Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Viết bài tập làm văn số 5 lớp 9 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 2 trang )

I. THAM KHẢO CÁC ĐỀ BÀI SAU\r\n\r\nĐề 1: Bác Hồ là lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em
về Người.
Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị
hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại
liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở
thành nhà văn,…). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy
nghĩ của mình về những con người ấy.
Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh
đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại
đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện
tượng đó.
Đề 4: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ,
dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng
ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 5: In-tơ-nét rất tiện ích trong cuộc sống hiện nay. Nhưng có một hiện tượng phổ biến trong giới học
sinh là bỏ bễ việc học tập, mất quá nhiều thời gian vào những quán In-tơ-nét để Chat. Em hãy nêu suy
nghĩ của mình về hiện tượng này.
II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI
1. Tiến hành làm bài đúng theo các bước:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- Soát lỗi và sửa chữa
2. Chú ý xác định rõ sự việc, hiện tượng mà đề bài yêu cầu nghị luận. Em đặt được nhan đề cho bài văn
tức là đã xác định được sự việc, hiện tượng nghị luận.
3. Huy động vốn kiến thức, hiểu biết của mình về sự việc, hiện tượng để tìm ý và lập ý. Tương ứng với
từng luận điểm, phải có luận cứ và hướng lập luận rõ ràng. Phải biết kết hợp giữa việc phân tích sự việc,
hiện tượng và nêu lên ý nghĩa hay bài học từ những sự việc, hiện tượng ấy.


4. Lập dàn ý và viết bài theo bố cục 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài).


loigiaihay.com



×