Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NGLLL9Thang 12 20102011KNS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.69 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ngày hoạt động: __/12/2010</b>


<b>THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG </b>
<b>CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC</b>


<b>HỘI VUI HỌC TẬP</b>


<b>I</b>. <b>Mục tiêu</b>


- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tọc .
- Tự hào, tơn trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống đó.


- Tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó.
- Nắm vững kiến thức cơ bản các môn học.


- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập đạt kết quả cao.


- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hoạt
động khoa học trong tự nhiên và xã hội.


<b>II. Các kỹ năng sống cơ bản</b>


- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc.


- Kỹ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập.
- Kỹ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập.


- Kỹ năng giao tiếp/ứng xử với người khác trong hội vui học tập.


- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về các nội dung liên quan đến hội vui


học tập.


- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập.
<b>III. Phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực</b>


- Trị chơi giáo dục
- Động não (Hỏi đáp)


- Kể chuyện – văn nghệ (hát)
- Trình bày


<b>IV. Tài liệu và phương tiện</b>


- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước , quân đội
ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Một số câu đố vui – Ô chữ
- Câu hỏi – Đáp án.


<b>V. Tiến trình hoạt động</b>


<b>* Khởi động: </b>Cả lớp hát bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
-Nhạc và lời: Phạm Tuyên


<b>1. Khám phá</b>:


- Bạn hãy kể tên các anh hùng, liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ mà em biết.


- Bạn nào kể đúng nhận một phần quà.



<i>Gợi ý: La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Bế Văn Đàn, Phan</i>
<i>Đình Giót, Lê Thị Hồng Gấm, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ,</i>
<i>Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự</i>
<i>Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Vừa A Dính, Trần Văn Ơn, Nguyễn</i>
<i>Viết Xn…</i>


- Tóm tắt kết quả sưu tầm:
<b>2. Kết nối</b>:


<b>a) Hoạt động 1: Động não – Phát huy truyền thống cách mạng của dân</b>
<b>tộc</b>


Trả lời câu hỏi, đáp đúng nhận quà:


1. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vảo ngày tháng năm nào. Tại
đâu


<i>Ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng</i>


2. Kể tên các vị tướng quân sự nổi tiếng được thế giới công nhận


<i>Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và Võ Nguyên Giáp, </i>


3. Ai là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam


<i>Nguyễn Ái Quốc </i>(GVCN liên hệ tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh cho


đất nước: lối sống cần, kiệm, liêm, chính và giản dị…)



4. Địa danh Gị Quản Cung – Giồng Thị Đam thuộc địa phận của tỉnh Đồng
Tháp.


<i>HuyệnTân Hồng</i>


<b>b) Hoạt động 2: Văn nghệ</b>


- Người điều khiển chương trình nêu thể lệ: Mời mỗi nhóm cử đại diện hát
các bài hát về ca ngợi đất nước, cuộc đấu tranh của quân và dân ta trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thể lệ: Mỗi nhóm kể một mẫu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của một anh
hùng trong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ mà em biết. Mỗi một
mẫu chuyện sẽ nhận được một phần quà.


* Gợi ý:


- Nguyễn Văn Trỗi (01/02/1940 – 15/10/1964) là một người đã thực hiện
cuộc đánh bom khơng thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phịng Hoa Kỳ Robert


McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hịa kết án tử hình.


- La Văn Cầu sinh năm 1932, Anh hùng quân đội (1951), dân tộc Tày, quê xã
Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Gia nhập bộ đội từ 1948, đại
tá (1982), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1950). Trong trận Bông Lau
1949, La Văn Cầu nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt địch. Trong trận Đông
Khê (Chiến dịch Biên giới 1950), bị thương nát tay phải, La Văn Cầu nhờ đồng
đội chặt đứt để khỏi vướng, rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung
phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu
nước thời kì Kháng chiến chống Pháp.



<b>d) Hoạt động 4: Trị chơi ô chữ</b>
- Người DCT nêu thể lệ


+ Giải đúng một ô chữ được 10 điểm


+ Chia làm 4 đội, mỗi đội ghi câu trả lời vào giấy. Thời gian thực hiện là
30’


+ Trình bày kết quả bằng cách đưa lên cho người DCT. Chọn 2 đội có kết
quả cao nhất để phát quà.


- Nội dung:


1/ 9 chữ cái – Người đầu tiên lập ra triều Lý (Lý Công Uẩn)


2/ 4 chữ cái – Con gì đầu rắn, đi rùa, tên nhân thành 9, nếu trừ bằng 0 (Con
ba ba)


3/ 7 chữ cái - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là ai? (Đ/c
Trần Phú)


4/ 7 chữ cái - Đây là tên nước ta từ buổi đầu dựng nước. (Văn lang).


5/ 10 chữ cái - Đây là tên vị tướng đã có cơng dẹp loạn 12 sứ quân để thống
nhất đất nước.(Đinh Bộ Lĩnh).


6/ 9 chữ cái - Đây là tên một con sông đã diễn ra trận chiến thắng lớn của
quân dân ta chống quân xâm lược Tống (sông Như Nguyệt).



<b>d) Hoạt động 5: Thi hỏi đáp – Hội vui học tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bốc thăm
được trả lời.


- Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó khơng trả lời
được – nếu đúng cho 10 điểm. Trong trường hợp khơng ai trả lời được thì
người DCT nêu đáp án.


- BGK cho điểm công khai. Mỗi câu 10 điểm.
- Chọn 2 đội có điểm cao nhận một phần quà.
<b>CÂU HỎI:</b>


1/ Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người ở nước ta ở đâu? <i>( Miền núi và cao</i>
<i>nguyên)</i>


2/ Chỉ có muỗi cái là đốt người. Đúng hay sai?Tại sao? (<i>Đúng,Vì muỗi đực</i>
<i>chỉ hút nước hay nhựa cây từ các thân cây hoặc hoa quả.</i>


3/ Nhiễm sắc thể rõ nhất ở kỳ nào của quá trình phân bào? <i>(Kỳ giữa).</i>


4/ Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đơng? <i>(Vì mùa đơng ngày ngằn</i>
<i>và mặt trời chiếu chếch, mùa hè ngày dài và mặt trời chiếu thẳng gốc hơn</i>
<i>xuống trái đất) </i>


5/ Khi sử dụng thuốc trừ sâu đế an toàn lao động phải làm như thế nào?


<i>(Mang khẩu trang, găng tay,kính,mặt đồ dài tay, đội nón,…)</i>


6/ Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-Na-Ma-ra tại cây cầu có tên là gì?



<i>(Cầu Cơng lý)</i>


7/ Tên của nhà Tốn học người Hi lạp cổ với câu nói: “Trong hình học khơng
có con đường dành cho vua chúa” <i>(Ơ-Clit)</i>


8/ Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý ở điểm nào?


<i>Hiện tượng hoá học: là hiện tượng này xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này</i>
<i>sang chất khác.</i>


<i>Hiện tượng vật lý:là hiện tượng này xảy ra khi biến đổi mà vẫn giữ nguyên</i>
<i>chất ban đầu.</i>


9/ Tại sao lá cây có màu xanh lục? <i>Vì trong lá cây có chất diệp lục, khi ánh</i>
<i>sáng mặt trời chiếu vào lá chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng</i>
<i>khơng thu nhận màu xanh lục và phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy</i>
<i>lá cây có màu xanh lục.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

11/ Tại sao cần phải khởi động thật kỹ trước khi luyện tập thể dục, thể thao.


<i>(Hạn chế rủi ro chấn thương)</i>


12/ Hãy kể các màu nóng, màu lạnh trong mỹ thuật. <i>(Màu nóng gồm: đỏ</i>
<i>vàng, cam, nâu và tím; màu lạnh gồm: màu xanh và tím hoa cà</i>


13/ Hãy hát bài: Lý dĩa bánh bò


<b>đ) Hoạt động 6: Lồng ghép tuyên truyền phòng chống AIDS</b>
- Trả lời đúng được một phần quà.



<b>1. HIV có các giai đoạn tiến triển nào? Kể ra.</b>


- GĐ 1: Giai đoạn sơ nhiễm: 2 – 6 tuần có khả năng lây nhiễm cho người
khác, cơ thể bình thường, một số có sốt nhẹ, xét nghiệm âm tính.


- GĐ 2: Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: 5 – 7 năm, cơ thể khoẻ
mạnh, xét nghiệm dương tính, dễ lây.


- GĐ 3: Giai đoạn nhiễm có triệu chứng (cận AIDS): sưng hạch cổ, nách, sốt
cao, tiêu chảy kéo dài, dễ lây


- GĐ 4: Giai đoạn AIDS: gầy sút, sốt cao kéo dài, tiêu chảy kéo dài, ho kéo
dài, viêm da ngứa toàn thân, lở loét toàn thần, cơ thể suy kiệt…


<b>2. Khả năng tồn tại của HIV trong cơ thể người sau khi người nhiễm</b>
<b>HIV qua đời là bao lâu?</b>


- Thời gian sống trung bình của HIV trong thi thể người chết có HIV là 24-36
giờ nhưng khơng dễ lây lan, nếu trong phịng lạnh hoặc xứ lạnh thì khả năng tồn
tại lâu hơn khoảng 16 ngày.


<b>3. Thời gian tồn tại ngồi mơi trường của HIV là bao lâu?</b>


- Rất ngắn, nó phụ thuộc vào lượng máu hoặc dịch tiết cơ thể chứa HIV. Nếu
trong lượng máu nhỏ chỉ số vài giờ, lượng máu lớn sẽ nhiều hơn (máu lớnkhô
chậm hơn). Tức là HIV chết ngay khi máu hoặc dịch tiết bị ánh nắng rọi khô.


<b>4. HIV tồn tại trong các giọt máu ở bơm kim tiêm là bao lâu?</b>
- Từ 2 đến 7 ngày.



<b>3. Thực hành luyện tập</b>:
<b>Hoạt động 7: Trình bày.</b>


- Người DCT mời các tổ thảo luận 2 câu thành ngữ sau: “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Hãy tìm ý nghĩa của nó


- Thời gian thảo luận là 5 phút.


- Mời đại diện các tổ trình bày ý kiến của tổ mình, thời gian là 1 phút.
- Mời 2 tổ trình bày và 2 tổ nhận xét.


- Mời giáo viên cho ý kiến.
* Gợi ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Uống nước</b>: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các
thế hệ trước. <b>Nguồn</b>: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: nguyên nhân dẫn
đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.


<b>Ý nghĩa</b>: lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai
đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.


<b>Liên hệ</b>: Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của
dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.


Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho day mà trồng”.


<b>Ý nghĩa</b>: Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả
nào mà khơng có nguồn gốc, không do sức lao động tạo nên. Của cải vật chất
các thứ do bàn tay con người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây


dựng, giữ gìn tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục.
Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.


<b>Liên hệ</b>: Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của
dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
<b>4. Vận dụng</b>:


- Qua buổi hoạt động, chúng ta thấy được truyền thống yêu nước của dân tộc
ta, chúng ta là học sinh phải học tốt để góp phần nhỏ cho cơng cuộc xây dựng
đất nước. Để có sự tiến bộ các bạn về nhà lập cho mình một kế hoạch ơn thi học
kỳ 1 của năm học 2010-2011 và nộp về cho GVCN.


- Thời hạn nộp kế hoạch: Tuần lễ từ 13 đến 18/12/2010


- Biểu mẫu gợi ý:


TT Nội dung cần làm Thời gian<sub>thực hiện</sub> Tài liệu Ghi chú


<b>VI. Tư liệu</b>:


<b>1. Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung</b>


Ngày 26 tháng 9 năm 1959, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân – tiền thân Tiểu đoàn 502
tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp), lần đầu ra quân đã đánh thắng trận phục kích vận động
trên đồng nước tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, bẻ gãy cuộc hành quân cấp Trung đoàn
của địch, diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Khoảng 9 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 1959, ta phát hiện địch hành quân bằng xuồng
trên đường cặp theo Giồng Thị Đam. Chúng rất đông, quân ta chỉ 42 tay súng nhưng tinh thần
quyết chiến cao, có tài đánh giặc trên đồng nước lại ở trong tư thế chủ động, bí mật. Đợi địch


lọt sâu vào trận địa phục kích, ta bất thần nổ súng khiến chúng vô cùng bị động, lớp chết, lớp
bị thương, xuồng chìm, qn lính chới với trên mặt nước, mất khả năng chống trả. Quân ta
chống xuồng xuất kích thần tốc diệt thêm nhiều tên nữa. Địch rối loạn, khiếp sợ và đầu hàng
quân giải phóng, ta bắt sống tù binh, thu dọn chiến trường và băng đồng về Gò Quản Cung
(cách Giồng thị Đam 03 km) bổ sung vũ khí mới, chuẩn bị trận địa đánh địch đến ứng cứu.
Đến 14 giờ, một tiểu đoàn khác của địch từ An Phong tiến về Gò Quản Cung để cứu viện.
Chúng cảnh giác, đi thưa hơn, nhưng cũng sa vào trận địa phục kích của quân ta. Khi địch đến
gần, ta nổ súng áp đảo, sau 10 phút tiêu diệt tốp đầu và tốp giữa, bọn đi sau hoang mang tháo
chạy.


Trong hai trận thắng liên tiếp tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, ta tiêu diệt và bắt sống
gần 200 tên (có 105 tên bị bắt), trong đó có tên Tiểu đồn phó, thu hàng trăm súng các loại và
nhiều quân trang, quân dụng. Bọn tù binh được ta giáo dục, băng bó, chăm sóc những tên bị
thương, giao trả lại tất cả tư trang, cấp xuồng và thả tất cả bọn chúng về quận lỵ Hồng Ngự.


Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung ngày nay là cánh đồng mênh mông biển lúa thuộc nông
trường Giồng Găng. Tỉnh đã xây dựng nơi đây cụm tượng đài chiến thắng ghi dấu trận thắng
oai hùng năm xưa và để giáo dục truyền thống truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai
sau.


<b>2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp</b>


Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt
động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ
huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận
Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch
Hồ Chí Minh. Ơng là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc
chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.



Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị,
bí thư Qn ủy Trung ương, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh


Quân đội Nhân dân Việt Nam.


<b>3. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn</b>


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và
cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có cơng lớn trong ba lần kháng chiến chống
Ngun Mơng. Ơng là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và


Vạn Kiếp tơng bí truyền thư (đã thất lạc). Ơng cịn được người dân Việt tơn sùng như bậc
thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×