Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chuyên đề 5 ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.71 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Phác thảo diện mạo văn học Việt Nam từ thế kỉ X – XIX: các thành phần văn học,
các giai đoạn văn học, đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật.
+ Cảm nhận, phân tích vẻ đẹp thơ ca Việt Nam thời trung đại qua các bài thơ tiêu
biểu.
+ Minh họa các đặc điểm văn học trung đại qua các sáng tác tiêu biểu đó.
 Kĩ năng
+ Tóm tắt, hệ thống hóa lịch sử văn học bằng sơ đồ.
+ Liên kết các giai đoạn văn học chữ Hán và chữ Nôm tạo nên chỉnh thể nền văn
học Việt Nam.
+ Khai thác thơ thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán và chữ Nôm theo cấu trúc (Đề
- thực – luận – kết).

Trang 1


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
1. Thành phần
a. Văn học chữ Hán
- Xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt 10 thế kỉ.
- Tiếp thu thể loại từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, phú, thơ Đường
luật…
- Có nhiều thành tựu nghệ thuật.
b. Văn học chữ Nôm
- Ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII.
- Thể loại: rất ít tác phẩm văn xi, chủ yếu là thơ với các thể thơ dân tộc như lục bát,
song thất lục bát…
- Có nhiều thành tựu nghệ thuật.


2. Giai đoạn phát triển
a. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV
- Bối cảnh lịch sử:
+ Đất nước giành độc lập vào cuối thế kỉ X.
+ Đánh thắng quân Tống xâm lược thế kỉ XI, quân Mông Nguyên thế kỉ XIII.
+ Chế độ phong kiến ở thời kì phát triển.
- Tình hình văn học:
+ Văn học viết ra đời vào cuối thế kỉ X, văn học chữ Nôm ra đời vào thế kỉ XIII..
+ Nội dung: yêu nước với âm hưởng hào hùng.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vận nước, Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Phò giá
về kinh, Tỏ lòng…
+ Nghệ thuật: văn học chữ Hán đạt nhiều thành tựu với văn chính luận, thơ, phú, văn học
chữ Nôm bước đầu phát triển với một số bài thơ, phú Nôm.
b. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII
- Bối cảnh lịch sử:
+ Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh cuối thế kỉ XV.
+ Thế kỉ XVI có dấu hiệu khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt.
- Tình hình văn học:
Trang 2


+ Văn học gồm hai thành phần: chữ Hán và chữ Nôm.
+ Nội dung: yêu nước, ngợi ca giảm dần, nội dung phản ánh, phê phán hiện thực tăng lên.
+ Nghệ thuật: văn học chữ Hán phát triển; văn học chữ Nơm Việt hóa các thể loại tiếp thu
từ Trung Quốc và sáng tạo những thể loại dân tộc khúc ngâm, khúc vịnh, diễn ca…
+ Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo bình Ngơ, Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục, Quốc
âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập…
c. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
- Bối cảnh lịch sử:
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng và đi đến suy thối.

+ Triều Nguyễn khơi phục chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Đất nước bị đe dọa bởi họa xâm lăng từ Pháp.
- Tình hình văn học:
+ Văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
+ Nội dung : tiếng nói địi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh giải phóng con người,
nhất là người phụ nữ…
+ Nghệ thuật: văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà
Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều…
d. Nửa cuối thế kỉ XIX
- Bối cảnh lịch sử:
+ Thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa
phong kiến.
+ Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tới đời sống xã hội.
- Tình hình văn học:
+ Nội dung: văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng, thơ ca trữ tình trào phúng.
+ Nghệ thuật: sáng tác vẫn chủ yếu theo thể loại và thi pháp truyền thống, bắt đầu xuất
hiện văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ theo hướng hiện đại hóa.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích,
Nguyễn Thơng, Truyện thầy La-za-rơ phiền, Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi Kí)…
3. Đặc điểm
a. Nội dung
Trang 3


- Chủ nghĩa yêu nước.
+ Gắn liền với tư tưởng trung quân.
+ Biểu hiện: ý thức độc lập, tự chủ, tự hào dân tộc, căm thù giặc, quyết chiến với kẻ
thù xâm lược, tình yêu thiên nhiên đất nước…
- Chủ nghĩa nhân đạo: Biểu hiện: lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo,

chà đạp lên con người, khẳng định, đề cao con người…
- Cảm hứng thế sự:
+ Biểu hiện rõ nét từ cuối thời Trần.
+ Phát triển mạnh trong thế kỉ XVIII và XIX.
b. Nghệ thuật
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
+ Tính quy phạm: quan điểm văn học, tư duy nghệ thuật, thể loại văn học, thi liệu.
+ Nhiều tác giả tài năng đã phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong nội
dung và hình thức.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
+ Đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng, ngôn ngữ chau chuốt, hoa mĩ.
+ Văn học gần gũi, tự nhiên, bình dị hơn.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngồi.
TỎ LỊNG (Phạm Ngũ Lão)
1. VẺ ĐẸP HÀO KHÍ ĐƠNG A
a. Hình ảnh vị tướng
- Tư thế hiên ngang: hồnh sóc: cầm ngang ngọn giáo.
- Tầm vóc vũ trụ: giang sơn kháp kỉ thu: bảo vệ non sơng đã mấy mùa thu.
→ Hình ảnh con người kì vĩ nổi bật giữa khơng gian, thời gian.
b. Hình ảnh quân đội nhà Trần
- Sức mạnh: như hổ báo (so sánh).
- Khí thế: nuốt trơi trâu (phóng đại).
→ Cụ thể hóa sức mạnh vật chất, khái quát hóa sức mạnh tinh thần của quân đội.
 Vẻ đẹp của con người cá nhân và vẻ đẹp của thời đại hịa quyện vào nhau tạo nên
những hình ảnh thơ kì vĩ, âm hưởng thơ hào hùng.
2. NỖI LÒNG NHÀ THƠ
Trang 4


a. Cái chí của người anh hùng

- Chí làm trai:
+ Lập cơng: cơng lao.
+ Lập danh: danh tiếng.
→ Lí tưởng để lại sự nghiệp, tiếng thơm cho đời của nam nhi phong kiến.
- Thấy mình cịn “mắc nợ” với núi sơng, chưa hồn thành trọng trách cứu nước, cứu dân
của một nam nhi thời loạn.
b. Cái tâm của người anh hùng
- Nỗi thẹn:
+ Thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán.
+ Thẹn vì chưa trả xong nợ nước.
- Nỗi thẹn nâng cao nhân cách, thể hiện vẻ đẹp của khát vọng được cống hiến và phấn đấu
vì đất nước.
CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới – bài 43, Nguyễn Trãi)
1. QUỐC ÂM THI TẬP
a. Vị trí: Là tập thơ Nơm sớm nhất hiện cịn, đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển
của thơ tiếng Việt.
b. Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng yêu nước, thương
dân, nhà thơ yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống.
c. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn chen lục ngôn được sử dụng thuần thục, linh hoạt.
2. BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ
a. Bức tranh mùa hè
- Hồn cảnh đón nhận: thư thái, thảnh thơi.
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ: xanh của tán lá hòe, đỏ của thạch lựu, hồng của sen trong ao.
- Sức sống mạnh mẽ, căng tràn từ bên trong thiên nhiên, tạo vật: hòe lục đùn đùn, tán lá
rộng; thạch lựu phun (ra) màu đỏ, hương sen tỏa ngát.
- Âm thanh xôn xao, náo nức: buổi chiều mà tiếng bán mua vẫn lao xao, tiếng ve vẫn dắng
dỏi…
b. Tấm lòng nhà thơ
- Mong cây đàn của vua Thuấn đời Ngu để gảy khúc Nam phong.
- Mong cho dân chúng khắp nơi đều giàu có, no đủ, hạnh phúc.

Trang 5


c. Nghệ thuật thơ
- Thể thơ thất ngôn chen lục ngôn.
- Từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm.
- Thiên về bút pháp tả, sự phối hợp hài hòa giữa màu sắc, âm thanh, giữa thiên nhiên và
cuộc sống con người.
NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
1. HAI CÂU ĐỀ
a. Nội dung: Cuộc sống thảnh thơi của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan:
- Lao động như lão nơng đích thực.
- Thư thái, vui với lựa chọn của mình mặc những thú vui khác của người đời.
b. Nghệ thuật: Điệp từ: một, phép liệt kê, dùng từ láy “thơ thẩn”.
2. HAI CÂU THỨC
a. Nội dung: Ý thức về sự đối lập giữa khơn và dại:
- dại là tìm đến nơi vắng vẻ, xa lánh chốn quan trường.
- khơn là tìm đến chốn lao xao, gắn liền với danh và lợi.
b. Nghệ thuật
- Đối: ta >< người, khơn >< dại, tìm >< đến, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao.
- Ẩn dụ: nơi vắng vẻ chốn lao xao.
3. HAI CÂU LUẬN
a. Nội dung: Niềm vui của cuộc sống đạm bạc, thanh cao:
- Mùa nào thức ấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
- Mùa nào thú ấy: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
b. Nghệ thuật
- Liệt kê.
- Nhịp thơ 4/3 chậm rãi.
4. HAI CÂU KẾT
a. Nội dung: Quan niệm sống: coi thường phú quý, coi phú quý chỉ như giấc chiêm bao

dưới gốc cây hịe.
b. Nghê thuật: Điển tích: về Thuần Vu Phần.
ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du)
1. NHAN ĐỀ
Trang 6


a. Cách hiểu: Giải thích theo 2 cách:
- Đọc Tiểu Thanh kí: Đọc Tập thơ của nàng Tiểu Thanh.
- Đọc Tiểu Thanh truyện: Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh.
b. Tiểu Thanh
- Người con gái tài sắc sống vào đời Minh, Trung Quốc.
- 16 tuổi làm vợ lẽ, ở riêng trên Cơ Sơn, cạnh Tây Hồ.
- 18 tuổi chết vì đau buồn.
- Thơ của Tiểu Thanh bị vợ cả đốt, một số bài sót lại được khắc in, đặt tên là Phần dư.
2. ĐỌC TIỂU THANH KÍ
a. Hai câu đề: Cảm xúc khiến Nguyễn Du làm thơ.
- Đọc sách (Tiểu Thanh truyện hay Phần dư) khiến Nguyễn Du hình dung ra cảnh hoang
phế của Hồ Tây, nhớ Tiểu Thanh, thương cảm cho nàng.
- Đối: vườn hoa (quá khứ) >< bãi hoang (hiện tại): sự tàn phá của thời gian.
- Từ: độc, nhất: nhấn mạnh nỗi cô đơn.
b. Hai câu thực: Số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.
- Cuộc đời: bất hạnh: chết vì buồn tủi, văn chương bị đốt khiến người đời thương tiếc →
số phận ngang trái.
- Ẩn dụ: son phấn, văn chương: chỉ nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh.
c. Hai câu luận: Luận bàn về những oan trái trong cuộc đời.
- Oan trái, bất công là điều khó tránh trong cuộc đời.
- Đồng cảm với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh.
- Cụm từ: thiên nan vấn? – những mối hận cổ kim khó có thể hỏi trời → sự tất yếu của
những ngang trái.

d. Hai câu kết: Băn khoăn về ngươi tri âm trong tương lai.
- Nỗi khao khát một sự tri âm, đồng cảm trong tương lai.
- Nỗi cô đơn, thương thân trong hiện tại.
- Câu hỏi tu từ: không biết hơn ba trăm năm sau/ Thiên hạ ai là người khóc Tố Như?
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Chỉ ra những đặc điểm của thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm thời trung đại.
Gợi ý làm bài:

Trang 7


Những đặc điểm của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm thời trung đại:
dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 2: Lập bảng tổng kết về các giai đoạn phát triển của văn học trung đại.
Gợi ý làm bài:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Có thể lập bảng theo gợi ý sau:

Giai đoạn văn Nội dung

Nghệ thuật

học

Tác giả, tác phẩm tiêu
biểu

Bài 3: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại? Chọn những tác phẩm đã
học để làm rõ.
Gợi ý làm bài:

Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 4: Chỉ ra những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại.
Gợi ý làm bài:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 5: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về tác giả Phạm Ngũ Lão.
Gợi ý làm bài:
Tác giả Phạm Ngũ Lão:
+ Sinh năm 1255, mất năm 1320.
+ Quê quán: làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
n).
+ Xuất thân: gia đình nơng dân.
+ Con người và sự nghiệp:
 Văn võ toàn tài, là võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ.
 Có nhiều cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
 Giữ chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu.
 Được Hưng Đạo Vương gả con gái nuôi (quận chúa Anh Nguyên).
 Khi Phạm Ngũ Lão mất, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ
lòng tưởng nhớ.

Trang 8


Tác phẩm: Hiện chỉ còn hai bài thơ là Tỏ lịng (Thuật hồi) và Viếng Thượng tướng
quốc cơng Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Bài 6: So sánh nguyên tác chữ Hán (qua phần phiên âm) với phần dịch thơ và rút ra nhận
xét.
Gợi ý làm bài:
So sánh nguyên tác chữ Hán (qua phần phiên âm) với phần dịch thơ:
Câu 1: “hồnh sóc” dịch là “múa giáo” chưa sát hợp.
+ “Hồnh sóc”: cầm ngang ngọn giáo: gợi tư thế vững chãi, hiên ngang của một tráng

sĩ đang trần giữ đất nước. Vẻ đẹp của con người sánh ngang cùng đất trời, sông núi. Vẻ
đẹp của sự chủ động, bình tĩnh, tự tin vào sức mạnh nội lực đã đủ đầy.
+ “Múa giáo”: gợi hành động biểu diễn trong những cuộc so tài hoặc trên sân khấu.
Đẹp nhưng khơng mạnh, khơng gợi ra tầm vóc vũ trụ của tráng sĩ thời Trần.
Câu 2: “tam quân tì hổ" dịch thành “ba quân” đánh mất chữ “tì hổ”: (mạnh như) hổ
báo. Câu thơ dịch chưa diễn tả hết sức mạnh thể chất và niềm tự hào kiêu hãnh của tác giả
về đội quân của nhà Trần. Một đội quân lớn mạnh về cả thể chất và tinh thần.
Câu 3,4: dịch thơ tương đối sát với phiên âm.
Như vậy, bản dịch thơ đánh mất một số chữ trong ngun tác khiến người đọc khơng
hình dung hết vẻ đẹp và sức mạnh của con người thời Trần, do đó chưa lột tả hết hào khí
thời đại. Vì vậy, cần chú ý bám sát nguyên tác khi khám phá bài thơ.
Bài 7: Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ đầu. (Hình ảnh vị tướng và quân đội nhà Trần
gợi cho anh/chị cảm xúc, suy nghĩ gì?)
Gợi ý làm bài:
Hai câu thơ đầu: Hình ảnh trang nam nh và quân đội nhà Trần.
+ Hình ảnh trang nam nhi:
 Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước.
 Cây giáo như đo bằng chiều ngang của núi sông.
 Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ như át cả không
gian.
 Thời gian và không gian đều được mở ra theo chiều dài và chiều rộng nhằm tô
đậm vẻ đẹp của con người.
Trang 9


→ Câu thơ khắc họa tư thế vững chãi, tầm vóc lớn lao, tinh thân hiên ngang, chủ động của
một trang nam nhi thời Trần trong việc sẵn sàng đối mặt với một trận chiến kinh thiên
động địa.
+ Hình ảnh quân đội nhà Trần:
 So sánh “tam quân tì hổ”: ba quân mạnh như hổ báo. Cụ thể hóa sức mạnh vật

chất của quân đội cũng là sức mạnh chung của cả dân tộc.
 Phóng đại “khí thơn ngưu”: khí thế mạnh mẽ nuốt trơi trâu.
→ Hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa cụ thể vừa khái quát làm nổi bật vẻ đẹp
của quân đội nhà Trần.
→ Vẻ đẹp của trang nam nhi (vị chủ tướng lãnh đạo) và vẻ đẹp của đội quân hài hòa, cộng
hưởng góp phần khắc họa hào khí Đơng A của một thời kì lịch sử kiêu hùng.
Bài 8: Anh/chị hiểu như thế nào về “nợ” công danh mà tác giả nhắc tới trong bài thơ?
Gợi ý làm bài:
“Nợ” công danh: công danh trải:
+ Được hiểu là món nợ phải trả của kẻ làm trai thời phong kiến.
+ Công: công lao, danh: danh tiếng. Nợ công danh là bậc nam nhi phải lập công (để
lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm) cho đời.
+ Trả xong nợ công danh tức là hoàn thành nghĩa vụ đối nhân dân, đất nước.
→ Ý thức về “nợ công danh” cổ vũ con người từ bỏ lối sống cá nhân, tầm thường, ích kỉ
hướng tới phấn đấu vì sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm muôn đời.
→ Đây là một tư tưởng tích cực thời phong kiến.
Bài 9: Thuật hồi là tỏ lòng. Hai câu thơ cuối giúp anh/ chị nhận ra tâm sự gì của nhà thơ?
Gợi ý làm bài:
Nỗi lòng nhà thơ trong hai câu thơ cuối:
+ Câu 3:
 Chí làm trai chưa thỏa, chưa trả xong món nợ công danh (nợ công lao và danh
tiếng) với đời.
 Ý thức về “nợ” công danh cho thấy khát vọng cống hiến cho dân, cho nước.
 Nói về nợ cơng danh là nói tới chí làm trai, lí tưởng sống của Phạm Ngũ Lão,
cũng là chí làm trai nói chung của các bậc quân tử trong xã hội phong kiến xưa.
Trang 10


+ Câu 4:
 Thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu/ Gia Cát Lượng.

 Thẹn vì chưa có tài mưu lược lớn như Khổng Minh đời Hán để trừ giặc, cứu
nước.
 Thẹn vì thấy mình chưa trả xong món nợ với đất nước, với núi sông.
→ Nỗi thẹn không làm con người trở nên thấp hèn, bé nhỏ, ngược lại cho thấy khao khát
được cống hiến, được có gắng hết mình vì nhân dân, đất nước của một nhân cách lớn.
→ So sánh với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài Thu Vịnh “Nghĩ ra lại thẹn với ông
Đào”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm, một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó cũng là nỗi
thẹn của một nhân cách lớn khơng bằng lịng với mình, thấy bất lực trước cuộc đời.
Hai câu cuối cho thấy những trăn trở của một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn trong
thời đại nhiều biến động: Phạm Ngũ Lão khao khát muốn cống hiến nhiều hơn cho đất
nước, nhân dân và sự thực sau này ông đã lập nên những công trạng lớn trong cuộc kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
Bài 10: Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tuổi trẻ hôm nay?
Gợi ý làm bài:
Liên hệ với tuổi trẻ hôm nay. Một vài gợi ý:
+ Có khát vọng, hồi bão.
+ Có tuổi trẻ, sức mạnh thể chất và tinh thần.
+ Có những điều mà thời Phạm Ngũ Lão khơng có: sự hỗ trợ của công nghệ thông tin,
của khoa học kĩ thuật, sự rộng mở của mơi trường tồn cầu hóa...
+ Nhưng mặt khác cũng có nhiều nỗi buồn, sự trống vắng trong lí tưởng sống, bị cám
dỗ bởi nhiều thứ vô bổ hoặc nguy hại...
→ Làm thế nào để đánh thức những khao khát, hoài bão của tuổi trẻ hơm nay. Làm thế nào
để có thể từ bỏ lối sống trọng vật chất, nặng cá nhân, chuộng hư danh... để những người
trẻ sống thật đẹp là điều không dễ dàng.
Bài 11: Giới thiệu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Gợi ý làm bài:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 12: Bức tranh mùa hè trong bài thơ được đón nhận trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý làm bài:
Trang 11



Hồn cảnh đón nhận bức tranh mùa hè:
+ “Rồi”: rỗi rãi, thảnh thơi
+ “hóng mát thưở ngày trường”: hóng mát suốt cả ngày dài.
Nhà thơ rỗi rãi, thảnh thơi thả hồn với thiên nhiên, tạo vật trong một ngày dài khơng
bận bịu bất cứ việc gì. Nhàn cả thân và tâm. Đó là một ngày ít có trong cuộc sống vốn
canh cánh ưu tư cho dân cho nước của Nguyễn Trãi. Như vậy, bài thơ có thể được viết
trong thời gian ông cáo quan về quê, không vướng bận chuyện quan trường.
Bài 13: Hình ảnh cây hịe, thạch lựu và sen hồng giúp anh/chị hình dung bức tranh mùa hè
ở làng quê hiện ra như thế nào?
Gợi ý làm bài:
Hình ảnh cây hòe, thạch lựu, sen hồng gợi ra bức tranh mùa hè ở làng quê vừa bình dị,
êm đềm vừa rực rỡ sắc màu và tràn đầy sức sống:
+ Hòe lục:
 Đùn đùn: từ láy, động từ mạnh: sắc xanh tuôn trào mạnh mẽ, đùn ra liên tiếp,
không ngừng từ bên trong thân cây, tỏa lan ra tán lá xanh ngắt.
 Giương: động từ mạnh: sự chuyển động mạnh mẽ của cả lá cành, tạo thành tán lá
rộng giương lên.
+ Thạch lựu: phun (động từ mạnh): màu đỏ (của hoa lựu) được phun lên mạnh mẽ.
Hoặc có thể hiểu: Cây thạch lựu ngoài hiên đang phun ra màu đỏ. Màu đỏ là gam màu chủ
đạo của thạch lựu, nổi bật cạnh màu xanh của tán hòe.
+ Hồng liên: tiễn, ngát: sen hồng trong ao đang rộ nở, ngát hương thơm.
→ Bức tranh mùa hè với gam màu chủ đạo xanh, đỏ, hồng: tươi sáng, rực rỡ. Thiên nhiên,
tạo vật đều đang độ căng tràn nhựa sống, đang trong độ nảy nở, phát triển, sinh sôi. Làng
quê êm đềm mà vẫn náo nức một sức sống mãnh liệt từ bên trong.
→ Cảm nhận tinh tế và tình yêu tha thiết với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
Bài 14: Hai câu thơ: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Gợi ý làm bài:

Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Trang 12


Đảo ngữ: lao xao và dắng dỏi. Nhấn mạnh âm thanh buổi chiều ở làng quê. Chiều
xuống, thuyền cá cập bến, cũng là lúc cuộc bán mua buổi chiều bắt đầu. Từ xa vọng tới là
tiếng người cười nói, bán mua, trao đổi lao xao từ một phiên chợ cá làng chài. Gần hơn, là
tiếng ve inh ỏi, lúc khoan lúc nhặt như tiếng đàn bên lầu cao trong bóng chiều.
Đối: lao xao chợ cá >< dắng dỏi cầm ve, làng ngư phủ >< lầu tịch dương: nhấn mạnh
âm thanh của cuộc sống và âm thanh của tự nhiên, không gian xa - gần, cao - thấp.
→ Chiều mùa hè không hề tĩnh lặng mà xôn xao, náo nức, rộn rã những âm thanh của thiên
nhiên và cuộc sống con người.
Bài 15: Hai câu lục ngôn trong bài thơ Cảnh ngày hè gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Gợi ý làm bài:
Hai câu lục ngơn:
+ Vị trí quan trọng: mở đầu (câu 1) và kết thúc bài thơ (câu 8).
+ Ngắt nhịp lạ: câu 1: 1/2/3, câu 8: 2/1/3.
→ Là một sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi. Hai câu thơ mang đến sự mới mẻ trong âm điệu
và nhấn mạnh những nội dụng quan trọng.
Bài 16: Nỗi lòng nhà thơ thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?
Gợi ý làm bài:
Điển tích: Ngu cầm: đàn của vua Ngu Thuấn.
→ Lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để đàn một khúc Nam phong. Mong gió nam
thuận thì dân chúng giàu có, no đủ khắp mọi nơi.
→ Say đắm thiên nhiên, cảnh sắc mùa hè nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn canh cánh nghĩ về
dân, về nước. Tha thiết ước mong cuộc sống của dân chúng khắp mọi nơi khơng chỉ no đủ
mà cịn phải giàu có, hạnh phúc, ấm no.
→ Tấm lịng của một trí thức lớn ln nghĩ tới dân, tới nước "đêm ngày cuồn cuộn nước

triều Đơng”.
Bài 17: Những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Gợi ý làm bài:
Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 18: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như thế nào trong hai câu đề? Nhịp
thơ và cách dùng từ có gì đáng chú ý?
Gợi ý làm bài:
Trang 13


Hai câu đề: cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan:
+ Lao động như một lão nơng đích thực: chuẩn bị mai, cuốc để làm vườn, làm ruộng,
cần để câu cá.
+ Làm việc một mình, tự ni sống mình bằng lao động chân tay.
+ Tìm thấy niềm vui trong lao động, mặc những thú vui khác của người đời.
Nghệt thuật:
+ Ngắt nhịp: 2/2/1/2 và 2/2/3: chậm rãi, thong thả.
+ Điệp từ: “một” ba lần kết hợp phép liệt kê: “mai”, “cuốc”, “cần câu”: sự chuẩn bị kĩ
càng, chu đáo, cho riêng mình.
+ Từ láy: thơ thẩn: thảnh thơi, thư thái, làm việc nhẩn nha một mình, khơng quan tâm
đến xung quanh.
→ Hai câu đề cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường, chủ động lựa chọn
thú điền viên như một lão nông tri điền.
Bài 19: Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu thực? Theo cách lí giải của
Nguyễn Bỉnh Khiêm thế nào là “khơn” và “dại”? Anh/chị có đồng tình với quan điểm của
nhà thơ không?
Gợi ý làm bài:
 Nghệ thuật đối trong hai câu thực: ta >< người, dại >< khôn, tìm >< đến, nơi vắng
vẻ >< chốn lao xao: nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai lối sống “khôn” và “dại”, giữa
“ta” và “người”.

 “Nơi vắng vẻ”: nơi thưa vắng người, xa rời chốn lợi danh, gần gũi với thiên nhiên.
 “Chốn lao xao”: nơi ồn ào, đông đúc, bon chen, chốn quan trường tấp nập, gắn liền
với danh và lợi.
 Sống “khơn” là tìm đến chốn quan trường, giành lấy lợi danh cho cá nhân. Sống
“dại” là xa rời chốn phù hoa, sống giản dị, đạm bạc, gần gũi với thiên nhiên, xa lánh
danh và lợi.
→ Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ động lựa chọn lối sống dại, vui với lựa chọn của mình dù khác
với phần lớn quan niệm của người đời.
→ Trong xã hội loạn lạc, nhiễu nhương, đây có lẽ là lựa chọn thích hợp với một con người
muốn giữ gìn nhân cách và tâm hồn.
Trang 14


Bài 20: Nguyễn Bình Khiêm đã tìm thấy những niềm vui nào trong cuộc sống ở làng quê?
(những sản vật, những thú sinh hoạt nào được ơng u thích?). Theo anh/chị, cuộc sống đó
quê mùa, lạc hậu hay đạm bạc, thanh cao? Vì sao? Nghệ thuật nào được sử dụng trong hai
câu luận?
Gợi ý làm bài:
Hai câu luận: Nhà thơ đã tìm thấy nhiều niềm vui trong cuộc sống “nhàn” ở làng quê:
+ Liệt kê: thu ăn măng trúc, đông ăn giá: mùa nào thức nấy, những thức ăn đạm bạc
nhưng tươi ngon, sẵn có trong vườn nhà hoặc có thể tự làm.
+ Liệt kê: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: những thú vui khác nhau: mùa xuân tắm ở hồ
sen ngát hương, mùa hạ tắm mát ở ngay ao nhà. Nhà thơ tìm thấy niềm vui từ những sinh
hoạt rất giản dị, đời thường.
+ Liệt kê các mùa không theo trật tự thông thường: thu-đông-xuân-hạ: gợi sự trôi chảy
của thời gian từ năm này qua năm khác. Như vậy, mùa nào nhà thơ cũng vui, niềm vui nối
dài từ mùa này sang mùa khác, từ năm này sang năm khác.
→ Cuộc sống ở làng quê giản dị, đạm bạc, nhưng bình n, thanh cao. Đó là cuộc sống gần
gũi với thiên nhiên, tự cung tự cấp của một con người yêu lao động và xa lánh mọi bon
chen của danh lợi.

Bài 21: Điển tích ở hai câu kết có ý nghĩa gì? Qua hai câu kết, anh/chị hiểu như thế nào về
nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Gợi ý làm bài:
Hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
+ Điển tích về Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy
mình ở nước Hịe An, được cơng danh phú q. Sau bừng tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc
mộng, thấy dưới cành hịe phía Nam chỉ có một tổ kiến mà thôi.
+ Ý nghĩa: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
→ Mượn điển tích về Thuần Vu Phần, Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện quan điểm sống xem
nhẹ phú quý, lợi danh. Khi thoát ra khỏi những tham vọng về danh lợi thơng thường, con
người sẽ nhìn mọi sự nhẹ nhõm, thanh thản.

Trang 15


→ Từng là một bậc đại quan trong triều, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn. Ơng
khơng chấp nhận chốn quan trường có nhiều lộng thần nhiễu nhương, tìm về cuộc sống
giản dị, đạm bạc ở thôn quê để giữ gìn nhân cách thanh cao và tâm hồn trong sạch. Đó là
nhân cách lớn của một trí thức ngay thẳng trong thời loạn.
Bài 22: “Nhàn” theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Quan niệm đó có phù hợp với đời sống
hôm nay không?
Gợi ý làm bài:
Quan niệm về lối sống “nhàn” qua bài thơ:
+ “Nhàn” không phải là nhàn nhã, trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất.
+ “Nhàn” cũng không phải là chỉ chăm lo cuộc sống cá nhân, quay lưng lại với xã hội.
+ “Nhàn” là sống hòa hợp với tự nhiên, xem nhẹ danh lợi, gần gũi với thiên nhiên, giữ
gìn tâm hồn thanh cao, trong sạch.
+ “Nhàn” là “tự chủ” về cả thể chất và tinh thần, không vướng bận bởi định kiến của

người đời.
Quan niệm ấy có phù hợp với cuộc sống hơm nay khơng?
+ Có nhiều điều tích cực với hơm nay: sống gần gũi với thiên nhiên, yêu lao động, tìm
thấy niềm vui trong lao động, trong những điều giản dị hàng ngày, xem nhẹ vật chất (gần
với lối sống tối giản hiện đang được nhiều người quan tâm)...
+ Có một số điều chưa thật phù hợp: học sinh, sinh viên, những người trẻ nói chung
cần phấn đấu, học hỏi khơng ngừng để phát huy năng lực bản thân, để hiểu mình và cống
hiến cho xã hội nhiều nhất. Không nên lựa chọn cuộc sống xa lánh “lợi danh” như Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã chọn trong thời loạn.
Bài 23: Vì sao Nguyễn Du lại khóc Tiểu Thanh, một người con gái sống cách ông ba trăm
năm ở một đất nước khác?
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh, người con gái xứ người sống cách ơng ba trăm năm vì:
+ Nhận ra sự tương đồng giữa Tiểu Thanh và nhà thơ: cùng hội cùng thuyền (những
người tài hoa mà bất hạnh).
+ Những người phụ nữ đẹp, có tài âm nhạc, hội họa hoặc văn chương mà số phận bất
hạnh là loại nhân vật Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác. Chủ đề này là một cảm
hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du.
Trang 16


Bài 24: Hai câu thực bài thơ Độc Tiểu Thanh kí giúp anh/chị hình dung như thế nào về số
phận của Tiểu Thanh?
Gợi ý làm bài:
Hai câu thực: gợi ra số phận bất hạnh của Tiểu Thanh:
+ Có sắc đẹp: son phấn, có tài năng: văn chương. Lẽ ra cuộc đời nàng phải may mắn,
hạnh phúc.
+ Cuộc sống trớ trêu, bất hạnh: Tiểu Thanh chết vì buồn tủi, cơ đơn. Chết rồi mà văn
chương còn bị đốt. Những sự việc đó khiến người đời thương tiếc.
Bài 25: “Cổ kim hận sự" là gì? Đằng sau câu hỏi: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn?” (Những

mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được) anh/chị nhận ra tâm trạng gì của Nguyễn Du? Tại
sao nhà thơ lại xếp mình cùng một hội với Tiểu Thanh?
Gợi ý làm bài:
 Cổ kim hận sự: là những mối hận từ xưa đến nay.
 Câu hỏi: Cổ kim hận sự thiên nan vấn? (Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời
được?) cho thấy nỗi đau và sự bất lực của Nguyễn Du trước những oan trái của cuộc đời.
 Nhà thơ xếp mình cùng một hội với Tiểu Thanh: hội những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng
vì nết phong nhã. Vì: ơng nhận thấy những điểm tương đồng giữa mình và Tiểu Thanh:
cùng có tài văn chương, cuộc đời nhiều éo le, ngang trái, bất hạnh. Cũng có thể cùng
chung nỗi cơ đơn, lẻ loi, không người chia sẻ trước cuộc đời.
→ Trông người lại ngẫm đến ta, thương Tiểu Thanh, Nguyễn Du tự thương cho chính bản
thân mình.
Bài 26: Theo em, chủ đề bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?
+ Xót thương cho Tiểu Thanh, người con gái tài hoa bạc mệnh.
+ Lên án những bất công, ngang trái trong cuộc đời.
+ Xót xa trước những giá trị tinh thần bị vùi dập, chà đạp.
+ Thương cảm cho bản thân mình.
+ Ý kiến khác.
Gợi ý làm bài: Chủ đề bài thơ có thể hiện được kết luận như sau:
+ Xót thương cho số phận người con gái tài hoa, bạc mệnh.
+ Xót thương cho mình và những người có tài năng nghệ thuật nhưng cuộc đời bất
hạnh.
Trang 17


+ Xót xa trước những giá trị tinh thần bị dập vùi.
→ Giá trị nhân đạo và tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du.
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Vẽ sơ đồ tư duy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Bài 2: Tìm những tác phẩm thể hiện nội dung: yêu nước, nhân đạo và cảm hứng thế sự của

văn học trung đại. (Mỗi nội dung tìm 5 văn bản)
Bài 3: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão qua một video ngắn hoặc một bài thuyết trình nhỏ
trước lớp.
Bài 4: Tìm thêm một số tác phẩm thể hiện khí thế hào hùng của thời Trần (hào khí Đơng
A).
Bài 5: Vẽ tranh minh họa cho bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).
Bài 6: Tìm thêm một số câu thơ viết về mùa hè của văn học trung đại và văn học hiện đại.
Theo anh/chị cách viết của Nguyễn Trãi có thú vị không?
Bài 7: Dựa vào bài thơ vừa học, làm một bài thơ thất ngôn hoặc thất ngôn chen lục ngơn.
(Khơng bắt buộc).
Bài 8: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm của anhíchị về lối sống “nhàn”.
Bài 9: So sánh quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống tối giản đang được
nhiều người lựa chọn hiện nay.
Bài 10: Tìm thêm một số thơng tin về Tiểu Thanh. Viết cảm nhận của anh/chị về bài thơ
Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
Bài 11: Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc đời những người làm nghệ thuật (nghệ
sĩ) nói chung?
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Gợi ý làm bài:

Văn học trung đại Việt Nam
Thành
phần văn
học
Chữ Chữ

Đặc điểm nội dung
Chủ


Giai đoạn văn học

Cảm

Tính

Tính

Tiếp thu

Thế

Thế kỉ

Thế kỉ

Nửa

Hán Nơm nghĩa nghĩa hứng

quy

trang

và dân

kỉ X

XV đến


XVII

cuối

phạm

nhã

tộc hóa

đến

hết thế

yêu

Chủ

Đặc điểm nghệ thuật

nhân

thế

đến nửa thế kỉ
Trang 18


văn học
nước


đạo

sự

nước

ngồi
Học sinh có thể vẽ linh hoạt theo nhiều cách khác nhau.

hết
XIV

kỉ XVII

đầu thế
kỉ XIX

XIX

Bài 2:
Gợi ý làm bài:
 Nội dung yêu nước: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng
Đạo), Cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Hứng trở về
(Nguyễn Trung Ngạn)...
 Nội dung nhân đạo: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Chuyện người con gái Nam
Xương (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bánh
trôi nước (Hồ Xuân Hương)...
 Cảm hứng thế sự: Thói đời (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thượng kính kí sự (Lê Hữu
Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Hội Tây (Nguyễn Khuyến), Năm mới chúc nhau

(Tú Xương).
Bài 3:
Gợi ý làm bài:
 Năm sinh, năm mất, thời đại ông sống.
 Quê hương, gia đình.
 Những đặc điểm nổi bật về tính cách, con người.
 Những mốc lớn trong cuộc đời.
 Đóng góp cho đất nước...
Bài 4: Tìm thêm một số tác phẩm thể hiện khí thế hào hùng của thời Trần (hào khí Đông
A).
Bài 5: Học sinh tự thực hiện.
Bài 6:
Gợi ý làm bài:
Một số câu thơ viết về mùa hè của văn học trung đại và hiện đại:
Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê
Trang 19


Ngõ trước vườn sau um những cỏ
Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê
Đầu cành kiếm bạn oanh xao xác
Trong tối đua bay đóm lập lịe
May được nồm nam cơn gió thổi
Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe.
(Vào hè, Dương Bá Trạc)
Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả

(Đêm mùa hạ, Nguyễn Khuyến)
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết
Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!
(Nghỉ hè, Xuân Tâm)
Dưới gốc đa già trong vũng bóng
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai
Ve ve rung cánh, ruồi say nằng
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.
(Trưa hè, Bàng Bá Lân)
Cách viết của Nguyễn Trãi đặc sắc:
+ Nắm bắt bức tranh toàn cảnh với những màu sắc rực rỡ, tươi sáng, những âm thanh
náo nức, mũi hương đặc trưng của mùa hè.
+ Nhận ra sự vận động mạnh mẽ, sức sống căng tràn không ngừng cuộn trào trong cây
lá mùa hè.
+ Thể thơ thất ngôn chen lục ngôn, ngôn ngữ giản dị, nhiều động từ mạnh...
Bài 7: Học sinh tự thực hiện
Bài 8:
Trang 20


Gợi ý làm bài:
Lối sống “nhàn”:
+ Có nhiều quan điểm khác nhau về sống nhàn. Không phải lao động vất vả, nặng
nhọc, được ăn sung mặc sướng, thoải mái rong chơi - là quan điểm phổ biến hiện nay về
nhàn. Có người lại cho rằng: nhàn là tự lo cho mình, khơng phụ thuộc vào ai, khơng thẹn
với lương tâm, sống thanh thản. Hoặc một số người cho rằng: sống giản dị, gần gũi với
thiên nhiên, cây cỏ, tối giản mọi nhu cầu, tự cung tự cấp là nhàn.
+ Nêu cách hiểu của mình và phân tích lí do.

Bài 9:
Gợi ý làm bài:
Một số điểm tương đồng: giản dị, tối giản mọi đồ đạc và nhu cầu sinh hoạt, mang lại
nhiều hạnh phúc hơn cho bản thân.
Khác biệt:
+ Lối sống tối giản chú trọng việc cắt giảm tối đa những dồ dùng hơn mức cần thiết,
chỉ giữ lại những gì thực sự quan trọng, giải phóng bản thân để hạnh phúc hơn.
+ Lối sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: nhấn mạnh việc lánh xa danh lợi, xem
nhẹ phú quý, công danh, lui về với cuộc sống gần gũi thiên nhiên, tự cung tự cấp để giữ
gìn nhân cách.
Như vậy, lối sống tối giản chú trọng cắt giảm đồ đạc (vật chất), cịn lối sống nhàn coi
trọng việc bng bỏ những toan tính danh lợi cá nhân.
Bài 10:
Gợi ý làm bài:
Tiểu Thanh: thơng tin dựa vào sách giáo khoa và tìm kiếm trên mạng internet.
Cảm nhận: bài thơ sâu sắc, xúc động về số phận người con gái tài hoa bạc mệnh đời
Minh bên Trung Quốc. Từ bài thơ này, có thể nhận ra mối cảm thương chung của Nguyễn
Du với những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh nói chung trong cuộc đời. Ông cũng trăn
trở cho số phận những người sáng tạo nghệ thuật nhưng phải gánh chịu nhiều bất hạnh.
Nhà thơ ngậm ngùi thương cho mình, đau đáu tìm kiếm một tâm hồn đồng điệu ở tương
lai.
Bài 11:
Gợi ý làm bài:
Trang 21


 Người nghệ sĩ: sáng tạo những giá trị tinh thần, làm đẹp cho đời sống tinh thần của
con người thường có cuộc đời bất hạnh, nhiều sóng gió.
 Có lẽ, bản thân sự mẫn cảm hơn người của họ cũng khiến họ dễ đau hơn, dễ buồn
hơn trước những ngang trái, oái oăm của cuộc đời.

 Phần lớn nghệ sĩ thường nghèo do những người làm nghệ thuật ít được xã hội trân
trọng (xướng ca vơ lồi). Cũng chịu nhiều cái nhìn phán xét, định kiến của cuộc đời nên
họ khổ hơn những người làm trong các ngành tạo ra của cải vật chất cụ thể khác.
→ Nhiều bài hát hiện đại có chung mối cảm thương cho số phận người nghệ sĩ như
Nguyễn Du mấy trăm năm trước; Phận tơ tằm (Hồ Tịnh Tâm), Khi tôi là tôi (Nguyễn Đức
Đạt)...

Trang 22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×