CHUYÊN ĐỀ 6
Mục tiêu
Kiến thức
+ Phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác;
phân biệt dạng nói và dạng viết.
+ Tường thuật được các sự kiện liên quan đến nhân vật chính trong văn bản tự sự.
+ Hiểu được khi trình bày vấn đề cần có dàn ý, triển khai các ý, sắp xếp ý.
+ Nhắc lại được hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Kĩ năng
+ Thực hành sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống, giao tiếp, trao đổi thơng
tin.
• Tóm tắt được các văn bản tự sự theo hành động của nhân vật.
• Phát hiện và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ ẩn dụ, hốn dụ trong
thơ văn.
+ Trình bày được một vấn đề văn học hoặc đời sống.
+ Thực hành viết văn bản thuyết minh.
Trang 1
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
THU HỨNG (Đỗ Phủ)
1. THU HỨNG
a. Chủ đề
- Bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ trước cảnh đất nước
kiệt quệ do chiến tranh.
- Bài thơ cũng là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận kẻ tha hương, lưu lạc.
b. Cảnh thu
- Cảnh thu Quỳ Châu mang vẻ đẹp vừa hùng tráng dữ dội vừa điêu linh, bi thương → Cảnh
sắc mang phong cách thơ Đỗ Phủ: trầm uất, bi tráng.
- Sự dữ dội của cảnh thu cũng là sự dữ dội, chao đảo của xã hội loạn lạc đường thời. ⇒ Ẩn
chứa tâm trạng bất an, u ất, nặng tâm sự của con người.
c. Tình thu
- Giọt lệ nhân vật trữ tình tn rơi vì những đau thương của người dân trong cảnh loạn li,
vì sự xơ xác, tiêu điều đất nước và vì thân phận nghèo đói, phiêu bạt của chính mình.
- Sự cơ đơn, lẻ loi của con người nơi đất khách và khát vọng cháy bỏng được trở về quê
hương.
2. NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM
- Bảo là liền thì mỗi bài đứt, bảo là đứt thì mỗi bài liền. Đổi vị trí một bài khơng được,
thêm bớt một bài không được… Tất cả thơ này lấy bài thứ nhất làm đề cương, bởi vì bài
ấy nói đến cái cảnh tiên sinh đương sống lúc bấy giờ. Đó chính là mùa thu tại Tây Các
(gác phía Tây) phủ Quỳ, nhân thu mà khởi hứng. Câu đầu bảy thiên sau nhất nhất đều do
đó mà ra như áo cừu có cổ, như bơng hoa có cuống, như hiệu lệnh của mười vạn binh
phát xuất tự nơi trung quân. (Kim Thánh Thán)
- Mùa thu ở đây (Trong bai Thu hứng (1)) không được mĩ lệ hóa, thi vị hóa mà được vẽ lên
bằng cả nỗi lòng của con người tha phương, phiêu bạt. Mùa thu luôn hiện diện lên với
dáng vẻ dữ dằn, khổ ải của con người và xã hội thời loạn lạc, li tán. Dĩ nhiên đây là một
bức tranh cảnh và tình hài hịa, có phần hùng tráng (“sóng vọt tận mây”, “mây sà tận
đất”), nhưng đượm buồn. (Nguyễn Bá Thành)
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Trang 2
Bài 1: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ có ảnh hưởng như thế nào
đến sự nghiệp sáng tác của ông?
Gợi ý làm bài:
Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ: Học sinh dựa vào phần Kiến thức trọng tâm để trả lời.
Cuộc đời Đỗ Phủ nghèo khổ, phiêu bạt, chết trong bệnh tật và đây cũng là “điều kiện”
để Đỗ Phủ gần hơn với cuộc đời của nhân dân, từ đó ơng đã sáng tác những tác phẩm đậm
tính hiện thực.
Bài 2: Bài thơ được ra đời trong hồn cảnh nào? Hồn cảnh đó đã góp phần thể hiện tâm
trạng của nhà thơ ra sao?
Gợi ý làm bài:
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Học sinh dựa vào Kiến thức trọng tâm để trả lời.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng là hoàn cảnh hiện tại của Đỗ Phủ, thế nên nó càng
góp phần tô đậm hơn tâm trạng bất an cùng sự cơ đơn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Bài 3: Bức tranh mùa thu vùng núi Vu, núi Kẽm hiện lên như thế nào qua hai câu thơ đầu?
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của anh/chị.
Gợi ý làm bài:
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu:
+ Cảnh thu buồn, ảm đạm, tiêu điều.
+ Không gian được mô tả với những chiều kích khác nhau càng làm tăng sự tối tăm
ảm đạm và âm u
→ Điều này không giống như những bài thơ mùa thu trong trẻo, nhẹ nhàng, êm dịu trong
thơ ca truyền thống.
Bài 4: Bút pháp phóng đại và nghệ thuật đối lập có tác dụng như thế nào trong việc mô tả
không gian thiên nhiên trong hai câu thực?
Gợi ý làm bài:
Tác dụng của bút pháp phóng đại và nghệ thuật đối lập:
+ Mô tả không gian hùng vĩ, một bức tranh dù hoành tráng nhưng cũng rất bi thảm.
+ Hình ảnh đối lập sự vận động trái chiều và triệt để góp phần diễn tả cảnh thu dữ dội,
mạnh mẽ, kỳ vĩ.
+ Góp phần mơ tả tâm trạng đầy ngột ngạt, bất an của nhân vật trữ tình.
Trang 3
Bài 5: Chữ “lệ” trong câu thơ “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ" nên hiểu là nước mắt của
“khóm cúc” hay nước mắt của nhà thơ? Tại sao?
Gợi ý làm bài:
Chữ “lệ” trong câu thơ "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” có thê được hiểu như sau:
+ Nhìn những cánh hoa cúc nở mà trông như những giọt nước mắt.
+ Mỗi lần nhìn hoa cúc nở là một lần lệ con người rơi.
Nên hiểu đây là giọt nước mắt của nhà thơ thì sẽ hợp lý hơn và như thế mới ngầm thể
hiện được ý tưởng của nhà thơ, nói cảnh nhưng thực chất là nói tình: giọt lệ hiện tại cũng
là giọt lệ của quá khứ.
Bài 6: Hai câu thơ luận đã “được xem là tiêu biểu cho tinh thần của Cảm xúc mùa thu số
1”. Hãy viết đoạn văn ngắn 5 - 7 câu làm sáng tỏ ý kiến trên?
Gợi ý làm bài:
Hai câu thơ luận đã “được xem là tiêu biểu cho tinh thần của Cảm xúc mùa thu số một"
là bởi:
+ Tác giá có sự đồng nhất nhiều sự vật và hiện tượng: tình và cảnh, hiện tại và quá
khứ, sự vật và con người.
+ Chỉ hai câu thơ này nhưng cũng đủ khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong
suốt bài thơ: buồn rầu trước thực tại đầy hãi hùng, bất an; xa quê nên nhớ quê, đơn độc nơi
đất khách q người, ln có khát vọng cháy bỏng được trở về.
Bài 7: Tại sao nói ba chữ “cố viên tâm" được coi là “mắt rồng”, nơi tập trung linh hồn của
cả chùm thơ Cảm xúc mùa thu?
Gợi ý làm bài:
Nói ba chữ “cố viên tâm” được coi là “mắt rồng”, nơi tập trung linh hồn của cả chùm
thơ Cảm xúc mùa thu là bởi:
+ Cụm từ này chỉ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
+ Làm rõ hơn thân phận lúc này của Đỗ Phủ: phiêu bạt, cô đơn, mong muốn được trở
về mà rất khó thực hiện.
→ Xót xa, cay đắng hơn bao giờ hết trước hoàn cảnh thực tại của mình.
Bài 8: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Cô
chu nhất hệ cố viên tâm"
Gợi ý làm bài:
Trang 4
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm" là ẩn dụ:
Tác dụng:
+ Con thuyền lẻ loi ẩn dụ cho thân phận trơi nổi, đơn độc của nhà thơ.
+ Nó cũng là phương tiện duy nhất mà nhà thơ gửi vào đó ước vọng về quê; là “ngôi
nhà nổi” với khát vọng hồi hương mãnh liệt của Đỗ Phủ.
Bài 9: Âm thanh tiếng chày đập vải có hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc diễn tả
tình thu?
Gợi ý làm bài:
Âm thanh tiếng chày đập vải cuối bài thơ:
+ Âm thanh tiếng chày đập vải được đặt trong thời gian mùa thu, chiều thành Bạch
Đế: cao, vắng lặng, tàn tạ càng thấy sự cô đơn, lẻ loi đến tội nghiệp của nhà thơ.
+ Âm thanh ấy (đặc trưng của mùa đông xứ lạnh) đặc biệt có sức gợi cảm, gợi nhớ
quá khứ, người thân, sự sum họp, trở về trong những ngày lạnh giá... những nỗi nhớ chồng
chất làm đau thương lên đến cực điểm.
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHONG CÁCH NGƠN NGỮ SINH HOẠT
1. Khái niệm
- Ngơn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, hồn cảnh giao tiếp khơng mang tính
nghi thức.
- Ngơn ngữ sinh hoạt thường được dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng
những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Dạng biểu hiện
- Dạng nói:
• Độc thoại.
• Đối thoại.
- Dạng viết:
• Nhật kí.
• Thư từ.
- Dạng tái hiện: Lời thoại của các nhân vật trong văn bản văn học được mô phỏng theo lời
thoại tự nhiên.
Trang 5
3. Đặc trưng
- Tính cụ thể: Cụ thể về khơng gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội
dung và cách thức giao tiếp…
- Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử
dụng kiểu câu linh hoạt,…
- Tính cá thể: Là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng. Từ đó bộc lộ đặc điểm của
người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
THỰC HÀNH VỀ PHÉP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ
(Học sinh tự hệ thống lại kiến thức đã học)
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật là ở dạng nào?
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự trả lời.
Bài 2: Đoạn hội thoại sau đây mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy chỉ ra những điểm khác
nhau giữa ngôn ngữ trong đoạn hội thoại đó với ngơn ngữ sinh hoạt.
- Thơi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho
ba mươi phút thơi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua cơng việc của cháu năm phút... Gian
khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy.
Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra
khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn,
gió tuyết và lặng im ở bên ngồi như chỉ chực mình ra là ào ào xơ tới. Cái lặng im lúc đó
mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét
đi tất cả, ném vút lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.
Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
Gợi ý làm bài:
• Đoạn trích là lời đối thoại của anh thanh niên với bác họa sĩ trong truyện Lặng lẽ Sa
Pa của Nguyễn Thành Long đã được mô phỏng lại theo ngôn ngữ sinh hoạt tuy nhiên vẫn
có điểm khác biệt:
• Trong lời đối thoại của anh thanh niên có sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa (chực
mình ra là ào xơ tới) và so sánh (như bị chặt ra từng khúc, gió thì giống những nhát chổi
Trang 6
muốn quét đi tất cả, hừng hực như cháy). Các yếu tố này được sử dụng liên tiếp tạo nên
giá trị thẩm mỹ đặc biệt cho câu văn, khác biệt so với lời thoại trong sinh hoạt hằng ngày.
Bài 3: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu
ca dao sau:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
(Ca dao)
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gi anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
(Ca dao)
Gợi ý làm bài:
Bài ca dao thứ nhất:
+ Tính cụ thể:
• Câu ca dao là lời tâm sự của cô gái về thân phận của bản thân.
• Ngơn từ trong lời ca dao được sử dụng gần gũi với đại từ xưng hô “em”.
+ Tính cảm xúc:
• Câu ca dao thể hiện cảm xúc xót xa, rối bời của cơ gái trước tương lai vơ định.
• Cảm xúc được bộc lộ qua đại từ phiếm chỉ “ai”, từ láy “phất phơ” và hình thức câu
hỏi tu từ.
+ Tính cá thể: Qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình, ta có thể phỏng đốn đây là một
cô gái đang độ tuổi trẻ trung với ngoại hình xinh đẹp, q phái tuy nhiên lại có số
phận bấp bênh, khơng có quyền được tự quyết định tương lai của bản thân. Cơ gái
ấy có thể là một nạn nhân của những hủ tục dưới chế độ phong kiến như trọng nam
khinh nữ. Lời nói có đặc điểm tế nhị, kín đáo nhưng vơ cùng tha thiết, nghẹn ngào.
Bài ca dao thứ hai:
+ Tính cụ thể:
• Đây là lời của chàng trai đang tâm sự, tỏ tình với người con gái mà anh ta yêu mến.
Trang 7
• Hồn cảnh nói có thể vào những dịp trai gái gặp gỡ giao duyên với nhau như những
ngày hội hoặc kể cả những lúc sinh hoạt đời thường.
• Ngơn từ được sử mang tính thân mật, gần gũi với cách xưng hơ “anh - em”, động từ
“để cho”.
+ Tính cảm xúc:
• Câu ca dao thể hiện tình u tha thiết, chân thành của chàng trai dành cho cơ gái.
• Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp cảm xúc: ước gì; để cho; anh - em.
+ Tính cá thể: Có thể phỏng đốn đây là một chàng trai si tình, đang đắm say với
người mình u nên có những ước nguyện cháy bỏng được gần gũi với cô gái. Lời nói có
đặc điểm tinh tế, khéo léo nhưng vẫn thể hiện được tối đa cảm xúc cũng như tấm lòng
chân thành, tha thiết của chàng trai.
Bài 4: Những từ ngữ nào trong đoạn trích dưới đây nêu lên được nét riêng trong ngơn ngữ
nói của của nhân vật?
Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng khơng
có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó
ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp
thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố
nó. Lão bảo nó thế này :
- Cậu có nhớ bố cậu khơng? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm khơng có thư về. Bố cậu đi
có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Khơng biết cuối
năm nay bố cậu có về khơng? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!
(Lão Hạc, Nam Cao)
Gợi ý làm bài:
Những từ ngữ thể hiện được nét riêng trong ngơn ngữ nói của nhân vật trong đoạn trích
gồm những từ để xưng hơ, gọi đáp như “cậu”, “cậu Vàng”, “liệu hồn”, “đấy”. Qua những
từ ngữ trên ta thấy nét riêng trong ngôn ngữ của nhân vật ơng lão đó là sự thân mật, gắn bó
đặc biệt với chú chó của mình, khi chỉ có duy nhất mình lão coi nó như một người bạn,
người thân thì mới có thể sử dụng từ ngữ như trên để nói chuyện, tâm sự với nó được.
Bài 5: Hãy cho biết mỗi đoạn trích sau thuộc dạng biểu hiện nào của ngôn ngữ sinh hoạt?
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Trang 8
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Khi bệnh Hiến Thành nguy kịch, Thái hậu đến thăm, hỏi:
- Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ơng?
Hiến Thành nói:
- Người mà ngày thường thần biết, chỉ có Trung Tá mà thơi.
Thái hậu nói:
- Tán Đường ngày ngày hâu tạ thuốc men mà ông khơng nói đến. Sao vậy?
Đáp:
- Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ phụng
dưỡng thần thì phí Tán Đường cịn ai nữa?
(Thái phó Tơ Hiến Thành, trích Đại Việt sử lược)
Gợi ý làm bài:
a. Đoạn trích thứ nhất
+ Hai câu đầu là hai câu độc thoại của Kiều.
+ Hai câu sau là hai câu đối thoại của Kiều với đối tượng giao tiếp tưởng là chàng
Kim Trọng lúc này đang ở xa.
b. Đoạn trích thứ hai: lời đối thoại giữa Tơ Hiến Thành với Thái hậu.
Bài 6: Hãy chỉ ra tính cảm xúc trong ngôn ngữ của các nhân vật trong đoạn hội thoại sau.
Qua đoạn hội thoại, nhận xét về tính cách của các nhân vật.
ĐĂM SĂN:
- Ơ diêng ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!
MTAO MXÂY:
- Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang cịn bận ơm vợ hai chúng ta ở trên nhà này
cơ mà.
ĐĂM SĂN:
- Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà
người ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà
của nhà ngươi cho mà xem!
(Sử thi Đăm Săn)
Trang 9
Gợi ý làm bài:
Đăm Săn:
+ Cảm xúc trong ngôn ngữ của Đăm Săn là sự tức giận, nóng nảy thể hiện qua cách
gọi đối phương luôn được điệp lại tới hai lần, các động từ mạnh như “thách”, “bổ”, “hun”
cùng với các câu văn ngắn mang tính ra lệnh (Xuống, diêng!).
+ Qua đó ta thấy được Đăm Săn là người có tính cách vơ cùng bộc trực, quyết liệt và
cũng đầy tự tin.
Mtao Mxây:
+ Cảm xúc trong ngôn ngữ của Mtao Mxây là sự e dè nhưng cũng khoái trá. Cảm xúc
ấy được thể hiện qua từ phủ định “không”, tình thái từ “cơ mà”.
+ Qua đó ta cảm nhận được tính cách của nhân vật này có phần nhút nhát nhưng cũng
rất đểu giả, không đứng đắn.
Bài 7: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS, anh/chị hãy trình bày khái niệm ẩn dụ. Sự liên
hệ giữa vật ẩn dụ và vật được ẩn dụ là gì? Ẩn dụ được hình thành bao nhiêu loại thường
gặp? Đó là những loại ẩn dụ gì?
Gợi ý làm bài:
• Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
• Sự liên hệ giữa vật được ẩn dụ và vật ẩn dụ: sự tương đồng trong đặc điểm, tính
chất, trạng thái của hai sự vật.
• Ẩn dụ gồm bốn loại thường gặp: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất,
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bài 8: Dựa vào kiến thức đã học ở THCS, anh/chị hãy trình bày khái niệm hoán dụ. Sự
liên hệ giữa vật hoán dụ và vật được hốn dụ là gì? Hốn dụ được hình thành bao nhiêu
loại thường gặp? Đó là những loại hốn dụ gì?
Gợi ý làm bài:
• Hốn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
• Sự liên hệ giữa vật hốn dụ và vật được hoán dụ: mối quan hệ gần gũi giữa các sự
vật, hiện tượng, khái niệm với nhau.
Trang 10
• Có bốn loại hốn dụ thường gặp: lấy bộ phận chỉ toàn thể; lấy vật chứa đựng chỉ vật
bị chứa đựng; lấy dấu hiệu chỉ sự vật; lây cái cụ thể chỉ cái trừu tượng.
Bài 9: Anh/chị hãy tìm và phân tích tác dụng của phép ẩn dụ trong các ví dụ sau:
a.
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
b.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
(Đồn thuyền đánh cá, Huy Cận)
c.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý làm bài:
a. Ẩn dụ: “người cha". Tác dụng: Bác Hồ được tác giả ví với “người cha, nhằm khắc sâu
tình cảm u thương, lịng nhân ái bao la của Bác đối với tất cả mọi người, giống như tình
thương ấm áp mà cha dành cho những đứa con của mình.
b. Ẩn dụ: “lái gió”, “"buồm trăng”. Tác dụng: Những hình ảnh ẩn dụ làm tăng thêm sự kì
vĩ, nâng cao tầm vóc của con người và đồn thuyền đánh cá sánh ngang tầm thiên nhiên.
Gió làm lái, trăng làm buồm, con thuyền trở nên khổng lồ vĩ đại, băng băng lướt giữa trời
biển với tốc độ phi thường, tầm vóc phi thường.
c. Ẩn dụ: “mặt trời của mẹ”. Tác dụng: ngầm ví đứa con như mặt trời, tác giả muốn nói
rằng với những người mẹ, đứa con là một điều cao quý, thiêng liêng, là ánh sáng của đời
mẹ như ánh sáng của mặt trời với cây bắp. Hình ảnh ẩn dụ cho thấy tình mẫu tử đầy xúc
động của bà mẹ Tà Ơi.
Bài 10: Anh/chị hãy tìm và phân tích tác dụng của phép hốn dụ trong các ví dụ sau:
a.
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trang 11
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
b.
Xe vẫn chạy vì miễn Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Phạm Tiến Duật)
c.
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.
(Bác ơi, Tố Hữu)
Gợi ý làm bài:
a. Hoán dụ: “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc". Tác dụng: Dù ở bất cứ thời điểm nào, khi tuổi
trẻ tràn đầy sức sống hay khi tuổi già đầu bạc, thì ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn
không bao giờ thay đổi.
b. Hốn dụ: “trái tim". Tác dụng: Đó là trái tim của người lính, trái tim yêu nước, trái tim
mang lý tưởng cao đẹp quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trái tim ấy là
sức mạnh tinh thần của người lính, khơng bom đạn chiến tranh nào có thể lay chuyển được
ý chí vững vàng và lịng u nước của người lính.
c. Hốn dụ “miền Nam” trong câu thơ thứ hai. Tác dụng: Nếu từ “miền Nam” ở câu thứ
nhất là địa danh thì từ “miền Nam" ở câu thứ hai là hoán dụ chỉ nhân dân miền Nam. Phép
hốn dụ nói lên tình cảm kính trọng sâu sắc của toàn thể nhân dân miền Nam đối với vị
cha già của dân tộc.
Bài 11: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
a. Trong ngữ liệu trên, tác giả sử dụng cả biện pháp ẩn dụ và hoán dụ. Anh/chị hãy chỉ ra
đâu là hình ảnh ẩn đụ, đâu là hình ảnh hốn dụ.
b. Phân tích ngắn gọn tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật vừa tìm được.
Gợi ý làm bài:
a. Hình ảnh ẩn dụ: “tràng hoa”. Hình ảnh hốn dụ: “bảy mươi chín mùa xn”.
b. Phân tích tác dụng:
Trang 12
• Hình ảnh dịng người vào lăng viếng Bác được ví như những “tràng hoa" kết lại là
hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho mùa xuân đất trời và cuộc đời hạnh phúc của nhân dân.
Hình ảnh này bày tỏ sự thành kính, lịng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ vì
Bác đã đem lại cuộc đời ấm no cho nhân dân.
• Hình ảnh hốn dụ “bảy mươi chín mùa xuân” chỉ bảy mươi chín tuổi đời của Bác.
Hình ảnh thơ hàm ý: bảy mươi chín mùa xuân của Bác đã mang lại mùa xuân vĩnh cửu cho
dân tộc Việt Nam. Sử dụng hoán dụ “mùa xuân” còn rất phù hợp với ẩn dụ “tràng hoa” đã
có phía trước, càng làm tăng thêm sự biết ơn của nhân dân đối với sự nghiệp vĩ đại của
Bác.
Bài 12: Anh/chị hãy quan sát hai sự vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày, liên tưởng
chúng đến những sự vật có đặc điểm tương đồng hoặc có mối quan hệ gần gũi để viết hai
câu văn, trong đó một câu văn sử dụng phép ẩn dụ, một câu văn sử dụng phép hốn dụ.
Gợi ý làm bài:
• Ẩn dụ: Quả cầu lửa ngùn ngụt bốc cháy trên cao, tỏa ra luồng hơi nóng gay gắt
khiến bầu khơng khí càng trở nên ngột ngạt, bức bách. (Quả cầu lửa = Mặt trời)
• Hốn dụ: Do chấn thương của các tiền đạo ngoại nên Công Phượng, chân sút đến từ
Việt Nam, đã có trận đấu ra mắt đội hình chính của đội bóng. (Chân sút: hốn dụ bộ phận
chỉ tồn thể con người)
Bài 13: Anh/chị hãy sưu tầm 3 ví dụ có sử dụng phép ẩn dụ, 3 ví dụ có sử dụng phép hốn
dụ. Ở mỗi biện pháp, hãy lựa chọn 1 ví dụ em thích nhất và phân tích tác dụng của phép ẩn
dụ, hốn dụ đó.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tìm kiếm ví dụ trong các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
và THPT. Nên lấy ví dụ từ chương trình THCS và lựa chọn phân tích các ví dụ phù hợp.
Chú ý khơng phân tích lại các ngữ liệu đã có ở những bài tập trên.
C. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Định nghĩa
- Dùng lời văn của mình để giới thiệu ngắn gọn các sự việc chính và các nhân vật chính.
Trang 13
- Tóm tắt theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với
nhân vật đó.
2. Mục đích
- Giúp người đọc (nghe) nắm vững tính cách, số phận nhân vật chính.
- Góp phần tìm hiểu, đánh giá các tác phẩm văn học sâu sắc hơn.
3. Yêu cầu
- Trung thành với bản gốc.
- Nếu được những sự việc chính.
- Ngắn gọn, hấp dẫn.
4. Quá trình
- Đọc kĩ văn bản.
- Xác định nhân vật chính.
- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
1. Định nghĩa: Là kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống.
2. Cách làm
- Trước khi trình bày:
+ Tìm hiểu trình độ, u cầu, tâm lí, sở thích của người nghe.
+ Lựa chọn nội dung và lập dàn ý.
- Các bước trình bày:
+ Chào hỏi.
+ Tự giới thiệu.
+ Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
+ Kết thúc và cảm ơn.
3. Yêu cầu: Đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về:
+ Nội dung.
+ Âm thanh.
+ Lời nói.
+ Điệu bộ.
LẬP DÀN Ý VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Trang 14
1. Văn bản thuyết minh
a. Khái niệm: Là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; cung cấp tri
thức về hiện tượng, sự vật bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
b. u cầu:
- Nội dung: khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người.
- Hình thức: trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
c. Phương pháp
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
2. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài:
+ Trình bày các đặc điểm.
+ Giải thích ngun nhân, nguồn gốc, cấu tạo…
+ Liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,… của đối tượng.
+ Nêu công dụng của nó.
- Kết bài: Đánh giá về đối tượng về khả năng, vai trị ứng dụng trong thực tế.
3. Hình thức kết cấu
- Theo trình tự thời gian: theo quá trình hình thành, vận động và phát triển của sự vật.
- Theo trình tự logic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết
quả, chung – riêng...).
- Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
- Theo trình tự khơng gian: theo tổ chức vốn có của nó.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Đánh dấu Đ vào câu trả lời đúng, S vào câu trả lời sai đối với các ý kiến sau:
Ý KIẾN
Văn bản tóm tắt có thể dài hơn văn bản gốc.
ĐÚNG/SAI
Trang 15
Văn bản tóm tắt buộc phải trung thành với văn bản gốc, giữ lại nội dung
tinh thần của văn bản gốc.
Có thể trích dẫn ngun vẹn các câu, các ý trong văn bản gốc.
Nên sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi tóm tắt văn bản tự sự.
Nên sử dụng câu ghép, câu mở rộng thành phần để tóm tắt văn bản.
Có thể chêm xen các ý kiến bình luận, khen chê, đánh giá chủ quan của
người tóm tắt.
Chỉ được tóm tắt theo trình tự diễn biến vốn có của văn bản gốc.
Văn bản tự sự giàu chất trữ tình khơng thể tóm tắt được.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm.
Bài 2: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào?
Hãy tóm tắt truyện theo từng nhân vật chính?
Gợi ý làm bài:
Truyện có 2 nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Xác định ngơi kể: ngơi thứ nhất
Tóm tắt theo nhân vật Sơn Tinh:
+ Nghe tin vua Hùng kén rể và Mị Nương là một cô gái xinh đẹp, ta liền đến cầu hôn.
+ Gặp Thủy Tinh - người ngang tài ngang sức ở vùng biển tới cầu hôn cùng, ta lấy
làm phấn chấn muốn được so tài.
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể, ai mang được lễ vật trước sẽ gả con gái cho. Ta vui
mừng khôn xiết vì những lễ vật đó ta đều có cả.
+ Sáng hơm sau, ta mang đầy đủ sính lễ đến sớm và được rước Mị Nương về.
+ Thủy Tinh đến sau, tức giận, mang quân đuổi đánh ta nhưng cuối cùng thua trận.
+ Không nguôi cơn tức giận, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên để đánh ta
nhưng bằng mưu trí, năm nào ta cũng chiến thắng Thủy Tinh.
Tóm tắt theo nhân vật Thủy Tinh:
+ Nghe tin vua Hùng kén rể và Mị Nương là một cô gái xinh đẹp, ta liền đến cầu hôn.
+ Cuộc kén rể hết sức căng thẳng khi ta gặp một đối thủ không hề thua kém ta. Đó là
Sơn Tinh.
+ Phân vân và khó xử, vua Hùng ra điều kiện kén rể. Ngày mai ai đem sính lễ đến
sớm sẽ được rước Mị Nương về.
Trang 16
+ Ta vô cùng lo lắng và băn khoăn bởi những sính lễ vua muốn ta khơng biết nên phải
tìm ở đâu.
+ Cuối cùng, bằng tấm lòng và khao khát được làm rể vua Hùng ta cũng kiếm đủ sính
lễ để đến cầu hôn.
+ Nhưng tiếc thay, ta là người đến sau nên Mị Nương đã rơi vào tay Sơn Tinh.
+ Ta vô cùng tức giận bởi ta mới là người xứng đáng được làm rể vua Hùng: bởi, cho
dù ta khơng sẵn có những đồ sính lễ vua ban nhưng ta có tấm lịng và sự thật tâm cố gắng.
+ Không chấp nhận sự thua cuộc này, ta đem quân đuổi đánh Sơn Tinh để cướp Mị
Nương nhưng không thành.
+ Nỗi căm giận xâm chiếm tồn bộ tâm trí ta, như một vết dao cứa sâu vào trái tim
không bao giờ lành nên năm nào ta cũng dâng nước đánh Sơn Tinh với khao khát khôn
nguôi là cướp được Mị Nương về. Nhưng, ta vẫn không thể hiểu nổi, năm nào Sơn Tinh
cũng thắng ta.
Bài 3: Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Cho biết trình tự sự việc có thể kể
đảo ngược được khơng? Vì sao?
Gợi ý làm bài:
Một ơng lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả
ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển
năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
+ Lần thứ nhát địi một cái máng mới.
+ Lần thứ hai địi một tồ nhà rộng.
+ Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần thứ tư đòi làm nữ hồng.
+ Lần thứ năm địi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại
tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát
bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
Trình tự kể khơng thể đảo ngược được vì nó được diễn biến theo thời gian và các yêu
cầu của mụ vợ ngày càng tăng dần.
Bài 4: Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Cám.
Gợi ý làm bài:
Trang 17
• Ta với chị Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ mất sớm, rồi cha cũng mất. Chị
Tấm ở với hai mẹ con ta. Vì khơng phải con ruột nên mẹ có phần chiều ta hơn, ta khơng
phải làm gì cả. Trái lại chị Tấm phải làm lụng tất cả.
• Một hơm mẹ ta trao thưởng ai ra đồng bắt được nhiều tôm tép nhất sẽ thưởng cho
cái yếm đỏ. Ta và Tấm vâng lời. Nhưng ta có bao giờ biết bắt tơm tép nên chỉ rong chơi.
Còn chị Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ. Về nhà mà khơng được yếm đỏ thì ta sẽ bẽ mặt
với mẹ ta nên ta liền lừa chị Tấm để đổ hết tôm tép từ giỏ của chị Tấm vào giỏ của ta. Ta
chạy về nhà trước, còn Tấm về sau. Ta được cái yếm đỏ trong niềm sung sướng. Vì thế
Tấm rất buồn nên ơm mặt khóc. Ta cũng không mấy bận tâm nhưng không hiểu sao đột
nhiên ta nghe thấy tiếng Tấm nói chuyện với ai đó mà khơng biết.
• Mẹ con ta khơng bao giờ thích Tấm trị chuyện với ai. Vậy mà hơm nào cũng thấy
Tấm mang cơm ra giếng. Ta bắt gặp hóa ra Tấm mang cơm cho Bống ăn. Tức giận, ta xúi
mẹ lừa Tấm đi chăn trâu cắt cỏ để ở nhà giết thịt Bống cho Tấm khỏi có chỗ bầu bạn.
• Ít lâu sau, nhà vua mở hội, ta háo hức đi trẩy hội với mẹ. Còn Tấm bị mẹ ta cho nhặt
thóc ở nhà để khỏi được đi chơi hội. Thấy thế, ta lấy làm hả hê. Đi chơi hội được lúc nghe
tin, nhà vua muốn tìm người làm hồng hậu. Thử thách của vua rất đơn giản, ai đi vừa
chiếc giày của vua thì sẽ được làm vợ của vua. Ta và mẹ háo hức thử giày nhưng không ai
vừa cả. Bỗng, Tấm ở đâu xuất hiện trong bộ xiêm áo lộng lẫy, cũng ướm thử giày và vừa
chân. Tấm được làm hồng hậu. Mẹ con ta vơ cùng tức tối.
• Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà, mẹ con ta đã tìm cách hại Tấm để Tấm trèo cau rồi
chặt cau cho Tấm chết. Tấm chết, ta vô cùng hả hê vì được làm hồng hậu thay Tấm.
Nhưng, một hôm ta giặt áo cho vua mà con chim Vàng anh ở đâu bay tới nói những lời lẽ
khiến ta vơ cùng tức tối. Nó cịn khiến cho vua mê mẩn không thèm để ý đến ta. Ta liền
giết thịt chim rồi mang lơng chim đổ đi.
• Chỗ lơng chim đổ đi không hiểu sao mọc lên hai cây xoan đào mà hơm nào vua
cũng mắc võng ra đó nằm và quấn quýt không rời. Tức giận, ta sai người chặt cây xoan
đào làm khung cửi.
• Ngồi dệt mà khung cửi cứ phát ra những tiếng đe dọa ta. Tức mình, ta đốt khung cửi
đi và đổ tro ra thật xa kinh thành. Tính kế như vậy nên ta rất n tâm bởi từ đó vua khơng
bần thần như trước mà biết quan tâm tới ta hơn.
Trang 18
• Ta cứ tưởng là cuộc đời ta từ đây sung sướng hạnh phúc và n vị với ngơi hồng
hậu, sẽ khơng bao giờ bị cái bóng của Tấm làm phiền nữa. Ấy vậy mà một thời gian sau,
khi vua đi thị dân bỗng dẫn về một cô gái. Thoạt đầu ta khơng nhận ra nhưng nhìn kĩ và
nghe rõ thì hóa ra là Tấm – Tấm của ngày xưa nhưng nay xinh đẹp gấp bội phần. Nhất là,
Tấm giờ đây lại sánh bước cùng nhà vua. Ta vô cùng tức giận và ganh ghét. Ta muốn biết
vì sao Tấm được sống lại mà còn xinh đẹp hơn xưa nhưng không ngờ Tấm đã dùng mưu
để hại lại ta.
Bài 5: Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?
A. Bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ nhận thức của mình về một vấn đề nào đó.
B. Thuyết phục người khác cảm thơng và đồng tình với mình về một vấn đề đó.
C. Giới thiệu một vấn đề nào đó.
D. A và B.
Gợi ý làm bài:
Đáp án D.
Bài 6: Nối cột A và cột B
Cột A
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Gợi ý làm bài:
Cột B
Kết thúc và cảm ơn
Trình bày nội dung chính
Lập dàn ý
Chào hỏi và tự giới thiệu
Chọn vấn đề trình bày
Học sinh tự làm…
Bài 7: Tìm những phần trong quá trình trình bày một vấn đề của bài viết sau:
Kính thưa Thầy/ cơ Hiệu trưởng,
Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên 6. Năm lớp 5 con là học sinh
5M2, trường Marie Curie, Hà Nội.
Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng, nhà trường thường cho các lớp thả bóng
bay lên trời. Sau những thơng tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ cao su tự
nhiên, latex, vải nilon,... Và ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn
tới cái chết ạ.
Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hơm khai
giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được khơng ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp:
Trang 19
THẢ BÓNG BAY LÊN TRỜI: BAY CAO ƯỚC MƠ CỦA CÁC HỌC SINH – GIẾT ƯỚC
MƠ CỦA BAO CHÚ CHIM VÀ RÙA BIỂN.
Hiện nay, chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con
rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.
Con xin chân thành cảm ơn.
(Nguyễn Nguyệt Linh, Học sinh Trường Marie Curie, Hà Nội)
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm.
Bài 8: Chuẩn bị trình bày cho vấn đề sau:
Trước cuộc họp phụ huynh lớp, anh/chị thay mặt các bạn trong lớp đứng lên trình bày với
GVCN và toàn thể phụ huynh lớp về vấn đề xin tài trợ cho đội bóng của lớp trong mùa
giải tới.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm.
Bài 9: Chuẩn bị một bài hùng biện bằng tiếng Anh về vai trò, tầm quan trọng của việc học
tiếng Anh (có thể chuẩn bị bằng powerpoint, clip, tranh ảnh... kết hợp với thuyết trình).
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm.
Bài 10: Nhận diện hình thức kết cấu của các văn bản thuyết minh sau:
a.
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng
tham lam tàn bạo. Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà
Tây cũ nay là Hà Nội) có hai chị em là Trưng Trắc và Trinh Nhị. Sinh ra và lớn lên trong
cảnh nước mất nhà tan, hai chị em sớm có lịng căm thù qn xâm lược. Trưng Trắc cùng
chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách
bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nhà, trả
thù nước.
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ nay là Hà Nội) Hai Bà
Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa
quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu
Trang 20
(Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đơ hộ. Bị đánh bất ngờ, quân Hán
không dám chống cự, bỏ hết của cải vũ khí, lo chạy tháo thân. Tơ Định sợ hãi đã cắt tóc,
cạo râu, mặc giả thường dân, lẫn vào đám tàn quân về Trung Quốc.
Trong vịng khơng đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hồn tồn thắng lợi.
Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngồi đơ hộ (từ 1790 tr.CN đến năm 40), lần
đầu tiên ta đã giành và giữ được độc lập hơn ba năm.
(Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4)
b.
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của
thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm
hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp
Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thây tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục
Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700
năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc
Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen
tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc
biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Lịch sử:
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tơng
(Đại Việt sử ký tồn thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1972, Tl, tr.234)
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể
coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con
vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng
và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuắt sắc.
Đời Trần Minh Tơng, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám nghiệp (tương
đương hiệu trưởng) và là thầy dạy trực tiếp của các hồng tử. Năm 1370 ơng mất, được
vua Trần Nghệ Tơng cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho
giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người
thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện
Trang 21
được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12
khoa thi cao cấp, (Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần,
đúng 12 khoa thi).
Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, khơng phải bia đã
dựng thì vĩnh tồn, khơng hư hỏng, khơng mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại
lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717, Vĩnh Thịnh năm thứ 13).
Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù khơng cịn giữ được đủ
bia, nhà bia Trường Giám đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị
và tư liệu lịch sử quý báu.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao
cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn. Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đã là
Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ
tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà khai thánh để thờ cha
mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm nó sập căn nhà, chỉ cịn cái nền với hai
cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng
thời với quần thể các cơng trình cịn lại.
Kiến trúc:
Nhà Thái học sinh đời Lý – Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo cứu được, vì các tư
liệu lịch sử đã bị quân Minh khi xâm chiếm nước ta đốt hoặc đưa hết về Yên Kinh, tức Bắc
Kinh ngày nay.
Tuy nhiên, nhà Thái học sinh thời nhà Lê đã được Lê Quý Đơn miêu tả trong “Kiến
văn tiểu lục” thì: “Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đơng. Nhà
giảng dạy ở phía đơng và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba
dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người”. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến
trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch
Bát Tràng.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp
theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê
Trang 22
hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn,
kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ.
Giữa hồ có gị Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngồi cơng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mà”, xung quanh khu vực xây
tường cao bao quanh, cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Mơn”
kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vục rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và
cổng đi lại liên hệ với nhau:
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Mơn đi đến cổng Đại Trung Mơn, hai
bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mơn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn
Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là cơng trình kiến trúc
tuy khơng đồ sộ song tỷ lệ hài hoà và đẹp mắt. [...]
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời, có hình
vng. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị
thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ Bia đặt trên lưng một
con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779 (có tài
liệu cho rằng 1484 - 1780), chia đều cho hai khu tả hữu. [...]
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm ba cơng trình
lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tồ ngồi nhà là Bái đường, tịa trong là Thượng
cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khi thánh,
thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm
2000. [...]
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu
tượng của thành phố Hà Nội.
Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã
được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu
Trang 23
thế giới trên phạm vi tồn cầu. Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc
Việt Nam.
(Theo Quốc Vân, 36 Kiến trúc Hà Nội, 2010)
c.
THẦN CHẾT MANG TÊN BẢY SẮC CẦU VỒNG
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên đường chuyển
quân của bộ đội ta, máy bay Mĩ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó có 42 triệu
lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang
toàn tên những màu sắc đẹp của cầu vồng: xanh, hồng, tía, da cam..
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá hủy hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mịn và khơ cằn
đất, diệt chủng nhiều lồi mng thú, gây thảm họa mơi trường vơ cùng khóc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhât mà chất độc màu da cam gây ra là hậu quả đối với con
người. Sau hơn ba mươi năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong
chính cơ thể con người, gây ra những bệnh hiểm nghèo cho người nhiễm độc và con cái
họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh... Ước
tính cả nước hiện có khoảng 70 000 người lớn và từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn
nhân của chất độc màu da cam. Đó là chưa kể nhiều em bé mất từ trong bụng mẹ hoặc
mất ngay lúc mới sinh, chưa kịp sống trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
(Theo tạp chí Tia sáng)
d.
VỊNH HẠ LONG BỨC TRANH TUYỆT ĐẸP CỦA THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 Vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây là sự kết hợp hài hòa,
tinh tế giữa không gian rộng lớn của bầu trời, cái mênh mang, bao la của sông nước là
phông nền cho hàng nghìn đảo đá tạo nên một chấm phá nghệ thuật tuyệt diệu. Một rừng
đảo đá với những hình thù khác nhau như có bàn tay sắp đặt cố tình của tạo hố khơi gợi
trí tưởng tượng vơ hạn của con người.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ,
phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà. Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long có thể nói như một bức tranh
đa dạng mn màu, sự đa dạng ấy được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Vẻ đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ ba yếu tố: Đá, nước và bầu trời.
Với hàng nghìn đảo đá lớn, nhỏ mọc lên từ mặt nước xanh ngọc biếc tạo ra một bức tranh
Trang 24
thủy mặc khổng lồ. Đây là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có
nước nào trên thế giới có được.
Các đảo đá Vịnh Hạ Long không đơn điệu, buồn tẻ mà là một thế giới sống động. Đảo
giống như đôi gà hướng mỏ vào nhau (hịn Gà Chọi), đảo giống ơng già đang ngồi trầm
ngâm câu cá (hòn Lã Vọng), hay như một chiếc lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi
như để cúng tế trời đất (hòn Đỉnh Hương)... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những
hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như như Hang Đầu Gỗ gợi cảm
giác chống ngợp với những nhũ đá mn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền
đài hoành tráng, mỹ lệ, Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ với nhũ đá mang nhiều hình hài
khác nhau... mỗi hang đều có những vẻ đẹp độc đáo riêng làm mê lịng người.
Trong số những hang động “quyền rũ” ấy, đề lại ấn tượng sâu sắc nhất là Động Tam
Cung. Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách Động Sửng Sốt 5 km về hướng Đông
Bắc. Động dài 8m, rộng 5m, cao 4m, được chia làm ba ngăn, luồn lách qua từng khe đá.
Vẻ đẹp của Hạ Long đặc biệt ở chỗ tất cả đều là tự nhiên chứ không hề có sự can thiệp
của con người, hơn nữa trên các đảo đá lại vắng bóng con người. Điều này tạo cho Vịnh
Hạ Long vẫn giữ được vẻ hoang sơ mà quyến rũ, biển Vịnh Hạ Long muôn đời vẫn một
màu xanh biếc, chảy êm đềm, và vững bền mãi theo thời gian.
Địa danh duy nhất hai lần được tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1
trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Với những giá trị độc nhất vơ nhị đó, Vịnh Hạ
Long đã vượt qua hơn 400 kỷ quan từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thỗ, lọt vào Top 7 kỳ
quan thiên nhiên mới của thế giới. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về
giá trị thẩm mỹ (1994) và về địa chất, địa mạo năm 2010. Tiếp bước những thành cơng
đó, Vịnh Hạ Long được vinh danh là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới thế giới năm
2012.
Ngoài vẻ đẹp của du lịch Hạ Long thiên nhiên huyền ảo đến quyến rũ, đắm say lòng
người, Tuần Châu cũng được du khách chọn là điểm đến lý tưởng khi đi du lịch Hạ Long –
Tuần Châu.
( />Gợi ý làm bài:
• Văn bản a thuyết minh theo trình tự thời gian
Trang 25