Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.36 KB, 77 trang )

Mục lục.............................................................................................................1
Lời mở đầu.......................................................................................................3
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía
Bắc.....................................................................................................................4
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc......4
1.1.1 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp Việt Nam............................4
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:............................6
1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc..........19
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp ......19
1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp:.......................19
1.2.1.2 Đặc điểm của các Khu công nghiệp :.................................................20
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền Bắc có ảnh hưởng tới hoạt
động đầu tư phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc................................21
1.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc...24
1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc ..................24
1.2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc phân
theo nguồn vốn......................................................................................25
1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc phân
theo các địa phương..............................................................................29
1.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theo nội
dung đầu tư.....................................................................................................30
1.2.3.4.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN:...................................31
1.2.3.4.2 Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN.......................34
1.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp phía
Bắc...................................................................................................................37
1.5.1 Những kết quả đạt được của các KCN phía Bắc........................................37
1.5.2 Hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân:.....................................................45
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại các
khu công nghiệp phía Bắc.............................................................................48
2.1 Định hướng phát triển các khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn
2010-2020............................................................................................................


.....48
2.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển Khu công nghiệp của các nước và bài
học cho Việt Nam:.........................................................................................50
2.2.1 Nhật Bản:....................................................................................................50
2.2.2 Đài Loan:....................................................................................................55
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:...........................................................59
2.3 Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc...60
2.3.1. Giải pháp vĩ mô.........................................................................................60
2.3.2 Các giải pháp vi mô ...................................................................................68
2.3.2.1 Đối với Ban quản lý Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố...............68
2.3.2.2 Đối với các Khu côngnghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong
Khu công nghiệp............................................................................................72
Kết luận..........................................................................................................74
Phụ lục............................................................................................................75
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................78
Lời mở đầu
Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đạt hóa nền kinh
tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế, việc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như
các tỉnh phía Bắc nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển này không
những nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mà còn
nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình độ công
nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân và
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn để nảy sinh trong quá trình đầu tư phát triển
Khu công nghiệp phía Bắc. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính thực
tế cao về những thành công và hạn chế còn tồn tại trong suốt qua để từ đó tìm ra giải
pháp tăng cường đầu tư phát triển Khu công nghiệp
Với tầm quan trọng của những vấn đề có liên quan đến đầu tư phát triển khu
công nghiệp phía Bắc, em xin phép được lựa chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển tại các

Khu công nghiệp phía Bắc: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu thực
tập. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 2 chương:
Chương I : Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại các Khu
công nghiệp phía Bắc.
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại các
Khu công nghiệp phía Bắc
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc:
1.1.1 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp Việt Nam:
Ngày 24/09/1991, Khu chế xuất Tân Tạo – khu chế xuất đầu tiên của Việt
Nam do Đài Loan và Việt Nam liên doanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được hình
thành tại Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự đầu tư phát triển Khu công nghiệp
(KCN) trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau 18 năm hình thành và phát triển số lượng KCN trên toàn lãnh thổ Việt
Nam đã lên đến 238 KCN gần gấp đôi so với năm 2005 (131 KCN). Diện tích trung
bình của mỗi KCN cũng tăng lên từ 220 ha/KCN năm 2005 lên 250 ha/KCN. Tỷ lệ
lấp đầy của các KCN đạt trung bình 47%. Địa phương có nhiều KCN nhất là Đồng
Nai với 28 KCN, kế đến là Bình Dương có 27 KCN và TP. Hồ Chí Minh có 16
KCN...
Bảng 1.1 Số lượng và diện tích các KCN của Việt Nam (2005-2009)
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
Số KCN KCN 131 139 179 223 238
Tốc độ tăng liên hoàn % 6,10 28,78 24,58 6,73
Diện tích ha 29.986 39.392 42.986 57.264 59.527
Tốc độ tăng liên hoàn % 31,37 9,12 33,22 3,95
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 1.1 Số lượng và diện tích KCN của Việt Nam (2005-2009)
131
139

179
223
238
29.986
39.392
42.986
57.264
59.527
0
50
100
150
200
250
2005 2006 2007 2008 2009
0
10
20
30
40
50
60
70
Số KCN Diện tích (ha)
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các KCN đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Chỉ
tính riêng năm 2009 các KCN trên toàn lãnh thổ đã thu hút được 6.802 dự án đầu tư
trong đó bao gồm 3.223 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 42.264,5
triệu USD và 3.579 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 251.101,9 tỷ
đồng. Các dự án đầu tư vào KCN chiếm 30% về số dự án và 25% về vồn đầu tư vào

nước ta. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN cả nước năm 2009 đạt
361.210,4 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 14.325,76 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt
8,8 tỷ USD tăng so 48% so với năm 2005, giá trị nhập khẩu 7,9 tỷ USD giảm 0,3% so
với năm 2005.Tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp tại các KCN là 1.319
nghìn người.
Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển KCN. Đầu tiên phải kể đến phí
nhân công khá thấp. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội xúc tiến thương mại Nhật
Bản - JETRO, chi phí nhân công của Việt Nam thấp nhất trong 10 quốc gia tại Châu
Á, mức lương tối thiểu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí
Minh và Hà Nội là 70 USD/tháng. Giá thuê đất trong các KCN Việt Nam có giá cho
thuê thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Cùng thời gian cho thuê 50 năm, giá thuê đất
KCN trung bình của Việt Nam từ 50-100 USD, của Trung Quốc từ 70-200USD. Theo
nhận định Việt Nam, thị trường KCN Việt Nam có nhiều lợi thế như chế độ chính trị
ổn định, nền kinh tế đang phát triển, lực lượng lao động dồi dào... Tuy vậy, nhìn
chung Việt Nam vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn về hạ tầng như các cảng sông, cảng
biển đang quá tải nghiêm trọng do hạn chế về công suất hoạt động và cơ sở hạ tầng;
sân bay hoạt động hết công suất; không có kho lạnh tích hợp dù nhu cầu thuê gia
tăng... Nhưng hạn chế này cũng tạo cơ hội hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư vào các khu
logistics (vận chuyển, lưu hành, kho bãi...) do phân khúc này còn bỏ ngõ. Những điều
này cho thấy tiềm năng của các KCN ở Việt Nam trong tương lai còn rất lớn.
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:
Hơn mười năm năm kể từ khi 2 khu công nghiệp đầu tiên phía Bắc được thành
lập (KCN Nội Bài - Hà Nội và Nomura - Hải Phòng), đến nay các KCN phía Bắc đã
có những đóng góp ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và cả
nước nói chung. Đến hết năm 2009, toàn vùng đã có 74 KCN với tổng diện tích trên
16.274 ha được thành lập trên 21 tỉnh, thành phố phía Bắc theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Bảng 1.2 Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố Phía Bắc năm 2009
STT Tỉnh, Thành phố Số KCN Diện tích (ha)
01 Bắc Giang 05 1239

02 Bắc Kạn 01 74
03 Bắc Ninh 09 3295
04 Hà Giang 01 143
05 Hà Nam 03 572
06 Hà Nội 11 2077
07 Hải Dương 09 1887
08 Hải Phòng 06 1471
09 Hòa Bình 01 71
10 Hưng Yên 06 1465
11 Nam Định 02 472
12 Ninh Bình 02 496
13 Phú Thọ 02 432
14 Quảng Ninh 03 501
15 Cao Bằng 01 62
16 Thái Bình 02 188
17 Thái Nguyên 01 69
18 Thanh Hóa 01 88
19 Tuyên Quang 01 109
20 Vĩnh Phúc 06 1425
21 Yên Bái 01 138
Tổng 74 16274
Nguồn: Tạp chí “ Xúc tiến đầu tư vào các KCN, KCX, KKT Việt Nam”
(Chi tiết các KCN phía Bắc xem tại Phụ lục)
Thực tế cho thấy, phần lớn các KCN phía Bắc đều được đặt tại các tỉnh, thành
phố thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (bao gồm các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc). Các KCN nằm trong
khu vực này là 50/74 KCN chiếm 67,6%. Quy mô của các KCN chủ yếu là quy mô
vừa và nhỏ. Tỷ lệ các KCN có diện tích dưới 200 ha chiếm hơn 50% (410/74) KCN
của Vùng. Đáng chú ý là có đến 15 KCN có qui mô dưới 100 ha. Các KCN có diện
tích trên 300 ha chỉ có 19/74 khu, chiếm 25,7%, tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh với 5

khu. Có thể thấy qui mô các KCN phía Bắc nhìn chung nhỏ hơn so với 2 vùng còn
lại, cụ thể: số KCN có diện tích trên 300 ha của phía Nam chiếm 38,2% và miền
Trung chiếm 33,3%. Nếu xét với qui mô hiệu quả của KCN là 200 – 300 ha đối với
VKTTĐ và 300 – 400 ha với các tỉnh thì diện tích của các KCN trên địa bàn lại càng
nhỏ. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu
tư hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý chất thải và khả năng liên kết của các doanh
nghiệp.
Việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phát triển các KCN có liên quan
chặt chẽ đến hạ tầng cơ sở (sân bay, bến cảng, đường bộ,…), dự báo dòng vốn đầu tư
đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam theo đinh hướng phát triển kinh tế-xã
hội, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và kết quả sản xuất, kinh doanh của
các KCN hiện có. Về cơ bản, một số địa phương đã có quy hoạch sử dụng đất hợp lý
để phát triển KCN theo hướng đưa đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả
vào phát triển các KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương sử dụng đất chuyên
trồng lúa, đất trồng cao su, đất có khả năng săn xuất nông nghiệp, đất đang có dân cư
tại những vị trí có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt đẻ xây dựng các KCN ( Hưng Yên, Hải
Dương, ..) trong khí đó có thể lửa chọn giải pháp đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật để đưa
các loại đất khác vào việc xây dựng cơ các KCN mới.
Một số Khu công nghiệp tiêu biểu tại phía Bắc:
* Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng:
Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng với diện tích 153 ha là khu công nghiệp
đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam. Đây là Khu công nghiệp liên doanh giữa thành phố
Hải Phòng và Tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản với mục tiêu chiến lược là
thu hút các nhà đầu tư lớn về kỹ thuật, có thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản.
Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố cảng Hải Phòng, KCN Nomura- Hải Phòng
có vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường lý tưởng, phù hợp cho việc xây dựng một
KCN tập trung và phát triển lâu dài, phù hợp về khoảng cách với đô thị trung tâm. Hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại đã giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được
thời gian, chi phí đầu tư, vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả cao nhất, vừa đảm bảo tốt cảnh quan môi trường xung quanh.Cho đến nay, Khu

công nghiệp Nomura - Hải Phòng là Khu công nghiệp được đánh giá là hiện đại,
đồng bộ nhất tại Việt Nam nói chung.
Với cơ chế chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo mọi điều kiện
cho các nhà đầu tư của UBND Thành phố Hải Phòng cũng như của chủ đầu tư KCN
– NHIZ, KCN Nomura- Hải Phòng đã và đang trở thành một địa chỉ lý tưởng của các
nhà đầu tư. Đây là KCN có tỉ lệ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cao nhất (gần 5
triệu USD/ha), với nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn và đặc
biệt đây là điểm đến của các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tại thành phố Hải Phòng,
đúng như là những gì phía Việt Nam mong đợi, và lãnh đạo Tập đoàn Nomura Nhật
Bản đã cam kết.
Từ năm 1997- 2000 KCN Nomura- Hải Phòng chỉ thu hút được 5 dự án đầu tư
với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Trước những khó khăn tưởng chừng như
không vượt qua được, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo, tích cực kịp thời của lãnh đạo
hai bên, công ty liên doanh đã đưa ra được nhiều giải pháp nhằm đạt được những kết
quả tối ưu trong việc xúc tiến đầu tư vào KCN như: điều chỉnh thích hợp giá cho thuê
đất, đưa ra phương thức thanh toán phù hợp với năng lực của nhà đầu tư, nâng cao
chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng.... Kết quả từ năm 2001 đã đánh dấu bước
chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của KCN Nomura- Hải Phòng, KCN đã
thu hút được 4 dự án đầu tư mới, qua đó tạo đà cho xúc tiến và thu hút đầu tư những
năm tiếp theo. Ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi, KCN với sự hỗ trợ tài chính từ
Tập đoàn Nomura, với nhiều thuận lợi cơ bản KCN Nomura- Hải Phòng đã trở thành
một địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà đầu tư. Đến nay, KCN Nomura- Hải Phòng đã
thu hút được 53 nhà đầu tư vào KCN, nâng tổng số kim ngạch đầu tư vượt 1 tỷ USD
với tỷ lệ thực hiện cao; tạo công ăn việc làm cho hơn 20 nghìn người lao động Việt
Nam làm việc trong KCN; giá trị sản xuất của các công ty, xí nghiệp trong KCN đã
lên tới 500 triệu USD trong năm, đạt 10% GDP, 30% kim ngạch mậu dịch của Thành
phố Hải Phòng.
Trong thời gian tới để phát triển KCN Nomura- Hải Phòng nói riêng và các
KCN Hải Phòng nói chung tương xứng với vị thế của một trung tâm công nghiệp-
động lực tam giác trọng điểm của Bắc Bộ, cùng với UBND thành phố Hải Phòng,

BQL KKT Hải Phòng, CBCNV Công ty Phát triển KCN Nomura- Hải Phòng càng
cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận
lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động như
tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tổ chức các buổi hội thảo …
.
* Khu công nghiệp tập trung Nam Thăng Long – Hà Nội :
KCN Nam Thăng Long nằm ở Tây Bắc Thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Thành phố 6km, cách cảng sông Hồng 300m, cách trung tâm giao lưu hàng hoá 3km
về phía Bắc, cách cầu Thăng Long 2km, sân bay Nội Bài 16km. Đây là KCN tập
trung mới có vị trí gần trung tâm thành phố nhất và có đường vành đai chạy quanh
thành phố qua KCN dài 70km. Năm 1998, UBND Thành phố Hà Nội đã cho phép
Công ty Phát triển hạ tầng Hiệp hội Công thương Hà Nội làm chủ đầu tư hạ tầng dự
án “KCN tập trung Nam Thăng Long” và đến tháng 2/2001 được Thủ tướng Chính
phủ chính thức ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng KCN Nam Thăng Long
và hoạt động theo quy chế Khu công nghệp - Khu chế xuất và Khu công nghệ cao
ban hành theo Nghị Định số 36/CP.
Tổng diện tích quy hoạch của KCN Nam Thăng Long là 260,87 ha với tổng
vốn đầu tư lên tới 400 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
KCN Nam Thăng Long được phân thành 2 khu riêng biệt:
+ Khu A: khu công nghệ hỗ trợ sản xuất với diện tích 98,59 ha
+ Khu B: khu có các xí nghiệp công nghiệp với diện tích 120 ha
trong đó diện tích xây dựng các nhà máy : 71,5 ha; diện tích xây dựng khu kỹ
thuật : 5,65 ha; khu hành chính : 6,43 ha; đường lề: 18,9 ha; cây xanh: 12,4 ha;
mặt hồ : 4,5 ha
KCN được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm
môi trường, ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm 3 nhóm ngành:
+ Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dung : nhà máy dệt, may; sản xuất đồ gia
dụng, văn phòng; sản xuất đồ chơi; hàng thủ công, chế tác mỹ nghệ.
+ Nhóm ngành sản xuất kỹ thuật cao: đồ điện, thiết bị gia dụng; sản xuất linh
kiên, đồ điện tử; sản xuất thiết bị y tế và đo kiểm; sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ

uống, thiết bị cho ngàng năng lượng mặt trời, gió.
+ Nhóm ngành chế tạo dụng cụ cơ khí dân dụng: sản xuất dao kíp, nồi xoong
bằng inox; săn xuất bản lề, móc cửa, kim khí nhỏ; xí nghiệp lắp ráp và bảo trì xe máy
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Thăng Long được thiết kế và xây dựng
đồng bộ, tiên tiến, hiện đại với đầy đủ các hệ thống: cấp điện, cấp nước, thoát nước,
rác thải, thông tin liên lạc.
Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ,
rất đa dạng: nhà máy in, nhà máy sản xuất tã giấy trẻ em, sản xuất phụ kiểm về nước,
sản xuất bánh kẹo…hiện các nhà máy đang hoạt động có hiệu quả và cho ra thị
trường các sản phẩm có uy tín.
Hiện nay, KCN tập trung Nam Thăng Long đã lấp đầy được gần 100% diện
tích đất trong KCN, thu hút được 30 nhà đầu tư thứ cấp, dự kiến hết quý III/2009 sẽ
lấp đầy 100% diện tích đất trong KCN
KCN tập trung Nam Thăng Long là một KCN có vị trí lý tưởng, gần ngay
trung tâm Thành phố Hà Nội và thuận lợi cho giao thong bằng đường bộ, biển, sắt,
hàng không, vì vậy nơi đây đã và đang trở thành một địa điểm hấp dẫn của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
*KCN Thạch Thất Quốc Oai – Hà Nội :
KCN Thạch Thất Quốc Oai được thành lập theo Quyết định số
2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà
Nội) cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công
ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu
hạ tầng Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có thời hạn đến năm 2056.
KCN Thạch Thất Quốc Oai thuộc thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có diện tích 150,12 ha với phạm vi, ranh giới
được xác định như sau:
- Phía Bắc : Giáp khu dân cư xã Phùng Xá
- Phía Nam : Giáp đường cao tốc Láng Hoà Lạc
- Phía Đông : đường gom Khu công nghiệp

- Phía Tây : Giáp tuyến đường liên huyện
KCN Thạch Thất Quốc Oai nằm giáp đường cao tốc Láng - Hoà Lạc,
trục đường cao tốc quan trọng và hiện đại nhất thủ đô Hà Nội, liền kề với các Khu đô
thị hiện đại và Khu công nghệ cao Hoà Lạc cách Sân bay quốc tế Nội Bài 30 km,
cách trung tâm Thành phố Hà Nội 17 km, cách Cảng Hải Phòng 130 km, cách Cảng
nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân 150 km.Vị trí của KCN rất thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hoá.
Đây là KCN đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành nghề
chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ,
hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy,
ôtô; Đồ điện gia dụng; Cơ khí...
* Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh:
Khu công nghiệp Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là một
phần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy mô của đô thị
loại V, dân số khoảng 45.000 người. Đây là Khu công nghiệp tập trung đa nghành,
tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường,
bao gồm các nghành nghề sau: Dược phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp
nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí.
Đây là dự án do Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) (Bộ xây
dựng) làm chủ đầu tư theo văn bản số 303/TTg-CN ngày 20 tháng 02 năm 2006 của
Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập và đầu tư. KCN được xây dựng hiện đại,
đồng bộ, đảm bảo điều kiện về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, đẩy
mạnh xúc tiến đầu tư, sản xuất công nghiệp và kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh phù
hợp với chủ trương Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà nước. Tạo tiền
đề cho sự phát triển các khu đô thị mới, góp phần đẩy nhanh tiến tình đô thị hóa của
tỉnh Bắc Ninh.
Diện tích quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp khoảng 761ha, trong đó:
+Giai đoạn 1 là 351.33ha.
+ Giai đoạn 2 là 410ha (dự kiến khởi công xây dựng vào Q4/2008).
Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 1

STT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất khu điều hành và dịch vụ công cộng 15.16 4.32
2 Đất các xí nghiệp công nghiệp, kho tàng 220.57 62.78
3 Đất đường giao thông 63.39 18.04
4 Đất cây xanh, mặt nước 38.43 10.94
5
Đất các công trình đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ
thuật
13.78 3.92
Tổng cộng giai đoạn 1 351.33 100.00
Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một trong
số ít các Khu công nghiệp có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu
thế và thuận tiện cho lưu thong, nằm trên giao điểm giữa 2 tuyến giao thông: hành
lang Bắc - Nam là các Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B nối Hà Nội với Lạng Sơn; hành
lang Đông - Tây là Quốc lộ 18 (mới) có mặt cắt gấp đôi Quốc lộ 18 A (cũ) và nối Sân
bay Quốc tế Nội Bài với Cảng biển nước sâu Cái Lân, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải
Dương - Hải Phòng, giáp tuyến đường sắt quốc tế từ Miền Nam qua cửa khẩu Hữu
Nghị - Lạng Sơn sang Trung Quốc; và tuyến đường sắt cao tốc Yên Viên - Cái Lân.
nằm gần cảng Sông Cầu, một trong các tuyến đường thuỷ quan trọng của hệ thống
đường sông các tỉnh phía Bắc.
* Khu công nghiệp Thuận Thành II – Bắc Ninh:
Khu công nghiệp, đô thị Thuận Thành II thuộc địa phận các xã: An Bình, Mão
Điền, Hoài Thượng, và thị trấn Hồ - Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí cụ
thể như sau:
+ Phía Bắc giáp kênh Bắc và tỉnh lộ 280.
+ Phía Tây quốc lộ 38.
Tổng diện tích trong ranh giới quy hoạch khoảng 304,405 ha trong đó: Đất
xây dựng Khu công nghiệp khoảng 252,184 ha: đất xây dựng đô thị khoảng 52,2206
ha. Lối chính vào Khu công nghiệp từ đường QL.38, mở trục giao thông từ Đông
sang Tây chạy qua Khu đô thị và là trục giao thông chính qua Khu công nghiệp Đô

thị.
Đây là Khu công nghiệp tập trung gồm các ngành sản xuất công nghiệp ít gây
ô nhiễm độc hại:Công nghiệp công nghệ cao: máy tính và các sản phẩm linh kiện đi
kèm; công nghiệp thông tin nối mạng truyền dẫn; công nghiệp điện tử, tiêu dùng cao
cấp…
Khu công nghiệp, được chia thành hai khu chức năng riêng biệt:
- Khu công nghiệp: Bố trí ở phía Đông với diện tích 252,184 ha và có dải cây
xanh cách ly với khu đô thị và dân cư lân cận.
+ Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và kho tàng: Chiếm khoảng 59,9 %
diện tích Khu công nghệp.
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế
110/22KV; trạm sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải được bố trí thuận tiện cho
việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện ccác nguồn cung
cấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế
110/22 KV: trạm khai thác và sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải đực bố trí thuận
tiện cho việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện các nguồn
cung cấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.
+ Đất cây xanh có diện tích tối thiểu 16.6%. Diện tích cây xanh trong khu vực
được bố trí tập trung và phân tán các dải cây xanh cách ly.
+ Đất giao thông: các tuyến giao thông trong Khu công nghiệp được bố trí
theo dạng ô cờ với trục giao thông chính từ tây sang đông. Đảm bảo cho việc tiếp cận
thuận lợi các ô đất xây dựng. Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp không
những đáp ứng nhu cầu về vận chuyển mà còn có ý nghĩa là các trục tổ hợp không
gian, đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan của Khu công nghiệp trật tự và
thống nhất.
Cơ cấu sử dụng đất KCN
TT Loại đất Diện tích ( ha) Tỷ lệ (%)
1 Trung tâm điều hành, nghiên cứu 5,4 2,1
2 Đất thương mại DV và giới thiệu sản phẩm 5,92 2,3

3 Đất nhà máy XNCN 151,14 59,9
4 Đất hạ tầng kỹ thuật 7,59 3,0
5 Đất cây xanh 41,83 16,6
6 Đất giao thông 40,39 16,0
Tổng 252,1844 100,0
- Khu đô thị: được bố trí tại phía Tây tiếp giáp với QL 38 có diện tích khoảng
52,2206 ha được xây dựng các công trình công cộng. dịch vụ và thương mại và các
khu dân cư.
* Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên:
Khu công nghiệp dệt may Phố Nối đặt tại tỉnh Hưng Yên có diện tích 120,6
ha, do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làm Chủ
đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) với sự
tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu
(ACB).
Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục đường
giao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, nối liền các
trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng
Cái Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo
15km (đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm thông quan của tỉnh Hưng Yên trên
đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu đô thị Thăng Long đang đầu tư.
Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay nghề
từ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại vùng này và
vùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.
Khu công nghiệp dệt may Phố Nối có tổng diện tích 120,6 ha chia làm 2 giai
đoạn:
- Giai đoạn I là 25 ha, đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn
bao gồm: hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử
lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông nội bộ... và đã lấp đầy hết
phần diện tích đất cho thuê, hiện nay có 10 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất.
- Giai đoạn II là 95,6 ha, đang chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ

tầng đồng bộ (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc). Với các
nhà đầu tư đăng kí sớm sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí và diện tích theo mong muốn và
có nhiều ưu đãi thuận lợi.
Các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sớm trong Khu công nghiệp dêt may Phố Nối
giai đoạn II sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí, diện tích và có nhiều ưu đãi thuận lợi:
+ Được hỗ trợ làm các thủ tục đầu tư vào Khu công nghiệp.
+ Hỗ trợ, tư vấn lựa chọn lao động địa phương.
+ Được tạo điều kiện về hành lang pháp lý.
+ Được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt
Nam, của tỉnh Hưng Yên đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
* Khu công nghiệp Đại An – Hải Dương:
KCN Đại An là một trong những KCN đầu tiên tại tỉnh Hải Dương được
thành lập ngày 24/3/2003. KCN có vị trí thuận lợi nằm trong vùng trọng điểm phát
triển kinh tế Bắc Bộ, dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đô Hà Nội với
cảng Hải Phòng, cạnh ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sông Tiên Kiều 2 km.
Với vị trí giao thông thuận lợi đó, các doanh nghiệp trong KCN Đại An có thể
dễ dàng thông thương với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước bằng đường bộ, cảng
biển, cảng sông, cảng hàng không, đường sắt, vừa tiết kiệm được thời gian và giảm
chi phí vận chuyển hàng hóa.
KCN Đại An do Công ty cổ phần KCN Đại An làm chủ đầu tư có tổng diện
tích 666 ha với tổng vốn đầu tư hơn 1300 tỷ đồng. Trong đó diện tích khu I là 193,22
ha (174,22 ha đất khu công nghiệp và 18.22 ha đất khu dân cư phục vụ công nghiệp).
Năm 2007 KCN Đại An đã mở rộng khu II là 474 ha, trong đó diện tích đất công
nghiệp là 403 ha, diện tích đất Khu dân cư là 71 ha. Tại đây sẽ hình thành một khu
liên hợp công nghiệp – tiểu khu nhà ở đồng bộ và hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
gắn liền với hạ tầng xã hội- KCN gắn liền với khu dân cư và các dịch vụ phục vụ cho
công nhân và chuyên gia làm việc trong KCN.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Đại An được đầu tư xây dựng đồng bộ, và
hiện đại bao gồm các hạng mục công trình: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước,
xử lý nước thải, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho

vận, an ninh, môi trường và cây xanh.... Ngoài lợi thế về vị trí đầu tư và lợi thế về
thương mại cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các dịch vụ hoàn hảo,
KCN Đại An còn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào có
thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư, vì vậy chỉ trong
một thời gian ngắn KCN đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư lớn.
Trước năm 2007 KCN Đại An đã thu hút được 24 dự án đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đầu tư 346 triệu USD). Năm 2008 mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng
nề của tình hình suy thoái kinh tế trên thế giới nhưng KCN Đại An vẫn thu hút được
8 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 92 triệu USD. Năm 2009 tình hình kinh tế thế
giới, có dấu hiệu phục hồi nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, song KCN Đại
An vẫn tiếp tục thu hút thêm 4 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 106.3 triệu USD; vốn
thực hiện: 270 triệu USD/549 triệu USD, đạt 53,5%; vốn đầu tư bình quân cho 1 dự
án khoảng 15,25 triệu USD; vốn đầu tư trung bình cho 1 ha đất: 5,2 triệu USD. Tính
đến nay, tổng số các dự án đã thu hút vào KCN Đại An là 36 dự án với tổng vốn đầu
tư đạt 549 triệu USD. Các dự án đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Nhật,
Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Canada, Đài Loan, Việt Nam.... Trong
số 36 dự án có 16 nhà máy đã đi vào sản xuất, 20 nhà máy đang xây dựng hoặc đang
làm thủ tục cấp phép, đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môi
trường, vì vậy công tác môi trường trong KCN được Công ty cổ phần Đại an đặc biệt
quan tâm và coi trọng. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là thu hút nguồn vốn FDI, KCN
Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường bền
vững, vì vậy các ngành nghề thu hút vào KCN cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn: không
gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường, bên cạnh đó Công ty không ngừng cải tạo
môi trường xung quanh KCN và thực hiện nghiêm túc Luật Môi trường. Hiện KCN
đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày đêm để phục vụ cho
khu I. Do làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong KCN, nên KCN Đại an đã được
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh
giá cao.
1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc:

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư phát triển tại các Khu công
nghiệp :
1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp:
Trước khi tìm hiểu về thực trang đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp
phía Bắc chúng ta phải tìm hiểu khái quát về Khu công nghiệp, đầu tư phát triển tại
các Khu công nghiệp và đặc điểm của các Khu công nghiệp.
Điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ nền sản xuất công nghiệp của các nước
là rất khác nhau. Sự khác biệt này dẫn đến những sự khác nhau về mục đích hình
thành cũng như chức năng của KCN ở mỗi nước, từ đó tạo nên những quan điểm và
cách hiểu khác nhau về KCN.
Định nghĩa 1: “KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công
nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở...”
KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như KCN
Thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số
nước Tây Âu.
Định nghĩa 2: “KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung
các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh
sống.” Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài
Loan đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau.
Việt Nam tiến hành phát triển công nghiệp, thực hiện quá trình công nghiệp
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tương đối muộn so với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Do đó, sự hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam đã có điều kiện
học hỏi và kế thừa được những kinh nghiệm của các nước đi trước. Trên cơ sở kinh
nghiệm quốc tế cũng như gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam,
Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 đã đưa ra khái niệm về KCN như sau: “Khu
công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lý
xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ
quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”.
Còn đầu tư phát triển KCN chính là tổng thể các hoạt động về huy động và sử

dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi không gian
lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất,
dịch vụ trong KCN.
Vậy các Khu công nghiệp có những đặc điểm gì?
1.2.1.2 Đặc điểm của các Khu công nghiệp:
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm và phương
thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu
sau đây:
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi
chung là doanh nghiệp KCN). KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất
sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với sản xuất
công nghiệp. Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định
36/CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam, thuộc mọi thành
phần kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp
đồng, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các
lĩnh vực cụ thể sau: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; sản xuất
gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước,
phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ;
nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra
sản phẩm mới; dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thống
điện nước, điện thoại...Ở Việt Nam, thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong
KCN do là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc
doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây
dựng các kết cấu hạ tầng và sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

- Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản
lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức
năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra
tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhều Bộ như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Thương mại, Bộ Xây dựng...
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền Bắc có ảnh hưởng tới
hoạt động đầu tư phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:
Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển các KCN song tiêu
biểu là một số yếu tố: luật pháp, định hướng, quy hoạch phát triển các KCN, phương
hướng đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, các vấn đề về lao động, về
cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào... Nên nếu những yếu tố trên được quan tâm và
quản lý tốt, hướng chúng theo chiều hướng tích cực sẽ có tác dụng lớn trong việc
phát triển KCN.
Các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã có được rất nhiều thuận lợi để thúc đẩy việc
đầu tư phát triển vào các KCN. Là khu bao gồm 31 tỉnh , thành phố trực thuộc Trung
ương với diện tích đất tự nhiên 127,54 nghìn km
2
, chiếm 38,7% diện tích cả nước
được chia làm hai khu vực nhỏ : trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông
Hồng. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với Lào, Trung Quốc và biển
Đông thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán giữa các nước. Đây cũng là vùng có kết
cấu hạ tầng phát triển phát triển, đường bộ có quốc lộ lớn 1A nối liền Bắc Nam, quốc
lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân
bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng và các cảng lớn như cảng Hải Phòng,
cảng Cái Lân… Hệ thống cơ sở hạ tầng này càng ngày càng được đầu tư và phát triển
mạnh hơn trong tương lai tới. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để
thu hút các nhà đầu tư không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn cả các nhà đầu tư
nước ngoài.
Với dân số lên đến 34.575,1 nghìn người chiếm hơn 40% dân số cả nước tạo
ra một thị trường rộng lớn cho các sản phẩm của các KCN. Hơn nữa trong đó phần

lớn là người trong độ tuổi lao động trẻ (chủ yếu là từ 18-35 tuổi) có khả năng nhanh
chóng tiếp thu kỹ thuật hiện đại kết hợp với các phương thức truyền thống hứa hẹn sẽ
là nguồn cung lực lượng lao động dồi dào với tay nghề cao cho các KCN không chỉ
trong vùng mà còn cả các KCN của các vùng lân cận.
Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng không ngừng tăng lên qua các năm.
Năm 2009 giá trị sản suất công nghiệp của các tỉnh phía Bắc đạt khoảng hơn 482
nghìn tỷ đồng chiếm 28.3% giá trị công nghiệp của cả nước, tăng gấp đôi so với giá
trị công nghiệp năm 2005 (khoảng 240 nghìn tỷ đồng). Trong giai đoạn khủng hoảng
của nên kinh tế toàn cầu, đây được đánh giá là mức tăng trưởng khá cho thấy sự phát
triển công nghiệp ổn định của vùng.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành
rất nhiều chính sách để khuyến khích thu hút đầu tư. Đây đều là những chính sách
thông thoáng tạo nhiều điều kiện ưu đã khi đầu tư vào các tỉnh phía Bắc như:
- Đối với các dự án khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư, có
quy mô lớn (từ 50 triệu USD trở lên) và sử dụng nhiều diện tích đất (từ 5 ha trở lên)
miễn tiền thuê đất từ 07 năm đầu (không tính thời gian xây dựng cơ bản) và giảm
50% trong 03 năm tiếp theo.
- Miễn tiền thuê đất trong thời gian dài đối với dự án khuyến khích và đặc
biệt khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực đang cần để tạo nên những bước đột phá
làm động lực phát triển nền kinh tế- xã hội của khu vực.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ứng tiến đền bù, giải phóng mặt bằng để
xây dựng công trình dự án, thành phố cho phép trừ số tiền chi phí ứng trước đó vào
tiền thuê đất, tương ứng giữa tổng số tiền chi phí với thời gian thuê đất (trên cơ sở giá
thuê đất cơ bản)
- Hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào được chính quyền hỗ trợ đầu tư .
- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân, cán bộ ở các ngành nghề trình
độ cao, công nghệ hiện đại, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư ( nếu nhà đầu tư
yêu cầu) .
Quy trình về xét duyệt thẩm định cấp giấy phép đầu tư cũng đã có nhiều thay
đổi theo hướng tích cực như :

* Thời hạn:
- Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư( đối với dự án đăng ký cấp giấy
phép đầu tư: 10 ngày, đối với dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư: 20 ngày).
- Rút ngắn thủ tục xin xúc tiến; phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư từ 26 đầu
mối xuống còn 5 đầu mối chính đối với các dự án có quy mô vốn lớn, sử dụng đất
rộng gồm: cung cấp thông tin, tiếp nhận dự án, thẩm định cấp giấy phép đầu tư( Sở
kế hoạch đầu tư); giới thiệu đất, hướng dẫn về quy hoạch (kiến trúc sư trưởng); ký
hợp đồng thuê đất (Sở địa chính - nhà đất); đền bù và giải phóng mặt bằng (Ban
giải phóng mặt bằng); thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng (Sở xây dựng).
- Rút ngắn thủ túc xúc tiến, phê duyệt và cấp giáy phép đầu tư từ 26 đầu mối
xuống còn 1 đầu mối đối với các dự án có quy mô nhỏ, sử dụng đất hẹp (chủ đầu tư
nước ngoài nộp hồ sơ dự án đến Sở kế hoạch đầu tư và được xem xét phê duyệt cấp
giấy phép đầu tư, sau khi đã xin ý kiến các Bộ chuyên ngành và trình UBND tỉnh,
thành phố phê chuẩn).
* Nội dung thẩm định
- Rút ngắn quy trình thẩm định dự án đầu tư nước ngoài từ 22 nội dung xem
xét đánh giá xuống còn 5 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của
chủ đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch ; lợi ích kinh tế- xã hội ; trình
độ khoa học và công nghệ; tính hợp lý của việc sử dụng đất .
Một trong những cơ chế đáng lưu ý, được các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài hoan nghênh đó chính là cơ chế “một cửa”. Cơ chế này đã giảm
bớt được những thủ tục phiền hà, cồng kềnh cũng như rút ngắn được thời gian xin
cho phép đầu tư. Từ sau khi ban hành cơ chế “một cửa” số dự án đầu tư cũng như giá
trị đầu tư không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho sự phát triển của các KCN .
1.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển các Khu công nghiệp
phía Bắc:
1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc :
Bảng 1.3 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
VĐT phát triển Tỷ USD 3,9 4,92 8,54 12,65 16,14

Tốc độ tăng liên hoàn % 26 73 48 27
Tốc độ tăng định gốc 26 119 224 314
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tể - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Biểu đồ 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009
(tỷ USD)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
2005 2006 2007 2008 2009
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tể - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Tính đến hết năm 2009, tổng vốn đăng ký đầu tư vào các KCN phía Bắc đạt
16,14 tỷ USD với 1.749 dự án. Vốn đầu tư phát triển của các KCN phía Bắc luôn đạt
tỷ lệ tăng khá cao. Tốc độ tăng của giai đoạn năm 2005-2009 trung bình đạt 35%.
Trong đó vốn đầu tư tăng nhanh nhất vào năm 2007 (73%). Đây là giai đoạn bùng nổ
các KCN ở phía Bắc với nhiều dự án lớn. Vốn đầu tư trung bình của một dự án ngày
càng cao, từ 7.96 triệu USD/dự án năm 2005 lên 9.22 triệu năm 2009. Điều đó chứng
tỏ việc đầu tư vào các KCN không chỉ tăng về số dự án mà cả về quy mô của một dự
án.
1.2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc
phân theo nguồn vốn:
Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trong nước
và vốn đầu tư nước ngoài.
- Vốn đầu tư trong nước luôn được coi là nguồn vốn quyết định trong mội

hoạt động đầu tư phát triển. Nó bao gồm vốn Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Nguồn vốn của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng
ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt
sau khi có Luật doanh nghiệp. Mặt khác do các KCN được quy hoạch để phát triển
lâu dài, việc thuê đất trong các KCN do không phải đền bù, giải toà, cơ sở hạ tầng có
sẵn, thủ tục đơn giản, thuận lợi. Vốn Nhà nước (Ngân sách Nhà nước) được sử dụng
vào việc đền bù giải toả có vốn tư nhân thường là đầu tư vào các công trình cơ sở hạ
tầng hay sản xuất kinh doanh.
- Vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI. Đây là nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với các nước công
nghiệp phát triển. Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn khác
là việc tiếp nhận nguồn vốn này không gây nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi
suất trên vốn đầu tư. Nhà nước đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự
án đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả. Chính điều này đã kích thích các doanh
nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, qua thực tế phát triển KCN cho thấy
phần lớn các Dự án đầu tư vào KCN được thực hiện bằng nguồn vốn FDI. Điều này
nói lên rằng quá trình thu hút đầu tư vào KCN cần chú ý quan tâm đến nguồn vốn
này.
Vốn đầu tư là yếu tố tiên quyết và có có tình quyết định trong mọi công cuộc
đầu tư. Ước tính trong năm 2009 các KCN phía Bắc đã thu hút 1.741 dự án với tổng
số vốn đăng ký là 16.384,32 triệu USD. Trong đó bao gồm 789 dự án nước ngoài với
tổng vốn đầu tư đăng ký 10.792,45 triệu USD và 951 dự án đầu tư trong nước với
tổng số vốn đăng ký là 89.469,98 tỷ đồng. Trung bình vốn đầu tư cho một dự án đầu
tư vào các KCN đạt khoảng 9.410 nghìn USD/dự án.

×