Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920 KB, 92 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ NGỌC

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


ii

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ NGỌC
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số : 8340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


iii



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Ngọc là sinh viên K28-Vĩnh Long xin cam kết, đây là
cơng trình nghiên cứu riêng cá nhân của Tôi. Các số liệu thu thập được từ
Agribank Vĩnh Long là các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, xác thực. Những nội
dung kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào.
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 03 năm 2020
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ NGỌC


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt
Tóm tắt tiếng việt
Tóm tắt tiếng anh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐẾ TÀI NGHIÊN CỨU: ........................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài : ..................................................................................... …..1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu : ...................................................................................... 2
1. 2.1. Mục tiêu chung : ................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ............................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 2
1.4.2.1. Về không gian: .......................................................................... 2
1.4.2.2. Về thời gian:.............................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 3
1.6. Các nghiên cứu trước đây : .............................................................................. 4
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ......................................................... 4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK VĨNH LONG VÀ VẤN ĐỀ CHO
VAY KHÁCH HÀNG HỘ SẢN XUẤT : .............................................................. 5
2.1 Tổng quan về Agribank Vĩnh Long:….. .......................................................... 5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : ........................................................ 5
2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, Chức năng nghiệm vụ của các phòng
ban, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc Agribank Vĩnh Long: .................. 5
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Vĩnh Long: ............. 8


iii


2.2. Vấn đề phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank
Vĩnh Long: .............................................................................................................. 9
TÓM TẮT CHƯƠNG 2: ...................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
HỘ SẢN XUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: ............................. 12
3.1. Hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất của các ngân hàng thương mại:12
3.1.1. Đặc điểm của khách hàng hộ sản xuất : ............................................. 12
3.1.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với ngân hàng thương mại: ..................... 13
3.2. Phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất của ngân hàng thương
mại: ....................................................................................................................... 13
3.2.1. Nguyên tắc vay vốn: ............................................................................ 13
3.2.2. Các đặc điểm sản xuất cho vay khách hàng hộ sản xuất : .................. 14
3.2.3. Về đối tượng cho vay đối với khách hàng hộ sản xuất : ..................... 14
3.2.4. Điều kiện cho vay đối với khách hàng hộ sản xuất : ........................... 14
3.2.5. Chi phí cho vay :.................................................................................. 15
3.2.6. Lãi suất cho vay : ................................................................................ 15
3.2.7. Căn cứ vào thời hạn cho vay : ............................................................. 15
3.2.8. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm : ........................................................... 15
3.2.9. Căn cứ vào phương thức cho vay :...................................................... 16
3.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ
sản xuất của các ngân hàng thương mại: .............................................................. 18
3.3.1. Tiêu chí đánh giá việc phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất
trong các ngân hàng thương mại : ....................................................................... 18
3.3.1.1 Tiêu chí định tính:...................................................................... 18
3.3.1.2 Tiêu chí định lượng: .................................................................. 20
3.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ
sản xuất của các ngân hàng thương mại: .............................................................. 27
3.4.1. Nghiên cứu nước ngoài: ....................................................................... 27
3.4.2. Nghiên cứu trong nước: ........................................................................ 28



iv

TÓM TẮT CHƯƠNG 3: ...................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHO VAY
KHÁCH HÀNG HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK VĨNH LONG: ................. 30
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long từ năm 2016 đến
năm 2018: ............................................................................................................. 30
4.1.1. Hoạt động huy động vốn: .................................................................... 30
4.1.1.1 Vốn huy động: ......................................................................... 30
4.1.1.2 Vốn điều chuyển: ....................................................................... 31
4.1.2. Hoạt động tín dụng cho vay: ............................................................... 32
4.1.3. Thị phần đầu tư cho vay so với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long: ............................................................................................................ 33
4.1.4. Hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng: .................................................... 34
4.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:.......................................................... 34
4.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh
Long: ..................................................................................................................... 36
4.2.1. Quy trình xét duyệt cho vay khách hàng hộ sản xuất: ....................... 36
4.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng hộ sản xuất của Agribank Vĩnh
Long.: .................................................................................................................... 38
4.3. Phân tích thực trạng cho vay theo tiêu chí định tính: .................................... 40
4.3.1. Sự phù hợp và linh hoạt trong quy trình cho vay khách hàng hộ sản
xuất: ...................................................................................................................... 40
4.3.2. Uy tính của ngân hàng và lòng tin của khách hàng: ......................... 40
4.3.3. Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ trong cho vay: .............................. 41
4.3.4. Hệ thống công nghệ thông tin: .......................................................... 41
4.3.5 Chất lượng dịch vụ cho vay hộ sản xuất: ........................................... 41
4.4. Phân tích thực trạng cho vay theo tiêu chí định lượng: ................................. 44
4.4.1. Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất từ năm 2016 đến năm 2018: 44

4.4.1.1. Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất phân theo thời hạn
vay vốn từ năm 2016-2018: .................................................................................. 45


v

4.4.1.2. Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất phân theo đối tượng
vay vốn từ năm 2016 đến năm 2018: .................................................................... 46
4.4.1.3. Dư nợ cho vay phân theo tài sản đảm bảo: ........................... 49
4.5. Phát triển mạng lưới khách hàng, thị phần đầu tư tín dụng: .......................... 51
4.5.1 Mạng lưới, thị phần đầu tư tín dụng: .................................................. 51
4.5.2 .Số lượng khách hàng hộ sản xuất vay vốn tại Agribank Vĩnh Long .. 52
4.6. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ khách hàng hộ sản xuất 2016 - 2018: . 53
4.6.1. Doanh số cho vay khách hàng hộ sản xuất: ........................................ 53
4.6.2. Doanh số thu nợ khách hàng hộ sản xuất: .......................................... 55
4.7. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: ............................................................................. 55
4.7.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn: ................................................ 56
4.7.2. Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:........................................................... 57
4.8. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank
Vĩnh Long: ............................................................................................................ 58
4.8.1. Những thành quả đạt được quá trình thực hiện cho vay khách hàng
hộ sản xuất: ........................................................................................................... 58
4.8.1.1. Dư nợ tín dụng cho vay khách hàng hộ sản xuất: .................. 58
4.8.1.2. Số lượng khách hàng vay vốn: ............................................... 58
4.8.1.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu: ............................................... 58
4.8.1.4. Chất lượng phục vụ khách hàng: ........................................... 59
4.8.1.5. Các sản phẩm tín dụng và bán chéo sản phẩm liên kết: ........ 59
4.8.2. Hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện cho vay: ................. 60
4.8.2.1. Hạn chế trong quá trình phát triển cho vay khách hàng hộ
sản xuất tại Agribank Vĩnh Long: ......................................................................... 60

4.8.2.2. Nguyên nhân chế trong quá trình phát triển cho vay khách
hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh Long: ........................................................... 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 4: .................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI AGRIBANK VĨNH LONG: ............................................................. 63


vi

5.1. Định hướng phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh
Long: ..................................................................................................................... 63
5.2. Các giải pháp phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh
Long: ..................................................................................................................... 64
5.2.1. Về tăng trưởng dư nợ: ......................................................................... 66
5.2.2. Giải pháp đối với nợ xấu: ................................................................... 68
5.2.3. Quy trình thẩm định: ........................................................................... 67
5.3. Các kiến nghị: ................................................................................................ 69
5.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước: ............................................................. 69
5.3.2. Đối với Agribank Việt Nam:................................................................ 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 5: ...................................................................................... 71
KẾT LUẬN: ......................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................... 74
PHỤ LỤC: ............................................................................................................ 76


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Agribank Vĩnh Long:.................. ....6
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn Agribank Vĩnh Long giai đoạn 2016- 2018:. 30

Bảng 4.2 Dư nợ cho vay Agribank Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2016- 2018: .... 32
Hình 4.3 Thị phần đầu tư tín dụng của Agibank Vĩnh Long từ năm 2016 đến
năm 2018:............................................................................................................. 33
Bảng 4.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long năm
2016 – 2018: ......................................................................................................... 35
Bảng sơ đồ 4.5 Quy trình xét duyệt cho vay tại Agribank nơi cho vay: .............. 37
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động cho vay của Agribank Vĩnh
Long: ..................................................................................................................... 42
Bảng 4.7 Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất theo thời hạn vay vốn từ năm
2016-2018: ............................................................................................................ 45
Bảng 4.8 Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất theo đối tượng vay từ năm
2016-2018: ............................................................................................................ 46
Bảng 4.9 Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất theo tài sản đảm bảo năm
2016-2018: ............................................................................................................ 49
Bảng 4.10 Thị phần tín dụng của Agribank Vĩnh Long năm 2016-2018: ............ 51
Bảng 4.11 Số lượng khách hàng hộ sản xuất vay vốn Agribank tỉnh Vĩnh Long
từ năm 2016-2018: ................................................................................................ 52
Bảng 4.12 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ khách hàng hộ sản xuất năm
2016-2018: ............................................................................................................ 53
Bảng 4.13 Nợ xấu, nợ quá hạn khách hàng hộ sản xuất giai đoạn năm 2016-đến
năm 2018:.............................................................................................................. 55


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt


1

AGRIBANK

2

AGRIBANK VĨNH

Nguyên nghĩa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

LONG

thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

3

CBTD

Cán bộ tín dụng

4

DSCV

Doanh số cho vay

5


DSTN

Doanh số thu nợ

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

GCNQSDĐ

8

HĐKD

9

HSX

10

NĐ-CP

11

NH


12

NHNN

Ngân hàng nhà nước

13

NHTM

Ngân hàng thương mại

14

NHTMCP

15

TCTD

16

TSC

17

TSĐB

Tài sản đảm bảo


18

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hoạt động kinh doanh
Hộ sản xuất
Nghị định chính phủ
Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần
Tổ chức tín dụng
Trụ sở chính


ix

TÓM TẮT
Hiện nay giữa các Ngân hàng thương mại đang có sự cạnh tranh gay gắt,
bên cạnh đó là có sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng
liên doanh ở Việt Nam, sự phát triển ngày càng nhiều các Ngân hàng thương mại
cổ phần trong nước. Làm cho thị phần tín dụng ngày càng bị chia sẽ bớt. Với
mục tiêu không ngừng phát triển và khẳng định thị phần tín dụng trên trên địa
bàn. Khơng chỉ riêng Agribank, mà tất cả các Ngân hàng thương mại khác đều
phải hết sức nổ lực và phấn đấu. Để khẳng định vị thế cũng như thị phần số một
trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, mà đặc biệt đầu tư cho đối tượng khách
hàng hộ sản xuất. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi

nhánh tỉnh Vĩnh Long coi đây là nhiệm vụ sống còn của mình. Đề tài nghiên cứu
nhằm đưa ra các chính sách phù hợp, để phát triển lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất
trong giai đoạn hiện nay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Từ khóa: Phát triển tín dụng, hộ sản xuất


x

ABSTRACT
Currently, there is fierce competition among commercial banks, in addition
to the penetration of foreign banks, joint venture banks in Vietnam, the
increasing development of commercial banks. domestic shares. Making the
credit market share increasingly less. With the goal of constantly developing and
confirming credit market share in the area. Not only Agribank, but all other
commercial banks must also try and strive. To confirm its position as well as the
number one market share in the field of rural agriculture, which specifically
invests for customers of household production. Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development, Vinh Long province, considers this a vital mission. The
research project aims at making appropriate policies, to develop the field of
household credit in the current period of Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development, Vinh Long branch.
Keywords: Credit development, household production


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam sau khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO ), thì hệ thống
các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam, đã có bước phát triển nhanh và có
sự đổi mới mạnh mẽ. Điều này đã làm cho thị trường tài chính ở Việt Nam có sự
cạnh tranh gay gắt. Nhiều NHTMCP đã được thành lập cùng với đó là sự tham gia
của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh. Do đó để có
thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh như thế. Các ngân hàng mong
muốn có thể vừa phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế, và đem lại hiệu quả kinh doanh
giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Điều tất yếu nhất của các ngân hàng là phải mở
rộng và phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng, song song đó là phải nâng cao chất
lượng. Từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Vấn đề tăng trưởng tín
dụng bền vững đã và đang được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội
nhập của các ngân hàng.
Agribank Vĩnh Long là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Kênh đầu tư tín dụng chủ yếu là đầu tư trong lĩnh vực
nơng nghiệp ở nông thôn. Khoảng thời gian trước đây khi mà chưa có nhiều
NHTMCP mở ra, thì Agribank là ngân hàng duy nhất đầu tư cho khu vực nông
nghiệp nông thơn. Tuy nhiên hiện nay thì Agribank tỉnh Vĩnh Long thị phần bị thu
hẹp do có có sự cạnh tranh với các NHTM cổ phần với tỉ lệ chiếm từ 50-60% so
với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Bởi thế, Agribank tỉnh Vĩnh
Long cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, khai thác triệt để khu vực
nơng nghiệp ở nơng thơn sẵn có và phát triển hơn nữa vay vốn theo định hướng
Agribank Việt Nam mục tiêu là từ 80-85% thị phần nông nghiệp nơng thơn. Nhận
thức được vai trị và sứ mệnh đó, từ lúc thành lập cho đến nay. Agribank Vĩnh Long
đã ln đổi mới và hồn thiện để ngày một phát triển. Hoạt động tín dụng cho vay
nơng nghiệp ở nơng thôn chiếm tỷ lệ cao. Với nguồn thu nhập của ngân hàng chủ


2

yếu là nguồn thu nhập từ tín dụng. Nhìn chung lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp hộ

sản xuất mặc dù món vay với số tiền nhỏ lẻ, mức độ rủi ro trong đối tượng vay này
khơng nhiều. Vì vậy cho nên Agribank Vĩnh Long cần mở rộng, đầu tư thêm lĩnh
vực tín dụng hộ sản xuất ở nơng thơn là vấn đề cấp thiết đối với Agribank Vĩnh
Long. Xuất phát từ thực tế trên bản thân tác giả chọn đề tài: “Phát triển hoạt động
cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát triển hoạt động cho vay khách hàng
hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể :
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay cho khách hàng HSX tại Agribank
Vĩnh Long.
Đánh giá việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng HSX tại Agribank
Vĩnh Long.
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng
HSX tại Agribank Vĩnh Long.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu :
Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng HSX tại Agribank Vĩnh Long giai
đoạn hiện nay như thế nào ?
Ngân hàng cần có giải pháp gì để phát triển hoạt động cho vay khách hàng
là HSX trong thời gian tới ?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.2.1 Về không gian:



3

Luận văn được nghiên cứu tại Agribank Vĩnh Long.
1.4.2.2 Về thời gian:
Số liệu được thu thập tại Agribank Vĩnh Long từ năm 2016 đến năm 2018
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp các
tài liệu có liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng HSX.
- Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập tại ngân hàng như bảng cân
đối kế toán, báo cáo thu nhập của ngân hàng. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng các tài
liệu trên sách, báo có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng để tham khảo.
- Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ
tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y0: chỉ tiêu năm gốc
∆Y: phần chênh lệch tăng giảm của chỉ tiêu phân tích
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm sau và năm trước xem có
biến động khơng sau đó tìm ngun nhân và biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của
chỉ tiêu kinh tế.
∆Y = (Y1/Y0)* 100 – 100
Trong đó:
Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y0: Chỉ tiêu năm gốc

∆Y: Tốc độ biến động của chỉ tiêu


4

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế
và so sánh tốc độ biến động giữa các chỉ tiêu. Từ đó, chúng ta sẽ định hướng, tìm
nguyên nhân phát sinh và đưa ra giải pháp khắc phục.
Lập bảng khảo sát điều tra tìm hiểu thu thập tài liệu các khách hàng HSX có
vay vốn tại Agribank Vĩnh Long.
Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua 03 năm từ năm 2016 đến năm
2018. Từ đó, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay HSX tại Agribank
Vĩnh Long. Sau đó, tổng hợp và đề xuất những giải pháp nhằm tăng thêm sự phát
triển trong hoạt động cho vay khách hàng HSX, để cho phù hợp với thực tế trên địa
bàn.
1.6. Ý nghĩa thực tiển của đề tài nghiên cứu.
Luận văn đánh giá được các phương thức để phát triển thêm hoạt động tín
dụng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh Long. Từ đó gợi mở thêm một số chính sách
nhằm tăng trưởng thêm quy mô đầu tư cho vay. Các gợi ý này được trình này trong
luận văn nhằm khơi gợi thêm cách tăng trưởng tín dụng và áp dụng rộng rãi trong
toàn hệ thống Agribank.
1.7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu về Agribank Vĩnh Long và vấn đề cho vay khách hàng
hộ sản xuất
Chương 3: Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại
NHTM.
Chương 4: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại

Agribank Vĩnh Long.
Chương 5: Kết luận, kiến nghị giải pháp phát triển cho vay khách hàng hộ
sản xuất tại Agribank Vĩnh Long.


5

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK VĨNH LONG VÀ VẤN ĐỀ CHO VAY
KHÁCH HÀNG HỘ SẢN XUẤT
2.1 Tổng quan về Agribank Vĩnh Long:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Agribank Vĩnh Long là chi nhánh loại I. Trong hệ thống Agribank Việt Nam.
Ngày 26/03/1988, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
được thành lập. Thực hiện Nghị Định 53/HÐBT-NĐ ngày 06/3/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) chuyển cơ chế hoạt động NH thành NH 2
cấp: Cấp quản lý và cấp kinh doanh, hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp
(Sau đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn) đã được thành lập. Tháng 10 năm 1988 Chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp Cửu Long được thành lập trên cơ sở bộ máy tổ chức từ NHNN
tỉnh Cửu Long với bộ máy tổ chức gồm 01 trung tâm và 12 huyện thị. Thực hiện
theo nghị quyết của Quốc hội tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà
Vinh. Tháng 3/1992 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn tỉnh Vĩnh Long được tách từ ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Cửu Long, hoạt
động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nơng thơn.
Là ngân hàng giữ vai trị chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn
ln là người bạn đồng hành thủy chung đáng tin cậy của hộ gia đình trên địa bàn.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ
các phòng ban, chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
Đến thời điểm hiện tại Agribank Vĩnh Long bao gồm: 01 hội sở tỉnh và 09

chi nhánh loại 2 và 28 Phòng giao dịch trực thuộc. Cơ cấu tổ chức của Agribank
tỉnh Vĩnh Long đã cơ bản ổn định. Toàn chi nhánh có tổng số 364 cán bộ. Trụ sở
chính đóng tại số 28, đường Hưng Đạo Vương, Phường 1, thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long.


6

Trong mơ hình tổ chức của ngân hàng được phân chia thành các phòng
nghiệp vụ, đảm nhận vai trò và các cơng việc chun trách. Tất cả đều vì mục tiêu
tạo ra lợi nhuận cho đơn vị. Sơ đồ tổ chức của Agribank Vĩnh Long như sau:
Bảng sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Agribank Vĩnh Long

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Các phịng ban tại
hội sở tỉnh

Phó Giám đốc

Các chi nhánh loại 2

PGD trực thuộc
tỉnh

PGD trực thuộc

huyện

* Giám đốc (Có 01 người) : Chịu trách nhiệm điều hành và trực tiếp quản lý
chung cho toàn chi nhánh tỉnh, quản lý chi nhánh loại 2 và PGD trực thuộc tỉnh.
Chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban có liên quan đến tổ chức và nhân sự, kiểm
tra, giám sát và kế tốn ngân quỹ. Ngồi ra cịn phụ trách mảng cơng tác đảng.
* Phó giám đốc (Có 03 người):
+ 01 Phó giám đốc: Phụ trách mảng kế tốn, ngân quỹ, nguồn vốn và cơng
đồn.
+ 01 Phó giám đốc: Phụ trách mảng tín dụng cho vay Hộ sản xuất, Doanh
nghiệp, mảng đồn thanh niên và các cơng tác khác.
+ 01 Phó giám đốc: Phụ trách mảng dịch vụ và cơng tác đảng.
* Phịng kiểm sốt nội bộ


7

Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ Agribank Vĩnh Long. Thực hiện việc đối
chiếu, rà soát, kiểm tra, kiểm soát… các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động của
ngân hàng như: Pháp chế, kế tốn, tín dụng, ngân quỹ, cùng tất cả các nghiệp vụ
khác, có liên quan đến hoạt động khác tại ngân hàng tỉnh. Chi nhánh huyện, PGD
trực thuộc. Từ đó sẽ có hướng dẫn, chấn chỉnh, đề xuất biện pháp khắc phục những
sai phạm, sai sót, các nghiệp vụ thuộc về chuyên môn của các đơn vị. Để các đơn vị
và phòng nghiệp vụ khắc phục chỉnh sửa. Báo cáo Ban giám đốc Aribank Vĩnh
Long, công tác thực hiện kiểm tra, giám sát về những mặt làm được, những sai sót
mà các phịng nghiệp vụ, NH cơ sở cấp dưới đã mắc phải và để từ đó Ban giám đốc
tỉnh có hướng chỉ đạo kịp thời.
* Phịng kế toán - ngân quỹ :
Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn như: Giao dịch trực tiếp với khách
hàng, hạch toán, thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, chạy liệt kê giao dịch cuối ngày. Tổng

hợp lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, kế toán, quyết toán, và báo cáo theo quy định,
đóng nhật kí chứng từ theo quy định.
* Phịng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và hộ sản suất:
Thực hiện công tác cho vay, bảo lãnh, cho vay hộ sản xuất, hộ kinh doanh,
cá thể, các cá nhân kinh doanh, hoặc là những doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền
trên địa bàn... Mỗi cán bộ tín dụng được phân chia và đảm nhận công việc cho vay
một địa bàn cụ thể.
* Phòng kế hoạch - nguồn vốn:
Chịu trách nhiệm điều động, phân bổ nguồn vốn giữa các chi nhánh trực thuộc.
Nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động. Lập kế hoạch huy động vốn,
nhằm vận động tiền gửi trong dân cư. Báo cáo tình hình tài chính, cũng như nguồn
vốn của đơn vị cho Ban giám đốc và các phịng có liên quan để nắm rõ. Qua đó, sẽ
đề ra kế hoạch và giải pháp khi nguồn vốn có biến động. Tham mưu cho Ban Giám
đốc về: Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh. Nghiên cứu và áp dụng các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện
các nghiệp vụ về kế hoạch, dự nguồn, huy động vốn. Xây dựng chiến lược khách


8

hàng, phân loại khách hàng. Đề xuất các chính sách thu hút khách hàng nhằm đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
* Phịng hành chánh nhân sự:
Phịng này có nhiệm vụ điều động, sắp xếp, luân chuyển cán bộ đến các vị trí
của các phịng ban, phù hợp với khả năng, cũng như trình độ nghiệp vụ, năng lực
chuyên mơn của từng người. Tính lương và các khoản phúc lợi cho cán bộ theo định
kỳ hàng tháng, quý, năm. Theo dõi các khoản tạm ứng, các khoản thanh toán của
đơn vị. Đảm nhiệm các công việc văn thư, tổ chức các sự kiện tại đơn vị.
* Chi nhánh loại 2 và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại I
Chức năng thực hiện giống như chi nhánh loại I. Bao gồm có tất cả các nghiệp

vụ phát sinh. Tuy nhiên, chi nhánh loại II và PGD trực thuộc chi nhánh loại I,
khơng có phịng tổ chức nhân sự. Phịng này chỉ có ở chi nhánh loại I. Việc bổ
nhiệm, điều chuyển, tuyển dụng nhân sự đều được thực hiện ở chi nhánh loại I. Sau
đó, nhân sự sẽ điều chuyển về cho chi nhánh loại II và PGD trực thuộc chi nhánh
loại I.
2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Vĩnh Long
*Huy động vốn:
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn cho tất cả các kỳ hạn khác nhau.
Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Bao gồm cả
nội tệ và ngoại tệ. Phát hành các loại giấy tờ có giá như: Trái phiếu, kỳ phiếu…
* Tín dụng cho vay:
Thực hiện cho vay bằng đồng việt nam và ngoại tệ, cho vay sản xuất kinh
doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu, chiếc khấu bộ chứng từ, LC, thấu chi,
tổ vay vốn… với các kỳ hạn như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
* Thanh Toán chuyển tiền trong nước và quốc tế:
Thực hiện thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước, chuyển tiền hành qua
các đại lý ủy nhiệm ở nước ngoài, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Sec, Chi trả lương
cho các đơn vị, doanh nghiệp và các trường học trong địa bàn tỉnh.
* Bảo lãnh:


9

Bảo lãnh thanh toán hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp
đồng …
* Phát hành các loại thẻ:
Vận động và phát hành, cũng như thanh toán các loại thẻ như: Master, Visa,
ATM, JCB….
* Các dịch vụ ngân hàng điện tử:
Các ví Momo,Vimo, SMS, Internet banking, Agribank -E .Mobile banking,

POS, QR Code…
* Thực hiện nghiệp vụ ủy thác, thu hộ và các hoạt động khác:
Dịch vụ ủy thác như: Chi lương qua tài khoản cho các đơn vị, doanh nghiệp,
các trường học, cơ quan hành chính v.v…Đi kèm với việc là khách hàng có thể
thanh tốn trả tiền điện, tiền nước. Bên cạnh đó, cịn kết hợp với bán chéo sản phẩm
làm đại lý ủy nhiệm cho công ty bảo hiểm của ngân hàng thuộc ABIC Cần Thơ.
2.2. Vấn đề phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại
Agribank Vĩnh Long.
* Những thuận lợi của Agribank trong việc phát triển cho vay khách hàng
hộ sản xuất.
Với lợi thế, Agribank Vĩnh Long có mạng lưới rộng, đội ngũ nhân viên tín
dụng phụ trách mỗi xã một người phủ khắp các địa bàn. Kế đến là bề dầy về lịch sử
lâu đời, thương hiệu, uy tín Agribank được khẳng định từ lâu. Được đầu tư trang bị
chương trình IPCAS mới và tiên tiến, tính thanh khoản cao, đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn của khách hàng
Đối tượng vay vốn phong phú, lãi suất thấp, áp dụng theo nghị định
55/NĐCP cho vay thuộc nông nghiệp ở vùng nơng thơn, có thể vay khơng đảm bảo
đến 100 triệu đồng. Chỉ cần xác nhận ở Ủy ban nhân dân xã nơi có hộ khẩu, khơng
cần đi đăng ký thế chấp. Đối với tài sản ở nông thôn, hồ sơ thế chấp chỉ cần chứng
thực tại địa phương. Không cần đi đến phịng cơng chứng, vì vậy bà con nơng dân
khơng phải tốn chi phí chứng thực.


10

Thủ tục nhanh gọn lẹ, thời gian giải ngân tối đa từ đến 2 ngày, thậm chí
trong một ngày.
* Những hạn chế trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng hộ
sản xuất.
Do số lượng hồ sơ và quản lý lượng khách hàng tương đối lớn mà số tiền vay

vốn khơng nhiều. Mỗi cán bộ tín dụng quản lý địa bàn có số khách hàng tương
đương 1.000 khách hàng gần như là quá tải.
Việc tiêu thụ và giá cả hàng hóa của hộ nơng dân cịn lệ thuộc vào thị
trường, chưa có sự liên kết giữa nơng dân sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm.
Thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra trên gia sút chủ yếu là heo, bị, mà nhất là
dịch tả trên vật ni. Nó bùng phát trong những năm gần đây như là một đại dịch.
Ngồi ra, cịn có các dịch bệnh khác trên như H5N1 trên gia cầm gà, vịt… Bệnh
chổi rồng trên cây nhản, và các bệnh lý khác trên cây trồng. Điều này, làm cho
người dân chưa mạnh dạng mở rộng diện tích và chuồng trại con giống đầu tư trong
chăn ni.
Tình hình cạnh tranh gay gắt từ các NHTM trên cùng địa bàn. Hiện này các
NHTM mở rộng mạnh lưới xuống tận các vùng nơng thơn. Vì thế, thị phần tín dụng
bị chia sẽ bớt.
* Cần phải phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank Vĩnh
Long:
Agribank Vĩnh Long là một ngân hàng thương mại nhà nước có lịch sử hình
thành và phát triển từ rất lâu. Việc đầu tư tín dụng cho vay của Agribank chủ yếu là
lĩnh vực ở nông nghiệp nông thôn. Nơi mà những hộ sản xuất đã rất quen thuộc với
ngân hàng nông nghiệp. Khi cần có nhu cầu giao dịch vay vốn thì khách hàng nghĩ
ngay đến Agribank. Trong những năm gần đây, việc các ngân hàng TMCP triển
khai cho vay đến các vùng nông thôn làm cho thị phần của Agribank ngày càng thu
hẹp.


11

Từ những thực tế đó, Agibank Vĩnh Long cần phải nổ lực để phát triển và gia
tăng thêm dư nợ tín dụng trên địa bàn nơng thơn. Ban lãnh đạo Agibank Vĩnh Long
đã nhìn thấy vấn đề này. Vì vậy cho nên đã chỉ đạo sát sao cho bộ phận làm cơng

tác tín dụng, tập trung cho vay ra để tăng trưởng tín dụng, nâng mức đầu tư vốn vay
cho hộ sản xuất tăng lên, để cho khách hàng mạnh dạng mở rộng quy mơ sản xuất
kinh doanh. Từ đó tạo nguồn thu nhập để nâng cao đời sống gia đình.
Có thể thấy rằng khách hàng vay của Agribank là người nông dân một nắng
hai sương, sinh hoạt hàng ngày của họ gắng liền với mảnh vườn, thửa ruộng. Vì
vậy, đồng tiền họ làm ra rất vất vả cho nên việc vay vốn ngân hàng họ phải tính
tốn và chắc chiu từng đồng. Để làm cách nào đem vốn vay của ngân hàng phát
triển kinh tế gia đình một cách tốt nhất. Họ ít khi nào dám sử dụng đồng vốn vay
ngân hàng vào mục đích khác sai mục đích để xảy ra nợ quá hạn, trừ yếu tố khách
quan. Vì vậy cho nên phát triển cho vay đối với khách hàng hộ sản xuất là đảm bảo
rất ít khi mất vốn. Ở các vùng nông thôn việc tiếp cận với các ngân hàng TMCP đối
với bà con cũng còn nhiều điều băn khoăn. Thứ nhất là lãi suất cho vay tương đối
cao, kế đến là thủ tục vay vốn và thời gian đi đến các ngân hàng cổ phần giao dịch
vừa xa và vừa tốn kém chi phí. Hệ thống mạng lưới Argibank rộng khắp, cán bộ thì
nhiệt tình, thân thiện tận tình hướng dẫn tất cả cho khách hang với lãi suất thì thấp,
thủ tục đơn giản….
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này giới thiệu khái quát về Agribank Vĩnh Long. Sơ đồ, chức năng, nhiệm
vụ, của các phòng ban. Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu của ngân hàng. Những
thuận lợi và khó khăn trong q trình đầu tư tín dụng. …Phần tiếp về các lý thuyết
cũng như các nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng sẽ được trình bày trong chương 3.


×