Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Bộ 15 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 40 trang )

BỘ 15 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
CẤP HUYỆN NĂM 2020-2021


MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phịng GD&ĐT Hưng Hà
2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phịng GD&ĐT Khối Châu
3. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Tam Dương
4. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên
5. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án Phịng GD&ĐT Ứng Hịa
6. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Đạ Tẻh
7. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Lương Sơn
8. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Nghĩa Hành
9. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Như Thanh
10. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Sơn Dương
11. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Sơng Lơ
12. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Tam Đảo


13. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Tam Nơng
14. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phòng
GD&ĐT Thanh Oai


15. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021 - Phịng
GD&ĐT Thiệu Hóa


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG HÀ

KỲ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI
Lớp 9, cấp huyện, năm học 2020 - 2021
Môn kiểm tra: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (6,0 điểm)
“Phép lịch sự chính là tấm giấy thơng hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn
phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói
trên
Câu 2 (14,0 điểm)
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái
đẹp”
Hãy khám phá xứ sở của cái đẹp qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”
của Phạm Tiến Duật (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam).


Đáp an đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Hà năm 2020





PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2020 - 2021

HUYỆN KHOÁI CHÂU
(Đề thi gồm có 02 trang)

Mơn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên đưới.
...Cả đời ra bề vào ngồi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời cịn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau...
(Trích “Trở về với mẹ tạ thôi”- Đồng Đức Bốn)
Câu 1 (7,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ
trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ
ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3 (0,5 điểm).Tìm câu thành ngữ được sử dụng trong câu thơ “Cả đời buộc
bụng thắt lưng”.
Câu 4 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu thơ “Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”

Câu 5 (2,0 điểm). Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên.
(Trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 dịng).
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm)


Câu 1 (6,0 điểm)
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện,
chợt trông thấy một chiếc ghế đựng sát chân tường nơi góc khuất. Đốn ngay ra đã
có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trần ra ngồi chơi,
nhưng vị thiền sư khơng nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống
đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu
kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó khơng phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì
quá hoảng sợ nên khơng nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và
cả hình phạt nặng nề. Khơng ngờ vị thiền sư lại chỉ ơn tồn nói: "Đêm khuya sương
lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài
học từ buổi tối hơm đó.
Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2 (8,0 điểm)
Nhận xét về Truyện Kiều (Nguyễn Du) có ý kiến cho rằng: <<…Sự thành côn vĩ
đại nhất của tác phẩm vẫn là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện một cách
thiết tha, mênh mơng đến não lịng trong tác phẩm.>>
Bằng hiểu biết của mình về Truyện Kiều, đặc biệt là những đoạn trích đã học trong
chương trình Ngữ văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên





PHỊNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
ĐỀ THI MƠN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút, khơng kể thời gian giao đề
(Đề thi này gồm 01 trang)

Câu 1. (4,0 điểm)
Em hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chờ sớm chiều tóm tém
(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Tạp chí
Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014)
Câu 2. (6,0 điểm)
Câu chuyện của hai hạt mầm
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:
Tơi muốn lớn lên thật nhanh. Tơi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc
xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tơi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên
cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tơi khơng biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tơi có mọc ra, đám cơn
trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bơng hoa của tơi có
thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi

nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm
lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?
Câu 3. (10 điểm)
Nhận định về thơ có ý kiến cho rằng:
“Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.
(Vôn - te)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc cảm nhận một tác phẩm hoặc một đoạn
trích thơ ca tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 9, hãy làm sáng tỏ.
------------- HẾT------------Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
Họ tên học sinh:…………………….....……….........., Số báo danh:…………, Phòng thi:…


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Gồm 04 trang)

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho
điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến
khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (4,0 điểm)
Nội dung

Ý

Điểm

Về hình thức: Học sinh có thể trình bày theo ý hoặc thành một đoạn văn, bài
văn ngắn. Chữ viết sạch đẹp, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Về nội dung:
- Chỉ ra được các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp tu từ so sánh: “ Nắng – như thể lá trầu”

1,0

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ/ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ Nắng – xanh mơn”

1,0

- Tác dụng:
+ Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ đã làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, gợi 1,0
cảm, tạo nhịp điệu câu thơ uyển chuyển.
1,0
+ Giúp người đọc, người nghe cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp ký ức tuổi thơ trong
tâm hồn mỗi con người: Về ánh nắng, về hình ảnh lá trầu, về người bà kính
u... để mỗi chúng ta trân trọng hơn kỷ niệm tuổi thơ.

Câu 2 (6,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận

dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, dưới đây là các gợi ý:
Ý

Nội dung

Điểm


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,5

b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động:
1

Giới thiệu câu chuyện và quan niệm sống tích cực được gợi ra: Sống phải có

0,5

ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện
ước mơ
2

Giải thích


1,0

- Tóm tắt thật ngắn gọn câu chuyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ,
đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu
tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi,
kết cục bị gà mổ tức khắc.
- Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan
niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong
muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến
ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống khơng có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi,
thụ động... chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.
3

Bàn luận

3,0

- Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: Có cơ hội cho con người lựa chọn
nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không
ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn khơng hồn
tồn là trở lực mà chính là động lực thơi thúc hành động, đạt tới thành công.
- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người
vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ
đẹp của cuộc đời; là động lực thơi thúc con người tìm tịi, khám phá, đóng góp
sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ
lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.
- Sợ hãi trước cuộc sống, khơng dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình
trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. Cuộc
sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vơ vị,

nhàm chán, sống thừa, sống vơ ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm
chí có thể tan biến trong cuộc đời.
(Trong q trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)
- Bên cạnh những người có ước mơ, khơng ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng
cịn khơng ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước
mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng cịn có ước
mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ. Biểu dương những người có ước mơ, có nghị
lực vươn lên. Phê phán những người sống khơng có ước mơ, thụ động, ngại

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0


khó ngại khổ, khơng có ý chí, nghị lực.
4

Bài học nhận thức và hành động

0,5

- Là một học sinh mỗi chúng ta phải ln có ước mơ, nghị lực vượt qua những
khó khăn; khơng ngừng học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ.
c. Sáng tạo


0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Câu 3 (10 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung

Ý

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Điểm
0,5

b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát vấn đề nghị
luận:
1

Giải thích


1,0

- Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn: Thơ ca là nơi kết tinh những giai điệu cảm
xúc của tâm hồn nhà thơ.
- Những tâm hồn cao cả, đa cảm luôn mang lại cho thơ những âm điệu phong
phú, mới mẻ có chiều sâu làm nên sức hấp dẫn cho thơ
=> Nhận định đã khẳng định vai trò then chốt của cảm xúc và nhất là một
tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng sâu nặng với đời sống thể hiện trong thơ.
2

Bàn luận
a. Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn
- Thơ ra đời từ những xúc cảm thẩm mĩ phong phú, mãnh liệt của người làm
thơ trước cái đẹp muôn màu, trước muôn vàn trạng thái, cảnh ngộ gợi trăn
trở, suy tư từ cuộc sống.
- Ngôn ngữ thơ đã giúp những cung bậc cảm xúc ấy ngân lên trên trang thơ
thành những giai điệu phong phú, cuốn hút và chinh phục lòng người mang
theo sức sống tâm hồn của mỗi nhà thơ.
b. Vẻ đẹp của những tâm hồn cao cả, đa cảm làm nên sức sống cho thơ

1,0


- Tâm hồn nhà thơ chân chính ln nhạy cảm của trước mọi vẻ đẹp của đời
sống sẽ dẫn lối người đọc đến xứ sở của những đắm say và thái độ nâng niu
cái đẹp.
- Người nghệ sĩ ấy cũng luôn trĩu nặng suy tư trước nỗi đau và khát vọng của
con người, trước vận mệnh dân tộc sẽ mang đến cho thơ khơng chỉ xúc cảm
tha thiết mà cịn cả một chiều sâu tư tưởng thấm thía thanh lọc con người.

- Song, để sức lay động của câu thơ được thực sự chắp cánh bay cao cũng rất
cần đến tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ .
3

Phân tích - Chứng minh

6,0

- Học sinh chọn một bài thơ hoặc một đoạn trích thích hợp; Cảm nhận, bình
luận sâu sắc có định hướng làm nổi bật vấn đề. Cụ thể là:
+ Vẻ đẹp của bài thơ đến từ sự đa cảm của tâm hồn thi nhân trong cội nguồn
cảm hứng sáng tác hướng đến mọi sắc thái của đời sống; đến từ nội dung, tư
tưởng sâu sắc xuất phát từ một tâm hồn cao cả nặng lòng với đất nước, nhân
dân, với số phận con người.
+ Vẻ đẹp độc đáo đến từ những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật tạo
thành một chỉnh thể, vươn tới sự hoàn mĩ; mang đậm dấu ấn riêng đặc sắc của
tác giả …
5

Đánh giá, nâng cao vấn đề

1,0

- Khẳng định lại ý kiến chính xác.
- Với người sáng tác cần chú ý tới tính thẩm mĩ, vẻ đẹp phong phú, độc đáo
của thơ. Muốn vậy nhà thơ cần có một tâm hồn đẹp, tinh tế và tài hoa và có
tầm tư tưởng sâu sắc trước cuộc đời
- Với người đọc: Đây là một tiêu chí quan trọng gợi ý cho chúng ta cảm nhận
và đánh giá thơ ca…
c. Sáng tạo


0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

------------- HẾT -------------


UBND HUYỆN THỦY NGUN
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
CẤP THCS NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 19/12/2020

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Điểm gặp gỡ của hai câu thơ sau:
“Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Vầng trăng thành tri kỷ”
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 2. (1,0 điểm): Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho

xưa, hoàn toàn khơng phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời,
hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan
niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn
và thể xác.”
(Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà)
a. Em hiểu thế nào là “di dưỡng tinh thần”?
b. Từ tinh thần của phần trích trên, hãy trình bày những điều em học tập
được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh để hình thành phong cách sống cho mình.
PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ ý kiến dưới
đây của nhà văn Nguyễn Khải:
“Ở đời này, khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu
là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.”
Câu 2. (5,0 điểm): Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói:
“Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,
nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ
phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.”
Bằng hiểu biết của em, hãy làm rõ ý kiến trên.
-------------------------HẾT----------------------(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:……………..
Giám thị số 1:…………………………………...Giám thị số 2:………................……....


UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 9


(Hướng dẫn gồm 03 trang)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
*Hình thức:
- Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh.
- Hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi về văn phạm.
* Nội dung:
- Hai câu thơ đều có hình ảnh của trăng.
Câu 1 - Trăng trong hai câu thơ đều là hình ảnh thiên nhiên, gần gũi thân
(1đ) thuộc với người lính trong cuộc đời quân ngũ.
- Hai bài thơ sáng tác ở những thời điểm khác nhau nhưng sự gắn bó
giữa trăng với người đều trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ. Với
người chiến sĩ, trăng là người bạn tri kỉ, tri âm để gửi gắm tâm trạng và
ước vọng.
*Hình thức:
- Phần b: Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn hồn chỉnh.
- Hành văn trơi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi về văn phạm.
* Nội dung:
a. Giải thích: di dưỡng tinh thần là quá trình ni dưỡng, bồi đắp cho
tâm hồn, tinh thần được thanh cao, vui khỏe, hạnh phúc.
b. Học sinh cần trình bày các ý sau:
- Tích cực chủ động trong việc tiếp thu tri thức văn hóa nhân loại, đặc
Câu 2 biệt là việc học ngoại ngữ, công nghệ thông tin….
(1đ) - Cần có lối sống giản dị, lành mạnh phù hợp với điều kiện và hồn
cảnh của gia đình, bản thân.
- Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Khơng q coi trọng vật chất, ln có ý thức bồi đắp tâm hồn, giữ cho

đời sống tinh thần được cân bằng.
- Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh
đối với các bạn trẻ hiện nay.
PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu

Điểm
0,25

0,75

0,25

0,25

0,5

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1. Hình thức:
- Học sinh trình bày dưới dạng một bài văn ngắn hồn chỉnh.
- Hành văn trơi chảy, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, không
mắc các lỗi về văn phạm.

0,5


Câu 1

(3đ)

Câu 2
(5 đ)

2. Nội dung:
a. Giải thích:
- Con đường cùng: là hồn cảnh bế tắc, khơng có lối thốt.
- Ranh giới: là những khó khăn, trở ngại.
- Sức mạnh: là ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc sống của con người.
-> Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định, đề cao vai trị của
ý chí nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
b. Chứng minh, bàn luận:
- Trong cuộc sống con người thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại thậm
chí là thất bại.
- Khơng có hồn cảnh nào là bế tắc, tuyệt vọng, khơng lối thốt nếu con
người có ý chí, nghị lực. Ý chí, nghị lực là một trong những nhân tố
quan trọng nhất giúp mỗi người vươn tới thành cơng (lấy dẫn chứng
thực tế).
- Những khó khăn thử thách là cơ hội để con người nhận ra ý chí, nghị
lực của mình.
- Những người có ý chí, nghị lực vượt lên chính mình sẽ được mọi
người u q, khâm phục và làm theo.
- Phê phán những người yếu đuối, dễ bị gục ngã trước thử thách của
hoàn cảnh.
c. Liên hệ bản thân:
- Ln có niềm tin vào cuộc sống, coi những thử thách, khó khăn của
hồn cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
- Thường xuyên rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó vươn lên.
- Trau dồi tri thức, hình thành các kĩ năng sống cần thiết để thích ứng

với sự thay đổi của hồn cảnh.
*Hình thức:
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Đảm bảo bố cục đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Hệ thống luận điểm sáng rõ, dẫn chứng hợp lí, lập luận chặt chẽ, giàu
sức thuyết phục.
- Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi về văn phạm.
* Nội dung: đảm bảo đủ các ý sau:
a. Giải thích nhận định.
- Nguồn gốc của thơ ca: “thơ ca phải xuất phát từ thực tại, từ đời
sống” có nghĩa là thơ ca phải được sinh ra, bắt nguồn từ hiện thực và
mang cái đẹp của đời sống con người.
- Nội dung của thơ ca phải thể hiện “một tâm hồn, một trí tuệ” tức là
thơ ca phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm của thi nhân và truyền tải
tư tưởng, tình cảm đó đến người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của mỗi
3

0,5

1,5

0,5

0,5

0,5


cái “tôi” người nghệ sĩ với cuộc đời.

- Thơ ca “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay” tức là muốn nói đến
phong cách nghệ thuật và dấu ấn sáng tạo riêng biệt của thi nhân.
=> Nhận định của Xuân Diệu muốn khẳng định: mỗi tác phẩm thơ
ca cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi,
sáng tạo, mới mẻ, độc đáo từ nội dung, tư tưởng đến hình thức nghệ
thuật của người nghệ sĩ.
b. Chứng minh.
2,75
* Học sinh lấy dẫn chứng trong các tác phẩm thơ ca đã học, đã biết để
phân tích, làm rõ các ý sau:
- Mỗi tác phẩm thơ phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.
- Nội dung tác phẩm thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ
với con người và cuộc đời.
- Hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ thể hiện phong cách sáng tạo,
cái “tôi” của người nghệ sĩ ở các phương diện thể loại, cấu tứ, ngơn
ngữ, hình ảnh, giọng điệu…
c. Đánh giá, mở rộng.
0,75
- Ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một thi
phẩm đích thực và giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa to lớn của thơ ca
với cuộc sống con người.
- Đây là một quan điểm mang tính định hướng sáng tác cho các nhà thơ:
thơ ca phải bắt nguồn từ cuộc đời và vì sự tốt đẹp của cuộc sống con
người. Vẻ đẹp, giá trị của một tác phẩm thơ ca nói riêng và văn học nói
chung là sự kết hợp hài hịa cả nội dung và hình thức nghệ thuật, giữa
khách quan và chủ quan.
- Quan điểm của Xuân Diệu giúp mỗi nhà thơ, mỗi người nghệ sĩ phải
có trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
*Sáng tạo: Bài viết có những liên hệ, mở rộng sâu sắc, độc đáo, giàu 0,5
tính sáng tạo.

Lưu ý: Giáo viên chấm cần căn cứ vào yêu cầu của đề bài và thực tế bài làm
của học sinh để đánh giá cho phù hợp, đặc biệt lưu ý những bài viết giàu chất văn.
…………………………. Hết ………………………….

4


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI
HUYỆN ỨNG HỊA
CÁC MƠN VĂN HĨA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI MƠN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

Phần I. (8 điểm).
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sau trận động đất và sóng thần kinh hồng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học,
người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp
hàng, tơi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo
mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tơi sợ đến lượt em thì chắc
chẳng cịn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa
em nhỏ. Em bé quay người lau vội dịng nước mắt. Thấy em lạnh, tơi cởi chiếc áo khốc
chồng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “Đợi tới lượt cháu
chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé

nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó,
nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang
phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé
trả lời: “Bởi chắc cịn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cơ chú phát
chung cho cơng bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
1. Câu chuyện trên cho em liên hệ đến những sự việc cụ thể nào đã và đang diễn ra
ở miền Trung nước ta trong những ngày vừa qua?
2. Từ nội dung ý nghĩa của câu chuyện trên và thực tế liên quan đến miền Trung
nước ta mà em biết, hãy viết một đoạn văn theo mô hình Tổng - Phân - Hợp khoảng 15
câu trình bày suy nghĩ về tình cảm và cách ứng xử giữa người với người trong hoạn nạn,
khó khăn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một câu cảm thán.
Phần II. (12 điểm).
Giá trị nhân đạo là chủ đề xuyên suốt chiều dài của văn học trung đại Việt Nam.
Hãy làm sáng tỏ giá trị đó qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích
Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:........................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN ỨNG HỊA
CÁC MƠN VĂN HĨA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020– 2021

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM

Phần I Câu 1. (3 điểm) Từ các sự việc và nhân vật trong câu chuyện liên hệ
(8
và nêu được những sự việc đã và đang diễn ra ở miền Trung nước ta
điểm) gồm các ý:
- Trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản -> Thảm họa bão
1,0
lũ, sạt lở ở miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản khiến
hàng trăm người chết và mất tích; hàng trăm nghìn ngơi nhà bị sập đổ,
cuốn trơi; ước tính thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Một số tỉnh chịu
thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam…
1,0
- Việc tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn -> Sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc vận động,
kêu gọi quyên góp, ủng hộ chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung
như MTTQ, các tổ chức Đoàn - Hội, doanh nghiệp. Tiêu biểu như tỉ phú
Phạm Nhật Vượng, ca sĩ Thủy Tiên…
1,0
- Việc xếp hàng nhận hỗ trợ và hành động, lời nói của cậu bé trong câu
chuyện -> Cách thức tổ chức cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trên cả
nước và việc tiếp nhận cứu trợ của người dân miền Trung nước ta.
Câu 2. (5 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Đảm bảo viết được đoạn văn theo mô hình T – P – H; dung lượng
khoảng 15 câu; hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn
1,0
lọc, thuyết phục; không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp,
chính tả; sử dụng câu ghép và câu cảm thán hợp lí.
- Đặt được thứ tự số câu, chỉ ra được mơ hình T-P-H, câu ghép và câu
0,5

cảm thán được sử dụng trong đoạn văn.
II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác
nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận: Tình cảm và cách
0,5
ứng xử giữa người với người trong hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn là một
vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.
- Cảm nhận và phân tích được những việc làm có ý nghĩa của tinh
thần tương thân tương ái, chia sẻ, đồng cảm của các nhân vật trong
câu chuyện và những việc làm của người dân cả nước ta đối với miển
Trung trong thời gian vừa qua:


+ Lời kể “thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình”
và hành động“quay người lau vội dòng nước mắt” của cậu bé trong câu
chuyện cũng như những mất mát đau thương ngút ngàn của người dân
miền Trung nước ta trong thời gian vừa qua (…) đã cho thấy đó là
những khó khăn, hoạn nạn mà những con người bất hạnh, đáng thương
phải gánh chịu trong cuộc dời.
+ Hành động “đến gần và trò chuyện với em” rồi “cởi chiếc áo khốc
chồng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em” của
nhân vật “tôi” và hành động “nhận túi lương khô, khom người cảm ơn”,
“để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng” với lí do: “chắc cịn có
nhiều người bị đói hơn cháu”, “để cơ chú phát chung cho cơng bằng”
của cậu bé bất hạnh trong câu chuyện rất giống với biết bao hành động,
việc làm thiện nguyện của nhân dân cả nước cùng sự vui mừng đến
nghẹn ngào, trân trọng khi được nhận quà cứu trợ, hỗ trợ của đồng bào
miền Trung. Đó chính là cách thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng
cảm, sẻ chia vô cùng cần thiết và quan trọng giữa người với người trong
hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó chính là tình cảm và cách ứng xử

nhân văn cao đẹp đáng ngợi ca, trân trọng và phát huy trong cuộc sống.
- Suy nghĩ và bàn luận về tình cảm, cách ứng xử giữa người với
người trong khó khăn, hoạn nạn.
+ Trong cuộc sống có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần sự chung
tay giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng để họ có thể giảm bớt 1 phần khó
khăn, khắc phục hoặc vượt qua những mất mát, đau thương.
+ Mỗi người cần biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người có hồn
cảnh khó khăn bằng tấm lịng chân thành nhất, khơng tính tốn, vụ lợi cá
nhân… (dẫn chứng ->VD: Việc làm của ca sĩ Thủy Tiên…)
+ Tình yêu thương, cách hành xử nhân văn giữa người với người trong
khó khăn, hoạn nạn giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn
(dẫn chứng).
+ Vẫn cịn đâu đó những kẻ sống vơ cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng
hay những hành động cứu trợ không đúng nơi, đúng lúc gây lãng phí,
phản cảm. (dẫn chứng ->VD: hình ảnh quần áo, bánh chưng cứu trợ bị
vứt bỏ ven đường… ).
+ Không nên tồn tại trong xã hội những hành động vụ lợi, thiếu văn
minh, lịch sự; thiếu khách quan, công bằng khi nhận sự giúp đỡ từ người
khác (VD: chen lấn, xô đẩy hoặc gian lận, thiên vị trong việc nhận cứu
trợ, hỗ trợ…)

0,5

0,5

0,25
0,25

0,5


0,25

0,25


Phần
II
(12
điểm)

- Tổng hợp được ý đã viết bằng cách liên hệ bản thân hoặc rút ra bài
học:
Trong khó khăn, hoạn nạn, người giúp đỡ và người được giúp đỡ
hãy chân thành, từ tâm và ứng xử văn minh bởi đó chính là thước đo giá
trị đạo đức, văn hóa của mỗi con người.
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh xác định được đây là kiểu bài nghị luận chứng minh nhưng
vẫn cần có sự kết hợp hài hịa, hợp lý giữa phân tích, chứng minh, bình
luận.
- Biết làm bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh với bố cục 3 phần rõ
ràng; kết cấu chặt chẽ, lập luận chắc chắn, có sức thuyết phục
- Văn viết lưu lốt, có cảm xúc, khơng mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ,
ngữ pháp, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị nhân đạo qua hai văn bản.
II. Yêu cầu về kiến thức
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị nhân đạo là một chủ đề xuyên suốt
chiều dài lịch sử văn học trung đại Việt Nam.
- Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du.

- Khẳng định tấm lòng nhân đạo của hai nhà văn được gửi gắm trong hai
văn bản.
2. Thân bài
2.1. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo:
Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn
học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau
của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng
thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong
tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan
cảnh nào.
2.2. Biểu hiện giá trị nhân đạo:
- Bênh vực, đồng cảm, xót thương cho số phận khổ đau, bất hạnh
của con người.
- Phát hiện, ngợi ca, trân trọng khát khao chính đáng cùng vẻ đẹp
của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp con người.
2.3. Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo qua tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và đoạn trích “Kiều ở lầu

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0



×