Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ven biển làng thanh khê, quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG CỦA CƯ DÂN VEN
BIỂN LÀNG THANH KHÊ, QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Kiều Trang
Chuyên ngành

: Việt Nam học

Lớp

: 12CVNH

Người hướng dẫn

: Th.s Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 05/2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 7
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƯ DÂN VEN BIỂN LÀNG THANH KHÊ,
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................... 8
1.1. Vài nét về làng biển Thanh Khê .................................................................... 8
1.1.1. Tên gọi và lịch sử hình thành ......................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội.......................................................................... 11
1.1.3. Đời sống văn hóa, cư dân ............................................................................. 16
1.2. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 19
1.2.1. Tín ngưỡng cộng đồng ................................................................................. 19
1.2.2. Cư dân ven biển ........................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. CÁC HÌNH THÁI TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG TRUYỀN
THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN LÀNG THANH KHÊ, QUẬN THANH
KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................................... 23
2.1. Các loại hình tín ngưỡng .............................................................................. 23
2.2. Đối tượng thờ................................................................................................ 27
2.3. Cơ sở thờ tự .................................................................................................. 34
2.4. Lễ lệ và lễ hội ................................................................................................ 42
2.4.1. Lễ vật........................................................................................................... 42
2.4.2. Nghi lễ ......................................................................................................... 44
2.4.2.1. Lễ cầu an ................................................................................................ 46
2.4.2.2. Lễ Cầu ngư ............................................................................................... 47
2.4.2.3. Lễ cúng Thành Hoàng (Thổ Thần) ............................................................ 49
2.4.2.4. Lễ cúng Tiền hiền ..................................................................................... 49
2.4.2.5. Lễ vía Bà ................................................................................................ 52

1



2.4.2.6. Lễ quẩy cơm Cô Bác ................................................................................ 52
2.4.3. Các hoạt động trong phần hội....................................................................... 54
CHƯƠNG 3. TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG CỦA CƯ DÂN LÀNG BIỂN
THANH KHÊ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐÀ NẴNG ................... 58
3.1. Giá trị của các tín ngưỡng cộng đồng trong đời sống cư dân làng biển
Thanh Khê ........................................................................................................... 58
3.1.1. Giá trị tâm linh............................................................................................. 58
3.1.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật ............................................................................ 59
3.1.3. Giá trị lịch sử ............................................................................................... 61
3.1.4. Giá trị xã hội ................................................................................................ 62
3.2. Biến đổi tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ven biển làng Thanh Khê hiện nay 62
3.2.1. Đơ thị hóa ở Đà Nẵng và ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đối với làng
Thanh Khê ............................................................................................................. 62
3.2.2. Một số biến đổi trong tín ngưỡng cộng đồng của cư dân Thanh Khê trong q
trình đơ thị hóa ở Đà Nẵng .................................................................................... 65
3.2.2.1. Niềm tin và thực hành tín ngưỡng............................................................. 65
3.2.2.2. Biến đổi về cơ sở thờ tự ............................................................................ 75
3.2.2.3. Biến đổi về quy mô tổ chức lễ cúng/lễ hội ................................................ 76
3.2.2.4. Biến đổi về nghi thức thờ cúng ................................................................. 78
3.2.2.5. Biến đổi về lễ vật thờ cúng ....................................................................... 80
3.2.2.6. Biến đổi về phần hội trong các lễ hội gắn với tín ngưỡng ......................... 83
3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các tín ngưỡng cộng đồng của cư
dân Thanh Khê .................................................................................................... 86
3.3.1. Tăng cường vai trị của chính quyền địa phương, các cấp quản lý ................ 86
3.3.2. Duy tu, bảo tồn các cơ sở thờ tự ................................................................... 89
3.3.3. Tư liệu hóa các tín ngưỡng ........................................................................... 90
3.3.4. Nâng cao nhận thức và giáo dục cho người dân về ý thức, trách nhiệm bảo vệ,
giữ gìn các tín ngưỡng ........................................................................................... 92

3.3.5. Gắn tín ngưỡng với phát triển du lịch ........................................................... 93
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Đối tượng thờ cúng trong tín ngưỡng cộng đồng truyền thống của cư dân
ven biển làng Thanh Khê ......................................................................... 28
Bảng 2: Hệ thống các cơ sở thờ tự tại gắn với các tín ngưỡng cộng đồng truyền
thống của làng Thanh Khê ....................................................................... 34
Bảng 3: Lễ vật dâng cúng trong các lễ hội, lễ cúng truyền thống của làng Thanh Khê ..... 42
Bảng 4: Các lễ cúng, lễ hội trong các tín ngưỡng cộng đồng truyền thống làng
Thanh Khê ............................................................................................... 44
Bảng 5: Niềm tin của người dân vào sự linh thiêng của vị thần thánh trong các tín
ngưỡng cộng đồng truyền thống làng Thanh Khê .................................... 69
Bảng 6: Mức độ đi đến các cơ sở thờ tự để cúng bái trong một năm của dân làng
Thanh Khê ............................................................................................... 71
Bảng 7: Số lượng người dân tham gia vào các lễ hội, lễ cúng của làng Thanh Khê 73
Bảng 8: Sự thay đổi về quy mô các lễ hội, lễ cúng hiện nay so với trước đây qua sự
quan sát của người dân địa phương .......................................................... 76
Bảng 9: Lễ vật cúng Thần trong các lễ hội, lễ cúng của làng Thanh Khê (trước và nay) ..... 81
Bảng 10: Lễ vật dâng cúng của người dân địa phương trong các lễ cúng, lễ hội..... 82
Bảng 11: Các trò chơi xưa và nay có trong lễ hội của làng Thanh Khê .................. 84
Bảng 12: Các sinh hoạt dân gian xưa và nay có trong lễ hội của làng Thanh Khê .. 85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT


: Thứ tự

TN

: Tín nguỡng

LH

: Lễ hội

T

: Truớc

N

: Nay


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - một dân tộc có tới 54 người anh em cùng chung sống trên một
dải đất ngọc hình chữ S, trải qua một quá trình phát triển xuyên suốt chiều dài hơn
bốn ngàn năm lịch sử, đã hình thành nên một nền văn hóa vơ cùng đa dạng và nhiều
màu sắc. Văn hóa Việt Nam, vì đã trải qua q trình phát triển lâu dài của lịch sử
dân tộc cùng với bao biến cố thăng trầm ở từng giai đoạn mà có sự tích hợp, giao
thoa, tiếp biến với văn hóa Đơng Tây. Dẫu vậy, nền văn hóa Việt Nam vẫn ln tỏa
sáng với những giá trị tinh hoa thuần túy của người Việt, đó là một nền văn hóa đa
dạng trong thống nhất. Nghị trưởng người Pháp Edouard Herriot đã từng nói: “Văn
hóa là cái cịn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã

học tất cả”, bởi vậy văn hóa chính là cội nguồn, gốc rễ của một cộng đồng người, là
cái hồn, là sức sống của một quốc gia, dân tộc. Trong nền văn hóa đa màu sắc của
Việt Nam, thì tín ngưỡng, phong tục là một nét văn hóa rất đặc trưng. Tín ngưỡng
và phong tục của người Việt hết sức độc đáo và phong phú. Đây là giá trị văn hố
được kết tinh qua hàng nghìn năm lịch sử. Hệ thống tín ngưỡng và phong tục truyền
thống này chứa đựng những triết lý sâu xa về tự nhiên, xã hội và con người, thể hiện
giá trị chân - thiện - mỹ quý báu của dân tộc, nó mang giá trị nhân sinh sâu sắc, trở
thành sợi dây nối liền con người với con người, có tác dụng liên kết cộng đồng, tạo
nên sức mạnh đồn kết cộng đồng vơ cùng to lớn.
Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu
đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng
của mình. Truyền thống này cịn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hố mang
đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian
trên khắp mọi miền đất nước.
Đà Nẵng - nơi được mệnh danh là “thành phố đáng sống” vẫn đang từng
ngày thay da đổi thịt với những cú vươn mình mạnh mẽ. “Con Rồng vàng” nằm
chính giữa dải đất ngọc hình chữ S này vì thế hội tụ được những nét tinh hoa văn
hóa của hai miền Bắc - Nam, chính vì vậy mà văn hóa nơi đây mang đậm nét văn
hóa chung của hai miền hòa quyện với nét riêng của văn hóa cư dân Đà Nẵng, nổi
1


bật là nền văn hóa biển. Là đại diện cho nền văn hóa biển Đà Nẵng, làng Thanh Khê
cùng với các làng Nam Thọ, Mân Quang… đều là những làng biển có lịch sử hình
thành từ rất sớm. Sự chuyển cư, cộng cư của người Việt và người Chăm đã hình
thành nên một cộng đồng dân cư Thanh Khê cổ. Làng Thanh Khê là một trong
những làng biển có hệ thống tín ngưỡng của cộng đồng cư dân khá phát triển mà
một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là thông qua sự đa dạng của các di tích văn hóa tín ngưỡng của làng. Những cơ sở tín ngưỡng vật thể thờ linh thần và Tiền hiền
vùng đất Thanh Khê đã thử thách qua nhiều biến thiên thời cuộc mà vẫn tồn tại uy
nghiêm. Ngày nay, các đình miếu sừng sững, trầm tư giữa đất trời Đà Nẵng, hai

mùa tế tự Xuân Thu, hương đưa trống vọng, minh chứng cho một vùng văn hóa ngư
nghiệp bản địa lâu đời, hiền hòa và thịnh vượng. Cho nên, việc nghiên cứu các giá
trị trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân ven biển làng Thanh Khê để từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đó là vơ
cùng ý nghĩa và thiết thực. Ngoài ra, với những yếu tố thuận lợi về tự nhiên, Đà
Nẵng hồn tồn có điều kiện để phát triển du lịch trở thành một ngành mũi nhọn và
sự thật, hiện nay nơi đây đã được du khách trong và ngoài nước ưu ái gọi là “thiên
đường nghỉ dưỡng” đặc biệt là vào mùa hè. Song song với phát triển du lịch tự
nhiên, loại hình du lịch văn hóa ở thành phố này cũng khá phát triển với những lễ
hội truyền thống và quốc tế hấp dẫn, những hình thức sinh hoạt cộng đồng, tín
ngưỡng phong phú… Vì vậy, việc khai thác các lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng
đồng ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt ở vùng ven biển mà làng Thanh Khê là tiêu
biểu để đưa vào phát triển du lịch đang là một vấn đề được được quan tâm chú ý.
Tuy đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng của
cộng đồng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng trên thực tế chưa có đề
tài, cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về vấn đề này.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Tín ngưỡng cộng đồng của cư dân
ven biển làng Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tín ngưỡng và phong tục của người Việt Nam vô cùng phong phú và đa
dạng. Đây là giá trị văn hoá được kết tinh qua hàng nghìn năm lịch sử chứa đựng

2


những triết lý sâu xa về tự nhiên xã hội và con người, thể hiện giá trị chân - thiện mỹ q báu của dân tộc, vì vậy, tín ngưỡng, phong tục luôn là đề tài thu hút được sự
quan tâm, chú ý, tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu. Trước hết, có thể kể đến hai
cơng trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm là Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999),
NXB Giáo dục và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2001), NXB thành phố Hồ

Chí Minh. Đây là hai trong số những cơng trình khoa học đi đầu về nghiên cứu, tìm
hiểu tồn diện và sâu sắc nền văn hóa Việt Nam, trong đó đã đề cập đến tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam. Hay trong tác phẩm của Khai Đăng, Tản mạn về tín ngưỡng
và phong tục tập qn của người Việt, NXB Văn hóa Thơng Tin đã cung cấp một
phần nhỏ lượng tri thức phong phú về văn hoá Việt Nam cũng như giới thiệu một số
tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Giáo sư - Tiến sĩ Ngơ Đức Thịnh với cơng
trình Tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), NXB Khoa học xã hội đã
cho chúng ta một cái nhìn tồn diện và sâu sắc về văn hóa tín ngưỡng và các hình
thái tín ngưỡng của người Việt. Ngồi ra cịn có nhiều bài viết, cơng trình khoa học
khác nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng của nhiều nhà nghiên cứu trên cả nước, có
thể kể đến như bài viết Văn hóa tín ngưỡng của tác giả Nguyễn Văn Bốn. Trong bài
viết đã tập hợp khá nhiều quan điểm, nhận định của các học giả trong và ngoài nước
về khái niệm “tín ngưỡng”, đồng thời đưa ra những phân tích, quan điểm của cá
nhân về văn hóa tín ngưỡng.
Liên quan trực tiếp đến đề tài có các cơng trình Tín ngưỡng thờ Tiền hiền,
Hậu hiền ở các làng đánh cá ven biển Đà Nẵng của sinh viên Trần Thị Huyền
(2015), khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng; Tín ngưỡng thờ cúng cơ hồn ở các làng đánh cá ven biển Đà Nẵng của sinh
viên Nguyễn Thị Phượng (2015). Đây là những cơng trình nghiên cứu về văn hóa
tín ngưỡng các làng ven biển Đà Nẵng, trong đó có lấy làng Thanh Khê làm một
điểm nghiên cứu. Ngồi ra cịn có cơng trình Tín ngưỡng của cư dân phường Thọ
Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng của sinh viên Phạm Thị Lấm (2013) và
đặc biệt trong cơng trình Tín ngưỡng của ngư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng,
NXB Từ điển bách khoa Hà Nội của tác giả Nguyễn Xuân Hương đã đề cập đến các
tín ngưỡng, lễ hội của cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng như: Tục thờ cúng cá

3


Ông, lễ hội Cầu ngư, hát chèo đưa linh, tục thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Cơ hồn, Cơ

Bác, tín ngưỡng thờ tổ tiên.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, tác phẩm liên quan đến văn
hóa, tín ngưỡng Việt Nam nói chung và tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển
xứ Quảng nói riêng thì cịn có những cơng trình nghiên cứu về làng Thanh Khê.
Đáng chú ý hơn cả là cuốn sách viết về Các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng làng
Thanh Khê của ban nghi lễ làng Thanh Khê, với sự khảo luận, biên dịch của nhà
nghiên cứu Phạm Thúc Hồng đã cung cấp những thông tin quan trọng và quý báu về
quá trình mở đất, tên gọi địa danh làng Thanh Khê và giới thiệu một cách đầy đủ
thông tin về các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng của làng.
Một cơng trình mang tên Giá trị lịch sử của nguồn tư liệu địa bạ sưu tầm
được trên địa bàn Đà Nẵng của Thạc sĩ Hồ Tấn Tuấn, trong đó đã đề cập đến địa bạ
làng Thanh Khê. Ở cơng trình này, tác giả khơng chỉ nói đến tình hình ruộng đất ở
các làng xã Đà Nẵng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX qua địa bạ mà còn đề cập
tới việc ghi nhận địa phận của xã thôn bốn phía giáp với đâu, những thơn xã nào?,
nếu có giáp với nhau, thì xác nhận ranh giới và cắm mốc… của các làng xã Đà
Nẵng trong đó có làng Thanh Khê.
Với cơng trình nghiên cứu lịch sử - văn hóa Đình làng Đà Nẵng của tập thể
tác giả Hồ Tấn Tuấn (chủ biên), Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan, NXB Đà Nẵng
(2012) đã trình bày khái quát quá trình hình thành làng xã và sự ra đời và kiến trúc
nghệ thuật của đình làng Đà Nẵng, giới thiệu về các đình làng Đà Nẵng trong đó có
phần viết về đình làng Thanh Khê. Một số bài viết như Đình Thanh Khê đăng trên
website của Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cũng đã giới thiệu một vài
thông tin về các vị Tiền hiền, Hậu hiền đã có cơng khai sinh ra làng và đặc điểm đời
sống kinh tế của cư dân Thanh Khê.
Nhìn chung, các cơng trình đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu, tuy nhiên, đó mới chỉ là cái nhìn khái quát, chung chung hay chỉ là một
khía cạnh nào đó của đề tài. Tuy vậy, những tài liệu trên đây chính là cơ sở, là nền
tảng để tơi học tập, tham khảo nhằm hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu của mình.

4



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các hình thái tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ven biển
làng Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong đó tập trung nghiên
cứu vào các tín ngưỡng quan trọng (Tín ngưỡng thờ Thành hồng, tín ngưỡng thờ
Tiền Hiền, Hậu hiền, tín ngưỡng thờ cá Ơng, tín ngưỡng thờ Nữ thần, tín ngưỡng
thờ Âm linh/Cơ Bác) có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa tâm linh và
kinh tế, xã hội của cư dân địa phương. Bên cạnh đó, đề tài cịn nghiên cứu về lịch sử
hình thành và phát triển của làng Thanh Khê để từ đó làm rõ được ngun căn của
sự biến đổi các loại hình tín ngưỡng trong quá trình phát triển của làng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Làng Thanh Khê hiện nay bao gồm Thanh Khê Đông,
Thanh Khê Tây và Xuân Hà. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu, tôi chỉ xác định
phạm vi nghiên cứu là phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng
Về mặt thời gian: Từ khi làng Thanh Khê được thành lập cho đến nay, lấy
mốc 1975 để phân biệt trước đây và hiện nay.
Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các hình thái tín ngưỡng cộng đồng của
cư dân làng Thanh Khê (về đối tượng thờ cúng, cơ sở thờ tự, nghi lễ thờ cúng, lễ
vật, lễ hội, niềm tin và thực hành tín ngưỡng, ý nghĩa, giá trị); chỉ ra sự biến đổi của
làng và các tín ngưỡng của làng hiện nay trong bối cảnh đơ thị hóa. Qua đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa này.
4. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu, đề tài nhằm mục đích phục dựng lại “bức tranh”
về các hình thái tín ngưỡng cộng đồng nhằm giới thiệu những nét đặc trưng trong
đời sống tín ngưỡng, văn hóa của cư dân bản địa, từ đó có thể thấy được những nét
tương đồng và khác biệt trong vấn đề sinh hoạt và thực hành tín ngưỡng của cư dân
ven biển Thanh Khê với các làng ven biển khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cũng từ việc nghiên cứu trên đây để làm rõ những nét truyền thống và biến
đổi của các tín ngưỡng cộng đồng qua thời gian.

5


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các tín ngưỡng cộng đồng để đưa ra những
giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời nhằm mục đích nâng
cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các tín ngưỡng cộng đồng đối
với đời sống cư dân của làng.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nguồn tài liệu sau:
Nguồn tư liệu thành văn: văn bản, sách, báo, tạp chí văn hóa du lịch cũng
như nguồn tài liệu từ Internet…
Nguồn tư liệu thực địa chủ yếu là ý kiến của người dân địa phương, các vị
già làng có kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hành tín ngưỡng và chính quyền
địa phương, các văn bản chép tay (sự tích, thần tích, văn tế…). Đây là nguồn tài liệu
quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích, tổng hợp các tư liệu, thơng tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát
hóa, mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn
khác nhau và thời gian dài ngắn cũng khơng giống nhau vì thế các tài liệu đó cần
được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho q trình nghiên cứu đạt hiệu
quả cao.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các

số liệu, thơng tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ
chính xác để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trị
quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến các
tín ngưỡng của làng đối với người dân địa phương, chính quyền địa phương, sở văn
hóa,… để thu thập thêm thơng tin.

6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, chúng
tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu giữa cách thức tổ chức, thờ
cũng, số lượng các tín ngưỡng thời gian trước với hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, các
trưởng làng và những bậc bơ lão có kinh nghiệm trong việc tổ chức và điều hành lễ
hội là những kinh nghiệm quý báu vận dụng vào q trình nghiên cứu. Cơng việc
này giúp rút ngắn q trình điều tra.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Đây là cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống và đầy
đủ về các loại hình tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ven biển làng Thanh Khê, góp
phần làm phong phú thêm về giá trị văn hóa tín ngưỡng tại địa phương.
- Về mặt thực tiễn: Giúp người dân địa phương hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị
của các tín ngưỡng cộng đồng đối với đời sống cư dân nơi đây, thấy được mặt trái
của sự biến đổi các tín ngưỡng trong quá trình đơ thị hóa, từ đó để họ ý thức hơn
trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa này. Bên cạnh đó đề xuất
một số giải pháp là cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý văn hóa địa phương.
Ngồi ra khi đề tài này được thực hiện cũng góp phần là nguồn tư liệu, là cơ sở cho
những người có quan tâm đến vấn đề nghiên cứu lễ hội, tín ngưỡng của cộng đồng
cư dân ven biển.
7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở bài, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài
gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về cư dân ven biển làng Thanh Khê, quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng
- Chương 2: Các hình thái tín ngưỡng cộng đồng truyền thống của cư dân
ven biển làng Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Tín ngưỡng cộng đồng của cư dân làng biển Thanh Khê trong
bối cảnh đơ thị hóa ở Đà Nẵng

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƯ DÂN VEN BIỂN LÀNG THANH KHÊ,
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. Vài nét về làng biển Thanh Khê
1.1.1. Tên gọi và lịch sử hình thành
Theo “Địa chí Quảng Nam Đà Nẵng” NXB Khoa học Xã hội - 2010 trang
285 có ghi: “Thanh Khê nguyên là tên của một làng mà đa số người dân chuyên
nghề đánh bắt và chế biến hải sản được hình thành từ giữa thế kỷ XVII. Hiện nay,
tại làng Thanh Khê còn lưu giữ một nhà thờ truyền thống Nghề Cá được xây dựng
khá bề thế và một lăng thờ cá Ông” [37, tr.285]. Đồng thời, theo truyền khẩu của
dân làng, vị Tiền hiền có cơng khai làng lập ấp tên là Hồ Văn Oai, quê ở Phước
Châu, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vào Nam năm 1627,
cùng với 3 người con trai là Hồ Văn Nơi, Hồ Văn Tri và Hồ Văn Ninh và chọn
Thanh Khê là nơi dừng chân. Sau đó, người con thứ nhất và thứ ba vào Nam, riêng
người con thứ hai là ngài Hồ Văn Tri ở lại. Hai cha con ngài Hồ Văn Tri và các thế
hệ con cháu đã khai canh, khai cư, lập làng lập xóm.
Nghiên cứu địa lý hình thành vùng đất Thanh Khê nói riêng và Đà Nẵng nói
chung, nhiều tài liệu khảo cổ địa tầng khẳng định từ nhiều ngàn năm trước, biển

Đông bao bọc đến chân núi Phước Tường. Trong quá trình xâm thực bồi đắp nước
biển rút dần để lộ ra nhiều cồn cát rộng mênh mơng. Q trình nước biển rút dần
cịn lưu dấu hai dòng thủy đạo chảy từ núi Phước Tường ra biển. Đó là dịng Thanh
Khê (dịng khe nước trong) và Thạc Gián (dịng khe nước lớn). Điều đó còn minh
chứng rõ thêm những địa danh chỉ về vùng đất Đà Nẵng đều mang ngữ nghĩa là
vùng đất vốn dĩ do nước cạn mà hình thành như “Hang Danak” là địa danh phát âm
theo tiếng Chăm. Về sau người Trung Hoa dùng Hán ngữ phiên âm “Hang” thành
“Hàn” và “Danak” thành “Đà Nẵng”.
Tài liệu “Nguồn gốc địa danh lịch sử thôn Thanh Khê năm 1613” được biên
dịch ra chữ Quốc ngữ viết năm Canh Thân - 1980 (do Ban Nghi lễ đình làng Thanh
Khê lưu giữ) có ghi như sau:

8


“Thanh Khê” dùng để đặt tên làng Thanh Khê vì nơi đây có một khe nước
lâu đời gọi là khe Đị Đầu. Nguồn nước khe Đị Đầu có nước chảy thông từ sông
suối làng Xuân Thiều chảy thông đến làng Hịa Mỹ, rồi chảy đến thơn Hịa Phú,
thơn Phú Lộc, chảy tiếp đến đầu làng Thanh Khê. Nước khe chảy thông ra biển
Đông. Nước khe trong mát quanh năm. Trong khe chảy ra biển có cá, tơm, cua, ghẹ.
Hai bên khe có hàng dương liễu, có bờ biển cát trắng. Cửa khe có dịng nước thủy
triều lên xuống. Cửa khe sâu từ 1 mét đến 2 mét. Khe rộng 300 mét đến 400 mét.
Ghe thuyền đánh bắt cá làng Thanh Khê ra vào làm ăn phong phú và thịnh vượng.
Đến mùa Đơng, biển động, ghe thuyền vào khe núp gió” [6, tr.15].
Xét về lịch sử và chính trị, các đời chúa Nguyễn tập trung xây dựng thế lực
cát cứ vùng đất phương Nam thịnh vượng nhằm chống lại chúa Trịnh. Vùng cựu địa
Thanh Khê được người Việt tiếp cư trong quá trình Nam tiến đã trở thành khu hợp
cư người Việt - Chăm. Theo quan niệm người xưa “người ở đâu thì thần ở đó”, dân
cư Việt đã hịa nhập tiếp biến văn hóa Chăm theo tín ngưỡng dân gian. Sự chuyển
hóa những địa danh, những cơng trình kiến trúc, tín ngưỡng của cư dân Chăm sang

cư dân Việt cũng chính là bước chân của Tiền hiền làng Thanh Khê khẳng định mốc
giới của thời sơ sử Thanh Khê. Từ thời kỳ đầu mở đất tiền bối chư tộc phái làng
Thanh Khê đã lập ra các xóm thuộc làng Thanh Khê thành các xóm: Xóm Thanh
Phong, Xóm Đơng An, Xóm Thanh Thị, Xóm Thanh Hịa, Xóm Thanh Minh, Xóm
Thanh An, Xóm Thanh Thủy. Căn cứ địa bạ Triều Nguyễn lập ra năm 1812, thơn
Thanh Khê trực thuộc tổng Bình Thái Hạ, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, trấn
Quảng Nam. Lúc bấy giờ cấp hành chính tương đương với cấp xã là thôn, làng,
phường, tộc. Địa bạ Triều Nguyễn đã ghi về thôn Thanh Khê như sau:
“THANH KHÊ thôn:
- Đông giáp xã Thạc Gián, xã Xuân An, phương Đông An, thôn An Khê lập
cột đá làm giới
- Tây giáp xã Phú Lộc, xã Bình An Trung, xã An Hịa (tổng Hịa An Thượng),
xã Hà Khê, lập cột đá làm giới
- Nam giáp xã Xuân An, lập cột đá làm giới
- Bắc giáp xã Hà Khê (thuộc Võng Nhi)
Tồn diện tích: 314 mẫu 3 sào 8 thước 6 tấc 7 phân

9


Trong đó:
- Tư điền: 92 mẫu 4 sào 8 thước 6 tấc 7 phân
- Hoang nhàn: 121 mẫu 9 sào 0 thước 0 tấc
- Cát trắng: 100 mẫu 0 sào 0 thước 0 tấc
- Thủy đạo: 1.428 tầm
- Bờ đắp: 7 bờ
- Đường thiên lý: 771 tầm, 3 thước
- Khe: 77 tầm” [6, tr.13].
So sánh diện tích với các làng xã lân cận, làng Thanh Khê thuộc loại làng đất
đai tương đối rộng (xã Thạc Gián 741 mẫu, xã Xuân An 240 mẫu, phường Đông An

26 mẫu, thôn An Khê 155 mẫu, xã Phú Lộc 382 mẫu, xã Bình An Trung 80 mẫu).
Địa danh Thanh Khê ra đời trong quá trình mở đất và thay đổi địa giới hành
chính đã có nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử. Sự chuyển cư, cộng
cư của người Việt - Chăm đã hình thành nên một cộng đồng cư dân Thanh Khê cổ.
Bước chân mở đất của tiền nhân bị năm tháng phủ mờ nhưng vẫn cịn di tích của
q khứ để có thể minh chứng q trình hình thành khu dân cư Thanh Khê. Từ thời
Đường đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, cả vùng đất rộng lớn bao gồm cả Đà Nẵng
thuộc đất Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, vùng đất sau này được gọi là xứ Thanh
Khê thuộc Ô châu - nơi tranh giành ảnh hưởng qua lại giữa 2 nước Chiêm Thành và
Đại Việt trong thời gian này. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn thuộc phạm vi kiểm soát
của nước Chiêm Thành. Thời nhà Hồ, Đại Việt từng tiến đánh Chiêm 2 lần, buộc
vua Chiêm dâng đất Chiêm Động (trong đó có cả vùng Thanh Khê), Tư Nghĩa để
cầu hòa. Sau khi nhà Minh - Trung Hoa diệt nhà Hồ, đô hộ đất Việt, về danh nghĩa
nhà Minh kiểm soát vùng đất này, nhưng trên thực tế buông lỏng quản lý do quá xa
phạm vi quyền lực. Thời Hậu Lê, vào năm 1471, nước Đại Việt tấn công và đẩy lùi
vương quốc Chiêm Thành qua khỏi khu vực đèo Cù Mông. Xứ Thanh Khê được đặt
thuộc huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, đạo thừa tuyên Quảng Nam, nằm trong bản
đồ Đại Việt.
Thời nhà Nguyễn, năm 1806, Gia Long chia đất nước thành 23 trấn và 4
doanh thuộc đất kinh kỳ. Vùng này trở thành xã Thanh Khê thuộc huyện Hòa Vang,
phủ Điện Bàn, Quảng Nam doanh. Năm 1831, Minh Mạng đổi doanh Quảng Nam

10


thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1888, thời Đồng Khánh, Đà Nẵng bị tách khỏi Quảng
Nam để trở thành đất nhượng địa của Pháp. Xã Thanh Khê trở thành khu Thanh
Khê thuộc Tourane. Từ năm 1954 đến ngày 6 tháng 1 năm 1973, được gọi là khu
phố Thanh Khê trực thuộc Đà Nẵng. Từ năm 1973 đến tháng 2 năm 1976, là khu
phố Thanh Khê thuộc phường Thanh Lộc Đán, quận II, thành phố Đà Nẵng. Từ

năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 1996, là khu phố Thanh Khê thuộc phường
Thanh Lộc Đán, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 13 - 01 - 1997, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
ra Nghị định số 07/1997/NĐ/CP thành lập quận Thanh Khê trực thuộc thành phố Đà
Nẵng. Việc chọn tên “Thanh Khê” xuất phát từ địa danh làng Thanh Khê để đặt tên
gọi cấp hành chánh “quận Thanh Khê” cho thấy ảnh hưởng to lớn địa - chính trị văn hóa của làng Thanh Khê đối với thành phố Đà Nẵng hiện đại. Từ năm 1997 đến
ngày 26 tháng 8 năm 2005, là khu phố Thanh Khê thuộc phường Thanh Lộc Đán,
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Từ ngày 26 tháng 8 năm 2005, phường
Thanh Khê Đông được thành lập, tách từ phường Thanh Lộc Đán, phần còn lại là
phường Thanh Khê Tây, trực thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Phường
Thanh Khê Đông nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3km về phía Bắc,
cách cửa sơng Thu Bồn (sơng Hàn) 4km kể từ cầu Thuận Phước, phía Đơng giáp
phường Chính Gián, phía Tây giáp phường Thanh Khê Tây, phía Nam giáp phường
An Khê và Hịa Khê, phía Bắc giáp phường Xn Hà và biển Đơng.
Khái lược lịch sử hình thành vùng đất và địa danh cổ Thanh Khê đã cho
chúng ta thấy vùng đất này trong hơn 5 thế kỷ tồn tại, đã trải qua những thay đổi về
tên gọi hành chính, địa giới, và đã diễn ra khơng ít lần tách nhập, nhập tách. Nhưng
dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thì thực tế lịch sử đã chứng minh
làng Thanh Khê ln đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của
thành phố Đà Nẵng cũng như đối với quận Thanh Khê nói riêng. Những bước tiến
mạnh mẽ trên con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơi đây góp phần vào
thành công chung của thành phố Đà Nẵng hôm nay.
1.1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội
Phát triển kinh tế luôn là vấn đề trọng tâm được ưu tiên hàng đầu để tồn tại
và phát triển của cộng đồng cư dân ven biển Đà Nẵng nói chung, làng Thanh Khê

11


nói riêng. Sự phát triển kinh tế quyết định đến đời sống vật chất và tinh thần của cư

dân bản địa. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, bên cạnh cơ cấu ngành
nghề chính là ngư nghiệp với khai thác thủy - hải sản và thương mại - dịch vụ là
chính thì cư dân ven biển làng Thanh Khê cịn phát triển nơng nghiệp trồng khoai,
sắn, làm thủ công nghiệp và buôn bán,… Cuộc sống cư dân có nhiều đổi thay theo
từng thời kỳ phát triển của thành phố. Theo đó, xã hội cũng được ổn định, đời sống
nhân dân được chăm lo, trật tự an ninh được giữ vững. Người dân dần được cải
thiện cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Với 34 km bờ biển và diện tích ngư trường khoảng 15.000 km2, vùng biển
Đà Nẵng đã gắn bó với dân biển nơi đây từ vài thế kỷ. Giống như bao làng đánh cá
ven biển khác của thành phố, người dân làng Thanh Khê cũng quanh năm bám biển
mưu sinh, lấy nghề biển làm cái nghiệp chính của mình. Ngư dân ở đây được đánh
giá là có kỹ năng nghề nghiệp và thạo đủ các nghề: câu, lưới, đăng, cản, giả, mành,
với các phương thức: đánh đơn, đánh đơi, đánh theo đồn… Làng đánh bắt cá
Thanh Khê với đội tàu cơ giới trên 200 chiếc (1995). Trước đây, người dân nơi đây
dùng thuyền nan, thuyền tre để đi khơi, đi lộng bốn mùa. Đi biển thì đi ghe bằng
buồm, bằng chèo nên chỉ đi đến vùng biển nước sâu độ 30 sải tay, do ghe nhỏ, lưới
nhỏ, dụng cụ thô sơ nên năng suất đánh bắt cũng hạn chế. Nhìn chung, đời sống của
người dân nơi đây từ năm 1945 trở về trước còn nghèo khổ.
Từ khi thành phố trực thuộc trung ương, với việc thực hiện những chủ
trương, đường lối mới đã tác động tích cực, làm biến đổi sâu sắc đời sống cư dân
nơi đây. Từ năm 2000, với chủ trương quy hoạch, phát triển đô thị của thành phố
với sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, công tác di dời, giải tỏa
được thực hiện, nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu tái định cư, nhà máy, xí
nghiệp,… được triển khai trên diện rộng. Cơ cấu kinh tế quận có sự dịch chuyển từ
cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thuỷ sản và
nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp, thuỷ sản. Tương thích với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ
- công nghiệp - thuỷ sản, cơ cấu lao động của các ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp,
dịch vụ cũng có sự chuyển hướng tích cực theo hướng cơ cấu kinh tế. Trong những
năm qua, quận đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh


12


đến đầu tư trên địa bàn quận nên số lao động được bổ sung vào các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ngày càng đơng, góp phần giải quyết một lượng lao
động cho địa phương.
Đến nay, bên cạnh việc thực hiện chủ trương chuyển đổi ngành nghề, một bộ
phận ngư dân chuyển sang làm công nhân hoặc nghề nghiệp khác phù hợp với cuộc
sống gia đình thì ngư nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính của người dân nơi đây.
Nơi đây có nhiều thế mạnh phát triển ngư nghiệp như nguồn lợi thuỷ sản dồi dào,
phong phú, có giá trị kinh tế cao và nhiều loại hải sản quý hiếm; ngư trường khơng
bó hẹp trong phạm vi của phường, quận, thành phố mà được mở rộng ra các tỉnh lân
cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ. Việc thực hiện thành công
nghị định 67 của Chính phủ về đẩy mạnh cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu cá
nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển; đồng thời, đề nghị cần tập trung
thực hiện tốt “Năm văn hóa, văn minh đơ thị 2015” cũng như công tác xử lý ô
nhiễm môi trường, an ninh trật tự, an tồn giao thơng… đã đạt được kết quả về phát
triển thủy sản, đội ngũ tàu khai thác hải sản xa bờ được chú trọng đầu tư, phát triển
nhanh số lượng tàu cá có cơng suất lớn và cải hốn, nâng cấp tàu cá cơng suất nhỏ
để vươn khơi, hình thành các đội tàu cùng nghề để hỗ trợ nhau khai thác trên biển.
Hiện tồn quận có 101 chiếc tàu khai thác hải sản xa bờ, trong đó có 60 tàu cơng
suất 90CV trở lên, với tổng công suất là 29.400CV. Trong 9 tháng đầu năm 2015,
khai thác hải sản ước đạt hơn 5.000 tấn, tương đương giá trị khoảng 298 tỷ đồng,
bằng 74,5% kế hoạch năm. Bên cạnh ngành kinh tế chính là ngư nghiệp, người dân
địa phương còn tận dụng các sản phẩm từ hoạt động đánh bắt để mở rộng thêm
nghề chế biến hải sản như nước mắm, khơ cá, khơ mực, ngồi ra cịn chế biến cá
tơm đơng lạnh, gà đơng lạnh, khơ bị...
Du lịch cũng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thanh
Khê. Quận Thanh Khê còn có chiều dài bờ biển 4,3 km, là một trong những bãi tắm

đẹp của thành phố Đà Nẵng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nghỉ
dưỡng, góp phần phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng nói chung, tạo cơng ăn việc
làm và tăng thu nhập cho người dân ven biển làng Thanh Khê nói riêng.
Kinh tế tăng trưởng cao đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mọi thành phần
kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, đồng thời đời sống của người dân Thanh Khê được cải

13


thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người của quận được cải thiện đáng kể, thu
nhập bình quân đầu người từ năm 2001 đến năm 2010 tăng từ 6,488 triệu
đồng/người đến 8,346 triệu đồng/ người. Thu nhập đầu người tăng giúp cho người
dân đảm bảo được cuộc sống, có điều kiện nâng chất đời sống vật chất lẫn, tinh
thần. Việc phát triển các ngành kinh tế theo cơ cấu thương mại - dịch vụ, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản tạo cơ hội thu hút lao động vào các ngành
kinh tế. Trong những năm gần đây, số lao động ở ngành thương mại, dịch vụ tăng
mạnh, trong đó một phần lớn số lao động ở ngành công nghiệp, thuỷ sản chuyển
qua, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng có chuyển biến tích cực. Vấn đề giải
quyết việc làm tốt đã góp phần cải thiện đời sống người dân và cũng tăng chất
lượng tăng trưởng và phát triển của kinh tế quận nhà.
Cùng với các vấn đề về kinh tế thì việc quan tâm, phát triển đồng bộ các vấn
đề xã hội từ dân số, lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế,
văn hố, thơng tin, thể dục thể thao,... là một việc làm quan trọng, thiết thực, đảm
bảo sự phát triển toàn diện, đồng bộ của một quốc gia, dân tộc cũng như các đơn vị
hành chính.
Cả Thanh Khê Đơng và Thanh Khê Tây xưa thuộc làng Thanh Khê, được
xem là vùng đất học. Trong thời kì phong kiến, Thanh Khê là làng giàu truyền
thống văn hóa. Bởi vậy hiện nay, sự nghiệp giáo dục vẫn luôn được chú trọng và đặt
lên hàng đầu. Trường học tập trung công tác quản lý và đổi mới cơ sở vật chất kỹ
thuật nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác giảng dạy, chú trong công tác thanh tra

đánh giá công tác giảng dạy, học tập,… nhờ đó chất lượng giáo dục được nâng cao.
Điển hình như ở phường Thanh Khê Đơng: “Năm học 2012 - 2013 có 99,7% học
sinh tiểu học; 93,8% học sinh trung học phổ thơng xếp loại trung bình trở lên về
học lực, trong đó 94,1% học sinh trung học; 63,4% học sinh cở sở đạt khá giỏi;
100% học sinh lớp năm hồn thành bậc tiểu học,…” [7, tr.5].
Nhiều ngơi nhà tình nghĩa được xây dựng cho những người già neo đơn; thực
hiện chính sách ưu đãi cho những người có cơng với cách mạng, những bà mẹ Việt
Nam anh hùng; chế độ bảo hiểm y tế được triển khai rộng rãi; xóa đói giảm
nghèo,… Nổi bật nhất có thể kể đến phường Thanh Khê Đông: “Năm 2013 vận
động quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 163% ở trên giao xuống, hỗ trợ xây mới 4 nhà, tu

14


sửa 45 nhà tình nghĩa với số tiền 926 triệu đồng. Cùng với sự hỗ trợ của thành phố,
quận Thanh Khê đã vận động hơn 2,7 tỉ đồng quỹ vì người nghèo. Trong đó Quận
cùng với phường Thanh Khê Đơng đã hỗ trợ 400 nghìn đồng/khẩu/tháng đối với
164 khẩu của hộ đặc biệt nghèo, xây mới 21/40 ngôi nhà cho hộ nghèo” [7, tr.6].
Song song với hoạt động phát triển giáo dục, an sinh xã hội, Đảng bộ, chính
quyền, Mặt trận phường Thanh Khê Đơng cịn thường xun chú trọng nếp sống
văn minh đô thị, nhất là trong việc bảo vệ môi trường, trong việc cưới, việc tang, lễ
hội; phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa; phong trào thể dục thể thao
cũng được lãnh đạo thực hiện với nhiều hoạt động sơi nổi, nhiều loại hình như thể
dục dưỡng sinh, tắm biển, thể dục buổi sáng, bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng,… có
tác động tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe trong nhân dân. Cụ thể, Đảng bộ,
chính quyền, Mặt trận phường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa nội dung
cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đề
án xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị được cụ thể hóa thành những tiêu
chí, những việc làm cụ thể, thiết thực, triển khai sâu rộng trong các khu dân cư, cơ
quan, trường học nhằm đưa nội dung cuộc vận động đi vào chiều sâu, nâng cao chất

lượng, hiệu quả. Trong đó, tập trung xây dựng, hình thành nếp sống văn hóa trong
ứng xử, giao tiếp, sống có nghĩa có tình, lấy truyền thống dịng họ, gia đình để
khun răn, dạy dỗ con cháu. Chủ trương của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường là không chạy theo thành tích, việc bình xét gia
đình văn hóa, khu dân cư văn hóa phải đúng thực chất. Để thực hiện có hiệu quả
cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đề
án xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị, phường ln chú trọng việc nâng
cao trình độ dân trí và các điều kiện bổ trợ như các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng,
điều kiện sinh hoạt ở các khu dân cư. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được
duy trì, các hoạt động khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng trong các khu dân
cư, các dòng tộc, đem lại hiệu quả rõ rệt.
Kết cấu hạ tầng điện, đường, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu văn
hóa thể thao phát triển. Hiện nay trên địa bàn phường có 6 nhà sinh hoạt cộng đồng,
2 khu văn hóa thể thao được xây dựng theo phương thức xã hội hóa, hệ thống hạ
tầng ở khu dân cư cơ bản hoàn thành. Đời sống văn hóa tinh thần, mức hưởng thụ

15


văn hóa của nhân dân được nâng lên. Các loại hình sinh hoạt văn hóa thể thao được
hình thành như: Câu lạc bộ thơ “Cây đa làng”, Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ
thể thao, Giải bóng đá mi-ni tranh Cúp Thanh Khê Đông được tổ chức hằng năm...,
thu hút đơng đảo người dân trong và ngồi phường tham gia.
Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện
“Năm Văn hóa, văn minh đơ thị 2015”, phường đã thành lập Ban chỉ đạo, huy động
cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đến nay, trên địa bàn phường đã giảm thiểu đáng kể
tình trạng quảng cáo, rao vặt, phát tờ rơi sai quy định gây mất mỹ quan đô thị;
100% mái che di động trên các tuyến đường Điện Biên Phủ, Hà Huy Tập, Nguyễn
Đức Trung, Trần Cao Vân đã được tháo dỡ. Với quan điểm, xây dựng nếp sống văn
hóa, văn minh đơ thị, con người là nhân tố quan trọng, đóng vai trị quyết định,

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ phường Thanh Khê Đông, nhiệm kỳ 2015
- 2020 đề ra mục tiêu là: “Phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa
phương, xây dựng con người Thanh Khê Đơng giàu lịng u nước, có đời sống văn
hóa, tinh thần lành mạnh, văn minh, tiến bộ, có trách nhiệm với xã hội” [55].
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với sự phát triển về kinh tế, ổn định về
xã hội cũng như sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ quan tâm
của người dân, đời sống hiện nay của cư dân ven biển làng Thanh Khê ngày càng ổn
định và phát triển. Khơng cịn tình trạng dân kêu đói, kêu khổ, con em từng hộ gia
đình đều được học hành đến nơi đến chốn… Đây là những bước đệm vững chắc để
người dân nơi đây bảo tồn và phát triển đời sống tinh thần của làng quê mình.
1.1.3. Đời sống văn hóa, cư dân
Cư dân là một trong những thành phần cơ bản cấu tạo nên làng xã, từ đó tạo
nên một quốc gia, dân tộc; là chủ nhân của những nền văn minh, văn hóa, những
sáng tạo nghệ thuật… Những cư dân đầu tiên sinh sống trên địa bàn Thanh Khê
ngày nay là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh, kế tiếp là những cư dân của vương
quốc Chămpa. Họ là những người sáng tạo ra nền văn hóa rực rỡ để đến khi cư dân
người Việt di cư vào đây sinh sống, họ đã bắt gặp, tiếp xúc và ảnh hưởng để pha
trộn, góp phần xây dựng nền văn hóa Đại Việt. Năm 1306, vua Chiêm Thành dâng
châu Ơ và châu Rí làm lễ cầu hơn Huyền Trân công chúa nước Đại Việt. Sự kiện
này đã tạo điều kiện cho các cuộc di dân của người Việt vào khai khẩn, sinh sống

16


hòa đồng với cộng đồng người Chăm ở mức độ nhất định. Năm 1471, cuộc chinh
phạt của Lê Thánh Tông đã quyết định cho sự ổn định cư trú của người Việt ở
Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ đây, đất nước Chămpa dần dần suy yếu, đất nước Đại
Việt ngày càng ổn định và phát triển. Miền đất phía Nam trở thành vùng đất hứa
cho người dân Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, năm 1585, việc chúa Nguyễn lập cơ sở tại
Thuận Quảng đã đánh dấu một bước đường quan trọng trong quá trình Nam tiến. Từ

thời điểm này, người Việt như một dòng chảy, tuy chậm nhưng liên tục, vượt qua
ranh giới Việt - Chăm tiến xuống phía Nam. Trong cơng cuộc khai hoang lập ấp đó,
các thế hệ cộng đồng cư dân Việt đã hội nhập đến vùng đất Đà Nẵng từ nhiều nguồn
khác nhau, vào thời điểm khác nhau, mà phần đông là cư dân vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, chuyển cư vào từ thế kỷ XV, XVI, XVII, ồ ạt nhất là vào thời chúa Nguyễn
mà theo lưu truyền dân gian, vị Tiền hiền có cơng khai làng lập ấp ở vùng Thanh
Khê tên là Hồ Văn Oai, quê ở Phước Châu, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, tỉnh
Hà Tĩnh. Ông vào Nam năm 1627, cùng với 3 người con trai là Hồ Văn Nơi, Hồ
Văn Tri và Hồ Văn Ninh và chọn Thanh Khê là nơi dừng chân. Sau đó, người con
thứ nhất và thứ ba vào Nam, riêng người con thứ hai là ngài Hồ Văn Tri ở lại. Hai
cha con ngài Hồ Văn Oai và các thế hệ con cháu đã khai canh, khai cư, tạo nên
những làng, vạn, xóm ở Thanh Khê và phát triển cho đến ngày nay.
Trong công cuộc khai sơn phá thạch, khai hoang lập ấp, các thế hệ cộng
đồng cư dân Việt đã hội nhập đến đây từ nhiều nguồn khác nhau, vào thời điểm
khác nhau, mà phần đông là cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, chuyển cư vào từ thế
kỷ XV, XVI, XVII, ồ ạt nhất là vào thời chúa Nguyễn. Họ đến vùng đất này lập
làng, vạn, xóm dọc theo ven biển và các đồng bằng ven biển. Một bộ phận cư dân,
có lẽ vốn đã có kinh nghiệm đánh cá từ quê biển Thanh - Nghệ, đã trụ lại ven biển,
lập làng vạn và hành nghề đi biển. Một bộ phận nông dân, khi sinh sống ven biển,
đối mặt với biển cả cũng tìm cách thích nghi, vươn dần ra biển, trở thành những
người “chân nông, chân biển”. Cộng đồng cư dân ven biển làng Thanh Khê cũng
khơng nằm ngồi ngoại lệ. “Yếu tố biển” hiện hữu đậm nét ở nơi đây, nó ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tổ chức đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là văn hóa tín
ngưỡng.

17


Trải qua bao thăng trầm, biến cố, người dân Đà Nẵng nói chung và Thanh
Khê nói riêng ln trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của mình.
Người dân nơi đây cịn quan niệm “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Q trình

mở đất, xây dựng cuộc sống, các thế hệ người dân Thanh Khê đã cần cù lao động,
biến đất hoang thành đất nông nghiệp, tạo của cải vật chất để sinh tồn. Công cuộc
lao động phải chịu nhiều hy sinh, mất mát do thiên nhiên khắc nghiệt gây ra, mà nỗi
ám ảnh là trận bão năm Quý Tỵ ngày 23/3/1893 đã làm cho hơn 500 ngư dân của 2
làng chài Thanh Khê, Hà Khê phải bỏ mình nơi biển cả. Nhân dân đã lập đền thờ tại
các làng này và hàng năm tổ chức cúng kỵ những người đã khuất nhằm nhắc nhở
các thế hệ tương lai luôn nhớ đến công ơn của bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện tình
cảm và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Tại phường
Thanh Khê Đơng cịn có một tượng đài bằng đồng làm từ vỏ đạn, đứng dang tay về
hướng biển.
Làng Thanh Khê là một trong những làng biển có hệ thống tín ngưỡng của
cộng đồng cư dân khá phát triển thể hiện ở sự đa dạng của các di tích văn hóa - tín
ngưỡng của làng. Nơi đây người dân địa phương còn bảo lưu khá nguyên vẹn hệ
thống tín ngưỡng cộng đồng như thờ các vị Tiền hiền, Ngư ơng, Cơ hồn, Cơ Bác,…;
tín ngưỡng truyền thống của người Việt như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia
đình, các nghi thức sinh hoạt truyền thống như tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, tết
Thanh Minh,… Nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian như hát bả trạo, văn nghệ, trị
chơi dân gian,… là hoạt động văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây.
Là một làng ven biển nên sinh hoạt kinh tế chủ yếu của hầu hết dân làng là
đánh bắt cá và chế biến hải sản, đời sống tâm linh của dân làng rất gắn liền với tín
ngưỡng thờ cá Ơng. Ngồi nhà thờ nghề cá, làng Thanh Khê cịn có lăng Ơng thờ cá
Voi. Hằng năm, dân làng chài Thanh Khê thường tổ chức lễ cúng đầu năm là lễ Cầu
ngư. Lễ Cầu ngư được người dân (ngư dân) tổ chức lớn và trang trọng. Trong lễ dân
làng thường tổ chức rước mơ hình ghe thuyền đánh cá được trưng bày ở nhà truyền
thống nghề cá về lăng Ơng để làm lễ. Ngồi ra, đình làng Thanh Khê có 2 lễ cúng
lớn hằng năm, tập hợp đơng đủ dân làng tham gia đóng góp tổ chức lễ cúng đầu
năm mới (Lễ Xuân thủ vào 1 giờ sáng ngày mùng một tết, cầu cho dân làng một
năm mới an lành, làm ăn thịnh vượng, toàn gia hạnh phúc và lễ cầu an trong 2 ngày

18



(9 và 10/7 âm lịch). Chính vì vậy, đình Thanh Khê mang đặc trưng của mái đình
làng biển trở thành nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân làng, là chốn
linh thiêng nơi nhân dân gửi gắm niềm tin và ước vọng vào thế giới siêu nhiên, về
thế giới thanh bình "hịa cốc phong đăng" (thóc lúa được mùa) của người dân bao
đời nay.
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của
sự phát triển, trong những năm qua, cùng với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh, Đảng bộ phường Thanh Khê Đông rất chú trọng lãnh
đạo, chỉ đạo phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, xây dựng
nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị, từng bước đưa văn hóa thấm sâu vào các lĩnh
vực đời sống xã hội. Trên địa bàn phường có di tích lịch sử cấp quốc gia là Khu lưu
niệm Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê, Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ và các di
tích văn hóa tín ngưỡng từ thế kỷ 17, 18 như: Đình làng Thanh Khê, Nhà thờ Tiền
hiền làng Thanh Khê, Lăng Ông làng Thanh Khê, Nhà thờ Tập linh làng Thanh
Khê, miếu Tam Vị và các lễ hội dân gian còn duy trì đến hơm nay. Tiêu biểu nhất là
lễ hội Cầu ngư được tổ chức vào tháng giêng hằng năm. Những di tích văn hóa này
được gìn giữ, tơn tạo, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Năm 2013, phường tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 45 năm Chiến công của Mẹ
Nhu, Mẹ Hiền và 7 dũng sĩ Thanh Khê. Năm 2014, Ủy ban nhân dân phường cùng
các vị bô lão trong Ban Nghi lễ làng Thanh Khê tổ chức biên dịch, khảo luận các sử
liệu bằng chữ Nơm cịn lưu giữ tại các di tích nói trên và in thành sách có tựa đề
“Các di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng làng Thanh Khê”. Văn bản sử liệu bằng
tiếng Việt này góp phần tuyên truyền cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu được
lịch sử hình thành địa danh làng Thanh Khê cũng như lịch sử mở mang bờ cõi, lập
làng của cha ông xưa. Thông qua các hoạt động kỷ niệm, các lễ hội truyền thống đã
góp phần giáo dục truyền thống u nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc cho cán bộ và nhân dân trong phường.
1.2. Một số khái niệm liên quan

1.2.1. Tín ngưỡng cộng đồng
Muốn tìm hiểu về khái niệm tín ngưỡng cộng đồng thì trước hết, cần phải
làm rõ được khái niệm về tín ngưỡng.

19


Tín ngưỡng là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
và lý giải. Vì vậy, đứng trên lập trường, quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, mỗi
nhà nghiên cứu đã đưa những nhận định, cách hiểu, cách lý giải riêng của mình về
tín ngưỡng như sau:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “Lịng tin và sự tơn thờ một tơn
giáo” [36, tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tơn giáo.
Theo Bách khoa tồn thư: “Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con
người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng
đồng” [5].
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “Lịng ngưỡng mộ, mê tín
đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [2, tr.76].
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là
niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn
lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu
mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin
của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc
về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con
người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời
sống tình cảm...” [46, tr.16].
Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời
sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức
cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục
được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu

biết cịn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng
ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất
quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có
giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ
truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tơn giáo theo đúng nghĩa
của nó - mới có những mầm mống của những tơn giáo như thế - đó là Ơng Bà, đạo
Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du

20


×