Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên đội tàu đóng mới theo nghị định 67

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 118 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----------------

NGUYỄN THỊ NGHIÊM THÙY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CÂU
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG VÀ NGHỀ LƯỚI VÂY
TRÊN ĐỘI TÀU ĐÓNG MỚI THEO
NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----------------

NGUYỄN THỊ NGHIÊM THÙY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CÂU
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG VÀ NGHỀ LƯỚI VÂY
TRÊN ĐỘI TÀU ĐÓNG MỚI THEO
NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngành đào tạo:

Kỹ thuật Khai thác Thủy Sản

Mã số:

60.62.03.04

Quyết định giao đề tài:

370/QĐ-ĐHNT, ngày 04/04/2019

Quyết định thành lập Hội đồng: 871/QĐ-ĐHNT, ngày 31/08/2020
Ngày bảo vệ:

22/09/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ XUÂN TÀI
Chủ tịch hội đồng:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu

cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên đội tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐCP tại tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi và chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Báo cáo sử dụng số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp khoa học nhằm
đảm bảo độ tin cậy của luận văn. Các thơng tin, dữ liệu được trích dẫn trong luận văn
hồn tồn trung thực, khách quan và có độ chính xác cao. Luận văn này là theo thực tế
nghiên cứu, khơng trùng lặp với bất cứ cơng trình khoa học nào đã được cơng bố.
Khánh Hịa, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nghiêm Thùy



i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Xuân Tài – Giảng viên kiêm nhiệm
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản trường Đại học Nha Trang là người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành và các hộ gia
đình ngư dân có tàu thuyền đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh
Hòa đã hỗ trợ tận tình và giúp đỡ tơi hồn thành số liệu cho bài luận văn Thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


Khánh Hòa, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nghiêm Thùy



ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Tổng quan về nghề cá tỉnh Khánh Hoà .................................................................... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 3
1.1.2. Nguồn lợi hải sản .................................................................................................. 3
1.1.3. Cơ cấu tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hoà .................................................................. 3

1.1.4. Sản lượng khai thác............................................................................................... 6
1.1.5. Cơ cấu tàu thuyền tham gia Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hoà ....... 7
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................................ 8
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước ................................................................. 8
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................................ 11
1.2.3. Những điểm kế thừa cho đề tài luận văn ............................................................ 18
1.3. Khái quát về đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác ...................................... 19
1.3.1. Đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương ...... 19
1.3.2. Đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác nghề lưới vây ................................. 20
1.4. Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung ......... 23
1.4.1. Những thành công, lợi thế khi triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP và những
kết quả đạt được ............................................................................................................ 23
1.4.2. Những hạn chế, bất cập khi triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP .................... 25
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 27
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 27
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 28


iii


2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................................. 29
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 32
3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất của tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
của Chính phủ làm nghề câu cá ngừ đại dương và nghề vây tại tỉnh Khánh Hòa ........ 32
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương và nghề vây các tàu đóng mới
theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa .................................................. 32

3.1.2. Về ngư trường, nguồn lợi thủy sản tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương và
nghề vây các tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa ...... 35
3.1.3. Thực trạng về trang thiết bị và ngư cụ khai thác trên tàu nghề câu cá ngừ đại
dương và nghề vây khơi các tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh
Khánh Hòa .................................................................................................................... 36
3.1.3.1. Trang bị động lực ............................................................................................. 36
3.1.3.2. Trang thiết bị hàng hải phục vụ khai thác ........................................................ 38
3.1.3.3. Trang bị an toàn hàng hải................................................................................. 43
3.1.3.4. Trang bị ánh sáng trên tàu ................................................................................ 43
3.1.3.5. Thiết bị phục vụ quá trình khai thác trên tàu ................................................... 47
3.1.3.6. Thực trạng về ngư cụ khai thác ........................................................................ 50
3.1.4. Thực trạng về công tác tổ chức khai thác và bảo quản sản phẩm ....................... 55
3.1.4.1. Thực trạng về công tác tổ chức khai thác ........................................................ 55
3.1.4.2. Xử lý và bảo quản sản phẩm khai thác ............................................................ 59
3.1.5. Thực trạng về thuyền viên nghề câu tay cá ngừ đại dương và nghề lưới vây .... 61
3.1.5.1. Biên chế thuyền viên ........................................................................................ 61
3.1.5.2. Trình độ học vấn và kinh nghiệm đi biển ........................................................ 62
3.1.6. Thực trạng về kinh tế của đội tàu câu tay cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên
đội tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hoà ....................... 63
3.1.6.1. Doanh thu của nghề câu và nghề lưới vây ....................................................... 63
3.1.6.2. Chi phí của nghề câu và nghề lưới vây ............................................................ 64
3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên đội
tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hoà.............................. 71
3.2.1. Năng suất và sản lượng khai thác ....................................................................... 71
3.2.2. Đánh giá hiệu quả khai thác về mặt kinh tế ........................................................ 73



iv



3.2.3. Đánh giá hiệu khai thác về mặt đảm bảo an toàn nguồn lợi thủy sản ................. 75
3.2.4. Đánh giá hiệu quả khai thác về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia ... 76
3.2.5. Đánh giá hiệu quả xã hội .................................................................................... 76
3.3. Ý kiến đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trên đội tàu
đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ................................................................... 77
3.3.1. Giải pháp về Chính sách, quy định ..................................................................... 77
3.3.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ .................................................................. 78
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất trên biển .............................................................. 78
3.3.4. Giải pháp về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm .......................................... 79
3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 81



v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1

2a

Tên đầy đủ và nghĩa
Kích thước mắt lưới (mm)
Cavalli Vapore (tiếng Ý) và Chevaux Vapeur (tiếng


2

CV

3

DVHC

Pháp) - Công suất tàu
Dịch vụ hậu cần
Food and Agriculture Organization –



Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

4

FAO

5

KHCN

6



Nghị định


7

PA

Polyamide

8

PP

Polypropylen

9

PE

Polyethylene

10

PU

11

UBND

Khoa học Công nghệ

Polyurethane

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Cơ cấu tàu thuyền theo công suất .................................................................. 4
Bảng 1. 2: Cơ cấu tàu thuyền theo chiều dài năm 2019.................................................. 4
Bảng 1. 3: Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản ..................................................................... 5
Bảng 1. 4: Tổng sản lượng khai thác tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2015 – 2019 ............... 6
Bảng 1. 5: Phân bố theo nghề khai thác của tàu Nghị định 67/2014/NĐ-CP ................. 7
Bảng 2. 1: Số lượng tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hòa ...... 27
Bảng 3. 1: Danh sách tàu khai thác nghề câu cá ngừ đại dương và nghề vây đóng mới
theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa năm 2019 ................................. 32
Bảng 3. 2: Phân bố chiều dài tàu ..................................................................................... 33
Bảng 3. 3: Phân bố chiều rộng tàu ................................................................................ 34
Bảng 3. 4: Phân bố tàu thuyền theo nhóm cơng suất ..................................................... 34
Bảng 3. 5: Thơng tin về máy chính tàu thuyền ............................................................. 37
Bảng 3. 6: Tỷ lệ % tàu trang bị các thiết bị hàng hải, liên lạc ...................................... 39
Bảng 3. 7: Thống kê đèn trên tàu câu tay cá ngừ đại dương......................................... 45
Bảng 3. 8: Thống kê đèn trên tàu lưới vây.................................................................... 46
Bảng 3. 9: Thống kê thông số cơ bản của ngư cụ câu .................................................. 51
Bảng 3. 10: Thông số kỹ thuật vàng lưới vây ............................................................... 53
Bảng 3. 11: Biên chế thuyền viên ................................................................................. 61
Bảng 3. 12: Học vấn – tuổi đời – tuổi nghề thuyền viên .............................................. 62
Bảng 3. 13: Doanh thu trung bình của các tàu theo nhóm chiều dài năm 2019 ........... 64
Bảng 3. 14: Cơ cấu đầu tư mua sắm thiết bị của tàu..................................................... 65
Bảng 3. 15: Chi phí khấu khao năm 2019 ..................................................................... 66
Bảng 3. 16: Chi phí cố định của tàu năm 2019 ............................................................. 67
Bảng 3. 17: Chi phí biến đổi của tàu (chưa bao gồm chi phí nhân công) năm 2019 .... 69



vii


Bảng 3. 18: Chi phí nhân cơng năm 2019 ..................................................................... 70
Bảng 3. 19: Tổng hợp chi phí của tàu đóng mới Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Khánh
Hòa năm 2019 ............................................................................................................... 71
Bảng 3. 20: Năng suất khai thác trung bình năm 2019 ................................................. 72
Bảng 3. 21: Thống kê sản lượng khai thác trung bình năm 2019 ................................. 73
Bảng 3. 22: Lợi nhuận của đội tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của nghề
câu và nghề lưới vây năm 2019 .................................................................................... 74



viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Cá ngừ mắt to ............................................................................................... 19
Hình 1. 2: Cá ngừ vây vàng .......................................................................................... 20
Hình 1. 3: Cá ngừ sọc dưa............................................................................................. 21
Hình 1. 4: Cá ngừ ồ ....................................................................................................... 21
Hình 1. 5: Cá ngừ chù ................................................................................................... 22
Hình 1. 6: Cá ngừ chấm ................................................................................................ 23
Hình 1. 7: Cá ngừ bị ..................................................................................................... 23
Hình 3. 1: Máy chính .................................................................................................... 38
Hình 3. 2: La bàn từ ...................................................................................................... 39
Hình 3. 3: Máy định vị .................................................................................................. 40
Hình 3. 4: Radar ............................................................................................................ 40

Hình 3. 5: Máy dị cá..................................................................................................... 41
Hình 3. 6: Máy đàm thoại tầm xa ................................................................................. 42
Hình 3. 7: Máy đàm thoại tầm gần ............................................................................... 42
Hình 3. 8: Bố trí trang thiết bị hàng hải trên tàu ........................................................... 43
Hình 3. 9: Giàn đèn sử dụng trên tàu câu tay cá ngừ đại dương ................................... 44
Hình 3. 10: Bố trí nguồn sáng trên tàu câu tay ............................................................. 44
Hình 3. 11: Máy tời ....................................................................................................... 47
Hình 3. 12: Máy thu lưới .............................................................................................. 48
Hình 3. 13: Hệ thống cẩu .............................................................................................. 48
Hình 3. 14: Cầu thu vịng khun ................................................................................. 49
Hình 3. 15: Sơ đồ bố trí cần câu trên tàu ...................................................................... 50
Hình 3. 16: Bảng vẽ tổng thể cần câu – dây câu ........................................................... 52
Hình 3. 17: Hình lưỡi câu, khóa xoay, khố bấm ......................................................... 52



ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây
trên đội tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hịa” với mục
đích làm cơ sở cho việc quản lý, quy hoạch và phát triển hợp lý ngành thủy sản tỉnh
Khánh Hòa.
Về lý luận: Kết quả đề tài là cơ sở lý luận và là tài liệu tham khảo để các cơ quan
ban ngành đưa ra các phương hướng quản lý và các chính sách phù hợp nhằm phát triển
nghề cá nói chung và đội tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh
Hịa nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là cơ sở thực tiễn cho việc quản lý nghề cá, đánh giá hiệu
quả chính sách hỗ trợ và quy hoạch phát triển nghề cá xa bờ, giải quyết được những vấn

đề bất cập về thực tiễn đang xảy ra trong quá trình hoạt động nghề cá của địa phương.
Mục tiêu đề tài: Xác định được hiệu quả khai thác, sự phù hợp của ngư cụ, trang
thiết bị, quy trình khai thác và bảo quản sản phẩm của đội tàu đóng mới theo Nghị định
67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hòa nghề câu tay cá ngừ đại dương và nghề lưới vây
nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá định hướng phát triển
nghề trong thời gian tới.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp tại các cơ quan ban ngành và thông tin sơ cấp của chủ tàu tham gia đóng mới
tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP thông qua phiếu điều tra. Bên cạnh đó, luận văn
sử dụng phương pháp tiếp cận thực tế và phương pháp tiếp cận các tài liệu trong và
ngồi nước. Tác giả thực hiện điều tra thơng tin của 16 tàu cá đóng mới theo Nghị định
67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hịa với nhóm chiều dài tàu < 24 m và > 24 m thuộc hai
nghề khai thác là nghề câu tay cá ngừ đại dương và nghề lưới vây. Nhìn chung tàu đóng
mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vỏ tàu với vật
liệu composite được đánh giá tốt, không mất nhiều chi phí sửa chữa hàng năm. Trang
thiết bị an tồn hàng hải, thông tin liên lạc trên tàu đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn
đến hiệu quả khai thác, hiệu quả kinh tế chưa cao tập trung chủ yếu vào thiếu hụt lao
động đi biển, ngư trường khai thác cạn kiệt và quy trình tổ chức khai thác trên biển chưa
phù hợp. Tìm kiếm lao động đi biển ngày càng khó khăn, ngư trường khai thác dần cạn
kiệt, quy trình tổ chức khai thác chưa phù hợp với chiều dài tàu và cơng suất máy chính
lớn. Ngồi ra, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm chưa áp dụng hiệu quả các


x


phương pháp hiện đại, một số ngư dân thực hiện bảo quản theo cách truyền thống nên
chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao làm ảnh hưởng đến doanh thu chuyến biển.
Thuyền trưởng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành tàu lớn, sử dụng các trang
thiết bị hiện đại trên tàu. Từ đó, đưa ra các giải pháp về khoa học và công nghệ, tổ chức

sản xuất và giải pháp kỹ thuật cho bà con ngư dân cũng như sự hỗ trợ các chính sách
của nhà nước phù hợp.
Từ khoá: nghề câu tay cá ngừ đại dương, nghề lưới vây, hiệu quả khai thác, Nghị
định 67/2014/NĐ-CP, tỉnh Khánh Hoà.



xi


LỜI MỞ ĐẦU
Khánh Hịa trải dài từ 11042’50” ÷ 12052’15” vĩ độ Bắc và 108040’33” ÷
109027’55” kinh độ Đơng thuộc ven biển Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên,
phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp
tỉnh Ninh Thuận và phía Đơng giáp Biển Đơng. Khánh Hịa có chiều dài bờ biển 385
km kể cả tuyến đảo, với bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu là nơi sinh sống,
sinh sản của nhiều loài thủy sản [27].
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng biển tỉnh Khánh Hịa chịu ảnh
hưởng của 2 mùa gió rõ rệt là mùa gió Đơng Bắc và mùa gió Tây Nam. Nhiệt độ trung
bình hàng năm của Khánh Hịa trên dưới 26oC. Khí hậu Khánh Hịa tương đối ơn hịa
hơn, ít gió bão, có nhiều thuận lợi để phát triển các nghề kinh tế biển, trong đó có nghề
khai thác thủy sản. Khánh Hịa có nhiều nghề khai thác thủy sản như nghề lưới kéo, lưới
vây, lưới rê, nghề câu… hàng năm cho sản lượng khai thác khoảng 70.000 tấn. Các đối
tượng được khai thác chủ yếu là cá kiếm, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục, cá sịng, cá bạc
má… Các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1 là những ngư trường khai
thác chính đối với các nghề đánh bắt xa bờ của tỉnh Khánh Hòa như nghề câu cá ngừ
đại dương, nghề vây khơi, nghề rê khơi.
Năm 2019, số lượng tàu thuyền toàn tỉnh Khánh Hịa là 9.342 tàu cá. Trong đó, có
774 tàu cá chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, số tàu cá có
chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng là 1.149 tàu, và

có 7.419 tàu cá chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ. Tỉnh Khánh
Hòa đã và đang triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ
về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách vay vốn ưu đãi đóng
mới, nâng cấp, cải hốn tàu cá và ưu tiên đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Năm
2019, toàn tỉnh Khánh Hịa đã đóng mới, nâng cấp, cải hốn được 31 tàu, có 28 tàu
đóng mới và 3 tàu được nâng cấp, cải hốn. Với 28 tàu đóng mới có 10 tàu hoạt động
nghề câu tay cá ngừ đại dương (chiếm 35,7%) và 7 tàu hoạt động nghề lưới vây khơi
(chiếm 25%). Tuy nhiên, trong 10 tàu hoạt động nghề câu thì có 1 tàu sau khi hồn thiện
năm 2015 đưa vào hoạt động đến năm 2018 tàu chìm.
Từ năm 2010, nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây ở tỉnh Khánh Hòa phát
triển mạnh. Tuy rằng nghề câu cá ngừ đại dương và nghề vây khơi phát triển khá muộn
nhưng phát triển nhanh công nghệ khai thác và sản lượng đánh bắt. Nghề câu cá ngừ đại


1


dương là một nghề khai thác có tính chọn lọc cao khơng làm suy kiệt nguồn lợi ven bờ,
chi phí năng lượng thấp, khai thác các đối tượng có giá trị cao. Nghề lưới vây khơi chủ
yếu đánh bắt ở ngư trường xa bờ, có độ sâu lớn, nguồn lợi cá nổi phong phú nên phát
triển khá nhanh.
Thực tế cho thấy, các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đi vào hoạt
động đến nay đã xuất hiện những khó khăn và bất cập trong việc tổ chức khai thác, sửa
chữa. Một số tàu hoạt động chưa hiệu quả, thời gian trả lãi ngân hàng không đúng hạn,
các vướng mắc trong chính sách bảo hiểm tàu cá, đào tạo thuyền viên… đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các chủ tàu nói riêng và nghề cá của tỉnh nói chung.
Dựa trên tình hình thực tế về những bất cập, khó khăn và vướng mắc mà cơ quan
nhà nước, các chủ tàu gặp phải khi tham gia đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐCP tại tỉnh Khánh Hịa trong thời gian qua,… tơi chọn đề tài luận văn của mình “Đánh
giá hiệu quả khai thác nghề câu cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên đội tàu đóng
mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hịa”.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được hiệu quả khai thác, sự phù hợp của ngư cụ,
trang thiết bị, quy trình khai thác và bảo quản sản phẩm của đội tàu đóng mới theo Nghị
định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hịa nghề câu tay cá ngừ đại dương và nghề lưới
vây nhằm bổ sung thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá định hướng phát
triển nghề trong thời gian tới.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở và tài liệu tham khảo đối với các cơ quan
ban ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa nhằm đưa ra chính sách hợp lý đưa nghề cá phát
triển được hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ảnh thực tế tình hình hoạt
động sản xuất của các tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP với nghề câu tay
cá ngừ đại dương và nghề lưới vây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở thực tiễn để
đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác của nghề lưới vây và câu cá ngừ đại dương đối
với khối tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.



2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nghề cá tỉnh Khánh Hoà
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khánh Hịa có 5 đầm, vịnh lớn bao gồm đầm Nha Phu, Thủy Triều; vịnh Vân
Phong, Nha Trang, Cam Ranh. Là nơi sỡ hữu hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý
hiếm của vùng ven biển nhiệt đới (đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển,…); các đầm, vịnh này là nơi an toàn để trú ngụ, sinh đẻ của nhiều loài thủy sản.
Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 – 7 km có một cửa sơng. Nhờ điều kiện này, tỉnh Khánh Hịa
có thêm những khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nuôi dưỡng nguồn lợi thủy
sản. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Khánh Hịa có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa

và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch. Nhiệt độ
trung bình năm của Khánh Hòa trên dưới 26oC. So với các tỉnh ở vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, khí hậu ở Khánh Hịa tương đối ơn hịa hơn, ít gió bão tạo điều kiện thuận lợi
phát triển các nghề kinh tế biển, trong đó có nghề khai thác thủy sản [27].
1.1.2. Nguồn lợi hải sản
Vùng biển Khánh Hịa có tổng trữ lượng hải sản ước tính 150.000 tấn/năm và khả
năng khai thác 40-50.000 tấn/năm. Có 600 lồi hải sản được các nhà khoa học xác định
ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 lồi cá có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi cá
nổi với trữ lượng 105.000 tấn, chiếm khoảng 70% trữ lượng thủy sản toàn tỉnh, khả năng
khai thác bền vững là 40.000 tấn với các đối tượng chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá trích,
cá nục…, Về nguồn lợi cá đáy, do vùng biển Khánh Hịa có đặc điểm là đáy dốc, biển
sâu, ít có cửa sơng lớn đổ vào vì thế vùng biển này không thuận lợi cho việc sinh sống
và cư ngụ của các lồi cá đáy và cũng khơng thuận lợi cho việc hành nghề khai thác cá
đáy. Về nguồn lợi ven bờ từ 200m nước trở vào bờ là 38.000 tấn/năm [27].
1.1.3. Cơ cấu tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hoà
Giai đoạn 2015-2019, số lượng tàu thuyền tỉnh Khánh Hoà giảm mạnh từ 9.792
chiếc xuống 9.342 chiếc. Theo Bảng 1.1 cho thấy nhóm tàu thuyền có cơng suất trên
400 CV tăng qua các năm. Đối với nhóm tàu thuyền có cơng suất dưới 400 CV được
chia làm 5 nhóm cơng suất với mức độ tăng, giảm khác nhau. Khi nguồn lợi ven bờ,
vùng lộng ngày càng suy giảm, thì phát triển đội tàu có cơng suất lớn nhằm đẩy mạnh



3


tàu thuyền vươn khơi bám biển là điều cần thiết. Ngoài ra, đây cũng được xem là hướng
đi phù hợp với chủ trương phát triển chung ngành thuỷ sản của cả nước. Để khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh Khánh Hòa đã và đang ra sức thực hiện các giải pháp
nhằm điều chỉnh, sắp xếp lại nghề khai thác ven bờ và vùng lộng một cách hợp lý. Bảng

1.1 dưới đây thể hiện cơ cấu tàu thuyền theo cơng suất của tỉnh Khánh Hồ như sau:
Bảng 1. 1: Cơ cấu tàu thuyền theo công suất
ĐVT: chiếc
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

STT

Loại tàu

1

< 20 CV


5.519

5.529

5.523

5.523

5.122

2

20 ÷< 50 CV

2.500

2.457

2.369

2.369

2.311

3

50 ÷< 90 CV

557


583

526

526

532

4

90 ÷< 250 CV

470

453

381

381

396

5

250 ÷< 400 CV

423

411


332

332

344

6

> 400 CV

323

377

599

603

637

Tổng cộng

9.792

9.810

9.730

9.734


9.342

Nguồn: Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa năm 2019
Việc quản lý tàu cá thay đổi theo Luật Thuỷ sản 2017 có hiệu lực từ 01/01/2019,
chuyển quản lý từ công suất sang quản lý theo chiều dài lớn nhất của tàu. Do đó, tác giả
xin tổng hợp số liệu tàu thuyền được thống kê theo chiều dài thiết kế thể hiện theo Bảng
1.2 dưới đây:
Bảng 1. 2: Cơ cấu tàu thuyền theo chiều dài năm 2019
ĐVT: chiếc
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2019


STT

Loại tàu

1

6 ÷< 12m

7.874

7.893

7.827

7.789

7.419

2

12 ÷< 15m

1.182

1.173

1.118

1.196


1.149

3

15 ÷< 24m

723

730

759

722

738

4

> = 24m

13

14

26

27

36


9.792

9.810

9.730

9.734

9.342

Tổng cộng

Nguồn: Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa năm 2019



4


Dựa trên Bảng 1.2, nhận thấy năm 2019 số lượng tàu cá trên 15m là 774 chiếc theo
Nghị đinh số 26/2019/NĐ-CP được phép hoạt động đánh bắt thuỷ sản tại vùng khơi so
với quy định trước đây về công suất máy chính sẽ có đến 1.377 chiếc được phép khai thác.
Khánh Hoà được xem là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước với nhiều
ngư trường khai thác thuỷ sản trọng điểm như Trường Sa, DK1... Nghị định số
67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ ban hành Khánh Hồ được phân bổ
đóng mới 160 chiếc tàu phục vụ khai thác xa bờ và 15 chiếc tàu phục vụ DVHC nghề
cá. Tính đến năm 2019 tồn tỉnh đã phê duyệt được danh sách 34 chủ tàu đủ điều kiện
vay vốn [1]. Với những chính sách phát triển lâu dài theo hướng bền vững của ngành
thuỷ sản Việt Nam đã định hướng cho nghề cá tỉnh Khánh Hoà tập trung mạnh vào khai
thác xa bờ. Bên cạnh đó, số lượng tàu thuyền đóng mới, nâng cấp và cải hốn theo hướng

vươn khơi ngày càng cao.
Khánh Hồ có cơ cấu nghề khai thác rất đa dạng. Bảng 1.3 thể hiện cơ cấu nghề
khai thác thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa như sau:
Bảng 1. 3: Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản
ĐVT: chiếc
Năm 2015
STT

Họ nghề

Chiếc

%

Năm 2016
Chiếc

Năm 2017

%

Chiếc

Năm 2018

%

Chiếc

%


Năm 2019
Chiếc

%

1

Lưới kéo

947

9,7

886

9

872

9

838

8,6

803

8,6


2

Lưới vây

257

2,6

257

2,6

261

2,7

260

2,7

273

2,9

3

Lưới rê

2.629


26,8

2.643 26,9

2.656

27,3

2.677

27,5

2.719 29,1

4

Nghề câu

1.283

13,1

1.331 13,6

1.345

13,8

1.351


13,9

1.356 14,5

5

Nghề khác

4.676

47,8

4.693 47,9

4.596

47,2

4.608

47,3

4.191 44,9

Tổng cộng

9.792

9.810


9.730

9.734

9.342

Nguồn:Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa năm 2019
Quan sát bảng số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Khánh
Hịa rất đa dạng với 5 nhóm nghề chính như nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới rê,
nghề câu và một nhóm nghề khác.
Năm 2015 nhóm nghề khác (nghề chụp, nghề pha xúc, DVHC nghề cá,...) chiếm
tỷ lệ cao nhất với 47,8%, nghề lưới rê 26,8%, nghề câu chiếm 13,1%, nghề lưới kéo
9,7% và nghề lưới chụp thấp nhất với 0,2%.


5


Năm 2019, nhóm nghề khác (nghề chụp, nghề pha xúc, DVHC nghề cá,...) chiếm tỷ
lệ cao nhất với 44,9%, nghề lưới rê 29,1%, nghề câu chiếm 14,5% và nghề lưới kéo 8,6%.
Giai đoạn năm 2015 – 2019 nghề lưới kéo giảm từ 947 chiếc còn 803 chiếc nguyên
nhân chủ yếu là do quy hoạch chính sách nghề cá chung của cả nước hướng đến khai
thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền vững. Các cơ quan ban ngành đã và đang khoanh
vùng bảo vệ nghiêm ngặt vùng cấm và hạn chế hoạt động đối với nghề lưới kéo, thời vụ
và đối tượng cấm khai thác. Nghề câu và nghề lưới vây được xem là nghề khai thác thân
thiện với môi trường. Hiên nay với nghề lưới vây đã phát triển tăng lần lượt từ 257 chiếc
thành 273 chiếc và từ 1.283 chiếc lên 1.356 chiếc đối với nghề câu.
1.1.4. Sản lượng khai thác
Năm 2019, tỉnh Khánh Hoà với sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 108.696 tấn tăng
so với năm 2018 là 10,4%. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đạt 44.414 tấn mang

lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Dưới đây là Bảng 1.4 thể hiện
tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm của tỉnh Khánh Hoà.
Bảng 1. 4: Tổng sản lượng khai thác tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2015 – 2019
ĐVT: tấn
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Cá ngừ mắt to, vây vàng

4.634

3.872


3.982

2.800

3.800

2

Các loài cá ngừ khác

26.081

23.649

21.625

28.640

40.614

3

Loài khác

61.028

61.832

64.128


66.966

64.282

Tổng sản lượng khai thác

91.743

89.353

89.195

98.406

108.696

STT

Nội dung

1

Nguồn:Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa năm 2019
Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm, năm 2015 đạt 91.743 tấn đến năm
2019 đạt 108.696 tấn tăng với tỷ lệ 18,48%. Theo ước tính, trong cơ cấu sản lượng khai
thác, sản lượng cá chiếm 90% tổng sản lượng khai thác tôm và mực chiếm 1,5% và thủy
sản khác chiếm tỷ trọng 9%. Có thể thấy, trong những năm gần đây thực hiện chính sách
đẩy mạnh khai thác thuỷ sản xa bờ sản lượng khai thác ngày một tăng. Ngoài ra, với



6


những mơ hình khai thác theo tổ, đội nhóm cũng được ngư dân áp dụng mang lại hiệu
quả cao. Cùng với đó, giá trị sản lượng khai thác ngày được nâng cao [1].
Nguồn lợi thủy sản ven bờ và sản lượng khai thác trên một đơn vị thuyền nghề có
giảm, nhưng do nhu cầu việc làm, lao động, kinh tế gia đình, số lượng tàu cá cơng suất
lớn tăng nên tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hịa qua các năm đều tăng.
Trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu chiếm khoảng 35-40%, đã góp phần tích cực
trong việc ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản [1].
1.1.5. Cơ cấu tàu thuyền tham gia Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại tỉnh Khánh Hồ
Tính đến ngày 31/12/2019 tồn tỉnh Khánh Hịa đã đóng mới, nâng cấp, cải hoán
được 31 tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ.
Bảng 1. 5: Phân bố theo nghề khai thác của tàu Nghị định 67/2014/NĐ-CP
STT

Nghề câu

Địa
phương

Nghề chụp

Chiếc % Chiếc

Nghề lưới

Nghề lưới




vây

%

Chiếc

%

DVHC

Chiếc % Chiếc

%

Thành
1

phố Cam

0

0

0

0

0


0

2

25

0

0

6

60

8

100

3

100

5

63

2

100


4

40

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

13

0

0

Ranh
Thành
2

phố Nha
Trang

3
4

Thị



Ninh Hòa
Huyện
Vạn Ninh
Tổng cộng

10


8

3

8

2

Nguồn: Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa năm 2019
Dựa trên Bảng 1.5 có thể thấy rằng tàu thuyền đóng mới theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ tại tỉnh Khánh Hịa phân bổ về các địa
phương như Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hoà và Vạn Ninh. Trong các nghề lưới chụp,
nghề câu, nghề lưới vây và tàu DVHC nghề cá tham gia Nghị định 67/2014/NĐ-CP thì
tàu khai thác nghề câu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 32,26% sau đó là nghề vây và nghề chụp


7


cùng chiếm tỷ lệ 25,8%. Với 4 địa phương, thành phố Nha Trang có tỷ lệ chủ tàu tham
gia đóng mới, cải hoán và nâng cấp cao nhất. Với tầm nhìn phát triển kinh tế biển tại
tỉnh Khánh Hịa đến năm 2025 việc đẩy mạnh khai thác xa bờ là một yếu tố khơng thể
thiếu, bên cạnh đó việc tập trung vào các nghề khai thác đảm bảo nguồn lợi thủy sản
không bị cạn kiệt là một vấn đề không thể bỏ qua. Chính vì lẽ đó, việc đầu tư đóng mới
tàu composite phù hợp với các nghề khai thác hiện nay là hoàn toàn hợp lý [1].
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Hiện nay trên thế giới, công nghệ khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh. Một
số nước như Nhật Bản, Philippin… với đội tàu khai thác cá ngừ có quy mơ lớn đã khai

thác thành công các nghề như nghề câu cần, câu vàng... Tác giả đưa ra một số kết quả
cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu về ngư cụ và công nghệ khai thác nghề câu tay
Nhật Bản là quốc gia phát triển nghề câu tay cá ngừ đại dương với khoảng 90 chiếc
vào năm 2011 có cơng suất lớn trên 1.000 CV. Tàu khai thác nghề câu với trang thiết bị
trên tàu rất hiện đại, chiều dài vỏ tàu trên 30m với vật liệu vỏ tàu bằng sắt. Trên mỗi tàu
câu thường trang bị từ 4 - 6 cần câu, chiều dài dây câu không cố định và được điều khiển
để thay đổi độ sâu đánh bắt. Nhật Bản sử dụng máy thu câu với 3 bộ phận chính gồm bộ
phận hướng dây câu (hướng dây câu ở mạn tàu và hướng dây câu ở máy thu câu), tang
quấn dây câu và cơ cấu hộp số. Khi cá cắn câu, dây câu được quấn vào tang thu dây câu.
Máy câu sẽ tự xả dây khi lực kéo của cá lớn và tự thu dây câu khi lực kéo của cá yếu đi
[19]. Có thể thấy được, cơng nghệ khai thác nghề câu tay tại Nhật Bản hiện đại và phát
triển. Các trang thiết bị khai thác thuỷ sản được đầu tư và đưa vào vận hành trong quá
trình đánh bắt trên biển một cách hiệu quả. Nhật Bản với đội tàu nghề câu tay cá ngừ
đại dương với chiều dài tàu và công suất lớn hơn so với đội tàu ở Việt Nam.
Nghề câu tay cá ngừ đại dương phát triển mạnh ở Philippin. Kỹ thuật khai thác của
nghề dựa vào đặc tính tập trung quanh chà của cá ngừ đại dương. Ngư dân thả câu ở
những độ sâu khác nhau quanh chà để khai thác cá ngừ vào ban ngày. Mồi câu được sử
dụng là mồi mực hoặc cá nhỏ, càng tươi càng tốt. Khi cá cắn câu thì 2 thủy thủ thay
nhau kéo dây câu để bắt cá. Khi cá có xu hướng bơi lên mặt nước thủy thủ tiến hành thu
nhanh dây câu, thời gian bắt cá kéo dài từ 1 đến 1h30. Tiếp đó các thuỷ thủ tiến hành
thu dây câu và kéo cá lên mặt nước và dùng móc sắt nhọn móc vào mang cá (tránh móc


8


vào thân cá sẽ giảm giá trị của cá) hoặc dùng chụp cá để kéo lên tàu [21]. Nghề câu tay
tại Philippin sử dụng chà để thu hút cá. Chà được thả và được cố định trên biển rất lâu
qua nhiều năm. Khi đánh bắt, ngư dân cho tàu tiếp cận chà và xác định cá bám chà bằng

mắt thường khi lặn hoặc bằng máy. Sau đó, ngư dân thả câu và thực hiện khai thác. Có
thể thấy nguyên tắc thả chà và đánh bắt cơ bản giống với Việt Nam. Tuy nhiên, ở
Philippin nghề câu chủ yếu sử dụng chà để dẫn dụ cá chưa phát triển mạnh nghề câu tay
cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng.
Ngoài Philippin thì nghề câu tại Malaysia cũng phát triển khơng kém bao gồm các
hình thức như câu tay, câu vàng tầng đáy. Nghề câu tay tại nước này có cấu tạo chung
gồm dây chính, dây nhánh và chì. Đối với câu cá có khối lượng lớn dây câu sẽ buộc
thêm chì để đảm bảo độ chìm, tiếp đến là tám xoay và được buộc thêm 1 đến 2 lưỡi câu,
mồi ở đây là mực và các loại cá nhỏ. Một loại câu khác là áp dụng đối tượng có khối
lượng nhỏ như cá trích, cá nục. Ở phần đầu dây nhánh giáp với lưỡi câu, người ta buộc
kèm theo một đoạn dây thép nhằm mục đích để cá khơng cắn đứt đầu dây. Ngư dân ở
đây khai thác thường vào rạng sáng hoặc chiều tối [23]. Nguyên lý đánh bắt nghề câu
tại Malaysia khá giống với Việt Nam. Nghề câu tại đây phát triển đa dạng với đội tàu
khai thác trên các chuyến đi ngắn từ vài giờ đến khoảng một tuần.
+ Nghiên cứu về thiết bị tập trung cá và mồi câu của nghề câu tay
Đối với Úc, trên mỗi tàu câu tay thường được trang bị từ 8 - 10 cần câu. Hệ thống
cần câu này hoàn toàn tự động với mồi câu là mồi sống (cá nổi nhỏ) và được thả xuống
biển để nhử đàn cá. Sau đó, cá nổi lên sát mặt nước để ăn câu, thời gian từ khi cá ăn câu
đến khi kéo lên tàu chưa đến 1 phút [15].
Ở Hawaii nghề câu tay khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ mắt to, cá ngừ vây
vàng) khá phát triển. Mồi sử dụng là mồi mực với thiết bị tập trung cá dựa vào đặc tính
tập trung quanh chà của cá ngừ đại dương [16].
Nghề câu tay cá ngừ đại dương có khai thác hiệu quả hay không phụ thuộc một
phần vào cách sử dụng mồi câu và phương thức dẫn dụ cá. Các quốc gia trên thế giới đã
vận dụng khá thành công trong q trình đánh bắt trên biển.
+ Cơng nghệ khai thác bằng lưới vây trên thế giới đã phát triển đến trình độ cao.
Tàu thuyền, ngư cụ, máy khai thác, máy dò cá đều được trang bị những kỹ thuật tiên
tiến. Một số sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển nghề lưới vây có thể kể đến:
Tại Nhật Bản là quốc gia phát triển nghề lưới vây với đội tàu hiện tại khoảng



9


20.000 chiếc. Hình thức đánh bắt đàn cá bằng lưới vây kết hợp nguồn sáng chiếm 72,3%
và lưới vây tự do chiếm 27,7% tổng số mẻ lưới khai thác. Nghề khai thác lưới vây kết
hợp ánh sáng phát triển mạnh ở vùng vùng Nagasaki. Nguyên lý đánh bắt sử dụng máy
dị cá xác định ngư trường khai thác sau đó dùng nguồn sáng của điện chiếu trên và dưới
mặt nước để dẫn dụ đàn cá như cá thu, cá trích, cá sòng, mực,... Hệ thống chiếu sáng
trên tàu lưới vây Nhật Bản thường là 3 cụm đèn, mỗi cụm có công suất tối thiểu từ 50 –
850 CV tuỳ vào trọng tải tàu từ 90 – 110 tấn. Sản lượng khai thác trung bình của tàu
lưới vây kết hợp nguồn sáng là 28 tấn/mẻ và lưới vây tự do là 15 tấn/mẻ. Các tàu quy
mô nhỏ chỉ đánh bắt được từ 40 đến 100 kg/ngày với đối tượng đánh bắt rất đa dạng
[25]. Nhật Bản khá thành công trong việc vận dụng trang thiết bị khai thác vào quá trình
đánh bắt. Thông thường, bốn đến năm người trong số họ tạo thành một đội, giăng lưới
sâu hơn 500 mét. Khoảng 80% cá ngừ đánh bắt được là sử dụng nghề lưới vây. Để đảm
bảo nguồn lợi thuỷ sản phát triển bền vững, Nhật Bản định hướng quản lý cường lực
khai thác dựa trên số ngày khai thác thay vì số tàu đánh bắt nghề lưới vây.
Tại Philippin nghề lưới vây khai thác cá nổi nhỏ và cá ngừ với công suất máy tàu
từ 1.000 CV đến 2.500 CV ở các vùng đặc quyền kinh tế. Ngồi ra, Philippin có đội tàu
lưới vây sử dụng chà khai thác cá ngừ vằn ở vùng biển quốc tế có trọng tải trên 400 tấn.
Những tàu lưới vây ở đây đối tượng khai thác chính là cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn.
Sản lượng đánh bắt của tàu lưới vây trung bình 56% cá ngừ vằn, 13% cá ngừ vây vàng
chưa trưởng thành, 1,5% cá ngừ mắt to chưa trưởng thành và 29,5% các lồi cá nổi nhỏ
khác. Kích thước lưới vây phụ thuộc vào từng đội tượng khai thác, chiều dài giềng phao
vàng lưới lên đến 1.500 m, chiều cao vàng lưới đạt đến 150m, thiết kế có thể dùng để
đánh bắt các đàn cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to. Để khai thác được cá ngừ đại dương
đã trưởng thành, chiều cao vàng lưới phải đạt 200 - 220m và đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt
phức tạp hơn [24]. Nghề lưới vây truyền thống được sử dụng từ những năm 1920 để
đánh cá thu ven bờ quy mô nhỏ. Lưới vây là hình thức phổ biến nhất của ngư cụ khai

thác tại Philippin với 61% ngư dân khai thác sử dụng thiết bị này. Ngoài cá ngừ, đặc biệt
là cá tròn, cá mòi và cá thu Ấn Độ cũng là những đối tượng khai thác của nghề lưới
vây. Tại Philippin, các nghiên cứu gần đây về nghề cá nổi cho thấy tình hình đánh bắt
quá mức dẫn đến suy giảm sản lượng đánh bắt [17]. Nguồn lợi thuỷ sản bao gồm các loài
cá nổi nhỏ và lớn ở Philippin đang dần cạn kiệt đã gây ra khơng ít khó khăn và thách
thức đối với Chính phủ nước này.


10


Indonesia đa dạng với rất nhiều loại lưới vây phù hợp với kích thước của từng nhóm
tàu. Nhóm tàu nhỏ nhất có cơng suất từ dưới 150 CV và lớn nhất là 2.000 CV. Lưới vây
cá ngừ ở đây phát triển chủ yếu là hoạt động riêng lẻ hay còn gọi là lưới vây đơn ở phía
Tây và Trung Thái Bình Dương với ngư trường là cá nổi nhỏ kết hợp với sự thu hút ánh
sáng vào ban đêm. Năm 2016, nghề khai thác lưới vây chỉ cho phép đối với tàu có cơng
suất dưới 150 CV. Nhóm cơng suất từ 60 – 100 CV thì vàng lưới với chiều dài chủ yếu
là sâu 500 - 700 m và chiều rộng 70 -90 m, với kích thước mắt lưới thường là 3,5–5,0 cm
khai thác ngư trường có độ sâu tương tự <500 m [22]. Tuỳ thuộc vào đối tượng khai thác
và vốn đầu tư của ngư dân mà chiều dài vàng lưới sẽ có kích thước phù hợp.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Từ năm 2011 đến nay, ngư dân các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa đã dịch chuyển một số lượng lớn tàu thuyền nghề câu vàng, câu mực sang
nghề câu tay kết hợp ánh sáng để khai thác cá ngừ đại dương tại ngư trường xa bờ của
Việt Nam. Nghề câu khai thác có chọn lọc và sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao.
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghề câu tay cá ngừ đại dương phải kể đến
như sau:
Năm 2015, Vũ Đình Thắng [15] đã cơng bố đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác
nghề câu tay cá ngừ đại dương tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”. Kết quả nghiên
cứu cho thấy thực trạng nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình

Định với chiều dài lớn nhất trung bình từ 14,72 – 16,4 m. Đội tàu này được trang bị máy
móc hàng hải, khai thác hiện đại phù hợp với hoạt động khai thác vùng biển khơi. Sản
lượng khai thác trung bình trong một chuyến biển từ 1300 – 1518 kg/chuyến. Năng suất
khai thác trung bình từ 59,09-72,28 kg/ngày/tàu. Chất lượng sản phẩm thì khơng cao thể
hiện giá cả trung bình là 94.000 đồng/kg. Lợi nhuận trung bình từ 206,66 – 341,56 triệu
đồng/tàu/năm. Đây là nghề đảm bảo an toàn nguồn lợi, có khả năng vươn khơi giảm áp
lực khai thác vùng ven bờ. Nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn sử
dụng ánh sáng đèn để khai thác cá và ngư cụ rất đơn giản là những đường câu, cần câu
bằng tre, dễ chế tạo và sử dụng. Vì vậy nghề này đạt hiệu cao trong việc đảm bảo an
toàn cho người và tàu cá khi hoạt động trên biển. Đây là nghề có vốn đầu tư ban đầu
thấp hơn rất nhiều so với các nghề khác, nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền và ngư
cụ trung bình là 1,4652 tỷ đồng.
Năm 2017, Lê Đức Việt [5] đã công bố đề tài “Nghiên cứu hiệu quả khai thác nghề


11


câu tay cá ngừ đại dương tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa” nghiên cứu cho kết
quả kích thước trung bình của tàu về chiều dài từ 13,4 - 15,6 m. Lợi nhuận thu được
bình quân là 233,116 – 431,724 triệu đồng/tàu/năm. Nghề câu tay cá ngừ đại dương khai
thác các lồi cá có giá trị kinh tế cao nên thu nhập cho người lao động ổn định, giải
quyết công việc làm cho một bộ phận ngư dân nghèo giúp họ ổn định cuộc sống. Nguồn
vốn đầu tư cho nghề này không cao so với các nghề khác như nghề mành chụp, nghề
lưới vây khơi... dao động trung bình từ 843 - 1.196 triệu đồng/tàu tùy theo nhóm cơng
suất. Năng suất khai thác trung bình các đội tàu từ 55,24 kg/ngày/tàu đến 71,32
kg/ngày/tàu. Nghề khai thác cá ngừ đại dương khai thác các lồi cá có giá trị kinh tế cao
(cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to). Tuy nhiên chất lượng cá giảm do quy trình thu câu
của ngư dân diễn ra nhanh, xử lý và bảo quản cá không đảm bảo nên ảnh hưởng đến
chất lượng thịt cá khi xuất khẩu ra thị trường. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả

khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương được tác giả đưa ra như khuyến khích ngư dân
sử dụng hầm bảo quản với chất liệu PU để tăng tính giữ nhiệt cho cá khi bảo quản sản
phẩm. Trang bị máy thủy mới dần loại bỏ, thay thế những máy bộ (cũ) nhằm đảm bảo
an toàn khi khai thác, giảm tổn thất. Nhân rộng việc sử dụng máy tạo xung nhằm hạn
chế sự vùng vẫy của cá trong quá trình thu câu. Khuyến cáo ngư dân xả hết máu khi xử
lý cá và rửa sạch trước khi xuống hầm nhằm đảm bảo chất lượng thịt cá.
Năm 2008, Hồng Trọng Oanh [4] đã cơng bố đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của nghề câu cá ngừ đại dương tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Tân”. Kết quả
nghiên cứu đã phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của đội tàu nghề
câu của công ty. Đề tài đánh giá thực trạng tàu thuyền, trang thiết bị phục vụ, ngư cụ,
phương pháp khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm... của đội tàu. Kết quả nghiên
cứu cho rằng hoạt động của đội tàu chưa hiệu quả với nhiều lý do như tàu thuyền phần
lớn là tàu cũ và cải hoán không đảm bảo cho hoạt động sản xuất, thiết bị chưa phù hợp
với tàu, khả năng khai thác ngư trường mới còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2013, Phạm Văn Long [11] đã công bố đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề
câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh”. Kết quả nghiên cứu đã có những so
sánh giữa câu tay và câu vàng về hiệu quả kinh tế ở huyện Yên Hưng thông qua điều tra
hiện trạng khai thác, năng suất khai thác, sản lượng để biết được doanh thu, lợi nhuận và
kết quả là hiệu quả kinh tế đội tàu với nhóm cơng suất dưới 20 CV là thấp, bởi thu nhập


12


×