Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.72 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG MN & PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH, NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN TRÀ CÚ B, NĂM HỌC 2018 - 2019

Người thực hiện: VÕ THỊ THANH TUYỀN
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Trà Cú B

Trà Cú, tháng 7 năm 2018
1


MỤC LỤC

Trang

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.1. Lý do pháp lý ................................................................................................ 1
1.2. Lý do lý luận ................................................................................................. 1
1.2. Lý do thực tiễn .............................................................................................. 2
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ


THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ
TRẤN TRÀ CÚ B, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH ........................ 3
2.1. Khái quát về Trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh ........................................................................................................... 3
2.2. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại
trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh ................. 4
2.3. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng công
tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại trường Tiểu học Thị
trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh ................................................... 6
2.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 6
2.3.2. Điểm yếu .................................................................................................... 7
2.3.3. Cơ hội ......................................................................................................... 7
2.3.4. Thách thức ................................................................................................. 7
2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác ứng dụng công nghệ trong quản lý tại
trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, năm học
2017 2018......................................................................................................... 7
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC THỊ TRẤN TRÀ CÚ B NĂM HỌC 2018 – 2019 ................10
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................15
4.1. Kết luận .......................................................................................................15
4.2. Kiến nghị .....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................17

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở pháp lý
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Khoản 1, điều 8 của nghị
định này nêu rõ:


2


“Người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc
ứng dụng CNTT vào xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng
bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin”
Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/12 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục cà Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông
tin điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở
giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục Thường xuyên.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương
đảng. Trong việc đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo. Nghị quyết
yêu cầu: “Phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu khoa học – công nghệ hiện
đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo”
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Đề án
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017. Kế hoạch thực hiện Đề án
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”
Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020.
Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến
năm 2025”.
1.2.Cơ sở lý luận
Cùng với sự phát triển của ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và đào tạo
đã ngày càng trở nên phổ biến, phát triển và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Công nghệ thơng tin có
vai trị đặc biệt quan trọng đối với người quản lý, nó vừa là cơng cụ cần thiết phục
vụ hiệu quả các quy trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản
lý. Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ đổi mới
quản lý giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Bên cạnh khả
năng nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập, cơng nghệ thơng tin cịn ngày càng thể
hiện rõ vai trị trợ lý khơng lương mà hiệu quả cao đối với hoạt động quản lý giáo
dục. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, lãnh đạo các
trường học, cơ sở đào tạo đã giảm bớt gánh nặng, có thêm nhiều thời gian hơn để
đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo.
Vì thế, để thực hiện được tất cả những điều đó, cán bộ quản lý là người đóng
vai trị có tính chất quyết định. Hiệu trưởng khơng chỉ là người quản lý mà cịn là
3


người dẫn đường, là người thầy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi
hoạt động của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
trong nhiều năm tới đây, trong đó có đổi mới quản lý giáo dục, công nghệ thông tin
và truyền thơng khơng chỉ là cơng cụ mà cịn là tài sản của người quản lý nhà
trường. Ngoài việc phải thực hiện tốt các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra; để dẫn đường, để làm thầy về cơng nghệ thơng tin thì
người hiệu trưởng phải học và không ngừng tự học để việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông vào nhà trường đạt hiệu quả như mong muốn.
1.3. Cơ sở thực tiễn

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế nhành giáo dục của chúng ta cũng khơng ngoại
lệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã được triển khai mạnh mẽ
từ năm học 2008-2009. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động
của nhà trường đạt hiệu quả thì địi hỏi người quản lý phải có trình độ cơ bản về
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý của mình một cách hiệu quả. Từ đó sẽ tạo nền tảng cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khác của nhà trường. Với sự bùng
nổ thông tin như hiện nay, khi một sự việc xảy ra thì người quản lý cần phải thu
thập thơng tin nhanh và chính xác để đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp
thời. Và công nghệ thông tin là một công cụ không thể thiếu đối với người quản lý
trong công tác quản lý nhà trường.
Nhận thức được điều này, nên nhiều năm qua, hiệu trưởng trường Tiểu học
Thị trấn Trà Cú B đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý tại trường và đã đạt được một số kết quả nhất định như: sử dụng các phần mềm
hỗ trợ công tác quản lý, thực hiện chế độ thông tin hai chiều qua hộp thư điện tử
Gmail của trường. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng
tin, phần mềm này sử dụng chưa thành thạo đã có phần mềm khác thay thế dẫn đến
việc tìm hiểu và sử dụng chưa đạt hiệu quả. Đồng thời trình độ chun mơn của
hiệu trưởng về cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế nên việc tiếp thu và ứng dụng công
nghệ thông tin và các hoạt động tại trường chưa có tính chủ động và đạt hiệu quả
chưa cao.
Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý đó là đội ngũ giáo viên của trường. Người quản lý muốn đạt hiệu
quả cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý địi hỏi đội
ngũ giáo viên phải có một trình độ nhất định về công nghệ thông tin để tương tác
tốt với người quản lý. Trên thực tế giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin
tại trường chỉ chiếm khoảng 80% số giáo viên của trường. Một số giáo viên ngại
ứng dụng công nghệ thông tin hoặc không muốn ứng dụng công nghệ thông tin
trong xử lý công việc của mình. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tương tác giữa

người quản lý và đối tượng quản lý.
Qua thời gian tìm hiểu từ thực tế của đơn vị và tham khảo kinh nghiệm của
những trường bạn về việc ứng dụng CNTT trong quản lý, tôi nhận thức được tầm
quan trọng cũng như sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, đây
là một việc làm cấp bách và lâu dài. Người quản lý cần thực hiện tốt việc ứng dụng
CNTT trong quản lý để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
4


Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Công tác ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý tại trường Tiểu học Thị Trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh, năm học 2018 – 2019”
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CƠNG TÁC ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
TRÀ CÚ B, HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH.
2.1. Khái quát về Trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh
- Trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B được tách từ trường Tiểu học Thanh Sơn
vào tháng 9 năm 2001 với tên gọi Trường Tiểu học Thị Trấn 2. Năm 2005 trường
được đổi tên thành Trường Tiểu học Thị Trấn B theo QĐ số 877/QĐ-UBND, ngày
20/8/2005 của Chủ tịch UBND huyện Trà Cú. Đến tháng 01 năm 2018 Trường
được đổi tên thành Trường Tiểu học Thị Trấn Trà Cú B theo QĐ số 34/QĐ/UBND,
ngày 12/01/2018 của Chủ tịch UBND huyện Trà Cú. Trường tọa lạc tại Khóm 1 Thị trấn Trà Cú, phía Tây giáp Quốc lộ 53, ba mặt còn lại giáp với ruộng lúa và
nhà dân. Với tổng diện tích 3663,5 m2 trường đã được Ủy ban nhân dân huyện Trà
Cú đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất và trang thiết bị từ đầu năm 2013 theo đề án
xây dựng trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1, đến nay trường đã xây dựng thành
công Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
-Về nhân sự và tổ chức:
Hiện nay, Trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B có tổng số 20 Cán bộ giáo
viên, nhân viên. Trong đó, cán bộ quản lý 02, giáo viên dạy lớp 17, nhân viên 01.

Về trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên, nhân viên đều đạt trên chuẩn (Đại
học: 14; Cao đẳng: 06). Năm học 2017 – 2018 Trường có 11 lớp học với tổng số
310 học sinh (nữ: 160 học sinh; dân tộc: 213 học sinh). Bộ phận chuyên môn được
chia thành 03 tổ khối chuyên môn (Khối 1, Khối 2-3 và khối 4-5).
Trường có Chi bộ độc lập gồm 15 đồng chí đảng viên và tổ chức Cơng đồn
với tổng số là 20 đồn viên cơng đồn.
Về trình độ ngoại ngữ, tin học:
Trình độ
Ngoại ngữ
Tin học

Chứng chỉ A
A1: 10

A2: 06
13

Chứng chỉ B

Đại học

03

01

06

01

-Về cơ sở vật chất:

Trường hiện chỉ có 1 điểm học chính nằm cạnh Quốc lộ 53. Trường được
xây dựng 02 dãy lầu với 14 phòng học, 09 phòng chức năng và 01 nhà đa năng đều
được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu dạy và học.
Về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện có của trường gồm: 26 máy vi
tính bàn, 01 máy vi tính xách tay, 05 máy in, 02 máy chiếu projector, 02 ti vi 50
5


inch, 01 máy chụp ảnh Canon và 01 máy quay phim Sony. Tất cả đều cịn trong
tình trạng sử dụng tốt.
Về đường truyền internet: Trường có đăng ký kết nối mạng wifi do nhà
mạng Viettel cung cấp với gói cước EDU.
Nhìn chung, tình hình CSVC, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu
của hoạt động giảng dạy trong nhà trường.
2.2. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại
trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, năm học
2017 – 2018
Nhận thức của hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, nhân viên: Nắm được tinh thần
của các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt là trong
công tác quản lý trường học. Cán bộ quản lý nhà trường nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và xem đó là cơng cụ hỗ trợ đắc lực
trong cơng tác quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục. Đa số cán bộ giáo viên và nhân viên nhận thức được tầm quan trọng và những
lợi ích của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý nhà trường. Vì thế họ
đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý học sinh, quản
lý công việc mang lại hiệu quả cao.
Nắm được tinh thần chỉ đạo của cấp trên về công tác ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng tổ chức triển khai kịp
thời đến tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của trường thông qua các cuộc họp
Hội đồng nhà trường. Qua đó, nói lên một số lợi ích của việc ứng dụng công nghệ

thông tin cũng như tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý nhà trường, quản lý học sinh, quản lý công việc. Hiệu trưởng ln khuyến
khích giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong xử lý cơng việc của mình để
nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một bộ
phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, hạn chế về kiến thức kỹ năng. Đồng thời họ cũng
ngại thay đổi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh, quản
lý cơng việc cịn rất hạn chế. Khi có u cầu báo cáo số liệu thì khơng thể báo cáo
trực tuyến mà chỉ báo cáo thông qua các biểu mẫu trên văn bản. Vì thế việc nhập
báo cáo số liệu phải mất nhiều thời gian và đôi lúc xảy ra sai sót.
Hằng năm, mỗi học kỳ, mỗi tháng việc ứng dụng công nghệ thông tin đều
được nêu là đầu việc phải làm trong kế hoạch hoạt động nhưng khơng có kế hoạch
riêng nên đơi lúc giáo viên bỏ qua công tác này. Điều này dẫn đến việc ứng dụng
không liên tục, khi thực hiện lần sau sẽ gặp khó khăn, mất thời gian để tìm hiểu lại
thay vì thực hiện liên tục sẽ tạo thành kỹ năng và thậm chí kỹ xảo khi ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong công việc. Nếu việc ứng dụng công nghệ thơng tin được
xây dựng kế hoạch thì nhiệm vụ, chỉ tiêu, các công việc phải làm sẽ được đề ra cụ
thể, giáo viên có thể dựa vào kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin của bản thân.
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý được hiệu quả Hiệu
trưởng đã trang bị 05 máy tính có kết nối internet đặt tại phịng làm việc của các bộ
phận như: Hiệu phó Chun mơn; Kế tốn; Phổ cập; Thư viện – Thiết bị; Cơng
đồn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trao đổi thông tin với nhau, giúp
6


hiệu trưởng thu thập thơng tin nhanh chóng, việc thu thập thông tin đạt hiệu quả
giúp cho người quản lý thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Đồng thời, hiệu trưởng đã
tham mưu với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện xin kinh phí mua sắm 21 máy vi
tính cho phòng tin học và lắp đặt đường truyền cho phòng máy để phục vụ cho

công tác dạy và học. Giáo viên có thể sử dụng máy tính trong phịng máy để học
tập nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin của bản thân theo yêu cầu hiện nay.
Trường đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý như: Phần mềm
quản lý nhân sự (PMIS), phần mềm quản lý nhà trường (SMAS), phần mềm kế
toán và quản lý tài sản (MISA-Mimosa.NET-2019-R10), phầm mềm ra đề kiểm tra
và quản lý ngân hàng câu hỏi (MART TEST), Phần mềm quản lý thư viện - thiết
bị, phần mềm kiểm định chất lượng (EQMS), phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội
điện tử (vBHXH-Viettel), phần mềm phổ cập giáo dục (Moed: 01). Nhưng do
trường chưa có nhân viên văn thư nên việc nhập số liệu các phần mềm được hiểu
trưởng phân công cho một số giáo viên có trình độ về cơng nghệ thông tin thực
hiện. Việc nhập các số liệu vào phần mềm chưa được cập nhật thường xuyên, chỉ
khi có yêu cầu báo cáo về cấp trên thì mới cập nhật đầy đủ thông tin. Giáo viên
chưa hiểu hết các yêu cầu nhập liệu của phần mềm, ít thời gian đầu tư cho công tác
này nên việc nhập số liệu cịn sai sót nhiều.
Tốc độ đường truyền internet của trường cịn chậm nên việc tiếp nhận, thu
thập thơng tin cịn chậm dẫn đến việc xử lý công việc đôi lúc còn chậm trễ. Các bộ
phận chưa tạo được hộp thư riêng cho bộ phận mình quản lý nên việc triển khai các
kế hoạch, các văn bản đôi lúc chưa được kịp thời. Ngoài ra một số giáo viên chưa
thành thạo trong việc sử dụng hộp thư điện tử cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thu thập, báo cáo và xử lý dữ liệu để đưa ra các quyết định của nhà quản lý. Đối
với một số thông báo, báo cáo cần thực hiện gấp, thay vì gởi mail để cán bộ giáo
viên thực hiện thì lãnh đạo nhà trường phải tổ chức họp để triển khai và yêu cầu
thực hiện và báo cáo vào các biểu mẫu in sẵn và sau đó thực hiện nhập số liệu vào
phần mềm hoặc mẫu báo cáo chung toàn trường. Điều này mất rất nhiều thời gian,
nếu giáo viên có thể sử dụng thành thạo hộp thư điện tử thì quá trình này chỉ mất
một nửa thời gian. Vì thế yêu cầu cán bộ giáo viên, nhân viên phải biết sử dụng
thành thạo hộp thư điện tử là một yêu cầu cần thiết cần thực hiện ngay.
Hằng năm nhà trường có tổ chức các buổi tập huấn về công tác ứng dụng
công nghệ thông tin như: hướng dẫn sử dụng phần mềm, hướng dẫn soạn giảng
giáo án điện tử E-learning, hướng dẫn cách sử dụng Email,…Tuy nhiên do thiếu

kiểm tra, giám sát nên sau khi tập huấn rất ít giáo viên có thể sử dụng các phần
mềm. Vì thế hiệu trưởng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Nếu có điều kiện có
thể tổ chức kiểm tra khả năng ứng dụng các phần mềm của giáo viên để đưa ra kế
hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Đối với các bộ phận chuyên môn, hiệu trưởng cũng yêu cầu ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý tổ chuyên môn nhưng việc ứng dụng không nhiều. Tỉ
lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết cơng việc chun mơn rất ít, chỉ
khoảng 20% đến 30%. Các tổ trưởng chuyên môn hầu như chưa thể sử dụng thành
thạo các phần mềm quản lý để quản lý tổ chun mơn của mình. Ngun nhân do
trình độ chun mơn về ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế, chưa được tập
huấn cụ thể, rõ ràng nên khi sử dụng gặp nhiều khó khăn, vì thế họ ngại sử dụng
7


các phần mềm. Mặc khác công tác kiểm tra, giám sát việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý tổ chun mơn vẫn cịn hạn chế, chưa được thường xuyên.
Nhà trường cũng thường xuyên liên hệ với các trường bạn để học tập kinh
nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông qua các buổi tham
quan học hỏi hoặc liên hệ thông qua điện thoại, Email nếu có việc cần thiết cần hỗ
trợ. Đồng thời hiệu trưởng cũng tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền địa
phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các doanh nghiệp trên địa bàn. Điều này
giúp cho việc xin kinh phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý cũng như trong giảng dạy đạt hiệu quả.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức để nâng cao chất
lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại trường Tiểu
học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, năm học 2018 – 2019
2.3.1. Những điểm mạnh
Hiệu trưởng nhà trường cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên
về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Tổ chức triển khai,
quán triệt tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân

viên của trường. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên về
tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà
trường, đặc biệt là trong công tác quản lý.
Hiệu trưởng quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Điều này giúp việc tương
tác giữa hiệu trưởng với cán bộ giáo viên, nhân viên hiệu quả hơn, tạo điều kiện để
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của người hiệu trưởng đạt hiệu
quả.
Hiệu trưởng Có thực hiện việc mua sắm các phần mềm hỗ trợ cho công tác
quản lý và đã sử dụng được các phần mềm quản lý vào tất cả các khâu quản lý,
điều hành nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên đa số đều có trình độ tin học ứng dụng
cơ bản có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công việc.
Hiệu trưởng thực hiện tốt việc phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường
để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đạt hiệu quả.
Có thực hiện lồng ghép yêu cầu về ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào tiêu
chí thi đua năm học. Điều này góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong các hoạt động của trường được thực hiện thường xuyên hơn, giúp cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của hiệu trưởng dễ dàng và hiệu
quả hơn.
2.3.2. Những điểm yếu
Hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý mà chỉ lồng ghép nội dung ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào kế
hoạch năm học. Vì thế nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa được
rõ ràng, cụ thể.

8


Các tổ chuyên môn chưa thực hiện được việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý. Phần lớn tổ trưởng chuyên môn chưa khai tác được các phần mềm
hiện có để ứng dụng cho việc quản lý tổ chuyên môn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cũng bị ảnh hưởng do một
bộ phận nhỏ giáo viên chưa thể ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý cơng việc.
Hiệu trưởng có thực hiện cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý tổ chuyên môn nhưng thiếu kiểm tra, đôn đốc nên hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Thời cơ
Trường đã được Ủy ban nhân dân huyện đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết
bị khá đầy đủ để phục vụ cho công tác ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại trường
trong q trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Lãnh đạo các cấp có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường để định hướng cho việc ứng
dụng công nghệ thông tin tại trường.
Sự phát triển của các phần mềm quản lý giúp cho người quản lý thực hiện
việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng việc của mình dễ dàng hơn.
Sự phát triển của mạng intenet giúp người quản lý có thể tìm tịi, học hỏi
những kiến thức về cơng nghệ thơng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.3.4. Thách thức
Một số văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc ứng dung cơng nghệ thơng tin
chưa có hướng dẫn rõ ràng. Vì thế gây khó khăn cho nhà trường trong quá trình
triển khai thực hiện.
Tốc độ đường truyền internet không ổn định làm cho việc tiếp nhận và
truyền đạt thơng tin bị hạn chế, thời gian xử lí công việc bị chậm trễ.
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như ngày nay, các
phần mềm quản lý giáo dục cũng được nâng cấp, thay thế thường xuyên. Nếu hiệu
trưởng không thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức về cơng nghệ thơng tin thì sẽ
gặp khó khăn khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý.
Sự phát triển của mạng xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định
của người quản lý. Khi một sự việc xảy ra, nếu người hiệu trưởng khơng cập nhật
thơng tin và xử lý kịp thời thì hậu quả của nó sẽ chuyển biến theo nhiều hướng

khác nhau.
2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý tại trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh, năm học 2017 – 2018
Thực tế ứng dụng công thông tin trong quản lý tại trường Tiểu học Thị trấn
Trà Cú B trong thời gian qua cho thấy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin đã giúp
ích rất nhiều cho người quản lý trong việc quản lý các hoạt động của nhà trường.
Tuy nhiên những kết quả đạt được vẫn cịn rất hạn chế, những khó khăn vướng
mắc vẫn cịn tồn tại. Vì thế để việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin mang lại hiệu
quả cao địi hỏi người quản lý phải không ngừng học hỏi về công nghệ thông tin để
theo kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay.
Tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đạt
hiệu quả, hiệu trưởng đã chỉ đạo tạo một hộp thư điện tử nội bộ của trường ngay từ
đầu năm học để cán bộ giáo viên, nhân viên có thể trao đổi thơng tin thơng qua địa
9


chỉ mail này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số giáo viên chưa
biết cách sử dụng nên việc làm mất thư hoặc thông báo diễn ra thường xuyên. Nắm
được tình hình này hiệu trưởng đã phân cơng giáo viên có kinh nghiệm về cơng
nghệ thơng tin hướng dẫn về cách sử dụng hộp thư điện tử cho tất cả cán bộ giáo
viên, nhân viên của trường. Kết quả đến nay hầu hết cán bộ giáo viên, nhân viên
đều có thể mở thư trong hộp thư điện tử để cập nhật tin tức, thông báo của ban
giám hiệu nhà trường.
Việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý tại trường đã được
thực hiện từ nhiều năm nay và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên
việc sử dụng các phần mềm vẫn cịn một số khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao,
chưa khai tác hết chức năng của một số phần mềm do một số phần mềm chưa thân
thiện.
Trước đây trường sử dụng phần mềm PMIS để quản lý nhân sự. Đến tháng 3

năm 2018 Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Cú đã chỉ đạo các trường trong huyện
nhập thông tin quản lý nhân sự trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
(csdl.moet.edu.vn). Việc nhập liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục cũng
gặp rất nhiều khó khăn như: phải nhập thơng tin từng giáo viên (mặc dù có file
nhập liệu tồn trường nhưng không thể thực hiện được) mất nhiều thời gian, nhập
thông tin bị sai (do cán bộ giáo viên, nhân viên báo sai) nên phải nhập đi nhập lại
nhiều lần, nhập thiếu thông tin của cán bộ giáo viên nhân viên, nhập sai mã, hạng
ngạch của giáo viên, nhân viên. Để khắc phục tình trạng này hiệu trưởng đã liên hệ
với các trường bạn, các cấp lãnh đạo để nhờ hỗ trợ.
Trong công tác quản lý chuyên môn trường đã trang bị phần mềm SMAS và
phần mềm SMART TEST để hỗ trợ. Tuy nhưng việc ứng dụng các phần mềm này
vào công tác quản lý chuyên môn chưa đạt hiệu quả. Cụ thể phần mềm SMART
TEST sử dụng không hiệu quả, mặc dù đã được tập huấn và triển khai trong nhà
trường nhưng hầu hết cán bộ giáo viên chưa sử dụng được phần mềm này trong
việc ra đề kiểm tra và quản lý ngân hàng câu hỏi phục vụ cho công tác kiểm tra
định kỳ. Trên thực tế hiệu phó chun mơn phải tổng hợp đề kiểm tra của giáo viên
nộp về và chọn lọc để soạn một đề kiểm tra áp dụng cho toàn khối. Đối với phần
mềm SMAS trường chỉ sử dụng để báo cáo về cấp trên vào hai thời điểm: cuối học
kỳ 1 và cuối năm học. Một số tính năng của phần mềm vẫn chưa được khai thác, ví
dụ như: chức năng quản lý lớp học, quản lý học sinh, sắp xếp thời khóa biểu, nhắn
tin nội bộ. Vì thế dẫn đến hiệu quả cơng việc chưa cao.
Qua q trình nghiên cứu từ tình hình thực tế trên, bản thân rút ra một số
kinh nghiệm như sau:
Muốn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đạt hiệu quả thì
người quản lý phải biết rõ trình độ về cơng nghệ thơng tin của giáo viên để đưa ra
kế hoạch và phân công nhiệm vụ phù hợp. Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ giáo viên có một trình độ cơ bản về công nghệ thông tin để phối hợp
với hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường.
Điều kiện cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng công
nghệ thông tin tại đơn vị.

Việc khai thác triệt để các ứng dụng của phần mềm cũng giúp ích rất nhiều
cho cơng tác quản lý.
10


Khả năng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng là một
yếu tố quyết định thành công của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
của người hiệu trưởng.

11


3.KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TRÀ CÚ B NĂM HỌC 2018 – 2019
Người
thực
hiện
Hiệu
trưởng

Tên công
việc

Mục tiêu
cần đạt

Công việc 1:
Xây dựng kế
hoạch thực
hiện việc

ứng dụng
cơng nghệ
thơng tin
trong cơng
tác quản lý

- Kế hoạch
có nội dung
cụ thể rõ
ràng.
- Có u cầu
cụ thể đối với
từng bộ phận

Cơng việc 2:
Thành lập
Ban chỉ về
việc ứng
dụng công
nghệ thông
tin trong
công tác
quản lý

- Thành lập
- Hiệu
được ban chỉ trưởng
đạo có đầy
đủ các thành
viên theo quy

định gồm: 01
trưởng ban,
01 phó
trưởng ban,
04 thành viên
và 01 thư ký.
- Ban chỉ đạo
theo dõi,

Người
phối
hợp
Phó hiệu
trưởng,
các tổ
trưởng.

Dự kiến
Cách thức thực hiện rủi ro khi
thực hiện
- Các văn bản - Hiệu trưởng xây
- Chỉ tiêu
hướng dẫn, chỉ dựng kế hoạch dự
đưa ra
đạo của cấp
thảo.
chưa phù
trên
- Thông qua kế hoạch hợp, nhiều
- Thực hiện

dự thảo trong cuộc họp ý kiến trái
trong tháng
hội đồng và lấy ý kiến chiều xuất
9/2018
đóng góp của tập thể
hiện.
để hồn thiện kế
hoạch.
- Hồn chỉnh và thơng
qua kế hoạch
- Phó hiệu - Các văn bản - Hiệu trưởng căn cứ
- Một số
trưởng,
quy định về
các văn bản chỉ đạo
thành viên
các tổ
ứng dụng công của cấp trên về việc
từ chối
trưởng,
nghệ thông tin ứng dụng công nghệ
không
giáo viên trong quản lý. thơng tin trong quản lý tham gia
có năng
- Kế hoạch về và căn cứ theo kế
vào ban
lực về
ứng dụng công hoạch về ứng dụng
chỉ đạo.
ứng dụng nghệ thông tin công nghệ thông tin

công nghệ của trường
của trường để đưa ra
thông tin. - Thời gian
yêu cầu thành lập Ban
thực hiện:
chỉ đạo.
tháng 10/2018 - Hiệu trưởng triệu tập
các thành viên lấy ý
Điều kiện
thực hiện

Biện pháp
khắc phục
- Thảo luận
để thống
nhất ý kiến
và đưa ra
chỉ tiêu phù
hợp.

- Trước
tiên, hiệu
trưởng vận
động,
thuyết phục
giáo viên
tham gia
trên cơ sở
hợp tình,
hợp lý và

có chế độ
bồi dưỡng
phù hợp.
12


Tên công
việc

Mục tiêu
cần đạt

Người
thực
hiện

giám sát việc
thực hiện
ứng dụng
công nghệ
thông tin
trong quản
lý, giúp đữ
khi có khó
khăn, vướng
mắc.
Cơng việc 3: - Nắm bắt
- Hiệu
Tổ chức
được trình độ trưởng.

kiểm tra, rà
thật của từng
sốt lại trình cán bộ giáo
độ ứng dụng viên, nhân
cơng nghệ
viên để xây
thông tin của dựng kế
cán bộ giáo
hoạch bồi
viên, nhân
dưỡng cho
viên.
từng đối
tượng.
Công việc 4:
Tỏ chức triển
khai việc
ứng dụng các

- Tổ trưởng
- Hiệu
chun mơn trưởng
biết và có thể
sử dụng các

Người
phối
hợp

Điều kiện

thực hiện

Cách thức thực hiện
kiến và ra quyết định
thành lập ban chỉ đạo
về ứng dụng công
nghệ thông tin của
trường năm học 20182019.

- Tập thể
cán bộ
giáo viên,
nhân viên
của
trường.

- Các văn bản
quy định về
ứng dụng công
nghệ thông tin
của cấp trên.
- Kế hoạch
ứng dụng công
nghệ thông tin
của trường.
- Trang thiết
bị.

- Hiệu trưởng căn cứ
các công văn chỉ đạo

của cấp trên để xây
dựng kế hoạch kiểm
tra, rà sốt trình độ
ứng dụng cơng nghệ
thơng tin của cán bộ
giáo viên, nhân viên
cho phù hợp.
- Chuẩn bị trang thiết
bị đầy đủ phục vụ cho
cơng tác kiểm tra, rà
sốt.
- Các tổ
- Kế hoạch
- Hiệu trưởng lập kế
trưởng
ứng dụng công hoạch triển khai các
chuyên
nghệ thông tin phần mềm và phân
môn, giáo của trường.
công giáo viên tin học

Dự kiến
rủi ro khi
thực hiện

Biện pháp
khắc phục

- Nếu giáo
viện vẫn

không đồng
ý, hiệu
trưỡng sẽ
sử dụng
những văn
bản pháp lý
để yêu cầu
thực hiện
- Không
- Nhờ hỗ
đánh giá
trợ của một
được trình số chun
độ ứng
viên có
dụng cơng kinh
nghệ thơng nghiệm về
tin của cán ứng dụng
bộ giáo
công nghệ
viên, nhân thông tin hỗ
viên.
trợ đánh
giá.

- Giáo viên
tiếp thu
được kiến
thức và


- Soạn thảo
nội dung
các bước
thao tác cụ
13


Tên công
việc

Mục tiêu
cần đạt

phần mềm
phục vụ công
tác quản lý
chuyên môn.

phần mềm
phục vụ công
tác tổ chuyên
môn.

Công việc 5:
Lắp đặt lại
đường truyền
Internet của
trường.

- Tốc độ

đường truyền
nhanh và ổn
định.
- Có thể truy
cập Wifi tại
tất cả các
phòng học
của trường.
- Tạo 06 hộp
thư điện tử
cho các bộ
phận gồm:
tổ chuyên
môn, tổ văn

Công việc 6:
Tạo hộp thư
điện tử cho
các bộ phận
tổ, khối
chuyên môn.

Người
thực
hiện

Hiệu
trưởng

Người

phối
hợp
viên tin
học.

Điều kiện
thực hiện

- Tài khoản
trên trang
Csdl.moet.edu
.vn và trang
trường học kết
nối.
- Các phần
mềm: Smas,
Smart Test.
- Máy tính có
kết nối mạng
Internet
Nhà mạng - Kinh phí:
Viettel,
trích từ nguồn
nhân viên kinh phí hoạt
kế tốn,
động
của
giáo viên trường.
có kinh
nghiệm.


Giáo
Các tổ
viên
trưởng
Tin học chun
mơn, chủ
tịch Cơng
đồn,

- Máy tính có
kết nối mạng
Internet.

Cách thức thực hiện
hướng dẫn các tổ
trưởng thực hiện nhập
liệu trên các phần
mềm.
- Tổ trưởng chuyên
môn triển khai lại ứng
dụng của các phần
mềm cho các thành
viên trong tổ.

- Hiệu trưởng tiến
hành trao đổi và ký
hợp đồng với nhà
mạng về gói cước
Internet.


Dự kiến
rủi ro khi
thực hiện
không thể
thực hành
sử dụng
các phần
mềm được.

Biện pháp
khắc phục
thể, rõ ràng
và gởi đến
các tổ
trưởng để
thực hiện.
Đồng thời
thường
xuyên kiểm
tra để hỗ trợ
khi cần
thiết.

- Việc lắp
đặt chậm
trễ.

- Hiệu
trưởng liên

hệ hoặc
phân công
giáo viên
liên hệ đôn
đốc nhà
mạng lắp
đặt kịp thời.
- Hiệu trưởng phân
- Một số tổ - Hiệu
công giáo viên tin học trưởng
trưởng đưa
tạo hộp thư điện tử cho không cập ra những
các bộ phận và bàn
nhật hộp
quy định,
giao cho các tổ trưởng. thư thường yêu cầu khi
- Giáo viên tin học
xuyên.
sử dụng
14


Tên cơng
việc

Mục tiêu
cần đạt

Người
thực

hiện

phịng, Cơng
đồn và Tổng
phụ trách Đội

Cơng việc 7:
Tập huấn
cho cán bộ
giáo viên,
nhân viện về
cách thức
nhập số liệu
trực tuyến và
sử dụng một
số phần mềm
ứng dụng.

- Tất cả cán
Ban chỉ
bộ giáo viên đạo.
nhân viên
của trường có
thể thực hiện
nhập liệu
trực tuyến.
- Biết cách
nhập số liệu
trên một số
phần mềm cơ

bản.

Người
phối
hợp
tổng phụ
trách Đội

Cán bộ
giáo viên
nhân viên
của
trường.

Điều kiện
thực hiện

- Máy tính có
kết nối mạng
Internet.
- Hội trường
có đầy đủ bàn
ghế phục vụ
cho việc tập
huấn.

Cách thức thực hiện
hướng dẫn cách sử
dụng hộp thư điện tử
cho các tổ trưởng.

- Tổ trưởng phổ biến
về địa chỉ hộp thư điện
tử của tổ cho các thành
viên trong tổ.
- Ban chỉ đạo thiết kế
nội dung tập huấn và
cử thành viên có trình
độ về ứng dụng cơng
nghệ thơng tin để tập
huấn cho tất cả cán bộ
giáo viên của trường.
- Hiệu trưởng ra quyết
định triệu tập tất cả
cán bộ giáo viên, nhân
viên của trường tham
gia tập huấn.

Dự kiến
rủi ro khi
thực hiện

Biện pháp
khắc phục
hộp thư
điện tử của
tổ.

- Nội dung
tập huấn
chưa đáp

ứng được
những
mong đợi
của giáo
viên.
- Một số
giáo viên
khơng
tham gia
tập huấn.

- Thiếu
kinh phí.

- Tham
khảo các tài
liệu có liên
quan để
chỉnh lí nội
dung cho
phù hợp.
- Đưa ra
các quy
định cụ thể
đối với buổi
tập huấn,
gắn vào tiêu
chí thi đua
của trường.
- Làm đề

nghị trình
cấp trên để
xin kinh
15


Tên công
việc

Công việc 8:
Tổng kết,
đánh giá và
rút kinh
nghiệm về
việc thực
hiện kế
hoạch ứng
dụng công
nghệ thông
tin trong
quản lý.

Mục tiêu
cần đạt

Người
thực
hiện

- Nêu được

Hiệu
những việc
trưởng
đã làm được,
chưa làm
được, những
khó khăn
trong q
trình thực
hiện kế
hoạch ban
đầu.
-Rút ra được
những bài
học kinh
nghiệm để có
hướng chỉ
đạo trong
thời gian tới.

Người
phối
hợp

Tập thể
cán bộ
giáo viên,
nhân viên
của
trường.


Điều kiện
thực hiện

- Thời gian:
cuối năm học
2018-2019.

Cách thức thực hiện

- Các bộ phận báo cáo
việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong
công tác quản lý tại bộ
phận của mình.
-Ban chỉ đạo tổ chức
cuộc họp và xây dựng
báo cáo tổng kết việc
thực hiện ứng dụng
CNTT trong quản lý
tại trường.
- Tuyên dương các bộ
phận đã thực hiện tốt
việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong
quản lý bộ phận mình.
- Đưa ra hướng khắc
phục những khuyết
điểm và hướng chỉ đạo
trong thời gian tới.


Dự kiến
rủi ro khi
thực hiện

- Các bộ
phận báo
cáo qua
loa, không
sát với
thực tế.

Biện pháp
khắc phục
phí, vận
động từ các
lực lượng
xã hội.
- Tổ chức
các cuộc
điều tra,
thăm dò ý
kiến của
giáo viên.

16


4.Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại trường trong
thời gian qua đã giúp người quản lý phần nào giảm bớt áp lực về thời gian xử lý
công việc và mang đến một số kết quả nhất định, bước đầu tạo nền tảng cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường. Vì thế người
hiệu trường cần biết cách sử dụng để công nghệ thông tin trở thành một công cụ,
một trợ thủ đắc lực của mình trong cơng tác quản lý nhà trường.
Người cán bộ quản lý biết khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin để
phục vụ cho công tác quản lý sẽ phát huy tốt nguồn lực thông tin, giảm gánh nặng
về thời gian xử lý cơng việc, xóa nhịa khoảng cách địa lý giúp việc trao đổi thông
tin dễ dàng hơn. Từ đó, hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn.
Với sự phát triển nhanh chóng và liên tục của cơng nghệ thơng tin, địi hỏi
người quản lý phải cập nhật liên tục các kiến thức về công nghệ thông tin để khơng
bị tụt lại phía sau trên đường đua cơng nghệ. Vì thế người quản lý phải tự học hỏi
để nâng cao trình độ về cơng nghệ thơng tin, nhất là phải có tầm nhìn, có tính chủ
động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường để đạt được kết
quả như mog muốn.
Tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường là một việc làm
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Và việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý là nhiệm vụ cần thực hiện đầu tiên trong kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin trong nhà trường. Người hiệu trưởng là người dẫn đường cho hoạt
động ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong nhà trường. Vì thế người dẫn đường phải
đi đúng hướng để có thể đạt đến đích cuối cùng là làm cho trường ngày càng phát
triển. Để định hướng đúng cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý tại trường người hiệu trưởng cần tiếp thu tốt các ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, tiếp
thu kinh nghiệm từ các trường bạn, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất kịp thời
về cấp trên để tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường đạt
kết quả như mong muốn.
Trong q trình nghiên cứu, thu tập thơng tin, dữ liệu để xây dựng kế hoạch
hành động về việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại trường Tiểu học Thị trấn Trà
Cú B, năm học 2018 – 2019 chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong được sự đóng góp của q thầy cơ và q đồng ngiệp.
4.2 Kiến nghị
Đối với chính quyền địa phương:
Cần quan tâm phân bổ nguồn kinh phí để hỗ trợ các hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin tại trường đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của trường Tiểu học Thị trấn Trà Cú B. Phân bổ cho trường 01 nhân viên văn
thư để hỗ trợ công việc cho hiệu trưởng.
Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo Trà Cú:
Phòng giáo dục và đào tạo cần ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo kịp
thời, cụ thể để việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ
17


thông tin trong các hoạt động của nhà trường trở nên thiết thực và đạt hiệu quả cao
hơn.
Phòng Giáo dục và đào tạo cần tổ chức các buổi tập huấn về cách sử dụng
các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý một cách chất lượng hơn. Cần xây dựng tài
liệu tấp huấn rõ ràng, cụ thể để cán bộ giáo viên, nhân viên có thể sử dụng tài liệu
vào thực tiễn tại đơn vị sau khi được tập huấn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/12 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục cà Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông
tin điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở
giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục Thường xuyên.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương
đảng. Trong việc đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo.
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế.
- Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Đề án
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
- Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017. Kế hoạch thực hiện Đề án
“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”
- Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến
năm 2025”.
- Tài liệu học tập “ Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Phổ thông”
- Tham khảo tài liệu từ các trang web:
+ thuvienso.iemh.edu.vn
+
+
+

19




×