Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại BQL KBTTN hang kia pà cò huyện mai châu tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.18 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

MẠC XUÂN VỊNH

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH
LÂM NGHIỆP HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

MẠC XUÂN VỊNH

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH
LÂM NGHIỆP HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. TRẦN HỮU VIÊN

Hà Nội, 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vốn rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm khá nghiêm trọng,
nạn khai thác rừng trái phép, phát đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi, tình trạng lợi
dụng chính sách cải tạo rừng và chính sách khai thác khống sản để phá rừng hợp
pháp… đã làm cho môi trường sinh thái (MTST) bị hủy hoại, diện tích rừng nhất là
diện tích rừng đa chức năng ngày càng giảm. Chính vì vậy, việc quản lý bảo vệ
(QLBV) rừng, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng (TNR) dựa trên cơng tác quy
hoạch có cơ sở khoa học, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mất rừng, nâng
cao độ che phủ của rừng là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và ngành Lâm nghiệp
đang phấn đấu thực hiện.
Trong những năm gần đây, vai trị của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp
nói chung khơng chỉ được đánh giá ở góc độ kinh tế thơng qua những sản phẩm thu
được từ rừng mà cịn được tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi trường của
rừng đem lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
nghề rừng và sự phát triển kinh-tế xã hội (KT-XH) tại khu vực có rừng, mà cịn tác
động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận, cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Tuy
nhiên công tác QLBV, sử dụng, và phát triển rừng trong những thập kỷ qua còn
nhiều tồn tại, bất cập như: Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao,
khoán ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nước sử dụng kém hiệu quả, năng suất
và chất lượng rừng chưa cao, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra thường
xuyên; Công tác quy hoạch ba loại rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của một

số địa phương; Có nơi thực hiện việc sử dụng rừng cịn chưa đúng mục
đích…Những tồn tại này làm cho công tác QLBV và phát triển rừng gặp rất nhiều
khó khăn.
Do vậy, để QLBV, sử dụng và phát triển TNR một cách hợp lý và bền vững thì
việc xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) hợp lý là yêu cầu rất cấp
thiết đối với mỗi địa phương.


2

Lục Nam là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang,
cách trung tâm thành phố Bắc Giang 20 km theo đường tỉnh lộ 31, có tổng diện tích
tự nhiên là 59.761 ha, chiếm 15,6 % tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh; Trong đó diện
tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 25.215,3 ha chiếm 42,2% diện tích tự nhiên của
huyện. Với lợi thế về đất đai của huyện, rừng có vai trị quan trọng khơng chỉ cung
cấp lâm sản nói chung, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển
KT-XH mà còn có chức năng phịng hộ, bảo vệ MTST, làm đẹp cảnh quan...Nên
sắp xếp lại diện tích đất lâm nghiệp của huyện bằng một phương án QHLN hợp lý,
có cơ sở khoa học là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới để góp phần tăng thu
nhập, cải thiện đời sống của người dân địa phương, thực hiện xố đói giảm nghèo
và đưa KT-XH miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình cơng nghiệp hóa-hiện đại
hóa (CNH-HĐH) đất nước.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, với mục tiêu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã được học, nên tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch Lâm nghiệp huyện Lục Nam
tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển
TNR bền vững, ổn định đời sống nhân dân địa phương, cũng như phịng hộ, cải thiện
điều kiện mơi trường sinh thái.



3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quy hoạch nói chung và QHLN nói riêng, là một hoạt động định hướng nhằm
sắp xếp, bố trí sử dụng đất một cách hợp lý, vào thời điểm hiện tại và phù hợp với
mục tiêu trong tương lai. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với nền KT-XH. Nếu QHSDĐ hợp lý thì nền KT-XH sẽ phát
triển bền vững, trong điều kiện ngược lại thì sự phát triển của nền KT-XH sẽ gặp
những cản trở, khó khăn. Ngày nay, trong điều kiện nhu cầu của xã hội về đất canh
tác, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, nguyên liệu gỗ củi, vv…ngày càng cao nên tạo áp
lực ngày càng lớn vào TNR và đất rừng. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng hợp
lý và bền vững TNR cũng như xây dựng hệ thống nền Lâm nghiệp bền vững khơng
cịn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc cấp bách, trọng tâm
chung của toàn nhân loại.
1.1. Trên thế giới
Quy hoạch Lâm nghiệp (Forest planning) là một bộ phận cấu thành của quy
hoạch tổng thể phát triển nông thôn (PTNT). Do đó, cơng tác QHLN cần có sự phối
hợp chặt chẽ với quy hoạch PTNT nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau
giữa các ngành. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời
gian phát triển cho một ngành hoặc lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.
Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thì nhất thiết phải tiến hành quy hoạch,
sắp xếp một cách hợp lý, mà trong đó cơng tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy
hoạch phát triển phải được đi trước một bước. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên
thế giới về quy hoạch vùng lâm nghiệp như sau:
- Sự phát triển của QHLN gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa.
Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu khối lượng gỗ ngày
càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến
và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm
nghiệp đã khơng cịn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay



4

những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ
rừng. Chính hệ thống hồn chỉnh về lý luận QHLN đã được hình thành trong hoàn
cảnh như vậy.
- Đầu thế kỷ 18, phạm vi QHLN mới chỉ giải quyết việc “Khoanh khu chặt
luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lượng hoặc diện tích TNR chia đều cho từng năm
của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc
diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ
khai thác ngắn.
- Sau Cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 Phương thức kinh doanh rừng
chồi được thay bằng Phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và
phương thức “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia
đều” của Hartig. Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng
và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện Phương
thức luân kỳ lợi dụng của H.Cotta, Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi
dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
- Sau đó phương pháp “Bình qn thu hoạch” ra đời, quan điểm phương pháp
này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm
bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện
phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich. Phương pháp này khác với phương
pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản, Judeich cho rằng những lâm phần nào
đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai
phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của
hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau.
- Phương pháp “Bình quân thu hoạch” ( nay gọi là phương pháp “Cấp tuổi”)
chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu
tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao

vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ
biến ở các nước có TNR phong phú. Cịn phương pháp “Lâm phần kinh tế” (nay


5

gọi là phương pháp “Lâm phần”) không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm
cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh
doanh. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh
lô” và “Phương pháp kiểm tra” .[19]
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch lâm nghiệp
QHLN là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt khơng gian TNR và bố trí
cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh (SXKD) theo các cấp quản lý lãnh thổ và
các cấp quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch SXKD lâm
nghiệp, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phương, đồng
thời phát huy những tác dụng có lợi khác của rừng như mơi trường, đa dạng sinh học...
QHLN áp dụng ở nước ta ngay từ thời kỳ Pháp thuộc. Như việc xây dựng
phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi. Điều chế rừng Thông theo phương
pháp hạt đều ...
Đến năm 1955-1957, tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng TNR. Năm 19581959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm 1960 - 1964, công
tác QHLN mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, công tác quy hoạch-lực
lượng QHLN ngày càng được chú trọng, tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy
hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của các Sở Lâm
nghiệp (nay là Sở Nông nghiệp & PTNT) không ngừng cải tiến phương pháp điều
tra, QHLN của nước ngồi cho phù hợp với trình độ và điều kiện TNR ở nước ta.
Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì QHLN nước ta hình thành
và phát triển muộn hơn nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về KT-XH, kỹ
thuật và TNR làm cơ sở cho công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến
hành vừa nghiên cứu áp dụng.[19]

Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 một
trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch
nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy


6

hoạch của các ngành khác, cịn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa
quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực
địa.. ”[18]. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành lâm nghiệp
của nước ta hiện nay.
1.2.1.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
- Địa bàn QHLN rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven biển, trung du,
núi cao và biên giới, hải đảo), đa số có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, giao
thông đi lại rất khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động;
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, KTXH chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn. Đối
tượng của cơng tác QHLN là rừng và đất lâm nghiệp, từ bao đời nay là “của
chung” của đồng bào các dân tộc, nên thực chất là vơ chủ;
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài 40-100 năm).
Người dân chưa thực sự tự giác bỏ vốn trồng rừng kinh doanh mà vẫn trông chờ vào
vốn hỗ trợ của Nhà nước;
- Mục tiêu của QHLN cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng phịng hộ (đầu nguồn,
ven biển, mơi trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu di tích văn hố - lịch sử - danh thắng) và quy hoạch rừng sản xuất;
- Quy mô của công tác QHLN bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mơ: Quy hoạch
tồn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, xí nghiệp, lâm trường, quy hoạch
phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp;
- Lực lượng tham gia làm công tác QHLN thường luôn phải lưu động, điều
kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt... Đội ngũ cán bộ xây
dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực lượng của Trung ương

và địa phương, thậm chí các ngành khác cũng tham gia làm QHLN (nông nghiệp,
công an, quân đội...); Trong đó, có một bộ phận được đào tạo bài bản qua các


7

trường lớp, còn phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành
lâm nghiệp.[19]
* Những yêu cầu của công tác QHLN phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
nông thôn
Công tác QHLN được triển khai dựa trên những chủ trương, chính sách và
định hướng phát triển KT-XH của Nhà nước và chính quyền các cấp trên từng địa
bàn cụ thể. Với mỗi phương án QHLN phải đạt được một số nội dung sau:
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất do các ngành
khác sử dụng; Trong đó, đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu
vì là hai ngành chính sử dụng đất đai;
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng
(phịng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp
với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,
trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp, khai thác lợi dụng rừng…);
- Tính tốn nhu cầu đầu tư (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tư thiết bị và nhu
cầu vốn). Vì là phương án quy hoạch nên việc tính tốn nhu cầu đầu tư chỉ mang
tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo;
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch (giải
pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao động ...);
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mơ lớn (cấp tồn quốc, vùng,
tỉnh) cịn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là
lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.2.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
a. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD

QHLN cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm
nghiệp; Quy hoạch lâm trường; QHLN cho các đối tượng khác (khu rừng phòng hộ;


8

khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng
đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung QHLN cho các
cấp quản lý SXKD là khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành
phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch
cho phù hợp.[19]
b. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính:
Từ tồn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây
dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển các
ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội…
Ở những cấp quản lý lãnh thổ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì QHLN là
một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng
và góp phần phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn.
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
QHLN toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi
lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác định
phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy hoạch đất
đai TNR theo các chức năng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Quy hoạch bảo vệ,
ni dưỡng và phát triển TNR hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự
nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển
nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải. Xác định tiến độ thực hiện.

Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn QHLN
thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực
hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.


9

* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
QHLN cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương hướng nhiệm vụ
phát triển lâm nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ
phát triển KT-XH của tỉnh, căn cứ QHLN toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện
tự nhiên, KT-XH của tỉnh. Tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, căn cứ vào
phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, điều kiện đất đai TNR, đồng
thời căn cứ vào nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác. Quy hoạch bảo vệ,
nuôi dưỡng và phát triển TNR hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự
nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển
nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải. Xác định tiến độ thực hiện.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
QHLN cấp huyện về cơ bản cũng tương tự như các nội dung QHLN cấp tỉnh,
tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa
bàn huyện. QHLN cấp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể KT-XH của huyện;
- Căn cứ vào QHLN của tỉnh và điều kiện tự nhiên, KT-XH, đặc biệt là điều kiện
TNR của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện;
- Căn cứ vào phương hướng phát triển lâm nghiệp của huyện và điều kiện đất đai
TNR, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu khác. Tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp
trong huyện theo 3 chức năng: Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất;

- Quy hoạch bảo vệ, ni dưỡng tài ngun rừng hiện có;
- Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng
tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất lâm nghiệp;


10

- Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị
trường tiêu thụ;
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các
thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội;
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải;
- Xác định tiến độ thực hiện;
Thời gian QHLN cấp huyện thường là 10 năm. Các nội dung QHLN cũng cần phải
phù hợp với phương hướng phát triển KT-XH chung của từng tiểu vùng trong huyện.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất
lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. QHLN cấp xã thường
tiến hành các nội dung sau:
- Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm
nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, điều kiện TNR. Căn cứ vào quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH, QHLN cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã,
xác định phương hướng nhiệm vụ phát riển lâm nghiệp trên địa bàn toàn xã;
- Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ mối
quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương hướng
phát triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có)
phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất;
- Quy hoạch các nội dung SXKD lợi dụng rừng, bố trí khơng gian, tổ chức các
biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và
tái sinh phục hồi rừng, nơng lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản

phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ;
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã
gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội;


11

- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải, các cơng trình phục vụ
sản xuất và đời sống. Ước tính đầu tư và hiệu quả: Ước tính đầu tư lao động, tiền
vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt KT-XH,
môi trường. Xác định tiến độ thực hiện.
Về cơ bản nội dung QHLN cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến tỉnh,
huyện, xã là tương tự như nhau. Tuy nhiên mức độ giải quyết khác nhau về chiều
sâu và chiều rộng tuỳ theo từng cấp.
1.2.1.3. Các văn bản chính sách Nhà nước liên quan đến QHLN
- Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó
có nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”; [18]
- Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp;
đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (Được cấp giấy chứng nhận QSDĐ; Hưởng thành quả
lao động, kết quả đầu tư trên đất; Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ, cải
tạo đất nông nghiệp; Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp; Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp
của mình; Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai);[10]
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định rõ 3 loại rừng (rừng phòng
hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp; [11]
- Quy chế quản lý rừng Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ,

phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phịng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện
tích có rừng và diện tích khơng có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy
hoạch cho lâm nghiệp;[14]


12

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ;
- Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc
dụng;
- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà
sốt quy hoạch lại 3 loại rừng;
- Thơng tư số 05/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ NN&PTNT về việc hướng
dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Công văn số 152/LN-QLR ngày 03/3/2009 của Cục Lâm nghiệp nay là Tổng
cục Lâm nghiệp về việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai đọan
2010-2020;
Từ trước tới nay, công tác QHLN đã được triển khai trên tồn quốc ở nhiều
cấp độ, quy mơ khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song căn cứ vào
yêu cầu trong mỗi giai đoạn, thời điểm cụ thể, nguồn vốn được cấp tương ứng với
yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương án quy hoạch, dự án
đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
- QHLN để phát triển ổn định cho huyện Lục Nam-tỉnh Bắc Giang giai đoạn
năm 2013 – 2020;
- QHLN để đảm bảo hài hoà giữa các ngành kinh tế, tạo động lực thúc đẩy
phát triển KT-XH của huyện Lục Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện;
- Đề xuất các nội dung cơ bản cho quy hoạch lâm nghiệp huyện;
- Đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng tại địa phương.
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của Luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Rừng và đất lâm nghiệp của huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang;
- Phạm vi nghiên cứu: Quy hoạch lâm nghiệp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang;
- Giới hạn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, đề xuất nội dung cơ bản QHLN
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các nội dung chủ yếu sau:
2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn QHLN huyện Lục Nam
- Cơ sở pháp lý: Các Luật, văn bản dưới Luật và các chủ trương Chính sách
của Đảng, của Nhà nước có liên quan đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp;


14

- Phân tích điều kiện tự nhiên và TNR ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm
nghiệp huyện Lục Nam;
- Phân tích điều kiện KT-XH, thực trạng phát triển KT-XH; Vấn đề phát triển
KT-XH và áp lực đối với sử dụng đất đai; Những dự báo cơ bản của huyện Lục Nam;

- Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai; Đánh giá diện tích các loại đất
đai; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản lý; Đánh giá
độ che phủ rừng; Những tồn tại và thách thức của huyện Lục Nam;
- Thực trạng hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện Lục Nam;
- Dự báo nhu cầu phát triển.
2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản QHLN huyện Lục Nam
- Định hướng, quan điểm và mục tiêu , nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện
Lục Nam đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất đai;
- Quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch 3 loại rừng theo đơn vị chủ quản lý;
- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020: Quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng: Bảo vệ rừng, Phát triển rừng, Khai thác lợi dụng rừng, Chế biến tiêu
thụ lâm sản, Tiến độ, phân kỳ thực hiện, Các hoạt động khác: cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuât, phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện;
- Các dự án ưu tiên;
- Ước tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư:
+ Ước tính vốn đầu tư;
+ Ước tính hiệu quả đầu tư.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện QHLN huyện Lục Nam:
+ Giải pháp về chính sách quản lý rừng và giao đất, giao rừng;


15

+ Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm;
+ Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách;
+ Giải pháp về vốn đầu tư;
+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
+ Giải pháp hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế;

+ Giải pháp về thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
+ Giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển LN;
+ Giải pháp quản lý đất đai và sử dụng rừng bền vững.
* Những kiến nghị và đề xuất liên quan đến công tác QHLN huyện Lục Nam.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.4.1.1. Những thông tin cần thu thập
- Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên như: Vị trí địa lý; Đặc
điểm điều kiện khí hậu thủy văn; Điều kiện địa hình; Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng;
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đai TNR;
- Các thông tin về điều kiện KT-XH như: Dân số, mật độ dân số; Cơ cấu lao động,
tập quán canh tác; Cơ sở hạ tầng (Y tế, giáo dục, giao thông, thuỷ lợi...); Thực trạng sản
xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; Những kết quả thực hiện từ trước đến nay.
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu từ UBND tỉnh
Bắc Giang và huyện Lục nam; Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Mơi
trường…; Các phịng: Nơng nghiệp, Tài ngun và MT huyện Lục Nam; Các cơ
quan chuyên ngành: Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm
huyện Lục Nam và một số cơ quan hữu quan khác, bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Lục Nam đến năm 2020;


16

+ Nghị quyết của HĐND huyện Lục Nam về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013;
+ Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang;
+ Nghị quyết của HĐND huyện Lục Nam về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
năm 2013;
+ Một số hoạt động SXKD lâm nghiệp trên địa bàn huyện, các tài liệu, văn bản

về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa
phương, các ngành có liên quan đến lâm nghiệp;
+ Các chương trình, cơng trình điều tra cơ bản về TNR, động vật rừng, tài
ngun đất, khí hậu... như Chương trình 5 triệu ha rừng, Dự án trồng rừng Việt-Đức...
2.4.1.3. Khai thác, sử dụng các loại bản đồ
- Bản đồ dạng đất huyện Lục Nam;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Lục Nam;
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng huyện Lục Nam;
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng huyện Lục Nam.
2.4.1.4. Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, bổ sung, kiểm tra thông tin
- Thu thập số liệu ở các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý (BQL) dự án 147 và
các xã có đất lâm nghiệp của huyện Lục Nam về các hoạt động SXKD lâm nghiệp;
- Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên: Lập ô tiêu chuẩn (S = 1.000m2/ô) đo, đếm
các chỉ tiêu về N, D1.3, Hvn.....;
- Điều tra trữ lượng rừng trồng: Lập ô tiêu chuẩn (S = 500m2/ô) đo, đếm các
chỉ tiêu về N, D1.3, Hvn.....;
- Điều tra tình hình tái sinh, nguồn gốc tái sinh: Lập ơ tiêu chuẩn (S=4m2/ơ) 4 ơ
bốn góc, 1 ô ở giữa và tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về N, Hvn, tình hình sinh trưởng...
2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
2.4.2.1. Xử lý số liệu bằng phần mềm phân tích thống kê sinh học trong
Microsoft Excel.
2.4.2.2. Xây dựng các loại bản đồ của huyện Lục Nam
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2012;
- Bản đồ quy hoạch lâm nghiệp (2013-2020). Sử dụng phần mềm Mapinfo 8.5.


17

2.4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của Đề tài QHLN, sử dụng phương pháp Phân

tích Chi phí-Lợi ích (CBA) trong phân tích hiệu quả kinh tế các mơ hình sản xuất,
trên cơ sở đó để lựa chọn các mơ hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để làm
cơ sở tiến hành quy hoạch phát triển sản xuất. Các số liệu được tập hợp và tính bằng
các hàm kinh tế trong phần mền Microsoft Excel. Các chỉ tiêu kinh tế sau đây được
vận dụng trong phân tích CBA:
- Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (Net Present Value - NPV) là hiệu số giữa giá
trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã
tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
Bt  C t

n

NPV =

 (1  i)
t 0

(2 -1)

t

Trong đó:
+ NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng);
+ Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng);
+ Ct: là giá trị chi phí ở năm t (đồng);
+ (Bt –Ct)- lợi nhuận đạt được ở kỳ thứ t;
+ i: là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%);
+ t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình kinh tế hay các
phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (Internal Reclaiming Rate - IRR) là chỉ tiêu đánh giá khả
năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi
n

Bt  C t

 (1  i)
t 0

t

= 0 thì i = IRR

(2 - 2)


18

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR
BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức
thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n

BCR =

Bt

 (1  i)
i 1


t

Ct

t
i 1 (1  i)
n



BPV
CPV

(2 - 3)

Trong đó:
BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng);
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng);
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng);
n là số đại lượng tham gia vào tính tốn.
Nếu mơ hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả
kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh
doanh khơng có hiệu quả.


19

Hình 2.1. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 2012
HUYỆN LỤC NAM-TỈNH BẮC GIANG


Nguồn:
-

Bản đồ địa chính cơ sở và Bản đồ hiện trạng rừng năm 2011;

-

Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000. Múi chiếu 3 độ. Kinh tuyến trục 107 00’ độ.

Đơn vị xây dựng Bản đồ:
-

Tổ Viễn thám và CNTT phân viện ĐTQHR Tây Bắc Bộ;

-

Hoàn thành năm 2012.


20

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Lục Nam
3.1.1. Cơ sở pháp lý
3.1.1.1. Cấp Trung ương
- Luật Đất đai năm 2003 ban hành kèm theo Lệnh số 23/2003/L/CTN ngày
10/12/2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc công bố Luật Đất đai
năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi

hành Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện quản lý nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
rà sốt, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất);
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020;


21

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ;
- Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng;
- Thơng tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày
06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thơng tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng
sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc
dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ;
- Thơng tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày
05/6/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nơng nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ.
3.1.1.2. Cấp Tỉnh (địa phương)
- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/2/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
về ban hành 5 chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015,
thực hiện nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII;


22

- Kết luận số 03-KL/TU ngày 12/6/2011 của ban thường vụ tỉnh uỷ về công tác
quản lý và phát triển rừng, nghề rừng;
- Quyế t đinh
̣ số 49/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tin
̉ h Bắ c Giang về
viê ̣c Phê duyê ̣t Quy hoa ̣ch bảo vê ̣ và phát triể n rừng tỉnh Bắ c Giang giai đoa ̣n 20092020;
- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang;
- Quyết định số 283/2011/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc quy định mức hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng thuộc

nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách trung ương trên địa bàn tỉnh Bắ Giang
giai đoạn 2011-2015;
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Nam lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010-2015);
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Lục Nam đến năm 2020;
- Báo cáo đánh giá, phân hạng đất huyện Lục Nam năm 2012;
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012
Phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của UBND huyện Lục Nam;
- Kết quả điều tra hiện trạng rừng;
- Kết quả điều tra xây dựng bản đồ loại đất và đề xuất tập đoàn cây trồng;
- Kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất lâm nghiệp.
- Dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009- 2020;
- Báo cáo điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang năm 2010;
- Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng SX tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009- 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Lục Nam giai đoạn 2008-2020;
- Niên giám thống kê năm 2005, 2010, 2012 huyện Lục Nam;


23

- Các tài liệu khác có liên quan đến quy hoạch của các ngành: Xây dựng, Tài
nguyên và Môi trường… trên địa bàn huyện Lục Nam.
3.1.2. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH ảnh hưởng đến QHLN
huyện Lục Nam
3.1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lục Nam là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang
20 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đơng Bắc.
- Tọa độ địa lý
+ Từ 210 26’40”– 210 10’ 01” vĩ độ Bắc;

+ Từ 1060 17’ 24” – 1060 41’ 22” kinh độ Đơng.
- Về địa giới
+ Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn;
+ Phía Nam giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương và huyện Đơng Triều tỉnh
Quảng Ninh;
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Tây giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Tổng diện tích tự nhiên 59.761 ha chiếm 15,6 % diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc
Giang. Lục Nam cịn có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phịng. Ngồi ra huyện
cịn có nhiều lợi thế về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đặc biệt, Lục Nam
là một huyện giàu tiềm năng về du lịch sinh thái gắn với tâm linh bởi Khu bảo tồn Tây
Yên Tử; khu du lịch suối Mỡ, các điểm suối Nứa, suối Rêu và suối Nước Vàng… nằm
trong hệ thống quần thể, hành hương về Chùa n Tử;
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 25.215,3 ha, chiếm 15,1% diện
tích đất lâm nghiệp trong tồn tỉnh, phân bố trên địa bàn 25 xã và 02 thị trấn.


×