Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.52 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i>Ngày soạn: 11/4/2012</i> <i> Ngày kiểm tra:.…./4/2012</i> <i>Lớp: 9 A; 9B</i>
<i><b>Tiết 171, 172.</b></i>
<b>KIỂM TRA HỌC KÌ II</b>
<b> Môn: Ngữ văn lớp 9</b>
<b> Năm học: 2011 – 2012</b>
<b>1. Mục tiêu bài dạy. </b>
<b> </b> <i><b>a) Về kiến thức:</b></i> Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, mơn Ngữ văn lớp 9 theo ba nội dung:
Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đính đánh giá năng lực đọc – hiểu và
tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là
các bài: <i>Viếng lăng Bác; Những ngôi sao xa xôi; Thành phần câu; Nghị luận về</i>
<i>một đoạn thơ, bài thơ.</i>
<i><b>b) Về kỹ năng:</b></i> Rèn luyện và đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức của
học sinh trong bài kiểm tra học kì
<i><b>c) Về thái độ:</b></i> GD ý thức tự giác, học tập tốt.
<b>* Ổn định tổ chức:</b> Sĩ số lớp 9B:……./…… Vắng:………
<b>2. Nội dung đề: </b>(Hình thức: Tự luận)
<i><b> a) Ma trận đề:</b></i>
<b> Mức độ</b>
<b>Tên</b>
<b> chủ đề</b>
<b>Nhận biết</b> <b>Thông hiểu</b> <b> Vận dụng</b> <b>Cộng</b>
<b>Thấp</b> <b>Cao</b>
1. Đọc –hiểu văn
bản: Viếng lăng
<i>Bác; Những ngôi</i>
<i>sao xa xôi</i>
(Ch)
Chép đúng, chép
đẹp theo trí nhớ
một số khổ thơ
trong bài thơ đã
học
(C1)
(Ch)
Hiểu giá trị nội
dung của văn bản
(C1)
<i>Số câu </i>
<i>Số điểm </i>
<i> Tỉ lệ %</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>20%</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>Số điểm: 2</i>
<i>20%</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>Số điểm: 1</i>
<i>10%</i>
2. Tiếng Việt:
<i>Thành phần câu </i>
Xác định và
nêu tác dụng
của thành
phần câu
<i>Số câu </i>
<i>Số điểm </i>
<i> Tỉ lệ %</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>Số điểm: 2</i>
<i>10%</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>Số điểm: 3 </i>
<i> 20% </i>
3. Tâp làm văn:
<i>Nghị luận về một</i>
<i>đoạn thơ, bài </i>
<i>thơ</i>
thơ Mùa
<i>xuân nho</i>
<i>nhỏ</i>
<i>Số câu </i>
<i>Số điểm </i>
<i>Tỉ lệ %</i>
<i>Số câu:1</i>
<i>Số điểm: 5</i>
<i>50%</i>
<i>Số câu:1</i>
<i> Số điểm:3 </i>
<i>30%</i>
<b>Cộng</b>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số câu: 1</b></i>
<i><b>Số điểm: 2</b></i>
<i><b> Tỉ lệ: 20%</b></i>
<i><b>Số câu:1</b></i>
<i><b>Số điểm: 2</b></i>
<i><b> Tỉ lệ: 20%</b></i>
<i><b>Số câu: 1</b></i>
<i><b>Số điểm: 5</b></i>
<i><b>Tỉ lệ: 50%</b></i>
<i><b>Số câu: 4</b></i>
<i><b>Số điểm:10</b></i>
<i><b>Tỉ lệ: 100%</b></i>
<i><b> b) Nội dung đề:</b></i>
<i><b>Câu 1.</b></i> (1đ) : Chép đúng, chép đẹp hai khổ thơ đầu bài thơ <i>Viếng Lăng Bác </i>của
nhà thơ Viễn Phương.
<i><b>Câu 2.</b></i> (2đ): Truyện <i>Những ngôi sao xa xôi </i>của Lê Minh Khuê viết về nội dung gì?
<i><b>Câu 3. </b></i>(2đ): Phần in đậm trong câu sau là gì? Nêu tác dụng của nó trong câu.
<i>Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của</i>
<i><b>anh, chưa đầy một tuổi. </b></i>
<i><b>Câu 4.</b></i> (5đ) : Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài <i>Mùa xuân nho nhỏ</i>
của nhà thơ Thanh Hải.
<i>Ta làm con chim hót</i>
<i>Ta làm một nhành hoa</i>
<i>Ta nhập vào hòa ca</i>
<i>Một nốt trầm xao xuyến.</i>
<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>
<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc.</i>
<b>3. Đáp án - Biểu điểm:</b>
<i><b>Câu 1 : (1đ)</b></i>
- Chép hai khổ thơ đầu bài thơ <i>Viếng Lăng Bác </i>của Viễn Phương theo yêu cầu:
<i>Con ở niềm Nam ra thăm lăng Bác</i>
<i>Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát</i>
<i>Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam</i>
<i>Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.</i>
<i>Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng</i>
<i>Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.</i>
<i><b>Câu 2: (2đ) </b></i>
- Truyện <i>Những ngôi sao xa xôi </i> viết về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu
của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong, tại một
điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Cuộc
sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải
- Những cơ gái thanh niên xung phong trong truyện là những hình ảnh đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. <i>(1 điểm)</i>
<i><b>Câu 3 : (2đ) :</b></i>
- Xác định: Thành phần in đậm trong câu (<i>và cũng là đứa con duy nhất</i>
<i>của anh</i>) là thành phần phụ chú. <i>(1 điểm)</i>
- Tác dụng: dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu, cụ thể là
bổ sung cho cụm từ<i> đứa con gái đầu lòng của anh. (1 điểm)</i>
<i><b>Câu 4 : (5đ)</b></i>
<b>* Yêu cầu chung</b> :
- Thể loại: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Nội dung: Nêu những suy nghĩ cá nhân về hai khổ thơ trích trong bài thơ
<i>Mùa xuân nho nhỏ </i>của nhà thơ Thanh Hải, đó là khát vọng được cống hiến cho
mùa xuân đất nước.
- Phạm vi giới hạn: Bài thơ <i>Mùa xuân nho nhỏ </i>của nhà thơ Thanh Hải.
(Chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện
một ước nguyện chân thành của tác giả)
<b>* Yêu cầu cụ thể: </b> (Các ý chính cần có)
<i><b>a) Mở bài: (1 điểm)</b></i>
(Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ <i>Mùa xuân nho nhỏ, </i>về hoàn
cảnh của tác giả ở thời điểm sáng tác bài thơ và vị trí của đoạn trích), cụ thể:
- Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng thấm nhuần quan điểm:
Trong cơng cuộc xây dựng xã hội mới địi hỏi con người mới phải biết cống
hiến, biết hi sinh <i>(0,5 điểm)</i>
- Bài thơ <i>Mùa xuân nho nhỏ</i> được viết năm 1980, khi tác giả đang nằm
trên giường bệnh đã thay lời ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến
cho mùa xuân của đất nước. Niềm tâm sư, khát vọng đó được nêu bật ở hai khổ
thơ: <i>(0,5 điểm)</i>
<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>
<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc.</i>
<i><b>b) Thân bài: (3 điểm)</b></i>
- Ở đoạn thơ, khác với đoạn thơ trước tác giả xưng<i> ta. Ta </i> là chính nhà
thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Sự chuyển đổi của nhân vật trữ tình
khơng một chút sự gượng gạo; cách diễn đạt trong khổ thơ cũng rất hào hứng,
sảng khoái, tự nhiên <i>(0,5 điểm)</i>
- Hai khổ thơ là những suy nghĩ và ước nguyện chân thành của nhà thơ
trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, ước nguyện thật đơn sơ: Chỉ nguyện
làm <i>con chim, nhành hoa</i> góp phần nhỏ bé, rất giản dị, khiêm tốn, đáng yêu để
tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp; tác giả không mơ làm nốt nhạc vút
cao trong giàn hòa ca bay bổng, Chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt
trầm nhưng xao xuyến lịng người. <i>(1 điểm)</i>
- Mùa xuân nho nhỏ trở thành mùa xuân lí tưởng, là tiếng lòng cao cả của
con người muốn cống hiến hết sức mình cho cuộc sống cách mạng, cho đất
nước. Khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong
tâm hồn tác giả. Còn sống, còn cống hiến: <i>(0,5 điểm)</i>
<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>
<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc.</i>
- Điệp từ <i>dù là </i>như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm
sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất
nước. Lời thơ nhỏ nhẹ nhưng mang ý nghĩa khái quát về một vấn đề lớn: ý nghĩa
của cuộc sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. <i>(1 điểm)</i>
<i><b>c) Kết bài: (1 điểm)</b></i>
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ: lời thơ giản dị, cơ đúc, giàu cảm
xúc; hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng. <i>(0,5 điểm)</i>
- Đoạn thơ thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả đó là được sống và
được cống hiến cho quê hương, đất nước. <i>(0,5 điểm)</i>
<i><b>Lưu ý:</b></i>
<i><b>- </b></i>Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài
văn nghị luận là 2 điểm.
<i><b>- </b></i>Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Xem lại nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
<b>4. Nhận xét sau khi chấm bài:</b>
- Kiến thức: ………..
- Kĩ năng: ………...………..
- Cách trình bày, diễn đạt: ………..………….
……….………
<b>Tổ chuyên môn duyệt</b>
<i>Ngày…… tháng 4 năm 2012</i>
<b>Nguyễn Thị Hãn</b>
<b>Người ra đề</b>
<b>Lò Điệp Hồng</b>
<b>TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU</b>
Họ và tên:………
Lớp: 9…….
<i>Ngày ….. tháng 4 năm 2012</i>
<b>KIỂM TRA HỌC KÌ II</b>
<b>Mơn: Ngữ văn lớp 9</b>
<i>Thời gian: 90 phút (khơng kể thời gian giao đề)</i>
<b>Đề bài</b>
<i><b>Câu 1.</b></i> (1đ) : Chép đúng, chép đẹp hai khổ thơ đầu bài thơ <i>Viếng Lăng Bác </i>của
nhà thơ Viễn Phương.
<i><b>Câu 2.</b></i> (2đ): Truyện <i>Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết về nội dung gì? </i>
<i><b>Câu 4.</b></i> (5đ) : Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài <i>Mùa xuân nho nhỏ</i>
của nhà thơ Thanh Hải.