Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyên đề 11 ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 40 trang )

CHUYÊN ĐỀ 11
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Khái quát đặc điểm văn bản văn học, văn bản quảng cáo
+ Phát hiện các nội dung và hình thức của văn bản văn học qua tác phẩm đã học.
+ Làm rõ vai trò của các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.
 Kĩ năng
+ Chỉ ra các đặc điểm của văn bản văn học, văn bản quảng cáo
+

Minh họa nội dung và hình thức văn bản văn học bằng các tác phẩm trong nhà
trường.

+ Sử dụng các thao tác nghị luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Văn bản văn học
 Định nghĩa:
+ Phản ánh, khám phá cuộc sống; bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn; thỏa mãn như cầu
thẩm mĩ.
+ Viết theo thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng.
+ Ngơn từ có nhiều tìm tịi, sáng tạo, có hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc, phong
phú.
2. Nội dung và hình thức văn bản văn học
 Nội dung:
+ Đề tài: Lĩnh vực đời sống được nhà văn lựa chọn thể hiện
+ Chủ đề: Vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
+ Tư tưởng: Thái độ, tình cảm, cách nhìn nhận của tác giả.
 Nghệ thuật:
+ Ngơn từ: Lớp vỏ ngơn từ tạo nên các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.
+ Kết cấu: Cách chức sắp xếp, tổ chức các thành tố hành đơn vị thống nhất, hồn


chỉnh có ý nghĩa.
+ Thể loại: Quy tắc tổ chức văn bản phù hợp với nội dung văn bản.
Trang 1


3. Tổng kết phần văn học
a) Bộ phận văn học:
Đặc điểm
Ra đời
tác giả
Hình thức lưu
truyền
Hình thức tồn tại

Vai trị, vị trí

Văn học dân gian
Từ rất sớm, khi chưa có chữ viết.
Tập thể ( quần chúng nhân dân lao

Văn học viết
Khi có chữ viết, khoảng thế kỉ X.
Sáng tác cá nhân (tầng lớp tri

động).
Truyền miệng

thức).
Chữ viết


Gắn liền với những hình thức sinh

Văn bản viết, mang tính độc lập.

hoạt diễn xướng khác nhau trong

cá thể.

đời sống cộng đồng.
Vai trò nền tảng của văn học dân

Nâng cao và kết tinh những

tộc.

thành tựu nghệ thuật.

� Ảnh hưởng truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngồi. Nội dung lớn:

u nước và nhân đạo.
b) Văn học viết Việt Nam
Đặc điểm
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
Chữ viết Chữ Hán và chữ Nôm.
Chủ yếu là chữ quốc ngữ.
Thể loại - Tiếp thu từ Trung Quốc: hịch, cáo, - Tiếp biến từ văn học trung đại: thơ
chiếu, biểu…

Đường luật, câu đối…


- Sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ - Hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn,
Ảnh

Đường luật viết bằng chữ Nơm…
tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói…
Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc Mở rộng tiếp thu văn hóa văn học

hưởng
c) Văn học trung đại Việt Nam

phương Tây, Nga, Mĩ – Latinh.

 Thành phần:
+ Chữ Hán
+ Chữ Nôm
 Giai đoạn
+ Từ thế kỉ X – XIV
+ Từ thế kỉ XV – XVII
+ Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu TK XIX
+ Nửa cuối thế kỉ XIX.
 Nội dung
Trang 2


+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Chủ nghĩa nhân đạo
+ Cảm hứng thế sự
 Nghệ thuật
+ Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.

+ Xu hướng trang nhã và bình dị.
+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
d) Tổng kết văn hoa nước ngoài
 Sử thi
Phương
diện

Đăm Săn ( Chiến thắng

Odysey

Ramyana

Mtao Mxây)
( Uy-lít-xơ trở về)
( Rama buộc tội)
- Chủ đề: Vấn đề chung có ý nghĩa với cả cộng động, bức tranh rộng lớn, phản
ánh bao trùm hiện thực đời sống và tư tưởng con người thời kì cổ đại.
- Nhân vật: thường là những anh hùng mang vẻ đẹp tiêu biểu, đại diện cho sức

Đặc

mạnh, lí tưởng, tài năng, trí thơng minh,… của cộng đồng, tập thể với những

điểm

chiến công lừng lẫy.
- Ngôn ngữ sử thi mang vẻ đẹp trang trọng, các hình tượng nghệ thuật mang tính
chất kì vĩ, mĩ lệ, có nhiều yếu tố mang đặc trưng văn hóa của cộng đồng được
khắc họa bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

- Khát vọng chinh phục
Ca ngợi sức mạnh của trí

Đề tài

thiên nhiên.

tuệ, bản lĩnh, tinh thần

- Chiến tranh mở rộng bộ

trong công cuộc chinh

tộc

phục, khám phá thế giới,

- Kết hôn liên kết cộng

bảo vệ, phát triển cộng

động

đồng.
Ca ngợi sự thông minh,

Nội

Cuộc chiến chống cái ác,
cái xấu, bảo vệ danh dự

và tình yêu, đề cao bổn
phận của cá nhân đối với
cộng đồng.
Đề cao danh dự con

dung

Ca ngợi vị tù tưởng anh

đức tính cẩn trọng, lòng

người, trách nhiệm của

doạn

hùng

thủy chung của cả Pê-lê-

người anh hùng với cộng

trích
Đặc

Vẻ đẹp kì vĩ.

nốp và Uy-lít-xơ.
Con người với những

đồng.

Con người với lòng tự

điểm

Con người hành động với mâu thuẫn nội tâm thể

nhân vật sức mạnh phi thường.

trọng rực rỡ.

hiện trí tuệ và phẩm chất
Trang 3


thủy chung, cẩn trọng.
 Thơ đường và thơ hai – cư

Thơ Đường
Phong phú, đa dạng, phản ánh sâu
Nội dung

rộng các phương diện của cuộc sống
xã hội và đời sống tình cảm của con
người.

Đề tài

Thiên nhiên, tình yêu quê hương, con

Thơ Hai – cư

Khắc họa phong cảnh, sự vật trong
những khoảnh khắc thời gian cụ thể,
thường là những thời điệm nhất định
trong hiện tại, từ đó khơi gợi cảm xúc,
suy tư sâu sắc.
Tư tưởng Phật giáo, tình yêu thiên

người, tình bạn.
nhiên, quê hương, con người.
Ngôn ngữ đơn giản, tinh tế, súc tích. Dùng phép gợi là chủ yếu, dựa trên
Cấu từ hàm súc, giàu sức gợi. Niêm các phạm trù thẩm mĩ thẫm đẫm Thiền
luật chặt chẽ, hài hòa. Sử dụng nhiều tông: vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm

Nghệ

phép đối.

thuật

mại, nhẹ nhàng,…; tứ thơ hàm súc,
điểm đặc biệt là tạo ra những mơ hồ,
khoảng trống để dành chỗ cho trí
tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ
đặc biệt cô đọng.

 Tiểu thuyết chương hồi
- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi (Tam quốc diễn nghĩa gồm 120 hồi)
- Đề tài: Lịch sử hư cấu.
- Nội dung:
+ Khắc họa lại cuộc đấu tranh giữ những thế lực phong kiến từ năm 184 đến năm 200

ở Trung Hoa, với sự hiện diện của ba thế lực lớn: nhà Ngụy, nhà Thục và nhà Ngô.
+ Phản ánh cuộc sống lầm than của nhân dân trong thời đại loạn lạc, vạch trần tội ác
của bọn thống trị tàn ác, thể hiện khát vọng hịa bình.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, phát triển cốt truyện lơgic, hợp lí, xây dựng những
mâu thuẫn cao độ trong tác phẩm.

Trang 4


+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính điển hình, đặc điểm tính cách các nhân vật
được đẩy lên cường độ cao nhất, với các mặt tương phản rõ rệt. Nhân vật chủ yếu
được khắc họa qua ngoại hình, lời nói, hành động.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Có những tiêu chí nào để xác định một văn bản là văn bản văn học?
A. Văn bản phải phản ánh và khám phá đời sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa
mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
B. Văn bản có sự sáng tạo và tìm tịi về ngơn từ, có hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc,
phong phú.
C. Văn bản được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng:
truyện, thơ, kịch
D. Tất cả A, B, C
Gợi ý làm bài:
Đáp án D
Bài 2: Trong các phương án sau, phương án nào không phải là cấu trúc của văn bản văn
học?
A. Tầng ngôn từ
B. Tầng hình thức
C. Tầng hình tượng
D. Tầng hàm nghĩa.

Gợi ý làm bài:
Đáp án B.
Bài 3: Để tiếp nhận một văn bản văn học người đọc cần
A. Đọc văn bản thật kĩ.
B. Vốn hiểu biết sâu rộng, cảm nhận tinh tế.
C. Có nhiều trải nghiệm cuộc sống sâu sắc.
D. Tất cả A, B, C.
Gợi ý làm bài:
Đáp án D.
Trang 5


Bài 4: Chỉ ra cấu trúc của văn bản văn học sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Gợi ý làm bài:
Tầng ngôn ngữ:
+ Vẻ đẹp của hoa sen: lá xanh, bông trắng, nhị vàng, thơm ngát >< Hồn cảnh sống: gần
bùn
Tầng hình tượng: bơng hoa sen.
Tầng hàm nghĩa: ẩn dụ cho hồn cảnh sống và vẻ đẹp nhân cách tâm hồn cao đẹp của
người Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho tâm hồn thanh cao.
Bài 5: Văn bản sau có phải là một văn bản văn học khơng? Vì sao?
BỖNG DƯNG
Bỗng dưng lịng thấy nhẹ khơng
Bỗng dưng một cõi mênh mơng đi về
Bỗng dưng chìm đắm cơn mê
Bỗng dưng gặp lại ngô nghê nụ cười.

Bỗng dưng trở lại đôi mươi
Bỗng dưng gặp lại một người ngỡ xa
Bỗng dưng tim chợt nhớ nhà.
Bỗng dưng cảm xúc vỡ òa yêu thương.
Bỗng dưng nắng nhạt vơ thường
Bỗng dưng cơn gió vẫn vương thì thầm
Bỗng dưng vượt hết thăng trầm
Bỗng dưng phá vỡ lặng câm một đời.
Bỗng dưng lòng thấy chơi vơi
Bổng dưng nghe được những lời thật tâm.
Trang 6


Bỗng dưng ngộ hết lỗi lầm
Bỗng dưng hiểu thấu trầm luân một đời
Bỗng dưng tâm thấy an bình
Bỗng dưng nhìn thấy lại mình lúc xưa
Bỗng dưng nắng hửng trong mưa
Bỗng dưng bé lại cho vừa hư không.
Gợi ý làm bài:
Là một tác phẩm trữ tình
+ Điệp từ “bỗng dưng”: gợi một điều gì đó đến bất chợt khơng báo trước, đem đến
cảm xúc ngỡ ngàng .
+ Biện pháp liệt kê những khoảnh khắc dù ngắn ngủi hay là những kỉ niệm khó phải
cho thấy trong cuộc sống đơi khi có những cái “bỗng dưng” đến thật bất ngờ nhưng nó
đem lại niềm vui, nỗi buồn và nhất là cho mỗi người như gặp lại lịng mình để lấy động
lực trong cuộc sống.
+ Thông điệp: phải biết trân trọng từng khoảnh khắc đời thường.
Bài 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Bần thần hương huệ thơm đêm

khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm lấp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta khơng có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Trang 7


ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy nược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con

liệu mai sau các con cịn nhớ chăng

Nhìn về q mẹ xa xăm
lịng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miêng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…
a. Hình tượng nào được thể hiện qua bài thơ trên? Hình tượng đó được thể hiện thơng qua
điều gì?
b. Những từ ngữ nào thể hiện lời ru của mẹ?
c. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
Gợi ý làm bài:
a. Hình tượng người mẹ được thể hiện thông qua lời ru của mẹ.
Trang 8


b. Học sinh tự làm
c. Tình cảm: nhớ thương da diết bóng dáng người mẹ và những lời hát ru của mẹ, lòng biết
ơn sâu sắc về những lời mẹ đã dạy bảo thông qua lời hát ru.
Bài 7: Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho phù hợp và chính xác nhất: đề tài, cảm hứng
nghệ thuật, tư tưởng, chủ đề.
a. ……là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể
hiện trong văn bản.
b. ……là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn
gửi, đối thoại với người đọc, là linh hồn của tác phẩm.
c. ……là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm
xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người
đọc, qua đó người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn
bản.
d. …….là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như
chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Gợi ý làm bài:
a. Đề tài
b. Tư tưởng
c. Cảm hứng nghệ thuật
d. Chủ đề
Câu 8: Để có một văn bản văn học có giá trị cần
A. Nội dung hồn chỉnh
B. Hình thức hồn mĩ
C. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức – thống nhất nội dung cao đẹp với hình
thức nghệ thuật hồn mĩ
D. Thông điệp của văn bản.
Gợi ý làm bài:
Đáp án: C.

Trang 9


Bài 9: Nối cột A với cột B để hoàn chỉnh phần tìm hiểu nội dung của văn bản Tắt đèn Ngô
Tất Tố

Cột A

Cột B

A. Mẫu thuẫn giữa người nông dân và bọn cường hào quan 1. Đề tài.
lại trong nông thôn Việt Nam.
B. Cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước 2. Chủ đề.
Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong những ngày sưu
thế
C. Lòng căm phẫn, sự tố cáo bon cường hào ở nông thôn 3. Tư tưởng.

cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp.
D. Lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn 4. Cảm hứng nghệ thuật.
Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng yêu thương
những người nông dân bị áp bức.
Gợi ý làm bài:
A – 2, B – 1, C – 4, D – 3
Bài 10: Anh/ chị hãy kể tên 4 tác phẩm mà em đã được học viết về đề tài người nông dân
và cho biết chủ đề của mỗi tác phẩm đó.
Gợi ý làm bài:
+ Đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn Ngơ Tất Tố): Mẫu thuẫn giữa người nông dân và
bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam thông qua tình cảnh khốn khổ của
người nơng dân trong mùa sưu thuế
+ Lão Hạc (Nam Cao): Mâu thuẫn giữa người nông dân và bọn cường hào quan lại
trong nông thôn Việt Nam thơng qua tình cảnh người nơng dân bị bần cùng hóa cuối cùng
phải tìm đến cái chết.
+ Sống chết mặc bay (Nguyễn Công Hoan): số phận khốn khổ của người nông dân Việt
Nam trước Cách mạng trước sự vô tâm, tắc trách của quan lại nông thôn.
+ Làng (Kim Lân): tình u làng u nước của người nơng dân Việt Nam.
Bài 11: Chỉ ra sự phù hợp của hình thức với nội dung được thể hiện trong bài thơ sau.
Anh/chị hãy cho biết văn bản này gợi nhắc cho em nhớ đến văn bản nào đã được học trong
chương trình THCS?
Trang 10


- Nín đi em, bố mẹ bận ra tịa!
Chi lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị địi cơm.
Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và khơng hề trị chuyện

Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
Biết lấy gì dỗ cho em nín đây
Ngồi hai tiếng ra tịa vừa nghe nói
Chắc nó nghĩa như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.
Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng vào ra tíu tít
Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!
Nó biết đau bố mẹ nó ra tịa
Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý
Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký
Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.
Nó biết đâu bố mẹ nó ra tịa
Là cầm cưa xẻ ngang tình đồn tụ
Đứa cịn mẹ thì thơi khơng cịn bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau…
- Nín đi em! Anh/chị khản giọng khóc gào
Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt
Trang 11


Những bố mẹ bên bờ chia cắt
Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!
Gợi ý làm bài:
Đề tài: cảm xúc trước sự việc cha mẹ ly hôn.
Chủ đề: Cảm xúc đau lịng đến quặn thắt trước hồn cảnh hai chị em (một đã biết, một
cịn ngây ngơ chưa biết gì) phải đối mặt với việc bố mẹ sắp li hôn, người chị dỗ dành em.
Tư tưởng: Lên án những người cha người mẹ ích kỉ trong hơn nhân khơng nghĩ và

không quan tâm đến con cái.
Cảm hứng nghệ thuật: Đồng cảm xót thương với những đứa trẻ tội nghiệp khi lâm vào
hoàn cảnh bất hạnh ấy.
Bố cục
+ Khổ 1: Cảm xúc thương cảm đến tội nghiệp trước hình ảnh hai chị em tự chăm nhau
mà đứa bé khóc gào vì đói
+ Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Cảm xúc đau đớn trước cảnh tưởng đứa bé ngây ngơ khóc mà
khơng hề biết bố mẹ sắp ra tòa. Xúc động trước tình chị em khi chị cố gắng níu kéo, cố
khơng muốn xa em
+ Khổ cuối: Nỗi quặn thắt trào dâng trước cảnh tượng hai chị em ơm nhau khóc và lời
nhắn nhủ với những ông bố bà mẹ đang “bên bờ chia cắt”.
Nội dung trên phù hợp với hình thức của một bài thơ trữ tình ngắn gọn, súc tích nhưng
có độ nén về mặt cảm xúc.
Văn bản này gợi nhắc tới văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
Bài 12: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phần nào? Đặc điểm chung
của văn học Việt Nam.
Gợi ý làm bài:
Dưa vào phần Kiến thức trọng tâm: Các bộ phận của văn học Việt Nam.
Bài 13: So sánh sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. (Có thể vẽ sơ đồ tư
duy để trình bày)
Gợi ý làm bài:
Sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết: trình bày hoặc vẽ sơ đồ theo gợi ý
của phần Kiến thức trọng tâm.
Bài 14: Những đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Trang 12


Gợi ý làm bài:
Những đặc trưng của văn học dân gian:
- Tính truyền miệng:

+ Là phương thức sáng tác tồn tại và lưu hành của văn học dân gian.
+ Vẫn tiếp tục khi văn học dân gian được ghi lại bằng chữ viết.
+ Gắn liền với diễn xướng dân gian.
- Tính tập thể:
+ Là kết quả của q trình sáng tác tập thể.
+ Là tài sản chung cảu tập thể: ai cũng có thể tiếp nhận, sử dụng, bổ sung, sửa chữa…
theo quan niệm và khả năng của mình.
� Thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong

đời sống cộng đồng.
Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
+ Giá trị nhận thức: cung cấp những tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội, con người,
về đời sống các dân tộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật hấp dẫn.
+ Giá trị giáo dục: giáo dục đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất
tốt đẹp cho con người một cách giản dị, tự nhiên, sinh động.
+ Giá trị thẩm mĩ: tạo nên những mẫu mực nghệ thuật, là nguồn ni dưỡng văn học
viết, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn học dân tộc.
Bài 15: Văn học viết Việt Nam đã phát triển qua những thời kì nào? Trình bày đặc điểm
của những thời kì đó.
Gợi ý làm bài:
Những thời kì phát triển của văn học viết:
+ Văn học trung đại: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Văn học hiện đại: Từ đầu thế XX đến hết thế kỉ XX.
Đặc điểm chung:
+ Phản ánh nội dung yêu nước và nhân đạo.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa
dạng.
Đặc điểm riêng:

Đặc điểm


Văn học trung đại

Văn học hiện đại
Trang 13


Chữ viết

(từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX)
(từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
Chữ Hán và chữ Nôm
Chủ yếu là chữ quốc ngữ
+ Tiếp thu từ Trung Quốc: hịch, cáo, + Tiếp biến từ văn học trung đại: thơ
chiếu, biểu…

Thể loại

Đường luật, câu đối…

+ Sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ + Hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn,
Đường luật viết bằng chữ Nôm…

tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói…

+ Sáng tạo riêng của dân tộc: truyện

Ảnh hưởng

thơ, ngâm khúc, hát nói…

Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Mở rộng tiếp thu văn hóa văn học
Quốc

phương Tây, Nga, Mĩ – Latinh.

Bài 16: Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại? Làm rõ qua
những văn bản đã học, đã đọc.
Gợi ý làm bài:
Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại:
+ Chủ nghĩa yêu nước:
 Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc: Sơng núi nước Nam (Lý Thường
Kiệt?), Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi), Chiếu dời đơ (Lý Thái Tổ).
 Lịng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược: Hịch tướng sĩ (Trần
Hưng Đạo), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt?...
 Tự hào về đất nước: Phị giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng
(Trương Hán Siêu), Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)…
 Tình yêu thiên nhiên, đất nước: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Qua Đèo Ngang (Bà
Huyện Thanh Quan), chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến)…
+ Chủ nghĩa nhân đạo:
 Lên án, tố cáo những thế lực chà tàn bạo, chà đạp lên con người: Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Ghét chuột (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Chinh phụ ngâm (Đặng
Trần Cơn), Cung ốn ngâm ( Nguyễn Gia Thiều)…
 Khẳng định, đề cao con người: thơ Hồ Xn Hương (Bánh trơi nước, Tự tình, Mời
trầu…), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)…
 Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người: Cảnh ngày hè
(Nguyễn Trãi), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Trang 14


 Cảm hứng thế sự: hướng tới phản ánh hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương

thời để ghi lại “những điều trơng thấy”: Thượng kinh kí sự (Lê hữu Trác), Vũ trung tùy bút
(Phạm Đình Hổ), Hội Tây (Nguyễn Khuyến), thơ Tú Xương (Sông lấp, Năm mới chúc
nhau, Vịnh khoa thi hương)…
Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:
+ Tính quy phạm và sự phát vỡ tính quy phạm:
 Tính quy phạm: Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu thể hiện ở quan điểm văn
học coi trọng mục đích giáo huấn (văn chương để chở đạo: Lúc Vân Tiên – Nguyễn Đình
Chiểu), ở tư duy nghệ thuật nghĩ theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn (Truyện Kiều
được viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân), ở thể loại
văn học tuân thủ những quy định chặt chẽ về kết cấu (thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn
bát cú Đường luật), ở cách sử dụng thi liệu, văn liệu là những điển tích, điển cố (thơ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du).
� Do tính quy phạm nên văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng.

 Sự phá vỡ tính quy phạm: Tính quy phạm tạo nên vẻ đẹp riêng cho văn học trung đại.
Nhưng trong quá trình vận động, phát triển, các tác giả tài năng một mặt vừa tuân thủ tính
quy phạm, mặt khác lại phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo: thơ thất ngôn
chen lục ngôn ( Nguyễn Trãi), thơ Nôm Đường luật (Hồ Xuân Hương)…
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
 Tính trang nhã thể hiện ở đề tài thường hướng tới cái cao cả, trang trọng, ở hình
tượng nghệ thuật thiên về vẻ tao nhã, mĩ lệ, ở ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt:
thơ Bà Huyện Thanh Quan.
 Xu hướng bình dị: văn học trung đại vận động theo hướng ngày càng gắn bó với hiện
thực trở nên tự nhiên, bình dị hơn: hình ảnh bè rau muống, lảnh mùng tơi trong thơ
Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hương, thơ thu Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, Thượng kinh
kí sự (Hải Thượng Lãn ơng)…
+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngồi:
 Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc về ngôn ngữ (dùng chữ Hán để sáng tác), về
thể loại (sáng tác theo thể loại của Trung Quốc), về thi liệu (dùng điển tích, điển cố của
Trung Quốc)…

Trang 15


 Dân tộc hóa tinh hoa văn học Trung Quốc; tạo ra chữ Nơm trên cơ sở chữ Hán, Việt
hóa thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, tạo ra thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo ra
các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát…
Bài 17: Thống kê các tác giả, tác phẩm của văn học trung đại theo gợi ý dưới đây, (có thể
trình bày theo cách riêng của cá nhân).
STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Đặc điểm nội
dung

Đặc điểm nghệ thuật

Gợi ý làm bài:
Thống kê các tác giả, tác phẩm của văn học trung đại.
Học sinh tự làm trên cơ sở những văn bản đã học dựa vào gợi ý sau:

STT

Tên tác giả

Tên tác
phẩm


Đặc điểm nội dung

Đặc điểm nghệ thuật

- Vẻ dẹp của hình tượng người - Ngắn gọc, súc tích.
anh hùng vệ quốc hiên ngang, - So sánh, phóng đại,
1

Phạm Ngũ
Lão

Tỏ lịng

lẫm liệt với lí tưởng và nhân điển tích.
cách lớn lao.
- Vẻ đẹp của hào khí Đơng A.
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa hè - Thể thơ thất ngôn xen
ở làng quê.

2

Nguyễn Trãi

Cảnh
ngày hè

lục ngôn.

- Vẻ đẹp của tâm hồn yêu đời, - Ngôn ngữ bình di, tự
tha thiết với nhân dân và đất nhiên, sinh động

nước của Nguyễn Trãi

- Nghệ thuật đối, đảo
ngữ, dùng điển tích…

3

Trang 16


B. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Các thao tác nghị luận:
a. Khái niệm: Là những hoạt động được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được
quy định trong bài văn nghị luận.
b. Các thao tác nghị luận:
+ Phân tích: Chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân
tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng.
+ Tổng hợp: Kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề
cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
+ Quy nạp: Từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự việc cá biệt suy ra nguyên lí phổ
biến.
+ So sánh: Đối chiếu hai hay nhiều sự vật dựa trên những căn cứ xác định để tím ra sự
giống, khác, hơn, kém, ngang bằng để nhận xét đánh giá sự vật, vấn đề chính xác, rõ ràng.
+ Diễn dịch: Từ tiền đề chung mang tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự
vật, hiện tượng.
2. Văn bản quảng cáo
a. Định nghĩa:
Là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi… của
sản phẩm, dịch vụ do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.

b. Yêu cầu:
+ Ngắn gọn, súc tích
+ Hấp dẫn, tạo ấn tượng
+ Trung thực, tơn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
c. Cách viết:
+ Cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm.
+ Trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyết
đối.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Những văn bản sau sử dụng thao tác nghị luận nào?

Trang 17


a. Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khối chá, ví như gấm vóc; khối trá là vị rất ngon ở
trên đời, gấm vóc là mà rất đẹp ở trên đời, phàm người có miệng, có mắt ai cũng quý
trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như văn thơ thì lại là sắc đẹp ngồi cả ắc đẹp,
vị ngon ngồi cả vị ngon, khơng thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà
nếm được. Chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon
ấy thơi. Đó là lý do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.
(Tựa Trích diễm thi tập, Hồng Đức Lương)
b.

ĐƠI KHI
Đơi khi có ai đó vơ tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó

sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào.
Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.
Đôi khi có những việc xảy ra đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu
đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới nhận ra rằng nếu khơng có những biến cố đó, bạn

đã khơng thể trưởng thành hơn và biết được sức mạnh của chính mình.
Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, khơng có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả
mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách trong cuộc sống.
Khơng có những thách thức này, bạn sẽ khơng có cơ hội nhận ra đâu là điều thực sự quan
trọng và có ý nghĩa đối với bạn.
Đơi khi, chính những trải nghiệ cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình
một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại ln chứa đựng niềm hi vọng. Một sự kết
thúc bao giở cũng đi liền với một sự khởi đầu nếu bạn nhận ra.
Nếu ai đó làm bạn tổn thương. Đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho
họ vì chính họ sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của niềm tin.
Hãy thử nói chuyện với những người trước đây bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng
nghe họ một cách chân tình.
Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn khơng tin vào chính bạn, sẽ
rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất
cứ điều gì mà bạn muốn và sống trọn vẹn với nó.
Nếu ai đó yêu bạn thực sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lịng ra với họ, khơng chỉ
bởi họ u bạn , mà cịn bởi họ giúp bạn biết cảm nhận và nhìn cuộc sống bằng một tâm
hồn sâu sắc.
Trang 18


Bạn khơng bao giờ biết được điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình
cho ngày hơm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kì điều gì xảy ra đi chăng nữa.
(Hạt giống tâm hồn, NXB First new)
c.

Khi còn nhỏ…
Bạn sẵn sàng nhường nhiều thứ lơn hơn cái kẹo cho đứa bạn ngồi cùng bàn nhưng đôi

khi lại tranh giành đến đánh nhau với đứa em chỉ vì một chỗ ngồi.

Bạn rất vui khi nhận trực nhật giùm cô bạn trong lớp nhưng lại ln phân bì cơng việc
dọn dẹp nhà cửa với đứ em ở nhà.
Bạn có thể hăng hái làm một đầu bếp siêu hạng trong chuyến cắm trại dã ngoại của lớp
nhưng lại không nhấc nồi tay chân vào bếp nhặt rau giúp mẹ. Bạn xem đó là việc đương
nhiên mẹ phải làm.
Bạn sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ trong của hàng điện tử và “chỉ bảo” cho những
tên “đệ tử” với những game phức tạp nhưng lại không có lấy một phút để giảng giải bài
cho các -em của mình.
Bạn ln nhớ chức mừng và tặng q các cô bạn gái nhân dịp sinh nhật, ngày 8-3
nhưng lại qn mất rằng bạn cịn có một người phụ nữ khác quan trọng hơn rất nhiều, đó
là mẹ.
Bạn thường sa sẩm mặt mày, thậm chỉ nổi xung lên chỉ vì những lời trách cứ, răn dạy
của cha mẹ, dù đúng nhưng sau đó bạn lại quen ngay như chưa từng được nghe.
Bạn đã từng lưỡng lự mỗi khi xoa đầu cho mẹ khi mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng lại quên
mất rằng mẹ đã từng thức thâu đêm để canh giấc ngủ cho bạn mỗi khi “trái gió trở trời”.
(Hạt giống tâm hồn, NXB First new)
d. Trong văn hóa Việt Nam, sen là loài hoa biểu trưng cho sự tinh khiết, thanh tao. Trong
Phật giáo, sen biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết, thánh thiện, trí tuệ, sự giác
ngộ và tinh thần bất nhiễm. Trong tâm thức dân gian, sen được ví với những con người có
vẻ đẹp cao quý, bản lĩnh. Do đó, từ lâu, sen đã đi vào cuộc sống và nghệ thuật của người
Việt. Sen được dùng khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình, cách điệu trong trang trí kiến
trúc và đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ ngụ dụng cũng đình.
(Sen - biểu tượng tinh tế đa dạng; Ngữ Thiên, Báo Nhân dân cuối tuần, số 23, tháng
6/2015)
e.
Trang 19


Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi)
Gợi ý làm bài:
a. Thao tác quy nạp
b. Thao tác tổng hợp
c. Thao tác so sánh
d. Thao tác diễn dịch
e, Thao tác phân tích.
Bài 2: Sắp xếp lại thứ tự các câu sau theo trình tự nhất định, hợp logic:
(1) Mở đầu “Đại cáo bình Ngơ” là luận đề chính nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
(2) Bài cáo được viết với một cấu trúc rất chặt chẽ, logic.
(3) Oai hùng nhất phải là phần kể lại quá trình gian khổ và tất thắng của cuộc khởi
nghĩa.
(4) Từ tiền đề đó, bài cáo vạch trần tội ác dã man cảu quân thù.
(5) Cuối cùng là lời tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
(6) “Đại cáo bình Ngơ” được coi là một áng thiên cổ hùng văn, một áng văn nghị luận
xuất sắc trong lịch sử văn học trung đại.
Gợi ý làm bài:
Trình tự sắp xếp: (6) – (2) – (1) – (4) – (3) – (5)
Bài 3: Phân tích bốn câu thơ đầu đoạn trích “Nỗi thương mình” có bạn đưa ra những ý
sau:
Cảnh sống của Thúy Kiều trong nhà chứa của Tú Bà được tái hiện bằng bút pháp ước lệ:
+ Hình ảnh “bướm lả ong lơi”: sự suồng sã, đùa cợt không đứng đắn của những kẻ háo
sắc đến mua vui ở chốn lầu xanh.
Trang 20



+ Cách nói “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”: gợi ra những cuộc chơi triền
miên, thác loạn không có giới hạn để mua vui cho khách làng chơi.
+ Dùng điển cố “lá gió cành chim”: vừa gợi tả cảnh tấp nập ở lầu xanh đồng thời cho
thấy người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương.
+ Tác giả dùng điển tích “Tổng Ngọc Trường Khanh” dùng để chỉ những khách làng
chơi phong lưu trác táng.
Nghệ thuật:
+ Hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, tác giả đã gợi ra cảnh nhà chứa lả lơi, trăng gió,
thác loạn mang đậm ý nghĩa phê phán.
+ Tác dụng của biện pháp ước lệ tượng trưng: giữ vẻ thanh tao cho lời thơ đồng thời bảo
toàn được vẻ đẹp của Thúy Kiều trong cảnh sống nhơ nhớp, bị đọa đày cả thể xác lẫn tinh
thần.
Thái độ cảm thơng, trân trọng và tấm lịng yêu thương dành cho nhân vật của tác giả.
Từ những ý trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận phân tích bốn câu thơ đầu có
sử dụng thao tác:
a. Thao tác diễn dịch
b. Thao tác tổng – phân – hợp.
Gợi ý làm bài:
a. Bốn câu thơ đầu đoạn trích Nỗi thương mình đã thể hiện tình cảnh trớ trêu của nàng
Kiều ở chốn lầu xanh. Cảnh sống của Thúy Kiều trong nhà chứa của Tú Bà được tái hiện
bằng bút pháp ước lệ với hình ảnh “bướm là ong lơi” được sử dụng để chỉ sự suồng sã, đùa
cợt không đúng đắn của những kẻ háo sắc đến mua vui ở chốn lầu xanh. Khơng những thế,
qua cách nói “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” trong hai về đối tương hỗ đã gợi ra
những cuộc chơi triền miên, thác loạn khơng có giới hạn để mua vui cho khách làng chơi.
Đặc biệt, tác giả dùng điển cố “lá gió cành chim” (xuất phát từ hai câu cổ thi “Chi nghênh
nam bắc điểu/ Diệp tống gió lai phong) vừa gợi tả cảnh tấp nập ở lầu xanh dồng thời cho
thấy kĩ nữ phái tiếp khách bốn phương. Điển tích “Tống Ngọc Trường Khanh” dùng để chỉ
những khách làng chơi phong lưu trác táng càng làm rõ hơn cảnh sống nhơ nhớp của nàng

Kiều ở chốn lầu xanh.
b. Bốn câu thơ đầu đoạn trích Nỗi thương mình đã thể hiện tình cảnh trớ trêu của nàng
Kiều ở chốn lầu xanh. Cảnh sống của Thúy Kiều trong nhà chứa của Tú Bà được tái hiện
Trang 21


bằng bút pháp ước lệ với hình ảnh “bướm lả ong lơi” được sử dụng để chỉ sự suồng sã, đùa
cợt không đứng đắn của những kẻ háo sắc đến mua vui ở chốn lầu xanh. Khơng những thế
cách nói “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” trong hai vế đối tượng hỗ đã gợi ra
những cuộc chơi triền miên, thác loạn khơng có giới hạn để mua vui cho khách làng chơi.
Đặc biệt, tác giả dùng điển cố “lá gió cành chim” (xuất phát từ hai câu cổ thi “Chi nghênh
nam bắc điểu/ Diệp tống gió lai phong) vừa gợi tả cảnh tấp nập ở lầu xanh đồng thời cho
thấy người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương. Điển tích “Tống Ngọc Trường Khanh” dùng
để chỉ những khách làng chơi phong lưu trác táng càng làm rõ hơn cảnh sống nhơ nhớp
của nàng Kiều ở chốn lầu xanh. Bằng những hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, tác giả đã
gợi ra cảnh nhà chứa lả lơi, trăng gió, thác loạn mang đậm ý nghĩa phê phán. Tìm đến biện
pháp ước lệ tượng trưng tác giả không nỡ miêu tả một cách trần trụi cảnh sống của Thúy
Kiều trong thân phận gái lầu xanh để giữ vẻ thanh tao cho lời thơ đồng thơi bảo toàn được
vẻ đẹp của Thúy Kiều trong cảnh sống nhơ nhớp, bị đọa đày cả thể xác lẫn tinh thần. Qua
đây tác giả thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng và tấm lịng u thương dành cho nhân
vật của mình.
Bài 4: Cho những luận cứ sau, anh/chị hãy viết thành một đoạn văn có sử dụng thao tác so
sánh.
+ Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc.
+ Kẻ tự ti thường không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức
của mình.
+ Kẻ tự ti thường nhút nhát, tránh xa những chỗ đông người, không dám mạnh dạn đảm
nhận trách nhiệm được giao thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng
tiếc.
+ Kẻ tự ti thường rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại.

+ Khiêm tốn là nhún nhường, khơng khoe khoang.
+ Khiêm tốn giúp người ta được lịng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ
thành công trong công việc…
Gợi ý làm bài:
Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong cơng việc. Tự ti hồn tốn khác với
khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiếm tốn là một đức tính tốt,
giúp người ta được lịng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong
Trang 22


công việc. Ngược lại, kẻ tự ti thường không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu
biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không
dám mạnh dạn đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ
phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường khơng có sự mạnh dạn
trong cơng việc nên khơng bao giờ họ thành cơng. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đơng
người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Chính
điều đó khơng chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể.
Bài 5: Hãy xác định luận điểm, luận cứ để giải quyết luận điểm trong mỗi đoạn văn sau.
Mỗi đoạn văn được trình bày nội dung theo thao tác nghị luận nào?
a. Dưới hình thức đối đáp giữa khách – các bơ lão, hình tượng nhân vật khách là một trong
hai hình tượng thể hiện được tư tưởng của tác phẩm Phù sông Bạch Đằng (Trương Hán
Siêu). Trong cuộc dạo chơi ngắm phong cảnh, nhân vật khách xuất hiện với cảm hứng bi
tráng, hào hùng, với tư thế ung dung phóng khống. Đó là cảm hứng của con người có
“tráng chí bốn phương” dạo chơi phong cảnh khơng chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên
mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. Đó là tư thế của con người có tâm
hồn khống đạt, có hồi bão lớn “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết/ Đầm Văn Mộng
chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều/ Mà tráng chí bốn phương vẫn cịn tha thiết”. Tráng chí
bốn phương ấy của khách được thể hiện qua những địa danh mà khách đã đi qua và dừng
lại: có những địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc – đây là loại địa danh mà tác giả đi
qua chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng (Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Trương/

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt). Đó là hình ảnh những khơng gian to rộng: biển lớn (lướt
bể, chơi trăng), sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách
Việt, Vận Mộng). Cũng có những loại địa danh gắn liền với những khơng gian cụ thể,
những địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đơng Triều, sơng Bạch Đằng. Đây là
những hình ảnh thật có tính chất đương đại. Trước cảnh sắc sơng Bạch Đằng hùng vĩ,
khách vui, tự hào trước dịng song từng ghi bao chiến tích. “Bát ngát sóng kình muôn dặm/
Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời: một sắc, phong cảnh ba thu”. Bên cạnh đó, khách
khơng khỏi buồn đau tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang
vu, dòng thời gian đang làm mờ dấu viết “Bến lách đìu hiu/ Sơng chìm giáo gãy gị đầy
sương khơ”. Cuối cùng, khách trầm mặc trong những suy tư, đầy băn khoăn trăn trở “đứng
lặng giờ lâu”.
Trang 23


b. Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị
lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.
Người giàu nghị lực ln có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó
khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp
khơng ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kỳ thiếu đi đôi tay những không ngừng nỗ lực
để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết những
chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngồi 20 và được ngợi
ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem
đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong
xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, khơng có tinh thần phấn đấu, ý chí
tiến thủ. Khơng chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy cịn kéo lùi dòng chảy
văn minh của nhân loại, trở thành gắng nặng cho gia đình và xã hội. Thế hệ trẻ hôm nay
cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có
thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ
là tuổi của tương lai. Muốn có tương lại tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực
của chính bản thân”. Nghị lực chính là chìa khóa của thành công.

c. Tục lệ đi đền, chùa, phủ… đầu năm không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống
hạnh phúc, no đủ mà đây còn là dịp để người dân Việt tìm về cội nguồn dân tộc. Có lẽ
trong từng nhịp thở của tiết xuân, chúng ta lại cảm nhận được sự giao hòa của đất trời. Sự
linh thiêng của những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa
xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn hoa.. tất cả quyện với nhau tạo
nên một không gian thanh tịnh, để lại trong lịng người sự thanh thản, bình n. Sau một
năm cố gắng hết mình vì cơng việc, chìm trong những bộn bề lo toan của cuộc sống hằng
ngày thì đây là thời khắc mọi người dân Việt được lắng lòng lại, một lòng hướng về nơi
linh thiêng, cầu nguyện một cuộc sống sung túc đầy đủ hơn cho năm sau. Vì thế đi lễ đầu
năm là truyền thống lâu đời và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của
người Việt.
d. Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lịng mẹ cho tới khi từ biệt
cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ.
Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những
khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thơn xóm đến thành thị.
Trang 24


Người Việt Nam chúng ra cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc văng vẳng theo với
những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
(Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)
Gợi ý làm bài:
a.
Luận điểm: Hình tượng khách trong Phú sơng Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Hệ thống luận cứ
+ Khách xuất hiện với cảm hứng bi tráng, hào hùng, với tư thế ung dung phóng
khống.
+ Đó là cảm hứng của con người ở “tráng chí bốn phương” dạo chơi phong cảnh
khơng chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà con nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ
tri thức.

+ Đó là tư thế của con người có tâm hồn khống đạt, có hồi bão lớn…
+ Những địa danh mà khách đã đi qua và dừng lại:
 Loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc…
 Loại địa danh gắn liền với những không gian cụ thể, những địa danh của đất Việt…
Tâm trạng của khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng:
+ Vui, tự hào trước dịng sơng từng ghi bao chiến tích…
+ Buồn đau tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu,
dòng thời gian đang làm mờ dấu vết…
+ Trước cảnh sắc sông Bạch Đằng, khách trầm mặc trong những suy tư, đầy băn khoăn
trăn trở “đứng lặng giờ lâu”.
Đoạn văn sử dụng thao tác nghị luận diễn dịch.
b.
Luận điểm: Bàn luận về vấn đề nghị lực.
Hệ thống luận cứ:
+ Nghị lực là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.
+ Ý nghĩa của sự nghị lực: Người giàu nghị lực ln có sức sống mạnh mẽ, dám
đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành
công.

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×