Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thảo luận TMU luật kinh tế nếu lựa chọn một loại hình chủ thể kinh doanh để tham gia vào thị trường kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn loại hình nào lý giải rõ lý do tại sao bạn lại lựa chọn loại hình kinh doanh đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.42 KB, 14 trang )

Bài Thảo Luận
Học Phần Luật Kinh Tế 1
Câu 1: Nếu lựa chọn một loại hình chủ thể kinh doanh để tham gia vào thị
trường kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn loại hình nào? Lý giải rõ lý do tại sao bạn lại
lựa chọn loại hình kinh doanh đó.
a. Nếu lựa chọn một loại hình củ thể kinh doanh để tham gia vào thị trường kinh
doanh, nhóm sẽ chọn Cơng ty Cổ phần.
b. Vì:
- Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
* Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Cơng ty cổ phần là doanh
nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không
hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
1


- Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khốn
khác của cơng ty.
* Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần:
- Đặc điểm về vốn của công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp 2020
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn
điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần
các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
+ Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đơng thanh tốn


đủ cho cơng ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần
các loại đã được đăng ký mua.
- Các loại cổ phần: Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có các
loại cổ phần như sau:
+ Cổ phần phổ thông;
+ Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có các loại sau:
. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
. Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng
khoán.
2


Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần
ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Đặc điểm về tư cách pháp nhân: Theo Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được
cơng nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Cơng ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của cơng ty. Cơng ty có thể trở thành ngun đơn hoặc bị đơn dân sự trong các
tranh chấp dân sự, thương mại nếu có. Cơng ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ
đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
- Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần:
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn:
+ Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản công ty.

+ Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng số vốn góp vào cơng ty.
- Khả năng huy động vốn: So với các loại hình cơng ty khác, cơng ty cổ phần có
khả năng huy động vốn linh hoạt. Giống như các loại hình cơng ty khác, công ty cổ phần
3


có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước. Ngồi ra
cơng ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
+ Cổ phiếu là chứng chỉ do cơng ty cổ phần phát hành, bút tốn ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó. Việc phát
hành cổ phiếu là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu hạn khơng có được.
+ Cơng ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại
trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Cơ chế huy động vốn linh hoạt này là một trong những ưu điểm. Cá nhân, tổ chức
thành lập công ty cổ phần để họ có thể chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.
 Ưu điểm của Cơng ty Cổ phần:

- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty trong
phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực,
ngành nghề;
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người
cùng góp vốn vào cơng ty;
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của cơng ty cổ phần;

4



- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy
phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các
cán bộ cơng chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình cơng ty cổ phần cũng có những
hạn chế nhất định như:
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ
đơng có thể rất lớn, có nhiều người khơng hề quen biết nhau và thậm chí có
thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình
cơng ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc
biệt về chế độ tài chính, Kế tốn.
 Hạn chế
+ Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do SL các CĐ có thể rất lớn, thậm chí có
thể có sự phân hóa thành các nhóm CĐ đối kháng nhau về lợi ích;
+ Việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình CT khác do bị ràng
buộc chặt chẽ bởi các QĐ của PL, đặc biệt về chế độ TC, KT.
Câu 2: Những khẳng định sau đây Đúng hay Sai? Giải thích tại sao?
1. Tổ hợp tác là chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân

5


=> Khẳng định trên là Đúng. Vì theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Tổ
hợp tác là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp
tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản,
cơng sức để thực hiện những cơng việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách
nhiệm.
2. Ông A đã là thành viên hợp danh của công ty hợp danh X thì khơng thể trở
thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh Y.
=> Khẳng định trên là Đúng. Vì theo Khoản 1, Điều 180, Luật Doanh nghiệp 2020.

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành
viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh cịn lại.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã X có trụ sở
tại huyện A tỉnh B là Uỷ ban nhân dân huyện A
=> Khẳng định trên là Đúng. Vì theo Khoản 1, Điều 23, Luật Hợp tác xã 2012 và theo
Điều 6, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật hợp tác xã 2012. Trước khi hoạt
động, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.
Điều 6. Cơ quan đăng ký hợp tác xã

6


1. Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng
ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
a) Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh
thuộc sở kế hoạch và đầu tư
b) Hợp tác xã đăng ký tại phịng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có cơng ty hợp danh và doanh nghiệp
tư nhân mới được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phá sản trong quá trình giải
quyết phá sản doanh nghiệp.
=> Khẳng định trên là Đúng. Vì theo Khoản 1, Điều 13, Luật Phá sản 2014. Các loại
doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong q trình giải quyết
phá sản:
a) Cơng ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân
5. Công ty hợp danh không được phép tổ chức lại bằng cách chia công ty.
=> Khẳng định trên là Đúng. Vì theo Điều 198, Luật Doanh nghiệp 2020, chia công ty.
Côn g ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ,

thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là cơng ty bị chia) để thành lập 2
hoặc nhiều công ty mới.

7


Như vậy, căn cứ quy định được trích dẫn thì việc tổ chức lại doanh nghiệp thơng
qua hình thức chia doanh nghiệp được áp dụng thực hiện đối với doanh nghiệp thuộc các
loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần.
Đồng nghĩa, Doanh nghiệp thuộc loại hình cơng ty hợp danh thì khơng được thực
hiện tổ chức lại thơng qua hình thức chia cơng ty.
Câu 3: Cơng ty Cổ Phần ABC có trụ sở chính tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La. Cơng ty có 2 chi nhánh tại huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La trên địa bàn
tỉnh Sơn La. Tháng 4/2018, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định tuyên bố phá
sản đối với cơng ty cổ phần ABC.
Bằng những kiến thức pháp lí đã học, anh (chị) hãy giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty cổ
phần ABC? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản với công ty cổ phần ABC là Tòa án
Nhân dân tỉnh Sơn La căn cứ theo điểm b, khoản 1, điều 8 – Luật phá sản 2014:
“Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa
án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp
tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau

8


b, Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn có chi nhánh, văn phịng đại
diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;……”

Trong trường hợp của cơng ty CP ABC thì cơng ty có 2 chi nhánh ở 2 huyện khác
nhau thuộc tỉnh Sơn La nên Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La là cơ quan sẽ giải quyết phá sản
với công ty ABC.
2. Hãy phân chia tài sản phá sản của công ty ABC theo quy định của Luật phá
sản 2014, biết rằng tài sản thanh lý được của công ty là 10 tỷ đồng (chưa bao gồm
giá trị tài sản bảo đảm) và cơng ty có các khoản nợ cụ thể như sau:
2.1. Nợ thuế: 3 tỷ đồng
2.2. Nợ công ty hợp danh Minh Thông: 5 tỷ đồng (đây là khoản nợ phát sinh sau khi
mở thủ tục phá sản nhằm mục tiêu phục hồi hoạt động kinh doanh)
2.3. Nợ công ty nước sạch: 200 triệu đồng
2.4. Nợ ngân hàng X : 3 tỷ đồng (tài sản thế chấp bán được 1,5 tỷ)
2.5. Nợ ngân hàng Y: 4 tỷ đồng (tài sản cầm cố bán được 5 tỷ)
2.6. Nợ tiền bồi thường thiệt hại với công ty cổ phần Công Tâm: 2 tỷ đồng
2.7. Nợ lương người lao động: 2 tỷ đồng
2.8. Chi phí phá sản: 300 triệu đồng

9


Bài Làm
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 53 Luật Phá Sản 2014 về việc xử lý khoản nợ có đảm bảo:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó.
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn số nợ thì phần nợ cịn lại
sẽ được thanh tốn trong q trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá
trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đó, khoản nợ có bảo đảm đối với ngân hàng X và ngân hàng Y đã được xác
lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ được thanh
tốn bằng số tài sản đó.

Khi đó, cơng ty sẽ chỉ cịn nợ ngân hàng X: 3 – 1,5 = 1,5 (tỷ)
Nợ của công ty với ngân hàng Y sẽ được trả hết do tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ.
Đồng thời số dư là 1 tỷ đồng ( lấy 5 tỷ tài sản cầm cố được trừ đi 4 tỷ tiền nợ) sẽ được
chuyển vào tài sản của cơng ty.
Do đó, tổng số tài sản của cơng ty cịn dùng để trả nợ sẽ là 10 + 1 = 11 (tỷ)
Tiếp theo, căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 Luật Phá Sản 2014 về thứ tự phân chia tài
sản:
10


a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh tốn do giá trị tài sản bảo
đảm khơng đủ thanh tốn nợ.
Theo đó, thứ tự phân chia tài sản cho cơng ty sẽ là:
- Trả chi phí phá sản 300 triệu.
- Trả nợ lương người lao động 2 tỷ.
- Trả công ty hợp danh Minh Thông 5 tỷ đồng do đây là khoản nợ phát sinh sau khi mở
thủ tục phá sản nhằm mục tiêu hồi phục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng số tài sản khơng có bảo đảm của doanh nghiệp lúc này còn lại là:
11 – 0,3 – 2 – 5 = 3,7 (tỷ)
Sau khi trả hết các khoản nợ ở các mục trên, doanh nghiệp không đủ thanh tốn
số khoản nợ ở điểm d, thì căn cứ vào khoản 3 điều 54 luật Phá sản 2014 có nội dung
11



“Nếu giá trị tài sản khơng đủ để thanh tốn theo quy định của khoản 1 Điều này thì từng
đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng
với số nợ đó.”
Ta có khoản nợ thuế 3 tỷ, cơng ty nước sạch 200 triệu, công ty cổ phần Công
Tâm 2 tỷ, ngân hàng X 1,5 tỷ đều nằm trong thứ tự ưu tiên tại điểm d khoản 1.
Tổng số nợ là: 3 + 0,2 + 2 + 1,5 = 6,7 (tỷ)
Khi đó, tỷ lệ phần trăm tương ứng của từng khoản nợ là:
+ Nợ thuế:*100= 44,776 %
+ Công ty nước sạch: *100=2,985 %
+ Công ty cổ phần Công Tâm: *100=29,850 %
+ Ngân hàng X: *100=22,389 %
Số tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho từng đối tượng là:
+ Thuế: 3,7×44,776 %=1,657 (tỷ)
+ Cơng ty nước sạch: 3,7×2,985 %=0,111 (tỷ) = 111 (triệu đồng)
+ Cơng ty cổ phần Cơng Tâm: 3,7×29,850 %=1,104 (tỷ)
+ Ngân hàng X: 3,7−1,657−0,111−1,104=0,828 (tỷ) = 828 (triệu đồng)
12


Bản Đánh Giá

Họ Và Tên

Công Việc

Phạm Phương Nga

Câu 2

Phạm Thị Thanh


Câu 1

Hoạt Động

Ngân
Nguyễn Thị Bích

Câu 3
13

Đánh Giá


Ngọc
Vũ Thanh Nhàn

Câu 1, Power
point

Phạm Yến Nhi

Thuyết trình

Ngơ Thị Hồng Nhung

Câu 2

Đỗ Thị Thùy Ninh


Nhóm trưởng

Hồng Thị Nương

Câu 3

Phan Hồng Oanh

Câu 3

14



×