Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.9 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

HAI ĐỨA TRẺ


(THẠCH LAM)


1.Phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam có "nguyên mẫu" từ phố huyện
Cẩm Giàng, nơi tuổi thơ ơng sống, gắn bó với những người thân trong gia đình,
trong dịng họ và trong cộng đồng làng phố của ông, nghĩa là một hình ảnh
mang vốn sống rất riêng tư. Đã vậy, chuyện mà nhà văn kể với ta cũng không
phải chuyện gì đặc biệt, chỉ là những sinh hoạt thường ngày về một chiều, một
đêm nơi ấy : Hai đứa trẻ, một chị một em, theo lời mẹ dặn, trơng coi một gian
hàng tạp hố bé xíu, lời lãi chẳng bao nhiêu, nhưng ngày nào cũng ngồi chờ
chuyên tàu đêm khởi hành từ Hà Nội đi qua rồi mới đóng cửa hàng đi ngủ.
Trong lúc chờ tàu, hai chị em cơ bé ngắm nhìn, lắng nghe quang cảnh, nhịp điệu
phố huyện diễn ra trước mắt, từ lúc hồng hơn cho đến tận đêm khuya. Chuyện
chỉ có thế mà sao ai đọc cũng cảm thấy lịng mình xao xuyến bâng khng, cảm
thấy tâm hồn mình thật sự lay động và như là bị những dịng chữ của ơng quyến
rũ, mê hoặc ?


Sức lay động của Hai đứa trẻ chủ yếu xuất phát từ bức tranh phố huyện, từ
chính sự rung động rất thực của tâm hồn nhà văn, hay từ cách viết rất giản dị,
trong sáng mà giàu sức dụ dẫn, khơi gợi ? Từ cản hai, và từ sự hoà kết nhuần
nhị, tự nhiên giữa các yếu tố này.


Những rung động sâu xa, tinh tế trong tâm hồn hai đứa trẻ, cũng chính là những
rung động rất thực của Thạch Lam, nhà văn có tâm hồn nhạy cảm đến độ có thể
lắng nghe được từng rung động khẽ như cánh bướm non trong lịng nhân vật, có
thể cảm nhận được sắc điệu của ánh trăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hơn thế, Thạch Lam còn lắng nghe và ghi lại rất thực cả những cảm giác mong
manh, mơ hồ nhất của tâm hồn những đứa trẻ trước bấy nhiêu sự vang động
trong từng bước đi của thời gian.



2. Nghệ thuật viết truyện, thực chất là nghệ thuật kể chuyện, cũng giống như
nghệ thuật tạo một "cuộc chơi". Theo đó, cái khó của viết truyện là mời gọi, dẫn
dắt người đọc, kéo họ tham dự vào "cuộc chơi" ấy của mình. Tất nhiên, với
những truyện có tình huống éo le, sự kiện gay cấn, nghệ thuật dẫn dắt khơng
cần phải đặc biệt lắm. Nhung có những truyện, nhất là truyện "khơng có


chuyện", rõ ràng phải trơng chờ rất nhiều váo cách dẫn dắt của tác giả. Hai đứa
trẻ của Thạch Lam thuộc trường hợp sau.


Làm sao để một truyện "khơng có chuyện", một truyện tồn những cảm giác,
cảm tưởng rất tinh vi nhưng rất nhỏ ấy quyến rũ, mẽ hoặc được người đọc ? ở
đây, vai trò tết dệt, dẫn dắt của người viết, người kể quả là rất lớn. Vậy, bằng
cách nào để Thạch Lam dệt những cảm giác, cảm tưởng, những rung động
mong manh, mơ hồ kia thành truyện ? Bằng cách nào Thạch Lam dẫn người đọc
tham gia vào cuộc chơi của ơng ?


Điều cực kì quan trọng là phải tìm kiếm được một ơ cửa, một hành lang tiện
dụng nhất để dẫn người đọc vào thế giới phố huyện, chuẩn bị cho họ một tâm
thức thích hợp để lắng nghe, ngắm nhìn phố huyện cùng với nhân vật của ơng.
Ơ cửa ấy là đây : nhìn bức tranh phố huyện qua cái nhìn của Liên, nhân vật
chính. Và hành lang ấy là đây : dẫn dắt tâm trạng theo nhịp bước thời gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Theo sự dẫn dắt của ông, người đọc tham dự vào cuộc chơi nơi phố huyện bằng
những phiêu lưu "trí nghĩ", và những ấn tượng, cảm giác của "hai đúa trẻ", nhân
vật chính. Những cảm giác, cảm tưởng ấy, có thể lan man, non nớt, mơ hồ, đầy
vẻ mong manh. Nhưng bù lại, chúng sẽ hết sức tươi mới, tinh nhạy, tỉ mỉ và
mang đầy những hứa hẹn của một cuộc phiêu lưu thám hiểm, khám phá thú vị.


Trong bức tranh phố huyện dệt bằng cảm giác như vậy, mọi thứ hiện lên vừa rõ


nét vừa mơ hồ.


Những cảm tưởng, cảm giác này được thể hiện bằng một lối đặt câu công khai
nhấn mạnh tính mơ hồ trong ý nghĩ của nhân vật, gắn với các cụm từ "không
hiểu", "không biết đến", "khơng rõ rệt gì", "mong đợi một cái gì",... Chẳng hạn :
Liên "khơng hiểu sao", Liên "thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không
biết đến", "kỉ niệm cịn nhớ lại khơng rõ rệt gì", "Chừng ấy người trong bóng tối
mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" ; "Tâm
hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ khơng hiểu."); ...


Có khi ơng dùng lối đặt câu cơng khai nhấn mạnh vào tính nửa vời, lơ lửng của
trạng thái, sự việc : Liên và An đang; tính tiền hàng nửa chừng thì "Thơi, để mai
tính một thể.", đang ngắm nhìn "vũ trụ thăm thẳm bao la" thì "chỉ một lát hai chị
em lại cúi nhìn về mặt đất" ; vừa loé lên một ý niệm triết lí (rằng mình là ai,
đang sống ở đâu) thì ngay sau đó "Liên khơng nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần,
rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh...".


Cũng có khi ơng dùng đến sức mạnh liên tưởng cảm giác, kiểu như : "hoi nóng
của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi
riêng của đất, của quê hương này".


Âm hưởng, nhịp điệu của những câu văn như thế vọng vào tâm hồn người đọc
thật nhiều bâng khuâng man mác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

em Liên ngồi là cái chống nát (cái chõng này "sắp gãy rồi", đã đến lúc "mua cái
khác thay vào").


Theo cái nhìn của chị em Liên, người đọc cịn thấy những gì ? Kia là mấy đứa
trẻ con nhà nghèo lom khom "nhặt nhạnh" trên bãi chợ rác rưởi ; đây, một cụ bà
nghiện rượu cất tiếng "cười khanh khách", và chân lảo đảo bước lẫn vào đêm.


Kia là cái bóng "mênh mang ngã xuống đất một vùng và kéo dài tận hàng rào
hai bên ngõ" của bác phở Siêu ; đây là cái cử chỉ "phe phẩy cành chuối khơ đuổi
ruồi bị trên mấy thức hàng" của chị Tí, là hành vi "góp chuyện bằng mấy tiếng
đàn bầu bật trong yên lặng" của vợ chồng bác xẩm có đứa con trong cát bẩn bò
lê trong lúc chờ tàu đến. Người dân nghèo bán hàng vặt phố huyện bồn chồn
chờ khách mà "người cứ vắng mãi" !


Cũng theo cảm giác, cảm tưởng của hai đứa trẻ, người đọc ngắm nhìn và cảm
nhận sắc độ của bóng tối và ánh sáng với những buồn vui thường nhật.


Bóng tối phố huyện thật mênh mơng, nhưng rõ ràng có sắc độ khác nhau : "Tối
hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào
làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Ánh sáng phát ra từ những ngọn đèn lại càng
nhiều hình thù, sắc độ bất ngờ : khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm sáng, hột
sáng,... Như những ánh diêm của cơ bé trong truyện cổ tích An-đéc-xen, những
khe, vệt, quầng, chấm, hột,... ánh sáng như thế thỉnh thoảng loé lên, điểm vào
bức tranh mênh mông buồn những chấm vui le lói. Cùng Thạch Lam, nhập vào
hành trình cảm giác của hai đứa trẻ, từ chiếc chõng tồi tàn chìm khuất trong
bóng tối dưới gốc bàng nơi sân ga, người đọc, khi thì ngước lên bầu trời xa,
ngắm nhìn từng ánh sao ; lúc lại trở về với mặt đất, chăm chú dõi mắt vào
những đốm lửa xung quanh. Mỗi lần hai đứa trẻ gặp một đốm sáng, đời sống
nội tâm của chúng lại bừng lên, một ánh vui nhỏ bé chiếu rọi vào. Những lúc
ấy, nhà văn và người đọc như reo lên cùng nhân vật : Kìa, hàng phở của bác
Siêu đến kia rồi.", Đèn ghi đã ra kia rồi.", Dậy đi An. Tàu đến rồi.",...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ
bay tung trên đường sắt. Hai chị em cịn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn
xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre".


Khoảnh khắc ngắn ngủi q. Đồn tàu đã khuất bóng. Nhưng dư ảnh, dư âm của


nó vẫn lung linh trong tâm tưởng. Dư ảnh, dư âm ấy như một thứ ánh sáng soi
vào thực tại, định vị thân phận cho con người nhỏ nhoi nơi ga xép, phố huyện
quẩn quanh và tăm tối : "Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng
rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.
Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí
và ánh lửa của bác Siêu."


Theo trình tự thời gian, truyện Hai đứa trẻ được bố cục thành ba cảnh : phố
huyện lúc chiều xuống, phố huyện lúc đêm về, phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi
qua. Cảnh quan trọng nhất là cảnh cuối (chứa đựng hình ảnh sáng, vui, nhộn
nhịp, được chờ đợi nhiều nhất) thì lại được miêu tả ngắn nhất. Điều này rất ăn
nhịp với cảm giác về nhịp điệu thời gian : với tâm trạng chờ đợi khắc khoải,
thời gian trở nên như chậm rãi hơn ; với cái nhìn đắm say và tâm trạng khao
khát, tiếc nuối, thời gian trôi đi gấp gáp hơn.


Thế giới đã được dệt nên bởi cảm giác, thì giọng, điệu, lời, câu, chữ cũng thấm
nhuần những cảm giác, cảm tưởng ấy. Câu văn của Thạch Lam, từng lúc, từng
lúc lại vang vọng lên nhịp bước của thời gian : "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm
ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa
vào...", "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió
mát...".


Trong tấm thảm chiều, đêm phố huyện dệt nên bằng cảm giác, từng con chữ của
Thạch Lam như những nốt nhạc, những chấm sáng, thỉnh thoảng chúng lại ánh
lên bao vẻ đẹp kín đáo, rất có hồn : Trống thu khơng "từng tiếng một vang ra để
gọi buổi chiều", "vịm trời hàng ngàn ngơi sao ganh nhau lấp lánh", "trống cầm
canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan", "Người vắng mãi.",...


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thở, như hờn trách, vẻ như khắc khoải đợi chờ : đợi chờ khách, đợi chờ người,
chờ sự sống, chờ sự nhộn nhịp, đông vui.



3. Hai đứa trẻ là bức tranh phố huyện dệt bằng cảm giác. Nhưng phải nói thêm
rằng : Cảm giác ấy là nhũng gì đã được trải nghiệm, cảm giác gắn với kí ức tuổi
thơ. Tác phẩm phảng phất chất tự truyện, ở đó, phố huyện cẩm Giàng, chị em
Thạch Lam gần như là những nguyên mẫu cho phố huyện và chị em Liên trong
truyện ngắn này. Bởi vậy, sức lay động tâm hồn người đọc ở đây, cũng có thể
nói là sức lay động của những dịng kí ức cảm động tinh cất từ tuổi thơ ơng.
Trong những dịng kí ức ấy, tất nhiên, khơng thể khơng chú ý đặc biệt đến hình
ảnh đồn tàu và vẻ hoa lệ của Hà Nội "băm sáu phố phường".


Nếu như tuổi thơ Thạch Lam đã có khơng biết bao nhiêu đêm ngắm nhìn đồn
tàu đi qua ga xép, thì cũng đã có khơng biết bao nhiêu đêm từ ga xép ấy, ông
mơ về Hà Nội phồn hoa. Nhà văn đã lấy chính lịng đam mê, khao khát ánh
sáng, niềm vui, cùng cuộc sống tốt đẹp của mình mà hiểu và nói thay cho những
đứa trẻ. Cái "thế giới khác" mà chị em Liên hằng đêm mơ tưởng, tất nhiên là thế
giới tưởng tượng, nhưng nó được lấy nguyên mẫu từ Hà Nội, hay chính xác hơn
từ kí ức, ấn tượng tuổi thơ của Thạch Lam về Hà Nội.


Phải chăng đó là lí do khiến nhà văn để cho nhân vật Liên trong truyện, nhiều
lần nhớ, nghĩ, mơ về Hà Nội. Từ mùi phở thơm của bác Siêu, Liên nao nức nhớ
về "một vùng sáng rực và lấp lánh", và "Hà Nội nhiều đèn q". Từ hình ảnh
đồn tàu Liên lại "lặng theo mơ tưởng" : "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui
vẻ và huyên náo...".


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Không hẹn mà gặp, Thạch Lam viết truyện ngắn Hai đứa trẻ vào cái thời mà
sau, trước không lâu, Xuân Diệu viết Toả nhị Kiều, Vội vàng, Giục giã, Nam
Cao viết Đời thừa, Sống mòn.


Vào cái thời ấy, chẳng hay khi tì mẩn "ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt
nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh", dệt nên bức tranh phố huyện bằng cảm giác


của tâm hồn trẻ thơ như vậy, Thạch Lam có nhớ đến khơng mấy dòng thơ sau
trong bài Giục giã của thi sĩ Xuân Diệu :


</div>

<!--links-->

×