Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy trinh viet SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.55 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM &</b>



<b>QUY TRÌNH CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>



<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

I


<b> / ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


<b>1/ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?</b>


- Sáng kiến là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới
để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người. Kinh nghiệm là những gì con người
tích lũy được qua thời gian hoạt độnt thự tiễn. Kinh nghiệm có thể là kinh nghiệm thành
công và kinh nghiệm không thành công nhưng sự tích lũy kinh nghiệm dù kinh nghiệm
thành cơng hay kinh nghiệm không thành công đều nhằm hướng tới sự thành công trong
thời gian sắp tới.


- Đối với ngành GD&ĐT sáng kiến gắn liền với kinh nghiệm. Nhiều CBQL và GV
thấy khó khăn và ngại viết SKKN vì họ cho rằng khơng có vấn đề gì để viết. Đây khơng
chỉ là ý kiến của CBQL, GV bình thường mà ngay cả những GV dạy giỏi, HT, PHT các
trường TT, TTXS, Trường chuẩn Quốc Gia cũng có ý kiến như vậy. SKKN trong ngành
GD&ĐT khơng phải là vấn đề gì lớn lao lắm nó chỉ là những cơng việc đã làm trong
giảng dạy, trong quản lý đã đạt hiệu quả cao, được đúc kết lại cho người khác học tập và
thực hiện. SKKN trong ngành GD&ĐT có nhiều loại:


* Đối với giáo viên có thể nghiên cứu về nâng cao chất lượng dạy và học, kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học, kinh nghiệm
vận dụng kinh nghiệm của người khác ...



* Đối với CBQL: Nghiên cứu về công tác quản lý một mặt của nhà trường xây dựng
trường từ yếu, TB lên tiên tiến, xây dựng trường Chuẩn Quốc Gia ...


* Đối với GV chuyên trách: Nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác
đội TN-NĐ, công tác thư viện, công tác phổ cập GDTH, chống mù chữ ...


- Hằng năm ngành đã có kế hoạch triển khai cho toàn thể CBGV NV trong toàn
ngành là và tổ chức chấm để công nhận kết quả từ cấp trường đến các cấp trên.


Vậy mỗi một nhà giáo cần phải nghiên cứu học hỏi trong mọi phương diện để tìm ra
những cách làm hay, mới, phù hợp với yêu cầu công việc mang lại hiệu quả thiết thực
như mong muốn. Khi viết SKKN phải tuân thủ về quy trình, bố cục, trình bày khoa học,
diễn đạt rõ ràng nội dung từng phần việc.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG:</b>
<b>1/ Thuận lợi: </b>


- Việc làm SKKN ở các nhà trường đã thực hiện hàng năm theo kế hoạch của ngành.
- Triển khai thực hiện trong toàn thể CBGV, NV đặc biệt là trong đội ngũ CBQL, Giáo
viên giỏi các cấp.


- Về cấu trúc làm một SKKN cơ bản theo cách trình bày chung của một SKKN.


- Quy trình tổ chức chấm ở cơ sở cũng được tổ chức từ cấp trường, cấp Phòng GD&ĐT.
Thành phần tham gia chấm là Lãnh Đạo ngành,CBQL các nhà trường.


<b>2/ Khó khăn</b>:



- Việc thực hiện ở các đơn vị còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của BGH.


- Đang làm với mức độ có SKKN chưa thực sự đầu tư, nghiên cứu, tham khảo ...
- Một số SKKN lấy của người khác chỉ thay số liệu.


- Một số giáo viên chưa biết cách làm về cấu trúc một SKKN.


- Quy trình chấm mang tính bị động, năng lực của người chấm hạn chế.


<b>3/ Thực trạng trình bày một SKKN, quy trình chấm ở cơ sở: </b>


- Chưa đầu tư nhiều về thời gian và trí tuệ đang làm để cho có.


- Lấy SKKN của người khác khơng phải là việc làm hiệu quả của mình.


- Chưa có giá trị sử dụng SKKN vào việc của mình và việc của người khác. Chưa làm nổi
bật cái mới, sức thuyết phục chưa cao.


-Việc chấm SKKN chưa phân biệt được tác giả chính của đề tài.


- Chưa liên hệ việc sử dụng, áp dụng SKKN vào kết quả thực tế của đơn vị.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:</b>


<b>A/ CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Gồm 3 phần</b>


<b>1. Phần I: Đặt vấn đề:</b>




Trong phần này cần nêu rõ tầm quan trọng và lý do chọn vấn đề của đề tài.
-Lý do về mặt lý luận


-Lý do về mặt thực tiễn
-Lý do về tính cấp thiết


-Lý do chọn lựa về năng lực nghiên cứu của tác giả
-Xác định mục đích nghiên cứu (để làm gì?);


-Bản chất cần được làm rõ của sự vật (là gì?)
-Đối tượng nghiên cứu (nằm ở đâu?)


-Chọn phương pháp nghiên cứu nào (như thế nào?)


-Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát… (trường, huyện, Tỉnh...)
-Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu v.v… (bao lâu? Ở đâu? Tuần tự các bước…)


-Phần mở đầu là phần giúp người đọc hình dung diện mạo bản tổng kết kinh nghiệm. Lý
do chọn đề tài là cơ sở xét đốn tính đúng đắn. Tính hợp lí của các biện pháp tác động
vào đối tượng. Mục đích, phương pháp giới hạn vấn đề, kế hoạch nghiên cứu đều góp
phần bộc lộ giá trị của cơng trình. Vì vậy phần mở đầu là phần hết sức quan trọng, cần
lựa chọn thật kỹ càng, viết thật chắc chắn, lập luận thật sắc bén.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2. Phần II: Nội dung:</b>



Phần này cần trình bày một số vấn đề lớn. Một vấn đề nên trình bày thành một chương.
Kết cấu mỗi chương nên gồm các khía cạnh sau:



Tiêu đề chương (Giải quyết vấn đề “A” gì?)


<i><b>Nội dung chương</b></i>



1/ Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (“A” là gì, mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan
trọng…của vấn đề “A”)


2/ Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu (ở địa phương, cơ sở GD chứa đối tượng
nghiên cứu…) Trạng thái ban đầu A1 là gì?


Ưu, nhược điểm của trạng thái ban đầu A1 là gì?


Tại sao phải thay đổi A1? Phương hướng thay đổi A1 là gì? An là gì?


Điểm khác giữa A1 và An là gì?


Trước đây đã sử dụng những biện pháp B nào để biến A1 thành An?


Biện pháp B nào hợp lý, Biện pháp B1 chưa hợp lý tại sao đã có những biện pháp Bn hợp


lý rồi mà A1 chưa thành An như mong muốn?


Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào, giải quyết khía cạnh nào?


3/ Mô tả giải pháp hệ (hệ giải pháp, những kiến giản, một số biện pháp, một số ứng
dụng, một số đổi mới…) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho chất lượng,
hiệu quả công việc cao hơn. Để nâng cao giá trị lý luận của bản tổng kết kinh nghiệm, khi
mô tả giải pháp cần làm sáng tỏ 3 vấn đề:


a/ Tại sao giải pháp đó được chọn?



b/ Giải pháp đó được thực hiện như thế nào?
c/ Kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao?


4/ Trạng thái An:


Mơ tả kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao chưa phải là việc cuối cùng. Bản tổng
kết kinh nghiệm cịn cần mơ tả trạng thái An , đối chiếu An và A1 để thấy An đã khác A1,


An đã đạt những yêu cầu đặt ra. Nếu còn những điểm yếu kém thì cũng cần chỉ rõ những


biểu hiện, nguyên nhân và phương hướng tiếp tục.
Tiểu kết chương.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Tóm lại: Để trình bày nội dung một chương ta thực hiện như sau:</b>


<i><b>1/ Trình bày cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu A:</b></i>


<i><b>2 /Mơ tả thực trạng ban đầu của A khi chưa áp dụng SKKN:</b></i>


Cần phân tích rõ ưu điểm-tồn tại của A


-Mơ tả và phân tích rõ ưu điểm tồn tại của các biện pháp B đã thực hiện, kết quả đạt được
của các biện pháp B (trong mỗi biên pháp B: nêu rõ chỗ nào đã hợp lí, chưa hợp lý hay
cịn thiếu sót, phân tích rõ tại sao hợp lí, chưa hợp lí hay thiếu sót? Tại sao đã có những
biện pháp B hợp lý rồi mà A1 chưa thành An như mong muốn?) đó từ các thực trạng trên


trả lời được nguyên nhân cần phải thay đổi A? Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào,


giải quyết khía cạnh nào?


<b>3/</b><i><b>Mô tả giải pháp hệ</b></i>:


Mô tả lại công việc, các biện pháp đã thực hiện. Khi mô tả lưu ý: Phân tích rõ mỗi giải
pháp. Trả lời được câu hỏi:


- Tại sao phải chọn giải pháp đó?
- Giải pháp đó thực hiện ra sao?
- Giải pháp đó nhằm mục đích gì?


- Mỗi giải pháp đó sẽ giải quyết những khía cạnh nào của A?
- Nếu thành cơng sẽ đạt được kết quả gì?


<b>4/</b><i><b>Mơ tả kết quả đạt được (trạng thái A</b><b>n</b><b>):</b></i>


Thực hiện tương tự như việc mô tả trạng thái ban đầu của A. Cần lưu ý: Nêu rõ mức độ
thành công của An, nếu cịn yếu kém, thiếu sót hay chưa hồn thiện cần chỉ rõ các biểu


hiện, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất hướng tiếp tục.
<b>5/</b><i><b>Tiểu kết:</b></i>


Tổng kết cơ bản lại chương (Cần chỉ rõ, nhấn mạnh lại các nguyên nhân thành công hay
thất bại, kinh nghiệm thu được qua các giải pháp…).


Lưu ý: Khi phân tích cần dẫn chứng chứng minh bằng những việc làm, số liệu thu thập
được qua quá trình kiểm nghiệm, áp dụng.


(<i><b>Các chương khác cũng tiến hành tương tự</b></i>).



<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>3. Phần III: Kết luận: </b>



<b>1.Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN.</b>
<b>2.Ý nghĩa quan trọng nhất</b>


<b>3/ Các kiến nghị quan trọng nhất được đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm</b>
-Cuối bản viết cần có họ, tên, chữ ký của tác giả.


-Danh mục các tài liệu thamkhảo
-Mục lục


-Đính kèm 3 bản (trắng) duyệt sáng kiến kinh nghiệm của 3 cấp: Trường, Phịng, Sở


<i><b>u cầu về hình thức của bài viết sáng kiến kinh nghiệm</b></i>



Số trang toàn bộ văn bản khơng nên quy định máy móc. Điều quan trọng là các phần nên
cân đối, mạch lạc, trình tự lơgic chặt chẽ. Văn bản cần viết thành các đoạn đủ ý từ đề đến
kết. Nên hết sức tránh lối viết gạch đầu dòng, hoặc viết theo lối trả lời các gợi ý theo một
bản hướng dẫn nào đó.


Bìa: Được đóng khung, viền trên, dưới cách mép giấy 3cm, lề phải 2cm, trái 3,5cm
Bìa chính và bìa phụ có thể giống nhau.


Khổ chữ: 14


Khoảng cách dịng: single
Khoảng cách đoạn: 6pt



Trình bày hệ thống, khái quát, cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học,
độ dài thích hợp, hợp lý. Phong cách ngôn ngữ của văn bản thường sử dụng dạng vô xưng
(vô nhân xưng) với câu ở thể bị động. Từng nội dung cần cân đối. Kết quả nghiên cứu
cần trình bày khách quan, khơng gị ép “bịa” số liệu. Đặc biệt nên tránh bộc lộ, thể hiện
tình cảm yêu – ghét đối với đối tượng nghiên cứu.


Tên chương nên ở trang đầu
Tên tiểu mục không ở cuối trang
Tên chương, mục không được viết tắt


Trong văn bản SKKN, lưu ý tối kỵ 3 điều sai:
-Quan điểm đường lối của Đảng


-Kiến thức chun mơn


-Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi trình bày.
Bản SKKN cần hội tụ đủ 4 tính chất:
-Tính khám phá


-Tính khoa học
-Tính phổ biến
-Tính thực tiễn


Nhưng đôi khi các bản SKKN chỉ nhằm vào hai việc: mơ tả những việc đã làm tốt, có
hiệu quả mà quên phân tích, lý giải, đề xuất, luận bàn, quên khẳng định, đánh giá tầm
quan trọng và tính phổ biến của cơng trình. Ở đây đức khiêm tốn đã làm ảnh hưởng tới sự
hồn chỉnh của cơng trình.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>B/ QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHẤM SKKN Ở CƠ SỞ</b>
<b>1/ Tổ chức chấm cấp trường, cấp Phòng GD&ĐT: </b>


- Phải kiểm tra năng lực của những thành phần có thể cơ cấu vào ban giám khảo.
Yêu cầu người chấm phải thực sự có năng lực về lĩnh vực này.


- Ra quyết định thành lập và tổ chức chấm SKKN, đánh giá xếp loại.
- Phân cặp, tổ chức chấm thử, đến chấm đại trà.


- Phải phân biệt được SKKN tự làm hay lấy của người khác để chỉnh sửa.
- Rút kinh nghiệm công tác chấm SKKN cuối đợt.


<b>2/ Tổ chức kiểm tra và công nhận:</b>


- Phải kiểm tra tính thực tế của SKKN khi vận dung tại đơn vị.
- Chọn SKKN tiêu biểu tham gia thi cấp trên.


<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>IV/ KẾT LUẬN: </b>
<b>A/</b>


<b> Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm: </b>


Phải đảm bảo về hình thức và nội dung.


Bìa


Trang phụ bìa
Mục lục



Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )


<b>1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )</b>


<b>2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )</b>
<b>2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề</b>


<b>2.2 Thực trạng của vấn đề</b>


<b>2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề</b>
<b>2.4 Hiệu quả của SKKN</b>


<b>3. Kết luận</b>


Tài liệu tham khảo


<b>B/ Tổ chức chấm SKKN:</b>


- Thành phần BGK phải thực sự có năng lực, khách quan vơ tư, cơng bằng.


- Tổ chức chấm phải được tiến hành đồng bộ từ cấp trường lên cấp trên.


- Không nhất thiết chọn 10% SKKN của từng đơn vị vì chất lượng SKKN của mỗi


trường khác nhau.


Krông Păc, ngày 18 tháng 10 năm 2011


<i> Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà </i>



<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Người thực hiện: Nguyễn Văn Hà</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×