Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu rào cản phi thuế quan thị trường mỹ nhật trường hợp của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH THỦY LINH

NGHIÊN CỨU RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN THỊ TRƯỜNG
MỸ - NHẬT: TRƯỜNG HỢP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH THỦY LINH

NGHIÊN CỨU RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN THỊ TRƯỜNG
MỸ - NHẬT: TRƯỜNG HỢP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102



Quyết định giao đề tài:

/QĐ-ĐHNT ngày

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:

Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Thanh Thủy Linh – Học viên Cao học khóa 2013 – Trường Đại
học Nha Trang xin cam đoan luận văn được hoàn thành trên kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi và trên cơ sở sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, các kết quả nghiên cứu
trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác, các số
liệu thứ cấp đều được trích dẫn.
Nha Trang, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thanh Thủy Linh

iii



LỜI CẢM ƠN
Sau gần hai năm học tập chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh của
Trường Đại học Nha Trang, đến nay tơi đã hồn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài
‘’Nghiên cứu rào cản phi thuế quan thị trường Mỹ - Nhật: Trường hợp của một
số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Khánh Hịa’’. Tơi xin chân
thành cảm ơn đến q Thầy Cơ đã dìu dắt, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn gia đình, lãnh đạo, những đồng nghiệp, bạn bè nơi tôi
từng công tác đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và
cơ sở vật chất để giúp tơi hồn thành luận văn nghiên cứu một cách tốt nhất.
Xin chân thành cám ơn !

Nha Trang, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thanh Thủy Linh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ................ 7
1.1. Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế.....................................................7
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................7
1.1.2. Phân loại ................................................................................................................8
1.2. Đặc điểm của các hàng rào phi thuế quan ..............................................................10
1.3. Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ....................................................................11
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu ...............................................11
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu ...............................................11
1.4. Rào cản kỹ thuật .....................................................................................................12
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................12
1.4.2. Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) .................12
1.4.3. Phân loại Hàng rào kỹ thuật trong thương mại ...................................................13
1.5. Rào cản kỹ thuật xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang Mỹ ....................................15
1.5.1. Các thể chế và quy trình nhập xét duyệt của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu....15
1.5.2. Các quy định của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu ..............................................16
1.6. Rào cản kỹ thuật xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang Nhật ..................................18
1.6.1. Các thể chế và quy trình nhập xét duyệt của Nhật đối với thủy sản nhập khẩu.......18
v


1.6.2. Quy định vệ sinh của Nhật đối với hàng thủy sản theo bộ luật vệ sinh thực phẩm.......22
1.7. Đề xuất mơ hình lý thuyết cho việc xác định tác động của hàng rào phi thuế quan
đối với hoạt động xuất khẩu ..........................................................................................25
1.7.1. Tác động đến chi phí ...........................................................................................25
1.7.2. Tác động đến mức giá của sản phẩm trên thị trường nhập khẩu.........................25
1.7.3. Tác động đến lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng hàng nhập khẩu tại thị trường........26
Tóm tắt chương 1........................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN ................................................ 27
2.1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam ......................................................................27

2.1.1. Sản xuất thủy sản của Việt Nam..........................................................................27
2.1.2. Ngành chế biến thủy sản Việt Nam.....................................................................34
2.1.3. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ...............................................................43
2.1.4. Tình hình xuất khẩu tơm......................................................................................44
2.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Khánh Hòa........................44
2.2.1. Khai thác thủy sản ...............................................................................................45
2.2.2. Nuôi trồng thủy sản .............................................................................................46
2.2.3. Tình hình chế biến thủy sản.................................................................................47
2.2.4. Tình hình tiêu thụ ................................................................................................49
2.3. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa .......52
2.3.1. Mục tiêu...............................................................................................................52
2.3.2. Nội dung chủ yếu của chương trình ....................................................................53
Tóm tắt chương 2........................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 56
3.1. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................56
3.2. Cơ sở hình thành mẫu.............................................................................................56
3.3. Đặc điểm mẫu khảo sát...........................................................................................57
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................... 58
vi


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RẢO CẢN PHI THUẾ QUAN
TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ - NHẬT ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HỊA....................... 59
4.1. Nhập khẩu tơm Việt Nam bị trả về từ thị trường Mỹ - Nhật..................................59
4.2. Khái quát 1 số dư lượng kháng sinh thường gặp ở tôm trong hàng nhập khẩu tôm
Việt Nam bị trả về từ thị trường Mỹ - Nhật .................................................................61
4.3. Phân tích tình hình các rào cản phi thuế quan thị trường Mỹ - Nhật: trường hợp
một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Tỉnh Khánh Hòa .......................65
4.3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp tham gia khảo sát ...................................................65

4.3.2. Nhận định của các doanh nghiệp khảo sát đối với thị trường Mỹ - Nhật ...........71
4.3.3. Phản ứng của doanh nghiệp trước những yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch động thực
vật và các chứng nhận tự nguyện đối với tôm tại thị trường Mỹ - Nhật .......................72
4.3.4. Các lợi ích có được nếu hộ nuôi, trại nuôi của doanh nghiệp đầu tư nhằm đáp
ứng tiêu chuẩn, quy định và chứng nhận tự nguyện của thị trường nhập khẩu (BAP,
GLOBAL GAP, …).......................................................................................................73
4.3.5. Liệt kê danh sách các chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn, quy định của thị trường xuất khẩu (BAP, Global Gap…) .................................76
4.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhằm
đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận tự nguyện của thị trường nhập khẩu77
Tóm tắt chương 4........................................................................................................ 80
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH
KHÁNH HÒA VƯỢT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ NHẬT........................................................................................................................... 81
5.1. Xu hướng rào cản xuất khẩu tại Mỹ - Nhật............................................................81
5.2. Một số giải pháp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Khánh Hòa......81
5.2.1. Xác định chiến lược kinh doanh..........................................................................81
5.2.2. Xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp với công ty nhập khẩu, Hiệp hội.............84
5.2.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý tỉnh Khánh Hịa ..........................86
Tóm tắt chương 5.......................................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 94
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASC

Aquaculture Stewardship Council


Hội đồng quản lý nuôi trồng
thủy sản

APEC

BRC

Asia – Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương

British Retail Consortium

Tiêu chuẩn của hiệp hội các nhà bán
lẻ Anh quốc

BTA

Bioterrorism Act

CBP

United States Customs and Border Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ

Đạo luật chống khủng bố sinh học


Protection
DOC

Department of Commerce

Bộ thương mại Hoa Kỳ

FAO

Food and Agriculture Oganization Tổ chức lương thực và nông nghiệp

FDA

Food and Drug Administration

Cục quản lý dược phẩm và thực
phẩm Hoa Kỳ

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

FD&C Act

Federal Food, Drug and

Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm


Cosmetics Act

và Mỹ phẩm toàn liên bang

United States Fish and Wildlife

Tổ chức dịch vụ cá và Động vật

Service

hoang dã

Good Agriculturial Pratices

Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất

FWS

GAP

nông nghiệp tốt
HACCP

ISO

Hazard Analysis and Critical

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm

Control Point


sốt điểm tới hạn

International Organization for

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

Standardization
NAFIQUAD National – Agro – Forestry –

Cục quản lý chất lượng Nông Lâm

Fisheries Quality Assurance Department Thủy Sản Việt Nam

viii


NMFS

National Mortgage Field Services Cơ quan thủy, hải sản quốc gia Mỹ

NTB

Non – Tariff Barriers

SPS

Sanitary and Phytosanitary measures Những biện pháp về vệ sinh và kiểm

Hàng rào phi thuế quan


dịch động vật
OECD

Organization for Economic Co-

Hợp tác và Phát triển kinh tế

operation and Development
PECC

Pacific Economic Cooperation Council Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái

Partnership Agreement

Bình Dương

TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

VASEP


Viet Nam Association of Seafood

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy

Exporters and Producers

sản Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WTO

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất thủy sản năm 2015 ............................................................29
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành ..............34
Bảng 2.3: Năng lực sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh .....................36
Bảng 2.4: Cơ sỏ chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp và loại sản
phẩm chế biến năm 2015 ...............................................................................................37
Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2013 -2015......................43
Bảng 2.6: Số lượng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa ....................45
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu từ năm 2012- 2015 ...............................................................58
Bảng 4.1: Hệ thống chất lượng các Doanh nghiệp đang ứng dụng...............................65
Bảng 4.2: Đặc điểm các doanh nghiệp thủy sản được khảo sát ....................................69
Bảng 4.3: Loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động sử dụng của các doanh nghiệp

thủy sản tham gia khảo sát.............................................................................................70
Bảng 4.4: Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ
và Nhật...........................................................................................................................71
Bảng 4.5: Về các quy định tiêu chuẩn Mỹ - Nhật .........................................................71
Bảng 4.6: Về các chứng nhận tự nguyện tại Mỹ - Nhật ................................................72
Bảng 4.7: Lợi ích kinh tế - kỹ thuật...............................................................................74
Bảng 4.8: Lợi ích môi trường ........................................................................................74
Bảng 4.9: Lợi ích Xã hội ...............................................................................................75
Bảng 4.10: Chi phí phát sinh .........................................................................................76
Bảng 4.11: Tầm quan trọng và mức độ thực hiện .........................................................78
Bảng 5.1: Xu hướng rào cản phi thuế quan tại Mỹ - Nhật ............................................81

x


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quy trình xin cấp chứng nhận nhập khẩu Mỹ ...............................................15
Hình 1.2: Các yếu tố để phân tích rủi ro........................................................................18
Hình 1.3: Thể chế giám sát thực phẩm nhập khẩu Nhật ...............................................20
Hình 1.4: Thủ tục nhập khẩu và Quy trình kiểm tra thực phẩm tại Nhật......................21
Hình 1.5: Tóm lược quy cách thực phẩm thủy sản và thủy sản đông lạnh (thực phẩm
đã qua cấp đông, qua chế biến) tại Nhật........................................................................24
Hình 2.1: Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995 -2015 .........................................27
Hình 2.2: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2000 -2015 ....................................................42
Hình 2.3: Xuất khẩu tơm sang thị trường Mỹ- Nhật qua các năm ................................44
Hình 2.4: Xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2010 -2015 .................................50
Hình 4.1: Số lơ tơm bị FDA từ chối nhập khẩu đầu năm 2014 – 2015 – 2016.............60
Hình 4.2: Lý do chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu.........................................................67
Hình 4.3: Lý do chọn Nhật là thị trường xuất khẩu ......................................................67
Hình 4.4: Phản ứng của doanh nghiệp khi bị áp dụng các biện pháp kỹ thuật .............72

Hình 4.5: Chi phí phát sinh............................................................................................77

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
- Tính cấp thiết của đề tài:
Mỹ - Nhật cũng là hai thị trường tiềm năng nhất, có sức tiêu thụ mặt hàng thủy
sản lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hịa cịn
gặp nhiều khó khăn và bất cập tại hai thị trường này vì cịn vướng phải những hàng rào
phi thuế, đặc biệt phải kể đến là hàng rào kỹ thuật. Để vượt rào cản thành công, các
doanh nghiệp cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, khoa học cơng nghệ, kiểm sốt chặt chẽ
khâu truy xuất nguồn gốc, cũng như tăng cường liên kết chặt chẽ hơn với những cơ sở
nuôi trồng cũng như các cơ sở ban ngành liên quan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
phải liên tục đổi mới, chủ động tìm hiểu cập nhật về các quy định nhập khẩu tại hai thị
trường chủ lực trên và các thị trường tiềm năng khác.Các cơ sở ban ngành liên quan
của tỉnh Khánh Hịa cũng tích cực triển khai những chính sách tốt nhất để giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp có cơ hội duy trì cũng như phát triển ngày
càng lớn mạnh.
- Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
- Xác định những rào cản phi thuế quan khác nhau ở thị trường Mỹ và Nhật đối
với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
- Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan- đặc biệt là hàng rào kỹ thuật ở
thị trường Mỹ và Nhật đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh
Hòa vượt qua rào cản phi thuế quan.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản phi thuế quan – đặc biệt hàng rào kỹ thuật
ở thị trường Mỹ và Nhật và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.

+ Phạm vi nghiên cứu: Rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp chế biến
thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gặp phải tại thị trường Mỹ và Nhật từ năm 2012 cho đến
năm 2015.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Số liệu điều tra được mã hoá và xử lý bằng phầm mềm Excel. Tổng hợp, phân
tích, so sánh các số liệu liên quan, trên cơ sở sử dụng các số liệu, tư liệu có nguồn gốc
xii


rõ ràng. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng
hợp được sử dụng để phân tích số liệu.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng, phương pháp này có ưu thế là đơn giản
nhưng có tính thực tiễn cao vì gắn liền nghiên cứu rào cản phi thuế quan tại doanh nghiệp.
- Kết quả đạt được
Các chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định
của thị trường xuất khẩu (BAP, Global Gap…). Chi phí đầu tư cho con giống và chi
phí cho thức ăn đều tăng mạnh nếu các doanh nghiệp muốn đáp ứng được các tiêu
chuẩn, quy định của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng, chỉ nên tăng
vừa đủ cho các chi phí thuê tư vấn, chứng nhận, chi phí chia sẻ lợi ích với cộng đồng
và cải thiện hệ sinh thái xung quanh mơi trường ni và chi phí thực hiện trách nhiệm
xã hội (bảo hiểm, lương, thưởng, làm thêm giờ, bảo hộ lao động) và chi phí phát triển
quan hệ với chính quyền địa phương (quỹ giao thơng nơng thơn, an ninh quốc phịng,
vì người nghèo, khuyến học). Bởi vì tất cả các doanh nghiệp quan niệm rằng, khi đầu
tư đúng chuẩn vào con giống và thức ăn thì sẽ cho sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, vậy chỉ
nên đẩy mạnh chi phí cho đầu tư con giống và thức ăn. Cịn các chi phí cịn lại chỉ là
để phụ trợ. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản nếu muốn đáp ứng được
những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và vượt hàng rào phi thuế thành cơng, thì tăng chi
phí trong q trình hoạt động là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp tăng
chi phí để đáp ứng những tiêu chuẩn của hàng rào phi thuế quan, thì kết quả các doanh
nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.

Các doanh nghiệp đều cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hành
nuôi trồng thủy sản tốt nhằm đáp ứng các qui định, tiêu chuẩn và chứng nhận tự
nguyện của thị trường nhập khẩu (hộ nuôi, doanh nghiệp chế biến, nhà nhập khẩu, cơ
quan quản lý) đều rất quan trọng, giúp thúc đẩy và tạo điều kiện tối đa cho các doanh
nghiệp xuất khẩu ở địa phương. Bên cạnh đó, các yếu tố như Cải thiện chất lượng
giống và nguồn cung cấp giống, Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ ni theo
VietGap, Chính sách khuyến khích các hộ ni thành lập tổ, đội để giảm chi phí đầu tư
ni theo tiêu chuẩn VietGap, Nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân (nông dân,
người thu mua, tổ hợp tác), và Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý ở địa
phương là những biện pháp dễ khắc phục. Còn những yếu tố Hồn thiện quy hoạch địa
điểm và khơng gian cho ni trồng thủy sản ven biển, Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng
xiii


nuôi, Cải tiến trong thiết kế và xây dựng mô hình ni nhằm giảm thiểu tổn hại mơi
trường, Kiểm sốt chặt chẽ thuốc và hóa chất sử dụng, Hồn thiện luật thủy sản và các
văn bản dưới luật và Hoàn thiện luật thủy sản và các văn bản dưới luật là những biện
pháp cịn khá khó thực hiện.
Là một trong những vấn đề nóng hổi, sâu rộng, địi hỏi người nghiên cứu có tri
thức cao cũng như am hiểu về vấn đề, vì vậy đề tài sẽ cịn rất nhiều điểm chưa chặt chẽ
hoặc những biện pháp chưa có tính hữu dụng cao, hay cịn những thiếu sót, nhưng
cũng mong những đóng góp nhỏ bé của các thơng tin thực tiễn trong những năm trở lại
đây của luận văn này có thể giúp cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tỉnh
Khánh Hịa có thêm những nhìn nhận về các rào cản thương mại nói chung, rào cản kỹ
thuật nói riêng tại thị trường Mỹ - Nhật, từ đó chọn được những giải pháp sâu sát với
thực tế để gia tăng sức mạnh tiến sâu hơn vào các thị trường quốc tế tiềm năng.
Từ khóa: phi thuế quan, Khánh Hòa, xuất khẩu

xiv



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ 21 mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế tồn cầu với xu hướng đa
phương hóa và quốc tế hóa. Cùng với cơng cuộc xây dựng đất nước theo nền kinh tế
thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó xuất
khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế là một con đường thiết yếu, đem lại nguồn ngoại
tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong mười năm trở
lại đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh, liên tục đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân từ 15%-18%/năm, trở thành một trong ba ngành hàng thu về nhiều
ngoại tệ nhất cho đất nước (Tổng cục thống kê, 2016)
Thủy hải sản là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phù hợp
hợp với chiến lược biển của Đảng và Nhà nước. Ngành thủy sản Việt Nam phát triển
nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng 3.260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2
chứa nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng. Nguồn lợi chính là cá biển đã phát
hiện hơn 2.000 lồi khác nhau, trong đó trên 100 lồi có giá trị kinh tế cao với tổng trữ
lượng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,4 triệu tấn/năm (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016). Đánh bắt thủy sản được xem là chỗ dựa
sinh kế cho hàng chục triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng cư dân ven biển
Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa thủy sản Việt Nam có
mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ (với thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc). Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh
nghiệp chế biến thủy sản, trong đó có 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã
đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới. Trong
giai đoạn 2001 – 2015, XKTS VN tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng (Tổng cục
thống kê, 2016)
Ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế có thế mạnh thứ hai sau lúa và
trong những năm gần đây liên tục dẫn đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu thủy sản
thân mềm như mực ống, mực nang và đặc biệt là mực bạch tuộc. Năm 2015, xuất khẩu
thủy sản của cả nước ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2014. Thị

trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so
với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là
1


mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá
biển (tăng 5%), xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất
khẩu sang các thị trường đều giảm (3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái, trừ ASEAN
tăng 8% (VASEP, 2016).
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển ở Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế để phát triển
ngành thủy sản. Hiện nay, Khánh Hịa có 44 xưởng chế biến xuất khẩu trong đó có 26
xưởng chế biến đơng lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản
khô, 22 phân xưởng đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Sản lượng thủy sản chế biến đơng lạnh cả tỉnh tăng bình quân khoảng 9%/năm trong
giai đoạn 2010-2015, đạt 57.742 tấn trong năm 2014 (NGTKKH, 2015). Kim ngạch
thủy sản xuất khẩu hàng năm của tỉnh luôn chiếm hơn 50% tổng giá trị kim ngạch của
toàn tỉnh (NGTKKH, 2015). Giai đoạn 2010-2015, xuất khẩu thủy sản Khánh Hịa tăng
bình qn 8,55%/năm về sản lượng và 7,04%/năm về giá trị, trở thành tỉnh đứng thứ 4 cả
nước về kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp ở
Khánh Hòa chủ yếu trong những năm gần đây là Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn
Quốc. Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của Khánh Hịa đã có mặt tại thị trường 64 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Nhật Bản và EU luôn là những thị trường xuất khẩu chính
của thủy sản Khánh Hịa, chiếm khoảng 75% thị phần (Cục thống kê Khánh Hòa, 2016).
Mặc dù có nhiều lợi thế và đạt được những thành quả to lớn, nhưng ngành thủy sản
Việt Nam nói chung và Khánh Hịa nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự
phát triển thiếu tính bền vững là nguy cơ lớn nhất đối với hoạt động sản xuất và phân phối
sản phẩm thủy sản khai thác ở nước ta trong thời gian qua. Nguyên nhân thứ nhất là những
bất cập và khó khăn liên quan đến chính sách quản lý, qui hoạch và tổ chức thực hiện quản
lý, kiểm soát nghề cá đã dẫn đến sự phát triển quá mức đội tàu đánh bắt với cường lực khai
thác lớn làm cho nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt và sản lượng khai thác ngày càng giảm

(Pomeroy, 2010). Thứ hai là các yêu cầu khắt khe từ các nước nhập khẩu về vệ sinh an
toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Nguyễn Ngọc Duy và ctv, 2012a). Chính
những địi hỏi cao của người tiêu dùng nên nhiều rào cản phi thuế quan liên quan đến các
tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ... đã được đặt ra đối
với mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thế giới (Nguyễn Thị Trâm Anh và ctv, 2010). Thứ
ba là giá cả không ổn định và thường phụ thuộc vào những biến động trên thị trường thế
giới. Cuối cùng là vấn đề bất cân bằng lợi ích giữa các tác nhân và thiếu sự hợp tác chặt
2


chẽ trong toàn chuỗi sản xuất và phân phối sản phẩm thủy sản (Nguyễn Thị Trâm Anh,
2009; Nguyễn Ngọc Duy và ctv, 2012a).
Hiện nay các doanh nghiệp chế biển thủy sản xuất khẩu Việt Nam nói chung,
Khánh Hịa nói riêng đang gặp nhiều khó khăn đối với các rào cản xuất khẩu. Điển
hình là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu bị kiện bán phá giá tôm; gặp rào
cản qui định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý khi nhập
khẩu; bị kiểm tra 100% về chất kháng sinh trifluralin trong tơm; có vài thị trường nhập
khẩu thủy sản đã bôi nhọ, xuyên tạc khơng đúng sự thật về hình ảnh sản phẩm thủy sản
Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu bị trả lại
liên quan đến hàng rào chất lượng. Chẳng hạn, ở 3 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật thì
Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy
sản, cao hơn so với các nước xuất khẩu khác (VASEP, 2016). Do đó, việc nghiên cứu
ảnh hưởng của các rào cản xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu là cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến thủy sản vượt qua các rào cản,
phát triển bền vững.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành “Nghiên cứu rào cản phi
thuế quan thị trường Mỹ - Nhật: trường hợp của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản
xuất khẩu tại tỉnh Khánh Hòa’’. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu
quả, xây dựng được các giải pháp góp phần giúp các doanh nghiệp chế biến thủy sản

Khánh Hòa vượt qua rào cản phi thuế quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và Nhật đến
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định những rào cản phi thuế quan khác nhau ở thị trường Mỹ và Nhật đối
với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
- Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan- đặc biệt là hàng rào kỹ thuật ở
thị trường Mỹ và Nhật đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
3


- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh
Hòa vượt qua rào cản phi thuế quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản phi thuế quan – đặc biệt hàng rào kỹ thuật
ở thị trường Mỹ và Nhật và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp chế biến
thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gặp phải tại thị trường Mỹ và Nhật từ năm 2012 cho đến
năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu điều tra được mã hoá và xử lý bằng phầm mềm Excel, SPSS. Tổng hợp,
phân tích, so sánh các số liệu liên quan, trên cơ sở sử dụng các số liệu, tư liệu có
nguồn gốc rõ ràng. Phương pháp thống kê mơ tả, thống kê phân tích, phân tích so
sánh và tổng hợp được sử dụng để phân tích số liệu.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng, phương pháp này có ưu thế là đơn giản
nhưng có tính thực tiễn cao vì gắn liền nghiên cứu rào cản phi thuế quan tại doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào đặc điểm

doanh nghiệp, những rào cản phi thuế quan các doanh nghiệp đang đối mặt, ảnh hưởng
của chúng đến khả năng cạnh tranh, chi phí và doanh thu, duy trì thị phần và những
ảnh hưởng tích cực, nhận thức của các doanh nghiệp về hàng rào phi thuế quan.
- Số liệu sơ cấp: thu từ điều tra khảo sát tại một số doanh nghiệp tại Tỉnh Khánh Hòa.
- Số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực Thủy sản.
5. Tổng quan tài liệu
5.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Henson và đồng sự (1999, 2000), Nghiên cứu “The Impact of Sanitary and
Phytosanitary measures on developing coutries” đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên sự
liệt kê về số lượng những tiêu chuẩn để đánh giá sự cản trở và nghiêm ngặt của những
quy định trong ngành thực phẩm của EU và Mỹ
4


- Baldwin (1970), Nghiên cứu “Sự biến dạng phi thuế quan trong Thương mại
Quốc tế” nêu ra những khái niệm rào cản phi thuế quan, đo lường những mức độ tác
động đến nền kinh tế.
- Nghiên cứu về hàng rào phi thuế cũng được khái quát trong các tài liệu của
các Tổ chức quốc tế như WTO, PECC…
5.2. Nghiên cứu trong nước
- Đào Thu Giang, nghiên cứu ‘’Thực trạng và giải pháp vượt qua các rào cản
phi thuế quan nhằm thúc đẩy Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam’’. Luận văn phân tích
đánh giá rõ nét về thực trạng hàng xuất khẩu Việt Nam đứng trước các hàng rào phi
thuế khắt khe từ 3 thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) đối với 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam (dệt may, thủy sản, giày dép).
- Một số cơng trình nghiên cứu của Bộ Công Thương như “Cơ sở khoa học định
hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong q
trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới” (2000) hay “Hệ thống rào cản kỹ thuật
trong Thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh

nghiệp ở Việt Nam” (2002) và “Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại Quốc tế và
đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam” (2004) của Viện Nghiên cứu Thương Mại.
- Chu Lan Hương (2011), nghiên cứu “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và
tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này”. Luận văn khái
quát tổng quát rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản phi thuế quan của thị trường
Nhật Bản nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp né tránh rào cản cũng như thúc đẩy
mạnh xuất khẩu.
- Lưu Minh Trọng (2013), “Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”. Luận văn
khái quát các rào cản thương mại của thị trường Mỹ và thị trường EU đối với thủy sản
Việt Nam. Nghiên cứu cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng, cách thức
mà doanh nghiệp phản ứng lại các rào cản phi thuế quan, đồng thời xác định chính xác
rào cản phi thuế quan nào mà 2 thị trường trên áp dụng đối với các doanh nghiệp thủy
sản Nha Trang, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu.
5


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 05 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương trình bày chủ yếu về rào cản phi thuế quan
trong thương mại quốc tế, đặc điểm của các rào cản phi thuế quan, ảnh hưởng của rào
cản phi thuế quan. Bên cạnh đó, chương cũng trình bày về rào cản kỹ thuật, rào cản kỹ
thuật xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Mỹ, rào cản kỹ thuật xuất khẩu thủy sản từ
Việt Nam sang Nhật. Từ đó, đề xuất mơ hình lý thuyết cho việc xác định tác động của
hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động xuất khẩu.
Chương 2: Tổng quan ngành Thủy sản. Chương ttrình bày tổng quan ngành
thủy sản Việt Nam, tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại Khánh
Hòa, đặc biệt là sản phẩm tơm. Bên cạnh đó, chương cũng trình bày mục tiêu, định
hướng phát triển xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến 2020.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương trình bày phương pháp điều tra

khảo sát, mục đích nghiên cứu và cơ sở hình thành mẫu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và
Nhật đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh
Hịa. Chương trình bày tình hình nhập khẩu tôm Việt Nam bị trả về từ thị trường Mỹ Nhật, Khái quát một số dư lượng kháng sinhh thường gặp ở tôm trong hàng nhập khẩu
tôm Việt Nam bị trả về từ thị trường Mỹ - Nhật. Bên cạnh đó, chương cũng phân tích
tình hình rào cản phi thuế quan thị trường Mỹ - Nhật: trường hợp một số doanh nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Khánh Hòa.
Chương 5: Các giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa vượt qua
rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và Nhật. Chương đã nêu xu hướng rào cản tại
thị trường Mỹ - Nhật, từ đó đề ra các giải pháp góp phần giúp doanh nghiệp thủy sản
Khánh Hòa vượt qua rào cản phi thuế quan: tăng cường con người. chất lượng sản
phẩm, hợp tác các doanh nghiệp và các tổ chức.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
1.1. Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
- Về mặt lý thuyết, hàng rào phi thuế quan là các hàng rào ngoài thuế làm ảnh
hưởng đến luân chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phạm vi các
hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng khiến cho việc đưa ra một định nghĩ rõ
ràng và chặt chẽ trở nên khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính
thức về hàng rào phi thuế quan; và định nghĩa cũng như phạm vi của chúng phụ thuộc
vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái
niệm về hàng rào phi thuế quan của Bộ Cơng Thương như sau:” Ngồi thuế quan ra, tất
cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng
đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các rảo cản phi thuế quan.”
- Theo như định nghĩa hàng rào phi thuế quan của WTO: ‘’Hàng rào phi thuế

quan là những hàng rào phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà khơng
dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.”
- Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Badwin (1970) đưa ra
một định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì
một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch
vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và
dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng
thực sự của thế giới”.
- Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) lại mơ
tả hàng rào phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước:
“Các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại,
bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995)
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: “Các
hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngồi phạm vi thuế quan có
thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế
nhập khẩu”.
7


1.1.2. Phân loại
Phân loại các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn chế định lượng là những biện pháp phi thuế quan điển hình cản trở luồng
di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây là những biện pháp nhằm trực tiếp
giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính
chất bảo hộ rất cao.
(a) Cấm nhập khẩu
(b) Hạn ngạch nhập khẩu
(c) Giấy phép nhập khẩu:
(d) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường

1.1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán trong nước có thể tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hoá. Các biện pháp quản lý giá cả giúp
cho quốc gia nhập khẩu kiểm soát giá cả các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia mình từ
đó bảo hộ sản xuất trong nước, ví dụ các biện pháp trị giá tính thuế hải quan, các loại
phụ phí, hay ấn định giá nhập khẩu tối đa hoặc tối thiểu, v.v...
(a) Trị giá tính thuế hải quan
(b) Giá bán tối đa
(c) Phí thay đổi
(d) Phụ thu
1.1.2.3. Nhóm các biện pháp tài chính và tiền tệ
Là những biện pháp qui định sự tham gia, chi phí cho việc chuyển đổi ngoại tệ
đối với nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh tốn. Các biện pháp này có thể làm
tăng chi phí xuất nhập khẩu.
(a) Các u cầu thanh tốn trước
(b) Tiền gửi nhập khẩu trước
8


(c) Yêu cầu giới hạn tiền mặt
(d) Trả trước thuế hải quan
(e) Tỷ giá hối đoái đa dạng
(f) Quản lý ngoại hối
(g) Thuế nội địa nhập khẩu
(e) Thuế tiêu thụ đặc biệt
( f) Thuế giá trị gia tăng
1.1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính
Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tính
bảo hộ khá rõ, ví dụ đặt cọc, thủ tục hải quan, chính sách mua sắm chính phủ,v.v…
WTO đưa ra một số biện pháp hành chính như:

- Qui định về quảng cáo
- Qui định về đặt cọc
- Qui định về thanh tốn
- Qui định về kích cỡ
- Quy định vị trí làm thủ tục hải quan
- Qui định về nhãn mác hàng hố
1.1.2.5. Nhóm biện pháp hàng rào kỹ thuật
Quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đa dạng và không giống nhau giữa các quốc
gia.Việc có quá nhiều các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau như vậy gây
khơng ít khó khăn cho nhà sản xuất và nhà xuất khẩu.Các quy tắc và tiêu chuẩn đó có
thể được các chính phủ xác lập một cách tùy tiện, che đậy dưới danh nghĩa chính đáng
nhưng thực chất là để bảo hộ nền sản xuất trong nước.Từ đó, các quy tắc và tiêu chuẩn
kỹ thuật này trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Tất nhiên, vẫn có những quy
tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật được thiết lập bởi những lý do hồn tồn hợp lý như bảo vệ
mơi trường, an toàn an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, v.v..Vì vậy, câu
hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để đảm bảo rằng các quy tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật thật sự
là hữu ích chứ không tùy tiện hoặc trở thành cái cớ để bảo hộ sản xuất trong nước.
9


1.1.2.6. Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời hiện nay chủ yếu bao gồm các biện
pháp tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá.
(a) Biện pháp tự vệ
(b) Biện pháp chống trợ cấp:
Trợ cấp có thể chia thành 03 loại trợ cấp và mỗi loại có quy chế áp dụng khác nhau:
Thứ nhất là trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ)
Thứ hai là loại trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh)
Thứ ba là loại trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (cịn gọi là trợ
cấp đèn vàng)

(c) Biện pháp chống bán phá giá: Các biện pháp chống lại hành động bán phá
giá: Bao gồm các biện pháp tạm thời; các cam kết; và biện pháp chính thức.
1.2. Đặc điểm của các hàng rào phi thuế quan
- Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức.
- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu
quả cao.
- Hình thức thể hiện của hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng
rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại.
- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế
chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà
chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước
- Không những thế, vì khó dự đốn nên các hàng rào phi thuế quan thường địi
hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành
kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan
- Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập
khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc
ngành nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi đặc quyền như được phân bổ
hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu – điều này cịn dẫn đến sự bất bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế (Henson S.J, 1997)
10


1.3. Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu
- Rào cản thương mại nói chung và rào cản phi thuế quan nói riêng sẽ kích thích
doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh để có thể bán được sản phẩm trong điều kiện bị
áp thuế nhập khẩu cao cộng với các chi phí để đáp ứng các rào cản phi thuế quan được
quốc gia nhập khẩu đưa ra.
- Rào cản phi thuế quan kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, kỹ
thuật, để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu về chất lượng, về

các tiêu chuẩn mơi trường, về vệ sinh an tồn thực phẩm… nhờ đó mà nâng cao uy tín
sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
- Rào cản phi thuế quan kích thích các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn quản
trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp như xây dựng tiêu chuẩn GAP, ISO, HACCP,
…, xây dựng thương hiệu, nhãn mác và quan tâm đến việc xác lập quyền sở hữu trí
tuệ… để vượt qua các rào cản thương mại mang tính kỹ thuật từ nước nhập khẩu.
- Rào cản phi thuế quan được lập ở chính nước xuất khẩu giúp ngăn chặn những
sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, sử dụng nguyên vật liệu không phù hợp ra thị
trường thế giới nhằm bảo vệ uy tín quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ngồi ra, những biện pháp được áp dụng giúp Chính phủ ở nước xuất khẩu tham gia
điều tiết hoạt động xuất khẩu. Ví dụ: bằng biện pháp tạm dừng xuất khẩu những mặt
hàng nhạy cảm trong các trường hợp cần thiết, giúp Chính phủ lập lại cân đối cung cầu
trong nước, góp phần ổn định hoạt động kinh tế - xã hội (Võ Thanh Thu 2011)
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu
Những rào cản đó ngăn cản hoạt động thương mại do áp đặt một lệnh cấm nhập
khẩu hoặc do việc tăng cao những chi phí sản xuất và marketing.
- Những rào cản đó làm đổi hướng hoạt động thương mại từ một đối tác thương
mại này sang một đối tác khác bởi việc đặt ra quy định phân biệt đối xử giữa các nhà
cung cấp tiềm năng.
- Những rào cản đó là những biện pháp làm giảm hoạt động thương mại bằng
cách làm tăng chi phí hoặc nâng cao những rào cản cho tất cả những nhà cung cấp
tiềm năng muốn xâm nhập thị trường.
11


×