Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.19 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
Một tháng thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa
lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức
chuyên môn. Tuy chỉ có 1 tháng thực tập, nhưng qua q trình thực tập, em đã
được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận
thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền
tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ
chỗ còn bở ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn
nhưng với sự giúp đỡ tận tình của q thầy cơ khoa Tài chính Ngân hàng và sự
nhiệt tình của các cơ chú, anh chị ở Phòng giao dịch Vietbank Sơn Trà đã giúp
em có được những kinh nghiệm quý báu để hồn thành tốt kì thực tập này cũng
như viết lên bài báo cáo cuối kỳ. Em xin chân thành cám ơn.
Lời cám ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phịng ban, các
cơ chú, anh chị Phòng giao dịch Vietbank Sơn Trà – Đà Nẵng – đơn vị đã tiếp
nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận thực tế.

1

1


Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, q thầy cơ khoa Tài chính – Ngân
hàng đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
cho em. Đặc biệt, em xin cám ơn anh Nguyễn Văn Nam – Giám đốc Phịng giao
dịch Vietbank Sơn Trà, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt kỳ thực
tập này.

ĐỀ BÀI:


1.
2.

Sau các buổi đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp, em hãy cho biết:
Những hiểu biết cơ bản của em về tổ chức
Các vị trí cơng việc em được giới thiệu và u cầu của các vị trí đó
Điều em ấn tượng nhất đối với đơn vị là gì?
Em hãy cho biết mình cịn thiếu những kiến thức và kỹ năng gì để đáp
ứng được u cầu cơng việc? Em mong muốn nhà trường có thể hỗ trợ em
điều gì để bù đắp những thiếu hụt đó và em cần tự nỗ lực ở mảng nào?

2

2


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu về tổ chức
1.1.1 Giới thiệu chung:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được
thành lập từ năm 2007. VietBank đã kiên trì với mục tiêu phát triển bền vững,
phù hợp với nội lực để phục vụ khách hàng, đóng góp cho cộng đồng xã hội và
tạo việc làm cho người lao động trong suốt quá trình hoạt động, VietBank của
hiện tại đang tập trung đầu tư lớn cho các dự án công nghệ thông tin; con người
để xây dựng nền tảng phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) là
một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Viet
Nam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank







Hội sở: 47 Trần Hưng Đạo, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Loại hình: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Tổng Giám đốc: Lê Huy Dũng
Hotline: 1800 11 22
Chi nhánh: 113 Chi nhánh và Phòng giao dịch

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
- Ngày 02/2/2007, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK)
chính thức được thành lập tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng.
- Ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại số 02 Thi
Sách, phường Bến Nghé, quận 1.
3

3


- Ngày 26/2/2009, khai trương chi nhánh Hà Nội - chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại khu vực miền Bắc.
- Ngày 12/3/2009, khai trương chi nhánh Cần Thơ - chi nhánh thứ hai của
VIETBANK tại khu vực miền Tây.
- Ngày 7/4/2009, khai trương chi nhánh Hải Phòng.
- Ngày 15/4/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng - chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại khu vực miền Trung.
- Ngày 4/6/2010, khai trương Chi nhánh Khánh Hòa.
- Ngày 8/6/2010, khai trương Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu - chi nhánh

đầu tiên của VIETBANK tại khu vực Đông Nam Bộ.
- Ngày 29/9/2010, khai trương Chi nhánh Long An.
- Ngày 8/11/2010, khai trương chi nhánh Nghệ An.
Tính đến hết quý III năm 2011, VIETBANK đã có 91 điểm giao dịch tại khắp
các vùng kinh tế trọng điểm trên tồn quốc.
Thuộc ngân hàng có quy mô nhỏ với số vốn ban đầu 200 tỷ đồng nhưng
ngân hàng này đã vượt qua những giai đoạn khó khăn để có những bước phát
triển vững chắc, tốc độ tăng trưởng vượt bậc thể hiện qua các chỉ số tài chính
trọng yếu: Sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ Vietbank hiện nay tăng lên đến
3.249 tỷ đồng, gấp hơn 16 lần so với ngày đầu thành lập, tổng tài sản đạt 35
nghìn tỷ đồng, huy động tăng đạt 30 nghìn tỷ đồng và dự nợ cho vay đạt 24
nghìn tỷ đồng .Hiện Vietbank phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng trên cả nước,
đặc biệt tỷ lệ khách hàng mới bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu hiện
nay ở khoảng VietBank là 1,7% - bảo đảm tuân thủ quy định của NHNNlà dưới
3%.
Đồng thời, Vietbank cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động với
gần 100 điểm giao dịch đặt tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Về mặt
nhân sự, Vietbank tuyển dụng hơn 1.400 nhân sự trẻ, năng động, sáng tạo và có
tinh thần trách nhiệm cao sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu của khách
hàng.
4

4


1.2 Các vị trí cơng việc được giới thiệu và u cầu của các vị trí đó
1.2.1 Vị trí Giao dịch viên
• Mơ tả cơng việc
Giao dịch viên (cịn được gọi là Teller) là những nhân viên ngân hàng làm

việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao
dịch của một ngân hàng.
Công việc của giao dịch viên là hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền,
ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thơng tin tài khoản, hạch tốn
giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát
sinh tại quầy của họ.
1. Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
– Giao dịch viên là sẽ là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, do vậy GDV
cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân
thiện, nhiệt tình, chu đáo từ phía giao dịch viên.
– Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ
trợ kịp thời.
2. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục dịch vụ đúng yêu cầu khách hàng
muốn thực hiện.
– Giới thiệu tư vấn các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi đến khách
hàng.
– Giải đáp các thắc mắc của khách hàng; trao đổi để hiểu được các nhu cầu của
khách hàng đang cần để tư vấn các dịch vụ cần thiết.
– Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm
quyền cho phép, đảm bảo bí mật thơng tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu

5

5


nại và thắc mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân
hàng

3. Thực hiện thao tác nghiệp vụ
– Thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như mở
và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát
hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán,
chuyển tiền…
– Thực hiện các giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy cho khách
hàng một cách an tồn, hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy trình, quy định của
ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
– Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
4. Chăm sóc khách hàng
Quan tâm chăm sóc khách hàng giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng khiến
khách hàng hài lòng tin tưởng và sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác tại ngân hàng
hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới.
• Những thuận lợi khi làm Giao dịch viên
– Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: thực tế cho thấy hiện nay tại các
ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là là những người trẻ đặc biệt là bộ
phận giao dịch viên. Do vậy môi trường làm việc rất cởi mở, hịa đồng cho phép
nhân viên có nhiều cơ hội sáng tạo, đóng góp và xây dựng. Bên cạnh đó, tính
minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ muốn tham gia làm việc tại mơi
trường ngân hàng.
– Có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Giao dịch viên hàng ngày phải liên tục tiếp
xúc, giao tiếp và xử lý nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là cơ hội để bạn
có thể rèn luyên và nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục, biết cách nắm bắt
tâm lý khách hàng. Ngoài ra, bạn cịn có thể thiết lập được rất nhiều mối quan hệ
với khách hàng.

6

6



– Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: So với những doanh nghiệp khác thì có
thể thấy mức lương và thưởng của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên,
mức thưởng của GDV còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu
hoặc mức độ hài lịng của khách hàng.
• Những khó khăn ở vị trí Giao dịch viên
– Áp lực về thời gian, yêu cầu cẩn thẩn chính xác trong giao dịch: Vì các giao
dịch liên quan đến tiền do vậy yêu cầu chính xác tuyệt đối trong giao dịch là
điều rất quan trọng. Với số lượng khách hàng mỗi ngày rất đông do vậy GDV
viên xử lý công việc nhanh nhưng phải đảm bảo chính xác.
– Áp lực về doanh số: Tại các ngân hàng đều sử dụng các chỉ tiêu doanh số
(KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc. Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác
nhau sẽ có những KPI khác nhau. Đối với GDV thì chỉ tiêu đặt ra về huy động
vốn/ tháng hoặc số lượng KH vay…
– Áp lực về trách nhiệm công việc: Giao dịch viên là người trực tiếp xử lí giao
dịch với khách hàng do vậy việc phát sinh những tình huống rủi ro khi phân biệt
tiền thật/giả, nhầm lẫn… khi gặp những rủi ro này hầu hết các Giao dịch viên
phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra.
• u cầu
– Hình thức Nam: 1m65; Nữ 1m58, phát âm chuẩn không ngọng hoặc nói tiếng
địa phương.
– Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
– Hịa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi
thế
– Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
– Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc. Thái độ cầu thị trong cơng việc
– Có kiến thức về Kế tốn Ngân hàng, Kho quỹ
– Có kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh

7


7


– Có kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản
nghiệp vụ liên quan.
1.2.2 Vị trí Quan hệ khách hàng
• Mơ tả cơng việc
Nhân viên quan hệ khách hàng là cá nhân đại diện bộ phận dịch vụ chăm sóc
khách hàng tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm liên lạc, kết nối, tương tác với
khách hàng. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp hoặc là trung gian giải quyết những
khiếu nại, phản hồi những thắc mắc, đồng thời tiếp nhận và xử lý các đơn đặt
hàng của khách hàng. Trách nhiệm của nhân viên quan hệ khách hàng là phải
đảm bảo sự hài lòng cao nhất của từng khách hàng, từng tổ chức khi họ lựa chọn
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
Với trọng trách thường xuyên tiếp xúc khách hàng bên ngồi doanh
nghiệp, những cơng việc sau là nhiệm vụ và yêu cầu sau là điều không thể thiếu
đối với một chuyên viên quan hệ khách hàng:
1. Phản hồi nhanh chóng mọi thắc mắc của khách hàng
Dù thời đại cạnh tranh kinh tế có thay đổi như thế nào thì “khách hàng là thượng
đế” vẫn ln là câu nói khắc cốt ghi tâm của mọi doanh nghiệp.
Việc chăm sóc khách hàng luôn khởi nguồn từ sự chu đáo hồi đáp những thắc
mắc được đặt ra. Nhanh chóng hồi đáp chuẩn xác theo đúng yêu cầu còn thể
hiện sự chuyên nghiệp trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
2. Tiếp cận khách hàng đa kênh thường xuyên
Thời đại công nghệ kỹ thuật số đã giúp chuyên viên quan hệ khách hàng có
thêm nhiều phương cách tiếp cận khách hàng đa dạng, ví dụ :
Đăng báo, gọi điện thoại, tổ chức hội nghị
Đăng tin trên kênh quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội
Gửi email, tin nhắn điện thoại, tin nhắn zalo, messenger …


8

8


Nhân viên quan hệ khách hàng phải năng động trong mọi phương thức tiếp cận
để giành lấy sự quan tâm, tìm hiểu sản phẩm doanh nghiệp từ nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau.
3. Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại hiệu quả
Dù là sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, việc khách hàng khiếu nại là điều không
tránh khỏi, và người tiếp cận những khiếu nại này đầu tiên chính là những
chuyên viên quan hệ khách hàng.
Trong phạm vi quyền hạn, nhân viên quan hệ khách hàng cần linh hoạt, chủ
động xử lý nhanh và hợp lý cho khách hàng.
Trường hợp ngoài khả năng cho phép, nhân viên cần nhanh chóng báo cáo cấp
trên và xin ý kiến chỉ đạo xử lý.
4. Nắm rõ các dòng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp
Để tư vấn và thuyết phục khách hàng đặt hàng hiệu quả, nhân viên quan hệ
khách hàng cần nắm rõ thơng tin, đặc tính từng dịng sản phẩm.
5. Lưu giữ hồ sơ khách hàng và các giao dịch đầy đủ
Mỗi doanh nghiệp có quy định riêng về việc lưu trữ hồ sơ giao dịch khách hàng,
các nhân viên cần phải nắm rõ và thực hiện nghiêm túc. Đây cũng là cơ sở quan
trọng cho việc báo cáo, chuyển giao và tiếp nhận khi có u cầu.
• Cơ hội
- Đầu tiên, được làm việc tại môi trường tốt: Hầu hết các ngân hàng đều là
những môi trường làm việc năng động, trẻ trung, tính minh bạch cao, con
người thân thiện hịa đồng.
- Thứ 2, có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Nếu là một chuyên viên QHKH
thì khả năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau năm làm việc

đầu tiên, các mối quan hệ được mở rộng
- Thứ 3, Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: Hầu hết các ngân hàng đều có
lương và thưởng khá tốt so với các doanh nghiệp bên ngoài. Tuy nhiên,

9

9


mức thưởng phụ thuộc vào khả năng hồn thành cơng việc so với chỉ tiêu
đề ra.
- Thứ 4, Cơ hội thăng tiến: Với các vị trí bán hàng, cơ hội thăng tiến là rộng
mở và rõ ràng. Nếu hoàn thành được chỉ tiêu đề ra các tối thiểu 3 kỳ đánh
giá liên tiếp (tương ứng tối thiểu 1.5 năm) sẽ có cơ hội được ứng tuyển
nội bộ tại các vị trí cao hơn.
- Thứ 5, Khả năng tư duy
• Khó khăn
- Thứ 1, Áp lực về thời gian: Một chuyên viên khách hàng cá nhân thực thụ
phải là một người có ý thức về thời gian tốt, khơng chỉ trong cơng việc nội
bộ mà cịn với cả khách hàng. Khách hàng hiện tại rất khó tính, thường
u cầu khắt khe về thời gian hồn thành cơng việc. Vì vậy, Tốc độ xử lý
công việc là điều cực kỳ quan trọng trong nghề dịch vụ, đặc biệt đối với
ngân hàng.
- Thứ 2, Áp lực về doanh số: Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chỉ tiêu
về doanh số (KPI – Key Performance Indicator) để làm động lực thúc đẩy
quá trình làm việc của nhân viên. Doanh số ở đây không chỉ đơn thuần là
doanh số cho vay mà cịn có thể là các loại doanh số khác như: doanh số
huy động, doanh số thu phí, chỉ tiêu thẻ, phí bảo hiểm ….
- Thứ 3, Áp lực về tính chính xác và trách nhiệm công việc: Mọi rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng, về cơ bản đều xuất phát từ Chun viên

Quan hệ khách hàng. Vì vậy, cơng việc này bên cạnh yếu tố “Nhanh”, mà
cần phải đảm bảo về tính chính xác trong cơng việc, từ việc đánh giá, lựa
chọn, thẩm định hồ sơ Khách hàng kỹ lưỡng, chi tiết. Đồng thời, chuyên
viên Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm trước những tổn thất có thể
gây nên do khách hàng khơng trả được nợ.
• u cầu
- Sự trung thực: mọi hành vi không trung thực sẽ mang đến nhiều hậu quả
nặng nề cho bản thân và ngân hàng.
10

10


- Sự nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, khả năng tư duy và biết nắm bắt cơ
hội tốt. Những yếu tố này sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng và
khiến họ hài lịng để tiến đến mục đích sử dụng sản phẩm mà bạn tư vấn.
- Cần có kiến thức chun mơn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng hợp.
- Phải có khả năng phân tích nhanh, hiệu quả và sự quyết đốn trong cơng
việc.
1.2.3 Vị trí Hỗ trợ tín dụng
Hỗ trợ tín dụng là một vị trí trong bộ phận tín dụng của ngân hàng. Nhiệm
vụ chính của hỗ trợ tín dụng là giúp đỡ các nhân viên Tín dụng trong việc lập hồ
sơ, sổ sách,... Cũng chính vì vậy mà tùy từng ngân hàng, cơng việc của các nhân
viên hỗ trợ tín dụng có thể sẽ khác nhau.
Hỗ trợ tín dụng ở nhiều ngân hàng còn được gọi với rất nhiêu tên gọi khác
nhau như: Quản lý tín dụng, Hỗ trợ kinh doanh, Quản lý chứng từ, kiểm sốt
giải ngân,... Cơng việc của họ có thể từ trước q trình trao đổi cơng việc với
khách hàng cho đến khi hoàn tất hợp đồng và lưu trữ hồ sơ cho vay.
Nhân viên hỗ trợ tín dụng chính là một cộng sự đắc lực của nhân viên tín
dụng cũng đồng thời như bộ phân giám định nhằm tránh những rủi ro tín dụng

phát sinh cho ngân hàng. Họ đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch và an
tồn hơn.
• Mơ tả cơng việc
Trước khi giải ngân
+ Kiểm sốt tính hợp lệ, tính tn thủ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo
đúng các quy định hiện hành của pháp luật, các quy định của nội bộ ngân hàng
và các quy định của ngân hàng Nhà nước.
+ Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi tiến hành giải
ngân.
+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo tuân thủ đúng quy định
hiện hành của pháp luật.
11

11


+ Nhập và quản lý các dữ liệu về khoản vay trên hệ thống phần mềm.
+ Tham gia thảm định, định giá và định giá lại tài sản đảm bảo.
+ Giải ngân, thu gốc lãi, giải chấp tài sản đảm bảo sau khi hợp đồng tín dụng
được thanh lý.
Sau khi giải ngân
+ Đôn đốc các đơn vị kinh doanh nhanh chóng thu nợ gốc, nợ lãi.
+ Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý
tài sản đảm bảo đúng theo quy trình của Ngân hàng.
+ Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước, trung
tâm kiểm sốt tín dụng và các báo cáo phục vụ cho mục đích quản trị của Ngân
hàng.
+ Hỗ trợ cung cấp thông tin, hồ sơ theo yêu cầu đối với kiểm tốn và các phịng
ban giám sát tín dụng.
• Cơ hội

- Được làm việc tại môi trường tốt, năng động, trẻ trung: Do tính chất cơng
việc địi hỏi tính cởi mở, vì thế cho phép nhân viên được khuyến khích
phát triển, sáng tạo, xây dựng, đóng góp ý kiến
- Thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung: Hầu hết các ngân hàng đều có
lương và thưởng khá tốt so với các doanh nghiệp bên ngồi. Tất nhiên,
các cơng việc liên quan đến Back-office thường nhận lương và thưởng
kinh doanh thấp hơn so với các vị trí trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên, sự
chênh lệch không quá nhiều.
- Công việc ổn định: Tính chất các cơng việc Back-office thường có tính ổn
định, gắn bó cao. Cơng việc có sự tuân thủ, theo hướng lặp đi lặp lại tuân
theo quy trình đã ban hành.
- Khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề: Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng là người
nắm vững rất nhiều kiến thức, văn bản về pháp luật, quy trình. Cơng việc
này địi hỏi những người làm việc cần phải tư duy chắc chắn trên nền tảng
12

12


kiến thức rộng, tổng hợp nhiều vấn đề để đưa ra phương án tư vấn giải
quyết.
• Khó khăn
- Áp lực về thời gian và độ chính xác:
Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng thực hiện xử lý cơng việc ngay từ khi nhận
được hồ sơ và đề xuất từ phía chuyên viên Quan hệ khách hàng. Bài toán đặt
ra là phải làm nhanh chóng, soạn thảo ký kết hồ sơ trong thời gian ngắn, hoàn
thiện các thủ tục ký tá, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho để sớm giải
ngân, kịp tiến độ theo yêu cầu của các khách hàng khó tính. Bên cạnh đó, các
Ngân hàng hiện tại đều ban hành bộ chỉ tiêu giám sát thực hiện công việc
(SLA), theo đó từng bước thực hiện cơng việc của Chuyên viên Hỗ trợ tín

dụng sẽ được quản lý, phân định rõ theo từng khoảng thời gian cụ thể (Ví dụ:
Thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ đến lúc soạn xong các văn kiện tín dụng chậm
nhất sau 3h làm việc, nếu quá 3h làm việc mà công việc chưa được xử lý
xong, Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng sẽ bị phạt hoặc trừ điểm đánh giá)
Chính vì áp lực từ phía khách hàng, từ phía chuyên viên Quan hệ khách hàng, từ
phía bộ chỉ tiêu SLA, nên khơng tránh khỏi phát sinh những sai sót. Nếu nảy
sinh sai sót, ảnh hưởng từ sai sót này sẽ rất lớn (Ví dụ soạn sai số tiền vay vốn
trong hợp đồng tín dụng, thay vì 100 triệu, soạn nhầm thành 1 tỷ)
- Áp lực về trách nhiệm công việc:
Trường hợp chuyên viên Hỗ trợ tín dụng khơng thực hiện đúng quy trình,
chưa thực hiện đúng và đủ các quy định của ngân hàng và pháp luật sẽ gây ra
những sai sót rất nghiêm trọng trong việc cấp tín dụng của khách hàng. Khi phát
sinh rủi ro, chuyên viên Hỗ trợ tín dụng sẽ là người phải chịu trách nhiệm với
những lỗi lầm của mình.
- Cường độ cơng việc
- Áp lực về doanh số (tùy thuộc vào Ngân hàng theo từng thời điểm):

13

13


Với nhiều Ngân hàng, trong giai đoạn cao điểm cần tăng trưởng nóng, các
Ngân hàng thường giao thêm các chỉ tiêu bán chéo khách hàng cho các Chuyên
viên Hỗ trợ tín dụng. Theo đó, định kỳ hàng tháng, chun viên Hỗ trợ tín dung
sẽ phải giới thiệu thêm các khách hàng gửi tiền tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, phát
sinh vay vốn… cho các chuyên viên Quan hệ khách hàng xử lý.

-


u cầu
Kỹ năng làm việc nhóm & độc lập tốt.
Kỹ năng quản lý, lưu trữ hồ sơ
Kỹ năng soạn thảo, tin học văn phịng: Đối với vị trí HTTD, đòi hỏi khả
năng tin học phải thành thạo, chắc chắn (Bạn hồn tồn có thể bị test về
khả năng đánh máy bao nhiêu từ/phút..), cách trình bày văn bản trên

Word/Excel/Powerpoint, cũng như các lệnh, phím tắt thao tác của Office.
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
- Thái độ cầu thị trong công việc
- Nắm bắt nền tảng cơ bản về kế tốn, tín dụng, am hiểu về pháp luật.
1.2.4 Chun viên Thanh toán Quốc tế:
Chuyên viên thanh toán quốc tế là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao
dịch quốc tế do vậy tính cẩn thận và kiến thức chuyên mơn là những u cầu đầu
tiên cho vị trí này.
• Mô tả công việc:
- Phối hợp với các bộ phận để tiếp nhận các chứng từ, phục vụ cho việc
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành,… và các
giao dịch khác liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng;
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, giấy tờ mà khách hàng cung cấp, đảm
bảo đúng mẫu, đúng quy định của Ngân hàng và pháp luật;
- Thông báo, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ cần thiết;;
- Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong
phạm vi giao dịch thực hiện

14

14



- Đề xuất ý kiến cải tiến chất lượng các sản phẩm, quy trình hiện hành để
đơn giản hóa thủ tục và giảm thiểu tối đa thời gian cung cấp dịch vụ cho
khách hàng;
- Lưu giữ sổ sách, hồ sơ, tài liệu, số liệu về cơng tác kế tốn theo quy định
của Ngân hàng.
• u cầu:
- Có kiến thức về:
+ Các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế như: Nghiệp vụ LC, Nhờ thu, chuyển tiền
nước ngoài và bảo lãnh nước ngoài;
+ Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế: quy định
về quản lý ngoại hối; xuất/nhập khẩu; thanh toán;
+ Hệ thống Swift và các quy tắc của Swift;
+ Các thông lệ quốc tế: UCP; ISBP; URC; URR; Incoterms; URDG;
+ Quản lý rủi ro trong tài trợ thương mại và chuyển tiền;
+ Các hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, ngọai thương
sản xuất, vận tải quốc tế.
- Có khả năng về:
+ Kỹ năng giao tiếp tốt
+ Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, phân tích và giải quyết vấn đề
+ Có thể làm ngồi giờ, làm ca theo u cầu.
+ Chủ động linh hoạt trong công việc
- Yêu cầu khác:
+ Có bằng đại học về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại thương kinh tế hoặc
tương đương;
+ Ngoại ngữ: Nghe, nói, đọc, viết tốt Anh ngữ, ít nhất đạt 600 điểm TOEIC
(hoặc mức tương đương ở các chứng chỉ IELTS, TOEFL…).
+ Tin học văn phòng thành thạo;
15

15



1.2.5 Nhân viên Vận hành:
Nhân viên vận hành trong ngân hàng là người chịu trách nhiệm để mọi
giao dịch và hoạt động trong ngân hàng được diễn ra trơn tru và đúng quy cách.
Nhân viên vận hành sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ giám sát hoạt động hàng
ngày của chi nhánh để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nội bộ và quy định
chung nhằm đẩy mạnh hoạt động của các nhân viên.
• Mơ tả cơng việc:
- Duy trì và cải tiến việc cung cấp các dịch vụ khách hàng;
- Thực hiện và kiểm tra các giao dịch liên quan đến dịch vụ kinh doanh
tương ứng;
- Hỗ trợ liên lạc với khách hàng (bên trong/bên ngồi);
- Cung cấp thơng tin và hỗ trợ cho nhân viên mới làm việc để đáp ứng u
cầu;
- Đóng góp và tạo mơi trường làm việc tốt;
- Áp dụng các kiến thức và phổ biến các kiến thức về pháp luật tài chính,
các chính sách nội bộ, các yêu cầu về quy định của doanh nghiệp để đảm
bảo quy trình được vận hành tốt và đánh giá quy trình;
- Đảm bảo các giao dịch thực hiện theo đúng quy chuẩn.
• Yêu cầu:
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word,
-

Excel);
Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic;
Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
Năng động, giao tiếp tốt;
Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, sẵn

sàng để đi ra ngồi để tìm kiếm khách hàng.

Sau khi đã được giới thiệu và xem xét, em đã được phân công thực tập tại
phịng kinh doanh, cụ thể là vị trí Quan hệ khách hàng cá nhân. Công việc chủ
yếu của em là tìm kiếm, tư vấn, giải quyết vướng mắc cho khách hàng về các

16

16


gói vay, đồng thời, hỗ trợ và học hỏi các anh chị cùng phịng cách lập và hồn
thành các bộ hồ sơ vay cá nhân.
1.3 Điều em ấn tượng nhất đối với đơn vị
Không gian làm việc hiện đại và năng động: Phòng giao dịch được trang bị
cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi và sang trọng. Điều kiện làm việc tạo cảm giác
thoải mái và tự tin.
Anh chị đi trước rất nhiệt tình thân thiện, ln sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn
tận tình những thắc mắc, những điều chưa biết trong quá trình làm việc.
Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến
thức được học trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Môi trường
công sở sẽ rất khác khi ngồi trên ghế nhà trường thu nhận kiến thức. Dù là vị trí
thực tập sinh nhưng em được giao việc phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn
thành như một nhân viên. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ
hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc,.. chúng em nhanh chóng
tìm được lỗ hổng của bản thân để tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời cùng với sự
giúp đỡ của những anh chị ở nơi thực tập, em có được những bài học để tránh
sai sót trong q trình đi làm thực tế này.
PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỊN THIẾU VÀ SỰ HỖ
TRỢ TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG

2.1 Những kiến thức và kỹ năng còn thiếu
Dù đã nhận được sự chỉ dạy tận tình từ trên giảng đường đại học, cũng như một
số những trải nghiệm trong thời gian học đại học, nhưng trong quá trình thực
tập, em vẫn cịn thiếu sót những kỹ năng nhất định như:
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực:
Áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi, cần phải làm việc không chỉ
đáp ứng về chất lượng mà còn phải theo kịp tiến độ chung của tập thể, trong quá
17

17


trình làm việc phải học cách vượt qua được áp lực đè nặng và hoàn thành tốt
nhiệm vụ đúng thời hạn
- Kỹ năng ra quyết định:
Trong công việc và cả cuộc sống ln có những lúc phải đưa ra quyết định
cho một việc nào đó. Khi khơng có nhiều thời gian để do dự cho nên cần biết
xem xét các thơng tin để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.
- Kỹ năng thích nghi và linh hoạt;
Thích nghi và linh hoạt có nghĩa là chúng ta có thể thích nghi với những tình
huống mới và thách thức mới. Chúng ta có chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với
những ý tưởng mới. Ngồi ra, khả năng thích nghi và linh hoạt này cịn giúp
chúng ta nhanh chóng thích ứng khi mơi trường làm việc thay đổi cũng như dễ
dàng hòa nhập với các bạn đồng nghiệp.Và trong q trình làm việc, ở giai đoạn
đầu, có nhiều lúc em chưa kịp thích nghi với phong cách làm việc của đơn vị.
2.2 Sự hỗ trợ từ phía nhà trường
Trước hết, em muốn gửi lời cảm ơn tới nhà trường, bởi trong quá trình học
tập tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia em đã được tiếp thu và rèn luyện một
nền kiến thức và kỹ năng cần thiết, như các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng làm việc nhóm cùng một số kỹ năng bổ trợ khác. Thông qua

những chia sẻ từ giảng viên trong các giờ học, những buổi hội thảo, workshop,
… mà trường tổ chức cho chúng em, là những cơ hội quý giá để em học hỏi
được rất nhiều những kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết khi bước ra ngoài xã
hội. Nhờ những kỹ năng này làm nền tảng để em có thể tự tin làm việc tại các
doanh nghiệp, tổ chức. Một số kỹ năng cịn thiếu có thể trong thời gian tới em sẽ
hoàn thiện hơn trong quá trình làm việc cũng như hoạt động của mình.

18

18


PHẦN III: KẾT LUẬN:
Lường trước được những khó khăn trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế, Ngân hàng Vietbank đã có sự chuẩn bị chu đáo về năng lực tài chính, nguồn
nhân lực và trình độ cơng nghệ, vững vàng đối mặt với mọi thách thức. Phòng
giao dịch Vietbank Sơn Trà – Đà Nẵng tuy vẫn còn là một đơn vị non trẻ, nhưng
đã đạt được một số kết quả nhất định về doanh thu và lợi nhuận trong những
năm gần đây, khẳng định năng lực so với các phòng giao dịch khác trong cùng
đơn vị. Đặc biệt, với lượng nhân sự trẻ, năng động và nhiệt huyết, luôn ln nỗ
lực hết mình để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

19

19


Sau khi đã được giới thiệu và xem xét, em đã được phân cơng thực tập tại
phịng kinh doanh, cụ thể là vị trí Quan hệ khách hàng cá nhân. Cơng việc chủ
yếu của em là tìm kiếm, tư vấn, giải quyết vướng mắc cho khách hàng về các

gói vay, đồng thời, hỗ trợ và học hỏi các anh chị cùng phịng cách lập và hồn
thành các bộ hồ sơ vay cá nhân.
Qua thời gian thực tập, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong đơn
vị cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã trang bị được cho mình thêm những
kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết khi làm việc với
khách hàng. Dù cịn vơ vàn những kiến thức và kỹ năng chưa thành thạo, nhưng
đây chính là hành trang quý giá, là bước đệm để em có thể tiếp tục phát triển
trên con đường sự nghiệp của mình trong ngành ngân hàng.

20

20



×