Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sangkienkinhnghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.66 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<i><b>ĐỀ TAØI: </b></i>



<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT </b>


<b>MƠN TẬP LÀM VĂN NĨI – KỂ Ở LỚP 3</b>



<i><b>I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:</b></i>


Đất nước ta đang ở thời kỳ phát triển về mọi mặt, trong đó sự phát triển
về kinh tế, ngoại giao … đòi hỏi con người phải biết giao tiếp, biết lựa chọn
nội dung giao tiếp một cách đúng đắn, cần đảm bảo mối quan hệ qua lại.
Nếu như một mắt xích nào đó của hoạt động giao tiếp bị phá huỷ thì người
nói khơng thể đạt được kết quả giao tiếp như mong đợi.


Giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc thông báo cho nhau, trao đổi với nhau
những tin tức nào đó, bộc lộ với nhau những niềm vui, nỗi buồn nào đó
bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện sắc bén để giao tiếp với mọi
người trong xã hội … thành một bài văn, một tác phẩm văn học là một điều
rất khó đối với học sinh bậc tiểu học. Do đó chất lượng dạy tiếng việt ở các
trường tiểu học nói chung và chất lượng dạy tập làm văn ở tiểu học nói
riêng là cực kỳ quan trọng. Nó giúp học sinh có một năng lực mới: năng
lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này, các em học sinh sử dụng được
tiếng việt làm tư duy, giao tiếp và học tập vì trong đời sống, văn bản mới
là đơn vị hoàn chỉnh giao tiếp.


Tập làm văn nói địi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ
các hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn học, khoa học thường
thức vì nó sử dụng nhiều loại kỹ năng dùng từ, đặt câu, kỹ năng nghe nói.
Riêng mơn tập làm văn lớp 3, tiết làm miệng chiếm tỷ lệ hơn 2/3 bài trong
năm học. Khi học tiết tập làm văn miệng, học sinh chưa tự giác nói hoặc
ngại nói hoặc có khi nói một cách rời rạc tản mạn, nhàm chán cho nên hiệu


quả mang lại chưa cao. Từ đó, khi viết một đoạn văn rất khó, khơng biết
phải viết gì, viết từ đâu ? Làm ảnh hưởng đến việc “ nói thơng – viết
thạo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tơi viết ra với mục đích là đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh học tốt
mơn tập làm văn Nói – Kể ở lớp 3.


<i><b>II. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN: </b></i>


<b> </b><i><b>1. Thuận lợi: </b></i>


Đa số học sinh trong lớp có học lực khá giỏi, mơi rường giao tiếp nhiều
nên việc tiếp thu một bài văn, một đoạn văn dễ dàng hơn.


Học sinh được học hai buổi/ 1 ngày nên có rất nhiều thời gian ơn tập, rèn
kỷ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết cho học sinh.


Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.


<b> </b><i><b>2. Khó khăn: </b></i>


Trình độ học tập của học sinh khơng đồng đều. Một số em cịn nhút nhát,
ngại nói, vốn từ tích luỹ chưa nhiều, diễn đạt kém, bài văn còn dập khn
theo mẫu, chưa có sự sáng tạo. Năng lực cảm thụ văn học qua giờ tập đọc
còn hạn chế, quá trình nói, kể cịn nặng nề, liệt kê là chính.


Giáo viên dạy phân môn tập làm văn có phần hơi trừu tượng nên phần
lớn trong các tiết dạy của giáo viên còn hay áp đặt cho học sinh trả lời
hoặc nói theo ý mình hoặc chỉ u cầu học sinh khá giỏi làm mẫu cho cả
lớp nghe. Mặt khác chưa tạo sự hứng thú học tập trong phân mơn tập làm


văn, đặc biệt là dạng bài Nói – Kể cho học sinh.


Xuất phát từ những hạn chế nêu trên. Bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tịi
được một số biện pháp khắc phục như sau:


<i><b>III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b></i>


<b> </b><i><b>1.Tìm hiểu đề:</b></i>


Để hồn thành một bài văn (nói ) trước tiên, giáo viên cần giúp các em
xác định rõ yêu cầu của đề bài, tìm hiểu kỹ xem đề bài u cầu chúng ta
làm gì ? Nói về cái gì? Học sinh sẽ khơng biết nói gì và nói như thế nào
nếu như cũng câu hỏi này chưa được làm sáng tỏ trong suy nghĩ của các
em. Nội dung nói, kể có thể được quan niệm tương đối rộng, từ những điều
cần biết – những điều hiểu biết thật, cụ thể về đời sống xã hội, tự nhiên.
Những biểu hiện sâu rộng về nhiều mặt sẽ giúp các em vững vàng trong
khi nói, tự tin vào những điều mình nói và cụ thể khi nói các em sẽ bình
tỉnh, chủ động hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Gọi một học sinh đọc một đoạn văn, sau đó giáo viên đặt câu hỏi gợi ý
( Ví bài tập làm văn nói ở tuần 6 chỉ đơn giản có đề bài: “ Kể lại buổi đầu
em đi học”)


- Bài văn này nói đến ai ? (Tác giả )


- Tác giả trong bài thế nào ? (Nhớ lại buổi đầu đi học )


- Buổi đầu đi học của tác giả ra sao ? (Có nhiều kỷ niệm đáng nhớ )
- Hoặc: Đề bài u cầu kể chuyện gì ? Phần chính cần kể lại những tình
tiết nào ? Tên bắt đầu và kết thúc ra sao ?



Ví dụ: Kể về quê hương.


- Giáo viên cần đặt câu hỏi để học sinh xác định yêu cầu đề bài nói gì?
( Nói q hương )


+ Quê hương là gì ? ( Là nơi sinh ra mình hoặc là nơi ơng bà, cha mẹ ở
…)


+ Quê hương ở đâu ? ( Nông thôn hoặc thành phố, hoặc núi …)
+ Ở thành phố có cảnh đẹp gì ? ( Đường phố, nhà cao tầng …)
+ Cảnh nông thôn thế nào ? ( Luỹ tre, cánh đồng, con trâu …)


- Với cách gợi mở như vậy, học sinh có thể tư duy được, hình dung được
quê hương là gì ? Quê hương như thế nào ? Quê hương có gì đẹp. Từ đó các
em biết kể, biết nói về quê hương một cách cụ thể mà không mông lung
ngần ngại. Khi đã hiểu đề bài yêu cầu nói đến cái gì ? Nói như thế nào thì
việc cảm thụ một đoạn văn đối với các em dễ dàng khó quên.


- Từ những câu hỏi đó, học sinh có thể hiểu được đề bài u cầu mình
nhớ lại ngày đầu đi học một cách dễ dàng và từ đó các em hứng thú và nói
một cách hào hứng hơn.


<b> </b><i><b>2. Sử dụng hệ thống câu hỏi :</b></i>


Đây là một biện pháp gợi mở để kích thích và định hướng cho học sinh
phát triển ý. Câu hỏi cần phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi
quan tâm và kinh nghiệm riêng của các em.


Ví dụ: Kể về lễ hội ( TV 3 tập 2 trang 64)



Giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi gợi ý, vì đối với học sinh trung bình
trở xuống mà yêu cầu các em chỉ nhìn tranh thì không thể nào kể được
(Khả năng quan sát và cách diễn đạt kém ).


Từ đó để giúp các em dễ dàng khi nói, kể giáo viên đặt câu hỏi gợi ý như
sau:


- Lễ hội được tổ chức ở đâu ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Mọi người đến xem ra sao ?
- Lễ hội có trị chơi gì ?


- Trên cao, màu sắc lá cờ thế nào ?
- Người tham gia trò chơi đang làm gì ?
- Khung cảnh lễ hội thế nào ?


- Em có cảm nghó gì về lễ hội ?


Với hệ thống câu hỏi gợi mở như một dàn ý để các em có thể dựa vào
mà nói, trả lời một cách lưu lốt, trơi chảy. Các em khơng sợ nói sai và sẽ
nói một cách tự tin. Vì chủ đề lễ hội đối với các em là rất khó do khơng
được nhìn thấy thực tế, khơng được tiếp cận vì ở địa phương khơng có hoặc
các em khơng được xem.


Ví dụ: Bài kể: “ Nhớ lại buổi đầu đi học” Giáo viên đưa ra hệ thống câu
hỏi như sau:


- Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay chiều ?
- Thời tiết thế nào ?



- Ai dẫn em đến trường ?
- Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ?
- Buổi học đã kết thúc thế nào ?
- Cảm xúc của em về buổi học đó ?


- Trong khi học sinh dựa theo gợi ý nói, giáo viên có thể lưu ý cho học
sinh khơng nhất thiết phải kể về ngày tựu trường mà có thể kể buổi đầu
đến lớp (do các em khơng có mặt trong ngày khai giảng ).


Qua hệ thống câu hỏi trên đã giúp được các em ( nhất là học sinh nhút
nhát, học chậm ) mạnh dạn nói, tự tin hơn và cách nói sẽ chặt chẽ hơn.


<b> </b><i><b>3. Học sinh nói, kể mẫu :</b></i>


Việc phát huy trí tuệ của học sinh trước hết phụ thuộc vào hệ thống câu
hỏi, từ đó các em biết cách diễn đạt, trả lời đúng, đủ và rõ ý bằng lời văn
tự nhiên, chân thành và giản dị ( chưa địi hỏi có sự trau chuốt, “bóng bẩy”
về lời văn như bài viết ). Vì thế khi gọi một học sinh lên nói, kể mẫu, giáo
viên phải gọi học sinh khá, giỏi để các em làm mẫu, làm nền tảng cho các
học sinh khác ( nhất là học sinh trung bình, yếâu, học sinh nhút nhát ) học
sinh làm mẫu sẽ nói, kể mạch lạc các ý tạo được sức thuyết phục phù hợp
với nội dung diễn tả, thái độ thoải mái tự tin.


<b>Ví dụ:</b> Trả lời theo gợi ý bài: “ Nhớ lại buổi đầu đi học” học sinh làm
mẫu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trả lời: Buổi sáng ngày hôm ấy, em được mẹ dẫn đi học lớp một ở
trường…



Với cách trả lời đó, học sinh khác ( đối với học sinh yếu) các em cũng
biết mạnh dạn trả lời:


- Em được mẹ dẫn đi học vào buổi sáng.
Hoặc:


- Bố dẫn em đi học vào buổi chiều ở trường…


<b>Ví dụ</b>: Gọi một học sinh khá giỏi nói mẫu ở bài: <b>Kể về người hàng xóm</b>.
- Người hàng xóm mà em kể là chú Quang làm công nhân ở nhà máy Xi
Măng Hà Tiên II. Gia đình em rất qúy chú, cịn chú thì rất thương em. Đi
về chú cũng mua qùa cho em. Em rất yêu quý chú và xem chú như là một
người thân của gia đình mình.


Ví dụ về văn viết thư:


Để viết được một lá thư với nội dung tương đối thì đối với học sinh lớp 3
là một điều rất khó khăn. Gia đình em sẽ khơng biết bắt đầu viết như thế
nào ? Viết từ đâu ? Trình tự ra sao ? Vì bản thân các em nói cịn chưa rõ,
diễn đạt cịn lủng củng thì làm sao viết được một lá thư để gửi. Do đó ở
khâu luyện nói là cót lõi để từ đó các em có cơ sở viết tốt hơn. Cho nên
giáo viên cần hướng các em khá giỏi nói mẫu, phần nói mẫu làm điểm tựa,
làm khn mẫu để giúp các em học chậm, học yếu noi theo.


Ví dụ: Luyện nói văn viết thư: ( Tuần 30 trang 105 STV 2 )
- Hoïc sinh nói mẫu như sau:


+ Tơi được biết bạn Mary ở Lúc – Xăm – Bua qua báo thiếu niên nhi
đồng giới thiệu bạn là một học sinh “vượt khó học giỏi”. Nay tơi muốn
được làm quen với bạn.



Qua lý do viết thư trên ( nói mẫu) các em sẽ hình dung và hiểu được các
bạn ở nước ngoài như thế nào ? Tên là gì ? Thành tích học tập ra sao ? vì
sao mà mình biết được bạn ở nước ngồi ? từ đó các em sẽ nói được các
gợi ý một cách trôi chảy và viết thành một bức thư ngắn.


Như vậy, việc học sinh làm mẫu cũng giống như là đưa ra một hình
tượng, một khuôn mẫu đẹp và đúng để người vẽ phác hoạ theo từng nét,
từng mẫu, không nhất thiết phải giống hệt, phải đúng hoàn toàn.


<i><b>4. Diễn đạt ý:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cách suy nghĩ và diễn đạt của học sinh được rèn luyện để ngày càng mạch
lạc trong sáng. Việc đạt những ý cụ thể cũng đòi hỏi học sinh phải tìm tịi,
sử dụng từ ngữ sao cho sinh động, từ đó phát triển tư duy và ngơn ngữ sáng
tạo ở học sinh, tránh lập lại “từ” nhiều lần làm cho câu văn mất hay.


<b>Ví dụ</b>: Nói về “ Người lao động trí óc” ( Tuần 22 sách TV3 tập 2)


- Diễn đạt ý chưa thành câu: Học sinh nói theo gợi ý: người đó là ai làm
nghề gì ?


+ Trả lời: Là bác em làm công nhân


Giáo viên có thể giúp học sinh diễn đạt ý cho thành câu như sau:


+ “ Người mà em muốn kể là bác của em làm công nhân ở nhà máy xi
măng”.


- Khi nói phải nói rõ, đầy đủ câu, diễn đạt ý trọn vẹn thì người nghe mới


hiểu mình nói gì ?


Hoặc khi diễn đạt các em có thói quen hay dùng từ lập lại nhiều lần.
<b>Ví dụ</b>: Trong một đoạn văn, học sinh nói như sau: “ Bố em làm thợ hồ.
Bố em làm việc từ sáng đến chiều, bố em rất thương chúng em …


- Giáo viên cần chấn chỉnh uốn nắn để các em thấy được việc dùng từ
được lập lại nhiều lần sẽ làm cho đoạn văn, bài văn giảm đi sức thuyết
phục và rời rạc.


<i><b>5. Sử dụng vốn từ:</b></i>


Về việc giáo viên cung cấp vốn từ cho học sinh. Trước hết giáo viên
phải chú ý xây dựng còn những từ ngữ trong sách giáo khoa, các em có thể
tự bổ sung một số từ khác dựa vào hiểu biết của riêng mình về chủ đề đã
học.


<b>Ví dụ</b>: Sử dụng về “Quê hương” tuần 11:


+ Chỉ sự vật ở quê hương cây đa, mái đình, dịng sơng, con đị …


+ Chỉ tình cảm đối với q hương: Gắn bó, nhớ thương bùi ngùi, tự hào
Khi học sinh làm bài văn nói, kể về quê hương, giáo viên viết những từ
ngữ đã học ( Ở trên vừa nêu) lên bảng để học sinh vừa nói vừa đưa từ đã
học vào cho câu văn bóng bẩy, diễn đạt tốt.


<b>Ví dụ:</b> Cảnh vật cây đa, mái đình làm cho em ln bùi ngùi, gắn bó. Em
càng tự hào về quê hương của em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>6. Phải tạo được hoàn cảnh giao tiếp tốt:</b></i>



Hoàn cảnh ở đây hiểu là điều kiện lớp học trong thời điểm luyện nói
như: Khơng khí lớp học, nét mặt, cử chỉ giáo viên, các hoạt động nghe của
học sinh, trật tự lớp học. Trật tự lớp học và những hoạt động khác có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động nói năng của học sinh.


Học sinh khơng thể nói hoặc sẽ khơng muốn nói trong điều kiện lớp ồn
ào hoặc có thái độ khơng tơn trọng thể diện của người khác. Khi luyện tập
làm văn nói, kể, giáo viên cần hết sức chú ý tới hoạt động chung về mọi
mặt của lớp. Một lời động viên của thầy giáo, một ánh mắt triều mến của
cô giáo, sự lắng nghe chăm chú, nghiêm túc của bạn bè trong lớp … sẽ là
một niềm động viên lớn khích lệ cổ vũ, giúp các em tự tin, mạnh dạn trong
khi nói.


Giáo viên cần chú ý là: Khi các em đang nói nghĩa là các em đang giao
tiếp với bạn bè, thầy cơ, thì việc ngắt lời học sinh và cả việc tiếp lời của
các em không đúng lúc, đúng chỗ là không nên.


Để giúp học sinh học tốt môn tập làm văn nói, kể giáo viên và học sinh
cần khắc phục những hạn chế trên.


- Khi nói cần hết sức bình tĩnh tự tin.


- Khi nói cần hết sức theo dõi diễn biến tâm lý, sự hứng thú của người
nghe đối với bài nói của mình để có thể điều chỉnh kịp thời cách nói.


- Cần phải tôn trọng những nghi thức lời nói trong giao tiếp.
- Ngữ điệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bài nói.
- Khi nói cần tránh lối nói như đọc thuộc lịng.



<i><b>7.Kỹ năng nghe:</b></i>


Tiếp tục làm văn nói cịn có ý nghĩa thực hành giao tiếp bằng ngơn ngữ.
Do vậy bên cạnh u cầu chính là rèn luyện kỹ năng nói. Giáo viên cần
kết hợp luyện kỹ năng nghe cho học sinh. Qua việc nghe và nhận xét lời
nói của bạn dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, mỗi học sinh vừa
được nâng cao ý thức học tập, rút kinh nghiệm, biết tự củng cố và điều
chỉnh để tập nói, kể tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ở bài viết, nói về cảnh đẹp đất nước. Đây là loại bài khi nói phải nhìn
vào tranh để nói được, viết được một đoạn văn từ năm đến bảy câu. Để nói
viết được thì điều trước tiên các em phải nghe được các bạn khá, giỏi nói
mẫu, phát biểu cũng như nghe được cơ uốn nắn, sửa cách nói của các bạn.
Nghe được những lời nói, lời kể nào là đúng, là hay để học tập tiếp nhận.
Nghe được những lời nói, lời kể nào là sai, là chưa phù hợp để tránh không
lặp lại, khơng nói sai nói thừa.


- Học sinh nghe một bạn nói đúng như sau:


<b>Ví dụ</b>: + Đây là bức tranh chụp cảnh bãi biển ở Hà Tiên rất đẹp.
- Học sinh nghe một bạn nói trơi chảy, chưa phù hợp như sau:
+ Ở Hà Tiên có biển rất đẹp mà ba em dẫn đi chơi.


Với cách nói như vậy, học sinh nghe và hiểu được nói như thế nào là hay,
khơng đúng ( nghe cơ giáo và các bạn nhận xét ). Từ đó, các em sẽ biết
nói một cách lưu lốt, rõ ràng, nghe suôn tai và viết được một câu văn, một
đoạn văn tốt hơn.


<i><b>8. Nhận xét – Biểu dương:</b></i>



- Đây là khâu hết sức cần thiết và quan trọng mang tính chất kích thích sự
hứng thú và các em khẳng định lời nói của mình ở mức độ như thế nào?
Hiệu quả ra sao? Để từ đó các em sẽ tự tin, bình tĩnh mạnh dạn khi nói, kể
trước lớp.


+ Nhận xét bạn nói đúng để bạn thấy được việc nói, kể của mình là có
hiệu quả, qua đó bạn càng tự tin hơn, nhưng biết được khả năng học của
mình và càng phấn đấu nhiều hơn, nhưng khi bạn nói sai, được các bạn
nhận xét thì giáo viên cũng cần phải khéo léo nhận xét và có những lời nói
động viên, an ủi chứ không tỏ thái độ quát tháo, chê bai xúc phạm đến học
sinh. Nếu chúng ta sử sự không khéo thì lần sau chắc chắn các em sẽ
khơng dám nói, không dám giơ tay phát biểu.


Không riêng gì học sinh mà bản thân chúng ta là người lớn cũng vậy. Khi
được người khác khen ngợi, cổ vũ thì bản thân cũng thấy vui, thấy sung
sướng và tinh thần phấn chấn hơn. Do đó việc biểu dương khen thưởng kịp
thời chính là địn bẩy để giúp các em tích cực nói mạnh dạn hơn. Giáo viên
cần biểu dương kịp thời đúng lúc, không đại trà sẽ làm giảm đi giá trị khen
thưởng và làm cho học sinh nhàm chán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Với một số biện pháp nêu trên đã phần nào giúp cho học sinh hăng hái,
mạnh dạn, tự tin bộc lộ mình rõ hơn khi học mơ tập làm văn nói, kể. Các
em biết tự tư duy, sáng tạo, tìm ra sản phẩm học tập của mình qua những
câu nói, câu kể ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. Giờ học môn tập làm
văn nói, kể trở nên sơi nổi, sinh động, tạo sự nhịp nhàng trong hoạt động
giữa thầy và trò, kết quả đạt được cho thấy như sau:


Tổng số học sinh
22



Học sinh nói, kể
diễn đạt tốt


Học sinh nói, kể
diễn đạt tương
đối tốt


Học sinh nói, kể
diễn đạt chưa tốt


Đầu năm 05 12 05


Học kỳ II ( Cuối
tháng 3


09 10 03


<i><b>V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :</b></i>


Từ những kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
như sau:


- Giáo viên cần chuẩn bị bài dạy chu đáo, rõ ràng.


- Thường xuyên nghiên cứu, tham khảo, tìm tịi để tìm ra những giải pháp
tốt.


- Theo dõi, bám sát trình độ từng học sinh để truyền thụ kiến thức phù
hợp với đối tượng.



- Tránh cho học sinh nói, kể rập khn theo bài đọc, bài mẫu khơng có
sự sáng tạo.


- Cần chú trọng khi dạy tập làm văn nói, kể tránh dạy theo lối áp đặt hay
qua loa.


Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học kém và nhút nhát mạnh dạn
nói, kể.


- Tạo hứng thú và nhẹ nhàng khi dạy phân mơn này.


<i><b>VI/ KẾT LUẬN:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Do đó, để đạt được hiệu quả cao trong phân mơn tập làm văn nói – kể ở
lớp 3, bản thân giáo viên phải chủ động tìm tịi, sáng tạo, học hỏi để tìm
giải pháp tốt nhất để giảng dạy, lấy cuộc sống thực tế là phương pháp tốt
nhất. Có như vậy mới thực hiện đạt kết quả cao. Từ cải tiến phương pháp
đó mới giúp cho các em mạnh dạn, tự tin nói nhiều, nói hay, khả năng giao
tiếp tốt nâng cao chất lượng cho môn học này nhằm đáp ứng với yêu cầu
phát triển và đổi mới của xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng giảng dạy trong năm
học đã đem lại một số kết quả tốt. Rất mong nhận được sự đóng góp quý
báu của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×