Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

hoạt động giải trí của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay ( khảo sát tại phường cao xanh, hạ long, quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.06 KB, 39 trang )

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường chuyển từ to lớn,quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường kinh tế hang hóa nhiều thành phần. Quá trình đổi mới, đất
nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, xã hội càng phát triển đất nước ngày
càng tiến lên. Song song với quá trình phát triển kinh tế thị trường thì nhu cầu
giải trí của con người
Hoạt động giải trí là các hoạt động vui chơi, thư giãn về thể chất lẫn tinh
thần. Sau những giờ làm việc căng thẳng con người có thể giải tí bằng nhiều
cách,giải trí về tinh thần như xem ti vi, đọc báo, nghe nhạc…, về thể chất như
chơi thể dục thể thao, đi du lịch….
Sau một ngay làm việc căng thẳng và mệt mỏi con người rất cần được nghỉ
ngơi và thư giãn, giải trí là biện pháp tối ưu để có thể giảm bớt những căng
thẳng mệt mỏi này. Ngoài ra giải trí còn có thể giúp con người xả stress một
cách hữu hiệu. Nhờ hoạt độngh giải trí mà con người tinh táo minh mẫn và
thoải mái hơn. Giải trí rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con
người.
Xã hội càng phát triển, thời gian lao động của người dân càng được rút
ngắn và thời gian rảnh rỗi ngày càng nhiều, con người càng có xu hướng quan
tâm đến vấn đề giải trí. Tuy nhiên đối với cư dân ven biển hiện nay trong nền
kinh tế thị trường đa cuốn họ vào công việc lao động sản xuất kinh doanh
hàng ngày để tăng thêm thu nhập, vì vậy thời gian cho hoạt động giải trí của
người dân là rất ít và nhiều hạn chế và đầu tư vào các hoạt động này chưa
nhiều.
Báo cáo thực tập
Với những lý do trên rất cần có sự quan tâm nghiên cứu cho hoạt động giải
trí của người dân một cách đúng mức. Chính vì vậy em chọn đề tài : “Hoạt
động giải trí của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường hiện nay” (
khảo sát tại phường Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh)
2.Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.
2.1.Ý nghĩa khoa học


Với đề tài nghiên cứu này, người làm nghiên cứu vận dụng các lý thuyết
xã hội học vào nghiên cứu một vấn đề thực tiễn cụ thể.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này giúp chúng ta biết được những hoạt động giải
trí má người dân thường tham gia. Giúp cho người dân nhận thức được
đâu là loại hình giải trí phù hợp với thời gian rỗi của mình và có thể bố trí
trí thời gian để có thể giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động giải trí của cư dân ven biển trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
- So sánh các hoạt động giải trí trước và sau năm 2005 (sau khi sát nhập
vào phường Cao Xanh).
- Tìm hiểu khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội với hoạt động giải trí
của người dân trên địa bàn.
4.Câu hỏi nghiên cứu
Các hoạt động giải trí chủ yếu của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị
trường hiện nay là gì?
So sánh trước và sau năm 2005 hoạt động giải trí của người dân có gì thay
đổi?
Các nhân tố nào tác động đến hoạt động giải trí của người dân?
Báo cáo thực tập
5. Giả thuyết nghiên cứu
Các hoạt động giải trí chủ yếu của người dân ven biển hiện nay là các
hoạt động giải trí về tinh thần, diễn ra tại nhà ít tốn kém chi phí như xem ti vi,
đọc báo…
So với năm 2005 hoạt động giải trí của người dân hiện nay có nhiều
thay đổi về loại hình giải trí, thời gian giải trí.
Có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động giải trí của nguời dân ven biển
như: nhận thức của nguời dân, dịch vụ giải trí địa phương.
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

*Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động giải trí của cư dân ven biển
*Khách thể nghiên cứu:
Người dân phường Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh.
*Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: khu 7, khu 8 phường Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh.
Thời gian: từ ngày 22-3-2011 đến ngày 28- 3-2011
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các hoạt động giải trí của cư dân ven biển
7. Phương pháp thu thập thông tin
7.1. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi:
Là thành viên của đoàn 2 trong đợt thực tập tại địa bàn phường Cao
Xanh, Hạ Long Quảng Ninh của lớp K52-PN1. Tôi có tham gia vào việc thiết
kế bảng hỏi của đoàn nên tôi dung bảng hỏi đó để phỏng vấn.
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
phỏng vấn sâu các cá nhân trong hộ gia đình và cán bộ văn hóa phường
để lấy thông tin.
Báo cáo thực tập
7.3. Phương pháp quan sát:
Quan sát công khai khi tìm hiểu trên địa bàn có các loại hình giải trí
nào, số lượng bao nhiêu?
7.4. Phương pháp phân tích tài liệu:
Thu thập những tài liệu liên quan đến giải trí, hình thức giải trí như
sách, báo, tài liệu internet, những báo cáo của địa phương, những tài liệu có
nội dung về giải trí để bổ xung những thông tin cần thiết cho nghiên cứu của
mình.
Phần II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.1.Lý thuyết hành động xã hội
Mỗi người có một nhu cầu giải trí riêng tuỳ thuộc vào giới tính, nghề
nghiệp, sở thích của mội người. Chính vì vậy hoạt động giải trí của người dân

được dựa trên lý thuyết hành động xã hội. .
Nhà xã hội học người Đức M.Werber cho rằng hành động xã hội là một
hành vi chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Ông nhấn mạnh đến
động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động. Hành động, kể
cả hành động thụ động và không thụ động được gọi là hành động xã hội khi ý
nghĩa chủ quan của nó có tính đến thái độ hành vi của ngưòi khác, ý nghĩa chủ
quan đó định hướng cho hành động.
Báo cáo thực tập
Hành động xã hội được chia làm 4 loại:
Hành động duy lí công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc tính toán, lựa chọn công cụ phương tiện mục đích sao cho có hiệu quả
nhất.
Hành động duy lí giá trị: Là hành động được thực hiện bởi bản thân
hành động.
Hành động duy cảm: Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình
cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét phân tích mối quan hệ
giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
Hành động duy lí truyền thống: Là hành động tuân thủ những thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền từ đời này sang đời khác.
[ 12, tr87]
T.Parson thì cho rằng hành động xã hội được điều chỉnh bởi một hệ
thống biểu tượng ngôn ngữ mà con người sử dụng trong tương tác hàng ngày.
Giải trí với tư cách là hành động xã hội, cũng được điều chỉnh bởi những biểu
tượng này
Khi nghiên cứu hoạt động giải trí là nghiên cứu một dang hành đông
xã hội nên dùng lý thuyết hành động xã hội để nghiên cứu.
1.2. Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành
vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng
xã hội được thay đổi theo thời gian.

Cũng giống như tự nhiên mọi xã hội đều không ngừng biến đổi. Sự ổn
định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng
thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào,
cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự
biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho
Báo cáo thực tập
thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành
chuyện thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện
thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong
một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục.
Biến đổi xã hội là một hiện tượngphổ biến nhưng nó diễn ra không
giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi theo không gian và thời
gian, nhưng do điều khiện khác nhau nên nên các xã hội biến đổi theo nhịp độ
khác nhau. Giải trí cũng vậy mỗi một thời kì có những hình thức giải trí khác
nhau, và có nhiều hình thức khác nhau để con người lựa chọn hình thức giải
trí phù hợp. Bên cạnh đó thì mỗi một vùng, miền thì lại có những cách giải trí
riêng của từng vùng.
Biến đổi xã hội có sự khác biệt về thời gian. Có những biến đổi chỉ diễn
ra trong thời gian ngắn. giải trí cũng vậy, có những hình thức giải trí voứi thời
điểm này nhưng khi xã hội biến đổi và phát triển thjì nó không còn phù hợp
nữa. ví dụ như trong xã hội truyền thống ngày xưa, giải trí của người dân là
các trò chơi dân gian mang tính tập thể cac thì ngày nay trong xã hội hiện đại
người dân laị có thêm nhiều hình thức giải trí mới mang tính cá nhân như đóc
báo, xem ti vi….
Vận dụng lý thuyết vào đề tài này tôi thấy sự biến đổi xã hội có tác
động không nhỏ lên hoạt động giải trí của người dân, sự biến đổi xã hội cũng
làm thay đổi hình thức và cách thức trong việc tham gia hoạt động giải trí của
người dân. Ngoài ra biến đổi xã hội tạo ra cho người dân có nhiều cơ hội lựa
chọn hoạt động, các hình thức giải trí khác nhau.
Như vậy cùng với sự biến đổi xã hội thì hoạt động giải trí của con

người cũng thay đổi phù hợp với sự biến đổi xã hội.
Trong xã hội cổ truyền những hoạt động giải trí của con người được
biết đến như những trò chơi dân gian, những câu hát cổ truyền gắn liền với
các lễ hội, lễ hội là dịp để người dân vui chơi giải trí sau những ngay làm việc
Báo cáo thực tập
mệt mỏi của một vụ mùa hay một năm. Những hoạt động ấy phù hợp với xã
hội nông nghiệp khi mà công nghiệp chưa phát triển máy móc hiện đại chưa
phát triển. trong xã hội ngày nay khi mà nền công nghiệp đang phát triển, máy
móc hiện đại ngày càng nhiều thì hoạt động giải trí của con người ngayg càng
phong phú và đa dạng phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Nhiều hoạt
động giải trí không còn phù hợp với xã hội mới, nhựng hình thức giải trí của
xã hội cổ ttruyền không còn được đông đảo người dân tham gia.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu
mới, ngày nay xuất hiện nhiều trò chơi mới bằng phương tiện hiện đại như trò
chơi điện tử internet, game…. Trước đây người chơi phải tụ tập tại một điểm
để chơi, ngày nay nhiều người ở nhiều nơi khác nhau trong một thời gian có
thể tham gia cùng một trò chơi.
Sự xuất hiện của những trò chơi, nhiều hình thúc giải trí mới một mặt
nó giúp con người thoải mái, vui vẻ sau những giờ, những ngày làm việc căng
thẳng mệt mỏi nhưng nếu không được định hướng, không được quản lý chặt
chẽ thì nó sẽ còn tiềm ẩn nhiều lệch chuẩn xã hội như quá ham mê chơi điện
tử quên việc học hành của một số học sinh, hay những loại hình đồi truy….
1.3 Khái niệm công cụ.
*) Giải trí
Theo từ điển xã hội học: Giải trí là hoạt động nhằm giải toả căng thẳng
trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người
một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ (1, tr29)
Qua định nghĩa trên ta thấy rằng giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi,
là một trong những cách giải toả căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần của con
người. nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thời

gian rỗi cũng là giải trí. Vì mục đích cuối cùng của giải trí là giải toả căng
Báo cáo thực tập
thẳngvvề thể chất và tinh thần, tạo được sự thư giãn trong tâm hồnvà là những
rung cảm thẩm mỹ.
*) Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là cách thức tổ chức kinh tế xã hội trong đó các
quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ
mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư sử của từng thành
viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích chính của mình
theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Một xã hội tiến đến nền kinh tế thị
trường cuộc sống của người dân sẽ phát triển và nhu cầu giải trí sẽ cao (tài
liệu.vn)
*) Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Như vậy nhu cầu là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của cá nhân, nếu như nhu cầu được thoả mãn thì tạo nên cảm giác thoải
mái, an toàn cho sự phát triển và ngược lại ( từ điển xã hội học, 8,tr143)
Chương II: Kết quả nghiên cứu
2.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử xã hội học, đã có rất nhiều nghiên cứu về giải trí trong
đời sống của con người như nghiên cứu về chức năng, bản chất, hình
Báo cáo thực tập
thức… của giải trí. Những nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ ở các
nước phương tây do các nước này có những thành tựu khoa học từ rất
sớm nên họ có nhiều thời gian để có thể giải trí.
Ở Việt Nam nghành xã hội học ra đời muộn (1906) và cho đến nay
những nghiên cứu về giải trí ở Việt Nam còn rất ít, mới chỉ là những
bài phóng sự, những ghi chép, điều tra trên các phương tiện truyền

thông đại chúng về giải trí như thực trạng thiếu địa điểm vui chơi giải
trí, thiếu kinh phí cho các hoạt động giải trí của người dân
Người tiếp cận vấn đề giải trí từ góc độ xã hội học văn học là cố tác
giả Đoàn Văn Chúc. Ông đã đi sâu phân tích về bản xchất của giải trí
như là nhu cầu của văn hoá và một số những khái niêm như thời gian
rỗi, hoạt động rỗi…. tuy nghiên cứu của ông còn nhiều hạn chế nhưng
đây là một bước khai phá ra một lĩnh vực mới trong nghiên cứu của xã
hội học.
Một số những công trình nghiên cứu thật sự về giải trí dưới góc độ xã
hội học như luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Thị Vân Chi: “ nhu cầugiải
trí của thanh niên”, hay khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc _
K47: “tìm hiểu hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của thanh niên xã
Lưu Kiếm, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng”.
Nhưng chưa có một báo cáo nào nghiên cứu về hoạt động giải trí của
cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường. với đề tài của mình tôi
muốn tìm hiểu sự tham gia hoạt động giải trí của cư dân ven biển trong
thời gian rảnh rỗi như thế nào, cũng như tìm hiểu một số nguyên nhân tác
động đến hoạt động giải trí của người dân trong nền kinh tế thị trường
hiện nay.
2.1.2Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Báo cáo thực tập
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng: 20,4 đến 22,4
độ vĩ Bắc; 106,26 đên 108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây,
khoảng rộng nhất là 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất là
102 km. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài
132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp
vịnh Bắc Bộ.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông

nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng
để phát triển rừng có trên 500.000 ha.
Dân số của tỉnh Quảng Ninh năm 1955 có 280.692 người, đến năm 1999
có 1.004.453 người thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay,
Hoa, Mường, Nùng, Thái, Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên
56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh. ( khái quát tự nhiên vị trí địa lí
tỉnh Quảng Ninh, Diễn đàn kiến thức.net)
*)Thành phố Hạ Long nằm ở phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Hà Nội
165km đi về phía tây nam, cách Hải Phòng 60km về phía tây, thành phố nằm
ở trung tân tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc và Tây Bắc giáp Hoành Bồ, phía Nam
thông ra biển và giáp thị xã Caảm Phả, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên
Hưng.
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03
ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển,
có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới với diện tích 434km
2
.
Hạ Long có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Báo cáo thực tập
Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm
chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã
thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn. Loại than chủ yếu là
than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm
nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá
triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục
vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà
Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15
triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai

thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông
trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để
(đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).
Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa
bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành
phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng
trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha
Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là
27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi
nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha.
Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn
đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
Về dân số, tính đến 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố có 215.795
người, Thành phố Hạ Long có 55.172 hộ dân với hơn 21 vạn người, trong đó
ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác, đó là: Sán Dìu, Hoa,
Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan với 2.073 nhân
khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa.
Báo cáo thực tập
Với những đặc điểm trên có thể nói Hạ Long là của ngõ quan trọng của
các tỉnh miền Bắc trong việc giao lưu với các nước trong khu vực quốc tế,
nhất là với Trung Quốc. ( Nguyễn Lê Phuơng, chánh vă phòng HĐND và
UBNDTP, Điều kiện kinh tế tự nhiên và xã hội thành phố Hạ Long)
*)Phường Cao Xanh có diện tích là 701 ha, địa hình phức tạp vừa đồi
núi, biển đảo. tổng dân số là 15971 người với 4596 hộ.
Trên địa bàn có 04 trường học, 31 cơ quan trung ương, tỉnh và thành
phố, 62 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( tư nhân vừa và nhỏ). Nhìn chung
phường có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng không ít, tình hình an ninh
chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn có nhiều phức tạp, phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp với cơ chế kinh tế thị trường. Song với sự

lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm nỗ lực của cấp chính quyền, các ban ngành,
đoàn thể và nhân dân đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng….(Báo cáo tổng kết và kế hoạch
tình hình kinh tế văn hoá xã hội phuờng Cao Xanh năm 2010)
2.2 Thực trạng tham gia hoạt động giải trí của người dân
Xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu giải trí của con
người rất cần thiết. chính vì vậy hoạt động giải trí của người dân là rất phong
phú và đa dạng cả về thể chất lẫn tinh thần, từ những hoạt động đó để giải toả
căng thẳng cho tinh thần được thoải mái.
Giải trí là nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển nhu cầu
giải trí của con người càng cần thiết và không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của con người. Hoạt động giải trí bao gồm những hoạt động nhằm giải
toả căng thẳng , mệt mỏi, ức chế và phục hồi sức khoẻ do công việc tạo ra
trong suất một ngày lao động, đưa cơ thể trở lại trạng khoẻ mạnh cả về thể
chất và tinh thần.
Báo cáo thực tập
Hoạt động giải trí thường được con người thực hiện trông thời gian rỗi.
Đây là khoảng thời gian chiếm ít trong ngày là số thời gian còn lại sau khi đã
lao động để mà sinh tồn. Xong nó là khoảng thời gian dành cho hoạt động cá
nhân tự do lựa chọn theo sở thích. Đây là hoạt động tinh thần, hoạt động thoả
mẫn nhu cầu giải trí, sang toạ vì thế nó được gọi là dạng nghỉ ngơi nhưng
bằng cách chuyển từ hoạt động tất yếu, cưỡng bức sang hoạt động tự do, tự
giác, tự nguyện.
Qua nghiên cứu trên địa bàn cho thấy thời gian rảnh rỗi của người dân
ven biển như sau:
Biểu đồ 1: thời gian rảnh rỗi của người dân
Qua biểu đồ cho ta thấy thời gian rảnh rỗi của người dân nhiều nhất là
từ2 đến 3 tiếng ( 30.4%); từ 1 đến 2 tiếng (28.3%). Chúng ta nhận thấy rằng
thời gian rỗi của người dân có từ 1 cho đến 4 tiếng. đối với người dân ven
biển thời gian rảnh của họ không nhiều chỉ từ 1 đến 3 tiếng, do tính chất công

việc chiếm nhiều thời gian nên họ có ít thời gian rảnh rỗi. những người có
nhiều thời gian rảnh rỗi chủ yếu là những người làm công chức, những thanh
niên hay những người không có việc làm. “Cháu bảo ở nông thôn thì làm gì
có lúc nào rỗi đâu có thì cũng chỉ có buổi tối thôi.”
Ngươi dân ở đây chủ yếu là ngư nghiệp nên thời gan rỗi với họ là rất ít
họ phải lo cho cuộc sống hàng ngày nên ít có thời gian để quan tâm đến nhu
Báo cáo thực tập
cầu giải trí của mình. Xong bên cạnh đó cũng có một số ít người có từ 4 đến 5
tiếng ( 5.8%) và trên 5 tiếng (7%) những người có nhiều thời gian rỗi chủ yếu
là những người công chức hay là làm việc theo thời gian.
Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà con người không bị thúc bách bởi
nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất kỳ nghĩa vụ khách quan nào. Nó
được dành cho các hoạt động tự nguyện theo sở thích của chủ thể nhằm thoả
mãn nhu cầu của con người thời gian đáp ứng nhu cầu tinh thần là khoảng
thời gian cá nhân tham gia các hoạt động đời sống tinh thần của cá nhân
( xem phim, đi chơi, đọc báo….). đây là nhu cầu của mỗi người. đây là
khoảng thời gian ít nhất trong ngày, là số thời gian còn lại của mỗi người sau
khi đã làm xong bổn phận. Xong nó lại là khoảng thời gian dành cho hoạt
động cá nhântự do lựa chọn theo sở thích. Đây là hoạt động tinh thần hoạt
động thoả mãn nhu cầu giải trí.
Mỗi xã hội mỗi thời điểm con người có khoảng thời gian rảnh rỗi là
khác nhau. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, nghề nghiệp của từng cá nhân.
Biểu đồ 2: tương quan thời gian rỗi trước và sau 2005 (%)
Có 64.3% số người dân được hỏi cho rằng trứơc năm 2005 họ có nhiều
thời gian rảnh rỗi hơn, và sau năm 2005 có số thời gian rỗi ít hơn chỉ có
35.7%.
Báo cáo thực tập
Trước năm 2005người dân trong phường chủ yếu là ngư nghiệp họ đi
đánh bắt cá theo thời gian nhất định chính vì vây mà họ được nghỉ ngơi nhiều,
khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển người dân còn chưa phải lo chạy

đua theo nền kinh tế mới nên họ có nhiều thời gian rỗi hơn, nhiều thời gian
để thư giãn nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau năm 2005 khi phường được sát nhập lại
mở ra một nền kinh tế mới nền kinh tế thị trường , nền kinh tế tự do cạnh
tranh. Cá nhân muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới
về hình thức và cách thức làm việc. Do vậy, nó luôn tạo ra sản phẩm mới cho
xã hội, chính vì vậy mà các cá nhân muốn tồn tại được trong xã hội này phải
nỗ lực làm việc nên con người không còn nhiều thời gian rảnh rỗi.
Như vậy có thể nhận ra rằng so với trước năm 2005 trong nền kinh tế thị
trường hiện nay người dân có ít thời gian hơn. Tuy nhiên cũng có không ít
người có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn có tới 35.7%, có khá nhiều lí do khi họ
có nhiều thời gian rỗi hơn như là họ chuyển từ làm ngư nghiệp tức là từ đi
đánh bắt hải sản sang kinh doanh bán hàng, do điều kiện kinh tế khá hơn, và
có những người lại cho rằng họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí hơn là do
công việc của họ thây đổi nên chiếm ít thời gian trong ngày.
Biểu đồ 3: sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân (%)
Báo cáo thực tập
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng hình thức giải trí được nhiều người tham
gia nhiều nhất đó là xem ti vi (83.2%); trò chuyện với hàng xóm bạn bè
(42.8%); trò chuyện với người thân ( 35.6%)… chúng ta nhận thấy rằng từ ti
vi đã trở thành phương tiện nghe nhìnquen thuộc đối với người dân Việt Nam
nói chung và người dân phường Cao Xanh nói riêng. Nhất là đối với một
phường vừa mới sát nhập khi mà dịch vụ giải trí hiện đại chưa phát triển,
cộng thêm vào đó thu nhập của người dân còn nhiều hạn chếthì hoạt động
xem ti vi là phổ biến.
Trước đây trong xã hội xem ti vi không phải là phổ do lúc đó cuộc sống
của nhân dân còn nhiều khó khăn người dân chưa thể trang bị cho gia đình
mình một chiếc ti vi riêng để xem, mà lúc đó họ thường nghe đài thông qua
hệ truyền thông của xã hoặc tham gia hình thức giải trí khác như xem chiếu
bong …. Nhưng trong xã hội ngày nay, do sự phát triển chung của nền kinh tế
xã hội, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao cho nên

người dân đều có thể ttrang bị cho gia đình mình một chiếc tivi riêng. Bên
cạnh đó thì xem ti vi thu hút được nhiều người tham gia vì ti vi là Phương tiện
hình thức giải trí chủ yếu của các hộ gia đình. Đồng thời càng ngày chất
Báo cáo thực tập
lượng của các kênh truyền hình càng được nâng cao nên thu hút được khá
nhiều người dân tham gia vào loại hình giải trí này.
Khi được hỏi mọi người thường làm gì và thời gian rảnh rỗi đều nhận
được câu trả lời chung là xem ti vi: “Người dân chủ yếu là xem tivi, ngoài ra
ở đây không còn trtò gì nữa cháu ạ, ti vi hầu hết nhà nào cũng có.” ( phỏng
vấn sâu, nữ 37 tuổi)
Ti vi là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của
mọi người dân, đồng thời cũng là phương tiện giải trí được nhiều người dân
lựa chọn. xem ti vi được đánh giá là phương tiện giải trí rẻ tiền, lại có nhiều
chương trình tạo sự hấp dẫn cho người xem. 100% hộ gia đình trong phường
đều có ti vi để xem. Không dừng lại ở mức độ giải trí ti vi còn giúp ta thu thập
được thông tin, tri thức mới. “Các chương trình này có nhiều tin tức lắm,
xem thì mới biết được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và
quốc tế chứ.” ( phỏng vấn sâu, nam 67 tuổi)
Một hoạt động cũng thu hút được nhiều người tham gia đó là thăm hàng
xóm, bạn bè. Xã hội Việt Nam từ trước đến nay có câu “ bán anh em xa, mua
láng giềng gần” nên việc đi lại thăm bà con họ hàng trong thời gian rỗi được
mọi người quan tâm có tới 42.8%. trong lúc rỗi họ thường đi thăm hàng xom,
bạn bè, hơn nữa ở nông thôn không như thành phố họ sống gần gũi và tập
trung với nhau, họ sống gần nhau nên việc đi trò chuyện cùng hàng xóm bạn
bè không mất nhiều thời gian và kinh phí nên đã được mọi người đặc biệt chú
ý quan tâm. Đối với người dân nông thôn dường như chạy sang nhà hàng xóm
mỗi khi rảnh rỗi nói dăm ba câu chuyệnlà một nhu cầu không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày.
Trò chuyện cùng người thân trong gia đình cũng là cách giải trí thú vị
của người dân trong phường có tới 35.8% chọn cách giải trí này. Đây không

phải là điều khó hiểu vì sau mỗi bữa ăn các thành viên trong gia đình ngồi
quay quần trò chuyện bên nhau sau một ngày lao động học tập mệt mỏi, họ
Báo cáo thực tập
chia sẻ với người thân trong gia đình những khó khăn, vui buồn sảy ra trong
ngày.
Người Việt Nam thường có truyền thống hiếu nghĩa nên việc đi lại thăm
người thân họ hàng khi rảnh rỗi là rất quan trọng có 21.2% lựa chọn hình
thức giải trí này.
2.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động giaỉ trí của người dân
• Nhận thức của người dân về giải trí
Những quan niệm của người dân về giải trí là khác nhau, nó chi phối sự
lụa chọn tham gia các hoạt động giải trí của người dân. Khi thực hiện hành
động thì cá nhân luân xem xét, hành động dựa trên những chuẩn mức, hệ giá
trị đã được xã hội thừa nhận. Mặc dù hành động xã hội khi thực hiện mang
tính cá nhânvà chịu sự chi phối của quan niệm, nhận thức nhưng khi thực hiện
cá nhân luân quy chiếu đến hệ giá trị.
Ở nước ta giải trí luôn bị coi nhẹ đặc biệt là ở những vùng nông thôn.
Người dân cho rằng giải trí ngược lạivới lao động, giải trí là lười lao động, là
không cần thiết, là lãng phí thời gian một cách vô bổ, thậm chí dẫn tới hậu
quả xấu. chính vì quan niệm này còn ăn sâuvà làm cho giải trí có phần bị dồn
nén. Với một số loại hình giải trí bị bóp méo, biến dạng do cơ chế thị trường
đã làm cho người dân có cái nhìn không tốt và coi đó là các tệ nạn xã hội,
những người tham gia các hoạt đông này bị đánh giá theo ý nghĩ tiêu cực.
chính vì vậy có những hoạt động giải trí đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tham gia
thấp như hát karaoke, internet :
“ Thì mấy cái trò ấy chỉ dành cho những thanh niên chơi bời…thì cô
nghe ti vi nói là mấy cái quán karaoke, cà phê ấy không tốt mà” (phỏng vấn
sâu, nữ)
Nhận thức của người dân về giải trí còn rất hạn chế, họ quan niệm rằng:
“ ăn chơi vào mấy ttrò vô bổ, mà cháu thấy ở phường mình có mấy người

Báo cáo thực tập
có thu nhập cao đâu vào mấy cái quán kia có mà sạt nghiệp à” (phỏng vấn
sâu, nữ)
Tuy nhiên có những quan niệm hoàn toàn khác và cho rằng hát
karaoke, cà phê, internet chưa hẳn là xấu.
“ Tốt đó là hình thức giải trí nhưng nó con phụ thuộc vào mục đích
của người tham gia” (PVS,nam)
Hoặc họ đề cập tính hai mặt của hình thức giải trí này: “người ta chưa
hiểu hết, họ chỉ thấy mặt trái mà chưa thấy mặt tích cực của nó. Tuỳ vào
nhận thức, mục đích tham gia, mục đích không tốt thì nó không tốt.”
(phỏng vấn sâu, nam)
Từ nền kinh tế chủ yếu làm ngư nghiệp với tâm lý tự cung tự cấp nên
người dân vẫn chưa quen với nền kinh tế thị trường gắn với việc sử dụng
những dịch vụ giải trí của xã hội, hầu hết các hoạt động của họdiễn ra trong
phạm vi gia đình. Nếp quen này tác động đến lối sống của người dân trong
phường thể hiện ở chỗ tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động giải trí thấp và
chủ yếu là các hoạt động giải trí tại nhà.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân tác động đến việc tham gia các hoạt
động giải trí của người dân như: khả năng của bản thân, sở thích của các cá
nhân, nghề nghiệp, giới tính….
• Dịch vụ văn hoá
Là một phường người dân chủ yếu làm ngư nghiệp chuyển sang cơ chế
kinh tế thị trường người dân ở đây còn nhiều thiếu thốn, cuộc sống của người
dân còn gặp nhiều khó khăn nên dịch vụ giải trí ở đây còn rất ít và nhiều hạn
chế.
Các phong trào thể dục thể thao được củng cố và phát triển trong trong
phường như phong trào bong đá, bong truyền, cầu lông. Tuy nhiên hệ thống
Báo cáo thực tập
văn hoá, dịch vụ giải trí của phường còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được
vai trò tích cực của nó.

• Nhà văn hoá phường
Hiện nay trong phường có 10 khu phố trong đó có 8 khu có nhà văn
hoá. Tại các nhà văn hoá,đây là nơi diễn ra mọi hoạt động của cộng đồng của
khu phố nhưng việc sinh hoạt của nhà văn hoá không phải thu hút được tất cả
mọi người tham gia. Nhà văn hoá chủ yếu dành cho những cuộc họp của khu
phố, hơn nữa những hoạt động tại nhà văn hoá không diễn ra liên tục, thường
xuyên. Nhà văn hoá là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ trong
những ngày lễ, hoạt động giao lưu văn nghệ….nhưng số lần tổ chức những
hoạt động này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do vậy nhà văn hoá phường vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân. “Thường thì vào những
ngày lễ địa phương thường tổ chức thi đấu thể dục thể thao, đấu tràm, tổ
chức giao lưu văn nghệ rất sôi nổi. Nhưng lượng người tham gia cũng ít
thôi. Đôi khi có đoàn ca nhạc hoặc xiếc về biểu diễn thì cũng không thu
hút được đông đảo người dân tham gia. Ngoà ra việc tổ chức các chương
trình giải trí cho người dân còn nhiều hạn chế như thiếu kinh phí để tổ
chức,rất khó để có những người có khả năng tham gia vào những hoạt
động văn hoá văn nghệ vì không phải ai cũng có năng khiếu cháu ạ.”
(phỏng vấn sâu, nữ 37 tuổi, cán bộ văn hoá phường)
• Khu vực giải trí tư nhân
Hiện nay với số lượng các quán nước, quán cà phê mọc lên ngày càng
nhiều với không gian và phục vụ ngày càng hoàn hảo nên một phần nào đó đã
đáp ứng được nhu cầu của mọi người nhưng chủ yếu là thanh niên: “ có khi
mình đi hát karaoke cùng bạn bè, đến quán cà phê.” (phỏngvấn sâu, nam 27
tuổi, công nhân) .
Báo cáo thực tập
“ Các quán nước, cà phê chủ yếu là những người công chức và
thanh niên thôi.” (phỏng vấn sâu, nữ 37 tuổi, cán bộ văn hoá phường).
Các quán cà phê, quán nước trong phường hiện nay với số lượng và
chất lượng phục vụ ngày càng cao đã thu hút được đông đảo thanh niên tham
gia vào các loại hình dịch vụ này. Sự ra đời các loại hình này trên địa bàn của

phường đã tạo ra một không gian mới, một sân chơi mới góp phần nâng cao
các loại hình giải trí ở đây.
• Quán điện tử/ internet:
Giải trí bằng hình thức giải trí này là hình thức giải trí mới, hình thức
giải trí hiện đại. hiện nay ở trên địa bà có 6 quán internet, một số gia đình
cũng có máy tính và nối mạng nên có thể vào đọc báo, chơi game….
Giải trí bằng hình thức nàycó nhiều mặt tích cựcmà chúng ta không thể
phủ nhận. nó giúp con người tiếp cận với công nghệ tin học, làm chủ khoa
học tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Rèn luyện cho con
người kỹ năng làm việc với phương tiện hiện đại. hình thàh nên thói quên
giao tiếp hiện đạivới khă năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chuẩn xác. Tuy nhiên
những trò chơi điện tử, chat qua internet đẫ làm cho rất nhiều người say mê
với loại hinh này. Nhiều học sinh mải mê với nó mà quên việc học hành, ngồi
cả ngày bên máy vi tính nên không chỉ hao phí về thời gian mà cả súc khoẻ
cũng bị ảnh hưởng. khi được hỏi về ảnh hưởng của internet với giới trẻ: “
ảnh hưởng nhiều chứ, nhiều lúc chúng mải chơi mà quên học hành, kết
quả học hành kém” ( phỏng vấn sâu, nữ)
Sự ra đời của các dịch vụ giải trí tư nhân là nhân tố góp phần tăng mức
sống tinh thần của người dân trong địa bàn.Dịch vụ giải trí tư nhân thường chỉ
đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ , còn những người lớn tuổi thường giải trí
tại nhà.
Báo cáo thực tập
Tóm lại, hiện nay đời sống tinh thần của người dân ven biển đã được
các chủ thể quan tâm,ở một góc độ nào đó nhu cầu vui chơi giải trí ccủa
người dân đã được đáp ứng. tuy nhiên sự đáp ứng còn nhiều hạn chế không
chỉ bởi sự thụ động của xã hội mà còn do điều kiện kinh tếcủa gia đình quy
định.
2.4. xu hướng tham gia các hoạt động giải trí của người dân.
Trong xã hội nước ta ngày xưa giải trí của người dân hầu như là không
có nếu có cũng chỉ là giải ttrí mang tính tập thể bằng những trò chơi dân gian

với sự tham gia của nhiều người. những trò chơi này không đòi hỏi phương
tiện hoặc chỉ là những phương tiện đơn giản. chúng gắn liền với văn hoá cổ
truyền xưa, xuất phát từ cuộc sống, tái hiện sinh hoiạt hằng ng này của người
dân. Nhưng ngày nay, các hình thức giải trí ngày càng đa dạng và phong phú.
Mọi người có thể t6ham gia vào nhiều hình thức giải trí khác nhau như giải trí
cá nhân ( xem ti vi, đọc báo…), giải trí tập thể ( những hoạt động văn hoá văn
nghệ, hoạt động thể dục thể thao… trong các lễ hội). bên cạnh đó có nhiều
hình thức giải trí mới xuất hiện như cà phê, karaoke, các trò chơi điện tử
internet….
Tuy nhiên chúng ta nhận thấy rằng những người dân trong phường chủ
yếu là ngư nghiệp nên lượng thời gian rỗi còn rất hạn chế. Với lượng thời
gian ít như vậy người dân thường có xu hướng giải trí tại nhà, ít chi phí và có
thể dễ dàng thực hiện mà không bị những yếu tố bên ngoài tác động.
Nhưng với nền kinh tế thị trường hiện nay mưccs sống của người dân
trên địa bàn đã dần được nâng cao khi đó họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến đời
sống tinh thần của bản thân cũng như gia đình. Họ sễ có nhu cầu, mong muốn
được tham gia vào nhiều hình thức giải trí khác nhau, hoạt đôn gj giải trí lúc
này không chỉ đơn thuần là các hoạt động giải trí diễn ra tại nhà ít chi phí mà
họ có thể tham gia vào nhiều hình thức giải trí mới do sự đáp ứng nhu cầu giải
trí của xã hội. khi đupwcj hỏi về hình thức giải trí trong thời gian tới chúng tôi
Báo cáo thực tập
nhận được câu trả lời: “có chứ mình nghĩ cuộc sống ngày càng được nâmg
cao thì mức độ, nhu cầu giải trí của con người sẽ ở mức cao hơn.” ( phỏng
vấn sâu, nam 27 tuổi)
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các thành viêntrong phường
có sự phân hoá thành các cấp độ khác nhau về mức sống, sở thích. Do đó hoạt
động giải trí của họ cũng phân hoá thành các cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc vào
khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của mình. Người dân có nhiều
sự lựa chọn một hình thức giải trí phù hợp theo sở thích của bản thân với mức
chi phí phù hợp lí mà hiệu quả giải trí lại cao.

Giải trí giúp con người giải toả căng thẳng mệt mỏi sau những giờ lao
đông, sang tạo, học tập mệt mỏi. ngoài ra nó còn giúp con người có thể tự tin
hơn, xử lí tình huống tốt hơn và con ngulời sẽ có cách làm việc tập thể tốt
hơn. Chính vì vậy con người muốn tham gia vào các hoạt động giải trí mới
mang tính sang tạo. nhu cầu của con người là vô tận vì vậy chúng ta cần phải
quan tâm để thoả mãn được những nhu cầu đó. Khi đánh giá về xu hướng các
hoạt động giải trí người dân đều khẳng định nó tăng lên về các hình thức giải
trí để có thể đáp ứng nhu cầu giải trí của họ: “mình nghĩ cuộc sống ngày
được nâng cao thì nhu cầu giải trí của con người sẽ cao hơn và sẽ có nhiều
hình thức giải trí mới xuất hiện”. ( pơhỏng vấn sâu, nam 27 tuổi, công nhân)
Hoặc “cô nghĩ sẽ tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng để đáp ứng
nhu cầu của người dân vì đời sống của người dân ta hiện nay ngày càng
được cải thiện mà”.( phỏng vấn sâu, nữ bán hàng tạp hoá)
Tóm lại các hoạt động giải trí của người dân có xu hướng tham gia
nhiều vào hình thức giải trí tại nhhà, mất ít chi phí về vật chất, các hoạt động
giải trí mang tính cá nhân, giải trí mang tính tập thể còn hạn chế. Tuy nhiên
họ vẫn muốn có thêm nhiều hình thức giải trí mới để đáp ứng nhu cầu giải trtí
của họ. như vậy trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hình thức giải trí mới để
đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.
Báo cáo thực tập
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1.Kết luận
Hoạt động giải trí chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần
của người dân. Nó giúp con người giải toả những căng thẳng mệt mỏi trong
cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần. mặt khác giải trí góp phần tạo nên lối sống cá nhân.
Về thực trạng giải trí : người dân đã nhận thức được vai ttrò, ý nghĩa của
hoạt động giải trí về đời sống tinh thần của mình. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay người dân không có nhiều thời gian rỗi chỉ có khoảng từ 2 đến 3
tiếng một ngày. Hoạt động giải trí được người dân tham gia nhiều nhất là xem

tivi, đọc báo, trò chuyện với người thân, hàng xóm, bạn bè…. Đây là những
hoạt động giải trí tại nhà, mang tính cá nhân, tính cộng đồng chưa cao, là
những hoạt động dễ thực hiện không chịu tác động của những yếu tố bên
ngoài.
Hoạt động giải trí của người dân ven biển có nhiều thay đổi so với năm
2005. trước năm 2005người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Do người
dân chuyển đổi từ nền kinh tế ngư nghiệp sang nền kinh tế thị trường.
Hoạt động giải trí của người dân chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên
ngoài: quan niệm về giải trí, số thời gian rỗi, dịch vụ văn hoá phường…. đây
là những nhân tố quyết định sự lựa chọn các hoạt động giải trí của người dân.
Hơn nữa khi tham gia giải trí người dân còn phải tính đến sự phù hợp giữa
khả năng, quan niệm hay chuẩn mực giá trị của gia đình địa phương mà mình
lựa chọn.
Với nền kinh tế thị trường hiện nay xã hội ngày càng đáp ứng được nhu
cầu giải trí của người dân, người dân có nhiều cơ hội để thoả mãn nhu cầu
giải trí và đòi hỏi sự nâng cao chất lượng các hoạt động giải trí cung cấp.
Báo cáo thực tập
2. Kiến nghị
Trước đây do điều kiện kinh tế của ngưởi dân còn nhiều khó khăn, do xã
hội vẫn chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu giải true của người dân. Cơ sở
cho hoạt động giải trí còn nghèo, hình thức giải trí đơn điệu. ngày nay tuy
mức sống của người dân đã được cải thiện, các hoạt động giải trí ngày càng
đa dạng có sức lôi cuốn nhưng sự tham gia của người dân vào các hoạt động
này còn nhiều khó khăn. Nên cần quan tâm tổ chức hoạt động vui chơi giải
ttrí lành mạnh cho người dân.
Đảng và nhà nước cần có chính sách quan , đầu tư hơn nữa ttrong việc
nâng cao cơ sở vật chất cho hệ thống văn hoá nhất là những vùng nâng thôn.
Quan niệm của người dân về giải trí cpòn nhiều hạn chế và chưa tích cực
do đó hình thành quan niệm khoa học về giải trí là cần thiết. cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động cung cấp cho người dân những tri thức khoa

học về giải trí giúp họ hiểu vai trò của giải trí trong xã hội.
Đối với phường cần: Tăng cường công tác quản lí hoạt động văn hoá nhất
là hoạt động của dịch vụ giải trí tư nhân. Nâng cao nhận thức về giải tí của
người dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực, nghiệp vụ
của cán bộ văn háo phường. cần quan tâm tổ chức nhiều hoạt động giải trí bổ
ích, có nội dung phong phú và phù hợp với sở thích của người dân để thu hút
sự chú ý và quan tâm của họ.
Báo cáo thực tập

×