Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chuyên đề 10 ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.57 KB, 25 trang )

CHUYÊN ĐỀ 10
Mục tiêu
Kiến thức


+

Tổng hợp tri thức về Truyện Kiều và các đoạn trích tiêu biểu.

+

Thảo luận về những nội dung, tình huống, phẩm chất nhân vật qua các trích

đoạn Truyện Kiều.
+

Đánh giá quan niệm nghệ thuật, thẩm mĩ, tư tưởng của Nguyễn Du qua các

trích đoạn.
+

Xác định được các lập luận trong văn nghị luận.

+

Nhận biết các biện pháp tu từ: ghép điệp và ghép đối.
Kĩ năng


+


Tóm tắt được Truyện Kiều và xác định vị trí các đoạn trích.

+

Phân biệt ngơn ngữ trực tiếp và nửa trực tiếp.

+

So sánh Truyện Kiều với nguyên tắc.

+

Viết văn thuyết minh hoặc phân tích về trích đoạn/ nhân vật của Truyện Kiều.

+

Sử dụng lập luận trong bài văn nghị luận.

+

Phân tích tác dụng của phép điệp và phép đối trong thơ ca.

Trang 1


A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
TRAO DUYÊN
Truyện Kiều, Nguyễn Du
1. LỜI TRAO DUYÊN

a. Cậy nhờ đầy tha thiết, mong mỏi
- Cậy: nhờ với cả tấm lòng tin yêu, hi vọng.
- Chịu lời: (phải) nhận lời dù muốn hay khơng.
- Lạy rồi sẽ thưa: khơng khí trang nghiêm, hệ trọng.
+ đứt gánh tương tư, keo loan chắp mối: ẩn dụ chỉ tình yêu Kim Kiều.
b. Kể lại biến cố lớn trong cuộc đời
- Gặp chàng Kim: ngày quạt ước, đêm chén thề: gặp được tình yêu đầu đời trong sáng,
hạnh phúc, gặp được người tâm đầu ý hợp.
- Sóng gió bất kì: tại biến của gia đình khiến tình duyên tan vỡ.
c. Thuyết phục em
- Ngày xuân em hãy còn dài: Thúy Vân còn trẻ, ngày xuân còn dài, năm tháng hạnh
phúc cịn ở phía trước.
+ Xót tình máu mủ thay lời nước non: vì tình chị em ruột thịt mà thay chị chắp nối mối
tình với Kim Trọng.
2. TRAO KỈ VẬT VÀ DẶN DÒ EM
a. Trao kỉ vật
- Kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
+ Kỉ vật – chứng nhân tình yêu, hạnh phúc.
+ Trao lần lượt từng kỉ vật: muốn níu kéo hạnh phúc đã có nhưng sắp mất của mình.
+ Duyên này thì giữ vật này của chung: mâu thuẫn trong nội tâm Thúy Kiều: tay trao kỉ
vật mà lòng níu kéo khơng muốn xa rời.
b. Dặn dị em
- Đừng quên người bạc mệnh, nhớ xin giọt nước cúng té cho siêu thoát.
- Nghĩ tới cái chết: người mệnh bạc, mất người, chị về, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài cách
mặt khuất lời, người thác oan.
⇒ Lời dặn dò như lời trăng trối.
Trang 2


Bi kịch tình dun: dun đã trao mà khơng thể trao tình → tâm trạng đau đớn.

3. TÂM TRẠNG THÚY KIỀU
a. Ý thức về thực tại
- Thực tâm phũ phàng: trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước
chảy hoa trôi.
⇒ Thành ngữ tô đậm hiện thực tàn khốc, phá nát tình yêu Kiều – Kim Trọng.

b. Tình yêu nồng nàn, tha thiết
Tình yêu bất chấp hiện thực: mn vàn ái ân, trăm nghìn gửi lạy tình quân.
⇒ Đối lập: số phận bất hạnh >< tình u sâu sắc, mãnh liệt, khơng cách gì vùi dập.
⇒ Bi kịch tình yêu đau đớn của Thúy Kiều.

c. Lời than thở
Hướng về Kim Trọng:
- Thán từ “ôi”, “hỡi” đi liền với tên Kim Trọng được nhắc lại hai lần.
- Nhịp thơ 3/3: gẫy đôi như tiếng nấc nghẹn.
- Tự nhận mình là người phụ bạc: xót xa, đau đớn, day dứt khơn ngi.
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
Truyện Kiều, Nguyễn Du
1. KHÁT VỌNG LỚN
- Tạm gác tình yêu để thực hiện lí tưởng.
- Muốn làm nên một sự nghiệp phi thường, hiển hách chỉ trong vòng một năm.
- Sẽ trở về với mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng cờ rợp đường.
→ Khao khát thực hiện một sự nghiệp phi thường.

2. Ý CHÍ, NGHỊ LỰC LỚN
- Lên đường một mình thực hiện khát vọng.
- Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách mn trùng: trời bể mênh mang; bến bể
không nhà; biết là đi đâu.
- Suy nghĩ mạch lạc, hành động quyết liệt, dứt khốt, nhanh chóng:
+ Thoắt đã động lòng bốn phương: thay đổi rất nhanh trong suy nghĩ.

+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.
+ Quyết lời dứt áo ra đi: lời nói đi đơi với hành động dứt khoát.

Trang 3


→ Một bậc trượng phu mạnh mẽ quyết đoán, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn, thử

thách.
2. VẺ ĐẸP
- Sừng sững giữa trời cao, biển rộng: một thanh giơm, một yên ngựa mà như tạc vào vũ
trụ, sừng sững giữa không gian ⇒ vẻ đẹp tư thế anh hùng.
- Như chim bằng tung cánh giữa trời cao, biển rộng: vẻ đẹp khát vọng lớn lao.
3. NGHỆ THUẬT
- Bút pháp lí tưởng hóa: lịng bốn phương, mặt phi thường, trơng vời trời bể, bốn bể,
chim bằng…
- Từ ngữ, hình ảnh gợi khơng gian rộng lớn, kì vĩ để khắc họa sự xuất chúng, phi
thường và tầm vóc vũ trụ của Từ Hải.
4. THÁI ĐỘ TÁC GIẢ
- Trân trọng, kính phục, ngưỡng mộ: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường…
- Dùng những từ ngữ có sắc thái tơn xưng, ca ngợi.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trao duyên là gì? Đây có phải là chuyện bất thường trong xã hội phong kiến xưa
hay khơng?
Gợi ý làm bài:


“Trao dun" thực chất là việc Thúy Kiều nhờ em gái là Thúy Vân thay mình lấy

Kim Trọng để “trả nghĩa” chàng Kim.



Trong xã hội phong kiến xưa, tình thường gắn liền với nghĩa. Khái niệm “nghĩa”

diễn tả hành động mang sắc thái tự nguyện, tự giác, do lương tâm quy định. Nghĩa gắn liền
với bổn phận, trách nhiệm cần thực hiện trong tình u, với người u.


Nếu vì một lí do nào đó một trong hai người không thực hiện được lời thề ước và

phải nhờ một người khác "trả nghĩa” người tình giúp mình thì điều đó được chấp nhận
trong xã hội phong kiến xưa.


Việc “trao duyên” ở đây, cả Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng đều xem là hợp lí.

Sau này, khi đồn tụ, Thúy Vân có nhắc tới việc “trả lại chồng” cho Kiều. Đây là những
chuyện rất bất thường trong xã hội hiện đại nhưng lại được xem là hợp lẽ trong xã hội
phong kiến xưa.

Trang 4


Bài 2: Trao dun là việc khơng dễ nói. Kiều đã chọn cách nói như thế nào để có thể
thuyết phục Thúy Vân nhận lời thay chị nối duyên với Kim Trọng?
Gợi ý làm bài:
Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân:
Mở lời không dễ dàng:
+ Cậy em: nhờ với cả tấm lòng tin yêu, hi vọng.
+ Chịu lời: (phải) nhận lời dù muốn hay không.

+ Chị lạy rồi sẽ thưa: khơng khí trang nghiêm, hệ trọng, chị chịu ơn em, quỳ lạy em.
+ Đứt gánh tương tư, keo loan chắp mối: ẩn dụ chỉ việc tình yêu Kim Kiều dang dở,
Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay chị nối lại tình duyên với chàng Kim.
+ Tơ thừa mặc em: ý thức về sự thiệt thòi của Vân nhưng cũng tin tường hồn tồn khi
giao phó việc trọng đại này cho em.
Trao dun là việc tế nhị, khơng dễ nói. Phải làm sao để người nói và người nghe đều
khơng thấy ngại ngùng. Thúy Kiều đã rất khéo léo trong việc mở lời với Thúy Vân, đặt
Vân vào tình huống khơng thể chối từ.
Kiều kể lại những biến cố lớn trong đời nàng:
+ Gặp chàng Kim: ngày quạt ước, đêm chén thề: gặp được tình yêu đầu đời trong sáng,
hạnh phúc, gặp được người tâm đầu ý hợp.
+ Sóng gió bất kì: tai biến của gia đình khiến tình duyên tan vỡ.
+ Thuyết phục em:
+ Ngày xuân em hãy còn dài: Thúy Vân còn trẻ, ngày xuân còn dài, những năm tháng
hạnh phúc cịn ở phía trước. Thúy Kiều như nhìn thấy trước tương lai tăm tối, ngày xuân
đã mất ngay trong chính tuổi xuân sau khi nàng bán minh chuộc cha.
+ Xót tình máu mù thay lời nước non: vì tinh chị em ruột thịt mà thay chị chắp nối mối
tinh với Kim Trọng.
→ Vừa có lí vừa có tình, vừa khẩn cầu, vừa ép buộc khiến Thúy Vân không thể chối từ.

Bài 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em.
Gợi ý làm bài:
Tâm trạng Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dị em:
Trao kì vật:

Trang 5


+ Trao lần lượt từng kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phim đàn, mảnh hương nguyền:
không muốn xa rời bởi kỉ vật là chứng nhân của tình yêu và hạnh phúc. Trao kỉ vật là đoạn

tuyệt với tình yêu và hạnh phúc đã có trong quá khứ của Kiều.
+ Tay trao kỉ vật mà lịng níu lại: dun này thì giữ vật này của chung: mâu thuẫn giằng
xé giữa lí trí và tình cảm, giữa hành động và suy nghĩ.
→ Trao kỉ vật hé lộ những sóng gió trong nội tâm Thúy Kiều.

Dặn dò em:
+ Đừng quên người mệnh bạc.
+ Nếu thấy linh hồn chị về qua ngọn gió nhớ rưới cho chị xin giọt nước để rửa mối oan
tình.
→ Đau đớn, thấy mình như đã chết. Cái chết oan uống, tức tưởi, linh hồn khơng thể

siêu thốt, vật vờ trở về dương thế để gặp lại người xưa.
→ Với Thúy Kiều, tình u có ý nghĩa lớn lao như cuộc sống. Mất tinh yêu nàng thấy

mình như đã chết.
Bài 4: Sau khi trao kỉ vật, tại sao Thúy Kiều nghĩ tới cái chết? Việc sử dụng dày đặc
những từ ngữ này có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài:
+ Những từ ngữ chỉ cái chết: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối, người mệnh bạc,
mất người, chị về, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, cách mặt khuất lời, người thác oan.
+ Ý nghĩa:
• Những từ ngữ chỉ cái chết được sử dụng dày đặc cho thấy nối đau lớn trong trái
tim Thúy Kiều.
• Trao duyên cho em, cắt lìa với tình yêu, Thúy Kiều đau đớn như thấy mình đã
chết.
• Nàng qn đi thực tại, như nhìn thấy trước tương lai bất hạnh, tăm tối của mình.
Nhìn thấy cả linh hồn mình trở về dương thế sau cái chết đầy oan nghiệt.
→ Kiều thương thân, xót phận, đau đớn vơ cùng khi phải lìa bỏ tình u để làm trịn

bổn phận cùa một người con.

→ Cái nhìn đầy cảm thông, sâu sắc của Nguyễn Du về những khổ đau sâu thẳm của con

người.

Trang 6


Bài 5: Duyên đã trao, dặn dò em cũng đã xong. Đó có phải là lúc Thúy Kiều thấy thanh
thản để bước vào một cuộc sống mới? Phân tích tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
Gợi ý làm bài:
Những sóng gió trong nội tâm Thúy Kiều sau khi duyên đã trao, kỉ vật đã giao, lời dặn
dò cũng cạn:
+ Ý thức về thực tại phũ phàng: trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như
vôi, nước chảy hoa trơi.
+ Tình u bất chấp hiện thực vẫn nồng nàn, tha thiết: mn vàn ái ân, trăm nghìn gửi
lạy tình quân.
→ Đối lập: số phận bất hạnh chia cắt tình u >< tình u sâu sắc, mãnh liệt, khơng

cách gì vùi dập cho thấy dù ứng xử như một tấm gương đạo nghĩa nhưng Kiều vẫn không
nguôi nghĩ về tình yêu và thân phận riêng tư.
+ Quên đi thực tại, hướng cả về Kim Trọng mà than thờ:
• Thán từ “ôi”, “hỡi” đi liền với tên Kim Trọng được nhắc lại hai lần.
• Nhịp thơ 3/3: gẫy đơi như tiếng nấc nghẹn.
• Tự nhận mình là người phụ bạc: xót xa, đau đớn, day dứt khơn ngi.
→ Khơng chỉ là một người con có hiếu, Thúy Kiều cịn là một người tình thủy chung,

giàu đức hi sinh.
Bài 6: Trong đoạn trích Trao duyên, Kiều đối thoại với những ai? Qua đó, anh/ chị có
nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du?
Gợi ý làm bài:

Kiều đối thoại với: Thúy Vân, Kim Trọng và với chính mình.
Ý nghĩa của việc chuyển đổi đối tượng đối thoại:
+ Diễn biến tâm lí tinh tế của nhân vật.
+ Dù trao duyên cho Thúy Vân, người đối thoại trực tiếp với Kiều chỉ có Vân nhưng
Thúy Kiều sống hồn tồn với cảm xúc của riêng mình nên nàng khơng chỉ nói với Vân
mà cịn đối thoại với chính mình (độc thoại nội tâm) và đối thoại với Kim Trọng khi đau
đớn tột cùng.
Bài 7: Anh/ chị hiểu thế nào là chí khí anh hùng?
Gợi ý làm bài:
• Chí khí: lịng mong muốn cao cả và nghị lực mạnh mẽ.
Trang 7


• Chí khí anh hùng: khát vọng lớn lao, quyết tâm mạnh mẽ, nghị lực phi thường để thực
hiện được khát vọng.
→ Chí khi anh hùng: nói về khát vọng và nghị lực lớn lao của người anh hùng Từ Hải

khi chia tay Kiều sau nửa năm mặn nồng hạnh phúc để lên đường.
Bài 8: Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy Từ Hải là người anh hùng có chí lớn.
Gợi ý làm bài:
Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy chí lớn của người anh hùng Từ Hải:
+ Khát vọng lớn:
-

Khao khát tung hồnh khắp bốn phương trời, thốt khỏi cuộc sống cá nhân chật hẹp:

hương lửa đương nồng - động lịng bốn phương.
• Làm nên một sự nghiệp lẫy lừng, hiển hách: rõ mặt phi thường.
• Sau một nắm sẽ có: mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
→ Đang sống êm đềm hạnh phúc bên Kiều sau nửa năm, Từ Hải bỗng nao nức khát


vọng lên đường xây dựng một sự nghiẹp phi thường, hiển hách. Người anh hùng hứa sẽ
xây dựng cơ đồ ấy nhiều nhất là sau một năm, sẽ trờ về đón Kiều nghi gia.
+ Ý chí, nghị lực, quyết tâm lớn:
• Lên đường với một thanh gươm, một yên ngựa.
• Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách muôn trùng: trời bể mênh mang, bốn bể
không nhà, biết là đi đâu...
• Suy nghi mạch lạc, hành động quyết liệt, dứt khốt, nhanh chóng: thoắt đã động
lịng bốn phương, lên đường thẳng rong, quyết lời dứt áo ra đi.
→ Một bậc trượng phu mạnh mẽ, quyết đoán, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn, thử

thách.
→ Vẻ đẹp của chí khí anh hùng khái qt lại qua hình ảnh chim bằng tung cánh giữa

trời cao, biển rộng.
→ Bút pháp lí tường hóa.

Bài 9: Những từ ngữ nào cho thấy thái độ trân trọng, kính phục, ngưỡng mộ của Nguyên
Du với Từ Hải?
Gợi ý làm bài:
Thái độ của Nguyễn Du:
+ Gọi Từ Hải: trượng phu: người đàn ơng có chí khí.
Trang 8


+ Dùng những từ ngữ có sắc thái ngợi ca, tơn vinh rõ nét: lịng bốn phương, mặt phi
thường.
+ Dùng hình ảnh chim bằng để nói về Từ Hải.
→ u mến trân trọng, ngợi ca. Từ Hải mang đến ánh chớp rực sáng cuộc đời tăm tối của


Thúy Kiều, cũng là ánh sáng chói lịa trong tác phim. Từ Hải là nhân vật Nguyễn Du hết
sức yêu mến, ngợi ca, trân trọng trong Truyện Kiều.
Bài 10: Hình ảnh Từ Hải lên đường với một thanh gươm, một yên ngựa gợi ra sự nhỏ bé,
đơn cơi hay tầm vóc vũ trụ của một anh hùng.
Gợi ý làm bài:
Hình ảnh Từ Hải lên đường với một thanh gươm, một yên ngựa:
+ Không gợi ra sự nhỏ bé, đơn độc giữa đất trời.
+ Trước đó hình ảnh: “Trơng vời trời bể mênh mang” cho thấy đơi mắt người anh hùng
đã thâu tóm tồn bộ trời đất. Không gian vũ trụ đã thu gọn lại trong cái nhìn bao quát cùa
người anh hùng. Dù nhận ra: “trời bể mênh mang” nhưng Từ Hải vẫn quyết tâm “lên
đường thẳng rong .
→ Vì vậy, nghệ thuật đối ở đây, làm nổi bật sự lớn lao, kì vĩ, tơ đậm bóng dáng con

người sừng sững giữa trời biển
Bài 11: Vẻ đẹp của người anh hùng qua hai câu thơ cuối? Nguyễn Du đã dùng bút pháp
nào để miêu tả Từ Hải (hiện thực hay lí tưởng hóa)?
Gợi ý làm bài:
Hai câu thơ cuối:
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
+ Vẻ đẹp của một trang anh hùng không vương vấn thê nhi, sẵn sàng gác chuyện tình
yêu để lên đường thực hiện khát vọng lớn.
+ Lời nói và hành động thống nhất. Nói xong dứt áo lên đường.
+ Ẩn dụ: người anh hùng như chim bằng sải cánh giữa gió mây bao la, bát ngát.
→ Hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của một bậc trượng phu mạnh mẽ, dứt khoát, phi

thường.
→ Bút pháp lí tưởng hóa (dựa vào phần Kiến thức trọng tâm ở trên).

B. TIẾNG VIỆT

Trang 9


I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Anh/chị hãy trình bày cách hiểu về phép điệp.
Gợi ý làm bài:
Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố
diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả
năng gợi hình tượng.
Bài 2: Anh/chị hãy trình bày cách hiểu về phép đối.
Gợi ý làm bài:
Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả
giống nhau (đối xứng) hoặc trái ngược nhau (đối lập), nhằm gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và
hài hòa trong diễn đạt, làm nổi bật nội dung ý nghĩa nào đó.
Bài 3: Anh/chị hãy phân tích tác dụng của phép điệp trong các ví dụ sau:
Gợi ý làm bài:
a.
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ơi kì lạ và thiêng liêng - bếp lừa!
(Bếp lửa, Bằng Việt)
b.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
(Đây thơn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

c.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan
góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!
Dân tộc đó phải được độc lập!
Trang 10


(Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh)
Gợi ý làm bài:
a. Điệp ngữ “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương” bốn lần vang lên qua những vần
thơ cảm thán có tác dụng diễn tả cảm xúc dạt dào, đồng thời khắc sâu hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam vĩ đại, biểu lộ niềm tơn kính và biết ơn bà của tác giả.
b. Điệp ngữ “khách đường xa” lặp lại nguyên vẹn trong cùng câu thơ, có tác dụng nhấn
mạnh trạng thái xa xôi, mờ ảo cùa nhân vật “khách” đối với tác giả; đồng thời tạo ra tính
chuyển động cho câu thơ: tác giả càng bước tới, bóng khách cứ dần xa. Cảm xúc bẽ bàng,
tuyệt vọng, đau đớn dâng trào.
c.
• Điệp ngữ “một dân tộc đã gan góc” khẳng định tính chất độc lập, tự cường của dân
tộc Việt Nam (một dân tộc không phải là thuộc địa hay phụ thuộc vào bất cứ dân tộc khác),
đồng thời nhấn mạnh đặc trưng “gan góc” - sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất ấy không
chỉ ờ một cá nhân mà tồn tại trong cả dân tộc.
• Điệp cấu trúc “Dân tộc ấy phải được...” khiến câu văn trở nên hùng hồn, mãnh liệt,
tăng thêm chất thép, chất chiến đấu cho lời tuyên ngôn về quyền độc lập tự do của dân tộc
Việt Nam.
Bài 4: Viết đoạn văn chủ đề tự chọn, dung lượng khoảng 2/3 trang giấy thi. Trong đoạn
văn có sử dụng phép điệp và phép đối.
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm. Chú ý xây dựng đoạn văn có phép điệp và phép đối. Nên lựa chọn chủ
đề miêu tả cảnh vật, cuộc sống hoặc chủ đề nghị luận về một vấn đề nào đó.
Bài 5: Đọc hai ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi:

1.
Khi sao phong gầm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
2.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
a. ở ngữ liệu 1, hai câu thơ có những cặp từ/ cặp cụm từ nào đối nhau? Các cặp từ/ cặp
cụm từ ấy có ý nghĩa đối lập hay đối xứng?
Trang 11


b. ở ngữ liệu 2, hai câu thơ có những cặp từ/ cặp cụm từ nào đối nhau? Các cặp từ/ cặp
cụm từ ấy có ý nghĩa đối lập hay đối xứng?
c. Anh/chị hãy phân tích ngắn gọn tác dụng của phép đối trong cả hai ngữ liệu 1 và 2.
Gợi ý làm bài:
a.
• Các cặp đối nhau: “khi sao” - “giờ sao”; “phong gấm rủ là” - “tan tác như hoa giữa
đường”.
• Căn cứ vào ngữ nghĩa của cụm từ, đây là các cặp có ý nghĩa đối lập.
b.
• Các cặp đối nhau: “mặt” - “thân”, “dày gió dạn sương” - “bướm chán ong chường”.
• Căn cứ vào ngữ nghĩa của cụm từ, đây là các cặp có ý nghĩa đối xứng.
c. Phân tích ngắn gọn tác dụng của phép đối trong cả hai ngữ liệu (a) và (b)
• Phép đối ở ngữ liệu (a) thể hiện sự tương phản giữa cuộc sống ngày xưa và hiện tại
của Thúy Kiêu. Biện pháp này gợi lên bước chuyển thời gian và sự thay đổi ghê gớm cùa
tình cảnh qua thời gian dài xa cách: Kiều năm xưa sống trong nhung lụa yên ấm hạnh
phúc, nhưng giờ đây bi kịch ập vào cuộc đời nàng. Phép đôi cho thấy tâm trạng thương
nhớ quá khứ và sự thất vọng trong hiện tại.
• Phép đối ở ngữ liệu (b) có tính chất bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng làm nổi bật sự đọa
đày, tủi nhục trong cuộc sống hiện tại của Thúy Kiều. Gương mặt trải qua bao khổ cực,

tấm thân trinh bạch bị vùi dập khơng tiếc thương. Hai cặp hình ảnh sóng đơi, đi cùng nhau
càng khắc sâu tâm trạng ê chề, nhục nhã của nhân vật khi tự nhìn lại bản thân mình.
Bài 6: Anh/chị hãy chỉ ra loại đối (đối lập hay đối xứng) và phân tích tác dụng của phép
đối trong các ví dụ sau:
a.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
b.
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sơng dài, trời rộng, bến cơ liêu.
Trang 12


(Tràng gian, Huy Cận)
c.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
(Bình Ngơ đại cáo, Nguyễn Trãi)
Gợi ý làm bài:
a. Tác giả sử dụng phép đối lập “gió theo lối gió” - “mây đường mây”. Cặp hình ảnh gió
- mây có sự trái ngược về xu hướng dịch chuyển. Gió mây đơi ngả, riêng rẽ, tạch biệt như
tấm lịng của hai người khơng bao giờ tìm được con đường chung. Phép đối lập gợi lên sự
chia cắt trong tình cảm, nhân vật trữ tình chuyển dần sang tâm trạng buồn bã, cô đơn.
b. Câu thơ vừa có phép đối xứng, vừa có phép đối lập.
• Phép đối xứng “sông dài” - “trời rộng” thể hiện sự mênh mơng đến rợn ngợp của

khơng gian.
• Phép đối lập “nắng xuống” - “trời lên” gợi tả hai hướng dịch chuyển trái ngược
nhau, nhưng càng tạo cảm giác không gian ngày một thêm mở rộng, cơi nới, khơng có
điểm dừng.
• Tất cả những sự bao la, vô biên của không gian “nắng xuống”, “trời lên”, “sông
dài”, “trời rộng” tạo thế đối lập với “bến cô liêu”. Không gian bao la như nhấn chìm con
người, con người càng cảm thấy cơ đơn, cơ sầu, cơ lẻ, một mình tồn tại giữa biển đời
mn lối.
c. Đoạn trích sử dụng phép đối xứng. Phép đối xứng ở hai câu 3,4 thể hiện sự phong
phú trong dẫn chứng về việc phân chia bờ cõi phương Bắc - phương Nam (không chỉ ờ núi
sông mà còn ờ phong tục). Phép đối xứng ở hai câu 5, 6 cho thấy sự song song tồn tại của
hai chính quyền phong kiến phương Nam - phương Bắc trong dòng chảy lịch sử, đã được
lịch sử ghi nhận là hai thể chế chính trị độc lập, riêng biệt nhau. Phép đối xứng khẳng định
tư thế độc lập vững vàng của nước Đại Việt ta.
C. TẬP LÀM VĂN
Trang 13


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. KHÁI NIỆM
- Đưa ra các lý lẽ, bằng chứng.
- Dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết
muốn hướng tới.
2. CÁCH XÂY DỤNG LẬP LUẬN
a. Xác định luận điểm
- Khái niệm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng.
- Yêu cầu: Chính xác, minh bạch
b. Xác định luận cứ
- Khái niệm: Là các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm.

- Yêu cầu: Chân thực, xác đáng, toàn diện, chọn lọc.
c. Lựa chọn phương pháp:
- Khái niệm: Là cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ sao lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Phương pháp: Quy nạp, diễn dịch, nêu phản đề…
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trong các bước sau đây, bước nào khơng có trong cách xây dựng lập luận?
A. Xác định được luận điểm chính xác.
B. Trình bày ý kiến chặt chẽ.
C. Tìm các luận cứ thuyết phục.
D. Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
Gợi ý làm bài:
Đáp án: B
Bài 2: Nối cột A và cột B sao cho thích hợp
Luận điểm
A. Vấn đề Game online với giới trẻ 1.
hiện nay

Luận cứ

+ Có nhiều loại sách, khơng phải cách nào cũng
có ích.
+ Sách có ích là những tác phẩm có giá trị
+ Sách khơng có ích là loại sách khơng có tính
Trang 14


giáo dục và chức năng tri thức
+ Sách là kho kiến thức mờ mang sự hiểu biết
nhân loại
+ Sách mang đến cho người đọc những tình cảm

tốt đẹp
+ Sách giống như một người bạn giúp ta chia sẻ
mọi tâm tư, tình cảm.
B. Vai trị của sách đối với đời sống

2.
+ Nguyên nhân thứ nhất: Chỉ thi nhân mới nhận
thấy và hiểu được cái hay cái đẹp của thơ ca. Mà
trong xã hội thì thi nhân rất ít.
+ Ngun nhân thứ hai: Nhiều người có học
nhưng ít người để ý tới thơ ca.
+ Nguyên nhân thứ ba: Người quan tâm tới thơ ca
thì lại khơng đủ năng lực và tính kiên trì để sưu
tầm và giới thiệu.
+ Nguyên nhân thứ tư: Chính sách quản lí in ấn
của triều đình q nghiêm ngặt.
+ Ngồi ra, cịn có ngun nhân khách quan là
thời gian và chiến tranh hủy hoại và làm thất lạc

khá nhiều sách vở.
C. Những nguyên nhân khiến cho thơ 3.
ca khơng được lưu truyền rộng rãi

+ Giải thích: game online là trị chơi trực tuyến
trên mạng…
+ Bình luận:
• Mặt tích cực: giải trí, bớt căng thẳng, luyện
trí thơng minh….
• Mặt tiêu cực: gây nghiện, ảnh hưởng đến
sức khỏe học tập và công việc.

+ Nguyên nhân, giải pháp.

Gợi ý làm bài:
Trang 15


A – 3, B – 1, C – 2.
Bài 3: Tìm luận cứ cho luận điểm sau Văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay.
Gợi ý làm bài:
Văn hóa ứng xử của học sinh được thể hiện qua lời nói, hành động.
Biểu hiện:
+ Ứng xử có văn hóa: lễ phép, tơn trọng thầy cơ, hịa nhã với bạn bè.
+ Ứng xử khơng văn hóa: nói tục chửi bậy, khơng tơn trọng mọi người, có những hành
động nơng nổi, thiếu suy nghĩ.
Văn hóa ứng xử có vai trị quan trọng, tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi người.
Lên án những kiểu ứng xử vơ văn hóa làm mất đi hình ảnh đẹp của mình trong mắt
người khác và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Bài học: lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp, cư xử hịa đồng, kính thầy, mến bạn, biết nói
lời cảm ơn, xin lỗi...
Bài 4: Các luận cứ sau sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm nào?
a.
• “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
• Lịng biết ơn khơng chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà cịn là khởi nguồn của mọi đức
tính tốt đẹp nhất của con người.
• Người có lịng biết ơn sẽ ln được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ
nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn.
• Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các
mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn.
• Biết ơn q khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn
văn hố cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hố truyền thống của đất nước.

• Phê phán, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích
kỷ, chỉ biết cho riêng mình.
b.
Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với
người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản
nhất, tích cực nhất của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
Trang 16


+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
Trong bài cáo, Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể.
+ Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
Bên cạnh đó, Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sè với nỗi thống khổ của người
dân mất nước: vạch trần những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
+ Sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
+ Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
+ Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...
+ Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm
vàng,...
Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...
Nhân nghĩa còn là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù: Cuộc chiến của ta ban đầu
gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, qn khơng một đội nhưng vẫn chiến thắng
quân thù.
Cuối cùng, Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần u chuộng hịa bình, tinh thần nhân đạo
của dân tộc:

Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Khơng đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức.
→ Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn.

Gợi ý làm bài:
a. Luận điểm: Vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống.
b. Luận điểm: Tư tường nhân nghĩa trong “Đại cáo bình Ngơ”.
Bài 5: Tìm một vài luận chứng cho các luận điểm sau:
a. Lòng dũng cảm
b. Nghị lực vươn lên trong cuộc sống
Trang 17


c. Cho đi là còn mãi.
Gợi ý làm bài:
a.
+ Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn
Trỗi, La Văn cầu... và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền
độc lập.
+ Trong hồ bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội
phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.
b.
+ Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người
thầy đáng kính + Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu
thua số phận.
c.
+ Những bệnh nhân hiến tạng của mình khi đã chết.
+ Người mẹ ung thư hi sinh sự sống để cứu tính mạng đứa con mình trong bụng.

+ Những cống hiến của các nhà khoa học:
• Albert Einstein: là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết
tương đối.
• Thomas Edison: nhiều phát minh ý tưởng ban đầu không phải là của ông nhưng sau
khi được ông thay đổi và sáng tạo lại đã thành cơng (điển hình là bóng đèn).
D HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Theo anh/ chị, việc “trao duyên” có thể diễn ra trong xã hội hiện nay khơng? Vì
sao? Viết một đoạn văn ngắn để trình bày quan điềm cùa mình.
Bài 2: Trong Kim Vân Kiều truyện, việc “trao duyên” diễn ra trước khi Mã Giám Sinh mua
Kiều. Còn ở tác phẩm của Nguyễn Du, việc bán mình chuộc cha đã xong xi đó là lúc
Kiều nghĩ tới việc phải trao duyên cho em gái. Anh/ chị đánh giá như thế nào về sự thay
đổi này của Nguyễn Du?
Bài 3: Hình tượng Từ Hải gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về những “người hùng” trong cuộc
sống hôm nay?
Bài 4: Nêu cảm nhận của anh/ chị về người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh
hùng.
Trang 18


Bài 5:
a. Tìm 05 ví dụ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT có sử dụng phép
điệp (khơng lấy lại ví dụ trong bài tập)
b. Tìm 05 câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép đối (khơng lấy lại ví dụ trong bài tập).
Bài 6: Tìm hệ thống luận cứ và luận chứng cho luận điểm sau:
1. Nói tục chửi bậy và tác hại của nó trong đời sống.
2. Đại cáo bình Ngơ là áng thiên cổ hùng văn.
ĐÁP ÁN
CHUYÊN ĐỀ 9
Bài 1:
Gợi ý làm bài: Học sinh tự xem phim.

a. Bộ phim có sự thay đổi so với nguyên tác.
b. Học sinh tự tìm hiểu và trình bày trước lớp.
c. Học sinh có quyền lựa chọn một trong hai cách thể hiện: phim hoặc tiểu thuyết nhưng
phải nêu được lý do của mình (phim vì sống động dễ nắm bắt truyện; tiểu thuyết vì cách
truyền tải thể hiện đúng tinh thần của La Quán Trung....).
Bài 2:
Gợi ý làm bài:
Bài văn phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Giải thích câu nói: “Khó khăn là một phần cùa cuộc sống và nếu bạn không chia sẻ
nó, có nghĩa là bạn khơng cho những người u thương bạn cơ hội để được yêu bạn nhiều
hơn” có nghĩa là phải biết chia sẻ để mọi người có thể giúp đỡ và có cơ hội hiểu hơn về
mình.
+ Bàn luận:
• Tại sao trong cuộc sống lại có những khó khăn?
• Làm thế nào để vượt qua khó khăn? Tự mình vượt qua thì có vượt qua được hay
khơng? Nếu khơng tự mình vượt qua thì phải làm thế nào? cần đến sự giúp đỡ của
ai?
• Tại sao khi chia sẻ khó khăn với người khác lại làm cho họ hiểu và yêu mình hơn?
+ Làm thế nào để chia sẻ những khó khăn với người khác?
Bài 3:
Trang 19


Gợi ý làm bài:
Đọc diễn cảm hoặc ngâm lại đoạn trích.
Đọc diễn cảm hoặc ngâm lại đoạn trích: cố gắng đồng cảm với nhân vật trữ tình để thấu
hiểu, cảm thông với những đau khổ của nàng.
Bài 4:
Gợi ý làm bài:
Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua những tác phẩm đã học (Bánh

trôi nước - Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Chinh phụ
ngâm - Đặng Trần Côn...):
+ Số phận đau khổ vì nhiều lẽ: bẩy nổi ba chìm (Hồ Xn Hương), chồng đi lính, một
mình chăm con thơ, ni mẹ già (Vũ Nương), chồng đi chinh chiến không tin tức, không
rõ ngày về (người chinh phụ).
+ Số phận phụ thuộc, khơng tự quyết định được hạnh phúc của chính mình: Rắn nát
mặc dầu tay kẻ nặn (Hồ Xuân Hương), Vũ Nương tự vẫn vì những lời cay nghiệt, xúc
phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm của chơng mình (Chuyện người con gái Nam Xương),
người chinh phụ vò võ đợi chồng (Chinh phụ ngâm).
+ Đau khổ còn do người phụ nữ luôn tự ý thức, luôn trăn trở về minh, khao khát hạnh
phúc: ý thức về vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm (Bánh trôi nước), khao khát sự ấm áp gia
đình, con có cha nên nói dối con về cái bóng ý thức về danh dự, nhân phẩm (Vũ Nương),
nhớ nhung, khao khát tình yêu, hạnh phúc (người chinh phụ).
Bài 5:
Gợi ý làm bài:
• Cả hai ví dụ đều xuất hiện hình ảnh hoa đào. Tuy nhiên, từ 'đào” trong ví dụ (1)
thuộc về ngơn ngữ nói -sinh hoạt, từ “đào” trong ví dụ (2) thuộc về ngơn ngữ nghệ thuật.
• Trong ví dụ (1), đặt trong hồn cảnh câu nói và các từ ngữ xung quanh, chúng ta dễ
dàng xác định sự kiện xảy ra trong cuộc đối thoại. Từ “đào” ở đây chỉ có ý nghĩa để chỉ
hoa đào ngày Tết - một loại thực vật nở hoa khi Tết đến xn về.
• Trong ví dụ (2), căn cứ vào từ ngữ xung quanh và âm điệu câu thơ, có thể dự đốn
từ “hoa đào" bên cạnh ý nghĩa chỉ lồi hoa thực tế, cịn ẳn chứa thơng tin về cảm xúc của
nhân vật trữ tình: cảm giác tiếc nuối bâng khuâng vì mọi sự đều lỡ làng, hoa đào năm xưa
Trang 20


cịn cười với gió đơng là vậy, năm nay đã hồn tồn vắng bóng - tựa như sự biến mất của
người thương, sự phơi phai của lời ước hẹn tình cảm. “Hoa đào”, như thế có thể mang
thêm ý nghĩa “người con gái” trong cuộc tình với nhân vật trữ tình.
Bài 6:

Gợi ý làm bài:
• Các phương tiện ngơn ngữ biểu hiện phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường được
sử dụng là từ ngữ biểu cảm, hình ảnh giàu ý nghĩa, nhịp điệu và âm điệu câu thơ,...
• Ngơn ngữ thơ trong đoạn trích mang màu sắc cổ điển, với những hình ảnh giàu ý
nghĩa biểu tượng Mạnh Lệ Quân, thu, sương, trăng,... Những hình ảnh phảng phất hơi thở
của thơ ca cổ phương Đông, chủ yếu thể hiện trên bề mặt những vẻ đẹp của thiên nhiên
hữu tình.
• Những từ ngữ biểu cảm như “ngã”, “xa vắng”, “ngừng”, “chơi vơi” làm rõ nét cảm
giác cô đơn, buồn tủi, là sự chấm dứt của niềm vui và chuyển sang giai đoạn của nỗi buồn
chênh vênh kín đáo. Tất cả tường như đều là biểu hiện muôn màu trong trạng thái “tương
tư” của con người.
• Nhịp điệu câu thơ chậm rãi, không dồn dập va vấp mà cứ nhẹ nhàng trôi chảy. Cách
phối hợp thanh điệu rất đặc sắc. Cả đoạn trích được bao trùm bởi hàng loạt thanh bằng,
tuy nhiên thanh trắc mỗi khi xuất hiện lại gây ấn tượng mạnh mẽ: ấn tượng trong sự thay
đổi tâm tư tình cảm một cách phức tạp, tựa như tiếng nấc trong tâm trí, vút lên thật cao để
rồi lại chìm lẩn vào sự bao la bình lặng của thanh bằng. Hai câu sau đặc biệt chỉ có những
thanh bằng, phần lớn là thanh ngang, càng gợi ra cảm giác về sự chơi vơi, chênh vênh, vô
định vô hường. Tương tư là gì? nếu khơng phải trạng thái khơng biết phải bắt đầu từ đâu,
cũng không biết phải đi đến đâu?
Bài 7:
Gợi ý làm bài:
• . Trong ví dụ (1), hình thức đoạn trích là văn xi, dựa theo đặc trưng thể loại, ngơn
ngữ sử dụng có thể trờ nên chi tiết cụ thể, càng rõ ràng càng trở nên có giá trị. Hơn nữa,
có thể dự đốn đoạn trích trên khơng thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, thiên nhiều
hơn sang phong cách sinh hoạt vì cách dùng từ, đặt câu, cách bày tỏ cảm xúc trực tiếp,
cách tường thuật cảm giác cụ thể là đặc trưng của phong cách này.
Trang 21


• Trong ví dụ (2) cùng một sự việc tương tự ví dụ (1), thực chất nhà thơ đang viết lại

câu chuyện tự thuật của Bác Hồ qua những vần thơ. vốn dĩ thơ ca là thể loại điển hình
nhất cần viện đến ngôn ngữ nghệ thuật, nên việc tường thuật mang ít nhiều xu hướng trữ
tình hóa, mĩ lệ hóa. Cách ngắt câu, dừng nhịp điệu hay việc thay đổi câu nói của Bác
thành những câu cảm thán ngắn gọn cũng cho thấy tính biểu cảm của ngơn ngữ thơ ca.
Bài 8:
Gợi ý làm bài:
Đề 1:
+ Mạng xã hội là gì?
+ Trong xã hội hiện đại, mạng xã hội tác động đến giới trẻ như thế nào?
• Tác động tích cực và hiệu quả
• Tác động tiêu cực và hệ quả
+ Làm thế nào để dùng mạng xã hội thông minh và hiệu quả nhất?
Đề 2: Nêu khái quát tâm trạng của người chinh Phụ trong đoạn trích và lần lượt phân
tích theo bố cục đoạn trích.
CHUYÊN ĐỀ 10
Bài 1:
Gợi ý làm bài:
• Việc trao dun khơng thể diễn ra trong xã hội hiện đại đề cao giá trị con người
cũng như tình u tự do.
• Khơng thể “trao” người yêu của mình cho người khác cũng như ngược lại “nhận”
lời “yêu hộ” giúp cho một ai đó thân thiết với mình.
• Tình u gắn liền với xúc cảm và những rung động cá nhân, không thể bán mua hay
ép buộc. Nó chỉ có thể duy trì và tồn tại khi có sự rung động sâu sắc, chân thành, khơng
toan tính từ hai phía...
Bài 2:
Gợi ý làm bài:
• Trong Kim Vân Kiều truyện, việc “trao duyên” diễn ra trước khi Mã Giám Sinh mua
Kiều. Như vậy, trong hoàn cảnh bối rối của gia đình, Kiều vẫn có thời gian nghĩ tới người
u, lo chu tồn chữ tình, chữ nghĩa với Kim Trọng trước khi bán mình chuộc cha.
Trang 22



• Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, việc bán mình chuộc cha đã xong xi, đêm đó
Kiều thức một mình, nghĩ tới tình yêu và thân phận rồi mới trao duyên cho em gái. Sự
thay đổi này cho thấy tài năng của Nguyễn Du cũng như những cảm thông, thấu hiểu cho
tâm lí cùa con người. Nàng Kiều đẹp hơn (nghĩ tới cha, tới gia đình, vẹn tồn cho gia đình
rồi mới thương thân, lo cho Kim Trọng), đáng trân trọng hơn, nội tâm cũng phức tạp,
nhiều sóng gió hơn cô Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân.
Bài 3:
Gợi ý làm bài:
• Ngứời anh hùng dù xưa hay nay đều có chung những đặc điểm: có chí lớn, có khát
vọng, có quyết tâm mạnh mẽ. Quyết là làm, đi là đến, khơng ngại khó khăn, gian khổ, đơn
độc một mình...
• Dù sẵn sàng gác gia đình sang một bên khi cần thực hiện những trọng trách lớn lao
nhưng luôn là những người trân trọng, có trách nhiệm với gia đình.
Bài 4:
Gợi ý làm bài:
Hình tượng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng:
+ Hình tượng đẹp về người anh hùng, là ánh sáng chói lịa trong cuộc đời tăm tối của
Thúy Kiều.
+ Có chí lớn, có khát vọng: trong một năm muốn xây dựng cả một sự nghiệp phi thường
+ Có ý chí quyết tâm, có nghị lực phi thường: ra đi với một thanh gươm, một con ngựa,
bốn bể không nhả nhưng “lên đường thẳng rong”.
+ Trân trọng người phụ nữ của mình: đánh giá cao Thúy Kiều, xem nàng ngang hàng
“tâm phúc tương tri" (tư tưởng bình đẳng, hiện đại), phân tích thực tại khó khăn, Kiều đi
theo sẽ vất vả, động viên, an ủi, hứa chắc chắn sẽ về sau một năm để đón nàng.
→ Từ Hải là người đàn ơng có ý chí phi thường, một nam nhi đại trượng phu nhưng

cũng là một người chồng chung thủy, yêu thương vợ, có trách nhiệm với người phụ nữ của
đời mình, đặc biệt có tư tưởng bình đẳng khác xa những người đàn ông vốn trọng nam

khinh nữ.
→ Nghệ thuật so sánh, phóng đại, bút pháp lí tường hóa trong khắc họa nhân vật.

Bài 5:
Trang 23


Gợi ý làm bài:
a. 5 ví dụ có sử dụng phép điệp:
Cháu chiến đấu hơm nay
Vì lịng u Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cụ tác
Ồ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
(Vội vàng, Xuân Diệu)
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy.

(Đàn ghita của Lorca, Thanh Thảo)
Tương tự, học sinh tìm tiếp.
b. Học sinh tự thực hiện.
Bài 6:
Gợi ý làm bài
1. Dựa vào những hiểu biết đời sống của em để làm đề này, chỉ ra tác hại và rút ra bài học
cho bản thân.
Trang 24


2. Giải thích áng thiên cổ hùng văn là gì? Biểu hiện của nó trong tác phẩm.

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×