Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu công nghiệp lê minh xuân 3 và giải pháp cải thiện tính bền vững của chuỗi sau đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒ QUỐC AN

CHUỖI CUNG ỨNG VẢI DỆT KIM
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3
VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CHUỖI SAU ĐẠI DỊCH COVID 19

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒ QUỐC AN

CHUỖI CUNG ỨNG VẢI DỆT KIM
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3
VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG
CỦA CHUỖI SAU ĐẠI DỊCH COVID 19

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỒN THỊ HỒNG VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Chuỗi cung ứng vải dệt kim tại Khu công nghiệp Lê
Minh Xuân 3 và giải pháp cải thiện tính bền vững của chuỗi sau đại dịch Covid 19”
là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi, khơng có sự sao chép của người khác.
Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu đều dựa trên tình hình thực tế tại các doanh
nghiệp sản xuất và vận hành chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu công nghiệp Lê Minh
Xuân 3 kết hợp với số liệu, thông tin tham khảo từ Ban quản lý Khu công nghiệp Lê
Minh Xuân 3 (trực thuộc Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sài Gịn VRG) và Ban quản lý các
khu cơng nghiệp Hồ Chí Minh (HEPZA). Trong q trình viết bài, tơi có sử dụng một
số tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, với sự hướng dẫn của cơ
GS.TS. Đồn Thị Hồng Vân và phù hợp với quy định của trường.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2020
TÁC GIẢ

PHẠM HỒ QUỐC AN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
TĨM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu ............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 5
6. Kết cấu bài ......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG ...... 7
1.1 Chuỗi cung ứng ................................................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ........................................................................ 7
1.1.2 Các thành phần chính tham gia trong chuỗi cung ứng ............................. 8
1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững ............................................................... 9
1.3 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi cung ứng .............................. 10
1.3.1 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ........................................................................... 10
1.3.2 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Business for Social
Responsibility (BSR) ....................................................................................... 10
1.3.3 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Hiệp ước toàn cầu
Liên Hợp quốc (UN Global Compact) ............................................................ 11
1.3.4 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo mơ hình Tam giác
bền vững (Triple Bottom Line) ........................................................................ 11


1.4 Những lợi ích mà chuỗi cung ứng bền vững mang lại ................................... 13
1.5 Đánh giá các yếu tố tác động lên tính bền vững của chuỗi ............................ 16
1.5.1 Các yếu tố tác động lên tính bền vững của chuỗi cung ứng ................... 16
1.5.2 Mơ hình đánh giá tính bền vững và đề xuất giải pháp............................ 20
1.6 Kinh nghiệm quốc tế về chuỗi cung ứng bền vững ....................................... 23

1.7 Bài học cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN
Lê Minh Xuân 3 ................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VẢI DỆT KIM TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3..................................................... 27
2.1 Tổng quan ngành dệt, may Việt Nam ............................................................ 27
2.1.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu dệt, may Việt Nam................................ 27
2.1.2 Tổng quan tình hình nhập khẩu dệt, may Việt Nam ............................... 28
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng vải dệt tại Việt Nam hiện nay ............................ 29
2.2.1 Định vị vai trò của phụ liệu vải đối với ngành dệt, may Việt Nam ........ 29
2.2.2 Thực trạng ngành sản xuất vải dệt Việt Nam ......................................... 30
2.3 Thực trạng chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN Lê Minh Xuân 3 ............... 31
2.3.1 Giới thiệu về KCN Lê Minh Xuân 3 ...................................................... 31
2.3.2 Chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN Lê Minh Xuân 3 ......................... 31
2.3.2.1 Thực trạng thượng nguồn chuỗi ...................................................... 34
2.3.2.2 Thực trạng trung nguồn chuỗi ......................................................... 42
2.3.2.3 Thực trạng hạ nguồn chuỗi .............................................................. 44
2.4 Đánh giá mức độ bền vững của chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu
công nghiệp Lê Minh Xuân 3............................................................................... 49
2.4.1 Thực trạng tác động của chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN Lê Minh
Xuân 3 đến kinh tế, môi trường và xã hội ...................................................... 49
2.4.2 Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ bền vững của chuỗi .................. 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA CHUỖI
SAU ĐẠI DỊCH COVID 19 ............................................................................... 73
3.1 Đề xuất ý tưởng giải pháp bằng mơ hình SWOT........................................... 73


3.2 Nội dung các giải pháp về phía doanh nghiệp và các đơn vị trong chuỗi ..... 74
3.2.1 Giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh kinh tế ......................... 74
3.2.1.1 Chủ động mở rộng nguồn cung phụ liệu thông qua hợp tác với các
nhà cung ứng quốc tế và tại Việt Nam ........................................................ 74

3.2.1.2 Kiểm soát và sử dụng hóa chất có trách nhiệm và đúng theo
quy định hiện hành ...................................................................................... 75
3.2.1.3 Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường .............................. 77
3.2.2 Giải pháp cải thiện tính bền vững về môi trường ................................... 78
3.2.2.1 Đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn ............................ 78
3.2.2.2 Ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trong xuất dệt nhuộm ............... 79
3.2.2.3 Ứng dụng hệ thống đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) trong sử dụng
nguyên phụ liệu và quản lý mơi trường....................................................... 80
3.2.3 Cải thiện tính bền vững về xã hội và lao động ....................................... 81
3.2.3.1 Cải thiện mơi trường sản xuất và an tồn lao động ......................... 81
3.2.3.2 Tăng cường chất lượng lao động trong sản xuất ............................. 82
3.2.3.3 Cần tìm hiểu những quy định về lao động trong các Hiệp định
thương mại và Công ước mà Việt Nam tham gia........................................ 83
3.3 Giải pháp từ phía KCN Lê Minh Xuân 3 và các cơ quan Nhà nước ............. 84
3.3.1 Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dệt nhuộm . 84
3.3.2 Mở rộng quy mô hệ thống xử lý nước thải và xây dựng hệ thống cung
cấp hơi tập trung .............................................................................................. 84
3.3.3 Hệ thống nhà xưởng và kho bãi phát triển giúp hỗ trợ công nghiệp
phụ trợ dệt may phát triển ................................................................................ 85
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCN: Khu công nghiệp
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
USD (US Dollar): Đô la Mỹ
CPTPP (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership): Hiệp định Đối tác tồn diện và Xun Thái Bình Dương
EVFTA (EU-Vietnam Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu – Việt Nam
ISO (The International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế
Vải TC (Tetron Cotton Fabric): Vải có thành phần phối trộn giữa sợi Cotton và sợi
tổng hợp
Vải CVC (Chief Value Cotton Fabric): Vải có thành phần phối trộn giữa sợi Cotton
và sợi tổng hợp (thường thì cotton chiếm 55% hoặc 80%)
EFE matrix (External Factor Evaluation Matrix): ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài
IFE matrix (Internal Factor Evaluation Matrix): ma trận đánh giá các yếu tố bên trong


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khung phân tích hình thành chiến lược
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam (2017 – 2019)
Bảng 2.3 Danh sách các doanh nghiệp trong chuỗi
Bảng 2.4 Nguyên liệu sợi dùng trong sản xuất vải dệt kim
Bảng 2.5 Các loại hóa chất dùng trong hoạt động sản xuất vải dệt kim
Bảng 2.6 Công suất hơi tổng quát sử dụng trong cơng đoạn nhuộm
Bảng 2.7 Phụ liệu đóng gói vải thành phẩm
Bảng 2.8 Các tác động của chuỗi cung ứng vải dệt kim về môi trường
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu môi trường được đo thực tế tháng 05/2020
Bảng 2.10 Các chất thải phát sinh trong quá trình dệt nhuộm
Bảng 2.11 Mã hóa các đối tượng phỏng vấn
Bảng 2.12 Các yếu tố kinh tế chủ yếu
Bảng 2.13 Các yếu tố môi trường chủ yếu
Bảng 2.14 Các yếu tố xã hội chủ yếu

Bảng 2.15 Các yếu tố bên trong chủ yếu
Bảng 2.16 Mức độ ảnh hưởng lên chuỗi dưới sức ép kinh tế
Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng lên chuỗi dưới sức ép môi trường
Bảng 2.18 Mức độ ảnh hưởng lên chuỗi dưới sức ép lao động – xã hội
Bảng 2.19 Tình trạng nhóm yếu tố bên trong chuỗi
Bảng 3.1 Mơ hình ma trận SWOT


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tính bền vững dựa trên mơ hình Tam giác bền vững
Hình 2.1 Đường cong giá trị trong ngành dệt may
Hình 2.2 Chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN Lê Minh Xuân 3
Hình 2.3 Thượng nguồn chuỗi trong tổng thể chuỗi
Hình 2.4 Quá trình sản xuất vải dệt kim
Hình 2.5 Các hình thức sản xuất hàng may mặc chủ yếu


TĨM TẮT
Chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân 3 và giải pháp
cải thiện tính bền vững của chuỗi sau đại dịch Covid-19
Ngành dệt may là ngành mũi nhọn tạo động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam
trong hơn 20 năm qua. Kể từ thời điểm là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) năm 2007, Việt Nam đã có những bước phát triển quy mô sản xuất và xuất
khẩu hàng dệt may.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may nhiều năm qua mặc dù được đánh
giá rất cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Mấu chốt ở chỗ chuỗi
cung ứng trong ngành dệt may đang gặp nhiều vấn đề và thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt,
chính nguồn nguyên phụ liệu vải là nút thắt lớn nhất của ngành dệt may – một nghịch
lý của ngành dệt may trong nhiều năm qua.
Để đánh giá liệu thượng nguồn chuỗi ngành dệt may hiện nay có thật sự bền

vững không, đề tài lựa chọn vải dệt kim – một trong những nguyên phụ liệu phổ biến
trong ngành may mặc hiện nay và chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu cơng nghiệp Lê
Minh Xn 3.
Dựa trên góc nhìn là một thành viên thuộc Ban quản lý khu công nghiệp
Lê Minh Xuân 3, người viết đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng
vải dệt kim của 15 doanh nghiệp Việt Nam dựa trên khảo sát chủ các doanh nghiệp
cũng như ý kiến từ phía Ban quản lý.
Từ kết quả quan sát và khảo sát thông qua phỏng vấn chuyên gia, các tác động
của chuỗi cung ứng vải dệt kim hiện nay lên các khía cạnh bền vững được nêu lên và
tạo điều kiện đánh giá mức độ bền vững của chuỗi, đặc biệt trong hoạt động sản xuất
dệt nhuộm vải trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 như hiện nay.
Cuối cùng, với các kết quả đánh giá mức độ bền vững của chuỗi cung ứng, đề
tài đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện những khía cạnh thiếu tính bền vững của


chuỗi sau đại dịch Covid 19, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững
hơn trong thời gian tới.
Từ khóa: Khu cơng nghiệp Lê Minh Xn 3, chuỗi cung ứng bền vững,
vải dệt kim.


ABSTRACT
The supply chain of knitted fabric in Le Minh Xuan 3 industrial park and
solutions to improve the sustainability of supply chain after the COVID 19 pandemic.
The textile and garment industry has been a key driver of Vietnam's economic
development for more than 20 years. Since becoming a member of WTO in 2007,
Vietnam has made great leaps in textile and apparel production and export in terms
of productivity and export value.
However, the development of the textile industry over years, despite being
highly appreciated, is still considered to be unsustainable. The key drawback is that

the supply chain in the textile industry has been facing many problems and lacking
uniformity. In particular, the source of textile materials is the biggest bottleneck of
the textile industry - a paradox of Vietnamese textile industry for many years.
In order to assess whether the current upstream of the textile and apparel
industry is sustainable, this topic will talk about knitted fabric - one of the common
materials in the current apparel industry and the supply chain operated by enterprises
in Le Minh Xuan 3 industrial park.
Based on the perspectives of a member working in the Management Board of
Le Minh Xuan 3 Industrial Park, the topic conducts a research of knitted fabric supply
chain of fifteen Vietnamese enterprises based on survey made with these enterprises’
owners for their opinions as well as comments by the Management Board of Le Minh
Xuan 3 industrial park. From the results of observation and surveys made through
interviews with experts, the impacts of current knitted fabric supply chain on the
sustainability aspects shall be highlighted, which facilitates the assessment of supply
chain sustainability, especially the production of weaving and dyeing in the situation
of global Covid 19 pandemic.
Finally, with the results inferred from assessing the sustainability level of supply
chain, this topic presents some key solutions to 15 enterprises and competent
authorities including management board of Le Minh Xuan 3 industrial park in order


to improve the unsustainability points of this chain after the Covid 19 pandemic,
contributing to more sustainable development of supply chain in the future.
Keywords: Le Minh Xuan 3 Industrial Park, supply chain sustainability,
knitted fabric.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam,
đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Kể từ sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 và sau đó chính
thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã trở thành
một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất sản phẩm may mặc trên toàn cầu.
Với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2001 chỉ đạt 2 tỷ đô la Mỹ (USD).
Đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã đạt 30,4 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu
dệt may đã đạt gần 39 tỉ đơ la Mỹ. Theo Phịng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), Việt Nam xếp thứ ba thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may năm 2019.
Đây là sự tự hào đối ngành sản xuất dệt may của Việt Nam nhờ sự phát triển
mạnh mẽ trong suốt gần 20 năm qua. Tuy nhiên, kết quả đó có nêu lên được sự phát
triển trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam một cách bền vững hay
không? Đây là điều cần phải đánh giá ở nhiều góc độ, đặc biệt là doanh nghiệp sản
xuất hàng dệt may có vốn đầu tư nước ngồi hay doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Thực tế, các doanh nghiệp khác trong cung ứng các nguyên vật liệu cho ngành
sản xuất may mặc chưa được nhắc đến nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất
vật tư hóa chất, cung ứng vải và các sản phẩm phụ kiện may mặc và các doanh nghiệp
cung cấp dịch gia công dệt – nhuộm vẫn chưa được nhắc đến nhiều mặc dù đây là
những ngành giữ vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành may mặc.
Trong ngành may mặc thời trang, nguyên liệu vải giữ vai trò quan trọng, đặc
biệt là vải dệt kim. Vải dệt kim, bên cạnh vải dệt thoi và vải không dệt là nguồn
nguyên liệu để sản xuất bất kì sản phẩm may mặc thời trang nào dù là bình dân hay
cao cấp.


2

Nhưng có một nghịch lý đối với ngành may mặc của Việt Nam chính ở chỗ

thiếu hụt nguyên liệu vải nói chung và vải dệt kim nói riêng để sản xuất hàng may
mặc thời trang xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Thực tế theo thống kê từ Công ty Chứng
khoán MB năm 2019, số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng vải dệt
kim trong nước rất ít trong tổng số gần 7.000 doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi
giá trị của ngành may mặc mặc dù chính ngành sản xuất vải giữ vai trò quan trọng
tạo nên giá trị trong ngành sản xuất may mặc.
Hiện tại KCN Lê Minh Xuân 3 có 15 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động
sản xuất chuyên dệt, nhuộm và hoàn tất vải dệt cung ứng ra thị trường, trong đó số
doanh nghiệp sản xuất vải dệt kim chiếm đa số. Với góc nhìn là những doanh nghiệp
sản xuất vải dệt kim, nhóm doanh nghiệp đó có quan điểm ra sao về hoạt động chuỗi
cung ứng của mình trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19? Liệu
chuỗi cung ứng hiện tại đã đủ bền vững chưa, đặc biệt trong tác động của Covid-19?
Sau đại dịch, giải pháp nào để cải thiện tính bền vững chuỗi cung ứng vải dệt kim của
các doanh nghiệp này?
Vì vậy, người viết chọn đề tài: “CHUỖI CUNG ỨNG VẢI DỆT KIM TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3 VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÍNH
BỀN VỮNG CỦA CHUỖI SAU ĐẠI DỊCH COVID 19”
2. Mục tiêu
Các mục tiêu cần thực hiện gồm:
Thứ nhất, đề tài sẽ nêu lên thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng vải dệt kim tại
một số doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ trong khu công nghiệp Lê
Minh Xuân 3, huyện Bình Chánh trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Thứ hai, phân tích và đánh giá các khía cảnh tác động lên tính bền vững của
chuỗi cung ứng thông qua khảo sát và ghi nhận thực tế tại khu công nghiệp Lê Minh
Xuân 3. Từ đây, những điểm mạnh – điểm yếu bên trong hoạt động chuỗi cùng với
những cơ hội – thách thức từ môi trường bên ngồi được nêu ra thơng qua các chỉ số
ma trận được sử dụng.


3


Thứ ba, từ kết quả đánh giá về tính bền vững, đề tài tiến hành tổng hợp để đề
xuất các giải pháp cải thiện tính bền vững của chuỗi cung ứng, đặc biệt sau giai đoạn
đại dịch Covid 19.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuỗi cung ứng vải dệt kim của các doanh nghiệp tại
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình cung ứng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất
vải dệt kim và cung ứng sản phẩm vải dệt kim ra thị trường từ các doanh nghiệp trong
KCN Lê Minh Xuân 3 trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đánh giá thực trạng về tính bền vững của chuỗi cung ứng vải dệt kim
của các doanh nghiệp tại KCN Lê Minh Xuân 3, người nghiên cứu quyết định lựa
chọn hướng nghiên cứu định tính vì các lý do như sau:
 Thứ nhất, việc lựa chọn nghiên cứu định tính theo quan điểm của người
nghiên cứu là phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu được chọn là hoạt động
chuỗi cung ứng vải dệt kim của 15 doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa tại
Khu cơng nghiệp Lê Minh Xn 3 vì mẫu chọn lọc có chủ đích và phù hợp với hoạt
động công tác của người nghiên cứu tại đơn vị.
 Thứ hai, người nghiên cứu đặt mục tiêu khai thác thông tin cần làm rõ các
yếu tố bền vững của chuỗi ra sao và ảnh hưởng của Covid 19 đến hoạt động chuỗi
như thế nào dựa trên khả năng cung cấp thông tin của từng chủ doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong bối cảnh doanh nghiệp đi lên từ mơ hình sản xuất hộ gia đình.
 Thứ ba, các doanh nghiệp thừa nhận có những tác động từ mơi trường bên
ngồi và bên trong lên hoạt động sản xuất kinh doanh của chuỗi vải dệt kim trong
suốt thời vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng và
gây thiệt hại đến các hoạt động trong chuỗi cung ứng vải dệt kim. Như vậy, đặc điểm
này có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của chuỗi cần tìm hiểu.



4

Như vậy, với 3 điều kiện đã nêu trên, người nghiên cứu xác định hướng nghiên
định tính là phù hợp và khả thi để thực hiện. Dựa trên tài liệu về các phương pháp
nghiên cứu định tính của Pranee Liamputtong và Douglas Ezzy (2005), người nghiên
cứu thực hiện các bước để thực hiện nghiên cứu như sau:
Bước 1: Lựa chọn mẫu nghiên cứu: đề tài nghiên cứu định tính sử dụng lượng
mẫu nhỏ theo chủ đích của người nghiên cứu. Cụ thể: việc lựa chọn 15 doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng vải dệt kim để nghiên cứu chính kết hợp với 5 đối tượng khác
thuộc các cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động đầu tư, sản xuất tại khu công nghiệp
giúp đề tài tập trung nhanh vào mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu:
 Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp quan sát: Bằng phương pháp này, các sự vật và quá trình hoạt
động trong hoạt động của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cung ứng vải dệt kim tại
KCN Lê Minh Xuân 3 sẽ được ghi nhận lại và sau đó được khái quát bằng sơ đồ
chuỗi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được sử dụng nhằm khai thác quan điểm, kinh
nghiệm của từng cá nhân thuộc các nhóm đối tượng trong chuỗi cung ứng gồm chủ
doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng, các đối tượng thuộc ban quản lý khu công
nghiệp Lê Minh Xuân 3 và cơ quan quản lý Nhà nước là Ban quản lý Khu chế xuất
và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thơng qua việc sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc có
đánh giá bằng thang đo mức độ được mã hóa khi thực hiện câu hỏi thuộc các yếu tố
tác động lên tính bền vững của chuỗi cung ứng vải dệt kim để lựa chọn các tác nhân
chính có ảnh hưởng đến tính bền vững của chuỗi trước và trong giai đoạn dịch Covid
19.
- Phương pháp thảo luận nhóm: sau khi đã có được dữ liệu từ phỏng vấn sâu,
đề tài tiếp tục thực hiện thảo luận tập trung bằng bảng câu hỏi cấu trúc đối với 15
doanh nghiệp có sự tương đồng khi hoạt động trực tiếp trong chuỗi cung ứng vải dệt
kim tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 và nắm chắc thực trạng của chuỗi nhằm



5

đánh giá sâu mức phản ứng của doanh nghiệp lên từng tác nhân chính được lựa chọn
thuộc mỗi nhóm yếu tố ảnh hưởng lên tính bền vững của chuỗi sau đại dịch.
 Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp gồm việc tham khảo các bài nghiên
cứu khoa học trong và ngoài nước kết hợp với số liệu của báo cáo của các bộ ngành
liên quan được công bố trên trang điện tử. (Phụ lục tài liệu tham khảo)
Bước 3: Phân tích dữ liệu: Người nghiên cứu tính tốn kết quả bảng câu hỏi
được mã hóa ở thang đo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, sau đó chọn lọc yếu tố
tiêu biểu có trọng số lớn trong từng nhóm nhân tố về tính bền vững.
Tiếp theo, đề tài áp dụng mơ hình lý thuyết nghiên cứu phù hợp và tiến hành
tổng hợp các số liệu theo thang đo của mơ hình để mơ tả thực trạng đang nghiên cứu,
sau đó phân tích và đánh giá mức độ bền vững trong hoạt động chuỗi cung ứng vải
dệt kim theo thang điểm được đưa ra trong mơ hình lý thuyết lựa chọn. Ngoài ra,
người nghiên cứu tiến hành đối chiếu kết quả nhằm đưa ra đánh giá liệu yếu tố khảo
sát là thách thức hay cơ hội, điểm mạnh hay điểm yếu.
Bước 4: Sử dụng kết quả và đề xuất giải pháp: Thông qua các kết quả ghi
nhận tại bước 3, người nghiên cứu có thể áp dụng thêm mơ hình lý thuyết khác nhằm
phối hợp các thực trạng về tính bền vững của chuỗi bao gồm thách thức-cơ hội, điểm
mạnh-điểm yếu nhằm đưa ra giải pháp phù hợp với thực tiễn và có khả năng giải
quyết một nhóm thách thức hoặc tận dụng một nhóm cơ hội bằng các yếu tố nội tại
của doanh nghiệp.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi bền vững sau dịch Covid 19, đề
tài sẽ phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng vải dệt kim tại khu
công nghiệp Lê Minh Xuân 3. Thông qua sơ đồ chuỗi sản xuất được ghi nhận lại, đề
tài đi đến việc xác định các tác động trong hoạt động chuỗi lên các vấn đề có liên
quan đến mơi trường, kinh tế và xã hội, có tính đến sự ảnh hưởng của dịch Covid 19;

đồng thời đánh giá mức độ bền vững của chuỗi trong giai đoạn dịch bệnh toàn cầu
nhằm cho ra những nhận định về mức độ phản ứng và mức độ bền vững của chuỗi.


6

Từ các đánh giá, đề tài đưa để đưa ra những đề xuất dựa trên quan điểm về phía doanh
nghiệp và ban quản lý khu công nghiệp hướng đến việc cải thiện tính bền vững của
chuỗi cung ứng vải dệt kim tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch Covid 19.
6. Kết cấu bài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng bền vững
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng vải dệt kim tại KCN Lê Minh Xuân 3
Chương 3: Giải pháp cải thiện tính bền vững của chuỗi sau đại dịch Covid 19


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
1.1 Chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Theo Christopher (1992), chuỗi cung ứng được hiểu là một mạng lưới các tổ
chức có mối quan hệ với nhau thơng qua các liên kết thượng nguồn chuỗi (upstream)
và hạ nguồn chuỗi (downstream) bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để
tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.”
Còn nếu nhìn nhận dưới góc độ D. M. Lambert, M. C. Cooper và J. D. Pagh
(1998) thì chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà
là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và quan hệ giữa các
doanh nghiệp với nhau.
Theo Beamon (1998), chuỗi cung ứng là một quá trình sản xuất được cấu trúc

hóa trong đó nguyên vật liệu được chuyển đổi thành các sản phẩm cuối cùng và giao
đến tay khách hàng cuối cùng.
Theo Fox, et al., (1993) cho rằng chuỗi cung ứng là một tập hợp các hoạt động
trong đó các chức năng trải đều từ việc đặt hàng và tiếp nhận nguyên vật liệu thông
đến việc sản xuất các sản phẩm rồi phân phối và vận chuyển đến người tiêu dùng.
Còn theo quan điểm của Bridgefield Group (2006), khái niệm về chuỗi cung
ứng được định nghĩa là một tổ hợp các nguồn tài nguyên được kết nối với nhau và
các quy trình vận hành bắt đầu bằng việc sử dụng nguyên vật liệu thô và chuyển đổi
thành sản phẩm cuối cùng và vận chuyển hàng hóa cuối cùng đến người/tổ chức sử
dụng cuối cùng.
Còn theo quan điểm của người viết đề tài này, chuỗi cung ứng là sự tham gia
của các cá nhân và tổ chức trong các vai trò khác nhau như nhà cung cấp, phân phối,
bán lẻ, khách hàng trong một hoặc nhiều quá trình chuyển đổi ngun vật liệu vơ hình
hoặc hữu hình thành các nhóm sản phẩm khác nhau và được vận chuyển đến những


8

nhóm khách hàng sử dụng khác nhau thơng qua sự trao đổi thông tin liên tục giữa các
thành phần trong suốt q trình đó.
1.1.2 Các thành phần chính tham gia trong chuỗi cung ứng
1.1.2.1 Nhà sản xuất:
Có thể hiểu nhà sản xuất là một hoặc nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động tạo
ra sản phẩm. Nhà sản xuất có thể bao gồm các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu
thơ và cũng có thể là các doanh nghiệp chun sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng.
Trong trường hợp là nhà sản xuất nguyên liệu thô, nguyên liệu đầu vào, có thể hiểu
nguyên liệu đó là các quặng mỏ, dầu, gỗ, nông – lâm – thủy sản, v.v Trong trường
hợp là nhà sản xuất các sản phẩm cuối cùng thì nhà sản xuất đó sử dụng ngun vật
liệu hoặc bán thành phẩm từ nhà cung ứng đầu vào để tạo ra sản phẩm của riêng họ.
1.1.2.2 Nhà phân phối:

Nhà phân phối là những doanh nghiệp trữ tồn kho với số lượng lớn từ nhà sản
xuất phía trên và vận chuyển hàng đến các khách hàng của họ. Các nhà phân phối
cũng có thể là các đơn vị bán sỉ chuyên bán hàng cho các ngành hàng khác với số
lượng lớn hơn bán cho khách hàng cá nhân.
1.1.2.3 Nhà bán lẻ:
Nhà bán lẻ là tổ chức hoặc cá nhân mà ở đó họ cũng trữ hàng tồn kho và bán ra
thị trường một số lượng nhỏ hơn bán sỉ. Các nhà bán lẻ thường sẽ gần gũi với khách
hàng nhất và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu khách hàng rất cụ thể. Bản thân nhà bán
lẻ sẽ là những đơn vị áp dụng các chính sách giá, dịch vụ, quảng cáo, v.v hướng đến
và thu hút người tiêu dùng hoặc khách hàng của họ.
1.1.2.4 Khách hàng:
Khách hàng hoặc người tiêu dùng là bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào mua và sử
dụng sản phẩm. Một khách hàng tổ chức có thể mua một sản phẩm nhằm kết hợp với
sản phẩm khác mà sau đó tạo ra sản phẩm mới và bán cho những khách hàng khác.


9

Hoặc khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng chỉ mua sản phẩm về để dùng
mà thôi.
1.1.2.5 Nhà cung cấp dịch vụ:
Họ có thể là các tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ đến các nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và cả khách hàng ở trên. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ trong
chuỗi cung ứng là rất quan trọng vì là khớp nối giữa các thành phần phía trên lại với
nhau trong chuỗi. Các nhà cung cấp dịch vụ đã và đang phát triển những khả năng
chuyên môn tập trung vào các hoạt động nhất định trong từng phân đoạn của chuỗi.
Nhờ đó mà sự liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng
đạt được hiệu quả cao và tăng sức cạnh tranh.
1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng bền vững
Theo tổ chức Business for Social Responsibility (BSR) (2010, p.3), chuỗi cung

ứng bền vững được hiểu là chuỗi cung ứng tổng hòa việc quản trị những tác động về
môi trường, kinh tế và xã hội cùng việc khuyến khích các hoạt động thực tiễn xuyên
suốt chu kỳ sống của sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu của sự bền vững trong chuỗi
cung ứng nhằm tạo ra, bảo về và phát triển những giá trị lâu dài về môi trường, xã
hội và kinh tế cho tất cả các bên liên quan trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ vào
thị trường. Bằng cách tích hợp các nguyên tắc mang tính tồn cầu vào chuỗi cung
ứng, các cơng ty có thể tiến đến các mục tiêu phát triển bền vững về văn hóa doanh
nghiệp và cả những mục tiêu bền vững mang tính rộng lớn hơn.
Theo Carter and Rogers (2008, p.360-387) định nghĩa chuỗi cung ứng bền vững
là chuỗi có thể đo lường lợi nhuận và thua lỗ theo các khuynh hướng xã hội và mơi
trường.
Cịn theo quan điểm của Kleindorfer, Singhal, and Wassenhove (2005) cho rằng
chuỗi cung ứng bền vững là một chuỗi đo lường được lợi nhuận và thua lỗ theo mơ
hình tam giác bền vững gồm 3 nhân tố chính liên quan đến các hoạt động tài chính,
xã hội và mơi trường.


10

1.3 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi cung ứng
1.3.1 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO)
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tính bền vững của một chuỗi cung
ứng được khái quát qua việc thỏa mãn nhiều tiêu chí như sau:
 Mơi trường: Đối với thành tố môi trường, tiêu chuẩn tập trung vào việc hạn
chế những ảnh hưởng về môi trường và chất độc hại, ngăn chặn thiệt hại cũng như
thích ứng dần với biến đổi khí hậu, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và tránh mất
cân bằng sinh thái.
 Quyền con người: Đối với những vấn đề liên quan đến quyền con người, tiêu
chuẩn hướng đến việc cấm lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, khuyến khích các

cơ hội công bằng và không phân biệt đối xử.
 Đối xử với lao động: Liên quan đến việc đối xử với người lao động, tiêu chuẩn
khuyến khích cải thiện mối quan hệ lao động, cải thiện các điều kiện lao động và bảo
vệ lao động, khuyến khích an tồn sức khỏe lao động.
 Đối với minh bạch hợp tác: Tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu chống lại tham nhũng,
khuyến khích cạnh tranh công bằng, tôn trọng quyền phát minh sáng chế.
1.3.2 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Business for Social
Responsibility (BSR)
Còn theo nghiên cứu của BSR (2010), sự bền vững của chuỗi cung ứng là sự
tổng hòa hoạt động quản trị những ảnh hưởng của 3 yếu tố chính gồm mơi trường, xã
hội và kinh tế kết hợp sự khuyến khích các thực tiễn quản lý thơng qua vịng đời của
sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của các sản phẩm nhất định ln có những ảnh
hưởng về mặt xã hội và mơi trường, hoặc các nhân tố bên ngồi tác động lên chính
mơi trường và con người. Ngồi ra, sự kiểm sốt và tính trách nhiệm của cá nhân
hoặc tổ chức đối với hoạt động của họ cũng góp phần quan trọng tác động vào mỗi
giai đoạn trong chuỗi cung ứng.


11

1.3.3 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo Hiệp ước toàn cầu
Liên Hợp Quốc (UN Global Compact)
Cịn theo Hiệp ước tồn cầu Liên Hợp Quốc (UN Global Compact) thì chuỗi
cung ứng được được xem là bền vững khi có sự phối hợp giữa 2 thành tố chính bao
gồm “Tính thích nghi” và “Tính trách nhiệm” trong hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp
 Tính thích nghi (Resiliency): giúp định hướng nhu cầu theo những thách từ
bên ngồi nhằm suy trì sự liên tục trong hoạt động kinh doanh, cũng như những rủi
ro ngày càng gia tăng như nhiệt độ toàn cầu tăng lên, ảnh hưởng thời tiết, tối ưu hóa

việc sử dụng nguồn năng lượng, dịch bệnh và các thiên tai.
 Tính trách nhiệm (Responsible): Tính trách nhiệm trong tính bền vững của
chuỗi cung ứng được định nghĩa là am hiểu và giảm nhẹ những rủi ro về kinh tế, môi
trường và xã hội cũng như những ảnh hưởng có liên quan đến vịng đời sản phẩm và
dịch vụ.
1.3.4 Quan điểm về tính bền vững của chuỗi cung ứng theo mơ hình Tam giác
bền vững (Triple Bottom Line)
Ngồi ra, cịn một hướng giải thích khác về tiêu chí xây dựng nên tính bền vững
của chuỗi cung ứng chính là mơ hình tam giá bền vững (Triple Bottom Line) của John
Elkington (1994). Tính bền vững của chuỗi cung ứng theo mơ hình Tam giác bền
vững (Triple Bottom Line) là thước đo tính bền vững bao gồm các chỉ số đo lường
hiệu quả xã hội, môi trường và tài chính mà ở đó bao qt các khía cạnh gồm con
người, mơi trường và lợi nhuận; đồng thời cũng giúp đảm bảo rằng có đủ nguồn lực
về con người, tài nguyên thiên nhiên và lợi nhuận lâu dài.
Trong thực tế, tính bền vững của chuỗi cung ứng tương tác với hầu hết mọi
thành phần chuỗi, cho dù là chuỗi cung ứng đơn giản hay phức tạp. Thực tiễn về tính
bền vững của chuỗi cung ứng được xem xét khi đưa ra các quyết định liên quan đến
chiến lược, chiến thuật, mục tiêu, quy trình, những sự đánh đổi và kết quả thu được
ở tất cả các cấp quản lý chuỗi cung ứng.


12

Theo đó, q trình quản lý cấp cao là nhân tố ảnh hưởng nhất đến tính bền vững
của chuỗi cung ứng. Đứng thứ hai là ảnh hưởng từ khách hàng, và nhân viên là yếu
tố có tầm ảnh hưởng lớn thứ ba. Tính bền của chuỗi trong tam giác bền vững có thể
là sự giao nhau với rủi ro hoặc chiến lược trong việc giải quyết những sự không chắc
chắn trong dài hạn đối với nguồn lao động, thị trường và các nguồn lực cần thiết khác
cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.


Hình 1.1 Tính bền vững dựa trên mơ hình Tam giác bền vững
(Nguồn: Saman Sadaghiani (2014), Evaluation of External Forces Affecting Supply
Chain Sustainability of Oil & Gas Industry by Using Best Worst Method)
Mơ hình Tam giác bền vững thể hiện rõ ràng những quan điểm về tính bền vững
đối với các tổ chức. Mơ hình này cho rằng nếu có sự giao nhau giữa các hoạt động về
kinh tế, xã hội và mơi trường thì khơng những tạo nên những ảnh hưởng tích cực lên
sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường mà cịn tác động tích cực lên chính doanh
nghiệp khi nhờ chính sự bền vững này mà doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.


×