Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chuyên đề Văn 12 phần 5 Nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.83 KB, 34 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
KHÁI QUÁT CHUNG
KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Trong cấu trúc đề thi THPT từ năm 2018 đã có sự thay đổi về yêu cầu với bài văn nghị luận xã hội:
♦ Dung lượng (đoạn văn 200 chữ thay cho bài văn 600 chữ);
♦ Nội dung (nghị luận xã hội từ vấn đề đọc hiểu thay cho đề độc lập).
* Việc viết đoạn văn 200 chữ khiến học sinh có sự lúng túng vì dung lượng 200 chữ lớn hơn các đoạn các
em viết hằng ngày nhưng lại ít hơn một bài văn gồm đầy đủ 3 phần mở bài - thân bài - kết bài.
* Vì thế, để đáp ứng yêu cầu của đề thi, làm bài có hiệu quả, học sinh cần đảm bảo:
♦ Dung lượng (200 chữ tương đương với 20 dòng, từ 10 - 15 câu văn, chiếm 2/3 đến một trang giấy
thi);
♦ Chỉnh thể (đoạn văn - khơng xuống dịng, khơng tách thành các phần);
♦ Thống nhất về nội dung (nghị luận về vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu — cũng cần chú ý vấn đề
đọc hiểu là tiền đề, là gợi ý để các em đưa nhận định, đánh giá, bình luận, ý kiến của riêng mình qua quan
sát, trải nghiệm của bản thân).
* Gợi ý cấu trúc đoạn văn theo mơ hình hamburger, cấu trúc là một đoạn văn tổng — phân - hợp.

Phần 1: Câu văn nêu chủ đề/vấn đề nghị luận (1 câu)
Phần 2: Các câu văn giải thích vấn đề (2 - 3 câu)
Phần 3: Các câu văn bình luận (5-7 câu)
Phần 4: Các câu mở rộng/ phản biện (3-5 câu)
Phần 5: Khẳng định vấn đề/ nêu bài học (1-2 câu).
Cấu trúc

Gợi ý áp dụng cho một đoạn lập luận

Gợi ý áp dụng cho một bài luận

đoạn văn
Câu chủ đề
Câu bổ trợ 2



điển hình
điển hình
Nêu vấn đề, quan điểm về vấn đề
Đoạn mở bài: nêu vấn đề
Giải thích, minh chứng: trả lời theo 5W Đoạn giải thích, chứng minh, phân tích

Câu bổ trợ 3

(cái gì, ở đâu, lúc nào, ai, tại sao).
Phản biện: đưa ra các ý kiến trái chiều.

Câu bổ trợ 4

chiều, hiện tượng trái ngược.
Bình luận: đưa ra ý phủ định lại câu Đoạn bình luận: đưa ra các ý kiến phủ định

Câu bổ trợ 5

phản biện theo quan điểm của mình.
lại đoạn phản biện, lí giải
Kết luận: khẳng định lại vấn đề, liên hệ Đoạn kết luận: khẳng định lại vấn đề, liên

Đoạn phản biện: đưa ra các ý kiến trái

mở rộng giải pháp.
hệ, mở rộng, giải pháp.
A. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ



I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là q trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề
tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
2. Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận.
- Từ vấn đề đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề,
thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
- Biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
3. Dạng nghị luận
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ, ứng xử với môi trường...
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lịng u nước, lịng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính
trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hịa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...
+ Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trị, tình bạn...
4. Các thao tác làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí
a. Tìm hiểu đề
Xác định:
- Tư tưởng đạo lí cần nghị luận
- Phạm vi kiến thức cần huy động
- Yêu cầu cụ thể về mặt hình thức
b. Phân tích đề
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân các từ quan trọng.
- Xác định các vế và vế chính (nếu có).
c. Lập dàn ý
- Mở bài
+ Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

- Thân bài
+ Giải thích tư tưởng đạo lí


- Giải thích nội dung tư tưởng đạo lí: Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa
bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành
cho đề bài có tư tưởng, đạo lí được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).
- Cần giải thích những từ trọng tâm trước, sau đó giải thích cả câu nói.
+ Bàn luận
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí - Trả lời cho câu hỏi tại sao tư tưởng, đạo
lí này đúng đắn.
- Dùng dẫn chứng trong đời sống xã hội để chứng minh.
- Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội.
- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lí đúng
trong thời đại này nhưng cịn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hồn cảnh này nhưng chưa thích
hợp trong hồn cảnh khác.
- Dẫn chứng minh họa.
+ Mở rộng: Có 3 cách mở rộng vấn đề:
- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận
thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm,...
(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với
tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động (Thực chất trả lời
câu hỏi: Phải làm gì?...)
- Kết bài

Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã nghị luận
d. Viết bài
e. Đọc và sửa lại
 TÌM HIỂU ĐỀ
1. Dạng đề
+ Câu danh ngôn, nhận định của các nhà tư tưởng, danh nhân nổi tiếng
- “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (Helen Keller).
- “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà thử hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc” (Vũ Hoàng).


- “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho
thói xấu tồi tệ nhất, sự vơ cảm của con người”.
+ Một truyện ngắn
Từ hồi còn học trung học, cha tơi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra
trường, đi tìm việc làm, lập gia đình... cha tơi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tơi: Phải ln tơn trọng
giờ giấc, và đừng làm ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ. Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay
đổi thói quen đột ngột. Cha vặn đồng hồ cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời:
Phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng cần rộng lượng với người khác con ạ. (Sống ở đời, Phạm Quốc)
+ Một đoạn thơ
Ta làm con chim hót.
Ta làm một nhành hoa.
Một nốt trầm xao xuyến.
Ta nhập vào hịa ca.
(Mùa xn nho nhỏ, Thanh Hải)
2. Về hình thức
Trước một đề thi, cần đọc kĩ và gạch chân các từ ngữ then chốt, suy ngẫm để hiểu đúng thực chất của
hiện tượng, câu chuyện được nêu ra.
Dạng 1: Từ ngữ nào cần chú ý, bắt buộc phải giải nghĩa?
Dạng 2: Truyện có những nhân vật nào? Tình huống truyện ra sao? Vấn đề quan trọng được đặt ra là
gì?

Dạng 3: Từ ngữ nào quan trọng, mang nghĩa tượng trưng, ẩn dụ; ý của từng dòng thơ? Ý của cả đoạn
thơ là gì?
Trong một số năm gần đây, các đề thi học sinh giỏi ở địa phương và đề thi THPT quốc gia có thể đưa
ra một truyện ngắn (truyện ngắn mini) với những hàm ý sâu xa, chứa đựng nhiều bài học. Với các đề dạng
này, học sinh cần nêu được đầy đủ các bài học nhận thức nhưng có thể chọn một bài học cơ bản, cốt lõi để
tiến hành nghị luận.
3. Về nội dung
- Đề bài thường tập trung vào những vấn đề về đạo đức, lí tưởng, quan niệm điểm sống của các nhà tư
tưởng lỗi lạc hay các danh nhân nổi tiếng, tư tưởng đạo lí của dân tộc (từ vốn tục ngữ, ca dao, thơ văn
truyền thống...)
- Xu hướng đề thi của một số năm gần đây thường đưa ra các cặp khái niệm, có khi tương đồng, có khi
tương phản nhau:
Cái chung >< cái riêng; cái nhỏ bé có ý nghĩa >< cái lớn lao phù phiếm; trách nhiệm >< vô cảm;
sự giữ mình >< sự dấn thân; sự trì trệ >< sự mới mẻ


=> Việc tìm hiểu đề học sinh làm ở giấy nháp, suy nghĩ trong đầu, chưa phải viết thành các phần bài
văn.
 GIẢI THÍCH
- Giải nghĩa những từ ngữ quan trọng của đề thi: Việc giải thích có thể cụ thể đi từ nghĩa đen (nghĩa gốc)
đến nghĩa bóng, nghĩa chuyển. Từ sự tổng hợp ý nghĩa đó, cần rút ra ý nghĩa khái quát, nội dung cơ bản
của vấn đề cần nghị luận.
- Giải nghĩa cụ thể: Tìm nghĩa của từ, nghĩa đen, nghĩa gốc (chữ Hán) (Học sinh có thể dùng từ điển).
- Tìm ý nghĩa khái qt, nghĩa rộng từ nghĩa cụ thể, nêu nghĩa khái quát của tư tưởng, đạo lí được đặt ra
hoặc tìm vấn đề cốt lõi của tình trạng thực tiễn.
+ Dạng đề ý kiến : Xét mối quan hệ giữa các câu, các mệnh đề, về các quan hệ từ được dùng trong câu
để hiểu đúng sự liên kết các ý, xác định đâu là ý chính, đâu là ý phụ trong nội dung nghị luận.
+ Dạng đề truyện ngắn: Liệt kê các nhân vật, chỉ ra tình huống truyện, các sự việc chính để dẫn đến
chủ đề của truyện. Giải thích những từ ngữ liên quan.
+ Dạng đề đoạn thơ: Bám sát vào các từ ngữ quan trọng để giải thích.

 BÌNH LUẬN
1. Bày tỏ quan điểm
Với những vấn đề tư tưởng đạo lí về cơ bản là đúng (tinh thần yêu nước, lòng yêu thương, tinh thần
cộng đồng trách nhiệm, tuổi trẻ cống hiến...). Những triết lí sống, quan niệm về cách cư xử, về một vấn đề
đạo lí nhìn chung cũng đúng đắn. Một vài vấn đề triết lí, quan điểm sống có thể đã lỗi thời, khơng cịn
phù hợp (Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau) thì cần nhìn nhận tính lịch sử cụ thể của chúng để đánh giá,
bàn bạc.
Người viết không nên khẳng định đúng/sai, tốt/xấu một cách chung chung mà cần phải tìm ra các tiêu
chí để giải thích, đánh giá, thể hiện được sự hiểu biết và quan điểm của cá nhân.
- Pháp lí, pháp luật – Truyền thống lịch sử của dân tộc, quy luật của nhân loại.
- Chuẩn mực đạo lí, đạo đức của dân tộc, cộng đồng - Thực tiễn xã hội, đời sống (có thể lấy ở sách vở,
báo chí...).
- Trải nghiệm, bài học của bản thân.
2. Nêu ví dụ
- Dẫn chứng cần tiêu biểu, xác thực, được mọi người biết đến.
- Trình bày dẫn chứng theo trình tự thời gian, khơng gian, từ xa đến gần...
- Nêu ví dụ cần gắn liền với phân tích, đánh giá, nhận thức của người viết.
=> Trong q trình phân tích, bàn luận này cần chú ý kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận, giữa lí lẽ
với dẫn chứng cụ thể, cần viết bằng nhận thức, cảm nhận của bản thân.
3. Nêu ý nghĩa, bài học vấn đề nghị luận


Phần này thường ngắn và dễ bị lẫn với kết luận, học sinh cần tách ra, vì nó khơng thể thiếu trong bài
văn nghị luận xã hội.
- Ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội (chú ý tới đặc điểm của xã hội hiện nay để thấy tầm quan
trọng của vấn đề nghị luận).
- Ý nghĩa/ bài học đối với bản thân.
 PHẢN BIỆN MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Bày tỏ quan điểm
♦ Ở phần này, học sinh cần tránh lối viết chung chung, sáo rỗng mà nên nói những gì mình thật sự nhận

biết, thấm thìa.
♦ Phản biện, mở rộng vấn đề là thao tác khó nhất của bài nghị luận xã hội. Trong đó tư duy phản biện
được hiểu là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao
tiếp, tiếp nhận và tranh luận.
- Các vấn đề về tư tưởng đạo đức, đạo lí những vấn đề chính luận thì gần như rất khó phản biện: ví dụ
như lòng yêu nước, thương người, ý thức trách nhiệm với cộng đồng... Trong trường hợp này cần mở
rộng vấn đề
- Các quan điểm sống, triết lí hồn tồn có thể đề nghị những cách tiếp cận khác.
+ Xây dựng các lập luận phản bác, phê phán hoặc đưa ra một cách nhìn, một cách tiếp cận khác.
+ Lập luận phản bác phải dựa trên các tiêu chí đánh giá rõ ràng, phù hợp với góc nhìn khách quan
nhất, phù hợp với đạo lí, chuẩn mực văn hóa, truyền thống lịch sử cộng đồng.
+ Tránh những ý kiến cực đoạn, phá vỡ các nguyên tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức, văn hóa mà
cộng đồng chấp nhận hay đang thực hiện.
- Để có thể phản biện được một luận điểm cần trả lời các câu hỏi
+ Cách lập luận của tác giả như thế nào? Các minh chứng đưa ra có hợp lí hay khơng? Có hồn tồn
đúng đắn hay không?
+ So sánh các luận điểm của tác giả với những luận điểm khác? Có những phản biện quan điểm đối lập
khơng? Có tương đồng khơng? Luận điểm của tác giả đó có gì nổi bật, ưu việt?
+ Phỏng đoán kết quả bằng cách thay thế dẫn chứng khác? Thay thế cách tiếp cận, cách nhìn khác? Tại
sao lại khơng đúng. Nếu khơng đúng thì nó tác động đến xã hội ra sao?
+ Chúng ta ứng xử như thế nào? Dựa vào đó để xác định chuẩn mực của lối sống, đạo đức.
2. Một số mẫu câu phản biện
♦ Tuy nhiên, nếu chúng ta đứng ở một góc độ (một hồn cảnh khác, nhìn từ tâm lí thế hệ trẻ ngày
nay...) thì vấn đề có thể khơng hồn tồn đúng...
♦ Chúng ta thử nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác....


II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự khác biệt trong đời sống.
Gợi ý làm bài:

1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giới thiệu vấn đề: Sự khác biệt có vai trị quan trọng trong đời sống, thể hiện sự đổi mới, sáng tạo,
không lặp lại của mỗi người trong việc giải quyết một vấn đề đặt ra. Sự khác biệt gắn bó với sự thay đổi,
sự cải tiến, sự sáng tạo.
b. Giải thích vấn đề:
- Sự khác biệt được nói đến là những nét riêng được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống cá thể
trong xã hội.
- Biểu hiện: Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động, cách ứng xử
của bản thân với người khác.
Như vậy, sự khác biệt khiến con người thể hiện được bản sắc riêng, khơng bị hồ tan trong đám đơng,
trong cộng đồng.
c. Bàn luận vấn đề:
- Ý nghĩa của sự khác biệt:
+ Sống khác biệt giúp chúng ta có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, thể hiện được cá tính của bản thân.
+ Mỗi cá nhân là một thực thể với những màu sắc đa dạng, sống khác biệt để tránh rập khuôn, một
màu một cách sáo rỗng.
+ Những suy nghĩ khác, góc nhìn khác về một thế giới và mọi vật xung quanh sẽ tạo điều kiện cho con
người tìm kiếm cơ hội vươn lên.
- Làm sao để tạo ra sự khác biệt:
+ Thay đổi tư duy, suy nghĩ về các vấn đề cũ, tạo cho mình cách tiếp cận mới mẻ về sự vật, hiện tượng.
+ Mỗi cá nhân cần nỗ lực học tập, rèn luyện tạo nên những giá trị riêng biệt đóng góp cho cộng đồng,
xã hội.
+ Cần phải có sự bản lĩnh, tự tin, dám chấp nhận sự đánh giá của người khác đối với những khác biệt
của mình với số đơng.
d. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
- Không phải sự khác biệt nào cũng có ý nghĩa. Có sự khác biệt có ý nghĩa tích cực nhưng cũng có
những sự khác biệt có ý nghĩa tiêu cực.



- Ngồi ra đề cao sự khác biệt khơng có nghĩa là cổ vũ cho lối sống hẹp hịi, ích kỉ, chối bỏ trách
nhiệm với cộng đồng.
- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tạo nên sự khác biệt tích cực?
e. Tổng kết vấn đề: Khác biệt là yếu tố cần thiết với mỗi cá nhân để tạo nên những dấu ấn riêng trong
cộng đồng. Nhưng sự khác biệt phải phù hợp với quy chuẩn đạo đức và thuần phong mĩ tục của xã hội.
Bài 2: Có ý kiến cho rằng: “Khơng có áp lực, khơng có kim cương”. Anh/ chị có suy nghĩ gì về ý kiến
trên?
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. u cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Áp lực là những khó khăn, trở ngại mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống, “kim cương” ẩn dụ
cho những thành tựu, thành công, kết quả mà ta đạt được.
- Câu nói nhấn mạnh mặt tích cực của áp lực trong cuộc sống con người. Con người biết vượt qua áp
lực sẽ biết cách để vươn tới thành công.
b. Bàn luận vấn đề:
- Khi phải đối mặt với áp lực trong cơng việc, học tập, chúng ta sẽ có xu hướng tập trung hơn, cố gắng
hơn để hoàn thành nhiệm vụ, từ đó dẫn đến thành cơng.
- Áp lực, xét về mặt tích cực, sẽ khiến con người khám phá được những năng lực tiềm ẩn của mình mà
trong điều kiện bình thường chúng ta khơng thể biết.
- Thành cơng nào cũng địi hỏi sự nỗ lực và kiên trì vượt qua trở ngại và áp lực. Vì thế, cần nhìn áp lực
là một phần không thể thiếu trong cuộc sống để bình tĩnh đối phó, biến nguy thành cơ.
- Phát huy mặt tích cực của áp lực, mỗi con người cần phải chủ động tạo những thử thách trong học tập
hoặc công việc để học hỏi thêm những điều thú vị.
c. Mở rộng/ phản biện:
- Áp lực cũng có thể dẫn tới sự căng thẳng, mệt mỏi => thất bại.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Áp lực là chất xúc tác cho thành công, tuy nhiên áp lực nặng nề, dai dẳng sẽ khiến chúng ta bị căng
thẳng, gây hại cho sức khoẻ. Áp lực có mặt tích cực, tuy nhiên không thể để người khác hay bản thân tự
tạo áp lực cho mình.
- Cần chủ động thu xếp việc học hành một cách khoa học. Nếu không thể tránh được áp lực thì hãy
xem đó là cơ hội, một động lực để trưởng thành hơn.


Bài 3: Phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Đại học Harvard của Mark Zuckerberg cho rằng: “Có mục đích cho
riêng mình khơng đủ. Bạn phải khơi dậy ý thức về mục đích cho cả những người khác”.
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của minh về ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Mục đích là kết quả cuối tốt đẹp mà mỗi người chúng ta đặt ra cho bản thân mình và ln quyết tâm
đạt được nó.
- Câu nói bàn về tầm quan trọng của việc xác định mục đích của mỗi cá nhân và việc khơi dậy những
mục đích của những người khác, tìm điểm chung giữa mình và họ để cùng đạt tới thành công.
b. Bàn luận vấn đề:
-Tại sao mục đích lại quan trọng đối với mỗi cá nhân?
- Tại sao quan trọng hơn là khơi dậy ở người khác mục đích đó để cùng hợp tác và phát triển?
- Làm thế nào để khơi dậy mục đích của người khác?
(Lưu ý học sinh cần có những dẫn chứng phù hợp để chứng minh, có thể sử dụng chính cuộc đời của
Mark Zuckerberg).
c. Bài học nhận thức và hành động
Bài 4: Suy nghĩ của anh/chị về sự tử tế trong cuộc sống.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng u cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Sự tử tế là sự sống qua việc làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa, phù hợp với đạo đức,
chuẩn mực của xã hội. Đó là lối sống thật với bản lĩnh của chính mình.
- Sự tử tế thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: Từ cách sống, cách cư xử, việc giữ gìn các mối
quan hệ, đem đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
b. Bàn luận vấn đề:
- Sự tử tế khơng phải là điều gì to tát, lớn lao mà có thể xuất phát từ những điều rất giản dị, từ việc
dừng lại khi thấy đèn đỏ, nhường ghế xe buýt cho người già trên xe cho đến những hành động cao cả hơn
như hoạt động thiện nguyện, từ thiện...


- Sự tử tế xuất phát từ cái tâm sáng của mỗi người, đứng trước lựa chọn tốt và xấu khi làm một việc gì
đó, người có sự tử tế là người lựa chọn việc tốt.
- Để rèn luyện cho bản thân có sự tử tế, mỗi người cần có ý thức trau dồi nhân cách bản thân, tránh xa
những việc xấu, có hại.
c. Mở rộng: Tử tế khơng đồng nghĩa với dễ dãi, buông tuồng làm theo ý muốn của người khác mà mất đi
chính kiến của bản thân.
d. Bài học nhận thức và hành động
Bài 5: Có ý kiến cho rằng: “Đọc sách tự nó đã đủ tốt cho mỗi người, và nó khơng chỉ chính đáng mà cịn
là một trong những điều tốt đẹp nhất bạn có thể sử dụng thời gian của chính mình.”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích vấn đề: Câu nói khẳng định vai trị to lớn của thói quen đọc sách trong cuộc sống.
b. Bàn luận vấn đề:
- Đọc sách có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người:
+ Sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn,

trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú.
+ Việc đọc sách đem lại sự thư giãn và cảm thấy vui, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi
nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó giúp ta trở thành
một người thành cơng trong cuộc sống.
+ Rèn luyện được thói quen đọc sách, con người sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rảnh rỗi cho
việc giải trí lành mạnh.
- Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay?
c. Bài học nhận thức và hành động
- Đọc sách là một điều vô cùng bổ ích nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết cách đọc sách cũng như
chọn lựa sách sao cho đúng.
- Việc chọn sách để đọc, chọn môi trường đọc, chọn kiến thức để tìm hiểu là điều rất cần thiết.
Bài 6:
35 tuổi, Kate Bowler dường như đã có một cuộc sống mà cô muốn: kết hôn với người yêu thời trung
học, có con sau nhiều năm điều trị hiếm muộn, có được việc làm ngay tại ngơi trường mình đã học ngay
sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Nhưng bỗng một ngày cơ nhận được một cuộc gọi từ văn phịng bác sĩ thông
báo rằng cô đã mắc căn bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 4. Một buổi sáng đẹp trời, bên cạnh Kate là
con trai của cô, một bữa sáng kiểu Pháp. Và Kate biết:


“Phải, tơi sẽ chết, nhưng khơng phải hơm nay. ”
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Kate.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giải thích vấn đề: Câu nói của Kate khẳng định tầm quan trọng của ý chí, sự lạc quan của con người
trong cuộc sống.
b. Bàn luận vẩn đề:
- Tại sao ý chí, sự lạc quan, lịng quyết tâm không bỏ cuộc lại là nhân tố quan trọng đối với mỗi con

người?
- Làm sao để rèn luyện ý chí, sự lạc quan?
c. Bài học nhận thức và hành động
- Ý chí, sự quyết tâm khơng bỏ cuộc khơng đồng nghĩa với việc lao vào việc gì đó một cách mù qng
mà khơng có mục đích.
- Mỗi cá nhân cần trau dồi bản thân, chấp nhận khó khăn thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống.
Bài 7: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đặt ra trong câu nói
sau: “Sự tập trung của bạn quyết định những trải nghiệm mà bạn có, và những trải nghiệm đó quyết định
cuộc đời bạn”.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng u cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giải thích vấn đề: Tập trung có nghĩa lả dành hết mọi sự chú ý, quan tâm và đam mê để đạt được một
mục tiêu xác định nào đó. Tập trung là thói quen tốt, thể hiện ở việc đề ra mục tiêu cụ thể và thực hành nó
cho đến khi nào bạn tìm được hướng đi và cách đi đến đích.
Câu nói khẳng định tầm quan trọng của sự tập trung đối với việc tạo ra trải nghiệm cho con người, từ đó
dẫn con người tới thành cơng.
b. Bàn luận vấn đề:
- Tập trung có những tác dụng to lớn:
+ Tập trung giúp ích chúng ta rất nhiều trong học tập cũng như trong công việc, giúp ta hiểu bài hay là
hoàn thành việc tốt và sớm hơn dự kiến.


+ Sự tập trung giúp con người giữ được kiên định trên con đường theo đuổi mục tiêu cuối cùng.
+ Giúp con người thích nghi với hồn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc
thể hiện tính tập trung khác nhau.
+ Người tập trung sẽ năng động, có ý thức làm việc và khơng ỷ lại vào người khác.
+ Làm thế nào để tập trung?

Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, khả năng tập trung tinh thần vảo một công việc nào đó, các kĩ
năng sống phụ trự khác, các phần mềm hỗ trợ...
c. Bài học nhận thức và hành động:
+ Tập trung nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Mỗi người cần rèn luyện sự tập trung đúng đắn trong cuộc sống và đó chính là chìa khóa của thành
cơng.
Bài 8: Có ý kiến cho rằng: “Tuổi trẻ không trải nghiệm, không đáng một xu”.
Từ những trải nghiệm của mình, viết bài văn nghị luận để định giá tuổi trẻ của anh/ chị.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh tham khảo một số ý như sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Trải nghiệm là tổng hợp những tri thức, kiến thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thơng
qua việc tham gia hoạt động, sự kiện.
- Câu nói khẳng định giá trị của mỗi cá nhân được tính bằng trải nghiệm của họ, đặc biệt là đối với tuổi
trẻ.
b. Bàn luận vấn đề:
- Trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân:
+ Trải nghiệm giúp chúng ta va đập với sự khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta trưởng thành
hơn. Trải nghiệm dạy chúng ta bằng hành động, việc làm chứ không phải bằng những con chữ.
+ Trải nghiệm giúp mỗi cá nhân khám phá ra những giá trị, năng lực tiềm ẩn của bản thân.
- Làm thế nào để có được trải nghiệm cho bản thân mình:
+ Khơng ngại thất bại, khó khăn, gian khổ mà luôn luôn dấn thân, hành động.
+ Luôn sẵn sàng học hỏi, tiếp thu từ những người trong xã hội.
c. Bài học nhận thức và hành động
Bài 9: Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống là chuỗi những sự lựa chọn”.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.



Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích: Câu nói khẳng định mọi điều xảy ra trong cuộc sống đều được quyết định bởi sự lựa chọn
của mỗi cá nhân. Do đó cần có những lựa chọn đúng đắn để phát triển và trưởng thành.
b. Bình luận:
- Cuộc sống có thể có những biến cố, những sự kiện bất thường, việc của con người là lựa chọn đối
mặt với nó hay khơng.
- Con người ln có hai mặt tốt và xấu đấu tranh lẫn nhau, lựa chọn của mỗi người là để con người xấu
hay tốt của mình chiến thắng.
+ Mở rộng: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân về vấn đề sống sao cho đúng, khơng
cảm thấy hối tiếc vì những lựa chọn của mình.
Bài 10: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước
đi nhỏ bé đầu tiên.” (Lão Tử).
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích câu nói
- Hành trình ngàn dặm: con đường dài, gian khổ. Nghĩa bóng: những thành cơng lớn trong cuộc sống.
Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động cụ thể.
- Câu nói khẳng định muốn có được thành cơng thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được
thành cơng lớn.
b. Bàn luận
- Trong đời sống tự nhiên, cũng như xã hội của con người, những điều lớn lao đều được tạo ra bởi
những gì nhỏ bé.
+ Khẳng định thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời khi cứ ngồi một chỗ, chẳng
làm gì cả. Những người thành đạt là người luôn làm việc, luôn hành động.
+ Tất cả mọi việc khi bắt đầu cũng có những khó khăn nhất định, đó là thử thách mà ta cần phải vượt
qua.

+ Việc làm, hành động có thể dẫn đến thành cơng hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra
những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại.
- Trong cuộc sống khơng có thành cơng nào đến với người lười biếng và không bao giờ cố gắng,
c. Bài học nhận thức và hành động


Bài 11: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm: “Cốt lõi của
sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người”.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần đảm bảo một số ý sau:
a. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề, giải thích câu nói.
- Từ ngữ: “Cốt lõi” là chỉ yếu tố nòng cốt, quan trọng nhất, “dũng cảm” có dũng khí, dám đương đầu
với khó khăn, nguy hiểm.
- Câu nói khẳng định tầm quan trọng của sự dũng cảm khi tạo ra sự thay đổi nơi mỗi con người.
b. Thân đoạn: Bàn luận ý kiến
- Vai trò của sự dũng cảm:
+ Sự dũng cảm giúp con người đương đầu, vượt qua hồn cảnh khơng thuận lợi trong cuộc sống để đi
đến với thành công; có lối sống sống mạnh mẽ, chủ động, tích cực, hết mình, dám nghĩ dám làm, dám đấu
tranh với cái xấu, tiêu cực.
+ Khi có lịng dũng cảm thì con người mới có thể sống tốt hơn, dám đương đầu, dám thay đổi.
- Mỗi người cần rèn luyện để trở nên dũng cảm hơn, sẵn sàng thay đổi những nếp nghĩ cũ, việc làm cũ,
thói quen cũ.
- Dẫn chứng: Phạm Thị Huệ (người nhiễm HIV giai đoạn cuối vẫn dũng cảm đứng lên bảo vệ, giúp đỡ
những người nhiễm HIV khác hòa nhập xã hội)...
- Mở rộng: Mỗi người cần phải rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi. Phê phán những bạn trẻ
có thái độ sống ỷ lại, thụ động.
Bài 12: Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
Gợi ý làm bài:

1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích: Niềm tin là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, là sự đánh giá
của mình vào những điều xảy ra trong cuộc sống.
b. Bàn luận
- Niềm tin có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân:
+ Sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của chúng ta.
+ Cuộc sống ln có những khó khăn, thử thách, con người phải duy trì niềm tin để khơng nản lịng, từ
đó tiến đến thành cơng.


- Phải làm gì để xây dựng niềm tin:
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không
ngừng giao lưu học hỏi.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học
kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng.
c. Mở rộng: Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ, có niềm tin khơng có nghĩa là ảo tưởng.
Bài 13: Nghị luận về tác hại của thói quen trì hỗn cơng việc và trong cuộc sống.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu
2. Về nội dung:
- Giải thích: Sự trì hỗn: là thói quen con người có xu hướng làm chậm lại, chưa muốn bắt tay làm
ngay một việc. Sự trì hỗn khơng nằm ở khả năng của con người mà thuộc về ý thức, sự mong muốn thực
hiện cơng việc.
- Bình luận: Trì hỗn là một thói quen khá phổ biến và khơng tích cực. Đó là sự lảng tránh những việc
quan trọng, cần làm để làm việc khác dẫn đến sự trì trệ thậm chí lãng qn. Trì hỗn cũng bộc lộ sự lo
lắng và ngại khó.
Trì hỗn sẽ làm mất đi thời gian và cơ hội tốt nhất, làm giảm hiệu suất lao động. Nêu ví dụ:

- Bàn bạc mở rộng: Trì hỗn khác với sự bình tĩnh để suy xét phán đốn.
- Bài học: cần ưu tiên sắp xếp cơng việc, quý trọng thời gian và cơ hội của bản thân.
Bài 14: Suy nghĩ về ý kiến: “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.
Gợi ý làm bài:
1. Giải thích
- Người nổi tiếng là người được mọi người biết đến, được công nhận về danh tiếng, tài năng và thành
cơng; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của
mình.
- Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thơng qua những đóng góp của
họ đối với gia đình và xã hội.
2. Bình luận: ý kiến có hai vế, trong đó nhấn mạnh ưu tiên trở thành người có ích. Tuy nhiên căn cứ vào
nhận định của cá nhân mà mỗi người đưa ra quan điểm của mình:
- Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng khơng phải ai cũng có năng lực, tố chất và
điều kiện để đạt được.
- Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân,
thậm chí gây tác hại cho xã hội.


- Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hồn tồn có thể khẳng định được giá trị
của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có
ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích.
3. Mở rộng, phản biện:
- Ước mơ nổi tiếng chính đáng và cần khuyến khích.
- Những người nổi tiếng có thể làm việc có ích cho xã hội thuận lợi và dễ dàng hơn những người bình
thường.
- Những người chỉ bằng lịng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống
sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ khơng cịn hi vọng trở thành người nổi tiếng.
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị
của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

- Khơng ngừng ni dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Bài 15: Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và văn hóa ứng xử của con người trong
cuộc sống hơm nay.
Gợi ý làm bài:
1. u cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu
2. Về nội dung:
- Giải thích: Học vấn là các kiến thức theo bậc học mà người học đạt được; văn hóa ứng xử là những
biểu hiện của con người trong giao tiếp, trong mối quan hệ xã hội thành những thái độ yêu ghét, trân
trọng, coi thường, tôn trọng... tạo nên các chuẩn mực.
- Bình luận: Thơng thường văn hóa ứng xử sẽ đi đôi, tương xứng với học vấn của con người: người có
học vấn, có sự hiểu biết sẽ hiểu những quy tắc ứng xử và xây dựng nền nếp, chuẩn mực cho xã hội.
- Mở rộng, phản biện: Đôi khi học vấn và ứng xử văn hóa khơng đi đơi với nhau vì văn hóa cần nền
tảng, cần sự tích lũy, cần mềm dẻo và linh hoạt.
- Bài học: Dù ở bất cứ trình độ nào cũng cần hướng tới những ứng xử văn minh, có văn hóa.
B. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho
người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời
sống có ý nghĩa xã hội.
2. Yêu cầu


- Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề. Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết
phục.
- Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình trước hiện tượng nghị luận, sau đó chỉ ra
đúng - sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng.
- Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng
- Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.

3. Các bước làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống
a. Tìm hiểu đề
Xác định: - Tư tưởng đạo lí cần nghị luận
- Phạm vi kiến thức cần huy động
- Yêu cầu cụ thể về mặt hình thức
b. Phân tích đề
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân các từ quan trọng.
- Xác định các vế và vế chính (nếu có).
c. Lập dàn ý
- Mở bài
Dẫn dắt vào hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Thân bài.
+ Giải thích hiện tượng: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái
niệm trong đề bài.
+ Thực trạng
- Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra
như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với
thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải
giải quyết vấn đề phù hợp với hồn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác.
- Dẫn chứng minh họa.
+ Nguyên nhân:
Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các
nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.
+ Giải pháp
Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất
phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi
hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).



- Kết bài
Khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị
luận.
d. Viết bài
e. Đọc và sửa lại
 TÌM HIỂU ĐỀ
1. Về hình thức
Phần chứa nội dung
- Nêu hiện tượng cần bàn bạc (để trong ngoặc kép, phần được trích dẫn, nêu ý kiến...)
- Dung lượng: 200 chữ, 300 chữ, 1 - 2 trang giấy
- Kiểu bài: nghị luận, bình luận, chứng minh, trình bày suy nghĩ cá nhân.
2. Về nội dung
Những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều
người.
 Gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, văn hóa thần tượng, trách
nhiệm cơng dân, cá nhân và cộng đồng, ý thức nếp sống...
 GIẢI THÍCH, MIÊU TẢ THỰC TRẠNG
Với đề là các hiện tượng xã hội, việc giải thích đơi khi chỉ cần lướt qua. Thay vào đó, người viết cần đi
sâu vào mô tả thực trạng của hiện tượng.
- Thực trạng vấn đề
+ Hiện tượng đó đang diễn biến ra sao, biểu hiện như thế nào?
+ Đó là việc phổ biến trong xã hội hay chỉ một bộ phận, một nhóm nhỏ, phạm vị nhỏ?
+ So sánh với hiện tượng đó trong hiện tại và quá khứ, trong nước so với nước ngồi... kèm theo các
ví dụ
+ Nêu hệ quả tác động (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng, thái độ của con người và xã hội đối với
hiện tượng
+ Đưa các dẫn chứng tiêu biểu của đời sống mà các phương tiện thông tin đã công bố
 LÍ GIẢI NGUYÊN NHÂN HIỆN TƯỢNG
Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng/ lối sống/ hành vi đó từ hai góc độ:
+ Nguyên nhân chủ quan: Con người là chủ thể của hiện tượng đó, do sự thiếu hiểu biết, hạn chế về

nhận thức
+ Nguyên nhân khách quan: Con người là khách thể của hiện tượng đó, chịu tác động, ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài.


 NÊU GIẢI PHÁP
- Giải pháp tạm thời/ trước mắt/ vi mơ: Nên làm gì trước tiên, giải quyết đảm bảo ngăn chặn kịp thời,
xử lí tình huống trước mắt
- Giải pháp lâu dài/ vĩ mơ: đúng đắn, hợp lí, có tác dụng lâu dài, ngăn ngừa và đi đến chấm dứt các
hiện tượng xấu. Đồng thời cần có ví dụ chứng thực cho tính hiệu quả của giải pháp
 BÀI HỌC ỨNG XỬ
- Hiện tượng, lối sống/ hành vi đó là tích cực hay tiêu cực, đáng khen hay đáng chê?
- Đặt ra trong hồn cảnh hiện nay có ý nghĩa như thế nào?
 DẪN CHỨNG CHO BÀI VĂN
+ Những dẫn chứng không nên đưa vào bài
- Dẫn chững từ tác phẩm văn học: bởi lẽ tác phẩm văn học, nhân vật văn học là sản phẩm hư cấu,
không nên dùng để minh chứng cho những vấn đề của xã hội.
- Dẫn chứng quá quen thuộc: những nhân vật được nói đi nói lại sẽ tạo ra sự nhàm chán, đơn điệu.
- Những dẫn chứng chung chung, khơng có tính xác thực (một người hàng xóm, một bạn cùng
trường...).
+ Những dẫn chứng cần đưa vào bài
- Tiêu biểu và xác thực (được truyền thông đề cập đến, những nhân vật nổi tiếng, thành cơng)
- Nhân vật có thực, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, truyền cảm hứng cho cộng đồng.
- Những nhân vật để lại bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Nhiệm vụ của học sinh
- Tìm kiếm dẫn chứng từ nguồn tư liệu sẵn có trên internet, học dùng từ khóa “dẫn chứng trong văn
nghị luận xã hội” để tìm kiếm, chọn lọc thơng tin. Từ đó tập hợp nguồn tư liệu cho bản thân.
- Tăng cường kiến thức, vốn hiểu biết xã hội thông qua việc tiếp cận các kênh thơng tin, các chương
trình: Q tặng cuộc sống, Việc tử tế (VTV1); Vì an ninh Tổ quốc...
- Tham khảo các bài viết, các diễn văn, các bài thuyết trình, ghi chép lại các thơng tin về những nhân

vật, sự kiện có sức ảnh hưởng trong xã hội.
- Hình thành bộ tư liệu về dẫn chứng theo các lĩnh vực: vượt khó thành cơng; trách nhiệm cộng đồng,
cống hiến tuổi trẻ, sáng tạo và lập nghiệp....
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Hiện tượng biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề đáng được quan tâm khơng của riêng ai. Anh/
chị có suy nghĩ gì về hiện tượng này?
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. u cầu về nội dung: Học sinh cần đảm bảo một số ý sau:


a. Giải thích: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Biểu
hiện cụ thể là sự nóng lên của Trái Đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ
hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên.
b. Thực trạng:
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu đang tác động
rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên
nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người.
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu
c. Hậu quả: Biến đổi khí hậu gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai... ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,
thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước. Từ đó dẫn tới kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
d. Nguyên nhân: Do sự tác động của con người và sự biến đổi của tự nhiên.
e. Giải pháp: cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng
đồng quốc tế.
Bài 2: Hãy trình bày quan điểm của anh/chị về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngồi.
Gợi ý làm bài:
1. u cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
a. Giải thích: “Tiếng mẹ đẻ” là ngơn ngữ của dân tộc, tiếng bản địa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi
ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và

học tập tiếng nước ngoài.
b. Quan điểm về việc học tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài
- Cần trau dồi tiếng mẹ đẻ: Mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Tiếng
Việt cũng giống như linh hồn của đất nước, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Học tiếng mẹ đẻ để giữ
gìn vốn văn hố, truyền thống đó.
- Cần học tiếng nước ngồi: Ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức, giao
tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
c. Mở rộng, bài học kinh nghiệm: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ khơng có nghĩa ỉà bài trừ những ngơn ngữ khác mà
cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, khơng được lạm dụng q mức.
Bài 3: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng hàng giả và hàng nhái xuất hiện tràn lan trong thị
trường hiện nay.
Gợi ý làm bài:
1. Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành bài văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:


a. Giải thích hiện tượng: Hàng giả, hàng nhái là những hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng; có
giá trị sử dụng, cơng dụng khơng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa.
Hiện tượng bán hàng giả trở thành vấn đề nghiêm trọng, đáng báo động.
b. Thực trạng
- Hàng giả hiện nay được làm rất tinh vi về chất lượng khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, chúng
khơngchỉ được bày bán ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà len lỏi vào cả các siêu thị lớn.
- Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự, giống
hệt thật, hoặc sản xuất hàng giả dùng mác thật có cả chỉ dẫn địa lý.
c. Nguyên nhân
- Siêu lợi nhuận thúc đẩy, lôi kéo một số đối tượng tham lam vô độ.
- Tâm lý chung của người tiêu dùng là thích dùng hàng ngoại, ham rẻ, đó là nhân tố tiếp tay cho hàng
nhái, hàng giả có nơi lưu hành thuận lợi.
- Người tiêu dùng thường thiếu cảnh giác và ít có thơng tin về sản phẩm nên khó biết được sản phẩm
thật - giả

d. Giải pháp
- Đẩy mạnh vai trò tham gia của doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối với người tiêu dùng, cần giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức
rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả.
e. Bài học kinh nghiệm
Bài 4: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về nhận xét sau: Con người tạo ra cơng nghệ nhưng chính
cơng nghệ đang khống chế cuộc sống của con người.
Gợi ý làm bài:
Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề của đời sống hiện đại: sự phát triển của công nghệ như là
thành quả văn minh to lớn của con người nhưng chính con người đang chịu sự tác động trở lại của công
nghệ, vấn đề cần nhấn mạnh ở đây trước hết là cơng nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, hỗ trợ, phục
vụ con người, địng thời cơng nghệ có những tác động tiêu cực đến con người ở những thói quen (lệ thuộc
vào cơng nghệ, bỏ qua những mối quan hệ xã hội, thiếu sự vận động...). Từ đó, đề xuất những giải pháp
và hành vi ứng xử của chúng ta.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về sự thay đổi diện mạo thế giới ở những năm gần gây nhờ sự phát triển của
công nghệ.
- Nêu vấn đề cần nghị luận, vấn đề đó có ý nghĩa khơng chỉ trong cuộc sống hơm nay mà cịn nhiều
năm tiếp theo, định hướng hành vi, thói quen khơng chỉ của cá nhân mà còn cả cộng đồng, nhiều thế hệ.
2. Thân bài


* Giải thích vấn đề nghị luận và bày tỏ thái độ.
- Thuật ngữ cơng nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, hàm nghĩa về các công cụ, kĩ năng
và mưu mẹo của con người trong các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các
phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trình tạo ra sản phẩm (vật thể và phi vật
thể). Luật Khoa học và công nghệ (năm 2000) định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kĩ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
- Vấn đề đề bài đặt ra: con người đang ngày càng phát triển công nghệ nhưng cũng đồng thời lệ thuộc
vào nó, bị nó chi phối, vấn đề này được đặt ra một cách thiết thực đối với chúng ta.

* Thực trạng của vấn đề phát triển công nghệ và lệ thuộc vào công nghệ: “Công nghệ” không phải là
thuật ngữ mới, mà ngay từ khi loài người xuất hiện đã xuất hiện công nghệ. Công nghệ gắn với những
thời đại cụ thể, và vì thế nó ln biến đổi. Việc phát triển, biến đổi công nghệ là một quy luật tất yếu, khi
con người chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng
một công nghệ khác tiên tiến hơn, nhằm phục vụ cho cuộc sống con người tốt hơn.
- Thế kỉ XXI - thế kỉ của công nghệ và thông tin bùng nổ. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích
mà cơng nghệ mang lại khiến thế giới tưởng chừng như quá xa vời lại gần trong gang tấc, đồng thời mọi
việc được thực hiện dễ dàng hơn. Chỉ một cú click chuột, vài tiếng lách cách gõ bàn phím là ta có thể biết
được mọi sự việc đang diễn ra trên thế giới này.
- Công nghệ hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống như: thư điện tử, máy giặt, nồi cơm điện... ra
đời thay thế cho chim bồ câu đưa thư, giặt tay, bếp rơm, bếp củi. Sự có mặt của con người ở các nhà máy
sản xuất ít hơn vì đa phần đều được tự động hoá, thành phẩm sản xuất ra đều chỉn chu và đẹp. Khi
Internet xuất hiện, công nghệ bùng nổ thì thơng tin cũng từ đó mà bùng nổ theo. Hàng loạt các website,
các trang báo điện tử,... xuất hiện ngày càng nhiều (khoảng 634 triệu website đang hoạt động trên tồn
cầu tính đến tháng 12/2012). Người dùng Internet cũng ngày một nhiều hơn (khoảng 2,4 tỉ người sử dụng
Internet trên tồn cầu tính đến năm 2012).
* Nêu hệ quả tác động.
- Tích cực: Con người được hưởng lợi từ sự phát triển công nghệ: Hưởng thụ các sản phẩm tốt hơn,
tiện ích hơn, tiết kiệm sức lao động, đặc biệt là ở các công việc nguy hiểm, ô nhiễm; đời sống con người
được nâng cao.
- Tiêu cực: Công nghệ tác động không tốt đến đời sống con người: sự lệ thuộc vào công nghệ, con
người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động; những mối liên hệ thường ngày như trị chuyện, quan tâm,
chăm sóc trở nên lỏng lẻo. Từng con người trở nên khơ cứng, ít quan tâm đến nhau, ít biểu đạt tình cảm...
- Thế giới công nghệ, thông tin đem đến cho con người những ảo tưởng, đặc biệt là bộ phận giới trẻ
chìm đắm vào thế giới ảo (nghiện game online, mạng xã hội...) dẫn đến những hiện tượng xấu, không


kiểm soát được bản thân, dẫn tới hành động sai trái, nguy hại (ví dụ: đã có những vụ án nghiêm trọng do
game online đem lại, những phụ thuộc của con người vào công nghệ...).
* Đưa ra các giải pháp: Trong thời đại hiện nay, vẫn cần thiết phát triển công nghệ. Tuy nhiên, việc sử

dụng công nghệ cần tiết chế, phù hợp. ở tầm vĩ mô là sự tăng cường quản lí, sử dụng cơng nghệ để phục
vụ cho mục đích lành mạnh, phục vụ cộng đồng. Với các cá nhân, cần cân bằng giữa việc sử dụng công
nghệ và thực hiện những trách nhiệm với cộng đồng, gia đình, tạo ra các diễn đàn, sân chơi lành mạnh,
gắn kết các cá nhân trong gia đình và xã hội.
3. Kết luận
Khái quát lại vấn đề đang nghị luận, đồng thời bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần
nghị luận, phương châm ứng xử của con người.
Bài 4: Theo anh/ chị, người Việt Nam hiện nay có nhược điểm cơ bản gì cản trở tiến bộ xã hội? Hãy trình
bày suy nghĩ bằng đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ.
Gợi ý làm bài:
- Khẳng định người Việt Nam có nhiều điểm tốt và xã hội có sự tiến bộ, phát triển, song vẫn cịn tồn tại
những hạn chế. Muốn xã hội phát triển lành mạnh, mạnh mẽ hơn cần nhận ra những hạn chế đó
- Học sinh có thể lựa chọn, phán đốn, đưa ra những nhận xét cụ thể của mình, tùy theo quan điểm của
các em.
- Có một số điểm hạn chế như:
+ Sự ỷ lại vào tập thể, vào số đông dẫn đến thiếu phấn đấu, thiếu tinh thần trách nhiệm
+ Thiếu sự hợp tác
+ Thiếu tính sáng tạo
+ Thiếu nghiêm túc.
Bài 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về nạn bạo hành với trẻ
em trong xã hội hiện nay.
Gợi ý làm bài:
- Giải thích: Bạo hành là hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa làm tổn thương đến thân thể, tinh thần của
con người (trẻ em).
- Hiện trạng: Nhiều vụ bạo hành khơng chỉ cịn ở trong các gia đình mà xảy ra ở trường học, nơi làm
việc
- Nguyên nhân: Bạo lực gia đình, sử dụng bạo lực như một thói quen của giáo dục; bạo lực từ ứng xử
của xã hội, ảnh hưởng của phim ảnh, nhận thức của cá nhân.
- Giải pháp: Chấm dứt bạo lực, xử lí nghiêm các trường hợp bạo hành trẻ em; có đường dây nóng hỗ
trợ trẻ em, có tổ chức xã hội giải quyết khẩn cấp. về lâu dài, cần xây dựng hệ thống pháp lí chặt chẽ,

mạnh mẽ để bảo vệ trẻ em; nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em.


Bài 6: Ngày nay, “cư dân mạng” đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên
một số tờ báo (nhất là báo/trang tin điện tử), mệnh đề “cư dân mạng bức xúc”, “cư dân mạng xôn xao”,
“cư dân mạng phát sốt”,... đang được sử dụng rộng rãi, đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội.
Gợi ý làm bài:
1. Mở bài
- Nói về việc sử dụng mạng xã hội trong xã hội hiện đại nói chung.
- Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội với giới trẻ hiện nay.
2. Thân bài
* Thực trạng.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, mọi người ở mọi nơi có thể liên kết với nhau hết
sức dễ dàng. Sự ra đời của internet, faceboook cũng nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ thơng tin.
- Những lợi ích của cộng đồng mạng đem lại cho con người:
+ Sự chia sẻ tạo cho con người giải tỏa những áp lực của đời sống.
+ Làm phong phú đời sống tinh thần con người.
+ Mở rộng, lan toả thông tin, kết giao bạn bè, quảng cáo sản phẩm...
- Những điều không tích cực (tác hại) của việc sử dụng cộng đồng mạng:
+ Lạm dụng mạng xã hội (facebook) đã dẫn đến tình trạng phụ thuộc (gọi là nghiện Face - theo các
nhà nghiên cứu đại học Anh thì một người truy cập facebook hơn 10 lần/ ngày được xem là nghiện); dẫn
đến mất thời gian, mất tập trung vào công việc.
+ Những thông tin ở mạng xã hội không được kiểm chứng, xác thực vì vậy có thể tạo ra những thơng
tin khơng chính xác, gây ra những hậu quả đáng tiếc cho cá nhân và xã hội. Sử dụng tacebook với mục
đích xấu (nói xấu, bơi nhọ danh dự, giả mạo để trục lợi...) sẽ gây ảnh hưởng đến xã hội (nêu các dẫn
chứng thực tế).
+ Những người tham gia ở mạng xã hội khơng có tổ chức, khơng có sự quản lí, khơng có định hướng
dẫn đến những phát ngơn tùy tiện, có thể tạo áp lực cho xã hộị, tác động xấu đến dư luận và nhận thức,
đôi khi khiến các các cá nhân mất tự chủ, mất kiểm soát, trầm cảm...
* Nguyên nhân.

- Do cơ chế quản lí lỏng lẻo của internet và mạng xã hội.
- Do nhận thức của các cá nhân và trình độ sử dụng, ứng dụng công nghệ chưa cao; mất cảnh giác với
những thủ đoạn lừa đảo cơng nghệ; do tâm lí chạy theo xu hướng, thói quen của cộng đồng...
* Giải pháp.
- Kiểm sốt thơng tin cá nhân và thơng tin trên mạng.
- Chọn lọc, thẩm định các thông tin trước khi chia sẻ, bình luận.
- Tổ chức các hình thức hướng dẫn người sử dụng, các diễn đàn trao đổi, các chuyên gia tư vấn.


* Phương châm ứng xử.
- Xem cộng đồng mạng như một sự tham khảo, giải trí; tơn trọng các cá nhân và tổ chức xã hội.
- Xây dựng văn hoá sử dụng mạng xã hội; chọn lọc các thông tin hữu ích, phù hợp.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự vô cảm là gì? Theo từ ngun, nó có nghĩa là “khơng có cảm xúc. ” Đó là một trạng thái lạ lùng và
trái tự nhiên, một trạng thái mà trong đó đường ranh giữa sáng và tối, bình minh và hồng hơn, tội ác và
hình phạt, tàn bạo và nhân đạo, tốt và xấu bị mờ đi. Tiến trình của vơ cảm và những hậu quả khơng thể
tránh được của nó là gì? Vơ cảm có phải là một triết lý sống hay khơng? Có cái gọi là triết lý vơ cảm hay
khơng? Liệu ta có thể xem vơ cảm là một đức tính khơng? Có phải đơi lúc chúng ta cũng cần áp dụng vơ
cảm để giữ cho mình khơng bị hóa điên, để sống một cách bình thường, để thưởng thức một bữa ăn và
cốc rượu ngon, khi thế giới quanh ta đang trải qua những biến động tang thương?
Dĩ nhiên, vơ cảm có thể trở nên hấp dẫn - hơn thế nữa, cịn có sức mê hoặc. Tránh đừng nhìn nạn
nhân thì vẫn dễ hơn. Tránh đi đừng để những cảnh tượng đó làm cản trở cơng việc của ta, giấc mơ và hy
vọng của ta thì vẫn dễ hơn. Vì, thực ra, dính vào nỗi đau và sự tuyệt vọng của người khác vẫn là điều gây
nên rắc rối và làm cho ta ngượng nghịu. Thế nhưng, đối với người vơ cảm, hàng xóm của họ đâu có
nghĩa gì đâu, cho nên, sự sống của họ cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nỗi đau ngấm ngầm hay lộ liễu của họ
chẳng ăn thua gì đến kẻ vơ cảm. Sự vô cảm biến tha nhân trở thành một khái niệm trừu tượng.
(Sự nguy hiểm của vô cảm: Những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động, Elie Wiesel)
1. Theo tác giả, vơ cảm là gì?

2. Có những biểu hiện nào của sự vơ cảm?
3. Viết bài văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự vô cảm trong xã hội hiện nay?
Gợi ý làm bài
1. Theo tác giả, vơ cảm nghĩa là “khơng có cảm xúc”. Đó là một trạng thái lạ lùng và trái tự nhiên, một
trạng thái mà trong đó đường ranh giữa sáng và tối, bình minh và hồng hơn, tội ác và hình phạt, tàn bạo
và nhân đạo, tốt và xấu bị mờ đi.
2. Có những biểu hiện sự cơ cảm: Tránh khơng nhìn các nạn nhân ta gặp, khơng dính vào nỗi đau, sự
tuyệt vọng của người khác, hàng xóm (cộng địng) khơng có ý nghĩa gì
3. Sự thờ ơ, vơ cảm là một tình trạng xuất hiện trong mọi cộng đồng, xã hội, mặc dù nó khơng phổ biến
hay khơng gây nguy hại trực tiếp đến xã hội. Nhưng dần dần, sự vơ cảm ăn mịn đạo đức, nhân cách của
con người, khiến chúng ta trở nên xa lánh nhau, không có sự quan tâm, chia sẻ, thiếu thốn sự đồng cảm.
Vơ cảm có thể là hành vi nhỏ trong ứng xử hàng ngày của các mối quan hệ, cũng có khi lớn hơn là sự vô


×