Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

giao an so 6 hai cotttnd ckt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 228 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>

CHƯƠNG I

<b>: </b>

<b>ƠN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN</b>



<b> § 1 : TẬP HỢP PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP</b>



<b>I / MỤC TIÊU:</b>


- HS làm quen với với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học


và trong đời sống.


- HS nhận biết được một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.


- Hs biết sử dụng kí hiệu  ,.


<b>II /CHUẨN BỊ : Máy chiếu ,phiếu học tập.</b>
<b>III / CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP</b>
<b> </b> <b>1 . </b><i><b>Kiểm tra bài cũ</b></i>:


GV dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập,sách vở cần thiết cho bộ môn.
GV giới thiệu nội dung của chương I như SGK.


2 <i><b>. Bài mới</b></i>:


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV: Cho HS quan sát H1 SGK giới thiệu tập hợp</b>
các đồ vật đặt trên bàn.


<b>GV: Lấy tiếp các ví dụ trong SGK.</b>


<b>GV: u cầu HS tự lấy thêm các ví dụ khác về </b>


tập hợp.


<b>GV: nhận xét.</b>


<b>GV: Ta thường dùng những chữ cái in hoa để đặt</b>
tên cho tập hợp.


<b>GV: Viết tập hợp a các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ?</b>
<b>GV : Giới thiệu các phần tử của tập hợp.</b>


<b>GV: yêu cầu HS viết tập hợp B các chữ cái </b>
a,b,c.Tìm các phần tử của tập hợp B.


<b>?: Vậy để viết 1 tập hợp ta viết như thế nào?</b>
<b>HS trả lời.</b>


GV nhận xét và rút ra chú ý SGK/ 5.
Phân biệt dấu”,” và dấu “;”
<b>GV: yêu cầu HS đọc chú ý SGK/5</b>
<b>GV: giới thiệu kí hiệu :</b>, .


<b>GV:Lưu ý mỗi phần tử chỉ liệt kê 1 lần</b>
Bài tập củng cố ( bảng phụ)


Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
3 A ; 7 A ; A


<b>1 . Các ví du ï </b> : (SGK/4)


<b>2 . Cách viết các kí hiệu:</b>



Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
Ta viết A = { 0;1;2;3}


Hoặc A = { 1;2;3;0}


Các số 0;1;2;3 là các phần tử của tập hợp
A


<b>Chú ý (sgk /5)</b>


<b>Kí hiệu: </b> đọc là thuộc


 đọc là không thuộc
VD : 1  A


Tập hợp A các số tự nhiên còn đươcï viết
như sau:


A =

x N/ x<4



<b>TIEÁT 1: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a B ; 1 B ;  B
<b>HS: lên bảng .Cả lớp làm vào nháp.</b>


<b>GV: giới thiệu cách viết khác của tập hợp A.</b>
<b>? Để viết một tập hơpï có mấy cách?</b>


<b>HS: trả lời . GV kết luận.</b>



GV:yêu cầu HS đọc phần đóng khung trongSGK
<b>GV: minh hoạ tập hợp A và B như SGK</b>


<b>GV: củng cố , HS làm </b>?1 ? 2


- Nhoùm 1: ?1


- Nhoùm 2: ? 2


<b>GV:Kiểm tra nhanh</b>


<b>3 . Luyện tập:</b>


?1 D =

0;1;2;3;4;5;6



2  D ; 10  D


? 2 Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA
TRANG”


E =

N;H;A;T;R;G



<b>3 . </b><i><b>Cuûng cố</b><b> </b>:</i>


GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 1, 3 (SGK / 6)


GV nhận xét và giảng kó bài tập 1, nhấn mạnh : x  N / 8<x<14
Bài tập (máy chiếu)



Cho A =

0;1;2;3

<sub> vaø B = </sub>

a; b; c



a) a A ; 2  A ; 5 A
b) 3  B ; b  B ; c  B


Trong các cách viết trên, cách viết nào đúng, cách viết nào sai
(HS làm vào phiếu học tập , GV kiểm tra nhanh).


<b>4. </b><i><b>Hướng dẫn về nhà</b></i>:


+ Đọc lại bài và xem kỹ phần chú ý cùng phần in đậm SGK / 5
+ Làm các bài tập 2, 4, 5 (SGK) và các bài tập trong SBT.
+ GV:hướng dẫn Bài 7/8(sgk)


+ Xem trước bài mới : tập hợp các số tự nhiên.
<b>* .RÚT KINH NGHỆM:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> §2 : </b>

<sub>TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN</sub>


<b>I . MỤC TIÊU.</b>


 HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự
nhiên, biết biểu diễn số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn năm bên trái
số lớn hơn trên tia số.


 HS phân biệt được tập N, N* ; biêt sử dụng các kí hiệu :  và , biết viết spố tự nhiên liền
sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.


 Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
<b>II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:</b>



1. <i><b>Kiểm tra bài cũ</b>:</i>( Máy chiếu)
<b>HS1:Làm bài tập 3 (SGK / 6)</b>


<b>HS2:Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách</b>
Minh hoạ tập hợp A bằng hình vẽ.


2HS lên bảng, cảc lớp làm vào nháp. GV kiểm tra dưới lớp
GV nhận xét bài làm trên bảng và chốt lại kiến thức.


<i><b>2. Bài mới.</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>? Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên ? HS:……….</b>
<b>GVgiới thiệu kí hiệu và viết tập hợp sốtự nhiên.</b>
<b>? Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N ?</b>
<b>HS:Các số 0,1,2 ..là các phần tử của tập hợp N.</b>
<b>GV: Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số. </b>
<b>GV Biểu diễn các số tự nhiên trên tia số.</b>


<b>GV giới thiệu: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi</b>
một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số 1 trên tia
số gọi là điểm 1…...,điểm biểu diễn số a trên tia số
gọi là điểm a .


<b>GV goïi 1 HS lên bảng ghi tiếp các điểm 4, điểm </b>
5, điểm 6.


<b>GV : giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 </b>
được kí hiệu lá N*.



N*=

1;2;3;...

<sub> hoặc N*= </sub>

<i>x N x</i> / 0



<b>GV đưa bài tập củng cố (Máy chiếu): </b>
Điền vào ô vuông các ký hiệu , 


5 N, 5 N*; 0 N, 0 N*.
<b>GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.</b>


<b>GV: Yêu cầu HS quan sát tia số và đặt câu hỏi:</b>
<b>? So sánh 2 và 4. HS:………..</b>


<b>? Nhận xét vị trí điểm 2 và điểm 4 trên tia số ?</b>
<b>HS trả lời . GV kết luận.</b>


<b>GV giới thiệu ký hiệu </b> ,


<b>1. Tập hợp N và tập hợp N*</b>


Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu N viết
N =

0,1,2,...



Biểu diễn số tự nhiên trên tia số:


Các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là
N*.


N* =

<i>x N x</i> / 0



<b>2 . Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.</b>


a)Với a,b  N, a<b hoặc b>a


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Củng cố: Viết tập hợp A =

x N/ 6 x 8  

bằng


cách liệt kê các phần tử của nó.
<b>HS ( lên bảng) A=</b>

6;7;8



<b>GV cùng HS nhận xét.</b>


<b>GV giới thiệu tính chất bắc cầu: Nếu a<b; b<c </b>
=> a<c.


<b>HS tìm VD.</b>


<b>? Tìm số liền sau của số 4? Số 4 có mấy số liền </b>
sau.


<b>HS trả lời. GV kết luận.</b>


<b>? Số liền trước của số 5 là số nào? HS trả lời . </b>
<b>GV nhận xét.</b>


<b>GV:giới thiệu số 4,5 là hai số tự nhiên liêntiếp.</b>
<b>? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn</b>
vị ?


<b>HS : trả lời. GV kết luận.</b>
Củng cố. Bài tập ? (sgk).
2HS lên bảng.



<b>?Trong các số tự nhiên số nào nhỏ nhất ? Có số tự </b>
nhiên nào lớn nhất hay khơng?


<b>HS: Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Khơng có số tự </b>
nhiên lớn nhất vì bất cứ số tự nhiên nào cũng có
số tự nhiên liền sau lớn hơn nó.


<b>? Tập hợp N có bao nhiêu phần tử? HS:………..</b>
<b>GVnhấn mạnh: Tập hợp số tự nhiên có vơ số phần</b>
tử.


<b>HS Đọc mục d, e (sgk/7).</b>


nằm bên trái điểm b.


VD : điền kí hiệu > hoặc <
3 9 ; 15 7


 a  b nghĩa là a < b hoặc a = b
 a  b nghĩa là a > b hoặc a = b.
b) Nếu a<b; b<c => a<c


c) (sgk/7)


d)Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Khơng có
số tự nhiên lớn nhất .


e) Tập hợp số tự nhiên có vơ số phần tử.
<b>3. </b><i><b>Củng cố</b>.</i>



Bài tập 8 sgk/8 (1 HS lên bảng, cả lớp làm bàiGV nhận xét và giảng giải thêm.
<b> ? có gì khác nhau giữa 2 tập hợp N, N*.</b>


<b>GV chốt lại kiến thức bài học .</b>
<b> </b><i><b>4.Hướng dẫn về nhà</b></i> :


Đọc lại sgk, nắm chắc kiến thức cơ bản.
Làm bài tập 6,7,9,10(sgk/7,8).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> §3 </b>

<b>GHI SỐ TỰ NHIÊN</b>


<b>I MỤC TIÊU. </b>


 HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thệp phân.
Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.


 HS biết đọc và viết các số la mã không quá 30.


 HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính tốn.
<b>II. CHUẨN BỊ.</b>


Bảng gghi sẵn các số La Mã từ 1 đến 30.
Bảng phụ ghi bài tập.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.</b>


<i><b>1. Kieåm tra</b><b> :</b></i>


Viết tập hợp N và N*.


Viết tập hợp B=

x N/ 0 x 10  

bằng cách liệt kê các phần tử, biểu diễn các phần


tử của tập hợp B trên tia số


1HS khác nhận xét. GV kiểm tra và cho điểm.
<b>GV đặt vấn đề vào bài mới.</b>


<i><b>2.</b></i> <i> <b>Bài mới :</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV:gọi HSlấy một vài số ví dụ về số tự </b>


nhieân? HS:……….


<b>? Số tự nhiên trên có mấy chữ số?</b>
<b>? Một số tự nhiên có thể có mấy chữ số?</b>
<b>HS:một số tự nhiên có thể có 1,2,3…chữ số</b>
<b>? Để ghi một số tự nhiên ta dùng những chữ </b>
số nào?


<b>HS: trả lời – GV kết luận.</b>


<b>GV : giới thiệu chú ý a trong SGK</b>
HS đọc lại chú ý


<b>GV lấy VD số 3895 ở SGK để phân biệt số </b>
và chữ số, giới thiệu số trăm, chữ số hàng
trăm, số chục, chữ số hàng chục (GV sử dụng
bảng phụ cùng HS điền lần lượt vào các ô)
<b>GV giới thiệu hệ thập phân như trong SGK . </b>
<b>GV lấy VD để nhấn mạnh với HS trong hệ </b>


thập phân giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc
vào bản thân của chữ số đó, vừaphụ thuộc
vào vị trí của nó trong số đã cho.


<b>GV: Viết giá trị của 235 trong hệ thập phân</b>


<b>1 . Số và chữ số:</b>


- Với 10 chữ số: 0;1;2;3… 8;9 ta ghi được
mọi số tự nhiên


- Một số tự nhiên có thể có 1; 2; 3 …chữ
số


VD : số 7 có 1 chữsố
53 có 2 chữ số
<b>2. Hệ thập phân:</b>


VD1: Viết giá trị số 235 trong hệ thập
phân:


235 = 200 + 30 + 5


VD2: Viết giá trị số 222,,ab,abc,trong hệ


thập phân:


222 = 200 + 20 + 2
ab= a.10 + b (a≠0)



abc= a.100 + b.10 + c


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>HS : viết tương tự đối với số 222, </b>ab,abc


(GV giải thích số ab,abc)


<b>GV củng cố </b>? sgk / 9.


<b>GVcho HS đọc 12 số la mã trên đồng hồ</b>
<b>GV giơiù thiệu các chữ số I,V,X, và các số </b>
đặc biệt IV,IX các chữ số cịn lại có tổng
bằng các chữ số của nó.


<b>? Yêu cầu HS lên bảng viết các số la mã từ </b>
0-> 10


<b>GV: Dùng bảng phụ giới thiệu số la mã từ </b>
1->30


Đối với số lớn HS tham khảo trong SGK/11


Để ghi số la mã ta dùng các chữ số
sau:


Chữ số I V X
Gía trị 1 5 10


-Giá trị số la mã là tổng các thành phần


của noù.



-VD: VII = V + I + I


Ở số La Mã có những chữ số khác nhau
nhưng vẫn có gí trị như nhau


<i>3.</i> <i><b>Củng cố</b>:</i>


Bài 11(sgk/10)


Dãy 1: Viết số tự nhiên có chữ số chục là 135,chữ số hàng đơn vị là 7.
Dãy 2: Điền vào bảng:


Số đã
cho


Số trăm Chữ số
hàng trăm


Số chục Chữ số
hàng chục
1425


2307


- ?: Trả lời câu hỏi đầu bài.


<i>4.</i> <i><b>Hướng dẫn về nhà</b></i>:


- Học lại bài, nắm chắc cách ghi số trong hệ thập phân, biết đọc và viết các số la mã.


- Đọc :Có tể em chưa biết (sgk/11)


- Làm các bài tập 12,13,14,15.


- Xem trước bài mới: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HƠPÏ CON


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM:</b>


...
...


<b>§4 </b>

SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP


TẬP HỢP CON



<b>I . MỤC TIÊU:</b>
<b>TIẾT 4: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- HS hiểu một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vơ số phần tử, có thể khơng
có phần tử nào, hiểu đườc khái niệm tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau


- HS biết tìm số phần tử của một tập hợp ï, biết kiểm tra một tập hợp co ùhay không là tập
hợp con của tập hợp cho trước biết sử dụng đúng các kí hiệu :  , .


- Rèn luyện tính chính xác khi sửdụng các kí hiệu :  ,.
<b>II . CHUẨN BỊ : bảng phụ, phấn màu.</b>


<b>III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:</b>
1. <i><b>Kiểm tra</b>:</i> GV gọi 2 Hs lên bảng.
<b>HS1: Bài 15/10 Sgk.</b>



HS2: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê.


<i>a)</i> A =

x N/ 18< x <21


<i>b)</i> B =

x N* / x< 4



<i>c)</i> C =

x N / 35 x 38  



Cả lớp làm vào nháp. GV kiểm tra nhận xét, cho điểm.
<b>? : Hãy cho biết số phần tử của tập hợp A,B,C. HS trả lời.</b>
GV : đặt vấn đề vào bài mới.


2 . Bài mới:


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV: Nêu ví dụ về tập hợp như Sgk.</b>


<b>? Hãy cho biết mỗi tập hợp trên có bao nhiêu</b>
phần tử.


<b>HS trả lời. GV chốt lại.</b>


<b>GV: yêu cầu HS làm </b>?1 (Sgk/12) (bảng phụ)
Lần lượt 3 HS đứng tại chỗ trả lời.


? 2 Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2.


<b>HS: Khơng có số tự nhiên x nào mà x + 5 = 2.</b>


<b>GV:Gọi A là tập hợp các số tựnhiên x màx + 5 = 2 thì </b>
Alà tập hợp khơng cóphần tử nào =>A là tập hợp


rỗng.


<b>? Như thế nào gọi là tập hợp rỗng?</b>


<b>HS trả lời, GV gọi HS đọc chý ý trong Sgk</b>
<b>? Qua các ví dụ trên một tập hợp có thể có bao </b>
nhiêu phần tử? HS trả lời ……….GVKL:
<b>……….</b>


<b>GV : yêu cầu HS làm bài tập 17/13 Sgk</b>


<i>Dãy1</i>:Tập hợpAcác số tự nhiên không vượt quá 20


<i>Dãy 2</i>:Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng
nhỏ hơn 6


<b>GV: cho hình vẽ sau ( h11/sgk)</b>


<b>? Hãy viết các tập hợp E, F. HS: lên bảng </b>


<b>? Nêu nhận xét về các phần tử của tập hợp E với tập </b>


<b>1.Số phần tử của một tập hợp.</b>
Cho các tập hợp:


A =

 

5 <sub>; B = </sub>

x,y



C =

1;2;3;....;100



N =

0; 1;2;3;....




- Tập hợp A có 1 phần tử
- Tập hợp B có 2 phần tử
- Tập hợp C có 100 p/tử
- Tập hơp N có vơ số p/ tử


Chú ý: Tập hợp khơng có phần tử nào
gọi là tập hợp rỗng


<b>Kí hieäu: </b>


2.Tập hợp con
E =

x;y



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hợp F . HS trả lời


<b>GV mọi phần tử của t/h E đều </b> tập hợp F .Ta nói
tập hợp E là con của tập hợp F


<b>? Khi nào tập hợp A là con của tập hợp B</b>
<b>HS trả lời , GV kết luận như SGK</b>


GV: giới thiệu kí hiệu tập hợp con, cách đọc
Củng Cố (bảng phụ)


Cho tập hợp M =

a; b; c



a)Viết cáctập hợp con của tập hợp M mà có 1 phần
tử



b) Dùng kí hiệu  để thể hiện quan hệ giữa các tập
hợp con đó với tập hợp M


2HS lên bảng.
HS1: a)

     

<i>a</i> ; <i>b</i> ; <i>c</i>


HS2: b)

 

<i>a</i> <sub></sub><sub> M ; </sub>

 

<i>b</i> <sub></sub><sub> M ; </sub>

 

<i>c</i> <sub></sub><sub> M</sub>


<b>GV lưu ý HS: phải viết </b>

 

<i>a</i> <sub></sub><sub> M chứ khơng được </sub>


viết a  M
<b>GV củng cố </b> ?3


HS lên bảng : M  A , M B , A B , B A


<b>GV : A </b> B ; B  A thì ta nói A và B là hai tập hợp
bằng nhau.


K/h : A = B


Nhận xét: Mọi phần tử của tập hợp E
đều thuộc tập hợp F.


Tập hợp E là tập hợp con của tập
hợpF.


<b>Kí hiệu: E </b> F hoặc F  E


Đọc là: E là tập hợp con của F hoặc E
chứa trong F



Hoặc F chứa E


Lưu ý: Kí hiệu  ,  diễn tả quan hệ
giữa 1 phần tử với 1 tập hợp , còn 
diễn tả quan hệ giữa 2 tập hợp.
Do đó ta viết a M ,

 

<i>a</i>  M


Chú ý: Nếu A B và
BA thì A=B


<i><b>3.Luyện tập</b></i> :


Bài 18 (sgk/13): Cho A =

 

0 <sub>.Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay khơng?</sub>


Bài tập ( bảng phụ): Cho tập hợp A =

<i>x y m</i>, ,

<sub>.Đúng hay sai trong các cách viết </sub>


sau:


a) m  A ; b) 0  A ; c) x  A; d)

<i>x y</i>,

A ; e)

 

<i>x</i> <i>A</i> ; f) y
A


GVKL: Kí hiệu chỉ mối quan hệ giữa phần tử và tập hợp.
Kí hiệu  chỉ mối quan hệ giữa 2 tập hợp.


<b> 4 . </b><i><b>Hướng dẫn về nhà</b>:</i>


- Biết xác định số phần tử của 1 tập hợp.


- Hiểu k/n tập hợp con, các kí hiệu



- Làm bài tập về nhà : 16, 21, 22, 23, 24, 25


- Tiết sau :Luyện Tập
<b> IV RÚT KINH NGHIỆM:</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>



.c
.d


E
F


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

I . MỤC TIÊU:


- HS được củng cố về tập hợp, cách viết tập hợp, cách tìm số phần tử của một tập hợp.
- Rèn luyện kỹ năng viết tập hợp , viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng


đúng, chính xác các ký hiệu , , .


- Vận dụng kiến thức toán học vào bài toán thực tế.
II . CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi sẵn bài tập.


III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. <i><b>Kiểm tra</b>:</i> (bảng phụ)


Hãy viết tập hợp A =

x N/8 x 20  

bằng cách liệt kê tất cả các phần tử .


Sau đó điền ký hiệu vào ô cho đúng: ( ,, )



9 A;

 

10 <sub> A; </sub>

<sub></sub>

12;13

<sub></sub>

<sub> A; 21 A.</sub>


(1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vơ)û.
<b>GV nhận xét cho điểm. </b>


<b>?. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử? HS trả lời.</b>


<b>? Để tìm số phần tử của tập hợp A, ngồi cách đếm ra còn cách nào khác? HS trả lời. GV kết </b>
luận.


Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có (b – a+1 )(phần tử).
<b>2. </b><i><b>Bài mới</b></i> :


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV : Áp dụng cơng thức tổng qt, hãy tìm số </b>
phần tử của tập hợp B =

10;11;12;....;99



<b>HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.</b>
<b>GV yêu cầu HS đọc bài 22/14(sgk).</b>
<b>? Số chẵn là số tự nhiên như thế nào?</b>
<b>HS ………….. GVKL………...</b>
<b>? Số lẻ là số tự nhiên như thế nào?</b>
<b>HS trả lời. GVKL.</b>


<b>? Hai số chẵn( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém </b>
nhau bao nhiêu đơn vị ?


<b>GV gọi HS lên viết từng câu .</b>


Cả lớp cùng làm vào vở.
<b>GV Nhận xét. Cho điểm.</b>


<b>GV gọi 1 HS đọc bài 24/14(sgk).</b>
<b>GV gọi 1 HS lên viết các tập hợp.</b>
A,B,N*,N. Cả lớp cùng làm.


<b>GV gọi 1 HS khác lên thể hiện mối quan hệ </b>
giữa các tập hợp với N.


<b>? Bài 25 yêu cầu gì ?</b>


Gọi 2 HS lên viết 2 tập hợp.


<b>Bài 21/14(sgk).</b>


B=

10;11;12;....;99

<sub> có 99 - 10+1 = 90 phần tử.</sub>


<b>Baøi 22/14(sgk)</b>
a) C=

0;2;4;6;8



b) L=

11;13;15;17;19



c) A=

18;20;22



d) B=

25;27;29;31



<b>Bài 24/14(sgk).</b>
A=

0;1;2;3;....;10.




B=

0;2;4;6;....



N*=

1;2;3;4;...



N=

0;1;2;3;....



Ta có A  N; B  N; N*  N.
<b>Bài 25/14(sgk</b>


A=

Inđonexi a, Malaysia, Thai lan,VietNam

<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>Trò chơi</b></i>: GV nêu đề bài:


Cho A là tập hợp các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn
10.Viết các tập hợp con của tập hợp A sao cho
mỗi tập hợp con đó có hai phần tử.


GV u cầu HS tồn lớp làm nhanh cùng với
các bạn trên bảng.


<b>Đáp án : </b>








1;3
1;5

1;7
1;9


;





3;5
3;7
3;9


;




5;7


5;9 ;

7;9



<b>3. </b><i><b>Củng cố – Luyện tập</b></i><b> :</b>


1.cho A=

 

0 <sub>. Có thể nói A= </sub> hay không?


(HS trả lời. GV nhắc lại kiến thức tập hợp rỗng).
2. Bài 36/8(99sbt).


Cho tập hợp A=

1;2;3

<sub>.</sub>


Trong các cách viết sau, cách nào đúng, cách nào sai?
1 A,

 

1  A; 3  A;

2;3

 A.

(HS lên bảng trả lời. HS khác nhận xét ).


? Nêu cách tìm số phần tử của tập hợp số tự nhiên liên tiếp?
<b>HS trả lời- GV kết luận.</b>


<b>4</b><i><b>. Hướng dẫn về nhà</b>.</i>


- Ôn lại tất cả các kiến thức ta đã học từ đầu năm.
- Làm các bài tập : 32,33,34,35 (sbt/8).


- Hướng dẫn bài 23/sgk – 14.


- Xem trước bài mới: Phép cộng và phép nhân
IV RÚT KINH NGHIỆM.:


………
………
………
………
………
………


§5

PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN.


I. <b>MỤC TIÊU :</b>


- HS nắm vững các tính chất giao hốn và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên;


tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ; biết phát biểu và viết dạng tổng quát
của các tính chất đó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộngvà phép nhân vào giải tốn.


<b>II . CHUẨN BỊ. </b>
+Phấn màu.


+ Bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên như sgk/15.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<i>1.</i> <i><b>Kiểm tra bài cũ</b>:<b> </b></i>


GV cho HS giải nhanh bài tập.


<b> ?Tính chu vi của 1 sân hình chữ nhật có chiều dài bằng 32m và hiều rộng bằng 25m.</b>
<b>HS: Chu vi của sân hình chữ nhật (32+25)*2=114(m).</b>


<b>GV : Để giải bài toán này, người ta sử dụng những phép toán nào?</b>
<b>HS : Phép cộng và phép nhân.</b>


<b>GV : Trong phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm,</b>
tính nhanh. Đó là nội dung bài học hơm nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

GV : LÊ HẢO

Trang 12



<b>?114 gọi là gì của 57 và 2? </b>
<b>HS trả lời.</b>


GV kết luận:


<b>+Phép cộng của hai số tự nhiên bất kỳ </b>
cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là


tổng.


+ Phép nhân của hai số tự nhiên bất kỳ
cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tích
<b>GV lưu ý HS</b>


Dấu nhân “ x” hoặc “.”


VD: a x b= a.b = ab; 4.x.y = 4xy.
Không nên viết 3.2=32.


Củng cố ?1 ( bảng phụ).
Điền vào chỗ trống:


a 12 21 1


b 5 0 48 15


a + b


a . b 0


? 2 Điền vào chỗ trống:


a)Tích của một số vơí số 0 thì bằng………..
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì
có ít nhất một thừa số bằng ……..


BT 30 Tìm số tự nhiên x,biết
(x-34).15=0.



<b>GV gọi HS lên bảng.GVKT:….</b>
<b>GV treo bảng tính chất phép cộng và </b>
phép nhân.


<b>GV u cầu HS nhìn vào bảng và trả lời:</b>
<b>? Phép cộng số tự nhiên có những tính </b>
chất gì? Phát biểu các tính chất đó bằng
lời.


HS ……… GVKL……….


<b>? Phép nhân số tự nhiên có những tính </b>
chất gì? Phát biểu các tính chất đó.
<b>GV lưu ýHS từ đổi chỗ các số hạng khác </b>
với đổi các số hạng


<b>?Tính chất nào liên quan đến cả2 tính </b>
chất cộng và nhân ? phát biểu tính chất
đó.


<b>HS trả lời.</b>


<b>GV yêu cầu HS làm </b> ?3


<b>GV gọi 3 HS Lần lượt đứng tại chỗ trả </b>
lời,GV ghi bảng và hướng dẫn.


<b>? Phép cộng và phép nhân có tính chất </b>
nào giống nhau?



<b>GV yêu cầu HS làm Bài tập 27</b>


a + b = c
số hạng. số hạng toång


a . b = c


Thừa số Thừa số Tích


Bài 30 Tìm số tự nhiên x,biết
(x-34).15 = 0.
x – 34 = 0
x = 0 + 34
x = 34


2. Tính chất của phép cộng và phép
<b>nhân số tự nhiên(sgk).</b>


?3 Tính nhanh:


a) 46 + 17 + 54 = ( 46 + 54 )+ 17
= 100 + 17 = 117


b) 4 . 37 .25 = (4 . 25) .37
= 100 . 37 = 3700


c) 87 . 36 + 87 . 64 = 87 (36 + 64)
= 87 . 100 = 8700



<b>3.Luyện tập:</b>


Bài 27(sgk/16): Tính nhanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>4. Hướng dẫn về nhà:</b>


+ Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
+ Làm các bài tập 26,28,29,30b(sgk/16,17).


+ Laøm BT : Luyện Tập.
IV. Rút kinh nghiệm:


………


……….

<b>LUYỆN TẬP 1</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>I . MỤC TIÊU.</b>


 Củng cố cho HS các tính chất của phép nhân và phép cộng các số tự nhiên.


+ Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các tính chất vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
+ Biết vận dụng 1 cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
+ Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.


II . CÁC BƯỚC LÊN LỚP.



<i>1.</i> <i><b>Kiểm tra bài cũ </b>:</i>


HS1 Viết dạng tổng quát các tính chất cơ bản của phép cộng.
Tính nhanh. a) 81+243+19


b) 15.6+3.4


<b> HS2. Viết dạng tổng quát các tính chất cơ bản của phép nhân.</b>
Tính nhanh: a) 4.37.25


b) 56.35+56.65
<b> </b><i><b>2Bài mới</b>.</i>


<b>HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ </b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>GV: Hãy sử dụng các tính chất cơ bản </b>


của phép cộng để làm nhanh các bài tốn
sau.


Gọi 2 HS lên bảng làm 31a,31b.


<b>GV hướng dẫn làm câu c:</b>


Ta nhận thấy: 20+30=21+29=22+28…
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời .


<b>GVKL: Thơng thường mỗi bài tốn có rất</b>


<b>Bài 31/17(sgk): Tính nhanh.</b>
a) 135+360+65+40



= (135+65)+(360+40)
= 200 + 400
= 600


b) 463 + 318 + 137 + 22
= (463+137) + (318+22)
= 600 + 340
= 940


c) 20 + 21 +22 +……….+ 29 +30
= (20+30)+(21+29)+(22+28)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nhiều cách giải song các em phải biết
chọn cách ngấn nhất ,hay nhất.


Bài 32/17 :cho HS tự đọc phần hướng
dẫn sgk sau đó GV hướng dẫn lại.


<b>GV gọi 2 HS lên bảng. Gọi HS khác nhận</b>
xét.


<b>GV kiểm tra.</b>


<b>?Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép </b>
nhân vả phép cộng?Các tính chất này có
ứng dụng gì trong tính tốn?


<b>GV:u cầu HS làm Bài 33/17(sgk).</b>
<b>GV gọi HSđọc đề bài.</b>



<b>? Hãy tìm quy luật của dãy số ?</b>
<b>HS:………</b>


<b>GVKL: Mỗi số liền sau bằng tổng 2 số </b>
đứng liền trước nó.


<b>? Hãy viết tiếp 4 số nữa vào dãy số ?</b>
<b>GV gọi 1 HS lên bảng .</b>


<b>GV giới thiệu máy tính bỏ túi, cách sử </b>
dụng máy tính bỏ túi.


<b>GV giới thiệu nhà toán học Đức </b>
<b>Gauxơ(1777-1855).</b>


<b>GV giới thiệu bài tập nâng cao</b>
<b>? Hãy tìm quy luật của dãy số A?</b>
<b>GV gợi ý:?Dãy số có bao nhiêu số:</b>
<b>HS:Từ 26 đến 33 có 33 -26 + 1 = 8( số)</b>
<b>? Như vậy dãy số có 4 cặp,mỗi cặp có </b>
tống bằng bao nhiêu?


<b>HS : 26 +33 = 27 + 32 = …… = 59</b>
<b>?Tính A?</b>


<b>HS: A = 59 . 4 = 236</b>


Tương tự,GV yêu cầu HS nêu cách tính
câu B.



<b>GV chốt lại cách làm.</b>


= 50 + 50+50+50+50+25
= 275.


<b>Baøi 32/17(sgk).</b>


a) 996+45 = 996 + (4+41)= (996+4) +
41=1000+41=1041.


b) 37+198=(35+2)+198= 35 + (2+198)=
35+200=235.


<b>Baøi 33/17(sgk)</b>


1;1;2;3;5;8;13;21;34;55.


<b>Baøi tập nâng cao:Tính nhanh:</b>
A = 26 + 27 +………… + 33


= (33 -26 + 1).(26 33) 236


2  


B = 1 + 3 + 5 + ………….+2007
Vì B có (2007 1) 1 1004


2



  (số)
Nên


B = (2007 1).1004 1008016
2





<i><b>3Hướng dẫn về nhà</b></i>:


- Làm các bài tập : 35,36,37,38,39(sgk/20).
- Tieát sau: Luyện Tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

………
………
………
……….


<b>LUYỆN TẬP 2</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I - MỤC TIÊU :


- HS biết vận dụng các tính chất giao hốn, kết hợp cũa phép cộng, phép nhân, tính chất phân
phối các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập
tính nhẩm, tính nhanh.



- HS biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải tốn.
- Rèn luyện kỹ năng tính tốn chính xác, hợp lý, nhanh.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<i>1 . <b>Kieåm tra</b>.</i>


<b>? Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên.</b>
Aùp dụng tính nhanh: a) 5 . 25 . 216 . 4
b) 32 . 47 + 32 . 53


(GV gọi 1 HS lên bảng.Cả lớp làm vào nháp)
<b>HS khác nhận xét . GV cho điểm .</b>


<i><b>2. Bài mới:</b></i>


<b>PHƯƠNG PHÁP</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV cho HS đọc bài 36/19(sgk)sau đó GV hướng</b>
dẫn và gọi 3 HS lên bảng làm câu a.


<b>GV nhận xét và củng cố lại tính chất kết hợp.</b>
Câu b gọi tiếp 3 HS khác .


Lớp nhận xét. GV nhắc lại tính chất phân phối.


<b>GV: cho cả lớp đọc bài :</b>


<b>Baøi 36/19(sgk).</b>


a) 15.4 = (15.2).2 = 30.2 = 60


25.12 = (25.2).6 = 50.6 = 300.
125.16 = (125.4).4 = 600.4 = 2400.
b) 25.12 = 25(10+2) = 250 + 50 = 300.
34.11 = 34(10+1) = 340 + 34 = 374.
47.101 = 47(100+1) = 4700 + 47 = 4747.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>GV hướng dẫn lại, gọi HS lên bảng.</b>


<b>HS khác nhận xét . GV kiểm tra cho điểm.</b>
<b>? Ở bài tốn này chúng ta đã sử dụng tính chất </b>
gì?


<b>HS:……….</b>


<b>GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm nhanh và đọc kết quả bài </b>
38


<b>GV yêu cầu HS làm bài 39 theo nhóm</b>


Mỗi thành viên trong nhóm dùng máy tính,tính
kết quả của một phép tính sau đó gộp lại cả
nhóm và rút ra nhận xét về kết quả?


<b>GV dành khoảng 3 phút cho HS tính sau đó rút </b>
ra nhận xét.


<b>Bài 40/20(sgk). Cho HS đọc đề cả lớp cùng làm</b>
và so sánh kết quả với nhau.



<b>GV yêu cầu HS làm Bài 55 trang 9 (SBT)</b>
<b>GV treo bảng phụ:yêu cầu HS dùng máy tính </b>
tính nhanh kết quả.Điền vào chỗ trống trong
bảng thanh toán điện thoại tự động năm 1999.


<b> </b> <i>a b c</i>(  )<i>ab ac</i>


16.19 = 16(20-1) = 320 – 16 = 304.
46.99 = 46(100 – 1) = 4600 – 46 = 4554.
35.98 = 35(100 – 2) = 3500 – 70 = 3430.
<b>Baøi 38/20 </b>


<b>Baøi 39/20(sgk). </b>


142857 . 2 = 285714
142857 . 3 = 428571
142857 . 4 = 571428
142857 . 5 = 714285
142857 . 6 = 857142


Nhận xét:Đều được tích là 6 chữ số đã cho
nhưng viết theo thứ tự khác.


<b>Baøi 40/20(sgk) ab</b> là tổng số ngày trong 2 tuần
lễ :14


<b>cd</b> = 2<b>ab</b> = 28
<b>abcd</b> = 1428.


<b>Bài 55 /9(SBT)Điền vào chỗ trống trong bảng </b>


thanh toán điện thoại tự động năm 1999:



Cuộc
gọi
Phút
đầu
tiên
Mỗ
phút(k
ể từ
phút
thứ ba)
Thời
gian
gọi
tổng
cộng
Số
tiền
phải
trả
a)HN_ HP

b)HN-TPHCM
c)HN -HUẾ
1500
đ
4410
đ


2380
đ
1100đ
3250đ
1750đ
6phú
t
4phú
t
5phú
t
…….
……..
……


<i>3 <b>Hướng dẫn về nhà</b>.</i>


+ Baøi 35 (sgk/19)
+ Baøi 9,10 ;59(sbt.)


+ Hướng dẫn bài 59 (sbt)


Hãy phân tích <i>ab</i> = 10a + b và <i>abc</i> = 100a +10b +c rồi tính hoặc đặt phép


tính theo cột dọc.


+ Đọc trước bài : PHÉP TRỪ VAØ PHÉP CHIA.
III RÚT KINH NGHIỆM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

………..


………..
………..
………..


<b> </b>


<b>§ 6</b>

PHÉP TRỪ VAØ PHÉP CH IA



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I . MỤC TIÊU.


- HS biết được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia
là một số tự nhiên.


- HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.


- Rèn luyện cho HS biết vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong


phép trừ, phép chia. Rèn lyện chính xác trong phát biểu và tiùnh toán .
II . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<i>1.</i> <i><b>Kiểm tra</b>.<b> </b></i>


<b>?Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân .</b>
Tính: a) 15 + 38 + 85.


b) 5.15.20.3


<b>? Em đã sử dụng những tính chất nào để tính nhanh?? Hãy phát biểu các tính chất đó?</b>


<b>GV gọi 1 HS lên bảng. HS khác nhận xét. GV cho điểm.</b>


<i>2.</i> <i><b>Bài mới</b></i>.


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV nhắc lại số bị trừ, số trừ, hiệu.</b>
<b>? Tìm số tự nhiên x mà : 2 + x = 5.</b>
<b>HS x = 5 – 2 = 3</b>


<b>? Tìm số tự nhiên x mà 6 + x = 5.</b>
<b>HS ta khơng tìm được số tự nhiên x.</b>


?Với hai số tự nhiên a,b phéptrừ (a-b)thực hiện
dược khi nào?


<b>GV gợi ý và cho HS rút ra nhận xét .</b>
GVKL:………..


<b>GV giới thiệu các cách xác định hiệu bằng tia </b>
số.


Củng cố ?1


GV gọi 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
<b>Gv nhấn mạnh:</b>


a) số bị trừ = số trừ  hiệu bằng 0.
b) Số trừ = 0  số bị trừ bằng hiệu.
c) Số bị trừ  số trừ.



1 <b>Phép trừ 2 số tự </b>
<b>nhiên.</b>


a - b = c
(số bị trừ ) (số trừ ) (Hiệu)


Cho 2 số tự nhiên a,b nếu có số tự
nhiên x sao cho


b + x = a thì phép trừ a – b = x.


?1


Nhận xét:


Số bị trừ = số trừ  hiệu bằng 0.
Số trừ = 0  số bị trừ bằng hiệu.
Số bị trừ  số trừ


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>? tìm số tự nhiên x : 3x = 12</b>
<b>HS: x = 4 vì 3.4 = 12.</b>


<b>? có số tự nhiên x nào để 5x = 12 hay khơng?</b>
<b>HS : khơng tìm được giá trị của x vì khơng có </b>
số tự nhiên nào nhân với 5 mà bằng 12.
<b>GV hướng dẫn cho HS rút ra nhận xét.</b>
<b>GV chốt lại.</b>


Củng cố ? 2 : Điền vào chỗ trống.


<b>GV gọi 3 HS lên bảng.</b>


<b>GV cho HS thực hiện phép chia 12 cho 3 và 14 </b>
cho 3.


<b>? Hai phép chia trên có gì khác nhau?</b>


<b>HS: Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0, phép </b>
chia thứ 2 có số dư khác 0.


<b>GV giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư.</b>
<b>HS đọc phần tổng quát (sgk/22).</b>


<b>? Bốn số: số bị chia, số chia, thương, số dư có </b>
quan hệ gì với nhau?


<b>? Số dư cần có điều kịên gì?</b>
<b>HS Số dư < số chia.</b>


Củng cố ?3 :yêu cầu HS điền nhanh vào
sách(bút chì) rồi trả lời kết quả.


<b>GV yêu cầu HS làm bài 44</b>


<b>? x gọi là số gì? HS : x là số bị chia</b>


<b>? Số bị chia được viế dưới dạng như thế nào?</b>
<b>HS lên bảng</b>


<b>?Ta xem tích chứa x là số chưa biết. Vậy 7x là</b>


số gì? HS: 7x là số bị trừ


<b>?Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?</b>
<b>? Đến đây x đóng vai trị là số gì?</b>
<b>HS: x là thừa số.</b>


<b>? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?</b>


2. Phép chia hết và phép chia có dư.
Cho 2 số tự nhiên a,b(b#0), nếu có số tự
nhiên x sao cho bx = athì ta nói a chia
hết cho b và ta có phép chia hết.


a : b = x
(số bị chia) (soá chia) (thương)


? 2 Điền vào chỗ trống:
a ) 0 :a = 0 (a 0)
b) a : a = 1(a 0)
c) a : 1 = a
Tổng quát:


a = b . q + r ; ( 0  r  b )
Neáu r = 0 thì a = b . q : phép chia hết.
Nếu r # 0 : thì a = b . q + r :phép chia có
dư.






?3 Điền vào ô trống các trường hợp có
thể xảy ra:


Số bị chia 600 1312 15


Số chia 17 32 0 13


Thương 4


Số dư 15


<b>Bài 44: tìm số tự nhiên x biết:</b>
a) x :13 = 41


x = 41.13
x = 533.
b) 7x – 8 = 713
7x = 713 + 8
7x = 721
x = 721:7
x = 103.
3 <i><b>. Hướng dẫn về nhà</b>:</i>


+ Học thuộc phần in đậm (sgk/22).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+Tiết sau :Luyện Tập.
<b>III.</b> <b>RÚT KINH NGHIỆM</b>


………


………..


<b>LUYỆN TAÄP 1</b>

.



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I . MỤC TIÊU.


- HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ thực hiện được.


- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm, hoặc giải một vài bài tốn
thực tế .


- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, trình bày rõ ràng, mạch lạc..
II.CHUẨNBỊ: Bảng phụ


III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1 . <i><b>Kiểm tra</b></i>: (Bảng phụ)


? Điều kiện để thực hiện được phép trừ.
? Tìm số tự nhiên x ,bíêt:


a) 8(x – 3 ) = 0 b) 26 + x = 57
( 1 HS lên bảng).


GV chốt lại :


a – b = c <b> a = b + c vaø b = a - c</b>
<b> a + b = c </b><b> a = c –b vaø b = c -a</b>



<b>2 . </b><i><b>Bài mới.</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV ghi đề BT 47 sgk/24 lên bảng.</b>


<b>GV: ta xem biếu thức trong ngoặc là 1 số </b>
chưa biết và áp dụng quan hệ giữa các số
trong phép “+”,”-“ để tìm số chưa biết.
<b>GV nhận xét và chốt lại dạng tốn đó .</b>
<b>GV: Nếu phép trừ có hiệu bằng 0 ta suy </b>
ra số bị trư bằng số trừ.ø


<b>HS nghiên cứu BT48/24(sgk).</b>


a - b = c a = b + c va b = a - c
a + b = c a = c -b va b = c -a





<b>Bài 47/24(sgk). Tìm số tự nhiên x biết:</b>
a) (x-35)-120 = 0


x-35 = 120
x =120+35
x = 155.
b) 124 + (118-x) = 217


118 – x = 217 – 124
118 – x = 93



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>? tính nhẩm 57+96 bằng cách nào?</b>
<b>HS trả lời . GV ghi bảng.</b>


57 + 96 = (57-4)+(96+4) = 53 + 100 =
153.


<b>Hs Tính nhẩm 35+98 và 46+29.</b>
<b>GV ghi bảng, nhận xét .</b>


<b>GV chốt lại </b>


a+b = (a +c )+ (b-c)
<b>HS nghiên cứu BT 49.</b>


<b>? Tính nhẩm 135-98 bằng cáhc nào?</b>
<b>HS: 135-98 = (135+2) – (98+2) </b>


= 137 – 100 = 37.GV nhaän
xét. Chốt lại.


<b>GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ </b>
túi


Đối với phép trừHS dùng máy tínhđể
kiểm tra kết quả và tính.


<b>GV yêu cầ HS làm Bài 71(SBT/11) (bảng</b>
phụ)



<b>GV u cầu HS đọc kỹ nội dung đề bài </b>
và giái.


= 53 + 100 = 153.
a)35 + 98 = (35 – 2) + (98 + 2)
= 33 + 100 = 133.
b)46 + 29 = (46 + 4) + (29 – 4)
= 50 + 25 = 75.


<i><b>Tính chất</b></i><b> : </b> (a + b) = (a + c) +(b - c).


<b>Bài 49/24(sgk) tính nhẩm.</b>


a)321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325
-100 = 225.


b)1354 – 997 = (1354 + 3) – (997 + 3) =
1357 – 1000 = 357


<i><b>Tính chất</b></i><b> : </b> (a - b) = (a + c) - (b + c)


<b>Bài 71(SBT/11) </b>
Giải:


a ) Nam đi lâu hơn Việt:
3 – 2 = 1 (giờ)
b ) Việt đi lâu hơn Nam:
2 + 1 = 3 (giờ)
3.<i><b>Hướng dẫn về nhà</b></i>



 Nắm chắc kiến thức đã học
+ Xem lại các bài tập đã giải..


+ Làm các bài tập 62,63,64,65,66,67(sbt/11).
+ Tiết sau: Luyện Tập


III. RÚT KINH NGHIỆM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

LUYỆN TAÄP 2.



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>





I . MỤC TIÊU:


- HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.


- Rèn luyện kỹ năng tính tốn cho HS, tính nhẩm.


- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trứ và phép chia để giải một số bài toán
thực tế.


II . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1 . <i><b>Kiểm tra</b>. </i>


? Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b (b#0) là phép chia có dư.
HS: số bị chia = thương x số chia + số dư (0<số dư <số chia).


Tìm x bieát


a) 7x – 8 =713
b) 4x :17 = 0
c) 1428 :x = 14.


GV nhận xét, chốt lại ax = b <b> x = b : a.</b>
<b> x : a = b </b><b> x = ab.</b>


<i><b>2 . Bài mới</b>.</i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>HS nghiên cứu bài 52/25(sgk).</b>
<b>GV hướng dẫn:</b>


a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này và chia
thừa ố kia cho cùng một số thích hợp.


HS đứng tại chỗ trả lời 14.50 = ?.


GVgọi HS lên bảng làm các bài tập còn lại. Cả
lớp làm vào nháp.


<b>HS khác nhận xét . GV chốt laïi:</b>
<b> a . b = ( a : c ) . ( b . c )</b>
<b> a : b = (a . c ) : ( b . c )</b>
<b> (a + b ) : c = a : c + b : c.</b>


<b>HS đọc bài 53/25(sgk),gọi 1 HS đọc lại đề</b>


<b>Baøi 52/25(sgk).</b>



a)14 . 50 = (14 : 2 ) ( 50 . 2 )= 7.100 = 700
16.25 = (16:2)(25. 2) = 8 . 50 = 400
b) 2100:50 = (2100.2):(50.2)
= 4200:100 = 42.
1400:25 = (1400.4):(25.4)
= 5600:100 =56.


c) 132 : 12 = (120+12):12 = 10 +1 =11
96 : 8 = (80 +16 ) : 8 = 10 + 2 = 12.
<b>Nhận xét: a . b = ( a : c ) . ( b . c )</b>
<b> a : b = (a . c ) : ( b . c )</b>
<b> (a + b ) : c = a : c + b : c.</b>
<b>Baøi 53/25(sgk)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>? Hãy tóm tắt bài tóan</b>
<b>GV ghi tóm tắt lên bảng.</b>


<b>GV gợi ý HS nêu cách giải. 1 HS lên bảng giải.</b>
<b>GV nhận xét, chốt lại.</b>


<b>HS đọc bài 54/25(sgk)</b>


<b>GV gọi lần lượt 2 HS đọc đềbài,sau đó u cầu </b>
HS tóm tắt bài tốn.


<b>GV ghi tóm tắt lên bảng và hướng dẫn</b>


<b>? 1khoang có 8 chỗ ngồi </b> 12 khoang có bao
nhiêu chỗ ngồi.



HS :có 12.8 = 96 chỗ.


<b>? Vậy 1 toa có 96 chỗ nghĩa là chở 96 người. Để </b>
chở 1000 người cần ít nhấtbao nhiêu toa?


<b>HS: 1000:96 = 10(toa) dư 40 người.</b>
Vậy cần ít nhất 11 toa


1 HS lên bảng giải. GV nhận xét, chốt lại.
<b>GV:Các em đã biết sử dụng máy tính bỏ túi đối </b>
với phép cộng ,nhân ,trừ.Vậy đối với phép chia có
gì khác khơng?


<b>?Hãy tính kết quả các phép chia sau bằng máy </b>
tính: 1683 : 11 ; 1530:34 :3348 :12


<b>? Nhắc lại công thức tính vận tốc và cơng thức tính</b>
diện tích HCN ?


<b>HS: V = S : t </b>


S = dài.rộng  dài = s: rộng


1 HS lên bảng dùng máy tính bỏ túi để tính bài tập
55.


<b>? Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa phép </b>
trừ và phép cộng ;giữa phép chia với phép nhân.
<b>HS: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng; </b>


Phép chia là phép toán ngược của phép nhân.
<b>?Với a , b </b>N; b 0 thì (a – b ) có ln

N?
<b>HS:Khơng. ( a – b ) </b>N nếu a <sub></sub> b


<b>?Với a , b </b>N; b 0 thì (a : b ) có ln

N?
<b>HS:Khơng. ( a : b ) </b><sub>N nếu a </sub><sub></sub><sub> b</sub>


a) Số vở loại 1 bạn tâm mua nhiều nhất là
21000:200 = 10(cuốn) dư 100đ


b) Số vở loại 2 bạn tâm mua nhiều nhất là:
2100:100 = 14(cuốn).


<b>Baøi 54/25(sgk)</b>


Số người ở mỗi toa là 12x8=96 (người)
Số toa chở 1000 người là :


1000:96 =10 toa dư 40 người


Vậy cần ít nhất 11 toa để có thể chở hết 1000
người


<b>Bài 55/25(sgk).</b>


Vận tốc của ôtô là :
V = 288


6
<i>S</i>



<i>t</i>  = 48 ( km/h)


Chiều dài miếng đất hình chữ nhật là:
1530:34 = 45 (m)


4 . <i><b>Hướng dẫn về nhà</b>:</i>


+ Ôn lại các kiến thức đã học.
+ Xem lại các BT đã giải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Xem trước bài mới: Luỹ Thữa Với Số Mũ Tự Nhiên Và Nhân Hai Luỹ Thừa Cùng Cơ
Số.


III RÚT KINH NGHIỆM.


………
…….


………
…….


BAØI 7

<b>LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN</b>


<b> NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ.</b>


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I . MỤC TIÊU.


- HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biết được cơ số và số mũ, nắm được công thức
nhân hai luỹ thừa cùng cơ số



- HS biết viết gọn một tích nhiều luỹ thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính
giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.


- HS thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng luỹ thừa.


II. CHUẨN BỊ: Máy chiếu ,phiếu học tập
IIi . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<b>1</b><i><b>.Kieåm tra:</b></i>


GV hỏi nhanh để đặt vấn đề vào bài mới
<b>? Hãy viết các tổng sau thành tích</b>


5 + 5 + 5 + 5 HS: = 4.5
a + a + a + a HS: = 4.a
<b>GV vaäy a.a.a.a = ?</b>


<b>2.</b><i><b>Bài mới:</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VAØ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV :Giới thiệu 2.2.2 = 2</b>3<sub> ; a.a.a.a = a</sub>4
Ta gọi 23<sub>,a</sub>4<sub> là 1 luỹ thừa</sub>


GV :hướng dẫn HS cách đọc : a4<sub> Đọc là a mũ 4 hoặc a</sub>
luỹ thừa 4 hoặc luỹ thừa bậc 4 của a.


<b>?Tương tự hãy đọc b</b>4<sub> ; a</sub>4<sub> ; a</sub>n?
<b>HS:……….</b>



<b>? Cách viết luỹ thừa bậc n của a ?</b>
<b>? Nêu định nghĩa a</b>n<sub> ?</sub>


<b>HS:……….GVKL:………</b>
<b>GV giới thiệu về số mũ, cơ số.</b>


<b>GV: Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép </b>


<b>1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên</b>
an<sub> = a . a . . . a ( n # 0 )</sub>


a : gọi là cơ số
n : số mũ.
<b>Chú ý(sgk):</b>
Quy ước : a1<sub> = a</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

nâng luỹ thừa.


Củng cố ?1 (máy chiếu).


<i> </i>Điền số vào ơ trống cho đúng


Luỹ thừa Cơ số Số mũ Giá trị của luỹ thừa
72


23


3 4



<b>GV hướng dẫn và gọi HSđứng tại chỗ trả lời .</b>
<b>GV nhấn mạnh: Trong một luỹ thừa với số mũ tự </b>
nhiên (số mũ #0) cơ số cho biết gía trị của mỗi thừa
số bằng nhau, số mũ cho biết số lượng các thừa số
bằng nhau.


<b>GV:Lưu ý HS tránh nhầm lẫn</b>


VD: 2 3<sub></sub><sub>2.3 mà là 2</sub>3<sub> = 2 .2.2 = 8</sub>
Củng cố: làm BT 56a,56c(sgk/27).
Lần lượt 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng.
Bài 57:


<b>GV gọi từng HS đọc kết quả </b>
<b>GV giới thiệu phần chú ý(sgk/27).</b>
<b>HS đọc chú ý SGK</b>


<b>GV :Hãy viết tích của 2 luỹ thừa thành 1 luỹ thừa.</b>
<b>GV (HD) áp dụng định nghĩa luỹ thừa để làm. </b>
<b>HS đứng tại chỗ trả lời.</b>


<b>?Hãy nhận xét số mũ của kết quả với số mũ của các </b>
luỹ thừa? HS: ……….


<b>?Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế </b>
nào?


<b>GV kết luận và nhấn mạnh : </b><i><b>Giữ nguyên cơ số.</b></i>
<i><b> Cộng các số mũ.</b></i>



<b>HS nhắc lại chú ý</b>


<b>? Nếu có a</b>m<sub>.a</sub>n <sub> thì kết quả như thế nào?</sub>
Củng cố ?2 :


GV gọi 2 HS lên bảng.


Bài 56/27(sgk)


Viết gọn tích sau bằng cách dùng luỹ
thừa:


a) 5 .5 .5 .5 .5 .5 = 56


b) 6 . 6 .6 .3 .2 = 6 .6 . 6 .6 = 64
Bài 57/27(sgk)T1nh giá trị các luỹ thừa
sau:


22<sub>= 2.2 = 4 3</sub>2<sub>= 3.3 = 9</sub>
23<sub>=2.2.2 =8 3</sub>3<sub>= 3 .3.3 = 27</sub>
24<sub> = 2 .2 .2 .2 = 16</sub>


2. <b>Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số .</b>
VD : Viết tích của 2 luỹ thừa sau thành 1
luỹ thừa:


23<sub> . 2</sub>2<sub> = (2.2.2).(2.2) = 2</sub>5<sub> = 2</sub>(3+2)
42<sub> . 4 = 4.4.4 = 4</sub>3<sub> = 4</sub>(2+12)


a4<sub> . a</sub>3<sub> = (a.a.a.a)(a.a.a) = a</sub>7<sub> = a</sub>(4+3)


<b>Tổng quát: </b>


<i>m</i>. <i>n</i> <i>m n</i>
<i>a a</i> <i>a</i> 



<i>Chuù y</i>ù( SGK/27)


?2 Viết tích của hai luỹ thừa sau thành
một luỹ thừa:


a) x5<sub> .x</sub>4<sub> = x</sub>5+4<sub> =x</sub>9
b) a4<sub>.a = a</sub>4+1<sub>=a</sub>5
4<i>. <b>Hướng dẫn về nhà</b></i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Không được tính giá trị luỹ thừa bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ.
- BT về nhà 56,57,58,59,60(sgk/28).


- <b>GVHD BAØI 58;59(SGK/28)</b>


- Xem trước BT phần: Luyện Tập.
IV RÚT KINH NGHIỆM .


………
………….


………


<b> </b>

<i> </i>

<i><b>LUYỆN TẬP</b></i>

<b>.</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I. <b>MỤC TIÊU : Giuùp HS:</b>


 Phân biết được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số .
 Biết viết gọn 1 tích các thừa số bằng nhau thành 1 luỹ thừa.


 Rèn luyện các kỹ năng thực hiện các phép tính về luỹ thừa 1 cách thành thạo.
II. <b>CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .</b>


<i><b>1.Kieåm tra</b>. (bảng phụ)</i>


Bài 1: Hãy chọn kết quả đúng trong các câu sau:


1) b . b .b .b baèng a) b4 <sub>b) b .4</sub> <sub>c) 4</sub>b


2) Số có cơ số bằng 3 và số mũ bằng 4 là :a) 34 <sub>b) 4</sub>3 <sub>c)3.4</sub>
3) 57<sub>. 5</sub>2<sub> bằng:</sub> <sub>a)5</sub>9 <sub>b) 5</sub>14 <sub>c)25</sub>14


Bài 2 : Tính: a) 24 <sub>b) 6</sub>5<sub>.6</sub>


<i><b>2.Bài mới</b>.</i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>? Nêu định nghĩa luỹ thừa của một số?</b>
<b>HS:………..GVchốt lại:</b>


<b>GV yêu cầu HS làm baiø tập 61</b>
<b>HS đọc đề toán sgk.</b>



<b>GV: Trong các số đã cho ta xem số nào viết </b>
được dưới dạng luỹ thừa của 1 số tự nhiên.
<b>HS làm dưới lớp.</b>


1 HS lên bảng làm và nêu cách giải.
<b>GV nhận xét và chốt lại.</b>


<b>GV ghi đề bài 62(sgk/28).</b>
HS1 lên bảng tính câu a.


<b>? Em có nhận xét gì về số mũ của luỹ thừa với </b>
chữ số 0 sau chữ số 1 ở giá trị của luỹ thừa?
<b>HS:……….</b>


<b>Baøi 61(sgk/28).</b>


8 = 23<sub> ; 16 = 2</sub>4<sub> = 4</sub>2
27 = 33 <sub> ; 64 = 8</sub>2<sub> = 2</sub>6<sub> = 4</sub>3
81 = 92<sub> = 3</sub>4 <sub>; 100 = 10</sub>2<sub>.</sub>


<b>Baøi 62(sgk/28).</b>


a) 102<sub> = 100 ; 10</sub>3<sub> = 1000 ; 10</sub>4<sub> = 10000</sub>
105<sub> = 100000 ; 10</sub>6<sub> = 1000000.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>GV nhận xét và chốt lại cách nhẩm.</b>
<b>HS giải câu b.</b>


<b>GV nhận xét và chốt lại cách nhẩm</b>


VD: 10000 có 4 số 0 ta viết 104.


<b>Bài tập 63(bảng phụ).</b>


<b>GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích tại </b>
sao đúng ,tại sao sai? HS:………..


<b>GVKL: Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta </b>
giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ (Lưu ý
cộng các số mũ - không phải nhân).


<b>GV yêu cầ HS làm Bài 64(sgk) </b>
(GVghi lại câu a,d lên bảng).


<b>? Có nhận xét gì về phép tính đã cho?</b>
<b>HS: Tích 3 luỹ thừa cùng cơ số.</b>
<b>? Cách tính như thế nào ?</b>


<b>HS: Giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.</b>
<b>HS lên bảng làm.</b>


<b>GVnhận xét và chốt lại: </b>
a<b>m<sub> . a</sub>n<sub> .</sub><sub>a</sub>p<sub> = a</sub>m+n+p</b>


Bài tập 65(sgk/29) câu a,b.
<b>HS tính và so sánh.</b>


<b>GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm , sau đó</b>
đại diện 2 nhóm lên trình bày bài giải của
nhóm.



<b>GV nhận xét và sửa sai.</b>
Gvlưu ý với HS : <i><sub>a</sub>n</i> <i><sub>n</sub>a</i>




1 tæ = 1000000000 = 109
100 . . . 0 = 1012


<b>Bài 63(sgk/28):Đánh dấ “x” vào ô thích hợp</b>
Câu Đúng Sai


a) 23<sub>.2</sub>2<sub> = 2</sub>6
b) 23<sub>.2</sub>2<sub> = 2</sub>5
c) 54<sub>. 5 = 5</sub>4


<b>Baøi 64(sgk/29).</b>


a) 23 <sub>. 2</sub>2<sub> . 2</sub>4<sub> = 2</sub>3+2+4 <sub>= 2</sub>9
d) a3 <sub>. a</sub>2 <sub>. a</sub>5<sub> = a</sub>3+2+5<sub> = a</sub>10


<b> </b>


<b>Baøi 65(sgk/29).</b>
a) ta coù 23<sub> = 8</sub>
32<sub> = 9 </sub>


 23 < 32.
b) 24<sub> = 16</sub>



42<sub> = 16 </sub>


 24 = 42
Lưu ý: <i><sub>a</sub>n</i> <i><sub>n</sub>a</i>




<b>3 . </b><i><b>Củng cố :</b></i>


<b>? Định nghĩa luỹ thừa, nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số </b>
an<sub> = a . a . a . a ( n thừa số a).</sub>
am <sub>. a</sub>n<sub> = a</sub>m+n


<b>4</b><i><b>. Hướng dẫn về nhà</b></i><b> :</b>


- Xem lại các BT đã giải.


- Làm các BT : 64 (b,c) ; 65 (c,d) ; 66 (sgk/29)
- Hướng dẫn Bài 66/29(SGK)


- Xem trước bài mới : CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ.
III.RÚT KINH NGHIỆM.


………
………


12 chữ số 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

………
………



. §8

<b>CHIA HAI LUỸ HỪA CÙNG CƠ SỐ</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I .MỤC TIÊU : Giúp HS :


- Nắm được cơng thức chia 2 luỹ thừa cùng cơ số, qui ước a0<sub> = 1.</sub>


- Biết chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.


- Rèn luyện tính chính xác khi vận dụng các qui tắc nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<i>1. <b>Kiểm tra</b> .</i> Bài tập trắc nghiệm(bảng phụ).
Phát biểu qui tắc nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.


Bài 1:Hãy chọn đáp án đúng trong cá câu sau:


1) 53<sub>.5</sub>4<sub> baèng </sub> <sub>a) 5</sub>7<sub> b) 25</sub>12 <sub>c)5</sub>12
b) 52<sub> baèng </sub> <sub>a) 25 b)10</sub> <sub>c)7 </sub>
Baøi 2: Tính


a) a2<sub> . a</sub>8<sub> </sub>


b) 35<sub>.3</sub>3 <sub> ; c) a</sub>4<sub> . a</sub>5<sub> </sub>
1 HS lên bảng.


<b>GV nhận xét .Cho điểm.</b>
<b> </b> <i><b> 2. Bài mới .</b></i>



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>Nội dung</b>


<b>GV u cầu HS đọc và làm </b> ?1


<b>GV gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích.</b>
<b>? So sánh số mũ của số bị chia ,số mũ của số </b>
chia với thương? HS:………


<b>GVKL: Số mũ của thương bằng hiệu số mũ của </b>
số bị chia và số chia.


<b>?Để thực hiện phép chia a</b>9<sub> : a</sub>5<sub> và a</sub>9<sub> : a</sub>4<sub> ta có </sub>
cần điều kiện gì khơng?Vì sao?


<b>HS: a </b>0 vì số chia không thể bằng 0
<b>? Tổng quát: a</b>m<sub>:a</sub>n<sub> = ? HS ……</sub>


<b>? Hãy phát biểu công thức bằng lời? </b>chú ý
<b>GV yêu cầ HS đọc chú ý SGK trang 29.</b>
<b>? So sánh quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số </b>
với quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số?


<b>1. Ví dụ:</b>


?1 53.54 = 57 57:53 = 54
57<sub>:5</sub>4<sub> = 5</sub>3
<b> a</b>9<sub> : a</sub>4<sub> = a</sub>5
<b> 2. Tổng quát .</b>



m n m-n


a : a = a (a 0 ;m n). 


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>GV(lưu ý) Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta </b>
giữ nguyên cơ số và trừ (chứ không phải chia)số


<b>? 5</b>4<sub>:5</sub>4<sub> = ? HS 5</sub>4<sub>:5</sub>4<sub> = 5</sub>0<sub> = 1.</sub>


<b>?Em hãy giải thích tại sao thương lại bằng 1?</b>
<b>GV giới thiệu quy ước.</b>


Điều kiện cơ số a và mũ m, n như thế nào?
<b>H S :……….GV KL:………..</b>


<b>HS: Phát biểu bằng lời.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm </b> ? 2 .


<b>GV củng cố. HS làm BT 67(sgk/30).</b>
<b>? Hãy viết 2475 dưới dạng tổng .</b>


<b>HS: 2475 = 2.1000 + 4.100 + 7.10 +5.1 = </b>
= 2.103<sub> + 4.10</sub>2<sub> + 7.10</sub>1<sub> + 5.10</sub>0<sub>.</sub>
<b>GV lưu ý: 2.10</b>3<sub> = 10</sub>3<sub> + 10</sub>3<sub>.</sub>


<b>GV mọi số tự nhiên đều được viết dưới dạng </b>
tổng các luỹ thừa của 10.


<b>GV: củng cố. HS làm</b>?3 .



<b>HS: lên bảng làm và nêu cách làm.</b>
<b>GV nhận xét và chốt lại.</b>


<b>GV giới thiệu bài 68 bằng bảng phụ.</b>
Nhóm 1 : Tính cách 1


Nhóm 2: Tính cách 2


Đại diện 2 nhóm trình bày bài làm của nhóm.
2nhóm kiểm tra chéo kết quả.


<b>GV:Cả hai nhóm đều cho chúnh ta một kết </b>
quả,theo em cách nào làm nhanh hơn?
<b>HS:………..GVKL:………</b>


<b>GV giới thiệu bài 69 bằng bảng phụ</b>


<b>GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời .Giải thích?</b>


? 2 Viết thương của hai luỹ thừa sau dưới dạng
một luỹ thừa:


a)712<sub> :7</sub>4<sub> = 7</sub>12-4<sub> = 7</sub>8
b) x6<sub>:x</sub>3<sub> = x</sub>6 – 3 <sub>= x</sub>3<sub>(x</sub><sub></sub><sub>0)</sub>
c) a4<sub>: a</sub>4<sub> = a</sub>4 – 4 <sub>= a</sub>0<sub> = 1(a</sub><sub></sub><sub>0)</sub>


3. Chú ý(sgk).


 2475 = 2.1000 + 4.100 + 7.10 +5.1 =


= 2.103<sub> + 4.10</sub>2<sub> + 7.10</sub>1<sub> + 5.10</sub>0


<i><b> Nhận xét</b></i>: Mọi số tự nhiên đều viết được
dưới dạng các luỹ thừa của 10


?3 Viết các số 538 ; <b>abcd</b> dưới dạng tổng
các luỹ thừa của 10


538 = 5.100 + 3.10 +8
= 5.102<sub> + 3.10</sub>1<sub> + 8.10</sub>0
<b>abcd</b> = a.103 + b.102 + c.101 + d.100
<b>4.Luyện tập:</b>


Bài 68(sgk/30)Tính bằng 2 cách:


+Cách 1: Tính số bị chia ,tính số chia rồi tính
thương


+ Cách 2: Chia hai luỹ thừa cùng cơ số rồi tính
kết quả


a) 2 10<sub> : 2</sub>8
b) 46<sub>:4</sub>3


Bài 69 (sgk /30) Điền chữ (Đ)đúng hoặc chữ (S)
sai vào ô vuông.


<i><b>4. Hướng dẫn về nhà</b>.</i>


+ Nắm chắc các kiến thức về luỹ thừa.



+ Học thuộc dạng tổng quát phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số
+ BTVN: 70,71,72(sgk/30,31).


+ Hướng dẫn Bài 72(sgk/31)


+ Xem trước bài mới: THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH .
III RÚT KINH NGHIỆM.


………
…….


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

…….


………
…….


………
…….………


<b>§9 </b>

<b>THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP </b>



<b>TÍNH.</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I. <b>MUÏC TIEÂU .</b>


- HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện phép tính.



- HS biết vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.


- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính tốn.
II. <b> CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :</b>


<b>1. </b><i><b>Kiểm tra</b>:( </i>kết hợp với bài mới)


<i><b>2. Bài mới :</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>?Viết số 987 ; 2564 dưới dạng tổng các luỹ thừa </b>


cuûa 10?


<b>HS đứng tại chỗ trả lời.GV ghi bảng.</b>
<b>GV: Các dãy tính bạn vừa làm là các biểu </b>
thức.Em hãy lấy thêm một vài ví dụ về biểu
thức?


<b>HS:………..</b>


<b>GV giới thiệu 1 số cũng được coi là 1 biểu thức. </b>
<b>VD: số 5 là 1 biểu thức.</b>


Giới thiệu trong biểu thức có thể có dấu ngoặc
để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính, chẳng
hạn :


60 – (13 -2.4).



<b>? Ở tiểu học ta đã biết thực hiện. Bạn nào hãy </b>
nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.


<b>HS …..</b>


<b>GV: thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức </b>


<b>1.</b> <b>Nhắc lại về biểu thức. (sgk/31)</b>
<b>Chú ý (sgk/31):</b>


<b>2.</b> <b>Thứ tự thực hiện các phép tính trong </b>
<b>biểu thức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

cũng vậy.


Ta xét từng trường hợp:


a) Đối với biểu thức khơng có dấu ngoặc.
<b>GV chốt lại: tính từ trái sang phải.</b>


<b>? Thực hiện phép tính a,b.</b>


<b>? Thực hiện phép tính: 4.3</b>2<sub> - 5.6 ntn?</sub>
<b>HS thực hiện và nêu qui ước.</b>


<b>GV chốt lại(tính luỹ thừa, nhân, chia, cộng , trừ).</b>
<b>? Nhìn vào sgk định nghĩa biểu thức có dấu </b>
ngoặc.


<b>HS trả lời. GV nhắc lại </b>



Gọi 2 HS lên bảng làm VD a,b.
Củng cố


?1 2 HS lên bảngđại diện 2 dãy lên bảng.


<b>GV:Ta xem biểu thức trong ngoặc chứa x là </b>
một số chưa biết.Ở biểu thức a) biểu thức trong
ngoặc đóng vai trị là số gì?


<b>HS:6x-39 là số bị chia.</b>


<b>?:Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế </b>
nào?


2 HS đại diện hai dãy lên bảng.


Theo em Bạn Lan làm đúng hay sai?Vì sao ?
Phải làm thế nào ?


GV:Nhắc lại để HS không mắc sai lầm do thực
hiện các phép tính sai quy ước.


VD: a) 48 – 32 + 8 = 16 + 8 = 24.
b) 60:2.5 = 30.5 = 150.
b<i>) Đối với biểu thức có dấu ngoặc</i> .

 

 

 



100:

2[52 - (35 - 8)]




=100:50 = 2.
80 – [130 – (12 – 4 )2 <sub>]</sub>
= 80 – 66 = 14


?1Tính:a) 62:4.3 + 2.52 = 36 : 4 + 2 . 25


= 9 + 50 = 59
b)2 (5 . 42<sub> -18) = 2 (5 .16 – 18)</sub>
= 2 .( 80 – 18 )
= 2 .62 = 124


? 2 Tìm số tự nhiên x ,biết :


a) (6x-39):3=201 ; b)23+3x=56<sub>:5</sub>3
6x-39 =201.3 23+3x=53<sub>=125</sub>
6x-39 =603 3x=125-23
6x = 603+39 3x=102
6x =642 x=102:3
x =642:6 x=34
x =107


Bài tập:Bạn Lan đã thực hiện phép tính như sau:
a)2.52 <sub>=10</sub>2<sub>=100</sub>


b)62<sub>:4.3 = 6</sub>2 <sub>:12=3.</sub>


<b> 3</b><i><b>. Củng cố </b>. </i>


Hãy chỉ ra câu đúng, sai? Tại sao?
a) 2.52<sub> = 10</sub>2<sub> = 100.</sub>



b) 62<sub>:4.3 = 6</sub>2<sub>:12 =3.</sub>


(HS trả lời GV nhắc lại để HS không mắc sai lầm do thực hiện các phép tính sai qui ước.)
BT 75(sgk/32).(bảng phụ):


<i><b>4. Hướng dẫn về nhà</b>:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

III.RÚT KINH NGHIỆM.


………
………


………
……….




<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



I . MỤC TIÊU :


- HS nắm chắc thứ tự thực hiện phép tính.


- Biết vận dụng thứ tự thực hiện phép tính để tính giá trị của biểu thức.


- HS được củng cố về dạng toán kuỹ thừa.



- HS sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
II . CHUẨN BỊ :


Máy tính bỏ túi, bảng phu ,phiếu học tậpï.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.


<i><b>1. Kieåm tra</b>.</i>


<b>HS1: Thực hiện phép tính:</b>
a) 5.42<sub> - 18 :3</sub>2
b) 32<sub>.18 – 3</sub>2<sub>.12</sub>


<b>HS2: tìm số tự nhiên x biết :12x – 33 = 3</b>2<sub>.3</sub>3
<b>2. Bài mới</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP</b> <b>NỘI DUNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>GV ghi BT 77 lên bảng</b>


<b>? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu </b>
thức khơng có dấu ngoặc?


Cả lớp làm vào nháp, HS lên bảng làm và nêu
cách làm.


<b>GV nhận xét và sửa sai.</b>


<b>GVchốt lại thứ tự thực hiện phép tính .</b>


<b>? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu </b>


thức có dấu ngoặc?


<b>GV yêu cầu 1 HS lên bảng.</b>
<b>GV nêu bài tập tìm x.</b>
<b>HS nêu cách giải và giải.</b>


<b>GV nhận xét và chốt lại cách giải .</b>
<b>GV treo bảng phụ BT 80(sgk/33).</b>


<b>GV gọi HS lên bảng giải, HS khác nhận xét, </b>
<b>GV kiểm tra và chốt lại : a</b>n<sub> = ….</sub>


<b>GV yêu cầu HS làm bài 80</b>


<b>GV viết sẵn bài 80 vào giấy trong cho các</b>
nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện .Thi đua
giữa các nhóm về thời gian và số câu đúng.
<b>GV treo bảng phụ hình MT(sgk/33). GV hướng </b>
dẫn HS sử dụng các nút M+<sub>,M </sub>-<sub>, ….</sub>


<b>GV goïi HS lên trình bày các thao tác phép tính </b>
trong baøi 81.


<b>HS đọc đề bài 82(sgk/33).</b>


<b>HS đọc kỹ đề bài,có thể tính giá trị của biểu </b>
thức bằng nhiều cách kể cả máy tính bỏ túi.
<b>1 HS lên bảng tính và trả lời.</b>


<b>? Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính đối với </b>


biểu thức có dấu ngoặc và khơng có dấu ?
GV lưu ý HS tránh các sai lầm như 3+5.2=8.2
=16


<b>Bài 77. thực hiện phép tính.</b>
a) 27.75 + 25.27 – 150
= 27(75 + 25) – 150
=27.100 – 150
=2700 – 150
= 2550


b)12:{390:[500 – (125 + 35.7)]}
= 12:{390:[500 – 370]}
= 12:{390:130}


= 12:3 = 4


<b>Bài tập . Tìm số tự nhiên x biết </b>
a) 2x – 138 = 23<sub>.3</sub>2<sub>.</sub>


b) 231 – (x – 6) = 1339:13


<b>Baøi 80(sgk/33).</b>


<b>Baøi 81(sgk/33). Tính:</b>
a) (274 + 318).6
b) 34.29 + 14.35
c) 49.62 – 32.51
<b>Bài 82(sgk/33)</b>



34<sub> – 3</sub>3<sub> = 81 – 27 = 54</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>



<i><b>4 . Hướng dẫnvề nhà</b>. </i>


- Nắm chắc kiến thức đã học.


- Xem lại các Bt đã giải.


- Laøm BT 78,79 (sgk/33).


- Laøm các BT trong SBT/15.


- Tiết sau :Luyện Tập.
<b>IV RÚT KINH NGHIỆM :</b>


………
…….


………
…….


………
…….


………
…….


………


…….


<b>ÔN </b>



<b>TẬP</b>

.



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>I.</b> <b>MUÏC TIÊU :</b>


- HS được ơn các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra.


- HS được làm quen với các loại toán trắc nghiệm.


- Giúp HS nắm vững kiến thức đã học.
<b>II.</b> <b>CHUẨN BỊ : Phấn màu, bảng phụ.</b>
<b>III.</b> <b>CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :</b>


<i> 1. <b>Kiểm tra</b>: </i>


(Kết hợp với ơn tập)
2. <i><b>Bài mới</b>.</i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>GV giới thiệu BT1 bảng phụ).</b>


<b>GV hướng dẫn cách làm BT trắc nghiệm.</b>
<b>? Nêu cách viết tập hợp ?HS:………</b>



<b>GV nhận xét và chốt lại kiến thức về cách viết tập </b>


<b>Bài 1. hãy chọn câu đúng.</b>


Tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3
và không vượt quá 7 là:


a) A =

3;4;5;6

<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

hợp theo cách liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng.
<b> ? Em hiểu cụmtừ khơng vượt q 7 như thế nào?</b>
<b>HS:………..GVKL:………</b>


<b>GV yêu cầ HS làm bài 1</b>
Bài tập 2(bảng phụ).


<b>GV nhận xét và chốt lại cách ký hiệu của tập hợp.</b>
<b>? Khi nào sử dụng kí hiệu </b>, ,?


<b>HS:………</b>


<b>GV: Kí hiệu </b>,  chỉ quan hệ giữa phần tử với tập
hợp. Kí hiệu  chỉ quan hệ giữa hai tập hợp.
<b>?Hãy chọn các cách viết đúng trong bài 2 ? Giải </b>
thích?


<b>HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích.</b>
<b>GV nhận xét và chốt lại kiến thức.</b>


<b>?Muốn tìm số phần tử của các tập hợp bên ta làm thế </b>


nào?


<b>HS trả lời. GV nhận xét và kết luận quy tắc tìm số </b>
phần tử của các số tự nhiên liên tiếp ,các số lẻ liên
tiếp ,các số chẵn liên tiếp .


<b>GV gọi 3 HS lên bảng.Cả lớp làm vào vở.</b>


<b>? Nhắc lại qui tắc nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.</b>
Aùp dụng làm BT 4.


<b>HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng và </b>
phép nhân. 2 HS lên bảng.


<b>GV gọi 2 HS lên bảng nhận xét và nhắc lại cách làm </b>
BT tìm x.


<b>GV u cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính</b>
<b>GVKL:………</b>


b) A =

3;4;5;6;7

<sub>.</sub>


c) A =

x N / 3<x<7

.


d) A =

x N/ 3 x 7  

.


<b>Bài 2. Cho B = </b>

10;11;12;13

<sub>, hãy chọn </sub>


câu đúng:
a) 14B


b) 12B,
c) 13B,


d)

9;10;11

<sub></sub><sub> B</sub>


e)

10;11;12

<sub></sub><sub> B</sub>


f)

10;11;12

<sub></sub><sub> B</sub>


<b>Bài 3: Tính số phần tử cuả tập hợp sau:</b>
a )A =

12;13;14;15;....;78;79

<sub>.</sub>


Tập hợp A có (79 – 12 +1) = 68 (phần
tử).


b)<i>B</i>

10;12;14;...;98



Tập hợp B có (98 – 10 ) : 2 + 1 = 45
(phần tử)


c)<i>C</i>

35;37;39;...;105



Tập hợp C có (105 – 35 ) : 2 + 1 = 36
(phần tử)


<b>Bài 4. Chọn câu đúng.</b>
1. 38<sub>:3</sub>2<sub> bằng :</sub>


a) 14<sub> ; b) 3</sub>6<sub> ; c) 3</sub>4
2. 45<sub>:4 baèng </sub>



a)45<sub> ; b) 1</sub>5<sub> ; c) 4</sub>1
3. 52<sub>.5 baèng: </sub>


a) 53<sub> ; b)5</sub>2<sub> ; c)1</sub>2
<b>Bài 5. trình bày cách tính nhanh.</b>
a) 18 + 64 + 82 + 36


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Bài 7: Thực hiện phép tính.</b>
a) 20 – [30 – (5 – 1)2<sub>]</sub>
b) 3.42<sub> – 16:2</sub>3


<i><b>3.Củng cố</b> : </i>


- Cách viết tập hợp( 2 cách).


<b>-</b> Các kí hiệu về tập hợp: ,,.


<b>-</b> Cách tìm số phần tử của tập hợp đối với tập hợp các số tự nhiên liên tiếp.


<b>-</b> Định nghĩa luỹ thừa ,quy tắc nhân chia các luỹ thừa cùng cơ số.


<b>-</b> Thứ tự thực hiện các phép tính.
4. <i><b>Hướng dẫn về nhà</b>.</i>


- Nắm chắc các kiến thức cơ bản.
- Xem lại các BT đã giải.


- Chuẩn bị tiết sau KIỂM TRA MỘT TIẾT.



IV RÚT KINH NGHIỆM.


………
….


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36></div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37></div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b> </b>


<b>ÔN TẬP(tt).</b>



I. Mơc tiªu :


- HƯ thèng lại cho HS các khái niệm về tập hợp, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy
thừa.


- Vn dụng linh hoạt các tính chất, cơng thức để làm đúng các bài tập về tính giá trị biểu thức.
- Rèn kĩ năng tính tốn.


- Rìn tÝnh cÈn thËn, chÝnh xác trong tính toán.
- Có ý thức ôn luyện thờng xuyên


II. Phơng pháp dạy học :


Phng phỏp t v gii quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị ca GV v HS :


GV: Bảng phụ, MTBT.


HS: Ôn tập các kiến thức cũ, MTBT.
IV. Tiến trình bài học:



* Hot ng 1: Kim tra bi c


HS1: Phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
HS2: Lũy thừa mũ n của a là gì? Viết công thức nhân, chia hai lịy thõa cïng c¬ sè.


* Hoạt động 2: Luyện tập


Hoạt động của GV - HS

Nội dung ghi bảng



- GV đa nội dung bài tập lên bảng phụ.


- Muốn tính số phần tử của các tập hợp trên ta làm
thế nào?


- Yêu cầu làm việc cá nhân


- Yêu cầu 3 HS lên trình bày lời giải .
- Nhận xét


- GV đa nội dung bài tập lên bảng.
- Yêu cầu làm việc cá nhân.


- GV đa nội dung bài tập lên.


- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính.
- Làm cá nhân ra nháp


Bài tập 1: <i>Tính số phần tử của các tập </i>
<i>hợp:</i>









) 40; 41; 42;...;100
) 10;12;14;...;98
) 35;37;39;...;105
<i>a A</i>


<i>b B</i>
<i>c C</i>





Giải:


a) Số phần tử của tập hợp A là: (100 -
40):1 + 1


= 61 ( PhÇn tư )


b) ) Sè phÇn tư của tập hợp B là: (98 -
10):2 + 1


= 45 ( PhÇn tư )



c) ) Sè phÇn tử của tập hợp C là: (105 -
35):2 + 1


= 36 ( Phần tử )
Bài tập 2: <i>Tính nhanh</i>
a) (2100 - 42) : 21
= 2100 : 21 – 42 : 21
= 100 – 2 = 98


b) 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33
= (26 + 33) + (27 + 32) + (28 + 31) + (29
+ 30)


= 59.4 = 236


c) 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3
= 24.31 + 24.42 + 24.27
= 24.(31 + 42 + 27)
= 24.100 = 2400


Bµi tËp 3: <i>Thùc hiƯn c¸c phÐp tÝnh sau:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- GV đa nội dung bài tập lên bảng.


- Yờu cu HS hoạt động nhóm để tìm lời giải.
- Nhận xét


- Chèt: NÕu hai lịy thõa b»ng nhau, c¬ sè b»ng
nhau...









2 2


)3.5 16 : 2
3.25 16.4


75 4 71


) (39.42 37.42) : 42
42.(39 37) : 42
42.2 : 42


2


) 2448 : 119 (23 6)
2448 : 119 17
2448 :102
24


<i>a</i>


<i>b</i>


<i>c</i>





 


















Bài tập 4: <i>Tìm số tự nhiªn x, biÕt:</i>
a) (x - 47) – 115 = 0


x – 47 = 115 + 0
x = 115 + 47
x = 162


b) (x - 36) : 18 = 12
x – 36 = 12.18
x – 36 = 216


x = 216 + 36
x = 252
c) 2x<sub> = 16</sub>
2x<sub> = 2</sub>4
=> x = 2
d) x50<sub> = x</sub>
=> <i>x</i>

0;1


* Hoạt động 3: Hớng dẫn học ở nhà



- VỊ nhµ häc bµi.



- Xem lại các dạng tốn đã chữa.


- Về nhà ơn tập. Tiết sau kiểm tra 45’



<b>TIẾT 18</b>

<b>KIỂM TRA MỘT TIẾT</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



§ 10

TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA TỔNG

.
<b>I.MỤC TIÊU.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- HS nắm chắc các tính chất chia hết của 1 tổng, 1 hieäu.


- HS biết nhận ra 1 tổng của 2 hay nhiều số , 1 hiệu của 2 số có hay khơng chia hết
cho 1 số mà khơng cần tính giá trị của tổng, của hiệu đó.


- Biết sử dung các kí hiệu:  ;


- Rèn cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên.



<b>II . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:</b>


<i><b>1 Kiểm tra.</b></i>


GV: có những trường hợp khơng tính tổng 2 số mà vẫn xác định được tổng đó có chia hết
hay khơng chia hết cho 1 số nào đó  Bài mới.


<i><b>2.Bài mới.</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>Nội dung</b>


<b>HS: cho 1 VD về phép chia có số dư là 0.</b>
<b>GV giới thiệu kí hiệu : </b>


<b>HS : cho VD về phép chia có số dư khác 0.</b>
<b>GV giới thiệu phép chia khơng hết</b>


<b>GV giới thiệu kí hiệu: </b>


<b>HS đọc định nghĩa về chia hết như sgk.</b>
<b>GV lưu ý: a,b,k</b>N.


<b>GV cho HS làm </b> ?1 và rút ra nhận xét.
<b>HS làm và nhận xét</b>


a) Nếu 2 số hạng của tổng đều chia hết cho
6 thì tổng đó chia hết cho 6.


b) Tương tự.



Tổng quát: a  m và b  m  ?
<b>GV: kí hiệu: </b> đọc là suy ra hoặc kéo theo.
<b>GV lưu ý: a,b,m </b>N.


Ta có thể viết a + b  m hoặc (a+b)  m
<b>? Tìm ba số chia hết cho 2 .HS: 4;6;8</b>
<b>? Xét xem 6 - 4</b> 2 ? ,(4 + 6 + 8)  2
<b>GV giới thiệu chú ý (sgk/34).</b>


<b>HS phát biểu tính chất 1. GV treo bảng phụ.</b>
<b>GV:chốt lại</b>


Củng cố: khơng làm các phép tính cộng trừ, hãy
giải thích vì sao các tổng, hiệu sau đều chia hết
cho 11.


33 + 22; 88 – 55; 44 + 66 + 77.
<b>HS trả lời.</b>


<b>HS làm </b> ? 2 và nhận xét .
<b>HS dự đoán a</b>m và bm .
<b>GV nhận xét và nêu tổng quát.</b>


<b>HS tìm 2 số : 1 số không chia hết cho 6 và số </b>


<b>1. Nhắc l ại về quan hệ chia heát.</b>
 a chia heát cho b


Kí hiệu a  b



 a không chia hết cho b
Kí hiệu a  b


<b>2. Tính chất :</b>


?1


a)126 và 186 Vậy (12+18) 6.
b)217 vaø 147 Vậy (21+14) 7.
<b>Tổng quát</b>


a m ; b m    (a+b) m


<b>Chú ý:</b>


1) a  m vaø b  m  (a-b) m.
2) a m, b  m, c  m  (a+b+c) m


<b>3. Tính chất 2 .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

chia hết cho 6.


<b>?Xét xem hiệu của chúng có chia hết cho 4 </b>
không  chú ý a.


HS tìm 3 số: một số  6 ; hai số còn lại  6. Xét
xem tổng cùa chúng có  6 không?  chú ý b.
<b>HS phát biểu tính chất 2(bảng phụ).</b>


<b>HS đọc tính chất 2.</b>


<b>HS làm </b> ?3 và ? 4


<b>GV löu ý HS chỉ có 1 số hạng không chia hết </b>
cho m ,ta kết luận tổng hay hiệu không chia heât
cho m


<i>a m b m</i> ;   (<i>a b m</i> )
Chú ý (sgk/35).


<b>a) a </b><b> m vaø b </b><b> m </b><b> (a – b) </b><b> m</b>
<b>b) a </b><b> m vaø b </b><b> m </b><b> (a – b) </b><b> m</b>


<b>c) a </b><b> m ; b</b><b> m ; c </b><b> m </b><b>( a +b +c ) </b><b> m</b>


<i><b>3.Củng cố</b></i>.


<b>? Khơng cần tính tổng hoặc hiệu,làm thế nào để xét xem tổng hay hiệu ấy có chia hết </b>
cho một số nào đó hay khộng?


Bài 86(SGK/36): Điền dấu “x” vào ơ thích hợp trong các câu sau và giải thích điều đó.


Câu Đúng Sai


a ) 134 .4 + 16 chia heát cho 4
b) 21.8 + 17 chia heát cho 8
c) 3.100 + 34 chia heát cho 6


<i><b>4. Hướng dẫn về nhà:</b></i>


- Học thuộc các cơng thức tổng qt sgk.



- Làm các BT 84,86(sgk).


- Làm các B5t: 114,115,117,118(SBT/17).


- Tiết sau luyện tập.


III. RÚT KINH NGHIEÄM.


………
….


………
….


………
….


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I .MỤC TIÊU : </b>


-

HS vận dụng thành thạo các tính chất chia hết của một tổng và một hiệu .


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

-

HS nhận biết thành thạo một tổng của hai hay nhiều số ,một hiệu của hai số có hay khơng
chia hết cho một số mà khơng cần tính giá trị của tổng hay của hiệu đó , biết sử dụng kí hiệu  và





-

Rèn luyện tính chính xác khi giải toán .
<b>II . CHUẨN BỊ : </b>


GV : Bảng phụ ghi sẵn đề bài kiểm tra , đề bài tập , máy chiếu , phiếu học tập .
<b> HS : Bảng nhóm , bút dạ .</b>


<b>III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : </b>
<b> 1</b><i><b>. Kiểm tra</b></i> : ( 8 phút )


<b> HS1 : a)Hãy viết cơng thức tổng qt tính chất 1 của tính chất chia hết của một tổng </b>


b) Hãy áp dụng tính chất chia hết của một tổng hãy xét xem các tổng sau có chia hết cho 7
không ?


<b> a/ 35 + 49 + 210 b/ 42 + 50 + 140 </b> c/ 560 + 18 + 3
<b> HS2 : a) Hãy viết cơng thức tổng qt tính chất 2 của tính chất chia hết của một tổng .</b>


b), Aùp duïng tính chất chia hết của một tổng xét xem các tổng sau có chia hết cho 6 không ?
a/ 120 + 48 + 20 b/ 60 + 15 + 3 c/ 600 – 36


2<i><b>.Tổ chức luyện tập</b></i> : ( 30 phút ) :


HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VAØ TRÒ NỘI DUNG LUYỆN TẬP
<b>GV gọi HS đọc đề bài số 87 /sgk/36 </b>


<b>? Muốn A chia hết cho 2 thì A cần có đk gì ?HS………</b>
<b>? vậy x phải có đk gì ? HS ………..</b>


<b>GVKL : A </b> 2 neáu x  2



<b>?A không chia hết cho 2 thì A cần thỏa đk gì ? </b>
<b>HS ……….. </b>


<b>? Vậy x cần đk gì ? HS …………..</b>
<b>GVKL : A </b> 2 neáu x  2


<b>GV chotá lại : Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết </b>
cho 2 thì tổng đó chia hết cho 2 , nếu một số hạng
của tổng khơng chia hết cho 2 thì tổng đó khơng
chia hết cho 2


<b>GV gọi HS đọc đề bài 88/sgk/36 </b>


<b>? a : 12 có số dư là 8 thì a được viết dưới dạng biểu </b>
thức nào ? (HS có thể khơng trả lời được)


<b>GVgợi ý a : b được thương làq ,số dư làr thì a = ? </b>
<b>HS nhắc lại phép chia có dư </b>


<b>GV: Hãy vận dụng vào bài 88 : a = ? HS ………..</b>
<b>? A = 12.q + 8 có chia hết cho 4 khơng? có chiahết </b>
cho 6 khơng ? vì sao ? HS trả lời ……


<b>GV: Tương tự bài 88 hãy làm bài tập sau : (treo </b>
bảng phụ ) .Cho b <i>N</i>


B chia cho 24 có số dư là 10 . Hỏi b có chia hết cho
2 không , có chia hết cho 4 không ? ( về nhà làm )


<b>Bài tập số 87 ( SGK/36 ) :</b>



Cho A = 12 + 14 + 16 + x ( x <i>N</i> ). Tìm


x để :
a/ A  2


A = 12 + 14 + 16 + x  2 neáu x  2
b/ A  2


A = 12 = 14 + 16 + x  2 nếu x  2


<b>Bài tập số 88</b>

<b>( SGK/36</b>

)


Cho a <i>N</i> , a chia cho 12 có số dư là 8


 a = 12. q + 8 <sub></sub> 4 vì 12.q <sub></sub> 4 ; 8 <sub></sub>4
a = 12.q + 8  6 vì ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>GV giới thiệu đề bài 89/sgk/36 ở màn hình </b>


<b>GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS (HS thảo </b>
luận nhóm ít phút và điền kq )


<b>GV thu phiếu học tập của vài nhóm chiếu trên màn</b>
hình.HS cả lớp nhận xét kq của vài nhóm


<b>GV chốt : Khi mỗi số hạng của tổng khơng chia hết</b>
cho 1 số thì chưa vội khẳng định tổng đó có chia
hết , hay khơng chia hết cho số đó mà phải tính giá
trị của cả tổng xem tổng đó có chia hết hay khơng


chia hết cho số đó


<b>GV giới thiệu đề bài 90 (máy chiếu )</b>
<b>GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS .</b>
<b>HS thảo luận nhóm chọn kq vào phiếu . </b>
<b>GV thu phiếu học tập chiếu trên màn hình </b>
<b>HS cả lớp nhận xét kq </b>


<b>GV ghi đề bài tập nâng cao .HS đọc đề bài </b>


<b>GVgợi ý: Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì ?</b>
<b>? Chúng được viết dưới dạng tổng quát nào ? </b>
a không chia hết cho 2 thì a viết dưới
dạng biểu thức nào ? a + 1 = ?


2.k + 2 có chia hết cho 2 khơng ? vì sao ?
Ba số tự nhiên liên tiếp có dạng như thế nào ?


a/ đúng
b/ sai
c/ đúng
d/ đúng


<b>Bài tập số 90 (SGK/36) </b>


<b>Bài tập nâng cao :Chứng tỏ </b>


a

/ Trong 2 số tư nhiên liên tiếp , có một
số chia hết cho 2


Gọi 2 số tư nhiên liên tiếp là a ; a + 1
Nếu a  2 thì bài tốn đã giải được


Nếu a  2 thì a chia cho 2 sẽ dư 1  a =
2.k + 1



(k <i>N</i>

)



Vậy a + 1 = 2.k + 1 + 1 = 2.k + 2  2
b/ Trong 3 số tự nhiên liên tiếp , có một
số chia hết cho 3


<b>3 </b>

<i><b>Củng cố</b></i>

<i> : </i>


<b>GV cho HS nhắc lại 2 t/c chia hết của một tổng </b>


<b>GV ? Nếu trong một tổng có 2 số hạng khơng chia hết cho một số a , các số hạng còn</b>
lại đều chia hết cho số a thì tổng đó có chia hết cho số a hay không ?


<b> 4_ </b>

<b> </b>

<i><b>Hướng dẫn học ở nhà </b></i>

<i>: </i>


Làm bài tập số 118b ; 119 ở SBT/ 17 . Oân tập dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ở lớp 5 và xem trước bài
;dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 (SGK/37,38)


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM:</b>


………..


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



§11

<i><b>DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5</b></i>


<b> I . MỤC TIÊU:</b>


- HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5và hiể được cơ sở lý luận của dấu hiệu đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Hs biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra 1 số, 1


tổng, 1 hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5.


- Rèn luyện cho hs tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,


cho 5.


<b> II . CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:</b>


<b> </b> <b> </b><i><b>1 . Kieåm tra :</b></i>


<b> GV đặt vấn đề vào bài :</b>


<b>?Muốn biết một số có chia hết cho một số hay không ta làm thế nào?</b>
<b>HS: Ta đặt phép chia và xét số dư.</b>


<b>GV: Tuy nhiên trong một số trường hợp , có thể khơng cần làm phép chia mà có thể nhận </b>
biết được một số có hay khơng chia hết cho một số khác.Có những dấu hiệu để nhận ra điều
đó.


Hôm nay chúng ta đi xét dấu hiệu chia hết cho 2,cho 5.


<b> </b> <b>2 </b><i><b>. Bài mới :</b></i>


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
<b>HS tìm VD 3 số tự nhiên có chữ số tận cùng </b>


là 0 . Xét xem số đó có chia hết cho 2, cho 5
khơng? Vì sao?


<b>HS giải thích như cách làm SGK</b>
<b>HS : rút ra nhận xét.</b>


<b>? Những số như thế nào thì vừa chia hết cho </b>
2 vừa chia hết cho 5?


<b>HS:………GV chốt lại và ghi bảng</b>
<b>? Trong các số có 1 chữ số, số nào chia hết </b>
cho 2?


<b>HS : 0, 2, 4, 6, 8</b>
<b>GV: Xét số n = 43</b>


<b>? Thay </b> bằng số nào thì n  2 ?
<b>HS : n = 2 vì 432 = 430 + 2 </b> 2


( dựa vào tính chất chia hết của một tổng)
? Dấu * có thể thay thế bởi chữ số nào khác?
Vì sao?


<b>HS……….</b>


<b>GV: Các số 0,2,4,6 8 là các số chẵn. Vậy các</b>
số nhu thế nào thì chia hết cho 2?


<b>HS …. </b> Kết luận 1.



<b>? Nếu thayởi 1,3,5,7 ,9 thì n </b> 2 không?
<b>HS trả lời </b> kết luận 2.


<b>GV giới thiệu kết luận bằng bảng phụ.</b>
HS đọc phần đóng khung SGK.GVchốt lại:
……….


<b>1. Nhận xét mở đầu.</b>
(sgk/37).


NX: Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia
hết cho 2 và 5.


<b>2. Dấu hiệu chia hết cho 2.</b>
Kết luận 1(sgk/37).


Kết luận 2(sgk/37).


<b>Vậy: Các số có chũ số tận cùng là chữ số </b>
chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó
mới chia hết cho 2.


?1 Trong các số sau số nào chia hết cho 2,
số nào không chia heát cho 2:


328 ; 1437 ; 895 ; 1234 .


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Củng cố GV yêu cầu HS làm ?1 .
HS trả lời nhanh.



<b>GV: Xét số n = 43</b>.


<b>? Thay dấu * bởi chữ số nào thì n </b>5?
<b>HS ………</b>


<b>HS kết luận về 1 số </b> 5  kết luận 1.
<b>? Thay dấu * bởi 1 số nào thì n khơng</b>5?
<b>HS ……….. </b> Kết luận 2


<b>HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5. GV </b>
chốt lại. HS đọc sgk.


Củng cố ? 2


<b>3. Dấu hiệu chia hết cho 5.</b>
<b>Kết luận 1(sgk/38).</b>


<b>Kết luận 2(sgk/38)</b>


<b>Vậy:Các số có chữ số tận cùng là chữ 0 </b>
hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số
đó mới chia hết cho 5.


? 2 Điền chữ số vào dấu * để được số


37 * chia heát cho 5.


* =

0;5



3. <i><b>Cuûng cố:</b></i>



GV chốt lại.:


n có chữ số tận cùng là : 0, 2, 4, 6, 8  n2.
n có chữ số tận cùng là: 0, 5  n5.


<b> Bài tập (bảng phụ):Hãy điền các số thích hợp vào các câu sau:</b>


Cho các số : 2141 ; 1345 ;4620; 234 .Trong các số đó:
a) Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là ………..
b)Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là ………..
c)Số chia hết cho cả 2 và 5 là :………..


d) Số không chia hết cho cả 2 và 5là:………..
<b> 4. </b><i><b>Hướng dẫn về nhà</b>.</i>


- Nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2,5.


- Làm các BT 93,94,95(sgk/38).
- GV hướng dẫn bài 94 (sgk/38)


- Tiết sau : LUYỆN TẬP.


III. RÚT KINH NGHIỆM:


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>Luyện Tập.</b>


<b> I.MỤC TIÊU:</b>



- HS khắc sâu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5, tính chất chia hết của 1 tổng.
- HS vận dụng thành thạo dấu hiệu chia hết để giải các BT chia hết .


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>1.Kiểm tra </b></i>(bảng phụ).
Trong các số 213,435,680,156,942:
a) số nào chia hết cho 2


b) số nào chia hết cho 5


c) số nào chia hết cho cả 2 vaø 5


d) số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5.
Phát biểu dấu hiệu tương ứng.


<i><b>2.Bài mới</b></i>:


HOẠT <b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>HS:Đọc đề toán:</b>


<b>GV:Ghi đề bài lên bảng.</b>


<b>HS:Lên bảng giải(nêu cách giải)</b>
<b>GV:Nhận xét và chốt lại.</b>


<b>GV:Lưu ý HS:Khơng có số 045 hoặc 054</b>
<b>GV:Giới thiệu bài tập 98 bằng bảng phụ.</b>
<b>HS:Điền dấu </b>X vào ơ vng thích hợp và giải


thích.



<b>GV:Câu b sai vì số chia hết cho 2 có thể chữ số </b>
tận cùng là 2 hoặc 6;câu d,số chia hết cho 5 có
thể chữ số tanä cùng là 0.


<b>HS:Đọc đề toán bài 94</b>


<b>? 813 chia cho 2 dư bao nhiêu? vì sao?</b>
<b>HS:Dư 1 vì 3:2 =1 dư 1 hoặc giải thích </b>
813=812+1


<b>? 264:2 dư mấy?vì sao?</b>
<b>HS:Trả lời và giải thích.</b>


<b>HS:Trả lời và giải thích khi chia cho 5</b>
<b>GV:Kết luận và chốt lại thuật toán</b>


<b>GV:Nhấn mạnh một số tự nhiên khi chia cho 2 thì</b>
số dư chỉ là 0 ân1


<b>HS:Đọc đề toán bài toán 99</b>


<b>?:Số tự nhiên có 2 chữ số giống nhau có dạng </b>
tổng quát như thế nào?


<b>HS:Tổng qt:</b><i>aa</i> hoặc<i>xx</i>


<b>?:Vì </b><i>aa</i>:5(dư 3)  a?
<b>HS: a</b>

3;8



<b>? Vì </b><i>aa</i>2  a?


<b>HS : a</b>

<sub></sub>

0; 2; 4;6;8

<sub></sub>


<b>GV:Vậy a=? </b>


HS: a=8


<b>Bài97(sgk/39)</b>
a)450,504,540
b)450,405,540


<b>Bài 98:(sgk/39)</b>
Câu a,c đúng
Câu b,d sai


<b>Bài 94(sgk/38)</b>
813 : 2 (dư1)
264 : 2 (dö 0)
6547 : 2(dö 1)
813 : 5 (dö 3)
264 : 5 (dö 4)
6547 : 5 ( dư 2)


<b>Bài 99 ( sgk /39)</b>


Gọi số tự nhiên có 2 chữ số giống nhau
cần tìm là <i>aa</i>


Vì <i>aa</i> : 5 ( dư 3)  a

3;8


Vì Vì <i>aa</i>2  a

0;2; 4;6;8



Vậy a = 8



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>HS:Đọc đề toán bài 100</b>


<b>GV : Gợi ý: a,b,c </b>

1;5;8

<sub></sub>a=?


<b> ? n=</b><i>abbc</i>5c=?
<b>HS:Giải lên bảng</b>
<b>HS khác nhận xét</b>


<b>GV:Nhận xét và chốt lại.</b>


<b>Bài 100(sgk/39)</b>


tơ ra đời năm n = <i>abbc</i>


Vì a,b,c 

1;5;8

<sub></sub> a = 1


Vì n=<i>abbc</i>5 c = 5
Vậy ô tô ra đời năm 1885


<i><b>3.Hướng dẫn về nhà</b></i>:


+ Nắm chắc kiến thức đã học.
+ Xem các bài tập đã giải


+ Làm bài tật 128,129,130,(SBT/18)


+ Xem trước bài mới: Dấu Hiệu Chia Hết Cho 3,Cho 9
<b>III.RÚT KINH NGHIỆM:</b>



………
………
………
………
………


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



Baøi 12:

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9


<b>I/ MỤC TIÊU:</b>


_ HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
_ HS biết vận dụng các dấu hiệu vào giải tốn.


_ Rèn cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
<b>II/ CHUẨN BỊ:</b> Bảng phụ.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:</b>
<i><b>1)Kiểm tra: </b></i>


Xét xem hai số a = 2124 ; b = 5124 số nào chia hết cho 9,số nào không chia hết cho
9.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>GV:Đặt vấn đề vào bài</b>


<i><b> 2)Dạy bài mới</b></i>:


<b> HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VAØ TRÒ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV: Xét hai số a = 378 ; b = 5124.</b>



<b>? Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia </b>
hết cho 9 ,số nào không chia hết cho 9?


<b>HS: achia hết cho 9 ,b khộng chia hết cho 9.</b>
<b>? Tìm tổng các chữ số của a và b?</b>


<b>? Xét xem hiệu của a và tổng các chữ số của nó có </b>
chia hết cho 9 hay khơng? Tương tự xét hiệu của b và
tổng các chữ số của nó?


<b>HS: a – (3 + 7 + 8 ) = ( a – 18 ) </b> 9
b – ( 5 + 1 + 2 + 4 ) = ( b – 12 )  9


<b>? Từ đó hãy rút ra nhận xét ? HS:………..</b>
<b>GVKL: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ</b>
số của nó cộng với một số chia hết cho 9 .


<b>HS:đọc nhận xét SGK.</b>


<b>GV:Hướng dẫn giải thích điều đó đối với các số 378 </b>
và 253.


<b>?:Không thực hiện phép chia giải thích xem số 378 </b>
có chia hết cho 9 khơng?


<b>HS:Giải thích như sgk và rút ra kết luận về số chia </b>
hết cho 9.


378=(3 + 7 +8 )+ (số chia hết cho 9)
= 18 + (số chia hết cho 9)


18  9.Vậy 378  9


<b>? Những số như thế nào thì chia hết cho 9?</b>
<b>HS:………GVKL:………..</b>


<b>HS:Giải thích tương tự đối với số 253 từ đó rút ra kết </b>
luận 2


<b>?:Từ hai kết luận trên phát biểu thành dấu hiệu chia </b>
hết cho 9 như thế nào?


HS:trả lời………GVKL:………
<b>GV:Giới thiệu dấu hiệu bằng bảng phụ</b>
<b>HS đọc dấu hiệu .</b>


<b>GV:Củng cố làm bài tập:</b>?1


<b>GV:u cầu HS trả lời và giải thích.</b>


<b>?:Khơng thực hiện phép chia hãy giải thích xem số </b>
2031 có chia hết cho 3 khơng?


<b>HS:Giải thích như sgk và rút ra kết luận 1</b>


<b>HS:Giải thích tương tự đối với số 3415 từ đó rút ra </b>


<b>1)Nhận xét mở đầu:</b>
(sgk/39)


<b>2)Dấu hiệu chia heát cho 9:</b>


Số : 378 9


 Kết luận 1:(sgk)


 Kết luận 2:(sgk)


<b>Kết luận: </b><i>Các số có tổng các chữ số chia </i>
<i>hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số </i>
<i>đó mới chia hết cho 9.</i>


?1 (sgk/40)Trong các số sau ,số nào chia
hết cho 9, số nào không chia heát cho 9?
621 ; 1205 ; 1327 ; 6354 .


a) Số chia hết cho 9 là 621 ; 6354


b) Số không chia hết cho 9 là 1205 ; 1327.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

kết luận 2


<b>?:Từ hai kết luận trên phát biểu thành dấu hiệu như </b>
thấ nào? HS:phát biểu


<b>GV:Giới thiệu dấu hiệu bằng bảng phụ</b>


<b>GV:Lưu ý HS: 1 số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3.</b>
<b>GV:Củng cố:HS làm </b> ? 2


<b>GV:Nhận xét và chốt laïi:</b>



<b>GV:Giới thiệu BT 102 bằng bảng phụ.</b>
<b>HS:Giải(Nêu cách giải)</b>


<b>GV:Nhận xét và chốt lại dấu hiệu, khái niệm tập hợp</b>
con


<b>GV:Giới thiệu BT 104 bằng bảng phụ</b>
<b>HS:Giải và nêu cách giải</b>


<b>GV:Chốt lại dấu hiệu chia hết choi 3 và 5;chia hết </b>
cho cả 2,3,5 và 9.


 Kết luận 2:(sgk)


<b>Kết luận:</b><i>Các số có tổng các chữ số chia </i>
<i>hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số </i>
<i>đó mới chia hết cho 3.</i>


? 2 (sgk/41)Điền chữ số vào dấu * để được
số 157* chia hết cho 3 .


157 * 3  1 + 5 + 7 + *

3


 13 + *

<sub></sub>

3
 *

<sub></sub>

2;5;8

<sub></sub>


<b>Luyện tập tại lớp:</b>


<i>Baøi 102</i>:(sgk/41)


a)A =

3564;6531;6570;1248




b)B =

3564;6570



c)BA


<i>Bài 104</i>:(sgk/42)


<i><b>3) Củng cố</b>:<b> </b></i>


<b>HS so sánh dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 và dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3.</b>
<b>GV:Lưu ý HS:1 số chia hết cho 9 thì số đó củng chia hết cho 3</b>


<i><b>4)Dặn dò:</b></i>


_ Nắm chắc các dấu hiệu đã học
_ Xem lại các bài tập đã giải.


_ Laøm bài tập 101,103,105 sgk/41-42 .Tiết sau: Luyện Tập.
<b>IV/ RÚT KINH NGHIEÄM:</b>


...


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b> </b>

<b>Luyện Tập.</b>



<b>I. MỤC TIÊU:</b>


+ HS được cũng cố , khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9.
+ Có kỹ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.



+ Rèn tính cẩn thận cho HS khi tính tốn .Đặc biệt HS biết cách kiểm tra kết quả của phép
nhân.


<b>II. CHUẦN BỊ : Bảng phụ , phiếu học tập.</b>
<b>III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<i><b>1.Kiếm tra</b></i> : (Bảng phụ)


? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ,cho 9


Cho các số 3564 ; 4352 ; 6531 ; 6570 ; 1248.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i><b>2. Tổ chức luyện tập:</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV yêu cầu HS làm bài 106</b>


<b>? Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 3 </b>
thoả mãn điều kiện nào?


<b>HS:…...</b>


<b>GVKL: Số cần tìm phải là số có 5 chữ số và tổng</b>
các chữ số chia hết cho 3.


<b>HS tìm .</b>


<b>GV nhận xét và kết luận.</b>



Tương tự GV u cầu HS tìm số có 5 chữ số chia
hết cho 9.


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 107.</b>


<b>GV phát phiếu học tập cho HS .GV yêu cầu HS </b>
chọn câu đúng ,câu sai.


<b>? Cho ví dụ minh hoạ với câu đúng , câu sai?</b>
<b>GV kiếm tra một vài phiếu học tập.</b>


<b>GVKL:……….</b>


<b>GV yêu cầu HS laøm Baøi 108</b>


<b>GV cho HS đọc SGK khoảng 2 – 3 phút.</b>
<b>? Tìm số dư của số 1546 khi chia cho 9 ?</b>
<b>HS: tìm và nêu cách tìm</b>


<b>GV: Vì 1 + 5 + 4 + 6 = 13 : 9 ( dư 7) nên</b>
1546 : 9 ( dö 7 )


<b>GV chốt lại cách tìm số dư khi chia một số cho9,</b>
cho 3: Tìm số dư của số <i>abcd</i> : 9(hoặc 3) ta tìm


số dư của ( a + b + c + d ): 9 ( hoặc 3)
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 110 (Bàng phụ)</b>
<b>GV gợi ý cách làm.</b>


<b>HS lên bảng điền vào các ô trống còn lại.</b>


<b>? So sánh r và d.</b>


<b>GV nhận xét và chốt lại.</b>


<b>Bài 106 (SGK /42)</b>
a) 10002
b) 10008


<b>Bài 107(SGK /42): Điền dấu “x” vào ơ thích </b>
hợt trong các câu sau:


Câu <b>Đúng</b> <b>Sai</b>
<b>a)Một số chia hết cho 9 thì </b>


số đó chia hết cho 3


<b>b)Một số chia hết cho 3thì </b>
số đó chia hết cho 9


<b>c)Một số chia hết cho 15 </b>
thì số đó chia hết cho 3
<b>d)Một số chia hết cho 45 </b>
thì số đó chia hết cho 9
Bài 108 (SGK/42)


1546 : 9 ( dö 7 ) Vì 16 : 9 (dư 7 )
10 11<sub> : 9 ( dö 1) Vì 1 : 9 ( dư 1)</sub>


<b>Bài 110 (SGK/42)</b>



Điền vào ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi
trường hợp.


a 78 64 72


b 47 59 21


c 3666 3776 1512


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>GV yêu cầu HS đọc “Có thể em chưa biết”</b>
<b>GV hướng dẫn và lấy một vài ví dụ cụ thể.</b>


n 2


r 3


d 3


<b>4</b><i><b>. Dặn dò về nhà:</b></i>


- Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2 ,cho 5 ,cho 3, cho 9.
- BTVN: 133 ; 134 ;135 ; 136(SBT)


- Bài tập : Thay x bởi chũ số nào để :
a) 12 + 2 3<i>x</i> chia hết cho 3


b) 5 793 4<i>x</i> <i>x</i> chia heát cho 9


(GV hướng dẫn).
- Xem trước bài mới : ƯỚC VAØ BỘI.


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM : </b>


………
……


………
……


………
……


………
……


………
……


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>BAØI 13 : </b>

<b>ƯỚC VAØ BỘI</b>


<b>I. MỤC TIÊU:</b>


 HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số,kí hiệu tập hợp các ước ,các bội của một số.
 HS biết kiểm tra một số có hay khơng là ước hoặc là bội của một số cho trước ,biết cách tìm ước
và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.


 HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
<b>II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<i><b>1.Kiểm tra(</b></i>Bảng phụ)



Bài tập 1:Điềnn dấu “x” thích hợp vào các câu sau:
Câu: ĐÚNG SAI
a)Một số chia hết cho 3 thì chữ số


tận cùng là 3;6;9


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

c)Một số chia hế cho 9 thì số đó
chia hết cho 3.


Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để : 3*5 3


<b>HS lên bàng.Cả lớp làm vào vở.GV nhận xét.Cho điểm.</b>


<b>GV:Ta có 315 chia hết cho 3 ta nói 315 là bội của 3 và 3 là ước cùa 315.</b>


<i><b> </b><b> </b></i>2.Bài mới:


<b>HOẠT ĐƠNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>HS:Nghiên cứu phần 1 SGK</b>


<b>? Khi nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì</b>
ta có thể diễn đạt theo cách khác như thế nào?
<b>HS:Trả lời-GV kết luận </b><sub>định nghĩa ước và bội </sub>
<b>GV:Ghi tóm tắt định nghĩa.</b>


<b>HS:Phát biểu lại định nghĩa dựa trên sơ đồ mũi tên </b>
hai chiều.


<b>?Các phép chia hết ở câu a,b,c còn diễn đạt như thế</b>


nào ?


<b>HS:Trả lời.-GV:Kết luận……….</b>
<b>GV:ỵêu cầu HS làm </b> ?1sgk/43
<b>HS đứng tại chỗ trả lời.</b>


<b>GV: 18 chia hết cho 3 nên 18 là bội của 3,ngược lại </b>
18 không chia hết cho 4 nên 18 không là bội của 4
<b>HS:Trả lời câu b(Nêu kiến thức áp dụng)</b>


<b>GV:Hãy tìm các bội của 5,6 HS:Tìm .</b>
<b>GV:Đặt vấn đề vào phần 2 </b>


<b>GV:Giới thiệu các kí hiệu Ư(a),B(a)</b>
<b>? Tìm tập hợp B(7) HS:Tìm tập hợp B(7)</b>
<b>?Em đã tìm tập hợp B(7) bằng cách nào ?</b>
<b>HS:Trả lời –GV:Kết luận</b>


<b>?Để tìmcác bội củamột sốkhác 0 talàm như thế nào?</b>
<b>HS:Trả lời GV:KL:về cách tìm bội của một số</b>
<b>HS đọc cách tìm bội trong SGK/44</b>


Củng cố ? 2 sgk/44.(Treo bảng phụ).


<b>? Số tự nhiên x phải thoả mãn mấy điều kiện?</b>
<b>HS:x</b>B(8) và x<40


<b>HS:Tìm và nêu cách tìm.(HS làm 111b,c)</b>
<b>? Hãytìm tập hợp Ư(8)HS:Tìm và nêu cách tìm</b>
<b>GV:Lưu ý:8 : 4 =2 Ta có hai ước 2 và 4</b>



<b>? Em đã tìm ước của 8 như thế nào?HS:………..</b>
<b>?Để tìmcác ước của số tự nhiên a talàm nhưthế </b>
nào?


<b>HS:Trả lời- GV:Kết luận về cách tìm ước.</b>


1.Ước và bội .


<i>Định nghĩa</i>(sgk/43)
Với a,bN , b0
<i>a b</i>  







a=b.q  <sub></sub>


?1<sub> a )Số 18 là bội của 3 không là bội của 4.</sub>


b)Số 4 là ước của 12 khơng là ước của
15


<b>2/Cách tìm ước và bội.</b>


_Tập hợp các ước của a,kí hiệu Ư(a)
_Tập hợp các bội của b,kí hiệu B(b)


.VD1:Tìm tập hợp B(7)


B(7)=

0;7;14; 21;28;...



+ Cách tìm bội:(sgk/44)


? 2 Giải


Các số tự nhiên xB(8) và x<40 là:
0;8;16;24;32


VD2:Tìm tập hợp Ư(8)
Ư(8)=

1; 2; 4;8



_Cách tìm ước:(sgk)


?3 Ö(12)=

1;2;3; 4;6;12



a là bội của b
b là ước của a


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>HS đọc cách tìm ước trong SGK/44</b>
<b>GV:Củng cố:Làm</b> ?3 sgk/44
<b>HS:Giải và nêu cách giải.</b>
<b>HS:Làm</b> ? 4 sgk/44


<b>? Số 1 có mấy ước?Số 1 là ước của số tự nhiên nào?</b>
<b>?Số 0 là bội của số tự nhiên nào?Số 0 là ước của số </b>
tự nhiên nào?



<b>HS:Trả lời –GV:Kết luận và nêu chú ý.</b>


<b>GV:Lưu ý bội là tập hợp vơ số phần tử.Ước là tập </b>
hợp có số phần tử giới hạn.


? 4 _Ước của 1 là 1


_Một vài bội của 1 la 1;2;3;4;5;………


<i><b>Chú y</b></i><b>ù:a)Số 1 là ước của tất cả các số tự </b>
nhiên.


b)Các số tự nhiên đều là bội của 1


<i><b>3/Củng cố:</b></i>


<i><b>GV:Nêu bài tập thực tế bằng bảng phụ</b></i>


Bổ sung một trong các cụm từ “Ước của…”, “Bội của…” vào chỗ trống của các câu sau cho đúng:
a)Lớp 6A xếp thành ba hàng vừa đủ khơng có ai lẽ. Số học sinh của lớplà………
b) Số học sinh của một khối xếp hàng 2 ,hàng 3, hàng 5 đều vừa đủ. Số học sinh của khối
là………


c)Lớp 6B có 40 HS được chia đầu vào các tổ.Số tổ là………
d) 32 nam và 40 nữ được chia đều vào các tốp.Số tổ là ………


<i><b>4)Hướng dẫn về nhà:</b></i>


_Nắm chắc khái niệm ước và bội.Cách tìm ước và bội của một số
_Làm bài tập 111(a)113(ac);112;114 (SGK/44;45)



_GVHDBài Tập113(Sgk/44):Tìm các số tự nhiên x sao cho :
b/ x15và 0<x40 d/16x


Tìm số tự nhiên x sao cho x15 nghĩa là tìm các số tựï nhiên x là bội của 15 thoả điều kiện 0<x40
16x nghĩa là tìm các số tựï nhiên x là ước của 16


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



Bài 14:

<i><b>SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ </b></i>

<i><b>SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ </b></i>



<i><b> BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ </b></i>



<i><b> BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ </b></i>




I. MỤC TIÊU


 HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số .


 HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười
số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.


 HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một số là hợp số.
<b>II.CHUẨN BỊ: Máy chiếu ,phiếu học tập ,tranh các số nguyên tố.</b>


 <i>GV </i>: Máy chiếu, Camera cố định ( Ghi sẳn vào bảng phụ các số tự nhiên từ 2 đến 100 nếu
khơng có máy)


 <i>HS </i>: Chuẩn bị sẳn một bảng như trên vào nháp.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Số a 2 3 4 5 6
Caùc


ước
của a


<b>GV hỏi thêm: ?Nêu cách tìm các bội của một số ? </b>
?Cách tìm các ước của một số?


GV gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn ( chiếu 1 số kết quả của HS khác)
<b>GV nhận xét đánh giá cho điểm 2 HS.</b>


<i>GV <b>Nêu vấn đề vào bài</b></i>
<i><b> </b><b> </b></i>2.Bài mới:


<b>CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>? Từ kết quả của bạn (KTBC) hãy cho biết:</b>


- Mỗi số 2; 3; 5 có bao nhiêu ước?
- Mỗi số 4; 6 có bao nhiêu ước?


<i><b>GV</b> giới thiệu</i>: 2;3;5 gọi là số nguyên tố
4; 6 gọi là hợp số.


<b>? Vậy như thế nào là số nguyên tố, hợp số? </b>
<b>GV( gợi ý – HS trả lời)</b>


 Máy chiếu đ/n ( SGK/115)


<b>HS đọc định nghĩa.</b>


<b>GV cho HS laøm </b> ? (SGK/115)


<b>?Trong các số 7;8;9 số nào là số nguyên tố,số nào là</b>
hợp số?Vì sao?


<b>HS:……….GVKL:………..</b>
? Số 0 và số 1 có phải là số nguyên tố khơng? Có
phải là hợp số khơng?


<b>HS:………GVKL:………..</b>


<b>GV giới thiệu các số 0 ; 1 là 2 số đặc biệt.</b>
<b>?Hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10?</b>
<b>GV tổng hợp lại. </b>


Số nguyên tố


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hai soá


đặc biệt Hợp số
<b>GV đưa BT cũng cố: </b>


Máy chiếu (Bài tập 115/ SGK/ trang 46.)
<b>GV yêu cầu HS giải thích? </b>


<b>GV đặt vấn đề vào phần 2</b>
<b>GV đưa BT cũng cố: </b>



Maùy chiếu (Bài tập 115/ SGK/ trang 46.)


<b>1.Số ngun tố. Hợp số.</b>


<i>Số nguyên tố là sô tự nhiên lớn hơn </i>
<i>1,chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.Hợp số </i>
<i>tố là sơ tự nhiên lớn hơn 1,có nhiều </i>
<i>hơn2 ước </i>




Số nguyên tố


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9


2 soá


đặc biệt Hợp số


? (SGK/115)


- 7 laø số nguyên tố vì 7 >1 và
Ư(7) =

1;7

<sub>.</sub>


- 8 là hợp số vì 8 >1 và 8
Ư(8) =

1;2; 4; 8



- 9 là hợp số vì 9 >1
Ư(9) =

1;3;9




Bài tập 115(SGK/47)Cá c số sau là số
nguyên tố hay hợp số.


312; 213;435;417;3311;67


<b>2) Lập bảng các số nguyên tố nhỏ </b>
<b>hơn 100 (SGK/46)</b>


Số ngun tố nhỏ nhất là số 2.Đó là số
nguyên tố chẵ duy nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>GV yêu cầu HS giải thích? </b>
<b>GV đặt vấn đề vào phần 2</b>


<b>GV:Treo bảng các số tự nhiên nhỏ hơn 100.GV phát </b>
phiếu học tập cho HS có các số từ 2 đến 100.


<b>?Tại sao trong bảng không có số 0 và số 1?</b>
<b>HS:Vì chúng không là số nguyên toá.</b>


<b>GV:Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số.Ta sẽ</b>
loại đi các số nguyên tố và giữ lại các hợp số.


<b>GV hướng dẫn HS lọc các số nguyên tố như SGK.</b>
<b>GV kiểm tra một vài em HS.</b>


<b>?Có số nguyên tố nào là số chẵn? HS: 2</b>
<b>GV:Đó là số nguyên tố chẵn duy nhất.</b>



<b>GV:Trong bảng này các số nguyên tố lớn hơn 5 có </b>
tận cùng bởi các chữ số nào? HS: 1;3;7;9
<b>?Tìm số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị?HS: </b>
2;3


<b>GV giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở </b>
cuối sách.


<b>Gvyeâu cầu HS làm bài 116(sgk).Giải thích?</b>


Bài 116(SGK/47)


Gọi P là tập hợp các số nguyên tố.
Điền kí hiệu vào ô vuông cho
đúng.


83 P ; 91 P ; 15 N ;P N


4 <i><b>.Hướng dẫn về nhà</b></i>:


Học bài: Hiểu thế nào là số nguyên tố. Thế nào là hợp số.
Biết nhận dạng một số là số nguyên tố hay hợp số.
- BTVN: 117;118;119(sgk/47).


148;149;153(SBT)
- GVHD:Baøi 118(sgk)


- Xem trước bài:Luyện Tập.


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>




LUYỆN TẬP



<b>I. MỤC TIÊU:</b>


+ Nắm chắc khái niệm số nguyên tố ,hợp số.
+ HS nhận biết số nguyên tố một cá`ch thành thạo.
+ Giải một số dạng tóan về số nguyên tố.


<b>II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ.</b>
<b>III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<i><b>1.Kiểm tra:</b></i>


Bài1: Điền dấu “x” vào ơ thích hợp:


Câu Đúng Sai
a)Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

số nguyên tố.


b)Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số
ngun tố


c)Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
d)Mọi số nguyên tố đều có chữ số
tận cùng là một trong các chữ số 1;
3;7;9


Bài 2 : Hãy chỉ ra số nguyên tố trong các số sau: 9 ; 0 ; 2 ; 1 ; 3 ; 12 ; 5 ; 11 ; 18 ; 19 ; 7



<i><b> </b><b> </b></i>2.Bài mới:


<b>CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV:ghi đề bài 120(sgk) lên bảng.</b>


<b>? Hãy thay chũ số vào dấu * để được số nguyên</b>
tố?


<b>HS: suy nghĩ trả lời.</b>


<b>GVKL: Dựa vào 25 số nguyên tố đầu tiên ,ta thấy</b>


5* là số nguyên tố khi * bằng 3 hoặc 9; 9*là số


nguyeân tố thì * chỉ có bằng 7.
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 121</b>


<b>? Muốn tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố ta </b>
làm thế nào?


<b>HS:………</b>


<b>GV:Ta thay lần lượt k = 0; 1;2;3;…… để kiểm tra 3k.</b>
GV: Cách làm như trên gọi là cách làm quy
nạp.


<b>GV yêu cầu S làm Bài 124</b>


<b>?Máy bay có động cơ ra đời năm nào?</b>



<b>GV: Ở bài 11 các em đã biết ô tô đầu tiên ra đời năm </b>
1885.Vẫy với chiếc máy bay có động cơ ở H22(sgk) ra
đời năm nào ta làm bài 124.


<b>GV :Máy bay ra đời năm:</b><i>abcd</i>.


<b>? a có đúng một ước </b> a= ? HS:………..
<b>? b là hợp số lẻ nhỏ nhất </b>a = ? HS:……….


<b>? c không phải là số nguyên tố ,không phải là hợp số </b>
và c 0  c = ? HS:………


<b>? d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất </b> d = ?HS:… …… …… ……
<b>? Vậy chiếc máy bay động cơ ra đời năm nào?</b>


<b>Baøi 120 (SGK/47)</b>


thay <i>Thay chữ số vào dấu * để được số </i>
<i> nguyên tố :</i>5*<i>; </i>9*


a)5* là số nguyên tố *

3;9


b)9*là số nguyên tố  * = 7


<b>Bài 121 (SGK/47)</b>


a)<i>Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố.</i>


Thay lần lượt k = 0;1;2;3;…… ta có:



 Với k = 0 3k = 3.0 = 0 không phải là số
nguyên tố.


 Với k = 1 3.k = 3.1 = 3 là số nguyên tố.
 Với k  2  3.k là bội của 3 là hợp số.
Vậy với k = 1 thì 3.k là số nguyên tố.
b) <i>Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên </i>
<i>tố.(Tương tự)</i>


<b>Baøi 124(SGK/48).</b>


Máy bay ra đời năm:<i>abcd</i>.


a có đúng một ước  a = 1
b là hợp số lẻ nhỏ nhất  b = 9
c không phải là số nguyên tố ,không
phải là hợp số và c 0  c = 0


d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất  d = 3
Vậy <i>abcd</i> = 1903


Chiếc máy bay động cơ ra đời năm 1903


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>GV giới thiệu bài 123 (Bảng phụ)</b>


<b>GV yêu cầu HS lần lượt điền giá trị của p vào ô trống.</b>
<b>GV giới thiệu cách kiểm tra một số là số nguyên tố </b>
HS đọc “ Có thể em chưa biết”.


<b>Trị chơi: Thi phát hiên nhanh số nguyên tố,hợp số.</b>


Yêu cầu mỗi đội gồm số em là 10.Sau khi em thứ nhất
làm xong sẽ truyền phấn cho em thứ 2 để làm,cứ như
vật cho đến em cuối cùng.Lưu ý em sau có thể sữa sai
cho em trước nhưng mỗi em chỉ được làm 1 câu.


Đội thắng cuộc là đội làm nhanh nhất và đúng.
Nội dung : Điền dấu “x”vào ô thích hợp.


GV động viên kịp thời đội làm nhanh,đúng.Sau đó
khắc sâu trọng tâm của bài.


<i>Điền vào bảng mọi số ngun tố p mà </i>
<i>bình phương của nó khơng vượt quá a </i>
<i>,tức là a </i> p


a 29 67 49 127 173 253


p 2;3;
5


<b>Trị chơi:Điền dấu “x”vào ơ thích hợp</b>


<i><b>Số ng / tố Hợp số</b></i>


0
2
97
110
125 + 3255
1010<sub>+ 24</sub>


5.7 – 2.3
1


23(15.3 – 6.5)


<i><b>4.Hướng dẫn về nhà:</b></i>


*Học bài


*Phân biệt được số ngun tố khác hợp số chỗ nào?
*Bài 156;157;158(SBT).GVHD bài 157


* Xem trước Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
<b>IV.RÚT KINH NGHIỆM </b>


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ


<b>I/ MỤC TIÊU:</b>


- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyê tố.


- HS biết được phân tích một số ra thừa số nguyenâ tố mà sự phân tích khơng phức tạp, -biết dùng
lũy thừa để viết gọn sự phân tích


-Vận dụng được các kí hiệu để phân tích
<b>II/ CHUẨN BỊ : Phiếu học tập ,máy chiếu.</b>
<b>III/ LÊN LỚP:</b>


<i><b>1/ Kieåm tra</b></i> :



Bài 1 : Các số sau là số nguyên tố hay hợp số: 1431 ;635 ;119 ;13
Bài 2:Tìm k để 5.k là số nguyên tố.


(1HS lên bảng.Cả lớp làm vào nháp)
2<i><b>/ Bài mới</b></i> :


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b> CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ </b> NỘI DUNG
<b>GV:Đưa ra VD,cho HS suy nghĩ ít phút ,gọi HS </b>


tại chỗ làm


<b>? Số 2100 có thể viết được dưới dạng một tích </b>
của hai thừa số lớn hơn 1 hay không?


(Căn cứ vào câu trả lời của HS,GV viết dưới
dạng sơ đồ cây)


<b>GV: Với mỗi thừa số trên ,có viết được dưới </b>
dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay
không?Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi thừa số
không thể viết được dưới dạng 1 tích 2 thừa số
lớn hơn 1 thì dừng lại.


<b>GV: Gọi vài HS có cách phân tích khác </b>
<b>? Có nhận xét gì về các kết quả đó ?</b>


<b>GV:(chốt lại ) Với nhiều cách làm khác nhau </b>
nhưng kết quả cuối cùng là duy nhất



<b>? Có nhận xét gì về các thừa số của kết quả </b>
cuối cùng ?


<b>HS: Đều là các số nguyên tố</b>


<b>GV: (chốt lại) Vậy ta đã phân tích số 2100 ra </b>
thừa số nguyên tố


<b>? Vậy phân tích một số ra thừa số nguyê tố là </b>
gì ?


HS:………


<b>GV: Vậy để phân tích một số ra thừa số ngun </b>
tố thì số đó phải là số ngun tố >1


<b>? Vậy phân tích 1 số>1 ra thừa số nguyê tố là </b>
gì?


<b>HS: Trả lời </b>ĐN


<b>GV: Lưu ý: Ta có thể dùng lũy thừa để viết gọn </b>
dạng tích và viết các số từ nhỏ đến lớn


<b>? Hãy phân tích số 13;8;7;12;45 ra thừa số </b>
nguyên tố chú ý SGK /49


<b>GV: (ĐVĐ) : liệu có cách nào dễ ,nhanh</b>2
<b>GV: Hướng dẫn HS cách phân tích theo cột dọc</b>
<b>GV lưu ý :+Nên lần lượt xét tính chia hết cho </b>


các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn :2;3;5;7;11.
+Trong q trình xét tính chia hết
nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,cho
3,cho 5 mà ta đã học.


+Các số nguyên tố được viết bên phải
1


<b> / Phân tích một số ra thừa số nguyê tố là gì? </b>
a/ VD: <i>viết số 2100 dưới dạng 1 tích của nhiều </i>
<i>thừa số lớn hơn 1 , với mỗi thừ số lại làm như </i>
<i>vậy( nếu có thể )</i>


Giaûi:


2100=21.100 = 3.7.10.10
= 3.7.2.5.2.5
= 2.2.3.5.5.7
2100=21.100 =21.4.25
=3.7.2.2.5.5


<i><b>b/ Kết luận</b></i> (SGK/49)
Ta có thể viết :


2100=2.2.3.5.5.7=22<sub>.3.5</sub>2<sub>.7</sub>


Chú yù : (SGK/47)
2/


<b> Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố</b>


VD:<i>Phân tích 2100; 8; 12 ra thừa số nguyenâ tố</i>:


2100 2 8 2 12 2
1050 2 4 2 6 2
525 3 2 2 3 3
175 5 1 1


35 5


7 7


1


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

cột ,các thương được viết bên trái cột.
<b>? Phân tích theo cột dọc là làm như thế nào?</b>
<b>GV: chốt lại bảng phụ </b>


<b>HS: So sánh kết quả 2 cách phân tích</b>
Nhận xét (SGK/50)


<b>GV: Gọi 2 HS lên bảng làm </b> ? 2 caùch


8 = 23<sub> ; </sub>
12 = 22<sub>.3</sub>
<b>Nhận xét (SGK/50) </b>


? Phân tích số 420 ra thừa số ngun tố.


<i><b>3/ Củng cố</b></i> ( Luyện tập )



GV phát phiêu học tập cho các nhóm
Đánh dấu “x” vào ơ thích hợp:


Phân tích ra


TSNT Đúng Sai Sửa lại cho đúng.
120 = 2.3.4.5


306 = 2.3.51
567 = 92<sub> .7</sub>
132 = 22<sub>.3.11</sub>
1050 = 7.2.32<sub> . 5</sub>2


Sau khi GV kiểm tra lại bài làm HS .GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
<b>? Cho biết mỗi số đó chia hết cho những số nguyên tố nào?</b>


<b>? Tìm tập hợp các ước của những số đó?</b>


<i><b>4/ Dặn dị</b></i> : - Học theo SGK + vở ghi


- Làm bài tập 125 (d,e,g) ;127 ;128 SGK/50
- GVHD: Baøi 128


- Xem trước bài tập phần Luyện Tập.
<b>IV/ RÚT KINH NGHIỆM :</b>


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>LUYỆN TẬP</b>




<b>I/MỤC TIÊU:</b>


_Qua bài tập rèn luyện cho HS thành thạo cách hpân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết dùng
lủy thừa để viết gọn


_Qua đó củng cố lại ước và bội.


<b>II/ CHUẨN BỊ : Máy chiếu ,phiếu học tập.</b>
<b>III/LÊN LỚP:</b>


1<i><b>)Kieåm tra</b></i>:


<b>? Phân tích 225 và 1800 ra thừa số nghuyên tố.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

(GV:Nhận xét-Sửa chữa-Chốt lại cách phân tích ).
2<i><b>)Bài mới</b></i><b>:</b>


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ <b> NỘI DUNG</b>
<b>GV:Gọi HS đọc đề ,nhắc lại</b>


<b>?:a=b.q thì a là gì của b,q và ngược lại?</b>
<b>?:Vậy 4 =?; 8 =?; 16 =?;20 =?.Số nào là ước </b>
của a?


<b>GV: (chốt lại)Nếu số nào có trong thừa số của </b>
a thì là Ư(a), ngược lại thì khơng là Ư(a)
<b>GV u cầu HS làm Bài 129</b>


<b>GV:Gọi HS tại chỗ đọc đề, nhắc lại (Đảo lại </b>


của Bài 128)


<b>?:Mọi số nguyên tố lớn hơn 1 ln có những </b>
ước nào?


<b>? Các số a, b , c đã được viết dưới dạng gì ?</b>
<b>?Em hãy viết tất cả các ước của a ?</b>


<b>?:Vậy a có mấy ước ?là những ước nào?</b>
<b>GV:Tương tự đối với b,c</b>


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 130(SGK/50)</b>


<b>GV:Bài tập 130 bao hàm của bài tập 129,bài </b>
tập 129 người ta đã phân tích số a,b,c ra thành
thừa số nguyên tố rồi chỉ yêu cầu ta đi tìm
ước.Nhưng bài tập 130 chưa phân tích.Chỉ khác
là ta tìm ước dưới dạng tập hợp


GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS có
ghi nội dung bài 130 dưới dạng tổng hợp như
bên.


GV cho các nhóm họat động.


<b>GV kiểm tra một vài nhóm trước tịan lớp.</b>
<b>GV nhận xét cho điểm nhóm làm đúng nhất.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 131(SGK/50)</b>
<b>GV:Gọi HS đứng tại chỗ đọc đề, nhắc lại</b>
<b>?:Nều gọi hai số đó là a,b.Theo bài ta có gì? </b>


(a.b=42)


<b>?:Vậy a, b là gì của 42?</b>


<b>? Tìm các Ư(42).Vậy hai số đó là gì?</b>
<b>GV:Cho HS làm tương tự câu b.(lưu ý a<b)</b>
<b>GV:Cho HS tự làm ít phút,gọi HS tại chỗ làm</b>


<b>Bài 128: (sgk/50) </b><i>Cho:a = 23<sub>. 5</sub>2<sub>.11 ,số nào là </sub></i>


<i>ước của a</i>


Mỗi số 4 =22<sub> ;8=2</sub>3<sub>;11;20=2</sub>2<sub>. 5 đều là ước của a </sub>
vì chúng có mặt trong các thừa số của a.


Cịn 16 = 24 <sub>khơng là Ư(a) .Vì trong các thừa số </sub>
của a khơng có 24


<b>Bài 129:(sgk/50)</b>


a) Cho a=513 .Các ước của 2 là :1;5;13;65.
b) Cho b=25<sub> .Các ước củab là : 1;2;4;8;16;32.</sub>
c) Cho c =32<sub>. 7.Các ước của c là :1; 3; 9; 7; </sub>


21 ; 63


<b>Bài 130:(sgk/50)Hãy hòan thành bảng sau:</b>


<i>Phân tích </i>
<i>ra</i>



<i> TSNT</i>


<i>Chia hết </i>
<i>cho các </i>
<i>SNT</i>


<i>Tập </i>
<i>hợp các</i>
<i>ước</i>


<b>51</b>
<b>75</b>
<b>42</b>
<b>30</b>


<b>Bài 131:(sgk/50)</b>


a<i>)Tích hai số tự nhiên bằng 42 . Tìm hai số đó</i>


Gọi hai số nguyên tố cần tìm là a,b Ta có:a.b=42
Vậy a, b là Ư(42) mà 42=2.3.7,vậy hai số cần tìm
là 1 và 42;2và 21;3 và 14; 6vaø 7.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>GV yêu cầu HS làm Bài 132(SGK/50)</b>
<b>GV:Gọi HS đọc đề, nhắc lại</b>


? Tâm xếp số bi đều vào các túi.Như vậy số túi
quan hệ như thế nào so với tổng số bi?



HS đứng tại chỗ trả lời.GV ghi bảng.
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 133(SGK/51)</b>
<b>?:Phân tích 111 ra thừa số ngun tố?</b>
<b>?:Vậy tập hợp Ư(111)=?</b>


<b>?:Nếu a=b.q thì b,q là gì của a</b>


<b>?: Vậy</b>**.* =111 nên** là gì của 111 và có


mấy chữ số?


a 1 2 3 5


b 30 15 10 6


<b>Baøi 132 : (sgk/50)</b>


Số túi là ước của 28
mà Ư(28) =

1;2;4;7;14; 28



Đ/S: 1;2;4;7;14;28 túi.


<b>Bài 133 : (sgk/51)</b>


a)Ta có 111=3.37.Tập hơ[p5 các ước của 111 là
Ư(111)=

1;3;37;111



b)Vì **.* =111 nên** là Ư(111) và có hai chữ số


nên ** = 37



Vậy :37.3 =111


<i><b>3)Hướng dẫn về nhà:</b></i>


_Làm bài tập:132/sgk/50
_Bài tập:


1)Cho a=22<sub>.5</sub>2<sub>.13 .Mỗi số 4;25;20;8; có là Ư(a)?</sub>


2)Viết tất cả các ước của a,b,c biết a=7.11,b=24<sub>;c=3</sub>2<sub>.5</sub>
3)Tích của hai số ngun tố bằng 78.Tìm hai số đó.
4) Thay * bởi chữ số thích hợp *.** =115


_Xem trước bài mới: Ước chung và bội chung.
<b>IV/RÚT KINH NGHIỆM:</b>


………...


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



BAØI 16:

<b>ƯỚC CHUNG và BỘI CHUNG</b>



<b>I.MỤC TIÊU:</b>


 HS nắm được định nghĩa ước chung , bội chung , hiểu được khái niệm giao của hai tập
hợp.


+ HS biết tìm ước chung ,bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước ,liệt kê
các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp, biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.



+ HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài tóan đơn giản.
<b>II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ</b>


<b>III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<b>1.</b><i><b>Kiểm tra</b></i>: ( Kết hợp với bài mới)


<i><b>2.Bài mới:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>? Tìm các Ư(4) ; Ư(6) ;Ư(12) HS:……….</b>
<b>? Số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 6? </b>
<b>HS: 1 ; 2</b>


<b>GV: 1;2 gọi là ước chung của 4 và 6.</b>
<b>?Thế nào là ước chung của hai số?</b>


<b>GV giới thiệu kí hiệu tập hợp ước chung của 4 và 6</b>
<b>? Hãy nhận xét xem ước chung 1 ;2 có quan hệ như </b>
thế nào so với 4 và 6?


<b>HS: 4</b>2 vaø 6  2


<b>? Tổng quát hơn x là ước chung của a ,b khi</b>
nào?


<b>HS:………..GVKL:……….</b>
<b>? Hãy tìm ÖC (4 ;12)?</b>


<b>HS:………GVKL:………..</b>



<b>? Số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 6 vừa là ước</b>
của 12? HS: 1 ;2


<b>GV : 1;2 là ước chung của 4 và 6 và 12</b>
<b>GV giới thiệu tương tự ƯC(a,b,c)</b>
<b>GV yêu cầu HS làm </b> ?1


<b>HS đứng tại chỗ trả lời.Giải thích?GVKL:……..</b>
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 135a(sgk/53)</b>


<b>HS lên bảng .Cả lớp làm vào vở.</b>
<b>? Hãy tìm các B(4) ; B(3) và B(6)</b>
<b>HS :đứng tại chỗ trả lời .GV ghi bảng</b>
<b>? Số nào vừa là bội của 4 vừa là bội của 6</b>
<b>HS: 0;12;24;…..</b>


<b>GV: Các số 0 ; 12 ; 24 ;… là các bội chung của 4 và </b>
6.


<b>? Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số?</b>
<b>? Tìm các bội chung của 4 ; 3 ;6 .</b>


<b>GV giới thiệu kí hiệu bội chung .</b>


<b>Gv xây dựng các công thức BC tương tự ƯC.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm </b> ? 2


<b>HS đứng tại chỗ trả lời.Giải thích?</b>



<b>GV hướng dẫn HS biểu diễn tập hợp Ư(4) và Ư(6) </b>
dưới dạng vịng kín.


<b>? Hãy chỉ ra tập hợp ƯC(4;6)? Hãy nhận xét số phần </b>
tử của tập hợp ƯC(4;6)?HS:…………


<b>GV: Tập hợp ƯC(4;6) tạo thành bởi các phần tử </b>
chung của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).Tập hợp ƯC(4;6)
gọi là giao của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).


VD: Ö(4) =

1; 2; 4



Ö(6) =

1; 2;3;6



Ö(12) =

1;2;3; 4;6;12



Số 1 và 2 gọi là ước chung của 4 và 6 .
Kí hiệu: ƯC(4;6)=

1; 2



%<i><b>Kết luận</b>(sgk)</i>
<i>Tổng quát</i>:


<b> </b> <i>x UC a b</i> ( , ) <i>a x b x</i>; 


<i>x UC a b c</i> ( , , ) <i>a x b x c x</i>; ; 


?1(sgk/52) Khẳng định sau đúng hay sai?
a) 8ƯC(16;40) đúng vì 16<sub></sub>8 và 40<sub></sub>8
b) 8ƯC(32;28) sai vì 32<sub></sub>8 nhưng 28<sub></sub>8
<b>Bài 135(sgk/53) :Viết các tập hợp:</b>


a) Ư(6) ;Ư(9) ;ƯC(6;9)


2/Bội chung


VD:B(4)=

0;4;8;12;16;20;24;...



B(6)=

0;6;12;18; 24;30;36;...



Các số 0;12;24;36;… gọi là bội chung của 4
và 6


Kí hiệu: BC(4;6)=

0;12; 24;...



%<i><b>Kết luận</b></i>(sgk/52)


Tổng quát:


x BC(a,b)   <i>x a x</i>; b


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>? Em hiểu thế nào là giao của hai tập hợp?</b>
<b>HS:………..GVKL:……….</b>
<b>GV giới thiệu giao của hai tập hợp.</b>
<b>Gv nêu ví dụ như SGK/53</b>


<b>GV:Lưu ý nếu hai tập hợp khơng có phần tử chung thì</b>
giao của chúng là tập hợp rỗng.


<b>GV lưu ý giao của hai tập hợp là 1 tập hợp.</b>



<i>Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm </i>
<i>các phần tử chung của hai tập hợp.</i>


<b>Kí hiệu : A </b> B


Như vậy: Ư(4) Ư(6) = ƯC(4;6)
<i><b>3.Cũng cố.</b></i>


Bài 134(sgk/53) Điền kí hiệu  , <sub> vào ơ vng cho đúng.</sub>


a) 4 ÖC(12 ; 18) b) 6 ÖC( 12 ; 18)
c) 2 ÖC(4;6;8) d) 4 ÖC(4;6;8)
e) 80 BC(20;30) f) 24 BC(4;6;8)


Bài 136(sgk/53)Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6
Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9
Gọi M là giao của hai tập hợp A và B


a) Viết các phần tử của tập hợp M.


<i><b>4.Hướng dẫn về nhà</b></i>:


* Học bài : Hiểu thế nào là BC hay ƯC của hai hay nhiều soá.
* BTVN: 135(b;c);136(b)(sgk/53)


* Xem trước bài tập phần Luyện Tập.
<b>IV.RÚT KINH NGHIỆM:</b>


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>




<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>I.MỤC TIÊU:</b>


HS được cũng cố và khắc sâu các kiến thức về ước chung và bội chung của hai hay nhiều
số.


- Rèn kỹ năng tìm ước chung và bội chung.Tìm giao của hai tập hợp.
_ Vận dụng vào các bài tóan thực tế.


<b>II.CHUẨN BỊ Bảng phụ .</b>
<b>III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<i><b>1.Kieåm tra: </b></i>


? Ước chung của hai hay nhiều số là gì? xƯC(a,b) khi nào?
Bài tâp: Điền kí hiệu  , <sub> vào ơ vng cho đúng.</sub>


a) 4 ÖC(20 ; 18) b) 6 ÖC( 12 ; 15;18)


c) 16 ÖC(4;8) d) 4 BC(4;8;12)


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

e) 80 BC(20;30) f) 24 BC(4;6;8)
<b>(HS lên bảng .GV nhận xét.Cho điểm)</b>


<i><b>2.Bài mới:</b></i>


<b>CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>? Ước chung của hai hay nhiều số là gì? x</b>ƯC(a,b)



khi nào?


<b>?Bội chung của hai hay nhiều số là gì? x</b>BC(a,b) khi
nào?


<b>HS: trả lời</b>


<b>GV ghi lại kiến thức cần nhớ ở góc bảng để HS dễ </b>
nhớ.


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 137 (SGK/53)</b>
<b>GV cho HS cả lớp làm khỏang 2,3 phút.</b>
<b>? Giao của hai tập hợp là gì? HS:………</b>


<b>GVKL: Giao của hai tập hợp là </b><i><b>1 tập hợp</b></i> gồm các


<i><b>phần tử chung</b></i> của hai tập hợp đó.


<b>GV:Gọi lần lượt từng HS lên bảng làm từng câu.</b>
<b>HS khác nhận xét . GV kiểm tra,chốt lại,cho điểm.</b>
<b>? Tìm giao của hai tập hợp N và N*?</b>


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 175 (SBT/23)</b>


<b>GV giới thiệu nội dung của bài bằng bảng phụ.</b>
<b>GV cho HS cả lớp làm khỏang 2,3 phút</b>


<b>? Mỗi tập hợp A,P,A</b>Pcó bao nhiêu phần tử?
<b>HS:……….</b>



<b>? Nhóm HS đó có bao nhiêu người?</b>
<b>HS:………</b>


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 138 (SGK/54)</b>
<b>GV treo bảng phụ.</b>


<b>GV gọi 1,2 HS đọc đề tốn.GV gọi 2 HS đại diện của </b>
nhóm lên bảng điền.


Hai nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau.


<b>?Tại sao cách chia a và c lại thực hiện được,cách chia </b>


<b>Ghi nhớ:</b>


<b> </b> <i>x UC a b</i> ( , ) <i>a x b x</i>; 
<b> </b> <i>x UC a b c</i> ( , , ) <i>a x b x c x</i>; ; 
x BC(a,b)   <i>x a x</i>; b


x BC(a,b,c)   <i>x a x</i>; b;x c 




<b>Baøi 137 (SGK/53)</b>


a) A B =

<sub></sub>

<i>cam chanh</i>;

<sub></sub>



b) A B là tập hợp các học sinh vừa
giỏi Văn vừa giỏi Toán.



c) A B =B
d) A B = 
e) N N* = N*


<b>Bài 175 (SBT/23)</b>


a) A có : 11 + 5 = 16 (phần tử)
P có : 7 + 5 = 12 (phần tử)
APcó 5 phần tử


b) Nhóm HS đó có:


11 + 5 + 7 = 23 (người)


<b>Bài 138 (SGK/54)</b>
Các


h
chia


Số
phần
thưởn
g


Số bút ở
mỗi phần
thưởng


Số bút ở


mỗi phần
thưởng


a 4


b 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

b không thực hiện được ?


<b>? Trong các cách chia trên ,cách chia nào có số bút và </b>
số vở là ít nhất , nhiếu nhất?


<b>HS:……….GVKL:……….</b>
<b>GV giới thiệu thêm bài tập ở bảng phụ</b>
<b>GV yêu cầu 1 HS đọc đề.</b>


<b>? Số tổ có quan hệ như thế nào so với số HS trong lớp?</b>
<b>HS:……….GV(chốt lại)</b>


<b>HS làm vào nháp khòang 2,3 phút.</b>
<b>GV gọi 1 HS lên bảng trình bày.</b>


<b>HS khác kiểm tra,nhận xét .GV kiểm tra lại.Cho điểm.</b>
<b>GV chốt lại dạng toán.</b>


<b>Bài tập ( Thêm)</b><i>Một lớp học có 24 nam và</i>
<i>18 nữ .Có bao nhiêu cách chia tổ sao cho </i>
<i>số nam và số nữ trong mỗi tổ là như nhau?</i>
<i>Cách chia nào có số HS ít nhất ở mỗi tổ?</i>



Giaûi:


Số cách chia tổ là số ước chung của 24 và
18


ƯC(24 ; 18) =

1; 2;3;6



Vậy có 4 cách chia tổ


Cách chia thành 6 tổ thì HS ít nhất mỗi tổ.
(24 : 6) + (18 : 6) = 7 (HS)


<i><b>3.Hướng dẫn về nhà</b></i> :


 Xem lại lý thuyết bài :”ước chung và bội chung”
 Xem lại các bài tập đã giải.


BTVN:170;171;172;173(SBT/23)


GVHD:Các dạng tóan đều tương tự các bài đã làm ở lớp.
Xem trước bài mới: ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT.


<b>IV.RUÙT KINH NGHIEÄM:</b>


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



Bài 17 :

<b>ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT</b>



<b>I.MỤC TIÊU : </b>



+ HS hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ,thế nào là hai số nguyên tố cùng
nhau ,ba số nguyên tố cùng nhau.


+ HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể ,biết tìm ƯC và ƯCLN
trong các bài tóan thực tế.


<b>II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ.</b>
<b>III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>


<b>1.</b><i><b>Kiểm tra</b>(</i>Bảng phụ)


Bài tập: Có 30 nam ,36 nữ.Người ta muốn chia đều số nam,số nữ vào các nhóm.Trong các
cách chia sau,cách nào thực hiện được ?Điền vào chỗ trống trong từng trường hợp chia được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

a 3
b 5
c 6


(HS lên bảng điền)


<b>GV(đặt vấn đề)Có cách nào tìm ước chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của </b>
mỗi số hay không?


<b> 2. </b><i><b>Bài mới:</b></i>


<b>CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>? Tìm các tập hợp Ư(12) ; Ư(30) ; ƯC(12,30)?</b>


<b>HS đứng tại chỗ trả lời.GV ghi bảng.</b>



<b>? Tìm số lớn nhất trong tập hợp ước chung?HS:</b>
6


<b>GV: 6 gọi là ước chung lớn nhất của 12 và 30.</b>
<b>GV giới thiệu ước chung lớn nhất và kí hiệu.</b>
<b>? Vậy ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là</b>
số như thế nào?


<b>HS:…………GVKL:……….</b>


<b>GV yêu cầu HS đọc phần đóng khung trong</b>
SGK/54.


<b>GV lưu ý với HS ước hoặc ước chung thường</b>
được viết dưới dạng tập hợp,còn tập hợp ƯCLN
chỉ có một phần tửnên khơng viết dưới dạng tập
hợp.


<b>? Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa ƯC và</b>
ƯCLN trong ví dụ trên?


<b>HS:………GVgiới thiệu nhận xét(SGK/54)</b>
<b>? Hãy tìm ƯCLN(5;1)và ƯCLN(12;30;1)</b>


<b>HS tìm và trả lời.</b>


<b>GV nêu chú ý: Nếu trong các số đã cho có một </b>
số bằng 1 thì ƯCLN của các số đó bằng 1
<b>GV gọi 1 HS đọc chú ý SGK/55</b>



*GV treo bảng phụ có ghi phần đóng khung
,nhận xét và chú ý.


<b>? Tìm ƯCLN (36 ;84 ; 168).HS suy nghó</b>


<b>GV: Khơng cần tìm ước của từng số ta cũng có </b>
thể tìm ƯCLN của chúng.


<b>GV hướng dẫn:</b>


<b>?Hãy phân tích 36 ; 84 ; 168 ra thừa số nguyên tố.</b>
<b>?Số nào là TSNT chung của ba số trên trong </b>
dạng phân tích ra rhừa số nguyên tố?


HS: Số 2 và số 3


<b>?Tìm TSNT chung với số mũ nhỏ nhất ?Có nhận </b>


<b>1.Ước chung lớn nhất:</b>


<i>Ví dụ 1</i>: Tìm tập hợp các ước chung của 12 và
30


Ö(12) =

1;2;3; 4;6;12



Ư(30) =

1;2;3;5;6;10;15;30



Vậy: ƯC(12;30) =

1;2;3;6



ƯCLN(12 ; 30) = 6


<b>Định nghóa(sgk/54)</b>
<b>Nhận xét : (sgk/54)</b>
<b>Chú ý (sgk/54)</b>


<b>2.Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân </b>
<b>tích các số ra thừa số ngun tố</b>


<i>Ví dụ 2</i>: Tìm ƯCLN(36 ; 84 ; 168)
36 = 22<sub> . 3</sub>2


84 = 22<sub> . 3 . 7</sub>
168 = 23<sub> . 3 .7</sub>


ÖCLN(36 ; 84 ; 168 ) = 22<sub> .3 = 12</sub>
<b>Quy taéc (SGK/55)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

xét gì về TSNT 7


<b>GVKL: Như vậy để có ƯCLN ta lập tích các </b>
TSNT chung ,mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất
của nó


<b>? Phát biểu quy tắc tìm ƯCLN?</b>
<b>HS:…………GVKL:……….</b>
<b>HS đọc quy tắc SGK/55</b>


* Tìm ƯCLN(12 ;30) bằng cách phân tích ra thừa
số nguyên tố?


<b>HS cả lớp cùng làm .1 HS lên bảng.</b>


<b>GV yêu cầu HS làm </b> ? 2


<b>GV giới thiệu các số nguyên tố cùng nhau</b>
<b>? Như thế nào gọi là các số ngun tố cùng </b>
nhau?


<b>HS:………GVKL:……….</b>
<b>? Nêu đặc điểm của 3 số 24 ; 16;8?</b>


<b>GV:Trong trường hợp này,khơng cần phân tích ra</b>
TSNT ta vẫ tìm được ƯCLN chú ý(sgk/35)
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 139(sgk/56)</b>
<b>GV thu chấm khỏang 5 bài nhanh nhất.</b>
<b>GV gọi 4 HS lên bảng</b>


<b>GV: ở mỗi câu Gv chốt lại dạng toán.</b>




2


12 2 .3
30 2.3.5


(12;30) 2.3 6
<i>UCLN</i>






  


? 2 Tìm
a)ƯCLN( 8; 9)


3
2


8 2
9 3


 Vậy ƯCLN(8 ;9 ) = 1
(8 và 9 là hai số nguyên tố cùng nhau)
b) ƯCLN(8 ;12 ;15)




3
2


8 2
12 2 .3
15 3.5







Vậy ƯCLN(8 ; 12 ; 15) = 1
(8 ;12 và 15 là ba số nguyên tố cùng nhau)
c) ƯCLN(24;16;8) = 8


Chú ý(sgk/35)
<b>3.Luyện tập:</b>


<i>Bài 139(sgk/56):</i>Tìm ƯCLN của
a) 56 và 140 b) 24; 84 180
c) 30 vaø 180 d) 15 vaø 19


<i><b>3.Hướng dẫn về nhà:</b></i>


+ .Học thuộc tất cả phần in đậm và in nghiêng trong SGK trang 54 và 55.
+ BTVN: 140;141(SGK/56)


+ Xem trước bài tập phần :Luyện Tập 1.


<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



Bài 17 :

<b>ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT(tt)</b>



<b>I.MỤC TIÊU:</b>


+ HS được cũng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
+ HS biết cách tìm ước chung thơng qua tìm ƯCLN.


+ Rèn cho HS biết quan sát ,tìm tịi đặc điểm các bài tập để áp dụng nhanh,chính xác.
<b>II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ</b>



<b>III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>
<b>1.</b><i><b>Kiểm tra</b></i>


<i>Bài tập trắc nghiệm</i>: Hãy hòan thành các phát biểu sau:
a) Ước chung của hai hay nhiều số là ………(1)………..


b) ƯCLN của hai hay nhiều số là số ………(2)……… trong tập hợp các ước
chung của các số đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

c)Các số gọi là nguyên tố cùng nhau nếu chúng có ………(3)……….
d) Trong các số đã cho ,nếu số nhỏ nhất là ước của các số cịn lại thì ƯCLN của
các số đã cho chính là ………(4)………


<i>Bài tập tự luận</i>: Tìm a)ƯCLN(24;16;8) b)ƯCLN(18;30;77)
<b>GV yêu cầu cả lớp cùng làm.GV thu 5 bài nhanh nhất.</b>


1 HS lên bảng.


<i><b> </b><b> </b><b> </b><b> 2.</b><b> </b></i>Bài mới:


<b> CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b> NỘI DUNG</b>
<b>? Muốn tìm ước chung của hai số a và b ta làm thế nào?</b>


<b>HS: Ta liệt kê các ước của a và các ước của b.Sau đó</b>
chọn các số vừa là ước của a vừa là ước của b,đó chính
là ước chung của a và b.


<b>GV: Để tìm ước chung ngòai cách liệt kê như trên ta</b>
còn cách khác nhanh hơn ,hay hơn.



<b>GV dẫn dắt HS quay lại ví dụ 1 và </b> ?1 ở tiết trước.
<b>GV:Như ta đã làm ƯCLN(12 ; 30 ) = 6</b>


và ƯC (12 ; 30) =

1; 2;3;6



<b>? Hãy nhận xét các phần tử của tập hợp ƯC so với 6?</b>
<b>HS:……….</b>


<b>GVKL: Các phần tử của tập hợp ước chung đều là ước</b>
của ƯCLN.


<b>? Để tìm ước chung của các số đã cho ta làm như thế</b>
nào? HS:………GVKL:………


<b>GV yêu cầu 1 HS đọc nội ung trong phần đóng khung</b>
sgk/56


*Cũng cố:Tìm số tự nhiên a biết rằng 56a và140a
<b>? 56</b>a và140a nghĩa là thế nào?


<b>HS: a </b>ƯC(56 ;140)


<b>? Muốn tìm ƯC(56 ;140) trước tiên taphải làm thế nào?</b>
<b>HS :Muốn tìm ước chung trước tiên ta phải tìm ƯCLN.</b>
<b>? Muốntìm ƯCLN của hai hay nhiều số ta làm thế nào?</b>
<b>HS :………</b>


<b>HS đứng tại chỗ làm .GV ghi bảng.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 143(sgk/56)</b>
<b>? Hãy nhắc lại yêu cầu bài toán?</b>



<b>? Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ta làm thế nào?</b>
<b>HS:………..GVKL:………</b>


<b>GV yêu cầu HS làm Bài 144(sgk/56)</b>


<b>? Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192.</b>
<b>? Muốn tìm ước chung trước hết ta phải làm sao?</b>
<b>HS:Tìm ƯCLN.</b>


<b>GV yêu cầu HS cả lớp cùng thực hiện.1HS lên bảng.</b>


<b>3.Cách tìm ước chung thơng qua tìm </b>
<b>ƯCLN</b>




ƯCLN(12;30) = 6
 ƯC(12;30) = Ư(6) =

1; 2;3;6



<b>Ví dụ: </b><i>Tìm số tự nhiên a biết rằng 56</i><i>a </i>
<i>và140</i><i>a</i>


Vì 56


140
<i>a</i>


<i>a</i>





  a ƯC(56 ;140)
Ta có: 56 = 23<sub> .7</sub>


140 = 22<sub>. 5 .7</sub>


ÖCLN( 56;140) = 22<sub> . 7 = 28</sub>
Vậy a ƯC(56 ;140) = Ö (28)


=

1; 2;4;7;14;28



<b>Bài 143(sgk/56)Tìm số tự nhiên a lớn nhất</b>
,biết


rằng 420 ;700<i>a</i> <i>a</i>


Ta có : a = ƯCLN(420 ; 700)
420 = 22<sub> . 3 . 5 . 7</sub>
700 = 22<sub> . 5</sub>2<sub> . 7</sub>


Vậy a = ƯCLN(420 ; 700) = 22<sub> . 5 . 7 = 140</sub>
<b>Bài 144(sgk/56) Tìm các ước chung lớn</b>
hơn 20 của 144 và 192.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>GV lưu ý ta chỉ chon các ước lớn hơn 20.</b>
<b>GV yêu cầu HS làm Bài 145(sgk/56)</b>
1HS đọc đề.


<b>? Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vng bằng cách</b>


nào ? HS:………..


<b>GVKL: Độ dài lớn nhất của cạnh hình vng là</b>
ƯCLN(75 ;105 ).


<b>HS về nhà làm.</b>


 Trò chơi: Thi làm tóan nhanh
GV đưa 2 bài tập lên bảng phụ


<i>Yêu cầu</i>: (giống như trò chơi các tieát 27)


=

1;2;3; 4;6;8;12;24;48



Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và
192 là : 24 ; 48.


<b>Baøi 145(sgk/56)</b>
(Về nhà )


<i>Trò chơi</i>: Thi làm tóan nhanh
Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC của:


a) 54 ; 42 và 48
b) 24 ; 36 và 72


<i><b>3.Hướng dẫn về nhà:</b></i>


 Ơn lại bài (Biết cách tìm ƯCLN và biết cách tìm ƯC thơng qua ƯCLN)
Xem lại tất cả các bài tập đã làm.



BTVN:145;142(sgk/56)


Bài tập thêm:Tìm 2 số tự nhiên biết tổng của chúng bằng 84 và ƯCLN
của chung bẳng 6


GVHD:Gọi 2 số phải tìm là a,b.Phân tích a,b ra các TSNT dưới dạng
tổng qt.Sau dó dựa vào điều kiện bài tốn để chọn a,b.


<b>IV.RÚT KINH NGHIỆM</b>


<b>Tuần 12 , Ngày Soạn :</b>



:


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>I. Mục tiêu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


Học sinh được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


Học sinh biết tìm ước chung thơng qua tìm ƯCLN.


<i><b>Thái độ:</b></i>


Học sinh biết quan sát, tìm tịi đặc điểm các bài tập để áp dụng nhanh.


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<b>1 . Kiểm tra : ( Bảng phụ viết đề sẵn )</b>
<b>Gv : gọi 2 hs lên bảng làm 2 bài tập đã cho tiết trước</b>
=> NX sửa chữa , chốt lại kiến thức liên quan


<b>GV :( lưu ý ) nếu đề bài : chia đều …. Để … lớn nhất -> tìm UCLN</b>
<b>2. Bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG GHI BẢNG</b>
<b>GV: Gọi hs đứng tại chỗ đọc đề.</b>


-> nhắc lại , tóm tắt đề bài lên bảng
<b>HS: Mai mua 28 bút, Lan mua 36 bút</b>
Số bút a trong mỗi hộp bằng nhau


<b>?Vậy a là gì của 28 và 36 ? và a ntn với 2 => a </b>
<b>? Theo câu a), a là gì của 28 và 36? Và a ntn với</b>


2 ?



<b>? Có mấy cách tìm ƯC (28, 36)</b>
<b>HS : có 2 cách</b>


C1: Tìm Ư của từng số -> tìm ƯC
C2: Tìm ƯCLN -> tìm Ư của ƯCLN
<b>GV: Gọi 1 hs lên bảng tìm ƯCLN - > ƯC</b>


<b>Bài 147 : ( sgk/57)</b>


Tóm tắt: mai mau 28 bút, Lan 36 bút


Biết : số a trong mỗi hộp bằng nhau va lớn hơn
2.


Hỏi : a) tìm mối q/hệ giữa a và 28, 36, 2,
b) tìm a ?


c) Mai, Lan mua mấy hộp?
<b>Giải</b>
a) a là Ư(28), Ư(36), a > 2


b) từ câu a ta có ; a là ƯC( 28,36) và a>2
Ta có :28 = 22<sub>. 7</sub>


36 = 22<sub>. 3</sub>2


Vậy ƯCLN( 28,36) = 22<sub> = 4</sub>


Nên ƯC (28;36) = Ư(4) = { 1; 2; 4}



Vì a>2 => a = 4


Số bút trong mỗi hộp là 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>GV : gọi hs tại chỗ đọc đề</b>
=> nhắc lại – Ghi tóm tắt đề


<b>? : Số nam và số nữ được chia đều vào các tỏ </b>
nghĩa là gì?


<b>Hs : số nam và số nữ ở mỗi tổ bằng nhau</b>


<b>GV : ( lưu ý) không nên hiểu trong một tổ có số </b>
nam = số nữ


<b>? :Để số nam và số nữ chia đều vào các tổ thì số</b>
tổ là gì của 48 và nữ


<b>HS :số tổ là ƯC(48,72)</b>


<b>?:nhưng để chia nhiều nhất mấy tổ thì số tổ là gì</b>
?


<b>HS : là ƯCLN( 48,72)</b>


<b>GV: gọi hs lên bảng làm câu a</b>


<b>? : Khi đó mỗi tổ có âmý nam, máy nữ, được </b>
tính ntn?



<b>HS : lấy số nam chia cho ƯCLN</b>
Lấy số nữ chia cho ƯCLN


<b>Baøi 148 : ( sgk/57)</b>


Tóm tắt: Đội 1 có 48 nam, 78 nữ, số nam, số nữ
được chia đều vào các tổ nhiều nhất thì số tổ là
ƯCLN (48,72)


Ta coù: 48 = 24<sub>.3;</sub>
72 = 23<sub> . 3</sub>2


Vậy : ƯCLN (48, 72) = 23<sub>. 3 = 24</sub>


Vậy : 48 nam và 72 nữ có thể chia nhiều nhất là
24 tổ.


b) Khi đó mỗi tổ có :
48 : 24 = 2 ( nam)
72 : 24 = 3 ( nữ)


<b>3. Củng cố :</b>


- HS nhắc lại quy tắc tìm ƯCLN


- GV: chốt dạng tốn tìm ƯCLN “ ……. Chia đều ….. lớn nhất ……… “ -> tìm ƯCLN
<b>4. Dặn dị :</b>


- Xem lại các bài tập đã giải
- Ôn lại ƯC, BC, ƯCLN


- Làm bài tập


1) Tương tự bài 148, thay số 24 nam, 108 nữ ( 96 nam, 36 nữ)
2) Tương tự bài 147, thay số : Mai mua 20 bút, Lan mua 15 bút.
_ Xem trước bài mới : BỘI CHUNG NHỎ NHẤT


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM :</b>


………..


………
….


<b>Tuần 12 , Ngày Soạn :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>I. Mục tiêu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số
nguyên tốt.


<i><b>Thái độ:</b></i>


HS biết phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm BCNN và ƯCLN,
biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<b>1 . Kiểm tra : ( Bảng phụ viết đề sẵn )</b>


<b>HS 1: làm bài tập 1 đã cho ở tiết trước.</b>
<b>HS2: Nhắc lại cách tìm bội của một số.</b>


- Aùp dụng tìm B(4), B(6), BC(4,6)
<b>GV : nhận xét, sửa chữa , chốt lại quy tắc.</b>


<b>GV: (đvđ) tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các BC(4,6)</b>
<b>2. Bài mới:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG GHI BẢNG</b>
<b>GV : từ ĐVđ -> Giới thiệu bội chung nhỏ nhất </b>


và kí hiệu của nó.


<b>GV ( lưu y)ù BCNN chỉ có 1 số nên khơng viết </b>


dưới dạng tập hợp.


<b>?: Tìm B(2); B(3); BC(2,3); BCNN(2,3) </b>
-> gọi hs tại chỗ làm.


<b>GV :( lưu ý ) số nhỏ nhất mà khác 0 trong tập </b>
hợp BC gọi là BCNN.


<b>? : qua 2 ví dụ BCNN của 2 hay nhiều số là gì ? </b>
-> định nghóa


<b>? : Có NX gì về quan hệ giữa các bội chung </b>
BC(4,6) và BCNN(4,6)


-> Nhận xét: sgk/57
<b>? : Bội của 1 bằng gì? </b>


Tìm BCNN( 1;12) ; BCNN(1;12;15)


<b>1.</b> <b>Bội chung nhỏ nhất (BCNN)</b>
a) Ví dụ : B(4) ={0; 4; 8; 12; 16 . . . }


B(6) = { 0;12; 16; 24; 30; . . . }
Vaäy BC(4,6) = { 0; 12; 14; . . . }
=> BCNN(4,6) = 12


b) Định nghóa : (sgk/57)


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

=> Chú ý sgk/58



<b>GV:(lưu ý) phân biệt ƯCLN(a;b)và BCNN(a;1)</b>
; ƯCLN(a;b;1) và BCNN(a;b;1)


<b>? Qua phần 1 muốn tìm BCNN cùa 2 hay nhiều </b>
số ta làm như thế nào?


<b>HS: Tìm B của từng số => Tìm BC => BCNN</b>
<b>GV: (</b><i><b>Đvđ)</b></i> Vậy có cách nào tìm BCNN mà
khơng cần làm như trên khơng?


=> Phần 2
<b>GV:đưa ra vd</b>


<b>? P/tích 8;18;20 ra thùa số nguyên tốich&</b>
<b>? Để </b> 8 thì (8;18;20) phải chứa thừa số nào?
Số mũ = ? HS: (23<sub>)</sub>


<b>GV:hỏi tương tự đối với 18 và 20</b>


<b>? Vậy để </b>8 , 18 và 20 thì BCNN của nó phải
chứa những thừa số nào? Mỗi luỹ thừa cần thừa
số ntn? ( cao nhất)


<b>? Qua ví dụ muốn tìm BCNN ta làm ntn?</b>
=> Gv gọi hs nhắc lại -> Quy tắc


<b>GV: gọi 3 hs làm ?1 ; ?2 sgk</b>
GV: Gíơi thiệu Chú ý (sgk/58)


<b>* Chú ý: </b>



Với mọi a,b  N* thì BCNN(a,1) = a và
BCNN(a, b, 1) = BCNN(a,b)


<b>2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra </b>
<b>thừa số nguyên tố :</b>


a) Ví dụ : Tìm BCNN (8;18;20)
Ta có : 8 = 23<sub> , 18 = 2 . 3</sub>2<sub> , 20 = 2</sub>2<sub> . 5</sub>


- Thừa số chung ; 2, riêng 3 và 5


- Số mũ lớn nhất của 2 là 3, của 3 là 2 , của 5
là 1


- Vaäy : BCNN(8,18,20) = 23<sub>.3</sub>2<sub>.5 = 8.9.5 = 360</sub>
b) Quy taéc : ( sgk/58)


[ ?1] ; [?2] sgk/58
* Chuù ý : (sgk/58)


<i><b>Tổng quát</b></i> :


- Nếu ƯCLN (a,b) = 1 thì BCNN(a,b) = a.b
- Nếu m  a; m b thì BCNN(a,b,m) = m
- BCNN(a;b;m) = m.


3. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm bảng phụ
Bài 1: Điền kí hiệy , vào ô vuông



Cho BCNN( 6;9) = 18 vậy 18  BC(6;9) ; 30  BC (6;9)
Bài 2: Chọn câu đúng :


BCNN(60; 120; 30) bằng ; a) 120 ; b) 30
BCNN(8; 9; 11) bằng : a) 8.9.11 ; b) 1 ; c) 8.9
<b>4.Hướng dẫn về nhà</b>


+ Học theo sgk và vở ghi


+ Làm bài tập : 149 – 151n sgk/59
+ Tiết sau :Luyện Tập


<b>IV RÚT KINH NGHIỆM</b>


<b>Tuần 13 , Ngày Soạn :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>LUYỆN TẬP 1</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


HS biết cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN


<i><b>Thái độ:</b></i>



Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<b>1 . Kiểm tra</b>:<b> </b> ( Bảng phụ)


Chọn câu trả lời đúng


1) BCNN(13;15;18) bằng : a) 13 . 15 .18 b) 1 c) 13 . 15


2) BCNN(30; 150; 50; 15) bằng : a) 150 b)15


3) BCNN(12 ;3) = 6 vậy : a) 12  BC( 2,3)b) 16 BC(2,3)
<b>GV: nh</b>ận xét kết quả , chốt lại kiến thức liên quan




2. Bài mới:


<b>HOẠT ĐộNG CủA THầY VÀ TRỊ</b> <b>NộI DUNG</b>



<b>? Nh</b>ắc lại nhận xét ở tiết trước?


<b>? Qua KTBC2 c</b>ủa hs ơ trêeân bảng: muốn
xem 12; 15 có làBC(2; 3) khơng ta làm
ntn?


<b>HS: n</b>ếu số nào là B của BCNN thì số đó


là BC của hai sốđđã cho


<b>? Qua baài 2 mu</b>ốn tìm BC của hai hay


nhiều số mà ta đã biết BCNN ta làm ntn?


-> 3


<b>? </b>Đến đđậy có mấy cách tìm BC của hai


hay nhiều số?


<b>3 Cách tìm BC thơng qua BCNN</b>( SGK/59)
Ví dụ: ta có BCNN(2;3) = 6


Vậy những BC (2;3) laø B(6)
BC= { 0; 6; 12; 18; 24 …}


<b>Baøi 152(sgk/59</b>):


Tìm aN* mà a  15 , a 18 và a < 200



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>GV: </b>đyêu cầu HS laøm Baøi 152(sgk/59)


<b>GV:</b> hướng dẫn hs giải


<b>HS</b>: le6ên bảng giải


<b>GV: nh</b>ận xeét vaø chốt lại


<b>GV: y/c hs làm bài 151 sgk</b>
<b>GV: g</b>ọi hs đđọc đề bài


<b>HS: suy ngh</b>ĩ ít phút ->


<b>HS: </b>đÑứng tại chỗ trả lời


<b>GV</b>: chốt lại


<b>GV:</b>gọi HS đọc đề bài 154


<b>GV: g</b>ọiHS tóm tắt đề bài


<b>? X</b>ếp hành 2, hàng 3 ,hàng 4,hàng 8 nghóa


là gì?


<b>HS: 2 hàng , 3hàng,</b> ……….


<b>?</b>Vừa đủ nghĩa là sao?



<b>HS</b>: Khơng dư HS naøo


<b>? </b>Số hs lớp 6c phải ntn?


<b>HS</b>: chia hết cho cả 2, 3, 4, 8


<b>?</b>Vậy noù là gì của 2, 3, 4, 8?


<b>HS </b>: BC2, 3, 4, 8)


<b>GV</b>: và nó nằm trong khoảng 35 -> 60


<b>HS: lên bảng giải</b>


<b>GV: ch</b>ốt lại và cho điểm


Vì a 15 ; a 18 nên a là BC( 15, 18)


Ta có: 15 = 3 . 5 ,
18 = 2 . 32


Vậy : BCNN( 15; 18) = 2 . 32<sub> . 5 = 90</sub>


Ta có : BC ( 15, 18) là B(90) và < 200
Vậy : a= 90 ; 180


Luyện Tập:


<b>Bài 151(sgk/59) </b> Tính nhẩm BCNN
a) BCNN(30; 150) =150


b) BCNN(40; 28; 140) = 280


c) BCNN(100; 120; 200) = 60


<b>Bài 154(sgk/59)</b>
Tóm tắ t :


Số hs lớp 6c Xếp haønh 2, haøng 3 ,haøng 4,haøng 8


vừa đủ và số hs trong khoảng 35-> 60 em
<i><b>Giải:</b></i>


Để số hs lớp 6c xếp hàng 2, hàng 3, hãng 4,
hàng 8 vừa đủ thì số hs lớp 6c là BC( 2, 3, 4,
8) và nằm trong khoảng từ 35-> 60


Ta coù : BCNN(2, 3, 4, 8) = 24


Maø BC( 2, 3, 4, 8) = B(24) = { 0; 24; 48; …}
Vậy số hs của lớp 6c laø 48 em


<b>3. Hướng dẫn về nhà:</b>
<b>GV</b>: y/c hs đñọc bài 155 (sgk/60)


<b>GV</b>: Hướng dẫn về nhà


n lại cách tìm ƯC, ƯCLN, BC, BCNN


Làm các bài tập : 152,153( sgk/59-60)
Tiết sau : Luyện Tập.



III. <b>RÚT KINH NGHI ệ M :</b>


……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>LUYỆN TẬP 2</b>



<b>I. Muïc tieâu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


Học sinh được củng cố và khắc sâu kiến thức về tìm BCNN và BC thơng qua BCNN


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


Rèn kỹ năng tính tốn, biết tìm bội chung nhỏ nhất một cách hợp lý trong từng trường
hợp cụ thể.


<i><b>Thái độ:</b></i>


Học sinh biết vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài tốn thực tế đơn giản.


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ



- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<i><b>1 . Kiểm tra:</b></i> Bảng phụ kẻ sẵn bài 155


<b>HS</b>: Lên bảng điền số thích hợp vào ơ trống


<b>GV</b>: Nhận xét , sửa sai


? So sánh ƯCLN(a,b), BCNN(a,b) với a . b


<b>GV</b>: <i>( lưu ý )</i> ta có thể nhẩm : BCNN bằng cách tìm B của số lớn nhất


Ngược lài : Nhẩm ƯCLN ta tìm Ư cùa số nhỏ nhất mà các số còn lại đều chia hết
<i><b>2. Bài mới :</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>GV:</b> Gọi hs đọc đề bài 156


<b>HS:</b> đọc -> nêu tóm tắt


<b>?</b> Để x  cả 12, 21, 28 thì x là gì của 3 số


này


<b>HS:</b> x  BC(12; 21; 28)


<b>?</b> Và x thoả điều kiện gì nữa?



<b>HS:</b> 150 < x < 300


<b>GV:</b> Gọi 1 hs lên bảng làm


<b>GV: </b><i>(chốt lại).</i> Để tìm BC ta quy về tìm
BCNN => B của BCNN


<b>GV:</b> Y/c HS làm bài 157 => nhắc lại


<i><b>Bài 156 (Sgk/60)</b></i><b>:</b>


Tìm x N biết x  12, x  21, x 28


và 150 < x < 300
Giải:


Ta có 12 = 22<sub> . 3 </sub>


21 = 3 . 7
28 = 22<sub> . 7</sub>


Vậy BCNN ( 12, 21, 28 ) = 22<sub> . 3 .7 = 84</sub>


Ta có B(84) = { 0; 84; 168; 252; 336 …..}
Vì x  12; 21 và 28


=> x là BC( 12; 21 ;28)
Và 150 < x< 300


Do đó x = 168 , 252



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>HS: </b>Đọc đề bài và tóm tắt


<b>GV: </b>Cùng hs phân tích đề - vẽ sơ đồ
đoạn thẳng chỉ mốc thời gian để ngày
đầu => ngày gặp lại


<b>GV: </b>gọi x là số ngày đã qua để An, Bách
cùng trực 1 lần (lần 2)


<b>?</b> Số ngày đó được tính ntn?


<b>HS: </b>An : 10 . ( số lần trực ) = x
Bách : 12 . ( số lần trực ) = x


<b>? </b>Vậy x là gì của 10 và 12 ?


<b>GV: </b>Y/c HS làm bài 158


<b>HS: </b>Tóm tắt đề bài


<b>GV:</b><i>Lưu ý</i> trồng cây vừa đủ, không dư,
không thiếu cây nào?


<b>GV: </b>Gọi x , y là số ngày của Đ1 , Đ2


<b>?</b> Vậy số cây phải thoả mãn điều kiện
gì ?


<b>HS: </b>Nằm trong khoảng 100 -> 200



<b>GV: </b>Yêu cầu hs làm


<b>HS:</b> Lên bảng làm


<b>GV:</b> Nhận xét và chốt lại dạng toán


Để An , Bách cùng trực một ngày ( lần 2)
=> số ngày đã qua phải là BCNN( 10; 12)
Ta có


10 = 2 . 5
12 = 22<sub> . 3</sub>


Vậy BCNN(10; 12) = 22<sub> . 3 . 5 = 60</sub>


Vậy sau 60 ngày thì An, Bách cùng trực vào
một ngày ( lần 2)


<i><b>Bài 158 ( sgk/60)</b></i>
<i>Tóm tắt :</i>


Hai đội công nhân trồng số cây bằng nhau
CN Đ1 trồng : 8 cây / người


CN Đ2 trồng : 9 cây / người


Tính số cây mỗi đơi biết số cây đó trồng
khoảng từ 100 – 200



Giải


Vì mỗi CN Đ1 tồng là 8 cây, mỗi CN Đ2
trồng 9 cây


Nên số cây mỗi đội phải trồng là BC( 8, 9)
Và nằm trong khoảng 100 – 200


Ta có :


BCNN( 8, 9) = 8 . 9 = 72
B(72) = { 0; 72; 144; 216; ….}


Vậy số cây mỗi đội phải trồng là : 144 cây


<i><b>3. Hướng dẫn về nhà:</b></i>


Xem ôn tập chương I
Xem lại các bài tập đã giải
Ơn tìm ƯC; ƯCLN ; BC; BCNN


<i><b>Bài tập : </b></i>


1) Tìm x  N biết a ) 70  x ; 84  x và x > 8


b) x  12 ; x 15 ; x  30 và 0 < x < 500
2) Tương tự bài 157 : thay số 8 Ngày , 12 ngày


3) Tương tự bài 158 : thay số 12 cây/ người ; 15 cây / người



IV: <b>RÚT KINH NGHIỆM</b>:


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>ƠN TẬP CHƯƠNG II ( t1)</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


Ơn tập cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng
lên lũy thừa.


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


Học sinh vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số
chưa biết.


<i><b>Thái độ:</b></i>


Rèn kỹ năng tính tốn cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học.


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ



- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<i><b>1 . Kiểm tra:</b></i>


< kết hợp trong bài học>
<i><b>2. Bài mới :</b></i>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>GV:</b><i>( bảng phụ )</i> về các phép tính :


cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa
( như các bảng tropng sgk)


<b>?</b> Dựa vào bảng trên hãy viết dạng tổng
quát của t/c giao hoán, kết hợp của
phép cộng, nhân


<b>GV:</b> Cho hs dựa vào bảng trên, trả lời
Câu 1 -> 4trong sgk/ 61


<b>GV:</b> Chốt lại công thức


<b>?</b> Nêu Đk để a  b , a – b ? -> bảng sgk


<b>GV: </b><i>( bảng phụ )</i> viết nội dung bài 159


<b>HS: </b>Suy nghĩ ít . <i>GV: Y/C HS</i> lên bảng
làm



<b>HS: </b>Lên bảng làm


<b>GV</b>: Nhận xét, sửa sai


<b>A. Lý thuyết: </b>


Xem (SGK)


<i>(Bảng :15 ; 22 ; 32 (sgk/62)</i>


<b>B. Bài tập</b> :


<b>Bài 159</b> (sgk/63)
Tìm kết quả của


a) n – n =0 d) n – 0 = n
b) n : n = 1(n0) c) n .0 = 0


e) n + 0 = n g) n - 1 = n


<i><b>Bài 160 (Sgk/63)</b></i>


Thực hiện phép tính
a) 204 – 84 : 12
= 204 – 7
= 197


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>GV: </b>Y/c HS làm bài 160( sgk/63)



<b>?</b> Nhắc lại thứ tự thựchiện các phép
tốn có dấu ngoặc và biểu thức klhơng
có dấu ngoặc


<b>GV: </b>Chốt lại:biểu thức khơng có dấu
ngoặc


+ Luỹ thừa > x , : > + ,
+ ( ) -> [ ] -> { }


<b>?</b> Vậy đối với câu a ta làm ntn?


<b>?</b> Câu b) ta làm ntn?


<b>HS:</b> Lên bảng


<b>GV:</b> Nhận xét , sửa sai


<b>GV:</b><i>(lưu ý)</i> câu c ta khơng tính từng luỹ
thừa mà tính : am<sub> : a</sub>n<sub> ; a</sub>m <sub> . a</sub>n


Câu d) áp dụng tính chất phân phối mà
khơng tính tìch ->: Cộng hai kết quả


<b>GV:</b> y/c hs làm bài 161


<b>? </b>Bài tốn tìm x mà có dấu ngoặc ta làm
ntn?


<b>GV:</b><i>(lưu ý)</i> câu a) xem 7(x-1) là 1 số


chưa biết, trước khi tìm x


Câu b) ta tính giá trị của luỹ thừa -> xem
dấu ngoặc là một số chưa biết


<b>GV:</b> Đưa ra bài tập trắc nghiệm ( bảng
phụ)


<b>HS</b>: Tự làm ít phút


<b>GV: </b>Gọi 2 hs lên bảng trình bày


<b>GV</b>: Nhận xét -> Chốt lại


b) 15 . 23<sub> + 4 . 3</sub>2<sub> – 5 . 7</sub>


= 15 . 8 + 4 . 9 – 5 . 7
= 120 + 36 – 35
= 121


c) 56<sub> : 5</sub>3<sub> + 2</sub>3 <sub> . 2 </sub>2


= 53<sub> + 2</sub>5


=125 + 32
= 157


d) 164 . 53 + 47 . 164
= 164 ( 53 + 47)
= 164 . 100


= 16400


e) ( <i><b>thêm</b></i> ) 52<sub> .14 + 5</sub>2<sub> . 86 </sub>


= 52<sub>( 14 + 86 ) = 25 . 100 = 2500</sub>


<i><b>Bài 161( Sgk/63)</b></i>


Tìm x biết


a) 219 – 7( x + 1) = 100
7(x + 1) = 219 – 100
x + 1 = 119 : 7
x = 17 – 1
x = 16
Vậy x = 16


b) ( 3x + 6) . 3 = 34


3x + 6 = 33


3x + 6 = 27


3x = 27 -6 = 21
x = 21 : 3 = 7
Vậy x = 7


<i><b>Bài 1:</b></i> Chọn câu trả lời đúng:


1) Cn<sub> = 1( n </sub><sub></sub><sub> N* ): a) C = 1 ; b) C = 0</sub>



2) 38<sub> : 3</sub>2<sub> bằng : a) 3</sub>6<sub> ; b) 3</sub>4 <sub> ; c) 1</sub>4


3) 39 . 213 + 87 . 39 bằng: a) 11700 ; b)
3900


4) 43<sub> bằng : a) 12 ; b) 64</sub>


<i><b>Bài 2</b>:<b> </b></i> Điền số thích hợp vào ơ trống:
a)  + 3  x 4 = 60


b)  x 3  - 4 = 


<i><b>3. Hướng dẫn về nhà:</b></i>


Tiếp tục ôn tập theo các câu hỏi sgk/61
Làm bài tập : 163; 164; 165 sgk/63


<b>IV</b>: <b>RÚT KINH NGHIỆM</b>:


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>ÔN TẬP CHƯƠNG II ( t2)</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


<i><b>Kiến thức:</b></i>


Ơn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu
chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung,


ƯCLN và CBNN


<i><b>Kỹ năng:</b></i>


Học sinh vận dụng các kiến thức trên vào các bài tốn thực tế.


<i><b>Thái độ:</b></i>


Rèn luyện kỹ năng tính tốn cho HS


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV: Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV. Tiến trình bài dạy:</b>


<b>1 . </b><i><b>Kiểm tra:</b></i>


< kết hợp trong bài học>


<b>2. </b><i><b>Bài mới</b></i><b> :</b>


<b>HOAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>?</b> Phát biểu và viết cơng thức tổngqt 2



tính chất chia hết của một tổng?


<b>?</b> Phất biểu dấu hiệu 2,3,5,9


<b>HS</b>: . . .


<b>GV</b>: chốt lại tính chất và định nghĩa chia
hết


<b>?</b> Nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp
số ?


<b>?</b> Thề nào là 2 số nguyên tố cùng nhau?
Cho ví dụ;


<b>HS</b>: . . . . ……….


<b>?</b> Nhắc lại Ư và B , ƯC và BC ? ƯCLN,
BCNN, cách tìm của nó?


<b>HS</b>: . . .


<b>GV: </b>chốt lại cách tìm BCNN, ƯCLN
bằng bảng phụ


<b>?</b> So sánh 2 cách tìm đó


<b>HS</b>: . . . .



<b>A. Lý thuyết.</b>


<b>1)</b> Tính chất chia hết cảu một tổng, dấu
hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số
( bảng sgk/62)


<b>2)</b> Ư và B , ƯC và BC , ƯCLN và BCNN
( bảng sgk/62)


<b>B. Bài tập</b>


<i><b>Bài tập 165</b></i> (sgk/63)


Điền kí hiệu ,  vào ô vuông ( p: số


ng/tố)


a) 727  P ; 235  P ; 97  P


b) a = 835 . 123 + 318 ; a  P


c) b = 5 . 7 .11 + 13 . 17 ; b  P


d) c = 2 . 5 .6 – 2 . 2 . 9 ; c  P


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>GV</b>: ( bảng phụ ) viết sẵ đề bài 165


<b>HS</b>: Tự làm ít phút


<b>HS</b>: Lên bảng làm



<b>GV</b>: Xem số đó có phải là số ngun tố
hay khơng? Hoặc có thể dựa vào dấu
hiệu chia hết để xác định


<b>GV</b>: Tích của hai số lẻ là 1 số lẻ ,
tổng của một số lẻ là một số chẵn


<b>GV</b>: ghi đề bài 166


<b>?</b> 84  x , 180  x nên x là gì của 84 và


180 ?


<b>HS</b>: . . .


<b>GV</b>: cho sh tự làm ít phút


<b>HS</b>: lên bảng làm


<b>GV</b>: sửa sai, cho điểm


<b>GV</b>: Y/c hs làm bài 167


<b>?</b> Nếu xếp thành từng bó 10, 12, 15
cuốn thì vừa đủ là ntn?


<b>HS</b>: Số sách đó chia hết cho 10, 12, 15.
hay nó là BC ( 10,12,15)



<b>HS</b>: làm


<b>GV</b>: chốt lại


<b>Nếu chia đều một cái gì đó thì cái đó </b>
<b>chí là BC, ngược lại nếu chia thành </b>
<b>từng tổ, đối, nhóm . . . thì số tổ, đơi </b>
<b>nhóm là ƯC</b>


<i><b>Bài 166 ( sgk/63)</b></i>


Viết các tập hợp bằng cách liệt kê các phần
tử


a) A = { x ¸N / 84  x , 180 x và x> 6}


Vì 84 x và 180  x nên x  ƯC ( 84 ;


180)


Và x> 6 , ta có : 84 =22<sub> . 3 . 7</sub>


180 = 22<sub> . 3</sub>2<sub> . 5</sub>


vậy ƯCLN( 84; 180) = 22<sub> . 3 = 12</sub>


ta có ƯC ( 84;180) = ƯC(12) = { 1; 2; 3; 4;
6; 12}


Vậy A = { 12}


b) Tự làm


<i><b>Bài 167 ( sgk/63)</b></i>


Giải


Nếu xếp số sách thành từng bó 10, 12 hoặc
15 quyển thì vừa đủ nên số sách phải chia
hết cho 10, 12, 15


Hay nó là BC(10,12,15)


Và nằm trong khoảng 100 -> 150
Ta có 10 = 2 . 5


12 = 22<sub> . 3</sub>


15 = 3 . 5


Vậy BC( 10,12,15) = B(60) ={ 0; 60; 120; 180;
}


Vậy số sách đó là 120 cuốn


<b>3. Hướng dẫn về nhà:</b>


+ Ơn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết


+ Ơn lí thuyết sgk. Xem lại các bài tập đã giải
+ Xem lạicác dạng toán đã giải



Bài tập : 1) Khơng tính tổng ,xét xem A = 270 + 3105 + 150 có chia hết
cho 2 , 3 , 5 ,9 khơng ? Vì sao?


2) Có 130 quyển vở ,80 bút bi ,170 tập giấy . Ba loại trên chia đều
vào số phần thưởng . Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng?


<b>III.</b> <b>RÚT KINH NGHIỆM:</b>


………
………
………


<b>Tiết 39</b> <b> KI ỂM TRA M ỘT TI ẾT</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Chương II: SỐ NGUYÊN</b>



Bài 1:

<b>LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN</b>


<b>I - Mục tiêu:</b>



-

<i><b>Kiến thức : </b></i>

HS thấy được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N


-

<i><b> Kỹ năng :</b></i>

Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua ví dụ thực tiễn



Biết biểu diễn các số tự nhiên, số nguyên âm trên trục số .



-

<i><b> Thái độ : </b></i>

GD cho HS tính cẩn thận, chính xác cách viết , đọc số nguyên âm.



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm



<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:

Nhiệt kế có chia độ âm

, Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>



<b>1 </b><i><b>. Kiểm tra</b></i><b>: </b>


<b>?</b> Phép cộng, nhân 2 số tự nhiên a và b thực hiện được khi nào?


<b>?</b> phép trừ a – b thực hiện được khi nào ?
Vậy nó khơng thực hiện được khi nào ?
<b> 2</b><i><b>. Bài mới</b></i><b> :</b>


<b>HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ</b> <b>NỘI DUNG</b>
<b>? </b> Nhìn vào khung hình đầu bài hãy trả lời


câu hỏi đầu trong khung ?


<b>GV</b>: => 1


<b>GV</b>: dùng nhiệt kế có chia độ âm


<b>GV</b> : giới thiệu số 0 và số có dấu “ – “đằng
trước


<b>GV</b>: bảng phụ vẽ hình biểu diễn số độ cao


âm dương, 0


<i>Vd2</i> ; giới htiệu số có hay khơng có dấu “ –
“ đằng trước


<b>? </b>Qua 2 vd thực tế , bên cạnh người ta
dùng các số tự nhiên , còndùng các số
ntn?


<b>?</b> Hãy đọc các số ghi trên nhiệt kế trên
hình vẽ


<b>HS</b>: đọc


<b>GV</b>: lưu ý số nguyên âm là những số mới
có dấu trừ đằng trước


<b>GV</b>: quay lại đầu bài? -30<sub> c có nghĩa là gì ?</sub>


vì sao cần đến số có dấu trừ đằng trước?


<b>HS</b>: -30<sub>c chỉ nhiệt độ dươi 0 </sub>0<sub>c . . . . </sub>


<b>GV</b>: cho hs làm [?1],


<b>HS</b>: đứng tại chỗ đọc [?2], [?3] ( sgk)


<b>1/ Các ví dụ</b>( sgk/66)


trong thực tế bên cạnh các số tự nhiên,


người ta cịn dùng các số có dấu “ – “đằng
trước như: -1 , -2, - 3, . . . .


Đọc : trừ 1, trừ 2, trừ 3, . . .
hoặc : âm 1, âm 2, âm 3, . . .


=> Những số như vậy gọi là các số nguyên
âm


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>GV</b>: gọi hs đứng tại chỗ lấy ví dụ về số
nguyên âm


<b>GV</b>: giới thiễu trục số như sgk/ 67 (điểm
gốc của trục, chiều âm, chiều dương )


<b>HS</b>: lên bảng ghi các số đó


<b>GV</b>: gọi 1 hs lên vẽ tia số


<b>GV</b>: nhận xét , sửa chữa


<b>?</b> Vẽ tia đối của tia số trên ?


<b>HS</b>: vẽ


<b>GV</b>: Y/c hs làm [?4] ( bảng phụ)


<b>HS</b>: Lên bảng làm


<b>HS</b>: Nhận xét bài bạn



<b>GV</b>: Sửa sai, cho điểm


<b>GV</b>: Chốt lại kiến thức về số nguyên âm


[?2] ( sgk/66)
[?3] ( sgk/ 67)


<i><b>Bài tập1/68</b></i> (sgk)
a) -3 (âm ba)
b) -2(âm hai)
c) 0 ( không )
d) 2 ( hai )
e) 3 (ba )


<b>2 . Trục số</b>:


- Ở hình vẽ ta được một trục số


- Điểm 0 gọi là gốc của trục số
chiều dương từ trái sang phải
chiều âm từ phải sang trái
[?4]


A : -6
B : -2
C : 1
D : 5


<b>3 .Củng cố </b>



<b> </b> <b>?</b> Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ?


<b>HS: .</b> . . .


Bài tập 3, 4 ( sgk/68)


<b>GV</b>: sử dụng bảng phụ


<b>HS:</b> lên bảng đìên


<b>GV</b>: lưu ý bên trái số 0 là điểm biểu diễn số nguyên âm, bên phải số 0 là
điểm biểu diễn số nguyên dương


<b>4. Hướng dẫn về nhà:</b>


+ Học theo vở ghi và sgk
+ BTVN : 2, 3, 4, 5 ( 68 / sgk)


+ Xem trước bài mới : “ TậP HợP CÁC Số NGUYÊN “


<b>III .RÚT KINH NGHIệM:</b>


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Bài 2

:

<b>TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN</b>



<b>Tuần , Ngày Soạn :</b>



<b>I - Mục tiêu:</b>




-

<i><b>Kiến thức : </b></i>

Nắm vững tập hợp các số nguyên,điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số,


số đối của số nguyên.



-

<i><b>Kỹ năng : </b></i>

Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng


có hai hướng ngược nhau.



-

<i><b>Thái độ : </b></i>

Bước đầu biết liên hệ bài toán thực tế.



Giáo dục cho HS tính tự giác tích cực trong học tập.



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:

Nhiệt kế có chia độ âm

, Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>



<b>1 . Kiểm tra: </b>(<b> </b> bảng phụ )


<b>HS</b>1: VIết các số sau: âm 98, trừ 67, trừ 49, âm 30
đọc các số nguyên sau: -2 , - 15, -40 , -32


<b>HS2</b>: Vẽ trục số, đọc 2 số nguyên âm trên trục số



Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số : -3 , -7


<b>GV</b>: nhận xét sửa sai


<b>GV</b>(đvđ) => bài mới


<b>2. Bài mới :</b>


<b>HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ</b> <b>NỘI DUNG</b>


Từ trục số của HS2:


<b>GV</b>: giới thiệu số nguyên dương ,số
nguyên âm


<b>GV</b>( lưu ý) số nguyên dương còn được
viết:


+1, +2, +3, . . . ( dấu cộng được bỏ đi )


<b>GV</b>: giới thiệu tập hợp số nguyên


<b>GV</b>: giới thiệu lưu ý


<b>?</b> Hãy lấy ví dụ về số nguyên âm, số
nguyên dương


<i><b>Bài 6 ( 70/ sgk</b></i>)



<b>HS</b>: đứng tại chỗ làm


<b>1. Số nguyên</b>


- Số nguyên dương : 1, 2, 3, . . .
( hoặc +1, +2 ,+ 3 . . . . )


- Số nguyên âm : -1 , -2 ,- 3 .. . .


- Tập hợp : Z = { . . . , -3; -2; -1; 0 ; 1; 2; 3. .
. )


là tập hợp các số nguyên


<i><b>Chú ý</b></i>:Số 0 không phải số nguyên âm,
cũng không phải số nguyên dương


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>HS</b>: khác nhận xét


<b>GV</b>: nhận xét


<b>?</b> Trong thực tế sốp nguyên thường sử
dụng làm gì ?


<b>HS</b>: trả lời


<i><b>Gv: kết luận :</b></i>=> nhận xét sgk/ 69


<b>?</b> Nêu ví dụ



<b>HS: </b>Cho vd


<b>GV: </b>Nhận xét và chốt lại


<b>GV</b>: Y/c hs làm [?1] ( sgk/69) [?2] [?3]


<i><b>Từ [?3] Gv : giới thiệu số đối</b></i>


<b>?</b> Trên trục số có nhận xét gì về các điểm
1 và -1, 2 và -2, 3 và -3 . . .


<b>HS</b>: . . . . ………..


<b>GV</b><i><b>: kết luận</b></i>


<b>GV</b>: giới thiệu số đối


<b>GV</b>: Yê u câầ u HS là m[?4]


<b>HS</b>: klàm


<b>GV</b>: nhận xét và chốt lại


<i><b>Nhận xét</b></i> : sgk/69)


[?2]


a) Chú sên cách A 1 m về phía trên ( +1)
b) Chú sên cách A 1 m về phía dưới ( -1)
[?3]



kết quả của câu ?2 là 2 số đối nhau


<b>2 . Số đối</b>


[?4]


Số đối của 7 là -7
Số đối của -3 là 3
Số đối của 0 là 0


<b>3 .Củng cố </b>


<b> </b> <b>? </b>Tập hợip các số nguyên bao gồm những số nào?


<b>HS</b>: . . . . ……….


<b>GV: </b>lưu ý: a  N -> a là số tự nhiên
a Z -> a là số nguyên


<i>Bài tập trắc nghiệm</i> ( bài 8 / sgk/ 70)


<b>4. Hướng dẫn về nhà:</b>


+ Nắm chắc lý thuyết


+ BTVN : 6, 7, 8, 9, 10 ( sgk/70)


+Xem trước bài mới: “ Thứ tự trong tập hợp các số nguyên “
 RÚT KINH NGHIệM:



………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>I - Mục tiêu:</b>



-

<i><b>Kiến thức : </b></i>

Nắm vững tập hợp các số nguyên,điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số,


số đối của số nguyên.



-

<i><b>Kỹ năng : </b></i>

Biết được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng


có hai hướng ngược nhau.



-

<i><b>Thái độ : </b></i>

Biết liên hệ bài toán thực tế.



Giáo dục cho HS tính tự giác tích cực trong học tập.



<b>II. Phương pháp giảng daïy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:

Nhiệt kế có chia độ âm

, Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>


<b> 1 . Kiểm tra: </b>




Phát biểu định nghĩa số nguyên, số đối. Học sinh làm bài tập 9 trang 71.


Gợi ý trả lời:



Tập hợp các số nguyên gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.


Hai số đối nhau là hai số nằm về hai phía và cách đều điểm 0.



Bài tập 9/t17:



Số đối của +2 là -2; số đối của -6 là 6


số đối của -1 là 1; số đối của -18 là 18.



<b>2. Bài mới :</b>



Hoạt động của thầy và trò



Gv: giới thiệu bài tập 16 SGK/73


bằng bảng phụ



Hs: lên bảng điền vào


Hs: khác nhận xét



Gv: chốt lại định nghĩa số nguyên.



<i><b>Bài 9 (sbt)/t55</b></i>



Đọc những điều ghi sau đây và cho


biết điều đó có đúng khơng?



<i><b>Bài tập 12 (sbt)/tr 56</b></i>




Tìm số đối của các số


+7;3;-5;-2;-20



Nội dung



<i><b>Bài 16/ 73 ( sgk)</b></i>



7

N (đ ) , 7

Z (đ) , 0

N (đ)



- 9

Z (đ) , -9

N ( s) , 11,2

Z



( s)



<i><b>Bài 9 (sbt)/t55</b></i>



-2

<i>N</i>

sai; 6

<i>N</i>

đúng.



0

<i>Z</i>

đúng.



<i><b>Bài tập 12 (sbt)/t56</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Gv treo bảng phụ, học sinh đọc đề


và điền vào chổ trống



Thời gian trước cơng ngun được


biểu thị thế nào?



Nhà tốn học PI-Ta-Go sinh năm


-570 nghĩa là ông sinh năm 570



trước công nguyên.



Số đối của -2 là 2


Số đối của -20 là 20.



<i><b>Bài tập 11 (sbt)/tr55</b></i>



a/ nếu -

<sub>10</sub>0<i>C</i>

<sub> biểu diễn 10 độ dưới</sub>


<i>C</i>


0


0


thì +

<sub>17</sub>0<i>C</i>

<sub> biểu diễn </sub>

<i><sub>17 đợ trên</sub></i>


<i>C</i>


0


0

.



b/ nếu -36m biểu diễn độ sâu là


36m dưới mực nước biển thì


+163m biểu diễn độ cao là

<i>163m </i>


<i>trên mực nước biển.</i>



c/ nếu +100000 đồng biểu diễn số


tiền có 100000 đồng thì -50000


đồng biểu diễn

<i>số tiền nợ 50000 </i>


<i>đồng </i>




<i><b>Bài tập 3 trang 68/sgk</b></i>



Năm tổ chức thế vận hội đầu tiên


biết rằng nó diễn ra năm 776 trước


cơng ngun năm đó là -776.



<b>3 .Củng cố </b>

( Bằng bảng phụ)



<b>4. Hướng dẫn về nhà:</b>



Nắm chắc các kiến thức đã học ( tập hơp Z , số đối )


Làm bài tập : 8,10 ( sgk/70)



Xem trước bài mới “ thứ tự trong tập hợp các số nguyên”



<b>Rút kinh nghiệm:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Tiết 42</b>

<b>THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN</b>



<b>I - Mục tiêu:</b>



-

<i><b>Kiến thức : </b></i>

HS nắm được cách so sánh 2 số nguyên,


hiểu được giá trị tuyết đối của 1 số nguyên.



-

<i><b> Kỹ năng : </b></i>

Biết so sánh 2 số nguyên, biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.


-

<i><b> Thái độ : </b></i>

GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi học.



<b>II. Phương pháp giảng daïy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:

Nhiệt kế có chia độ âm

, Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1

<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức </b>



<b>cuõ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>: Nêu tập hợp các số nguyên ?
Tìm số đối của 9; -6 ; 0


<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>



<b>HĐ 2.1: </b>
<b>Gv vẽ tia số.</b>


<b>? So sánh hai số tự nhiên trên tia số.</b>


<b>Gv vẽ trục số và giới thiệu cách so sánh hai </b>
số nguyên trên trục số.


<b>Hs laøm ? 1</b>



<b>Gv giới thiệu chú ý sgk</b>


<b>? So sánh -7 và -8; 12 vaø -14; -15 vaø -11</b>
<b>Hs laøm ? 2</b>


<b>Gv giới thiệu chú ý.</b>


<b>? Tìm số liền trứớc của -10; -5; 3; 0</b>
<b>? Tìm số liền sau của -6; 3; -1</b>


<b>? Dựa vào trực số, cho biết mối quan hệ của </b>
số nguyên âm, số nguyên dương, số 0


<b>Gv giới thiệu nhận xét.</b>
<b>HĐ 2.2 :</b>


<b>? Hai số đối nhau có đặc điểm gì ? Điểm 3 </b>
và – 3 cách 0 bao nhiêu đơn vị ?


<b>Hs laø ? 3</b>


<b>Gv giới thiệu khái niệm giá trị tuỵêt đối . ký </b>


I- So sánh hai số nguyên


<i><b>Nhận xét (học sgk)</b></i>


-7 > -8 12 > -14 ; -15 < - 11


<i><b>Chú ý </b></i> : (học thuộc sgk)



Số liền trước của – 10 là -11 ; của -5 là -6; của 3
là 2; của 0 là -1


Số liền sau của -6 là -5; của 3 là 4 ; của – 1 là 0
<b>? 2 so sánh :</b>


a/ 2 < 7 b/ -2 > -7 c/ -4 < 2
d/ -6 < 0 e/ 4 > -2 g/ 0 < 3


<i><b>Nhận xét </b></i>( học sgk)


<b>II – Giá trị tuyệt đối của một số nguyên:</b>


<i><b>Khái niệm </b></i>(học sgk)


<b>? 4 | 1 | = 1 ; | - 5 | = 5; |-3| = 3 |0| = 0 </b>
| -1 | = 1; | 5 | = 5 | 2 | = 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

hieäu.


<b>Hs làm ? 4(thêm :0)</b>


<b>Gv Từ ?4 gv dẫn dắt hs đi đến nhận xét </b>
sgk/72


<b>Baøi 15 sgk/73</b>


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố – luyện tập</b>



<b>Hs làm bài tập 11; 12; 14 sgk/73</b>



<b>Baøi 11 sgk/ 73 </b>
3 < 5 - 3 > -5
4 > -6 10 > -10


Baøi 12 sgk



<b>a/ Sắp xế các số nguyên theo thứ tự tăng dần : </b>
-17; -2; 0; 1 ; 2


<b>b/ Sắp x6ép các số nguyên theo thứ tự giảm dần :</b>
2001; 15; 7; 0; -8; -101


<b>Baøi 14 : </b>


| 2000| = 2000, | - 3011| = 3011 ; | - 10| = 10


<b>Baøi 15 : </b>|3 | < | 5 | ; |- 3| < | - 5|
| - 1 | > |0 | ; |2 | = | -2|


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



- Xem và hiểu sgk , vở ghi


<b>- Laøm 13 sgk/73; baøi 17; 18; 20; 21; 23 sbt</b>


 RÚT KINH NGHIệM:


………
………



</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<i><b>Tiết 43</b></i>



<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>I – MỤC TIÊ U:</b>



<b>* Kiến thức : Củng cố khái nhiệp về tập Z; tập N. Củng cố cách so sánh hai số nguyên,</b>
cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối , số liền trước, số liền sau của một số
nguyên.


<b>* Kỹ năng : Học sinh biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, số đối của một số</b>
nguyên, so sánh hai số nguyên, tính giá trị biểu thức đơn giản có chứa giá trị tuyệt đối.


<b>* Thái độ : Rèn luyện tính chính xác của tóan học thơng qua việc áp dụng các quy tắc.</b>


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:

Nhiệt kế có chia độ âm

, Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>




1

<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức </b>



<b>cũ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>: Nêu cách so sánh hai số nguyên a, b
trên trục số.


Sửa bài 17 sbt/57


<i><b>Hs 2 </b></i>: Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
Nêu nhận xét.


Sửa bài 20 sbt/57


<b>2/Họat động 2 : Luyện tập</b>



<b>HÑ 2.1: </b>
<b>Bài 16 sgk/ 73 </b>


<b>- Hs lên bảng làm</b>
<b>Bài 18 sgk</b>


<b>Hs trả lời + vẽ trục số và giải thích lý do</b>


<b>HĐ 2.2 :</b>


<b>Bài 16 sgk/73</b>


7  N 7  Z Ñ 0  N Ñ 0  Z Ñ
- 9  Z Ñ - 9  N S 11,2  Z Đ



<b>Bài 18 sgk/ 73 </b>


a/ Số nguyên a lớn hơn 2. Số nguyên a là số
ngun dương


b/ Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số nguyên b chưa hẳn
là số nguyên aâm


c/ Số nguyên c lớn hơn – 1 . Số nguyên chưa hẳn
là số nguyên dương


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Baøi 21 sgk/ 73</b>


<b>? giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là </b>
gì , của số nguyên âm là gì, của 0 là gì ?
<b>Hs lên bảng làm </b>


<b>Cả lớp làm vào tập</b>


<b>HĐ 2.3</b>
<b>Bài 20 sgk</b>


<b>4 hs lên bảng tính </b>
<b>Cả lớp làm vào tập</b>


<b>HĐ 2.4 :</b>
<b>Bài tập 22 sgk/ 74</b>


<b>3 hs lên bảng thực hiện 3 câu</b>


<b>Cả lờp làm vào vở</b>


<b>Baøi 21 sgk </b>


<b>- Số đối của -4 là 4</b>
- Số đối của 6 là – 6
- Số đối của | -5| là -5
- Số đối của | 3| là – 3
- số đối của 4 là – 4


<b>Bài 20 sgk/73 Tính giá trị biểu thức :</b>
a/ | - 8| - | -4| = 8 – 4 = 4


b/ |-7| .|-3| = 7.3 = 21
c/ |18| : | -6| = 18 : 6 = 3


d/ | 153 | + | -53 | = 153 + 53 = 206
<b>Bài tập 22 sgk/ 74</b>


<b>a/ Số liền trước của 2 là 1</b>
Số liền trước của -8 là -9
Số liền trước của 0 là -1
Số liền trước của -1 là -2
<b>b/ Số liền sau của – 4 là – 3</b>
Số liền sau của 0 là 1
Số liền sau của 1 là 2
Số liền sau của -25 là -24


c/ Số liền Sau số nguyên a là một số nguyên
dương , số liền trước số nguyên a là một số


nguyên dương. Số đó là số 0


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố </b>



<b>? Khi nào thì số nguyên b liền sau số nguyên </b>
a


<b>? so sánh hai số nguyên tên trục số ?</b>
<b>? giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ? </b>
<b>? Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm , số </b>
nguyên dương , 0 ?


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



- Oân lại các kiến thức đã học


<b>- Laøm 28; 29; 30; 31; 32; 33; 34 sbt/58 </b>
 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i><b>Tiết 44</b></i>



<i><b>Bài 3 </b></i>

<b> </b>

<b> COÄNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU</b>



<b>I - Mục tiêu:</b>



-

<i><b>Kiến thức : </b></i>

HS biết thực hiện cộng hai số nguyên cùng dấu.




-

<i><b>Kỹ năng :</b></i>

HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo


hướng ngược nhau cho 1 đại lượng



-

<i><b> Thái độ :</b></i>

Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học vào thực tiễn.



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:,

mơ hình trục số ,

Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1

<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức </b>



<b>cũ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>: Nêu cách so sánh 2 số nguyên a và b
trên trục số.


Nêu các nhận xét về hai số nguyên trên trục
số


<i><b>Hs 2 </b></i>: Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?


Nêu cách tìm gía trị tuyệt đối của số nguyên
dương, số nguyên âm, số 0.


<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>



<b>HÑ 2.1: </b>


? Thế nào là hai số nguyên cùng dấu ?
<b>? Số nguyên dương có phải là số tự nhiên </b>
khác 0.


<b>Gv cộng hai số nguyên dương cũng chính là </b>
cộng hai số tự nhiên.


<b>? Tính (+ 3) + ( +2) ; (+8) + ( + 9)</b>
<b>Gv minh họa phép cộng trên trục số </b>
<b>Hs Hs minh họa tiếp phép cộng thứ 2</b>
<b>Gv nhấn mạnh : vì là số nguyên dương nên </b>
di chuyển theo hướng dương.(về bên phải)


<b>HÑ 2.2 :</b>


ĐVĐ : Như ta đã biết số nguyên dùng biểu
thị hai đại lượng có hướng ngược nhau. Ngịai


I – Cộng hai số nguyên dương :



<b> - Cộng hai số nguyên dương thực hiện như cộng </b>
hai số nguyên.



(+ 3) + (+2) = 3 + 2 = 5
(+ 8) + (+9) = 8 + 9 = 17


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

ra ta còn dùng số nguyên để niểu thị hai
hướng ngược nhau của cùng một đại lượng
như tăng , giảm …..


<b>Gv nêu ví dụ </b>


<b>? Nhiệt độ Maxcơva vào buổi chiều giảm 2 </b>
0<sub>C , ta còn có thể nói nhiệt độ tăng bao nhiêu</sub>
<b>? Để tìm nhiệt độ buổi chiều ta làm phép tính</b>
gì?


Đvđ : Làm thế nào để tính tổng của hai số
nguyên âm


<b>Hs lên bảng thực hiện trên trục số.</b>


<b>Gv lưu ý : vì là số nguyên âm nên di chuyển </b>
theo chiều âm( từ phải sang trái)


<b>2 Hs làm ên bảng làm ? 1 ( 1 hs thực hiện </b>
trên trục số tính (-4) + (-5), 1 hs tính |-4| + |-5|
<b>Cả lớp so sánh, nhận xét , rút ra quy tắc cộng</b>
hai s61 ngun âm


<b>Hs làm ví dụ</b>
<b>Hs là ? 2</b>



<i><b>* Quy tắc : </b></i>( học sgk)


<b>Ví dụ : (- 17) + ( -54) = - ( 17 + 54) = - 71</b>
<b>? 2 : Thực hiện phép tính : </b>


a/ (+ 37) + ( + 81) = 37 + 81 = 118
b/ (-23) + ( -17) = -(23 + 17 ) = -41


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố , luyện tập</b>



<b>Hs laøm baøi 23 sgk; 24 sgk</b>


<b>Bài 23 sgk / 75 Tính</b>
a/ 2763 + 152 = 2915


b/ (-7) + ( -14) = -( 7+14) = - 21
c/ ( -35) + ( - 9) = - (35+ 9) = - 44
<b>Bài 24 sgk/75 Tính </b>


a/ (-5) + ( - 248) = - ( 5 + 248) = - -253
b/ 17 + |-33| = 17 + 33 = 50


c/ | - 37| + | +15| = 37 + 15 = 52


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



- Học theo sgk, vở ghi


<b>- Laøm 25, 26 sgk/75 ; 35; 36;39; 41 sbt/ 58; 59</b>



 RÚT KINH NGHIệM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Tuần 16 , Ngày Soạn :</b>



<i><b>Tiết 45</b></i>



<i><b>Bài 5 </b></i>

<b> </b>

<b> CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU</b>



<b>I - Mục tiêu:</b>



<b> </b>

-

<i><b> Kiến thức:</b></i>

HS nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu


Biết cộng hai số nguyên khác dấu.



-

<i><b> Kỹ năng: </b></i>

Hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một


đại lượng.



-

<i><b>Thái độ :</b></i>



Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tế.



Bước đầu biết cách diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngơn ngữ tốn học.



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:,

mơ hình trục số ,

Phần màu, bảng phụ



- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức


<b>cũ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>

: Phát biểu quy tắc cộng hai số


nguyên cùng dấu ?



Sửa bài 35 sbt/ 75



<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>


<b>HĐ 2.1: </b>



<b>Gv neâu ví dụ </b>



<b>? Nhiệt độ trong phịng ướp lạnh giảm </b>


5

0

<sub>C có nghĩ là tăng bao nhiêu </sub>

o

<sub>C </sub>



<b> ? Tính nhiệt độ trong phịng ướp lạnh </b>


ta làm phép tính gì ?



<b>Hs thực hiện trên trục số </b>



<b>Gv lưu ý : một số nguyên âm, một số </b>


nguyên dương nên chú ý chiều di


chuyển.




</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>? Hs làm ? 1 trên trục soá </b>



<b>? Rút ra nhận xét tổng của hai số </b>


nguyên đối nhau.



<b>Hs làm ? 2 (4 hs : 2 hs thực hiện trên </b>


trục số)



<b>? Ruùt ra quy tắc.</b>



<b>HĐ 2.2 :</b>


<b>Hs đọc quy tắc sgk</b>



<b>Gv nêu ví dụ sgk + hs áp dụng</b>


<b>Hs làm ? 3 </b>



II – Cộng hai số nguyên âm :


<i><b>* Quy tắc </b></i>

( học sgk)



Ví dụ (- 273) + 55 = - ( 273 – 55) = -218


<b>? 3 Tính </b>



a/ ( - 38) + 27 = - ( 38 – 27 ) = - 11



b/ 273 + ( -123) = + (273 – 123) = + 150



<b>3/ Họat động 3 : Củng cố , luyện tập</b>


<b>Hs làm bài 27 sgk; 28 sgk</b>




<b>Baøi 27 sgk / 76 Tính</b>



a/ 26 + ( -6) = +(26-6) = 20


b/ (-75) + 50 = -(75-50) = -25



c/ 80 + ( -220) = -( 220 – 80) = - 140


<b>Bài 28 Tính </b>



a/ ( -73) + 0 = -( 73 – 0) = - 73


b/ | -18| + ( -12) = 18 + ( -12) = 6


c/ 102 + ( -120) = -( 120 – 102) = - 8



<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>


- Học theo sgk, vở ghi



<b>- Laøm 29;30 sgk/75 ; 42; 43 46; 47 </b>


sbt/59



 RÚT KINH NGHIệM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Tuần 16 , Ngày Soạn :</b>



<i><b>Tieát 46</b></i>



<i><b> </b></i>

<b> </b>

<b> LUYỆN TẬP </b>



<b>I. Mơc tiêu</b>



<b>1. Kiến thức :</b>




Học sinh nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và công hai số


gnuyên khác dấu



<b> 2. Kĩ năng :</b>



Rèn kĩ năng tính thành thạo tổng hai số nguyên cùng dấu và hai số


nguyên khác dấu



<b>3. Thỏi :</b>



Cẩn thËn khi lµm bµi vµ cã ý thøc trong häc tËp



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>


Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>


- GV:,

mơ hình trục số ,

Phần màu, bảng phụ


- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết


<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>



<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức


<b>cũ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>

: Phát biểu quy tắc cộng hai số



nguyên cùng dấu



Sửa bài tập 35 sbt/58



<i><b>Hs 2 : </b></i>

Phát biểu quy tắc cộng hai số


nguyên khác dấu.



Sửa bài tập 42 sbt/59


<b>? So sánh hai quy tắc trên</b>


<b>2/Họat động 2 : Luyện tập </b>



<b>HÑ 2.1: </b>


<b>Baøi 31 sgk</b>



<b>Ba hs lên bảng làm.</b>


<b>Cả lớp làm vào vở</b>



<b>Bài 31 sgk/ 76</b>


Tính :



</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Gv sửa</b>



<b>HĐ 2.2</b>


<b>Bài 32 sgk</b>



<b>Ba hs lên bảng</b>


<b>Cả lớp làm vào vở</b>


<b>Giáo viên sửa</b>



<b>HĐ 2.3</b>



<b>Bài 33 sgk </b>



Hs làm vào PHT



<b>Gv thu 5 – 6 em kiểm tra</b>


<b>HĐ 2.4</b>


<b>Bài 30sgk</b>



<b>3 hs lên bảng làm</b>



<b>Gv cho hs so sánh sự khác nhau khi </b>


cộng một số với số nguyên âm, cộng


một số với số nguyên dương từ đó rút


ra nhận xét.



<b>HĐ 2.5</b>


<b>Bài 35 sgk </b>



<b>Hs đứng tại chỗ trả lời.</b>



b/ ( -7) + (-13) = - (7+13)


= - 20



c/ (-15) + (-235) = - (15 + 235)


= - (15 + 235)


= - 250



<b>Bài 32 sgk/ 76 Tính :</b>


a/ 16 + (-6) = + (16 -6)


= + 10



b/ ( -6) + 14 = + ( 14 -6)


= 8



c/ ( -8) + 12 = + (12 – 8 )


= 4



<b>Baøi 33 sgk </b>



<b>Baøi 30sgk So sánh </b>


a/ 1763 + ( -2) và 1763


1763 + ( -2) = 1763 – 2


= 1761



vì 1761 < 1763 neân 1763 + (-2) < 1763


c/ (-29) + (-11) = - (29 + 11) = - 40


vì -40 < -29 neân -29 + (-40) < -29


b/ ( -105) + 5 vaø -105



(-105) + 5 = -( 105 – 5) = -100



Vì -100 > - 105 nên (-105) + 5 > -105


<i><b>Nhận xét : </b></i>

Khi cộng một số nguyên a bất


kỳ với một số nguyên âm thì được kết qủa


nhỏ hơn số a



Khi cộng một số nguyên a bất


kỳ với số ngun dương thì ln được kết


qủa lớn hơn số nguyên a



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>3/ Họat động 3 : Củng cố </b>




* Trò chơi (điền bảng phụ):Tìm “*”


(-*6) + (-24) = 100



39 + (-1*) = 24


296 + (-5*2) = -206



<b>? Phát biểu quy tắc cộng hai số </b>



nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác


daáu?



Các khẳng định sau đúng hay sai :


1. Tổng của hai số ngun ln lớn


hơn mỗi số hạng



2. có hai số nguyên mà tổng của chúng


nhỏ hơn một số hạng và lớn hơn số


hạng kia



3. Tổng của một số nguyên dương và


một số nguyên âm là một số nguyên


dương.



<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>


- Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên


cùng dấu, khác dấu



<b>- Làm bài tập còn lại trong sgk,sbt </b>


phần luyện tập




 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


<b>Tuần 17 , Ngày Soạn :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>Bài 6 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN</b></i>


<b>I </b>

<b>. Mơc tiªu</b>



<b>1. KiÕn thøc :</b>



- Biết đợc bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao


hoán, kết hợp, cộng với số 0, sộng với số đối



<b> 2. Kĩ năng :</b>



Vn dng các tính chất để giải các bài tập liên quan


- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.



<b>3. Thái :</b>



Tích cực trong học tập và vận dụng hợp lí các tính chất một cách hợp lí



<b>II. Phửụng phaựp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>




-

GV: Phần màu, bảng phụ



-

HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết



<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>



<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1

<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức </b>



<b>cuõ</b>



<b>? Phép cộng các số tự nhiên có tính chất gì ?</b>


<i>* Các tính chất trên có còn đúng trong phép </i>
<i>cộng các số nguyên nữa hay không ?</i>


<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>



<b>HĐ 2.1: </b>


<b>Gv Chia nhóm thực hiện các phép tính sau </b>
và trả lời câu hỏi đặt ra đầu bài,nêu tổng
qt :


N1 : Tính và so sánh ,nhận xét, tổng quát :
456 + 958 ; 985 + 456


(-75) + (-12) ; (-12) + (-75)
(-86) + 44 ; 44 + (-86)


N2 + N3 : Tính và so sánh


a/ (78 + 25) + 10 vaø 78 + (25+10)
b/ [(-50) + (-25)] + (-25)


vaø (-50) + [(-25) + (-25)]
c/ [30 + (-20)] + (-15)
vaø 30 + [(-20) + (-15)]


N4 : Tính và so sánh,nhận xét, tồng quát
(-1978) + 0 ; 2004 + 0


<b>1. Tính chất giao hoán :</b>


<i><b>Với a, b </b></i><i><b> Z : a + b = b + a</b></i>


<b>2. Tính chất kết hợp </b>


<i><b>Với a, b, c </b></i><i><b> Z : (a+ b) + c = a+ (b+ c) = a + b + c</b></i>


<b>3. Cộng với 0 :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>Gv cho 3 nhóm trình bày, tổng hợp và rút ra </b>
kết luận


<b>Gv Ngồi ra phép cộng các số ngun có </b>
thêm tích chất cộng với số đối.


Bài tập (làm vào PHT)



Tìm số đối của các số sau và tính tổng cuả
hai số đối nhau : 125 ; -450 ; 523


Gv nhấn mạnh t/c hai chiều
<b>Hs làm ?3</b>


<b>4. Cộng với số đối :</b>


<i><b>Với </b></i><i><b> a </b></i><i><b> Z : a + (-a) = 0</b></i>
<i><b>Nhận xét : a + b = 0 </b></i><i><b> a = -b hoặc b = -a</b></i>


<b>Bài ?3 : Tìm tổng của tất cả các số nguyên a biết </b>
a/ -3 < a < 3


Ta có -3 < a < 3  a = -2; -1; 0; 1; 2


Tổng của các số nguyên a thỏa -3 < a < 3 laø
S = (-2) +(-1)+ 0+ 1 + 2 = [(-2) + 2] + [(-1) +1]+ 0
S = 0


<b>b/ -3 </b> a < 3


Ta coù -3 a < 3  a = -3;-2; -1; 0; 1; 2
Tổng của các số nguyên a thỏa -3 < a < 3 là
S = -3+(-2) +(-1)+ 0+ 1 + 2


= [(-2) + 2] + [(-1) +1]+ (-3) + 0 = -3


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố , luyện tập</b>




<b>? Nêu tính chất phép cộng các số nguyên ? </b>
Tc phép cộng các số ngun có gì khác so
với tc phép cộng các số tự nhiên.


<b>Luyện tập : </b>


<b>Bài tập 1 :Bài 36 sgk/78 Tính :</b>
a/ 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= [(-20) + (-106)] +126 +2004
= [-126 + 126] + 2004 = 2004
b/ (-199) + (-200) + (-201)
= [(-199) + (-201)] + (-200)
= (-400) + (-200) = -600
<b>Bài tập 2: </b>


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnha</b>



- Học thuộc sách giáo khoa, vở ghi
- Làm hết các bài tập sgk


 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


<b>Tuần 17 , Ngày Soạn :</b>



<i><b>Tieát 48</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>I. </b>




<b> </b>

<b>Mơc Tiªu</b>



<b>1. KiÕn thức :</b>



Nắm vững các tính chất trong phép cộng các số nguyên



<b> 2. Kĩ năng :</b>



Học sinh biết áp dụng các tính chất phép cộng trong số nguyên để tính


nhanh giá trị của biểu thức .



<b>3. Thái độ :</b>



RÌn lun tÝnh chÝnh x¸c , cÈn thËn, tÝnh nhanh



<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>



-

GV: Phần màu, bảng phụ



-

HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết



<b>IV - Các hoạt động dạy và học.</b>



<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức



<b>cũ</b>



<i><b>Hs 1 </b></i>

: Phát biểu quy tắc cộng hai số


nguyên cùng dấu, khác dấu.



<b>? So sánh hai quy tắc trên. Sửa bài 42 </b>


a sgk



<i><b>Hs 2 : </b></i>

Nêu các tính chất của phép


cộng các số nguyên.Sửa bài 42 b


<b>2/Họat động 2 : Luyện tập </b>



<b>HĐ 2.1: </b>


<b>5 hs lên bảng thực hiện</b>



<b>Bài 1 : Tính nhanh (nếu có thể)</b>


a/ ( -30) + [(-75) + 30] + (-25)


= [(-30) + 30] + [(-75) + (-25)]


= 0 + (-100) = -100



b/ | x| < 5 . Tính tổng của số nguyên x


|x| < 5

-5< x <5



Vì x

Z nên x = -4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4



</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>HĐ 2.2</b>


<b>Bài 43 sgk</b>



<b> 2 hs lên bảng biểu thị vận tốc của hai</b>


ca nơ trên hình vẽ theo hai trườnh hợp.



2 hs khác giải bài toán



<b>Cả lớp làm vào vở</b>


<b>Giáo viên sửa</b>



<b>HĐ 2.3</b>


<b>Bài 45 sgk </b>



<b>Hs trả lời nhanh và lên bảng cho ví dụ</b>


giải thích



<b>HĐ 2.4</b>


<b>Bài 46sgk</b>



<b> hs lấy máy tính ra </b>



<b>Gv : Thực hiện phép cộng hai số </b>


nguyên trên máy tính tương tự như hai


số tự nhiên, tuy nhiên để biêu diễn số


nguyên âm, ta dùng phím +/-



Để đổi dấu + thành – và ngược lại.


<b>Gv hướng dẫn mẫu theo sgk (dùng </b>


máy chiếu)



<b>Học sinh thực hành bài 46</b>



= 0



c/ S = (-2004) +(-2003) + …-1 + 0 + 1 +…+



2004 + 2005



S= [(-2004) + 2004 ] + [(-2003 ) +2003] +


…+ [(-1) + 1] + 0 + 2005 = 2005



d/ -4 < x

5. Tính tổng các số nguyên x.



x

Z và -4 < x

5 neân x =



-3,-2,-1,0,1,2,3,4,5



Vậy tổng các số nguyên x thoả -4<x

5 là



:



(-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1+ 2 + 3 + 4 + 5 = 9


e/ 125 + (-543) + 75 +(-57) + 75



= [(-543) +(-57)] +(125+75) + 75


= (-600) + 200 + 75



= -400 + 75 = -325


<b>Baøi 2 (Baøi 43 sgk)</b>


<b>a/ </b>



Sau một giờ hai ca nô cách nhau :


10- 7 = 3 (km)



b/




Sau một giờ hai ca nô cách nhau :


10 + 7 = 17 (km)



<b>Baøi 3 (Baøi 45 skg)</b>



<b>Baøi 4 : Bài 46(sgk)</b>



Dùng máy tính bỏ túi để tính :


a/ 187 + (-54) = 133



</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>3/ Họat động 3 : Củng cố </b>



Tìm quy luật của từ dãy số sau :


a/ 6;1;-4;-9;-14



b/-13;-6;1;8;15


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



- Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên


cùng dấu, khác dấu, các tính chất


<b>- Làm bài tập còn lại trong sgk,sbt </b>


phần luyện tập



 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


<b>Tuần 17 , Ngày Soạn :</b>




<i><b>Tiết 49</b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ I (T1)</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>-</b> Thứ tự trong N, trong z, số liền trước, số liền sau.


<b>-</b> Biểu diễn một số trên trục số.
<i><b>* Kỹ năng:</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số.
<i><b>* Thái độ: </b></i>


- Rèn luyện khả năng hệ thống hóa cho HS.


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>



* GV: Phấn màu, thước thẳng. Bảng phụ ghi các kết luận và bài tập


* HS: Thước có chia độ, máy tính bỏ túi. Chuyển bị câu hỏi ôn tập vào vở.


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


Hoạt động của GV - HS Ghi bảng

<i><b>HĐ 1</b></i>

: Kiểm tra bàicũ



Kết hợp trong giờ ôn tập


<b>HĐ 2: Ơn tập </b>




<b>GV: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; </b>


3;5 ;9



Ha s làm và trả lời nhanh bài 1


Hs làm bài 2



? Nêu định nghĩa số ngun tố và hợp


số



Hs làm bài tập 3



? Các tìm ƯCLN, BCNN của hai hay


nhiều số



1. O^n tập về t/c chia hết và dấu hiệu hia


hế, số nguyên tố, hợp số



Baøi 1 : Cho các số



160;534;2544;48309;3825


Trong các số đã cho



a/ Số nào chia hết cho 2;3;5;9


b/ Số nào chia hết choa 2 và 5


c/ Số nào chia hết cho 2 và 3


d/ Số nào chia hết cho 2,3,5,9



Bài 2 Điền chử số thích hợp vào dấu *


để




a/ 1*5* chia hết cho 5 và 9


b/ 46 chia hết cho cả 2,3,5,9



Bài 3 :Trong cá s6ó sau số nào là số


ngun tơ, hợp số? Giải thích



717 ; 6.5+9.31 ; 8.3.5-9.13


<b>2. Ôn tập về ước chung , bội chung, </b>


<b>ƯCLN, BCNN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

? Caùch tìm UC, BC thông qua ƯCLN,


BCNN



Hs làm bài tập 212/27 sbt ; 26 /28 sbt


- Ôn tập các kiến thức và các dạng bài


tập d0ã ôn



- Làm các bài tập trong đề cương



Baøi 26 / 28 sbt



<i><b>Hoạt động 3: </b></i><b>Hướng dẫn về nhà (3 ph)</b>


- Ôn lại kiến thức đã ôn.


- Bài tập về nhà: bài số 11, 13, 15 trang 5 SBT và bài 23, 27, 32 trang 57, 58 SBT
- Làm câu hỏi ôn tập


- Phát biểu quy tắc tìm GTTĐ của 1 số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên, trừ số nguyên, quy tắc


dấu ngoặc


- Dạng tổng quát các tính chất phép cộng trong Z.


<b>IV. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>Tuần 17 , Ngày Soạn :</b>



<i><b>Tiết 50</b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ I (T2)</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<i><b>* Kỹ năng:</b></i>

Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm


x.



<i><b>* Thái độ: </b></i>

Rèn luyện tính chính xác cho HS


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>



* GV: Phấn màu, thước thẳng. Bảng phụ ghi các kết luận và bài tập


* HS: Thước có chia độ, máy tính bỏ túi. Chuyển bị câu hỏi ôn tập vào vở.


IV - Các ho t đ ng d y và h c.ạ ộ ạ ọ


Hoạt động của GV - HS Ghi bảng


HĐ 1: Kiểm tra bàicũ


Kết hợp trong giờ



<b>HĐ 2: Bài mới</b>



? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là


gì ?



Tìm | -3| ; | 18| ; |-2001|



? Có những số nguyên nào mà giá trị


tuyệt đối củ chúng bằng nhau khơng?


? Nêu cách tìm giá trị tuyệt đối của số


ngun ?



? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên


cùng dấu, khác dấu ?



? Gv cho vd hs áp dụng tính



? Nêu tính chất của tổng đại số ?


Hs áp dụng làm bài tập



<b>Luyeän taäp </b>



Học sinh thực hiện


4 hs lên bảng sửa


Gv cùng cả lớp sửa



1.Ôn tập quy tắc cộng các số


nguyeân



a/ Giá trị tuyệt đối của một số



nguyên a



- Định nghóa



- Giá trị tuyệt đối của số



nguyên dương, số nguyên âm ,


số o



b/ Phép công trong Z



* Cộng hai số nguyên cùng dấu


(-)



Tính (-15) + (-20) = -(15 + 20) =


-35



* Cộng hai số nguyên khác dấu


Tính (-30) + 60 = 60 – 30 = 30


45 + (-60) = -(60 – 45) =


-15



a) Tính chất giao hốn


a + b = b + a


b) Tính chất kết hợp



(a+b) +c = a+(b+c)


c) Cộng với số 0



a + 0 = 0 + a = a



d) Cộng với số đối



a + (-a) = 0


<b>Bài tập </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Hs thực hiện


4 hs lên bảng



Gv cùng cả lớp sửa


<i><b>3. Hướng dẫn về nhà </b></i>



<b> - Học thuộc các kiến thức đã ôn tập</b>


- Làm tiếp bài trong đề cương ôn tập




b/ [(-18) + (-7)] +(-2)

3


c/ | -456| + 75 + (-75 -44)


d/ 786 - 85 + 86 +15



<i><b>Baøi 2</b></i>

Tìm xsố nguyên nguyên


x biết



a/ -4< x < 5


b/ | x-2| =5



c/ x -5 – (3-2x) = 7



d/ -3x - 15 = -(5-78) +(-12)


(+19) + (+31) = (+50)








 25 15

25+15 = 40



(-30) + (+10) = -20


-15 + (+40) = +25



-12 +

 50

= -12 + 50 = 38


(-24) + (+24) = 0



 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


<b>Tuần 18 , Ngày Soạn :</b>



<i><b>Tiết 51</b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ I (T3)</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

+ Hệ thống kiến thức chương I,II


+ HS ơn cách giải bài tốn thực tế vận dụng tìm BC , ƯCLN , ƯC , BCNN của 2 hay nhiều số.
- Hs ôn lại cá kiến thức về đoạn thẳng, đường thẳng, tia, điểm nằm giữa, trung điểm đoạn thẳng
- Hs ôn lại cách chứng minh điểm nằm giữa hai điểm , phương pháp tính độ dài của đoạn thẳng ,


<i><b>* Kỹ năng:</b></i>




+Các bài tốn tìm x , rèn luyện kỹ năng lập luận nhanh chính xác.
phương pháp chứng minh trung điểm của đoạn thẳng


<i><b>* Thái độ: </b></i>

Rèn luyện tính chính xác cho HS


<b>II. Phương pháp giảng dạy:</b>



Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm


<b>III. Phương tiện dạy học:</b>



* GV: Phấn màu, thước thẳng. Bảng phụ ghi các kết luận và bài tập


* HS: HS : Ôn cách tìm ƯC , ƯCLN , BC , BCNN Thước có chia độ, máy tính bỏ túi.
Chuyển bị câu hỏi ôn tập vào vở.


<b>IV.Các hoạt động</b>

trên lớp:


<b>Hoạt động của GV - HS</b> <b>Ghi bảng</b>


HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ
HĐ 2: Bài mới


-HS tìm bội của 32 và nhỏ hơn 120
-Nêu cách tìm B của 1 số


-GV đọc đề,HS xác định u cầu của đề,bài
tốn thuộc loại tốn gì?


-HS lên baûng giaûi



-HS đọc đề bài 186/24 sgk . BT


Xác định u cầu đề bài và dạng tốn cần
tìm


-HS đọc đề 179 sbt toán


-Độ dài cạnh HV lớn nhất là gì của 60 và 96
-HS đọc đề 192 sách BT 6


Xác định yêu cầu của đề . Phân biệt dạng
toán


-Số ngày 2 bạn cùng đến thư viện lần sau sẽ
là gì của 8 và 10


-HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài.
<b>HS khối 6 khoảng từ 200 -> 400 HS khi </b>
<b>xếp hàng 12 hàng 15 , hàng 18 đều thừa 5 </b>
<b>HS . tính số HS</b>


-HS đọc đề . Xác định x đúng vai trò trong
biểu thức


-Chia hai lũy thừ cùng cơ s61 ta làm thế


<b>1.Ước và bội: </b>


Bài 1: Tìm B(32) nhỏ hơn 120


B(32) = { 0;32;64;96;128; … }


Vì B(32) nhỏ hơn 120 nên
B(32) = { 0;32;64;96 }


Bài tốn 2:Tìm ƯCLN ( 187/24) sgk
BT gọi số hàng dọc là a.


Ta có 54  a;42 a; 48  a và a lớn
nhất . Do đó a là ƯCLN( 54;42;48 )
Ta có 54 =34<sub> .2; 42 = 6.7; 48 = 2</sub>4<sub>.3</sub>
ƯCLN(54,42,48) = 2.3 = 6


Vậy xếp được nhiều nhất thành 6 hàng
dọc


<i><b>Bài 3:</b></i> Gọi số đóa là a. Ta phải có 96
a;


36a và a lớn nhất nên
a là ƯCLN(96;36)


ta có 96 = 25<sub>.3 ; 36 = 2</sub>2<sub>.3</sub>2
ƯcLN(96,36) = 22<sub>.3 =12</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

naøo?


-Số x nằm trong khoảng nào ?


-Học sinh tính tổng . Tổng hai số đối bằng


bao nhiêu?


GV: Chốt lại cách giải tốn tìm ƯCLN ,
BCNN,Tìm x


? Địng nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng AB
? Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm
A,B


? Đ.n tia ? Vẽ tia Ox, OA? Phát biểu nhận
xét rút ra được khi vẽ hai tia trên cùng 1 nửa
mp ? Nhận xét này dùng làm gì?


* Đọc hình


Gv treo bảng phụ, Hs đọc hình
* Vẽ Hình : Hs Vẽ theo y/c của gv
* Bài tập :


Hs veõ hình , giải vào tập
1 hs lên bảng


Gv cùng cả lớp sửa
Luư ý cách lập luận


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :</b>
Ôn lại tất cả các kiến thức đã học
Xem lại tất cả các dạng bài tập về số
học , hình học đã làm



<b>2. Ơn tập cacù kiến thức về đoạn </b>
<b>thẳng, điểm, đường thẳng , điểm </b>
<b>nằm giữa hai điểm, trung điểm của </b>
<b>đoạn thẳng</b>


a/ Caùc định nghóa (học sgk)


b/ Các tính chất, nhận xét (học sgk)


Bài tập : Cho đoạn thẳng AB = 7 cm.
Trên tia AB lấy diểm C sao cho AC = 4
cm


a/ C có nằm giữa A và B khơng
b/ Tính độ dài đoạn thẳng CB


c/ Giọi I là trung điểm của đoạn thẳng
AB Tính IA, IB


d/ Điểm I nằmg giữa A và C hay C
nằm giửa A và I?


 RÚT KINH NGHIệM:


………
………


<i><b>Tieát 52 + 53</b></i>

<i><b> :</b></i>

<i><b> </b></i>

<i><b>Thi học kì I</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

(Hình)




<b>I.Mục tiêu:</b>


- Hs ơn lại cá kiến thức về đoạn thẳng, đường thẳng, tia, điểm nằm giữa, trung điểm đoạn
thẳng


- Hs ôn lại cách chứng minh điểm nằm giữa hai điểm , phương pháp tính độ dài của đoạn
thẳng , phương pháp chứng minh trung điểm của đoạn thẳng


<b>II.Chuẩn bị:</b> GV: Các câu hỏi - Bài tập.


HS : Ôn cách tìm ƯC , ƯCLN , BC , BCNN
III.Các hoạt động trên lớp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>HĐ 1: Kiểm tra bài cũ</b>
Kết hợp trong giờ
<b>HĐ 2: Bài mới</b>


? Địng nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng AB
? Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm
A,B


? Đ.n tia ? Vẽ tia Ox, OA? Phát biểu nhận
xét rút ra được khi vẽ hai tia trên cùng 1 nửa
mp ? Nhận xét này dùng làm gì?


* Đọc hình


Gv treo bảng phụ, Hs đọc hình
* Vẽ Hình : Hs Vẽ theo y/c của gv



* Bài tập :


Hs vẽ hình , giải vào tập
1 hs lên bảng


Gv cùng cả lớp sửa
Luư ý cách lập luận


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :</b>
Ôn lại tất cả các kiến thức đã học
Xem lại tất cả các dạng bài tập về số
học , hình học đã làm




<b>-HĐ 3: Hướng dẫn học ở nhà:</b>
-Ôn các bài tập đã sửa


-BT . Chép thêm
-Ôn tập tiếp


<b>1. Ơn tập cacù kiến thức về đoạn </b>
<b>thẳng, điểm, đường thẳng , điểm </b>
<b>nằm giữa hai điểm, trung điểm của </b>
<b>đoạn thẳng</b>


a/ Các định nghóa (học sgk)


b/ Các tính chất, nhận xét (học sgk)



Bài tập : Cho đoạn thẳng AB = 7 cm.
Trên tia AB lấy diểm C sao cho AC = 4
cm


a/ C có nằm giữa A và B khơng
b/ Tính độ dài đoạn thẳng CB


c/ Giọi I là trung điểm của đoạn thẳng
AB Tính IA, IB


d/ Điểm I nằmg giữa A và C hay C
nằm giửa A và I?


<i><b>Bài 6 PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN</b></i>


<b>A – MỤC TIÊ U:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

- Bước đầu hình thành, dự đốn trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện
huợng toán học liên tiếp và phép tương tự.


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>



<b>- Gv : bảng phụ, phiếu học tập</b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>



<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức cũ</b>


<b>Hs1 :Lập bảng so sánh quy tắc cộng hai số </b>
nguyên cùng dấu, khác dấu.


<b>Hs 2 : Điền vào bảng sau (bàng phụ)</b>
a -25


-a -36 0 - (-5)


<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>



<b>HÑ 2.1: </b>
-Gv đưa câu hỏi cho HĐ nhóm :


Hãy kiểm tra kết vế trái và vế phải của đẳng
thức sau bằng nhau khơng và dựa vào quy
luật đó hãy điền vào vế phải của những đẳng
thức tiếp theo ?


Nhoùm 1 : Nhoùm2
4 -1 = 4 +(-1) 3 -3 = 3 + (-3)
4 – 2 = 4 +(-2) 3 – 2 = 3 +(-2)
4 -3 = 4 +(-3) 3 – 1 = 3 + (-1)
4 – 4 = 4 + (-4) 3 – 0 = 3 + (-0)
4 – 5 = 3 – (-1) =
4 – 6 = 3 – (-2) =
4 – 7 = 3- (-3) =


<b>? Ở vế trái là phép tốn gì ? Ở vế phải là </b>
phép tốn gì ? xét từ vế trái qua vế phải ta
thấy có sự thay đổi như thế nào?



<b>? Ai phát hiện ra quy tắc gì ? </b>
<b>? Nêu tổng quát</b>


<b>Gv nêu nhận xét qua ví dụ ở bài 4</b>
- Hs làm bài 47 sgk/82


<b>HĐ 2.2 </b>
<b>Gv nêu ví dụ</b>


<b>Hs giaûi</b>


<b>Gv khi đã học phép trừ hai số ngun, ta </b>


<b>1. Hiệu của hai số nguyên</b>
<b>Quy tắc (hsgk)</b>


<b>Tổng quaùt : a – b = a + (-b)</b>


<b>Bài tập:47 sgk</b>


2 – 7 = 2 + (-7) = -(7-2) = - 5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3


(-3) -4 = (-3) + (-4) = -(3+4) = -7
7 – 0 = 7


0 – 7 = 0 + (-7) = -7


a – 0 = a 0 – a = - (a -0) = -a



<b>2. Ví dụ </b>


Nhiệt độ hơm qua 30<sub>c</sub>
Hôm nay : giảm 40<sub>C</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

không cần phải giải thích giảm 40<sub>C nghiã là </sub>
tăng -40<sub>C nữa mà ta có thể thực hiên ngay </sub>
phép trừ hai số ngun.


<b>? Phép trừ trong Z có ln thực hiện được </b>
khơng?


<b>Gv nêu nhận xét sgk/81</b>


<i>Giải</i>


Nhiệt độ hơm nay ở Sa Pa là :
3 – 4 = 3 + (-4) = -1 (0<sub>C)</sub>
Đáp số : -10<sub>C</sub>


<i><b>Nhận xét (sgk)/81</b></i>


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố , luyện tập</b>



<b>Hs làm bài 1.</b>
<b> 4 Hs lên bảng sửa</b>


<b>Hs laøm baøi 2 vào PHT. Một hs lên bảng điền</b>
bảng phụ



<b>Luyện tập : </b>
<b>Bài 1 : Tính</b>
a/ (-115) -32
b/ 42 0– 50 - 123
c/ 25 – |-53|


d/ (-26) + [12 –(-76)]


<b>Baøi 2 : Bài 50/82 bảng phụ , phiếu học tập</b>


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



- Bài 51, 52, 5354 sgk/82
- sbt


<i><b>Tieát 55: </b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ </b>

I



<b>I.Mục tiêu:</b>


+ Hệ thống kiến thức chương I,II


+ HS ơn cách giải bài tốn thực tế vận dụng tìm BC , ƯCLN , ƯC , BCNN của 2 hay nhiều số.
+Các bài tốn tìm x , rèn luyện kỹ năng lập luận nhanh chính xác.


<b>II.Chuẩn bị:</b> GV: Các câu hỏi - Bài tập.


HS : Ơn cách tìm ƯC , ƯCLN , BC , BCNN
III.Các hoạt động trên lớp:



</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ
HĐ 2: Bài mới


-HS tìm bội của 32 và nhỏ hơn 120
-Nêu cách tìm B của 1 soá


-GV đọc đề,HS xác định yêu cầu của đề,bài
tốn thuộc loại tốn gì?


-HS lên bảng giải


-HS đọc đề bài 186/24 sgk . BT


Xác định yêu cầu đề bài và dạng tốn cần
tìm


-HS đọc đề 179 sbt tốn


-Độ dài cạnh HV lớn nhất là gì của 60 và 96
-HS đọc đề 192 sách BT 6


Xác định yêu cầu của đề . Phân biệt dạng
toán


-Số ngày 2 bạn cùng đến thư viện lần sau sẽ
là gì của 8 và 10


-HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài.
<b>HS khối 6 khoảng từ 200 -> 400 HS khi </b>


<b>xếp hàng 12 hàng 15 , hàng 18 đều thừa 5 </b>
<b>HS . tính số HS</b>


-HS đọc đề . Xác định x đúng vai trò trong
biểu thức


-Chia hai lũy thừ cùng cơ s61 ta làm thế
nào?


-Số x nằm trong khoảng nào ?


-Học sinh tính tổng . Tổng hai số đối bằng
bao nhiêu?


GV: Chốt lại cách giải toán tìm ƯCLN ,
BCNN,Tìm x


<b>HĐ 3: Hướng dẫn học ở nhà:</b>
-Ôn các bài tập đã sửa


-BT . Chép thêm
-Ôn tập tiếp


1.Ước và bội: (Tiếp)


Bài 1: Tìm B(32) nhỏ hơn 120
B(32) = { 0;32;64;96;128; … }


Vì B(32) nhỏ hơn 120 nên
B(32) = { 0;32;64;96 }



Bài tốn 2:Tìm ƯCLN ( 187/24) sgk
BT gọi số hàng dọc là a.


Ta có 54  a;42 a; 48  a và a lớn
nhất . Do đó a là ƯCLN( 54;42;48 )
Ta có 54 =34<sub> .2; 42 = 6.7; 48 = 2</sub>4<sub>.3</sub>
ƯCLN(54,42,48) = 2.3 = 6


Vậy xếp được nhiều nhất thành 6 hàng
dọc


<i><b>Bài 3:</b></i> Gọi số đóa là a. Ta phải có 96
a;


36a và a lớn nhất nên
a là ƯCLN(96;36)


ta coù 96 = 25<sub>.3 ; 36 = 2</sub>2<sub>.3</sub>2
ÖcLN(96,36) = 22<sub>.3 =12</sub>


Vậy Số đĩa chia được là 12 chiếc


<i><b>Tiết 56: </b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ </b>

I



(Hình)



<b>I.Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

- Hs ôn lại cách chứng minh điểm nằm giữa hai điểm , phương pháp tính độ dài của đoạn


thẳng , phương pháp chứng minh trung điểm của đoạn thẳng


<b>II.Chuaån bị:</b> GV: Các câu hỏi - Bài tập.


HS : Ơn cách tìm ƯC , ƯCLN , BC , BCNN
III.Các hoạt động trên lớp:


<b>Hoạt động của GV - HS</b> <b>Ghi bảng</b>


<b>HĐ 1: Kiểm tra bài cũ</b>
Kết hợp trong giờ
<b>HĐ 2: Bài mới</b>


? Địng nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng AB
? Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm
A,B


? Đ.n tia ? Vẽ tia Ox, OA? Phát biểu nhận
xét rút ra được khi vẽ hai tia trên cùng 1 nửa
mp ? Nhận xét này dùng làm gì?


* Đọc hình


Gv treo bảng phụ, Hs đọc hình
* Vẽ Hình : Hs Vẽ theo y/c của gv


* Bài tập :


Hs vẽ hình , giải vào tập
1 hs lên bảng



Gv cùng cả lớp sửa
Luư ý cách lập luận


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :</b>
Ôn lại tất cả các kiến thức đã học
Xem lại tất cả các dạng bài tập về số
học , hình học đã làm




<b>-HĐ 3: Hướng dẫn học ở nhà:</b>
-Ôn các bài tập đã sửa


-BT . Chép thêm
-Ôn tập tiếp


<b>1. Ôn tập cacù kiến thức về đoạn </b>
<b>thẳng, điểm, đường thẳng , điểm </b>
<b>nằm giữa hai điểm, trung điểm của </b>
<b>đoạn thẳng</b>


a/ Các định nghóa (học sgk)


b/ Các tính chất, nhận xét (học sgk)


Bài tập : Cho đoạn thẳng AB = 7 cm.
Trên tia AB lấy diểm C sao cho AC = 4
cm



a/ C có nằm giữa A và B khơng
b/ Tính độ dài đoạn thẳng CB


c/ Giọi I là trung điểm của đoạn thẳng
AB Tính IA, IB


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<i><b>Tiết 51</b></i>



<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>A – MỤC TIÊ U:</b>



- Hs thực hiện thành thạo tính hiệu hai số nguyên hày nhiều số nguyên
- Hs biết sử dụng máy tính tính hiệu hai số ngun


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>



<b>- Gv : bảng phụ, phiếu học tập</b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>



<b>Họat động thầy trò</b>

<b>Nội dung</b>



1<b>/ Họat động 1 : Kiểm tra kiến thức cũ</b>
<b>Hs1 :Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. </b>
Nêu công thức tổng quát


<b>Gv : treo bảng phụ bài 49 sgk/82. Hs </b>
điền vào



<b>Tổng quát : </b>
<b> a – b = a + (-b)</b>


<b>2/Họat động 2 : Luyện tập </b>



<b>HĐ 2.1: </b>
<b>Bài 1 </b>


<b>? Biểu thức này (a) được thực hiện theo thứ</b>
tự nào/


? Muoán tính hiệu 2- 25 ta làm thế nào?
Hs : 3 em lên bảng làm a,b,c,d


Cả lớp thực hiện vào tập
<b>HĐ 2.2 </b>
<b>Thay giá trị biểu thức</b>
Hs lên bảng thực hiện bài 2


<b>Bài 1 : Tính </b>


a/ 4 – (2-25) = 4-[2+(-25)]
= 4 – [-(25-2)]
= 4 –[-23]
= 4 + 23
= 27


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Cả lớp làm


Gv cùng cả lớp sứa bài



Gv : Hướng dẫn hs thay giá trị của x vào
biểu thức.


Lưu ý : trường hợp –x với x<0
<b>HĐ2. 3 : Bài 55 sgk/83</b>


G treo bảng phụ.
1 hs lên bảng điền vào
gv y/c giải thích


<b>HĐ 2.4 : Dùng máy tính</b>


Gv hướng dẫn tương tự như sgk


Hs thực hiện từng bước theo hướng dẫn củq
gv


Hs thực hành bài bài 56 sgk/8


<b>Hoạt động 3 : Củng cố </b>



? Nêu quy tắc công hai số nguyên cùng dấu,
khác dấu


? Nêu quy tắc trừ hai số nguyên


<b>Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà :</b>


Bài tập về nhà 51,52,53,54 sgk


Xem lại các bài tập đã làm


c/ 45 – 59 +76 – 94 = 45 + (-59) + 76 -94
= -(59 – 45)+ 76 -94
= - 15 + 76 – 94
= (76 – 15 ) -94
= 61 -94


= 61 + (-94)
= -(94 – 61)
= - 33
<b>Bài 2 : Tính giá trị biểu thức</b>
a/ x + 8 –x-22 với x = -98


Ta coù x + 8 – x -22 = x+8+(-x) +(-22)
[x+ (-x)] + (8+(-22)]
= 0 +[-(22-8)]


= -14 với mọi x
b/ a – m + 7 – 8 với a= 61, m = -25
= 61 –(-25) + 7 – 8 = 61 + 25 + 7 + (-8)
= 86 + 7 +(-8)


= 9 3 +(-8) = 85


<i><b>Bài 53 sgk </b></i>


<i><b>Bài 56 sgk</b></i> Dùng máy tính bỏ túi tính
a/ 169 – 73



b/ 53 – (-487)
c/ -35 – (-1936)


<i><b>Tieát 52</b></i>



<b>Bài 8 : </b>

<b>QUY TẮC DẤU NGOẶC</b>


<b>A – MỤC TIÊ U:</b>



- Hs hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc


- Biết khái niệm tổng đại số và vận dụng t/c của tổng đại số


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>



<b>- Gv : bảng phụ, phiếu học tập</b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>



<b>Họat động thầy trị</b>

<b>Nội dung</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

a/ Tìm số đối của 2;(-5); 2 + (-5)


b/ So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng
các số đối cùa 2 và (-5)




<b>2/Họat động 2 : Dạy bài mới </b>




<b>HÑ 2.1: </b>


-Từ ?1,?2 Gv dẫn dắt hs đi đến quy tắc dấu
ngoặcHs nhận xét ?1?2 ở câu b khi bỏ ngoặc
thì ta có kết qủa gì?, ở câu a khi bỏ ngoặc ta
có kế qủa gì ?


? Phát biểu thành lời các kết qủa trên
Gv: giới thiệu quy tắc sgk/84


Gv nêu ví dụ sgk/84
2 hs lên bảng làm a ,b


<b>Hs làm ? 3 vào PHT (y/c hs bỏ ngoặc rồi </b>
tính)


<b>HĐ 2.2 </b>
Gv giới thiệu tổng đại số như sgk


? Người ta dùng phép tốn gí để diễn tả
phép trừ


Gv : giới thiệu tổng đại số


Gv nêu ví dụ : 5 + (-3) – (-6) +(-7) về dạng
tổng


?Vối tổng đại số 5 – 3 + 6 -7 ta có thể thay
đổi vị trí các số hạng khơng



gv: ? a – b – c =?
? Bỏ ngoặc a – (b+c)


Gv rút ra quy tắc nhóm các số hạng của tộng
đại số vào trong ngoặc


Gv : giới thiệu phần ghi nhớ
Gv nêu chú y


<b>1. Quy tắc dấ ngoặc</b>
<b>a/ Quy tắc (học sgk/84)</b>
<b>b. Ví dụ : Tính nhanh </b>
<b>a/ 324 + [112 – (112 + 324)]</b>
<b> = 324 + +[112 – 112-324]</b>
<b> = [324 + [ 0 – 324]</b>


<b> = 324 +(-324) = 0</b>


<b>b/ (-257 ) –[(-257 + 156) -56]</b>
<b> = (-257) –[-257 + 156 -56]</b>
<b>=(-257) +257 – 156 +56</b>
<b>= 0 – 156 + 56</b>


<b>=-156 + 56 = -(156-56) = -100</b>
<b>2. Tổng đại số</b>


<i><b>Tính chất tổng đại số (học thuộc sgk)</b></i>


A – b –c = a-c-b = -c +a –b = - c -b +a …
= a –(c+b)



<b>3/ Họat động 3 : Củng cố , luyện tập</b>



? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc
? hát biểu tính tất của tổng đại số ?
Hs làm bài 57 sgk/85


<b>Luyện tập : </b>
Bài 57 sgk /85


<b>4/Họat động 4 :Hướng dẫn học ơ ûnhà</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Làm các bài tập còn lại sgk


<i><b>Tiết 53</b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ I</b>



<b>I.Mục tiêu:</b>


-Hệ thống kiến thức chượng I,II, ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp N, N*, Z, số và chữ số.
Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau .Biểu diễn một số trên trục số


- Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên , biểu diễn các số trên trục số
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá cho hs


<b>II. Chuẩn bị:</b>


GV: Các dạng bài tập


HS: Ơn tập lý thuyết và bài tập
<b>III.Các hoạt động trên lớp:</b>



Hoạt động của GV - HS Ghi bảng


<i><b>HĐ 1</b></i>: Kiểm tra bàicũ
Kết hợp trong giờ ơn tập
<b>HĐ 2: Ơn tập </b>


<b>GV: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3;5 ;9</b>
Ha s làm và trả lời nhanh bài 1


Hs laøm baøi 2


? Nêu định nghĩa số nguyên tố và hợp số
Hs làm bài tập 3


? Các tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số
? Cách tìm UC, BC thông qua ƯCLN, BCNN
Hs làm bài tập 212/27 sbt ; 26 /28 sbt


1. O^n tập về t/c chia hết và dấu hiệu
hia hế, số nguyên tố, hợp số


Baøi 1 : Cho các số


160;534;2544;48309;3825
Trong các số đã cho


a/ Số nào chia hết cho 2;3;5;9
b/ Số nào chia hết choa 2 và 5
c/ Số nào chia hết cho 2 và 3


d/ Số nào chia hết cho 2,3,5,9


Bài 2 Điền chử số thích hợp vào dấu
* để


a/ 1*5* chia hết cho 5 và 9
b/ 46 chia hết cho cả 2,3,5,9


Bài 3 :Trong cá s6ó sau số nào là số
nguyên tô, hợp số? Giải thích


717 ; 6.5+9.31 ; 8.3.5-9.13
<b>2. Ôn tập về ước chung , bội chung, </b>
<b>ƯCLN, BCNN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>3/Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà </b>
- Ôn tập các kiến thức và các dạng bài tập
d0ã ơn


- Làm các bài tập trong đề cương


<i><b>Tiết 54</b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ I</b>



<b>I.Mục tiêu:</b>


-Hệ thống kiến thức chượng I,II


- Ơn lại quy tắc cơng trừ số ngun, giá trị tuyệt đối, số đối


-HS ôn lại cách giải các dạng tốn tìm ƯCLN , BC , BCNN Thực hiên phép tính nhanh.


-Rèn luyện tính cẩn thận , tính nhanh , chính xác


<b>II. Chuẩn bị:</b>


GV: Các dạng bài tập


HS: Ôn tập lý thuyết và bài tập
<b>III.Các hoạt động trên lớp:</b>


Hoạt động của GV - HS Ghi bảng
HĐ 1: Kiểm tra bàicũ


Kết hợp trong giờ
<b>HĐ 2: Bài mới</b>


? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì ?
Tìm | -3| ; | 18| ; |-2001|


? Có những số nguyên nào mà giá trị tuyệt đối
củ chúng bằng nhau khơng?


? Nêu cách tìm giá trị tuyệt đối của số
ngun ?


? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng
dấu, khác dấu ?


? Phát biểu qu tắc trừ hai số nguyên
? Gv cho vd hs áp dụng tính



? Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc,nhóm các số
hạng bằng dấu ngoặc


? Nêu tính chất của tổng đại số ?
Hs áp dụng làm bài tập


1.Ôn tập quy tắc cộng trừ các số
nguyên


a/ Giá trị tuyệt đối của một số
ngun a


- Định nghóa


- Giá trị tuyệt đối của số nguyên
dương, số nguyên âm , số o
b/ Phép công trong Z


* Cộng hai số nguyên cùng dấu (-)
Tính (-15) + (-20) = -(15 + 20) = -35
* Cộng hai số nguyên khác dấu
Tính (-30) + 60 = 60 – 30 = 30
45 + (-60) = -(60 – 45) = -15
* Phép trừ trong Z


a – b = a + (-b)


Tính 15 – 20 = 15 + (-20)
= -(20 – 15) = -5
15 – (-20) = 15 + 20 = 35



d/ Quy tắc dấu ngoặc, t/c Tổng đại số
:


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<b>Luyện tập </b>


Học sinh thực hiện
4 hs lên bảng sửa
Gv cùng cả lớp sửa


Hs thực hiện
4 hs lên bảng
Gv cùng cả lớp sửa


<i><b>3. Hướng dẫn về nhà </b></i>


<b> - Học thuộc các kiến thức đã ôn tập</b>
- Làm tiếp bài trong đề cương ôn tập


= (-a+a) +[(-90)+90] +7
= 0 + 0 + 7


= 7
<b>Bài tập </b>


<i><b>Bài 1 </b></i>: Thực hiện phép tính
a/ (52<sub> + 12) -9.3</sub>


b/ [(-18) + (-7)] –(-2)3


c/ | -456| + 75 – (-75 -44)
d/ 786 - 85 -86 - 15


<i><b>Bài 2</b></i> Tìm xsố nguyên nguyên x biết
a/ -4< x < 5


b/ | x-2| =5


c/ x -5 – (3-2x) = 7


d/ -3x + 15 = -(5-78) +(-12)


<i><b>Tieát 55: </b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ </b>

I



<b>I.Mục tiêu:</b>


+ Hệ thống kiến thức chương I,II


+ HS ơn cách giải bài tốn thực tế vận dụng tìm BC , ƯCLN , ƯC , BCNN của 2 hay nhiều số.
+Các bài tốn tìm x , rèn luyện kỹ năng lập luận nhanh chính xác.


<b>II.Chuẩn bị:</b> GV: Các câu hỏi - Bài tập.


HS : Ôn cách tìm ƯC , ƯCLN , BC , BCNN
III.Các hoạt động trên lớp:


<b>Hoạt động của GV - HS</b> <b>Ghi bảng</b>


HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ


HĐ 2: Bài mới


-HS tìm bội của 32 và nhỏ hơn 120
-Nêu cách tìm B của 1 số


1.Ước và bội: (Tiếp)


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

-GV đọc đề,HS xác định yêu cầu của đề,bài
tốn thuộc loại tốn gì?


-HS lên bảng giải


-HS đọc đề bài 186/24 sgk . BT


Xác định yêu cầu đề bài và dạng tốn cần
tìm


-HS đọc đề 179 sbt tốn


-Độ dài cạnh HV lớn nhất là gì của 60 và 96
-HS đọc đề 192 sách BT 6


Xác định yêu cầu của đề . Phân biệt dạng
toán


-Số ngày 2 bạn cùng đến thư viện lần sau sẽ
là gì của 8 và 10


-HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài.
<b>HS khối 6 khoảng từ 200 -> 400 HS khi </b>


<b>xếp hàng 12 hàng 15 , hàng 18 đều thừa 5 </b>
<b>HS . tính số HS</b>


-HS đọc đề . Xác định x đúng vai trò trong
biểu thức


-Chia hai lũy thừ cùng cơ s61 ta làm thế
nào?


-Số x nằm trong khoảng nào ?


-Học sinh tính tổng . Tổng hai số đối bằng
bao nhiêu?


GV: Chốt lại cách giải tốn tìm ƯCLN ,
BCNN,Tìm x


<b>HĐ 3: Hướng dẫn học ở nhà:</b>
-Ôn các bài tập đã sửa


-BT . Chép thêm
-Ôn tập tiếp


Vì B(32) nhỏ hơn 120 nên
B(32) = { 0;32;64;96 }


Bài tốn 2:Tìm ƯCLN ( 187/24) sgk
BT gọi số hàng dọc là a.


Ta có 54  a;42 a; 48  a và a lớn


nhất . Do đó a là ƯCLN( 54;42;48 )
Ta có 54 =34<sub> .2; 42 = 6.7; 48 = 2</sub>4<sub>.3</sub>
ƯCLN(54,42,48) = 2.3 = 6


Vậy xếp được nhiều nhất thành 6 hàng
dọc


<i><b>Bài 3:</b></i> Gọi số đóa là a. Ta phải coù 96
a;


36a và a lớn nhất nên
a là ƯCLN(96;36)


ta có 96 = 25<sub>.3 ; 36 = 2</sub>2<sub>.3</sub>2
ƯcLN(96,36) = 22<sub>.3 =12</sub>


Vậy Số đĩa chia được là 12 chiếc


<i><b>Tieát 56: </b></i>

<b>ÔN TẬP HỌC KỲ </b>

I



(Hình)



<b>I.Mục tiêu:</b>


- Hs ơn lại cá kiến thức về đoạn thẳng, đường thẳng, tia, điểm nằm giữa, trung điểm đoạn
thẳng


- Hs ôn lại cách chứng minh điểm nằm giữa hai điểm , phương pháp tính độ dài của đoạn
thẳng , phương pháp chứng minh trung điểm của đoạn thẳng



<b>II.Chuẩn bị:</b> GV: Các câu hỏi - Bài taäp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<b>Hoạt động của GV - HS</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ 1: Kiểm tra bài cũ</b>


Kết hợp trong giờ
<b>HĐ 2: Bài mới</b>


? Địng nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng AB
? Khi nào thì điểm M nằm giữa hai điểm
A,B


? Đ.n tia ? Vẽ tia Ox, OA? Phát biểu nhận
xét rút ra được khi vẽ hai tia trên cùng 1 nửa
mp ? Nhận xét này dùng làm gì?


* Đọc hình


Gv treo bảng phụ, Hs đọc hình
* Vẽ Hình : Hs Vẽ theo y/c của gv


* Bài tập :


Hs vẽ hình , giải vào tập
1 hs lên bảng


Gv cùng cả lớp sửa
Luư ý cách lập luận


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà :</b>


Ôn lại tất cả các kiến thức đã học
Xem lại tất cả các dạng bài tập về số
học , hình học đã làm




<b>-HĐ 3: Hướng dẫn học ở nhà:</b>
-Ơn các bài tập đã sửa


-BT . Chép thêm
-Ôn tập tiếp


<b>1. Ơn tập cacù kiến thức về đoạn </b>
<b>thẳng, điểm, đường thẳng , điểm </b>
<b>nằm giữa hai điểm, trung điểm của </b>
<b>đoạn thẳng</b>


a/ Các định nghóa (học sgk)


b/ Các tính chất, nhận xét (học sgk)


Bài tập : Cho đoạn thẳng AB = 7 cm.
Trên tia AB lấy diểm C sao cho AC = 4
cm


a/ C có nằm giữa A và B khơng
b/ Tính độ dài đoạn thẳng CB


c/ Giọi I là trung điểm của đoạn thẳng
AB Tính IA, IB



d/ Điểm I nằmg giữa A và C hay C
nằm giửa A và I?


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<i><b>Tieát 59: </b></i>

<b>QUY TẮC CHUYỂN VẾ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

+Rèn tính cẩn thận, chính xác.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+ GV: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1 kgvà 2 nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.
+HS: Ơn cách tìm x trong N. Quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu.
<b>III. Tiến trình dạy học:</b>


<i><b> </b></i>

<i>Hoạt động của GV- HS</i>

Ghi bảng


<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Nêu quy tắc bỏ dấu ngoặc dằng trước có
dấu “+” , đằng trước có dấu “ – “.


Tính: ( - 2004) – ( 53 – 2004 )
<b>HĐ2: Bài mới:</b>


+HS quan sát hình vẽ 50 / 85 SGK


? Khi cân thăng bằng , nếu đồng thời cho thêm
2 vật có khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân thì
cân như thế nào ?



?Nếu đồng thời bớt 2 vật có khối lượng bằng
nhau ở 2 đĩa cân thì cân như thế nào?


GV: Nếu ban đầu có 2 số bằng nhau kí hiệu a
= b, ta được một đẳng thức có 2 vế .


? Từ thực hành trên có thể rút ra nhận xét gì về
tính chất của đẳng thức?


+GV: nhắc lại tính chất của đẳng thức
+HS làm VD . Tìm số nguyên x biết
x – 2 = - 3


?Làm thế nào để vế trái chỉ còn x ?
?Hãy thu gọn các vế


? HS laøm ?2


? Từ phép biến đổi : x – 2 = 3 và x + 4 = - 2
x = - 3 + 2 x = - 2 –4
Em có nhận xét gì khi chuyển 1 số hạng từ vế
này sang vế kia của 1 đẳng thức?


GV: Giới thiệu quy tắc chuyển vế SGK / 86
+ HS làm VD SGK


+HS laøm ?3 SGK


? Phép cộng và phép trừ các số nguyên quan
hệ với nhau như thế nào?



GV: Gọi x là hiệu của a và b ta coù : x = a – b
p dụng quy tắc chuyển vế x + b = a
+HS nêu nhận xét


<b>1.Tính chất của đẳng thức</b>
 a = b => a + c = b + c
 a + c = b + c => a = b
 a = b => b = a


<b>2. Ví dụ:</b>
x – 2 = - 3
x – 2 + 2 = - 3 + 2
x + 0 = - 3 + 2
x = - 1


<b>3. Quy tắc chuyển vế .</b>
Học SGK/ 86


+ VD: x – ( - 4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 – 4
x = - 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<i><b>HÑ3: Luyện tập – củng cố</b></i>



+HS phát biểu quy tắc chuyển vế, các tính chất
đăûng thức


+HS làm bài 61 / SGK


+HS làm bài 62 / 87 SGK
+HS làm bài 64 / 87 SGK
<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà</b>
+ Học quy tắc chuyển vế
+ Bài tập 64; 65; 66; 67
+Chuẩn bị tiết sau luyện tập


a) 7 – x = 8 – ( - 7)
7 – x = 8 + 7
- x = 8
x = - 8
Bài 62 /87
a) a  = 2
Vì a  = - a = a
Nên a = 2 hoặc a = - 2
b) a + 2  = 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<i><b>Tiết 60: </b></i>


LUYỆN TẬP



<b>I.Mục tiêu:</b>


-Củng cố quy tắc dấu ngoặc , quy tắc chuyển vế


-Rèn luyện kĩ năng sử dụng các quy tắc trong bài tập tìm x , tích tổng đại số , tính nhanh , giải các
bài tốn thực tế.


-Rèn tính chính xác trong làm tính
<b>II. Chuẩn bị:</b>



GV: Soạn theo sgk


HS: Ơn quy tắc dấu ngoặc , quy tắc chuyển vế
<b>III.Các hoạt động trên lớp:</b>


<b>Hoạt động của GV - HS</b> <b>Ghi bảng</b>


<b>HÑ 1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1:Nêu quy tắc dấu ngoặc , quy tắc chuyển
vế. Viết tính chất của đẳng thức


<i>HĐ 2: Ghi nhớ kiến thức</i>



HÑ 3: Luyện tập
Hđ 3.1


-HS đọc đề bài 62/78 . Tìm số nguyên a, vận
dụng cơng thức nào để tính ( k thức nào ?)
-Tính a+2  = 0 Tìm như thế nào ?


-HS đọc đề bài 63/87 . Tổng của 3 số 3;-2
vàx bằng 5 . Làm thế nào ?




<i>-HÑ 3.2</i>



Học sinh nêu các bước tìm xZ của đẳng


thức


-Vận dụng quy tắc nào để tìm x
-HS: lên bảng tính


-Mỗi học sinh làm vào bảng con


<b>Nếu a = b => a + c = b + c </b>
<b> a+ c = b + c => a = b</b>
<b> a = b => b = a</b>


<b>Baøi 62/ 78 SGK</b>


a)  a  = 2 Vì  a = - a  = a
Vậy a = 2 hoặc a = - 2


b) a + 2  = 0 từ - a  = 0 => a = 0
Nên a + 2 = 0 => a = - 2


<b>Baøi 63/ 87 SGK</b>
3 + ( - 2 ) + x = 5
3 – 2 + x = 5


x = 5 – 3 + 2
x = 4




Baøi 65 /87 SGK



Cho a, b  Z . Tìm số nguyên x
a) a + x = b b) a – x = b
x = b – a a – b = x
Baøi 66 / 87 SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

-Nhận xét và rút kinh nghiệm


+ HS làm theo nhóm


-HS đọc đề bài 68: Tính hiệu số bàn thắng –
thua của đội trong mỗi mùa giải làm thế nào?
- HS lên bảng tính


-HS đọc bài 70 nêu cách tính hợp lí


-GV: yêu cầu HS đọc đề, quan sát hình 51/88
-GV:Hướng dẫn tính tổng các số trong nhóm
-2;4;10


-Tồng các số của cả 3 nhóm là 12
12:3 = 14 . bằng tổng nhoùm II


x = - 11
<b>Baøi 67 / 87 SGK</b>


a) –149
b) 10
c) – 18
d) – 20
e) – 10



<b>Baøi 68 /87 SGK</b>


Hsố bàn thắng – Thua năm ngoái
27 – 68 = - 21


Hsố bàn thắng – Thua năm nay
33 – 24 = 15


<b>Baøi 70 /87 SGK</b>


c) 21 + 22 +23 + 24 – 11 – 12 – 13 –
14


= ( 21 – 11) + ( 22 – 12) + ( 23 – 13)
+ ( 24 – 14 )


= 10 + 10 +10 + 10 = 40


<i>HĐ 4: Hướng dẫn về nhà</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<i><b>Tieát 61:</b> </i>

<b>NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+HS biết tìm ra, dự đốn trên cơ sở để tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện
tượng liên tiếp.


+HS hiểu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu.



+ Rèn kĩ năng tính đúng tích của 2 số nguyên khác dấu nhanh, chính xác
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ GV: chuẩn bị bảng phụ 76 / 89


+HS: Ôn quy tắc chuyển vế, quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu, phép nhân
trong N


III.Tiến trình dạy học:


Hoạt động của GV- HS

<sub> Ghi bảng</sub>


<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu,
khác dấu


Tính: 3 +(- 3) ; ( - 3) + ( - 3)
HĐ2: Bài mới:


GV: Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng
nhau, hãy thay phép nhân bằng phép cộng để
tìm kết quả.


+ HS lên bảng laøm ? 1 SGK


? Khi nhân 2 số nguyên khác dấu em có nhận
xét gì về giá trị tuyệt đối của tích và về dấu
của tích?


GV giới thiệu có thể tìm kết quả phép nhân


bằng cách khác


(- 5) . 3 = ( - 5) +(- 5) +( - 5) = - ( 5 + 5 +5)


<b>1. Nhận xét mở đầu:</b>
a) VD:


3 . 4 = 3 + 3 +3 +3 = 12


(-3).4 = (- 3) + (- 3)+(- 3)+( -3) = -
12


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

= - 5 . 3 = - 15
HS nêu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
? Phát biểu cộng 2 số nguyên khác dấu . So
sánh với quy tắc nhân


+HS laøm baøi 73; 74 SGK


? Nhân 1 số nguyên với 0 bằng gì?
+GV: Nêu chú ý


15. 0 = 0 ; ( - 15) . 0 = 0 Với a  Z thì a . 0 =
0


+HS làm bài 75 SGK/ 89
+HS đọc đề VD SGK / 89


+ GV: Dùng bảng phụ VD . Yêu cầu HS tóm
tắt và giải



+GV: Còn có cách giải khác không?
+HS làm bài 76/ 89 SGK


+GV: Dùng bảng phụ và yêu cầu các nhóm
làm


<b>2.Quy tắc: SGK/89</b>


Bài 73/89 SGK


5.6 = 30 . 9 . ( - 3)= - 27
Chuù y:ù


15. 0 = 0 ; ( - 15) . 0 = 0 Với a  Z
<b>thì a . 0 = 0</b>


Baøi 75/ 89 SGK
68 . 8 < 0


15 .( -3 ) < 15
 VD:


1 Sản phẩm đúng quy cách +
20000đ


1 Sản phẩm sai quy cách : - 10000đ
1 tháng làm 40 sản phẩm đúng quy
cách và 10 sản phẩm sai quy cách .
Tính lương tháng?



40 .20000 + 10 .(- 10000) = 700000đ


HĐ3: Luyện tập – củng


cố



? Muốn nhân 2 số nguyên khác dấu ta làm thế
nào?


+HS cho VD


HĐ4: Hướng dẫn về nhà



+Học bài theo SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>



<i><b>Tieát 62:</b></i>

§11.NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU


<b>I.MỤC TIÊU: </b>


+HS hiểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu, đặc biệt là tích của 2 số nguyên âm.
+HS biết vận dụng quy tắc để tính tích 2 số nguyên, biết cách đổi dấu tích.


+HS biết dự đốn kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số.
<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


+ GV: Bảng phụ ?2 , kết luận /90 SGK


+HS: Bảng con.ôn quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
<b>III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :</b>



Hoạt động của Thầy– tro!

<sub> Ghi </sub>



bảng



<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


+HS1: Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu.
Tính: 3 . ( - 4) ; ( - 4) . 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>HĐ2: Bài mới:</b>


+GV: Nhân 2 số nguyên dương là nhân 2 số tự
nhiên khác 0 .


+HS làm ?1


<b>? Khi nhân 2 số nguyên dương thì tích là 1 số </b>
<b>như thế nào?</b>


+HS tự cho VD.
+ HS làm ?2


? Quan sát kết quả 4 tích đầu , rút ra nhận xét,
dự đốn kết quả 2 tích cuối.


+GV dùng bảng phụ


? Muốn nhân 2 số nguyên âm ta làm thế nào?
+HS cho VD.



? Tích của 2 số nguyên âm là 1 số như thế nào?
?Muốn nhân 2 số nguyên dương ta làm thế
nào?


?Muôn nhân 2 số nguyên âm ta làm thế nào?
+HS làm bài 78/ 91GK


? Hãy rút ra quy taéc


+ Nhân 1 số nguyên với số 0?
+Nhân 2 số nguyên cùng dấu ?
+Nhân 2 số nguyên khác dấu?
? HS nêu kết luận : a . 0
+ Nếu a, b cùng dấu
+Nếu a, b khác dấu


+HS làm bài 79/ SGK theo nhóm . Rút ra nhận
xét ( chú ý)


+HS làm bài ? 4


<b>1.Nhân hai số nguyên dương:</b>
VD: 8 . 125 = 1000


+Tích của 2 số nguyên dương là số
nguyên dương.


<b>2.Nhân hai số nguyên âm:</b>
a)VD: ( -1) . ( - 4) = 4


( - 2 . ( 4) = 8


<b>b) Quy taéc: SGK/ 90</b>
<b>3. Kết luận: </b>


+ a . 0 = 0 . a = 0


<b>+ Nếu a,b cùng dấu thì a.b = </b><b>a </b><b>.</b>
b 


<b>+ Nếu a,b khác dấu thì a.b = -(</b><b>a</b>
<b>.</b><b>b </b>


<i><b>Baøi 79 / 91 SG</b></i>



27 .( - 5) = - 135
=.> 27 . ( + 5) = + 135
( - 27) . 5 = - 135
( - 27) . ( - 5) = + 135
<b>+ Chú ý : SGK/91</b>


Bài ? 4 SGK/ 91


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

HĐ3: Củng cố



+Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên ?


So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép
cộng



+HS làm bài 82 /92 SGK
<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà</b>
+Học quy tắc theo SGK
+Bài tập 83, 84, / 92 SGK
Bài 120 -> 125 / 69,70 SBT


<i><b>Tieát 63: </b></i>

<b>LUYEÄN TẬP</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+ Củng cố quy tắc nhân 2 số nguyên , chú ý đặc biệt quy tắc (-) . ( -) = +


+Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân 2 số nguyên, bình phương của 1 số nguyên
,sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân


+Thấy rõ tính thực tiễn của phép nhân2 số nguyên( bài toán thực tế)
<b>II.Chuẩn bi:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>Hoạt động của GV- HS</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ1:Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu,
khác dấu, nhân với số 0


+So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép
cộng.


+HS làm bài 83 /92 SGK


HĐ2: Luyện tập




Dạng 1: Vận dụng quy tắc và tìm thừa số chưa
biết.


Bài 84/ 93 SGK


+HS đọc đề bài , nêu yêu cầu của bài
+GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm


+GV gợi ý : Điền cột 3 “ dấu của ab” trước
căn cứ vào cột 2, 3 điền dấu cột 4 “ dấu
của ab”


+ Baøi 86/ 93 SGK


+HS đọc đề . GV dùng bảng phụ yêu cầu HS
lên điền


+Baøi 87 /93 SGK


+HS đọc đề bài và nêu cách giải


? Cho VD và viết số đó dưới dạng tích của 2
số nguyên bằng nhau. Nhận xét về bình
phương của 1 số


Dạng 2: So sánh các số
+HS laøm baøi 82 /92 SGK


+ Baøi 88 /93 SGK



Cho xZ .So sánh (- 5) . x với 0
? x có thể nhận những giá trị nào?


Dang 3:Bài toán thực tế
+Bài 133/ 71 SBT


+HS đọc dề và nêu cách giải


? Quãng đường và vận tốc quy định như thế
nào?


Baøi 84/ 92SGK


Baøi 86 / 93 SGK


Baøi 87 /93 SGK
32 <sub> = (- 3) </sub>2<sub> = 9</sub>
VD: 25 = 52 <sub> = (- 5) </sub>2


0 = 02
Baøi 82/ 92 SGK
a) ( -7) .(-5) > 0


b) ( - 17) . 5 < (- 5) . ( - 2)


c) (+ 19) . ( + 6) < ( - 17) . ( - 10)
Baøi 88 / 93 SGK


+ x nguyên dương: (-5) .x < 0
+ x nguyên aâm: (- 5) . x > 0


+x = 0 : (-5) .x = 0
Baøi 133/ 71 SGK


Quy ước :


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

? Thời điểm quy ước thế nào?


GV: Chốt lại quy tắc phép nhân số nguyên
phù hợp với ý nghĩa thực tế


Dạng 4:Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 89 /93 SGK


+HS nghiên cứu SGK và nêu cách đặt số trên
máy tính. Dùng máy tính để tính.


Chiều phải sang trái: -
Thời điểm hiện tại :0
Thời điểm trứơc :
-Thời điểm sau: +


a) v = 4 ; t = 2 đi từ trái -> phải và
thời gian sau 2 giờ nữa


Vị trí của người đó: A
(+4) . ( + 2) = ( + 8)


<b>HĐ3: Củng cố:</b>


? Khi nào tích 2 số nguyên là số dương? là số


âm? là số 0?


+GV: Dùng bảng phụ . Yêu cầu HS trả lời
đúng hay sai.


a) ( -3) . (- 5) = - 15
b) 22<sub> = ( - 2)</sub>2


c) ( + 15 ) .( -4) = (-15) .4
d) ( -12) . ( + 7) = - ( 12 . 7)


Bình phương của mọi số đều là số dương.


a) Sai: (- 3) . ( - 5) = 15
b) Đúng


c) Đúng
d) Đúng


e) Sai, bình phương mọi số đều
không âm


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà</b>


+ Học lại quy tắc nhân, cộng , trừ số nguyên
+Ôn tính chất phép nhân trong N


+Bài tập 126 -> 131 / 70 SBT


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

+HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hoán, kết hợp,nhân với 1,


phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số ngun
+HS bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị
của biểu thức.


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


+GV: Bảng phụ , các bài tập


+HS: Bảng con, bảng nhóm, ôn tập các tính chất của phép nhân trong N
<b>III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>Hoạt động của Thầy –tro”</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Nêu quy tắc và viết cơng thức nhân 2 số
ngun


Tính: 2 . ( - 3) ; ( - 4) . ( -7 )
HS2:


? Phép nhân các số tự nhiên có những tính
chất gì? Nêu dạng tổng qt


HĐ2:Bài mới



+HS: Tính 2 . (-4) =
( - 4) . 2 =
( - 5) . ( -3) =
( - 3) . (- 5) =



Từ VD rút ra nhận xét -> cơng thức
+HS: Tính: [12.( -5) ] . 2 =


6 . [(- 3) . 2 ] =
Rút ra nhận xét. -> cơng thức


+GV: Tích của nhiều số ngun ta có thể vận
dụng tính chất giao hốn, kết hợp


+HS làm baøi 90 / 95 SGK
a) 15 .( - 2) . (- 5) . ( - 6)
b) 4 . 7 .( - 11) . ( - 2)
+HS laøm baøi 93 a/95 SGK


a) ( - 4) . ( + 15) . ( - 25) . ( - 6) . ( -8)


? Để có thể tính nhanh tích của nhiều số ta có
thể làm thế nào?


? Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau ta
có thể viết gọn như thế nào? Cho VD


+GV: nêu chú ý SGK


+ GV: Từ bài 93 a cho biết trong tích trên có
mấy thừa số âm ? kết quả tích mang dấu gì?


<b>1.Tính chất giao hoán:</b>
<b> a.b = b .a </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

? (-2) .( - 2).( -2) trong tích này có mấy thừa số
âm? kết quả tích mang dấu gì?


+HS làm bài ?1. ? 2 /94


?Luỹ thừa bậc lẻ của 1 số nguyên âm là 1 số
như thế nào? Cho VD


+? Nhân 1 số nguyên a với 1 , kết quả bằng số
nào? Viết tổng quát


?Nhân 1 số nguyên a với (- 1) , kết quả bằng
số nào?


?Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?
viết tổng quát.


?Neáu a .( b – c) thì sao?
+HS làm ?5


Tính bằng 2 cách:
<b>a)</b> ( - 8) .( 5 + 3)
<b>b)</b> ( - 3 + 3 ) .( - 5)


 <b>Chú ý : SGK / 93</b>


<b>3. Nhân với 1:</b>
<b> a.1 = 1. a = a</b>


<b>4. Tính chất phân phối của phép </b>


<b>nhân đối với phép cộng :</b>


<b> a( b + c) = a. b + a.c </b>
a ( b – c) = a. b – a.c


HĐ3: Củng cố



? Phép nhân trong Z có những tính chất nào?
?Tích nhiều số mang dấu dương khi nào?
mang dấu âm khi nào? bằng 0 khi nào?
? HS làm bài 93 b / 95 SGK


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+Học các tính chất của phép nhân trong Z
,viết công thứcvà phát biểu thành lời.
+Học các nhận xét, chú ý SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<i>Tieát 65 </i>

<i><b> </b></i>

<i>LUYỆN TẬP</i>



<b>I.MỤC TIÊU:</b>


-Củng cố các tính chất của phép nhân trong Z(4 tính chất)
-Rèn luyện các kĩ năng sử dụng các tính chất giải bài tập.
-Rèn luyện tính chính xác trong khi tính nhanh


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


GV: Dùng bảng phụ 94/95 ; 99;100/96



HS:Ơn tính chất của phép nhân,TQ trong Z,nhân hai số nguyên cùng dấu;khác dấu
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:</b>


<i><b> </b></i>

<i>Hoạt động của Thầy </i>

<i><b>–</b></i>



<i>trò</i>



<i>Ghi bảng</i>



<b>HĐ 1: Kiểm tra bài cũ</b>


Nêu các tính chất của phép nhân trong Z ;
viết tổng quát


-Tính nhanh : (-4) .(125) .(-25) .(-6) .(-8)


<i>HĐ 2: Ghi nhớ kiến thức</i>



<b>a.b =b.c</b>


<b>( a.b).c = a.(b.c)</b>
<b>a.1 = 1.a = a</b>
<b>a.(b+c) = ab +ac</b>


<i>a.(b - c) = ab – ac</i>



<i>HĐ 3: Luyện tập</i>



<b>+Dạng 1: Luỹ thừa</b>



GV dùng bảng phụ bài 94/95 SGK


-HS lên bảng viết nhanh tích sau dưới dạng
lũy thừa và giải thích


Bài 95/95 SGK



HS giải thích (-1)3<sub> = 1 . Tìm số ngun khác </sub>
mà lập phương của nó bằng chính nó. Giải
thích các trường hợp


Bài 94/95


a) (-5).(-5) .(-5) .(-5) .(-5) = (-5)3
b) (-2) .(-2) .(-2) .(-3) .(-3) .(-3)
= (-2) .(-3)  .  (-2) .(-3)  . (-2) .(-3) 
= 6 . 6 . 6 = 63


baøi 95/ 95 SGK



(-1)3<sub> = (-1) . (-1) . (-1) = -1</sub>
13<sub> = 1 ; 0</sub>3<sub> = 0</sub>
Baøi 98/96


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<i><b>Dạng 2: Tính giá trị của biểu </b></i>


<i><b>thức</b></i>



+HS làm bài 98/ 96 SGK


? Làm thế nào để tính giá trị của biểu thức?


? Xác định dấu của biểu thức, giá trị của biểu
thức.


-2HS lên bảng tính giá trị biểu thức
Nêu các tính


GV dùng bảng phụ yêu cầu HS lên điền vào
ô trống và giải thích


Cả lớp làm vào bảng con và nhận xét
-GV: Chốt lại áp dụng a.(b-c) = ab –ac
-GV:Dùng bảng phụ bài 100/96 yêu cầu hs
tìm đáp số đúng và u cầu hs giải thích kết
quả


-GV;nhấn mạnh n2<sub> =</sub>


-Tích một số lẻ các thừa số ngun âm
-Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm
Bài 97 /95 SGK


HS đọc đề và cho biết . Tích này so với 0 như
thế nào?


+HS làm vào bảng con


? Vậy dấu của tích phụ thuộc vào cái gì?


Bài 92 SGK



?Ta có thể giải bài tốn này như thế nào?
?Có cịn cách nào giải nhanh hơn


<i><b>Dạng3:</b></i>

<i> Điền vào ô trống</i>



+GV dùng bảng phụ , yêu cầu HS lên điền
bài 99/ 96 SGK


? p dụng tính chất nào?


a)  ( - 13) + 8 . ( - 13) = (–7 + 8) . ( -13) = 


= (-125) . (-13) .(-8)
= - 13000


b) (-1) . (-2) .(-3) .(-4) .(-5) .b
= (-1) . (-2) .(-3) .(-4) .(-5) . 20
= - 2400


Bài 100/96


Giá trị của tích m.n2<sub> với m=2 ; n = -3</sub>
Trong a đáp số


A. –18 ; B . 18 ; C. –36 ; D . 36
+ Đáp số : 18


Bài 97 / 95 SGK


+Dấu của tích phụ thuộc vào thừa số


âm trong tích:


- Nếu số thừa số âm là tích chẵn


sẽ dương. Nếu số thừa số lẻ là
tích sẽ âm


Bài 92/ 95 SGK


Tính: (- 57) .( 67 –34) – 67.( 34 – 57)
= (- 57) .34 - 67 .( -23)
= - 1881 + 1541


= - 340
Caùch 2:


= - 57.67– 57.( - 34) – 67.34 – 67.(
-57)


= - 57( 67 – 67) – 34 . ( - 57 + 67)
= -57 . 0 - 34 . 10


= - 340


Bài 99/ 96 SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<i><b>HĐ 4</b></i>

<i>:dặn dò</i>



-Về nhà làm bài 96+97/95



-Ơn các tính chất phép nhân và bội ước số tự
nhiên.


<i><b>Tiết 66:</b></i>

<b>§ 13 . BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN</b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>


+ HS biết các khái niệm bội và ướccủa một số nguyên, khái niệm “ chia hết cho”
+HS hiểu được 2 tính chất liên quan với khái niệm “ chia hết cho”


+Biết tìm bội và ước của một số ngun
<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


+ GV: Bảng phụ


+HS: Ôn bội và ước của các số tự nhiên , tính chất chia hết của 1 tổng, bảng con.
<b>III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>Hoạt động của Thầy -trị</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Nêu cách tìm ước và tìm bội của số tự
nhiên.


? Khi nào a là bội của b, blà ước của a
( a, b  N)


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>HĐ2: Bài mới.</b>
GV cho HS làm ?1


? Khi nào ta nói a chia hết cho b ( a, b  N, b


 0)


+GV: Cho a, b  Z và b  0 . Nếu có số
nguyên q sao cho a = b. q thì ta nói a chia hết
cho b . Ta nói a là bội của b và b là ước của a
+HS đọc định nghĩa SGK


? từ định nghĩa hãy cho biết 6 là bội của
những số nào?


? (- 6) là bội của những số nào?


? 6 và (- 6) cũng là bội của những số nào?
+HS làm ?3 . Theo nhóm


+HS đọc chú ý SGK/96


? tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác
0?


? Tại sao số 0 khơng là ước của bất kì số
nguyên nào?


? Tại sao số 1 và ( - 1) là ước của mọi số
nguyên?


? tìm các ước chung của 6 và ( - 10)
+HS tự cho VD về tính chất


<b>1. Bội và ước của một số nguyên</b>


a) VD:


6 = 1.6 = (- 1) .(- 6 ) = 2 .3 = (-2).(- 3)
6) = 1). 6) = 1. 6)= 2).3=
(-3).2


b) Định nghóa: SGK


Bội của 6 và (-6) có thể là +6, -6,
+12, - 12, …


Ước của 6 và (-6) có thể là +1, -1,
+2, - 2 ,…


 Chú ý : SGK/ 96
<b>2. Tính chất: </b>


a) a b vaø b  c => a  c
b) a  b vaø m  Z => am  b
a  c vaø b  c => ( a +b)  c

HĐ 3: Luyện tập – củng



cố



? Khi nào ta nói a  b ?


?Nhắc lại 3 tính chất liên quan đến khái
niệm” chia hết cho”


+HS laøm baøi 101,/ 96 SGK


Baøi 102 / 96 SGK


+GV dùng bảng phụ bài 105 / 96 SGK , HS
lên bảng làm


Bài 101/ 96 SGK


Năm bội của 3 và (– 3) la 0, + 3 , + 6
Baøi 102 /96 SGK


<b>HĐ4: Hướng dãn học ở nhà:</b>
+ Học bài theo SGK


+ Bài tập 103, 104, / 97 SGK 154, 157 / 73
SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

Tieát 67: ÔN TẬP CHƯƠNG II
<b>I.MỤC TIÊU: </b>


+Ơn tập cho HS khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên
quy tắc cộng trừ , nhân 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng, nhân số nguyên


+HS vận dụng các kiến thức vào giải bài tập về so sánh số nguyên, thực hiẹn phép tính, bài tập về
giá trị tuyệt đối , số đối của số nguyên.


+Rèn tính linh hoạt, cẩn thận, chính xác
<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


+GV: Câu hỏi SGK/98, bảng phụ bài 110, 111, 113/98+ 99 SGK
+HS:Ôn lí thuyết câu -> câu 3 / 98 SGK



<i>III.TIẾN TRÌNH DẠY</i>

<i><b>HỌc</b></i>



<b>Hoạt động của thầy- trò</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


GV kết hợp trong giơ
<b>HĐ2: Ghi nhớ kiến thức</b>


? Viết tập hợp Z các số nguyên,tập hợp Z gồm
những số nào?


? Viết số đối của số nguyên a


? Số đối của số nguyên a có thể là những số
nào?


? Giá trị tuyệt đối của số nguyên alà gì? Nêu
quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
Cho VD.


?Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể
là số nguyên dương? Số nguyên âm? số 0 hay
khơng?


?Nêu cách so sánh 2 số nguyên


+GV dùng trục số bài 107/ 98 SGK để HS
quan sát và so sánh



?Trong tập hợp Z, có những phép tốn nào
ln thực hiện được.


? Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu,


<b>A/ Lý thuyết:</b>


Z=  …; -2; - 1 ; 0 ; 1; 2 ; …
+Số dối của số nguyên a là (-a)
+Số đối của số nguyêna có thể là số
nguyên dương, số nguyên âm, số 0


+Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là
khoảng cách từ điểm a đến điểm 0
trên trục số.


+Giá trị tuyệt đối của số nguyên
dương và số 0 là chính nó.


+Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm
là số đối của nó.


VD:

+ 4

=+ 4



 0  = 0 ;  - 5  = 5
+Trong 2 số nguyên âm số nào có
giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó
nhỏ hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

khác dấu



?Nêu quy tắc trừ số ngun a cho số ngun b
Cho VD


?Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu, khác
dấu. Cho VD


+ HS làm bài 110/99 SGK


+GV dùng bảng phụ yêu cầu HS tìm câu đúng,
sai.


+GV nhấn mạnh quy tắc dấu
Bài 111/99 SGK


+4 HS lên bảng tính
Bài 116/99 SGK


+ Gọi HS lên bảng tính.


? Ngồi cách giải trên cịn có cách khác
khơng?


<b>Bài 117/ 99 SGK</b>
a) ( -7) 3<sub> . 2</sub>4
b) 56 <sub>. ( - 4) </sub>2


+GV nhấn mạnh tránh sai lầm (- 2 ) 2


 ( - 22)


?Phép cộng trong Z có những tính chất gì?
?Phép nhân trong Z có những tính chất gì?
Viết dạng tổng qt.GV dùng bảng phụ để đối
chiếu TQuát


Baøi 119/ 99 SGK
a) 15 . 12 – 3. 5 . 10
b) 45 – 9( 13 + 5)


29 . ( 19 – 13 ) – 19 ( 29 – 13)


<b>B/ Bài tập:</b>


Bài 110 /99 SGK


a) Đúng . b) Đúng
c) Sai . d) Đúng


Baøi 111/99 SGK


a) ( - 36) b) - 279
c) 390 d) 1130
Baøi 116 /99 SGK


a) (- 4). ( - 5) . ( - 6) = ( - 120)
b)Caùch 1: 3 .( -4) = ( - 12)


Caùch 2: = ( -3) . (-4) + 6 . ( -4)
= 12 -24 = - 12
c) = ( -8) .2 = - 16



d) = ( -18)
Baøi 117/99 SGK
a) = 5 488
b) = 10000


Baøi 119 / 99 SGK
a) = 30


b) = - 117
c) = - 130
<b>HĐ3: Củng cố</b>


+Nhắc lại các quy tắc nhân 2 số nguyên cùng
dấu, khác dấu. Cộng 2 số nguyên cùng dấu,
khác dấu. Quy tắc trừ số nguyên a cho số
nguyên b.


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+ Ôn tất cả các quy tắc đã học trong chương
<b>Bài 161, 162, 163, 165, 168 / 75;76 SBT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

+Tiếp tục củng cố các phép toán trong Z,quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội,ước của số
nguyên.


+Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm x,tìm bội
và ước của 1 số nguyên.



+Rèn kĩ năng tính tốn chính xác,tổng hợpcho HS
<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


+GV: Bảng phụ


+HS: Ơn tập kiến thức, các bài tập chương II,bảng nhóm
<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>


<b>Hoạt động của thầy - trò</b> <b>Ghi bảng</b>
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


GV kết hợp trong giơ
ø


HĐ2: Bài mới



? Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng
dấu, khác dấu .


? Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng
dấu, khác dấu


? Nêu quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển
vế.


+HS làm bài tập


Dạng 1: Thực hiện phép


tính




Bài 114/99 SGK
Liệt kêvà tính tổng
a) – 8 < x < 8
b) –6 < x < 4


+ 2 HS lên bảng tính
Bài thêm: Tính


a) 215 +( - 38) – ( - 38) - 15
b) 213 + 26 – ( 209 + 26)
c) 5 . ( 3)2<sub> – 14 ( -8) + ( - 40) </sub>


+3 HS làm và nêu quy tắc dấu ngoặc


Dạng 2: Tìm x



Bài 118/ 99 SGK
Tìm số nguyên x
a) 2x + 35 = 15


? Nêu cách tìm x , thực hiện qua mấy bước.
b) 3x +17 = 2


<b>A/ Lý thuyết:</b>
Câu 1 -> 5 SGK/ 98


<b>B/ Bài tập:</b>
Bài 114/ 99SGK


a) x = -7; - 6; - 5; …; 6; 7



Toång = ( - 7) + ( - 6) + … + 6 + 7
= ( - 7) + 7 + ( - 6) + 6] +…= 0
b) = - 9


Bài thêm:


a) = 200 + 20 = 220
b) = 231 – 209 = 22
c) = 117


Baøi 118/99SGK
a) x = 25
b) x = -5
c) x = 1
d) x = 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

c) x – 1  = 0


d) Cho 4 x –( -7) = 27
Bài 115/ 99 SGK
Tìm x Z bieát :
a) a  = 5
b) a  = 0
c)a  = - 3
d) a  = - 5 
e) – 11. a  = - 22
Baøi 112/99SGK


Đố vui: HS đọc đề bài .GV hướng dẫn cách


lập đảng thức:


a – 10 = 2 a – 5


+GV yêu cầu HS thử lại


Dạng3: Bội và ước của


số ngun



Bài thêm:


a) Tìm tất cả các ước của ( -8)
c) Tìm 3 bội của 5


? Khi nào a là bội của b và b là ước của a?
Bài 120/ 100 SGK


+GV dùng bảng phụ yêu cầu HS lên làm
Cho A = 3; - 5; 7 


B=  - 2; 4; -6; 8 


a) Có bao nhiêu tích a.b ( với a A , b  B )
b) có bao nhiêu tích > 0; < 0


c)Có bao nhiêu tích là bội của 6.
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20
? Nêu lại các tính chất chia hết trong Z
? Vậy các bội của 6 có là bội của 3 không?
2 không?



c) Không có số a nào thoả mãn , vì a
là số không âm


d) a = - 5 = 5 => a = + 5
e) a=2 = > a = + 2


Baøi 112/99 SGK
a – 10 = 2 a – 5
-10 +5 = 2a – a
-5 = a
Bài thêm:


a) Tất cả các ước của (-8) :
+1; +2; +4; +8
b) 3 bội của 5 : 0; + 5 ; +10


Baøi 120 /100 SGK


a) Có12 tích ab


b) Có 6 tích lớn hơn 0và 6 tích nhỏ hơn 0
c) Bội của 6 là : --6; 12; -18; 24; 30; -42
d) Ước của 20 là: 10; - 20


HĐ3: Củng cố



+ HS nêu lại thứ tự thực hiện phép tính
+Bài tập. Tìm câu đúng, sai trong bài giải


a) a = - ( - a)


b) a  = -  a 
c) x  = 5 => x = 5
d) x  = - 5=> x = - 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

+Học lý thuyết và bài tập đã ôn , tiết sau tra
1 tiết .






<i>Tieát 69: </i>

<b>KIỂM TRA 1 </b>



<b>TIẾT</b>



<b>I.MỤC TIÊU: </b>


+ Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của HS từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời
+ Kiến thức trọng tâm trong chương II. Phép cộng số nguyên cùng dấu, khác dấu,
phép trừ số nguyên, phép nhân số nguyên.quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc
+Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>
+GV: Soạn đề, đáp án


+HS: Ơn kĩ kiến thức trong chương.
<b>III. ĐỀ BAØI KIỂM TRA: (in sẵn)</b>



<b>Kiểm tra chương II</b>


<b>Đề lẻ</b>



<b>Câu 1 : Chọn các câu đúng trong các câu sau .</b>
<b>1/ </b> a/ (-2)5<sub> > 0 b / (-2)</sub>5<sub> < 0 </sub>
<b>2/Khi a < 0, b>0 ta có :</b>


a/ a.b < 0 b/ a2 <sub>>0</sub> <sub>c/ b</sub>2<sub> > 0</sub> <sub>d/ Cả ba câu a,b,c đều đúng</sub>
<b>Câu 2 :Tính tổng một cách hợp lý (nếu có thể).</b>


a/ (-12) + 53 – 25 + 12 – 53 + 20
b/ 81.32 -32.(-7) +32.12


<b>Câu 3 :Tìm số nguyên x bieát :</b>
a/ 12 - (5 -|x|) = 10
b/ 21 –[72 – ( x-21) ] = 5


<b>Câu 4 : Tính giá trị biểu thức : a.b</b>2 <sub> - 2.a</sub>2<sub>. b</sub>3<sub> + a</sub>0<sub>.b với a = 2, b= -1</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>Câu 1 : Chọn các câu đúng trong các câu sau .</b>
1/ a/ (-2)8<sub> > 0 b / (-2)</sub>8<sub> < 0 </sub>
2/ Số nào là ước của mọi số nguyên :


a/ số 1 b / Số -1 c / Số -1 và số 1 d/ Số 0
<b>Câu 2 :Tính tổng một cách hợp lý (nếu có thể).</b>


a/ (-76) – [85 – (76 -15)]
b/ (-45).56 + 16.(45) – 40.55
<b>Caâu 3 :Tìm số nguyên x biết :</b>



a/ -(16 -|x|) + 20 = 5


b/ (-14) - [12 – (x +45)] = 23


<b>Câu 4 : Tính giá trị biểu thức : 2.a</b>2<sub>. b</sub>3<sub> - a.b</sub>2 <sub> - a</sub>0<sub>.b với a = 2, b= -1</sub>


<b>Chương III.</b>

<b>PHÂN SỐ</b>



<i><b>Tiết 70: </b></i><b> </b>

<b>§</b>

<b>1. MỞû RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ</b>


<b>I.MỤC TIÊU: </b>


+HS thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở tiểu học và
khái niệm phân số học ở lớp 6.


+HS viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên, thấy được số nguyên cũng
coi là phân số với mẫu là 1.


+ HS biết dùng phân số để biểu diễn một nội dung thực tế.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


+GV: Bảng phụ,


+HS: Bảng con, ơn tập khái niệm phân số ở tiểu học:
<b>III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: </b>


Hoạt động của GV – HS

Ghi bảng



<b>HĐ1: Đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về </b>
<b>chươngIII.</b>



? HS cho VD về phân soá .


+GV: Các phân số trên tử và mẫu đều là các
số tự nhiên, mẫu khác 0 . Nếu ử và mẫu là
các số nguyên thì có phải là phân số
khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

sống . GV vào bài
<b>HĐ2: Bài mới:</b>


? Hãy cho VD thực tế trong đó phải dùng
phân số để biểu thị.


?Phân số có thể coi là phép chia nào?
? – 3 chia cho 4 có thương là bao nhiêu?
? là thương của phép chia nào?
? Thế nào là 1 phân số?


? So với khái niệm phân số đã học ờ tiểu
học


em thấy khái niệm phân số đã được mở
rộng như thế nào?


? Phân số đó cần điều kiện gì?


+HS nhắc lại khái niệm tổng quát phân số.
GV khắc sâu điều kiện a, b  Z, b  0
+HS cho VD, chỉ ra tử và mẫu của phân số
+HSlàm ? 2 SGK



+GV dùng bảng phụ yêu cầu HS trả lời và
giải thích


?Mọi số ngun có thể viết dưới dạng phân
số hay khơng?


?Số ngun a có thể viết dưới dạng phân số
là gì?


+HS làm ? 1 SGK . Gvdùng bảng phụ HS
lên bảng gạch chéo trên hình.


+HS làm ? 2
+HS làm ?3
+HS laøm ?5


+HS laøm baøi 8/ 4 SBT
Cho B = 4<sub>3</sub>




<i>n</i> với n  Z


a) n phải có điều kiện gì để B là phân số .
b) Tìm phân số B biết n = 0 ; n = 10; n = - 2


? Dạng tổng quát của phân số là gì?



ï


1 Khái niệm về


phân số



<b>a)</b> Ví dụ:
HS tự cho VD


<b>b) tổng quát: Phân số có dạng</b><i><sub>b</sub>a</i> <b> với</b>
<b>a, b </b><b> Z . b </b><b> 0</b>


<b>2.Ví dụ:</b>
?2:
a)


7
4


c)


5
2


f )


3
0


+ Mọi số nguyên đều có thể viết dưói


dạng phân số


Baøi 8/ 4 SBT


a) n  3 để n – 3  0 ( n  Z ) thì B là
phân số


b) n= 0 thì B = 4<sub>3</sub>




n = 10 thì B = <sub>7</sub>4
n= - 2 thì B = 4<sub>5</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>Hđ 3 :Củng cố :</b>


<b>Gv cho 1 dãy các biểu thức số có dạng </b><i>a</i>


<i>b</i>


trong đó a,b thuộc Z và khộng thuộc Z
<b>Hs tìm ra phân sơ!</b>


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>
+Học dạng tổng quát


+ Baøi 2 b,d ; 6/ 6 SGK
+Bài 1-> 4 / 3,4 SBT


+ Ơn phân số bằng nhau học ở tiểu học


+Đọc “ Có thể em chưa biết”


<i> <b>Tieát 71: </b></i><b> </b>

<b> §2. PHÂN SỐ BẰNG NHAU</b>


I.Mục tiêu:


+ HS nhận biết được thế nào là 2 phân số bằng nhau.


+ HS nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau, lập được các cặp phân số bằng
nhau từ 1 đẳng thức tích


+Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác , linh hoạt khi làm bài.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+ GV: Baûng phụ, phiếu học tập
+HS: Bảng con, bút dạ.


III. Tiến trìmh dạy học:


Hoạt đơng của GV- HS

Ghi bảng



<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>
HS1: Thế nào là phân số?


Viết các phép chia sau dưới dạng phân số
a) –3 : 5 ; b) (-2) : (-7) ;
c) 2 : (-11) ; d) x : 5 với x  Z


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

+GV dùng bảng phụ có 1 hình chữ nhật
+Lần 1: Chia làm 3 phần bằng nhau.
+Lần 2: Chia làm 6 phần bằng nhau.


? Mỗi lần đã lấy đi bao nhiêu phần HCN
? Nhận xét gì về 2 phân số trên? Vì sao?
+GV: Ở lớp 5 đã học hai phân số bằng nhau.
Nhưng với các phân số có tử và mẫu là các số
nguyên <sub>3</sub>2 và 3<sub>4</sub>


 làm thế nào để biết


được


2 phân số này có bằng nhau hay không ? GV
vào bài.


? Phân số <sub>3</sub>1 = <sub>6</sub>2 vì sao?


?Từ cặp phân số trên hãy phát hiện có các
tích nào bằng nhau hay không?


? Hãy lấy VD khác về 2 phân số bằng nhau và
kiểm tra nhận xét đó.


? Phân số


<i>b</i>
<i>a</i>


=


<i>d</i>
<i>c</i>



khi nào?


+GV: Chú ý cho HS điều trên vẫn đúng cho
các phân số có tử, mẫu là các số nguyên.
+HS đọc định nghĩa SGK


+ GV: Từ định nghĩa trên xét xem <sub>4</sub>3 và


8
6


coù bằng nhau không?


? Xét các cặp ph số sau có bằng nhau không?
<sub>4</sub>1 và <sub>12</sub>3 ; <sub>5</sub>3 vaø <sub>7</sub>4


+HS laøm ?1 SGK


+HS laøm ?2 SGK : Tìm x biết: <sub>7</sub><i>x</i> = <sub>21</sub>6


a) VD:


+ Lần 1 lấy đi <sub>3</sub>1hình chữ nhật
+Lần 2 lấy đi <sub>6</sub>2 hình chữ nhật
Ta có :<sub>3</sub>1 = <sub>6</sub>2


Hai phân số trên bằng nhau vì cùng
biểu diễn 1 phần của hình chữ nhật



b) Định nghóa: SGK


<i>b</i>
<i>a</i>


<b> = </b><i><sub>d</sub>c</i> <b> nếu a.d = b.c </b>


2.Các ví dụ:


4
3


 = 8


6


Vì (-4) . ( -6) = 3.8


4
1


= <sub>12</sub>3 Vì (-1) . 12 = 4. (-3)


+Tìm x biết :


7



<i>x</i>


=


21
6


=> x. 21 = 7.6
 x =


21
7
.
6


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

<i>HĐ3: Luyện tập – củng cố</i>



a)Tìm x  Z biết


3
2

=
6
<i>x</i>


b)Tìm phân số bằng phân số <sub>5</sub>3
c) Lấy VD về 2 phân số bằng nhau
+Bài tập:



?Tìm các cặp ph số bằng nhau trong các ph số


18
6


 ; 4


3


; <sub>10</sub>4 ; <sub>3</sub>1 ; 1<sub>2</sub>


 ; 5


2



; <sub>10</sub>5
; <sub>16</sub>8


+HS laøm baøi 8/9 SGK


Chứng minh rằng các cặp phân số sau luôn
bằng nhau (a, b Z , b  0)


a) <i>a<sub>b</sub></i>


 vaø <i>b</i>



<i>a</i>




b) <i><sub>b</sub>a</i>





vaø <i><sub>b</sub>a</i> Rút ra nhận
xét.


+HS làm bài 6/8 SGK
Tìm x, y  Z bieát


a) <sub>7</sub><i>x</i> = <sub>21</sub>6 b) <i><sub>y</sub></i>5 = <sub>28</sub>20
+HS laøm baøi 7/8 SGK


Điền số thích hợp vào ơ trống
a)


2
1


=


12 b)


3



=


24
12


+Bài tập : Thử trí thơng minh


Từ:2.( -6) = (-4) .3 Lập các cặp p số bằng
nhau


a) x = 4


b) <sub>5</sub>3 = 6<sub>10</sub>


 = 15


9


c) <sub>4</sub>1 = 3<sub>12</sub>




Bài tập: Các cặp phân số bằng nhau


18
6


 = 3



1


10
4


=

5



2





2
1


 = 10


5


Baøi 8/9 SGK


+Nhận xét: Nếu đổi dấu cả tử và
mẫu của 1 phân số thì được 1 phân số
bằng phân số đó


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà:</b>


+Học định nghóa 2 phân số bằng nhau.


+Bài tập 7; 9/8+9 SGK


+Ôn tập tính chất cơ bản của phân số


<i><b>Tiết 72:</b></i>

<b>§ 3. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+ HS nắm vững tính chất cơ bản của phân số.


+ HS vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản, viết đựoc 1 phân
số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<b>II.Chuẩn bị:</b>


+ GV: Bảng phụ, bài tập
+ HS: Bảng nhóm, bảng con.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của thầy - trò

Ghi bảng



<b>Đ1 : Kiểm tra bài cũ.</b>


HS1: Thế nào là 2 phân số bằng nhau? Viết
tổng quát. Điền số thích hợp vào ơ trống:


2
1


= 3 ;



12
4


=
6


HS2: Viết các phân số sau dưới dạng phân số
có mẫu dương:


71
52


;
12
4


<b>HĐ2: Bài mới.</b>


GV: Phân số <sub>2</sub>1 = 3<sub>6</sub>


 Ta đã nhân cả tử và


mẫu của phân số thứ nhất với bao nhiêu để
được phân số thứ 2 ? <sub>2</sub>1 = 3<sub>6</sub>





+HS rút ra nhận xét.
? Từ phân số <sub>12</sub>4





làm thế nào để được phân
số


<sub>6</sub>2 ; Ta coù: <sub>12</sub>4





= <sub>6</sub>2
? (-2) đối với (-4) và (-12) là gì? Rút ra nhận
xét.


+HS làm ?1 . Giải thích vì sao:


2
1

=
6
3


 ; 8
4



=
2
1


+HS làm ?2


+GV: Từ tính chất cơ bản của phân số tử và
mẫu là số tự nhiên. Hãy rút ra tính chất cơ bản
của phân số mà tử và mẫu là số ngun.


+GV nhấn mạnh điều kiện của số nhân , số chia


<i>b</i>
<i>a</i>
=
<i>m</i>
<i>b</i>
<i>m</i>
<i>a</i>
.
.


với m  Z , m 0


<i>b</i>
<i>a</i>


= <i><sub>b</sub>a</i><sub>:</sub>:<i><sub>n</sub>n</i> với n  ƯC( a,b)


? Từ 52<sub>71</sub>





= 52<sub>71</sub> hãy giải thích phép biến đổi
đó


<b>1. Nhận xét:</b>


a) VD: <sub>2</sub>1 = 3<sub>6</sub>





<sub>12</sub>4



= <sub>6</sub>2


b) Nhận xét: Ta đã nhân cả tử và
mẫu của phân số


2
1


với (-3)
để được phân số thứ 2.



+ Ta đã chia cả tử ….


<b>2. Tính chất cơ bản của phân số.</b>


<i>b</i>
<i>a</i>


<b> = </b> <i><sub>b</sub>a</i><sub>.</sub>.<i><sub>m</sub>m</i> <b> với m </b><b> Z , m</b><b> 0</b>


<i>b</i>
<i>a</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

? Ta có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm
thành phân số bằng nó và có mẫu dương bằng
cách nào?


+HS làm ? 3 : Viết mỗi phân số thành 1 phân số
bằng nó và có mẫu dương:


17
5


 ; 11
4




; <i><sub>b</sub>a</i> với a,b  Z, b  0


? Viết phân số


3
2


thành 5 phân số khác bằng
nó. Có thể viết được bao nhiêu phân số như
vậy.


? Phép biến đổi trên dựa trên cơ sở nào?
? Phân số


<i>b</i>
<i>a</i>





có thoả mãn điều kiện có mẫu
dương hay khơng?


+GV : Mỗi phân số có vơ số phân số bằng nó.
Các phân số bằng nhau là các cách viết khác
nhau của cùng 1 số ta gọi là số hữu tỉ .


? Hãy viết số hữu tỉ <sub>2</sub>1 dưới dạng các phân số
khác nhau.


+GV: Để các phép biến đổi được thực hiện dễ


dàng người ta dùng phân số có mẫu dương.


71
52


Bài ?3:


17
5


 = 17


5


; <sub>11</sub>4





=<sub>11</sub>4 ; <i><sub>b</sub>a</i> =


<i>b</i>
<i>a</i>





với a,b  Z, b  0


*
3
2

=
6
4

=
3
2


 = 6


4


 = 9


6

= ..

2
1 <sub>= </sub>
2
1

 <sub> = </sub>
4
2 <sub> = </sub>



4
2

 <sub>= </sub>
6
3 <sub>= </sub>


HĐ3: Luyện tập – củng


cố



?Phát biểu tính chất cơ bản của phân số.
+Bài tập: Cách viết sau đúng hay sai:
a) <sub>39</sub>13





= <sub>6</sub>2 ; b) <sub>4</sub>8 = 10<sub>6</sub>




c) <sub>16</sub>9 = <sub>4</sub>3 ; d) 15 phút = 15<sub>60</sub> giờ = <sub>4</sub>1
giờ


+HS laøm baøi 14/ 11 SGK


a) Đúng vì



39
13


=
6
2
 =
3
1
)
b) Sai vì <sub>4</sub>8 = <sub>1</sub>2 


6
10
 =
3
3


c) Sai vì <sub>16</sub>9 = <sub>4</sub>3
d) Đúng


HĐ4: Hướng dẫn học ở


nhà:’



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<i><b>Tiết 73:</b></i>

<b>§ 4. RÚT GỌN PHÂN SỐ</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


-Hs có hiểu được thế nào là rút gọn phân số


- Hs biết nhận biết phân số tối giản


- Hs biết cách rút gọn phân số đến tối giản
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận , kiên trì
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+ GV: Bảng phụ, bài tập
+ HS: Bảng nhóm, bảng con.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của thầy - trị

Ghi bảng



<b>HĐ1 : Kiểm tra bài cũ.</b>


<b>? Phát biểu tính chất cơ bản của phân số?</b>
? Viết công thức tổng quát


Cả lớp làm : Áp dụng t/c cơ bản của phân số ,
Hãy viết gọn các phân số sau 28; 14 18;


42 24 32


1 hs leân bảng


Gv :

<b>giới thiệu :Q trình</b>


<b>biến đổi rên gọi là rút </b>


<b>gọn phân số</b>



<b>HĐ2: Bài mới.</b>



? em haõy quan sát qúa trình trên và cho biết
muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
Hs hàm ? 1


Gv từ ?1 dẫn dắt hs khái niệm phân số tối giản
? Muốn rút gọn thành phân số tối giản thì ta làm
thế nào?


Gv giới thiệu nhận xét


Gv : Khi phân số tối giản không thể rút gọn
được nữa thì có nghĩa ước chung của tử số nvà
mẫu số bằng bao nhiêu?


? ƯCLN của chúng bằng 1 thì được gọi là gì ?


<b>1.Cách rút gọn phân số </b>
Quy tắc ( học sgk)


? 1 Rút gọn các phân soá sau
a/ 5 / 18 /19 / 36


10 <i>b</i> 33 <i>c</i> 57 <i>d</i> 12


 


 


<b>2. Phân số tối giản </b>


Địng nghóa (học sgk)
Nhận xét :


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

Gv Khi rút gọn phân số ta thường rút gọn đến
tối giản


Gv giới thiệu chú ý Chú ý (xem sgk)


HĐ3: Luyện tập – củng


cố



?Phát biểu rút gọn phân số là gì ?
? Thế nào là phân số tối giản
Cách rút gọn phân số đến tối giản.
Hs làm bài 15 sgk/15,bài 18, 19 sgk
H làm bài 17 sgk


<b>3. Luyện tập </b>
Bài 15 sgk/15
Bài 18 sgk/15
Bài 19 sgk/15
Bài 17 sgk


HĐ4: Hướng dẫn học ở


nhà:’



Học thuộc sgk vở ghi


Laøm bài 18 ,20,21,22,23 sgk



<i><b>Ngày soạn: 15/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 25</b></i>


<i><b>Tiết 73: </b></i>

<b>LUYỆN TẬP 1</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+ Củng cố định nghóa phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, phân số tối
giaûn.


+ Rèn luyện kĩ năng rút gọn , so sánh phân số, lập phân số bằng phân số cho trước.
+ Aùp dụng rút gọn phân số vào 1 số bài tốn có nội dung thực tế.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

+HS: Bảng con, ôn kiến thức từ đầu chương
<b>III. Tiến trình dạy học:</b>


<b>Hoạt động của GV- HS</b> <b>Ghi bảng</b>


<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


+HS1: Nêu quy tắc rút gọn 1 phân số ? Việc
rút gọn phân số dựa trên cơ sở nào?


Rút gọn thành phân số tối giản.
a)
450
270

b)


156
26



HS2: Thế nào là phân số tối giản? Làm bài
19/15 SGK


25dm2<sub>; 36dm</sub>2<sub>; 450cm</sub>2<sub> ; 575cm</sub>2


Đổi ra m2<sub> ( viết dưới dạng phân số tối giản)</sub>
? Nêu cách rút gọn các phân số đó


? 1m2 <sub> bằng bao nhiêu dm</sub>2 <sub>,bằng bao nhiêu </sub>
cm2<sub>?</sub>


HĐ2: Ghi nhớ kiến thức



+HS viết dạng tổûng quát, 2 phân số bằng
nhau, tính chất cơ bản của phân số


<b>HĐ3: Luyện tập.</b>
Bài 20/ 15 SGK


Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các
phân số : <sub>33</sub>9; 15<sub>9</sub> ; 3<sub>11</sub>


 ; 19


12




; 5<sub>3</sub>;


95
60


? Để tìm được các cặp phân số băøng nhau ta
nên làm thế nào?


?Ngồi cách rút gọn ta cịn cách nào nữa?
GV: cách này không thuận lợi bằng cách rút
gọn phân số.


+HS laøm baøi 21/ 15 SGK ( theo nhóm)
Trong các phân số,tìm phân số không bằng
phân số nào trong các phân số còn lại .


42
7


; <sub>18</sub>12; 3<sub>18</sub>


 ; 54


9



; <sub>15</sub>10





; 14<sub>20</sub>


Baøi 17 /15 SGK


a) <sub>450</sub>270= <sub>5</sub>3 ; b) <sub>156</sub>26





= <sub>6</sub>1
HS2: 25dm2<sub>= </sub>


100
25


m2<sub> =</sub>


4
1


m2
36dm2<sub> = </sub>


25
9



m2
450cm2<sub> = </sub>


10000
450


m2 <sub>= </sub>


200
9


m2
575 cm2<sub> = </sub>


400
23


m2


* Ghi nhớ: <i><sub>b</sub>a</i> <b>= </b><i><sub>d</sub>c</i> <b><=> a.d = b.c</b>

<i>b</i>
<i>a</i> <b><sub>= </sub></b>
<i>m</i>
<i>b</i>
<i>m</i>
<i>a</i>
.



. <sub> (m</sub>


Z, m0)


<i>b</i>
<i>a</i> <b><sub> = </sub></b>


<i>n</i>
<i>b</i>


<i>n</i>
<i>a</i>


:


: <sub> với n</sub>


ƯC (a,b)


<i><b>Bài 20/15 SGK</b></i>



33
9


= <sub>11</sub>3 = 3<sub>11</sub>





9
15


= <sub>3</sub>5 ; 60<sub>95</sub>


 = 95


60


= <sub>19</sub>12
Hoặc <sub>33</sub>9 = <sub>11</sub>3( vì (-9) . (-11) =
33.3


(=99)
Baøi 21/15 SGK


42
7

=
6
1

;
18
12
=
3
2


;
18
3
 =
6
1

;
15
10


=
3
2
;
20
14
=
10
7


Vậy <sub>42</sub>7 = 3<sub>18</sub>


 = 54


9


18


12
=
15
10



</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

Rút gọn: a) <sub>8</sub>3<sub>.</sub><sub>24</sub>.5 ; b) 2<sub>7</sub>.14<sub>.</sub><sub>8</sub> c) 3<sub>22</sub>.7.<sub>.</sub>11<sub>9</sub>
d) 8.5<sub>16</sub> 8.2 e) 11<sub>2</sub>.4<sub>13</sub>11





GV : Hướng dẫn làm câu a, d
+HS lên bảng làm


GV: Nhấn mạnh trường hợp phân số có dạng
biểu thức , phải biến đổi tử và mẫu thành tích
thì mới rút gọn.


Bài 22/ 15 SGK


GV dùng bảng phụ yêu cầu HS lên điền vào ô
Trống. <sub>3</sub>2 = <sub>60</sub> ; <sub>4</sub>3 = <sub>60</sub>


+HS giải thích cách làm.


? B có thể giải bằng mấy cách


( dùng định nghóa 2 phân số bằng nhau, áp


dụng tính chất cơ bản của phân số)


Bài 16/15 SGK


+HS đọc đề tóm tắt và nêu cách giải


Baì 27/ 15 SGK


HS đọc đề và giải thích cách giải : Đúng hay
sai? Một HS rút gọn như sau:


<sub>10</sub>10 <sub>10</sub>5





= <sub>10</sub>5 = 1<sub>2</sub>


<b>HĐ4 : Hướng dẫn học ở nhà</b>


+ Ơn tính chất cơ bản của phân số , cách rút
gọn phân số ( không được rút gọn ở dạng
tổng)


Bài tập 23;24;25; 26 /16 SGK 29; 31; 32 SBT


20
14


Baøi 17/15 SGK



a) <sub>64</sub>5 ; b) 1<sub>2</sub> ; c) <sub>6</sub>7 ; d) <sub>2</sub>3 ; e)
–3


Baøi 22/15 SGK


Baøi 16/15 SGK


Loại răng cửa chiếm <sub>32</sub>8 = <sub>4</sub>1 t số
răng


Loại răng nanh chiếm<sub>32</sub>4 =<sub>8</sub>1 t số
răng


… raêng cối nhỏ chiếm


32
8


=


4
1


t s răng
Loại răng hàm chiếm12<sub>32</sub>= <sub>8</sub>3Ts
răng


Bài 27/ 15 SGK
Cách làm đúng :



10
10
5
10


=
20
15
=
2
1
Hoặc
10
10
5
10



= <sub>10</sub>5.(<sub>(</sub>2<sub>1</sub> <sub>1</sub>1<sub>)</sub>)




=
2
.
5
.


2
3
.
5


= <sub>4</sub>3


<i><b>Ngày soạn: 15/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 25</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

+ HS củng cố khái niệm phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số , phân soá toái
giaûn.


+ Rèn luyện kĩ năng thành lập các phân số bằng nhau, rút gọn phân số ở dạng biểu
thức, chứng minh 1 phân số chứa chữ là tối giản , biểu diễn các phần đoạn thẳng
bằng hình học.


+ Rèn cách giải , phát triển tư duy của HS.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ GV: Bảng phụ, bài tập.


+ HS: Bảng con, máy tính bỏ túi.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


<i><b> Hoạt động của GV- HS</b></i>

Ghi bảng


<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


HS1: Tìm tất cả các phân số bằng phân số



28
21


và có mẫu là số tự nhiênnhỏ hơn 19.
? Phân số đã tối giản chưa ? Hãy rút gọn phân
số


28
21


HĐ2: Bài luyện



Bài 25/16 SGK


HS đọc đề và cho biết phân số đó đã tối giản
chưa? Hãy rút gọn 15<sub>39</sub>


? Vận dụng kiến thức nào để tìm tất cả các
phân số bằng phân số 15<sub>39</sub>


? Nếu khơng có sự ràng uợc thì có bao nhiêu
phân số bằng phân số 15<sub>39</sub>( vô số)


GV chốt lại đó chính là cách viết khác nhau
của số hữu tỉ <sub>13</sub>5


Bài 26/ 16 SGK . GV dùng bảng phuï


? Đoạn thẳng AB gồm bao nhiêu đơn vị độ dài ?


+ CD = <sub>4</sub>3 AB .Vạy cd dài bao nhiêu đơn vị độ
dài? Vẽ hình .


+HS giải các phần còn lại.
Bài 24/ 16 SGK


Tìm các số nguyên x, y biết: 3<i><sub>x</sub></i> = <sub>35</sub><i>y</i> = <sub>84</sub>36


28
21


=


4
3


Ta được : <sub>4</sub>3 = <sub>8</sub>6 = <sub>12</sub>9 = <sub>16</sub>12
Bài 25/ 16 SGK


Rút gọn : 15<sub>39</sub> = <sub>13</sub>5
Ta được:


13
5


=10<sub>26</sub> =<sub>39</sub>15=<sub>52</sub>20 = <sub>65</sub>25 = <sub>78</sub>30=


91
35



Vậy có 6 phân số từ 10<sub>26</sub> đến 35<sub>91</sub>


Bài 26/16 SGK
CD =


.
4


3


. 12 = 9 ( đơn vị độ dài)
EF = <sub>6</sub>5 . 12 = 10 ( đơn vị độ dài)
GH = 6 ; IK = 15


Baøi 24/ 16 SGK


84
36


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

? Hãy rút gọn phân số <sub>84</sub>36
+HS lên bảng tìm x, y


? Nếu bài tốn thay đổi 3<i><sub>x</sub></i> = <sub>35</sub><i>y</i> thì x, y thay
đổi như thế nào?


+Gvgợi ý lập tích x.y rồi tìm các cặp số
nguyênthoả mãn x.y = 3. 35 = 105
Bài 23/ 16 SGK



Cho tập hợp A = {0; -3 ; 5 }
Viết tập hợp B các phân số


<i>m</i>
<i>n</i>


mà n, m A
? Trong các số 0 ; -3; 5 tử số m có thể nhận các
giá trị nào? mẫu số n có thể nhận các giá trị
nào?


+GV lưu ý :


3
0


 = 5


0


= 0 ;


3
3


=
5
5
= 1


Các phân số bằng nhau chỉ viết 1 đại diện.
Bài 36/ 8 SBT


Rút gọn : A = <sub>10290</sub>4116 14<sub>35</sub>





? Muốn rút gọn các phân số này ta phải làm gì?
+GV gợi ý đặt thừa số chung của tử và mẫu..
Bài 39/9 SBT . Chứng tỏ rằng <sub>30</sub>12<sub>.</sub> 1<sub>2</sub>





<i>n</i>
<i>n</i>


Là phân số tối giản ( n  N )


? Để chứng tỏ 1 phân số có tử ,mẫuN là phân
số tối giản ta cần chứng minh điều gì?


+GV gọi d làƯC ( 12n +1 và 30 n +2)


? BCNN( 12,30) làbao nhiêu?=> d làƯC của
tích


?(12n +1) và (30n +2) quan hệ thế nào với
nhau?



+GV : đây là pp cơ bản để CM phân số chứa
chữ là tối giản.


HĐ3 : Hướng dẫn về nhà


+ Ô tính chất cơ bản của phân số , cách tìm
BCNN. Tiết sau học QĐ mẫu các phân số.
+Bài tập 33; 35; 37 ; 38 ; 40 / 8+9 SBT


<i>x</i>
3
=
7
3


=> x = <sub>(</sub>3.<sub>3</sub>7<sub>)</sub>


 = -7


35


<i>y</i>


= <sub>7</sub>3=> y = 35.(<sub>7</sub> 3) =
-15
<i>x</i>
3
=


35
<i>y</i>


=> x.y = 3.35 = 1.105 = 5.
21


= 7.15 = ( -3) . ( -35) =…
Vaäy: x = 3 ; y = 35


Hoặc x = 1 ; y = 105
Bài 23/16 SGK


B= 


5
0
;
5
3

;
3
5


 ; 5


5





Baøi 36 /8 SBT
A = <sub>10290</sub>4115 14<sub>35</sub>





= 14<sub>35</sub>(<sub>(</sub>294<sub>294</sub><sub></sub> <sub>1</sub>1<sub>)</sub>) =


5
2


Baøi 39/9 SBT
BCNN( 12; 30) = 60


 ( 12n +1) .5 = 60( n +5)
 (30.n + 2) .2 = 60 +4


 ( 12n+ 1).5 – ( 30n +2) .2 = 1
 Trong N số 1 chỉ có 1 ước là 1
 d=1 =>


2
30
1
12


<i>n</i>
<i>n</i>



là phân số tối
giản .


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<i><b>Ngày soạn: 20/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 26</b></i>




<i><b>Tiết 76</b></i><b>:</b><i><b> </b></i>

<b>QUY ĐỒNG MẪU NHIỀU PHÂN SO</b>

<b>Á</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>


+ HS hiểu thế nào là quy đồng mẫu nhiều phân số, nắm được các bước tiến hành quy
đồng mẫu nhiều phân số.


+ Có kĩ năng quy đồng mẫu các phân số , ( các phân số không vượt quá 3 chữ số)
+ Rèn cho HS ý thức làm việc theo quy trình, thói quen tự học.


<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bài tập


+HS: Bảng con, ôn quy tắc QĐM các phân số ở tiểu học
II.Tiến trình dạy học:


Hoạt động của


GV – HS



Ghi bảng


<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>



HS1: Vận dụng tính chất cơ bản của phân số
để viết các phân số bằng phân số sau:


5
3


; <sub>8</sub>3
HS2: Rút gọn phân số sau:
a) <sub>80</sub>40 ; b) <sub>120</sub>75
<b>HĐ2: Bài mới.</b>


+GV: Từ bài cũ hãy cho biết 40 là gì của 4và
7 ?


+GV giới thiệu MC. Vậy quy đồng mẫu số
các phân số là gì?


? MC của các phân số quan hệ thế nào với
mẫu của các số ban đầu ?


+GV: MC 40 chính là BCNN (5;8) .


? BCNN(5;8) cịn có thể là những số nào nữa?
(80; 120; 160; …)


+HS làm ?1 SGK/ 17 . Gvdùng bảng phụ HS
làm theo nhóm.



? Cơ sở của việc quy địng mẫu các phân số là
gì?


5
3


= <sub>5</sub>3<sub>.</sub><sub>8</sub>.8= <sub>40</sub>24


8
3


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

+GV: Rút ra nhận xét: Khi QĐM các phân số,
MC phải là BC của các mẫu số. Để đơn giản
ta thường lấy MC là BCNN của các mẫu.
+HS quy đồng mẫu các phân số


5
3


; <sub>6</sub>5 ; <sub>12</sub>7


? Tìm MC(5;6;12) ta phải làm gì?
? Hãy tìm BCNN( 5;6;12)


? Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu bằmg cách
nào?



?Bước cuối cùng phải làm gì để có được các
phân số đã cho có cùng mẫu?


? Hãy nêu các bứơc làm để QĐM nhiều phân
số có mẫu dương?


+HS đọc quy tắc SGK/18


+HS làm ?3/ 18 SGK. GV dùng bảng phụ yêu
cầu( 3HS lên bảng)


HĐ3: Luyện tập – Củng cố


? Nhắc lại quy tắc QĐM các phân số có mẫu
dương


+ HS laøm baøi 28/ 18 SGK


16
3


; <sub>24</sub>5 ; <sub>56</sub>21


? Các phân số đã cho đã tối giản chưa?
? Hãy rút gọn rồi quy đồng mẫu các phân số
HS làm bài tập:


QĐM các phân số sau:



5
3
;
3
2
;
15
7


? Có nhận xét gì về các mẫu của các phân số
đó( mẫu 15 chia hết cho những mẫu nào? )
+HS lên bảng làm.


HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.


+Học thuộc quy tắc QĐM các phân số .
+ Bài 29;30; 31/19 SGK . bài 41; 42; 43 /9
SBT


+Chú ý cách trình bày.
+Chuẩn bị tiết sau luyện tập.


<b>2.Quy đồng mẫu nhiều phân số.</b>
<b>a) Ví dụ: </b>


5
3



; <sub>6</sub>5 ; <sub>12</sub>7


+Tìm MC( BCNN) của 5, 6,12
5= 5


6= 2.3
12 = 22<sub>.3 </sub>


BCNN( 5;6; 12) = 22<sub>. 3 .5 = 60</sub>
+Tìm thừa số phụ:


60 : 5 = 12
60 : 6 = 10
60 : 12 = 5


+ Nhân cả tử và mẫu với thừa số phụ


5
3


= <sub>5</sub>3<sub>.</sub><sub>12</sub>.12 = <sub>60</sub>36


6
5
=
10
.
6
10


.
5
=
60
50
12
7


= <sub>12</sub>7.<sub>.</sub>5<sub>5</sub> = <sub>60</sub>35
<b>b) Quy tắc : SGK/18</b>


Bài 28/ 18 SGK


56
21

=
8
3

16
3


; <sub>24</sub>5 ; <sub>8</sub>3 MC :48

48
9
 <sub> ; </sub>
48


10 <sub>; </sub>
48
18

Bài tập:
5
3


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>



<i><b>Ngày soạn: 20/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 26</b></i>


<i><b>Tieát 77: </b></i>

<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+ Rèn luyện kĩ năng quy đồng mẫu các phân số theo 3 bước : ( tìm mẫu chung, tìm
thừa số phụ, nhân tử, mẫu của phân số với thừa số phu ) . Phối hợp rút gọn và quy
đồng mẫu, quy đồng mẫu và so sánh phân số , tìm quy luật dãy số.


+ Rèn luyện cách giải nhanh, hợp lí và chính xác.


+ Giáo dục ý thức làm việc khoa học, hiệu quả, có trình tự.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bài tập
+HS: Bảng con, bảng nhóm.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


<b>Hoạt động của GV – HS</b> <b>Ghi bảng</b>





<i><b> </b></i>



<i><b>Ngày soạn: 25/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 27</b></i>


<i><b>Tieát 78:</b> </i>

<b>§</b>

<b> 7 . PHÉP CỘNG PHÂN SỐ</b>



<b>I.Mục tiêu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

+ Có kĩ năng cộng phân số nhanh và đúng.


+ Có ý thức nhận xét đặc diểm của các phân số để cộng nhanh và đúng ( có thể rút
gọn các phân số trước khi cộng.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ GV: Bảng nhóm, bảng phụ, dạy trên vi tính


+ HS: Bảng con, ơn so sánh phân số, quy tắc cộng phân số ở tiểu học
<b>III. Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của GV – HS Ghi bảng
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ:</b>


? Mùuốn so sánh hai phân số ta làm thế nào? So
sánh hai phân số sau:




3
1

vaø
5
2


? Ở tiểu học các em đã học cộng 2 phân số.Vậy
cộng 2 phân số có thể xẩy ra các trường hợp
nào?


? Hãy phát biểu quy tắc cộng 2 phân số cùng
mẫu, khác mẫu và viết tổng quát.


+ GV ghi trên bảng: <i><sub>m</sub>a</i> + <i><sub>m</sub>b</i> ( a, b, m N)

<i>b</i>
<i>a</i>
+
<i>d</i>
<i>c</i>
=
<i>bd</i>
<i>bc</i>
<i>d</i>
<i>a</i>. 


( a,b,c,d  N, b,d  0)


HĐ2: Bài mới


GV: Quy tắc trên có được áp dụng đối với các
phân số có tử và mẫu là các số nguyên không?
=> vào bài


GV: Nêu VD một cái bánh chia làm 7 phần
bằng nhau, lần 1 lấy 2 phần bằng nhau, lần 2
lấy 3 phần bằng nhau. Hai lần đã lấy đi bao
nhiêu?


? Hãy thực hiện phép cộng


7
2


+ <sub>7</sub>3 ; <sub>8</sub>5 + 9<sub>8</sub>




? Từ VD phát biểu quy tắc cộng 2 phân số cùng
mẫu. Viết TQ.


+ HS làm? 1 / 25 SGK. HS làm miệng
+HS làm ?2 /25 SGK .


+GV: Chú ý rút gọn kết quả
+HS làm bài 42/ 26 SGK
a) 7<sub>25</sub>



 + 25


8

b)
6
1
+
6
5

3
1


= <sub>15</sub>5


5
2


= <sub>15</sub>6


( vì –5< 6) nên <sub>15</sub>5 < <sub>15</sub>6
hay <sub>3</sub>1 < <sub>5</sub>2


<b>1.Cộng hai phân số cùng mẫu.</b>
a) <b>Ví dụ:Tính:</b>


*)


7
2

+
7
3
=
7
3
2

=
7
1


*) <sub>8</sub>5 + 9<sub>8</sub>


 = 8


5


+ <sub>8</sub>9 =


8
)
9
(
5 


= <sub>8</sub>4= <sub>2</sub>1


b) <b>Quy taéc: SGK/ 25</b>


<b>c)</b><i><sub>m</sub>a</i> <b> + </b> <i><sub>m</sub>b</i> <b> = </b><i>a<sub>m</sub></i><i>b</i><b>( a, b, m </b><b>Z.</b>
<b>m </b><b> 0)</b>


Baøi 42/26
a) =
25
15

=
5
3


b) = <sub>6</sub>4 = <sub>3</sub>2


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

? Hãy thực hiện phép tính sau
<sub>3</sub>1 + <sub>5</sub>2


? Muoẫn cng 2 phađn sô khođng cùng mău ta làm
thê nào?


? Muốn quy đồng mẫu các phân số ta kàm thế
nào?


+HS laøm ? 3 theo nhoùm .


a) <sub>3</sub>2 + <sub>15</sub>4 b) <sub>15</sub>11 + 9<sub>10</sub>



 c) 7
1


+ 3
GV thu bài kiểm tra, sửa theo nhóm


+HS nêu cách làm . Từ VD phát biểu quy tắc
cộng 2 phân số khơng cùng mẫu .


<b>HĐ3: Củng cố .</b>


HS làm bài 42/ 26 câu c, d
c)
13
6
+
39
14

d)
5
4
+
18
4


HS làm bài : Tính (1 HS lên bảng)


3
1

+
8
4


 + 5


2


- Trắc nghiệm: Chọn câu đúng trong các câu
sau


Để cộng hai số nguyên ta làm như sau:
a)Cộng tử với tử, cộng mẫu với mẫu.


b)Đưa hai phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng
tử với tử và giữ nguyên mẫu .


c)Cộng tử với tử nhân mẫu với mẫu.


d)Đưa hai phân số về dạng cùng mẫu rồi cộng
tử với tử và mẫu với mẫu.


Bài 44/ 26 SGK . Điền dấu <, > , = vào ô trống


HĐ4: Hướng dẫn học ở


nhà




+Học quy tắc theo SGK


+ Chú ý rút gọn phân số ( nếu có thể ) trước khi
cộng các phân số


+Baøi 43, 45, 46/ 26sgk; 59; 60; 61; 63 /12 SBT


<b>mẫu.</b>


a) <b>Ví dụ: Tính</b>


3
1


+ <sub>5</sub>2 = <sub>15</sub>5+ <sub>15</sub>6 =  5<sub>15</sub>6
=


15
1


<b>b) Quy taéc: SGK/ 26</b>
Baøi ?3/26 SGK


a) =
15
10

+
15


4
=
15
6

=
5
2


b) = <sub>30</sub>22 + <sub>30</sub>27 = <sub>30</sub>5= <sub>6</sub>1
c) =
7
1

+
7
21
=
7
20


Baøi 42/ 26 SGK
c)=
39
18
+
39
14


=
39
4


d) = <sub>5</sub>4 + <sub>9</sub>2 = 36<sub>45</sub>+ <sub>45</sub>10=


45
26
Baøi tính:
3
1

+
8
4


 + 5


2
=
30
13

*Trắc nghiệm:
Câu đúng : b


<i><b>Bài 44/26 SGK</b></i>



a) dấu =
b) dấu <


c) dấu >
d) dấu <


<i><b>Ngày soạn: 25/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 27</b></i>


<i><b>Tiết 79:</b></i><b> </b>

<b> LUYEÄN TẬP</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

+Có kó năng cộng phân số nhanh, chính xác.


+HS có ý thức nhận xét đặc điểm của các phân số để cộng nhanh và đúng ( có thể rút
rút gọn phân số trước khi cộng , rút gọn kết quả)


<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bài hoạt động nhóm.


+HS: Bảng con, ôn quy tắc cộng phân số, tổng quát
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của



GV – HS

Ghi bảng



<b>HĐ1:Kiểm tra bài cũ:</b>


HS: Nêu quy tắc cộng 2 phân số cùng mẫu,
không cùng mẫu. Viết tổng quát.



Tính : a) 1<sub>8</sub>


 + 8


5


b)<sub>13</sub>4 + <sub>39</sub>12
<b>HĐ2: Luyện tập:</b>
+HS làm bài 43/26 SGK
c)
21
3

+
42
6


; d)


24
18

+
21
15


? Trước khi thực hiện phép cộng ta nên làm thế
nào? Vì sao?



HS làm bài 60/ SBT
a)
29
3

+
58
16


b) <sub>40</sub>8 + <sub>45</sub>36
c)
13
8

+
27
15


GV: Lưu ý HS rút gọn trước khi cộng hoặc rút
gọn kết quả .


3 HS: Cộng các phân số sau:


a) <sub>6</sub>1 + <sub>5</sub>2 ; b) 3<sub>5</sub> + <sub>4</sub>7 ; c) (-2) + <sub>6</sub>5
+HS làm bài 45/26 SGK


Tìm x bieát: a) x = <sub>2</sub>1 + <sub>4</sub>3
b) <sub>5</sub><i>x</i> <sub>6</sub>5<sub>30</sub>19



Baøi 63/SBT


GV : Gọi 2HS đọc đề , tóm tắt


? Nếu làm riêng thì 1 giờ mỗi người làm được


a) <sub>4</sub>3
b) = 0


Baøi 43/26 SGK
c) = 0


c) =


28
41


Bài 60/ SBT
a)


29
5


b) <sub>5</sub>3
c) = -1


+) Cộng các phân soá:
a) 17<sub>30</sub>



b)


20
23


; c)


6
17


Baøi 45/26 SGK
a) x =


2
1

+
4
3


=> x =


4
1


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

mấy phần công việc .



? Nếu làm chung 1 giờ thì cả 2 người cùng làm
sẽ được bao nhiêu phần công việc?


HS lên bảng giải


Bài 64 SBT


HS đọc đề, làm bài theo nhóm


GV: Gợi ý phải tìm được các phân số


<i>b</i>
<i>a</i>


sao
cho <sub>7</sub>1< <i><sub>b</sub>a</i> < <sub>8</sub>1 có tử bằng –3


<b>HĐ3: Củng cố:</b>
HS làm bài 62/ SBT
GV: Dùng bảng phuï

2
1


3
2

6
5



4
3


1


+  <sub>12</sub>1



12
7


12
7

4
3

4
5

12
13


<i>HĐ 4: Hướng dẫn về nhà</i>



Học thuộc quy tắc


Bài tập 61;65 SBT(12)


Ôn tập tính chất cơ bản của phép nhân số
nguyên


Đọc trước bà tính chất cơ bản của phép cộng
phân số


Tóm tắt : Nếu làm riêng:
Người thứ 1 làm mấy 4 giờ
Người thứ 2 làm mấy 3 giờ


Nếu làm chung thì 1 giờ làm được
bao nhiêu ?


Giaûi


1 giờ cả 2 người cùng làm được:


4
1


+ <sub>3</sub>1 = <sub>12</sub>3 + <sub>12</sub>4 = <sub>12</sub>7 (công
việc)


Bài 64 SBT


7
1


=
21
3

;
8
1

=
24
3

7
1


= <sub>21</sub>3 < <sub>22</sub>3< <sub>23</sub>3< <sub>24</sub>3 =


8
1


Tổng các phân số:


22
3

+
23
3



=
506
69

+
506
66

=
506
135


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

<i><b>Tieát 80:</b></i>

<b>§ 8 . TÍNH CHẤT CƠ BẢN </b>



<b> CỦA PHÉP CỘNG PHÂN SỐ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


-HS biết các tính chất cơ bản của phép cộng phân số, giao hoán, kết hợp, cộng với số 0
-Bước đầu có kĩ năng để vận dụng các tính chất trên để tính được hợp lí ,nhất là khi
cộng nhiều phân số


-Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép
cộng phân số.


<b>II.Chuẩn bị:</b>


GV: Bảng phụ, phiếu học tập.



HS: Bảng con, bảng nhóm, ôn tính chất cơ bản của phép cộng số nguyên.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của GV - HS Ghi bảng
<b>HĐ1: Kiểm trabài cũ.</b>


HS1: Phép cộng số nguyên có tính chất gì?
Viết tổng quát.


Tính : a)<sub>3</sub>2 + <sub>5</sub>3 b) <sub>5</sub>3 + <sub>5</sub>2
Rút ra nhận xét.


HS2: Tính.


a) (1<sub>3</sub> + <sub>2</sub>1) + <sub>4</sub>3 vaø 1<sub>3</sub> + ( <sub>2</sub>1+ <sub>4</sub>3 )
b) <sub>5</sub>2 + 0


Rút ra nhận xét


<b>HĐ2: Bài mới:</b>


+Từ bài cũ, hãy cho biết tính chất cơ bản của
phép cộng phân số.Viết tổng quát


? Hãy cho VD về các tính chất đó.


? tổng của nhiều phân số có tính chất giao
hốn và kết hợp khơng?


?Tính chất cơ bản của phép cộng phân số


giúp ta điều gì?


? Hãy tính nhanh toång sau:
A =
4
3

+
7
2
+
4
1

+
5
3
+
7
5


+HS laøm ?2 : 2 HS laøm


a)


15
1


; b)



15
1


Phép cộngphân số có tính chất giao
hốn.


a) <sub>12</sub>7 và <sub>12</sub>7


Phép cộng phân số có tính chất kết
hợp.


c) <sub>5</sub>2


Tính chất cộng với 0 cùa phân số
<b>1. Các tính chất :</b>


<b>a) Giao hốn: </b>
<i><sub>b</sub>a</i> <b> + </b> <i><sub>d</sub>c</i> <b> = </b><i><sub>d</sub>c</i> <b> + </b><i><sub>b</sub>a</i>
<b>b) Kết hợp:</b>




















<i>q</i>
<i>p</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>q</i>
<i>p</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>


<b>c) Cộng với 0</b>


<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>





0 0


( a, b. c, d  Z ; b, d,q  0 )
<b>2. ÁP dụng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

+HS làm bài 48/28 SGK


+HS là theo nhóm:( ghép hình)
+Các nhóm ghép nhanh, chính xác
a)


4
1


hình tròn
b) 1<sub>2</sub> hình tròn
c)


12
7


hình tròn
d) <sub>3</sub>2 hình tròn
<b>HĐ3: Củng cố.</b>


+Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng
phân số.



+HS làm bài 50/29 SGK


GV dùng bảng phụ yêu cầu HS điền số thích
hợp vào ơ trống


+HS làm bài 51/29 SGK


? Tìm 5 cách chọn 3 trong 7 số sau đây để khi
cộng lại được tổng là 0


6
1

;
3
1

;
2
1


; 0 ;


2
1

;
3
1


;
6
1


HĐ4: Hướng dẫn học ở


nhà



+Học thuộc các tính chất, tổng quát
+ Bài 47; 49; 52 /SGK; 66; 68 SBT


B= 






 


17
15
17
2
+ 







23
8
23
15


+<sub>9</sub>4
B = (-1) + 1 +


9
4


B = 0 + <sub>9</sub>4
B = 0


C = <sub>7</sub>6
Baøi 48/28 SGK
a)
4
1
12
2
12
1



b) <sub>12</sub>5 <sub>12</sub>1 1<sub>2</sub><sub>12</sub>2 <sub>12</sub>4


c) <sub>12</sub>5 <sub>12</sub>2 <sub>12</sub>1 <sub>12</sub>2 <sub>12</sub>4 <sub>12</sub>7



d) <sub>12</sub>5 <sub>12</sub>1 <sub>12</sub>2 <sub>3</sub>2


Baøi 50 / 29 SGK


Baøi 51/29 SGK


a) 0
6
1
3
1
2
1




b) 0
6
1
0
6
1




c) 0
2
1


0
2
1




d) 0
3
1
0
3
1




e) 0
6
1
3
1
2
1







<i><b>Ngày soạn: 2/3/09</b></i>
<i><b>Tuần: 28</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

LUYỆN TẬP


<b>I.Mục tiêu:</b>


+HS có kĩ năng thực hiện phép tính cộng phân số.


+Có kĩ năng vận dụng các kiến thức cơ bản của phép cộng phân số để tính hợp lí.
Nhất là khi cộng nhiều phân số.


+Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép
cộng phân số phân số phân


II.Chuẩn bị:


+GV: Bảng phụ ,các bài tập, phiếu học tập


+HS: Bảng mhóm, ôn các tính chất cơ bản của phép cộng phân số
<b>III.Tiến trình dạy hoïc:</b>


Hoạt động của GV – HS Ghi bảng


<i><b>HĐ1:</b></i> Kiểm tra bài cũ


<i><b>HS1:</b></i>+ Phát biểu tính chất cơ bản của của phép
cộng phân số,viết tổng quát.


HS2: Tính














8
5
4


1


+


8
3


<i><b>HĐ2: Luyện tập.</b></i>


Bài 52/29 SGK


+GV dùng bảng phu kẻ sẵn và yêu cầu HS lên
điền vào ô trống.



Bài 53/30 SGK


GV dùng bảng phụ ghi sẵn bài 53


? Hãy xây bức tường bằng cách điền các phân
số thích hợp vào các “viên gạch “ theo quy tắc
sau: a = b+c


? Hãynêu cách xây như thế nào?
+HS lên điền vào bảng


+Bài 54/30 SGK


+GV: dùng bảng nhóm yêu cầu làm theo nhóm
và kiểm tra các nhóm.


a) <sub>5</sub>3 ï + <sub>5</sub>1 = <sub>5</sub>4


HS2 :
=


8
1


Baøi 52/29 SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

b) <sub>13</sub>10+ <sub>13</sub>2 = <sub>13</sub>12


c) <sub>3</sub>2 + <sub>6</sub>1 = <sub>6</sub>4 + <sub>6</sub>1 = <sub>6</sub>3 = <sub>2</sub>1
d) <sub>3</sub>2 + 2<sub>5</sub>



 = 3


2


+ <sub>5</sub>2 =


15
4
15
6
15
10 





Bài 55/ 30 SGK


+GV tổ chức trị chơi thi đièn nhanh vào ơ trống


Bài 56/31 SGK. Tính nhanh giá trị của biểu thức


A = 












1
11
6
11
25


B = 






 


3
2
7
5
3
2


Bài thêm: Phân số



15
8


có thể viết được dưới
dạng tổng của 3 phân số có tử bằng –1 và mẫu
hkhác nhau . VD


30
1
6
1
3
1
30
)
1
(
)
5
(
)
10
(
30
16
15
8 
















? Em có thể tìm được cách viết khác khơng?


<i><b>HĐ3: Củng cố:</b></i>


?Nhắc lại quy tắc cộng phân số


? Tính chất cơ bản của phép cộng phân số .
GV dùng bảng phụ yêu cầu HS làm bài trắc
nghiệm ,Bài 57/ 31SGK


+ Chọn một câu đúng


<i><b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nha</b></i>ø
+Xem lại cách giải các bài tập.
+Bài 69;70;71;73 / SBT


+Ôn số đối của 1 số nguyên , phép trừ số ngyên


+Đọc trước phép trừ phân số


a) Sai . Sửa lại: = <sub>5</sub>2
b) Đúng .


c) Đúng.
d) Sai . Sủa lại
=


15
16


Baøi 55/30 SGK


Baøi 56/31 SGK
a) = 0


b) =


2
1
Bài thêm:
12
1
5
1
4
1
60
5


60
12
60
15
60
)
5
(
)
12
(
)
15
(
60
32
15
8























Bài 57/ 31 SGK
Câu đúng c




</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<i><b>Tiết 82:</b></i>

<b>§9. PHÉP TRỪ PHÂN SỐ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>



+ HS hiểu được thế nào là hai số đối nhau, và vận dụng được quy tắc trừ phân số
+ Học sinh có kỹ năng tìm số đối của một số và kỹ năng thực hiện phép trừ phân số
+ Học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng phân số


II.Chuẩn bị:


+ GV: Bảng phụ, phấn màu, bảng nhóm.
+ HS : Bảng nhóm, ơn phép trừ số ngun
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


<i>Hoạt động của GV và HS</i>

<i>Ghi bảng </i>




<b>HĐ 1: Kiểm tra bài cũ</b>


+HS1: Phát biểu quy tắc cộng phân số cùng
mẫu khác mẫu


Tính:

18
4
5
4



+ HS 2: Nêu quy tắc trừ hai số nguyên và cho
VD


<b>HĐ 2: Bài mới</b>


+ GV: Ta có : 0
5
3
5
3




? <sub>5</sub>3 và <sub>5</sub>3 là hai số có quan hệ như thế
nào



+ GV: u cầu học sinh làm ?2
? Tìm số đối của <i><sub>b</sub>a</i>


? Khi nào hai số đối nhau => Phát biểu Đ N
hai số đối nhau


? Tìm số đối của phân số <i>a<sub>b</sub></i>


 . Vì sao


+ GV: Giới thiệu ký hiệu số đối của


<i>b</i>
<i>a</i>

<i>b</i>
<i>a</i>


? So sánh


<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i> 



 ; ; . Vì sao các phân số


đó bằng nhau?
+GV:


-Yêu cầu HS làm bài 58 trang 33( SGK)
-Nhắc lại ý nghĩa của số đối trên trục số


Tính: =


45
26


<b>1. Số đối:</b>
a) Ví dụ:


5
3


và <sub>5</sub>3là 2 số đối nhau.


Số đối của <i><sub>b</sub>a</i>là phân số <i><sub>b</sub>a</i>
<b>b) Định nghĩa: SGK</b>


<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>








Bài 58 /33 SGK


3
2


có số đối là


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

-Yêu cầu HS làm bài ?3 và rút ra quy tắc trừ
phân số


-Yêu cầu HS cho VD về phép trừ phân số
GV: Yêu cầu HS tính


a) 




 

4
1
7
2


b) 




 

4
1
28
15


GV: <sub>7</sub>2 <sub>4</sub>115<sub>28</sub>




 


 mà


7
2
4
1
28
15







 


Vậy hiệu của 2 phân số <i><sub>b</sub>a</i>  <i><sub>d</sub>c</i> là 1 số như


thế nào?


GV: Phép trừ phân số và phép cộng phân số
là 2 phép tốn ngược nhau.


+GV: Dùng bảng phụ?4 HS làm
a)


2
1
5


3 


 ; b)


3
1
7
5




c) <sub>3</sub>2 <sub>4</sub>3 ; d) -5 -
6
1


GV: Lưu ý HS phải chuyển phép trừ thành
phép cộng với số đối của số trừ.


<i>HĐ3: Củng coá</i>



? Thế nào là 2 số đối nhau, nêu quy tắc trừ
phân số.


HS laøm baøi 60/33 SGK
a) x -

2



1


4


3





b) <sub>6</sub>5 <i>x</i> <sub>12</sub>7 <sub>3</sub>1


GV: Dùng bảng phụ bài 61/33 SGK
HS trả lời.


HS: Đọc đề bài 62 tóm tắt và nêu cách làm
?Muốn tính nửa chu vi làm thế nào.



?Muốn biết chiều dài hơn chiều rộng bao
nhiêu km ta làm thế nào.


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+Học định nghĩa 2 số đối nhau và quy tắc trừ
phân số.


+Bài tập:59/33 SGK, 74.75,76,77 /14,15


a) 15<sub>28</sub>
b) <sub>7</sub>2


Hiệu 






<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>


là 1 số khi cộng với <i><sub>d</sub>c</i>
thì được <i><sub>b</sub>a</i>


Bài ?4 SGK
a) = <sub>10</sub>11


b) = <sub>21</sub>22
c) = <sub>20</sub>7
d) =


6
31


Baøi 60/33 SGK
a) x =


4
5


b) x = <sub>12</sub>13


Baøi 62 /33SGK


Nửa chu vi khu đất HCN


4
3
+
8
5
=
8
11
( km)
Chiều dài hơn chiều rộng



8
1
8
5
4
3


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

<i><b>Ngày soạn: 20/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 26</b></i>


<i>Tieát 84:</i>

<i><b> </b></i>

<b> </b>

<b> LUYEÄN TẬP</b>



<b>I.Mục tiêu: hiện phép trừ phân số. </b>
+HS có kĩ năng tìm số đối của một số .
+HS có kĩ năng thực


+Rèn kó năng trình bày cẩn thận, chính xác.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ các bài tập 63, 64, 66, 67/ 34, 35 SGK
+HS: Bảng nhóm, các bài tập 63, 64, 66, 67 SGK
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.


HS1: Phát biểu định nghĩa hai số đối nhau, làm
Bài 59a, b,c/33 SGK



a) <sub>8</sub>1 <sub>2</sub>1 ; c)
6
5
5
3


 ; d)


15
1
16
1



HS2: Phát biểu quy tắc trừ phân số . Viết TQ
Làm bài 59 b, e, g


b) ( 1)
12


11




; e) <sub>36</sub>11 <sub>24</sub>7 ; g)


12


5
9
5 



<b>HĐ2: Bài tập:</b>


GV dùng bảng phụ yêu cầu HS điền vào ô
trống. Bài 63/34 SGK


? Muốn tìm số hạng chưa biết của 1 tổng ta
làm thế nào? a) 


12
1
 =
2
2


=>  =


3
2


-12
1



? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
c) 


4
1


 =


20
1


=>  =


20
1
4
1


Baøi 64/ 34 SGK
c) <sub>14</sub>11  4 =


d)  


3
2
21


+ 2 HS lên điền , gv lưu ý HS rút gọn để phù
hợp với tử hoặc mẫu đã có của phân số .


Bài 65/ 34 SGK


a) =


8
3


c) = <sub>30</sub>7 ; d) = <sub>240</sub>31
Baøi 59/33


b) = <sub>12</sub>1 ; e) = <sub>72</sub>43; g) = <sub>36</sub>5
Baøi 63/34 SGK


a) =


4
3


; b)


15
11


c) = 1<sub>5</sub>
d) =<sub>13</sub>8
Baøi 64/34 SGK
c) = <sub>14</sub>3
d) =



21
5


Bài 65/33 SGK
Thời gian Bình có:


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

giải.


Thời gian có: Từ 19 giờ -> 21 giờ 30 phút
Thời gian rửa bát: <sub>4</sub>1 giờ


Thời gian để quét nhà: <sub>6</sub>1 giờ
Thời gian làm bài : 1 giờ


Thời gian xem phim: 45phút = <sub>4</sub>3 giờ


?Muốn biết Bình có đủ thời gian để xem hết
phim hay khơng làm thế nào.


Bài 66/34 SGK


+GV: Dùng bảng nhóm u cầu HS điền
? Nhận xét số đối của số đối của 1 số thì bằng
gì. (bằng chính no)ù - 









<i>b</i>
<i>a</i>


=<i><sub>b</sub>a</i>
Baøi 67/35 SGK


HS lên bảng thực hiện phép tính .


4
3
12
5
9
2 




GV lưu ý HS đưa phân số có mẫu âm thành
phân số bằng nó có mẫu dương


Bài 68/ 35 SGK
a)
20
13
10
7
5


3





Bài thêm : tính nhanh.1-<sub>2</sub>1 1<sub>2</sub>
30
1
20
1
12
1
6
1
2
1





<i><b>HĐ3: Củng coá</b></i>



+Phát biểu định nghĩa 2 số đối nhau, quy tắc
phép trừ phân số .


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+Học thuộc các quy tắc 2 số đối nhau, trừ phân


số.


+Baøi tập: 68/b,c/35 SGK. 78,79,80,82 SBT


Tổng số giờ Bình làm việc:


6
13
12
26
4
3
1
6
1


4     giờ


Số thời gian Bình có hơn tổng thời
gian Bình làm các việc :


3
1
6
13
2
5


 giờ



Vậy Bình vẫn có đủ thời gian để
xem phim.


Bài 66/34 SGK


Bài 67/35 SGK
=


9
5


Bài 68/35 SGK
a) = <sub>30</sub>29
Bài thêm:

1-6
1
5
1
5
1
4
1
4
1
3
1
3
1


2
1
2
1









</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

<i><b>Ngày soạn: 11/3/09 </b></i>

<i><b>GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG (VÒNG 2</b></i>

<i><b>)</b></i>
<i><b>Tuần: 28</b></i>


<i><b>GV:Lê Xuân Nước</b></i>



<i>Tieát 84: </i>

§ 10 .

<b>PHÉP NHÂN PHÂN SỐ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+HS biết và vận dụng được quy tắc nhân phân số .


+HS có kó năng nhân phân số và rút gọn phân số khi cần thiết.
II.Chuẩn bị:


+GV: Bảng nhóm, máy chiếu.


+HS: bảng nhóm, ơn phép nhân phân số ở tiểu học.
III.Tiến trình dạy học:



<b> Hoạt động của GV </b>

Hoạt động của Hs
+Phát biểu quy tắc trừ phân số. Viết tổng quát.


Tính: <sub>4</sub>3<sub>3</sub>1 <sub>18</sub>5


Hs phát biểu quy tắc trừ phân số. Viết tổng quát.
Tính:


18
5
3


1
4
3






= 27 <sub>36</sub>12 10 <sub>36</sub>5


Gv:


? Phát biểu quy tắc nhân phân số ở tiểu học.
Tính :


7
4


.
5
2


? HS làm ?1 SGK
a) .<sub>7</sub>5


4
3


b) .<sub>42</sub>25
10


3


Hs: Muốn nhân phân số với phân số ta nhân tử với
tử, mẫu với mẫu.


Hs: 2 4. 2.4 8
5 75.735
3 5 3.5 15


.


4 74.7 28


3 25 3.25 1.5 5
.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

GV: Quy tắc trên vẫn đúng với các phân số có tử và


mẫu là các số ngun.


?Nêu quy tắc nhân phân số . Viết tổng quát
HS:


Tính :a) . 2<sub>5</sub>
7


3



b) .15<sub>24</sub>
3


8


GV: lưu ý HS rút gọn trước khi làm.
+HS làm ? 2 SGK




13
4
.
11
5


? ; b)



54
49
.
35
6 


+HS làm ?3 theo nhóm


4
3
.
33
28 

;
45
34
.
17
15
;
c) <sub>5</sub>32






 



+HS : Tính : -2.


4
3


; .3
2
1


? Muốn nhân 1 số nguyên với 1 phân số ta làm thế
nào.


Ví duï : (-20) .


5
4


2hs lên bảng thực hiện phép tính


3 2 3.2 6 6


.


7 5 7.( 5) 35 35


  


  



  


8 15 8.15 1.5 5
.


3 24 3.24 1.3 3


   


  


Baøi ?2:


a) 5 4. 5.4
11 13 11.13


 


 =


143
20


b) 6 49. 6.( 49) 1.( 7)
35 54 35.54 5.9


     
  =
45


7
Baøi ?3:
a)
4
3
.
33
28 

=
11
7


b) .<sub>45</sub>34
17
15


= <sub>3</sub>2
c) =


25
9


HS: Muốn nhân 1 số nguyên với một phân số (hoặc
1 phân số với 1 số nguyên) ta nhân số ngyên với tử
của phân số và giữ nguyên mẫu.


Hs:


4 20.4 4.4



( 20) 16


5 5 1


 


    


+HS đọc nhận xét trong SGK. Viết tổng quát.
+HS làm ?4 SGK


a)(-2) . <sub>7</sub>3 ;


)
3
.(
33
5
 ;


c) .0
31


7


Baøi ?4:
a) ( 2) 3



7

  =
7
6
;
b) .( 3)


33
5
 =
11
5

;
c) c) .0


31
7


= 0
Baøi 69/36 SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

trong mỗi hộp quà chứa một câu hỏi. Hs trả lời trong
vòng 15 giây. Nội dung câu hỏi như sau:


a) .1<sub>3</sub>
4



1


;
d) .15<sub>24</sub>


3
8


;
e) (5).<sub>15</sub>8 <sub> ; </sub>


Bài 71/ 37 SGK
Tìm x, biết.


1 5 2


4 8 3


<i>x</i>  


Gv hướng dẫn


a) .1<sub>3</sub>
4


1



=<sub>12</sub> 1;
d) .15<sub>24</sub>


3
8


= <sub>3</sub>5 ;
e) (5).<sub>15</sub>8 <sub>= </sub>


3
8


Baøi 71 /37 SGK


1 5 2


4 8 3


1 10


4 24


1 5


4 12


5 1



12 4
5 3


12
8
12


2
3


<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>


  


 


 


 










<b>HĐ5: HƯĨNG DẪN HỌC Ở NHÀ.</b>
+Học thuộc quy tắc và công thức tổng quát phép nhân phân số.
+Bài 71; 72 /34 SGK


Baøi 84,86,87/SBT


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<i><b>Ngày soạn: 20/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 26</b></i>


<b>Tieát 86: </b>

<b>§</b>

<b>11. TÍNH CHẤT CƠ BẢN </b>


<b> CỦA PHÉP NHÂN PHÂN SỐ</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


+HS biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số : giao hoán, kết hợp, nhân với số
1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.


+HS có kĩ năng vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép tính hợp lí nhất là khi
nhân nhiều phân số.


+Có ý thức quan sát đặïc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phân
số .


<b>II.Chuẩn bị:</b>


+ GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bài 73. 74,75 /SGK


+HS:Bảng phụ, bảng nhóm, ôn tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.


<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
<b>HĐ1: Kiểm tra bài cũ</b>


Neâu tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.
Viết tổng quát.


HĐ2: Bài mới



GV: Phép nhân phân số cũng có các tính chất cơ
bản như phép nhân số nguyên.


+HS đọc tổng quát và phát biểu thành lời.


* a.b = b. a
* (a.b) .c = a. ( b.c)
* a.1 = 1.a = a


* a.( b +c) = a.b + a.c
<b>1.Các tính chất.</b>


<b>a) Tính chất giao hoán:</b>


<i>b</i>
<i>a</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>d</i>
<i>c</i>


<i>b</i>
<i>a</i>


.


. 


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

? Trong tập hợp các số nguyên tính chất cơ bản
của phép nhân số nguyên được áp dụng trong
những trường hợp nào .


GV: Phép` nhân phân số cũng được áp dụng như
vậy.


+HS laøm ?2
A =
7
11
.
41
3
.
11
7 


? Hãy giải thích cách làm


B = .<sub>9</sub>4


28


13
28
13
.
9
5



<b>HĐ3: Củng cố.</b>


+GV dùng bảng phụ bài 73 / SGK .
Yêu cầu HS chọn câu trả lời đúng
GV dùng bảng phụ bài 75/ SGK
Yêu cầu HS trả lời điền vào ơ trống


GV chú ý cho HS rút gọn nếu có thể.


<b>b) Tính chất kết hợp</b>








<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>


. <sub>.</sub> <sub></sub>






<i>q</i>
<i>p</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>q</i>
<i>p</i>
.
.


( b,d , q  0)
<b>c) Nhân với số 1:</b>


<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>b</i>
<i>a</i>

1.
1


.


( b  0)


<b>d) Tính chất phân phối của </b>
<b>phép nhân đối với phép cộng.</b>


<i>q</i>
<i>p</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>q</i>
<i>p</i>
<i>d</i>
<i>c</i>
<i>b</i>


<i>a</i><sub>.</sub> <sub>.</sub> <sub>.</sub>













(b,d,q  0)
Bài tập aùp duïng:
?2 : A = . <sub>41</sub>3


7
11
.
11
7 


A = . <sub>41</sub>3
7
11
.
11
7 







A = 1. <sub>41</sub>3=> A = <sub>41</sub>3


B = 










9
4
9
5
28
13


(tính chất phân
phối)


B = .( 1)
28
13




B = - 






 <sub>.</sub><sub>1</sub>


28
13


( nhân 2 số khác
dấu)


B =


28
13


(nhân với số 1)
Bài 73/SGK


Câu đúng : câu 2
Bài 75 /SGK


Baøi 76 / SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

+HS làm bài 76/ SGK vào phiếu học tập.
Tính giá trị của biểu thức một cách hợp lí .
A = .<sub>11</sub>3 <sub>19</sub>12


19
7
11



8
.
19


7





?Muốn tính hợp lí biểu thức trên ta làm thế nào.
? Hãy phát biểu tính chất của phép nhân phân
số.


<b>HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+Học thuộc tính chất cơ bản của phép nhân để
vận dụng vào làm bài tập.


+Bài tập 76b,c ; 77 /39 SGK


+GV: Hưóng dẫn bài 77 áp dụng tính chất phân
phối của phép nhân và phép cộng để đưa về tích
của 1 số nhân với 1 tổng .


+Bài tập 89-> 92 SBT


A = .1 <sub>19</sub>12
19


7




A = <sub>19</sub>7 <sub>19</sub>12


A = 1


<i><b>Ngày soạn: 20/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 26</b></i>


<i><b>Tieát 87: </b></i>

<b> </b>

<b> LUYỆN TẬP</b>



<b>I.Mục tieâu:</b>


+HS được củng cố và khắc sâu phép nhân phân số. Củng cố các tính chất cơ bản của
phép nhân phân số.


+HS có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về phép nhân phân số và các
tính chất cơ bản của phép nhân phân số để giải bài tập.


<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bài tập 76,77.79 /39 SGK
+HS: Bảng con, bảng nhóm, bài tập về nhà .


<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

<i><b>Ngày soạn: 25/2/09</b></i>
<i><b>Tuần: 30</b></i>


<i><b>Tieát 87:</b> </i>

<b>§</b>

<b>12. PHÉP CHIA PHÂN SỐ</b>



<b>I.Mục tieâu:</b>


+HS hiểu khái niệm số nghịch đảo và biết cách tìm số nghịch đảo của1 số khác 0.
+HS hiểu và vận dụng được quy tắc chia phân số.


+HS có kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bảng nhóm.


+HS: Bảng con, bảng nhóm, ôn phép nhân phân số.
<b>III.Tiến trình dạy học:</b>


Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
1. Kiểm tra bài cũ


Phát biểu quy tắc nhân phân số.Viết tổng quát.


Tính : 








 



2



7
4
3











22
12
11


2


<b>2. Bài mới:</b>


GV: Phân số cũng có phép tốn như các số
ngun. Vậy phép chia phân số có thể thay
bằng phép nhân phân số được khơng?
<b>HĐ1: HS làm ?1</b>


Tính: = 







 



4
14
4
3


. 










11


6
11


2


= 2


11


8
.
4


11



</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

8
1
.
8

 ;
4
7
.
7
4



GV: 1<sub>8</sub>


 là số nghịch đảo của –8


-8 là số nghịch đảo của 1<sub>8</sub>





Hai số –8 và 1<sub>8</sub>


 là 2 số nghịch đảo của nhau.


<b>HĐ2: HS làm ?2 : </b>


? Thế nào là 2 số nghịch đảo của nhau .
<b>HĐ3: HS làm ?3:</b>


GV: Lưu ý HS cách trình bày sai khi viết số
nghịch đảo của


1
7
7
1




<b>HĐ4: HS làm bài theo nhóm:</b>
Nhóm 1:
4
3
:
7
2


Nhóm 2: .<sub>3</sub>4


7
2


Sau đó so sánh kết quả 2 phép tính


+GV: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 2
phân số <sub>4</sub>3 và <sub>3</sub>4


+GV: Ta thay phép chia phân số


4
3
:
7
2
bằng
phép tính nào?


<b>HĐ5: HS làm phép tính : -6 : </b> <sub>5</sub>3


+GV: Vậy chia 1 số nguyên cho 1 phân số cũng
chính là chia 1 phân số cho 1 phân số.


GV: Qua VD hãy phát biểu quy tắc chia 1 phân
số cho 1 phân số.


+HS viết tổng quát


<b>HĐ6 : HS làm ?5 . GV dùng bảng phụ HS điền </b>
a) :1<sub>2</sub>



3
2


; b) :<sub>4</sub>3
5


4


; c) -2 : <sub>7</sub>4 ; d) <sub>4</sub><sub>:</sub>3<sub>2</sub>
? Từ?5 có thể nêu nhận xét : Muốn chia 1 phân
số cho 1 số nguyên khác 0 ta làm thế nào.
? Hãy viết tổng qt


<b>HĐ7: HS làm ?6 </b>
a)
12
7
:
6
5 


; b) -7 :


3
14


; c) :9
7



3


3. Luyeän tập- Củng cố



1
8
1
.
8 


 ; 1


4
7
.
7
4




* 1<sub>8</sub>


 là số nghịch đảo của –8


*-8 là số nghịch đảo của 1<sub>8</sub>





+Hai số –8 và 1<sub>8</sub>


 là hai số nghịch


đảo của nhau.


<b>b) Định nghóa: SGK</b>


<b>2.Phép chia phân số.</b>
a) VD:
21
8
3
4
.
7
2
4
3
:
7
2



VD2: -6 :


10


3
5
.
1
6
5
3
:
1
6
5
3







<b>b) Quy tắc: SGK</b>
<b>Tổng quát:</b>
<i>c</i>
<i>b</i>
<i>d</i>
<i>a</i>
<i>c</i>
<i>d</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
<i>d</i>


<i>c</i>
<i>b</i>
<i>a</i>
.
.
.
:  


a : <i>a</i> <i>d<sub>c</sub></i> <i>a<sub>c</sub>d</i>
<i>d</i>


<i>c</i> .


. 




(a, b, c, dZ ; b, d. c  0)
Baøi ?5:


a) =


3
4


; b) =


15
16



;
c) = <sub>2</sub>7 ; d) = <sub>8</sub>3
<b>Tổng quát: </b> <i>c</i> <i><sub>b</sub>a<sub>c</sub></i>


<i>b</i>
<i>a</i>


.


:  <b>( b, c </b><sub></sub><b> 0)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

+HS laøm baøi 84/ 43 SGK


GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi
Gồm 2 đội bằng 2 bảng phụ
a) :<sub>13</sub>3


6
5


; b) : <sub>11</sub>1
7


4 




; c) -15 : <sub>2</sub>3


d)
5
3
:
5
9 


; e)


3
5
:
9
5


 ; g) 0 : 11
7


; h)


)
9
(
:
4
3


GV: HS phải thay phép chia bằng phép nhân


+HS làm bài 85 /43 SGK


Yêu cầu tìm cách viết khác từ


35
6


? Thế nào là 2 số nghịch đảo của nhau.
? Nêu quy tắc chia phân số.


<b>4. Hướng dẫn học ở nhà.</b>


+Học định nghĩa số nghịch đảo, quy tắc
chiaphân số.


+Bài tập: 86;87,88/43 SGK; 96-> 98 SBT


a) = <sub>7</sub>10; b) = <sub>2</sub>3; c) = <sub>21</sub>1
Baøi 84 /43 SGK


a) = <sub>18</sub>65; b) = 44<sub>7</sub> ; c) = <sub>13</sub>30
c) = -3; e) = <sub>3</sub>1 ; g) = 0
h) =


12
1


Baøi 85 /43 SGK



5
1
7
.
5
6
.
1
35
6

 .
6
7
:
5
1
7
6

6
7
:
5
1
7
6
.
5
1


7
.
5
)
6
.(
1
35
6









3
5
:
7
2
5
3
.
7
2
5
.

7
3
.
2
35
6



7
:
5
6
7
.
5
1
.
6
35
6



Ngày soạn :25/02/09
Tuần : 29


<i><b>Tieát 88: </b></i>

<b> LUYỆN TẬP</b>



<b>I.Mục tiêu:</b>



+ HS biết vận dụng quy tắc chia phân số trong giải toán .


+HS có kĩ năng tìm số nghịch đảo của một số khác không và kĩ năng thực hiện phép
chia phân số , tìm x.


+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi làm tốn.
<b>II.Chuẩn bị:</b>


+GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bài tập 86,87,88/ 43 SGK


+HS: Bảng nhóm, bài tập, học quy tắc chia phân số, định nghĩa số nghịch đảo.
III.Tiến trình dạy học:


Hoạt động của GV - HS
1.Kiểm tra bài cũ:


HS: Định nghĩa số nghịch đảo, quy tắc chia
phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

a) . <sub>7</sub>4
5


4


<i>x</i> <sub> ; b) </sub>


2
1


:
4
3




<i>x</i>


2.Sửa bài tập cũ:


Bài 87 / 43 SGK . Tính giá trị của biểu thức .
+HS lên bảng tính


a) :1
7
2


; :<sub>4</sub>3
7
2


; :<sub>4</sub>5
7
2


b) So sánh số chia với 1: ( GV dùng bảng phụ)


c) So sánh kết quả với số bị chia: ( GV dùng
bảng phụ)



+HS : Có nhận xét gì khi chia 1 phân số cho1,
cho 1 số nhỏ hơn 1 , cho 1 số lớn hơn 1.


+HS : Đọc đề bài 88/43 SGK . Tóm tắt và nêu
cách tính chiều rộng hình chữ nhật , chu vi
HCN.


3. Bài tập mới:


+GV: Cho HS laøm baøi 90/ 43 SGK


3 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào bảng con .
a) x. <sub>7</sub>3 <sub>3</sub>2 ; b) x :


3
11
11


8


 ; c)


4
1
:


5


2 





<i>x</i>


d) . <sub>3</sub>2 <sub>5</sub>1
7


4





<i>x</i> <sub> : e) </sub>


3
1
.
8
7
9
2




 <i>x</i> ; g)


6
1
:
7


5
5
4




 <i>x</i>


HS laøm baøi 92 /44 SGK


+GV: Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

<i><b>Tiết 91</b></i>



<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>A – MỤC TIÊ U :</b>



-Rèn luyện kỹ năng viết môy phân số dưới dạng hỗn số và số thập phân; phần trăm và
ngược lại.


- Ôn và rèn luyện kỹ năng cộng trừ; nhân hai hỗn số.
- Tìm giá trị tuyệt của một số ngun.


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>



<b>- Gv : </b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>




<b>Họat động thầy trò</b> <b>Nội dung</b>


1/ Họat động 1 :Kiểm tra bài cũ



<b>? Đổi </b> 31
5


 ra phân số ; số thập phân,phần traêm 00


1 16


3 3, 2 320


5 5


   


2/ Họat động 2 :Luyện tập



<b>HĐ 2.1</b>


-Gv

đưa bảng phụ baøi 99 sgk


<b>? </b>

Phương pháp bạn Cường tiến hành cộng hai
hỗn số đó là phương pháp nào ?


<b>? Có cách tính nào nhanh hơn ? Giải thích ?</b>
<b>Gv chốt lại : Có hai cách cộng hỗn số .</b>



<b>HĐ 2.2</b>


<b>Gv : Nêu phương pháp tính biểu thức A</b>
Nêu cách trừ hai hỗn số ?


<b>Bài 99 sgk/ 47</b>
Cách 1 :xem sgk/47
Caùch 2 :


1 2 1 2


3 2 (3 ) (2 )


5 3 5 3


1 2 13 13


(3 2) ( ) 5 5


5 3 15 15


    


      


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

<b>Hs tieán hành tính bt A</b>
Gv :


<b>Gv Khi trừ hai hỗn số mà phần phân số của số </b>


bị trừ bé hơn phần phân số của số trừ thì ta nên
đổi hỗn số về dạng phân số để thực hiện


<b>Hs tiến hành tính biểu thức B</b>
<b>HĐ 2.3</b>


<b>Hs Cách nhân hoặc chia hai hỗn số ta làm </b>
tuơng tự như cộng , trừ hai hỗn số được không ?
<b>Hs thực hiện .lưu ý kết qủa cuối cùng đổi ra </b>
hỗn số nếu có thể.


<b>Gv đưa bảng phụ bài 102 sgk.</b>


<b>? Tại sao ở bài 102 ta lại có thể tính nhanh cịn </b>
bài 101 ta lại khơng thựa hiện được ?


<b>? bằng cách này ta áp dụng chia một hỗn số </b>
cho một số ngun được khơng ?


<b>HĐ 2.4</b>
<b>Hs laøm baøi 104 sgk</b>


<b>Hs laøm baøi 105 (thêm vào dạng phân số)</b>


2 4 2


8 3 4


7 9 7



2 4 2 2 2 4


8 3 4 8 4 3


7 9 7 7 7 9


4 31 36 31 5


4 3 4


9 9 9 9


<i>A</i>  <sub></sub>  <sub></sub>


 
 
   <sub></sub>  <sub></sub>
 

     


2 3 2 2 3 2


10 2 6 10 2 6


9 5 9 9 5 9


2 2 3 3 3


10 6 2 4 2 6



9 9 5 5 5


<i>B</i><sub></sub>   <sub></sub>  


 


 


<sub></sub>  <sub></sub>   


 


<b>Bài 101 sgk/47 Thực hiện phép tính</b>


1 3 11 15 165 5


/ 5 .3 . 20


2 4 2 4 8 8


1 2 25 38 25 9 125


/ 6 : 4 : .


4 9 4 9 4 38 132
<i>a</i>


<i>b</i>



  


  


<b>Bài 102 </b>


Cách 1 : xem sgk/47


Cách 2 :4 .23 4 3 .2 8 6 86


7 7 7 7


 


<sub></sub>  <sub></sub>   


 


<b>Bài 104 : Viết các phân số sau dưới dạng thập </b>
phân và dùng ký hiệu 0


0


0
0


7


0, 28 28%
25



19


4,75 475%
4


26


0, 4 40
65


 


 


 


<b>Bài 105 sgk Viết các phần trăm dưới dạng số </b>
thập phân và phân số :


0
0
7
7 0,07
100
45
45% 0, 45


100
216


216% 2,16
100
 

 


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố</b>



<b>Gv Có mấy cách cộng hai hỗn số ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

đó ta lưu ý điều gì ?


<b>? Cách nhân , chia hai hỗn số ?</b>


<b>4/ Hướng dẫn học ở nhà</b>



- Làm bài tập 107,109 ,111 ,112 sgk


<i><b>Tiết 92</b></i>



<i><b>Bài 1 </b></i>

<b> LUY</b>

<b>Ệ</b>

<b>N T</b>

<b>Ậ</b>

<b>P CÁC PÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP</b>



<b>PHÂN</b>



<b>I – MỤC TIÊ U :</b>


-Thơng qua tiết luyện tập, Hs được rèn kỹ năng về thực hiện các phép tính về phân số và số
thập phân


-Hs lng tìm được các cách khác nhau để tính tổng (hoặc hiệu) hai hỗn số.



-Hs biết vận dụng linh hoạt ,sáng tạo các tính chất của phép tính và quy tắc dấu ngoặc để
tính giá trị biểu thức một cáhc nhanh nhất


<b>II – CHUẨN BỊ :</b>
<b>- Gv : </b>
<b>- Hs :</b>


<b>III- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

<b>Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ </b>
<Kết hợp trong luyện tập>
<b>Hoạt động 2 Luyện tập</b>
<b>Hđ 2.1 Bài 106 </b>


Gv viết bài 106 lên bảng
<b>Hs lên bảng điền vào</b>
Hs nêu các bước
<b>Hđ 2.2</b>


Bài 108 sgk/48


<b>2Hs trình bày hai cách theo hướng dẫn sgk</b>
<b>? Nêu cách tính tỗng hai hỗi số </b>


<b>? Nêu cách tính hiệu hai hỗn số?</b>


<b>? trường hợp phân phân số của số bị trù nhỏ </b>
hơn số trừ ta làm thế nào?



<b>Hđ 110 sgk/49</b>
4 hs lên bảng tính
Cả ớp làm vào tập
<b>Gv cùng cả lớp sửa</b>


Luyện tập
<b>Bài 106 sgk/49</b>
<b>Bài 108 sgk/48</b>
a/ Tính tổng
Cách 1 :


3 5
1 3


4 9


7 32 63 128 63 128 191 11
5


4 9 36 36 36 36 36






      


Caùch 2 :


3 5 27 20 47 11



1 3 1 3 4 5


4 9  36 36  36  36


b/ Tính hiệu :
Cach 1 :


5 9 23 19 115 57 58 28


3 1 1


6 10 6  10 30  30 30 30


Caùhc 2 :


5 9 25 27 55 27 28


3 1 3 1 2 1 1


6 10  30 30  30 30  30


<b>Baøi 110 sgk/49</b>


3 4 3


11 2 5


13 7 13



3 3 4 4


11 5 2 6 2


13 13 7 7


7 4 3


5 2 3


7 7 7


<i>A</i>  <sub></sub>  <sub></sub>


 


 


<sub></sub>  <sub></sub>  


 


  


5 2 5 9 5


. . 1


7 11 7 11 7



5 2 9 5


1
7 11 11 7


5 11 5
. 1
7 11 7


5 5


1 1


7 7


<i>C</i>  


  


 <sub></sub>  <sub></sub>


 




 




</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

5 36 1 1


6.17 3 2 . 0.25


9 97 3 12


5 36 1 1 1
6.17 3 2 .


9 97 3 4 12


5 36 4 3 1


6.17 3 2 .


9 97 12 12 12
5 36


6.17 3 2 .0 0
9 97


<i>E</i> <sub></sub>    <sub> </sub>   <sub></sub>


   


   


 <sub></sub>   <sub> </sub>   <sub></sub>


   


   



 <sub></sub>   <sub> </sub>   <sub></sub>


   


 


 <sub></sub>   <sub></sub> 


 


<b>3/ Hoạt động 3 Củng cố </b>


<b>? Nêu cách cộng ,trừ hai phân số, hai hỗn số, </b>
hai số thập phân


?Nêu tính chất cơ bảng của phép nhân hai phân
số


? Nêu quy tắc nhân hai phân số? Hai hỗn số,hai
số thập phân?


<b>? Cáhc đổi phân số, hỗn số, số thập phân ra </b>
phần trăm


<b>4/Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà</b>
- Ôn lại các phép tình về phân số,hỗn số, số
thập phân và phần trăm


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

<i><b>Tiết 93 </b></i>




<b>LUYỆN TẬP (T2)</b>



<b>II – MỤC TIÊU :</b>


- Thơng qua tiết luyện tập học sinh được củng cố và khắc sâu các kiến thức về phép công
,trừ , nhân chia sô` thập phân


- Có kỹ năng vận dụng linh hoạt kết qủa đã có và it1nh chất của các phép tính để tìm được
kết qủa mà khơng cần tính tốn


-Hs biết định hướng và giải đúng các bài tập phối hợp các phép tính về phân số và số thập
phân.


-Qua giờ luyện tập nhằm rèn luyện cho hs về quan sát, nhận xét các đặc điểm các tính về
số thập phân và phân số.


<b>II CHUẨN BỊ :</b>
Gv :
Hs :


<b>III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

<b>1/Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ </b>
Sửa bài tập 111sgk/49


<b>2/Hoạt động 2 :Luyện tập</b>
<b>Hđ 2.1 Bài 112 sgk-bảng phu</b>
<b>? Nêu cách cộng hai số thập phân?</b>
(Gv cho vidụ 112a sgk cho hs )


<b>Hs kiểm tra các phép tính cịn lại</b>


<b>Hs vận dụng kết qủa trên để làm bài 112sgk</b>
<b>Hđ 2.2 Bài 113 sgk -bảng phụ</b>


<b>Gv cho ví dụ 113a,b,c,d cho hs nêu cách nhân </b>
hai số thập phân


<b>Hs vận dụng kết qủa làm bài 113sgk</b>
<b>Hđ 2.3</b>


<b>Hs làm bài 114sbt/22</b>
<b>Gv cùng hs sửa</b>


<b>Hđ 2.4 Bài 119 sbt/23 b</b>


<b>?Em có nhận xét gì về dạng bài tốn trên</b>
<b>Gv Hướng dẫn hs phân tích để triệt tiêu các số </b>
hạng


LUYỆN TẬP
<b>Bài 112 sgk/50</b>
<b>Bài 113sgk/50</b>


<b>Bài 114 sbt/22</b>
Tìm x biết


2 7


)0,5



3 12
1 2 7
2 3 12


1 7
.
6 12
7 1
:
12 6
7 7
.( 6)
12 2


<i>a</i> <i>x</i> <i>x</i>


<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
<i>x</i>
 
 
 
 
 






  


<b>Baøi 119 sbt/23</b>


3 3 3


) ...


5.7 7.9 59.61


3 1 1 1 1 1 1


...


2 5 7 7 9 59 60
3 1 1 3 56 84


. .


2 5 60 2 305 305


<i>b</i>   


 
 <sub></sub>       <sub></sub>
 
 
 <sub></sub>  <sub></sub>  
 



<b>3/Hoạt động 3 :Hướng dẫn học ở nhà </b>
Ôn lại các kiến thức từ đầu chương 3
Xem lại các bài tập


Làm bài tập 114sgk/50,119sbt,115,116,117,118
sbt/22,23


3 1


) 1 : ( 4)


7 28


3 1


1 .( 4)


7 28


3 1


1


7 7


3 1 6


1



7 7 7


6 3 6 7


: . 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<b>Tieát 94 </b>


<b>KIỂM TRA CHƯƠNG III</b>



<b>I- MỤC TIÊU :</b>


Cung cấp thông tin nhằm đánh giá mức độ nắm vững 1 cách hệ thống về phân số(phân số
bằng nhau,rút gọn phân số, cộng trừ, nhân chia phân số). Nắm vững khai niệm phân số, hỗn số,số
thập phân ,hpần trăm


Cung cấp thông tin về mức độ thành thạo kỹ năng tính đúng, nhanh; vận dụng linh hoạt các
định nghĩa ,tính chất vào giải tốn nhất là giải tốn về phân số.Rèn luyện tính kiên trì, linh hoạt,
cẩn thận ,chính xác các phán đốn và lực chọn phương pháp hợp lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

<i><b>Tieát 95</b></i>



<i><b>Bài 14 </b></i>

<b> TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC</b>



<b>A – MỤC TIÊ U :</b>


-Học sinh nhận biết và hiểu quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước.
- Có kỹ năng vận dụng quy tắc đó để tìm giá trị phân số của một số cho trước.
- Có ý thức áp dụng quy tắc này để giải một số bài tóan thực tiễn.



<b>B – CHUẨN BỊ :</b>


<b>- Gv : </b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>


<b>Họat động thầy trò</b> <b>Nội dung</b>


1/ Họat động 1 :Kiểm tra bài cũ


2/ Họat động 2 :Dạy bài mới



<b>HĐ 2.1</b>


Gv

nêu ví dụ sgk và hướng dẫn hs phân tích
dữ kiện bài tóan


<b>Hs tiến hành làm vào tập</b>
<b>HĐ 2.2</b>
<b>Gv Giải thích giá trị phân số </b>2


3 của số 45 hs


là30…


<b>? Từ nay muốn tìm giá trị phân số </b><i>m</i>


<i>n</i> của một


số b nào đó ta làm thế nào ?


<b> Gv nêu ví dụ sgk </b>


<b>? Hs làm ? 2</b>


<b>Hs làm bài 115 sgk/51</b>


<b>Hs hoạt động nhóm : bài 115, 116</b>
<b>Gv Cho hai nhóm trình bày</b>


1. Ví dụ :
Tóm tắt :


Lớp 6A : 45 hs ; 2


3 số hs thích đá bóng; 60%


thích đá cầu; 2


9 thích bóng bàn;
4


15 thích bóng


chuyền


Hỏi : số hs thích bóng đá, đá cầu; bóng bàn;
bóng chuyền.


Giải :



Số học sinh thích đá bóng :45.2 30


3  (học sinh)


Số họch sinh thích đá cầu :45.60 27
100  (hs)


Số học sinh thích bóng bàn : 45.2 10
9  (hs)


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

<b>2. Quy tắc :(học sgk)</b>
<i>m</i>


<i>n</i> <i><b>của b bằng b.</b></i>
<i>m</i>


<i>n</i>


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố, luyện tập</b>


<b>- </b>

<b>Hs </b>thực hiện


<b>-Hs</b> lên bảng sửa


<b>3. Áp dụng :</b>
a/ Tìm 3


7 của 14


Ta có : 14. 3



7 = 6


Vậy 3


7 của 14 bằng 6


a*/ tìm 2


5của
6
4


:
Ta có : 2 6. 2 3. 3


5 4 5 2 5


  


 


2
5cuûa


6
4


bằng 3



2


b/ 3


4 của 76 cm


Ta có 76.3


4= 57


Vậy / 3


4 của 76 cm bằng 57 cm


c/ 62,5% của 96 tấn.
Ta có : 96.62,5% = 96.62,5


100 = 60


Vậy 62,5% của 96 tấn là 60 tấn
d/ 0,25 của 1 giơ.ø 0,25 = 25 1


1004


Ta coù 1.0,25=1.1


4=
1


4


Vậy 0,25 của 1 giờ bằng 1


4 giờ hay bằng
1
4


của 60 phút (= 60.1


4= 15(phút))


e/ 31


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

Ta coù :31 13;0, 2 2 1
44 105


13 1.
4 5 =


13
20
1


3


4 của 0,2 bằng
13
20

<b>4/ Hướng dẫn học ở nhà </b>




- Làm bài tập 115, 118,119,120 sgk/52


<i><b>Tiết 96</b></i>



<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>A – MỤC TIEÂ U :</b>


- Hs được củng cố và khắc sâu quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước.
- Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị phân số của một số cho trước


- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các bài tập mang tính thức tiễn.


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>


<b>- Gv u5</b>


<b>- Hs :Máy tính</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>


<b>Họat động thầy trò</b> <b>Nội dung</b>


1/ Họat động 1 :Kiểm tra bài cũ



<b>Hs1 : Nêu quy tắc tìm giá trị phân số của một </b>
số cho trước


.



<b>Hs 2 : Sửa bài 119</b>
<b>Hs 3 : sửa bài 118</b>


2/ Họat động 2 :Dạy bài mới



<b>HÑ 2.1</b>


- Gv

sửa bài 122 sgk/53
-Hs đọc bài tốn , tóm tắt
<b>Gv hướng dẫn Hs giải</b>


<b>HĐ 2.2</b>
<b>Baøi 125 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

<b>? Nêu cách giải bài tốn</b>


*Gv lưu ý cho hs “Hồng ăn 4


9 số táo còn lại”


chứ khơng phải 4


9 số táo ban đầu.


<b>HĐ 2.3</b>
<b>Bài 127 sbt/24</b>


<b>Hs đọc đề, tóm tắt</b>
<b>Cả lớp giải</b>



<b>Hs sửa</b>


<b>*Gv :Trong việc giải các bài toán liên quan </b>
đến tìm giá trị phân số của một số cho trước,
chúng ta cần xác định phân số và số cho trước
là gì trong bài tốn.


<b>HĐ 2.4</b>


<i>Sử dụng máy tính :</i>


<b>Hs chuẩn bị máy tính</b>


<b>Gv giới thiệu cách tính % của một số bằng </b>
máy tính


<b>Gv đưa bảng phụ bài 123 sgk/53 và yêu cầu hs</b>
kiểm tra nhanh bằng máy tính.


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố, luyện tập</b>


<b>trò chơi </b>

(2 bảng phụ)


hai đội

dùng đoạn thẳng nối với nhau để có
kết qủa đúng.


Cột A Cột B


2
1)



5 cuûa 40


2) 0,5 cuûa 50
3)5


6cuûa 4800


4)41 2
2 <i>cua</i> 5


5)3


4cuûa 4%


a/ 16
b/ 3


100


c/ 4000
d/ 1,8
e/25


<b>4/ Hướng dẫn học ở nhà</b>



Bài tập : 121, 125 sgk


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

<i><b>Tiết 97</b></i>




<i><b>Bài 15 </b></i>

<b> TÌM MỘT SỐ BIẾT GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA NÓ</b>



<b>A – MỤC TIÊ U :</b>


- Hs nhận biết và hiểu quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của nó.


- Có kỹ năng vận dụng quy tắc đó để tìm một số biết giá trị phân số của nó.
- Biết vận dụng quy tắc để giải một số bài tốn thực tiễn


<b>B – CHUẨN BỊ :</b>


<b>- Gv : </b>
<b>- Hs :</b>


<b>C- THỰC HIỆN GIẢNG GIẠY :</b>


<b>Họat động thầy trò</b> <b>Nội dung</b>


1/ Họat động 1 :Kiểm tra bài cũ



<b> ?</b>
Phát biểu quy tắc tìm giá trị phân số của một
số cho trước


<b>Bài tập : Cho biết số học sinh của lớp 6A là </b>
27 bạn


a/ Hãy biểu diễn mối quan hệ giữa các đối
tượng trên bằng biểu thức tốn học



b/ Từ đó tính số hs của lớp 6A
)
Cả lớp thực hiện – sửa lên bảng
(


2/ Họat động 2 :Dạy bài mới


3


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

<b>HĐ 2.1</b>
<b>Xây dựng quy tắc</b>


<b>Gv hướng dẫn Hs xây dựng quy tắc tìm một số </b>
biết giá trị phân số của nó


<b>HĐ 2.2</b>
<b>Hs áp dụng làm ?1</b>


<b>Hs Làm bài 126 sgk</b>
<b>Hs làm bài 130</b>
<b>Hs đọc , tóm tắt ?2</b>


<b>Gv hướng dẫn Hs phân tích bài tốn</b>
<b>Hs giải </b>


I- Ví dụ (xem sgk)


<b>II- Quy tắc (học sgk)</b>
<b>?1 a/ Tìm một số biết </b>2


7 của nó bằng 14



Số cần tìm cho là 14 : 2


7= 49


b/ Tìm một số biết 32


5 của nó bằng
2
3


Số cần tìm laø 2: 32 2 17: 2 5. 10
3 5 3 5 3 17 51


   


  


<b>Baøi 126 Tìm một số biết :</b>
a/2


3 của nó bằng 7,2


Số cần tìm là 7, 2 :2 72 3. 54 104
3 10 2 5  5


b/ 13


7 của nó bằng -5



Số cần tìm là


3 10 7 7 1


5 :1 5 : 5. 3


7 7 10 2 2




    


<b>?2 Tóm tắt : </b>


<b>Cho : Một bể chứa đầy nước</b>


Sau khi dùng hết 350 l thì cịn lại lượng
nước bằng 13


20 dung tích bể


<b>Hỏi Bể chứa bao nhiêu lít nước ?</b>


<i><b>Giải</b><b> </b></i>


Phân số ứng với 350 lít nước là :


13 7
1



20 20


  (dung tích bể)
Số lít bể nước chứa là :
350 : 7 350.20 1000


20 7  (lít)


Đáp số : 1000 lít


<b>3/ Họat động 3 : Củng cố, luyện tập</b>


<i>Bài 128 sgk :</i>


Hs

đọc ,tóm tắt bài tốn


<b>Hs tìm mối quan hệ giữa các đối tượng trong </b>
bài tốn và tìm ra phương pháp giải


<i>Bài 129</i>


<b>3. Áp dụng :</b>
<b>Bài 128sgk</b>
<b>Tóm tắt :</b>


Đạm chiếm 24% đậu đen nấu chín
Có 1,2 kg chất đạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

<b>Hs </b> đọc, tóm tắt bài tốn



<b>Gv</b> lưu ý hiểu được sự khác nhau về cách
diễn đạt giữa bài 128 và 129 tránh Hs hiểu
nhầm “sữa chiếm 4,5% bơ”


<b>Hs </b>giải bài tốn


<i><b>Giải</b></i>


Số kg đậu đen nấu chín để có 1,2 kg chất đạm
là :


12 24 6 6 6 25


1, 2 : 24% : : . 5


10 100 5 25 5 6


    (kg)


Đáp số : 5kg
<b>Bài 129 Sgk</b>
Tóm tắt :
<b>Cho</b>


Bơ chiếm 4,5 % sữa
Trong chai sữa có 18 g bơ
<b>Hỏi </b>


Lượng sữa trong chai ?



<i><b>Giải</b></i>


Lượng sữa trong chai là :


45 1000
18 : 4,5% 18 : 18. 400


1000 45


   (Gam)


Đáp số : 400 gam sữa


<b>4/ Hướng dẫn học ở nhà </b>



- Làm bài tập 127,129 ,131 sgk/55
128,129,130,131 sbt/24


<i><b>Ti</b><b>ế</b><b>t 98 </b></i>


<b>LUY</b>

<b>Ệ</b>

<b>N T</b>

<b>Ậ</b>

<b>P</b>


<b>I/ MỤC TIEÂU :</b>


- Hs được củng cố và khắc sâu kiến thjuức về tìm một số biết giá trị một pân số của nó
- Có kỹ năng thành thạo khi tìm một số biết giá ttrị phân số của nó.


- Sử dụng máy tính đúng khi giải bài tốn về tìm một số biết giá trị phân số của nó.
<b>II/ CHUẨN BỊ : </b>


<b>- Gv : (hoặc dùng bảng phụ). Máy tính bỏ túi.</b>


- HS : Mát tính bỏ túi


<b>III/ THỰC HIỆN GIẢNG DẠY :</b>


<b>Họat động thầy trò</b> <b>Nội dung</b>


1/ Họat động 1 :Kiểm tra bài cũ



<b>Hs 1 :Phát biểu quy tắc tìm một số khi biết </b>
của nó bằng a


Sửa bài tập 131 sgk



<b>Hs 2 : Sửa bài 131 sbt/24</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

<b>HÑ 2.1</b>


<i><b>Dạng 1Bài 132</b></i>


<b>-Gv : Để tìm được x ta làm thế nào ?</b>
- 2 Hs lên bảng


<b>- Cả lớp làm vào tập</b>
<b>HĐ 2.2</b>


<i><b>Dạng 2 : Tốn đố </b></i>


<b>Bài 133 </b>



<b>Hs đọc và tóm tắt bài tốn</b>


<b>Gv : Bài tốn có 3 đối tượng có quan hệ ràng </b>
buộc với nhau thông qua các phân số hoặc số
phần trăm.


<b>? Để tìm Lượng cùi dừa , trong các quan hệ </b>
trên ta phải dựa vào mối quan hệ nào ?


<b>? Để tìm lượng đường ta dựa vào quan hệ nào?</b>
<b>Hs lên bảng giải</b>


Cả lớp làm vào tập


<b>HĐ 2.3</b>


<b>? Muốn tìm số sản phẩm được giao theo kế </b>
hoạch ta làm thế nào ?


<b>? Taïi sao không lấy 590 : </b>5


9?


<b>Hs giải lên bảng</b>
<b>Cả lớp làm vào tập</b>


HÑ 2.4


<b>Gv hướng dẫn tương tự như sách giáo khoa</b>
<b>Hs kiểm tra lại kết qủa các bài tốn trên bằng </b>


máy tính bỏ túi.


<b>Bài 133 </b>
<b>Tóm tắt :</b>


<i><b>Cho</b></i> :Lượng thịt =2


3lượng cùi dừa


Lượng đường = 5% lượng cùi dừa
Có 0.8 kg thịt


<i><b>Hỏi</b></i><b> : Lượng cùi dừa? kg . Lượng đường ? kg</b>


<i><b>Giải:</b></i>


Trong món thịt kho dừa, nếu có 0,8 kg thịt ba
chỉ thì cần lượng cùi dừa là :


2 4 3 6
0,8 : . 1, 2


3 5 2 5  (kg)


Nếu có 0,8 kg thịt ba chỉ thì lượng đường cần
là :


5% .1,2 = 0,06 (kg)
<b>Baøi 135 sgk</b>



<b>Tóm tắt :</b>


<i>Cho </i>: XN đã thực hiện 5


9kế hoạch


Còn phải làm 590 sản phẩm


<i>Hỏi: </i>Số sản phẩm được giao theo kế hoạch ?


<i><b>Giaûi </b></i>


560 sản phẩm ứng với 1-5


9 =
4


9 (kế hoạch)


Số sản phẩm được giao theo kế hoạch là :
560 : 4


9 = 560.
9


4= 1260(saûn phaåm)


Đáp số : 1260 sản phẩm
<b>Bài 134 : Sử dụng máy tính </b>



<b>3/ Họat động 3 : Củng cố, luyện tập</b>



<b>Bảng phụ hình 11 sgk/56</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×