Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chuyên đề 8 ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ 8
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhắc lại về tác giả Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục và đặc điểm truyện truyền kì.
+ Làm rõ phẩm chất dũng cảm kiên cường, ý chí của nhân vật, đại diện cho trí thức
người Việt.
+ Trình bày đặc điểm, phương pháp văn thuyết minh.
+ Khẳng định rõ những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt.
 Kĩ năng
+ Tóm tắt truyện bằng lời văn hoặc sơ đồ.
+ Tìm hiểu nhân vật truyện truyền kì qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình, ngơn ngữ,
hành động.
+ Viết đoạn văn thuyết minh về truyện.
+ Tóm tắt được văn bản thuyết minh.
+ Phác thảo dàn ý và tạo lập văn bản thuyết minh.
+ Sử dụng tiếng Việt đúng ngữ âm, từ vựng, phong cách để đạt hiệu quả giao tiếp.

Trang 1


A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – trích
Truyền kì mạn lục¸ Nguyễn Dữ)
1. TRUYỀN KÌ MẠN LỤC
a. Tác giả
- Quê quán: Thanh Miện, Hải Dương.
- Xuất thân: Gia đình khoa bảng từng đi thi, làm quan sau lui về ở ẩn.
- Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục.
b. Tác phẩm
- Thể loại truyền kì, viết bằng chữ Hán.


- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI, gồm 20 truyện.
- Giàu giá trị hiện thực và nhân đạo, được khen tặng là “thiên cổ kì bút”.
2. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
a. Ngô Tử Văn
- Giới thiệu: Người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng chịu được, vùng Bắc
người ta vẫn khen là một người cương trực”.
- Biểu hiện của tính khảng khái, cương trực:
+ Tức giận trước việc hung yêu tác quái của hồn ma tên Bách hộ, châm lửa đốt đền tà.
+ Điềm nhiên không sợ hãi trước những lời đe dọa của hồn ma tên Bách hộ.
+ Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa và cảnh địa ngục.
+ Cứng cỏi bảo vệ chân lí trước Diêm Vương.
- Kết quả cuộc đấu tranh:
+ Chiến thắng, hồn ma tên tướng giặc đem lại cuộc sống yên lành cho nhân dân, trừng
trị tên tướng giặc.
+ Tử Văn được tiến cử làm quan phán sự đền Tản Viên.
b. Nội dung
- Ngợi ca nhân vật Ngô Tử Văn khẳng khái, cương trực.
- Phê phán, hiện thực bất công, kẻ ác lộng hành, thánh thần nhận đút lót, bao che cái xấu;
quan lại quan liêu…
- Khẳng định niềm tin vào cơng lí, chính nghĩa thắng gian tà.
Trang 2


- Củng cố lịng chính nghĩa, tự hào về người trí thức Việt.
c. Nghệ thuật
- Truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lơ gic, thắt mở nút hợp lí.
- Nhiều yếu tố kì ảo: chuyện thần, chuyện người, chuyện ma, thế giới thực và ảo đan cài…
tạo nên sự hấp dẫn.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Vì sao Ngơ Tử Văn đốt đền? Chàng đã làm việc đó như thế nào? Anh/ chị suy nghĩ

gì về hành động đốt đền của Ngơ Tử Văn?
Gợi ý làm bài:
• Ngơ Tử Văn đốt đền vì: tức giận, khơng chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái, làm
hại dân lành.


Hành động của Tử Văn: tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.

→ Hành động của Tử Văn cẩn trọng, cơng khai, đàng hồng, quyết liệt. Chàng tin hành
động của mình là vì chính nghĩa và mong trời chứng giám.
→ Hành động của Tử Văn cho thấy sự khảng khái, cương trực, dũng cảm của một kẻ sĩ vì
dân trừ tà, không ngại hiểm nguy.
Bài 2: Hồn tên tướng giặc đã làm những việc gì? Tại sao hắn có thể tác oai tác quái cho
dân và kiện Tử Văn dưới Minh ti? Hình ảnh tịa án ở cõi âm theo anh/ chị có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài:
Hồn ma tên tướng giặc đã làm nhiều việc xấu:
+ Cướp đền của Thổ công, giả mạo Thổ thần.
+ Làm hại dân chúng.
+ Đe dọa Tử Văn.
+ Kiện và vu oan cho Tử Văn dưới Minh ti.
Hắn có thể làm được những việc đó vì:
+ Các đền miếu xung quanh ăn của đút nên bao che.
+ Diêm Vương quan liêu, không sâu sát tình hình nên khơng biết.
Hình ảnh tịa án ở cõi âm gợi nhiều suy nghĩ:
+ Thể hiện niềm tin của người xưa: bên cạnh cõi trần cịn có cõi âm, nơi con người sẽ
phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi cịn sống.

Trang 3



+ Cơng lí nếu khơng thực hiện ở cõi trần sẽ được thực thi ở cõi âm. Thể hiện niềm tin
vào công lý của người xưa.
+ Khuyên con người nên sống ngay thẳng, lương thiện, tránh làm điều xấu, điều ác.
Bài 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về chức quan phán sự? Việc Ngô Tử Văn nhận chức quan
này ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài:
Chức quan phán sự: là chức quan coi việc xử án ngày xưa. Người giữ chức vụ này đại
diện cho nhà nước để thực thi cơng lí. Ngơ Tử Văn nhận chức này vì chàng đã dũng cảm
bảo vệ cơng lí và chính nghĩa.
Ý nghĩa của việc Tử Văn nhận chức quan phán sự:
+ Là phần thưởng xứng đáng cho người ngay thẳng, dám đấu tranh bảo vệ cơng lí.
+ Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác.
+ Mong muốn của nhân dân: có một vị quan thanh liêm, chính trực, đứng về lẽ phải và
nhân dân, bảo vệ nhân dân.
Bài 4: Nêu ý nghĩa phê phán và chủ đề của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Gợi ý làm bài:
Ý nghĩa phê phán và chủ đề truyện: dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
1. Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt
a. Ngữ âm, chữ viết
- Phát âm theo chuẩn tiếng Việt.
- Viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả.
b. Từ ngữ
- Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Việt.
- Dùng từ chính xác, đúng mục đích.
c. Ngữ pháp
- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.

- Cần liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn văn, đảm bảo sự mạch lạc, thống nhất.
Trang 4


d. Phong cách ngơn ngữ: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng
phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
- Khi nói hoặc viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực, mà cần
sử dụng một cách sáng tạo.
- Cần có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu
từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn những yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp hằng ngày?
Gợi ý làm bài:
Những yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày:
+ Về ngữ âm và chữ viết: cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết đúng
theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
+ Về từ ngữ: cần dùng từ đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của
chúng trong tiếng Việt.
+ Về ngữ pháp: cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng
các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp; cần liên kết câu văn trong đoạn văn,
đoạn văn trong văn bản chặt chẽ, mạch lạc, thống nhất.
+ Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng, chuẩn mực
trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Bài 2: Anh/chị hãy trình bày một số cách thức sử dụng tiếng Việt có khả năng đạt hiệu quả
cao trong giao tiếp hằng ngày. Lấy ví dụ minh họa cho một cách thức bất kì và phân tích
ngắn gọn hiệu quả của cách thức đó.
Gợi ý làm bài:
Để sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong giao tiếp hàng ngày, người nói có thể lựa

chọn những cách thức như sau:
+ Sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo, phù hợp với hồn cảnh, khơng rập khn
cứng nhắc.
+ Chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung của ngôn ngữ tiếng
Việt cũng như hoàn cảnh giao tiếp.
Trang 5


+ Vận dụng khéo léo các phép tu từ, biện pháp nghệ thuật.

Phân tích ví dụ mẫu: Thay vì nói “Bác ơi, sao trông bác trẻ hơn so với tuổi vậy?”, có
thể nói “Bác ơi, dường như thời gian đang có bước lùi trên gương mặt của bác thì phải?”
→ Sử dụng cụm từ “thời gian đang có bước lùi” như một phép ẩn dụ để diễn tả khéo léo sự
trẻ trung của gương mặt, đồng thời có khả năng gây thú vị cho người nghe.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng đời nào tình thương u và lịng kính mến mẹ tơi lại bị những rắp tâm tanh bẩn
xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm rịng mẹ tơi khơng gửi cho tơi lấy một lá thư, nhắn
người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)
a. Trong đoạn trích trên, bé Hồng đã nghĩ đến và nói về một đối tượng. Đối tượng ấy là ai?
b. Anh/chị hãy lí giải vì sao cùng một đối tượng, nhưng trong suy nghĩ và lời nói của bé
Hồng, đối tượng ấy lại được tác giả thể hiện bằng hai đại từ khác nhau?
c. Việc sử dụng từ ngữ trong lời nói như vậy thuộc về tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám 1945?
Gợi ý làm bài:
a. Trong đoạn trích trên, chú bé Hồng đã nghĩ và nói đến một đối tượng duy nhất: đó là
người mẹ của em.
b. Cùng đề cập đến một đối tượng duy nhất - người mẹ của chú bé Hồng, song ở sự suy

nghĩ và lời nói của nhân vật, chúng ta bắt gặp hai đại từ khác nhau là “mẹ” (trong suy
nghĩ) và “mợ” (trong lời nói).
Lí giải ngun nhân:
+ Tác giả dùng từ “mẹ” khi chú bé Hồng suy nghĩ vì những câu văn trên đóng vai trị
câu văn dẫn truyện, với đối tượng hướng đến là người đọc toàn dân. Tác giả sử dụng từ
ngữ toàn dân “mẹ” trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý.
+ Tuy nhiên, khi chú bé Hồng phát ngôn, tác giả để chú bé gọi “mẹ” là “mợ”. Xem xét
đến hoàn cảnh của nhân vật, đây là cách xưng hô đặc biệt của các gia đình sống trong giới
thượng lưu thời kì Pháp thuộc. Hồng sinh trưởng trong một gia đình như vậy nên chú bé bị
ảnh hưởng bởi cách xưng hơ kể trên. Hơn nữa, đối tượng mà lời nói của Hồng hướng đến
Trang 6


ở đây là bà cô - một người cũng thuộc tầng lớp thượng lưu. Vì vậy, việc tác giả để Hồng
dùng từ “mợ” khi nói chuyện với bà cơ cho thấy sự đặc biệt trong cách xưng hô của một
tầng lớp trong xã hội cũ.
c. Trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tầng lớp thượng lưu thị thành Việt
Nam thường có cách xưng hơ đặc biệt kể trên. Họ gọi “cha” là “cậu”, “mẹ” là “mợ”.
Chúng được gọi là các biệt ngữ xã hội, phổ biến trong một tầng lớp nào đó trong xã hội?
Bài 4: Việc kết hợp âm điệu ngữ âm tiếng Việt (thanh bằng/ trắc) trong các câu thơ sau có
tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?
a.
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Nhị hồ, Xn Diệu)
b.
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hơ mê chơi quên quê hương.
(Thăm mả cũ bên đường, Tản Đà)
Gợi ý làm bài:

Phân tích tác dụng của việc kết hợp ngữ âm:
a.
• Hai câu thơ trong được nhà thơ tạo nên hồn tồn bằng các thành bằng (các âm tiết
có dấu là dấu huyền hoặc khơng có dấu).
• Tác dụng: làm gia tăng cảm giác về sự bồng bềnh, nhẹ trôi, hững hờ của sương và
trăng (câu 1); đồng thời khiến độc giả cảm nhận rõ ràng hơn tâm trạng chơi vơi, chênh
vênh của lòng người trong giây phút tương tư cùng thiên nhiên (câu 2).
b.
• Câu thơ 1 kết hợp giữa hai âm tiết có thanh bằng (tài/ cao) và năm âm tiết có thanh
trắc (phận/ thấp/ chí khí/ uất). Chúng ta bắt gặp sự đối lập tương phản mạnh mẽ giữa tài
năng và thân phận, dẫn tới bi kịch “bất đắc chí”. Âm điệu câu thơ càng về cuối càng trở
nên trúc trắc, dồn nén như sự thất vọng, bế tắc của con người mang hùng tâm tráng chí.
• Câu thơ 2 có bảy âm tiết, đều là những thanh bằng. Trong đó số âm tiết khơng dấu
chiếm phần lớn (sáu âm tiết). Việc kết hợp ngữ âm như vậy tạo cảm giác bao la, mênh
Trang 7


mông của thế giới “giang hồ”, đồng thời cho thấy tinh thần tự do, phóng khống, có chút
kiêu bạc bất cần của kẻ tự nhận mình là “giang hồ”.
Bài 5: Các câu văn sau đây mắc lỗi dùng từ như thế nào? Hãy chữa lại cho đúng.
a. Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại là một chân
dung đang hình thành.
b. Anh ta là một yếu nhân: hễ thời tiết thay đổi là anh ta lại hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng.
c. Đứng trước nòng súng quân thù, người chiến sĩ ấy vẫn nghênh ngang cho đến tận giờ
phút chót lọt.
d. Ông lão được các cơ quan nhà nước mời đến trụ sở để truy tặng huân chương cho những
cống hiến to lớn của ông lão trong cuộc kháng chiến.
Gợi ý làm bài:
a. Câu này thừa từ “chân dung” (vì trước đó đã có từ “diện mạo” tương đồng về nét nghĩa).
Chữa lại: Diện mạo của một nền văn học Việt Nam giàu tính truyền thống và hiện đại

đang hình thành.
b. Câu này đề cập đến sự yếu ớt, yếu đuối của “anh ta”, nhưng lại dùng sai ý nghĩa của từ
“yếu nhân” (nghĩa là “người quan trọng”).
Chữa lại: Anh ta là một người yếu ớt: hễ thời tiết thay đổi là anh ta lại hắt hơi, số mũi,
ho húng hắng.
c. Câu này có hai lỗi dùng từ sai:
• Phải là “hiên ngang” (chỉ sự bất khuất) chứ không phải “nghênh ngang” (chỉ sự
ngơng nghênh, phách lối, hách dịch).
• Phải là “phút chót” (phút cuối cùng) chứ khơng phải “phút chót lọt” (“chót lọt" vừa
sai về chính tả - “trót lọt”, vừa khơng có ý nghĩa).
Chữa lại: Đứng trước nịng súng quân thù, người chiến sĩ ấy vẫn hiên ngang cho đến
tận giờ phút chót.
d. Câu này có hai lỗi:
• Lỗi dùng từ sai: phải là “trao tặng” chứ không phải “truy tặng”. Từ “truy tặng” được
sử dụng khi người được nhận giải thưởng đã qua đời. Tuy nhiên trong câu văn, chúng ta
biết “ơng lão” vẫn cịn sống và được cơ quan mời đến dự lễ trao huân chương.
• Lỗi lặp từ: lặp “ông lão” ở phần sau (không cần thiết vì người nghe đều hiểu ơng lão
được trao thưởng vì những cống hiến của chính ơng chứ khơng phải của ai khác).
Trang 8


Chữa lại: Ông lão được các cơ quan nhà nước mời đến trụ sở để trao tặng huân chương
cho những cống hiến to lớn trong cuộc kháng chiến.
Bài 6: Trong Truyện Kiều, khi miêu tả về nhân vật Thúy Vân, Nguyễn Du đã viết: “Mây
thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Khi miêu tả về nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du lại
viết: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
a. Anh/chị hãy chỉ ra sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du khi miêu tả
về hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều.
b. Anh/chị hãy cho biết sự khác biệt trên đây có tác dụng gì trong việc biểu đạt ý đồ của
tác giả?

Gợi ý làm bài:
a. Sự khác biệt của Nguyễn Du trong cách dùng từ khi miêu tả về chị em Thúy Kiều:
• Miêu tả Thúy Vân: tác giả dùng động từ “thua”, “nhường” phía sau những danh từ
chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên (“mây”, “tuyết”).
• Miêu tả Thúy Kiều: tác giả dùng động từ “ghen”, “hờn” phía sau những danh từ chỉ
vẻ đẹp của thiên nhiên (“hoa”, “liễu”).
• Xét về mức độ: cả bốn động từ đều khẳng định vẻ đẹp của hai nhân vật đều có phần
hơn so với thiên nhiên. Nhưng “thua”, “nhường” không thể hiện sự ghen tuông, đố kị; cịn
“hờn”, “ghen” cho thấy thái độ ghen tng, đố kị đã xuất hiện, thậm chí ở mức độ gay gắt.
b. Tác dụng: các động từ nêu trên đều có tính chất dự báo phong phú về số phận của hai
nhân vật.
• Thúy Vân mang vẻ đẹp hài hịa, được thiên nhiên chịu thua, nhường nhịn. Cuộc đời
nàng được dự báo sẽ êm đềm, bình n.
• Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, vượt trội so với thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải
ghen tuông, đố kị, giận hờn. Cuộc đời nàng được dự báo sẽ khó khăn, gian khổ và gặp
nhiều sóng gió tai ương.
Bài 7: Các câu văn sau đây mắc lỗi ngữ pháp như thế nào? Hãy chữa lại cho đúng.
a. Qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy đã nêu cao bài học về
mốii quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
b. Bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, trên hết là tình
yêu nước nồng nàn và lịng tự hào trước chiến cơng vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.
Trang 9


c. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có
ý đồ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ.
d. Trải qua bao cuộc bể dâu của thời đại loạn lạc, người nghệ sĩ Nguyễn Du, một trái tim
lớn với tình yêu thương bao la dành cho thập loại chúng sinh trong bể khổ.
Gợi ý làm bài:

a. Câu này thiếu chủ ngữ.
Chữa lại: Qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân
gian đã nêu cao bài học về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
b. Câu này thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Chữa lại: Bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, trên hết
là tình u nước nồng nàn và lịng tự hào trước chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã để lại trong kho tàng văn chương Việt Nam một áng văn chính
luận bất hủ: “Bình Ngơ đại cáo”.
c. Câu này thiếu chủ ngữ.
Chữa lại: Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, ta thường cầm sách
than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ.
d. Câu này thiếu vị ngữ.
Chữa lại: Trải qua bao cuộc bể dâu của thời đại loạn lạc, người nghệ sĩ Nguyễn Du, một
trái tim lớn với tình yêu thương bao la dành cho thập loại chúng sinh trong bể khổ, đã cất
cao tiếng nói xót thương những số phận bất hạnh qua các sáng tác văn học, bằng cả chữ
Hán lẫn chữ Nơm.
C. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. u cầu
- Khơng rời xa mục đích thuyết minh.
- Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của các sự vật.
- Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.
2. Phương pháp
- Phương pháp nêu định nghĩa.
- Phương pháp so sánh.
Trang 10


- Phương pháp phân loại.

- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp chú thích.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp dùng số liệu.
VIẾT ĐOẠN VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Cấu trúc
- Mở đoạn.
- Thân đoạn.
- Kết đoạn.
2. Trình tự: Thời gian, Khơng gian, Phản bác – chứng minh.
3. Yêu cầu
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
- Có đủ tri thức cần thiết và chuẩn xác.
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
- Vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương pháp thuyết minh và diễn đạt.
TĨM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục đích
- Hiểu, ghi nhớ nội dung cơ bản của bài văn.
- Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh và văn bản đó.
2. Yêu cầu
- Ngắn gọn, rành mạch.
- Sát với nội dung văn bản gốc.
3. Cách làm

Trang 11


Viết


Tóm tắt các ý để hình thành văn
bản ttoms tắt

Tìm bố cục văn bản

Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh

Xác định mục đích, u cầu tóm tắt

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH (Học sinh tự hệ thống lại kiến
thức đã học)
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Các văn bản thuyết minh sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
a. Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh
dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên ngôn, một sự kiện để mọi
người cùng biết. Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua
truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa của một sự kiện
trọng đại, có tính chất quốc gia. Cáo có thể được viết bằng văn xi hay văn vần nhưng
phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, khơng có vần hoặc có vần, thường có đối, câu
dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện,
do đó lời lẽ đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
(Ngữ văn 10, tập hai)
Trang 12


b. Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và
33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Nhằm tăng
cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói
thuốc lá nơi cơng cộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005 NĐ-CP, ngày 06 tháng

4 năm 2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng
họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến
cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi cơng cộng khác có
quy định cấm.
- Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi. Thiết thực thực hiện nếp sống văn
minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực
hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá.
Khơng hút thuốc lá nơi có trẻ em và người già, nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi
công cộng.
Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá: Cơ thể sẽ khơng cịn tích luỹ chất độc, loại trừ
nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm
50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ
mắc bệnh ung thư phổi.
( />c. Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải
Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn
Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học
sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ (ngang Tể tướng) Trần
Nguyên Đán.
Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai
truyền thống lớn: yêu nước, văn hóa, văn học.
Gợi ý làm bài:
a. Các phương pháp thuyết minh của văn bản:

Trang 13


• Phương pháp định nghĩa: Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc, thường
được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên

ngôn, một sự kiện để mọi người cùng biết.
• Phương pháp phân loại: Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách
của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa của một sự
kiện trọng đại, có tính chất quốc gia. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần
nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, khơng có vần hoặc có vần, thường có
đối, câu dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai về đối nhau.
• Phương pháp so sánh: Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ đanh
thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
b. Các phương pháp thuyết minh của văn bản:
• Phương pháp dùng số liệu:
+ Ở nước ta, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá
và 33 triệu người khơng hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động
+ Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi
bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
• Phương pháp nêu ví dụ: Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005 NĐ-CP, ngày
06 tháng 4 năm 2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, theo đó sẽ phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây...
• Phương pháp liệt kê: Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát,
rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga,
bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thơng cơng cộng hoặc ở những nơi
cơng cộng khác có quy định cấm.
c. Phương pháp thuyết minh của văn bản: Phương pháp chú thích. Thể hiện ở việc tác giả
chú thích về các địa danh, khái niệm trong dấu ngoặc đơn.
Bài 2: Thêm những thông tin bổ sung vào những chỗ trống sau:
a. Nguyễn Trãi...(1)... là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán
và chữ Nơm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ơng để lại một khối lượng sáng tác lớn
với nhiều tác phẩm có giá trị.
Trang 14



Ông có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Hán có giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn...(2)... Sáng
tác chữ Nôm có Quốc âm thi tập...(3)... viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục
ngơn (sáu chữ). Ngồi sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí...(4)...
Sau thảm họa tru di tam tộc...(5)..., tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị thiêu
hủy nhiều. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh sưu tập lại trước tác của ông và phải
đến thể kỉ XIX, tác phẩm của Nguyễn Trãi mới được sưu tầm tương đối đầy đủ. Tuy nhiên,
di sản văn học Nguyễn Trãi cịn đến ngày nay chắc chắn chưa phải là tồn bộ sự nghiệp
văn học vĩ đại của ông.
b. Nhắc đến số 7, chúng ta có thể kể ngay đến những sự trùng hợp ấn tượng mà cả thế giới
đều biết như: âm nhạc có 7 nốt, cầu vồng có 7 sắc, 1 tuần có 7 ngày, thế giới có 7 châu lục,
cuốn sách nổi tiếng nhất của Stephan Covey có tựa đề “7 Thói quen của Người thành đạt,
từ Thành cơng trong tiếng Anh SUCCESS có 7 chữ cái và Văn minh nhân loại có 7 kỳ
quan”.
Đó là những điều ai cũng biết nhưng có rất nhiều sự thật thú vị về số 7 mà khơng phải ai
cũng biết:
+ Lồi người có 7 giai đoạn tiến hố và con người có 7 cái lỗ trên mặt...(1)... cùng với
7 trạng thái tinh thần khác nhau (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục - mừng, giận, thương, ghét, buồn,
vui, muốn).
+ Đức Chúa Trời đã mất 7 ngày để tạo ra vũ trụ. Eva cũng được tạo ra từ xương sườn
thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày ...(2)...(ngày đầu tiên của
Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).
+ Bảy thứ quý báu nhất với con người (thất bảo):...(3)...
+ Có 7 vị chính: ...(4)...
+ Có 7 loại qn trên bàn cờ:...(5)....
+ Hàng năm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày...(6)....
+ Lồi người sáng tạo ra 7 loại hình nghệ thuật cơ bản trong suốt thời kỳ lịch sử phát
triển của mình:...(7)... Chính bởi thế mà điện ảnh cịn được gọi là môn nghệ thuật thứ bảy.
+ Bảy thiên thể mà mắt thường có thể nhìn thấy trong Hệ Mặt Trời là:....(8)....
+ Bảy thiên thể này tương ứng với bảy ngày trong tuần là: Sunday - Chủ nhật,

Monday - Thứ hai, (tiếng Pháp) Mardi - Thứ ba, (tiếng Pháp) Mercredi - Thứ tư, (tiếng
Pháp) Jeudi - Thứ năm, (Pháp) Vendredi - Thứ sáu, Saturday - Thứ bảy.
Trang 15


+ “Cơn sốt số 7” trên thế giới vào thứ 7 ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007. Hơm đó: 7
kỳ quan của thế giới mới được công bố tại Lisbon (Bồ Đào Nha), chương trình hịa nhạc
“Live Earth” diễn ra tại 7 châu lục, hàng chục ngàn cặp tình nhân tổ chức hơn lễ với những
tiêu chuẩn “hồn hảo” như 7 phù dâu, 7 phù rể, bánh 7 tầng, hoa 7 loại, tiệc 7 món,...
Gợi ý làm bài:
a.
(1) (1380 - 1442)
(2) Qn trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo, Ức Trai thi tập, Lam Sơn thực lục...
(3) (254 bài)
(4) - Một bộ sách địa lí cổ nhất của Việt Nam
(5) (1442)/ (vụ án Lệ Chi viên).
b.
(1) (2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và một cái miệng)
(2) 7/10
(3) vàng bạc, ngọc, hổ phách, mã não, xà cừ, san hô, lưu ly
(4) chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng
(5) tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
(6) 7 tháng 7 âm lịch.
(7) Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Múa, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh.
Bài 3: Sắp xếp các ý sau thành một dàn ý hoàn chỉnh về văn bản thuyết minh ngày Tết cổ
truyền của dân tộc và cho biết mỗi luận điểm nên sử dụng những phương pháp thuyết
minh nào?
• Do cách tính lịch âm của người Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết
Nguyên đán của người Việt Nam khơng hồn tồn trùng với Tết của người Trung Quốc và
các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

• Theo như văn hóa phương Đơng thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho
sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng.
• Tết Ngun đán - hay cịn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết
năm mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Ngun đán” có gốc chữ
Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên
đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên đán”.
Trang 16


• Tết Nguyên đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để
phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).
• Tết Nguyên đán được bắt đầu từ những ngày giáp Tết, bắt đầu từ 23 tháng Chạp trở
đi.
• Ngày mùng 1 Tết: làm cơm cúng, xông đất, mừng tuổi, đi thăm người thân, chúc
tụng, diễn ra các trị chơi dân gian.
• Khai hạ: hóa vàng.
• Giao thừa: cúng xơi gà, mâm cơm, đi chùa cầu may.
• Trước giao thừa: làm bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, thăm viếng sửa sang mộ người
thân để mời về ăn Tết.
• Nét độc đáo của Tết cổ truyền đó là chợ Tết.
• Mâm cơm Tất niên sum họp thường diễn ra vào tối 29, 30.
• Ngày mùng 3 theo văn hóa là ngày “Tết thầy”.
• Ngày mùng 2 theo văn hóa là ngày “Tết mẹ”. |
• Những món ăn và vật dụng đặc trưng của ngày Tết cổ truyền dân tộc: bánh chưng,
bánh tét, mứt Tết, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, lì xì...
• Tết cổ truyền gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
• Tết cổ truyền là dịp để mỗi con người Việt khắc ghi đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
• Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Ngun đán có từ năm Tam Hồng Ngũ
Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh.
Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
b. Thân bài:
Nguồn gốc ngày Tết cổ truyền: (Phương pháp giảng giải, chú thích, phân loại, so sánh)
+ Tết Nguyên đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết năm
mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Ngun đán” có gốc chữ Hán;
“nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc
đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên đán”.
+ Tết Nguyên đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để
phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).
Trang 17


+ Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ năm Tam Hồng Ngũ
Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh.
+ Do cách tính lịch âm của người Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết
Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và
các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Quá trình diễn ra Tết cổ truyền (Phương pháp phân loại, nêu ví dụ, liệt kê)
+ Tết Nguyên đán được bắt đầu từ những ngày giáp Tết, bắt đầu từ 23 tháng chạp trở
đi.
+ Trước giao thừa: làm bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, thăm viếng sửa sang mộ người
thân để mời về ăn Tết.
+ Theo như văn hóa phương Đơng thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho
sự khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng.
+ Mâm cơm Tất niên sum họp thường diễn ra vào tối 29, 30.
+ Giao thừa: cúng xôi gà, mâm cơm, đi chùa cầu may.
+ Ngày mùng 1 Tết: làm cơm cúng, xông đất, mừng tuổi, đi thăm người thân, chúc
tụng, diễn ra các trò chơi dân gian.
+ Ngày mùng 2 theo văn hóa là ngày “Tết mẹ”.
+ Ngày mùng 3 theo văn hóa là ngày “Tết thầy”.

+ Khai hạ: hóa vàng.
Nét đặc trưng ngày Tết (phương pháp liệt kê, nêu ví dụ)
+ Nét độc đáo của Tết cổ truyền đó là chợ Tết.
+ Những món ăn và vật dụng đặc trưng của ngày Tết cổ truyền dân tộc: bánh chưng,
bánh tét, mứt Tết, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, lì xì....
+ Ý nghĩa (Phương pháp phân tích)
+ Tết cổ truyền gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
+ Tết cổ truyền là dịp đễ mỗi con người Việt khắc ghi đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
c. Kết bài
Suy nghĩ về ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Bài 4: Xác định các phương pháp thuyết minh của văn bản sau và nhận xét về sự phối hợp
của các phương pháp thuyết minh ấy.
7 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA VIỆC HÁT RU CON NGỦ
Trang 18


Hát ru con để phát huy năng khiếu và khả năng ngôn ngữ của trẻ từ sớm. Những
nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc mẹ tự hát ru con ngủ mang lại nhiều lợi ích
bất ngờ. Một trong số đó phải kể tới tác dụng phát huy năng khiếu và ngơn ngữ của trẻ từ
khi cịn nhỏ.
Giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Nếu bạn đã từng đọc thông tin về tác dụng của âm nhạc dẫn dắt chúng ta dễ dàng chìm
vào trong giấc ngủ thì sẽ hiểu tại sao với trẻ sơ sinh, hát ru lại quan trọng như vậy. Trẻ
nhỏ thường cần ngủ nhiều hơn để giúp kích thích trí tuệ cũng như thể chất phát triển toàn
diện trong những năm tháng đầu đời. Nhờ lời hát ru của mẹ với âm điệu nhẹ nhàng, du
dương và chất giọng vốn quen thuộc của mẹ sẽ khiến bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, ngủ nhiều chưa hẳn đã tốt, chất lượng giấc ngủ mới đóng vai trị quan
trọng. Hát ru khơng chỉ đưa bé dễ dàng đi vào giấc ngủ mà còn khiến bé ngủ sâu giấc
hơn. Nhờ vậy khi tỉnh dậy, bé sẽ cảm giác sảng khối, vui vẻ, khơng cịn quấy khóc, gắt
gỏng vì ngủ khơng đủ giấc nữa.

Phát huy năng khiếu của trẻ từ sớm
Một só nghiên cứu cho rằng khi mẹ để trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ khi cịn sớm, bé sẽ
có xu hướng cảm nhận âm nhạc tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Hát ru là thể loại nhạc
dân gian được lưu truyền lâu đời góp phần quan trọng hình thành suy nghĩ, phát triển
năng khiếu tiềm ẩn của bé khi còn nhỏ, đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra,
những câu chuyện trong bài hát ru của mẹ thường khá mộc mạc giản dị đem lại cho bé bài
học đầu đời quý giá. Mặc dù trong thời gian này, bé không thể hiểu được hết ý nghĩa trong
từng lời hát ru của mẹ, nhưng chúng sẽ trở thành tiền đề quan trọng cho việc hình thành
nhân cách cũng như suy nghĩ của bé khi trưởng thành.
Gắn kết tình mẫu tử
Nếu ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã nhận biết được giọng nói của mẹ thì giờ đây,
lời hát ru của mẹ lại càng trở nên thân quen và gắn bó hơn. Âm điệu ngọt ngào trong từng
lời hát ru của mẹ gửi gắm tình mẫu tử thiêng liêng làm bé dễ dàng say giấc nồng. Đây
chính là cơ hội để bé cảm nhận được tình yêu của mẹ và tăng sự liên kết, gắn bó giữa hai
mẹ con.
Giúp bé cảm thấy an toàn hơn

Trang 19


Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng giai điệu du dương nhẹ nhàng từ các bài
hát ru của mẹ truyên tới cho trẻ cảm giác an toàn và yên bình. Bởi thực tế, trẻ sơ sinh rất
nhạy cảm, chúng dễ giật mình thậm chí ngay trong giấc ngủ. Lời hát ru của mẹ cũng đóng
vai trị làm trấn an tinh thần của bé, bé ngủ sâu giấc hơn nhiều.
Rèn luyện kĩ năng nói và khả năng ngơn ngữ
Thông thường những bài hát ru thường khá ngắn, sự lặp đi lặp lại những hình ảnh
giản dị quen thuộc giúp bé lưu giữ lại trong não bộ dễ dàng. Thói quen thường xun
được hát ru giúp bé vơ hình củng cố âm thanh quen thuộc này, điều này đóng vai trị quan
trọng cho sự phát triển ngơn ngữ của trẻ. Tổng hợp các bài hát ru hay dễ hát dễ thuộc cho
trẻ say giấc.

Rèn luyện kỹ năng nghe cho bé
Hát ru còn là một cách để rèn luyện kĩ năng nghe, tiếp thu thông tin cho bé trong
những ngày tháng đầu đời. Khi được mẹ hát ru, bé sẽ tập trung lắng nghe tiếng mẹ, não
bộ của bé sẽ quen dần với âm thanh ngay khi còn nhỏ. Điều này hỗ trợ cho việc học tập
của bé sau này.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm.
Bài 5: Văn bản sau được thuyết minh theo phương pháp nào? Những câu văn nào thể hiện
điều đó?
CÂU CHUYỆN CỦA TƠI
Đáng lẽ giờ này mình đang làm cho một tập đồn hay tổ chức phi chính phủ nào đó.
Đáng lẽ ra giờ này mình đang ngủ say trên giường chứ không dậy từ 5 giờ sáng như
thói quen hiện tại.
Đáng lẽ giờ này mình có thể vẫn đang băn khoăn về ý nghĩ cuộc sống, tìm kiếm giá trị
thực của cuộc sống mà mình muốn theo đuổi...
Nhưng mình lại ngồi đây, trong quầy juice studio nhỏ của riêng mình, trong văn phịng
rộng thênh thang nhưng thơm sực mùi hoa quả.Một sáng mưa Hà Nội, những cơn mưa
giao mùa ln nhắc mình về sự kì diệu của cuộc sống, về ý nghĩa từ những việc nhỏ bé
mình đang làm mỗi ngày, cho bản thân, gia đình hay cho một cộng đồng những người yêu
nước ép, yoga và những thứ tươi đẹp gắn kết họ.

Trang 20


5 năm trước, giống như rất nhiều người vợ, người mẹ, người phụ nữ đi làm khác, mình
đã từng loay hoay và mơng lung trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bằng cách này
hay cách khác, mình đã cố gắng làm đúng hầu hết mọi thứ, từ những thứ tưởng chừng đơn
giản như việc nấu gì mỗi ngày, vận động mơn gì, đến những thứ mình nghĩ là to tát như
công việc hay sự nghiệp, nhưng tự bản thân thấy khơng ổn ở chỗ nào đó. Mình vẫn uể oải,
thiếu năng lượng mỗi sáng thức dậy, mình vẫn quên đang thở, mình vẫn mập, mình vẫn

thiếu sức sống, mình vẫn không hiểu bản chất của mọi gắn kết đều đến từ tình yêu thương.
Và mình may mắn khi tìm được hai tình u đã thay đổi hồn tồn cuộc sống của
mình: Juice và Yoga.
Mình tin vào cái duyên trong cuộc sống.
Muốn giải thích lắm, nhưng khi đã là tình u rồi thì nó là cái chỉ có thể cảm nhận, là
cảm xúc và là trải nghiệm. Chỉ biết rằng, mình tin Juice và Yoga đã góp phần thay đổi cả
ba yếu tố căn bản xây dựng nên sức khỏe tổng thể của một người: ăn uống (dinh dưỡng),
vận động (tập luyện) và tinh thần (sức khỏe tâm trí).
Juice là cách nhanh nhất để cải thiện tỉ lệ dinh dưỡng từ thực vật trong chế độ ăn
uống, là nguồn nuôi dưỡng thuần khiết từ các loại rau củ quả mang năng lượng sống. Mặt
khác, những gì chúng ta ăn cuối cùng đều xây dựng nên cơ thể vật lý và ảnh hưởng đến
tâm trạng của chính mình.
Yoga là cách nhanh nhất để kết nói với cơ thể và tâm trí thông qua vận động và hơi
thở.
Trong con đường trải nghiệm cuộc sống cùng Juice và Yoga nhiều năm qua, con đường
khám phá bản thân và năng lượng kì diệu có mặt trong mọi sự sống quanh mình, con
đường của sự thay đổi, mình nhận thấy: Mọi thay đổi trong thói quen nhỏ hằng ngày đều
sẽ tạo nên con người mình sau này.
Tất cả những biến đổi trong thế giới nội tại lẫn thế giới khách quan bên ngoài đều xuất
phát từ những thay đổi trong thói quen của mình. Chúng ta là sản phẩm của những lựa
chọn và thói quen.
Mình mong các bạn có thể đưa ra lựa chọn và thiết lập được những thói quen tích cực
trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể đơn giản là thói quen ăn uống, vận động, có thể là
thói quen trong suy nghĩ và tư duy.

Trang 21


Và một trong những thói quen bạn nên xây dựng chính là làm nước ép mỗi ngày (tuyệt
hơn nữa là tập yoga mỗi ngày). Khơng phải điều gì cũng hồn hảo và đúng với tất cả mọi

người nhưng nó đúng với mình, với rất nhiều người từ thân quen đến xa lạ đã thay đổi
tích cực và hạnh phúc hơn từ khi biết đến Juice và Yoga tại Việt Nam - cộng đồng mà mình
tự hào là một phần gây dựng, và với những cuộc sống mình đã được chứng kiến và chạm
đến.
Mình tin các thói quen lành mạnh khơng nhất thiết phải phức tạp.
Mình tin một cuộc sống có juice là cuộc sống đơn giản và hạnh phúc.
Mình tin nước ép đích thực phải làm từ các nguyên liệu chất lượng và an tồn.
Mình tin mọi người đều có thể hưởng lợi từ raw juice (nước ép tươi sống).
Cuộc sống của mình là một hành trình hạnh phúc mỗi ngày với juice, yoga và khám
phá nội tại. Từ những cuộc đời đã thay đổi tích cực hơn nhờ juice mà mình biết đến và
quan sát được, mình ln muốn truyền tải sự tốt đẹp đó đến càng nhiều người xung quanh
và càng nhiều tâm hồn mình chạm đến càng tốt...
Vẫn là bạn đó, nhưng ở phiên bản tươi tắn và yêu đời hơn, đang chờ bạn sau cuốn
sách này. Bạn có sẵn sàng mở lịng cùng mình trải nghiệm những sắc màu tươi tắn từ tự
nhiên?
(Lời giới thiệu sách Chào Juice!, Trần Thanh Huyền)
Gợi ý làm bài:
Phương pháp nêu ví dụ, phương pháp so sánh, phương pháp giảng giải...
Bài 6: Cho biết các mở bài sau giới thiệu về đối tượng thuyết minh nào?
a. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, mỗi con người có một nét đặc trưng riêng và mỗi
ngơi trường cũng có những sự khác biệt khơng pha trộn. Sự khác biệt đó được biểu hiện
trên chính bộ đồng phục mà hằng ngày các bạn học sinh khốc trên mình. Trường tơi cũng
vậy!
b. Xã hội hiện đại ngày nay khi cuộc sống con người vô cùng tất bật và bận rộn, căng
thẳng mệt mỏi là điều khó tránh khỏi? Giải pháp nào giúp chúng ta vượt qua stress để có
một sức khỏe tốt? Trung tâm California sẽ giúp bạn!
c. Sách là tài sản vô giá của nhân loại. Đọc sách là một món ăn tinh thần bổ dưỡng mà
hằng ngày chúng ta cần phải có. Nhưng không phải cuốn sách nào cũng làm thỏa mãn

Trang 22



những nhu cầu đọc của chúng ta. Với tôi, “Đắc nhân tâm” là một cuốn sách hay và đem lại
nhiều điều bổ ích cho mỗi người.
d. Truyền thống tương thân tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt. Phát
huy tinh thần của truyền thống cao đẹp ấy, hoạt động từ thiện của nhóm từ thiện Thiện
Tâm là một trong những hoạt động xã hội có sức lan tỏa đến mọi người.
e. Trong thế giới phẳng ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người có
nhiều phương thức để liên lạc với nhau. Hữu hiệu, tiện lợi và đáp ứng mọi nhu cầu, chắc
hẳn phải kể đến đó là chiếc smartphone.
Gợi ý làm bài:
a. Thuyết minh về đồng phục trường
b. Thuyết minh về Trung tâm thể dục thể thao Califonia
c. Thuyết minh về cuốn sách “Đắc nhân tâm”
d. Thuyết minh về nhóm từ thiện Thiện Tâm
e. Thuyết minh về chiếc smartphone.
Bài 7: Hãy làm cho các đoạn mở bài sau thêm hấp dẫn bằng cách thêm một số câu mang
giá trị biểu cảm:
a. Áo dài được coi là quốc phục của Việt Nam.
b. Sen là loài hoa đặc trưng của Việt Nam.
c. Đặc sản của Hà Nội là Cốm.
Gợi ý làm bài:
a. Duyên dáng thay những nàng thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài bay bay trước gió! Đó là
hình ảnh của một bộ trang phục đẹp mang theo biết bao nhiêu nét đẹp tâm hồn của người
Việt - tà áo dài Việt Nam.
b. “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng”. Trong thê giới của
loài hoa đất Việt, chắc hẳn sen là loài hoa thanh tao và cao quý nhất. Nó được coi là quốc
hoa của Việt Nam.
c. Người đi xa khi nhớ về Hà Nội chắc hẳn ai cũng nhớ về mùa thu - mùa đẹp nhất của Hà
Nội. Đó là gió heo may mang theo chút hanh hao lành lạnh khi thu chớm về. Đó là hương

hoa sữa nồng nàn ở một góc phố dịu dàng. Và hẳn hương cốm thanh nhã là điều khiến
những người yêu Hà Nội lưu luyến nhất.
Bài 8: Viết phần kết bài cho các đề thuyết minh sau:
Trang 23


a. Thuyết minh về con trâu.
b. Thuyết minh về các trò chơi dân gian.
c. Thuyết minh về ngày khai giảng.
Gợi ý làm bài:
a. Ngày nay, máy móc hiện đại đã trở nên phổ biến trong nông nghiệp ở nước ta nhưng
con trâu vẫn là con vật gần gũi, quen thuộc của những người nơng dân nghèo và giữ vai
trị quan trọng trong sản xuất.
b. Cuộc sống hiện đại làm xuất hiện nhiều hình thức giải trí cho con người hưởng thụ
nhưng các trị chơi dân gian vẫn ln giữ vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa Việt
khơng phải vì nó rẻ tiền (thậm chí khơng mất tiền mua) mà hơn hết là nó mang theo vẻ đẹp
tâm hồn, văn hóa Việt.
c. Ngày khai giảng ln là dấu ấn khó phai nhịa trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Nó
khơng chỉ đem lại những cảm xúc tươi mới mà nó cịn để lại dư âm sâu lắng trong lòng
chúng ta trong suốt cuộc đời.
Bài 9: Đoạn văn thuyết minh sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng.
Thân Nhân Trung (1418 -1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng
(Bắc Giang). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh
Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút. Để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài,
từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban áo
mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao. Khi thành lập hội
Tao đàn, Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446 - ?) là Tao đàn phó nguyên súy.
Bài Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí - Bài kí đề danh tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) - do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời
Hồng Đức. Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội).

Gợi ý làm bài:
Sai cách sắp xếp ý, sắp xếp câu.
• Sửa lại:
Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên
Dũng (Bắc Giang). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được Lê
Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút. Khi thành lập hội Tao đàn, Lê Thánh
Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446 - ?) là Tao đàn phó nguyên súy để phát triển giáo
Trang 24


dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ
xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người
đỗ đạt cao. Khi thành lập hội Tao đàn, Lê Thánh Tông ban cho ông và Đỗ Nhuận (1446
- ?) là Tao đàn phó nguyên súy. Bài Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí
— Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) - do Thân
Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu
(Hà Nội).
Bài 10: Dựa vào đoạn thơ sau đây, viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu sông Hồng,
trong đó có sử dụng những yếu tố biểu cảm, miêu tả:
Ơi sơng Hồng mẹ của ta ơi!
người chứa chất trong lịng
bao điều bí mật
bao kho vàng cổ tích
bao tiễng rên nhọc nhằn
bao xốy nước réo sơi trong ngực rộng của người
bao doi cát ngầm trong lòng người phiêu bạt
người quần quại dưới mưa dầm sóng gắt
cho ban mai chim nhạn báo tin xuân
cho đơn sơ hạt gạo trắng ngần
cả nhành dâu bé xanh

người cũng cho nhựa ấm.
(Lưu Quang Vũ)
Gợi ý làm bài:
Sông Hồng không chỉ chảy trong những câu thơ câu hát mà nó cịn là dịng chảy lớn
nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam (Trung Quốc), dài 1149 km. Đây là
dịng sơng có lượng nước và phù sa lớn nhất trong hệ thống các con sông của miền Bắc
Việt Nam (100 triệu tấn/ năm). Cùng với hệ thống sơng Thái Bình, sơng Hồng là nguồn
bồi đắp phù sa, nước tưới và giao thông vận tải quan trọng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sông Hồng cũng là cái nôi của nền văn minh đồ đồng (Đông Sơn) rực rỡ và nền văn minh
lúa nước.
Bài 11: Mục đích của tóm tắt văn bản thuyết minh là gì?
Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×