Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn tiếng việt của học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện ia grai, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ƢỜN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------

t i
ÌM HIỂU HỰC
ẠN DẠY VÀ HỌC
MƠN IẾN VIỆ CỦA HỌC SINH LỚP 3
ÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA
AI, ỈNH IA LAI

iáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
Sinh viên hự hiện : Nguyễn Thị Quỳnh
Lớp
: 12STH1

Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn
Thị Thúy Nga, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại
học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu,
hồn thành khóa luận.
Tơi cũng xin cảm ơn q Thầy Cơ trong khoa Giáo dục Tiểu học. Bốn năm
học Đại học là khoảng thời gian quý báu không chỉ cho riêng tôi mà của tất cả sinh
viên trong khoa. Nhờ sự dạy bảo của quý Thầy Cô mà hôm nay, tôi mới có được
vốn kiến thức , kĩ năng cũng như niềm đam mê để hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng rất cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh lớp 3 của hai trường trên địa
bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai: Tiểu học Võ Thị Sáu, Tiểu học Phan Chu Trinh đã


giúp tơi có nguồn tư liệu thực tế trong q trình nghiên cứu,thực hiện khóa luận.
Cùng với niềm cảm kích ấy, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln
động viên, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Vì thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhân được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ và các bạn để
đề tài được hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
6. Nhiệm vụ .................................................................................................................4
7. Giả thuyết khoa học .................................................................................................4
8. Cấu trúc đề tài ..........................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................6
1.1. Khát quát chung về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học........................................6
1.1.1. Nhiệm vụ và vai trị của mơn Tiếng Việt ..........................................................6
1.1.1.1. Nhiệm vụ của mơn Tiếng Việt.......................................................................6
1.1.1.2. Vai trị của môn Tiếng Việt ...........................................................................6
1.1.2. Nguyên tắc chung dạy học Tiếng Việt ..............................................................7
1.1.2.1. Nguyên tắc giao tiếp ......................................................................................7
1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển tư duy..........................................................................8

1.1.2.3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm tâm lý và trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của
học sinh .......................................................................................................................9
1.1.3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ...................................................9
1.1.3.1. Phương pháp phân tích ngơn ngữ ................................................................10
1.1.3.2. Phương pháp giao tiếp (thực hành giao tiếp) ...............................................10
1.1.3.3. Phương pháp luyện tập theo mẫu ................................................................11
1.1.4. Chuẩn trình độ tối thiếu môn Tiếng Việt lớp 3 ...............................................11
1.2. Giới thiệu khái quát về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ....................................15
1.3. Tiếng Việt và tiếng Jrai trong sự ƣơng đồng và khác biệt .........................16
1.3.1. Sự tương đồng .................................................................................................16
1.3.2. Sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Jrai .......................................................17
1.4. Đặ

rƣng âm lý ủa học sinh tiểu học tại huyện Ia Grai, Gia Lai ............20


1.4.1. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học tại huyện Ia Grai, Gia Lai ............20
1.4.2. Nhận thức, tình cảm của học sinh tiểu học tại huyện Ia Grai, Gia Lai ...........20
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH LỚP 3 .............................................................................................................23
2.1. Tìm hiểu thực trạng dạy môn Tiếng Việt cho HS lớp 3 ở huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai ..............................................................................................................23
2.1.1. Khái quát quá trình khảo sát............................................................................23
2.1.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................23
2.1.1.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................23
2.1.1.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................23
2.1.1.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................................23
2.1.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................................23
2.2. Tìm hiểu thực trạng học môn Tiếng Việt của HS lớp 3 ở huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai ..............................................................................................................32

2.2.1. Khái quát qúa trình khảo sát............................................................................32
2.2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................32
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................32
2.2.1.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................32
2.2.1.4. Tiêu chí khảo sát ..........................................................................................32
2.2.1.5. Phương pháp khảo sát ..................................................................................33
2.2.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................................33
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤ
HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3

LƢỢNG

ÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA

GRAI, TỈNH GIA LAI ...........................................................................................42
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .....................................................................42
3.2. Một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chấ lƣợng dạy học Tiếng Việt
cho học sinh lớp 3 rên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ..............................42
3.2.1. Tổ chức dạy học Tiếng Việt theo hướng thực hành giao tiếp .........................42
3.2.1.1. Mục đích biện pháp .....................................................................................42
3.2.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt theo hướng thực hành giao tiếp........43
3.2.1.3. Tổ chức rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS theo hướng thực hành giao tiếp ....45


3.2.2. Một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng đọc và viết cho học sinh lớp 3 tại huyện Ia
Grai, tỉnh Gia Lai. .....................................................................................................53
3.2.2.1. Mục đích xây dựng bài tập .........................................................................53
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện .........................................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77

PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HSTH

: Học sinh Tiểu học

DTTS

: Dân tộc thiểu số

HSDTTS

: Học sinh dân tộc thiểu số

PPDH

: Phương pháp dạy học


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các phương pháp dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 3 mà giáo viên thường
sử dụng ......................................................................................................................24
Bảng 2: Các hình thức tổ chức giáo viên thường sử dụng trong q trình dạy học
mơn Tiếng Việt lớp 3 ................................................................................................26
Bảng 3: Bảng thể hiện tỉ lệ số giáo viên thực hiện đúng quy trình dạy học Tiếng
Việt lớp 3 ...................................................................................................................27
Bảng 4: Những thuận lợi khi dạy học Tiếng Việt của giáo viên lớp 3 trên địa bàn
huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai .......................................................................................28
Bảng 5: Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 3....30
Bảng 6: Kĩ năng đọc của học sinh lớp 3 ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ....................33
Bảng 7: Kĩ năng viết của học sinh lớp 3 ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ....................35
Bảng 8: Lỗi chính tả của học sinh lớp 3 ....................................................................35
Bảng 9: Các lỗi trong viết đoạn văn của HS lớp 3 ....................................................38


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện các lỗi chính tả của học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Ia
Grai, tỉnh Gia Lai ......................................................................................................36
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện lỗi trong viết đoạn văn của HS .....................................38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 bản sắc văn hóa khác nhau. Bên
cạnh việc duy trì và bảo vệ ngơn ngữ riêng của mỗi dân tộc thì một trong những
nhiêm vụ quan trọng là giáo dục, phổ cập tiếng Việt cho đồng bào các dân tộc thiểu
số. Mục đích của việc giáo dục ngôn ngữ này là nhằm cung cấp cho họ một công cụ
giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hịa nhập cộng đồng, cùng sống
dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngơn ngữ,
phát huy sức mạnh của tồn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới.

Đối với học sinh người dân tộc, việc tiếp thu những tri thức và kỹ năng tiếng
Việt là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em và tiếng Việt là hai ngôn ngữ
khác nhau. “Trẻ em dân tộc từ lúc lọt lịng mẹ đã được tiếp xúc, nói tiếng mẹ đẻ là
tiếng dân tộc. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng
Việt vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc, các em vẫn khơng thể có
những ưu điểm bẩm sinh như học sinh Kinh học tiếng Việt” (Mơng Ký Slay). Chính
vì thế, các em gặp khơng ít khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp thu các kiến thức
bằng tiếng Việt.
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục công dân,
những kiến thức ở bậc học này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để
học tiếp lên các bậc học sau. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn cho học sinh bốn kĩ
năng chính: nghe – nói – đọc – viết, nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao
tiếp, một phương tiện tư duy. Chất lượng của việc học môn Tiếng Việt ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc
thiểu số.
Huyện Ia Grai thuộc tỉnh Gia Lai, với hơn 50% là người dân dân tộc thiểu số,
nơi có vị trí chiến lược trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc luôn là nhiệm vụ hàng đầu
của những người đang giảng dạy nơi đây. Đó là việc dạy học tiếng Việt với tư cách
là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại dải đất này, các
dân tộc như Jrai, Bahnar...
Chính vì những lý do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng dạy
1


và học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Ia Grai,tỉnh Gia Lai”
để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
- Về việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Giáo dục ngôn ngữ cho người dân tộc thiểu số nói chung, học sinh dân tộc

thiểu số nói riêng ln nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như các
nhà giáo dục. Chính vì thế, có khơng ít các bài nghiên cứu về việc dạy – học Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Trước hết phải kể đến cuốn “Giáo trình phương pháp dạy tiếng Việt cho học
sinh dân tộc bậc Tiểu học” – dự án phát triển giáo viên Tiểu học (Năm 2008).
Trong giáo trình này, các tác giả đã cập nhật những đổi mới về nội dung, phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục Tiểu học theo chương trình sách
giáo khoa mới. Nội dung trọng tâm của giáo trình xoay quanh các phương pháp dạy
học tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo bốn kĩ năng cơ bản của tiếng Việt (nghe –
nói – đọc – viết).
Một số bài nghiên cứu khác về việc vấn đề này như: “Vấn đề rèn luyện kĩ
năng nghe – nói cho học sinh dân tộc thiểu số đầu bậc tiểu học qua môn Tiếng
Việt” (Ngô Hiền Tuyên/ Tạp chí giáo dục 2008 – số 189 – Kỳ 1 – Tháng 5). Tác giả
đã khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng nghe – nói trong việc tạo cơ sở để học tốt
hai kĩ năng đọc - viết. Từ đó đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng nghe – nói cho học
sinh dân tộc thiểu số qua các phân môn của môn Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện,
Tập làm văn.
“Tạo môi trường học Tiếng Việt thân thiện và hiệu quả trong lớp học dạy học
sinh dân tộc thiểu số” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh được đăng trên “Tạp chí khoa
học giáo dục” – 2010 – số 53 – tháng 2 đưa ra các biện pháp để tạo mơi trường học
Tiếng Việt hiệu quả trong lớp, từ đó góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất
lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, những tài liệu trên đây là những bài tổng hợp, các cơng trình
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu
số trên cả nước, chưa đi sâu áp dụng cho những vùng miền, dân tộc cụ thể.
- Về việc dạy Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai
2


Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói

chung, trên địa bàn Gia Lai, Tây Nguyên nói riêng là một trong những nhiệm vụ
giáo dục hàng đầu, được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tiểu biểu là các bài
nghiên cứu như: Việc dạy chữ dân tộc ở Gia Lai, những khó khăn và vài định hướng
(Trần Ngọc Chi/ Tạp chí Giáo dục – 2001 – số 6); Nâng cao chất lượng dạy học ở
Tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai (Trần Thị Yên/ Tạp chí Giáo dục –
2010 – số 248); Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số: thực trạng và giải
pháp (Báo Gia Lai – 2009 – số 2347),… Các bài nghiên cứu đưa ra những tồn tại,
khó khăn trong việc dạy học, dạy tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó,
đưa ra một vài định hướng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở tỉnh Gia Lai. Song
các bài nghiên cứu trên chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu việc dạy – học tiếng
Việt ở tỉnh Gia Lai và vạch ra các biện pháp cụ thể cho các giáo viên áp dụng vào
công tác giảng dạy.
Các tài liệu trên mới dừng lại ở mức độ chung nhất cho việc dạy học ở tiểu
học vùng dân tộc thiểu số, hay đánh giá kết quả dạy học Tiếng Việt trên địa bàn Tây
Ngun, Gia Lai chứ chưa có cơng trình nghiên cứu, bài viết nào đi vào khai thác,
tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học huyện Ia
Grai, tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng
tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mụ đí h nghiên ứu
Chúng tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu việc dạy và học môn Tiếng Việt của học sinh
lớp 3 trên địa bàn huyện Ia Grai, Gia Lai” với mục đích tìm hiểu thực trạng dạy và
học Tiếng Việt của học sinh ở huyện Ia Grai, Gia Lai. Từ đó, đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho các em.
4. Đối ƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tượng nghiên cứu
- Qúa trình dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
- Qúa trình học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 3 ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi tập trung nghiên cứu q trình dạy và học theo hai mạch kiến thức
của môn Tiếng Viêt là: Kĩ năng đọc, kĩ năng viết (viết chính tả, viết đoạn bài) của

3


học sinh ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
5. Phƣơng pháp nghiên ứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt về đề tài cũng như đặt cơ sở
quan trọng để tìm hiểu trực trạng và đưa ra biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
học Tiếng Việt cho học sinh.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua những tiết dự giờ, chúng tơi
quan sát q trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đi u tra Anket: Chúng tôi tiến hành xây dựng các phiếu anket
điều tra các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và quy trình dạy học
mà giáo viên áp dụng trong q trình dạy mơn Tiếng Việt, những thuận lợi và khó
khăn khi dạy Tiếng Việt cho học sinh trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động dạy học: Bằng cách
nghiên cứu, đánh giá bài làm của học sinh dựa trên những tiêu chí cụ thể, chúng tơi
rút ra những nhận xét và kết luận về mức độ đạt được của học sinh cũng như tìm
hiểu những khó khăn, hạn chế của các em khi học môn Tiếng Việt.
- Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở những kết quả điều tra được từ phiếu
anket và sản phẩm hoạt động của học sinh, chúng tôi tiến hành xử lý các số liệu thu
được để có đánh giá khách quan về tình hình dạy và học Tiếng Việt của học sinh ở
huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
6. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra chúng tôi thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt trên địa bàn huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai
- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho

học sinh lớp 3.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu những biện pháp mà đề tài đề xuất được áp dụng vào q trình dạy học
mơn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thì sẽ
4


góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh nơi đây.
8. Cấu rú đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng việc dạy và học Tiếng Việt cho học sinh lớp 3
Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Việt
cho học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khát quát chung về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
1.1.1. Nhiệm vụ và vai trị của mơn Tiếng Việt
1.1.1.1. Nhiệm vụ của mơn Tiếng Việt
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt –
hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Những kiến thức về tiếng
Việt cùng với các kiến thức về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học cũng
được cung cấp cho học sinh một cách sơ giản, góp phần hình thành nhân cách “con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở ấy, môn Tiếng Việt ở Tiểu học thực
hiện các nhiệm vụ như sau:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,

nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thơng qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngồi.
- Mơn Tiếng Việt cần gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của
ngôn từ tiếng Việt và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh. Mơn Tiếng Việt
bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: tình cảm gia
đình, tình thầy trị, tình bạn, tình u q hương, đất nước, con người, đồng thời
hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp.
1.1.1.2. Vai trị của mơn Tiếng Việt
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của lồi người” (Lênin).
Ngơn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Nắm ngơn ngữ, lời nói là
điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Khơng có
một khoa học nào mà người học sẽ nghiên cứu trong tương lai, không có một phạm
vi hoạt động xã hội nào mà khơng đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ
nói riêng và ngơn ngữ nói chung. Trình độ trau dồi ngơn ngữ của một người nào đó
là tấm gương phản chiếu trình độ ni dưỡng tâm hồn của anh ta. Chính vì vậy,
Tiếng Việt là mơn học trung tâm ở trường Tiểu học.
6


Môn Tiếng Việt ở tiểu học vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để HS
học tập tất cả các mơn học khác. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương
tiện cần thiết của lao động học tập của học sinh. Nói cách khác, trẻ muốn nắm kĩ
năng học tập, trước hết cần phải nghiên cứu ngơn ngữ, chìa khóa nhận thức, của học
vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn. Thiếu ngơn ngữ, con người không thể tham
gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sản xuất hiện đại, vào sự phát triển văn hóa,
nghệ thuật.
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai,

việc học tiếng Việt lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Môn
Tiếng Việt cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy,
nhanh chóng hịa nhập cộng đồng, cùng sống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng
chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc
trong sự nghiệp cách mạng mới.
Như vậy, sở dĩ mơn Tiếng Việt giữ vai trị đặc biệt giữa các mơn học khác
trong trường học là vì, một mặt do ý nghĩa của những kiến thức phổ thông mà môn
học này mang lại cho học sinh. Mặt khác, những kĩ năng, kĩ xảo được hình thành
trong giờ học tiếng là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của người học sinh,
không phụ thuộc vào nghề nghiệp tương lai của họ.
1.1.2. Nguyên tắc chung dạy học Tiếng Việt
Những nguyên tắc đặc trưng của quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học phải
phản ánh được đặc trưng của chính q trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học và chi
phối, bao trùm lên tất cả q trình đó. Những nguyên tắc đang được xem là chung
nhất và mang tính đặc thù trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học là nguyên tắc giao
tiếp (còn gọi là nguyên tắc phát triển lời nói hay nguyên tắc thực hành), nguyên tắc
phát triển tư duy (còn gọi là nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện
tư duy hay nguyên tắc phát triển) và nguyên tắc tính đến đặc điểm tâm lý và trình
độ phát triển tiếng mẹ đẻ của học sinh.
1.1.2.1. Nguyên tắc giao tiếp
Thực chất của nguyên tắc này là khi dạy tiếng Việt phải luôn luôn hướng học
sinh vào hoạt động giao tiếp (hoạt động nói – viết). Mục đích học tiếng Việt của học
sinh tiểu học là để có cơng cụ để nói – viết. Dạy tiếng Việt phải qua hoạt động giao
7


tiếp vì đọc, viết, nghe, nói là bốn kĩ năng giao tiếp chỉ được hình thành và phát triển
thơng qua giao tiếp. Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng phục vụ cho tư
duy, tách khỏi chức năng đó ngơn ngữ sẽ trở thành hệ thống chết. Mặt khác, muốn
hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về tiếng Việt khơng cịn con đường nào khác là học

sinh phải thường xuyên được rèn luyện nói – viết, bằng cách sử dụng tri thức về
tiếng Việt để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình cho người khác hiểu.
Khi thực hiện nguyên tắc này, GV cần chú ý lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy
học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt
động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ngồi ra, GV phải tổ
chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học Tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng
giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.
1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển tư duy
Ngơn ngữ và tư duy có mối quan hệ thống nhất và biện chứng, chúng thúc đẩy
nhau cùng phát triển. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, tư duy là hiện thực trực
tiếp của ngơn ngữ. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tư duy, tư duy phát triển
kéo theo sự phát triển của ngơn ngữ. Vì vậy, dạy tiếng Việt không chỉ rèn luyện
ngôn ngữ mà rèn luyện tư duy.
Dạy tiếng Việt không chỉ làm giàu vốn từ, cung cấp cho học sinh những tri
thức tiếng Việt mà còn rèn luyện cho học sinh những thao tác của tư duy: so sánh,
phân tích, tổng hợp, các phẩm chất tư duy: trí nhớ, sáng tạo, óc tưởng tượng,
phương pháp suy nghĩ…Khi đã rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh cũng tức là đã
phát triển tư duy cho học sinh, vì ngơn ngữ là vũ khí để tư duy. Vì vậy, khi dạy
tiếng Việt cần rèn luyện ngơn ngữ gắn liền rèn luyện tư duy.
Để thực hiện nguyên tắc này, GV cần chú ý phải chú ý rèn luyện các thao tác
và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng. Bên cạnh đó, GV phải làm cho học sinh
thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và tạo điều kiện cho học sinh nắm
được nội dung các vấn đề cần nói, viết và biết thể hiện nội dung bằng các phương
tiện ngôn ngữ.

8


1.1.2.3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm tâm lý và trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của

học sinh
Trước khi đến trường, các em đã có một vốn từ nhất định do học hỏi ở những
người xung quanh, đã nắm được một cách tự phát các quy luật ngôn ngữ. Vì vậy
vốn ngơn ngữ đó khơng đồng đều. Do đó, nguyên tắc này yêu cầu dạy tiếng phải
chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt
động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Ngoài ra, việc dạy tiếng
phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh.
Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với hai tư cách là tiếng mẹ đẻ
và tư cách là ngơn ngữ thứ hai có khác nhau. Trước hết, với những học sinh người
Kinh, khi nghiên cứu tiếng Việt, học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc,
gắn bó trực tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em. Trước khi đến trường, các em
đã nắm hai dạng hoạt động là nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ
pháp nhất định. Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn từ tiếng Việt của học sinh
theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương
pháp dạy học. Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc. Yêu cầu thứ
hai là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt. Yêu
cầu thứ ba là giáo viên cần phát huy những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế
và xóa bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập.
Với những học sinh học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai (học sinh
dân tộc thiểu số), việc vận dụng nguyên tắc này cũng rất quan trọng. Nếu tiếng mẹ
đẻ có đặc điểm giống tiếng Việt thì học sinh cần sử dụng kinh nghiệm nói năng
sang tiếng Việt, cịn những điểm nào khơng giống thì xem như cản trở. Cần làm so
sánh loại hình, nghiên cứu sự chuyển di tích cực và tiêu cực để có ứng dụng trong
dạy học tiếng Việt cho những đối tượng này.
1.1.3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phương pháp dạy học tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học
sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt. Các phương
pháp chỉ được vận dụng trong dạy tiếng Việt và thường được sử dụng phổ biến
trong nhiều phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, đó là: phương pháp phân tích ngơn
ngữ, phương pháp giao tiếp và phương pháp luyện tập theo mẫu.

9


1.1.3.1. Phương pháp phân tích ngơn ngữ
Phân tích là một thao tác trí tuệ đặc trưng của trường học. Nó là một trong
những kĩ năng quan trọng mà trường tiểu học phải hình thành cho học sinh. Cũng vì
vậy, phân tích được sử dụng trong tất cả các mơn học ở tiểu học. Trong dạy học
tiếng Việt, phương pháp phân tích được cụ thể hóa thành phân tích ngơn ngữ.
Phương pháp phân tích ngơn ngữ là phương pháp được sử dụng một cách có
hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị
ngơn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng. Các
dạng phân tích ngơn ngữ: quan sát ngơn ngữ (là giai đoạn đầu trong q trình phân
tích ngơn ngữ nhằm tìm hiểu ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo
một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả,
phân tích tập viết, phân tích ngơn ngữ các tác phẩm văn chương…Tất cả các dạng
phân tích ngơn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập
tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết văn với nhiệm vụ mang tính phân tích.
1.1.3.2. Phương pháp giao tiếp (thực hành giao tiếp)
Phương pháp giao tiếp là phương pháp đặc trưng của môn học Tiếng Việt bởi
“ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” ( Lê - Nin). Qúa
trình dạy học Tiếng Việt ở tất cả các cấp đều cần phải được tổ chức như một quá
trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những
thơng báo sinh động, vào việc tổ chức quá trình giao tiếp bằng ngơn ngữ một cách
có hiệu quả trong những tình huống nói năng cụ thể. Phương pháp này gắn liền với
phương pháp luyện tập theo mẫu. Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng
giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngơn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói
được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngơn ngữ. Chính vì vậy, dạy tiếng Việt theo
phương pháp giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói trong từng cá nhân học sinh.

Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói, cịn các kiến thức lí thuyết thì
được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài học. Để thực
hiện phương pháp giao tiếp, cần có mục đích giao tiếp, mơi trường giao tiếp, các
phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp.
10


1.1.3.3. Phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp luyện tập theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn
vị ngơn ngữ, lời nói bằng mơ phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa…Phương pháp
này gồm nhiều dạng bài tập như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn
cảm theo thầy giáo. Phương pháp này thường được sử dụng trong giờ tập đọc, chính
tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
Để sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu, giáo viên cần phải làm các công
việc như: nắm chắc được mẫu – mục tiêu dạy học cụ thể; có khả năng tạo các mẫu
tiếng Việt; GV cần nắm chắc những điểm còn sai lệch ở học sinh so với mẫu và có
những thủ thuật dạy học để chuyển những sản phẩm lời nói lệch lạc, sai mẫu của
học sinh về đúng mẫu.
Bên cạnh đó, tùy theo đối tượng và nội dung, tính chất của các phân môn
Tiếng Việt, giáo viên sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thực
hành giao tiếp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,
phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trị chơi. Ngoài
ra, với đối tượng học sinh dân tộc, giáo viên còn áp dụng các phương pháp dạy học
khác như: phương pháp trực tiếp, phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học (học theo lớp, học theo nhóm,
học cá nhân) cần được vận dụng một cách linh hoạt trong mỗi bài học nhằm khơi
dậy hứng thú của học sinh, mang lại hiệu quả tích cực. Chúng ta khơng nên tuyệt
đối hóa, cơ lập phương pháp hoặc tuyệt đối hóa, cơ lập một hình thức tổ chức dạy
học nào.
1.1.4. Chuẩn trình độ tối thiếu mơn Tiếng Việt lớp 3

Chuẩn trình độ tối thiểu là yêu cầu mà mọi đối tượng HS cần đạt được. Căn cứ
vào chuẩn trình độ này, GV lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp, đây
cũng là cơ sở để GV đánh giá kết quả học tập của HS. Dưới đây là chuẩn trình độ
tối thiểu đối với môn Tiếng Việt lớp 3.
Chủ đề
1.

Kiến thức

Mứ độ cần đạt
- Nắm vững mẫu chữ cái

1.1. Tiếng Việt

viết hoa.

1.1.1. Ngữ âm và chữ viết

- Biết cách viết hoa tên

11

Ghi chú


riêng Việt Nam, tên riêng
nước ngoài (phiên âm)
1.1.2. Từ vựng

Biết tên các từ ngữ (gồm cả

thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu)
về lao động sản xuất, văn
hóa, xã hội, bảo về Tổ
quốc,…
- Nhận biết được các từ chỉ Dùng câu hỏi: Ai?,

1.1.3. Ngữ pháp

sự vật, hoạt động, đặc điểm, Cái gì?, Thế nào?,
Làm gì? Để nhận

tính chất.

- Nắm vững mơ hình phổ diện từng thành phần
biến của câu trần thuật đơn câu trần thuật.
và đặt câu theo những mơ
hình này.
- Biết cách dùng dấu chấm,
dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, dấu phẩy, dấu hai
chấm.
1.1.4. Phong cách

ngôn Bước đầu nhận biết biện

ngữ và biện pháp tu từ

pháp so sánh, nhân hóa
trong bài học và trong lời
nói.


1.2. Tập làm văn

- Biết cấu tạo ba phần của - Nhận biết các thành
bài văn.

phần mở bài, thân
bài, kết bài qua các
bài tập đọc và qua
các câu chuyện được
học.

- Bước đầu nhận biết đoạn - Biết tìm ý chính
văn và ý chính của đoạn của một đoạn văn đã
văn.

đọc theo gợi ý; lựa
chọn đầu đề cho đoạn
văn
12


- Bước đầu nhận biết cấu - Nhận biết các thành
tạo của một số loại văn bản phần của bức thư, lá
thông thường.

đơn, báo cáo đơn
giản về công việc.

2.


Kĩ năng

2.1. Đọc
2.1.1. Đọc thông

- Đọc đúng, rõ ràng, rành Đọc thầm các bài học
mạch các văn bản nghệ để trả lời câu hỏi về
thuật,

hành

chính,

báo nội dung bài.

chí…có độ dài khoảng 200
chữ, tốc độ đọc 70 – 80
chữ/phút. Đọc thầm nhanh
hơn lớp 2 (90-100 chữ/phút)
- Biết đọc phân biệt lời
nhân vật trong các đoạn đối
thoại và lời người dẫn
chuyện
2.1.2. Đọc - hiểu

- Hiểu ý chính của đoạn văn
- Biết nhận xét một số hình
ảnh, nhân vật hoặc chi tiết
trong bài đọc.


2.1.3. Ứng dụng kĩ năng - Thuộc được 6 bài thơ,
đọc

đoạn văn dễ nhớ, có độ dài
khoảng 80 chữ.
- Biết sử dụng mục lục
sách, thời khóa biểu, đọc
thơng báo, nội quy… để
phục vụ sinh hoạt và học tập
bản thân.

2.2. Viết

Viết đúng và nhanh các kiểu

2.2.1. Viết chữ

chữ thường và chữ hoa cỡ
nhỏ; viết chữ rõ ràng, đề nét,
liền mạch và thẳng hàng.
13


2.2.2. Viết chính tả

- Nghe – viết, nhớ - viết
chính tả có độ dài khoảng
60 – 70 chữ trong 15 phút,
khơng mắc q 5 lỗi, trình

bày đúng quy định, bài viết
sạch.
- Viết đúng tên riêng Việt
Nam và một số tên riêng
nước ngồi.
- Biết phát hiện và sửa lỗi
chính tả trong bài viết.

2.2.3. Viết đoạn văn, văn - Biết viết đơn, viết tờ khai
bản

theo mẫu; biết viết thư ngắn
để báo tin tức hoặc hỏi thăm
người thân.
- Viết được văn kể, tả đơn
giản (6-8 câu) theo gợi ý.

2.3. Nghe

Kể lại được một đoạn

2.3.1. Nghe - hiểu

truyện, mẩu chuyển đã nghe
thầy cô kể trên lớp.

2.3.2. Nghe – viết

- Nghe viết chính tả có độ
dài 70 chữ, trong đó có từ

chữ âm, vần khó hoặc từ có
âm, vần, thanh dễ viết sai do
ảnh hưởng của cách phát âm
địa phương, tên riêng Việt
Nam, tên riêng nước ngoài.
- Ghi lại được một vài ý trong
văn bản tin ngắn đã nghe.

2.4. Nói

Biết dùng từ xưng hơ và lời

2.4.1. Sử dụng nghi thức nói phù hợp với tình huống
lời nói

giao tiếp trong gia đình, nhà
trường…
14


2.4.2. Đặt và trả lời câu Biết đặt và trả lời câu hỏi
hỏi

trong học tập, giao tiếp.

2.4.3. Thuật

việc,

kể - Biết kể một đoạn truyện

hoặc một câu truyện đã

chuyện

nghe, đã đọc.
- Nói được một đoạn đơn
giản về người, vật xung
quanh theo gợi ý bằng tranh
hoặc bằng câu hỏi.
2.4.4. Phát
trình

biểu,

thuyết - Bước đầu biết phát biểu ý - Nêu ý kiến cá nhân,
kiến trong cuộc họp.

nhận xét ý kiến của
bạn trong các tiết học
trên lớp và trong sinh
hoạt tập thể.

- Biết giới thiệu các thành - Giới

thiệu

hoạt,

viên, các hoạt động của tổ, động của tổ, lớp dựa
trên báo cáo hoặc văn


của lớp.

bản đã chuẩn bị theo
mẫu.

1.2. Giới thiệu khái quát về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Huyện Ia Grai ngày nay nằm về phía tây tỉnh Gia Lai, phía bắc giáp huyện
Chư Păh, phía nam giáp huyện Đức Cơ, Chư Prơng, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri
(vương quốc Campuchia) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), phía nam và phía
đơng nam giáp thành phố Pleiku, có tọa độ địa lý từ 1345’ đến 1415’ vĩ độ bắc và
từ 10727’ đến 10804’ kinh độ đơng.
Ia Grai có diện tích tự nhiên là 1.112,38 km2. Tổng dân số của huyện là 75.593
người, trong đó: người Kinh là 35.660 người (chiếm 47, 2 %); người Jrai: 39.509
người (52, 3%); người Bahnar: 17 người; các dân tộc khác là 407 người (chiếm 0,
5%). Mật độ dân số trung bình là 66, 44 người/ km2.
Sau khi chia huyện, địa giới hành chính của Ia Grai ổn định cho đến nay, với
10 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Ia Sao, Ia Hrung, Ia Khai, Ia Pếch, Ia Chia,
15


Ia O, Ia Krai, Ia Tô, Ia Dêr và thị trấn Ia Kha.
Trong cộng đồng người Jrai huyện Ia Grai, lễ hội là hình thức tín ngưỡng phổ
biến. Các buổi lễ cầu thần, ma chay, thường được tổ chức rất trọng thể với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng nhằm bày tỏ những mong muốn được sức khỏe, mưa
thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa được nhiều.
Kinh tế của người Jrai chủ yếu là nương rẫy, ngoài ra, đồng bào còn biết làm
ruộng nước ở những vùng đất thấp, gần sông suối, thuận lợi cho việc dẫn nước vào
ruộng một cách thô sơ, đơn giản. Do đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự
cấp, mùa màng phụ thuộc vào thời tiết nên thu nhập của người dân rất thấp, bên

cạnh đó, do việc chi tiêu, sử dụng sản phẩm khơng có kế hoạch nên thường dẫn đến
tình trạng đói nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, thiếu thốn.
Ngày nay trong điều kiện phát triển của xã hội, đồng bào dân tộc ở Ia Grai đã
biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, phát triển kinh tế vườn, kinh tế hộ gia
đình, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia
đình đồng bào dân tộc đã vươn lên làm giàu cho chính bản thân và cịn giúp đỡ
cộng đồng cùng phát triển kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.
1.3. Tiếng Việt và tiếng Jrai trong sự ƣơng đồng và khác biệt
Cũng như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Việt và tiếng Jrai có các hệ thống ngữ âm,
hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp. Sử dụng phương pháp ngơn ngữ học so
sánh tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Jrai sẽ giúp cho việc
biên soạn tài liệu dạy tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng Việt đúng đối tượng hơn và nhờ đó việc
dạy tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt cho học sinh Jrai thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
1.3.1. Sự tương đồng
Ngữ âm và chữ viết: Về ngữ âm, hai ngơn ngữ này có mơ hình cấu trúc có 4
thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính (âm gốc), âm cuối. Số lượng âm vị như phụ
âm, nguyên âm về cơ bản giống nhau, phẩm chất ngữ âm của các yếu tố này cũng gần
nhau. Về chữ viết, tiếng Việt và tiếng Jrai đều được xây dựng trên mẫu tự La – tinh.
Từ vựng: Trong tiếng Việt và tiếng Jrai có hai lớp từ là lớp từ thuần và lớp từ
vay mượn. Hai ngơn ngữ đều có hiện tượng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa; từ đa nghĩa và từ
đồng âm. Ở hai ngơn ngữ có hiện tượng giống nhau về phương ngữ (tiếng địa phương).
16


Về ngữ pháp: Ngơn ngữ Jrai cũng có những đặc trưng như tiếng Việt. Cấu tạo
từ bằng hình thức/ phương thức ghép và phương thức chuyển nghĩa. Ngồi ra, ngơn
ngữ Jrai còn dùng phương thức phụ tố để chuyển nghĩa và bổ sung vốn từ. Tổ chức
cú pháp về cơ bản giống tiếng Việt.
Phƣơng hức cấu tạo từ: Về đại thể, những dạng cấu trúc từ ngữ trong tiếng

Jrai cũng giống trong vốn từ tiếng Việt với các mức độ tần suất đậm nhạt khác
nhau: từ đơn, từ ghép (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập), từ láy (từ láy âm, từ
láy vần, từ láy toàn bộ...)
Cấu trúc cú pháp
Cấu trúc thành phàn, trật tự từ trong câu đơn cũng tương tự nhau:
Kâo ngã brua/ hiam kla/ ( Tôi làm việc tốt)

CN

VN

Mặt khác, cấu trúc hình thái các loại câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, nghi
vấn phủ định trong câu đơn cũng tương tự nhau.
Ví dụ:
Adơi kào ngã brua/ ka hiam kia/. ( Em tôi làm việc hƣa tốt.)
Adơi kào ngã brua/ hiam kla/ mơh?( Em tôi làm việc tốt không?)
1.3.2. Sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Jrai
Tiếng Việt và tiếng Jrai có sự khác biệt lớn về nguồn gốc, ngữ âm và chữ viết,
từ vựng và ngữ pháp.
Ngôn ngữ
Phƣơng diện
Nguồn gốc
Ngữ âm và chữ
viết

Tiếng Việt

Tiếng Jrai

thuộc ngữ hệ Nam Á

thuộc ngữ hệ Nam Đảo
Ngữ âm:
- Tiếng Việt có 6 thanh cịn tiếng - Tiếng Jrai khơng có thanh
Jrai khơng có thanh điệu.
điệu.
HANH ĐIỆU
PHỤ ÂM
VẦN
PHỤ ÂM ĐẦ
VẦN
ĐẦU
- Ở TV có tiểu hệ ngun âm đơi

17

- Jrai chỉ đơn thuần nguyên
âm đơn.


×