Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN MẠNH

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN MẠNH

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HUYN SN NG
TNH BC GIANG

Chuyên ngành: Lõm hc
MÃ số: 60.62.60



LUN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG KIM NGŨ

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Rừng phịng hộ đầu nguồn có vai trị rất quan trọng trong việc giữ
nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt. v.v...Rừng phòng hộ đầu nguồn đã
được thừa nhận là một bộ phận tài nguyên, một nhân tố đảm bảo cho sự phát
triển ổn định và vững chắc của đất nước. Do một loạt các nhân tố ảnh hưởng
như chính sách, phương thức quản lý, sự can thiệp của con người, điều kiện
lập địa bị hạn chế.v.v…Vì vậy việc tiến hành điều tra nghiên cứu và đánh giá
tồn diện cơng tác quản lý rừng phịng hộ tại Sơn Động Bắc Giang là một nhu
cầu rất cấp bách và cần thiết. Từ đó sẽ có cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.
Với những lý do nêu trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Đến nay luận văn đã hồn thành, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại
học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy
PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ, người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Sở Nơng nghiệp và PTNT
Bắc Giang; Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động; UBND các xã: An Lạc,

Dương Hưu, Long Sơn và Thanh Luận và bạn bè xa gần đã giúp đỡ tôi về thời
gian, vật chất và tinh thần để tơi có thể hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời
gian cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tơi xin trân thành cảm ơn!
Sơn Động, ngày….. tháng…. năm 2012
Tác giả


ii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 2
1.1. Trên Thế giới ......................................................................................... 2
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ............................................................ 2
1.2. Việt Nam ................................................................................................. 6

1.2.1. Những nghiên cứu cấu trúc rừng...................................................... 6
1.2.2. Những nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn ở
trong và ngoài nước:................................................................................. 15
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 18
2.1.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................... 18
2.1.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................... 18
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................ 18
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:..................................................................... 18
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 18
2.3. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................... 18
2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc 2 trạng thái rừng tự nhiên,
rừng non và rừng nghèo trong vùng phòng hộ đầu nguồn..............................18


iii

2.3.2. Nghiên cứu hiện trạng quản lý rừng (nghèo và non) phịng hộ đầu
nguồn ........................................................................................................ 18
2.3.3. Đánh giá tình hình quản lý: Phân tích những nguyên nhân chủ yếu,
những vấn đề tồn tại trong quản lý (Chính sách, Tổ chức quản lý, Kỹ thuật). 19
2.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện
Sơn Động tỉnh Bắc Giang: ....................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản........................................ 19
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ....................................................... 19
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp................................................................. 22
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI ......... 26
3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 26

3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 26
3.1.2 Địa hình ........................................................................................... 26
3.1.3 Diện tích ......................................................................................... 26
3.1.4 Khí hậu ............................................................................................ 27
3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................... 27
3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội ........................................................ 27
3.2.1. Dân cư ............................................................................................ 27
3.2.2 Kinh tế ............................................................................................. 28
3.2.3. Thuỷ văn, giao thông, vận tải ......................................................... 28
3.3 Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động ................................................. 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
4.1. Đánh giá đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu
nguồn tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang ................................................. 31
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên RPHĐN tại huyện Sơn Động .................... 32


iv

4.1.2. Hiện trạng về cấu trúc các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn tại
Sơn Động .................................................................................................. 34
4.2. Thực trạng bộ máy quản lý, tài chính tại Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện Sơn Động .......................................................................................... 46
4.2.1 Về tổ chức ....................................................................................... 46
4.2.2. Về tài chính .................................................................................... 47
4.3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong quản lý rừng phòng hộ tại huyện
Sơn Động ..................................................................................................... 48
4.3.1. Tồn tại về kỹ thuật.......................................................................... 48
4.3.2. Tồn tại về chính sách...................................................................... 50
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Sơn
Động tỉnh Bắc Giang ................................................................................... 51

4.4.1. Các giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 51
4.4.2. Giải pháp về chính sách ................................................................. 68
4.4.3. Về Tổ chức: .................................................................................... 69
4.4.4. Về vốn: ........................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI ............................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

RPHĐN

Rừng phòng hộ đầu nguồn

RPH

Rừng phòng hộ

HSTR

Hệ sinh thái rừng

PTBV


Phát triển bền vững

LGR

Làm giàu rừng

XTTS

Xúc tiến tái sinh

ĐKLĐ

Điều kiện lập địa

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

MH

Mơ hình

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

TT

Trang

4.1

Hiện trạng rừng phịng hộ

33

4.2

cơng thức tổ thành 2 trạng rừng phòng hộ ở Sơn Động

34

4.3

Tổ thành loài cây tái sinh ở 2 trạng thái rừng

31

4.4

Kết cấu sử dụng đất đai vùng rừng phòng hộ Sơn Động

42


4.5

Các loại rừng trong vùng phòng hộ đầu nguồn tại Sơn Động

43

4.6

Kết cấu loài cây trồng ở RPH Sơn Động

45

4.7

Hàm ý quan hệ lẫn nhau giữa 2 nhân tố cấu trú

55

4.8

Ma trận phán đoán tầng A-B

56

4.9

Ma trận phán đoán tầng thứ B1- C

56


4.10 Ma trận phán đoán tầng thứ B2-C

57

4.11 Ma trận phán đoán tầng thứ B3- C

57

4.12 Sự sắp xếp chung tầng B- C và Kiểm nghiệm tính nhất trí

58

4.13

Ma trận phán đốn tầng C1 - D

4.14 Dự kiến diện tích các loại rừng sau ưu hóa

58
59


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình


Trang

4.1 Phân bố N-D ở rừng non và rừng nghèo

36

4.2 Phân bố N-H ở rừng non và rừng nghèo (ÔTC 01 & 06)

38

4.3 Tương quan H─D ở OTC 01- RỪNG NON

39

4.4 Tương quan H─D ở ÔTC 04 RỪNG NGHÈO

39

4.5 sơ đồ tổ chức ban quản lý rừng phòng hộ sơn động

46

4.6 MH kết cấu tầng thứ (5 tầng: A,B,C,D,E )

53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan
trọng của sự sống con người, nó là chủ thể của Hệ sinh thái lục địa, có tác
dụng ®iỊu tiết cân bằng sinh thái, không thể thay thế được. Chất lượng rừng
tốt hay xấu có quan hệ trực tiếp với việc phát huy chức năng phòng hộ của
rừng, tùy theo sự tăng thêm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng phịng hộ
đầu nguồn có vai trị rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết dịng chảy,
hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn t, iu ho khớ hu v cung cp lâm, nông sản.
Rừng phòng hộ đầu nguồn đã được thừa nhận là một bộ phận tài nguyên, một
nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc của đất nước. Điều
này cũng dần dần được nhận thức rõ. Do một loạt các nhân tố ảnh hưởng như
chính sách, phương thức quản lý, sự can thiệp của con người, điều kiện lập
địa bị hạn chế.v.v…, đã làm cho một số diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn
dẫn đến giảm về số lượng, sự hình thành rừng kém chất lượng, đã mất chức
năng phịng hộ của rừng. Vì vậy việc tiến hành điều tra nghiên cứu và đánh
giá tồn diện cơng tác quản lý rừng phòng hộ tại Sơn Động Bắc Giang là một
nhu cầu rất cấp bách và cần thiết. Từ đó sẽ có cơ sở lý luận để đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.
Với những lý do nêu trên chúng tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.


2

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian

(Phùng Ngọc Lan, 1986). Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc
hình thái và cấu trúc tuổi.
1.1.1.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các qui luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong
nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh
thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là
kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh
tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan
điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngồi phản ánh nội dung
bên trong của hệ sinh thái rừng.
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm
sinh thái học.
1.1.1.2. Về mơ tả hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương
pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Risa (1933 - 1934) đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả
để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược


3

điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây
gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số
giải kề bên nhau và đa lại một hình tượng về khơng gian ba chiều.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và Richards (1933 - 1934) đề xuất
trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu

trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
Richards P.W (1952) đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai
loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành lồi cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ
thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao
gồm một vài lồi cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng
(thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới,
ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ cịn có nhiều lồi cây leo đủ hình dáng
và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng xuất
thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử dụng
dạng sinh trưởng (tồn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) của
các loài cây ưu thế và kiểu môi trờng sống của chúng để biểu thị cho các nhóm
thực vật. Phương pháp hình thái của Humboldt và Grisebach được các nhà sinh
thái học Đan Mạch (Warming, 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển.
Raunkiaer đã phân chia các lồi cây hình thành thảm thực vật thành các dạng
sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong một
quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho
rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các
dạng sinh trưởng của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại
rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào
hình thái bên ngồi của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất.


4

Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên ch-a phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.

Ở Tây Bengal, chương trình các Ban Bảo vệ rừng thơn bản (VPC) đã thực
hiện thành cơng ở các khu vực có nhiều rừng Sal, tái sinh nhanh và sản xuất
nhanh các lâm sản ngoài gỗ hơn là những nơi mà sự thu hoạch sản phẩm phải
tập trung vào các rừng trồng. Ngoài ra việc quản lý nguồn tài nguyên có khả
năng mang lại hiệu quả cao hơn nếu tài nguyên gần với nhóm sử dụng và có thể
được giám sát dễ dàng. Một yếu tố khác nữa là hệ thống quản lý tài nguyên phải
dễ dàng áp dụng bởi các nhóm sử dụng.
1.1.2. Nghiên cứu về các cơng trình lâm sinh
1.1.2.1. Về giống cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn
Sự thành cơng của cơng tác trồng rừng phịng hộ trước hết phải kể đến công
tác nghiên cứu giống cây rừng. Từ thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên
cứu sản xuất giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỷ 20
các nước Bắc Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm
nghiệp phát triển cũng đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về khảo nghiệm
xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống bằng cây ghép cho các lồi
Thơng, Dương và Sồi dẻ.
Syrach Larsen đã sản xuất được một số cây lai có hình dáng đẹp và có ưu
thế về sinh trưởng. Nilsson - Ehle (1949 - 1973) đã phát hiện ra cây tam bội có
sinh trưởng tốt hơn so với cây nhị bội. Đây là một trong những lĩnh vực nghiên
cứu mang tính đột phá và đã thu được những thành tựu đáng kể trong thời gian
qua.
Theo Eldridge (1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước
và tập trung cho nhiều loài cây để phục vụ cho các loại rừng khác nhau, trong đó


5

có Bạch đàn. Brazil đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn
tự do cho các loài E. maculata ngay từ những năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E.
robusta vào năm 1966.

Từ năm 1970 đến 1973 Úc đã chọn được 160 cây trội cho loài E. regnans
và 170 cây trội có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự nhiên tốt ở loài E. grandis.
Tương tự như vậy, 150 cây trội đã được chọn ở rừng tự nhiên cho loài E.
diversicolor ở Úc và loài E. deglupta ở Papua New Guin.
Nghiên cứu của Cesar Nuevo (2000) đã khảo nghiệm các dòng Keo nhập
từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ địa phương từ các nơi khác nhau
ở Mindanao. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt nhất và những cây trội
đã xây dựng vùng sản xuất giống và dán nhãn các cây trội lựa chọn.
Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu được
nhiều tác giả quan tâm. Tại Braxin, Ken Old, Alffenas và các cộng sự từ năm
2000-2003 đã thực hiện một chương trình chọn giống kháng bệnh cho các loài
cây chống bệnh gỉ sắt Puccinia. Các cơng trình nghiên cứu về lai giống cũng đã
mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ TRSX và PH (Assis, 2000), (Paramathma,
Surendran, 2000), (FAO, 1979).
1.1.2.2. Về kỹ thuật lâm sinh
Để thực hiện thành công việc tạo ra những khu rừng phòng hộ một cách
nhanh nhất và rẻ nhất, bên cạnh công tác giống, các biện pháp kỹ thuật trong tạo
rừng cũng rất được quan tâm nghiên cứu. J.B Ball, Tj Wormald, L Russo (1995)
khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã quan tâm đến cấu trúc tầng tán
của rừng hỗn loài. Matthew, J Kelty (1995) (dẫn theo) đã nghiên cứu xây dựng
mơ hình rừng trồng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu. Đặc biệt, ở Malaysia
người ta đã xây dựng rừng nhiều tầng hỗn loài trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên,
rừng Keo tai tượng và rừng Tếch, đã sử dụng 23 loài cây có giá trị trồng theo
băng 10m, 20m, 30m, 40m,... và phương thức hỗn giao khác nhau. Nhiều nơi


6

người ta đã cải tạo những khu đất đã bị thoái hoá mạnh để trồng rừng mang lại
hiệu quả cao.

Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng chính trước khi xây
dựng các mơ hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Nghiên cứu về lĩnh vực
này điển hình có các tác giả JB. Ball, TJ Wormald and L. Russo (1995) và Matti
Leikola (1995) đã nghiên cứu tạo lập mơ hình rừng trồng hỗn lồi giữa cây thân
gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây
trồng chính. Nghiên cứu về phương thức, mật độ và các biện pháp kỹ thuật trồng
rừng khác cũng đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, tạo cơ sở khoa học
cho phát triển trồng rừng sản xuất và phòng hộ trong thời gian qua.
Vấn đề giải quyết đời sống trước mắt của người dân tham gia phát triển
rừng cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Bradford R. Phillips
(2002) ở Fuji người ta trồng một số loài tre, luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất &
nước và phát triển kinh tế cho 119 hộ gia đình nghèo; ở Indonesia người ta đã áp
dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch,... Đây là một trong những
hướng đi rất phù hợp đối với vùng đồi núi ở một số nước khu vực Đông Nam Á,
trong đó có nước ta Azmy Hj. Mohamed và Abd. Razak Othman (2003) cho biết
ở Malaysia người ta đã sử dụng các loài tre, luồng để phục hồi những lâm phần
đã thối hố rất có hiệu quả. Tre, luồng có thể trồng ở những khu rừng sau khai
thác trắng hoặc ở những khu vực bị khai thác quá mức.
1.2. Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu cấu trúc rừng.
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thái
Văn Trừng (1978), Trần Ngũ Phương (1970) cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh
thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.


7

Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm
thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình

hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được
nghiên cứu là tổ thành và thơng qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh
thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đa ra mơ hình cấu trúc tầng như: tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2 ), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B)
và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương
pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt
Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và
có ghi ký hiệu thành phần lồi cây của quần thể đối với những đặc tr-ng sinh
thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả
này cịn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam,
đó là dạng sống -u thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che
của tầng -u thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với
những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt
nam thành 14 kiểu. Nh- vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để
trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem
xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách
cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình Phương
(1987) đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là
hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng
rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định
lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.


8

Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện

pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000)
đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái
rừng là IIA và IIIA1 ở Lâm trường Sơng Đà - Hồ Bình. Bùi Thế Đồi (2001) đã
tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng trên núi đá
vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam.
Vũ Đình Phương, Đào Cơng Khanh thử nghiệm phương pháp nghiên cứu
một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại
thường xanh ở Kon Hà Nừng- Gia Lai cho rằng đa số lồi cây có cấu trúc đờng
kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc
của lồi cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mơ hình hố cấu trúc
đường kính D1.3 được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng
theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các cơng trình của các
tác giả sau: Đồng Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để
nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở
cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986)
đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng
thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng,
Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rừng phịng hộ đầu nguồn Lâm
trường sơng Đà ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 và rừng trồng, làm cơ sở cho
việc lựa chọn lồi cây.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mơ hình hố các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện
pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên
ch-a thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất


9

được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc

rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học,
lâm học và sản l-ợng.
1.2.2. Về giống cây trồng rừng sản xuất và phòng hộ
Những nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là của Lê Đình Khả (1996, 1999,
2000), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000-2001), Hà Huy Thịnh (1999, 2002) đã
nghiên cứu tuyển chọn các xuất xứ, giống Keo lai tự nhiên, Bạch đàn và lai
giống nhân tạo giữa các loài keo, kết quả đã chọn và tạo ra được các dịng lai có
sức sinh trưởng gấp 1,5 - 2,5 lần các loài cây bố mẹ, năng suất rừng trồng ở một
số vùng đạt từ 20 - 30 m3/ha/năm, có nơi đạt 40 m3/ha/năm.
Nguyễn Việt Cường (2002, 2004) đã nghiên cứu khá toàn diện về lai giống
3 loài Bạch đàn urophylla, Camaldulensis và Exserta từ việc nghiên cứu cơ sở
khoa học của lai giống như thời kỳ nở hoa, cất trữ hạt phấn,... cho đến đánh giá,
khảo nghiệm các tổ hợp lai. Tác giả cho biết từ 9 tổ hợp lai và 5 dòng Bạch đàn
lai đã chọn được 7 tổ hợp lai U29C3, U15E4, U15C1, E1U29, U29E1, U2U29
và U29E2 đạt năng năng suất từ 20 - 27 m3/ha/năm, gấp 1,5 - 2 lần giống sản
xuất hiện nay; 3 dịng Bạch đàn lai 81, 85 và HH có năng suất vượt các giống
PN2 và PN14 từ 23 - 84%. Bên cạnh các loài Keo và Bạch đàn, các nghiên cứu
cũng đã tập trung vào một số loài cây trồng rừng chủ lực khác như Thông
Caribê, Thông nhựa, Tràm có năng suất cao,….
Từ năm 1986 đến nay tập đồn cây trồng rừng đã phong phú và đa dạng
hơn, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là việc tìm kiếm cây bản
địa được ưu tiên hàng đầu phục vụ chương trình 327
Theo Lê Quang Liên (1991) nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân giống
Luồng Thanh Hoá đã được Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiê ̣m lâm sinh Cầu


10

Hai thực hiện từ đầu những năm 1990 và hiện nay cây Luồng đã và đang được

phát triển rộng rãi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Hồ Bình,…
và đã trở thành cây cung cấp ngun liệu có giá trị, cây xố đói giảm nghèo cho
người dân miền núi.
Với những kết quả nghiên cứu đạt được trong những năm qua nhiều giống
cây trồng rừng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ
thuật. Hiện nay, công tác nghiên cứu giống cây rừng đang phát triển mạnh cả về
chiều rộng và chiều sâu. Nhiều nghiên cứu đang hướng vào tuyển chọn các
dòng, xuất xứ cây trồng kháng bệnh như cơng trình của Nguyễn Hồng Nghĩa và
Phạm Quang Thu, 2 dịng Bạch đàn SM16 và SM23 đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số
1526/QĐ/BNN-KHCN ngày 6/6/2005. Công nghệ nhân giống như hom, mô,
ghép, chiết,... cũng đã có những bước tiến đáng kể (Nguyễn Hoàng Nghĩa). Hiện
nay, ở hầu hết các vùng đều đã có vườn ươm cơng nghiệp với quy mơ sản xuất
hàng triệu cây một năm. Những thành công trong công tác nghiên cứu giống cây
trồng rừng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng sản
xuất ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, những giống cây mới, có năng
suất cao mới chủ yếu được thử nghiệm và phát triển ở một số vùng như Đông
Nam Bộ, Đông Hà, Quy Nhơn, Kon Tum, Phú Thọ,... đối với vùng Tây Bắc nói
chung các giố ng mới này chưa được khảo nghiê ̣m cu ̣ thể ,… vì vâ ̣y, hầu hết các
tỉnh Tây Bắc chưa đưa được các giống mới này vào sản xuất, đặc biệt là những
bộ giống mới vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. Từ thực tế đó cho
thấ y, viê ̣c đưa nhanh những giống mới và kỹ thuật vào sản xuất ở vùng Tây Bắc,
trong đó có Sơn La là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng,
thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân vào xây dựng rừng. Đây cũng là mong
muốn và chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và CN trong
những năm qua và hiện nay.


11


1.2.3. Về kỹ thuật lâm sinh
Trước đây, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số ít các
lồi cây như Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ đề, Thơng nhựa, Thơng đi ngựa,... thì gần
đây, cùng với những tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng, chúng ta đã tập trung
nhiều vào các loài cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu như Keo lai, Keo tai
tượng, Bạch đàn urophylla, Thơng Caribê,... Các cơng trình nghiên cứu quan
trọng có thể kể đến là:
Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) về nâng cao công nghệ thâm canh
rừng trồng Bồ đề, Bạch đàn, Keo và sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng
cao sản lượng rừng.
Phạm Thế Dũng (1998) về ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để
xây dựng mơ hình trồng rừng năng suất cao làm nguyên liệu giấy, dăm.
Đặc biệt, gần đây Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) đã thực hiện đề tài
độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực
hiện có hiệu quả đề án 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên”,
trong đó đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch đàn Urophylla, Bạch
đàn trắng Camaldulensis và tereticornis, Keo Mangium, Keo Lai,... tại vùng
Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu này đã giải
quyết khá nhiều các vấn đề về cơ sở khoa học cho thâm canh rừng trồng như làm
đất, bón phân, phương thức và kỹ thuật trồng,... kết quả đã góp phầ n nâng cao
năng suất rừng trồng.
Phạm Văn Tuấn (2001) đã xây dựng mơ hình rừng trồng cơng nghiệp phục
vụ nguyên liệu bằng một số dòng Keo lai và Bạch đàn urophylla kết quả cho
thấy Keo lai sinh trưởng đạt năng suất từ 25 - 30 m3/ha/năm tại một số vùng
(Bầu Bàng - Bình Dương, Sơng Mây - Đồng Nai), Bạch đàn sinh trưởng đạt 18 20 m3/ha/năm ở nhiều vùng thí nghiệm (Vĩnh Phúc, Ba Vì, Quảng Trị,...).


12

Mai Đình Hồng (1997) xây dựng mơ hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn

urophylla tại Thanh sơn - Phú Thọ kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của cây
rừng đạt 18- 25 m3/ha/năm.
Võ Đại Hải và các cộng sự (2003, 2005, 2006)đã xây dựng các mơ hình
TRSX ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, kết quả
xây dựng hồn thiện các mơ hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản
ngoài gỗ, bước đầu sinh trưởng tốt.
Phạm Xuân Hoàn và các cộng sự (2004) đã đưa ra các lý do trồng rừng
trong vùng nhiệt đới, cơ sở khoa học và một số kết quả của trồng rừng thuần loài,
trồng rừng cơng nghiệp, trồng rừng hỗn lồi cây bản địa ở Việt Nam.
Nghiên cứu phương thức trồng rừng hỗn giao cũng được nhiều tác giả quan
tâm như Phùng Ngọc Lan (1986) đã gây trồng rừng hỗn lồi Thơng đi ngựa,
Keo lá tràm và Bạch đàn trắng ở núi Luốt - Xuân Mai
Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) đã nghiên
cứu cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn loài Bạch đàn + Keo lá tràm
Các loài cây bản địa trong thời gian qua cũng đã được chú ý nghiên cứu hơn như:
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) đưa ra nghịch lý cơ bản về cây bản địa trong đó nêu
rõ những thuận lợi khó khăn khi đưa ra cây bản địa vào trồng rừng ở nước ta;
Trần Quang Việt (2001) nghiên cứu kỹ thuật trồng Hông; Nguyễn Xuân Quát và
cộng tác (1989-1991) đã trồng hỗn giao Bồ Đề + Dó (giấy),...
Về gây trồng cây đặc sản cũng đã có nhiều nghiên cứu như: Lê Thanh Chiến
(1999) nghiên cứu thăm dị khả năng trồng Quế có năng suất tinh dầu cao từ lá;
Đinh Văn Tự nghiên cứu di thực và gây trồng Trúc sào về Hồ Bình; Nguyễn
Hồng Nghĩa (1995) nghiên cứu chọn và nhân giống Sở có năng suất cao,... Gần
đây Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản đã triển khai khá đồng bộ các nội dung
nghiên cứu về tình hình gây trồng, thị trường và xây dựng mơ hình trồng cây đặc


13

sản ở vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn) và Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Có thể

nói nghiên cứu về vấn đề này cũng khá nhiều, kỹ thuật gây trồng đã được đúc rút
nhưng khâu chuyển giao và dịch vụ kỹ thuật còn yếu, đặc biệt là vấn đề thị
trường.
Như vâ ̣y, có thể nói về lĩnh vực này chúng ta cũng đã đúc rút được nhiều
kinh nghiệm qua các kết quả nghiên cứu, nhờ đó hàng loạt các quy trình, quy
phạm và hướng dẫn kỹ thuật trồng đã được ban hành và áp dụng trồng rừng
thành công ở nhiều nơi, góp phần đáng kể vào cơng tác phát triển trồng rừng sản
xuất và phòng hộ ở nước ta trong thời gian qua.
1.2.4. Về phân chia lập điạ và quy hoạch vùng trồng rừng
Trong những năm gần đây công tác quy hoạch và phân chia lập địa cho
trồng rừng nguyên liệu cũng đã được quan tâm nghiên cứu và chú trọng hơn.
Đáng chú ý nhất là các cơng trình của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) về
phân chia các loại rừng phòng hộ, kinh tế và sản xuất trên cơ sở ứng dụng Hệ
thống thông tin địa lý (GIS) và thiết lập các hàm số tương quan; công trình của
Ngơ Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) đã nghiên cứu xác định tiêu
chuẩn phân chia lập địa vi mô cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh
thái ở Việt Nam, trong đó có vùng Trung tâm Bắc Bộ dựa trên 4 yếu tố:
i) Đá mẹ và loại đất
ii) Độ dốc
iii) Độ dày tầng đất
iv) thảm thực bì chỉ thị
Kết quả đã xác định được các lồi cây trồng rừng chính theo thứ tự ưu tiên
cho từng nhóm dạng lập địa ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc phát triển trồng rừng phịng hộ
có hiệu quả và ổn định ở nước ta.


14

Cơng trình "Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xn Qt năm

1996, cơng trình đã đưa ra các mơ hình về sử dụng đất bền vững, mơ hình về
khoanh nuôi, phục hồi rừng hiệu quả ở Việt Nam.
Công trình "Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất
sử dụng tài nguyên rừng bền vững ở Đăk Lăk" của T.S Bảo Huy (1998), trên cơ
sở phân tích hiện trạng, đánh giá tiềm năng, giá trị tài nguyên rừng, tác giả đã đề
xuất giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng theo hướng bền vững.
Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng
cho một số vùng như quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê
San của Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường ; quản lý bền vững rừng Khộp ở Ea
Súp- Đăk Lăk của Hồ Viết Sắc; du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở
Việt Nam của Đỗ Đình Sâm.
Theo Vũ Tiến Hinh, Phạm Văn Điển (2004), thực chất của khoanh nuôi
phục hồi rừng là phục hồi chức năng của hệ sinh thái rừng theo chiều hướng diễn
thế đi lên, mà trước mắt là phục hồi lại những thành phần cơ bản của lớp thảm
thực vật rừng như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên nhiên.
Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở một số
tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam" của GS.TS. Vũ Tiến Hinh và cộng
sự đã đưa ra các giải pháp phục hồi, phát triển tài nguyên rừng một cách hiệu
quả, bền vững bằng con đường tự nhiên.
Theo Nguyễn Xuân Quát, Phạm Ngọc Thường, Đặng Văn Thuyết (2004),
quản lý rừng cộng đồng là một trong những phương pháp quản lý rừng mang
tính chất tổng hợp và tồn diện trên cả phương diện bảo vệ gây trồng và chế
biến, tiêu thụ sản phẩm của rừng. Quan điểm này cũng chính là một giải pháp để
quản lý rừng bền vững.
Một số cơng trình khác của các tác giả: Phạm Xuân Hoàn (2002), Trần Hữu
Viên (2004), Phùng Ngọc Lan (2004), Lê Thị Diên (2002, 2003),...cũng đã đưa


15


ra rất nhiều các giải pháp phục hồi rừng và quản lý rừng dựa trên quan điểm
quản lý rừng bền vững.
1.2.5. Những nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng phịng hộ đầu nguồn ở
trong và ngồi nước:
1.2.2.1. Khái niệm về rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN):
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bảo vệ
mơi trường.
Rừng phịng hộ đầu nguồn: Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi
lấp lịng sơng, lịng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu
đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc
hỗn lồi, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên. "Rừng đầu
nguồn" thuộc về hệ thống rừng phòng hộ (Rừng phòng hộ đầu nguồn) hay
Rừng Đặc dụng khi khu vực có nhiều c©y gỗ q l©u năm.
1.2.2.2. Khái niệm Quản lý RPHĐN: Là một hệ thống các biện pháp
nhằm duy trì mối quan hệ qua lại hợp lý giữa con người và rừng để giữ gìn và
phục hồi nguồn tài nguyên đa dạng và giá trị tổng hợp của nó; Là việc sử
dụng một cách khơn khéo các nguồn tài ngun và mơi trường có được từ
rừng; Dự báo và phòng chống những ảnh hưởng bất lợi của con người và các
tác nhân khác đến rừng, đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu
vực có rừng và mơi trường sinh thái.
Quản lý rừng là điều khiển cả đầu vào, đầu ra và mọi hoạt động diễn ra
trong vùng có rừng nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn của chủ thể quản lý.
Bảo vệ rừng là một mặt hoạt động của qu¶n lý rõng với các nội dung cụ
thể là kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, phịng chống những tác động bất lợi,
khơng hợp lý vào tài nguyên rừng và môi trường sinh thái rừng.


16


1.2.2.3. Những nghiên cứu có liên quan đến Quản lý RPHĐN:
(1)

Mơ hình cấu trúc quần xã RPHĐN

(2)

Lựa chọn lồi cây trồng bổ sung ở RPHĐN

(3)

Kỹ thuật trồng và kinh doanh RPHĐN

(4)

Kỹ thuật tái sinh và cải tạo RPHĐN

(5)

Kỹ thuật chặt nuôi dưỡng RPHĐN

1.2.2.4. Xu hướng phát triển RPHĐN
Từ những năm 90 của thế kỷ 20 các cơng trình xây dựng hệ thống RPH
được bắt đầu và phát triển khá nhanh ở nước ta. Ở nước ngoài hệ thống RPH
cũng đã phát sinh những biến đổi mới, và đã bắt đầu chuyến sang một hướng
mới – kiểu tổng hợp theo xu thế phát triển kiểu hiệu quả cao. Được thể hiện ở
những điểm như sau:
Từ việc xây dựng một kiểu rừng phòng hộ đơn nhất (Như Sơn Động hiện
nay) sang phát triển thành hệ thống rừng phòng hộ kiểu phức hợp của sự kết

hợp nhiểu loại rừng với sự phối trí và bố cục phân bố không gian các loại
rừng một cách hợp lý, tạo thành hệ thống mạng lưới sinh thái rừng đa năng.
Từ việc xây dựng RPH kiểu sinh thái (đa số chỉ coi trọng hiệu quả sinh
thái, không chú trọng phát triển kinh tế và chưa kết hợp với xóa đói giảm
nghèo cho quần chúng nhân dân) chuyển hướng sang phát triển thành hệ
thống RPH tổng hợp đa chức năng, củng cố và nâng cao động lực kinh tế mở.
Từ rừng trồng 1 tầng thứ, thuần loài và chuyển hóa rừng tự nhiên hỗn
giao 1 tầng, cấu trúc giản đơn, không thể phát huy tốt nhất hiệu quả sinh thái
và hiệu quả kinh tế thấp sang hướng phát triển rừng hỗn giao, phức tạp nhiều
tầng thứ, nhiều loài cây.
Chuyển từ mơ hình phát triển lâm nghiệp đơn thuần (khó đạt đến mục
tiêu lâm nghiệp bền vững) sang hướng phát triển mơ hình quản lý tổng hợp
của dạng kết hợp lâm, nơng, chăn ni. Vì giữa các ngành lâm, nông, chăn


×