Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De thi chon HSG mon Su 9BN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.16 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH BẮC NINH
<b> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>§Ị THI CHäN HäC SINH GiáI cÊp TØNH </b>
<b>NĂM HỌC 2011 - 2012 </b>


<b>Môn thi: Lịch sử - lớp 9</b>


Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
<i>Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2012</i>


<b>I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM)</b>
<i><b>Câu 1: (4 điểm)</b></i>


a/ Điền các sự kiện lịch sử vào cột B sao cho phù hợp với thời gian của cột A
về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945:


<b>A</b> <b>B</b>


16-8-1945
19-8-1945
23-8-1945
25-8-1945
28-8-1945


b/ Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.


<i><b>Câu 2: (4 điểm)</b></i>


Nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mối quan hệ giữa
chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến


tranh ở Đông Dương (1954).


<i><b> Câu 3: (6 điểm)</b></i>


Trình bày những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến
năm 1925. Công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian
này là gì?


<b>II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM)</b>
<i><b> Câu 1: (3 điểm)</b></i>


Những nhân tố làm nên sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ
năm 1950 đến năm 1973. Việt Nam có thể học tập được gì từ sự đi lên đó?


<i><b> Câu 2: (3 điểm)</b></i>


“Chiến tranh lạnh” xuất hiện như thế nào? Biểu hiện và hậu quả của “Chiến
tranh lạnh”. Vì sao “Chiến tranh lạnh” chấm dứt?


- Hết
---(Đề thi gồm 01 trang)


Họ và tên thí sinh: ………..………Số báo danh: ……….
Họ tên, chữ ký giám thị 1:……….
Họ tên, chữ ký giám thị 2:……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

UBND TỈNH BẮC NINH


<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHHƯỚNG DẪN CHẤM</b>
NĂM HỌC 2011 - 2012



<b>MÔN THI : LỊCH SỬ – LỚP 9 – THCS</b>
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012


==============
<b>I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM)</b>


<i><b>Câu 1: (4 điểm)</b></i>


a/ Hãy i n các s ki n l ch s v o c t B sao cho phù h p v i th i gian c ađ ề ự ệ ị ử à ộ ợ ớ ờ ủ
c t A v di n bi n chính c a Cách m ng tháng Tám n m 1945.ộ ề ễ ế ủ ạ ă


<b>A</b> <b>B</b>


16-8-1945
19-8-1945
23-8-1945
25-8-1945
28-8-1945


b/ Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.


<b>STT</b> <b>Nội dung đáp án</b> <b>Điểm</b>


Câu 1


(4 điểm) a/ i n các s ki n l ch s v o c t B sao cho phù h p v i c t AĐ ề ự ệ ị ử à ộ ợ ớ ộ


A B



16-8-1945 Quân giải phóng từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên…
19-8-1945 Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội


23-8-1945 Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi ở Huế
25-8-1945 Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi ở Sài Gòn


28-8-1945 Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước.


<b>b/ Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945:</b>


- Dân tộc Việt Nam đã biết kế thừa và phát huy cao độ truyền thống yêu nước,
anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước…


- Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh nên đã tập hợp được mọi lực lượng trong mặt trận dân tộc…, có khối
liên minh cơng nơng…, kết hợp đấu tranh…


- Nhờ có điều kiện khách quan thuận lợi: Hồng quân Liên Xơ và qn Đồng
minh đánh bại phát xít Nhật…đã tạo thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy giành chính
quyền.


0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


0,5
0,5
0,5



<i><b>Câu 2: (4 điểm)</b></i>


Nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mối quan hệ giữa
chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.


Câu 2
(4 điểm)


<b>* Kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>* Ý nghĩa lịch sử: </b>


- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hồn tồn kế hoạch Nava,
giáng một địn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.


- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi
cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.


<b>* Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định</b>
<b>Giơ-ne-vơ về Đông Dương:</b>


- Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao của
Đảng và Chính phủ ta (giữa đánh và đàm)…


- Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, chúng ta sẵn sàng thương lượng để
giải quyết vấn đề Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng với thái độ ngoan cố và hiếu chiến, thực dân Pháp
đã không đáp ứng đề nghị đó của ta…



- Đến khi bị thất bại nặng nề về quân sự ở chiến trường, Pháp mới chịu thay đổi
thái độ. Ngày 8-5-1954, khi quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ
của thực dân Pháp thì Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đơng Dương chính thức được khai
mạc…


- Thắng lợi về quân sự của ta ở Điện Biên Phủ, đã đập tan ý đồ xâm lược và nô
dịch nước ta của thực dân Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.


- Việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ tỏ rõ thiện chí hịa bình của ta. Đó là kết quả
của cuộc đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao bền bỉ, kiên cường…


- Thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ vừa là sự khẳng định thắng lợi của chiến
thắng Điện Biên Phủ, vừa là cơ sở pháp lý để khẳng định độc lập chủ quyền của
ta…


0,5
0,5


0,5


0,25


0,25
0,5
0,5
0,5


<i><b>Câu 3: (6 điểm)</b></i>


Trình b y nh ng ho t à ữ ạ động c a lãnh t Nguy n Ái Qu c t n m 1911 ủ ụ ễ ố ừ ă đến


n m 1925. Công lao to l n c a Ngă ớ ủ ườ đố ới i v i cách m ng Vi t Nam trong th iạ ệ ờ
gian n y l gì?à à


Câu 3
(6 điểm)


<b>* Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1925:</b>
- Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp
xâm lược và thống trị. Người ra đời trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại
Nam Đàn, Nghệ An, quê hương có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách
mạng.


- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đi nhiều nơi ở châu Á,
châu Phi, châu Âu, châu Mĩ, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và hoạt
động…Năm 1917, Người trở lại Pháp…


- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp Hội
nghị Véc-xai ngày 18-6-1919 để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc
thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị bản u
sách địi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình
đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam…


- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
<i>cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó Người hồn toàn tin theo</i>
Lênin và Quốc tế thứ ba…


- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc
bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp,


0,5


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người...


- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng
lập Hội liên hiệp thuộc địa... Tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm
chủ nhiệm (kiêm chủ bút) đã vạch trần chính sách áp bức, bóc lột dã man…
Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, tác phẩm
<i>Bản án chế độ thực dân Pháp...</i>


- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân
và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên Xơ một thời gian, vừa
làm việc, nghiên cứu học tập...


- Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày
lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước
thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò, sức mạnh của giai cấp
nông dân ở các nước thuộc địa.


- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp
xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng một số thanh niên yêu nước
mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(6-1925), nịng cốt là Cộng sản đồn...


<b>* Công lao của Người:</b>


- Trong nhiều năm hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-
Lê-nin, đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, con đường
cách mạng vơ sản.



- Tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước…Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930…


- Xây đắp mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng
Pháp và cách mạng thế giới.


0,5


0,5
0,5


0,5


0,5


0,5
0,5
0,5
<b>II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM)</b>


<i><b>Câu 1: (3 điểm)</b></i>


Những nhân tố làm nên sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật từ năm
1950 đến năm 1973. Việt Nam có thể học tập được gì từ sự đi lên đó?


<b>* Những nhân tố làm nên sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản:</b>
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu
những giá trị tiến bộ của thế giới, nhất là khoa học – kĩ thuật, nhưng vẫn giữ


được bản sắc dân tộc.


- Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, cơng ty Nhật Bản…
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm
bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng
trưởng…


- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên, cần cù lao
động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm…


- Chi phí quốc phịng ít nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Nhật Bản tận dụng vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ từ
nước ngồi, nhận được nhiều đơn đặt hàng của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh ở
Triều Tiên và Việt Nam, thu nhiều lợi nhuận.


<b>* Những bài học từ sự đi lên của Nhật Bản mà Việt Nam có thể học:</b>
- Phát huy tinh thần lao động sáng tạo và cần kiệm của nhân dân.


- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất


- Tận dụng có hiệu quả các yếu tố từ bên ngồi…để phát triển.
- Tăng cường cơng tác quản lí, tổ chức, điều tiết nền kinh tế…


0,5
0,25
0,25
0,25
0,25



<i><b>Câu 2: (3 điểm)</b></i>


“Chiến tranh lạnh” xuất hiện như thế nào? Biểu hiện và hậu quả của “Chiến
tranh lạnh”. Vì sao “Chiến tranh lạnh” chấm dứt?


Câu 3
(3 điểm)


<b>* Sự xuất hiện:</b>


- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xơ đã nhanh chóng chuyển từ liên
minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt. Đó là tình trạng
“Chiến tranh lạnh” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…


- “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các đế quốc
với Liên Xô và…


<b>* Biểu hiện:</b>


- Mĩ và các đế quốc ra sức chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng,
thành lập các khối quân sự…


- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng cường ngân sách quốc
phịng…


<b>* Hậu quả:</b>


- Thế giới ln ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng
nổ…



- Các cường quốc phải chi phí khổng lồ về tiền của và sức người..


- Trong khi loài người đang gặp những khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh…
- Tháng 12 năm 1989 Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản Liên Xô Gooc- ba- chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh
lạnh”.


<b>* Nguyên nhân:</b>


- Do Mĩ và Liên Xơ đều q tốn kém vì chi phí cho quốc phịng lớn…nên suy
giảm “ thế mạnh” trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.


- Nhật Bản và Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt
với Mĩ.


- Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.


- Liên Xơ và Mĩ cùng muốn thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế
của mình.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×