Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bộ 12 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 29 trang )

BỘ 12 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
CẤP HUYỆN NĂM 2020-2021


MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phịng GD&ĐT Lục Ngạn
2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phịng GD&ĐT Quảng Xương
3. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Thái Thụy
4. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Hiệp Hịa
5. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Hoằng Hóa
6. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Lệ Thủy
7. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Sơn Dương
8. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Thọ Xuân
9. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Bá Thước
10. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Kỳ Anh
11. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Nga Sơn
12. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Tam Nơng


PHỊNG GD&ĐT LỤC NGẠN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC



ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: Ngữ văn lớp 7 (BẢNG B)
Ngày thi: 18/3/2021
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các u cầu bên dưới:
Con chó nhà mình rất hư
Chẳng ai muốn làm hành khất
Cứ thất ăn mày là cắn
Tội trời đày ở nhân gian
Con phải răn dạy nó đi
Con khơng được cười giễu họ
Nếu khơng thì con đem bán.
Dù họ hơi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Con cho thì có là bao
Con khơng bao giờ được hỏi
Q hương họ ở nơi nào.

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh - Dặn con)

a. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ?
b. Cho biết thái độ của người cha trong bài thơ qua cách nói với con: Con khơng được, con

khơng bao giờ được, con phải?
c. Tìm ít nhất 03 từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ? Vì sao tác giả lại dùng từ "hành
khất" mà không dùng từ "người ăn mày" trong câu thơ đầu?
d. Lời dặn của người cha trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2. (4,0 điểm)
Khiêm tốn là một điều khơng thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
Dùng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3. (10,0 điểm)
Nhà văn Pháp Ana-tơn-Phrăng-xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn
con người".
Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................





PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2020-2021

Ngày thi: 30/3/2021

Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)


PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
"Tuổi thiếu niên là tuổi thơ của ước mơ và hồi bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử
thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một
thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ
ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình
dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng khơng ít chơng gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có
của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. Và những giọt máu đỏ, hoặc sẽ thấm xuống
con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết
cho những khát vọng đoán mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa,
bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết."
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 NXB Tổng hợp TP.HCM 2021)
Câu 1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. (1,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: "Đi qua tuổi thơ, cuộc
đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng khơng ít chơng gai."
Câu 3. (2,0 điểm): Tại sao có thể nói: "Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến
cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu."
Câu 4. (2,0 điểm): Thông điệp mà em rút ra từ câu nói: "Và những giọt máu đỏ, hoặc sẽ thấm
xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu
chấm hết cho những khát vọng đoán mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước"?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên: "Để
trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết."
Câu 2 (10,0 điểm) Đại thi hào Volataire cho rằng: Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tầm
hồn cao cả, đa cảm. Qua bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.

....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................







PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,0 điểm)
"Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy.
Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc
của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành
những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh."
(Trích Mùa xuân của tôi - Ngữ văn 7, tập một)
a. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2. (4 điểm)
"Một ngơi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thơi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Mn dịng sơng đổ biển sâu

Biển chê sơng nhỏ, biển đâu nước cịn?"
(Trích Tiếng ru - Tố Hữu)
Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em sau khi đọc nhữn dòng thơ trên.
Câu 3. (12 điểm)
"Vẻ đẹp của Qua Đèo Ngang là nét buồn trang nhã toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên và của
chính tâm hồn con người."
Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Sách Ngữ văn 7, tập một), em
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................






PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 2
NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Mơn thi: Ngữ Văn 7
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đị anh đi giữa những đóa sen hồng
Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa
Đị ngược xi chở trái chín vàng
Thơm ngát mật hương mùa hạ

Thơn xóm đôi bờ xanh biếc quá
Những đường xe chạy đỏ bụi bay
Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây
Nước vỗ mạn thuyền dào dạt
Buồm trắng nắng căng phồng gió mát
Phủ Lạng Thương sừng sững thân cầu
Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau
Dòng nước đêm nay dựng trời sao
Hay ánh đèn điện sáng
Lấp lánh cơng trình phân đạm
Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao?
Thơi chẳng mất cơng tìm nhau
Hãy lắng nghe loa truyền tin chi vui quá nhỉ?
Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ
Nên đơi bờ nịng pháo hướng trời mây
Những cơ lái đị súng khốc trên vai
Đời đẹp vơ cùng dịng lệ hóa dịng vui
(Qua sơng Thương, Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002)
a. Xét về cấu tạo, câu thơ "Hãy lắng nghe loa thuyền truyền tin chi vui quá nhỉ?" thuộc
kiểu câu gì?
b. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ.
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ có trong bảy dịng thơ đầu đoạn.
d. Đoạn thơ đã gợi trong em tình cảm gì? (Diễn đạt từ 5-7 câu văn)
Câu 2 (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ câu nói của C.Mác: "Tình
bạn chân chính là một viên ngọc quý."


Câu 3 (10,0 điểm) Nhận xét về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, nhà giáo
Trịnh Thu Tiết cho rằng: "Bài thơ tươi ở cảnh sắc dường như vẫn phập phồng hơi thở tự
nhiên, tươi ở tình người cao khiết vượt lên mọi lẽ thông thường."

Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................


PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HĨA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa
xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một
vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân,
cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm
bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo
rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè.
Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trị sắp đến rồi. Hình
như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã
khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ.
(Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn
sau:
Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là
lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về.

Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn trong
cuộc sống. (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn)
Câu 2 (10,0 điểm):
Lê Ngọc Trá cho rằng: Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là
sự tự giãi bày và gửi gắm tâm sự.


Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
(SGK Ngữ văn 7, tập 1 - NXB Giáo dục)
....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................


PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỆ THỦY
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2020-2021
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 01/04/2021
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm): Cho bài ca dao sau:
Đị từ Đơng Ba, đị qua Đập Đá,
Đị về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hị xa vọng, nặng tình nước non.
(Ghi chú: Đơng Ba, Vĩ Dạ, Đập Đá, ngã ba Sinh là những địa danh ở Huế)
a/ Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong đoạn trích.
b/ Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cảnh và người trong bài ca dao trên.
Câu 2 (2,0 điểm): Nhận xét về vẻ đẹp và giá trị của cốm qua đoạn trích sau:
"Cốm là thưc quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát
xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ
An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Khơng cịn gì hợp với sự vương
vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đơi...
Và khơng bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc
thạch quý, màu đỏ thắm của hồng ngọc như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt
sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.'
Câu 3 (5,0 điểm): Tục ngữ có câu "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hịn
núi cao". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.

....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SƠN DƯƠNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 7, 8

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MƠN THI: NGỮ VĂN - LỚP 7

CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hồng hơn đọng trên mơi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách khơng cài
Bóng bà đổ xuống đất đâi
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)
a) Trong văn bản, tác giả đã nhớ lại những gì thời thơ bé?
b) Nêu tên và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ trong những câu thơ:
"Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu"
Câu 2 (6,0 điểm)
Việc bày tỏ tình cảm của con cái với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác
nhau, nhưng lại một việc làm rất cần thiết.
Em hay viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3 (12 điểm)
Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh là bài thơ hay với mạch cảm xúc và âm
thanh tiếng gà ngân vang, thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh tiếng gà trưa là hình
tượng nổi bật xuyên suốt và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm."
(Theo Nguyễn Thị Nga - TS Trường đại học Quảng Bình - Điểm sáng thẩm mỹ trong bài
thơ Tiếng gà trưa)



Bằng hiểu biết của em về bài thơ "Tiếng gà trưa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỌ XUÂN

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 7, LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04/4/2021

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cây...

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hơi sa
Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (1 điểm): Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định những giá trị gì của hạt gạo làng ta?
Câu 3 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4 (2 điểm): Đoạn thơ gợi cho những bài học gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hơi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Câu 2 (10,0 điểm): Nhận xét về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí
Minh, có ý kiến cho rằng:


"Hai bài thơ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hịa hợp thống nhất giữa tâm
hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ:.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


....Hết....
Họ và tên học sinh:................................................SBD:..........................


×