Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHUYEN DE KHI HAU VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.02 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM</b>


<b>A. PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUN ĐỀ</b>


- Chun đề khí hậu Việt Nam thuộc mảng kiến thức tự nhiên Việt Nam – đây là
mảng kiến thức khó, hay thi trong các kì thi HSG các cấp. Để nắm bắt được đặc điểm
nổi bật của khí hậu nước ta và vận dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan đòi
hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này.


- Hiện nay, tài liệu tham khảo chun đề khí hậu nước ta có khá nhiều, nhưng nhìn
chung đầu sách trên thư viện nhà trường cịn ít, hơn nữa các tài liệu viết rất chung
chung, khó nghiên cứu, khó chọn lọc vấn đề cốt lõi… gây khó khăn không nhỏ cho
các em trong đội tuyển HSG địa lí.


- Chuyên đề này sẽ giúp các em nắm bắt kiến thức có chọn lọc hơn, dễ hiểu hơn. Các
em thi Đại học khối C cũng có thể tham khảo chun đề này trong q trình học tập
và ơn luyện.


<b>B. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ</b>


<i><b>I. KHÁI QUÁT CHUNG:</b></i>


Trong chuyên đề này, 3 nội dung nổi bật sẽ được đề cập đến, đó là:
- Nét nổi bật của khí hậu Việt Nam:


+ Tính chất nhiệt đới
+ Tính chất ẩm
+ Tính chất gió mùa


- Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá đa dạng, phức tạp:
+ Phân hoá theo Đơng – Tây



+ Phân hố theo Bắc – Nam
+ Phân hố theo độ cao địa hình
+ Phân hó theo mùa.


- Khí hậu Việt Nam khơng ổn định, có tính chất thất thường.


<i><b>II. NỘI DUNG CHI TIẾT.</b></i>


<i><b>1. NÉT NỔI BẬT CỦA KHÍ HẬU NƯỚC TA: KHÍ HẬU VIỆT NAM MANG</b></i>
<i><b>TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA.</b></i>


<i><b>a. Tính chất nhiệt đới:</b></i>


* Ngun nhân:


- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta đựơc quyết định bởi vị trí của nước ta. Do
nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 80<sub>34’ B đến</sub>


230<sub>23’B) khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua</sub>


thiên đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được
hàng năm lớn.


- Tuy nhiên do miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng cách giữa 2
lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (Tại Đồng Văn – Hà Giang, khoảng cách
đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách giữa 2 lần
Mặt trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó có ảnh hưởng
khác nhau tới tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Do có góc nhập xạ trong năm lớn nên tổng lượng nhiệt mà Việt Nam nhận được rất


lớn: 8000 – 100000C/năm. Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương ln lớn hơn
200<sub>C, có nơi trên 27</sub>0<sub>C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.</sub>


<b>Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta.</b>
<b>Địa điểm</b> <b>Nhiệt độ trung</b>


<b>bình năm (o<sub>C)</sub></b>


Lạng Sơn <b>21,2</b>


Hà Nội <b>23,5</b>


Huế <b>25,1</b>


Đà Nẵng <b>25,7</b>


Quy Nhơn <b>26,8</b>


Tp. Hồ Chí Minh <b>27,1</b>


- Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm2<sub>/năm, miền Nam có thể vượt</sub>


130kcal/cm2<sub>/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136 kcal/cm</sub>2<sub>/năm).</sub>


- Cân bằng xạ ln dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2<sub>/năm.</sub>


- Nhiều nắng: Số giờ nắng cao: 1400 – 3000h / năm.


- Có sự tham gia của gió tín phong: Loại gió thường xun của vùng nội chí tuyến.
Mùa đơng gió này bị gió mùa xuất phát từ cao áp Xibia lấn át, nó khác hẳn các loại


gió mùa bởi tính chất nóng khơ, cịn mùa hè gió này lại có hướng đơng nam, vì xuất
phát từ phía tây cao áp Tây TBD, xen kẽ với gió mùa Tây Nam.Chỉ vào thời kì trung
gian giữa các đợt gió mùa, gió tín phong mới hoạt động mạnh, thổi khá ổn định theo
hướng ĐN trên phạm vi cả nước.


- Chênh lệch độ dài ngày đêm không lớn: Trung bình chỉ khoảng từ 1 – 2.5h, do đó
làm cho nhiệt độ có sự ổn định hơn.


<i><b>b. Tính chất ẩm.</b></i>


* Ngun nhân:


Đây chính là sự tổng hồ của các đợt gió mùa và gió tín phong trong hồn cảnh
cụ thể của thiên nhiên Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do nước ta có vị trí tiếp
giáp với vùng Biển Đông - Biển rộng và thuộc khu vực nhiệt đới ẩm (nhiệt độ cao, độ
ẩm lớn), do đó nó làm biến tính các khối khơng khí qua biển vào lãnh thổ nước ta.
Thực tế nó đã làm giảm bớt tính khắc nghiệt của gió mùa mùa đơng và giảm sự oi
bức của các khối khơng khí vào mùa hạ.


* Biểu hiện:


Nhờ sự điều hồ ẩm của Biển Đơng nên khí hậu nước ta có tính chất hải dương
với độ ẩm lớn, khác hẳn với các quốc gia khác có cùng vĩ độ ở Bắc Phi và Tây Á.
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm/n; sườn đón gió có lượng mưa
cao, khoảng 3000 – 4000mm/n (Dương Đơng – Phú Quốc, Móng Cái - Quảng Ninh,
rìa ngồi cao nghun Đồng Văn ….), chỉ có 1 số vùng khuất gió do địa hình nghiêng
ra biển hoặc song song với hướng gió nên gió biển khơng vào sâu trong nội địa được
nên khô hơn (Lạng Giang - Bắc Giang, Yên Châu – Sơn La, Mường Xén - Nghệ An,
Ninh Thuận…)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cân bằng ẩm luôn dương, độ bốc hơi từ 600 – 1000mm/n.
- Số ngày mưa cao: 120 – 150 ngày/năm.


<b>Bảng 2: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở 1 số địa phương.</b>


<b>Địa điểm</b> <b>Lượng mưa (mm)</b> <b>Độ bốc hơi (mm)</b> <b>Cân bằng ẩm (mm)</b>


<b>Hà Nội</b> <b>1676</b> <b>989</b> <b>+687</b>


<b>Huế</b> <b>2868</b> <b>1000</b> <b>+1868</b>


<b>Tp. Hồ Chí Minh</b> <b>1931</b> <b>1686</b> <b>+245</b>


<i><b>c. Tính chất gió mùa:</b></i>


* Ngun nhân:


Khí hậu Việt Nam có tính chất gió mùa là do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa
Á – Âu(lục địa có tính diện tích lớn nhất) và Thái Bình Dương (Đại dương có diện
tích lớn nhất thế giới), sự chênh lệch khí áp này thay đổi theo mùa, từ đó diễn ra sự
giao tranh của các khối khơng khí, làm cho Châu Á trong đó có nước ta trở thành nơi
tâm điểm của gió mùa hoạt động.


* Biểu hiện:


 <b>Gió mùa mùa đơng:</b>


- Gió mùa mùa đơng ở nước ta mà thường được gọi là gió mùa đơng bắc (thổi đến
nước ta theo hướng Đơng Bắc, tuy có lúc có nơi hướng gió khơng hẳn như vậy) là
khối khơng khí với bản chất lạnh, hoạt động chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 4 năm


sau, làm cho nước ta có 1 mùa đơng lạnh giá so với các nước khác cùng vĩ độ.


- Bản chất gió mùa đơng bắc là khối khơng khí cực lục địa (Pc), xuất phát từ cao áp
Xi bia thổi về. Đây là 1 vùng rất lạnh và khơ, nhiệt độ trung bình mùa đông xuống
khoảng -15 đến -400<sub>C, độ ẩm riêng 1g/1kg, tạo điều kiện cho việc hình thành 1 cao</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cao áp Xibia nguồn gốc nhiệt lực không dày, không phát triển nên cao, thuờng chỉ
đến 1500 – 2000m, đặc điểm này sẽ chi phối phạm vi tác động và đường di chuyển
của Pc. Cao áp Xibia xuất hiện từ tháng IX, tăng dần về khí áp và cực đại vào tháng I,
lúc tâm thường nằm ở phía Mơng Cổ, cịn về mùa xn – thu, khí áp giảm và tâm rút
về phía tây bắc, phía tây Xibia. Vì thế, vào mùa xuân – thu xuất hiện thêm các trung
tâm áp phụ ở mạn sông Dương Tử (Trường Giang – Trung Quốc).


- Phạm vi hoạt động: Gió mùa ĐB hoạt động mạnh ở bắc vĩ tuyến 160<sub>B, khi di</sub>


chuyển xuống phía nam, nó bị nhiệt đới hố và hầu như bị chặn lại hồn tồn ở dãy
Bạch Mã. Chỉ có những đợt gió mạnh mới ảnh hưởng nhẹ tới phía nam Bạch Mã.
Phần lãnh thổ phía Nam nước ta hầu như khơng có mùa đơng lạnh.


<b> Các khối khơng khí hoạt động ln phiên tạo nên gió mùa mùa đơng:</b>



 Khối khí cực đới: Pc


+ Nguồn gốc: Cao áp Xibia thổi về.


+ Có 2 khối: NPc đất và NPc biển (N chỉ sự biến tính).


NPc đất: với tính chất lạnh, khơ, có thể hoạt động tới 160<sub>B tạo nên mùa đông </sub>


lạnh cho miền Bắc nước ta, gây ra kiểu thời tiết rét đậm vào đầu và giữa mùa đông


(Tháng XI – III năm sau). NPc đất tràn vào lãnh thổ Việt Nam theo đường lục địa,
qua lãnh thổ Trung Quốc. Vì đi qua lục địa nên có đặc trung là rất khơ, khi đến Việt
Nam mang lại kiểu thời tiết đặc trưng: lạnh, khô, trời quang mây. Nhưng đơi khi có
xuất hiện mưa phùn với lượng nhỏ thậm chí rất nhỏ, phần lớn do Frơng cực (hình
thành do NPc đất và khối khơng khí tồn tại trước đó có sẵn ở nước ta).


NPc biển: Hoạt động vào cuối mùa đông, do cuối mùa đông cao áp Xiabia yếu
dần, tâm dịch chuyển về phía tây, hình thành cao áp phụ Biển Đơng Trung Hoa. Lúc
này NPc di chuyển vòng qua biển Nhật Bản, biển Hoa Đông … đến nước ta. Do di
chuyển qua biển nên lượng nhiệt và ẩm tăng lên, nó trở nên ẩm hơn và ấm hơn, nên
khi đến nước ta nó gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, có mư phùn rải rác; trời
rét buốt, lượng mưa lớn hơn nhiều so với thời kì đầu mùa đơng. Lượng mưa ở đây là
do frơng hình thành có thể giữa NPc đất và NPc biển, hoặc NPc biển với khối khơng
khí tồn tại trước đó.


 Khối khơng khí chí tuyến xuất phát từ cao áp phụ Biển Đơng Trung Hoa (Tp):


+ Hình thành: NPc được nhiệt đới hoá do tồn tại lâu ngày trên biển đông Trung quốc
nên nhiệt và ẩm cao hơn so với Npc nhưng vẫn thấp hơn so với khối khơng khí biển
thuần t.


+ Sự hoạt động:


Ở miền Bắc: Tp hoạt động mạnh vào đầu mùa hay cuối mùa đơng, cịn giữa
mùa nó bị NPc lấn át, bị suy yếu đi.


Ở miền Nam (sau Bạch Mã) Tp hoạt động mạnh, gây kiểu thời tiết nắng nóng, trời
tạnh ráo, quang mây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam không đồng nhất về nguồn gốc, ảnh hưởng đến nước


ta với hướng chủ yếu là Tây Nam; phạm vi ảnh hưởng trên cả nước, tuy nhiên ảnh
hưởng mạnh nhất là miền Trung và miền Nam.


<b> Các khối khơng khí hoạt động ln phiên tạo nên gió mùa mùa hạ:</b>



 Khối khơng khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg)


Khối khơng khí này hình thành vào đầu mùa hạ ở bắc Ấn Độ Dương ( vào đầu
mùa hạ do hoạt động mạnh của hạ áp Ấn Độ - Iran hút hơi ẩm từ Ấn Độ Dương vào,
hình thành gió TBg). Do có nguồn gốc từ biển nên nóng ẩm, nhiệt độ >250<sub>C, độ ẩm</sub>


riêng lên tới 19 – 21g/kg, độ ẩm tương đối khoảng 85% và thường gây mưa dơng
nhiệt.Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa khác nhau: Gây mưa lớn
cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây hiệu ứng phơn cho Đông Trường Sơn, có khi ảnh
hưởng mạnh tới Tây Bắc và tận Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhưng nơi có biểu hiện rõ nét
nhất và mạnh nhất là Bắc Trung Bộ (ta thường gọi là gió Lào). Thời gian hoạt động
của gió Lào vào đầu mùa hạ (Tháng V đến tháng VIII), thổi từng cơn, yếu thì thường
2 – 3 ngày, mạnh có thể tới 15 ngày và cường độ mạnh nhất thường từ 11 đến 15h.
Khi gió Lào hoạt động, nhiệt độ có thể lên tới 390<sub>C thậm chí có đợt lên tới hơn 40</sub>0<sub>C,</sub>


độ ẩm khơng khí giảm xuống cịn 45% hoặc thấp hơn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống.


 Khối khơng khí xích đạo ẩm (Em)


Khối khơng khí này hình thành ở Nam Bán Cầu và vượt xích đạo đi lên, khi
vượt qua xích đạo, nó thổi theo hướng của gió mùa Tây Nam chính thức. Khối khơng
khí này có đặc điểm là tầng ẩm rất dày do tác động của hội tụ và thăng lên của khơng
khí trên đường hội tụ nội chí tuyến, nên thường gây mưa lớn, kéo dài. Khối khí Em
thường hoạt động mạnh ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc do đường hội tụ NCT nằm


tại phí Nam nhiều hơn (từ tháng 6 – tháng 9). Riêng Đồng Bằng Bắc Bộ, Em gây ra
hiện tượng mưa ngâu vào tháng 8.


 Gió mùa mùa hạ chính thức:


Là gió tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo đi lên và bị đổi hướng thành Tây
Nam.


Vào mùa hạ ở BCB, khi đó ở BCN là mùa đông, sự hoạt động mạnh của cao áp Nam
Ấn Độ Dương và cao áp Ơxtrâylia đã làm cho tín phong NBC vượt được xích đạo lên
BCB. Gió này hoạt động mạnh đến nước ta trong các tháng 6,7,8; tuy nhiên hướng
gió có sự khác biệt giữa các vùng trong nước.


Miền Nam: hướng Tây Nam, ĐB Bắc Bộ có hướng Đơng Nam (do ảnh hưởng
của cao áp Ha Oai đẩy gió, và hạ áp Đồng Bằng Bắc Bộ - hình thành vào mùa hạ, có
tác dụng hút gió mùa Tây Nam làm cho nó bị đổi hướng thành ĐN vào ĐBBB). Nhìn
chung gió mùa Tây Nam kết hợp với sự hoạt động của khối khí Em, TBg, dải hội tụ
NCT là nguyên nhân gây mưa cho cả nước vào mùa hạ. Tuy nhiên do nhiều yếu tố
tác động nên lượng mưa không đồng nhất trong phạm vi cả nước, mà có nơi mưa
nhiều, nơi mưa ít…


* Như vậy: Trên nền nhiệt đới chung cả nước, hoạt động gió mùa chia thành 2 khu
vực:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Miền Nam: Có 2 mùa mưa, khơ rõ rệt; khơng có mùa đơng lạnh.


- Dun Hải Miền Trung và Tây ngun: Có sự đối lập về mùa mưa, khô: Khi Tây
Nguyên là mùa mưa thì Đơng Trường Sơn chịu hiệu ứng Fơn (đầu mùa hạ), khi Đông
Trường Sơn mưa vào thu đông thì Tây Ngun lại là mùa khơ sâu sắc.



<b>2. SỰ PHÂN HỐ ĐA DẠNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM.</b>
* Ngun nhân:


Khí hậu VN có sự phân hố rất đa dạng và phức tạp là do các nguyên nhân:
- Đặc điểm địa hình (đặc biệt là cấu trúc sơn văn cỡ lớn)


- Do hình dạng lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài theo chiều B – N
- Do tác động của gió mùa.


* Chính sự tác động đó đã tạo ra sự phân hoá:


<i><b>a. Theo Bắc – Nam:</b></i>


- Ranh giới phân chia đó là vĩ tuyến 160<sub>B (dãy Bạch Mã).</sub>


- Phần Lãnh thổ phía Bắc:


+ đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, do ảnh hưởng của yếu tố gió
mùa đơng bắc và vị trí gần chí tuyến bắc.


+ Chế độ nhiệt: Có sự hạ thấp đáng kể của nhiệt độ vào mùa đông. Tháng I hầu như
các địa phương từ Đà Nẵng trở ra Bắc đều có nhiệt độ <150<sub>C, dao động nhiệt độ cao</sub>


> 100<sub>C; Chế độ nhiệt có 1 cực đại và 1 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên thiên</sub>


đỉnh gần nhau.


+ Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đơng lạnh, rét buốt có 3 tháng
nhiệt độ <180<sub>C, biểu hiện rõ nhất ở miền núi và đông bắc Bắc Bộ; mùa hạ nóng, mưa</sub>



nhiều.


- Phần lãnh thổ phía Nam:


+ đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận Xích đạo do vị trí gần xích đạo.


+ Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao và khá ổn định. Tháng I hầu như các địa phương từ Đà
Nẵng trở vào đều có nhiệt độ >200<sub>C, dao động nhiệt độ thấp 3 - 5</sub>0<sub>C; Chế độ nhiệt có</sub>


2 cực đại và 2 cực tiểu do khoảng cách 2 lần MT lên thiên đỉnh xa nhau.


+ Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Biểu hiện mùa
khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.


<b>Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm</b>
<b>Địa điểm</b> <b>Nhiệt độ trung</b>


<b>bình tháng I (o<sub>C)</sub></b>


<b>Nhiệt độ trung bình</b>
<b>tháng VII (o<sub>C)</sub></b>


<b>Nhiệt độ trung</b>
<b>bình năm (o<sub>C)</sub></b>


Lạng Sơn <b>13,3</b> <b>27,0</b> <b>21,2</b>


Hà Nội <b>16,4</b> <b>28,9</b> <b>23,5</b>


Huế <b>19,7</b> <b>29,4</b> <b>25,1</b>



Đà Nẵng <b>21,3</b> <b>29,1</b> <b>25,7</b>


Quy Nhơn <b>23,0</b> <b>29,7</b> <b>26,8</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>b. Theo Đơng – Tây:</b></i>


- Sự phân hố Đông – Tây là do ảnh hưởng của Biển Đông và các yếu tố địa hình gây
nên.


- Biểu hiện rõ nét nhất là ở Hoàng Liên sơn và khu vực Trường Sơn.


* Khu Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàn Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam,
chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khoảng 180Km. Dãy núi này đã ngăn
cách vùng núi phía Băc thành hai phần: Tây Bắc và Đông Bắc tách biệt nhau về đặc
điểm khí hậu, nó làm suy yếu và biến tính gió mùa mùa đơng làm cho Tây Bắc có
nền nhiệt cao hơn Đông Bắc.


- Tây Bắc: Nền nhiệt cao hơn, nếu bỏ qua yếu tố đai cao thì Tây Bắc có nền nhiệt
tương đương với BTB, tuy nhiên vẫn chịu tác động của gió mùa mùa đơng. Tần suất
ảnh hưởng của GMMĐ là ít hơn do dãy HLS chắn gió. Mùa đơng ở đây đến muộn
nhưng kết thúc sớm, mùa hạ đến sớm và kéo dài. Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của
hiệu ứng phơn về mùa hạ.


- Đông Bắc: do có các cánh cung đón gió nên đây là vùng có khí hậu lạnh nhất cả
nước, tần suất hoạt động của gió mùa đơng bắc rất mạnh, nền nhiệt vào mùa đông bị
hạ thấp. Biên độ nhiệt độ cao, có 3 tháng mùa đơng lạnh. Nhiều địa phương có hiện
tượng tuyết rơi vào mùa đơng, luợng mưa phùn nhiều hơn Tây Bắc nên mùa khô bớt
sâu sắc hơn.



* Khu vực Trường Sơn:


Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Trường Sơn:
Tây ngun mưa vào đầu mùa hạ, khi đó Đơng Trường Sơn là mùa khô và chịu ảnh
hưởng của Fơn; Khi Đơng Trường Sơn là mùa mưa (Thu - Đơng) thì TN là mùa khơ
sâu sắc.


<i><b>c. Phân hố theo độ cao:</b></i>


Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên khí hậu có sự phân hố thành 3 đai cao khá rõ nét.
- Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn


độ cao của đai này có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến
độ cao 600 – 700m, miền Nam tới 900 – 1000m.Nhiệt độ trung bình năm cao
>25 0<sub>C, mưa khá lớn, nền nhiệt tương đối ổn định.</sub>


- Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao
2600m. Khí hậu tương đối mát mẻ, khơng có tháng nào q 250<sub>C, lượng mưa</sub>


lớn do địa hình.


- Đại ơn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực HLS). Nhiệt
độ thấp <150<sub>C, mùa đông dưới 5</sub>0<sub>C, trời lạnh gió mạnh và có mưa lớn.</sub>


Hướng và độ cao địa hình cịn chi phối là xuất hiện nhiều trung tâm mưa khác
nhau: Nơi có địa hình cao, sườn đón gió như Trung Bộ, Hồng Liên Sơn... mưa
nhiều, nơi khuất gió và địa hình thấp mưa ít.


<i><b>d. Phân hố theo mùa:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>3. TÍNH THẤT THƯỜNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM.</b>
Khí hậu nước ta khơng ổn định mà có tính thất thường, biểu hiện:
* Chế độ gió mùa:


- Có năm gió mùa đơng bắc đến sớm, hoạt dộng mạnh thì nước ta có mùa đơng
rét đậm, kéo dài. Có năm ở miền Nam có hiện tượng trời lạnh.


- Có năm gió mùa đơng bắc đến muộn, hoạt động yếu thì chúng ta sẽ có nắng
sớm, thất thường hơn.


- Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh: mưa nhiều, lũ lớn
- Có năm gió mùa TN hoạt động yếu: hạn hán vào mùa hạ.


- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nóng và lạnh cũng không đồng nhất, dao
động sớm hoặc muộn hơn trị số trung bình khoảng 12 – 29 ngày.


* Chế độ nhiệt:


Do sự tác động của gió mùa đơng bắc nên trị số dao động nhiệt độ ở miền Bắc
có sự thay đổi, TB tháng 1 dao động khoảng 3 – 6 0C


* Chế độ mưa:


Trên phạm vi cả nước lượng mưa không đều năm mưa nhiều, năm mưa ít: ví
dụ như ở Đồng bằng Bắc Bộ mùa đông lượng mưa dao động trong khoảng 92 – 320
mm.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×