Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê tại huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VƢƠNG KHẢ AN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG
CÀ PHÊ TẠI HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VƢƠNG KHẢ AN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG
CÀ PHÊ TẠI HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Mã số học viên:


60DT09

Quyết định giao đề tài:

860/QĐ-ĐHNT, ngày 1/8/2019

Quyết định thành lập hội đồng:

1145/QĐ-ĐHNT, ngày 25/9/2020

Ngày bảo vệ:

09/10/2020

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN NGỌC DUY
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS.QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây luận văn: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà
phê tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực do chính tác giả khảo sát và tính
tốn.
Những kết luận và giải pháp của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ

cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê tại
huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” tôi vô cùng cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Duy ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi từ lúc bắt đầu luận văn cho đến cuối.
Tơi bày tỏ lịng cảm ơn UBND huyện Bảo Lâm, xã Lộc Phú, TT Lộc Thắng, xã
Lộc Quảng, các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn đã giúp đỡ, xây dựng và đóng
góp ý kiến để tơi hồnh thành đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên, ủng
hộ và giúp đỡ để tơi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ.......................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................... 2
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................ 2

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ............................................................................ 2
Cấu trúc luận văn................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 4

1.1. Hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình........................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và nơng hộ .................................................................... 4
1.1.1.1. Hộ gia đình ......................................................................................................... 4
1.1.1.2. Nơng hộ .............................................................................................................. 5
1.1.2. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................................... 6
1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 6
1.1.2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình ....................................................................... 7
v


1.1.3. Thu nhập của nông hộ ........................................................................................... 8
1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8
1.1.3.2. Phân loại ............................................................................................................. 9
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cà phê ............... 9
1.1.4.1.Nguồn nhân lực ................................................................................................... 9
1.1.4.2. Nguồn lực tài chính .......................................................................................... 10

1.1.4.3. Nguồn lực vật chất ............................................................................................ 10
1.1.4.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên .......................................................... 10
1.1.4.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ................................................................................ 11
1.1.4.6. Thị trƣờng nơng sản ......................................................................................... 11
1.1.5. Các hình thức sản xuất nông nghiệp của nông hộ ............................................... 11

1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 12
1.3. Nghề trồng cà phê ........................................................................................ 20
1.3.1. Đặc điểm của cây cà phê ..................................................................................... 20
1.3.2. Kỹ thuật trồng cà phê theo hƣớng dẫn viện Eakmat ........................................... 22
1.3.3. Hiệu quả kinh tế của nghề trồng cà phê .............................................................. 25
1.3.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................................ 25
1.3.3.2 Phân loại hiệu quả kinh tế ................................................................................. 25

1.4. Thực tiễn phát triển kinh tế của hộ nông dân trồng cà phê tại huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng ........................................................................................... 26
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
1.5.1. Khung phân tích của đề tài ........................................................................ 29
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê tại huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng. .................................................................................................... 29
1.5.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 30
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 30
vi


1.5.3. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................... 31
1.5.4. Phƣơng pháp xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................... 32

1.6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề
tài. ........................................................................................................................ 34

1.6.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................ 34
1.6.2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nƣớc ................................................................ 36
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 38

2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................ 38
2.2. Đánh giá chi phí đầu tƣ và sản xuất cà phê của hộ gia đình ........................ 40
2.3. Năng suất và doanh thu sản xuất cà phê ...................................................... 42
2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cà phê ................................ 43
2.5. Đánh giá chung............................................................................................. 47
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 49

3.1. Kết luận ........................................................................................................ 49
3.2. Khuyến nghị ................................................................................................. 49
3.2.1. Giải pháp về nhân lực .......................................................................................... 50
3.2.2. Giải pháp về vốn .................................................................................................. 50
3.2.3. Giải pháp về công nghệ - kỹ thuật ....................................................................... 50
3.2.4. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ........................................................................... 51
3.2.5. Giải pháp phát triển cho các hộ nông dân trồng cà phê ...................................... 52

3.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 52
3.3.1. Những hạn chế của đề tài .................................................................................... 52
3.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 53
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số hộ khảo sát trong một xã .......................................................... 38
Bảng 2.2: Đặc điểm giới tính của chủ hộ ...................................................................... 38

Bảng 2.3: Một số đặc điểm của hộ và hoạt động SX cà phê ......................................... 39
Bảng 2.4: Chi phí đầu tƣ ban đầu và trong giai đoạn kiến thiết vƣờn cà phê tại huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng .............................................................................................. 40
Bảng 2.5: Chi phí biến đổi cho 1ha cà phê năm 2019 ................................................... 41
Bảng 2.6: Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho 1ha trồng cà phê trên 1 năm tại huyện
Bảo lâm, tỉnh Lâm Đồng. .............................................................................................. 42
Bảng 2.7: Năng suất và doanh thu sản xuất 1 ha cà phê trong năm 2019 ..................... 42

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng ...........................................................................13
Hình 1.2: Vƣờn cà phê...................................................................................................28
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê tại huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng. ....................................................................................................29
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 30

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 1.456,6 km2, dân số đến
cuối năm 2019 là 118.311 ngƣời. Huyện Bảo Lâm đƣợc Bộ Nông Nghiệp công nhận là
một trong những địa phƣơng trọng điểm phát triển cây cà phê bên cạnh phát triển kinh
tế vùng. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nƣớc tạo ra nhiều cơ hội những
cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì thế để ngƣời nơng dân có thu nhập và
nâng cao kinh tế hộ cũng nhƣ kinh tế địa phƣơng là câu hỏi lớn buộc các cơ quan
chính quyền của huyện phải tìm lời giải đáp để hỗ trợ ngƣời dân theo chủ trƣơng của
chính phủ.

Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân
trồng cà phê trên địa bàn huyện Bảo lâm, tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó có những
đánh giá, đề xuất nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng
cà phê trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Nghiên cứu đã điều tra bằng lập bảng
câu hỏi lấy ý kiến 60 hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn huyện bảo Lâm.
Qua kết quả và hiệu quả kinh tế hộ trồng cà phê nhìn chung về mặt hiệu quả kinh
tế, các hộ nông dân trồng cà phê đa số có hiệu quả cao, bên cạnh đó vẫn cịn một số hộ
chƣa có hiệu quả. Các hộ nông dân trồng cà phê giải quyết một số vần đề nhƣ tạo công
ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết vấn đề xóa đói
giảm nghèo trong nơng dân, giúp cho ngƣời dân lao động ổn định, cải thiện và nâng
cao cuộc sống, nhờ vậy đời sống vật chất, tinh thần của họ không ngừng đƣợc nâng
cao, thay đổi bộ mặt nơng thơn. Các hộ nơng dân có kinh tế ổn định cũng nhận thức
đƣợc phải tập trung cho việc học hành của các nhân khẩu trong gia đình giúp gia đình
nâng cao trình độ học vấn và xã hội văn minh.
Kết quả nghiên cứu tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng cũng khẳng định trồng
cà phê là một nghề có tiềm năng và chính của địa phƣơng và mang lại có hiệu quả kinh
tế cao trong nơng nghiệp, thể hiện đƣợc tầm quan trọng trong sự phát triển của nông
nghiệp, nơng thơn tại địa phƣơng hiện nay.
Bên cạnh đó, vẫn cịn một số hạn chế về trình độ, áp dụng khoa học, kỹ thuật
công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất của các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn
huyện. Các hạn chế trong giai đoạn phát triển ban đầu, diện tích canh tác của các hộ
x


còn nhỏ lẻ, kết quả sản xuất cũng nhƣ hiệu quả kinh tế mang lại chƣa đồng đều. Trong
nghiên cứu cũng có một số ý kiến nhằm đóng góp để các cơ quan địa phƣơng quan
tâm đến ngƣời dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời dân tập trung sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình cũng nhƣ kinh tế địa phƣơng. Tạo thi trƣờng tiêu thụ
cạnh tranh cơng bằng tránh tình trạng “Đƣợc mùa mất giá”, ép giá ngƣời dân. Nên mở
những lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật, quản lý nguồn vốn đầu tƣ hiệu quả. Đồng thời

cung cấp những thơng tin, khuyến khích ngƣời dân luôn cập nhật giá cả thị trƣờng và
dự báo thị trƣờng đầu ra. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối
với phát triển kinh tế hộ nơng dân, khuyến khích đầu tƣ phù hợp với tình hình mới.
Tạo điều kiện để các hộ nơng dân có hiệu quả sản xuất chƣa tốt vƣơn lên hiệu quả kinh
tế tốt đến thành công. Đồng thời, tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế
trồng cà phê, đảm bảo các hộ nông dân thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trƣờng,
tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, có
giá trị kinh tế cao để nâng cao sức cạnh tranh trong xã hội.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, hộ nơng dân, trồng cà phê, Bảo Lâm, Lâm Đồng

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
Xác định vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu Cà phê sau Brazil.
Hàng năm có trên 1.000 tấn Cà phê xuất khẩu mang lại một nguồn thu nhập đáng kể
cho quốc gia Việt Nam.. Diện tích Cà phê phân bố chủ yếu tại các tỉnh cao nguyên
Nam Trung bộ bao gồm tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nơng chiếm khoảng
89,4% tổng diện tích Cà phê của cả nƣớc. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay
các địa phƣơng trong vùng trọng điểm đã có tổng diện tích cà phê trên 53.9800ha;
trong đó tỉnh Đắk Lắk có trên 20.1340ha, Lâm Đồng có 145.700ha, Đắk Nơng có trên
11.6350ha, các diện tích này đã vƣợt quá so với quy hoạch của chính phủ cho đến năm
2020 là Đắk Lắk còn 17.0000ha, Lâm Đồng còn 135.000ha, Gia Lai còn 73.000ha,
Đắk Nơng cịn 69.000ha, theo kế hoạch này các tỉnh trọng điểm cần tiến hành rà soát
đánh giá loại bỏ các diện tích Cà phê phát triển tự phát khơng phù hợp về mặt sinh thái
cũng nhƣ đƣa lại hiệu quả kinh tế thấp cho các nông hộ trồng cà phê.
Ở các tỉnh Tây Nguyên, nghề trồng cà phê có vai trị vơ cùng quan trọng với
ngƣời dân, nghề này giúp tăng thu nhập cho các hộ nơng dân, xóa đói giảm nghèo, giải
quyết vần đề công ăn việc làm. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở vùng đất huyện

Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thích hợp cho nghề trồng cà phê và là một trong những
huyện có sản lƣợng cà phê cao nhất tỉnh. Tính tới thời điểm hiện tại tổng diện tích cây
cà phê tồn huyện đạt 34.431 ha (tăng 7.008 ha so với năm 2015). Điều này cho thấy
nghề trồng cà phê phát triển mạnh mẽ tại địa phƣơng này. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều
tồn đọng khó khăn trong q trình canh tác cây cà phê của các hộ nơng nhƣ q trình
đơ thị hóa và biến đổi khí hậu đã ảnh hƣởng đến mơi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng đến
hiệu quả đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng cà phê nói riêng. Đồng thời
địa phƣơng chƣa có quy hoạch cụ thể, bao tiêu cho ngƣời dân dẫn đến nhiều rủi ro về
chất lƣợng, giá cả.
Nắm đƣợc tình hình thực tiễn và các sự hiểu biết cơ bản về vai trò và mức ảnh
hƣởng của cây cà phê đối với các hộ nông dân tại địa phƣơng cũng nhƣ những khó
khăn, bất cập của các hộ canh tác cà phê tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê
tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.
1


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ
trồng cà phê tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, từ đó khuyến nghị các giải pháp
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Ƣớc tính các chỉ số hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà phê tại huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất giải pháp cho địa phƣơng và các hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
của các hộ trồng cà phê trong thời gian tới.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cà

phê trên địa bàn huyện Bảo lâm, tỉnh Lâm Đồng
Phạm vi nghiên cứu: lựa chọn 3 xã là xã Lộc Phú, TT Lộc Thắng, xã Lộc Quảng
có diện tích trồng cà phê lớn và đặc trƣng của của huyện.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thống kế, tổng hợp số liệu, tài liệu thứ cấp.
- Phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất, khảo sát thực tế thu thập số liệu sơ cấp.
- Phƣơng pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết quả đề tài góp phần đƣa ra những số liệu chính xác từ đó hệ thống hố về
mặt lý luận về đo lƣờng hiệu quả sản xuất cũng nhƣ những giải pháp tháo gỡ khó
khăn, vƣớng mắt để đáp ứng các yêu cầu về pháp triển kinh tế cây cà phê của các hộ
dân trong địa phƣơng, đồng thời giúp cho ngƣời đọc có đƣợc cái nhìn tổng qt về bản
chất của hiệu quả.
* Kết quả đề tài có thể tham khảo, phát triển để làm cơ sở xây dựng các chƣơng
trình mục tiêu nhằm giúp các hộ nông dân trồng cà phê có cái nhìn tổng qt hơn, từ
2


đó có thể điều chỉnh trong sản xuất cà phê để đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển bền
vững nghề trồng cà phê tại Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Cấu trúc luận văn
Cấu trúc chính của đề tài gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cà
phê. Chƣơng này trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết về hộ nông dân, kinh tế hộ
nông dân. Các hình thức sản xuất nơng nghiệp của nơng hộ. Đồng thời tổng quan các
cơng trình nghiên cứu trƣớc có liên quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp
cho nghiên cứu của luận văn. Địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng này giới thiệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận văn gồm quy trình nghiên cứu, cách tiếp cận,
quy mơ mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu, các cơng cụ dung để phân tích số liệu.

Chƣơng 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung chƣơng này trình bày kết
quả hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng cà phê tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng.
Chƣơng 3: Kết luận và gợi ý chính sách. Chƣơng này sẽ cung cấp những gợi ý
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng cà phê tại huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÀ PHÊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình
1.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và nơng hộ
1.1.1.1. Hộ gia đình
Theo John McGee (1989), hộ là một nhóm ngƣời cùng chung huyết tộc, hay
khơng cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và
có chung một ngân quỹ. Trong khi đó Alan Charles Raul (1989) cho rằng, hộ là một
tập hợp những ngƣời cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Hộ có những
đặc điểm sau: có chung hay khơng chung huyết tộc và quan hệ hôn nhân, cùng sống
chung hoặc khơng cùng sống chung dƣới một mái nhà, có chung ngân quỹ, cùng ăn
chung, cùng tiến hành sản xuất chung.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, cũng nhƣ Bộ luật dân sự năm 2005,
hộ gia đình là “chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài
sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do
pháp luật quy định. Những hộ gia đình mà đất ở đƣợc giao cho hộ cũng là chủ thể
trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống
và nuôi dƣỡng có tài sản chung. Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các

thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc đƣợc tặng cho chung và tài sản riêng của các
thành viên nhƣng đƣợc thoả thuận gộp vào khối tài sản chung. Các thành viên của hộ
gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phƣơng thức thoả thuận.
Việc định đoạt tài sản là tƣ liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình
phải đƣợc các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung
khác phải đƣợc đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Chủ hộ là đại diện của hộ
gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành
viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác
đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do ngƣời đại diện
của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa
4


vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đỉnh phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự do ngƣời đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh
hộ gia đình và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung
không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm
liên đới bằng tài sản riêng của mình.”
1.1.1.2. Nơng hộ
Khái niệm hộ nông dân gần đây đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Nông dân là các nông
hộ thu hoạch các phƣơng tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình
trong sản xuất nơng trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ bản
đƣợc đặc trƣng bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng hoạt động với một trình
độ hồn chỉnh khơng cao” (Frank Ellis 1993).
Đặc điểm của hộ nông dân:
Nông hộ (Smallholding) hay nông trại là một trang trại nông nghiệp quy mơ nhỏ,
lẻ kiểu gia đình theo mơ hình tự túc tự cấp. Ở các nƣớc đang phát triển, mô hình nơng
hộ là các trang trại hỗ trợ cho một gia đình duy nhất với sự kết hợp trồng hoa màu và
sinh hoạt nơng nghiệp ví dụ mơ hình Vƣờn-Ao-Chuồng (VAC). Khi một quốc gia trở
nên giàu có hơn, các hộ gia đình nhỏ có thể khơng tự túc, tự cấp mà đƣợc định giá chủ

yếu cho lối sống nông thôn mà họ cung cấp cho các chủ sở hữu, những ngƣời thƣờng
không kiếm kế sinh nhai từ trang trại nhỏ này. Ƣớc tính có khoảng 500 triệu trang trại
quy mô nhỏ trên thế giới, hỗ trợ cho đời sống sinh kế của gần 2 tỷ ngƣời.
Ngày nay, một số cơng ty, tập đồn cố gắng đƣa các nơng hộ nhỏ vào chuỗi giá
trị nông nghiệp của họ, để thực hiện cung cấp hạt giống, thức ăn hoặc phân bón để cải
thiện sản xuất. Một số ngƣời nói rằng mơ hình này cho thấy lợi ích cho cả hai bên. Ở
nhiều nƣớc đang phát triển, một nông hộ là một mảnh đất nhỏ với giá trị cho thuê thấp,
đƣợc sử dụng để trồng trọt. Theo một số ƣớc tính, có 525 triệu nông hộ nhỏ trên thế
giới. Các hộ sản xuất nhỏ thống trị sản xuất trong một số lĩnh vực quan trọng nhất định
nhƣ lúa, cây lƣơng thực và cây công nghiệp nhƣ cà phê và ca cao. Các loại hình kinh
doanh nơng nghiệp khác nhau làm việc với các hộ nơng dân nhỏ trong một loạt các vai
trị bao gồm mua cây trồng, cung cấp hạt giống và hoạt động nhƣ các tổ chức tài chính.
“Theo tài liệu tập huấn về phát triển kinh tế hộ gia đình của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình thì hộ nơng dân (nơng hộ) là gia đình mà hoạt
5


động sản xuất chủ yếu là nơng nghiệp. Ngồi các hoạt động nơng nghiệp, hộ nơng dân
có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.”
Phạm Anh Ngọc (2008), với nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện
Phú Lƣơng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cho rằng:
- Hộ nông dân “là những hộ sống ở nông thơn, có ngành nghề sản xuất chính là
nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngồi hoạt động
nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (nhƣ tiểu thủ
công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ…) ở các mức độ khác nhau.”
- Hộ nông dân “là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Nhƣ vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối và tồn năng, mà cịn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của
nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thị trƣờng, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng

phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một
vùng, một nƣớc. Điều nay càng có ý nghĩa đối với các hộ nơng dân nƣớc ta trong tình
hình hiện nay.”
1.1.2. Kinh tế hộ gia đình
1.1.2.1. Khái niệm
Trên thế giới, có nhiều khái niệm về kinh tế hộ, nhƣng khái niệm đƣợc nhiều
ngƣời đồng thuận và biết đến là của Frank Ellis (1993), tác giả lập luận rằng kinh tế hộ
nông dân là các nông hộ thu hoạch các phƣơng tiện sống từ đất, sử dụng sử dụng chủ
yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn
nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng, hoạt
động với một trình độ khơng hồn chỉnh.
Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày
05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”.
Theo Mai Thị Thanh Xuân & Đặng Thị Thu Hiền 2013 phân tích: “với mục đích
giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tƣ
liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã
trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình
6


là đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình đƣợc tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, đƣợc toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao
động, mua sắm vật tƣ kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra.
Nhƣ vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của
hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.”
Đỗ Văn Quân (2014) cho rằng “kinh tế hộ gia đình đƣợc hiểu rằng đây là một lực
lƣợng sản xuất quan trọng ở nơng thơn Việt Nam. Hộ gia đình nơng thơn thƣờng sản
xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và

kinh doanh ngành nghề phụ.”
1.1.2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình
Theo Đinh Văn Quảng (2006) đã nêu: “đặc điểm nổi bật của kinh tế hộ gia đình
là có một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt
động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản
xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
vơ hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nƣớc ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở
nơng thơng, thƣờng gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân, cịn ở thành thị gọi là các hộ
tiểu thủ công nghiệp”
Vƣơng Thị Vân (2009): “Để phân biệt kinh tế hộ nơng dân với các hình thức
kinh tế khác đã đƣa ra 3 đặc điểm chính nhƣ sau: tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai;
lao động sản xuất chủ yếu là các thành viên trong hộ tự đảm nhận và sức lao động của
các thành viên trong hộ khơng đƣợc xem là lao động dƣới hình thái hàng hóa, họ
khơng có khái niệm tiền cơng, tiền lƣơng và cuối cùng là tiền vốn chủ yếu do họ tự tạo
ra từ sức lao động của họ”
Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013) đã tổng kết và đƣa ra các đặc
điểm để có thể nhận diện kinh tế hộ gia đình nhƣ sau: “Kinh tế hộ gia đình đƣợc hình
thành theo một cách thức tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong
hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cũng nhƣ kết quả kinh doanh của họ. Tồn tại chủ
yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Một bộ phận khác có
hoạt động phi nơng nghiệp ở mức độ khác nhau. Chủ hộ là ngƣời sở hữu nhƣng cũng
7


là ngƣời lao động trực tiếp. Tùy điều kiện cụ thể, họ có th mƣớn thêm lao động. Về
quy mơ sản xuất của kinh tế hộ gia đình thƣờng nhỏ, vốn đầu tƣ ít. Sản xuất của kinh
tế hộ cịn mang nặng tính tự cung, tự cấp, hƣớng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ
công và công cụ truyền thống, do đó năng suất lao động thấp. Do vậy, tích lũy của hộ
chủ yếu chỉ dựa vào lao động gia đình là chính. Trình độ quản lý và chun mơn

nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời trƣớc truyền lại
cho đời sau.
1.1.3. Thu nhập của nông hộ
1.1.3.1. Khái niệm
Thu nhập là “khoản của cải thƣờng đƣợc tính thành tiền mà một cá nhân, một
doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định từ
công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.”
Trần Xuân Long (2009) cho rằng: “thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ đƣợc hƣởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có”
Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ nhƣ sau: “Thu nhập đƣợc xem
là một phần tiền thƣởng cho ngƣời chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định nhƣ đất đai, vốn,
lao động khi đƣa các yếu tố này vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Phƣơng pháp tự
xác định thu nhập trong năm của nông hộ”
Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
- Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành viên
trong hộ gia đình, nhƣ: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác nhƣ: quà tặng, biếu,
cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lƣơng hƣu, trợ cấp các loại, thu từ cho thuê
nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi ngân hàng,
trúng xổ số,... Khơng tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, nhƣ: tiền mai táng phí,
hỗ trợ thiếu đói”
8


- Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tƣơng ứng với phạm vi
nguồn thu trong năm của hộ. Khơng tính các chi phí mà chƣa cho thu”
1.1.3.2. Phân loại

Thu nhập nông hộ đƣợc chia thành 3 loại (Đào Thế Tuấn 1997) nhƣ sau:
- Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp nhƣ: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,...); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm,...) và
nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).”
- Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập đƣợc tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí,... Ngồi ra thu nhập phi nơng nghiệp cịn đƣợc tạo
ra từ các hoạt động thƣơng mại dịch vụ nhƣ buôn bán, thu gom,...”
- Thu nhập khác:Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm
công ăn lƣơng; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất
thƣờng khác.”
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cà phê
1.1.4.1.Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho nơng hộ
bởi vì con ngƣời là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra của cải vật chất.
Trong đó, trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng của
nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực đƣợc xem là có chất lƣợng cao khi trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trình độ học vấn cao sẽ giúp
họ dễ dàng tiếp thu, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực khác để tăng thu nhập.”
Nguyễn Lan Duyên (2014) cho rằng: Độ tuổi của ngƣời lao động cũng ảnh
hƣởng rất lớn đến chất lƣợng lao động cũng nhƣ hình thức lao động. Đặc biệt lao động
ở nơng thơn thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc
ở nông thôn thƣờng là những việc làm nặng nhọc.

9


1.1.4.2. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính nhƣ một địn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác.

Nguồn lực tài chính của hộ bao gồm tiền tiết kiệm, tiền vay từ bà con, bạn bè, các tổ
chức tín dụng,… (Frank Ellis 1993)
Việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh tế hộ chậm cải thiện vì khó
có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chƣa
kể những hộ khơng có vốn để sản xuất, khơng đƣợc vay ngân hàng vì khơng có tài sản
thế chấp, làm khơng đủ ăn, thƣờng xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tƣ nhân để đảm
bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để ngƣời
nghèo tăng cƣờng đầu tƣ cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái... Nhờ
đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo.
1.1.4.3. Nguồn lực vật chất
Theo Frank Ellis (1993) cho rằng: “Nguồn lực vật chất bao gồm đất đai, máy
móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất. Nguồn lực về tài chính có thể hình thành nên
nguồn lực vật chất. Tuy nhiên nếu nguồn lực vật chất sẵn có sẽ góp phần khuếch đại
những nguồn lực khác. Đất sản xuất là một trong những nguồn lực vật chất quý giá
giúp cho ngƣời dân phát triển kinh tế, bởi vì nơng nghiệp là một ngành sản xuất đặc
thù, nơi đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là môi trƣờng cho cây trồng sinh sinh
trƣởng và phát triển. Đất sản xuất bao gồm đất trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng
cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản… Khi ngƣời nông dân canh tác trên một mảnh đất
màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu tƣ sẽ thấp hơn nhƣng lại thu về đƣợc sản lƣợng cao
hơn so với canh tác trên mảnh đất cằn cỗi, bạc màu, nhiễm mặn. Những hộ sở hữu
nhiều đất đai có thể đa dạng hóa cây trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những
hộ khác.”
1.1.4.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên
Frank Ellis (1993) “Nguồn lực xã hội đƣợc thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ
chức xã hội nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên,... trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình, tạo cơng ăn việc làm, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ
10



gia đình .Các tổ chức này có thể tự giám sát, kiểm tra, động viên lẫn nhau cùng làm
kinh tế gia đình. Và chính quyền địa phƣơng có thể tun truyền các kế hoạch phát
triển kinh tế hộ thông qua các hội đoàn thể này. Nguồn lực tự nhiên nhƣ nƣớc, thời
tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên... là yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của con
ngƣời, cây trồng, vật nuôi. Nƣớc giúp cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển, ngồi
ra, cịn có thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng là
yếu tố quyết định đến sự sinh trƣởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi.”
1.1.4.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự ra đời và phát triển của khoa học cơng nghệ có tác động rất lớn đối với cuộc
sống của lồi ngƣời, trong đó tác động mạnh mẽ đối với nông nghiệp (Frank Ellis
1993). Giúp cho sản lƣợng nông nghiệp đƣợc nâng lên, chất lƣợng tốt hơn, giải phóng
sức lao động, năng suất lao động đƣợc nâng cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ vào
nơng nghiệp đã đóng góp tăng trƣởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
trong những năm qua.
1.1.4.6. Thị trường nông sản
Thị trƣờng là nơi giao lƣu, gặp gỡ trao đổi, bn bán hàng hóa nơng sản cho bà
con nơng dân. Việc hình thành thị trƣờng nơng sản có ý nghĩa quan trọng, tác động
trực tiếp đến quyết định sản xuất của nông hộ. Dƣới sự tác động của quy luật cung cầu,
nông hộ sẽ điều chỉnh quá trình sản xuất để sát với điểm cân bằng thị trƣờng nhất, tùy
theo các nguồn lực hiện có của mình để tối đa hóa lợi nhuận.
Nhƣ vậy, từ phân tích các khái niệm và lý thuyết liên quan đến nông hộ và thu
nhập của nông hộ, tác giả nhận thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập
của hộ nông dân không chỉ là các nhân tố vi mơ mà cịn các nhân tố vĩ mơ nhƣ chính
sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc và địa phƣơng, các nhân tố về điều kiện tự nhiên và yếu
tố con ngƣời… Đó là nền tảng ban đầu để tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hƣởng đối với
thu nhập của nông hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
1.1.5. Các hình thức sản xuất nơng nghiệp của nơng hộ
Mơ hình sản xuất nơng nghiệp chuyên canh

11



- Mơ hình sản xuất chun chăn ni:
“Vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long thích hợp cho việc ni tơm, cá. Vùng có khí
hậu khơ hạn nhƣ Ninh Thuận, Bình Thuận thích hợp cho việc ni bị, dê, cừu. Cịn
vùng có khí hậu mát mẻ nhƣ Sơn La, Mộc Châu thì thích hợp để ni bị sữa.”
- Mơ hình sản xuất chun trồng trọt:
“Đồng bằng Sơng Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa
nƣớc vì phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa, rất màu mỡ, cũng thích hợp cho
việc trồng cây ăn trái. Các vùng Tây Nguyên và Tây Bắc khí hậu mát mẻ thích hợp
cho việc trồng cây cà phê, chè. Đây là mơ hình các hộ kinh tế làm vệ tinh ngun liệu
cho các doanh nghiệp chế biến.Cịn những vùng khơ hạn nhƣ Ninh Thuận , Bình
Thuận thì thích hợp cho việc trồng cây nho, táo, thanh long.”
“Mơ hình hộ gia đình chun canh nơng nghiệp phù hợp và phổ biến ở gần các
đô thị, doanh nghiệp (cao su, chè, cà phê, bơng, mía đƣờng hoặc xí nghiệp chế biến
giấy). Mơ hình kinh tế hộ loại này thƣờng có quy mơ lớn, khối lƣợng hang hóa nhiều,
cho thu nhập ổn định, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro do
giá cả biến động theo thị trƣờng, ảnh hƣởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu.”
Mơ hình sản xuất nông nghiệp kết hợp
Đây là kiểu sản xuất nông nghiệp kết hợp phổ biến của nhiều cộng đồng nông
thôn Việt Nam, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngƣ
nghiệp; là mô hình kinh tế sinh thái nơng nghiệp bền vững, có chức năng chính là cung
cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho nhu cầu thực phẩm của con ngƣời và tạo một
nguồn thu nhập nhất định.”
Ví dụ: Mơ hình trồng táo kết hợp ni dê, Mơ hình sản xuất cây giống (cây trồng
nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các vật giống nuôi thủy đặc
sản), Mơ hình nơng – lâm kết hợp.
1.2. Khái qt về địa bàn nghiên cứu
Lịch sử
Trƣớc năm 1994, huyện Bảo Lâm ngày nay là một phần huyện Bảo Lộc cũ.


12


Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP về việc chia
huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc) và huyện Bảo Lâm.
Theo đó, huyện Bảo Lâm đƣợc thành lập trên cơ sở các xã Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Đức,
Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Tân (trừ thôn Đam Bri), Lộc Thắng, Lộc Thành
thuộc huyện Bảo Lộc cũ. Đồng thời, chia xã Lộc Thắng thành thị trấn Lộc Thắng và xã
Lộc Quảng; chia xã Lộc Lâm thành 2 xã Lộc Lâm và Lộc Phú; chia xã Lộc Bắc thành
2 xã Lộc Bắc và Lộc Bảo.
Khi mới thành lập, huyện có 1 thị trấn Lộc Thắng (huyện lị) và 11 xã: Lộc Bắc,
Lộc An, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc
Tân, Lộc Thành.
Ngày 24 tháng 8 năm 1999, chia xã Lộc Thành thành 2 xã: Lộc Thành và Tân Lạc.
Ngày 30 tháng 10 năm 2000, chia xã Lộc Quảng thành 2 xã: Lộc Quảng và B'lá.
Từ đó, huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 13 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Hình 1.1: Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng
Địa lý
Vị trí địa lý huyện Bảo Lâm:
Phía đơng giáp huyện Di Linh;
13


Phía tây giáp các huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên; tây nam giáp huyện Đạ Huoai và
thành phố Bảo Lộc, thành phố Bảo Lộc gần nhƣ nằm trọn trong lòng huyện;
Phía nam giáp các huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận);
Phía bắc giáp thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk R'lấp, Đắk Glong (Đắk Nơng);
Diện tích huyện Bảo Lâm là 1465 km2, dân số năm 2009 là 87.632 ngƣời. Các

dân tộc chủ yếu sống ở huyện này là: K'ho, Kinh, Nùng, Tày...
Khí hậu
Cũng nhƣ khí hậu tồn tỉnh, khí hậu Bảo Lâm là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới
với độ ẩm khơng khí trên 80%; nhiệt độ trung bình từ 21°C - 22°C; lƣợng mƣa hàng
năm rất lớn, bình quân từ 2.500 mm đến 3.000 mm (Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lâm
Đồng-Lam dong Portal). Trữ lƣợng nƣớc dồi dào từ 8-10 tỷ m³/năm, có khả năng đáp
ứng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp ngay cả trong mùa khô. Năng lƣợng
thủy điện dồi dào nhƣ ĐaNhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,...
nênrất thuận lợi cho phát triển công nghiệp luyện nhôm cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Bƣớc đầu huyện đã xây dựng đƣợc hồ chứa nƣớc Tân Rai ở Lộc
Thắng và cụm cơng trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm. Thác
nƣớc Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nƣớc ở Lộc Bắc không chỉ là những
thắng cảnh đẹp, hùng vĩ mà cịn có thể xây dựng đƣợc các cơng trình thuỷ điện phục
vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở phía bắc và phía nam của huyện. Mùa khô ở
vùng Bảo Lâm do độ ẩm khơng khí cao và hầu nhƣ tháng nào trong mùa này cũng có
ít nhất mộtcơn mƣa. Vì vậy, các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày,
phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao. Đó là những điều kiện thuận lợi để mở rộng và
phát triểnvùng nguyên liệu cà phê tại huyện Bảo Lâm.
Địa chất
Địa hình của huyện Bảo Lâm thuộc vùng sơn nguyên tƣơng đối bằng phẳng. Độ
cao trung bình 900m so với mặt biển. Mặc dù khơng có nhiều núi cao (Tiou Hoan
1.444m, BNom Quanh 1.131m, BNom RLa 1.271m), nhƣng nơi đây lại là vùng phát
sinh của nhiều dòng suối lớn và là đầu nguồn sơng La Ngà. Các dịng sơng suối chính
nhƣ: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... tập hợp nhiều nguồn suối
14


×