2: </b>Hướng dẫn HS cách vẽ</i>
<i>tranh phong cảnh.( 5</i><b>'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV giới thiệu cách vẽ (vẽ lên bảng) theo
các bước để HS quan sát:


+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ,


+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao
cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.


+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. Có
thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau, nhưng
cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp.


- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS
năm trước.


<i><b>c. Hoạt động 3</b>:Thực hành.( 15</i><b>'<sub> - 17</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV yêu cầu HS làm bài vào vở tập vẽ
trang 41. Nếu khơng có thì làm vào giấy vẽ



+ Cảnh suối, nhà sàn, đồi núi,...
+ Đi biển, cảnh biển rộng mênh
mông, nước biển xanh, người ,...
- HS kể cảnh đẹp đã thấy.


- HS tả lại một cảnh đẹp mình
thích.


- Chọn cảnh đẹp theo ý thích.
- HS nghe.


- HS quan sát GV thị phạm cách
vẽ trên bảng.


- HS tham khảo bài vẽ trước khi
làm bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

đã chuẩn bị.


- GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh
trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối
với tờ giấy.


- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ
sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể
vẽ thêm người hoặc vật cho tranh sinh động.
- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn quan
sát và hướng dẫn bổ sung.


- Khuyến khích HS khá giỏi vẽ màu phù


hợp.


<i><b>d. Hoạt động 4: </b>Nhận xét, đánh giá.( 5</i><b>'<sub> -6</sub>'<sub>)</sub></b>


- GV cùng HS chọn một số bài điển hình có
ưu điểm và nhược điểm rõ nét, để nhận xét
về:


+ Cách chọn cảnh;


+ Cách sắp xếp bố cục (hình ảnh chính,
phụ);


+ Cách vẽ hình, vẽ màu.


- GV nhấn mạnh những ưu điểm tốt cần
phát huy và những nhược điểm cần khắc
phục.


<b>IV. Củng cố, dặn dò: ( 1'<sub> - 2</sub>'<sub>)</sub></b>


- Tranh phong cảnh là gì?


- Em phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê
hương?


- Về nhà hoàn thành các vẽ để trưng bầy .


- Làm bài theo gợi ý của GV.



- HS chọn bài cùng GV.


- Nhận xét theo gợi ý của GV, xếp
loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.


- Tranh phong cảnh là tranh vẽ về
cảnh vật (nhà, cây, đường phố,...).
- Trồng thêm cây xanh, giữ vệ
sinh môi trường, lên án các hành
vi phá hoại môi trường….


- Nghe.


---TUẦN 35


<i>Ngày soạn:17/12/2011</i> <i> Ngày dạy: 2A thứ ba </i>
<i>20/12/2011</i>


<i> 2H thứ tư </i>
<i>21/12/2011</i>


<i> 2Mòng, 2Hịa thứ năm </i>
<i>22/12/2011</i>


<b>Bài 35: Tổng kết năm học</b>


<b>TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ, BÀI NẶN ĐẸP</b>
<b>A. Mục tiêu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

- HS thấy rõ được những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học
tiếp theo ở bậc THCS.


- Phụ huynh HS biết được kết quả học tập mĩ thuật của con em mình.


<b>B. Hình thức tổ chức:</b>


- GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn.
- Dán bài vẽ vào giấy Ao.


- Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem.


- Trình bày đẹp: có bo, dây treo, nẹp, có tên tranh, tên HS, tên lớp ở dưới mỗi bài.
- Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên HS.


- GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận
thức thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp, giúp cho việc dạy - học mĩ thuật có hiệu quả hơn ở
những năm sau.


<b>C. Đánh giá: </b>


- Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho phụ huynh HS xem vào dịp tổng kết năm học.


</div>

<!--links-->

Mi thuat lop 2 ca nam
  • 71
  • 670
  • 2
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×