Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phan tich chuong So luoc ve thuyet tuong doi hep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.02 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>A.MỞ ĐẦU...3</b>


<b>B.NỘI DUNG...4</b>


1.Vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu dạy học chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”...4


2. Cấu trúc chương “ Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”...5


3.Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”...6


4. Phân tích nội dung đề tài chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”...7


4.1.Những tiên đề vật lý xuất phát của thuyết tương đối và hệ quả...7


4.2.Hệ thức Einstein giữa năng lượng và khối lượng...9


<b>C.KẾT LUẬN...12</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A.MỞ ĐẦU</b>



Lý thuyết tương đối hẹp, một lý thuyết được xem là tuyệt đẹp về bản chất của không
gian và thời gian. Lý thuyết đã đứng vững qua nhiều thử thách của thực nghiệm trong thế kỷ
qua. Địa vị của nó vững chắc đến mức nếu một kết quả thực nghiệm đưa mà mâu thuẫn với
lý thuyết tương đối thì các nhà vật lý khắp nơi đều kết luận rằng phải có cái gì đó khơng
đúng trong thí nghiệm. Lý thuyết tương đối vốn nổi tiếng là một vấn đề khó đối với những
người khơng nghiên cứu nó. Đó khơng phải là khó hiểu do sự phức tạp của tốn học, bởi vì
chỉ cần giải được phương trình bậc 2 là quá đủ về mặt kiến thức tốn rồi. Cái khó ở đây tập
trung ở chỗ lý thuyết tương đối buộc chúng ta phải kiểm tra lại một cách có phê phán những
ý tưởng của ta về khơng gian và thời gian[1]



Tính trừu tượng của lý thuyết tương đối, tính nền tảng của những luận đề cơ sở, việc
thiếu những thí nghiệm chứng minh dùng trong nhà trường làm cho đề tài trở nên khó[3]


Vì những lý do nêu trên mà trong chương trình Vật lý 12 nâng cao đã đưa vào một
chương hoàn tồn mới và khó đó là: “sơ lược về Thuyết tương đối hẹp” (chương VIII).


Để có thể giảng dạy tốt chương này, tiểu luận chủ yếu làm rõ và sâu sắc các kiến
thức thức về 2 tiên đề của Einstein, tính tương đối của khơng-thời gian, tính tương đối của
khối lượng và hệ thức liên hệ giữa năng lượng và khối lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>B.NỘI DUNG</b>



<b>1.Vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu dạy học chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”</b>


Để xác định vị trí của việc nghiên cứu đề tài, thứ nhất cần phải vạch ra rằng thuyết
tương đối hẹp xuất hiện trong mối quan hệ với điện động lực học của các vật chuyển động.


<i>Đối tượng tương đối tính quan trọng nhất là điện từ trường</i>. Vì thế đề tài này được trình bày
sau khi HS đã học về sóng điện từ. Thứ hai, HS đã được chuẩn bị khá đầy đủ về cơ học cổ
điển, trong đó quan trọng là <i>tính tương đối của chuyển động trong động học</i> <i>và các</i>
<i>HQCquán tính trong động lực học</i>. Thứ ba là đề tài này trình bày sau đề tài lượng tử ánh
sáng và trước đề tài hạt nhân nguyên tử và đề tài từ vi mô đến vĩ mô nên những kiến thức
thu được về thuyết tương đối hẹp được áp dụng để <i>vạch rõ bản chất lượng tử của ánh sáng,</i>
<i>cấu trúc hạt nhân nguyên tử, khi tìm hiểu các hạt sơ cấp</i>.


Nhiệm vụ của chương “Sơ lược về thuyết tương đối” là trình bày sơ lược một số vấn đề
về động học và động lực học của thuyết tương đối hẹp, vạch ra những tính quy luật cơ bản
của không- thời gian của thế giới vật chất và hệ thức Einstein giữa năng lượng và khối
lượng.



Yêu cầu cơ bản khi giảng dạy đề tài này là về mặt <i>thế giới quan</i>, đảm bảo cho HS hiểu
những tư tưởng vật lý cơ bản của thuyết tương đối như:


+ Sự bình đẳng của các hệ qn tính và tính đối xứng của các quy luật tự nhiên đối với
sự lựa chọn hệ quy chiếu.


+ Sự tồn tại của một tốc độ hữu hạn của chuyển động vật chất .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Cấu trúc chương “ Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”</b>


<b>Khối lượng </b>
<b>tương đối tính</b>


<b>Năng lượng </b>
<b>tương đối tính</b>


<b>Áp dụng cho </b>
<b>photon</b>
<b>Sự co độ dài</b>


<b>Sự chậm lại của </b>
<b>thời gian</b>


<b>Sơ</b>
<b>lược </b>
<b>thuyết</b>
<b>tương</b>
<b>đối</b>



<b>Hạn </b>
<b>chế </b>
<b>của</b>
<b>cơ học </b>
<b>cổđiển</b>


<b>Hệ </b>
<b>thức</b>
<b> năng</b>
<b> lượng</b>


<b>và</b>
<b> khối</b>
<b>lượng</b>


<b>Các </b>
<b>tiên</b>


<b> đề</b>


<b>Einstein</b>


<b>Hệ quả </b>
<b>thuyết </b>
<b>tương</b>


<b>đối </b>


<b>Tính </b>
<b>tương </b>


<b>đối của </b>
<b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>3.Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”</b>


<b>CHỦ ĐỀ</b> <b>MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT</b> <b>GHI CHÚ</b>


Sơ lược về Thuyết
tương đối hẹp


a) Hai tiên đề của
Thuyết tương đối
hẹp


b) Hệ quả của
Thuyết tương đối
hẹp


<b>*Kiến thức:</b>


- Hiểu được hai tiên đề của Thuyết tương đối
hẹp.


- Hiểu được 2 hệ quả của Thuyết tương đối về
tính tương đối của khơng gian, thời gian
- Hiểu được sự tăng lên của khối lượng khi
vật chuyển động và về mối quan hệ giữa năng
lượng và khối lượng.


<b>*Kỹ năng:</b>



-Vận dụng được các hệ thức về sự co chiều
dài, sự chậm lại của thời gian và hệ thức giữa
năng lượng và khối lượng để giải bài tập.
-Vận dụng được hệ thức khối lượng tương đối
tính và hệ thức giữa năng lượng và khối
lượng để chứng tỏ khối lượng nghỉ của
photon bằng khơng.


<b>4. Phân tích nội dung đề tài chương “Sơ lược về thuyết tương đối hẹp”</b>
<b>4.1.Những tiên đề vật lý xuất phát của thuyết tương đối và hệ quả</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tính quy luật cơ bản của nó chỉ thể hiện ở các vật chuyển động với tốc độ lớn, sánh được
với tốc độ ánh sáng. Các tốc độ tương đối tính là các tốc độ có giá trị nằm trong khoảng từ
100(km/s) đến c =299792,5(km/s)(giới hạn này là giới hạn được nêu ước chừng tùy thuộc
vào sự chính xác của các phép đo). Như vậy, điện từ trường và ánh sáng phải tuân theo các
định luật của thuyết tương đối hẹp.


Bằng các phương tiện động học khi đo các khoảng cách và các khoảng thời gian ta
xác định được sự tồn tại của chuyển động tương đối của 2 hệ. Song các phép đo này khơng
giải quyết được vấn đề về tính tuyệt đối của chuyển động hay đứng yên của một hệ bất kì.
Do đó, căn cứ vào nguyên lý tương đối Galieo, với các hiện tượng cơ học thì khơng thể tìm
được một HQCtuyệt đối(HQCưu tiên) mà trong hệ đó tất cả các hệ còn lại sẽ chuyển động
với một vận tốc xác định(vận tốc tuyệt đối), nghĩa là, căn cứ vào các hiện tượng cơ học
không thể xác định vận tốc chuyển động tuyệt đối <i>của hệ của người quan sát</i> Mở rộng
nguyên lý tương đối Galileo cho mọi hiện tượng vật lý, Einstein đề ra tiên đề gọi là ngun
lí tương đối<i><b>. “Các định luật vật lý có cùng một dạng như nhau trong mọi HQCqn</b></i>
<i><b>tính”</b></i>. Nói cách khác mọi quá trình của tự nhiên xảy ra như nhau trong mọi HQCqn tính,
điều này có nghĩa là khi ở trong một HQCquán tính và quan sát diễn biến của một q trình
vật lí nào đó, khơng thể xác định được chuyển động của hệ đó có tuyệt đối hay khơng. Mặt


khác, tiên đề này khơng nói rằng những giá trị đo được của tất cả các đại lượng vật lý là
như nhau cho mọi quan sát viên quán tính; đa số khơng phải như thế. Chỉ có các định luật
vật lý liên hệ các số đo với nhau mới là như nhau.[1]Như vậy, nói chung khơng cịn vấn đề
về sự tồn tại của HQCđứng yên(hệ ưu tiên) tuyệt đối, cũng như đồng thời khơng cịn có vấn
đề về chuyển động tuyệt đối của hệ nữa: chuyển động của một HQCqn <i>tính ln ln chỉ</i>
<i>là chuyển động tương đối</i> đối với một HQCquán tính khác[3]


Tiên đề xuất phát thứ hai của lí thuyết tương đối hẹp do Einstein nêu lên là nguyên
lý về sự không đổi của tốc độ ánh sáng.<i>“Tốc độ ánh sáng trong chân khơng có cùng độ lớn</i>
<i>bằng c trong mọi HQCqn tính, khơng phụ thuộc vào phương truyền và vào tốc độ của</i>
<i>nguồn sáng hay máy thu”. </i>Tiên đề này ở một chừng mực nào đó cũng liên quan với sự phát
triển trước đó của vật lý học. Theo vật lý học cổ điển, vận tốc của mọi q trình sóng khơng
phụ thuộc vào vận tốc của nguồn. Song không phải định đề này được suy ra chủ yếu từ thí
nghiệm, mà phần lớn là kết quả trực giác của Einstein, tức điều khẳng định về tính bất biến
của tốc độ ánh sáng là một điều mới mẻ về nguyên tắc[4]


Tiên đề về sự không đổi của tốc độ ánh sáng không phải đơn giản là hệ quả của tiên
đề thứ nhất. Thật vậy, trong thuyết tương đối hẹp hồn tồn khơng phải bất kì một tốc độ
<b>nào cũng đều là như nhau trong mọi HQC quán tính. Song nếu tồn tại một tốc độ giới hạn</b>
của chuyển động, thì do sự bình đẳng của tất cả các HQCqn tính, tốc độ đó phải khơng
đổi trong các hệ đó. Như vậy, sự khơng đổi của tốc độ ánh sáng theo tất cả các hướng
<b>trong chân khơng, trong mọi HQC gắn liền với tính chất giới hạn của tốc độ đó, sự độc</b>
lập của tốc độ ánh sáng đối với tốc độ chuyển động của nguồn cũng gắn liền với tính giới
hạn này[4].


Tiên đề tốc độ của ánh sáng đã được thực nghiệm kiểm tra chặt chẽ trong các máy
gia tốc. Trong phịng thí nghiệm thực hiện năm 1964, các nhà vật lí ở CERN, là một phịng
thí nghiệm về hạt cơ bản của châu Âu đặt gần Giơnevơ, đã gia tốc một chùm hạt pion( 0


)


chuyển động với tốc độ 0,99975c đối với phịng thí nghiệm. Các nhà thực nghiệm sau đó đã
đo tốc độ của các tia gama

(vì hạt pion phân rã thành các tia

theo sơ đồ 0


 

)do


các pion chuyển động bức xạ ra. Các kết quả của họ về tốc độ ánh sáng là:
Từ các hạt pion chuyển động: 2,998.108<sub>(m/s)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hai hệ quả quan trọng được rút ra từ lý thuyết tương đối hẹp đó là các hệ thức biểu
thị tính tương đối của chiều dài và khoảng thời gian.


Các hệ thức tương đối :


2


0

1

2


<i>v</i>


<i>l l</i>



<i>c</i>



<b>(1)</b>



0
2
2

1



<i>t</i>


<i>t</i>


<i>v</i>


<i>c</i>



<b>(2)</b>


Ý nghĩa của hệ thức(1) và (2) là chiều dài của vật thể và khoảng thời gian kéo dài
của quá trình, trong các HQC khác nhau thì khác nhau, và có bao nhiêu HQC được xét thì
có bấy nhiêu chiều dài của một vật thể, có bấy nhiêu độ lâu ở một q trình. Nói cách khác
chiều dài và khoảng thời gian là tương đối, tức là chúng phụ thuộc vào các HQC, vào vận
tốc chuyển động của chúng. Nhưng chiều dài của vật thể là biểu hiện của sự tồn tại khơng
gian của vật chất, cịn thời gian kéo dài cảu quá trình là biểu hiện của sự tồn tại thời gian
của vật chất. Do đó, tính tương đối của chiều dài và khoảng thời gian cũng có nghĩa là
khơng gian và thời gian <i>phụ thuộc vào vận động của vật chất</i>(vì một HQC đang chuyển
động chính là một hệ những đối tượng vật chất đang chuyển động). Khi nói về chiều dài vật
thể và khoảng thời gian mà không khơng kể đến sự phụ thuộc vào vào HQC nói chung là
một điều vô nghĩa: chiều dài và khoảng thời gian chỉ hoàn toàn xác định đối với một HQC
nhất định. Thành thử, chiều dài của vật thể không phải là một đặc trưng của vật thể tự thân
nó mà chỉ là tương đối với các vật thể khác. Hệt như thế, khoảng thời gian là đặc trưng của
độ lâu quá trình tương đối với các quá trình khác. Nói tóm lại, khơng gian và thời gian có
liên quan mật thiết đối với vận động của vật chất[4]..


Sự rút ngắn chiều dài và sự chậm lại của thời gian là những hiệu ứng có tính chất
tương đối, nhưng có thật và khách quan, chứ không phải là những hiệu ứng quy định bởi
quan điểm của những người quan sát. Chiều dài và khoảng thời gian không phụ thuộc vào vị
trí cảu người quan sát mà phụ thuộc vào HQC, tức là hệ thống các đối tượng vật chất. Người
quan sát có thể khơng có mặt trong HQC nhưng những hiệu ứng đó sẽ được ghi lại nhờ các
những phương tiện quan sát khách quan. Hiệu ứng này đã được thực nghiệm của Dinge xác
nhận[4].



Cũng không được cho rằng các hiệu ứng đó chỉ là biểu kiến, rằng “trên thực tế” mỗi
vật đều có một chiều dài nhất định, mỗi một q trình đều có độ lâu nhất định, và chúng ta
“tưởng” chúng thay đổi đó thơi. Dĩ nhiên, chiều dài của vật thể trong HQC mà trong đó vật
thể đứng n thì bao giờ cũng là một, khơng phụ thuộc vào vận tốc mà hệ này chuyển động
cùng với vật thể. Nhưng điều này không cho phép ta coi chiều dài này có địa vị ưu tiên hơn
và dựa trên đó mà giả định rằng “trên thực tế” chiều dài lúc nào cũng vẫn như thế và nó rút
ngắn lại chỉ là do chúng ta tưởng mà thôi. Trong những lập luận này về sự tồn tại của một
“chiều dài chân thực nhất”, một “chiều dài trên thực tế” chứa đựng điều giả định về sự tồn
tại của một HQC ưu thế nhất, đó là HQC mà trong đó vật thể đứng yên. Nhưng theo nguyên
lý tương đối, tất cả các HQC đều bình đẳng và khơng có một hệ nào có địa vị ưu tiên cả.
Do vậy, tất cả các chiều dài của một vật thể tương đối với những HQC khác nhau đều bình
đẳng và khơng có một một “chiều dài chân thực nhất” hay một “chiều dài trên thực tế” nào
cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

một vật chuyển động phép so sánh đó trước thời Einstein khơng có gì khác và khơng được
chính xác hóa. Trong thuyết tương đối hẹp, độ dài của một vật dọc theo theo phương chuyển
động là khoảng cách giữa hai “vết khắc” đánh dấu đồng thời điểm đầu và điểm cuối của vật
này(khoảng cách giữa vật đang được đo và thước đo cần phải nhỏ). Nhưng do tính tương
đối của sự đồng thời, việc đánh dấu trong các HQC khác nhau sẽ đo được những khoảng
cách khác nhau. Việc so sánh vật đứng yên hay chuyển động với mẫu được thực hiện bằng
mắt hay bằng dụng cụ nhưng luôn luôn bằng các tia sáng. Đồng thời phép đo độ dài một vật
đứng yên về nguyên tắc khác với phép đo đọ dài một vật chuyển động, vì vị trí của 2 đầu vật
đứng yên đối với thước đo là không đổi, do đó độ dài của một vật chuyển động được đo
theo phương vng góc với phương chuyển động thì sẽ thu được cùng một kết quả trong tất
cả các HQC khác nhau[3].


Các câu hỏi: “Có phải vật <i>thật sự</i> co lại? và “Có phải các nguyên tử trong vật <i>thực sự</i>


bị đẩy sít lại nhau ?” khơng phải là những câu hỏi trong phạm vi thuyết tương đối. Độ dài


của một vật là cái mà ta đo thấy như thế, và sự chuyển động có ảnh hưởng đến phép đo là
một điều đã từng xảy ra ngay trong vật lý cổ điển và hiệu ứng Doppler là một ví dụ[1]


Như vậy, một trong những thay đổi căn bản nhất trong các quan điểm về không gian
và thời gian do thuyết tương đối hẹp mang lại là: trên quan điểm của thuyết này, không gian
và thời gian không thể tách rời khỏi các đối tượng vật chất và sự vận động của chúng, và
không không gian và thời gian phụ thuộc vào sự vận động của vật chất. Theo thuyết tương
đối tổng quát, do tác dụng của trường hấp dẫn làm cho không gian bị uốn cong đi và gây
ảnh hưởng đến nhịp độ thời gian. Như vậy, có nghĩa là các tính chất của khơng gian và thời
<b>gian phụ thuộc vào vật chất và được quyết định bởi vật chất[</b>4].


<b>4.2.Hệ thức Einstein giữa năng lượng và khối lượng</b>


Khi một vật chuyển động với tốc độ v sánh được với tốc độ ánh sáng thì động lượng
tương đối tính của vật được xác định theo cơng thức


0
2
2

1


<i>m</i>


<i>p mv</i>


<i>v</i>


<i>c</i>



















<b>(3)</b>
2 2


0

/ 1

/



<i>m m</i>

<i>v c</i>

<b>(4)</b>


m gọi là khối lượng tương đối tính, m0 gọi là khối lượng nghỉ của vật.


Khối lượng trong công thức(3) là một thừa số(hay hệ số) nhưng không phải với gia
tốc trong biểu thức của lực mà là với vận tốc trong biểu thức của xung lượng. Trong trường
hợp như vậy có thể xét hoặc khối lượng m0 bất biến hoặc khối lượng phụ thuộc vào vận tốc
theo công thức(4).


<b>O</b>

v


m
0,5C C
m
0
2m<sub>0</sub>

3m
0
4m<sub>0</sub>
5m<sub>0</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Như vậy, trong trường hợp thứ nhất, khối lượng đặc trưng cho tính chất quán tính
của vật theo cách cổ điển và với các vận tốc cổ điển thì được đo bằng tỷ số các gia tốc.
Trong trường hợp thứ 2, với khái niệm khối lượng tương đối tính ta cần tính đến sự thay đổi
mức quán tính của vật chuyển động. Việc đo khối lượng này chính là đo xung lượng(3).


Cách giải thích khối lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật thì khái niệm có cơ
sở trong phạm vi bảo tồn tính cá thể của đối tượng cơ học-của hạt vật chất. Tuy nhiên, nếu
khảo sát cá quá trình xảy ra có sự thay đổi của khối lượng tĩnh( như trong các phản ứng hạt
nhân) hoặc nếu phân tích bản chất của khối lượng tĩnh thì cách giải thích theo khối lượng
tương đối tính tốt hơn. Dựa vào đồ thị H.1, dễ dàng thấy rằng không thể truyền cho vật có
khối lượng nghỉ m0 khác khơng một tốc độ v = c, vì khi đó khối lượng tương đối tính của
vật sẽ vơ cùng lớn và muốn vật tiếp tục tăng tốc phải tác dụng lên nó một lực vơ cùng lớn,
lực này khơng có trong thực tế. Kết luận này đã nói rõ tính chất giới hạn của tốc độ ánh sáng
đã nêu ra ở tiên đề 2.


Sự kiện khối lượng của một vật trong những HQC khác nhau thì khác nhau và phụ
thuộc vào tốc độ của vật trong những HQC này hay HQC khác, chỉ có nghĩa là trong HQC
nào tốc độ của vật lớn hơn thì trong đó khó làm cho nó có một gia tốc xác định lớn hơn.
Tính tương đối của khối lượng khơng có nghĩa là khối lượng khơng phải là một đặc trưng
khách quan của vật chất mà chỉ chứng tỏ rằng quán tính phụ thuộc vào vận tốc của chuyển
động, tức phụ thuộc vào HQC trong đó ta xét tính chất đó[4].


Một bằng chứng hùng hồn chứng tỏ vật chất không thể tồn tại nếu không vận động là
sự kiện ánh sáng không thể không ở trạng thái nghỉ. “Ánh sáng dừng ”, xảy ra khi nó bị
hấp thụ nhưng điều đo có nghĩa là những photon đã khơng cịn tồn tại nữa.



Định luật liên hệ giữa khối lượng và năng lượng E = mc2<sub> là bằng chứng về mối liên</sub>
hệ giữa vật chất và vận động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ln là tính chất cố hữu của vật chất và khơng có đối tượng vật chất nào khơng có vận động,
tuy rằng vận động này có thể biểu hiện dưới những hình thức ẩn kín, dưới dạng những biến
đổi bên trong, và do đó khơng phát hiện được. Cùng với điều đó, mọi sự biến đổi năng
lượng trong bất kì quá trình nào cũng đều tương ứng với sự biến thiên xác định của khối
lượng

<i><sub>m</sub></i>

<i><sub>E c</sub></i>

<sub>/</sub>

2




. Từ đây có thể suy ra rằng, nếu ta bỏ một vật nóng vào nước(hệ cách


nhiệt hồn tồn)thì năng lượng và do đó khối lượng của nước phải tăng lên, còn năng lượng
và khối lượng của vật bị nguội sẽ giảm đi một lượng như vậy và ta cũng có thể nói đến sự
truyền khối lượng từ vật bị nguội sang nước cũng như ta đã có quyền nói đến sự truyền năng
lượng. Điều này có nghĩa là qn tính của nước tăng lên cịn quán tính của vật bị nguội
giảm đi. Sự biến thiên về khối lượng này rất nhỏ nên thông thường chúng ta bỏ qua. Tuy
nhiên, điều rất quan trọng là khối lượng không tự “sinh ra”, không tự “hủy diệt” mà khối
lượng ở vật này giảm thì khối lượng ở vật khác tăng lên. Ở đây, ta phải hiểu khối lượng


<i>không phải là số đo lượng chất</i>(hay vật chất) mà là đặc trưng cho <i>mức qn tính</i>, tính chất
này có thể biến thiên cũng như những tính chất khác của vật chất.


<b>Không thể coi công thức </b>

<i><sub>m</sub></i>

<i><sub>E c</sub></i>

<sub>/</sub>

2




là bằng chứng về sự chuyển hóa vật chất


thành vận động. Nếu thừa nhận vật chất có thể chuyển hóa thành vận động tức là thừa nhận
sự tồn tại của « vận động thuần túy »khơng cần đối tượng vật chất mang nó. Tuy nhiên, khối
lượng và năng lượng chỉ là hai đặc trưng của vật chất đang vận động chứ không phải là bản


thân của vật chất. Cơng thức Einstein khơng nói về sự chuyển hóa tà một đại lượng này sang
một đại lượng khác mà chỉ nói về mối liên hệ có tính chất tỉ lệ tồn tại giữa khối lượng và
năng lượng của các đối tượng vật chất.


Việc nghiên cứu vật lý hạt nhân cho phép chứng minh hùng hồn tính khơng thể bị
hủy diệt và không thể tự sinh ra của vật chất và vận động. Tất cả các quá trình phóng xạ tự
nhiên và nhân tạo, các q trình chuyển hóa tương hổ giữa các hạt(ví dụ như

<i>e</i>

<i>e</i>

2





) khơng có nghĩa đó là sự hủy diệt của vật chất. Vật chất, tự nó khơng hủy diệt. Chẳng hạn,
khi nơtron mất đi thì ta được proton, electron và phản nơtrino, nghĩa là đã xảy ra sự chuyển
hóa của một dạng vật chất này sang một dạng khác. Những chuyển hóa ấy là một trong
những biểu hiện của sự vận động của vật chất. Chú ý rằng, ta khơng phủ nhận khả năng có
một dạng vật chất nào đó biến đi mà khi mỗi dạng vật chất khi biến đi phải để lại dấu vết,
tức là sẽ có một dạng vật chất mới xuất hiện và dạng này đến lượt nó cũng có thể biến thành
dạng khác...Quá trình vĩnh cửu này là sự vận động của vật chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trên cơ sở ý thức được rằng: “Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thơng” là một phần
quan trọng của chuyên ngành vật lý phổ thông và cách tổ chức dạy cho học sinh một số kiến
thức cụ thể. Và nhiệm vụ chính của nghiên cứu chương trình là nghiên cứu cấu trúc chương
trình, nội dung kiến thức, cách thể hiện nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa Vật lý.
Qua quá trình nghiên cứu, tiểu luận đã đạt được một số kết quả sau:


- Nêu được nhiệm vụ, vị trí và yêu cầu khi giảng dạy chương “Sơ lược về Thuyết tương
đối hẹp”.


- Đưa ra được sơ đồ logic của việc xây dựng kiến thức của chương“Sơ lược về Thuyết
tương đối hẹp”.



- Phân tích chi tiết và sâu sắc các kiến thức cơ bản trong chương “Sơ lược về Thuyết
tương đối hẹp” thuộc chương trình Vật lý 12 nâng cao THPT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

1.David Halliday-Robert Resnick-Jearl Walker, <i>Cơ sở vật lý</i>, người dịch Đàm Trung
Đồn, NXBGD(1997)


2.Nguyễn Thế Khôi(chủ biên), <i>Vật lý 11 nâng cao,</i> NXBGD(2007)


3.Viện hàn lâm khoa học sư phạm Liên Xô và CHDC Đức,<i>Phương pháp giảng dạy</i>
<i>vật lý trong các trường phổ thông ở Liên xô và CHDC Đức, NXBGD(1983)</i>


</div>

<!--links-->

×